Giáo án lịch sử 7 theo công văn 5512 cả năm rất hay

Giáo án lịch sử 7 theo công văn 5512 cả năm rất hay

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án lịch sử 7 theo công văn 5512 cả năm rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Phần I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

Tiết 1, Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU

( Thời sơ, trung kì trung đại )

I. Yêu cầu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.

2.Thái độ:

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.

-Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

vấn đáp thuyết trình trực quan, nhóm

III. Phương tiện:

- Bản đồ TG

- Lược đồ châu Âu thời phong kiến

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là chế độ phong kiến được hình thành ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

1. Sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu

- Mục tiêu: Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: lược đồ châu Âu thời phong kiến.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

? Sau đó người Giéc-man đã làm gì?

? Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào?

? Lãnh chúa là những người như thế nào?

? Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?

? Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

-Cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

-Người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phong tước vị ….

- Biến đổi xã hội: Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.

- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.

2. Hoạt động 2

2/ Lãnh địa phong kiến.

- Mục tiêu: - Biết được thế nào là lãnh địa phong kiến và lãnh chúa phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: tranh ảnh về lãnh chúa phong kiến.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Em hiểu như thế nào là “lãnh địa” phong kiến?

? Hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến qua H1?

?Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?

? Nền kinh tế lãnh địa có đặc điểm gì?

? Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại với xã hội phong kiến?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2/ Lãnh địa phong kiến.

- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách.

- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ.

- Đặc điểm kinh tế: Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài.

3. Hoạt động 3

3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.

- Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh xuất hiện thành thị trung đại và các giai tầng trong thành thị.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: tranh ảnh về thành thị trung đại.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Nguyên nhân xuất hiện thành thi?

? Đặc điểm của thành thị là gì?

? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?

? Cư dân thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì?

? Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.

-Nguyên nhân:

Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị ( thành phố).

-Hoạt động của hành thị: Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân...

-Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về hoàn cảnh ra đời của nhà nước phong kiến châu Âu và sự xuất hiện của thành thị trung đại

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Lãnh địa phong kiến là

A. vùng đất rộng lớn của các quý tộc chiếm đoạt được.

B. vùng đất do các chủ nô cai quản.

C. vùng đất do các thương nhân và thợ thủ công xây dựng nên.

D. vùng đất đã bị bỏ hoang nay được khai phá.

Câu 2. Cuối thế kỉ V các bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma?

A.Các bộ tộc từ vường quốc Tây Gốt.

B. Các bộ tộc từ vương quốc Đông Gốt.

C. Các bộ tộc người Giéc-man.

D. Các bộ tộc từ vương quốc Phơ-răng.

Câu 3. Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là

A.lãnh chúa phong kiến

B. nông nô.

C. thợ thủ công và lãnh chúa.

D. thợ thủ công và thương nhân.

Câu 4. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?

A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều.

B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống.

C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn.

D. vì số lượng lãnh chúa ngày càng tang.

  3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa.

- Thời gian: 2 phút.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Chuẩn bị bài 2, tiết 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến.

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 2, Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp hs hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành quan hệ sản xuất TBCN

2. Kỹ năng:

- Biết xác định đường đi của 3 nhà phát kiến địa lý trên bản đồ biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử

3. Tư tưởng:

- H/s thấy được tính quy luật quá trình phát triển từ XHPK lên TBCN

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện- Bản đồ thế giới

IV. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của gv

- Giáo án

- Bản đồ thế giới.

- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.

2. Chuẩn bị của hs

- Đọc SGK hoàn tất nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.

VI. Tiến trình dạy học

1.ổn định tổ chức

2. Kiển tra

XHPK hâu Âu đã được hình thành ntn?

thế nào là lãnh địa pk? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền KT lãnh địa?

3. Bài mới

3.1 Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Giúp hs nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động:GV trực quan H.3sgk Tàu Ca – ra – ven. Các nhà thám hiểm đã dùng tàu này để vượt đại dương đến các châu lục. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến?

- Dự kiến sản phẩm: Do SX phát triển, TN, TTC cần nguyên liệu, cần thị trường

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:Thế kỷ XV nền KT hàng hóa phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí để tìm ra những vùng đất mới và con đường mới như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.

- Mục tiêu: nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn về địa lí

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

HĐ của thầycủa trò

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (6 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:

- GV giải thích k/n phát kiến địa lí?

- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Kể tên các cuộc phát kiến?

- GV nêu sơ lược hành trình đó trên bản đồ:

? Kết quả của các cuộc phát kiến?

? Các cuộc phát kiến đó có ý nghĩa gì?

thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.

- Nguyên nhân : do nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu...

- Những cuộc phát kiến lớn :

Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như : B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).

- Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí : thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.

Hoạt động 2. 2. Sự hình thành CNTB ở Châu Âu

- Mục tiêu: Hiểu được sự hình hành CNTB ở Châu Âu

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:

? tìm hiểu sự hình thành CNTB ở Châu Âu?

? Những việc làm đó có tác động gì với xã hội?

? Giai cấp Tư sản và Vô sản hình thành từ những tầng lớp nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Quý tộc và thương nhân Châu Âu tích lũy vốn và giả quyết nhân công bằng cách nào?

? Với nguồn vốn là nhân công có được họ đã làm gì?

? Những việc làm đó có tác động gì với xã hội?

? Giai cấp Tư sản và Vô sản hình thành từ những tầng lớp nào?

Giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm việc trong các xí nghiệp của tư sản.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Sự hình thành CNTB ở Châu Âu.

- Sự ra đời của giai cấp tư sản : Quý tộc, thương nhân trở lên giàu có nhờ cướp bóc của cải và tài nguyên ở các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động người làm thuê, giai cấp tư sản ra đời.

- Giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm việc trong các xí nghiệp của tư sản.

- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành CNTB ở Châu Âu.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí?(B)

A. Do khát vọng muốn tìm mãnh đất có vàng. B. Do yều cầu phát triển của sản xuất.

C. Do muốn tìm những con đường mới. D. Do nhu cầu của những người dân.

Câu 2. Những nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí?(vdc)

A. Anh, Tây Ban Nha. B. Pháp, Bồ Đào Nha.

C. Anh, I-ta-li-a. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Câu 3. Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?(H)

A. Thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông

B. Các thành thị trung đại

C. Vốn và công nhân làm thuê.

D. Sự phá sản của chế độ phong kiến.

Câu 4. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?(H)

A. Ấn Độ và các nước phương Đông

B. Trung Quốc và các nước phương Đông.

C. Nhật Bản và các nước phương Đông

D. Ấn Độ và các nước phương Tây

Câu 5. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?(H)

A. Công nhân, quý tộc. B. Thương nhân, quý tộc.

C. Tướng lĩnh, quý tộc. D. tăng lữ, quý tộc.

Câu 6. Giai cấp vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Nông nô B. Tư sản C. Công nhân D. Địa chủ.

+ Phần tự luận

Câu 1: Kể tên các cuộc phát kiến? Kết quả của các cuộc phát kiến?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

D

A

A

A

B

A

+ Phần tự luận:

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học.

ở Châu Âu TK XIV, XV nền kinh tế hàng hóa phát triển -> cần thị trường -> các cuộc phát kiến ra đời. Nhờ các cuộc phát kiến -> tích lũy tư bản nguyên thủy và kinh doanh TBCN. Giai cấp mới ra đời -> Quan hệ sản xuất TBCN xuất hiện.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lí.

+ Chuẩn bị bài mới

- Học bài cũ, đọc và soạn bài 3 cuộc đấu tranh.......

- Nắm được nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng.

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu.

***************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 3, Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG

PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI

I. Yêu cầu cần đạt:

1/Kiến thức

- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.

2/Thái độ

- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là xã hội tư bản

- Thấy được phong trào Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.

3/Kĩ năng

Phân tích những mâu thuẩn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Phân tích được tác động của phong rào cải cách tôn giáo dếnd xã hội châu Âu thời bây giờ.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện: tivi, máy tính. Tranh ảnh thời kì văn hóa Phục hưng.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và nêu hệ quả của các cuộc phát kiến đó đến xã hội châu Âu?

- Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã diễn ra như thế nào?

3. Bài mới: Ngay trong lòng xã hội phong kiến, CNTB đã được hình thành, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên, họ lại không có vị trí xã hội thích hợp. Do đó giai cấp tư sản đã chống lại phong kiến trên nhiều lĩnh vực …

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng. Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- GV giới thiệu bài mới:

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

- Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân, trình bày được khái niệm nội dung và ý nghĩa của Phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện:

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

? Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?

? Kể tên một số nhà văn hoá, khoa học mà em biết?

? Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Phong trào Văn hoá Phục hưng.

a. Nguyên nhân.

- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội

b. Nội dung tư tưởng.

- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội Ki-tô

- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật

c.Ý nghĩa:

-Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến.

-Mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu và nhân loại.

2. Hoạt động 2

2/ - Mục tiêu: Trình bày được Phong trào cải cách tôn giáo.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Tivi, máy tính.

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo?

? Diễn biến của phong phào cải cách tôn giáo?

? Trình bày nội dung tư tưởng cuộc cải cách của Lu thơ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2 / Phong trào cải cách tôn giáo.

a. Nguyên nhân:

Giáo hội bóc lột nhân nhân và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.

b. Diễn biến:

- Cải cách của M.Lu-thơ ( Đức )…

- Cải cách của Can-Vanh ( Thuỵ Sĩ )…

c.Hệ quả:

Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái:Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo >< và xung đột với nhau =>Bùng lên chiến tranh nông dân Đức.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào văn hóa phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo.

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng là

A. Đức. B. Ý. C. Pháp. D. Anh.

Câu 2. Nguyên nhân của phong trào văn hóa Phục hưng là do

A. chế độ phong kiến kìm hãm giai cấp tư sản.

B. nhân dân căm ghét sự thống trị của chế độ phong kiến.

C. giai cấp tư sản mong muốn cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

D. Nhân dân muốn khôi phục lại những gia trị tốt đẹp của xã hội thời Cổ đại.

Câu 3. Phong trào văn hóa Phục hưng đấu tranh bằng hình thức nào?

A. Vũ tráng B. Chính trị.

C. Dùng các tác phẩm. D. Dùng bạo lực.

Câu 4. Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn tới hệ quả gì?

A. Đạo Ki-tô bị thủ tiêu. B. Đạo Ki-tô được phát triển hơn.

C. Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái. D. Đạo Ki-tô cải cách thành tôn giáo mới.

  3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu lúc bấy giò?

- Thời gian: 2 phút.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Chuẩn bị bài 4 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.

************************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 4: Bài 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

I/ Yêu cầu cần đạt:

1/ Kiến thức:

- Giúp hs hiểu được XHPK Trung Quốc được hình thành ntn? Thứ tự các triều đại, tổ chức bộ máy chính quyền đặc điểm KT, VH,....

2/ Thái độ:

- H/s thấy được TQ là một quốc gia PK lớn ở Châu á

3/ Kỹ năng:

- Biết lập bảng niên biểu thứ tự các triều đại TQ.

- Biết phân tích đánh giá thành tựu VH của mỗi triều đại

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện: - Bản đồ TQ thời PK

- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc TQ.

IV. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án word , sách giáo khoa

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

1. Phong trào VH phục hưng diễn ra ntn? Kết quả? Tác dụng?

2. Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu-Thơ và Can-Vanh?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu được nét nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế Trung Quốc thời phong kiến :

Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- GV giới thiệu bài mới: Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh. TQ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị thời phong kiến. Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

Mục 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

- Mục tiêu: Nắm được sự hình thành xã hội phong kiến

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: Bản Trung Quốc

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Sự hình thành XHPK ở TQ như thế nào?

- GV hd h/s quan sát bản đồ CA.

- Sản xuất thời Xuân thu chiến quốc có gì tiến bộ?

- Phân tích tác dụng của công cụ bằng sắt?

- Những biến đổi về SX đã tác động đến XH ntn?

- Giải thích: Địa chủ?

- Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở xã hội TQ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

- Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN.

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.

- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.

-> Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.

- Khuyến khích học sinh đọc bản niên biểu trang 15

2. Hoạt động 2

Mục 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán

- Mục tiêu: - Nắm được tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách đối ngoại, tình hình kinh tế của thời Tần – Hán.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Những biện pháp để củng cố chính quyền và phát triển KT thời Tần -Hán?

- ý nghĩa của những chính sách đó?

- GV giới thiệu cho hs vài nét của Tần Thủy Hoàng hậu quả của sự bạo ngược đó.

- Quan sát hình 8 nêu ý nghĩa của hình 8.

- Kể chuyện về xây dựng Vạn Lí Trường Thành

- Vua Hán đã có những chính sách gì để củng cố phát triển KT?

- Những chính sách đối ngoại của nhà Hán ntn? ý nghĩa của chính sách đó?

GV liên hệ với các triều đại phong kiến VN

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán

a. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Thời Tần: chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị , thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.

+ Nhà Hán: chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.

b. Chính sách đối ngoại.

- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược

c. Tình hình kinh tế.

- Thời Tần - Hán : ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang...

3. Hoạt động 3

Mục 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

- Mục tiêu: - Biết được]]ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cuộc cách mạng Tư sản Anh có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Cuộc cách mạng này đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?

Phân tích điểm hạn chế của cách mạng?

Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1+ 2: tổ chức bộ máy nhà nước thời Đường ntn?

Nhóm 3+ 4: Chính sách đối ngoại thời Đường ntn?

Nhóm 5+ 6: Tình hình kinh tế thời Đường ra sao?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

a. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn, cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

b. Chính sách đối ngoại.

- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt…

c. Tình hình kinh tế.

- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân

- Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển.

-> Kinh tế phồn thịnh.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các triều đại phong kiến TQ mà các em đã được tìm hiểu.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách gì để cai trị đất nước?(H)

A. Chia đất nước thành quận, huyện để cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.

B. Giảm tô thuế cho nhân dân và nông nô.

C. Chia đất nước thành các quận, huyện để dễ quản lí, khuyến khích nhân dân.

D. Chia đất nước thành các quận, huyện ,cử quan lại trực tiếp quản lí.

Câu 2: Vì sao chế độ phong kiến nhà Tần lại bị sụp đổ?(B)

A. Vì Tần Thủy Hoàng chia đất nước thành quận huyện

B. Vì Tần Thủy Hoàng ăn chơi sa đọa

C. Vì Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, bóc lột nhân dân.

D. Vì Tần Thủy Hoàng bóc lột nhân dân.

Câu 3: Tại sao đến thời nhà Đường kinh tế ổn định và phát triển?(B)

A. Vì có bộ máy nhà nước được củng cố nền độc lập.

B. Vì có nhiều biện pháp để khai hoang, phát triển nông nghiệp.

C. Vì nhà nước ổn định và phát triển không ngừng

D. Vì kinh tế phát triển , xã hội được ổn định.

Câu 4. Xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện hai giai cấp nào? (B)

A. Địa chủ , tá điền B. Địa chủ, nông nô.

C. Quý tộc, nông dân D. Quý tộc, nông nô

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu1. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện :

    - Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.

    - Bờ cõi đưuọc mở rộng bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.

    - Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.

    → Dưới nhà Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Chuẩn bị bài 4, tiết 2, Mục 4,5,6 Trung Quốc thời phong kiến.

*****************************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 5, Bài 4

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

(Tiếp theo)

I. Yêu cầu cần đạt:

1/Kiến thức:

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các triều đại phong kiến của Trung Quốc.

- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc.

2/Thái độ: Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông, là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.

3/Kỉ năng: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện

IV. Chuẩn bị

+ Máy chiếu

+ Máy vi tính.

1. Giáo viên

+ Bản đồ TQ thời PK.

+ Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời PK.

+ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước PK TQ.

2. Học sinh

- Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.

- Sưu tầm tư liệu liên quan.

IV. Tiến trình dạy - học

1/ Ổn định lớp. (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ. (4 phút)

- Nguyên nhân hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc?

- Nêu những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường? Tác dụng của những chính sách đó?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được tình hình Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh và khoa học – kĩ thuật, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Cho học sinh quan sát hình 9 và 10 SGK trang 14 và 15 và yêu cầu học sinh cho biết đây là công trình kiến trúc và sản phẩm thủ công của những triều đại nào?

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: tình hình Trung Quốc thời Tông – Nguyên và Minh Thanh có những nét nổi bậc gì về chính trị Và kinh tế cũng như những thành tựu về khoa học – kĩ thuật chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Trung Quốc thời Tống - Nguyên.

Mục tiêu: Nắm được tình Trung Quốc thời Tống – Nguyên.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, Nhóm

- Phương tiện

+ Máy chiếu

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Học sinh thảo luận nhóm theo cặp đôi. Nhóm lẻ Thảo luận câu: Nhà Tống đã thi hành những chính sách gì?

Nhóm chẵn thảo luận câu: Những chính sách đó có tác dụng gì?

? Nhà Nguyên ở Trung Quốc được thành lập như thế nào?

?Sự phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán được biểu hiện như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

4/ Trung Quốc thời Tống - Nguyên.

a. Thời Tống(960-1279)

- Miễn giảm thuế, sưu dịch.

- Mở mang các công trình thuỷ lợi.

- Khuyến khích sản xuất thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt dụa...

- Phát minh ra la bàn, thuốc súng, nghề in...

b. Thời Nguyên(1271-1368)

Thi hành nhiều biện pháp phân biệt, đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán → nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

2. Hoạt động 2: Trung Quốc thời Minh – Thanh.

Mục tiêu: Nắm được tình hình Trung Quốc thời Minh – Thanh.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

+ Máy chiếu

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Trình bày diễn biến chính trị của Trung Quốc từ sau nhà Nguyên đến nhà Thanh?

? Xã hội, kinh tế cuối thời Minh và nhà Thanh có đặc điểm gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh.

* Chính trị.

- 1368 nhà Minh thành lập.

- 1644 nhà Thanh thống trị Trung Quốc.

* Xã hội.

- Vua quan sa đoạ.

- Nông dân đói khổ.

* Kinh tế.

- Thủ công nghiệp phát triển

- Mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

- Buôn bán với nhiều nước ĐNA, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.

3. Hoạt động 3

Mục tiêu: Nắm được các thành tựu của Trung Quốc thời phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

+ Máy chiếu

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.

? Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến?

? Kể tên 1 số tác phẩm văn học lớn mà em biết?

? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm qua H10?

? Kể tên 1số công trình kiến trúc lớn?

? Quan sát H9, em có nhận xét gì?

? Trình bày những hiểu biết của em về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

6/ Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.

a. Văn hoá.

- Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Văn học, sử học rất phát triển.

- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc… đều ở trình độ cao.

b. Khoa học –

kĩ thuật.

Có nhiều phát minh lớn: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng…, đóng tàu, khai mỏ, luyện kim…

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh và thành tưu về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

Câu 1: Trung Quốc có 4 phát minh lớn đó là

A. Gốm, giấy, la bàn, thuốc sung.

B. La bàn, thuốc súng, thuyền, giấy.

C. Giấy, la bàn, thuốc súng, nghề in.

D. La bàn, thuốc súng, nghề in, thuyền.

Câu 2: Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Lão giáo.

D. Nho giáo.

Câu 3. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyên là

  1. Tần Thủy Hoàng.
  2. Hốt Tất Liệt.
  3. Khang Hy.
  4. Càng Long.

Câu 4. Tác giả của tác phẩm Tây Du Kí là

  1. Thi Nại Am.
  2. La Quán Trung.
  3. Tào Tuyết Cần
  4. Ngô Thừa Ân.

   3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

- Thời gian: 2 phút.

- GV giao nhiệm vụ cho HS Yêu cầu HS lập bảng

Triều đại

TÓM TẮT BIỂU HIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Nhà Tần

Chia đất nước thành các quận, huyện

Ban hành chế độ tiền tệ, đo lường thống nhất.

Bành trướng xâm lược, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Đường

+ Cử người cai quản các địa phương.

+ Mở khoa thi chọn người tài.

+ Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích sản xuất.

=>Đất nước phồn vinh, kinh tế phát triển, quân sự, văn hoá.

- Chính sách đối ngoại, gây chiến tranh xâm lược mở rộng bờ cõi, trở thành đất nước cường thịnh nhất Châu á.

Thời Minh- Thanh

- Mâu thuẫn dân tộc gay gắt

+ Mầm mống tư bản chủ nghĩa xuất hiện

+ Buôn bán với nước ngoài được mở rộng

Chuẩn bị bài 5 Ấn Độ thời phong kiến (1 phút)

********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 6 , Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Giúp hs nắm được các giai đoạn lớn của lịch sử ÂĐ từ thời cổ đại đến giữa TK XIX. Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt ÂĐ thời PK

- Biết được một số thành tựu của VH ÂĐ thời cổ, trung đại

2. Kỹ năng - HS biết tổng hợp những kiến thức trong bài.

3. Thái độ - H/s thấy Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại. Giáo dục hs yêu quý văn hóa Ấn Độ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua thời kì phong kiến ở Ấn Độ.

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển của Ấn Độ.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện: - Bản đồ ÂĐ thời PK

- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc ÂĐ

IV. Chuẩn bị:

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày những thành tựu lớn về VH, KH-KT của TQ thời PK?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tình hình Ấn Độ thời phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Đó là nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1.Những trang sử đầu tiên. ( Đọc thêm)

2. Ấn Độ thời phong kiến.

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1+ 2: Trình bày nhưng nét chính về vương triều Gúp – ta?

Nhóm 3+ 4: Trình bày nhưng nét chính về vương triều Hồi Giáo Đê – li?

Nhóm 5+ 6: Trình bày nhưng nét chính về vương triều Ấn Độ Mô – gôn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.

* Giống nhau:

- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
- Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ

* Khác nhau:

* Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Chính sách cai trị:
+ Truyền bá, áp đặt đạo hồi, tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+ Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo

* Vương triều Mô-gôn.

- Chính sách cai trị: các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua A – Cơ - Ba(1556-1605)
+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc, không phân biệt nguồn gốc
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí, thống nhất đơn vị đo lường

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Ấn Độ thời phong kiến.

a. Vương triều Gúp-ta :

- Ấn Độ trở thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh, công cụ sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế - xã hội và văn hoá phát triển.

- Thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta bị diệt vong.

b. Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập ra triều đại Hồi giáo Đê-li, thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất và cấm đoán đạo Hin-đu, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.

c.Vương triều Ấn Độ Mô-gôn :

Thế kỉ XVI, người Mông Cổ chiếm đóng Ấn Độ, lập Vương triều Mô-gôn, xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

2. Hoạt động 2. 3. Văn hóa Ấn Độ

- Mục tiêu: Biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chữ viết đầu tiên của người ÂĐ là chữ gì?

- Họ dùng chữ Phạn để làm gì?

- GV giới thệu về bộ kinh Vê-đa

(Gồm 4 tập Vê-đa nghĩa là hiểu biết)

- Kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng của ÂĐ.

- Kiến trúc ÂĐ có gì đặc sắc? Kể tên một số công trình kiến trúc mà em biết?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

Kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết?

- Hai bộ sư thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun-tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân An Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

- Chữ viết: Chữ Phạn.

- Văn học: Sử thi đồ sộ, kịch, thơ ca, ...

- Kinh Vê-đa

- Kiến trúc: Hin-đu và kiến trúc phật giáo.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết : chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự.

- Tôn giáo : Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu

+ Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất

- Nền văn học Hin-đu : sử thi, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

- Kiến trúc : với những công trình kiến trúc đền thờ, ngôi chùa độc đáo.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Ấn Độ thời phong kiến.

- Thời gian: 6 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Chữ viết phổ biến của người Ấn Độ là gì?(B)

A. Chữ Hán B. Chữ Phạn C. Chữ La tinh D. Chữ Nôm

Câu 2. Tôn giáo phổ biến của Ấn Độ ngày nay là?(H)

A. Đạo Hồi và Hin đu B. Đạo Thiên Chúa và Hin đu

C. Đạo Bà La Môn và Hin đu D. Đạo Nho và Hin đu

Câu 3. Ấn Độ thời phong kiến trải qua những vương triều nào?(H)

A. Vương triều Gúp –ta, vương triều Mô – gôn, vương triều hồi giáo Đê-li

B. Vương triều Gúp –ta, vương triều Hin - đu, vương triều hồi giáo Đê-li

C Vương triều Gúp –ta, vương triều hồi giáo Đê-li, vương triều hồi giáo Đê-li

D. Vương triều Gúp –ta, vương triều hồi giáo Đê-li, vương triều hồi giáo Đê-li

Câu 4. Hoàng đế A –cơ – ba là vị vua của vương triều nào? (H)

A. Vương triều Gúp –ta B. Vương triều Mô – gôn.

C. Vương triều hồi giáo Đê-li D. Vương triều Hin – đu.

+ Phần tự luận

Câu 1: Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa?

Câu 2: - Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.

* Giống nhau:

- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
- Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ

* Khác nhau:

* Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Chính sách cai trị:
+ Truyền bá, áp đặt đạo hồi, tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+ Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo

* Vương triều Mô-gôn.

- Chính sách cai trị: các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua A – Cơ - Ba(1556-1605)
+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc, không phân biệt nguồn gốc
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí, thống nhất đơn vị đo lường

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về sự phát triển của Ấn Độ dưới các vương triều.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa, sưu tầm một vài hình ảnh văn hóa Ân độ thời phong kiến tồn tại cho đến ngày nay?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho HS

ú ý, bảng niên biểu phải thể hiện đủ các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ gồm cả thời cổ đại và trung đại (phong kiến). Có thể lập bảng theo mẫu sau :

- Xem trước - Xem trước bài các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết: 7, Bài 6

CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á

I.Yêu cầu cần đạt:

1/Kiến thức

- Nắm được tên gọi của các quốc gia trong khu vực ĐNÁ.

- những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.

- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực ĐNÁ.

2/Thái độ

- Nhận thức được lịch sử sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ĐNÁ, trong lịch sử các quốc gia ĐNÁ cũng có những thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.

3/Kĩ năng

- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử ĐNÁ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- lược đồ ĐNÁ, tranh ảnh liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Soạn bài mới.

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp. 1 phút.

2. Kiểm tra bài cũ. 4 phút

- Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?

- Trình bày những thành tựu về văn hoá mà Ấn Độ đã đạt được dưới thời trung đại?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Nắm được phạm vi lãnh thổ và những nét chung cơ bản về văn hóa của các nước Đông Nam Á.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Chiếu lược đồ ĐNÁ và yêu cầu học sinh cho biết:

+ Hãy nêu tên các nước ở khu vực Đông Nam Á. Xác định trên lược đồ lãnh thổ Việt Nam.

+ Hiện nay khu vực có một tổ chức chung và em hãy cho biết tên của tổ chức đó.

- Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: ĐNA từ lâu đã được coi là một khu vực có bề dày văn hoá, lịch sử. ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các quốc gia đầu tiên ở ĐNA đã bắt đầu xuất hiện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các quốc gia đó đã có nhiều biến chuyển.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: Lược đồ Đông Nam Á.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: hướng dẫn HS tìm hiểu lược đồ Đông Nam Á.

- Yêu cầu HS xác định các quốc gia Đông Nam Á trên lược đồ.

? Đặc điểm chung về tự nhiên?

? Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp?

? Các quốc gia cổ ĐNÁ cổ xuất hiện từ bao giờ?

? Trong khoảng 10 thế kỉ đầu SCN tình hình ĐNÁ ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1 / Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

- Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng công cụ sắt → các quốc gia đầu tiên ở ĐNÁ xuất hiện

-Trong khoảng 10 thế kỉ đầu CN, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành: Cham-pa ở Trung bộ VN, vương quốc Phù Nam ở lưu vực sông Mê Công...

2. Hoạt động 2: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Mục tiêu: Nắm được sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

? Trình bày sự hình thành của quốc gia phong kiến In-đô-nê-xi-a?

? Kể tên 1 số quốc gia phong kiến ĐNÁ và thời điểm hình thành của các quốc gia đó?

? Nêu 1 số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia ĐNÁ.

? Em có nhận xét gì về kiến trúc ĐNÁ qua H12, H13?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2/ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Từ TK X → TK XVIII là thời kì thịnh vượng của cá quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ In-đô-nê-xi-a: vương triều Mô-giô Pa-hít (1213-1527).

+ Cam Pu Chia: thời kì Ăng co (IX-XV).

+ Mianma: vương quốc Pa gan (XI).

+ Thái Lan: vương quốc Su khô thay (XIII).

+ Lào: vương quốc Lạn Xạng (TK XIV).

+ Đại Việt (X), Cham Pa (II).

- Nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á suy yếu, giữa thế kỉ XIX trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự hình thành các vương quốc cổ và thời phong kiến ở Đông Nam Á và vương quốc Cam – Pu – Chia.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

A. Mùa khô tương đối lạnh, mát. B. Mùa mưa tương đối nóng.

C. Gió mùa kèm theo mưa D. Khí hậu mát, ẩm.

Câu 2. Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ- trung đại?

A.Việt Nam. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan.

Câu 3, Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á ?

A. Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo. B. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.

C. Có nhiều đền, chùa đẹp. D. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng.

Câu 4. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?

A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu

- Phương thức tiến hành:

Lập sơ đồ

Những thế kỉ đầu CN Thế kỉ X Nửa sau thế kỉ XVIII

- Thời gian: 2 phút.

Dự kiến sản phẩm

Những thế kỉ đầu CN Thế kỉ X Nửa sau thế kỉ XVIII

Chuẩn bị bài: Học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị mục 3 và 4 bài Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

************************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

TIẾT 8 , BÀI 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)

I/ Yêu cầu cần đạt:

1/ Kiến thức:

- Giúp hs nắm được các quốc gia PK ĐNA hiện nay gồm những nước nào? Tên gọi, vị trí địa lí của các nước khu vực ĐNA.

- Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực.

2/ Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp với các nước trong khu vực.

3/ Kỹ năng: HS biết tổng hợp những kiến thức trong bài.

Biết sử dụng bản đồ, lập biểu đồ

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các BĐ trong SGK

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ ĐNÁ thế kỉ XIII - XV.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: 4 phút

? Khu vực ĐNÁ ngày nay bao gồm bao nhiêu nước? Hãy kể tên từng nước?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về các quốc gia phong kiến ĐNÁ tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV dùng bản đồ ĐNÁ và trả lời câu hỏi sau

Nêu tên và xác định vị trí các nước Cam - pu – chia và Lào?

- Dự kiến sản phẩm: HS xác định được vị trí các nước đã nêu.

* Giới thiệu bài: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử các quốc gia Cam - pu – chia và Lào đã có nhiều biến chuyển. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự hình thành và phát triển của hai quốc gia này.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 3. Vương quốc Cam-pu-chia.

- Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển của vương quốc Cam-Pu-chia

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện:

+ Ti vi

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ khi thành lập đến 1863 lịch sử Cam-pu-chia chia thành mấy giai đoạn?

- Cư dân Cam-pu-chia do tộc người nào hình thành?

- Tại sao thời kỳ PT của Cam-pu-chia lại được gọi là thời kì Ăng co?

- Nêu các chính sách đói nội, đối ngoại của các vua thời ăng co?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

3. Vương quốc Cam-pu-chia.

a/ Từ TKI - VI: Nước Phù Nam.

b/ TK VI - IX: Nước Chân lạp

c/ TK IX - XV: Thời kì Ăng-co.

- Là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia :

+ Nông nghiệp phát triển.

+ Lãnh thổ mở rộng.

+ Văn hoá độc đáo, mà tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.

d/ Từ TKXVI-1863: Thời kì suy yếu thực dân Pháp xâm lược biến Cam-pu-chia thành thuộc địa.

2. Hoạt động 2: 4. Vương quốc Lào

Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

+ Ti vi

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Người Thái là ai? Cuộc sống của họ ra sao?

- Nước Lan Xạng được thành lập trong hoàn cảnh nào?

- Nêu biểu hiện PT của nhà nước Lạn Xạng?

- Những chính sách đối nội, đối ngoại của Vương quốc Lạn Xạng?

- Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với công rình kiến trúc của các nước trong khu vực.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

4. Vương quốc Lào

- Trước TKXIII: người Lào Thơng.

- Sau TKXIII: người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm

- Năm 1353: Nước Lạn Xạng được thành lập.

- TKXV-XVII: Thời kì thịnh vượng.

* Đối nội:

Chia đất nước thành các mường để cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy

* Đối ngoại:

Quan hệ hào hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt.

- Kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.

- TKXVIII-XIX: Suy yếu.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các quốc gia phong kiến ĐNÁ

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á thời trung đại?(H)

A. Việt Nam B. Lào C. Cam - pu –chia D. Thái Lan

Câu 2: Thời kì thịnh vượng của Lào thời phong kiến là (B)

A. thời kì Ăng – co B. thời vương triều Mô- giô-pa- hít

C. thời vương quốc Pa – gan C. vương quốc Lạn Xạng

Câu 3: Thời kì Ăng – co là thời kì thịnh vượng của nước nào?(B)

A. Việt Nam B. Lào C. Cam - pu –chia D. Thái Lan

Câu 4: Cư dân Cam - pu –chia do tộc người nào hình thành (H)

A. Tộc người Khơ – me B. Tộc người Ba – na

C. Tộc người Mường D. Tộc người Thái

 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Cam- pu – chia đến giữa thế kỉ XIX?

Câu 2:Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với các công trình kiến trúc của các nước trong khu vực?(VDC)

- Thời gian: 7 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1:

Thời gian

Các giai đoạn lịch sử lớn

Thế kỉ VI – Thế kỉ IX

Người Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp.

Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV

Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.

Thế kỉ XV - 1863

Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.

Năm 1863

Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.

Câu 2: Uy nghi đồ sộ, có kiến trúc nhiều tầng lớp, có một tháp chính và nhiều tháp phụ nhỏ hơn ở xung quanh, không cầu kì, phứt tạp như các công trình của Cam – pu – chia.

*GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu công trình kiến truc tiêu biểu của Lào và cam chia

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến.

********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 9, Bài 7

NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN

I. Yêu cầu cần đạt:

1/Kiến thức

- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.

- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.

- thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

2/Thái độ

Giáo dục niềm tin, long tự hào và truyền thống lịch sử, thành tựu văn hoá, khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đã đạt được trong thời phong kiến.

3/Kĩ năng

Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận càn thiết.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Bản đồ thế giới

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra 4 phút

- Sự phát triển của vương quốc Cam Pu Chia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào?

- Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là thời gian tồn tại và nền kinh tế của các nước phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu và phương Đông có gì khác nhau.

Dụ kiến sản phẩm: Châu Âu chế độ phong kiến hình thành muộn hơn phương Đông nhưng lại phát triển sớm hơn và suy vong sụp đổ diễn ra nhanh còn phương Đông phát triển muộn và suy yếu kéo dài.

- Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua các tiết học trước, chúng ta đã biết được sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1 Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

Mục tiêu: Trình bày được những nét chính Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-Yêu cầu HS đọc kênh chữ.

GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm: chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm đảm nhận giải quyết một vấn đề giáo viên chuyển giao

?cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và phương Tây là gì?

? Trình bày các giai cấp cơ bản trong XHPK ở cả phương Đông và châu Âu?

? Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì?

? Giai cấp lãnh chúa và địa chủ bóc lột địa tô như thế nào?

? Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông và phương Tây còn khác nhau ở điểm nào?

GV: sau khi học sinh thảo luận và trình bày xong giáo viên tiếp tục giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện.

? Theo em cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và châu Âu có điểm giống và khác nhau?

Dự kiến sản phẩm.

- Giống: nông nghiệp là chủ yếu. phương Đông đóng kín ở các công xã nông thôn – phương Tây lãnh địa

- Khác: Phương Tây xuất hiện thành thị trung đại-> thương nhân, thủ công nghiệp phát triển-> chủ nghĩa tư bản...

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1 / Sự hình thành xã hội phong kiến. ( Không dạy )

2/ Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

- Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân.

+ Phương Tây: lãnh chúa và nông nô

- Phương thức bóc lột bằng địa tô.

2. Hoạt động 2

Mục tiêu: nắm được thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền?

? Chế độ phong kiến phương Đông và Châu Âu có gì khác biệt.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3.Nhà nước phong kiến.

- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu -> Chế độ quân chủ

- Chế độ quân chủ phương Đông và châu Âu có sự khác biệt:

+ Phương Đông quyền lực tập trung vào tay vua nhưng đến thời phong kiến vua được tăng thêm quyền lực gọi là Hoàng đế hoặc Đại vương.

+ Phương Tây lúc đầu quyền lực của vua bị hạn chế trong các lãnh địa nhưng sau đócàng được tập trung cao hơn.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cơ sở kinh tế và thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là

A. hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

B. hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

C. hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

D. hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

Câu 2. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là

A. hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

B. hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm.

C. hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

D. hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

Câu 3. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là.

A. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.

D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.

Câu 4. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là

A. nghề nông trồng lúa nước.

B. kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

C. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

Câu 5.Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là

A. địa chủ và nông nô. B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là

A. địa chủ và nông nô. B. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

  3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Thế nào là chế độ quân chủ?

- Thời gian: 2 phút.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Chuẩn bị bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập.

*******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 10

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I/ Yêu cầu cần đạt:

- Hệ thống các kiến thức về lịch sử XHPK châu Âu và phương Đông: sự hình thành và phát triển của XHPK.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh các sự kiện lịch sử.

II/ Chuẩn bị.

- GV: hệ thống câu hỏi bài tập.

- HS: soạn và học bài.

III/ Các bước lên lớp:

1/ Kiểm tra 15 phút:

2/ Bài mới.

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Ghi bảng

Hoạt động 1:1/ Xã hội phong kiến châu Âu.

? XHPK châu Âu được hình thành như thế nào?

? XHPK châu Âu có những giai cấp nào? Được hình thành từ những tầng lớp nào?

? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

? Các cuộc phát kiến địa lí có tác dụng gì?

? Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành như thế nào?

? Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

? XHPK Trung Quốc được hình thành như thế nào?

? Thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển như thế nào?

? Người Ấn Độ đạt những thành tựu gì về văn hoá?

? Hãy nhận xét chung về XHPK ở ĐNÁ?

- Cuối Tkv, người Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt đế quốc Hi Lạp Rô ma cổ, lập ra nhiều vương quốc mới → XHPK hình thành.

*HS:

- Lãnh chúa: tướng lĩnh, quý tộc.

- Nông nô: nô lệ.

- Sản xuất phát triển đòi hỏi cần nguyên liệu và thị trường.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, tìm ra những con đường mới, vùng đất mới.

- Cuối TKXV XHPK bị suy thoái, xã hội lúc bây giờ hình thành 2 giai cấp mới: tư sản và vô sản → quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, đã phá trật tự phong kiến, đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên.

- Công cụ bằng sắt xuất hiện → diện tích gieo trồng tăng → xã hội có nhiều biến đổi → 2 giai cấp mới hình thành: địa chủ và nông dân →XHPK hình thành.

- Đối nội: cử người cai quản các địa phương, mở khoa thi chọn nhân tài, giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân; đối ngoại: tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng bờ cõi.

- có chữ viết riêng (chữ Phạn), kinh Vê đa, thơ ca, sử thi, chính luận,…, kiến trúc độc đáo ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.

- Cũng như các quốc gia khác, cũng có thời kì hình thành (X), hưng thịnh (X-XVIII) và suy vong (XVIII-XIX).

1/ Xã hội phong kiến châu Âu.

- XHPK hình thành vào cuối TK V.

- Giai cấp: lãnh chúa và nông nô.

- Vào TK XVI XHPK châu Âu sụp đổ.

2/ Xã hội phong kiến phương Đông.

- XHPK phương Đông được hình thành TCN.

- Giai cấp: địa chủ và nông dân.

- Từ TKXIX, hầu hết các quốc gia phong kiến phương Đông chịu lệ thuộc các nước tư bản.

*Lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông và châu Âu theo mẫu sau :

Phong kiến phương Đông

Phong kiến châu Âu

  • Thời gian hình thành:.........

- Thời kì phát triểnThời kì:.........

- Thời kì khủng hoảng và suy vong.

:.........

  • Cơ sở kinh tế - xã hội:.........
  • Nhà nước:.........
  • Thời gian hình thành:.........

- Thời kì phát triểnThời kì:.........

- Thời kì khủng hoảng và suy vong.

:.........

  • Cơ sở kinh tế - xã hội

- Nhà nước:.........

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT.

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN LỊCH SỬ.

Họ và tên:......................................Lớp 7A...

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Châu Âu là

  1. Lãnh chúa- nông nô
  2. Lãnh chúa – nông dân công xã
  3. Địa chủ -nông dân
  4. Địa chủ phong kiến- nông nô.

Câu 2: Lãnh địa phong kiến là

  1. khu đất rộng, trở thành vùng đất của địa chủ
  2. là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc thu nhỏ
  3. là khu đất nhỏ, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc thu nhỏ
  4. là lãnh thổ do Lãnh chúa làm chủ

Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là của Lãnh địa phong kiến ?

  1. là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một Lãnh chúa.
  2. Là một khu dân cư sầm uất gồm có nhà thờ, trường học.
  3. Nơi có thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển
  4. Nền kinh tế phát triển, thợ thủ công và thương nhân đã biết lập phường hội buôn bán.

Câu 4: Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ?

  1. B.Đi.a-xơ
  2. C.Cô-lôm-bô
  3. Ph. Ma-gien-lan
  4. Va –xcô đơ Ga-ma.

Câu 5: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

a. C.Cô-lôm-bô

b. B.Đi.a-xơ

c. Va –xcô đơ Ga-ma.

d.Ph. Ma-gien-lan

Câu 6: Triều đại mở đầu cho sự phát triển của chế độ phong kiến Trung quốc là

  1. nhà Đường c. Nhà Tần
  2. Nhà Minh. d. Nhà Hán

Câu 7: Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện cho sự phát triển của thời kỳ Ăng-co huy hoàng ở Cam-pu-chia?

  1. Nông nghiệp phát triển
  2. Lãnh thổ mở rộng
  3. văn hóa độc đáo, nhất là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
  4. Công nghiệp phát triển.

Câu 8: Các quốc gia phong kiến Đông Nam á chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào?

  1. văn hóa Rô-ma cổ đại
  2. văn hóa phục hưng
  3. Văn hóa Ấn Độ
  4. Văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ

Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo?

a.Do sự thống trị về tư tưởng, giáo lý của chế độ phong kiên là lực cản đối với giai cấp tư sản

b. Do sự thống trị về tinh thần của chế độ phong kiến với giai cấp tư sản

c. Do giai cấp Tư sản bị chế độ phong kiến bóc lột nặng nề về tô thuế

d. Do chế độ phong kiến áp bức nặng nề nhân dân lao động.

Câu 10: Đại Việt là tên gọi cũ của quốc gia nào

  1. Thái lan
  2. Việt nam
  3. Lào
  4. Cam-pu-chia.

Câu 11:Ấn Độ trở thành quốc gia phong kiến hùng mạnh dưới thời kỳ nào?

a. Vương triều Gúp-ta b. Vương triều Hồi giáo Đê-li

c. Vương triều Mô-gôn. d.thời kỳ nhà nước Ma-ga-đa.

Câu 12: Chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác của quốc gia nào?

a. Trung Quốc b. Ấn Độ

c. Lào. c. Thổ Nhĩ kỳ.

Câu 13: Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ có điểm giống nhau cơ bản là

  1. đều đề cao tôn giáo là Đạo Phật.
  2. Đều là 2 quốc gia ngoại bang đến xâm lược Ấn Độ
  3. Đều thực hiện kỳ thị tôn giáo.
  4. Đều cấm người Ấn Độ theo đạo Hin-đu.

Câu 14: Hai bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Ramayana là thành tựu của quốc gia nào?

a. Trung Quốc. b. Thái Lan.

c. Ấn Độ. d. Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 15: Điểm chung yếu của các quốc gia phong kiến ở châu á là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì?

a. Kinh tế suy yếu. b. Nhà nước suy yếu.

c. Bị các nước Phương Tây xâm lược. d. Xã hội loạn lạc.

Câu 16: Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức phong kiến của quốc gia nào?

a. Mông Cổ b. Lào.

c. Cam-pu-chia. D. Trung Quốc.

Câu 17: Tứ đại phát minh của Trung Quốc là

a. la bàn, kỹ thuật đóng tàu, nghề in, giấy viết.

b. La bàn, làm gốm, nghề in, thuốc súng.

c. La bàn, thuốc súng, nghề in, làm giấy.

d. La bàn, kỹ thuật đóng tàu, nghề in, thuốc súng.

Câu 18: Lạn Xạng là tên gọi cũ của quốc gia nào hiện nay?

a. Lào. b. Thái Lan.

c. Cam-pu-chia. C. In-đô-nê-xi-a.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với chế độ phong kiến ở Trung Quốc?

a. là quốc gia phong kiến chỉ phát triển nông nghiệp.

b. Quốc gia phong kiến non yếu của Châu Á.

c. Là quốc gia phong kiến điển hình nhất ở Châu Á và thế giới.

d. Quốc gia phong kiến ra đời muộn nhất.

Câu 20: Nghĩa “một triệu thửa ruộng” ( Lạn Na) để nói về đất nước nào?

a. Lào. b. Thái Lan.

c. Ấn Độ. c. Việt Nam

* ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

Phần trắc nghiệm: mỗi câu đúng là 0,5 điểm.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

a

b

a

b

d

C

d

D

A

b

a

b

b

c

c

d

c

a

c

b

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN LỊCH SỬ.

Họ và tên:......................................Lớp 7B...

Chọn đáp án đúng cho các câu sau:

Câu 1: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

a. C.Cô-lôm-bô b. B.Đi.a-xơ

c. Va –xcô đơ Ga-ma. d.Ph. Ma-gien-lan

Câu 2: Triều đại mở đầu cho sự phát triển của chế độ phong kiến Trung quốc là

  1. nhà Đường c. Nhà Tần
  2. Nhà Minh. d. Nhà Hán

Câu 3: Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Châu Âu là

  1. Lãnh chúa- nông nô b. Lãnh chúa – nông dân công xã
  2. Địa chủ -nông dân d. Địa chủ phong kiến- nông nô.

Câu 4: Lãnh địa phong kiến là

  1. khu đất rộng, trở thành vùng đất của địa chủ
  2. là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc thu nhỏ
  3. là khu đất nhỏ, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc thu nhỏ
  4. là lãnh thổ do Lãnh chúa làm chủ

Câu 5: Đặc trưng nào sau đây là của Lãnh địa phong kiến ?

  1. là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một Lãnh chúa.
  2. Là một khu dân cư sầm uất gồm có nhà thờ, trường học.
  3. Nơi có thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển
  4. Nền kinh tế phát triển, thợ thủ công và thương nhân đã biết lập phường hội buôn bán.

Câu 6: Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ?

a.B.Đi.a-xơ b. C.Cô-lôm-bô

c.Ph. Ma-gien-lan d. Va –xcô đơ Ga-ma.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện cho sự phát triển của thời kỳ Ăng-co huy hoàng ở Cam-pu-chia?

  1. Nông nghiệp phát triển
  2. Lãnh thổ mở rộng
  3. văn hóa độc đáo, nhất là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
  4. Công nghiệp phát triển.

Câu 8:Ấn Độ trở thành quốc gia phong kiến hùng mạnh dưới thời kỳ nào?

a. Vương triều Gúp-ta b. Vương triều Hồi giáo Đê-li

c. Vương triều Mô-gôn. d.thời kỳ nhà nước Ma-ga-đa.

Câu 9: Chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác của quốc gia nào?

a. Trung Quốc b. Ấn Độ

c. Lào. c. Thổ Nhĩ kỳ.

Câu 10: Các quốc gia phong kiến Đông Nam á chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào?

  1. văn hóa Rô-ma cổ đại
  2. văn hóa phục hưng
  3. Văn hóa Ấn Độ
  4. Văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ

Câu 11: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo?

a.Do sự thống trị về tư tưởng, giáo lý của chế độ phong kiên là lực cản đối với giai cấp tư sản

b. Do sự thống trị về tinh thần của chế độ phong kiến với giai cấp tư sản

c. Do giai cấp Tư sản bị chế độ phong kiến bóc lột nặng nề về tô thuế

d. Do chế độ phong kiến áp bức nặng nề nhân dân lao động.

Câu 12: Đại Việt là tên gọi cũ của quốc gia nào

    1. Thái lan b. Việt nam

c. Lào d. Cam-pu-chia.

Câu 13: Điểm chung yếu của các quốc gia phong kiến ở châu á là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì?

a. Kinh tế suy yếu. b. Nhà nước suy yếu.

c. Bị các nước Phương Tây xâm lược. d. Xã hội loạn lạc.

Câu 14: Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức phong kiến của quốc gia nào?

a. Mông Cổ b. Lào.

c. Cam-pu-chia. D. Trung Quốc.

Câu 15: Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ có điểm giống nhau cơ bản là

  1. đều đề cao tôn giáo là Đạo Phật.
  2. Đều là 2 quốc gia ngoại bang đến xâm lược Ấn Độ
  3. Đều thực hiện kỳ thị tôn giáo.
  4. Đều cấm người Ấn Độ theo đạo Hin-đu.

Câu 16: Hai bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Ramayana là thành tựu của quốc gia nào?

a. Trung Quốc. b. Thái Lan.

c. Ấn Độ. d. Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 17: Lạn Xạng là tên gọi cũ của quốc gia nào hiện nay?

a. Lào. b. Thái Lan.

c. Cam-pu-chia. C. In-đô-nê-xi-a.

Câu 18: Nghĩa “một triệu thửa ruộng” ( Lạn Na) để nói về đất nước nào?

a. Lào. b. Thái Lan.

c. Ấn Độ. c. Việt Nam.

Câu 19: Tứ đại phát minh của Trung Quốc là

a. la bàn, kỹ thuật đóng tàu, nghề in, giấy viết.

b. La bàn, làm gốm, nghề in, thuốc súng.

c. La bàn, thuốc súng, nghề in, làm giấy.

d. La bàn, kỹ thuật đóng tàu, nghề in, thuốc súng.

Câu 20: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với chế độ phong kiến ở Trung Quốc?

a. là quốc gia phong kiến chỉ phát triển nông nghiệp.

b. Quốc gia phong kiến non yếu của Châu Á.

c. Là quốc gia phong kiến điển hình nhất ở Châu Á và thế giới.

d. Quốc gia phong kiến ra đời muộn nhất.

ĐÁP ÁN.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

5/ Dặn dò.

Học bài, xem bài 8 và soạn các câu hỏi giữa bài.

IV/ Rút kinh nghiệm:

***********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Phần 2 : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ-ĐINH-TIỀN LÊ (TK X )

TIẾT 11, BÀI 8

NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP.

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được sự ra đời của triều đại nhà Ngô - Đinh, tổ chức nhà nước thời Ngô - Đinh.Công lao của Ngô Quyền, Đinh bộ Lĩnh trong công cuộc củng cố nền độc lập & bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội.

GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.

2.Thái độ: GD HS ý thức độc lập tự chủ, thống nhất đất nước của mọi người dân. Biết ơn các bậc tiền bối đã có công xây dựng đất nước.

3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. các tài liệu về Ngô Quyền & Đinh Bộ Lĩnh..

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: linh hoạt 3 phút

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về nước ta buổi đầu độc lập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi sau

Tại sao Ngô Quyền lại bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập triều đình mới?

- Dự kiến sản phẩm: Họ Khúc mới chỉ giành được quyền tự chủ trên danh nghĩa-> Ngô Quyền quyết tâm xây dựng chính quyền độc lập.

* Giới thiệu bài: Sau hơn 1000 năm đấu tranh chống đô hộ phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta đã giành được độc lập và bước vào thời kì độc lập tự chủ.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 1. Buổi đầu độc lập thời Ngô

- Mục tiêu: biết được những nét lớn về mặt chính trị của buổi đầu độc lập thời Ngô, Đinh

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK

? Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng?

? Những việc làm trên của Ngô Quyền chứng tỏ điều gì?

GV bổ sung: ông muốn xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ ,không phụ thuộc vào nước khác.

? Ngô quyền đã xây dựng chính quyền mới như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

HD hs vẽ sơ đồ nhà nước thời Ngô

GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ( để trống )

? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô?

Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

GV dẫn dắt để HS hiểu: Năm 944, Ngô Quyền mất,hai con ông còn nhỏ nên không đủ năng lực & uy tín để giữ chính quyền ,một viên quan là Dương Tam Kha chiếm quyền, các phe phái nổi lên, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, bị chia cắt,hỗn loạn bởi 12 sứ quân.Trong hoàn cảnh đó tại Hoa Lư - Ninh Bình xuất hiện một nhân vật .Đó là Đinh Bộ Lĩnh.Vậy Đinh Bộ Lĩnh là ai? Ông đã có công lao gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

1. Nước ta dười thời Ngô

- Tổ chức nhà nước :

+ Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

+ Xây dựng chính quyền :

Trung ương : Vua đứng đầu quyết định mọi việc, đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp.

Ở địa phương : cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

Hoạt động 2: Tình hình chính trị cuối thời Ngô (Giảm tải)

3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

- Mục tiêu: - Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK

Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đoạn :

“ Đinh Bộ Lĩnh.....làm cờ”

? Đinh Bộ Lĩnh là ai?

Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đoạn:

“Sau này....sứ quân”

Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút

Nhóm 1 + 2 + 3: Nêu nguyên nhân loạn 12 sứ quân?

Nhóm 4 + 5 + 6: Nêu hậu quả của tình trạng loạn 12 sứ quân?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

? Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào?

? Nhờ đâu mà ông dẹp được loạn của 12 sứ quân?

? Em hãy nhận xét công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu đọc lập?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

- Nhận xét về công lao của Đinh Bộ Lĩnh :

+ Dẹp "Loạn12 sứ quân".

+ Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...).

ước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV kết luận: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...). Tạo điều kiện để xây xựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.

GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.

2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền ... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước ta buổi đầu độc lập.

- Thời gian: 12 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?( B )

A. Vua. B. Các quan văn. C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử.

Câu 2. ‘Loạn 12 sứ quân’’ gây ran guy cơ lớn nhất cho đất nước là?(H )

A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa. C. Nhân dân đói khổ. D. Đất nước bất ổn

Câu 3.Thời nhà Ngô giúp việc cho vua được gọi là gì?( B )

A. Quan văn, nô tì. B. Quan võ, gia nhân. C. Quan võ, nô lệ. D. Quan văn, quan võ.

Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?( Vd )

A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở cổ Loa.

C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ.

Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là ( H )

A. đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập

B. thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

C. chấm dứt loạn 2 sứ quân.

D. đánh tan quân xâm lược.

 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô?

Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

Câu 2: Nêu công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh?

- Thời gian: 8 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

Câu 2: công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh

+ Dẹp "Loạn12 sứ quân".

+ Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...).

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê.

****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 12, Bài 9

NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH-TIỀN LÊ

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ- QUÂN SỰ

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1/ Kiến thức: Giúp HS nắm được

  • Thời Đinh - Tiền Lê , bộ máy nhà nước đã xây dựng tương đối hồn chỉnh, khơng cịn đơn
  • Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và bị quân ta đánh bại.

2/ Thái độ

  • Lịng tự hào , tự tơn dân tộc.
  • Biết ơn các anh hùng cĩ cơng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Giáo dục biết bảo vệ mơi trường vùng đất ven biển khơng những cĩ ý nghĩa về măt quân sự mà ngày nay cịn phát triển kinh tế và đời sống con người.

3/ Kĩ năng

  • Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ trong quá trình học bài.

4/ Định hướng các năng lực hình thành

  • Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, quan sát, nhận xét, đánh giá.
  • Năng lực chuyên biệt: Năng lực đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử, trình bày lược đồ, vẽ sơ đồ.

II/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại:

III/ PHƯƠNG TIỆN: Máy chiếu, giáo án word

IV/ CHUẨN BỊ

GV

  • Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống Tống.
  • Tranh ảnh và tài liệu lịch sử.

HS: soạn bài mới

V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp: Ổn định lớp.

2/ KTBC :

  • Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô ?
  • Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước ?
  • Hãy nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh ?

3/ Bài mới:

3.1 Tình huống xuất phát ( 2 phút)

1 Mục Tiêu:

GV đưa lược đồ 12 sứ quân, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời:

- Em hãy quan sát lược đồ và cho biết lược đồ phản ánh tình trạng gì của nước ta cuối thời Ngô?

- Vậy ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân?

- Vậy sau khi dẹp loạn thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì, tình hình đất nước như thế nào, hôm nay cô và các em cùng đi vào tìm hiểu...

2 Hình thức: HS quan sát và trả lời câu hỏi – GV dẫn dắt vào bài

3 Dự kiến sản phẩm:

1 Nhà Đinh xây dựng đất nước

2 Tổ chức chính quyền nhà Tiền Lê

3 Cuộc kháng chiến chông Tống của Lê Hoàn

3.2 Hoạt động hình thành kiến thức:

HĐ 1 ( 9 Phút): Nhà Đinh xây dựng đất nước.

  • Mục Tiêu: Nắm được những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh nhằm xây dựng đất nước sau khi thống nhất
  • Phương thức: Hoạt động cá nhân

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM HÌNH THÀNH

  • Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS quan sát phần 1 SGK và trả lời câu hỏi

B1: Yêu cầu HS đọc thầm SGK phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Hỏi: Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?

- Hỏi: Tại sao Đinh Tiên Hồng lại đĩng đơ ở Hoa Lư ?

- Hỏi: Việc nhà Đinh khơng dùng niên hiệu của Trung Quốc để đặt tên nước nĩi lên điều gì ?

- Hỏi: Đinh Tiên Hồng đã thi những biện pháp gì để xây dựng đất nước ?

- Hỏi: Những việc làm đĩ cĩ ý nghĩa gì?

B2: HS đọc SGK thực hiện yêu cầu - GV gợi ý

B3: HS trả lời các câu hỏi theo nội dung SGK

B4 HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung

* GV giải thích một số từ

- GV giải thích tên nước “Đại Cồ Việt”.

- GV giải thích từ Vương và Đế

- GV giảng: Thời kì này chưa cĩ pháp luật cụ thể mà việc xử tội bằng những biện pháp như vạc dầu hay chuồng cọp để ren đe kẻ phản loạn.

-Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi hoàng đế (Đinh Tiên Hồng) lấy niên hiệu Thái Bình.

-Đặt tên nước là Đại Cồ Việt và đĩng đơ ở Hoa Lư.

-Phong vương cho các con.

-Cắt cử quan lại

-Dựng cung điện, đúc tiền ,xử phạt nghiêm kẻ phạm tội.

🡪 Ổn định đời sống xã hội

HĐ 2 ( 10 phút):Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

  • Mục tiêu: Nắm được hồn cảnh thành lập và việc thiết lập bộ máy chính quyền, quân đội của thời Tiền Lê
  • Phương thức: Hoạt động nhóm
  • Tổ chức hoạt động: GV chia lớp làm 4 nhóm

B1: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

B2: HS làm việc theo nhóm, thảo luận nội dung theo PHT – GV gợi ý, kích thích các nhóm làm việc.

  • Nhóm 1: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào ? Vì sao Lê Hồn được suy tơn lên làm vua? Việc bà Thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào nói lên điều gì ?
  • Nhóm 2,3: Nhà Tiền Lê tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào ? Vẽ sơ đồ?
  • Nhóm 4: Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào ?

B3: Đại diện các nhóm báo cáo.

B4: Các nhóm nhận xét, so sánh kết quả và bổ sung.

* GV Nhận xét, chuẩn xác kiến thức và so sánh với sơ đồ minh họa của GV

- GV giảng thêm về cái chết của Đinh Tiên Hoàn, mở rộng về hành động của thái hậu họ Dương.

a) Sự thành lập nhà Tiền Lê.

-Năm 979 Đinh Bộ Lĩnh bị giết 🡪 nội bộ lục đục

-Nhà Tống lăm le xâm lược 🡪

Lê Hồn được suy tơn lê làm vua.

b/Tổ chức chính quyền:

  • Trung ương

VUA

THÁI SƯ – ĐẠI SƯ

QUAN VÕ

QUAN VĂN

  • Địa phương

LỘ

PHỦ

CHÂU

c) Quân đội: 2 bộ phận

-Cấm quân.

-Quân địa phương.

HĐ3: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn .( 13’ )

  • Mục tiêu: Nắm được hoàn cảnh, diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
  • Phương thức hoạt động:Trực quan – Vấn đáp đàm thoại
  • Tổ chức hoạt động:GV yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi, quan sát lược đồ

+B1: Yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:

- Hỏi: Quân Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào ?

-GV treo lược đồ và tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống.

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ:

-Hỏi: Thắng lợi này có ý nghĩa gì?

+ B2: HS thực hiện các yêu cầu:

+ B3: -HS trả lời câu hỏi.

-GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và trình bày diễn biến.

+ B4: -HS nhận xét, bổ sung

-GV chuẩn xác kiến thức và trình bày diễn biến bằng lược đồ

a) Hoàn cảnh:

-Nhà Đinh rối loạn 🡪Nhà Tống đem quân xâm lược.

b) Diễn biến.

- Năm 981 quân Tống xâm lược nước ta bằng 2 đường thuỷ và bộ.

- Lê Hồn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến

c) Kết quả:

- Tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị giết.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi

d) Ý nghĩa:

-Khẳng định quyền làm chủ đất nước.

-Đánh bại âm mưu xâm lược quân Tống.

3.3. Hoạt động luyện tập: (5 Phút)

- Mục tiêu: Củng cố để HS nắm được hoàn cảnh thành lập nhà Đinh, Tiền Lê, tổ chức chính quyền thời Đinh- Tiền Lê và hoàn cảnh, diễn biến, kết quả ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 do Lê Hoàng lãnh đạo.

- Phương thức: Hoạt động cá nhân, thảo luận bàn, trình bày lược đồ.

Câu hỏi:

1.Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua đặt tên nước là gì?Đóng đô ở đâu?

a.Đại Việt. Ở Hoa Lư b.Đại Cồ Việt. Ở Hoa Lư

c.Đại Cồ Việt.Ở Cổ Loa d.Đại Việt.Ở Đại La

2. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nào?

a.Nhà Minh ở Trung Quốc b. Nhà Hán ở Trung Quốc

c.Nhà Đường ở Trung Quốc d.Nhà Tống ở Trung Quốc

3, Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?

a.Năm 980.Niên hiệu Thái Bình

b. Năm 979 Niên hiệu Hưng Thống

c. Năm 980 Niên hiệu Thiên Phúc.

d. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên

4. Thời kì Tiền Lê có mấy đời vua? Vị vua nào tồn tại lâu nhất?

a. 4 đời vua . Lê Long Đỉnh lâu nhất

b. 3 đời vua. Lê Đại Hành lâu nhất

c. 2 đời vua . Lê Long Việt lâu nhất

d. 3 đời vua . Lê Long Việt lâu nhất

5. Lập bảng so sánh giữa 2 nhà Đinh và Tiền Lê theo yêu cầu sau đây:

Nội dung so sánh

Nhà Đinh

Nhà Tiền Lê

Người làm vua

Tên nước

Niên hiệu

Đời vua

Thời gian tồn tại

6. Gọi 2 HS trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 bằng lược đồ:

- Dự kiến sản phẩm:

1b, 2d,, 3c, 4b

5

Nội dung so sánh

Nhà Đinh

Nhà Tiền Lê

Người làm vua

Đinh Bộ Lĩnh ( Đinh Tiên Hoàng)

Lê Hoàn( Lê Đại Hành)

Tên nước

Đại Cồ Việt

Đại Cồ Việt

Niên hiệu

Thái Bình

Thiên Phúc

Đời vua

2 đời vua

3 đời vua

Thời gian tồn tại

12 năm

29 năm

6. HS trình bày, GV đánh giá, tuyên dương

3.4. Vận dụng và mở rộng. ( 3 Phút)

1. Mục tiêu:

- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường vùng đất đất ven biển khơng những có ý nghĩa về mặt quân sự mà ngày nay còn phát triển kinh tế và đời sống con người.

- HS biết nhận xét, đánh giá và trình bày diễn biến bằng lược đồ. Từ đó rút ra được lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc, niềm tự hào. . .

- Chuẩn bị nội dung bài mới:

2. Phương thức:

- Giao bài tập về nhà

- Nêu câu hỏi ( HS thảo luận bàn)

* Em thử đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.

* Tìm hiểu sự phát triễn về kinh tế, văn hóa nước ta thời kì Đinh Tiền Lê

3. Dự kiến sản phẩm

- Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn. . .đất nước

- Lê Hoàn: Tổ chức chính quyền . . . lãnh đạo . . . năm 981 thắng lợi

- Tình hình kinh tế:

Nông nghiệp (. . . )

Thủ công nghiệp ( .. . )

Các tầng lớp xã hội (. . . )

Văn hóa (. . . )

  • GV nhận xét câu trả lời của HS bổ sung, tuyên dương
  • Rút kinh nghiệm

*******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

TIẾT 13, Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH-TIỀN LÊ (tiếp theo)

II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức Giúp HS nắm được:

  • Các vua thời Đinh - Tiền Lê bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nơng nghiệp, thủ cơng và thương nghiệp.
  • Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng có nhiều thay đổi.

2. Thái độ

  • Giáo dục cho HS ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước trong truyền thống văn hóa của ông cha ta từ thời Đinh - Tiền Lê.

3. Kĩ năng

  • Rèn kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế, văn hóa thời Đinh - Tiền Lê.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tranh ảnh di tích các công trình văn hóa, kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: linh hoạt 3 phút

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về sự phát triển văn hóa buổi đầu độc lập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động:

- Mục tiêu: GV yêu cầu HS liên hệ bài cũ trả lời câu hỏi:

Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo? Thắng lợi đó có ý nghĩa gì?

GV: Vậy đất nước được độc lập nhân dân làm chủ đó là cơ sở để xây dựng nền kinh tế, văn hóa buổi đầu độc lập. Và nền kinh tế tự chủ bước đầu được xây dựng ra sao, tình hình văn hóa xã hội như thế nào? Hôm nay cô cùng các em cùng tìm hiểu...

  • Hình thức: HS liên hệ bài cũ và trả lời câu hỏi – GV dẫn dắt vào bài.
  • Dự kiến sản phẩm:
      1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
      2. Đời sống xã hội và văn hóa.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

- Mục tiêu: HS nắm được những biện pháp vua Đinh và Tiền Lê thực hiện xây dựng nền KT tự chủ.

- Phương pháp: Trực quan - Vấn đáp đàm thoại- Thảo luận.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK

- Hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình hình nơng nghiệp thời Đinh-Tiền Lê ?

- Hỏi: Vua Lê tổ chức lễ cày tịch điền để làm gì ?

- Hỏi: Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện những mặt nào ?

- Hỏi: Thương nghiệp có gì đáng chú ý ?

- Hỏi: Việc thiết lập ban giao với nhà Tống có ý nghĩa gì ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

  • GV giảng và chốt kiến thức.

- GV giảng: Đất nước độc lập các nghề có điều kiện tự do phát triển và các thợ thủ công khéo tay cũng không bị cống nộp sang Trung Quốc như trước đây.

- GV chốt ý: Nguyên nhân thành công trong bước đầu xây dựng nền KT tự chủ đó là có các biện pháp khuyến nông , đất nước được độc lập các thợ thủ công không bị bắt đưa sang TQ.

II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA

1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

a. Nông nghiệp:

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước chia cho nông dân sản xuất.

- Tổ chức Lễ cày tịch điền

- Khai khẩn đất hoang.

- Chú trọng thuỷ lợi.

🡪Ổn định phát triển.

b. Thủ công nghiệp:

- Lập nhiều xưởng mới.

- Nghề cổ truyền phát triển.

c. Thương nghiệp:

- Đúc tiền đồng.

- Chợ được hình thành.

- Buôn bán với nước ngoài

Hoạt động 2: Đời sống xã hội và văn hóa

- Mục tiêu: HS nắm được các giai tầng trong xã hơi và biết vẽ sơ đồ tổ chức xã hội, đặc điểm đời sống kinh tế.

- Phương pháp: Trưc quan và đàm thoại.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK

Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và SGK phần 2 để trả lời câu hỏi.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

GV giới thiệu sơ đồ các tầng lớp xã hội - HS quan sát trả lời GV gợi ý.

- GV giới thiệu sơ đồ

- Hỏi: Xã hội có những tầng lớp nào ?

- Hỏi: Tầng lớp thống trị bao gồm những ai ?

- Hỏi: Những người nào thuộc tầng lớp bị trị ?

- Hỏi: Đời sống văn họ ntn ?

- Hỏi: Vì sao các nhà sư được trọng dụng?

- Hỏi: Nghệ thuật kiến trúc ra sao ?

- Hỏi: Đời sống tinh thần ntn ?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV kết luận: GV giải thích.... và lồng ghép giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

GV kể thêm về nhà sư Đổ Thuận.

- GDBVMT: Giáo dục biết tôn trọng và bảo vệ các công trình văn hóa trên.

2. Đời sống xã hội và văn hóa

a. Xã hội: Chia thành ba tầng lớp

- Tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn, quan võ (cùng một số nhà sư)

- Tầng lớp bị trị đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làng xã

- Tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều).

b. Văn hóa:

- Giáo dục chưa phát triển.

- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.

- Nhà sư được coi trọng.

- Chùa chiền được xây dựng nhiều .

- Các loại hình văn hóa nhân gian khá phát triển.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển văn hóa buổi đầu độc lập

- Thời gian: 12 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong làng xã thuộc quyền sở hữu của ai?

A. Của Vua B. Của quý tộc C. Của làng xã D. Của binh lính

Câu 2: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, tầng lớp nào là tầng lớp dưới cùng của xã hội?

A. Nông dân B. Công nhân C. Thợ thủ công D. Nô tỳ

Câu 3: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi?

A. Nho giáo B. Phật giáo C. Thiên chúa giáo D. Đạo tin lành

Câu 4: Trò chơi nào dưới đây không phải là trò chơi dân gian?

A. Đánh cầu, nhảy dây B. Kéo co, đánh đu C. Nhảy sạp, múa lân D. Internet

Câu 5: Thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư được Vua trọng dụng

A. vì họ là những người theo đạo phật C. vì họ là những người có học, giỏi chữ Hán

B. vì họ là những người hiền lành D. vì họ là những người được vua yêu mến

6. Giới thiệu một số bức tranh về các làng nghề truyền thống – yêu cầu HS quan sát và xác định tên làng nghề đó?

7. Hãy kể tên một số di tích lịch sử ở quê hương em?

- Dự kiến sản phẩm:

Câu: 1c, 2d, 3b, 4d, 5c,

Câu 6: H1: Làng nghề thuốc lá; H2: Làng chạm khắc đá; H3: Làng đúc đồng; H4: Làng nuôi tằm

 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

1. Mục tiêu: - HS biết phân tích và nhận xét sự phát triển của nền kinh tế tự chủ, sự phân hóa các tầng lớp xã hội và những đặc trưng về văn hóa nước ta thời Đinh – Tiền Lê. Từ đó giáo dục HS ý thức tự chủ và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.

- Chuẩn bị nội dung bài mới

2. Phương thức: Giao bài tập về nhà:

  • Sự thành lập nhà Lý.
  • Tổ chức quân đội và luật pháp thời Lý.

3. Dự kiến sản phẩm:

- Hs tìm hiểu:

* Lý Công Uẩn là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.

* Cuối năm 1009.... Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý

* Thăng Long....

* Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình Thư ....

* Quân đội gồm hai bộ phận ....

*********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Chương II

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (XI – XII)

Tiết 14, Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

I/ Yêu cầu cần đạt:

1/Kiến thức

Các chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước: dời đô về Thăng Long, đặt tên nước “Đại Việt”, chia lại đất nước về mặt hành chính, tổ chức lại bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng luật pháp chặt chẽ, quân đội vững mạnh...

2/Thái độ

- Giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu nhân dân.

- Giáo dục học sinh hiểu pháp luật nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

3/Kĩ năng

-Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (thời Lý)

-Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

V. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3.Bài mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv cho HS quan sát các tranh ảnh sau:

Nhìn vào hình em hãy cho biết địa điểm trên thuộc thành phố nào của nước ta? ( Hà Nội)

-GV dẫn dắt HS đi vào bài học…

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục 1. Sự thành lập nhà Lý

- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, ý nghĩa việc dời đô ra Thăng Long, tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Khi Long Đĩnh chết quan lại trong triều tôn ai làm vua?

? Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?

? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?

-HS đọc phần chữ nhỏ SGK

? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?

? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?

-HS đọc phần chữ nhỏ SGK

? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Năm 1005, Lê Hoàn mất → Lê Long Đỉnh nối ngôi → Năm1009, Lê Long Đĩnh mất → triều Lê chấm dứt → Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua.→ Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.

- 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

- Sơ đồ tổ chức chính quyền.

Hoạt động 2 : Luật pháp và quân đội

-Mục tiêu: Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

- PTTH : Cá nhân, nhóm

- Thời gian: phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nêu nội dung chủ yếu của bộ hình thư ?

? Bộ hình thư bảo vệ ai? Bảo vệ cái gì?

? Quân đội nhà lý gồm mấy bộ phận?

? Nhà Lý ban hành chính sách đối nội , đối ngoại như thế nào ?

? Em có nhận xét gì về các chủ trương trên?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Luật pháp và quân đội.

-Luật pháp :

+ 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.

*Nội dung :

+Bảo vệ vua và cung điện.

+Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân

+Nghiêm cấm giết mổ trâu, bò.

+Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

+Sử phạt nghiêm khắc với kẻ phạm tội.

-Quân đội:

+Gồm có quân bộ và quân thủy.

+chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương.

-Chính sách đối nội, đối ngoại :

+ Đối nội : Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng dân tộc; trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.

+ Đối ngoại : Giữ quan hệ với bình thường nhà Tống và Cham Pa.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+HS xác định biết được nhà Lý được thành lập ntn, bộ máy nhà nước ra sao? Tình hình luật pháp, quân đội , đối ngoại, đối nội được tổ chức ntn?

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

  • GV treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.Nhận biết:

Câu 1: Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý vào năm nào ?

  1. Năm 1054. B. Năm 1009.

C. Năm 1010. D. Năm 1042.

Câu 2: Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054, tên nước ta là gì ?

  1. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt.
  2. Đại Nam. D. Việt Nam.

Câu 3: Nhà Lý chia nước ta ra bao nhiêu lộ, phủ ?

  1. 24 lộ, phủ.

B. 22 lộ, phủ.

C. 40 lộ, phủ.

D.42 lộ phủ.

Câu 4: Nhiệm vụ của cấm quân là gì ?

A.Bảo vệ triều đình và hoàng tộc.

B.Bảo vệ vua và kinh thành.

C.Bảo vệ vua, hoàng hậu, thái tử và tể tướng.

D.Bảo vệ vua, thái tử, công chúa và các quan đại thần.

2.Thông hiểu:

Câu 5: Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì

A.đây là quê hương của vua Lý.

B.đây là vị trí thuận lợi để phát triển đất nước.

C.đây là vị trí phòng thủ.

D.được sự nhất trí cao của các quan lại trong triều.

Câu 6: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

  1. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B.Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.

C.Trâu bò là động vật quý hiếm.

D.Trâu bò là động vật linh thiêng.

Câu 7: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?

A.Lộ-Huyện-Hương, xã.

B.Lộ- Phủ- Châu, xã.

C.Lộ- Phủ- Châu- Hương, xã.

D.Lộ- Phủ- Huyện- Hương, xã.

3.Vận dụng:

Câu 8: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì ?

  1. Củng cố khối đoàn kết dân tộc.

B.Chia sẻ quyền lực cho các tù trưởng.

C.Ưu tiên khuyến khích cho các công chúa.

D.Mở rộng quyền lực lên miền núi.

Câu 9: Nguyên tắc nhà Lý luôn kiến quyết giữ vững trong việc duy trì mối bang giao với các nước láng giềng.

A.hòa hảo, thân thiện.

B.đoàn kết tránh xung đột.

C.giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

D.mở cửa trao đổi lưu thông hàng hóa.

Câu 10: Bộ luật Hình thư đầu tiên ra đời có tác dụng gì?

A. Để khỏi bị oan ức cho nhân dân.

B. Xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội.

C. Ổn định xã hội, nâng cao uy tín của nhà Lý.

D.Bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: HS trình bày được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Nhà Lý đã chủ động tiến công để phòng vệ ntn? Việc tấn công phòng vệ đó có ý nghĩa ra sao?

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.

---------------------- Hết -------------------------

PHỤ LỤC 1 :

Hình ảnh Thăng Long phồn thịnh thời Lý

***********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 15, Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

(1075 - 1077)

I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075 - 1076)

          1. Yêu cầu cần đạt:

1Kiến thức

Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.

          1. Kĩ năng

Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.

Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

          1. Thái độ

Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.

Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống)

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung : Hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

- Năng lực chuyên biệt: Lí giải, phân tích được việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà lí. Đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện

- Máy chiếu.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

V. Tiến trình tổ chức dạy học :

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Nhà Lý được thành lập như thế nào?

- Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương?

- Nhà Lý đã làm gì để củng cố đất nước?

        1. Bài mới (3 phút)

3.1 Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu giúp học sinh hiểu được âm xâm lược nước ta của nhà Tống

b. Phương thức Gv trình chiếu hình ảnh Lí Thường Kiệt, qua đó Gv nêu vấn đề cho Hs trả lời các câu hỏi:

Qua hình ảnh trên em biết đó là ai,? em biết gì về Li Thường Kiệt ?

  1. Thời gian 3 phút

d.Dự kiến sản phẩm; HS quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận và trả lời

Hình ảnh của Lý Thường Kiệt gợi cho các em biết về vai trò chỉ huy của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể taì năng phi thường, cách dánh giặc độc đáo của ông . Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào?

? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

? Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?

? Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?

? Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?

? Cho biết 1 vài nét về Lý Thường Kiệt?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

HS: Giải quyết tính trạng khủng hoảng trong nước.

? Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?

HS: Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

? Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?

HS:...

? Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?

HS: Cử thái uý Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

? Cho biết 1 vài nét về Lý Thường Kiệt?

HS:...

  • Giảng: Lý Thường Kiệt cùng quân sĩ ngày đêm luyện tập, mộ thêm binh lính, quyết làm thất bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đưa Lý Đạo Thành, 1 đại thần có uy tín cùng làm việc nước; vua Lý Thánh Tông và thái uý Lý Thường Kiệt chỉ huy 5 vạn quân đánh Cham Pa, vua Cham Pa bị bắt làm tù binh buộc Cham Pa cắt 3 châu ( Thuộc vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay ) chuộc vua.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

- Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

2. Hoạt động 2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.

Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhàTốngđã chuẩn bị kháng chiến ra sao

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Trước tình hình như vậy, Lý Thường Kiệt chủ trương đánh giặc như thế nào?

? Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?

? Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là xâm lược?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giảng: “ngồi yên đợi giặc … chặn thế mạnh của giặc”.

? Câu nói trên thể hiện điều gì?

HS: Thể hiện chủ trương táo bạo, giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.

- Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công tự vệ chứ không phải xâm lược.

10/5/1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống:

+ Quân bộ do các tù trưởng Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh vào châu Ung.

+ Quân thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo vùng ven biển Quảng Ninh đổ bộ vào châu Khâm và châu Liêm.

Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Hoàn cảnh.

- Nhà Tống ráo riết xâm lược Đại Việt.

b. Diễn biến.

- 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống.

c. Kết quả: Sau 42 ngày, đêm quân ta làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.

d.Ý nghĩa:

Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về………

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1 : Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt

A. vì Lê Long Đỉnh chạy sang cầu cứu nhà Tống

B. vì nội bộ triều Lí mâu thuẩn C. để giải quyết khủng hoảng trong nước

D. do ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập

Câu 2: Lí Thường Kiệt quyết định đánh vào Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm vì đây là

A. căn cứ xuất phát của Quân Tống

B. những địa điểm tập kết của quân Tống

C. nơi tích trữ lương thực và khí giới của quân Tống

D. kinh đô của nhà Tống

*. Mức độ hiểu:

4. Lí Thường Kiệt được phong làm Thái úy dưới thời vua

A. Lí Thánh Tông B. Lí Công Uẩn

C. Lí Huệ Tông D. Lí Thái Tông

  3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Vì sao nói cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống là cuộc tiến công để phòng vệ?

Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài.

- Chuẩn bị mục II của bài 11

- Thời gian: 2 phút.

******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

TIẾT 16, Bài 11:

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077) (Tiếp theo)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.

2. Thái độ

- Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.

- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống)

3. Kỹ năng

- Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt

- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

5. Tích hợp GDMT: Sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiẹn tự nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

II. Đồ dùng dạy học

- Sử dụng các lược đồ trong SGK

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. Chuẩn bị

- Giáo viên:

+ Giáo án Word, Phương tiện tranh ảnh SGK, ti vi, máy tính.

+ Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.

- Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước

V. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm tra 1. Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?

2. Trước âm mưu xâm lược của quân Tống triều Lý đã làm gì?

3. Bài mới II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076- 1077)

3.1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu giúp học sinh hiểu đươc trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt

b. Phương thức :cá nhân

Gv trình chiếu hình ảnh bản đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt

Sau đó Gv nêu vấn đề cho Hs trả lời các câu hỏi:

Qua hình ảnh trên em biết đó là trận chiến nào? Do ai chỉ huy?

  1. Thời gian 3 phút

d. Dự kiến sản phẩm; HS quan sát hình ảnh ,trao đổi,thảo luận và trả lời

Hình ảnh trận chiến trên sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể diễn biến trận đánh, là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 1. Kháng chiến bùng nổ

- Mục tiêu: : HS trình bày cuộc kháng chiến bùng nổ

- Phương pháp: Cá nhân GV hỏi HS trả lời

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gọi HS đọc bài

Hỏi: Sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì?

Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

Giảng: Dự kiến địch kéo vào nước theo hai hướng, Lý Thường Kiệt đã bố trí ( sử dụng lược đồ):

+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.

+ Đường bộ được bố trí dọc tuyến sông Cầu qua đoạn Như nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu.

+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chông quan Tống?

Hỏi: Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thế nào?

- Vì:

+ Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công cuả địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến Thăng Long.

+ Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua.

- Được đắp bằng đất vững chắc, nhiều giậu tre dày đặc.

Hỏi: Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?

Giảng:

- Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển.

- Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống phải đòng quân ở bên bờ Bắc chờ thuỷ quân đến. Trước mặt chúng là sông và bờ bên kia là chiến luỹ kiên cố.

- Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS suy nghĩ lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

1. Kháng chiến bùng nổ

- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.

- Chọn phòng tuyến sông Cầu là nơi đối phó với quân Tống.

a. Diễn biến

Cuối năm 1076, quân Tống kéo vào nước ta.

Năm 1077, nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của quân giặc.

- Lý Kế Nguyên đã mai phụcvà đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc.

b. Kết quả

Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.

Hoạt động 2: 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

- Mục tiêu: HS trình bày cuộc cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích. Thảo luận nhóm

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 19 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 5 phút

Nhóm 1+ 2: Dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt để miêu tả trận chiến đấu?

Nhóm 3+4: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc?

Vì:

+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa 2 nước.

+ Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn đảm bảo nền hoà bình lâu dài.

Nhóm 5+6: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

- Cách tấn công.

+ Phòng thủ.

+ Cách kết thúc chiến tranh.

+ Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.

+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì?- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

+ Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt

GDBVMT: Sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiẹn tự nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt.

- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.

b. Kết quả

+ Quân giặc "mười phần chết đến năm sáu phần".

+ Quách Quỳ chấp nhận "giảng hoà" và rút quân về nước.

c. Ý nghĩa:

+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

+ Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075).

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Sông Như Nguyệt là một khúc của sông

A. Thái Bình B. Sông Cầu C. Sông Lô D. Sông Đà

Câu 2: Lí Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa vì

A. do quân ta yếu thế hơn giặc

B. thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc

C. giữ mối quan hệ ban giao giữa hai nước

D. để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc

Câu 3: Người chỉ huy thủy binh của quân ta là

A. Tông Đản B. Lí Thường Kiệt C. Lí Kế Nguyên D. Lí Thánh Tông

Câu 4: Người chỉ huy bộ binh của quân ta là

A. Tông Đản B. Lí Thường Kiệt C. Lí Kế Nguyên D. Lí Thánh Tông

* Mức độ thông hiểu:

Câu 5: Lí Thường Kiệt được phong làm Thái úy dưới thời vua

A. Lí Thánh Tông B. Lí Thái Tông C. Lí Huệ Tông D. Lí Công Uẩn

Câu 6. Bài thơ thần được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu của nước ta

A. nam quốc sơn hà B. đại việt sử kí toàn thư

C. bách khoa toàn thư D. tụng giá hoàn kinh sư

Câu 7: Nguyên nhân vì sao quân dân Đại Việt chống Tống thắng lợi?

A. Sự chỉ huy tài tình của Lí Thường Kiệt

B. Nhà Lí quan tâm xây dựng, tổ chức kháng chiến

C. Ý chí đấu tranh kiên cường, đoàn kết của toàn dân

D. Thế và lực của nhà Tống còn yếu

* GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Ôn tập lại các nội dung các bài đã học tiết sau làm bài tập lịch sử.

********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 17, Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA

I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức - Trình bày được những điểm chủ yếu sau:

- Đời sống kinh tế: quyền sở hữu ruộng đất, khai hoang, đào vét kênh ngòi, một số nghề thủ công, đúc tiền, các trung tâm buôn bán.

- Hiểu được nguyên nhân thành công trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

2. Kỹ năng - Làm quen với kỹ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu sơ đồ .

3. Thái độ - Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc cho HS

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: + So sánh, phân tích kinh tế thời Lý với các thời đại trước.

+ Vận dụng kiến thức thực hành

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word, tranh ảnh có liên quan bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước SGK

- Chuẩn bị sẵn nội dung và nội dung mà GV giao về nhà

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giáo viên cho học sinh miêu tả được những nét chính của bức

Tranh kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp thời Lý

  • Phương thức hoạt động: mô tả, trực quan cho các em thấy được sự chuyển

biến của nền nông nghiệp và công, thương nghiệp ở thời Lý.

- Thời gian: 2 phút

- Tổ chức hoạt động: cá nhân

- Dự kiến sản phầm : Học sinh tìm hiểu nội dung SGK và quan sát tranh ảnh trả lời.

Giáo viên nhận xét và dẫn dắt các em vào bài mới

Tình hình kinh tế thời Lý có những bước phát triển như thế nào? . Hôm nay chúng ta tìm hiểu nội dung bài học .

1. Hoạt động 1: 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

- Mục tiêu: : - Hiểu được nguyên nhân thành công trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

- Phương pháp: Hoạt động cá nhân.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- H S làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Theo em ruộng đất thời Lý thuộc quyền sở hữu của ai Được sử dụng như thế nào?

- Vì sao vua Lý rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp?

- Những việc làm nào chứng tỏ nhà Lý rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp?

- Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa gì?

- Ngoài việc cày tịch điền nhà Lý còn có biện pháp gì để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.

- Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển như đắp đê, đào vét kênh mương , khai khẩn đất hoang, cấm giết trâu bò.

- Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển. Nhiều năm được mùa.

2. Hoạt động 2. 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

- Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân phát triển thủ công nghiệp. Biết quan sát hình ở SGK và nhận xét.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 17 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến SP

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2 SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Hãy hoàn thành bảng sau

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Đặc điểm

……………………………………

………………………………….......

………………………………………

………………………………….....

………………………………………

…………………………………..

…………………………………...

…………………………………..

…………………………………...

…………………………………..

…………………………………...

Nhận xét

………………………………………

…………………………………........

………………………………………

………………………………………

…………………………………..

…………………………………...

…………………………………..

…………………………………...

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

a. TCN:

- Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện....rất phát triển.

- Nghề làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đông...được mở rộng. Có nhiều công trình độc đáo như Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, Tháp Báo Thiên...do bàn tay của thợ thủ công nước ta tạo dựng.

b.TN: Buôn bán trong & ngoài nước được mở mang hơn trước.Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là biết được sự phát kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhà Lý.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).

* Nhận biết:

Câu 1. Các Vua nhà Lý thương về các địa phương để làm gì?

  1. Thăm hỏi nhân dân. B. Cày tịch điền.
  2. Thị sát tình hình sản xuất. C. Đốc thuốc việc thu thuế.

Câu 2. thời Lý ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của ai?

  1. Nông dân B. Nhà chùa C. Nhà vua D. Địa chủ

Câu 3. Một bến cảng nổi tiếng được thành lập ở thời nhà Lý là:

A. Cửa Đại B. Vân Đồn C. Cam Ranh D. Cửa Ông

Câu 4. Chuông Quy Điền được chế tác dưới thời:

  1. Nhà Đinh B. Nhà Lê C. Nhà Lý D. Nhà Trần

* Thông hiểu:

Câu 5. Dưới thời Lý nghề thủ công nào phát triển nhất?

A. Đúc đồng B. Làm gốm C. Làm giấy D. Dệt vải

Câu 6. Bến cảng Vân Đồn thuộc tỉnh nào ngày nay?

  1. Quảng Bình B. Quảng Ninh C. Quảng Trị D. Hà Tĩnh

Câu 7. Ý nào không phản ảnh những biện pháp để nông nghiệp thời Lý phát triển?

A. Khuyến khích khai khẩn đất hoang

B. Cấm giết hại trâu bò

C. Hạn chế việc đào kênh mương, khai ngòi

D. Đắp đê phòng chống ngập lụt

3.Vận dụng:

Câu 8. Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa là

  1. khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất
  2. cầu cho mưa thuận gió hòa
  3. tế lễ thần Nông
  4. khuyến khích khai khẩn đất hoang

3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Mục tiêu: Học sinh trình bày được các tầng lớp xã hội, những thành tựu văn hóa, giáo dục ở thời Lý

- phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành.

+ HS có thể viết báo cáo( cá nhân hoăc nhóm)

Dự kiến sản phẩm: Trình bày được các tầng lớp xã hội bằng sơ đồ, những thành tựu văn hóa, giáo dục ở thời Lý.

- Thời gian: 2 phút

*GV giao nhiệm vụ cho HS

Học và trả lời các câu hỏi trong SGK- Đọc trước phần II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa.

***********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 18, Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA (Tiếp theo)

II-SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA

I Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Xã hội có chuyển biến , các giai tầng trong xã hội .

-Văn hóa, giáo dục phát triển, hình thành văn hóa Thăng Long .

2. Kĩ năng

: Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ .

3.Thái độ

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc , ý thức xây dựng và bảo văn hóa dân tộc cho HS .

- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng, bảo vệ đất nước độc lập tự chủ .

4.Định hướng phát triển năng lực:

-Năng lực chung: năng lực tự học,năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác…

-Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích tình hình văn hóa,giáo dục và xã hội thời Lý với các thời đại trước.

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

1.Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

* Nhà Lý làm gì đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ?.

* Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý ?

3. Bài mới

3.1.Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/ Tình huống xuất phát:

-Mục tiêu: Giáo viên cho học sinh quan sát các kênh hình ở sách giáo khoa,qua đó giúp các em khái quát được búc tranh xã hội ,văn hóa ,giáo dục ở thời Lý.

-Phương thức hoạt động:quan sát hình ảnh thấy được sự phát triển phong phú ,độc dáo của văn hóa nước ta dưới thời Lý.

-Thời gian: 2 phút

-Tổ chức hoạt động: cá nhân

-Dự kiến sản phầm:Học sinh quan sát hình ảnh,kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa trả lời.

Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì văn hóa xã hội thời Lý cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ , bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó .

3.2.Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Những thay đổi về mặt xã hội :

a.Mục tiêu: Biết được các tầng lớp xã hội thời Lý.Vẽ được sơ đồ phân hoá XH.

b.Phương thức: cá nhân/ nhóm (10 phút)

c.Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

.Hoạt động nhóm:

.GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

-Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời Lý?

-Nêu đặc điểm của các tầng lớp? Tại sao tầng lớp địa chủ ngày càng đông?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Dự kiến sản phẩm

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Những thay đổi về mặt xã hội :

- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị,một số quan lại. một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ.

-Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu.

-Thợ thủ công, thương nhân phải nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà Vua.

-Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

Hoạt động 2. Giáo dục và văn hóa :

Mục tiêu: HS quan sát kênh hình ở SGK nhận biết về những thành tựu văn hoá-nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc-VH Thăng Long.

Phương thức: Hoạt động cá nhân

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nêu những việc làm thể hiện nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục?

- Em có nhận xét gì về nền giáo dục Đại Việt?

- Nêu những dẫn chứng chứng tỏ dưới thời Lý đạo phật rất được coi trọng ?

- Cho HS đọc SGK/48 chữ in nghiêng .

- Giới thiệu cho HS xem các công trình thời Lý H.24, H.25 SGK

- Kể những hoạt động văn hóa dân gian và những trò chơi dân gian mà nhân dân ưa thích ?Ngày nay các trò chơi nào còn tồn tại ?

- Kiến trúc và điêu khắc thời kì này như thế nào ?

- Kể tên những công trình có qui mô lớn và độc đáo?

_ GV cho HS quan sát hình rồng thời Lý và cho các em nhận xét .

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tậpHS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Giáo dục và văn hóa :

- 1070 xây dựng Văn Miếu .

-1075 mở khoa thi đầu tiên .

-1076 mở Quốc tử Giám .

-Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

-Các Vua Lý rất tôn sùng đạo phật .

- Ca hát nhảy múa... kiến trúc điêu khắc rất phát triển.

-Văn hóa mang tính dân tộc (văn hóa Thăng Long )

3.3. Hoạt động luyện tập:

-Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành.

+HS xác định biết được các tầng lớp xã hội ở thời Lý, cũng như những thành tựu giáo dục,văn hóa và vai trò của đạo Phật dưới thời Lý như thế nào?

+HS nắm được nội dung bài học và vận dụng để làm bài tập.

-Phương thức tiến hành: thực hành.

-Dự kiến sản phẩm : GV chuẩn bị đáp án đúng.

Câu hỏi: GV treo bảng phụ, câu hỏi TNKQ

1.Nhận biết:

Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội thời Lý là:

A. thợ thủ công B. nông dân C. nông nô D. thương nhân

Câu 2.Văn Miếu được xây dựng vào năm:

  1. 1070 B. 1071 C. 1072 D. 1073

Câu 3. Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời:

A. Nhà Ngô B. Nhà Đinh C. Nhà Tiền Lê D. Nhà Lý

Câu 4. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám để:

A. Thờ Phật Tổ B. Nơi dạy cho các con vua

C. Thờ Lão Tử D. Lễ tế trời đất

2. Thông hiểu:

Câu 5. Kể tên các tầng lớp cư dân trong xã hội thời Lý?

A. Địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tỳ

B. Lãnh chúa, thương nhân, nô lệ, nông nô

C. Vua, địa chủ, nông dân, tá điền

D. vua, binh lính, hiệp sĩ, nô tỳ

Câu 6.Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?

A. Đạo Nho B. Đạo Lão C. Đạo Phật D. Đạo Hồi

Câu 7. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?

A. Năm 1075 B. Năm 1076 C. Năm 1077 D. Năm 1078

3. Vận dụng:

Câu 8. Văn hóa- nghệ thuật phong phú, độc đáo, sáng tạo và linh hoạt của nhân dân ta bắt đầu hình thành rõ nét vào

A. thời Tiền Lê B. thời Hậu Lê C. thời Lý D. thời Đinh

3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

1.Mục tiêu: Học sinh trình bày được hoàn cảnh sụp đổ của nhà Lý.

2.phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành.

+HS có thể viết báo cáo( cá nhân hoăc nhóm)

? Xã hội thời Lý có sự thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?

********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ.

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

Củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản về xã hội phong kiến

2.Tư tưởng

Giáo dục cho học sinh biết cách liên hệ thực tế, biết ứng dụng kiến thức đã học vào các bài tập thực hành.

3.Kỹ năng:

Thực hành các kiểu bài: Trắc nghiệm, suy luận, tự luận

Rèn luyện kỹ năng nhanh nhạy biết sử dụng kiến thức linh hoạt.

4. Năng lực:

-* Năng lực chung:

Trình bày, đọc và xử lí thông tin, tham gia các hoạt động cá nhân và tập thể.

* Năng lực chuyên biệt:

- Thực hành với  đồ dùng trựcquan, mô tả lịch sử

- Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng

- So sánh, phân tích, khái quát hóa.

- Nhận xét, đánh giá

II. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG

ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLIMPIA VÀO GIẢNG DẠY .

* Hình thức tổ chức . : Gv chia lớp thành 4 đội , mỗi đội do một đội trưởng chỉ huy .đội trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm bắt thăm lượt chơi, chọn câu hỏi, cử người trả lời các câu hỏi ở từng phần dẫn dắt cả đội đi đến thắng lợi .4 đội sẽ tự đặt tên cho đội của mình.

Mỗi thành viên là một người chơi được tham gia trò chơi thông qua việc tham gia trả lời câu hỏi cùng với đội .

Để tránh cuộc chơi chỉ dành cho một số người tất cả 4 đội sẽ có một phiếu tham gia toàn đội.Nghĩa là tất cả các câu hỏi dù không phải là phần thi của đội mình thì các đội khác vẫn phải tham gia trả lời vào phiếu tham dự . cuối buổi chơi BGK sẽ cộng điểm của người tham gia chơi trực tiếp với điểm của toàn đội để lấy điểm chung.

Nội dung :Kiến thức lịch sử trong phần I.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN.

- Kịch bản trò chơi tương tự trò chơi đường lên đỉnh Olimpia.

- Bảng phụ ghi ô chữ vượt chướng ngại vật.

- Phiếu thăm.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung : đề tài hùng biện , phổ biến trước luật chơi , nội dung trò chơi .

- Hs chuẩn bị cho giờ học : xếp bàn hình tròn cho 4 đội chơi . bàn cho BGK, bục đứng cho người dẫn chương trình.

IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Gv giới thiệu nội dung (1’).

Phương án trò chơi lịch sử thực hiện ở lớp 7A1,2,3

A. GV thông báo thể lệ cuộc thi :Cuộc thi sẽ chia làm 4 phần:

Phần 1: Khởi động.(5’)

Phần 2: vượt chướng ngại vật (5’)

Phần 3 :Tăng tốc (5’)

Phần 4: về đích (20’)

*GV Chia lớp thành 4 đội: Mỗi đội chơi sẽ cử 2 đại diện để tham gia chơi trực tiếp. Những người còn lại của đội sẽ viết đáp án vào phiếu tham gia cuối buổi chơi đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ là đội thắng cuộc..

* Bầu Ban thứ kí và 4 người vào BGK ( là những HS có thành tích học tập tốt)

GV thông báo thể lệ phần thi thứ nhất

PHẦN THỨ NHẤT : KHỞI ĐỘNG (1’ CHO MỖI ĐỘI )

Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi .: có 20 câu hỏi cho cả 4 đội mỗi đội sẽ trả lời 5 câu trong vòng 1 phút. Mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm . nếu quá 1’ không trả lời hết 5 câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về đội tiếp theo.Những câu mà đội chơi không trả lời được đội khác trả lời và chỉ dành được 5 điểm

Phần 1: Khởi động.(5’)

Phần 2: vượt chướng ngại vật (5’)

Phần3 :Tăng tốc (5’)

Phần 4: về đích (20’)

*GV Chia lớp thành 4 đội: Mỗi đội chơi sẽ cử 2 đại diện để tham gia chơi trực tiếp. Những người còn lại của đội sẽ viết đáp án vào phiếu tham gia cuối buổi chơi đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ là đội thắng cuộc..

* Bầu Ban thứ kí và 4 người vào BGK ( là những HS có thành tích học tập tốt)

GV thông báo thể lệ phần thi thứ nhất

PHẦN THỨ NHẤT : KHỞI ĐỘNG (1’ CHO MỖI ĐỘI )

Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi .: có 10 câu hỏi cho mỗi đội, mỗi đội sẽ trả lời các câu trong vòng 1 phút. Mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm . nếu quá 1’ không trả lời hết câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về đội tiếp theo.Những câu mà đội chơi không trả lời được đội khác trả lời và chỉ dành được 5 điểm .

Đội 1:

Câu 1: xã hội phong kiến Châu âu được hình thành thời gian nào?

TL- thế kỷ V(476)

Câu 2 Khu vực mà lãnh chúa và nông nô sống gọi là gì ?

TL-Lãnh địa.

Câu3: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới

TL .Ma-gien-lang.

Câu4 :Giai cấp nào là lực lượng sản xuất chính trong xã hội phong kiến Phương Đông?

TL-Nông dân

Câu 5:Lạn Xạng là tên gọi của quốc gia nào hiện nay?

TL: Lào

Câu 6: thương nhân và thợ thủ công sống trong các thành thị trung đại gọi là gì?

TL: thị dân.

Câu 7: Thời kỳ huy hoàng nhất của phong kiến ấn Độ là vương triều nào?

TL : vương Triều Gúp-ta.

Câu8: Ăng –co được hiểu nghĩa là gì ?

TL: Kinh thành hoặc kinh đô.

Câu 9:Hiểu chung về lịch sử Đông Nam á chúng ta hiểu theo nghĩa thống nhất hay không thống nhất ?

TL : thống nhất về lịch sử văn hoá , không thống nhất về mặt thời gian..

Câu 10: Tết độc lập của người Việt Nam là này nào?

TL: ngày 2/9

Đội 2:

Câu 1: Xã hội phong kiến phương Tây được hình thành từ khi nào ?

TL-TK III TCN (221)

Câu 2 : địa chủ và nông dân là 2 giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến nào

TL:Phương đông..

Câu3:Ai là người đi vòng qua cực nam châu phi ?.

TL: Đi –a-xơ

Câu 4:Giai cấp nào là lực lượng sản xuất chính của xã hội phong kiến Châu Âu?

TL:- Nông nô.

Câu5 : Su-khô-thay là tên gọi của quốc gia nào hiện nay.?-

TL: Thái lan

Câu 6.:Triều đại nào phát triển cực thịnh nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

TL: Nhà Đường

Câu 7: Chủ nghĩa tư bản trong quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản cần 2 yếu tố nào :

TL: Vốn và lao động làm thuê.

Câu 8: Lạn Xạng được hiểu nghĩa là gì ?

TL: Triệu Voi .

Câu 9 : Cuối thời kỳ phong kiến xã hội đã xuất hiện 2 giai cấp mới đó là giai cấp nào ?

TL : Tư sản và vô sản .

Câu 10:ngày nào được xem là ngày quốc giỗ của Việt nam?

TL: 10-3 ÂL

Đội 3:

Câu 1:Nhà nước phong kiến đầu tiên được hình thành ở đâu?

TL: Trung Quốc

Câu 2 :Lâu đài là nơi ở của ai ?

Lãnh chúa

Câu 3: Mũi cực nam Châu phi còn có tên gọi là gì ?

TL: Mũi Bão Táp hay mũi Hảo Vọng

Câu 4: PaGan là tên gọi cũ của quốc gia nào?

TL: MiAnMa

Câu5 : sự kiện gì được ví là bông hoa nở trong vũng bùn đen của xã hội phong kiến

TL : Sự xuất hiện của thành thị

Câu 6.Tôn giáo chính thống của ấn độ là tôn giáo nào ?

TL: ấn Độ Giáo

Câu 7 Lạn Na được hiểu nghĩa là gì ?

TL : Một triệu thửa ruộng

Câu 8 : Vị vua nào có công gây dựng nên triều đại ăng co huy hoàng trong lịch sử Cam-pu-chia?

TL: Giayavacman.

Câu 9: Thể loại văn học nào của nhà Đường được đánh giá là đỉnh cao của ngôn ngữ thi ca?

TL: Thơ đường

Câu 10:2 nhân vật nào của Việt nam được đánh giá là một trong 10 vị tướng tài từ cổ chí Kim?

TL: Trần Quốc Tuấn và Võ Nguyên Giáp.

Đội 4:

Câu 1 : Frăng là tên cũ của quốc gia nào?- Pháp

Câu 2:Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ ?- Cô-lôm-bô

Câu 3: Quốc gia nào đi tiên phong trong phát kiến địa lý?

TL: Tây ban Nha và Bồ đào Nha .

Câu4 Mối quan hệ giưa lãnh chúa và nông nô là quan hệ gì ?

TL: Lệ thuộc.

Câu 5: Mô-giôpahiat là tên cổ của quốc gia nào hiện nay?

Câu 6: Chữ Viết của Người Ân Độ có tên gọi là gì?

TL: Chữ Phạn

Câu 7 thành cát tư hãn có nghĩa là gì ?

TL: Vị Vua hùng mạnh.

Câu 8:Hệ tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến Trung Quốc?

TL: Nho Giáo.

Câu 9: Ai là người có công thống nhất các bộ tộc lào?

TL: Phà ngừm.

Câu 10: Người mẹ nào có nhiều con nhất Việt nam?

TL: Âu cơ

. PHẦN THI THỨ II : VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT.

Có 8 câu hỏi hàng ngang dành cho 4 đội. thí sinh lựa chọn từ hàng ngang bất kỳ . trả lời mỗi câu trong 30s. trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Tìm ra từ chìa khoá khi chưa giải xong sẽ được 40 điểm . nếu tìm được khi tất cả các ô đều mở sẽ được 20 điểm. Lí giải hay có ý nghĩa về từ chìa khoá được 10 điểm.

Câu1: Từ hàng ngang thứ nhất: có 6 chữ cái:

Đây là một hình thức bóc lột điển hình nhất của xã hội phong kiến?

TL:Tô thuế

Câu 2 : Từ hàng ngang thứ 2: có 12 chữ cái:

Tên một vị hoàng đế đầu tiên của xãa hội phong kiến?

TL : Tần thuỷ hoàng

Câu 3 : từ hàng ngang thứ 3: (8 chữ cái)

Đây là một nhân vật có vị trí cao thứ 2 trong hoàng cung nhưng không tham gia việc triều chính .

Hoàng hậu.

* Câu 4: từ hàng ngang thứ 4 :(6 chữ cái)

là giai cấp đặc trưng của xã hội phong kiến Châu á

TL: Địa chủ

* Câu5 Từ hàng ngang thứ 5 ( có 9 chữ cái)

Nghĩa của từ này là một mình thâu tóm quyền lực , một mình quyết định tất cả?

TL: chuyên chế

*Câu 6: Từ hàng ngang thứ 6 (15vchữ cái )

Là hình thức truyền ngôi chủ trong các triều đại phong kiến?

TL: cha truyền con nối

*Câu 7: Từ hàng ngang thứ 7 :(7 chữ cái )

đay là hệ tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến Châu á?

TL :Nho giáo

*Câu 8 : Từ hàng ngang thứ 8 : ( có 7 chữ cái )

Hình thức nhà nước của các quốc gia phong kiến ?

Quân chủ.

1

T

Ô

T

H

U

2

T

Â

N

T

H

U

Y

H

O

A

N

G

3

H

O

A

N

G

H

Â

U

4

Đ

I

A

C

H

U

5

C

H

U

Y

Ê

N

C

H

Ê

6

C

H

A

T

R

U

Y

Ê

N

C

O

N

N

Ô

I

7

N

H

O

G

I

Á

O

8

Q

U

Â

N

C

H

U

Tõ ch×a kho¸ : PHONG KIẾN

Yêu cầu HS liên kết các dữ kiện ở ô hàng ngang trình bày về từ chìa khoá liên kết các dữ liệu để giải khoá

Phần thi thứ III. TĂNG TỐC :

Mỗi đội có 4 câu hỏi mỗi câu hỏi có 3 dữ kiện. Trả lời trong vòng 10giây ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm . Dữ kiện thứ2 : 10 giây tiếp theo được 20 điểm. Dữ kiện thứ 3 10 giây cuối cùng được 10 điểm . Nếu sau thời gian quy định đội chơi không tìm ra được đáp án quyền trả lời thuộc về đội nào có tín hiệu đầu tiên.

Câu 1:(đội1)

Dữ kiện 1: Đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng diễn ra ở thế kỷ XIV-XVII?

Dữ kiện 2: Là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống phong kiến.

Dữ kiện3 : Quê hương của phong trào là nước ý ?

đáp án : phong trào văn hoá phục hưng.

HS có thể lý giải ngắn gọn về phong trào này

Câu 2:(đội 2)

Dữ kiện 1 : là thành tựu KHKT vĩ đại của loài người thời cổ trung đại..?

Dữ kiện 2:thành tự có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Dữ kiện 3 : Đó là tứ đại phát minh??

Trả lời : la bàn , thuốc súng, nghề in. giấy

Câu 3:(đội 3)

Dữ kiện 1 :Đây là một người đàn bà uy quyền nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc:?.

Dữ kiện 2: bà sống trong thời nhà Đường ?

Dữ kiện3 : Là vị hoàng đế đầu tiên và duy nhất của TrungQuốc?

Trả lời: Võ tắc thiên

Câu 4:( đội 4)

Dữ kiện 1 : sự kiện này làm thay đổi cả thế gới ?

Dữ kiện 2: nó bắt nguồn từ Châu Âu Phong Kiến?

Dữ kiện3 : có những nhân vật tiêu biểu như Magen lăng.

TL: Phát kiến địa lý.

Nếu học sinh trả lời được ở những sự kiện đầu tiên thì yêu cầu học sinh lí giải ngắn gọn về đáp án đó.

PHẦN THI THỨ IV. .VỀ ĐÍCH.

HÙNG BIỆN VỀ MỘT ĐỀ TÀI LỊCH SỬ:

Mỗi đội sẽ tiến hành bắt thăm tên chủ đề:có 4 chủ đề để học sinh lựa chọn. Các chủ đề này GV đã cho các đội chuẩn bị ở nhà tất cả các chủ đề viết thành các bài luận . Gv hướng dẫn HS tự xây dựng một bài hùng biện : giới thiệu nội dung cần trình bày, đánh giá của bản thân và đánh giá của các nhà nghiên cứu khác về nhân vật , sự kiện mà mình trình bày. ý kiến của cá nhân về vấn đề đó như thế nào? Vai trò của nhân vật đó , của sự kiện đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc.

Chủ đề1 Phát kiến địa lý

Chủ đề 2: Thành thị trung đại .

Chủ đề 3: Triều đại phong kiến

Chủ đề 4 : nhà nước phong kiến

Các đội sẽ có 1 phút chuẩn bị nội dung trình bày ( đã được các đội chuẩn bih trước) . Đội sẽ cử đại diên hùng biện đề tài . Yêu cầu có phần giới thiệu.nội dung trình bày : nhìn nhận, đánh giá của bản thân về những vấn đề đó như thế nào?

GV gọi đại diện cho các đội lên trình bày trong 2 phút .

Ban giám khảo cùng Gv sẽ chấm và cho điểm từng đội .Mỗi đề tài xuất sắc sẽ được 30 điểm. Trả lời các câu hỏi phụ của BGK xuất sắc sẽ được 10 điểm.

V. TỔNG KẾT.

Ban Thư kí tổng hợp điểm Gv thông báo kết quả và trao giải.

Khen thưởng các đội chơi ,cá nhân xuất sắc. khuyến khích động viên các cá nhân đội chơi.

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 20: ÔN TẬP

I- Yêu cầu cần đạt:

-Hệ thống hoá các kiến thức đã học.

-Nắm vững những kiến thức đã học.

-Rèn khả năng phân tích, tổng hợp.

-Giáo dục lòng yêu thích môn học.

- Năng lực chung: Trình bày, đọc và xử lí thông tin

- Năng lực chuyên biệt:

+ Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng

+ So sánh, phân tích, khái quát hóa Nhận xét, đánh giá

II-Phương pháp – phương tiện

1-Phương pháp

-Thảo luận

-GQVĐ

-SGK, SGV Lịch sử 7.

2-Phương tiện

III-Tiến trình bài giảng:

1-ổn định

2-Kiểm tra bài cũ

-Thuật lại cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt.

3-Bài mới.

Giới thiệu bài:

HĐ1:

I-Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương Đông & phương Tây.

G: Tóm tắt những điểm cơ cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông, phươngTây?

-Thời kỳ hình thành

-Thời kỳ phát triển

-Thời kỳ suy vong

G: Cơ sở kinh tế ?

-Cơ sở kinh tế : Nông nghiệp

G: Các giai cấp cơ bản?

G: Sự giống nhau 2 chế độ phong kiến phương Đông, phương Tây?

-Giai cấp cơ bản:

-Phương đông: Địa chủ, ND lĩnh canh

-Phương Tây: Lãnh chúa, nông nô.

HĐ 2:

2-Vương quốc Lào, Campuchia.

G: Em có nhận xét về thời kỳ suy vong hình thành và phát triển của 2 vương quốc này?

-Thời kỳ hình thành..

-Thời kỳ phát triển

-Thời kỳ suy vong.

HĐ 3:

3-Chế độ phong kiến Trung Quốc

G: Kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc?

-Tần – Hán

-Đường

-Tống – Nguyên

-Minh – Thanh.

G: Thời đại nào thịnh đạt nhất?

HĐ 4:

4-Các quốc gia Đông Nam á

G: Khu vực ĐNA hiện nay gồm những quốc gia nào?

-Gồm: 11 nước

-Điều kiện tự nhiên: Giống nhau.

G: Các giai đoạn phát triển của ĐNA?

HĐ 5:

5-Triều đại Đinh – Tiền Lê

G: Bộ máy chính quyền thời Đinh – Tiền Lê?

-Bộ máy chính quyền : Vua – Quan - Lộ – Phủ- Châu.

HĐ 6:

6-Triều đại nhà Lý

G: Nêu cách tổ chức bộ máy chính quyền nhà Lý?

-Giống nhau: là chế độ dân chủ.

-Khác nhau: Nhà lý bộ máy chính quyền chặt chẽ hơn.

G: Nêu sự giống, khác nhau giữa 2 nhà nước?

4-Củng cố

-Khái quát toàn bài

5-HDVN

-Ôn bài để kiểm tra 1 tiết

*******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 21: KIỂM TRA

I I. Các chuẩn kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra:

1. Kiến thức:

- Biết được nguyên nhân ,t rình bày được những cuộc phát kiến địa lý và đánh giá được hệ quả của nó

- Xác định được thời gian hình thành, phát triển và suy yếu của xã hội phong kiến châu Âu và Phương Đông

-Trình bày được những đăc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như những thành tựu vân hóa tiêu biểu của chế độ phong kiến

- Đóng vai mô tả công việc cuộc sống của các tầng lớp giai cấp trong xã hội phong kiến

2. Kĩ năng: rèn luyện kỉ năng nêu và đánh giá vấn đê, đóng vai

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính tự học, tự rèn, tính trung thực và tự giác trong kiểm tra.

II.Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm 50% tự luận 50%

III.Khung ma trận kiểm tra:

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Xã hội phong kiến Châu Âu và Phương Đông

- Trình bày được những đăc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như những thành tựu vân hóa tiêu biểu của chế độ phong kiến

Đóng vai mô tả công việc cuộc sống của các tầng lớp giai cấp trong xã hội phong kiến

Số câu

4

Số điểm

1

2

Nước Đại Cồ việt thời Đinh-Tiền Lê

Biết các sự kiện chính

Trình bày diễn biến

Nhận xét nghệ thuật đánh giặc độc đáo

Số câu

1

1/2

1

1/2

1

Số điểm

2

2

1

2

2

10

TổngSố câu

1

4

1/2

1

1/2

1

Số điểm

2

1

2

1

2

2

Tỉ lệ

50

50

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1- Ổn định (1’)

2- Đề bài

I/ Trắc nghiệm;

Câu 1: (1 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau và khoanh tròn.

1:Giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến Phương Đông:

A. Lãnh chúa và nông nô. B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C. Địa chủ và nô tì. D. Lãnh chúa và nô tì.

2. Thể chế nhà nước phong kiến Phương Đông:

A. Quân chủ tập quyền. B. Quân chủ phân quyền.

3. Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân:

A.Lý Công Uẩn B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn

4. Đền Ăng –co là công trình kiến trúc tiêu biểu của:

A. Lào. B. Cam-pu-Chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma.

Câu 2: (1 điểm) Chọn và điền các từ gợi ý sau đây:

- đợi giặc; đánh trước; thế mạnh; chiến thắng; sắn sàng.

Vào chỗ (…) Trong câu nói dưới đây của Lý Thường Kiệt sao cho đúng.

Ngồi yên (1) ………………. Không bằng đem quân(2) ……………….để chặn(3)……………………….của giặcc

Câu 3(2 điểm). Nối các mốc thời gian với các sự kiện sao cho đúng sau đây:

1- Năm 939 A. Lý Công Uẩn dời dô về Đại La đổi tên là Thăng Long.

2- Năm 968 B . Nhà Lý ban hành bộ Luật Hình Thư.

3- Năm 981 C. Ngô Quyền lên ngôi vua.

4- Năm 1009 D. Lê Hoàn đánh bại quân Tống lần 1.

5- Năm 1010 E. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý.

6- Năm 1042 F . Chiến thắng quân Tống lần 2.

7- Năm 1054 G. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế.

8- Năm 1077 H. Đổi tên nước là Đại Việt

II/ Tự luận

Câu 1(4điểm)Trình bày diễn biến, kết quả cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ( !076-1077) ? Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt.

Câu 2 (2 điểm) Em hãy đóng vai người nông nô mô tả lại công việc và cuộc sống của mình

-------------------&----------------

ĐÁP ÁN:

I/ Trắc nghiệm

Câu 1: (1đ) Đáp án đúng 1-C; 2-A; 3-B; 4-B Mỗi ý đúng cho 0,25 đỉêm

Câu 2: (1đ) đợi giặc, đánh trước, thế mạnh .- 1điểm

Câu 3: (2đ) Nối mỗi ý đúng cho 0,25 điểm

1-> C; 2->G; 3-> D; 4-> E; 5-> A; 6->H; 7-> B; 8-> F.

Câu 1(6 điểm). HS trình bày theo các ý sau.

+ Diễn biến: -Đợi thuỷ quân ...quân Tống nhiều lần tấn công -> thất bại...0,5 điểm

- Vua tôi nhà Lý mưu trí chống trả...0,5 đ

- Quân Tống chán nản...0,5 đ

- Đêm đêm LTKiệt cho người...0,5 đ

- Cuối mùa xuân Lý Thường Kiệt .....1 điểm

+ Kết quả: Quân Tống 10 phần chết 5,6...1đ

+ Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt(2 đ)

- Tấn công trước để tự vệ...

- Xây dựng phòng tuyến phòng thủ

- Kết thúc chiến tranh bằng giảng hoà

Đêm đêm LTKiệt cho người...0,5 đ

- Cuối mùa xuân Lý Thường Kiệt .....1 điểm

+ Kết quả: Quân Tống 10 phần chết 5,6...1đ

+ Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt(2 đ)

- Tấn công trước để tự vệ...

- Xây dựng phòng tuyến phòng thủ

- Kết thúc chiến tranh bằng giảng hoà

Câu 2

Đóng vai:

  • Yêu cầu các em đóng vai và kể lại những việc làm trong ngày của nông nô

Rút ra nhận xét về cuôc sống của nông nô

*****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Chủ đề ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN ( Thế kỉ XIII- XIV )

(Thực hiện trong 8 tiết từ tiết 22 đến 29)

  1. SỰ THÀNH LẬP NHÀ TRẦN VÀ SỰ CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN

(Tiết 22,23)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua, thiết lập triều đại Trần.

- Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội thời Trần (quy củ hơn thời Lý),

- Thế kỉ XIII nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố lực lượng quốc phòng.

- Thấy được quân đội có cấm quân và quân ở các lộ.

- Chính sách " ngụ binh ư nông" và "quân cốt tinh không cốt đông"

2. Kỹ năng - Biết đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước & pháp luật thời Trần.

3. Thái độ - GD lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lập tự cường của ông cha ta thời Trần.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word .

- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Chuẩn bị sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.

V. Tiến trình dạy học

TIÊT 22 Tìm hiểu nhà Trần được thành lập như thế nào

Mục tiêu:HS trình bày được hoàn cảnh thành lập nhà Trần, trình bày, vẽ được bộ máy nhà nước thời Trần đồng thời biết so sánh với bộ máy nhà nước thời Lý

Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp và trả lời các câu hỏi trong tài liệu .

1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình kinh tế cuối thời Lý, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem hình. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩa trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Cuối thế kỷ XII- đầu XIII nhà Lý ngày càng suy yếu:

Chính trị Vua quan ăn chơi, triều chính lục đục, Kinh tế suy sụp, mất mùa đói kém xảy ra liên miên, Xã hội rối loạn, nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi.

- Đầu 1226 nhà Lý sụp đổ, nhà Trần thành lập vua quan rất chăm lo đến phát triển đất nước. Vì vậy ở thời Trần đã đạt nhiều thành tựu rực rõ trên các lĩnh vực. vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1,2 mục I vài 13 và trả lời câu hỏi sau.

Cho biết nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào

Trình bày và nêu nhận xét về bộ máy nhà nước được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Trình bày và nêu nhận xét về bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lí

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Hoàn cảnh nhà Trần thành lập:

Cuối thế kỉ XII nhà Lý suy yếu

-Quan lại ăn chơi sa đọa, không chăm lo đến đời sống nhân dân.

-Hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên, nhân dân khổ cực, các thế lực phong kiến nổi dậy quấy phá.

-Đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh -> nhà Trần thành lập.

*Bộ máy nhà nước:

-Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền được phân hóa làm ba cấp.

-Triều đình: đứng đầu là vua (cạnh vua có Thái Thượng Hoàng) giúp việc cho vua có các quan.

-Các đơn vị hành chính trung gian: lộ, phủ, huyện (Châu).

-Cấp hành chính cơ sở: xã

-Đặt thêm một số chức quan: Quốc sử viện, thái y viện, khuyến nông sứ, hà đê sứ, đồn điền sứ…

  1. 3. Hoạt động luyện tập
  2. - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là sự thành lập của nhà Trần.
  3. - Thời gian: 3 phút
  4. - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, nhóm, Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
  5. Nhóm 1,2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?
  6. Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về bộ máy chính quyền trung ương thời Trần so với thời Lý?

Dự kiến sản phẩm

* Sơ đồ bộ máy nhà nước:

* Sơ đồ chính bộ máy hành

So với thời Lí:

Giống nhau

Khác nhau

- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (mọi quyền hành nằm trong tay vua).

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, quan võ.

- Thời Trần:

+ Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng.

+ Đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ.

+ Cả nước chia thành 12 lộ.

- Thời Lý không có các cơ quan đó.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Rút ra được bài học kinh nghiệm qua sự suy yếu về mọi mặt cuối thời Lý và quá trình thành lập của nhà Trần

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? So sánh bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì khác?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, tự mình xưng là thái thượng hoàng & cùng con quản lí đất nước. Các chức đại thần do người trong họ nắm giữ. Đặt thêm một số cơ quan, một số chức quan, cả nước chia làm 12 lộ.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Tìm hiểu về quân đội thời Trần so sánh quân đội thời Lý.

+ Chuẩn bị bài mới

- Tìm hiểu nhà Trần Xây dựng và củng cố quốc phòng ntn ?

TIÊT 23 Tìm hiểu pháp luật và quân đội nhà Trần

Mục tiêu:HS trình bày được những nét chính về pháp luật, tổ chức quân đội thời Trần, biết so sánh với nhà Lý

Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp và trả lời 02 câu hỏi trong tài liệu HDH.

Cách thức tiến hành hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến SP

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 3 SGK.

- Cho Hs thảo luận cặp đôi

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Nhà Trần đã làm gì để ổn định xã hội?

? Hình luật thời Trần so với Hình thư thời Lý có điểm gì khác?

GV sử dụng ghi nội dung 2 bộ luật để HS rút ra điểm khác nhau

* Luật hình thư: - Bảo vệ vua

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã

hình thành cho học sinh.

a. Pháp luật thời trần

- Ban hành bộ luật mới mang tên Quốc triều hình luật, nội dung giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm. Luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.

- Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện. Thẩm hình viện là cơ quan chuyên việc xét xử kiện cáo.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Cá nhân : tham khảo sgk trả lời

+Nhóm: 1,2: so sánh quân đội thời Trần với thời Lý

3,4: việc làm của nhà Trần nhằm để củng cố lực lượng quốc phòng

- Tổ chức hoạt động:

+ GV: giao nhiệm vụ tổ 1,2 nội dung 1; tổ 3,4 nội dung 2

+HS: trình bày nội dung thảo luận nhóm

+ GV: nhận xét, bổ sung

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

? Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào?

? Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấm quân?

? Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách và chủ trương nào?

- Chính sách: ngụ binh ư nông.

- Chủ trương: quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.

- Sử dụng H27 để minh chứng cho việc tăng cường củng cố quốc phòng của triều Trần.

? Bên cạnh xây dựng quân đội, nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòng?

- Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu. Vua thường xuyên tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.

? Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì giống và khác với nhà Lý?

- Giống: quân đội có 2 bộ phận, được tuyển dụng theo chính sách ngụ binh ư nông.

- Khác: cấm quân được tuyển dụng những người khoẻ mạnh ở quê nhà, theo chủ trương cốt tinh nhuệ không cốt đông.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Quân đội thời Trần

- Gồm: cấm quân và quân các lộ

- Cấm quân: bảo vệ kinh thành

- Quân địa phương: vừa sản xuất vừa chiến đấu

- Chính sách ''ngụ binh ư nông ''

- Chủ trương '' quân cốt tinh không cốt đông''

+ Tổ chức: học tập binh pháp, luyện tập võ nghệ, xây dựng đoàn kết

+ Củng cố quốc phòng: bố trí tướng giỏi, đóng quân nơi hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc

3.3 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quân đội nhà Trần và tình hình kinh té thời Trần.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Quân đội thời Trần được tuyển chọn theo chủ trương nào?

A. Quân đội đông. mạnh

B. Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông

C. Quân vừa đông vừa tinh nhuệ

D. Quân văn võ song toàn

Câu 3: Các loại quân dưới thời nhà Trần?

A. Cấm quân

B. Quân địa phương và quân ở các phủ, lộ

C. Cấm quân và quân địa phương

D. Quân địa phương

Câu 4: Điểm giống nhau về cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời Trần với thời Lý

A. Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền

B. Đứng đầu nhà nước là vua và Thái thượng hoàng

C. Đều có chức Hà đê sứ

D. Giúp việc cho vua có quan đại thần, quan văn. quan võ

Câu 5: Việc nhà Trần khôi phục và phát triển kinh tế có tác dụng như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước?

A. Đất nước đổi mới

B. Quân đội và lực lượng quốc phòng phát triển

C. Kinh tế nhanh chóng phục hồi, nhân dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần

D. Làm giàu cho vua, quan lại và địa chủ

- Dự kiến sản phẩm

+ Phần trắc nghiệm

Câu

1

3

4

5

ĐA

B

C

D

C

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về việc tổ chức và chính sách quân sự của nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay..

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Em hãy cho biết việc tổ chức quân đội của nước ta hiện nay có điểm gì giống so với thời Trần?

- Thời gian: 2 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Hiện nay nhà nước ta thực hiện tổ chức quân đội có một số đặc điểm giống với thời Trần đó là thanh niên nhập ngũ sau hai năm tập trung nếu không tiếp tục đi theo quân đội thì sẽ về quê sản xuất, phát triển kinh tế và sẽ được huấn luyện một thời gian nhất định trong một năm và khi cần thì quân đội sẽ triệu tập tương tự như chính sách ngụ binh ư nông thời Trần.

+ Chuẩn bị bài mới

- Xem trước bài 14 mục I.

- Sưu tầm tranh ảnh về quân Mông Cổ.

II.CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM

DƯỚI THỜI TRẦN

(Tiết 24,25,26,27)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết

- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông- Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử cụ thể.

Trình bày những nét chính về diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên dưới thời Trần

2. Kĩ năng

- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.

- Đọc và vẽ lược đồ.

3. Thái độ

-Giaos dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt

+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.

+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

TIẾT 24

II.1 CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ ( 1258)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.

- Chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.

- Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

- Giáo dục ý thức cho HS về việc lợi dụng tự nhiên để chống giặc ngoại xâm.

2. Kĩ năng

- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.

- Đọc và vẽ lược đồ.

- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

-Giaos dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt

+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.

+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III. PHƯƠNG TIỆN:

Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Mông Cổ, Ti vi, máy tính, bảng nhóm.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word .

- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước:

+ Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.

+ Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần nhất.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Bài cũ

3.Bài mới
3.1 Hoạt động khởi động.

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ để, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Gv cho HS đọc câu nói sau: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”

Em hãy cho biết câu nói này của ai, câu nói trên nói lên điều gì? ( Trần Thủ Độ, lúc bấy giờ quân Nguyên vào nước ta, quân giặc quá mạnh vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ, nói lên niềm tin chiến thắng của quân và dân ta.)

- GV dẫn dắt HS đi vào bài học…

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

- Mục tiêu: Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông Cổ và âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

? Yêu cầu HS quan sát H29

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

? Yêu cầu HS quan sát H29 và nêu hiểu biết của em về quân Mông Cổ.

? Tại sao quân Mông Cổ đánh Đại Việt trước?

? Trước khi vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì?

? Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến?

? Quân MC xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hs trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

- Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích, quân Mông Cổ quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc.

2. Hoạt động 2. 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.

- Mục tiêu: Biết và hiểu về sự kháng chiến của nhà Trần, trình bày trên lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

? Yêu cầu HS quan sát H30 SGK/56

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1,2: Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?

+ Nhóm 3,4: tường thuật diễn biến của cuộc kháng chống quân Mông Cổ của nhà Trần.

+ Nhóm 5,6: ? Vì sao quân ta đánh bại quân Mông Cổ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

? Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất là gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.

a. Sự chuẩn bị của nhà Trần

- Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.

b. Diễn biến

- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long.

- Ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu

- Ngày 29/1/1858 quân Mông Cổ rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: âm mưu xâm lược Đại Việt của vua Mông vào thế kỉ XIII

+ Hiểu được thái độ của của nhà Trần đối với kẻ thù.

+ Phân tích cách đánh giặc của nhân dân ta trong lần thứ nhất. HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã có âm mưu gì?(B)

A. Lo phòng thủ đất nước.

B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.

C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.

D. Cho sứ giả sang Đại Việt, thực hiện chính sách giao bang hòa hảo.

Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng, vua Trần có thái độ như thế nào?(B)

  1. Trả lại thư ngay. B. Bắt giam vào ngục.

C. Tỏ thái độ giảng hòa. D. Chém đầu sứ giả ngay tại chổ.

Câu 3: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?(B)

A. Chương Dương. B. Quy Hóa. C. Bình Lệ Nguyên. D. Vạn Kiếp.

Câu 4: Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?(H)

A. Kiên quyết chống giặc và chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Câu 5: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai?(H)

A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Thủ Độ C. Trần Thánh Tông. D. Trần Quang Khải.

Câu 6: Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh vua Trần đã quyết điịnh như thế nào?(vd)

A. Lui quân để bảo toàn lực lượng. B. Dân biểu xin hàng.

C. Cho sứ giả cầu hòa. D. Vừa chuẩn bị lực lượng phản công.

Câu 7: Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ?

A. Dốc toàn bộ lực lượng để đối phó. B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều..

C. Đề nghị giảng hòa . D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của nhân dân.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

Câu hỏi: Nêu sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.

3. Dự kiến sản phẩm:

- Nhà Trần thực hiện chủ trương: tránh thế giặc mạnh khi chúng kéo đến xâm lược, cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện vườn không nhà trống để dồn quân giặc vaò thế bị động, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt quân xâm lược.

- Chuẩn bị phần II.Trình bày được diễn biến trên lược đồ H.31SGK/60

********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 25,

II.2 CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)

I Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Việc chuẩn bị cho cuộc xâm lước ĐV lần thứ II của nhà Nguyên chu đáo hơn so với lần I . Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn và với quyết tâm cao, quân dân ĐV đã giành thắng lợi vẻ vang .

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử .

- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc ngoại xâm , niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước .

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua công tác chuẩn bị cảu nhà Trần trong cuốc kháng chiến chống quan Nguyên lần thứ hai.

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về việc bảo vệ quốc phòng an ninh. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về việc bảo về tổ quốc ta hiện nay.

II. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III. Phương tiện

Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Nguyên lần hai, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần hai.

- Tranh minh hoạ Thoát Hoan nằm trong ống đồng trốn về nước .

- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ .

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Quân Mông Cổ xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?

- Em có suy nghĩ gì về cách đánh giặc của dân tộc ta qua cuộc kháng chiến?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là công tác chuẩn bị của nhà Trần chống quân Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động

- GV cho học sinh xem tranh

Em hãy cho biết 2 bức tranh này nói lên nội dung gì ?

- Dự kiến sản phẩm: Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng nói lên sự chuẩn bị của nhà Trần để đối phó với quân Nguyên.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau thất bại lần thứ nhất nhà Nguyên tiếp tục chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai và để chống lại cuộc kháng chiến này nhà Trần đã có sự chuẩn bị và cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.

- Mục tiêu: Hiểu và biết sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.

- PTTH : Cá nhân, nhóm

- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Champa và Đại Việt nhằm mục đích gì ?

- Nhà Nguyên cho quân đánh Champa trước nhằm mục đích gì ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

? Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Cham Pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?

? Nhà Nguyên cho quân đánh Cham Pa nhằm mục đích gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Sau khi thống trị toàn bộ Trung Quốc, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Cham Pa và Đại Việt.

- 1283, tướng Toa Đô cho quân xâm lược Cham Pa nhưng chỉ chiếm đươc phần phía bắc Cham pa. Kế hoạch xâm lược Cham pa bước đầu phá sản.

2. Hoạt động 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Mục tiêu: Biết được công tác chuẩn bị của nhà Trần.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề,

- Phương tiện: Máy chiếu.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược ĐV, vua Trần đã làm gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?

? Hội nghị này rất quan trọng, vì sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Hội nghị Bình Than : Bàn kế phá giặc

- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc kháng chiến.

- 1285 : Hội nghị Diên Hồng : Ý chí tiêu diệt giặc của toàn dân ta

- Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

- Chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

3. Hoạt động 3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi

- Mục tiêu: Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai.

- Phương pháp: Thảo luận cá nhân, nhóm.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS tường thuật diễn biến của cuộc kháng chống quân Nguyên lần hai.

- Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực, Thoát Hoan đã làm gì ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

? Trận chiến này ta đạt được những kết quả gì?

? Nêu cách đánh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Diễn biến: (sgk)

b. Kết quả:

- Nhân lúc quân giặc gặp khó khăn, nhà Trần cho quân tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi .

- Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước .

- Thoát Hoán chui vào ống đồng trốn về nước, Toa đô bị chém đầu.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về âm mưu xâm lược Cham pha và Đại Việt của quân Nguyên, công tác chuẩn bị và cuộc kháng chiến của nhà Trần chống quân Nguyên.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

1.Nhận biết:

Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, người tự giương lá cờ “Phá cường địch báo hoàng ân” là

A.Trần Quốc Tuấn. B. Phạm Ngũ Lão

C.Trần Khánh Dư. D.Trần Quốc Toản .

Câu 2: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào:?

A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần I.

B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần II.

C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần III.

D. Vào thời điểm sau khi đánh tan quân Nguyên.

Câu 3: Tháng 5-1288, quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu?

A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. B.Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương

C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu. D.Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng.

2.Thông hiểu:

Câu 4: Hành động thể hiện ý chí quyết chiến của quân đội nhà Trần là

A. tổ chức duyệt binh.

B. tổ chức hội nghị Bình Than .

C. các chiến sĩ đều thích trên tay hai chữ “Sát Thát”

D. tổ chức hội nghị Diên Hồng.

Câu 5: Sát thát” có nghĩa là

A. quyết chiến . B. đoàn kết.

C. chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. D. giết giặc Mông Cổ.

3.Vận dụng:

Câu 6: Một trong các cách đánh giặc của nhà Trần ở lần hai giống lần nhất là

A. tiến công để tự vệ.

B. dân biểu xin hàng.

C. cho sứ giả cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.

D. thực hiện ‘vườn không nhà trống” ở kinh thành Thăng Long

- Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

D

B

A

C

D

D

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị của nhà Trần để chống quân Nguyên thắng lợi. Cách đánh giặc của nhà Trần trong lần hai

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

Câu hỏi: - Việc chuẩn bị của nhà Trần chống quân xâm lược có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến? (1258)

- Em hãy nhận xét cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên lần hai.

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.

3. Dự kiến sản phẩm:

- Việc chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Nhà Trần có quân đội mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến, các tầng lớp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình nên một lực lượng cả nước đánh giặc.

- Cách đánh giặc của nhà Trần trong lần hai:

+ Chỉ tổ chức chặn giặc ở vùng biên giới rồi rút quân để bảo toàn lực lượng.

+ Thực hiện vườn không nhà trống ở kinh thành Thăng Long.

+ Phá vỡ thế gọng kìm của chúng và đẩy chúng vào thế bị động.

Học sinh về chuẩn bị mục III.

************************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 26

II.3 CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1288)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Những nét chính về cuộc kháng chiến lần III , những trận đánh quyết định như Vân Đồn, Bạch Đằng.

-Tinh thần toàn dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc của quân và dân thời Trần qua các sự kiện nhân vật lịch sử cụ thể tiêu biểu.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử .

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.

+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III. PHƯƠNG TIỆN:

Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Nguyên lần ba, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word.

- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần ba, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288

- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ .

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước:

+ Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.

+ Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần ba.

+ Tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Trình bày âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên?

3.Bài mới:
3.1 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

- GV cho học sinh xem tranh

Em hãy cho biết bức tranh này là hình ảnh của ai? ( Trần Hưng Đạo)

Em biết gì về vai trò của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?

- GV dẫn dắt HS đi vào bài học…

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt .

- Mục tiêu: Âm mưu của nhà Nguyên ở lần III và sự chuẩn bị của nhà Trần

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm

- Phương tiện

+ Ti vi, máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận câu hỏi.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS.

+ N1,2: Vì sao đã hai lần xâm lược ĐV đều thất bại nhưng vua vẫn tiếp tục xâm lược lần ba ?

+ N 3,4: Nêu những dẫn chứng về việc quân Nguyên chuẩn bị cho cuộc xâm lược ĐV ?-Cho hs đọc chữ nhỏ và nhận xét câu nói của vua Nguyên

+ N5,6: Qua sự chuẩn bị của vua Nguyên nói lên điều gì? Trước nguy cơ đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì ?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt .

a. Hoàn cảnh :

-Vua Nguyên quyết tâm xâm lược ĐV lần III

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

b. Diễn biến :

-12-1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công ĐV .

-Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ .

2. Hoạt động 2: 2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của trận Vân Đồn.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, hoạt động cá nhân.

- Phương tiện

+ Ti vi, máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 2.

- HS Trình bày diễn biến trận Vân Đồn theo lược đồ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- HS Trình bày diễn biến trận Vân Đồn theo lược đồ

- Kết quả của trận Vân Đồn ntn?

- Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

a. Diễn biến :

- Trần Khánh Dư cho quân mai phục

- Khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta đánh dữ dội.

b. Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm .

3. Hoạt động 3: 3. Chiến thắng Bạch Đằng.

- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của trận Bạch Đằng, nhận xét cách đánh của quân ta

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện

+ Ti vi, máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 3 và trả lời các câu hỏi:

- Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên ntn ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS làm việc.

- Đợi mãi không thấy lương đến, Thoát Hoan đã làm gì ?

- Trước tình thế đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì ?

- Dựa vào đâu mà vua Trần và TQT chọn sông BĐ làm nơi mai phục ?

- HS tường thuật diễn biến qua lược đồ .

- Hãy nêu ý nghĩa của trận BĐ năm 1288 ?

Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần III ? Có gì giống và khác so với hai lần trước ?

- So sánh với cách đánh của Ngô Quyền năm 938?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Chiến thắng Bạch Đằng:

- Hoàn cảnh :

- Tháng 1-1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long .

- Ta thực hiện Kế hoạch “vườn không nhà trống” .

- Diễn biến: SGK

- Kết quả: Tiêu diệt phần lớn quân giặc, Ô Mã Nhi bị bắt sống

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: diễn biến của cuộc kháng chiến lần ba

+ Hiểu được thái độ của của nhà Trần đối với kẻ thù.

+ Phân tích cách đánh giặc của nhân dân ta trong lần thứ ba so sánh với lần hai. HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

1.Nhận biết:

Câu 1: Bị thất bại sau hai lần xâm lược Đại Việt, thái độ của vua Nguyên là

A. không dám xâm lược Đại việt. B. cho sứ sang cống nạp

C. đề nghị cho con trai sang ở rể. D. quyết tâm đánh Đại Việt lần ba.

Câu 2: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra trong những năm

A. 1285 - 1286. B. 1286 - 1287 . C. 1287 - 1288 D. 1288 - 1289

Câu 3: Tác giả của khúc khải hoàn ca “Tụng giá hoàn kinh sư” là

A. Trần Hưng Đạo. B. Trần Quang Khải . C. Trần Thủ Độ. D. Trần Thái Tông.

Câu 3: Với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân ta đã bắt sống tướng nào của quân Nguyên?

A. Hốt Tất Liệt. B. Toa Đô . C. Thoát Hoan. D. Ô Mã Nhi.

Câu 4: Hãy chọn đáp án nối đúng

Nhân vật

Sự kiện

1. Trần Khánh Dư

a. Chỉ huy trận Bạch Đằng

2. Trần Hưng Đạo

b.“ Lá cờ thêu 6 chữ vàng”

3. Trần Quốc Toản

c.“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

4. Trần Thủ Độ

d.Tiêu diệt đoàn thuyền lương

A. 1-.b, 2 - a , 3 - d, 4 – c. B. 1-.a, 2 – b, 3- d, 4 – c.

C. 1-.c, 2 - a , 3 - d, 4 – b. D. 1-.d, 2 - a , 3 - b, 4 – c.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn, giải thích các sự kiện của thế giới ngày nay.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. (tùy theo thời gian giáo viên hỏi 1 trong các câu hỏi sau và có thể yêu cầu HS về tìm hiểu thêm ở nhà)

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

Câu hỏi: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có khác lần hai?

- Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp gì?

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.

3. Dự kiến sản phẩm:

*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có khác lần hai:

- Tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để dồn chúng vào thế bị động

- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà nguyên đối với nước ta.

* Công lao của Trần Quốc Tuấn:-

- Chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Là nhà lí luận quân sự tài ba, là tác giả của bộ “Binh thư yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”

- Là người tổ chức và chỉ đạo cuộc phản công trong cuộc kháng chiến lần hai chống quân Nguyên.

- Là người quyết định tổ chức trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Chuẩn bị bài mới

- Nêu nguyên nhân tháng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

************************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 27

II.4 NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN .

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên, quân dân ĐV đều thắng lợi . Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâmlược Mông Nguyên .

2. Kỹ năng: Phân tích so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung .

3. Thái độ

- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

- Bài học kinh nghiệm lịch sử về truyền thống đoàn kết dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về công cuộc bảo vệ đất nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc khãng chiến của ông cha ta.

II. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III. Phương tiện: Tranh ảnh, lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tướng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động

- GV cho học sinh đọc câu : “ Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói này? Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân

- Dự kiến sản phẩm

Tạo điều kiện để dân phát triển là kế sách lâu dài và quan trọng nhất để giữ nước. Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua ba lần khãng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu và mặc dù tương quan lực lượng luôn nghiên về quân giặc nhưng quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang và có ý nghĩa gì đối với đất nước, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1 Nguyên nhân thắng lợi.

- Mục tiêu: Học sinh nắm được các nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của quân dân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

- Phương pháp: cá nhân, nhóm.

- Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi

Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên dân tộc ta đều thắng lợi ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

? Hãy nêu 1 số dẫn chứng vế tinh thần đoàn kết của dân tộc ta?

? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến?

? Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1.Nguyên nhân thắng lợi :

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia .

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt .

- Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần .

- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những ngươì chỉ huy .

2. Hoạt động 2 Ý nghĩa lịch sử.

- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của thắng lợi trong ba lần lkhangs chiến chống Mông Nguyên.

- Phương pháp: cá nhân.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Thời gian: 16 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi

Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Hoạt động nhóm đôi

B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp. Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập

Thảo luận : Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng xâm lược Mông Nguyên ?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

B3: HS: báo cáo, thảo luận

B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

. Ý nghĩa lịch sử :

-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ .

-Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN .

-Để lại nhiều bài học vô cùng quí giá

-Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác .

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mộng.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

1.Nhận biết:

Câu 1: Người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là

A. Trần Hưng Đạo. B. Trần Quang Khải . C. Trần Thủ Độ. D. Trần Thái Tông.

Câu 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên là

A. tự vũ trang đánh giặc

B. Bắt sứ giả của giặc .

C. Chặn đánh địch khi chúng mới đến

D. Thực hiện “ vườn không nhà trống”

2.Thông hiểu:

Câu 3: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?

A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, .

B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc .

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.

D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.

Câu 4: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?

A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến . B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết.

C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

D. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ .

3.Vận dụng

Câu 5: Thắng lợi của 3 lần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên để lại bài học quí giá là

A. dốc toàn bộ lực lượng để đối phó.

B. lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều..

C. củng cố khối đoàn kết toàn dân .

D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.

- Dự kiến sản phẩm

+ Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

ĐA

B

D

D

C

C

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, phân tích nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta .

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

Câu hỏi: Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên do chiến lược chiến thuật đúng đắn của sáng tạo của bộ chỉ huy. Bằng kiến thức đẫ học em hãy chứng minh

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.

3. Dự kiến sản phẩm:

* Chiến lược chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy được biểu hiện là:

- Thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc.

- Biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã chuẩn bị từ trước.

- Buộc từ thế mạnh sang thế yếu, từ thế chủ động sang thế bị động.

Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài15.

***********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

III.TÌNH HÌNH KINH TẾ & VĂN HÓA THỜI TRẦN.

(Tiết 28,29)

Tiết 18 III.1 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: - Biết được một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội của nước ta sau chiến tranh chống xâm lược Mông- Nguyên.

- Biết được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn hoá, giáo dục, khoa học kinh tế thời Trần.

2. Kỹ năng - Nhận xét, đánh giá những thành tựu kinh tế, văn hoá.

- So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.

3. Thái độ - Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần.

- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn phát huy nền văn hoá dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: - Năng lực chuyên biệt, Tái tạo kiến thức năng lịch sử dụng tranh ảnh và lược đồ rút ra nhận xét.quan sát so sánh hình vẽ

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

- Ti vi, Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word .

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (3 p) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là, Nền kinh tế và xã hội thời Trần sau chiến tranh đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động: Nền kinh tế sau chiến tranh về nông nghiệp .thủ công nghiệp .thương nghiệp ?

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.

Sau chiến tranh nhà Trần đã đề ra chính sách để phát triển kinh tế nền kinh tế sau chiến tranh phục hồi nhanh chóng.

- Giaó viên nhận xét rút ra bài học mới về sự phát triển kinh tế thời trần . những chính sách của nhà trần nhằm phát triển kinh tế: nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Nền kinh tế sau chiến tranh.

- Mục tiêu: - Sau chiến tranh nhà Trần đã đề ra chính sách gì để phát triển kinh tế ?

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi, Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Tìm hiểu tình hình kinh tế sau chiến trnh

? Sau chiến tranh nhà Trần đã đề ra chính sách gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?

? Nhờ những chính sách ấy nền kinh tế thời Trần như thế nào?

- Phát triển nhanh chóng

? So với thời Lý ruộng đất thời Trần có gì thay đổi?

- Ruộng tư tăng.

? Vì sao số ruộng đất tư tăng nhanh?

- Chính sách khai hoang, phong thưởng, mua bán ruộng đất->địa chủ đông

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ?

- Câu hỏi thảo luận nhóm:

Nhóm 1,2: Sau chiến tranh kinh tế nông nghiệp như thế nào?

Nhóm 3,4: Trình bày tình hình thủ công nghiệp thời Trần sau chiến tranh?

Nhóm 5,6: Tình hình thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh như thế nào?

- Trình độ kĩ thuật thời Trần tinh xảo hơn

? Thời Trần có hai nghề mới đó là nghề gì?

- Đóng tàu, chế tạo vũ khí

? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp thời Trần?

- Phát triển nhiều ngành nghề, kĩ thuật cao.

? Thương nghiệp thời Trần hoạt động như thế nào?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nền kinh tế sau chiến tranh.

- Kinh tế :

+ Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.

+ Thủ công nghiệp: do nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề : làm đồ chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...

+ Thương nghiệp: Chợ búa mọc lên nhiều.Việc trao đổi buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

2. Hoạt động 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.

- Mục tiêu: Tình hình XH sau chiến tranh

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện

+ Ti vi, Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến SP

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2 SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận:

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Sau chiến tranh xã hội có mấy tầng lớp cư dân? Đời sống của họ ra sao?

? Sự phân hoá tầng lớp thời Trần có gì khác so với thời Lý?

- Phân hoá sâu sắc hơn: địa chủ ngày càng đông, nông nô và nô tì ngày càng nhiều

? Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự phân hoá trong xã hội thời Trần.

Vua

vương hầu,Quý tộc

Quan lai địa chủ

-Tầng lớp bị trị:

Thương nhân,Thợ thủ công

Nông dân, tá điền

Nông nô

Nô tì

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã

hình thành cho học sinh.

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.

Xã hội gồm 5 tầng lớp.

- Vương hầu, quý tộc.

- Địa chủ.

- Nông dân., nông dân tá điền.

- Thợ thủ công, thương nhân .

- Nông nô, nô tỳ.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình kinh tế, xã hội thời Trần sau chiến tranh.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).

4. Củng cố:

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Sau chiến tranh nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp?(B)

A. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế B. Khai hoang

C. Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt D. Lập đồn điền

Câu 2: Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý gồm:(B)

A. nghề làm đồ gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển

B. nghề làm đồ gốm tráng men

C. nghề dệt vải,lụa, chế tạo vũ khí

D. đóng thuyền đi biển

Câu 3:Thủ công nghiệp trong nhân dân, nổi bật là nghề:(B)

A. Làm đồ gốm. Đúc đồng, xây dựng

B. Làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng..

C. nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in

D. nghề mộc và xây dựng, làm gốm, dệt

Câu 4 : Sự phát triển kinh tế thời trần nguyên nhân nhờ vào đâu (vd)

A. Khuyến khích sản xuất B. Đẩy mạnh khai hoang

C. Mở rộng ruộng đất công D. Mở rộng ruộng đất tư

Câu 5: Tầng lớp nào đông đảo nhất trong xã hội

A. Quan lại B. Địa chủ C. Qúy tộc D. Nông dân

Tự Luận:

Câu 4: Thủ công nghiệp & thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?(vd)

* TCN thời Trần sau chiến tranh:

- TCN do nhà nước quản lý được mở rộng ( nhiều ngành nghề )

- TCN trong nhân dân rất phổ biến & phát triển.

- Xuất hiện các làng nghề ( một số người tới T.Long lập ra các phường nghề )

- Sản phẩm thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.

* Tình hình TN thời Trần sau chiến tranh: - Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi ( xuất hiện một số thương nhân )

- T.Long là trung tâm k. tế khá sầm uất ( có nhiều phường TC, nhiều chợ thu hút người buôn bán các nơi )

- Trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ( thương cảng Vân Đồn )

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Nhận xét được tình hình kinh tế nhà trần sau chiến tranh có điểm gì mới.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Thủ công nghiệp & thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

* TCN thời Trần sau chiến tranh:

- TCN do nhà nước quản lý được mở rộng ( nhiều ngành nghề )

- TCN trong nhân dân rất phổ biến & phát triển.

- Xuất hiện các làng nghề ( một số người tới T.Long lập ra các phường nghề )

- Sản phẩm thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.

* Tình hình TN thời Trần sau chiến tranh: - Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi ( xuất hiện một số thương nhân )

- T.Long là trung tâm k. tế khá sầm uất ( có nhiều phường TC, nhiều chợ thu hút người buôn bán các nơi )

- Trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ( thương cảng Vân Đồn )

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Chuẩn bị bài mới

chuẩn bị mục II: Sự phát triển văn hóa ( Sinh hoạt văn hóa được thể hiện ntn? )

**********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 29

III.2 SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được đời sống tinh thần của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.

- Hiểu nền văn hoá phong phú mạng đậm bản sắc dân tộc là rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt.

- Giáo dục khoa học, kĩ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.

2. Kỹ năng: Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời kì lịch sử có nền văn hoá riêng mang đạm bản sắc dân tộc.

3. Thái độ

- Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về một xã hội văn hoá qua phương pháp so sánh với thời kì trước.

- Phân tích, đánh giá, nhân xét những thành tựu văn hoá đặc sắc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua nền giáo dục thời Trần

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về giáo dục hiện nay.

II. Phương pháp: Thảo luận nhóm.trực quan vấn đáp đàm thoại

III. Phương tiện: Tranh ảnh, các thành tựu văn hoá thời Trần.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về kiến trúc thời Trần.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

(?) Nêu đặc điểm kinh tế thời Trần sau chiến tranh.

(?) Trình bày một vài nét về tình hình xã hội thời Trần.

3 Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là đời sống nhân dân, văn học, giáo dục và nghệ thuật thời Trần. đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: cá nhân

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về kiến trúc thời Trần và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của những hình ảnh về kiến trúc trên?

- Dự kiến sản phẩm: Các hình ảnh trên có nghệ thuaatj đặc sắc, được xây dựng có nhiều đặc điểm của ngôi chùa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Cùng với sự phục hồi và phát triển kinh tế, nền văn hóa Đại Việt thời Trần cũng đạt được nhiều thành tựu. Vậy nền văn hóa đó có những nết gì đặc sắc chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1 Đời sống văn hoá.

- Mục tiêu: Học sinh nắm được các tín ngưỡng và hình thức sinh hoạt của nhân dân.

- Phương pháp: cá nhân, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện

+ Tivi.

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Em hãy kể tên một vài tín ngưỡng cổ truyền trong nhân dân

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt.

? Đạo phật thời Trần so với thời Lý ntn?

? So với đạo phật thì đạo nho có vị trí ntn?

? Em hãy nêu những tập quán sống giản dị trong nhân dân.

? Trong nhân dân có những hình thức sinh hoạt văn hoá nào?

? Em có nhận xét gì về các hoạt động văn hoá thời Trần?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Thời Trần các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân.

- Đạo được nâng cao, chú ý hơn do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của g/c thống trị

- Các nhà nho giữ vị trí cao trong bộ máy nhà nước được trọng dụng<Trương Hán Siêu, Chu Văn An>...

1.Đời sống văn hoá.

- Tín ngưỡng:

+ Thờ tổ tiên.

+ Thờ anh hùng.

+ Thờ người có công.

- Đạo phật, nho giáo phát triển mạnh.

- Tập quán: Nhân dân đi chân đất, quần đen, áo tứ thân, cạo trọc đầu.

- Hình thức sinh hoạt:

+ Nhân dân thích ca hát, nhảy múa.

+ Tập võ nghệ.

+ Đấu vật...

2. Hoạt động 2.Văn học

- Mục tiêu: nội dung cơ bản và một số tác phẩm tiêu biểu của nền văn học thời Trần.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, trực quan.

- Phương tiện

+ tivi.

+ máy tính.

- Thời gian: 9 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Học sinh thảo luận nhóm.

?Văn học thời Trần có đặc điểm gì?

? Các tác phẩm văn học thời kì này nội dung ntn?

? Em hãy kể tên 1 số TP mà em biết.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Phong phú mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc

- Tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc

- Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông BĐ

“Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối...”.

2.Văn học

-Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.

- Chứa đựng nhiều nội dung phong phú làm rạng rỡ văn hoá Đại Việt

- Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh...

3. Hoạt động 3.Giáo dục và khoa học, kĩ thuật.

- Mục tiêu: Nắm được tình hình giáo dục nước ta thời Trần. Thành tựu về khoa học – thuật thời Trần.

- Phương pháp: Cá nhân, phát vấn, giải thích.

- Phương tiện

+ Tivi.

+ Máy tính.

- Thời gian: 9 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Giáo dục thời Trần có đặc điểm gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

? Quốc sử viện có nhiệm vụ gì? Ai đứng đầu?

? Em có nhận xét gì về tình hình phát triển giáo dục, khoa học, kĩ thuật, kinh tế thời Trần?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Cơ quan viết sử của nước ta

- Lê Văn Hưu đứng đầu

- Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá dân tộc. Tạo bước phát triển cao cho nền văn minh Đại Việt.

3.Giáo dục và khoa học, kĩ thuật.

- Giáo dục:

+ Mở trường học nhiều nơi.

+ Tổ chức thi thường xuyên.

+ Lập cơ quan “Quốc sử viện”.

+ 1272 “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu.

- Quân sự, y học, khoa học, kĩ thuật đạt nhiều thành tựu.

4. Hoạt động 4 Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

- Mục tiêu:Nắm được nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cũng như đặc điểm kiến trúc và biết các công trình kiến trúc.

- Phương pháp: cá nhân, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.

- Phương tiện: tranh ảnh về các công trình kiến trúc thời Trần.

- Thời gian: 9 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hãy kể tên các công trình kiến trúc, điêu khắc thời Trần?

? Quan sát H rồng thời thời Trần và hãy so sánh với hình rồng thời Lý.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Rồng thời Trần tinh xảo, rõ nét hơn có sừng vảy bệ vệ, uy nghi hơn Lý.

4.Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

- Tháp Phổ Minh, chùa thành Tây Đô.

- Nghệ thuật chạm khắc rồng...

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về đời sống văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần..

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

* Nhận biết

Câu1 : Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân

A Phật giáo

B Nho giáo

C Thiên chúa giáo

D Thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc

* Câu 2: Bộ Đại Việt sử kí gồm

A 50 quyển

B 40 quyển

C 20 quyển

D 30 quyển

* Thông hiểu

Câu 3:Vì sao địa vị của nhà nho ngày càng được nâng cao ?

A Nho giáo ngày càng phát triển

B Nhà nho giữ những chức vụ quan trọng

C Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước

D Nhà nho được trọng dụng

* Vận dụng :

Câu 4 :Câu nhận xét của của nhà nho Lê Văn Hưu : Nhân dân quá nữa làm sư . vào thế kỉ thứ mấy ?

A Thế kỉ XIV

B Thế tỉ XV

C Thế kỉ XVI

D Thế kỉ XVII.

- Dự kiến sản phẩm

+ Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

ĐA

A

D

C

A

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về nền giáo dục thời trần so với nền giáo dục của nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn quan lịa thời Trần.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Em có nhận xét gì về tình hình phát triển giáo dục, khoa học, kĩ thuật, kinh tế thời Trần?

- Thời gian: 2 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá dân tộc. Tạo bước phát triển cao cho nền văn minh Đại Việt.

G:GT tranh, ảnh.?

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Xem trước bài 16 Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV.

**************************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

TIẾT 30, BÀI 16

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Sự yếu kém của vua quan nhà Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước, tình hình kinh tế, xã hội các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì đã diễn ra ngày càng rầm rộ

  • Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần – nhà Hồ thành lập
  • Nêu nội dung chính sách cải tổ của Hồ Quý Ly. Tác dụng của cải cách này.

2. Kỹ năng - phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử.

  • Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử
  • Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế

3. Thái độ Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử.

  • Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt được

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: sự ăn chơi xa đọa của vua quan nhà Trần, đời sống lam lũ bần cùng của nhân dân ta và những cuộc nổi dạy của nông dân và nô tì cuối thế kỉ XIV.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

- Ti vi, Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word .

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (3 p) trình bày những thành tựu văn hóa và KHKT của dân ta dưới thời trần?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là, Nền kinh tế và xã hội cuối thời Trần sau đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK từ vào nữa sau thế kỉ XIV

+ Em hãy cho biết nội dung đoạn sử liệu trên

+ Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả như vậy?

+ Vào nửa sau thế kỉ XIV, Vua Quan nhà Trần đã lao vào con đương ăn chơi như thế nào?

  • HS suy nghĩ trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.

  • Kinh tế xơ xác tiêu điều , nhân dân đói khổ, phiêu tán.
  • Sự ăn chơi xa đọa của vua quan nhà Trần
  • Vương hầu, Quý tộc nhà chùa, địa chủ chiếm đoạt ruộng công, tăng thuế đinh

HS trả lời GV nhận xét và vào bài mới. Sự ăn chơi xa đọa của vua quan nhà Trần làm cho nhân dân đói khổ, họ vùng dậy đấu tranh chống lại nhà Trần đó là nội dung của bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Tình hình kinh tế.

- Mục tiêu: Tình hình KT nước ta đời sống nhân dân vào nửa sau TK XIV

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện: + Ti vi, Máy vi tín

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Tìm hiểu tình hình kinh tế

- Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận câu hỏi

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ?

- Câu hỏi thảo luận nhóm:

Nhóm 1,2: Tìm hiểu tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta vào nửa sau thế kỉ XIV .

Nhóm 3,4 : trình bày đời sống nhân dân ta vào nửa sau thế kỉ XIV.. ?

Nhóm 5,6: để bù lại sau những năm tháng chiến tranh họ phải chịu nhiều cực khổ hi sinh, mất mác

Vương Hầu, Quý Tộc nhà Trần đã làm gì. Tại sao có tình trạng đó ?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Tình hình kinh tế.

+ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều, các công trình thuỷ lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.

+ Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.

2. Hoạt động 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.

- Mục tiêu: Tình hình XH sau chiến tranh

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện

+ Ti vi, Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến SP

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2 SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận:

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Nhóm 1,2 : Trước tình hình đời sống nhân dân như vậy vua Quan nhà Trần đã làm gì? Nêu việc làm của Chu Văn An? Việc làm đó chứng tỏ điều gì?

Nhóm 3,4: Lợi dụng tình hình đó các thế lực bên ngoài đã làm gì? trình bày diễn biến các cuộc nổi dậy qua lược đồ

Nhóm 4,6 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã

hình thành cho học sinh.

2. Tình hình xã hội.

+ Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...

+ Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước... Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe.

+ Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.

+ Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.

+ Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm thành Thăng Long trong
ba ngày. Cuộc khởi nghĩa thất bại vì bị triều đình tập trung lực lượng đàn áp...

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình kinh tế, xã hội thời Trần cuối thế kỉ XIV

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).

4. Củng cố:

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: : Vào nửa sau thế kỉ XIV sự ăn chơi của vua quan nhà Trần làm cho đê vỡ mấy lần ?

A. 8 lần B. 9 lần C. 10 lần D. 11 lần

Câu 2: : Ruộng đất ngàn dặm đỏ như cháy

Đồng quê than vãn trông vào đâu

Lưới chài quan lại còn vơ vét

Máu thịt nhân dân cản nửa rồi

4 câu thơ trên của ai?

A. Chu Văn An B. Trần Dụ Tông C. Nguyễn Phi Khanh D. Trần Khánh Dư

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào đã kéo quân về đánh chiếm Thăng Long trong 3 ngày.

A. Phạm Sư Ôn B. Nguyễn Nhữ Cái C. Nguyễn Thanh D. Ngô Đệ

Câu 4: các cuộc KN của Nông dân nửa cuối TK XIV bị thất bại nói lên điều gì?

A. Tinh thần yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột.

C. Tinh thần đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo

D. Tinh thần đấu tranh bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Nhận xét tình hình xã hội nhà trần cuối thế kỉ XIV.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

+ Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...

+ Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước

+ Nhiều cuộc nổi dậy của nông dân bùng nổ

=> Tình hình xã hội bất ổn định

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Chuẩn bị bài mới

chuẩn bị mục II: Nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly.

- Nhà Hồ được thành lập trong hoang cảnh nào?

- Nội dung cải cách và tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly.

********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 31, Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV (tiếp theo)

II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Sự yếu kém của vua quan nhà Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước, tình hình kinh tế, xã hội các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì đã diễn ra ngày càng rầm rộ.

- Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần – nhà Hồ thành lập

- Nêu nội dung chính sách cải tổ của Hồ Quý Ly

- Tác dụng của cải cách này.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, lien hệ thực tế.

- Phân tích đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử.

- Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt được

- Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của dân tộc trong đời sống.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

- năng lực tái hiện :

+ nhà Trần suy yếu tột độ, không còn đủ sức điều khiển triều chính, sụp đổ là điều tất yếu.

+ cải cách HQL bao trùm tất cả các lĩnh vực điều hành đúng thời điểm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

  • Năng lực thực hành:

+ Sưu tầm tài liệu tranh ảnh ca dao tục ngữ nói về ưu điểm và hạn chế của cải cách HQL

+ So sánh và phân tích tình hình chính trị, xã hôi, kinh tế, quân sự nước ta qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống : Trong bất cứ hoàn cảnh nào không cúi đầu cam chịu, tìm mọi cách để thoát khỏi khủng hoảng.

+ Ra sức học tập , lao động và rèn luyện để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc CMH, HĐH đất nước.

II. Phương pháp:

III. Phương tiện

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Thành nhà Hồ.

- Soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày nguyên nhân và kết quả diễn biến các cuộc nổi dậy vào nửa sau TK XIV?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là hoàn cảnh thành lập nhà Hồ, nội dung cải cách và ý nghĩa cải cách của Hồ Quý Ly., đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động

GV cho HS nhân xét câu trả lời của phần KTBC sau đó GV kết luận.

Do sự ăn chơi xa đọa của nhà Trần nên sự sụp để sẽ là tất yếu, giữa lúc đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng tột độ đó, một nhân vật mới xuất hiện, ông là ai, ông đã làm gì để đưa đất nước ta thoát khỏi sự bế tắc đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

- Dự kiến sản phẩm

+ Nhà Trần Suy yếu, làng xã tiêu điều

+ Khủng hoảng tột đổ, không đủ sức để tồn tại

+ Hồ Quý Ly

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1 Nhà Hồ thành lập.

- Mục tiêu:

- Sự sụp đổ của nhà Trần, Nhà Hồ thành lập là điều tất yếu

- Bối cảnh thành lập nhà Hồ

- Phương pháp: nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương tiện: Tivi

- Thời gian: 9 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm các nhóm đọc mục I SGK và thực hiện yêu cầu sau

Nhóm 1. Nhà Hồ được thành lập trong bối cảnh như thế nào?

Nhóm 2,3 : Đọc tiểu sử HQL và cho biết HQL là người như thế nào?

Nhóm 4: Nhận xét về thời điểm thực cải cách HQL

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nhà Hồ thành lập.

-Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ.

-Đổi quốc hiệu là Đại Ngu

2. Hoạt động 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Mục tiêu: Học sinh nắm được những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm

- Phương tiện

+ Tivi.

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 5 nhóm các nhóm đọc mục 2 SGK thảo luận và hoành thành các yêu cầu sau

Thời gian

Lĩnh Vực

Nội Dung

Nhóm 1 : lĩnh vực chính trị

Nhóm 2: Kinh tế_ tài chính

Nhóm 3: Xã Hội

Nhóm 4: Văn hóa, Giáo dục

Nhóm 5: Quân sự

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Chính trị:

+Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần = những người không phải nhà Trần thân cận với mình.

+Đổi tên 1 số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp

+ Quy định cách làm việc của bộ máy chínhQuyền các cấp.

-Kinh tế:

+Ban hành chính sách hạn điền, phát hành tiền giấy thay tiền đồng, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

- Xã hội:

Thực hiện chính sách hạn nô.

- Văn hoá, giáo dục:

+Dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế học tập, thi cử.

+Các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.

- Quốc phòng:

Tăng cường củng cố quân đội, quốc phòng, chế tạo nhiều vũ khí mới….

3. Hoạt động 3 Ý nghĩa, tác dung của cải cách Hồ Quý Ly.

- Mục tiêu:

+ Học sinh nắm được ý nghĩa của các cải cách của Hồ Quý Ly.

+ Học sinh nhận xét được tác dụng của những cải cách và lien hệ với những chính sách kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Phương tiện

+ Tivi

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu LPHT chia thành các cặp đôi đọc mục 3 SGK thảo luận và trình bày

Nhóm 1, 2 Nêu ý nghĩa của những cải cách của Hồ Quý Ly.

Nhóm 3, 4 Nêu tác động của những cải cách.

Nhóm 5, 6 Nêu những hạn chế của những cải cách của Hồ Quý Ly.

HS đọc SGK liên hệ mục 2 SGK thực hiện yêu cầu GV đưa ra.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Ý nghĩa, tác dung của cải cách Hồ Quý Ly.

a. Ý nghĩa, tác dung:

- Hạn chế ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ.

- Làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần.

Tăng nguồn thu nhập cho đất nước, tăng quyền lực của nhà nước quân chủ TW tập quyền.

b. Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nhà Hồ thành lập, những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và đánh giá được những ưu điểm và Hhạn chế của những chính sách đố.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?

A/ Nhà Minh xâm lược nước ta. B/ Champa đem quân tấn công.

C/ Nông dân và nô tì nổi dậy. D/ Nhà Trần quá suy yếu.

Câu 2: Những cải cách HQL thực hiện vào thời điểm nào?

A/ Nhà Trần suy yếu tột độ. B/ Trước khi ông lên ngôi.

C/ Sau khi ông lên ngôi. D/ Trước và sau khi ông lên ngôi

Câu 3: Cải cách nào của HQL đã chặn đứng tệ tập trung ruộng đất vào tay địa chủ PK nguồn thu nhập nhà nước tăng lên.

A/ Hạn điều. B/ Hận nô. C/ Quân sự. D/ Xã hội.

Câu 4: Chính sách nào của HQL cho ta thấy ông luôn để cao tinh thần dân tộc

A/ Cải tổ hàng ngũ võ quan. B/ Ban hành tiền giấy

C/ Dịch sách chữ hán ra chữ nôm. D/ Tích cực sản xuất vũ khí

Câu 5: Di tích thành nhà hồ được xây dựng ở đâu ?

Â/ Cao Bằng. B/ Lạng Sơn. C/ Thanh Hóa. D/ Bắc giang

Câu 6: Qua cải cách HQL cho ta thấy ông là người như thế nào?

A/ Cơ hội.

B/ Có tài và yêu nước thiết tha

c/ Bất tài, tiến than được nhờ vào sự ưu ái của 2 người cô

d/ Chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình và dòng họ

- Dự kiến sản phẩm

+ Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

D

D

A

C

C

B

+ Phần tự luận: Em có nhận xét gì về các cải cách của Hồ Quý Ly?

Dự kiến sản phẩm: Làm ổn định tình hình đất nước, hạn chế ruộng đất trong tay quý tộc. Tuy nhiên 1 số chính sách chưa phù hợp.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về chính sách kinh tế của nhà nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về những chính sách của nhà nước để phát triển đất nước.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Em có nhận xét, đánh gí gì về nhân vật Hồ Quý Ly.

- Thời gian: 2 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Hồ Quý Ly là người có tai năng và là người hết lòng vì đất nước.

+ Chuẩn bị bài mới

- Xem trước bài 17 Ôn tập.

**************************************

Ngày soan:

Tiết 32 LỊCH SỬ NGHỆ AN

Bài 2: Nghệ an từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

A. Yêu cầu cần đạt::

1. Kiến thức:

-Hs nắm được lịch sử Nghệ An từ thế kỉ X->XV về tình hình kinh tế, văn hoá giáo dục cũng như đóng góp của nhân dân tỉnh Nghệ an trong cuộc kháng chiến chống Tống, chống Mông- Nguyên

2. Tư tưởng:

Giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống quê hương cũng như lòng biết ơn những người đi trước

3. Kỉ năng:

Rèn luyện kỉ năng sưu tầm tìm hiểu và bảo vệ các di tích lịch sử

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

B.TÀI LIỆU

Lịch sử Nghệ An Bản đồ Việt nam

C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1 Kiểm tra 15 phút

Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất

Câu 1: : Vào nửa sau thế kỉ XIV sự ăn chơi của vua quan nhà Trần làm cho đê vỡ mấy lần ?

A. 8 lần B. 9 lần C. 10 lần D. 11 lần

Câu 2: : Ruộng đất ngàn dặm đỏ như cháy

Đồng quê than vãn trông vào đâu

Lưới chài quan lại còn vơ vét

Máu thịt nhân dân cản nửa rồi

4 câu thơ trên của ai?

A. Chu Văn An B. Trần Dụ Tông C. Nguyễn Phi Khanh D. Trần Khánh Dư

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào đã kéo quân về đánh chiếm Thăng Long trong 3 ngày.

A. Phạm Sư Ôn B. Nguyễn Nhữ Cái C. Nguyễn Thanh D. Ngô Đệ

Câu 4: các cuộc KN của Nông dân nửa cuối TK XIV bị thất bại nói lên điều gì?

A. Tinh thần yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột.

C. Tinh thần đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo

D. Tinh thần đấu tranh bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc

Câu 5: Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?

A/ Nhà Minh xâm lược nước ta. B/ Champa đem quân tấn công.

C/ Nông dân và nô tì nổi dậy. D/ Nhà Trần quá suy yếu.

Câu 6: Những cải cách HQL thực hiện vào thời điểm nào?

A/ Nhà Trần suy yếu tột độ. B/ Trước khi ông lên ngôi.

C/ Sau khi ông lên ngôi. D/ Trước và sau khi ông lên ngôi

Câu 7: Cải cách nào của HQL đã chặn đứng tệ tập trung ruộng đất vào tay địa chủ PK nguồn thu nhập nhà nước tăng lên.

A/ Hạn điều. B/ Hận nô. C/ Quân sự. D/ Xã hội.

Câu 8: Chính sách nào của HQL cho ta thấy ông luôn để cao tinh thần dân tộc

A/ Cải tổ hàng ngũ võ quan. B/ Ban hành tiền giấy

C/ Dịch sách chữ hán ra chữ nôm. D/ Tích cực sản xuất vũ khí

Câu 9: Di tích thành nhà hồ được xây dựng ở đâu ?

Â/ Cao Bằng. B/ Lạng Sơn. C/ Thanh Hóa. D/ Bắc giang

Câu 10: Qua cải cách HQL cho ta thấy ông là người như thế nào?

A/ Cơ hội.

B/ Có tài và yêu nước thiết tha

c/ Bất tài, tiến than được nhờ vào sự ưu ái của 2 người cô

d/ Chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình và dòng họ

2. Bài mới

Hoạt động của thầy- trò

Nội dung bài học

? Tên gọi Nghệ An xuất hiện trong hoàn cảnh nào

GV: chỉ trên bản đồ vị trí của Nghệ An và giới thiệu các tên gọi khác của Nghệ an

GV: Nêu công lao của Lý Nhật Quang

- Khai phá những vùng đất mới: Khe bố Tương dương; Cự đồn Con Cuông; Nam Kinh Nam Đàn; Quỳnh Lưu, Yên Thành.....

?. Tình hình chính trị- xã hội Nghệ an trong thế kỷ X-XV có gì nổi bật:

Tổ chức cho HS lập bảng thống kê:

Tên các ngành nghề

Tên các làng nghề

Tên các cảng biển trao đổi, buôn bán

Nhận xét

?.Kể tên những tác phẩm nổi tiếng của Hồ Tông Thốc

? Kể tên các đền chùa nổi tiếng ở Nghệ An

? Hãy nêu những đóng góp của Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Tống?

- Góp sức người sức của tham gia chống Tống Lần 1, lần2

? Trong 3 lần chống Mông Nguyên Nghệ An đã có những đóng góp như thế nào?

? Hãy nêu những đóng góp của các nhân vật tiêu biểu đó

1 Tên gọi và địa giới hành chính (5p)

a, Thay đổi về hành chính

Tên gọi Nghệ An xuất hiện năm 1036 (thời Lý)

- Thời Trần: Nghệ An lộ

- Thời Hậu lê: Nghệ An thừa tuyên

2. Tình hình chính trị- xã hội (5p)

- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê Nghệ an là vùng biên cương xa xôi

- Thời Hồ Trần Lê Nghệ an vẫn được xem là vùng trọng yếu.

Nghệ an thường xuyên đối phó với sự xâm lần của Cham pa và Vạn tượng

3, Tình hình kinh tế (10p)

* Kinh tế: Thời Lý – Trần đã chú trọng công tác khai hoang lập làng mới ở Nghệ an; đắp đê chống lũ, đào kênh tưới tiêu đồng ruộng

4. Tình hình văn hoá- giáo dục (5p)

-1266,Bạch Liêu (Yên Thành) đỗ trạng nguyên

-Hồ Tông Thốc là nhà sử học đồng thời cũng là nhà văn

-1279 đền Cờn được xây dựng

5. Nghệ An trong kháng chiến chống quân Tống , Mông – Nguyên

10p

- 1258 Nghệ An là hậu phương lớn cung cấp sức người sức của cho kháng chiến

- 1285 Nghệ An vừa là hậu phương vừa là tuyền tuyến:

+Khi Toa Đô kéo quân vào đã gấp phải sự chống trả quyết của nhân dân

+ đã có đóng góp những công sức, xương máu. Tiêu biểu : Hoàng Tá Thốn, Lê Thạch, Hà Anh.

+ Đánh bại quân Chăm Pa

a, Nghệ An với khởi nghĩa Lam Sơn:

+ 10/1424 nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An

+ Được sự giúp đỡ của nhân dân các huyện miền núi phía tây( Quỳ châu)làm nên trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

+ sự giúp đỡ của nhân dân huyện Anh Sơn làm nên trận “Miền Trà Lân trúc che tro bay”

+ Nghĩa quân lam Sơn đã thu được những thắng lợi giải phóng một vùng đất từ Nghệ An ra Thanh Hóa

Cũng cố: 4p

? Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, Nghệ An có những thay đổi gì?

? Kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Nghệ An có công lớn trong cuộc kháng chiến

Dặn dò: Chuẩn bị bài ôn tập học kì theo hệ thống câu hỏi (đọc câu hỏi) 6p

Câu 1: Từ năm 938 đến năm 1407 đất nước ta trải qua những triều đại phong kiến nào? tên nước và nơi đóng đô của mỗi triều đại

Câu 2: Trình bày các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong các thế kỉ X-> XV. Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 33, Bài 17

ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III

(HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐỌC)

I/ Yêu cầu cần đạt:

1/Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.

- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.

2/Thái độ:

-Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.

3/Kĩ năng:

-Sử dụng lược đồ.

-Lập bảng thống kê, phên tích tranh ảnh.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

IV/ Tiến trình dạy - học.

- HS: Tự soạn bài và học bài trên lớp trả lời theo các câu hỏi sách giáo khoa

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Ghi bảng

? Dưới thời Lý - Trần nhân dân ta đối đầu với cuộc xâm lược nào?

-Sử dụng bảng phụ thống kê các cuộc kháng chiến và gọi từng HS lên hoàn thành.

? Thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần

? Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào?

? Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất? Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu.

? Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc?

? Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến?

-Lý: 1077=>Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.

-Trần:

+1258 => Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ.

+1285 => Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai.

+1288 => Chiến thắng quân Nguyên lần ba.

-HS: Kháng chiến chống Tống: tháng 10/1075 đến tháng 3/1077

- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất: đầu tháng 1/1258 – 29/1/1528.

- Kháng chiến chống quân Nguyên lần 2: 1/1285 – 6/1285.

- Chống quân Nguyên lần thứ 3: 12/1287 – 4/1288

-HS: Kháng chiến chống Tống:

+ Đường lối chung: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta.

+ Giai đoạn 1: “ tiến công để tự vệ”

+ Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao lực lượng địch.

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên.

+ Đường lối chung: thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”, tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long.

+ Lần thứ nhất: nhân dân rút khỏi thành, quân Mông Cổ thiếu lực lượng trầm trọng, quân nhà Trần phản công mạnh vào Thăng Long.

+ Lần thứ hai: làm tiêu hao sinh lực địch rồi tổ chức phản công, đánh giặc ở nhiều nơi và tiến vào giải phóng Thăng Long.

+ Lần thứ ba: chủ động mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương, mở cuộc phản công tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.

- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đản, hoàng tử Hoằng Chân.

- Thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn…

Vai trò:

- Tập họp quần chúng nhân dân, đoàn kết chống giặc.

- Chỉ huy nghĩa quân tài tình, sáng suốt.

- Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi

- Kháng chiến chống Mông – Nguyên: dân nhân theo lệnh triều đình thực hiện “ vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.

- HS trình bày như SGK.

Gv chốt lại:

- Các tầng lớp nhân đoàn kết, chiến đấu anh dũng.

- Sự đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu với đường lối chiến lượt, chiến thuật đúng đắn, kịp thời, sáng tạo.

? Dưới thời Lý - Trần nhân dân ta đối đầu với cuộc xâm lược nào?

-Lý: 1077=>Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.

-Trần:

+1258 => Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ.

+1285 => Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai.

+1288 => Chiến thắng quân Nguyên lần ba.

? Thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần

? Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào?

- Đường lối chống giặc:

+ Kháng chiến chống Tống: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta.

+ Kháng chiến chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”

? Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất? Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu.

- Tấm gương tiêu biểu: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn…

? Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc?

? Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến?

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Sư ủng hộ của nnhân dân.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh.

  • GV theo dõi nhắc nhở
  • Kiểm tra sản phẩm

1.Kiểm tra 15p) Làm 4 mã đề bằng cách thay đổi các ý lựa chọn

Câu A. (3 điểm): Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng:

A.Thời gian

Nối

B. Sự kiện

A, Năm 939

B, Năm 967

C, Năm 979

D, Năm 1009

H, Năm 1230

G, Năm 1226

A…………

B………….

C………….

D………… H………… G…………

1, Nhà lý thành lập

2 Ngô Quyền dựng nền độc lập

3 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đấtnước

4 Nhà Tiền Lê thành lập

5 Nhà Trần thành lập

6 Quốc Triều hình luật được ban hành

Câu B Hãy khoanh tròn ý đúng nhất: (7 điểm)

Câu 1 Để khuyến khích nông dân sản xuất, nhà vua đã:

A Tổ chức lễ tế trời, đất cầu mưa C Sai sứ giả nước ngoài lấy giống lúa mới về

B Về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền D Giảm thuế cho nông dân

Câu 2 Người đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước vào thế kỷ X là:

A Ngô Quyền B Đinh Bộ Lĩnh C Lê Hoàn D Nguyễn Huệ

Câu 3 Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ( thế kỷ XI )tại:

A ải Chi Lăng B Dọc sông Thương

C Dọc sông Như Nguyệt D Cửa sông Bạch Đằng

Câu 4 Tác giả của bài: “ Sông núi nước Nam” là:

A Lý Thường Kiệt B Trần Quốc Tuấn C Lê Hoàn D Trần Quang Khải

Câu 5: Theo em công lao nào là của Ngô Quyền?

a. Đánh đuổi quân Lương b. Đánh đuổi quân Tần,lập nên nước Âu Lạc.

c. Lập nên nước Vạn Xuân. d.đánh duổi quân Nam Hán,giành độc lập cho dân tộc.

Câu 6: Vua Trần mỏ Hội nghị Diên Hồng ở đâu?

a,. Bình Than b, Vạn Kiếp c, Thiên Trường d, Thăng Long

Câu 7: Lí do Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long là:

a. Thăng Long có cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ.

b.Thăng Long là nơi có vị trí, địa thế thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

c.Thăng Long có địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho việc bảo vệ đất nước.

Câu 8: Điền vào chỗ (…) câu nói của Lý Thường Kiệt:

“Ngồi yên ………………. không bằng đem quân đi chặn ………… .của giặc”

Câu 9 Người đi đầu trong phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu là:

A, M.Lu-thơ B, Đê –các tơ C, Tô-mát Muyn-xe D,Giáo hoàng La-mã

Câu 10 Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào?

A, Nô lệ B, Nô lệ và nông dân C, Nông dân, D, Tướng lĩnh bị thất bại

Câu 11 Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt là:

a, Vua b, Thái sư c, Thái úy d, Tể tướng

Câu 12 Vị tướng nào chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt

a, Thoát Hoan b, Hốt Tất Liệt c, Ngột Lương Hợp Thai d, Ô Mã Nhi

Câu 1 3 Dưới thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương:

a, Quân phải đông nước mới mạnh b, Quân lính cốt tinh nhuệ không côt đông

c, Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ d, Quân đội phải văn võ song toàn

Câu 14 Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức vào năm:

a, 1010 b, 1070 c, 1075 d, 1076

Đáp án

Câu

A

B

C

D

H

G

1

2

3

4

ĐA

2

3

4

1

6

5

B

B

C

A

Câu

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐA

D

D

B

A

B

C

C

B

C

Câu 8 đợi giăc, thế mạnh

***********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 34 , Bài 18.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Nắm được âm mưu, những hành động bành trướng và những thủ đoạn cai trị của nhà Minh..

- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần, tiêu biểu là Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic xâu chuỗi các sự kiện ,các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

- Đánh giá công lao các nhân vật lịch sử ý nghĩa các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục truyền thông yêu nước của nhân dân.

- Thấy được vai trò lớn của quần chúng nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực tái hiện lại những cuộc kháng chiến của khởi nghĩa chống quân Minh

+ Năng lực thực hành bộ môn: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nói về tội ác của nhà Minh và cuộc kháng chiến nhà Hồ chống quân Minh.

+ So sánh phân tích tình hình chính trị xã hội nước ta qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, căm thù sự thống trị nhà Minh yêu quý các anh hung dân tộc, ra sức học tập để góp công sức nhỏ của mình vào sự nghiệp CNH HĐH đất nước.

II. Phương pháp:

III. Phương tiện

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tivi

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống quân Minh.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động:

GV treo bảng lược đồ: cuộc xâm lược của nhà Minh vào đầu thế kỉ XV và đặt câu hỏi vịn vào cớ nào, nhà Minh xâm lược nước ta?

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Minh vào đầu thế kỉ XV?

Kết quả?

Vì sao nhà Hồ chống quân Minh thất bại nhanh chóng?

  • HS suy nghĩa trả lời

- Dự kiến sản phẩm

- Vịn vào cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

  • HS dựa vào SGK trả lời
  • Không được sự ủng hộ toàn dân

GV minh họa câu nói con trai HQL Hồ Nguyên Trường “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau 3 lần kháng chiến chống MN, nhà Trần lao vào con đường ăn chơi truy lạc ,sự ăn chơi vô độ của vua quan nhà Trần, làm cho nhà Trần đi vào con đường suy yếu, không đủ sức điều khiển triều chính lợi dụng tình hình đó nhà Minh đem quân hạch sách đủ điều. Đằng sau những đòi hỏi ngang ngược vô lí nhà Minh muốn xâm lược nước ta nhà Hồ lên thay nhà Trần năm 1400 nhà Minh càng xúc tiến hơn nữa âm mưu xâm lược của mình. Để biết được nhà Hồ đã đối phó như thế nào trước sự xâm lược của nhà Minh, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1 Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:

- Mục tiêu: nắm được diễn biến cuộc xâm lược nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ

- Phương pháp: hoạt động nhóm

- Phương tiện

+ Tivi

+ Tranh ảnh

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS, chia cả lớp thành 4 nhóm các nhóm đọc nội dung và mục I SGK thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.

Nhóm 1: Vịn vào cớ nào nhà Minh xâm lược nước ta? Đó có phải là nguyên nhân chính không?

Nhóm 2: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Quân Minh của nhà Hồ qua lược đồ?

Nhóm 3: kết quả? Nguyên nhân thất bại.

Nhóm 4: vì sao nhà trần 3 lần chống Mn đều thắng lợi , mà nhà Hồ chống quân Minh lại thất bại nhanh chóng..

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:

a/ nguyên nhân: vịn vào cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

b/ Diễn biến SGK

C/ kết quả: thất bại

d/ Nguyên nhân: không được sự ủng hộ toàn dân

2. Hoạt động 2 Chính sách ca trị của nhà Minh

- Mục tiêu: Nắm được chính sách cai trị cùng với những thủ đoạn vô cùng tàn ác và thâm độc của nhà Minh

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Phương tiện

+ Tivi.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • cả lớp chia thành 4 nhóm , các nhóm đọc nội dung mục 2 SGK thảo luận và hoành thành các câu hỏi sau
  • Nhóm 1 :trình bày những chính sách về KT
  • Nhóm 2: trình bày những chính sách về Văn hóa
  • Nhóm 3: trình bày những chính sách về Chính trị
  • Nhóm 4: nhận xét các chính sách đó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2/ Chính sách ca trị của nhà Minh.

  • Về KT đặt ra hàng trăm thứ thuế bắt phụ nữ và trẻ em đưa về TQ làm nô tì
  • Về CT Xóa bỏ quốc hiệu đổi thành quận Giao Chỉ, xác nhập vào đất đai TQ
  • Về văn hóa: thi hành chính sách đồng hóa, thiêu hủy sách quý

3. Hoạt động 3 Những cuộc KN của quý tộc Trần.

- Mục tiêu: nắm được sau kháng chiến của nhà Hồ nắm được diễn biến KN Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm.

- Phương tiện

+ Tivi

- Thời gian: 7 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia cả lớp thành 4 nhóm , cả lớp đọc mục 3 SGK thảo luận nhóm

  • Nhóm 1: Nêu các cuộc KB của nhân dân sau sự thất bại của nhà Hồ?
  • Nhóm 2: Trình bày diễn biến KN Trần Ngỗi
  • Nhóm 3: Trình bày diễn biến khởi nghĩa Trần Quý Kháng
  • Nhóm 4 : Nguyên nhân thất bại các cuộc KN trên ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3/ Những cuộc KN của quý tộc Trần

a/ KN Trần Ngỗi _( 1407 – 1409)

  • Tháng 10 -1407 Trần Ngỗi tự xưng Giản Định Hoàng Đế
  • Tháng 1 -1408 được sự ủng hộ của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân , nghĩa quân đánh thắng trận ở Bô cô ( 12- 1408)
  • Nội bộ chia rẽ, thất bại

b/ KN Trần Quý Kháng ( 1409- 1414)

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, từ Thanh Hoá đến Hoá Châu

- 8/1413 cuộc khởi nghĩa thất bại.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc xâm lược của nhà Minh, chính sách cai trị của nhà Minh và những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc Trần.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Câu nói “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ long dân không theo” của ai?

a/ Hồ Quý Ly

b/ Hồ Nguyên Trừng

c/ Trần Ngỗi

d/ Trần Quý KHoáng

Câu 2: Chính sách xóa bỏ quốc hiệu nước ta đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc thuộc lĩnh vực nào ?

a/ Chính trị

b/ Kinh Tế

c/ Văn hóa

d/ Quân sự

Câu 3: Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước đông Hải không rửa hết mùi

2 câu thơ trên trích từ tác phẩm nào

a/ Đại Việt sử kí toàn thư

b/ Binh thư yếu lược

c/ Vân Đài loại ngữ

d/ Bình Ngô đại cáo

3. Dự kiến sản phẩm

Câu 1: B

Câu 2: a

Câu 3 : B

D/ Vận dụng và mở rộng

1/ Mục tiêu

  • Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội được để giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn
  • HS biết nhận xét ,đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong đấu tranh tự phát

2/ Phương thức

a/ Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Câu nói “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ long dân không theo” của ai?

a/ Hồ Quý Ly

b/ Hồ Nguyên Trừng

c/ Trần Ngỗi

d/ Trần Quý KHoáng

Câu 2: Chính sách xóa bỏ quốc hiệu nước ta đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc thuộc lĩnh vực nào ?

a/ Chính trị

b/ Kinh Tế

c/ Văn hóa

d/ Quân sự

Câu 3: Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước đông Hải không rửa hết mùi

2 câu thơ trên trích từ tác phẩm nào

a/ Đại Việt sử kí toàn thư

b/ Binh thư yếu lược

c/ Vân Đài loại ngữ

d/ Bình Ngô đại cáo

Câu 4: Cuộc KN nào thất bại do nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết

a/ Phạm Ngọc

b/ Lê Ngã

c/ Trần Ngỗi

d/ Trần Quý Khoáng

Câu 5: Tháng 12- 1408 nghĩa quân Trần Ngỗi thắng trận lớn ở đâu?

a/ Yên Mô ( Ninh Bình)

b/ Hóa Châu ( Thừa Thiên Huế)

c/ Thăng Hoa ( Quảng Nam)

d/ Bô Cô ( Nam Định)

Câu 6: Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ Chống quân Minh Thất bại nhanh chóng?

a/ Nhà Minh tấn công bất ngờ

b/ Không được sự ủng hộ toàn dân

c/ Nhà Hồ chưa chuẩn bị chu đáo

d/ Lực lượng nhà Minh quá mạnh

Câu 7: Mục đích thâm độc của chính sách đồng hóa là gì?

a/ Cướp đất lâu dài

b/ Vơ vét của cải

c/ Vơ vét tài nguyên , khoáng sản

d/ Cướp dân lâu dài

- Dự kiến sản phẩm

+ Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

ĐA

B

A

D

C

D

B

D

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc kháng chiến nhà Hồ bị thất bại.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

Đường lối kháng chiến của nhà Trần khác gì so với cuộc kháng chiến của nhà Hồ.

- Thời gian: 2 phút.

- Dự kiến sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Chuẩn bị bài mới Ôn tập học kì I.

*********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 35: ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức : Giúp học sinh :

- Củng cố những kiến thức cơ bản về phần lịch sử thế giới cũng như phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV.

- Các thành tựu cơ bản về kinh tế, văn hóa của thế giới cũng như của Việt Nam

2. Tư tưởng:

- Giáo dục học sinh biết trân trọng những thành tựu văn hóa của nhân lọai cũng như của cha ông ta.

- Nâng cao lòng tự hào dân tộc cho học sinh.

3. Kỹ năng:

  • Quan sát lược đồ, bản đồ, tranh ảnh.
  • Phân tích , đánh giá các sự kiện đã học.
  • Lập bảng thống kê, tổng hợp các kiến thức cơ bản.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

  • - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

  • Giáo án, Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ có liên quan.
  • Bảng phụ nhóm, Sgk, sách bài tập

2. Học sinh:

  • Sách giáo khoa.
  • Vở bài soạn, vở bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ổn định:(1’)

1. Kiểm tra bài cũ: (7’)

  • Nêu tên các di tích khảo cổ trong các thời kì lịch sử ở Lâm Đồng.
  • Kiểm tra việc chuẩn bị đề cương của học sinh.

2.Giới thiệu bài mới: Để khắc sâu kiến thức cho các em và đạt kết quả cao trong đợt kiểm tra tới, hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát phần lịch sử thế giới trung đại. (12’)

GV khái quát: Gồm có 7 bài : Ba bài nói về lịch sử trung đại Châu Âu, ba bài nói về lịch sử trung đại ở Phương đông và một bài nói về những nét chung của xã hội phong kiến.

GV: đặt các câu hỏi cho HS ôn lại các kiến thức về giai cấp, cở sở kinh tế, các thành tựu KHKT của xã hội phong kiến phương Đông, phương Tây, Trung Quốc.

HS: Dựa vào kiến thức cũ để trả lời.

Hoạt động 2: Khái quát phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV (23)

GV khái quát: Gồm có ba chương:

+ Chương I : Gồm hai bài 8, 9.

+ Chương II : gồm có ba bài 10,10 ,12.

+ Chương III : Gồm có 4 bài 13, 14, 15, 16

GV: Sử dụng bảng ghép cho HS chơi trò chơi tiếp sức gắn các sự kiện cơ bản của thời Lý, Trần theo thứ tự thời gian.

HS: chơi trò chơi tiếp sức gắn các sự kiện cơ bản của thời Lý, Trần theo thứ tự thời gian.

? Bộ máy nhà nước thời Lý, Trần có điểm gì giống và khác nhau ?

? Nhắc lại các sự kiện cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 1, 2 của nhà Lý ?

? Đặc điểm quân đội thời Trần ?

HS: Trình bày lại các sự kiện cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 1 (1258), lần 2 (1285), lần 3 (1288).

? Nội dung các cải cách của Hồ Quý Ly ?

Đánh giá mặt tích cực, hạn chế

I. Lịch sử thế giới

Xã hội phong kiến

+ Phương Đông :

- Các giai cấp cơ bản : Địa chủ và nông dân tá điền.

- Cơ sở kinh tế : Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

+ Phương Tây :

- Các giai cấp cơ bản : Lãnh chúa và nông nô.

- Cơ sở kinh tế : Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.

+ Trung Quốc :

- Thời gian hình thành

- Các triều đại

- Thành tựu về KHKT

II. Lịch sử Việt Nam

1. Nhà Ngô, Đinh – Tiền Lê

công lao của các anh hùng dân tộc thời Ngô,Đinh – Tiền Lê

2. Nhà Lý

- Sự thành lập

- Bộ máy nhà nước

- Các cuộc kháng chiến : Chống Tống lần 1

Chống Tống lần 2

- Những nét độc đáo trong cách đánh giặc.

3. Nhà Trần

- Sự thành lập

- Bộ máy nhà nước

- Đặc điểm quân đội

- Các cuộc kháng chiến :

Chống Mông - Nguyên lần 1

Chống Mông - Nguyên lần 2

Chống Mông - Nguyên lần 3

- Tình hình kinh tế văn hóa

- Sự suy sụp của nhà Trần

4.Nhà Hồ

- Thành lập

- Cải cách của Hồ Quý Ly

Luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Bài tập trình bày diễn biến trên lược đồ (10’)

HS: trình bày diễn biến trận Bạch Đằng trên lược đồ.

GV: đánh giá, ghi điểm.

Hoạt động 2. Bài tập trắc nghiệm điền khuyết (7’)

HS: Điền từ thích hợp vào chỗ trống ?

GV: đánh giá, ghi điểm.

Hoạt động 3. Bài tập trắc nghiệm chọn đáp án đúng (5’)

HS: Chọn câu đúng hoặc sai

GV: đánh giá, ghi điểm.

Hoạt động 4. Bài tập lập bảng niên biểu (12’)

HS: làm việc theo nhóm.

GV: hướng dẫn lập bảng.

Thời gian

Sự kiện

HS:Các nhóm chọn các sự kiện cơ bản để lập bảng.

GV: kiểm tra kết quả của các nhóm, nhận xét.

Bài tập 1

* Trình bày diễn biến trận Bạch Đằng năm 1288 trên lược đồ.

Bài tập 2

-1. Quân đội nhà Trần gồm có hai bộ phận đó là: Cấm quân và ……………………………… được tuyển dụng theo chính sách ……………………………………… và theo chủ trương ……………………………........Quân đội được học binh pháp và………………………….võ nghệ thường xuyên; xây dựng tinh thần đoàn kết.

-2. a. .......................là ruộng đất do vương hầu quý tộc chiêu mộ nông dân khai hoang lập nên.

b. .............................là ruộng do vua ban cho quý tộc làm bổng lộc, là tài sản riêng của quý tộc.

Bài tập 3

  1. Nhà Trần đã đánh giặc bằng cách là đưa tòan bộ lực lượng ra đánh quân địch ngay từ đầu.

2. Dưới thời Trần, Nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.

3. Nhà Trần chỉ tuyển chọn những người họ Trần làm những chức vụ chủ chốt trong triều đình?

Bài tập 4

Lập niên biểu những sự kiện chính về 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.

Thời gian

Sự kiện

1/1258

20/1/1258

3 vạn quân Mông Cổ → Nước ta.

Quân Mông Cổ rút, kháng chiến lần 1 kết thúc.

1/1285

5/1285

50 vạn quân Nguyên → Đại Việt.

Nhà Trần phản công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương … Kháng chiến lần 2 thắng lợi.

12/1287

1/1288

4/1288

Quân Nguyên xâm lược lần 3.

Thoát Hoan tiến vàoThăng Long.

Chiến thắng Bạch Đằng… Kháng chiến lần 3 thắng lợi.

*********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Về kiến thức :

Đánh giá lại việc tiếp nhận của học sinh qua các chủ đề: Nước Đại Việt thời Lý, Nước Đại Việt thời Trần.

- Ghi nhớ được tên, một số mốc lịch sử chính, sự kiện lịch sử chính, nhân vật lịch sử tiêu biểu, thành tựu quan trọng của thời Lý, Trần

- Giải thích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến thời Lý, Trần; Ý nghĩa của một số thắng lợi tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng một số nghệ thuật quân sự thời Trần.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến.

- Đánh giá được vai trò các nhân vật lịch sử; nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến. Rút ra được bài học kinh nghiệm.

2. Về kĩ năng

Rèn luyện cho HS các kĩ năng: làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận theo hướng phát triển năng lực. Biết trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.

3. Về thái độ, tình cảm: Thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử, nghiêm túc, trung thực khi làm bài.

4. Năng lực: Ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, tái hiện kiến thức, so sánh, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử và liên hệ với thực tế.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA

Trắc nghiệm kết hợp tự luận . Thời gian: 45 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Tên Chủ đề (nội dung chương

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Nước Đại Việt thời Lý (5 tiết = 30 %)

Ghi nhớ được tên, một số mốc lịch sử chính, sự kiện lịch sử chính, nhân vật lịch sử tiêu biểu của thời Lý

Giải thích được sự phát triển, ý nghĩa của một số thành tựu tiêu biểu của thời Lý.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

:6

:1,5

:6

1,5

:12

3,0

Nước Đại Việt thời Trần (10 tiết = 70 %)

- Ghi nhớ được một số mốc sự kiện, thành tưu quan trọng thời Trần.

Giải thích được ý nghĩa, tác dụng một số nghệ thuật quân sự thời Trần.

Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến

Đánh giá được vai trò của các cá nhân lịch sử trong cuộc kháng chiến, nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến. Rút BHKN

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

6

1.5

:

6

1,5

:

:1

:2

1

2

Tổng Số câu

Tổng Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu : 12

Số điểm : 3,0

Số câu: 12

Số điểm: 3,0.

Số câu: 2

Số điểm: 4,0.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 7( đề 1)

Họ và Tên...................................................................Lớp 7A...

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.

Câu 1: Trận chiến cuối cùng tiêu diệt quân Nguyên để kết thúc chiến tranh năm 1288 là

A. trận Đông Bộ Đầu B. trận chiến trên sông Như Nguyệt

C. trận Bạch Đằng D. trận Vân Đồn

Câu 2: Nguyên nhân chính khiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ lại thất bại là

A. Do quân Minh quá mạnh

B. Do lực lượng kháng chiến của nhà Hồ quá mỏng

C. Do cách đánh chỉ nghiêng về thòng thủ

D. Do nhà hồ không tập hợp được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 3: Tại sao Nho giáo ngày càng được nâng cao hơn dưới thời Trần

A. Vì Nho Giáo có tư tưởng tiến bộ

B. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

C. Do Nho giáo có biện pháp tuyển chọn được người tài

D. Vì nhân dân ta có nhu cầu để học hành thi cử.

Câu 4: Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được dựng lên trong khu Văn Miếu được coi là

A.nơi thờ Khổng Tử B. trường đại học đầu tiên của nước ta

C.nơi viết sử đầu tiên của dân tộc. D. nơi diễn ra các khoa thi đầu tiên trong lịch sử

Câu 5: Thời Trần hai ngành thủ công đặc sắc là

A.đóng thuyền lớn để đi biển hoặc chiến đấu và chế tạo các loại súng lớn

B. làm gốm và đúc đồng

C. làm gốm và đóng thuyền

D. chế tạo vũ khí và nghề dệt

Câu 6: Chế độ Thái Thượng Hoàng được thực hiện ở triều đại nào?

A. Nhà Trần B. Nhà Hồ

C. Nhà Lý D. Thời Tiền Lê

Câu 7: Câu nói: Đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo là của ai?

A.Trần Quốc Tuấn B.Trần Thủ Độ

C. Trần Quốc Toản D. Trần Quang Khải

Câu 8: Việc Quân sĩ Nhà Trần thích 2 chữ “sát thát” trên tay có ý nghĩa gì?

A.Thể hiện quyết tâm cao độ của quân sĩ thà chết không chịu mất nước

B. Thể hiện tinh thần chiến đấu với quân Nguyên

C. Thể hiện tinh thần yêu nước

D. Thể hiện nguyện vọng được giết giặc Nguyên

Câu 9: Chùa Một Cột được xây dựng dưới triều đại nào

A. nhà Lý B. Nhà Trần

C. Nhà Lê D. Thời Nhà Đinh

Câu 10. các chủ trường, chính sách để bảo vệ chủ quyền dân tộc của nhà Lý là

  1. Cứng rắn bảo vệ biên cương lãnh thổ
  2. Mềm dẻo trong chính sách bảo vệ đất nước
  3. Nhân nhượng với các nước lớn để bảo vệ lãnh thổ
  4. Vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Câu 11. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 , Lý Thường Kiệt đã kết thúc chiến tranh bằng biện pháp

  1. Thương lượng giảng hòa
  2. Tấn công tiêu diệt tận gốc kẻ thù
  3. Mở đường cho quân Tống tự rút lui.
  4. Bao vây chặn đánh tận biên giới nước Tống.

Câu 12: Dưới nhà Lý, sự kiện nào diễn ra năm 1075?

  1. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu
  2. Nhà Lý xây dựng Quốc Tử Giám
  3. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên
  4. Nhà Lý tổ chức Lễ cày ruộng tịch điền.

Câu 13: Giá trị to lớn của Quốc Tử Giám là

  1. Đây là miếu thờ tổ Đạo Nho ( Khổng Tử)
  2. Là trường đại học đầu tiên của của Đại Việt.
  3. Nơi bàn Quốc sự của đất nước
  4. Nơi tổ chức các cuộc thi của nhà Lý.

Câu 14: Bài học kinh nghiệm quý báu nhất từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên để lại cho chúng ta là

A. Luôn phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết toàn dân tộc

B. Phải xây dựng được lực lượng quân đội mạnh, thiện chiến

C. Phải có được những tướng lĩnh tài ba

D. phải có đường lối kháng chiến đắn.

Câu 15: Mối quan hệ của nhà Lý với các nước láng giềng là gì?

  1. Quan hệ thần phục
  2. Quan hệ lệ thuộc
  3. Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng
  4. Quan hệ thân thiết với Trung quốc và Cham pa.

Câu 16: Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là

  1. hành động chính đáng để tự vệ.
  2. cuộc chiến tranh xâm lược.
  3. nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước.
  4. hành động nhằm trấn áp nhà Tống.

Câu 17: Đoạn trích sau được trích trong tác phẩm nào?

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng"

a.Trong Hịch tướng sĩ. B. Bình Ngô đại cáo.

c. Binh thư yếu lược. d. Phò giá về kinh.

Câu 18: Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?

a. Cắt đứt nguồn lương thực, đẩy giặc rơi vào tình thế trạng khốn đốn, tinh thần hoang mang.

b. Làm cho chúng từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

c. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên

d.Buộc quân Nguyên phải rút lui về nước.

Câu 19: Trần Quốc Tuấn đã chọn địa điểm nào làm nơi mai phục để tiêu diệt lực lượng quân Nguyên?

a. Vân Đồn. b. Bạch Đằng

c. Vạn Kiếp d. Chương Dương.

Câu 20: Kế hoạch nào của nhà Trần đã đẩy quân Nguyên vào tình thế tuyệt vọng khi chúng đánh vào Thăng Long?

  1. Rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng
  2. Vườn không nhà trống
  3. Đánh bất ngờ theo lối du kích
  4. Phản công tiêu diệt tại các điểm hiểm yếu.

Câu 21: Chùa Một Cột là công trình kiến trúc nổi tiếng dưới triều đại nào?

a. Triều Đinh b. Triều Lý.

c. Triều Trần. d. Triều Hồ.

Câu 22. Ai là tổng chỉ huy lực lượng quân đội trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3?

a. Trần Thủ Độ b. Trần Quang Khải

c. Trần Quốc Tuấn d. Trần Khánh Dư.

Câu 23: Tướng giặc nào của quân Nguyên đã phải chui vào ống đồng để thoát chạy về nước?

a. Ô Mã Nhi. b. Toa Đô.

c. Thoát Hoan c. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 24: Dựa vào đâu mà Vua Trần và Trần Quốc Tuấn đã chọn Bạch Đằng là nơi diễn ra mai phục?

  1. Dựa vào địa thế và kinh nghiệm lịch sử của các trận đánh trước.
  2. Dựa vào tình thế, lực lượng quân ta.
  3. Dựa vào tình trạng quân địch.
  4. Dựa vào sự mưu trí dũng cảm của các vương hầu quý tộc.

Đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

a

b

a

a

b

a

c

d

b

a

c

a

d

a

c

b

b

c

a

b

b

c

a

a

II. TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM)

Câu 1: ( 2 điểm). Phân tích giá trị của tinh thần đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

Câu 1: ( 2 điểm). Các Vua Trần có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 7

Họ và Tên...................................................................Lớp 7A...

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.

Câu 1: Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được dựng lên trong khu Văn Miếu được coi là

A.nơi thờ Khổng Tử B. trường đại học đầu tiên của nước ta

C.nơi viết sử đầu tiên của dân tộc. D. nơi diễn ra các khoa thi đầu tiên trong lịch sử

Câu 2: Thời Trần hai ngành thủ công đặc sắc là

A.đóng thuyền lớn để đi biển hoặc chiến đấu và chế tạo các loại súng lớn

B. làm gốm và đúc đồng

C. làm gốm và đóng thuyền

D. chế tạo vũ khí và nghề dệt

Câu 3: Trận chiến cuối cùng tiêu diệt quân Nguyên để kết thúc chiến tranh năm 1288 là

A. trận Đông Bộ Đầu B. trận chiến trên sông Như Nguyệt

C. trận Bạch Đằng D. trận Vân Đồn

Câu 4: Nguyên nhân chính khiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ lại thất bại là

A. Do quân Minh quá mạnh

B. Do lực lượng kháng chiến của nhà Hồ quá mỏng

C. Do cách đánh chỉ nghiêng về thòng thủ

D. Do nhà hồ không tập hợp được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 5: Tại sao Nho giáo ngày càng được nâng cao hơn dưới thời Trần

A. Vì Nho Giáo có tư tưởng tiến bộ

B. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

C. Do Nho giáo có biện pháp tuyển chọn được người tài

D. Vì nhân dân ta có nhu cầu để học hành thi cử.

Câu 6: Chế độ Thái Thượng Hoàng được thực hiện ở triều đại nào?

A. Nhà Trần B. Nhà Hồ

C. Nhà Lý D. Thời Tiền Lê

Câu 7: Câu nói: Đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo là của ai?

A.Trần Quốc Tuấn B.Trần Thủ Độ

C. Trần Quốc Toản D. Trần Quang Khải

Câu 8: Việc Quân sĩ Nhà Trần thích 2 chữ “sát thát” trên tay có ý nghĩa gì?

A.Thể hiện quyết tâm cao độ của quân sĩ thà chết không chịu mất nước

B. Thể hiện tinh thần chiến đấu với quân Nguyên

C. Thể hiện tinh thần yêu nước

D. Thể hiện nguyện vọng được giết giặc Nguyên

Câu 9: Chùa Một Cột được xây dựng dưới triều đại nào

A. nhà Lý B. Nhà Trần

C. Nhà Lê D. Thời Nhà Đinh

Câu 10. các chủ trường, chính sách để bảo vệ chủ quyền dân tộc của nhà Lý là

  1. Cứng rắn bảo vệ biên cương lãnh thổ
  2. Mềm dẻo trong chính sách bảo vệ đất nước
  3. Nhân nhượng với các nước lớn để bảo vệ lãnh thổ
  4. Vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Câu 11. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 , Lý Thường Kiệt đã kết thúc chiến tranh bằng biện pháp

  1. Thương lượng giảng hòa
  2. Tấn công tiêu diệt tận gốc kẻ thù
  3. Mở đường cho quân Tống tự rút lui.
  4. Bao vây chặn đánh tận biên giới nước Tống.

Câu 12: Dưới nhà Lý, sự kiện nào diễn ra năm 1075?

  1. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu
  2. Nhà Lý xây dựng Quốc Tử Giám
  3. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên
  4. Nhà Lý tổ chức Lễ cày ruộng tịch điền.

Câu 13: Giá trị to lớn của Quốc Tử Giám là

  1. Đây là miếu thờ tổ Đạo Nho ( Khổng Tử)
  2. Là trường đại học đầu tiên của của Đại Việt.
  3. Nơi bàn Quốc sự của đất nước
  4. Nơi tổ chức các cuộc thi của nhà Lý.

Câu 14: Bài học kinh nghiệm quý báu nhất từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên để lại cho chúng ta là

A. Luôn phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết toàn dân tộc

B. Phải xây dựng được lực lượng quân đội mạnh, thiện chiến

C. Phải có được những tướng lĩnh tài ba

D. phải có đường lối kháng chiến đắn.

Câu 15: Mối quan hệ của nhà Lý với các nước láng giềng là gì?

  1. Quan hệ thần phục
  2. Quan hệ lệ thuộc
  3. Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng
  4. Quan hệ thân thiết với Trung quốc và Cham pa.

Câu 16: Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là

  1. hành động chính đáng để tự vệ.
  2. cuộc chiến tranh xâm lược.
  3. nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước.
  4. hành động nhằm trấn áp nhà Tống.

Câu 17: Chùa Một Cột là công trình kiến trúc nổi tiếng dưới triều đại nào?

a. Triều Đinh b. Triều Lý.

c. Triều Trần. d. Triều Hồ.

Câu 18. Ai là tổng chỉ huy lực lượng quân đội trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3?

a. Trần Thủ Độ b. Trần Quang Khải

c. Trần Quốc Tuấn d. Trần Khánh Dư.

Câu 19: Tướng giặc nào của quân Nguyên đã phải chui vào ống đồng để thoát chạy về nước?

a. Ô Mã Nhi. b. Toa Đô.

c. Thoát Hoan c. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 20: Dựa vào đâu mà Vua Trần và Trần Quốc Tuấn đã chọn Bạch Đằng là nơi diễn ra mai phục?

  1. Dựa vào địa thế và kinh nghiệm lịch sử của các trận đánh trước.
  2. Dựa vào tình thế, lực lượng quân ta.
  3. Dựa vào tình trạng quân địch.
  4. Dựa vào sự mưu trí dũng cảm của các vương hầu quý tộc.

Câu 21: Đoạn trích sau được trích trong tác phẩm nào?

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng"

a.Trong Hịch tướng sĩ. B. Bình Ngô đại cáo.

c. Binh thư yếu lược. d. Phò giá về kinh.

Câu 22: Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?

a. Cắt đứt nguồn lương thực, đẩy giặc rơi vào tình thế trạng khốn đốn, tinh thần hoang mang.

b. Làm cho chúng từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

c. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên

d.Buộc quân Nguyên phải rút lui về nước.

Câu 23: Trần Quốc Tuấn đã chọn địa điểm nào làm nơi mai phục để tiêu diệt lực lượng quân Nguyên?

a. Vân Đồn. b. Bạch Đằng

c. Vạn Kiếp d. Chương Dương.

Câu 24: Kế hoạch nào của nhà Trần đã đẩy quân Nguyên vào tình thế tuyệt vọng khi chúng đánh vào Thăng Long?

  1. Rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng
  2. Vườn không nhà trống
  3. Đánh bất ngờ theo lối du kích
  4. Phản công tiêu diệt tại các điểm hiểm yếu.

Đáp án đề 1:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

a

b

a

a

b

a

c

d

b

a

c

a

d

a

c

b

b

c

a

b

b

c

a

a

II. TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM)

Câu 1: ( 2 điểm). Phân tích giá trị của tinh thần đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

Đảm bảo được các kiến thức:

-Tinh thần đoàn kết là yếu tố quan trọng trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độclập chủ quyền dân tộc (0, điểm5)

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân …( 0,5 điểm)

- Đoàn kết giữa triều đình với nhân dân….…( 0,5 điểm)

- Đoàn kết trong triều đình, trong quân đội….…( 0,5 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm). Các Vua Trần có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

Đảm bảo được các kiến thức:

- Vua Trần nắm vai trò lãnh đạo, trung tâm chỉ huy cuộc kháng chiến... ( 0,5 điểm)

- Xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, phát động chiến tranh nhân dân ( 0,5 điểm)

- Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền... ( 0,5 điểm)

- Xây dựng nền văn hóa dân tộc, đậm nét hào khí Đông A ( 0,5 điểm)

Đáp án: đề 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

b

a

c

d

b

a

b

a

a

d

a

c

b

a

c

a

b

c

c

a

a

a

b

b

Mỗi câu đúng là 0,25 điểm

II. TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM)

Câu 1: ( 2 điểm). Phân tích một nguyên nhân quan trọng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

- Học sinh có thể chọn nguyên nhân là tinh thần đoàn kết hoặc đường lối quân sự đúng đắn. Nhưng đảm bảo được chuẩn kiến thức

-Tinh thần đoàn kết là yếu tố quan trọng trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độclập chủ quyền dân tộc (0, điểm5)

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân …( 0,5 điểm)

- Đoàn kết giữa triều đình với nhân dân….…( 0,5 điểm)

- Đoàn kết trong triều đình, trong quân đội….…( 0,5 điểm)

* Nếu Hs chọn Nghệ thuật quân sự đúng đắn sáng tạo

- Phát động cuộc chiến tranh nhân dân….….…( 0,5 điểm)

- Thực hiện kế sách vườn không nhà trống…….…( 0,5 điểm)

- Thực hiện rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng…( 0,5 điểm)

- Chờ địch suy yếu và phản đông quyết định…( 0,5 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm). Vai trò quan trọng của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

HS đảm bảo được chuẩn kiến thức:

- Ông là một trong 10 vị tướng tài của cả thế giới có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên….…( 0,5 điểm)

- Trực tiếp chỉ huy đánh các trận quyết định.... …( 0,5 điểm)

- Viết binh pháp...huấn luyện quân đội nhà Trần... …( 0,5 điểm)

- Xây dựng tinh thần đoàn kết, tinh thần chiến đấu trong quân đội, tướng lĩnh, binh sĩ... …( 0,5 điểm)

( HS viết và đưa ra các dẫn chứng minh chứng.)

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TIẾT KIỂM TRA.

............................................

B. Tự luận: (7.0 điểm)

*

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 37, 38,39 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418-1427)

I. Yêu cầu cần đạt::

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên sơ đồ: từ lập căn cứ lực lượng xây dựng, chống địch vây quét và mở rộng vừng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa cho đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở vùng giải phóng và Tân Bình Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước.

- Nhớ tên một số nhân vật và địa danh. Lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa

- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

3. Thái độ.

- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

III, Dự kiến tiết dạy

Tiết 1: Tìm hiểu về Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Tiết 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Tiết 3:

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, sơ đồ, tranh ảnh Nguyễn Trãi, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)…

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

V. Tiến trình dạy học

TIẾT 1

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nào.

- Dự kiến sản phẩm: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Quân Minh đã đánh mại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ, trước hết là ở vùng núi miến Tây Thanh Hóa. Vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng nổ và diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: I. LÊ LỢI DỰNG CỜ KHỞI NGHĨA

- Mục tiêu:- Biết được lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào và vào thời gian nào?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?

- Ông là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ông sinh năm 1385. Là con của địa chủ bình dân, ông là người yêu nước, cương trực, khẳng khái trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi ý trí giết giặc cứu nước.

? Em hiểu gì về câu nói của Lê Lợi (đoạn in nghiêng trang 85)

- Thể hiện ý trí của người dân Đại Việt

? Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ?

- Lam Sơn

? Em hãy cho biết một vài nét về căn cứ địa Lam Sơn?

- Là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi

- Đó là vùng đồi núi tháp xen kẽ rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có dân tộc Mường- Thái sinh sống, có địa thế hiểm trở.

Khi nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng và về hội tụ ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi.

? Em biết gì về Nguyễn Trãi?

- Là người học rộng trí cao, có lòng yêu nước thương dân, hết mực (mở rộng về Nguyễn Trãi trang 147 sách thiết kế )

(Đọc phần in ngiêng đầu năm 1416….trang 85)

Bài văn thề của Lê Lợi …..

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.

- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn- Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương.

Hoạt động 2: II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn

- Mục tiêu: Biết được những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

- Thời gian: 15 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS đọc thông tin trang 85 hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau :

? Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ của Lê Lợi

? Nêu tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423. Trong bối cảnh đó Lê lợi quyết định tạm hòa với quan minh nhằm mục đích gì?

Bước 2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm

Bước 4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết

Lực lượng còn yếu thiếu lương thực, giặc tấn công. 1418-nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh.

- Quân Minh đã huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng.

- Cuối 1421 quân Minh lại mở một cuộc càn quét lớn buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh. (lần 2)

- Năm 1423 Lê Lợi quyết định hào hoãn với quân Minh.

- Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được quân Minh trở mặt tấn công ta, ta phải rút lui lên núi Chí Linh (lần 3)

2. Những thắng lợi đầu tiên cuả nghĩa quân Lam Sơn

- Mục tiêu: Biết được những những thắng lợi đầu tiên của cuộc khởi nghĩa chính là giải phóng Nghệ An (năm 1424):.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

- Thời gian: 15 phút

Hoạt động dạy – học

Kiến thức cần đạt

  1. Giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS đọc thông tin trong bảng trang 81 và quan sát hình 2, hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau :

? Em biết gì về Nguyễn Chích? Cho biết vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An? Kế hoạch đó đem lại kết quả gì?

? Trình bày cuộc tiến quân ra bắc của Lê Lợi trên bản đồ

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm.

(4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết:

.

*.Giải phóng Nghệ An (năm 1424):

- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động vào Nghệ An.

- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân tấn công Đa Căng (Thanh Hóa), hạ thành Trà Lân.

- Thừa thắng, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu.

- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa.

*.Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1428):

- Tháng 8-1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân đem quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

- Trong 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

3.Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426):

- Tháng 9-1426, Lê Lợi chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc.

- Quân ta thắng nhiều trận lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan.

🡪 Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

3.Trận Tốt động- Chúc Động (cuối năm 1426) và trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) – khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng

- Mục tiêu: Biết được diến biến, kết quả trận Tốt Động – CHúc Động và Chi Lăng – Xương Giang

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

- Thời gian:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

? Trình bày diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Gv nhắc lại bài trước -> Địch cố thủ trong thành Đông Quan.

?Với sự thất bại đó quân Minh đã làm gì?

?Sau khi đến Đông Quan, Vương thông đã làm gì?

- Phản công quân ta.

?Trước tình hình đó ta đối phó như thế nào?

Gv trình bày trên lược đồ

Gv cho hs trình bày diễn biến trận Tôt Động – Chúc Động trên lược đồ.

? Trận thắng này có ý nghĩa như thế nào?

- Thay đổi tương quan lực lượng.

- Ý đồ củ địch bị thất bại.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Trận Tốt động- Chúc Động (cuối năm 1426

- Địch:

+ 10 – 1426, Vương Thông cùng 5 vạn viện binh đến Đông Quan.

+ 7 – 11 – 1426, tiến đánh Cao Bộ.

-Ta: Đặt phục binh ở Tôt Động – Chúc Động.

- Diến biến – Kết quả: SGK

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục II SGK

? Trình bày diễn biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Sau thất bại ở Tôt Động – Chúc Động quân Minh có kế hoạch ntn?

? Trước tình hình đó, nghĩa quân đối phó như thế nào?

?Tại sao ta đánh Liếu Thăng trước?

- Vì tiêu diệt quân của Liếu Thăng (10 vạn) sẽ diệt số lượng lớn địch -> Lúc đó cánh quân của Mộc Thạnh sẽ hoang mang lo sợ.

Hs đọc phần in nghiêng SGK

Gv trình bày trên lược đồ

?Liễu Thăng chết, quân Minh đã làm gì?

Gv trình bày

Hs đọc phần in nghiêng

?Em có nhận xét gì về những thắng lợi chúng ta đã đạt được qua đoạn Bình Ngô đại cáo?

- Thời gian đồn dập.

? Với sự thất bại của Liễu Thăng và Mộc Thạnh thì Vương Thông đã làm gi?

?Kết quả?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)

- Địch: 10 – 1427, 15 vạn viện binh kéo vào nước ta.

- Ta: Tập trung lục lượng tiêu diệt quân Liếu Thăng trước.

* Diến biến:

- 8 – 10 – 1427, Liễu Thăng tiến vào nước ta, bị giết tại Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay bị phục kích tại Cần Trạm, Phố Cát.

* Kết quả:

- Vương Thông mở hội thề Đông Quan và rút về nước.

III.NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Mục tiêu:- Hiểu được nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu hs đọc mục III SGK

Nhóm chẵn: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của khởi ngĩa Lam Sơn.

Nhóm lẻ: Nêu ý ngĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Gv cho hs đọc SGK

“Đất nước ……khởi nghĩa đó”

?Nội dung của Bình Ngô đại cáo là gì?

- Tuyên ngôn độc lập lần II

?

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

?Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

-Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do.

+ Tất cả cá tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, ủng hộ nghĩa quân.

+ Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc KN LS thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

+ Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

I. Mục tiếu: Hệ thống hóa kiến thức, cũng cố và hoàn thiện KTKN của toàn bài để từ đó HS có cái nhìn tổng thể về khởi nghĩa Lam Sơn

II. Nhiệm vụ: HS thực hành các bài tập :

1,Khởi nghĩa Lam sơn nổ ra trong hoàn cảnh nào?

  1. Nêu vai trò của Lê lơi và đóng góp của nhân dân trong cuoocjkhowir nghĩa Lam Sơn

III. Các bước thực hiện:

(1) Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành vào vở

  • (2) HS thực hiện nhiệm vụ:
  • - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời.
  • - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
  • (3) Báo cáo kết quả và trao đổi
  • (4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS:

Dự kiến sản phẩm

  • Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong hoàn cảnh: Quân Minh sang xâm lược nước ta và đặt ách thống trị tàn bạo, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân bùng nổ, các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Trong hoàn cảnh đó năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

*Vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Ông là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, đóng vai trò to lớn, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

  • Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn

Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa...

Vai trò của nhân dân:

  • Chống lại Quân xâm lược Minh
  • Ủng hộ và tham gia cuộc kháng chiến
  • Giúp sức cho quân đội( góp lương thực, vũ khí,...)

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể

+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm

+ Các bước thực hiện:

(1) Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS đọc đoạn trích về Lời thề Lũng nhai sau đó tổ chức cho HS viết kịch bản về hội thề Lũng nhai

  • (2) HS thực hiện nhiệm vụ:
  • - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời.
  • - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
  • (3) Báo cáo kết quả và trao đổi
  • (4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu một số tài liệu

- Nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, soạn mục I bài 20: Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật và trả lời câu hỏi cuối SGK

**************************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 40, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527)

  1. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT

I. Yêu cầu càn đạt:

1.Kiến thức: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.

2.Tư tưởng: Giáo dục cho HS niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc.

3.Kỹ năng: Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử (Lê sơ).

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.

- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).

III.Hoạt động dạy – học:

1.Kiểm tra bài cũ: (5p)

  • Thuật lại chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang? Nêu ý nghĩa lịch sử?
  • Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

2.Tiến trình dạy - học: (30p)

Giới thiệu bài mới: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái Tổ). Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế.

Hoạt động dạy – học

Kiến thức cần đạt

Mục 1:

GV gọi HS đọc mục 1 SGK.

Giảng: Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới. Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất.

GV: Đứng đầu nhà nước là ai? 🡪 Vua.

GV: Giúp việc cho vua có những bộ và cơ quan nào? 🡪 Các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, giúp việc 6 bộ có 6 tự, 6 khoa giám sát. Các cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần)…

GV: Bộ máy chính quyền địa phương được chia như thế nào? 🡪 Thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phục trách ba mặt hoạy động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.

GV: Kể tên các ti và cho biết công việc mà mỗi ti phụ trách? 🡪 Đô ti phụ trách quân sự, an ninh. Hiến ti phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật. Thừa ti phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khóa.

GV: Dưới đạo thừa tuyên là gì? 🡪 Phủ, huyện (châu), xã.

Thảo luận: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê với thời Trần, nhiều người cho rằng tổ chức nhà nước thời Lê sơ tập quyền hơn (Tập quyền là sự thống nhất tập trung quyền hành vào triều đình trung ương), điều này được thể hiện như thế nào trong tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ? 🡪 Vua nắm mọi quyền hành, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội 🡪 Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố.

Mục 2:

GV gọi HS đọc mục 2 SGK.

GV: Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào? 🡪 Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân, khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.

GV: Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó, chế độ “ngụ binh ư nông” là tối ưu? 🡪 Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm, nên phải vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng.

GV: Quân đội nhà Lê gồm những bộ phận nào? 🡪 Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở địa phương, bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

GV: Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào? 🡪 Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

GV cho HS đọc đoạn in nghiêng trong SGK.

GV: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên? 🡪 Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước. Thực hiện chính sách vừa cương, vừa nhu với kẻ thù. Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước.

Mục 3:

GV gọi HS đọc mục 3 SGK.

Giảng: Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật được chú ý xây dựng.

GV: Vì sao thời Lê, nhà nước quan tâm đến luật pháp? (Liên hệ thời Lý-Trần) 🡪 Giữ gìn kỉ cương, trật tự xã hội. Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để triều đình quản lí chặt chẽ hơn.

Giảng: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta.

GV: Nội dung chính của bộ luật là gì? 🡪 Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

GV: Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ? 🡪 Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được tôn trọng.

1.Tổ chức bộ máy chính quyền:

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

🡪 Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh.

2.Tổ chức quân đội:

- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương.

3.Luật pháp:

- Lê Thánh Tông ban hành bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Nội dung:

+ Bảo vê quyền lợi của vua và hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Bảo vệ người phụ nữ.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THỜI LÊ SƠ

3.Củng cố: (5p)

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ?
  • Tổ chức quân đội và luật pháp của nhà Lê ra sao?

4.Dặn dò:

  • Học bài 20 phần I. Làm bài tập.
  • Xem trước phần II.

D.Rút kinh nghiệm:

**************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 41, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) (Tiếp theo)

  1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

I. Yêu cầu cần đạt:

1.Kiến thức: Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt. Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân. Đời sống các tầng lớp khác ổn định.

2.Tư tưởng: Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước.

3.Kỹ năng: Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình kinh tế-xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.

4.Trọng tâm: Tình hình kinh tế thời Lê sơ.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ, tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lê sơ.

- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).

III.Hoạt động dạy – học:

1.Kiểm tra bài cũ: (5p)

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ?
  • Tổ chức quân đội và luật pháp của nhà Lê ra sao?

2.Tiến trình dạy - học: (30p)

Giới thiệu bài mới: Song song với việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế. Nền kinh tế và xã hội thời Lê sơ có điểm gì mới?

Hoạt động dạy – học

Kiến thức cần đạt

Mục 1:

GV gọi HS đọc mục 1 SGK.

Mục 2:

GV gọi HS đọc mục 2 SGK.

1.Kinh tế:

a)Nông nghiệp:

- Giải quyết ruộng đất.

- Thực hiện phép quân điền.

- Khuyến khích bảo vệ sản xuất.

b)Công thương nghiệp:

- Thủ công nghiệp:

+ Phát triển nhiều ngành thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

+ Các công xưởng do nhà nước quản lí được quan tâm.

- Thương nghiệp:

+ Trong nước: Chợ phát triển.

+ Ngoài nước: Buôn bán với nước ngoài được duy trì.

2.Xã hội:

Sơ đồ giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

SƠ ĐỒ GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI

3.Củng cố: (5p)

  • Hãy trình bày những nét chính về tình hình kính tế thời Lê sơ.
  • Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?

4.Dặn dò:

  • Học bài 20 phần II. Làm bài tập.
  • Xem bài 20 phần III.

IV.Rút kinh nghiệm:

*****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 42, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) (Tiếp theo)

III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Chế độ giáo dục -thi cử thời Lê rất được coi trọng

2. Tư tưởng:

- Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn.

3. Kĩ năng:

- Nhận xét về thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lê sơ

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh về các di tích lịch sử

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các di tích lịch sử.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là n¾m ®îc nh÷ng nÐt chÝnh vÒ nước Đại Việt thời Lê sơ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV cho hs xem một số tranh ảnh về các di tích dưới thời Lê.

- Dự kiến sản phẩm: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu Hà Nội

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi vẽ vang, đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở ra triều đại mới trong lịch sử Việt Nam – thời Lê sơ, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. Sử sách thường gọi là nước Đại Việt thời Lê sơ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Tình hình giáo dục và khoa cử

- Mục tiêu: - Biết được tình hình giáo dục dưới thời Lê sơ có điểm nào khác so với nhà Trần.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

-GV giới thiệu sơ lược tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ phát triển hơn thời Trần và đạt được nhiều thành tựu.

? Dựa vào sgk, nêu dẫn chứng sự phát triển của giáo dục và khoa cử.

? Vì sao thời Lê hạn chế Phật giáo và tôn sùng Nho giáo?( Phục vụ giai cấp phong kiến)

? Giáo dục và thi cử thời Lê rất quy củ và chặt chẽ, biểu hiện như thế nào?( Muốn làm quan phải thi rồi mới được bổ nhiệm, thi gồm 3 kì: Hương -Hội -Đình)

? Để khuyến khích việc học và kén chọn nhân tài, nhà Lê có chủ trương gì? (Vua ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá)

-Gv cho HS khai thác /45: bia Tiến sĩ trong Văn Miếu (81 bia) khắc tên người đỗ Tiến sĩ...

-HS đọc sgk

? nhận xét tình hình thi cử -giáo dục thời Lê? (Quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều quan lại trung thành, nhiều nhân tài...)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

-Dựng lại Quốc tử Giám.

-Mở nhiều trường học

-Tổ chức các khoa thi.

-Nho giáo chiếm địa vị độc tôn

2. Hoạt động 2: 2. Văn học, khoa học, nghệ thuật

- Mục tiêu: Biết được những thành tựu nổi bật về văn hóa, khoa học và nghệ thuật dưới thời Lê sơ.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Nêu những thành tựu nổi bất về văn học? Kể những tác phẩm tiêu biểu? Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh điều gì?

-GV bổ sung về tình hình văn học thời Lê sơ, giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng và lưu ý HS về sự phát triển của chữ Nôm -> thể hiện sự độc lập về mặt chữ viết.

? Tại sao văn học thời kì này tập trung nội dung yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc? (Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi...)

? Nêu những thành tựu khoa học nổi tiếng?Nhận xét?

-GV chuẩn xác kiến thức

-GV giới thiệu một số nghệ thuật trong thời kì này.

? Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật sân khấu? nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc có gì tiêu biểu? (quy mô đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện)

? Tại sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên?( công lao đóng góp xây dựng đất nước của nhân dân, triều đại phong kiến có phương pháp cai trị đúng đắn -> xuất hiện nhiều nhân tài)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

a-Văn học:

-Gồm văn học chữ Hán và chữ Nôm

-Nội dung yêu nước sâu sắc

b-Khoa học:

* Xuất hiện nhiều tác phẩm khoa học

c-Nghệ thuật:

-Gồm nghệ thuật sân khấu, điêu khắc và kiến trúc.

-Phát triển mạnh, phong phú và đa dạng.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình văn hóa, giáo dục dưới thời Lê sơ

- Thời gian: 8 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.

Câu 2. Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào?

A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông.

C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông.

Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung

A. có nội dung yêu nước sâu sắc.

B. thể hiện tình yêu quê hương.

C. đề cao giá trị con người.

D. đề cao tính nhân văn.

Câu 4: Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

B. Kinh thành Thăng Long.

C. Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa.

D. các dinh thự, phủ chúa to lớn.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Nhận xét được những thành tựu văn hóa, giáo dục dưới thời Lê sơ.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

HS trả lời.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, soạn mục IV bài 20: Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc và trả lời câu hỏi cuối SGK.

****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 43, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) (Tiếp theo)

IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC.

I-Yêu cầu cần đạt:

-Học sinh thấy được những đóng góp nổi bật của vua Lê thánh Tông và Nguyễn Trãi trên lĩnh vực văn học, khoa học.

-Những đóng góp của NGô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

-Biết kính trọng, khâm phục, những vị tiền bối này

-Tự hào về dân tộc có nhiều danh nhân.

-GD học sinh phải có ý thức, trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện.

-Có kỹ năng so sánh, phân tích, nhận xét những đóng góp của những anh hùng.

II-Phương pháp – phương tiện

1-Phương pháp

+Thảo luận

+Kể chuyện

2-Phương tiện:

Tranh, ảnh

Những mẩu chuyện về danh nhân…

III-Các bước lên lớp

1-Tổ chức

2-Kiểm tra bài cũ

-Nêu những thành tựu về văn hoá , khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ?

3-Bài mới

+Giới thiệu bài

IV-Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc.

HĐ 1:

1-Nguyễn Trãi (1380 -1442)

-Là nhà chính trị

-Quân sự

-Là danh nhân văn hoá thế giới

-Là anh hùng dân tộc

G: Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi?

-Có nhiều tác phẩm văn học, sử học, địa lý học nổi tiếng như ::

-Quân trung từ mệnh tập

-Bình ngô đại cáo, quốc

-Quốc âm thi tập

-Dư địa chí

G: Nêu tự tưởng chính của Nguyễn Trãi

-Tư tưởng: Luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

HĐ 2:

2-Lê Thánh TÔng (1442 - 1497)

-Là một vị vua anh minh

-Là tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực: kinh tế \, chính trị, quân sự.

-Là nhà văn, nhà thơ lớn

-Cuối Tk XV: sáng tập hội Tao Đàn

G: Hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học?

-Nhiều tác phẩm: Quỳnh uyển cửu ca ….

HĐ3:

2-Ngô Sĩ Liên (TK XV)

G: Hãy nêu những hiểu biết của em vê NGô Sĩ Liên?

-Là nhà sử học

-1442: đỗ tiến sĩ, giữ chức Hàn Lâm viện

-Tác phẩm: Bộ : Đại việt sử kí toàn thư ghi chép lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng – 1427.

HĐ 4:

4-Lương Thế Vinh (1442)

- 1463: đỗ trạng nguyên

G: Em biết gì về nhân vật Trạng Lường.

-Là nhà toán học

-Công trình: “Đại thánh toán pháp”, “Thiênmôn giáo khoa

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

I. Mục tiếu: Hệ thống hóa kiến thức, cũng cố và hoàn thiện KTKN của toàn bài để từ đó HS có cái nhìn tổng thể về nước Đại Việt thòi Lê Sơ

II. Nhiệm vụ: HS thực hành các bài tập

1 Hoàn thành bảng( vào vở) về tình hình kinh tế dưới thời Lê sơ theo yêu cầu:

Lĩnh vực

Tình hình phát triển

Nông nghiệp

 

Thủ công nghiệp

 

Thương nghiệp

 

2.Hoàn thành bảng sau vào vở:

Nội dung

Thời Lý- Trần

Thời Lê sơ

Bộ máy nhà nước ở Trung ương

 

 

Các đơn vị hành chính địa phương

 

 

Cách đào tạo tuyển chọn bổ sung quan lại

 

 

Pháp luật

 

 

III. Các bước thực hiện:

(1) Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành vào vở

  • (2) HS thực hiện nhiệm vụ:
  • - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời.
  • - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
  • (3) Báo cáo kết quả và trao đổi
  • (4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

Dự kiến sản phẩm:

Nội dung

Thời Lý- Trần

Thời Lê sơ

Bộ máy nhà nước ở Trung ương

Lí: Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan đại thần.

Trần: Có thêm chế độ thái thượng hoàng đăth tên một số chức quan

 Vua đứng đầu nhà nước. Giúp việc cho vua có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn.

Các đơn vị hành chính địa phương

Chủ thành các lộ.

 Chủ thành 13 đạo, đứng đầu mỗi đạo có 3 ti.

Cách đào tạo tuyển chọn bổ sung quan lại

 Quan lại do vua đề cử.

Quan lại được tuyển chọn qua thi cử.

Pháp luật

 Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ sức kéo.

+ Xác nhận quyền sỡ hữu tài sản.

+ Quy định việc mua bán ruộng đất .v.v.

 

Bảo vệ vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia. Khuyến khích phát triển kinh tế, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, nghiêm cấm cách hành vi tự bán mình thành nô tì

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể

+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm

+ Các bước thực hiện:

  • Giao nhiệm vụ:

. Dựa vào đoạn thông tin: Vua lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triề: Một thước núi một tấc song của ta lẽ nào lại vứt bỏ? phait cuông quyết trinh biện chới cho họ lấn dần, nếu học không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bãy lẽ ngay điều gian. Nếu người nào muốn đem một thước một tấc đát của thái tổ làm mồi cho giặc thì bị chu di của tộc , kết hợp hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Vì sao?

Gợi ý:

Chủ trương của các vua thời Lê Sơ:

  • Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ tổ quốc
  • Đề cao tránh nhiệm bảo vệ tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước

Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay bởi bảo vệ đất nước chính là nhân tố ưu tiên hàng đầu của một dân tộc, một dân tộc có chủ quyền, lãnh thổ, có nền móng vững chắc, một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thì có thể đánh bại bất kì kẻ nào lăm le xâm lược, thôn tính đất nước

Nêu những việc làm và đánh giá vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

Bài làm:

Dưới thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng  và bảo vệ đất nước. Cụ thể là:

  • Đối với bộ máy nhà nước: Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh lại bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, chặt chẽ hơn thời Vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, có bộ máy trung ương và địa phương rõ ràng.
  • Đối với pháp luật: Vua Lê Thánh Tông đã soạn thảo ra và ban hành Quốc Triều hình luật. Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
  • (2) HS thực hiện nhiệm vụ:
  • - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời.
  • - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
  • (3) Báo cáo kết quả và trao đổi
  • (4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Tìm hiểu các phim tư liệu ....

****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 44, Bài 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Hướng dẫn học sinh tự đọc

I- Yêu cầu cần đạt:

-Thông qua việc hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi của bài, giáo viên đã khắc sâu những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, thời Lê Sơ.

-Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục ) và bảo vệ đát nứơc (chống xây dựng và đo hộ của nước ngoài).

-Nắm được những nét chính về tình hình xã hội đời sống nhân dân thời Lê Sơ.

-Củng cố tinh thần yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc cho học sinh.

-Học sinh biết sử dụng bản đồ, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, hệ thống các sự kiện lịch sử để rút ra nhận xét.

II-phương pháp – phương tiện

1-Phương pháp

+Thảo luận

+Kể chuyện

2-Phương tiện:

Tranh, ảnh

-Lược đồ Đại Việt thời Lê sơ

-Lược đồ các cuộc kháng chiến chống xâm lược và đô hộ của nhà Minh.

-Sơ đồ tổ chức bộ máy nông nghiệp thời Trần, Lê Sơ.

-Tranh ảnh về các công trình NT,nhân vật lịch sử thời Lê sơ.

III-Các bước lên lớp

Hướng dẫn học sinh tự đọc và hoàn thành các yêu cầu trong bài 21

HĐ2:

1-a-Triều đình

-Thảo luận: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu.

-Đứng đầu là vua

-Bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất

1-Bộ máy NN thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy NN thời Lý – Trần ở điểm nàở

-Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả các chức tổng chi huy quân đội.

a-Triều đinh

b-Các đơn vị hành chính được tổ chức

Lộ – Chặt chẽ hơn đb là

Phủ- cấp thừa tuyên

Huyện và cấp xã

c-Thi cử

(Trọng dụng người tài, người có học đều được thi, đa số dân đều có thể đi học.)

HĐ 3:

2-NN thời Lê sơ và NN thời Lý – TRần có đặc điểm gì khác nhau?

2-NN thời Lý – Trần là NN giai cấp quý tộc (Thực hiện nguyên tắc: muốn được bổ dụng làm quan thì trứơc hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc).

-NN thời Lê sơ là Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

HĐ 4:

3-Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Trần?

3-

*Giống nhau về luật pháp:

-Cùng bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

-Khuyến khích sản xuất phát triển .

*Khác nhau:

-Pháp luật thời Lê sơ (Thông qua bộ luật Hồng Đức, đầy đủ, hoàn chỉnh hơn có một số điều luật bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, phụ nữ )

HĐ 5:

Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – trần?

4-

a-Giống nhau

-kinh tế phát triển

-Đạt nhiều thành tựu : xuát hiện nhiều nghề, có trao đổi buôn bán với nước ngoài.

-Nhờ: Chính sách khuyến khích phát triển của NN.

b-Khác nhau: Thời Lê sơ kinh tế phát triển hơn.

HĐ 6:

-Xã hội thời Lý –Trần và Lê sơ có những giai cấp tầng lớp nào? Có gì khác nhau?

5-

a-Giống nhau

+Có 2 gia cấp : thống trị và bị trị

+Các tầng lớp : quý tộc, địa chủ, nông dân, nô tì.

b-Khác nhau

-Thời Lý – Trần tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo,nắm mọi quyền lực. Tầng lớp nông dân, nô tì chiếm số đông trong xã hội.

-Thời Lê sơ tầng lớp nô tì giảm về số lượng và được giải phóng vào cuối thời Lê sơ.

HĐ 7:

-Những thành tựu về văn hoá, giáo dục khoa học, NT thời Lê Sơ? có gì khác thời Lý – Trần

6-

Những thành tựu về

a-Văn hoá

b-Giáo dục

c-KHNT

d-Khác nhau

Thời Lê sơ: Phật giáo không còn phát triển, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.

Giáo viên kiểm tra sản phẩm và nhận xét ưu nhược

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 45: BÀI TẬP (PHẦN CHƯƠNG IV)

I-Yêu cầu cần đạt:

-Hệ thống lại các kiến thức đã học ơ chương IV.

-Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, so sánh

-Giáo dụccho học sinh lòng yêu thích môn học

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

II-phương pháp – phương tiện

1-Phương pháp

+Thảo luận

+ GQVĐ

2-Phương tiện:

Tranh, ảnh liên quan

III-Các bước lên lớp

1-Tổ chức

2-Kiểm tra bài cũ

-Kiểm tra vở học sinh.

3-Bài mới

HĐ1: +Giới thiệu bài

HĐ2:

1-Các cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần

G: Kể tên, tường thuật các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trân?

a-Trần Ngỗi (1407 - 1409)

+Địa bàn hoạt động: Nghệ An, Nam Định

+Kết quả: Đánh thanh niên 4 vạn quân Minh

b-Trần Qúy Khoáng (1409-1414)

+Địa bàn hoạt động : Thanh Hoá - Hoá Châu

+Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại

HĐ 3:

G: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

2-Cuộc khởi nghĩa Lam sơn (1418 - 1427)

-Ta: 1418 –1421 quân Minh tấn công ta.

-4 lần rút lui lên núi ChíLinh (Thanh Hoá)

-1423: Hoà hoãn với quân Minh, rút về Lam Sơn.

-12/10/1424: Ta tập kích đồn Đa Căng, hạ thành Trf Lân, đánh bại giặc ở Khả Lưu, Bồ ải, Diễn Châu.

-8/1425: ta giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá

-1426: Giành thắng lợi ở Tốt động, Chúc Động.

-10/1427: Chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang.

HĐ 4:

3-Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

G: Nguyên nhân nào mà ta giành thắng lợi oanh liệt cuộc kháng chiến chống quân Minh?

-Lòng yêu nước của nhân dân ta

-Tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia.

-Đường lối chiến thuật linh hoạt

-Có người lãnh đạo tài giỏi

-Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

HĐ 5:

G: Cuộc kháng chiến chống quân Minh để lại ý nghĩa lịch sử gì?

4-ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

-Kết thúc ách đô hộ của nhà Minh

-Bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta.

HĐ 6:

G: Đánh giá nghệ thuật quân sự của ccs nhà chỉ huy thời Lê?

5: NTQS

-Linh hoạt khi thì rút lui sáng tạo để bảo toàn lực lượng, khi thì chủ động tiến công giành thế chủ động. Chính sách ngoại giao lúc mềm mỏng lúc cương quyết, hoà hoãn quyết tâm tấn công.

4-Củng cố:

Khái quát toàn bài

5-Hướng dẫn về nhà

-Hoàn thành nốt bài tập

-Xem bài 22.

****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 46, Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN

(thế kỉ XVI - XVIII)

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ơt TK XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế.

- Đầu TK XVI những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xa hội. Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.

2. Tư tưởng.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.

- Hiểu được rằng nhà nước thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân.

3. Kĩ năng:

- Đánh giá đúng nguyên nhân sự suy yếu của triều đình phong kiến Lê.

- Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, lược đồ phong trào nông dân TK XVI

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu về phong trào nông dân TK XVI.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là n¾m ®îc nh÷ng nÐt chÝnh vÒ sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Chính quyền thời Lê Sơ hoàn chỉnh và cực thịnh thời vua nào

- Dự kiến sản phẩm:

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:Vì sao nhà nước phong kiến thời Lê sơ (ở TK XV) rất thịnh trị mà sang TK XVI lại suy thoái nhanh chóng như vậy. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái đó. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Triều đình nhà Lê

- Mục tiêu: - Biết được sự sa đoạ của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình suy thoái của triều đình Lê sơ.

Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông.

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

GV: Lê Thái Tổ: Triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định. Lê Thánh Tông: chế độ PK đạt đến thời kỳ cực thịnh

? Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình suy thoái của triều đình Lê sơ? HS:Nội bộ triều đình chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực.

HS: Nêu những biểu hiện chứng tỏ đến đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy yếu?

* Lê Uy Mục được gọi là vua quỷ.

“ An Nam tứ bách vận vưu trường. Thiên ý như hà giáng quỷ vương”

* Uy Mục bị giết, Tương Dực lên thay bắt nhân dân xây Đại Điện và Cửu Trùng Đài to lớn chỉ mải ăn chơi trụy lạc; “Tướng hiếu dâm như tướng lợn” gọi là vua lợn.

? Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông?

-HS: Các vua lê sơ ở thế kỉ XV, kém về năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước vào thế suy vong.

- GV kết luận.

Lê Thánh Tông có công xây dựng đất nước, Uy Mục và Tương Dực, Chiêu Tông đẩy đất nước vào thế suy vong.

? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì?

HS: Nhân dân cực khổ

Quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của nhândân… dùng của như bùn đất … coi dân như cỏ rác.

( HS đọc phần in nghiêng trong sgk)

? Thái độ của tầng lớp nhân dân đối với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

- Đến TK XVI, vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.

- Triều đình rối loạn, tranh giành quyền lực lẫn nhau.

2. Hoạt động 2: 2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu TK XVI

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân.

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

GV: Lợi dụng TĐ rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy dến hết”, “dùng của như bùn đất ...., coi nhân dân như cỏ rác”

?Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì?

?Vì sao đời sống nhân dân cực khổ?

- Bóc lột, vơ vét -> nạn đói

Hs đọc SGK phần in nghiêng

?Trước tình hình đó thái độ của nhân dân đối với tầng lớp thống trị như thế nào?

Hs đọc SGK phần in nghiêng

Gv trình bày H.48 SGK

?Trong các cuộc khởi nghĩa trên thì cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất?

?Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân TK XVI?

- Rộng lớn

- Lẻ tẻ, chưa đồng loạt

?Các cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

a. Nguyên nhân:

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.

-> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

b. Diến biến.

- Đầu năm 1511 các cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh) nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa.

c. Kết quả - Ý nghĩa.

- Tuy thất bại nhưng làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình chính trị - xã hội thời Lê ở TK XVI

- Thời gian: 8 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Tình hình nhà Lê sơ đầu TK XVI có điểm gì nổi bật?

A. Khủng hoảng suy vong. B. Phát triển ổn định.

C. Phát triển đến đỉnh cao. D. Phát triển không ổn định.

Câu 2: Thời Lê sơ đầu TK XVI mâu thuẩn nào diễn ra gay gắt nhất?

A. Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ.

B. Mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến.

C. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.

D. Mâu thuẩn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 3: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm"

A. Khởi nghĩa Trần Tuân. B. Khởi nghĩa Trần Cảo.

C. KHởi nghĩa Phùng Chương. D. Khởi nghĩa Trịnh Hưng.

Câu 4: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu TK XVI.

A. Góp phần làm nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.

B. Nhiều lần uy hiếp chiếm kinh thành.

C. Có lần khiến vua Lê hoảng sợ chạy khỏi kinh thành.

D. Trước sau đều bị dập tắt.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của triều đình Lê sơ.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

HS trả lời.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, soạn mục II bài 22: Các cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn và trả lời câu hỏi cuối SGK

**************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 47, Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (thế kỉ XVI - XVIII) (tiếp theo)

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN

I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Biết được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh- Nguyễn

2. Thái độ.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.

- Hiểu được rằng nhà nước thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân.

3. Kĩ năng:

- Đánh giá đúng nguyên nhân sự suy yếu của triều đình phong kiến Lê.

- Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Bản đồ Việt Nam

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu về cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê đã dẫn đến hậu quả gì?

- Dự kiến sản phẩm: cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Nguyên nhân sâu xã của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh là sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, cụ thể là triều đình nhà Lê từ đầu TK XV. Vậy các cuộc chiến tranh đó đã để lại hậu quả gì, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Chiến tranh Nam - Bắc triều

- Mục tiêu: - Biết được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – bắc triều

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

Trình bày nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh Nam -bắc triều

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

?Sự suy yếu của triều đình nhà Lê được biểu hiện như thế nào?

- Tranh chấp phe phái

?Trước tình hình đó Mạc Đăng Dung đã làm gì?

- Lập ra Nam triều.

* Trực quan bản đồ Việt nam +GV chỉ vị trí trên bản đồ.

?Qua đó em nào có thể nói lại nguyên nhân hình thành Ban-Bắc triều?

?Sau khi thành lập 2 tập đoàn pk này đã làm gì?

Gv trình bày sơ lược diễn biến.

?Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều?

Hs đọc SGK

Gv phân tích thêm về hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều để lại.

?Với hậu quả đó e có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

*Nguyên nhân:

-Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối lập thâu tóm mọi quyền hành

- Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc gọi là Bắc Triều

* Diễn biến

- 1533 NguyÔn Kim dấy quân về Thanh hóa¸ 🠢 Nam triều

- Hai tập đoàn phong kiến đánh nhau hơn liên miên hơn 50 năm , chiến trường là vùng Thanh -Nghệ ra Bắc

-1592, Nam triều chiếm được Thăng Long , họ Mạc rút lên Cao Bằng

Hậu quả : Nhân đói khổ , đất nước chia cắt.

2. Hoạt động 2: 2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

Trình bày nguyên nhân, diễn biến chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

?Sau khi chiến tranh kết thúc với phần thắng thuộc về Nam triều (Nguyễn Kim), tình hình nước ta có gì thay đổi?

Gv trình bày: Trịnh Kiểm giết Nguyễn Kim và con cả của ông là Nguyễn Uông -> Nắm quyền

?Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng đã làm gì? Vì sao?

- Con thứ của Nguyễn Kim

- lo sợ bị giết

Trực quan bản đồ hành chính Việt Nam

-> Với mâu thuẩn đó thì giữa họ Trịnh và họ Nguyễn đã bùng nổ chiến tranh.

?Hậu quả của chiến tranh?

Hs đọc SGk phần in nghiêng

?Tính chất của cuộc chiến tranh?

- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

?Em có nhận xét gì về tình hình chính trị - xã hội nước ta ở TK XVI - XVII?

Tình trạng chia cắt kéo dài, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

- Đàng Ngoài do vua Lê chúa Trịnh nắm giữ - Đàng Trong do họ Nguyễn cai quản.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

*Nguyên nhân

- 1545, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.

- Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa - Quảng Nam -> Hình thành thế lực họ Nguyễn.

*Diễn biến:

- Đầu thế kỉ XVII , Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễnbùng nổ

- Chiến tranh diễn ra (1627-1672) đã 7 lần đánh nhau, chiến trường chính là Quảng Bình – Hà Tĩnh

- Cuối cùng lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước.

- Hậu quả: Chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

- Thời gian: 8 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

A. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc.

B. Chính quyền Đàng Ngoài được thành lập.

C. Chính quyền Đàng Trong được thành lập.

D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc.

Câu 2: "Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy"

Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ TK XVII - XVIII?

A. Là ranh giới chia cắt đất nước.

B. Là dãy núi cao nhất Thanh Hà.

C. Là vùng đất quan trọng của Đàng Trong.

D. Là nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.

Câu 3: Chiến trường chính chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra ở đâu?

A. Từ Thanh Hóa ra Bắc. B. Từ Nghệ An ra Bắc.

C. Từ Thuận Hóa ra Bắc. D. Từ Quảng Bình ra Bắc.

Câu 4: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã để lại cho nhân dân hậu quả gì?

A. Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt làm hai.

B. Tình hình xã hội không ổn định.

C. Cuộc sống nhân dân có nhiều cải thiện.

D. Kinh tế 2 miền bị tàn phá nặng nề.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn. Hậu quả của các cuộc chiến tranh này đã để lại cho nhân dân.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

HS trả lời.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, soạn mục I bài 23: Kinh tế - văn hóa TK XVI - XVIII và trả lời câu hỏi cuối SGK

**************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 48, BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVIII

I. KINH TẾ

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: giúp HS :

- Trình bày được một cách tổng quát bức tranh kinh tế cả nước :

+ Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

+ Thủ công nghiệp phát triển : chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị.

2. Kỹ năng:

- So sánh sự phát triển chênh lệch nền kinh tế đất nước. Rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xây dựng nền kinh tế đất nước.

3. Tư tưởng:

- Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ... Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn...

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, phát vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, tranh ảnh, lược đồ…

IV. CHUẨN BỊ:

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Máy móc, phương tiện có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: (Linh hoạt)

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát:

- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.

- Phương thức tiến hành: GV đưa một số hình ảnh trong bài, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: Nông nghiệp.

- Mục tiêu: Nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn nông nghiệp Đàng Ngoài. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

- Phương thức tiến hành: (nhóm/cá nhân)

- Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận nhóm:

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm.

? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy.

? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại có được sự phát triển như vậy.

(GV gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận).

+ Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Hoạt động 2: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

- Mục tiêu: Thủ công nghiệp phát triển, chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị.

- Phương thức tiến hành: (nhóm/cá nhân…)

- Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận nhóm :

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm.

1. Trình bày tình hình thủ công nghiệp nước ta TK XVI-XVIII và nhận xét...?

2. Trình bày tình hình buôn bán trong nước. Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta lại xuất hiện thêm một số thành thị.

3. Kể tên các đô thị lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong ? Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong lúc bấy giờ ?

4. Tình hình buôn bán với nước ngoài (ngoại thương) diễn ra như thế nào? Chúa Trịnh và chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với nước ngoài. Vì sao về sau chúa Nguyễn-Trịnh chủ trương hạn chế ngoại thương ?

+ Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nông nghiệp.

* Đàng ngoài:

+ Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

+ Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh - Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói khổ.

* Đàng trong:

+ Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận - Quảng.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.

+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

=> Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

2/. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

- Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp :

+ Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.

+ Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế ), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS vừa được lĩnh hội.

- Phương thức tiến hành:

+ GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận. HS trả lời.

GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm

? Hãy so sánh kinh tế nông nghiệp giữa Đàng trong - Đàng ngoài ? Vì sao có sự khác nhau đó.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:

- Mục tiêu:

+ Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

+ HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế…

- Phương thức tiến hành:

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:

? Kể các ngành nghề thủ công ở địa phương Quảng Nam thời kỳ này .

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

* Dặn dò:

GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài cũ và bài mới.

+ Chuẩn bị nội dung bài mới.

******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 49, BÀI 23 : KINH TẾ , VĂN HÓA NƯỚC TA TK XVI - XVIII (tt)

II. VĂN HÓA

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức :

- Những nét chính về tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật.

- Sự ra đời chữ Quốc ngữ.

2. Kĩ năng: Phân biệt các tôn giáo .

- Mô tả lễ hội hoặc vai trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình….

3. Tư tưởng: Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ... Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn...

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, phát vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, tranh ảnh, lược đồ…

IV. CHUẨN BỊ:

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Máy móc, phương tiện có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: (Linh hoạt)

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát:

- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.

- Phương thức tiến hành: GV đưa một số hình ảnh trong bài, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ của GV và HS

ND cần đạt

1. Hoạt động 1: Tôn giáo:

- Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật :

- Phương thức tiến hành: ( cặp đôi…)

- Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận cặp:

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho HS.

? Ở thế kỷ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào ? Em biết gì về các tôn giáo đó ?

? Ngoài các tôn giáo thì ở nước ta các TK XVI-XVII tồn tại các tín ngưỡng nào ? Các tín ngưỡng nào hiện nay vẫn được duy trì.

? Quan sát H.53 và những hiểu biết của em, kể tên các hình thức sinh hoạt văn hóa ? Các hình thức sinh hoạt văn hóa có tác dụng gì ?

+ Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Hoạt động 2: Sự ra đời chữ quốc ngữ.

- Mục tiêu: Biết được sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

- Phương thức tiến hành: (Cá nhân)

- Tổ chức hoạt động:

? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

HSTL – GV nhận xét, chốt ý.

Ai là người có công lao lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ ? (G.sĩ A-Lếch-Xăng đơ Rốt )

? Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay . HSTL-GV nhận xét, chốt ý.

3. Hoạt động 3: Văn học, nghệ thuật.

- Mục tiêu: nêu được những điểm mới về văn học, nghệ thuật.

- Phương thức tiến hành: (nhóm…)

- Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận nhóm:

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm.

? Trình bày sự phát triển của nền văn học nước ta trong các gđ từ các TK XVI - XVII và nữa đầu TK XVIII .

? Trình bày những nét chính về nghệ thuật dân gian, nghệ thuật và sân khấu ở nước ta vào các TK XVII-XVIII và nhận xét..

? Vì sao ở thời kì này nghệ thuật dân gian lại phát triển cao ?

+ Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Tôn giáo:

+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

+ Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

+ Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

+ Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

+ Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

2. Sự ra đời chữ quốc ngữ.

- Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Phương Tây đã dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt -> chữ Quốc ngữ ra đời .

- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến ngày nay .

3. Văn học, nghệ thuật.

a. Văn học :

+ Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội... các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...

+ Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...

b. Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.

3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:

- Mục tiêu:

+ Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

+ HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế…

- Phương thức tiến hành:

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức.

    1. Em biết những đường phố trường học nào mang tên các nhân vật: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Anh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất? Giải thích vì sao được đặt tên đó
    2. Sưu tầm những mẩu truyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm và kể lại cho bạn nghe mẩu chuyện mà em thích nhất về nhân vật này.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

1.Ở Việt Nam hiện nay, có những đường phố, trường học mang tên các nhân vật như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương,..........Cụ thể như:

  • Đường Nguyễn Hữu Cầu (Đà Nẵng), Đào Duy Từ(Hà Nội), Nguyễn Hữu Cầu(  Hải Dương), Hoàng Công Chất( Hà Nội), đường Nguyễn Danh Phương (Vĩnh Phúc)
  • Trường:  THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đó là cách để toàn dân ta, đồng bào ta tỏ lòng thành kính, biết ơn tới những vị anh hùng, danh nhân văn hóa những người tài giỏi đã có công xây dựng nước, góp phần làm cho đất nước thêm giàu đẹp, văn minh. Nhân dân ta đang thực hiện chủ chương "Uống nước nhớ nguồn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"!.

2. Sưu tầm những mẩu truyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm và kể lại cho bạn nghe mẩu chuyện mà em thích nhất về nhân vật này.

Sau khi ông mất, những giai thoại về tài đoán số của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không ngừng được người đời lưu truyền. Một trong số đó là mẩu chuyện dưới đây:

Ngày xuân năm mới sắp tới, mời các bạn cùng suy ngẫm về giai thoại sau:

Tối 30 tết năm ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò từ xa đến, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi cửa. Ông sai gia nhân ra bảo người đó chờ chút. 

Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì. Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ "thiết đoản mộc tràng", nghĩa là "sắt ngắn gỗ dài". Ông hỏi học trò:

Anh đoán người đó vào đây để làm gì?

Anh học trò trả lời:

- Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài theo ý con, người này vào đây chắc chắn chỉ mượn có cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì sắt ngắn gỗ dài nữa đâu.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:

- Tôi đoán anh ta vào mượn cái búa.

Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật. Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích:

- Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì? Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để họ bổ củi nấu bánh chưng. Bấm que đã trúng, nhưng phán đoán phải cơ biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm.

Người học trò nghe xong rất khâm phục tài nghệ thầy mình

HỌẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

 Tìm hiểu về sự ra đời của chữ Quốc ngữ

Sưu tầm các bài ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng đả kịch chế độ quan lại phong kiến đề cao tinh thần nhân đạo, lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động

*******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 50, BÀI 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI

THẾ KỶ XVIII

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nêu những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của tình trạng đó.

- Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày trên lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biến chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.

2. Kỹ năng:

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến.

- Tập vẽ bản đồ, xác định địa danh ( đối chiếu với địa danh hiện nay) hình dung địa bàn hoạt động và qui mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.

3. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng ý thức căm ghét sự áp bức, cầm quyền đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, khắc phục tinh thần đấu tranh kiên cường của NN và các thủ lĩnh chống chính quyền phong kiến thối nát.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ... Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn...

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, phát vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, tranh ảnh, lược đồ…

- Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỷ XVIII.

IV. CHUẨN BỊ:

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Máy móc, phương tiện có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: (Linh hoạt)

? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ? Ai là người có công lao lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ ?

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát:

- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.

- Phương thức tiến hành: GV đưa một số hình ảnh trong bài, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ của GV và HS

ND cần đạt

1. Hoạt động 1: Tình hình chính trị:

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về tình hình chính trị ở Đàng Ngoài vào giữa TK XVIII.

- Phương thức tiến hành: (Cá nhân)

- Tổ chức hoạt động:

? Cho biết tình hình chính trị ở Đàng Ngoài giữa thế kỷ XVIII ? HSTL-GVKL

? Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả gì ? HSTL – GVKL.

2.Hoạt động 2: Những cuộc khởi nghĩa lớn.

- Mục tiêu: Kể tên được các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày theo lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biễn chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.

- Phương thức tiến hành: ( nhóm)

- Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận nhóm: (5 phút)

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm.

? Hãy kể tên và xác định những cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu ở Đàng Ngoài trên lược đồ ?

? Quan sát H.55. SGK và rút ra nhận xét về quy mô của các phong trào.

? Nêu kết quả và ý nghĩa của các phong trào.

? Theo em vì sao các cuộc KN đều bị thất bại?

+ Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV treo lược đồ giải thích ký hiệu.

- HS dựa vào lược đồ lên bảng chỉ địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.

1. Tình hình chính trị:

+ Giữa TK XVIII, chính quyền ở Đàng ngoài mục nát cực độ.

+ Vua Lê Chỉ là bù nhìn. Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc.

+ Quan lại, binh lính, địa chủ hoành hành, đục khoét nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp ; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

+ Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.

a. Những cuộc KN tiêu biểu :

+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

+ Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang...

+ Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) và Hoàng Công Chất (1739 - 1769) :

∙ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), còn gọi là quận He. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hoá -
Nghệ An.

∙ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769), bắt đầu ở Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.

b. Kết quả và Ý nghĩa :

- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng cũng đã góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS vừa được lĩnh hội.

- Phương thức tiến hành:

 Lập bảng  theo yêu cầu dưới đây về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn

 

 

 

 

 

 

.- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Lập bảng  theo yêu cầu dưới đây về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bài làm:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn

Nguyễn Dương Hưng

1737

Sơn Tây

Lê Duy Mật

1738 – 1770

Thanh Hóa, Nghệ An

Nguyễn Danh Phương

1740 – 1751

Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang

Nguyễn Hữu Cầu

1741 – 1751

Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa

Hoàng Công Chất 

1739 - 1769

Sơn Nam, Tây Bắc

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 51, BÀI: 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN

I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân ởĐàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện.

3. Thái độ:

- Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.

4.Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung :Năng lực giao tiếp và hợp tác , tự học , giải quyết vấn đề

+ Năng lực chuyên biệt : Thực hành bộ môn

II. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, phát vấn , thảo luận nhóm

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

-Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định:

2.Bài cũ:

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS xem hình ảnh về 3 anh em Tây Sơn

- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

2. Phương thức:

GV cho học sinh quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?

- Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

3. Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

Hình ảnh ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Nguyễn

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Tình hình đàng ngòai nhân dân bị bóc lột nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ? Vậy tình hình Đàng Trong như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể ở bài học hôm nay

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Mục tiêu:HS trình bày được những nét chính về xã hội Đàng Trong từ đó nhận thức được nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân

Nhiệm vụ: Đọc thông tin câu hỏi trong tài liệu HDH.

Cách thức tiến hành hoạt động:

(1)Giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin phần 1 sgk xác định nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Tây Sơn

- Đọc phần 2 kết hợp với quan sát trên bản đồ em hãy:

? Xác định trên lược đồ nơi bùng nổ , địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây sơn trong những năm đầu khởi nghĩa

? Giải thích vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây sơn ngay từ đầu

? Nêu mục đích ban đầu của nghĩa quân Tây sơn

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao (hoạt động cá nhân)

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

GV có thể gọi HS trình bày

``- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa

(4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết:

Dự kiến sản phẩm

* Nguyên nhân:

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

-Ở triều đình Trương Phúc Loan , nắm mọi quyền hành tự xưng là quốc phó khét tiếng tham nhũng

- Quan lại cường hào đua nhau ăn chơi xa xỉ đàn áp bóc lột nhân dân

* Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

* Căn cứ:

+ Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai)

+ Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định)

+ Lực lượng: dân nghèo, đồng bào dân tộc: Chămpa, Ba na, thợ thủ công, thương nhân…

Sở dĩ nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:

  • Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.
  • Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Mục đích là để lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong=>phục hổi đất nước hưng thịnh,phát triển, nhân dân không bị áp bức, bóc lột mà thay vào đó là cuộc sống tốt đẹp hơn

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học

2.Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.

-Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì?

- Cuộc K/N chàng Lía có ý nghĩa gì ?

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

1. Mục tiêu:

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn đối với anh em Tây Sơn bằng những việc làm như thế nào?

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về anh em nhà Tây Sơn

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.

******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 52, BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN

II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM ( Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đòan phong kiến phản động,tiêu diệt quân Xiêm,từng bước thống nhất đất nước.

-Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.

2.Kĩ năng:

-Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ.

-Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xòai Mút trên lược đồ.

3.Thái độ:

-Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc,những chiến công vĩđại của nghĩa quân Tây Sơn.

4.Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung :Năng lực giao tiếp và hợp tác , tự học , giải quyết vấn đề

+ Năng lực chuyên biệt : Thực hành bộ môn

II. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, phát vấn , thảo luận nhóm

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài

- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm -Xòai Mút?

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Linh hoạt

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS xem lược đồ về chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút trong SGK

- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

2. Phương thức:

GV cho học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của lược đồ trên

- Lược đồ trên gợi cho em suy nghĩ gì về quá trình đấu tranh chống quân Xiêm.

3. Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: - Sau khi xây dựng căn cứ nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững, phát triển lực lượng nghĩa quân 3 anh em Nguyễn Nhạc làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

Hoạt động 1

* Mục tiêu: HS nắm được

Sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn?Tại sao Nguyễn Nhạc tạm hòa với quân Trịnh

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV nêu câu hỏi cho lớp thực hiện các yêu cầu sau:

- Sử dụng lược đồ H.57.

- Sau khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân đã làm gì?

- HS dựa vào lược đồ.

- Biết Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh có hành động gì?

- Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hõan với quân Trịnh?

- Tây Sơn ở vào thế bất lơi phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

B3: HS: báo cáo, thảo luận

B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2

* Mục tiêu: HS nắm được

- Nguyên nhân dẫn đến quân Xiêm xâm lược nước ta , diễn biến , kết quả , ý nghĩa

* Phương thức: Hoạt động cá nhân/ nhóm (23 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV nêu câu hỏi cho lớp thực hiện các yêu cầu sau:

- Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?em có nhận xét gì về hành động của Nguyễn Ánh?

GV cho HS quan sát Lược đồ 57

- Thái độ của chúng như thế nào? ( Kiêu căng,hung bạo , mặc sứcđốt phá, giết người .. )

- Vì sao Nguyễn Huệ chọn đoạn sông này làm trận địa quyết chiến?

- HS dựa vào SGK trả lời.

GV cho HS lên chỉ diễn biến trên bản đồ

Kết quả ?

- Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa gì?

Thảo luận nhóm

Nhóm 1,2: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

Nhóm 3,4: Là HS em phải làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1/. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

-Tháng 9/1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.

-Năm 1774, mở rộng vùng kiểm sóat từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân.

Nguyễn Nhạc phải tạm hòavới quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.

- Năm 1777 Tây Sơn bắt và giết được Chúa Nguyễn ,chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.

2/. Chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân:

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến:

-Giữa năm 1784, 5vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

- 1/1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm Xòai Mút làm trận địa. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết,Nguyễn Ánh thóat chết,sang Xiêm lưu vong.

c. Kết quả:

Quân Xiêm bị đánh tan.

d. Ý nghĩa:

- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhấttrong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta . Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trìnhđộ mới trở thành phong trào quật khới của cả dân tộc

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học

2.Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.

- Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hõan với quân Trịnh?

-Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

1. Mục tiêu:

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Là HS em phải làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết

- Để tỏ lòng biết ơn các vị anh hùng đi trước nhân dân ta đã làm gì ?

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về anh em nhà Tây Sơn

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.

**************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 53, BÀI 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN (tiếp theo)

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê,chúa Trịnh.

2.Kĩ năng:

Trình bày diễn biến trận đánh trên bản đồ.

3.Thái độ:

Tự hào về truyền thống đấu trang anh dũng của dân tộc,những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.

4.Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung :Năng lực giao tiếp và hợp tác , tự học , giải quyết vấn đề

+ Năng lực chuyên biệt : Thực hành bộ môn

II. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, phát vấn , thảo luận nhóm

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Linh hoạt

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS xem lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến

- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

2. Phương thức:

GV cho học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của lược đồ trên

- Lược đồ trên gợi cho em suy nghĩ gì về quá trình đấu tranh chống chính quyền phong kiến .

3. Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: - Sau khi tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong, 5 vạn quân Xiêm, Tây Sơn tiếp tục làm gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần III.

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH(TT)

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

Hoạt động 1

* Mục tiêu: HS nắm được : Thái độ của quân Trịnh ,Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

GV dùng lược đồ => HS xácđịnh vùng kiểm sóat của Tây Sơn.

-Thái độ của quân Trịnh ở thành Phú Xuân như thế nào? (Kiêu căng , sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận )

-Nguyễn Huệ ra Bắc tại sao phải lấy danh nghĩa “phù Lê, diệt Trịnh”?

(để kêu gọi nhân dân hưởngứng )

-Hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa gì?

- Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước

- Đáp ứng nguyện vọng nhân dân của cả nước

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2

* Mục tiêu: HS nắm được : Thái độ của quân Trịnh ,Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

* Phương thức: Hoạt động cá nhân,nhóm (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

-Sau khi trở vào Nam tình hình Bắc Hà như thế nào?

-Nguyễn Hữu Chỉnh có thái độ ra sao?

GV chỉ lược đồ sự phân chia cai quản của 3 anh em Tây Sơn.

Thảo luận nhóm

Nhóm 1,2: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?

Cả 3 lần tiến quân ra Bắc , Nguyễn Huệ đều được nhân dân hưởng ứng và các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm , Phan Huy ích ... hết lòng giúp sức trong việc xây dựngchính quyền ở Bắc Hà . Nguyễn Huệ đã biết trọng dụng họ phong chức tước cho họ .

Nhóm 3,4: Tại sao Tây Sơn lại lật đổ các chính quyền một cách nhanh chóng. ?

HS thảo luận:

+Đựơc nhân dân,nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.

+Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh.

+Chính quyền phong kiến Trịnh-Lê quá thối nát.

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.

Tháng 6 -1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh , nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ được thành Phú Xuân rồi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

-Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” , Tây Sơn tiến quân ra Bắc

-Giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt.Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê,rồi trở vào nam.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

-Bắc Hà rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hũư Chỉnh ra giúp và đánh tan họ Trịnh.

- Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn, Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm.

  • Các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm , Phan Huy Ích , Nguyễn Thiếp hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học

2.Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.

-Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?

-Tại sao Tây Sơn lại lật đổ các chính quyền một cách nhanh chóng. ?

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

1. Mục tiêu:

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Là HS em phải làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết

- Kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 - 1788?

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về anh em nhà Tây Sơn

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.

****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 54, BÀI 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN (tiếp theo)

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm.

-Những sự kiện lớn trong chiến dịch phá quânThanh,đặc biệt làđại thắng ở trận Ngọc Hồi-Đống Đa xuân kỉ dậu (1789)

2.Kĩ năng:

-Sử dụng lược đồđể thuật lại cuộc đại phá quân Thanh.

-Đánh giá tầm vóc lịch sử của sự kiện mùa xuân Kỉ dậu (1789)

3.Thái độ:

-Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược.

-Cảm phục tài quân sự của Nguễn Huệ.

4.Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung :Năng lực giao tiếp và hợp tác , tự học , giải quyết vấn đề

+ Năng lực chuyên biệt : Thực hành bộ môn : Sử dụng lược đồ

II. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, phát vấn , thảo luận nhóm

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm.

- Lược đồ trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Linh hoạt

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS xem lược đồ diễn biến trận Ngọc Hồi - Đống Đa

- Qua các lược đồ trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

2. Phương thức:

GV cho học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của lược đồ trên

- Lược đồ trên gợi cho em suy nghĩ gì về quá trình đại phá quân Thanh của Quang Trung 3. Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Quân Thanh xâm lược nước ta như thế nào ? Quang Trung đại phá quân Thanh ra sao cô và các em tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay .

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

* Mục tiêu: HS nắm được : Hoàn cảnh, sự chuẩn bị của nghĩa quân

* Phương thức: Hoạt động nhóm (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV chia làm 4 nhóm cho học sinh thực hiện yêu cầu

Nhóm 1: Sau khi Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, Lê Chiêu Thống đã có hành động gì?

Em có nhận xét gì về bè lũ Lê Chiêu Thống? ( Cõng rắn cắn gà nhà , rước voi về giày mã tổ )

- GV dùng lược đồ H.57 - HS chỉ các đạo quân tiến vào nước ta.

Nhóm 2: Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của nhà Thanh cho cuộc xâm lược nước ta ?

- Chuẩn bị chu đáo, lực lượng mạnh bao gồm bộ binh , thủy binh , tượng binh được bè lũ Lê Chiêu Thống dẫn đường , tướng giặc giỏi hiếu chiến

Nhóm 3: Trước thế mạnh của quân giặc, quân Tây Sơn đã làm gì?

- Nhìn vào lược đồ - vì sao nghĩa quân rút khỏi Thang Long và lập phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn. ( Để có thời gian chuẩn bị lực lượng , so sánh lưc lượng bất lợi cho ta , thủy bộ liên kết vững chắc )

Nhóm 4: Thái độ của quân Thanh khi vào XL nước ta như thế nào ?

( Cho quân lính cướp bóc giết người tàn bạo )

? Còn Lê Chiêu Thống ra sao? ( Đê hèn, luồn cúi)

- Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ đã làm gì? Có ý nghĩa gì? ( Phải có người kêu gọi quần chúng đánh giăc chứng tỏ nước nam có chủ )

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

Hoạt động 2

* Mục tiêu: HS nắm được : Sự chuẩn bị , diễn biến , kết quả

* Phương thức: Hoạt động nhóm (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

? - Việc tiến quân ra Bắc của Quang Trung diễn ra như thế nào?

GV: Chỉ 5 đạo quân của Quang Trung

- Quang Trung đã chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào?

- Lên ngôi Hoàng Đế

-Đến nghệ an tuyển thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh doanh

Đến Thanh Hóa làm lễ tuyên thề . Tổ chức cho binh línhăn tết trướcđểđộng viên tinh thần của họ . Phân chia làm 5 đạo quân , đánh địch trong đêm 30 tết

- Trình bày cuộc tiến công của Quang Trung đánh Quân Thanh

? Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa gì ?

Đồn Ngọc Hồi giữ vị trí quan trọng nhất của địch ,mất Ngọc Hồi giặc mất 1 lực lượng tinh nhuệ gồm 3 vạn quân đóng giữ ở đây

- Chiến thắng Ngọc Hồi cùng với chiến thắng Đống Đa làm cho giặc không còn khả năng chiến đấu

? Kết quả Quang Trung đại phá quân Thanh?

- Vì sao ông quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu? ( ví chúng lo ăn tết nên chủ quan , kiêu ngạo mặc sức cho quân lính làm điều phi pháp , QT muốn đánh vào yếu tố bất ngờ , chủ quan , làm cho chúng không kịp trở tay , nhanh chóng thất bại

Thảo luận nhóm :

Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của vua Quang Trung trong trận đại phá quân Thanh

-Sự chuẩn bị chu đáo , khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ

- Thời điểm tấn công vào dịp tết bất ngờ

- Cách đánh giặc : Thần tốc , táo bạo , bất ngờ ,chắc thắng )

- Vì sao Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

Hoạt động 3

* Mục tiêu: HS nắm được : Nguyên nhân , ý nghĩa của phong trào Tây Sơn

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

-Nêu nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?

Nêu Ý nghĩa ?

- Nêu thành quả Tây Sơn thu được từ 1771 - 1789?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

1. Quân Thanh xâm lược nước ta.

a. Hoàn cảnh:

- Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. . Vua Càn Long nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ về phía nam

- 1788 Tôn Sĩ Nghị, đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.

b. Chuẩn bị của nghĩa quân.

- Cho quân rút khỏi Thăng Long

- Lập phòng tuyến Tam Điệp , Biện Sơn

2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

a/ Sự chuẩn bị

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hòang Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

- Trên đường đi đến nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung tuyển thêm quân

- Từ Tam Điệp, QuangTrung chia làm 5 đạo.

b/Diễn biến

- Đêm 30 vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

- Sáng mồng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi.

- Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vàoThăng Long.

c/Kết quả :Ta giành thắng lợi

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

a. Nguyên nhân.

- Nhờý chíđấu tranh chốngáp bức bóc lột , tinh thần yêu nước , đoàn kết và hy sinh cao cả của nhân dân ta .

- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy.

b. Ý nghĩa :

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh, Lê xóa bỏ ranh giới chia cắtđất nước , đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia

-Đánh tan quân xâm lược của quân Xiêm, Thanh. giải phóng đất nước giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc một lần nửa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của đế chế quân chủ Phương Bắc

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học

2.Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.

- Thái độ của quân Thanh khi vào XL nước ta như thế nào ?

- Vì sao Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy?

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

1. Mục tiêu:

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Trình bày công lao của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 - 1789.

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.

***********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 55, BÀI 26 : QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Thấy được việc làm của Quang Trung về chính trị, kinh tế, văn hóa đã góp phần tích cực ổn định trật tự xã hội, bảo vệ tổ quốc.

2. Kỹ năng:

- Bồi dưỡng năng lực đánh giá nhân vật lịch sử.

3. Thái độ:

- Biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung.

4.Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung :Năng lực giao tiếp và hợp tác , tự học , giải quyết vấn đề

+ Năng lực chuyên biệt : Thực hành bộ môn

II. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, phát vấn , thảo luận nhóm

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Ảnh tượng đài Quang Trung.

-Tranh ảnh, câu chuyện về người anh hùng Quang Trung.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Linh hoạt

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS xem ảnh tượng đài Quang Trung trong SGK

- Qua hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

2. Phương thức:

GV cho học sinh xem ảnh và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của hình ảnh trên

-Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về công cuộc xây dựng đất nước của Quang Trung 3. Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh quan sát hình ảnh , trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Quang Trung có chính sách gì để phục hồi, xây dựng văn hóa dân tộc và chính sách quốc phòng , ngoại giao đó là nội dung của bài học hôm nay cô và các em tìm hiểu.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

* Mục tiêu: HS nắm được : chính sách phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc của Quang Trung

* Phương thức: Hoạt động nhóm (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV chia làm 8 nhóm cho học sinh thực hiện yêu cầu

Nhóm 1,2:

? Sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm Quang Trung đã làm gì ?

? Vì sao Quang Trung chăm lo phục hồi kinh tế: Vì đất nước phải trải qua chiến tranh , đồng ruộng bỏ hoang , xóm làng sơ xác, công thương nghiệpđình trệ

- Vì sao QT chú ýđến phát triển nông nghiệp? ( vì nông nghiệp là bộ phận chính của nghành kinh tế )

Nhóm 3,4: - Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung có những biện pháp gì? Đạt kết quả ra sao?

- Nhận xét về chính sách nông nghiệp của Quang Trung?

Nhóm 5,6 - Quang Trung đã làm gì để phát triển công thương nghiệp?

- Tại sao “mở cửa ải, thông thương chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển?

? Em có nhận xét gì về công thương nghiệp ?

Nhóm 7,8: - Quang Trung đã thi hành những biện pháp gì phát triển văn hóa, giáo dục?

-Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung ( vìông muốn xây dựng một nền văn hóa , giáo dục phát triểnđểđào tạo con người phục vụ cho đất nước )

Việc sử dụng chữ nôm cóý nghĩa như thế nào? ( QT muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ , thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài )

Thảo luận nhóm : -> Những việc làm của Quang Trung có tác dụng gì?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

Hoạt động 2

* Mục tiêu: HS nắm được : âm mưu của kẻ thù , chính sách quốc phòng ngoại giao của Quang Trung

* Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút).

*Tổ chức hoạt động

B1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện yêu cầu

- Nhà nước thống nhất song vua Quang Trung gặp phải khó khăn gì?

- Trước âm mưu của kẻ thù, Quang Trung đã có những biện pháp gì về quốc phòng ?

  • Em hãy cho biế tđường lối ngoại giao của QT ?
  • Em có nhận xét gì về chính sách quốc phòng ngoại giao của QT ? ( luôn đề phòng giặc ngọai xâm , nội phản , muốn cho nhân dân 2 nước qua lại giao lưu buôn bán nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấcđất

? Để củng cố nền độc lập trong nước , QT đã làm gì ?

  • Kế hoạch đánh Gia Định của Quang Trung có thực hiện được không? Vì sao?

? Nhận xét về chính sách của QT trên các lĩnh vực chính trị , kinh tế ,văn hoá giáo dục , quốc phòng ngoại giao.

Tiến bộ , tích cực , phù hợp với xu thế thờiđại

GV cho HS quan sát hình 60 SGK . Công lao của quang trung đối với đất nước như thế nào?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

1/. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc.

+ Chính trị :

  • Xây dựng chính quyền mới
  • Đóng đô ở Phú Xuân

+ Kinh tế :

a / Nông nghiệp:

+ Ban hành chiếu khuyến nông.

+ Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong .

Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng .

b / Công thương nghiệp.

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế

+ Mở cửa ải thông thương chợ búa.

Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần

c/ Văn hóa, giáo dục.

+ Ban bốchiếu lập học.

+ Các huyện ,xã được nhà nước khuyến khích mở trường học

+ Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước .

Kinh tế được phục hồi nhanh chóng

- Xã hội dần dần ổn định

2/. Chính sách quốc phòng, ngoại giao.

a / Âm mưu của kẻ thù :

- Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở biên giới .

- Phía Nam Nguyễn Ánh cầu viện Pháp chiếm lại gia định

b/ Quốc phòng:

+ Thi hành chế độ quân dịch.

+ Củng cố quân đội về mọi mặt

+ Chế tạo chiến thuyền lớn

c/ Ngoại giao:

+ Đối với nhà Thanh mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấcđất của Tổ Quốc .

+ Quyết định tiêu diệt Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định

+ 16/9/1792 Quang Trung qua đời.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học

2.Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.

- Tại sao “mở cửa ải, thông thương chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển?

? Em có nhận xét gì về công thương nghiệp ?

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

1. Mục tiêu:

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Tóm tắt sự nghiệp, cuộc đời của Quang Trung. Nêu cảm nghĩ của em ?

- Để tỏ lòng biết ơn các vị anh hùng đã đi trước nhân dân ta đã làm gì?

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.

*****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 56:

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP BẢNG BIỂU VÀ NHẬN XÉT SỰ KIỆN LỊCH SỬ.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1 .Về kiến thức : Khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương IV,V về các vấn đề như: cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Lê. công cuộc xây dựng đất nước của các triều đại nhà Lê . Biết đánh giá nhận xét về sự kiện và nhân vật lịch sử.

2. Về tư tưởng:

Giáo dục ý thực học tập khoa học, ý thức tự học.

3.Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng lập bảng biểu và nhận xét sự kiện, nhân vật tiêu biểu thông qua xác định các tiêu chí.

Thông qua cách học này GV kích thích sự tìm tòi sáng tạo của HS nhất là đối với các tư liệu lịch sử.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC.

- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp, thực hành tình huống, Làm bài tập nhận thức,

- Trực quan, phân tích, nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

III.THIẾT BỊ DẠY HỌC

-Phiếu học tập, tư liệu về triều đại Lê Sơ.

II.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.

GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. (10’)

Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .

Phiếu học tập

Thời gian

Sự kiện

Thông tin phản hồi phiếu học tập

Thời gian

Sự kiện

1418

Lê Lợi và 18 người trong bộ chỉ huy K/n La, Sơn tổ chức hội thề Lũng Nhai

7/2/1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa và xưng là Bình ĐịnhVương

1424-

Giải phóng Nghệ An

1425

Giải phóng Tân Bình, thuận Hóa

1426

Chiến quân ra Bắc theo 5 hướng

11/1426

Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động

10/1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang

10/12/1427

Hội thề Đông Quan, khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi.

Bài tập 2: Lập bảng các thành tựub tiêu biểu thời Lê Sơ ( 10’)

Phiếu học tập:

Lĩnh vực

Thành tựu

Thông tin phản hồi phiếu học tập:

Lĩnh vực

Thành tựu

Chính trị

Xây dựng bộ máy nhà nước TW tập quyền hoàn chỉnh nhất

Luật pháp

Luật Hồng Đức tiến bộ nhất Đông Nam á thời bấy giờ

Kinh tế

- Đặt các chức quan chuyên trông coi nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà Đê sứ, Đồn điền sứ

- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời.

Giáo dục khoa cử

Tổ chức 26 khoa thi, lấy đôc 989 tiến sĩ, 2 trạng nguyên. Thi cử là phương thức để tuyển chọn quan lại.

Sử học

Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư

Địa lý

Bản đồ Hồng Đức, Dư địa chí

Toán học

Đại thành toán pháp

Bài tập 3: HS hoạt động nhóm (20 phút)

GV chia lớp làm hai nhóm lớn, mỗi lĩnh vực HS chọn một sự kiện, hoặc thành tựu để trình bày về giá trị của sự kiện, hoặc thành tựu đó. Nêu được giá trị thực tiễn của sự kiện, thành tựu đó đối với hiện tại.

* Gợi ý:

- HS có thể chọn chiến thắng Chi Lăng Xương Giang, hoặc hội thề Đông Quan

- HS chọn cách xây dựng bộ máy nhà nước, luật pháp, chính sách phát triển nông nghiệp.... liên hệ với những chính sách của Đảng và nhà nước hiện nay với những vấn đề đó.

- Dùng ý nghĩa sự kiện để trình bày giá trị, nêu bật được đó là chiến thắng lớn nhất trong khởi nghĩa, hội thề Đông quan kết thúc chiến tranh....Thấy được tư tưởng yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta...

Bài tập về nhà

Viết một bài luận trình bày suy nghĩ của em về một sự kiện, một thành tựu tiêu biểu thời Lê Sơ.

VI. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI MỚI. (3’)

Tìm hiểu:

- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở đàng trong nữa sau thế kỉ XVIII.

- Phong trào nông dân ở Đàng Trong.

- Tiểu sử của anh em Tây Sơn, những nét nổi bật về cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và hoạt động bước đầu của nghĩa quân Tây Sơn.

KIỂM TRA 15 PHÚT

Câu 1:

Ai là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

  1. Lê Lợi và Nguyễn Trãi
  2. Lê Lợi và Lê Lai
  3. Lê Lợi và Nguyễn Chích
  4. Lê Lợi và Nguyễn Xí

Câu 2: Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, vùng đất nào được giải phóng đầu tiên để làm chỗ đứng chân vững chắc cho nghĩa quân Lam Sơn?

  1. Tân Bình-Thuận Hóa
  2. Lam Sơn- Thanh Hóa
  3. Nghệ An
  4. Đông Quan

Câu 3: Bộ luật được biên soạn dưới thời Vua Lê Thánh Tông manh tên là

  1. Luật Hồng Đức
  2. Luật Hình Thư
  3. Quốc Triều hình luật
  4. Hoàng triểu luật lệ

Câu 4: Trận đánh quyết định để kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là

  1. Trận Tốt Động- Chúc Động
  2. Trận Chi Lăng- Xương Giang
  3. Trận Bồ Đằng
  4. Trận đánh thành Đông Quan

Câu 5: Tôn giáo nào chiếm vị trí độc tôn thời Lê Sơ?

  1. Đạo giáo
  2. Phật giáo
  3. Nho giáo
  4. Thiên chúa giáo

Câu 6: Thời Lê Sơ đối tượng nào sau đây không được đi học?

  1. nông dân
  2. thợ thủ công và thương nhân
  3. nô tì
  4. kẻ phạm tội và làm nghề ca hát

Câu 7: Đánh giá nào sau đây đúng nhất với quốc gia Đại Việt thế kỷ XV?

  1. Là quốc gia phát triển nhất châu á
  2. Là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á
  3. Là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất Đông Nam Á
  4. Là quốc gia phong kiến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là điểm mới của Luật Hồng Đức

  1. bảo vệ chủ quyền quốc gia
  2. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  3. Bảo vệ quyền lợi của Vua, hoàng tộc
  4. Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

Câu 9 : Thời Lê Sơ nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất là

  1. Thăng Long
  2. Phố Hiến
  3. Hội An
  4. Thanh Hà

Câu 10: Chữ Quốc Ngữ ra đời xuất phát từ

  1. nhu cầu truyền đạo Thiên Chúa giáo của các giáo sỹ Phương Tây
  2. nhu cầu của nhân dân ta
  3. nhu cầu của nhà nước phong kiến
  4. Nho giáo đã mất dần hiệu lực độc tôn

Câu 11: Nối nội dung ở cột A với B để có nội dung đúng

A

B

1

Nguyễn Trãi

A

Vị Vua anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lính vực

2

Lê Thánh Tông

B

Là nhà chính trị quân sự tài ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

3

Lương Thế Vinh

C

Nhà sử học nổi tiếng

4

Thiên Nam ngữ lục

D

Nhà toán học nổi tiếng với nhiều tác phẩm giá trị như Đại thành toán pháp...

5

Ngô Sĩ Liên

E

Truyện Nôm dài 8000 câu

Câu 12: Viết Đ trước câu đúng và S trước câu sai với các câu sau:

1.Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục Bách tác

2. Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 30 trạng nguyên.

3. Tác phẩm Hồng Đức Bản đồ,Dư địa chí thuộc lĩnh vực Lịch sử

*****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 57: ÔN TẬP

I-Yêu cầu cần đạt:

-Củng cố lai nhữgn kiến thức lịch sử từ Học kì 1 – bài 23 cho học sinh nhằm kiểm tra quá trình nhận thức bộ môn củă học sinh.

-Giáo dục lòng ham thích học tập bộ môn

-Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, tự giác

-Biết so sánh, phân tích…

II-phương pháp – phương tiện

1-Phương pháp

-Thảo luận

-GQVĐ

2. Phương tiện:

-Tranh ảnh liên quan

-Bảng phụ

III-Các bước lên lớp

1-Tổ chức

2-Kiểm tra bài cũ

-Trình bày các loại hình tôn giáo ở nước ta (XVI –XVIII)

-Chữ quốc ngữ ra đời như thế nào?

-Văn học nghệ thuật dân gian (XVI – XVIII) phát triển ra sao?

3-Bài mới

Câu 1:

Nêu tình hình chính trị – xã hội thời Lê sơ?

1-Triều đình nhà Lê:

-XVI: suy yếu , mục nát

-Biểu hiện

2-Phong trào khởi nghĩa của nông dân.

-Nguyên nhân dẫn đến các phong trào

-Lập biểu bảng thốgn kê tên các phong trao, kết quả

Câu 2:

Thế nào là chiến tranh Nam – Bắc Triều? Chiến tranh Trịnh – Nguyễn? Hậu quả?

a-Khái niệm

b-Diễn biến

c-Hậu quả

Câu 3:

Tình hình kinh tế nước ta (XVI - XVIII)?

1-Nông nghiệp

+Đàng ngoài:

-Kém phát triển

-Nguyên nhân

+Đàng Trong

-Phát triển

-Nguyên nhân

+Kết luận: Đánh giá công lao của chính quyền Đàng Trong, phê phán chính quyền Đàng ngoài.

2-Thủ công nghiệp

-Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công

Gốm: Thổ Hà (Bắc Giang)

Bát Tràng (Hà Nội)

Dệt: La Khê (Hà Tây)

Rèn sát: Nho Lâm (Nghệ An)

Hiền Lương (Huế)

3-Thương nghiệp

-Phát triển (cả trong và ngoài nước)

Câu 4:

Tình hình văn hoá nước ta (XVI - XVIII)

  1. Tôn giáo
  2. Chữ quốc ngữ ra đời
  3. Văn học
  4. Nghệ thuật dân gian

=>Đánh giá về tình hình kinh tế văn hoá (XVI - XVIII) có những điểm gì mới.

4-Củng cố

Khái quát các vấn đề đã ôn tập

Học sinh tiếp tục hoàn thành

5-HDVN

Học thuộc bài Kiểm tra một tiết

*****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 58: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ XV đến XVIII so với yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Từ kết quả kiểm tra, các em tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân trong thời gian sau.

- Giáo viên đánh giá được kết quả giảng dạy, kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học.

  1. Về kiến thức:

- Nhận biết được các mốc thời gian, tình hình đất nước thời Lê Sơ cũng như giai đoanh thế kỷ XVI – XVIII

- Trình bày được các trận đánh trong khởi nghĩa Lam Sơn

- Đánh giá lý giải được một vấn đề

2. Về kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, thực hành bài tập, vận dụng kiến thức...

3. Về thái độ:- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Tự luận- TN

  1. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Khởi nghĩa Lam sơn

Nhận biết được các mốc thời gian

Trình bày được diến biến, kết quả của các trận đánh

Lý giải được một vấn đề

Câu

Điểm

1

025

1

5

1

0,25

Đại Việt thời Lê Sơ

Nhận biết được tình hình pháp luật quan đội giáo dục của đất nước ta trong thòi kỳ này

Đánh giá các câu nói nổi tiếng cảu các nhân vật lịch sử

  • Đánh giá công lao các nhân vật lịch sử

Câu

Điểm

2

1,25

1

0,25

2

0,5

Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII

Nhận biết được tình hình đất nước ta trong thời kỳ này

Đánh giá hậu quả tính chất của một cuộc chiến tranh phong kiến

Câu

Điểm

2

0,5

1

2

Câu

Điểm

5

2,0

1

5.0

2

0,5

1

2

2

0,5

9+2

10

Tỉ lệ

70

30

IV/ ĐỀ KIỂM TRA:

Phần 1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng.

1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì?

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.
B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.
C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.
D. Cả ba phương án A, B, C.

2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?

A. Ngày 07-02-1418 B. Ngày 17-12-1416 C. Ngày 28-06-1917

3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai?

A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô.

B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi.

Trả lời: Ông là: ......

4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống?

"Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải............"

A. Giết chết       B. Chặt đầu      C. Đi tù       D. Tru di

5. Thế kỉ XVII, "Kẻ Chợ" là tên gọi của đô thị nào ở nước ta?

A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thăng Long (Hà Nội)

C. Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế) D. Hội An (Quảng Nam)

6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo
C. Thanh Hóa - Nghệ An D. Quang Bình - Hà Tĩnh

7. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào?

A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc. B. Khuyến khích sản xuất.

C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.

8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy.

A. Đúng         B. Sai

Câu 2: (1,0 Điểm) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26, 20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau:

Thời ...... (1428 - 1527) tổ chức được ...... khoa thi. Đỗ ……… tiến sĩ và .................trạng nguyên.

Phần 2. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1. (5 điểm) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động - Chúc Động?

Câu 2. (2 điểm) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều ?

Đề 2

Phần 1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng.

1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì?

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.
B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.
C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.
D. Cả ba phương án A, B, C.

2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?

A. Ngày 07-02-1418 B. Ngày 17-12-1416 C. Ngày 28-06-1917

3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai?

A. Ông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

B. Ông là người là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ông chia nước làm 13 đạo).

Trả lời: Ông là: ..................

4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống?

"Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải.........."

A. Giết chết       B. Chặt đầu      C. Đi tù       D. Tru di

5. Thế kỉ XVII, "Kẻ Chợ" là tên gọi của đô thị nào ở nước ta?

A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thăng Long (Hà Nội)

C. Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế) D. Hội An (Quảng Nam)

6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo
C. Thanh Hóa - Nghệ An D. Quang Bình - Hà Tĩnh

7. Quân đội thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào?

A. Thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông” B. Tổ chức chặt chẽ luyện tập hàng năm

C. Bảo vệ biên cương không để giặc xâm lấn D. Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội.

8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy.

A. Đúng         B. Sai

Câu 2: (1,0 Điểm) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26, 20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau:

Thời ...... (1428 - 1527) tổ chức được ...... khoa thi. Đỗ ……… tiến sĩ và .................trạng nguyên.

Phần 2. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 3. (5 điểm) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Chi Lăng – Xương Giang?

Câu 5. (2 điểm) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn?

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

Nguyễn Trãi

D

B

A

C

A

Câu 2. (1,0 điểm)

(1) Lê Sơ
(2) 26
(3) 989
(4) 20

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (5 điểm) Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối 1427)

a. Diễn biến:

  • Tháng 10-1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan. (0,5 điểm)
  • Ngày 7-10-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà tây). (0,5 điểm)
  • Nắm được âm mưu của địch, ta đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Giặc lọt vào trận địa, quân ta nhất tề xông ra tiêu diệt. (0,5 điểm)

b. Kết quả:

  • Năm vạn quân địch tử thương, bắt sống trên một vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. (1,0 điểm)
  • Nghĩa quân thừa thắng kéo quân về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện. (1,0 điểm)

Câu 2 (2 điểm)

  • Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn:
    • Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than... (1 điểm)
    • Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến. (1điểm)

Đề 2 Câu 2 (2 điểm)

  • Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
    • Đất nước bị chia cắt Đàng Trong và đàng ngoài, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than... (1 điểm)
    • Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến. (1điểm)

Câu 2 đề 2

Diễn biến chi lăng xương giang

  • Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.
  • + Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
  • + Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
  • - Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
  • - Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
  • - Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
  • - Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

.......................................................................................................................................

Ngày soạn:

Tiết- 59 NGHỆ AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về Kiến thức: Học xong bài này yêu cầu học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau:

- Những thay đổi của Nghệ An về kinh tế –chính trị – xã hội từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.

- Thành tựu nổi bật của Nghệ An trong lĩnh vực văn hoá giáo dục.

- Vị trí quan trọng của đất Nghệ An và những đóng góp to lớn của nhân dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và khởi nghĩa Tây Sơn.

2.Về tư tưởng :Giáo dục học sinh tự hào và trân trọng về những giá trị mang tính truyền thống của nhân dân Nghệ An.

3.Về kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng sưu tầm và khai thác các loại tư liệu khác phục vụ cho bộ môn lịch sử.

Biết vận dụng và liên hệ thực tế.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Tự học, tìm kiếm tư liệu, hợp tác, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề, vận dụng.

- Phẩm chất: Yêu nước, có trách nhiệm, trung thực.

II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

- Xử lý tài liệu, liên hệ thực tiễn, so sánh, nhận xét

- Hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể

III.THIẾT BỊ DẠY HỌC

Gv chuẩn bị : bản đồ hành chính Việt Nam thời Lý –Trần.Tranh ảnh về Nguyễn Huệ và di tích Phượng Hoàng Trung Đô

Các tư liệu Lịch sử liên quan đến bài học : Thơ ca. danh nhân xứ Nghệ.

HS chuẩn bị: sách lịch sử Nghệ An, các tài liệu về Nghệ an giai đoạn này.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Gv giới thiệu bài .

Hoạt động 1: Khởi động

- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút

- Mục đích của hoạt động: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận ra và biết được vài nét chính tình hình Nghệ An TK XVI - XVIII, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Cách thức tổ chức hoạt động:

+ GV: GV trình chiếu 1 số hình ảnh, thơ văn, lược đồ, và hướng dẫn HS nêu hiểu biết bản thân về Nghệ An thời kỳ này

+ HS: trình bày những hiểu biết của bản thân qua lược đồ và tranh ảnh

- Sản phẩm hoạt động của HS: Trình bày khái quát Nghệ An trên các lĩnh vực

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. (8’)

- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 8 phút

- Mục đích của hoạt động: Nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nghệ An thời kỳ này.

- Cách thức tổ chức hoạt động:

HS khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nghệ An thời kỳ này

Đời sống của nhân dân Nghệ An dưới các cuộc chíến tranh phong kiến có gì đặc biệt ?

Nhân dân Nghệ An đã phải gánh chịu những hậu quả gì trong chiến tranh Trịnh-Nguyễn?

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những hậu quả nặng nề trong các cuộc chiến tranh phong kiến : chính sách binh dịch, thuế má, là trận địa của chiến tranh….

+ là chiến trường chính , vừa là hậu phương, của các cuộc chiến tranh phong kiến.

+là địa bàn chịu nhiều đau thương, mất mát nhất .

+ Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống chính quyền Lê-Trịnh.

+ Kinh tế Nghệ An sa sút, ruộng đất bỏ hoang, nông dân lưu tán, một số nghề thủ công vẫn được duy trì nhưng giảm sút so với trước.

2. Tình hình văn hóa – giáo dục(10’)

- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút

- Mục đích của hoạt động: Nắm được thành tựu văn hóa, giáo dục Nghệ An TK XVI – XVIII.

- Cách thức tổ chức hoạt động

? trình bày những thành tựu văn hóa, giáo dục Nghệ An TK XVI – XVIII.

HS đọc sgk và lập bảng niên biểu các thành tựu tiêu biểu:

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Y học

Nghệ thuật

Giáo dục

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Đại Việt sử ký tục biên, Trung hưng thực lục của Hồ Sĩ Dương; Quốc sử tục biên của Phạm Nguyễn Du

Y học

Bộ sách Quí viên gia học gồm 12 quyển những bài thuốc hay và kinh nghiệm chữa bện đông y của danh y Hoàng Nguyên Cát.

Nghệ thuật

Phượng Hoàng trung đô, chùa đền như chùa Quang Phúc, chùa Long Khánh (Hưng Nguyên), đền Cờn (Quỳnh lưu), đền quả Sơn (Đô Lương)

Giáo dục

Dưới thời Mạc có hai người đậu đại khoa, thời Nam triều khoa cử Nghệ An nở rộ như 2 cha con Ngô trí Tri, Ngô trí Hòa. Thời Tây Sơn: Quang Trung cho mở khoa thi Hương ở NA, lập viện Sùng chính.

Nghệ An có nhiều dòng họ khoa bảng như họ Ngô (Diễn Kỷ, Diễn Châu), họ Hồ (Quỳnh Lưu)

3. Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược (10’)

- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút

- Mục đích của hoạt động: Nắm được nét chính Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược.

- Cách thức tổ chức hoạt động

Những đóng góp của Nghệ An trong chiến dịch đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung?

Em hãy lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh Nghệ An đã cung cấp cho nghĩa quân Tây Sơn cả nhân tài và vật lực ?

Tại sao Hoàng đế Quang Trung lại chọn Phượng Hoàng Trung Đô làm kinh đô của đất nước?

+ Là điểm hội quân chuẩn bị cho đại phá quân Thanh.

+Nghệ An cung cấp sức người , Sức của tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho Nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh..

→Nghệ An là trung tâm của Bắc Nam có thể kiểm soát được cả 2 vùng Nam Bắc.

Nhân dân có truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất kiên cường, có tinh thần xây dựng và vượt khó.

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập.

- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút

- Mục đích của hoạt động: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Lịch sử nghệ an Từ TK XVI – XVIII.

- Cách thức tổ chức hoạt động:

+ GV: Ra các dạng bài tập TN

Câu 1. Dòng họ khoa bảng nổi tiếng ở nghệ An lTK XVI – XVIII là

A. Nguyễn B. Lý. C. Lê. D. Hồ.

Câu 2. Đền Quả sơn thuộc huyện nào của tỉnh Nghệ An?

A. Thanh chương. B. Quỳnh Lưu. C. Diễn Châu. D. Đô Lương.

Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, Nghệ An có vai trò gì?

A. Là căn cứ. B. Là nơi cung cấp sức người, sức của.

C. Là địa bàn hoạt động nghĩa quân. D. Là hậu phương vững chắc.

Câu 4. Lý do khiến Quang Trung chọn Nghệ An xây dựng Phượng Hoàng trung đô là

A. Đất đai màu mỡ, đông dân. B. Địa thế hiểm trở.

C. thế rồng cuộn hổ ngồi. D. Là trung tâm có thể vào Nam, ra Bắc thuận lợi.

+ HS: Chọn câu trả lời đúng

- Sản phẩm hoạt động của HS: câu trả lời đúng

- Kết luận của GV: Đánh giá khả năng tiếp thu bài HS

Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút

- Mục đích/mục tiêu của hoạt động: Biết vận dụng kiến thức đã học để vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. HS biết rút ra được vai trò của nghệ An trong sự phát triển chung của dân tộc, tìm hiểu thêm về phượng Hoàng trung đô.

- Cách thức tổ chức hoạt động

+ GV: Ra một số bài tập vận dụng

1. Đánh giá vai trò của Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược.

2. Viết bài tìm hiểu về Phượng Hoàng trung đô.

+ HS: Hoạt động cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành nhiệm vụ - Sản phẩm hoạt động của HS:

Kết luận của GV:

4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối

- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút

- Mục đích/mục tiêu của hoạt động: Giúp HS chuẩn bị tốt nội dung bài học mới

- Cách thức tổ chức hoạt động

+ GV: Hướng dẫn học sinh soạn bài 4. Lịch sử Nghệ An nửa đầu TK XIX

+ HS: Hoàn thành các bài tập GV giao

- Sản phẩm hoạt động của HS: Bảng niên biểu về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.

5. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học

- GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.

1. Đóng vai một nhà sử học để nói về Nghệ An trong những TK XVI – XVIII.

- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

6. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX Tiết 60, BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ- KINH TẾ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh:

- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương tây.

- Các ngành kinh tế thời Nguyễn còn có nhiều hạn chế

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

- Thấy được chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế- xã hội không có điều kiện phát triển

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện tình hình chính trị- kinh tế dưới thời Nguyễn

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về chế độ phong kiến nhà Nguyễn

+ So sánh, phân tích tình hình chính trị- kinh tế qua từng thời kì

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: có ý thức về tình đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước.

II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, .....

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ Việt Nam.

- Lược đồ đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (1832)

- Tranh ảnh về quân đội thời Nguyễn

- Tư liện có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Linh hoạt

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát những hình ảnh H6.1, 6.2, 6.3 trong sgk Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài học.

2. Phương thức:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

+Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.

+ Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình hình kinh tế- chính trị của nước ta thời Nguyễn.

- HS quan sát, trả lời

3. Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ Ba hình ảnh này là: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn, Quan võ thời Nguyễn, Lính cận vệ thời Nguyễn.

+ Tuy nhiên, các em chưa nắm được tình hình chính trị- kinh tế dưới thời Nguyễn thế nào:

- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả đất nước. Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan âm mưu xâm lược của Nguyễn Anhs, triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm thì sụp đổ. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập. Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài 27

Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn( TIẾT 1)

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động của thầy và trò

Nội Dung

Hoạt động 1

Mục 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

* Mục tiêu: HS nắm được nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

* Phương thức: Hoạt động nhóm.(12-14 phút)

* Tổ chức hoạt động:

- GV: giới thiệu cho Hs triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất, Quang Toản không đủ sức gánh vác công việc đất nước, Nguyễn Nhạc an phận không lo việc đất nước về sau.

? Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành động gì?

- GV: dùng lược độ tường thuật lại trận chiến Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn

? Sau khi Nguyễn Ánh đánh đổ triều Tây Sơn đã có hành động gì?

- Hoạt động nhóm

-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1:Nhìn trên lược đồ cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn. Kể tên 1 số đơn vị tỉnh và ohur trực thuộc?

Nhóm 2: Vua Gia Long củng cố luật pháp thế nào?Em biết gì về nội dung bộ luật

Nhóm 3: Nhà Nguyễn thi hành biện pháp gì để củng cố quân đội?Mô tả hình 6.2, 6.3 trong sgk?

Nhóm 4: Về ngoại giao nhà Nguyễn đã làm gì?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). HS nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: vì sao, như thế nào.

Ví dụ:

+ Nhóm 1: Nhóm bạn hỏi: Bạn có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính?

+ Nhóm 2: nhóm bạn hỏi: bạn có biết bộ hoàng triều hình luật có bao nhiêu quyển , bao nhiêu điều?

+ Nhóm 3: nhóm bạn hỏi: Qua hình 6.2, 6.3 bạn thấy nhà nước ta thời kì đó như thế nào?

+ Nhóm bạn hỏi: Hậu quả của chính sách đó là gì?

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

- Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân( Huế) làm kinh đô.

- Năm 1806 lên ngôi hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố.

-Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành lậu Gia Long.

- Năm 1931 chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

-Quân đội: nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc

-> Quan tâm và củng cố quân đội.

- Đối ngoại: thần phục nhà Thanh

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 2.

Mục 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

*Mục tiêu: Học sinh thấy được tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới triều Nguyễn.

*Phương thức: Hoạt động nhóm. (12 phút)

* Tổ chức hoạt động

-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1:Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?

Nhóm 2: Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không? Tại sao việc đê điều gặp khó khăn?

Nhóm 3: Tình hình thủ công nghiệp ở triều Nguyễn như thế nào?

Nhóm 4: Tình hình thương nghiệp ở triều Nguyễn như thế nào?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). HS nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: vì sao, như thế nào.

Ví dụ:

+ Nhóm 1: Nhóm bạn hỏi: vì sao diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?

+ Nhóm 3: nhóm bạn hỏi: bạn có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu thế kỉ XIX?

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

a. Nông nghiệp:

- Chú trọng khai hoang

- Lập ấp, đồn điền

- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến

b. Thủ công nghiệp:

- Thợ thủ công có điều kiện phát triển nhưng không bị kìm hãm.

c. Thương nghiệp:

- Nội thương: Buôn bán phát triển

- Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương tây

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình chính trị, kinh tế dưới triều Nguyễn.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá về sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:

Câu 1 Tình hình kinh tế nước ta nữa đầu thế kỉ XIX so với kinh tế nước ta hiện nay như thế nào?

Câu 2.Liên hệ suy nghĩ của mình cần làm gì để đấ nước giàu mạnh.

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về tình hình chính trị- kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn.

+ Liên hệ với tình hình thực tế nước ta và địa phương hiện nay, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm (VD: Bằng những hiểu biết của bản thân em hãy đánh giá thực trạng kinh tế, chính trị hiện nay như thế nào?

- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…). VD: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ miêu tả về nông nghiệp ở địa phương em.

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Thực trạng kinh tế, chính trị của nước ta hiện nay:

- Đề xuất một số biện pháp:

+ Có cơ chế chính sách hợp lý…

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX Tiết 61, Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN (tiếp theo)

II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh:

- đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

- Xác định trên lược đồ địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.

3. Thái độ:

- Hiểu được triều đại nào để cho dân cực khổ tất yếu sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh nhân dân chống lại triều đại đó

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về các cuộc nổi dậy của nhân dân

+ So sánh, phân tích các cuộc nổi dậy của nhân dân qua từng thời kì

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: có ý thức về tình đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước.

II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, .....

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lược đồ những nơi bùng bổ những cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống vương triều Nguyễn nữa đầu TKXIX

- Tư liệu có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát những hình ảnh H6.5 trong sgk Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài học.

2. Phương thức:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

+Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.

+ Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình hình kinh tế- chính trị của nước ta thời Nguyễn.

- HS quan sát, trả lời

3. Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ Hình ảnh này là: Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX

+ Tuy nhiên, các em chưa nắm được các cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra thế nào dưới thời Nguyễn thế nào:

- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến đời sống nhân dân. Nhà Nguyễn xóa bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn, ban hành những chính sách nhằm siết chặt ách thống trị, duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ lạc hậu, cô laaoj với thế giới bên ngoài. Những chính sách bảo thủ đó ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ phản ứng ra sao. Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài 27(tt)

Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn( TIẾT 2)

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động của thầy và trò

Nội Dung

Hoạt động 1

Mục 1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

* Mục tiêu: HS nắm được đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào?

* Phương thức: Hoạt động cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

- GV: cho hs đọc sgk và thực hiện nội dung mục 1.

? Dưới chính sách bảo thủ của triều Nguyễn, đời sống nhân dân ta như thế nào?

? Đọc in nghiêng và cho biết nhận xét của em về chính sách nhà nguyễn?

? Thái độ của nhân dân với chế độ phong kiến nhà nguyễn như thế nào?

kì đó như thế nào?

+ HS suy nghĩ trả lời

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

- Đời sống nhân dân ( nhất là nông dân) cực khổ

-> Họ vùng dậy đấu tranh

2. CÁC CUỘC NỔI DẬY.(20’)

Gv phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoạt động nhóm : điền các thông tin vào phiếu học tập để hoàn thành nội dung sau.

Tên cuộc k/n

địa điểm

Thành phần lãnh đạo

Nguyên nhân

Kết quả -ý nghĩa

Sau khi HS hoàn thành phiếu học GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày bằng sơ đồ các cuộc k/n. Bốn nhóm sẽ trình bày những nét nổi bật của 4 cuộc khởi nghĩa.

Nông Văn Vân

1833-1835

Miền núi Việt Bắc

Thổ tù Bảo Lạc

Bất bình với chính sách dân tộc của nhà Nguyễn

Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của đồng bào miền núi phía Bắc chống lại chính sách dân tộc của triều Nguyễn.

Lê Văn Khôi

1833-1835

Gia Định

Binh lính

Sự bất bình của nhân dân Gia Định đối với triều Nguyễn

Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

Cao Bá Quát

1854-1856

Hà Nội

Là một Nhà nhoyêu nước

Bất bình với chế độ cai trị, thương xót sự đói khổ của nhân dân. căn ghét triều nguyễn

đánh dấu sự chấm dứt một giai đoạn k/n của nông dân miền xuôi

Sau khi HS hoàn thành phiếu học GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày bằng sơ đồ các cuộc k/n. Bốn nhóm sẽ trình bày những nét nổi bật của 4 cuộc khởi nghĩa.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các cuộc nổi dậy của nhân dân.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân

- lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn nửa đầu thế kỉ XIX theo nội dung: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa bàn hoạt động, ý nghĩa

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Ý nghĩa

  • Nêu nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX ( nguyên nhân, mục tiêu, lưc lượng tham gia, quy mô)

 Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX

Nguyên nhân:

Mục tiêu:

Lực lượng tham gia:

Quy mô:

.

Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Ý nghĩa

Phan Ba Vành

Năm 1821-1827

Trà Lũ(Nam Định)

Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.

Nông Văn Vân

Năm 1833-1835

Miền núi phía Bắc

Lê Văn Khôi

Năm 1833-1835

Nam Kì

Cao Bá Quát

Năm 1854-1856

Hà Nội

 Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX

Nguyên nhân:

Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

Mục tiêu:

Chống lại phong kiến nhà Nguyễn.

Lực lượng tham gia:

Nhiều tầng lớp nhân dân.

Quy mô:

Rộng khắp cả nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược đến miền xuôi.

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá về các cuộc khởi nghĩa nông dân trong thời kì nay

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:

Câu 1 So sánh các cuộc khởi nghĩa nông dân trong giai đoạn này và thời kì trước đó

Câu 2.Liên hệ suy nghĩ của mình cần làm gì để đất nước giàu mạnh.

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về các cuộc khởi nghĩa nông dân nước ta dưới triều Nguyễn.

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX Tiết 62, BÀI 28: SỰ PHÁT TRIỂN VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC

CUỐI THẾ KỈ XVIII- NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX

I. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh:

-Sự phát triển cao hơn của nền văn hóa dân tộc với nhiều thể loại, phong phú, nhiều tác giả nổi tiếng.

- Văn học dân gian phát triển, các thành tựu về hội họa dân gian, kiến trúc.

- Sự chuyển biến về khoa học kic thuật: Sử học, địa lí, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

- Suy nghĩ của bản thân về tác phẩm nghệ thuật trong bài học.

3. Thái độ:

- Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu văn hóa, khoa học ông cha ta sáng tạo. Góp phân fhinhf thành ý thức thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện những thành tựu văn học, nghệ thuật

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về các các thành tựu trong giai đoạn cuối XVIII- Nữa đầu TK XIX

II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, .....

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh các thành tựu văn hóa

- Tư liệu có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Đời sống của nhân dân ta dưới triều Nguyễn như thế nào

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát những hình ảnh H6.6, 6.7, 6.8 trong sgk Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài học.

2. Phương thức:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

+Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.

+ Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về thành tựu văn học- nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII- nữa đầu TKXIX

- HS quan sát, trả lời

3. Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ Ba hình ảnh này là: Tranh dân gian chăn trâu thổi sáo, chùa Tây Phương, Ngọ Môn

+ Tuy nhiên, các em chưa nắm được hết các thành tựu văn học nghệ thuật thời kì này như thế nào?

- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Mặc dù dưới triều Nguyễn đời sống nhân dân cực khổ nhiều cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra vì những chinhsachs lỗi thời lạc hậu, nhưng nền văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ. Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài 28

Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối TKXVIII- nữa đầu TKXIX

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động của thầy và trò

Nội Dung

Hoạt động 1

Mục 1. Văn học

* Mục tiêu: HS nắm được Văn học Việt Nam thời kì này phản ánh phong phú và sâu sắc xã hội đương thời

* Phương thức: Hoạt động nhóm (10- 14p)

* Tổ chức hoạt động

-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1:Văn học chữ Nôm đạt đến đỉnh cao, em hãy kể tên 1 số tp tiêu biểu?

Nhóm 2 Sự phát triển của văn học chữ Nôm nói lên điều gì?

Nhóm 3: Trong số tác giả, tác phẩm văn học điểm mới là gì?Nói lên điều gì?

Nhóm 4: Văn học thời kì này phản ánh điều gì?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). HS nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: vì sao, như thế nào.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Văn học

a. Văn học dân gian:

- Tục ngữ, ca dao, truyện, thơ…

b. Văn học bác học: Truyện Nôm: truyện kiều của Nguyễn Du, Ngoài ra có thơ của Hồ Xuân hương….

=>> Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, những thay đổi trong tuaam tư tình cảm nguyện vọng của con người

  1. Giáo dục thi cử( 15’)

Hãy trình bày những nét nổi bật trong giáo dục thi cử dưới triều đại Quang Trung?

Vào thời Nguỹên tình hình giáo dục thi cử có gì thay đổi? Những điểm mới trong giáo dục dưới triều Nguyễn ?

Gv giảng thêm mặc dù thi cử sa sút nhưng vẫn xuất hiện nhiều ngôi sao sáng như Lê Quý Đôn, Ngô thời Sĩ , Ngô Thời Nhậm….

* Dưới triều đại Tây Sơn Quang Trung ban “chiếu lập học”, mở trường công đến tận làng xã, loại bỏ các sính đồ 3 quan, đưa chữ Nôm vào thi cử .

* Triều Nguyễn.

- Tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi.

- 1807, ban hành quy chế thi Hương ở Bắc thành, kì hạn không ổn định

- 1822, mở thi Hội đầu tiên (8 tiến sĩ)

- 1829, Minh Mạng lấy thêm học vị Phó Bảng (Tiến sĩ hạng ba). Kì hạn thi không ổn định

- từ 1822 - 1851, có 14 khoa thi Hội (136 tiến sĩ, 87 Phó Bảng)

- Trường QTG đặt ở Huế (con quan lại, những người học giỏi)

- Quốc Tử Giám đặt ở Huế

1836, thành lập Tứ Dịch Quán - dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm)

=> Sa sút hơn so với các triều đại trước.

2. Sử học, địa lý, y học (15’)

Gv: Những thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực Sử học, địa lý, y học?

Hs: Thảo luận nhóm:

Gv yêu cầu học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập với những nội dung sau.

lĩnh vực

Sử học

địa lý

Y học

Triều đậi

Tác giả

Tác phẩm

Giá trị

Gv chốt lại ,phân tích thêm và Nhận xét về những thành tựu đó?

Tại sao nói Lê quý Đôn là nhà bác học xuất sắc nhất của dân tộc thế kỷ XVII-XVIII?

Qua tìm hiểu giúp học sinh thấy được những đóng góp của ông trong tất cả các lĩnh vực . đặc biệt tư tưởng của ông trong vấn đề trị quốc “gốc của nước vẫn là dân, sinh mệnh của vua cũng ở dân…..lòng dân một khi lung lay thì thế nước lở”

ông là người Việt nam đầu tiên biết quả đất hình tròn.,…

  • Sử học rất phát triển

Xuất hiện hàng loạt nhà sử học, với những tác giả , tác phẩm nổi tiếng .

lĩnh vực

Sử học

địa lý. địa lý lịch sử

Y học

Triều đại

Tác giả

Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn

Lê Hữu Trác

Triều Nguyễn

Tác phẩm

Đại Việt thông sử.phủ biên tạp lục.

Hoàng lê nhất thống chí của ngô gia văn phái

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú .

Vân đài loại ngữ.

Nghệ an ký. Kinh bắc phong thổ kí….

Gia Địng thành thông chí

Hải thượng y tông tâm lĩnh

Triều nguyễn

Giá trị

đúc kết kinh nghiệm y học phương bắc và y học cổ truyền

3. Những thành tựu về kỹ thuật(8’)

Gv: Những thành tựu về nghề thủ công của nhân dân ta trong thời kỳ này?

Hs: Kỉ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn

- Máy xẻ gỗ, tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.

Gv: Vì sao có những thành tựu đó?

Hs: Do tiếp xúc với phương Tây.

- Do nhu cầu về quân sự, kinh tế

Gv: Những thành tự đó nó phản ánh điều gì?

Hsy

Gv: Thái độ của nhà Nguyễn?

Hs: Với tư tưởng bảo thủ đã ngăn cản, không tạo cơ hội đưa nước ta tiến lên

Làm được đồng hồ, kính thiên lí, đúc súng, đống thuyền, tàu thuỷ, máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nứơc

→: Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu khkt mới của các nước phương tây.

→- Chứng tỏ nhân dân ta có khả năng vươn lên phía trước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu

- Thể hiện sựu sáng tạo và tài năng lao động của người dân.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các thành tựu văn học nghệ thuật

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá về các thành tựu văn học nghệ thuật trong thời kì nay

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:

.Liên hệ suy nghĩ của mình cần làm gì để gìn giữ thành tựu văn học nghệ thuật giai đoạn cuối TKXVIII- nữa đầu TKXIX

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về các thành tựu văn học nghệ thuật

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

*****************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX Tiết 63, BÀI 28: SỰ PHÁT TRIỂN VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC

CUỐI THẾ KỈ XVIII- NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX (Tiếp theo)

II.GIÁO DỤC, KHOA HỌC- KĨ THUẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh:

- Nhận rõ bước tiến quan trọng trong các ngành nghiên cứu biên soạn lịch sử, địa lý, y hoc dân tộc.

- Một số kĩ thuật phương tây đã được thợ thủ công Việt Nam tiếp thu nhưng hiệu quả ứng dụng chưa cao.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

- Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học kĩ thuật ở nước ta thời kì này.

3. Thái độ:

- Tự hào về những di sản và thành tựu khoa học của tiền nhân trong các lĩnh vực, tự hào về tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta cuối TK XVIII- đầu TKXIX

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện những thành tựu về giáo dục, khoa học, kĩ thuật

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về các các thành tựu trong giai đoạn cuối XVIII- Nữa đầu TK XIX

II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, .....

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh các thành tựu văn hóa

- Tư liệu có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Nghệ thuật nước ta cuối TKXVIII- ½ TKXIX đạt được những thành tựu gì?

3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát những hình ảnh H6.9 trong sgk Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài học.

2. Phương thức:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

+Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.

+ Em biết gì về nhân vật này, ông có những cống hiến như thế nào?

- HS quan sát, trả lời

3. Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ Hình ảnh này là: Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác (1720-1791)

+ Tuy nhiên, các em chưa nắm được hết các thành tựu giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời kì này như thế nào?

- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Cùng với sự phát triển của văn học nghệ thuật, giáo dục khoa học , kỉ thuật ở nước ta thời kì này cũng đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt phải kể đến sự du nhập của những kỉ thuật tiên tiến của phương tây với chính sách bảo thủ, đóng kín của chế độ phong kiến, các ngành khoa học mới không thể phát triển mạnh được. Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài 28 (tt)

Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối TKXVIII- nữa đầu TKXIX (tt)

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động của thầy và trò

Nội Dung

Hoạt động 1

Mục 1. Giáo dục, thi cử

* Mục tiêu: HS nắm được giáo dục, thi cử giống như trước chỉ khác là “ Tứ dịch quán”

* Phương thức: cá nhân

* Tổ chức hoạt động

? giáo dục , thi cử nhà Nguyễn có gì khác trước.

? Quốc Tử Giam được đặt ở đâu

? Thành lập “ Tứ dịch quán” dạy tiếng gì?

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. giáo dục, thi cử

- Tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi.

- Quốc Tử Giam được đặt ở Huế\

- Thành lập “ Tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 2.

Mục 2. Sử học, địa lí, y học

*Mục tiêu: Học sinh nắm được Sử học, địa lí, y học nước ta cuối TKXVIII- ½ đầu TK XIX

*Phương thức: Hoạt động nhóm. (12 phút)

* Tổ chức hoạt động

-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1:Sử học nước ta thời kì này có tác giả, tác phẩm nào?

Nhóm 2 Em biết gì về nhân vật Lê Qúy Đôn?

Nhóm 3: Những công trình tiêu biểu về địa lí?

Nhóm 4: Ai là người đóng góp lớn cho y học? biết gì về tác giả đó?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). HS nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: vì sao, như thế nào.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Sử học, địa lí, y học

a. Sử học: gồm các tác phẩm

- Đại Nam thực lục

- Đại Nam liệt truyện

+ Lê Qúy Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu

b. Địa lí

- Gia Định thành thông chí: Trinh Hoài Đức

- Nhất thống dư địa chí Lê Quang Định

c. Y học

- 6/1833 ông khởi nghĩa chiếm thành Phiên An.

- Năm 1834 Lê Văn Khôi qua đời con trai lên thay

- Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

c. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856)

- Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có uy tín lớn. Ông để lại bộ sách “ Hải thượng y tông tâm lĩnh”

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 3.

Mục 3. Những thành tựu về kỉ thuật

*Mục tiêu: Học sinh nắm được thành tựu về kỉ thuật ở nước ta TKXVIII

*Phương thức: cá nhân

* Tổ chức hoạt động

? Nêu những thành tựu về kỉ thuật/

HS thảo luận cặp đôi: Những thành tựu về kỉ thuật ở thời kì này phản ánh điều gì?

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Những thành tựu về kỉ thuật

- Làm đồng hồ, kính thiên lí

- Tàu thủy, máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các thành tựu về giáo dục, khoa học, kỉ thuật

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, Lập bảng thống kê các thành tựu. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

lĩnh vực

Sử học

địa lý. địa lý lịch sử

Y học

Triều đại

Tác giả

Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn

Lê Hữu Trác

Triều Nguyễn

Tác phẩm

Đại Việt thông sử.phủ biên tạp lục.

Hoàng lê nhất thống chí của ngô gia văn phái

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú .

Vân đài loại ngữ.

Nghệ an ký. Kinh bắc phong thổ kí….

Gia Địng thành thông chí

Hải thượng y tông tâm lĩnh

Triều nguyễn

Giá trị

đúc kết kinh nghiệm y học phương bắc và y học cổ truyền

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá về các thành tựu giáo dục, khoa học, kỉ thuật trong thời kì nay

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:

.Liên hệ suy nghĩ của mình cần làm gì để gìn giữ thành tựu giáo dục, khoa học, kỉ thuật giai đoạn cuối TKXVIII- nữa đầu TKXIX

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về các thành tựu giáo dục, khoa học, kỉ thuật.

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 64, Bài 29

ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ VI

I/ Yêu cầu cần đạt.

1.Kiến thức:

-Từ TK XVI – TK XVIII, tình hình chính trị nước ta có nhiều biến động: Nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sớuy sụp, nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài

-Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn.

-Mặc dù tình hình chính trị có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hoá có bứơc phát triển mạnh...

2.Thái độ:

-Thấy được tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân trong việc phát triển nền văn hoá đất nước.

-Tự hoà về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát...

3.Kĩ năng:

Tiếp tục rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II/ Chuẩn bị.

- GV: các tài liệu liên quan.

- HS: xem lại bài.

III/ Tiến trình dạy - học.

1/ Ổn định.

2/ Kiểm tra bài cũ: lồng ghép vào phần làm bài tập.

3/ Bài mới.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Ghi bảng

Hoạt động 1

? Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?

? Những cuộc chiến tranh phong kiến nào đã diễn ra?

? Cuộc xung đột Nam -Bắc triều diễn ra lúc nào?

? Thời gian diễn ra cuộc xung đột Trịnh- Nguyễn?

?Biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thời Trịnh – Nguyễn?

? Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến?

? Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?

Hoạt động 2

? Quang Trung đặt nền tảng cho sự nghiệp thông nhất đất nước như thế nào?

? Sau khi đánh đuổi ngoại xâm, Quang trung có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước?

Hoạt động 3

? Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào? (1801-1802)

? Nguyễn Ánh đã lập lại chính quyền phong kiến tập quyền ra sao?

Hoạt động 4

? Tình hình kinh tế nước ta TK XVI đến nửa đầu TK XIX có đặc điểm gì?

- Vua quan ăn chơi xa xỉ

- Nội bộ trong triều mâu thuẩn

- Quan lại địa phương lộng quyền, ức hiếp nhân dân.

Cuộc chiến tranh phong kiến:

+ Nam – Bắc triều

+ Trịnh – Nguyễn

-Do sự tranh chấp giữa nhà Lê với nhà Mạc(TK XVI)

Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê, lập ra triều Mạc

- Năm 1522, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”. Hai tập đoàn phong kiến đánh nhau suốt 50 năm → đời sông nhân cực khổ.

- TK XVII.

- Sự chia cắt đất nước Đàng trong- Đàng ngoài.

- Chiến tranh liên miên (gần nửa thế kỉ) giữa họ Trịnh và họ Nguyễn.

- Ở Đàng ngoài vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh

- Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân.

- Phá vỡ khối đoàn kết, thông nhất đất nước.

-HS : Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân nên không gọi là chiến tranh phong kiến. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân TK XVIII


Quang Trung đã chỉ huy nghĩa quân tây sơn:

- Lật đổ chính quyền tập đoàn họ Nguyễn ở Đàng trong(1777)

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh(1786), vua Lê(1788)

- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng trong và Đàng ngoài.

- Đánh tan cuộc xâm lược Xiêm, Thanh.

- Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc (chiếu khuyến nông, chiếu lập học….)

- Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.

- Nguyễn Ánh đã đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

- Vua trực tiếp điều hành mọi công việc trong nước từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815 ban hành luật Gia Long.

- Địa phương: chia nước ta làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

- Xây dựng quân đội mạnh.

- GV chia HS thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về tình hình kinh tế, 2 nhóm tìm hiểu về văn hoá.

Mời đại diện HS lên trình bày nội dung.

1/ Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.

- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hoá của tầng lớp thống trị

- Chiến tranh phong kiến

- Nam triều – Bắc triều

- Chiến tranh Trịnh- Nguyễn

2/ Quang Trung thống nhất đất nước.

- Lật đổ chính quyền tập đoàn phong kiến

- Đánh đuổi giặc ngoại xâm.

- Phục hồi kinh tế văn hoá

3/ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

- Đặt kinh đô quốc hiệu.

- Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình, các địa phương.

4/ Tình hình kinh tế, văn hoá.

TT

Những điểm nổi bật

Thế kỉ XVI-XVII

Thế kỉ XVIII

Nửa đầu TK XIX

1

Nông nghiệp

- Đàng ngoài: trì trệ, bị kìm hãm (chúa Trịnh không lo khai hoang, củng cố đê điều)

- Đàng trong: có những bước phát triển, khai hoang lập làng

- Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”.

- Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.

- Việc sửa đắp đê không được chú trọng

2

Thủ công nghiệp

- Xuất hiện nhiều làng thủ công

- Nghề thủ công được phục hồi dần.

- Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công.

- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.

3

Thương nghiệp

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị

- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng nhưng sau đó có phần hạn chế.

- Giảm thuế, mở cửa ải, thông chợ búa.

- Nhiều thành thị, thị tứ mới.

- Hạn chế buôn bán với người phương Tây.

4

Văn học - nghệ thuật

- Văn học và nghệ thuật dân gian phát triển mạnh.

- Chữ Quốc ngữ ra đời

- Ban hành “Chiếu lập học” phát triển chữ Nôm.

- Văn học bác hoc, văn học dân gian phát triển rực rỡ (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương)

- Nghệ thuật sân khấu chèo tuông, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

5

Khoa học-kĩ thuật

- Sử học, địa lí, y hoc đạt nhiều thành tựu (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác).

- Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây.

4/ Củng cố

GV đánh giá kết quả học tập của HS qua các chương V, VI.

5/ Dặn dò.

Chuẩn bị hệ thống câu hỏi bài tập ở chương V và VI

*******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 65: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG V VÀ VI

I/ Yêu cầu cần đạt.

- Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học ở chương VI.

- Đánh giá sơ lược quá trình học tập của các em ở chương VI.

II/ Chuẩn bị.

- GV: hệ thống câu hỏi bài tập.

- HS: học bài.

III/ Tiến trình dạy - học.

1/ Ổn định.

2/ Kiểm tra bài cũ.

- Nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật ở nước ta cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX.

- Những thành tựu đó phản ánh điều gì?

3/ Bài mới.

Bài tập 2

Bài tập 3

4/ Củng cố. Đánh giá kết quả làm việc của HS kết hợp cho điểm.

5/ Dặn dò. Chuẩn bị bài 30.

IV/ Rút kinh nghiệm.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

*******************************

Tiết 66, ÔN TẬP

I/ Yêu cầu cần đạt.

- Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học ở chương IV, V, VI.

- Đánh giá sơ lược quá trình học tập của các em ở chương IV, V, VI.

II/ Chuẩn bị.

- GV: hệ thống kiến thức ôn tập.

- HS: học bài.

III/ Tiến trình dạy - học.

1/ Ổn định.

2/ Kiểm tra bài cũ.

3/ Ôn tập.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Ghi bảng

? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

? Em hãy trình bày đôi nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ?

? Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục, việc đào tạo quan lại

? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ của đất nước?

? Em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi?

? Trình bày nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều?

? Tham gia nghiã quân Tây Sơn gồm có các thành phần nào? Qua đó em có nhận xét gì?

? Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm? Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa gì?

? Sự thoái hoá của các tầng lớp thống trị, triều đình phong kiến phân hoá như thế nào?

? Sau chiến tranh Nam – Bắc triều, nước ta có gì thay đổi?

? Tình hình chính trị - xã hội nước ta thế kỉ XI – XVIII?

? Hãy phân tích tính tích cực của chúa Nguyễn trong việc phát triển nông nghiệp?

? Việc nghĩa quân Tây Sơn chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì?

? Nguyên nhân thắng lợi chống quân Thanh xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn?

* Nguyên thắng lợi:

- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.

- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi kết thúc 2o năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân thù, giành lại được độc lập tự chủ.

- Mở ra thời kì phát triển mới cho xã hội, dân tộc Đại Việt.

- Nông nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước có biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển.

- Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước.

- Dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long, mở trường ở các lộ.

- Mọi người đều có thể đi học, đi thi.

- Tuyển chọn những người có tài, có đức làm thầy giáo.

- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.

- Những người thi đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban áo mũ, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu.

- Trong thi cử cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng.

- Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước; thực hiện chính sách vừa cương vừa nhu với kẻ thù; đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước.

- Là anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong khởi nghĩa Lam Sơn, là nhà văn hoá kiệt xuất, là tinh hoa của thời đại bấy giờ, tên tuổi của ông rạng rỡ trong lịch sử.

- Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.

- Lợi dụng tình hình đó, 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).

- Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập 1 một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).

- Nông dân nghèo miền xuôi, miền ngược, thợ thủ công, thương nhân,…

- Nhận xét: cuộc khởi nghĩa nổ ra bắt mạnh đúng nguyện vọng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân muốn lật đổ chính quyền họ Nguyễn. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân với chính quyền thống trị sâu sắc, họ mong muốn lật đổ ách thống nhà Nguyễn tàn bạo. Các thủ lĩnh khởi nghĩa khôn khéo đề ra các khẩu hiệu lôi kéo nhân dân đặc biệt là nông dân và kể cả các tầng lớp khác.

- Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dung mưu nhữ địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.

- Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất và lừng lẫy trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc và phát huy sức mạnh của toàn dân.

- Nội bộ triều đình chia bè, kéo cánh tranh giành quyền lực: dưới triều Uy Mục quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, dưới triều Tương Dực, Trịnh Duy Sản gây phe phái đánh nhau liên miên.

- 1545, Nguyễn Kim chết con rễ là Trịnh Kiểm lên thay nắm binh quyền → Đàng Ngoài.

- Con trai thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam → Đàng Trong.

- Không ổn định do chính quyền luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực.

- Lợi dụng thành quả lao động để chống lại họ Trịnh, song những biện pháp của chúa Nguyễn thi hành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh mẽ.

- Đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào là tinh thần đoàn kết giữa nông dân miền xuôi với nông dân miền ngược.

- Sự ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

Câu 1.

Câu 2.

Câu 3.

Câu 4.

Câu 5.

Câu 6.

Câu 7.

Câu 8.

Câu 9.

Câu 10.

Câu 11.

Câu 12.

Câu 13.

Câu 14.

4/ Củng cố.

Đánh giá kết quả làm việc của HS kết hợp cho điểm.

5/ Dặn dò.

Học bài.

*******************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 67: KIỂM TRA HỌC KÌ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu phần kiến thức: Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI); Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII); Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Từ kết quả kiểm tra học sinh tự đánh giá năng lực của mình trong quá trình học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung trên.

- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh phương pháp hình thức dạy học cho phù hợp.

1. Kiến thức Học sinh hiểu biết và trình bày, liên hệ các kiến thức cơ bản:

2. Thái độ 

- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

- Giáo dục tính trung thực khi kiểm tra.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: trình bày vấn vấn đề, vận dụng kiến thức để phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.

4. Hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh

- Hình thành phẩm chất: tự lập, tự tin, tình yêu quê hương đất nước.

- Hình thành các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, và sử dụng ngôn ngữ.

II. HÌNH THỨC

Trắc nghiệm khách quan và tự luận.

II. Ma trận đề kiểm tra

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN-TL

Chủ đề Phong trào Tây sơn

Nhận biết được các mốc, người lãnh đạo quan trọng trong quá trình phát triển của phong trào

Hiểu được những chính sách Quang Trung ban hành để nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước

Phân tích được nguyên nhân ý nghiã cũng như đóng góp của phong trào Tây sơn

Đánh giá được: nghệ thuật quân sự; vai trò của Nguyễn Huệ

Câu

2

2

1

1

4-2

Điểm

1

1

3

2

2-5

Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Nhận biết được các mốc lịch sử quan trọng

Trình bày được tình hình kinh tế, văn hóa.....cũng như những đóng góp của các danh nhân văn hóa

Câu

2

7

Điểm

1

2

Tổng câu

4

9

1

1

15

Tổng điểm

2

3

3

2

10

Tỉ lệ

50

50

Họ và tên: ................................................ Thứ ngày tháng năm

Lớp: 8…… Kiểm tra học kỳ 2 môn Lịch sử 8

Điểm

Lời phê của giáo viên

I. Trắc nghiệm: (5đ)

1.Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ( 4đ)

Câu 1. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam ?

A. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế

B. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước

C. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa

D. Chính sách cai cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn

Câu 2. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?

A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ

C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét

D. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần

Câu 3 Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng

B. "đánh nhanh thắng nhanh"

C."Chinh phục từng gói nhỏ"

D.Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung

Câu 4Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?

A.Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Phú Quốc

B. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn

C. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Đảo

D. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

Câu 5 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại ?

A.Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không được sự ủng hộ của nhân dân

B. Do sự nhu nhược của Triều đình Huế

C. Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp khởi nghĩa, chưa có đường lối đấu tranh thống nhất

D. Kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu

Câu 6 Với việc kí Hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, đồng thời cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, sáp nhập vào Nam Kì - thuộc Pháp?

A.Hiệp ước năm 1862 B. Hiệp ước 1874

C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt C.Hiệp ước Hác-măng

Câu 7. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào ?

A.Từ năm 1897 đến năm 1915 B. Từ năm 1897 đến năm 1914

C. Từ năm 1897 đến năm 1913 D. Từ năm 1897 đến năm 1912

Câu 8 Từ chỗ giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào ?

A.Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam

B.Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân

C.Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam

D.Trở thành tay sai cho thực dân Pháp

2.Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp: (1đ)

Thời gian

Nội dung sự kiện

1. 1 - 9 - 1858

A. Pháp tấn công Gia Định

2. 17 - 2 - 1859

B. Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây

3. 10 – 12 - 1861

C. Pháp tấn công Đà Nẵng

4. 24 - 6 - 1867

D. Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ

II. Tự luận: (5đ)

Câu 1 (2 điểm): Trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? giải thích vì sao khởi nghĩa đó tiêu biểu nhất

Câu 2. (3 Điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

A. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?

A. 7-2-1418 B. 7-3-1418 C. 2-7-1418 D. 3-7-1418

Câu 2: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

A. Lê Ngân B. Lê Lai C. Trần Nguyên Hãn D. Lê Sát

Câu 3: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Đông Quan B. Bình Than C. Lũng Nhai D. Như Nguyệt

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân

B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo

D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu

Câu 5: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

A. Bí mật liên lạc với các hoà kiệt, xây dựng lực lượng

B. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn

C. Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ

D. Nhân dân căm thù quân đô hộ

Câu 6: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Thái Tông D. Lê Thánh Tông

Câu 7: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?

A. Đại Việt sử kí B. Đại Việt sử kí toàn thư

C.Sử kí tục biên D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Câu 8: Nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?

A. Mùa xuân 1771 B. Mùa xuân 1772

C. Mùa xuân 1773 D. Mùa xuân 1774

Câu 9: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

A. 1786 B. 1787 C. 1788 D. 1789

Câu 10: Tại Sao Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh?

A. Mục đích khởi nghĩa Tây Sơn là chống chính quyền họ Nguyễn

B. Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn

C. Bảo toàn lực lượng

D. Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi

Câu 11: Sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì:

A. vua mới, còn quá nhỏ tuổi

B. vua và hoàng hậu không đủ năng lực và uy tín

C. vua mới không đủ năng lực và uy tín, nội bộ triều đình nảy sinh mâu thuẫn

D. nội bộ triều đình tranh giành quyền lực

Câu 12: Cho bảng dữ liệu sau:

(A) Thời gian

(B) Sự kiện

1) 1773

a) Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn

2) 1777

b) Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh

3) 1785

c) Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

4) 1789

d) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột (A) với sự kiện ở cột (B)

A. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c B. 1-c; 2-d; 3-b; 4-c

C. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a D. 1-a; 2-c; 3-d; 4-b

B.Tự luận (7 điểm)

Câu 1(2 điểm) Khi tiến quân ra Bắc, Lê Lợi chia thành ba đạo quân. Hãy điền nhiệm vụ của mỗi đạo quân theo yêu cầu sau đây?

Đạo quân

Nhiệm vụ

Đạo quân thứ nhất

Đạo quân thứ hai

Đạo quân thứ ba

Câu 2(3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?

Câu 3(1 điểm) Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?

Câu 4(1 điểm) Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV ?

IV. Đáp án - biểu điểm:

A. Trắc nghiệm (3 điểm)

(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

D

B

D

B

A

C

B

C

D

B. Tự luận (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

- Đạo quân thứ nhất : tiến quân giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. 

- Đạo quân thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

- Đạo quân thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan. 

0,75

1

0,25

2

- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.

- Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế, nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

- Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước.  

0,25

1

0,75

0,75

0,25

3

- Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nên thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII.

- Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

0,25

0,75

4

- Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Ông sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Châu cơ thắng thưởng…

0,25

0,25

0,5

*******************************

PPCT TIẾT 68

Bài 4: NGHỆ AN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

TIẾN TRÌNH HỌC TẬP

Hoạt động 1: Khởi động

1. Mục tiêu: Tạo tình huống,gợi cho học sinh hứng thú khi tìm hiểu vềNghệ An với cái nhìn đa chiều, sinh động.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

Qua tìm hiểumột số kiến thức tổng hợp chung về con người văn hóa Nghệ An Gv cho HS tìm hiểu nhũng nét riêng của người nghệ.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

- Phương thức tổ chức: Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cặp đôi. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân (từ nhiều nguồn khác nhau) và đọc thông tin, quan sát kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Phương tiện: Nguồn tư liệu, kênh hình trong tài liệu sgk và một số tư liệu liên quan

- Dự kiến sản phẩm của hs: Từ những nguồn tư liệu, tranh ảnh đó học sinh có thể biết được những hiểu biết ban đầu về Nghệ An

- Gợi ý tiến trình hoạt động:

+ Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát kênh hình(….) kết hợp vốn hiểu biết của bản thân để trình bày được những hiểu biết về Nghệ An

+ HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, có thể trao đổi với bạn. HS có thể trình bày được 1 số thông tin về Nghệ An GV quan sát, trợ giúp và không yêu cầu HS thực hiện đầy đủ, hoàn chình nhiệm vụ.

+ Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày. HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.

Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

1. Mục tiêu: HS nêu được Những thay đổi về chính trị , kinh tế,văn hóa Nghệ An. Học sinh rút ra được ý nghĩa của những thành tựu đó đối với lịch sử dân tộc

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

Dựa vào nội dung thông tin trong sách giáo khoa và các hình ảnh GV cung cấp, hãy trao đổi, thảo luận với bạn trong nhóm về Những thay đổi về chính trị , kinh tế,văn hóa Nghệ An. Học sinh rút ra được ý nghĩa của những thành tựu đó đối với lịch sử dân tộc

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

- Phương thức tổ chức: Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, nhóm. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân (từ nhiều nguồn khác nhau) và đọc thông tin, quan sát kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập, nguồn tư liệu, kênh hình trong tài liệu sgk và một số tư liệu liên quan.

- Dự kiến sản phẩm của hs: Từ những nguồn tư liệu đó học sinh có thể biết được Những thay đổi về chính trị , kinh tế,văn hóa Nghệ An. Học sinh rút ra được ý nghĩa của những thành tựu đó đối với lịch sử dân tộc

Gợi ý tiến trình hoạt động:

+ Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát kênh hình(….) kết hợp vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi:

Câu 1.Những thay đổi về hành chính của Nghệ An thế kỷ XVIII-XIX.

Câu 2. Những nét chính về kinh tế Nghệ An

Câu 3. Đóng góp của Nghệ An đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Nghệ An.

HS làm việc cá nhân, nhóm và ghi lại kết quả mình làm đc vào giấy.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, thảo luận nhóm. HS trình bày được Những thay đổi về hành chính của Nghệ An thế kỷ XVIII-XIX. Những nét chính về kinh tế Nghệ An. Đóng góp của Nghệ An đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc. Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Nghệ An.

+ Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày.

HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.

Từ những hiểu biết đã có của HS, GV hệ thống nội dung bài học.

Hoạt động 3: Luyện tập

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức, củng cố, khắc sâu và hoàn thiện Nghệ An thế kỷ XVIII-XIX.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

Học sinh làm các dạng bài tập: Trình bày, lập bảng thống kê, viết bài và trình bày.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

- Phương thức tổ chức: Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, cặp đôi. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân và nội dung vừa học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Phương tiện: Nguồn tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập

- Dự kiến sản phẩm của hs: Học sinh hoàn thành cơ bản các dạng bài tập giáo viên giao.

- Gợi ý tiến trình hoạt động:

+ Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân thông qua lĩnh hội kiến thức vừa học. HS làm việc cá nhân và ghi lại kết quả mình làm đc vào phiếu học tập, vào vở.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, có thể trao đổi với bạn. HS hoàn thành các bài tập do giáo viên giao. GV quan sát, trợ giúp và yêu cầu HS thực hiện đầy đủ, hoàn chình nhiệm vụ.

+ Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày.

HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.

Từ kết quả làm việc của HS, GV đánh giá kiến thức, kĩ năng và sự vận dụng của HS hoàn thành bài tập. Nếu HS chưa hoàn thành bài tập, giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng thêm..

1.. những thay đổi về hành chính và ổn định kinh tế.

1. Hành chính.

- Dời trị sở từ Lam Thành-Phù Thạch về Yên Trường –Vĩnh Yên.

-Xây dựng Vĩnh Yên và Yên Trường thành trung tâm văn hoá chính trị, kinh tế của Nghệ an.

-Nhiều lần thay đổi địa giới và phân tách giữa Nghệ An và Hà Tĩnh song Vinh luôn là trung tâm chính trị của cả hai tỉnh.

- Vinh có vị trí quan trọng thuận lợi giao thông , địa hình đẹp...

-Hiện nay Vinh phát triển hiện đại hơn và vẫn giữ vai trò là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của cả tỉnh , là thành phố trực thuộc trung ương.

2. Kinh tế :

+Nông nghiệp: kém phát triển.

Hoạt động 3: Luyện tập

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức, củng cố, khắc sâu và hoàn thiện về Nghệ An

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

Học sinh làm các dạng bài tập: Trình bày, viết bài và trình bày.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

- Phương thức tổ chức: Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, cặp đôi. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân và nội dung vừa học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Phương tiện: Nguồn tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập

- Dự kiến sản phẩm của hs: Học sinh hoàn thành cơ bản các dạng bài tập giáo viên giao.

- Gợi ý tiến trình hoạt động:

+ Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân thông qua lĩnh hội kiến thức vừa học. HS làm việc cá nhân và ghi lại kết quả mình làm đc vào phiếu học tập, vào vở.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, có thể trao đổi với bạn. HS hoàn thành các bài tập do giáo viên giao. GV quan sát, trợ giúp và yêu cầu HS thực hiện đầy đủ, hoàn chình nhiệm vụ.

+ Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày.

HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.

Từ kết quả làm việc của HS, GV đánh giá kiến thức, kĩ năng và sự vận dụng của HS hoàn thành bài tập. Nếu HS chưa hoàn thành bài tập, giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng thêm..

BÀI TẬP 1.

PHIẾU 2: HOÀN THÀNH THÔNG TIN VÀO PHIẾU HỌC TẬP:

NỘI DUNG: NHỮNG THAY ĐỔI ( NÉT NỔI BẬT ) CỦA NGHỆ AN

CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

KINH TẾ

VĂN HÓA- GIÁO DỤC

BÀI TẬP: 2.

TẠI SAO KHI TÁCH HAI TỈNH NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH THÌ VĨNH DOANH ( VINH VẪN LÀ ) TRUNG TÂM CỦA HAI TỈNH.

      1. VÌ VINH CÓ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG, LÀ TRUNG TÂM CỦA BẮC NĂM
      2. VÌ VINH KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN MẠNH HƠN

VÌ VINH MANG VỊ THẾ LÀ ĐẤT “ĐẾ ĐÔ”

BÀI TẬP 3:

MẶC DÙ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CÓ NHIỀU THAY ĐỔI NHƯNG VĂN HÓA GIÁO DỤC NGHỆ AN VẪN PHÁT TRIỂN MẠNH VÌ

  1. NGHỆ AN LÀ ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
  2. NGHỆ AN LÀ ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT, CÓ NHIỀU NGƯỜI TÀI
  3. VÌ NGHỆ AN LÀ ĐẤT HIẾU HỌC, HAM HỌC

Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng được các KT, KN về Nghệ an để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với các tình huống vấn đề đã được hướng dẫn, hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trước 1 tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

Học sinh làm các dạng bài tập: Học sinh có thể tự đặt câu hỏi, bài tập cho minh hoặc giáo viên ra.

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

- Phương thức tổ chức: Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, Nhóm. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân và nội dung vừa học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Phương tiện: Nguồn tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập

- Dự kiến sản phẩm của hs: Học sinh hoàn thành cơ bản các dạng bài tập giáo viên giao hoặc học sinh tự hỏi.

- Gợi ý tiến trình hoạt động:

+ Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân thông qua lĩnh hội kiến thức vừa học. HS làm việc cá nhân và nhóm ghi lại kết quả mình làm đc vào phiếu học tập, vào vở.

+ HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, có thể trao đổi với bạn và với giáo viên, gia đình. HS hoàn thành các bài tập do giáo viên giao. GV quan sát, trợ giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.

+ Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày.

HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.

Từ kết quả làm việc của HS, GV đánh giá kiến thức, kĩ năng và sự vận dụng của HS hoàn thành bài tập. Đây là dạng bài tập vận dụng nếu HS chưa hoàn thành bài tập, giáo viên cho học sinh về nhà hoàn thành..

Tình huống: 1. Trình bày những điều làm em tự hào về quê hương Nghệ An.

Tình huống 2: hãy làm một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương Nghệ An

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Giúp học sinh không dừng lại với những nội dung đã học trong nhà trường…cần tiếp tục học, ham mê học. HS tự đặt ra tình huống có vđ nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cs, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau như tìm những thông tin, tư liệu, tranh về Nghệ An

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:

Học sinh về tìm thông tin, tư liệu, tranh ảnh liên quan Nghệ An trên các kênh thông tin, trang mạng, báo điện tử......

3. Cách thức tiến hành hoạt động:

- Phương thức tổ chức: Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, Nhóm. Học sinh tìm tòi, mở rộng hiểu biết của mình về Nghệ An.

GV gợi ý hoặc HS có nhu cầu tìm hiểu về:

1.Những thông tin, tư liệu, tranh ảnh về Lịch sử truyền thống xứ Nghệ

2. Những Truyền thống tốt đẹp của Nghệ An.

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

KHXH 7 Tiết 69,70

ĐÔ THỊ CỔ THĂNG LONG – KẺ CHỢ (THẾ KỈ XVI – XVIII)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Biết được một số nét về quá trình hình thành, phát triển, suy tàn của các đô thị cổ Thăng Long – Kẻ Chợ

- Tổ chức được cuộc triển lãm về chủ đề “Đô thị cổ Kẻ Chợ và Hội An thế kỉ XVI – XVIII”.

2. Kĩ năng:

- Trình bày được một số nét về quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của các đô thị cổ Thăng Long – Kẻ Chợ

- Tổ chức được cuộc triển lãm về chủ đề “Đô thị cổ Kẻ Chợ thế kỉ XVI – XVIII”.

3. Thái độ:

Tôn trọng và có ý thức bảo vệ giá trị văn hóa của các di tích lịch sử.

II. Chuẩn bị:

- SGK Lịch sử 7, máy tính có kết nối internet.

- Giấy A0,A3, A4, bút chì, bút màu, thước kẻ.

III. Tiến trình lên lớp:

Tiết 1

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1 : I. Tìm kiếm thông tin

- GV Chia lớp làm việc theo nhóm (5 nhóm, mối nhóm 8 HS). Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm. Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí nhóm.

- Các nhóm có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin về hai đô thị cổ Thăng Long – Kẻ Chợ; lên ý tưởng và chuẩn bị nội dung triển lãm.

- GV hướng dẫn HS thu thập thông tin về nội dung các nhóm đã chọn lựa.

1. Thông tin từ Sách giáo khoa:

- Đọc nội dung về sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán trong Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII, sgk Lịch sử 7.

2. Thông tin từ các nguồn khác:

- Nhóm trưởng phân công các thành viên tìm kiếm thông tin trên Internet theo các từ, cụm từ khóa như: “Thăng Long trong thế kỉ XVI-XVIII”, “Thăng Long-Kẻ Chợ”, trong thế kỉ XVI-XVIII”, “Tình hình kinh tế Việt Nam thế kỉ XVI-XVIII”, ...Lưu thông tin tìm được vào một thư mục máy tính.

- Tìm kiếm thêm trên sách, báo, tạp chí, truyện, ...ở nhà, thư viện, ...

Hoạt động 2 : II. Xử lí thông tin

- GV hướng dẫn HS xử lí những thông tin tìm được.

- Yêu cầu HS thực hiện xử lí thông tin ở nhà sau khi đã hoàn thành việc thu thập và sắp xếp thông tin.

- Nộp phiếu thu thập thông tin và sơ đồ tư duy về đô thị cổ Thăng Long-Kẻ Chợ sau 1 tuần.

- Đánh giá nhận xét, góp ý đối với các nhóm.

Từ nội dung tìm được:

- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả đã tìm kiếm.

- Cả nhóm thống nhất lựa chọn thông tin để xây dưng sơ đồ tư duy trên giấy A0 về nhân vật lịch sử đã chọn theo các nhánh chính:

+ Quá trình phát triển.

+ Hoạt động buôn bán.

+ Dấu tích còn lại.

+ Bảo vệ di tích

4. Củng cố: 4’

GV khái quát lại nội dung tiết dạy.

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’

- Hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

- sẽ trình bày theo từng nhóm vào tiết sau

36 phố phường Hà Nội 100 năm trước

36 phố phường là cụm từ chỉ khu phố buôn bán của Hà Nội hình thành từ hơn 1.000 năm trước và biến đổi mạnh vào đầu thế kỷ 20. Trong ảnh là phố Hàng Mắm xưa. Đó vốn là con đường dân vạn chài gánh các loại mắm từ bên sông Hồng vào phố Hàng Bạc và tỏa đi bán trong khu 36 phố phường. Do mặt hàng này tỏa mùi khó chịu nên sau này, những người gánh dừng lại bán cố định và hình thành nên con phố chuyên bán loại đặc sản này.

Trước năm 1900, phố Hàng Mắm chỉ gồm các cửa hàng bán mắm, đồ ướp và cá khô. Đến những năm 1930, nơi đây xuất hiện thêm các cửa hàng bán vại sành, tiểu sành, bia đá, đá mài... Ngày nay, người bán mắm đã chuyển hết vào chợ Hàng Bè, phố Hàng Mắm giữ nguyên tên nhưng chỉ còn những cửa hàng bán mặt hàng sành đá.

Trục đường quan trọng nhất đối với hoạt động thương mại của khu 36 phố phường Hà Nội là đường kè bờ sông, ngày nay là đường Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải. Một bên đường là các cửa ngõ đi vào khu buôn bán, một bên là sông Hồng luôn đông đúc tàu bè chở hàng từ khắp nơi đổ về. Người Pháp từ khi mới sang đã nhận thấy tầm quan trọng của con đường nên cho xây dựng rất hoành tráng, lấy tên là Đường kè Thương mại (Quai Du Commerce). Đường chạy qua cả ga tàu hỏa đầu cầu Long Biên và bến xe ôtô ở Bến Nứa tại vị trí bến xe buýt Long Biên ngày nay. Sau trận lụt lớn năm 1926, chính quyền mới đắp con đê khiến con đường này bị ngăn cách với sông Hồng.  

 

Khu 36 phố phường còn có tên gọi nôm là "Kẻ Chợ" - cách gọi những nơi tập trung buôn bán ở thời kỳ phong kiến. Đến những năm 1990, cách gọi "Phố cổ Hà Nội" mới dần phổ biến.
Trong ảnh là phố Hàng Chiếu, còn được gọi là Đông Hà. Sách Đại Nam Nhất thống chí chép: "Phố Đông Hà bán chiếu trơn". Nó giống như một đồn lũy hơn là một khu dân cư hay thương mại. Người Hà Nội còn gọi phố này là Phố Mới do nhà cửa đều được xây mới sau trận hỏa hoạn năm 1888. Hàng Chiếu nằm giữa Đồng Xuân và bến sông Hồng nên luôn luôn sầm uất.

 

Toàn cảnh phố Chợ Gạo xưa. Gạo là nông phẩm quan trọng nhất mà người nông dân sản xuất và cũng đáp ứng như cầu thiết yếu của toàn xã hội. Buôn bán gạo do đó cũng trở nên sầm uất nhất ở một đô thị đang phát triển như Hà Nội đầu thế kỷ 20. Xưa kia gạo được vận chuyển chủ yếu bằng đường sông, vì thế chợ buôn bán gạo được đặt sát bờ sông, ngay giữa sông Hồng và chợ Đồng Xuân đoạn qua Ô Quan Chưởng. 

 

Hàng Bồ xưa tập trung nhiều cửa hàng của người Việt, người Hoa và cả các hãng của Anh, Mỹ và Nhật. Tên gọi Hàng Bồ xuất phát từ việc đây là nơi bán những chiếc bồ bằng mây tre đan. Trên con phố này một thời còn bán các loại tranh Tàu treo ngày Tết và các loại học phẩm. Đây cũng là chốn các ông đồ già Tết đến, trải chiếu ngồi viết chữ thuê.

 

Thôn Cổ Vũ ở Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Đông) có nghề làm đồ gỗ sơn đã lên lập nghiệp ở khu 36 phố phường Hà Nội và hình thành nên phố Hàng Hòm. Nay dấu tích ngôi đền thờ tổ nghề gỗ sơn vẫn nằm trong phố. Xưa kia, hàng năm người dân phố Hàng Hòm vẫn giữ ngày giỗ tổ nghề trùng với lễ hội ở làng quê Hà Vĩ. Nhà cửa trên phố Hàng Hòm vốn đồng dạng với những phố cổ xung quanh, nhưng trong 60 ngày đêm chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947, nhà cửa gần như bị phá hủy hoàn toàn, sau đó mới được xây dựng lại.

 

Phố Hàng Bè xưa nằm sát sông Hồng, vốn là nơi bán các bè gỗ và vật liệu làm nhà. Mặt hàng buôn bán ở đây ngày càng mở rộng sang các loại lâm thổ sản từ miền ngược đưa xuống và hải sản từ miền biển chuyển vào, khi bờ hữu ngạn dần mở rộng so sông bồi cát. Ngày nay, Hàng Bè vẫn là khu chợ nhộn nhịp, nổi tiếng là "chợ nhà giàu" của Phố cổ Hà Nội.  

 

Phố Hàng Trống ban đầu kéo dài suốt từ đầu Hàng Gai đến tận Tràng Thi, bao gồm cả một đoạn nhìn ra hồ Gươm (song song Hàng Khay bây giờ). Phố Hàng Trống như một hành lang nối khu phố cổ với không gian hồ Gươm và gắn với khu trung tâm thương mại của người Âu ở phố Tràng Tiền. Trên phố có nhiều khách sạn, cửa hàng và một số nghề mà thợ khéo từ các nơi tìm đến lập nghiệp như nghề thêu, nghề khảm và đặc biệt là nghề vẽ tranh mang thương hiệu Hàng Trống.

 

Phố Lò Rèn trước kia là thôn Tân Khai, hình thành từ những người làm nghề sửa chữa nông cụ bằng sắt, gốc làng Canh (Hòe Thị, Từ Liêm) tụ về. Khi sông Tô Lịch chạy qua nơi đây bị lấp, đất làng biến thành phố xá, cư dân đông dần, có cả người làng Hà Từ (Sơn Tây) lên mở lò. 

Có thời phố còn được gọi là Hàng Bừa vì bán nhiều răng bừa. Khi cầu Long Biên xây dựng, vật liệu cũng như công nghệ chế tác sắt thép được phổ biến, việc tán đinh bu lông đào tạo được nhiều nhân lực bản địa nên nghề rèn phát đạt.
Sau này, các công trình xây dựng bắt đầu sử dụng nhiều sắt thép kéo theo cả nghề rèn và nghề buôn vật liệu, vật dụng sắt thép phát triển. Vì thế những phố kế cận với phố Lò Rèn cũng có nhiều nhà mở cửa hàng buôn bán đồ sắt.

Khu 36 phố phường có một con phố ngắn gọi là Hàng Thiếc. Thiếc ở đây được dùng để đúc một số vật dụng như chân đèn, cây nến, lư hương... nhưng chủ yếu vẫn để làm chất liệu hàn ghép các đồ làm bằng kim loại khác. Các cửa hàng ở đây còn sử dụng nhiều phế liệu, chủ yếu là thùng đựng dầu hỏa, để làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước... Ở đây còn làm các loại đồ chơi có thể cử động như thỏ đánh trống, con bướm vỗ cánh, tàu thủy chạy bấc dầu hỏa...

 

Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa. Phố có nhiều cửa hàng mứt kẹo có tiếng và đặc biệt sầm uất vào những ngày giáp Tết Trung Thu hay Tết Nguyên đán. Ngoài đồ ngọt, Hàng Đường còn có nhiều cửa hàng vải vóc của Ấn kiều và cửa hàng tạp hóa của người Hoa.

 

Phố Hàng Khay nằm ở bờ Nam của hồ Gươm. Khay là món đồ gỗ dùng bày đặt ấm chén uống trà, uống rượu hay những đồ vật gì cần sự sang trọng. Nó đẹp nhờ tài khéo của người thợ khảm trai hay ốc lên mặt gỗ. Làng nghề thợ khảm khay vốn tập trung trên đất bị Tây lấy làm đường Paul Bert (Tràng Tiền). Đoạn đường ngắn này một thời còn gây ấn tượng bởi các cô gái từ làng hoa Ngọc Hà ngồi thành dãy bên phía bờ hồ Gươm.

 

Nhắc đến khu 36 phố phường Hà Nội không thể không nhắc đến hồ Gươm - Hồ Hoàn Kiếm. Xưa hồ Gươm có tên là "Lục Thủy" gợi lên màu sắc của hồ nước nằm ngay sát phía Nam 36 phố phường Thăn Long xưa.