Giáo án địa lí 7 cả năm phát triển năng lực theo phương pháp mới

Giáo án địa lí 7 cả năm phát triển năng lực theo phương pháp mới

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án địa lí 7 cả năm phát triển năng lực theo phương pháp mới

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Tuần: 1 Ngày soạn: 19/08/2018

Tiết: 1 Ngày dạy : 21/08/2018

PHẦN 1 :

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Bài 1: DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới nguyên nhân và hậu quả của nó.

2. Kĩ năng:

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số

- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tuyên truyền và vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh...

5. Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: H.1.2 phóng to, bản đồ dân số TG

2. HS: Vở, SGK, tìm hiểu trước nội dung bài học, đọc tài liệu tham khảo.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hiểu biết gì về vấn đề dân số? Muốn biết về dân số người ta cần phải làm gì?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số, nguồn lao động (cá nhân, nhóm)

.GV Giới thiệu một vài số liệu về DS.

+ Năm 2002 dân số VN là 78,7 triệu.

+Năm 2002 dân số Lào là 5, 5 triệu

+ Năm 2017: DSVN là: 94,970,597 người

- Làm thế nào để biết số dân của một địa phương?

- Theo em, công tác điều tra DS cho ta biết điều gì?

( Tổng số dân, nguồn lao động, số người trong độ tuổi lao động, giới tính, nguồn lao động.....)

- Vậy, em hiểu thế nào là DS?

( Dựa vào thuật ngữ SGK Tr186 để trả lời )

- Dân số có vai trò gì với việc phát triển kinh tế - xã hội ?

- Vậy, dân số và nguồn lao động có mqh như thế nào ?

- DS đông - nguồn LĐ dồi dào và ngược lại

- Dân số thường được biểu hiện bằng cách nào?

.HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp HS

.HS báo cáo kết quả thực hiện được. HS khác đối chiếu, tham gia bổ sung, điều chỉnh.

.GV đánh giá và chốt kiến thức

* GV cho HS thảo luận nhóm:

.GV yêu cầu HS quan sát H1.1, hướng dẫn cách đọc: màu sắc, độ tuổi, giới tính

- Quan sát H1.1 cho biết:

+ Hãy so sánh số người dưới độ tuổi lđ, trong độ tuổi lao động,ngoài độ tuổi lđ ở 2 tháp tuổi?

+ Nhận xét về tháp tuổi?

. HS Thảo luận, trả lời ,nhận xét, bổ sung

.GV chốt nội dung, đánh giá kết quả của HS

- Vậy tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số thế giới TK XIX – XX (cá nhân,cặp)

.GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ 1.2 và xem H1.2 nhận xét tình hình tăng DS giai đoạn trước thế kỉ XIX (1804)? Giải thích nguyên nhân.

- Dân số bắt đầu tăng nhanh từ năm nào? Tăng vọt từ năm nào? Nguyên nhân?

- Tăng nhanh từ 1804, tăng vọt từ 1960

- Em có nhận xét gì về sự gia tăng ds thế giới?

* Tích hợp giáo dục môi trường.

- Dân số tăng nhanh ảnh hưởng ntn đến tài nguyên, môi trường?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả

- GV đánh giá và chốt kiến thức

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự bùng nổ dân số. (cá nhân,cặp)

.GV giới thiệu về sự bùng nổ dân số trong thời gian gần đây.

- Yêu cầu HS quan sát hình1.3 và hình 1.4

- Nhận xét chung về tình hình tăng dân số ở hai nhóm nước phát triển và đang phát triển?

- Trong giai đoạn từ 1950- 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?

.HS nghe và rút ra kiến thức.

.HS quan sát- HS nhận xét.

.GV chốt.

- Vậy sự bùng nổ dân số xảy ra khi nào?

* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường .

- Hậu quả của sự bùng nổ dân số?

- Phương hướng đề ra và giải quyết?

.HS nghe và rút ra kết luận.

.GV chốt kiến thức

1. Dân số, nguồn lao động:

- Điều tra DS cho biết tình hình DS, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia...

- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của DS qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương hay 1 quốc gia.

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX:

- Nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực KT-XH, y tế nên DS thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây.

3. Sự bùng nổ dân số:

- Bùng nổ DS là sự gia tăng DS tự nhiên nhanh và đột ngột.

- Bùng nổ DS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân của DS thế giới lên đến 2,1%.

- Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên cao.

- Bằng các chính sách DS và phát triển KT-XH, nhiều nước đã hạ thấp được tỉ lệ gia tăng DS hợp lí.

3. Hoạt động luyện tập:

- HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Khoảng thời gian nào dân số TG tăng gấp đôi DSTG đầu công nguyên?

A.Thế kỉ X B. Thế kỉ XIV

C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII

Câu 2: Tại sao trong những năm gần đây DSTG tăng nhanh?

A.Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục.

B.Nhừ những tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế -xã hội.

C.Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực y tế.

D.Câu B- C đúng.

Câu 3: Hiện nay dân số thế giới có xu hướng như thế nào?

A. Tăng nhanh B. Tăng dần

C. Giảm dần D. Không tăng

Câu 4: Làm bài tập 2 /sgk ( gv hướng dẫn hs làm )

+ Châu Phi ( cao nhất)

+ Châu Âu ( thấp nhất)

+ GTDSTN của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng là do: Tỉ lệ sinh vần cao hơn tỉ lệ tử ( vì y học phát triển), trước kia châu Á đã có sự bùng nổ ds, nhập cư từ các châu lục khác

4. Hoạt động vận dụng:

- Cho biết tình hình dân số nước ta những năm gần đây?

- Nhà nước ta cần có những chính sách gì về dân số?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Làm BT còn lại và BT trong tập bản đồ

- Học thuộc bài

- Chuẩn bị bài 2: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới ”.

+ Quan sát lược đồ, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

+ Tìm hiểu đặc điểm các chủng tộc trên thế giới

Tuần: 1 Ngày soạn: 21/08/2018

Tiết: 2 Ngày dạy : 23/08/2018

BÀI 2:

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nêu đ­ược sự phân bố dân c­ư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

2. Kĩ năng:

- Đọc các bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư thế giới, phân bố dân cư Châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dântrên thế giới và ở châu Á

3. Thái độ:

- Có tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng yêu thương con người, không phân biệt màu da.

4. Định hướng năng lực:

- Tự học, tự sáng tạo, giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh các chủng tộc, bảng phụ , phiếu học tập

2. HS: Chuẩn bị máy tính, tìm hiểu về các chủng tộc trên thế giới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV cho hs nghe một đoạn của bài hát “ Trái đất này là của chúng mình”.

Yêu cầu HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những màu sắc nào được nhắc đến trong đoạn nhạc trên? Nêu ngắn gọn ý nghĩa của đoạn bài hát em vừa nghe?

- HS trả lời. Gv chốt lại và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế giới (cá nhân, cặp)

- GV: yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ Mật độ DS”

* HS thảo luận theo cặp bàn

.Tính Mật độ DS BT2.

- DS(người)/DT(km2)=MĐDS (người/km2)

. HS Thảo luận, trả lời- HS nhận xét, bổ sung

. GV Chuẩn xác

Nhận xét về MDDS của một số quốc gia ?

- Các khu vực đông dân chủ yếu phân bố tập trung ở đâu? Giải thích?

(Vì điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như ĐB, đô thị, khí hậu ấm áp)

- Khu vực thưa dân chủ yếu nằm ở khu vực nào? Nguyên nhân ?

- Nhận xét về sự phân bố dân cư giữa các khu vực trên thế giới ?

- Sự phân bố dân cư phụ thuộc những yếu tố nào ?.

- Phụ thuộc: khí hậu, địa hình, nguồn nước

- Tại sao ngày nay con người có thể sống ở mọi nơi trên Trái Đất.

.HS nêu. GV quan sát trợ giúp HS

.HS báo cáo kết quả thực hiện được. HS khác đối chiếu, tham gia bổ sung, điều chỉnh.

.GV đánh giá và chốt kiến thức

- Liên hệ sự phân bố dân cư ở Việt Nam.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các chủng tộc (nhóm)

.GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “các chủng tộc”

- Căn cứ vào đâu chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc ? Có mấy chủng tộc ?

* Học sinh thảo luận theo 6 nhóm

- HS quan sát tranh sgk, so sánh đặc điểm hình thái cơ thể người của 3 chủng tộc ?

. HS Thảo luận, trả lời ,nhận xét, bổ sung

. GV Chuẩn xác

- Nhận xét chung về các chủng tộc trên thế giới?

- Khái quát về sự phân bố dân cư và các chủng tộc trên thế giới ?

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp HS

.HS báo cáo kết quả thực hiện được. HS khác đối chiếu, tham gia bổ sung, điều chỉnh.

*GV:sơ kết bài học

1. Sự phân bố dân cư trên thế giới:

- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.

+ Tập trung đông ở những đồng bằng, những đô thị, những nơi có khí hậu tốt...

+ Dân cư thưa thớt: vùng núi, vùng sâu, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc…

2. Các chủng tộc:

- Dân cư thế giới thuộc 3 chủng tộc chính:

+ Môngôlôit: Chủ yếu ở Châu Á.

+ Ơrôpêôit: Chủ yếu ở Châu Au.

+ Nêgrôit: Chủ yếu ở Châu Phi.

- Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chủng tộc đã dần dần chung sống khắp mọi nơi trên Trái đất

3. Hoạt động luyện tập:

. HS làm bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Những nơi trên thế giới có mật độ dân số cao :

A. Vùng sâu, vùng xa có khí hậu ấm áp.

B. Nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, mưa thuận gió hòa.

C. Nơi có giao thông thuận lợi, khí hậu ấm áp.

D. Câu B và C đều đúng.

Câu 2: Những nơi trên thế giới có mật độ dân số thấp :

A. Vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.

B. Vùng hoang mạc có khi hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn.

C. Vùng đài nguyên có khí hậu rất lạnh.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Nước nào có mật độ dân số cao nhất châu Á :

A. Ấn Độ. B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc. D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 4: Dân cư châu Á thuộc chủng tộc :

A. Môn-gô-lô-it. B. Ơ-rô-pê-ô-it.

C. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it. D. Câu A và B đều đúng.

Câu 5: Dân cư châu Phi thuộc chủng tộc :

A. Môn-gô-lô-it. B. Nê-grô-it

C. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 6: Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc :

A. Môn-gô-lô-it. B. Ơ-rô-pê-ô-it.

C. Câu A và B đều đúng. D. Câu A và B đều sai.

4. Hoạt động vận dụng:

- Địa phương chúng ta phân bố ở khu vực nào? Có những thuận lợi gì về ĐKTN?

- Phân bố ở đồng bằng, đất đai màu mỡ ,s rộng lớn, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sự phát triển kt( nông –lâm –ngư nghiệp)

- Việt Nam thuộc chủng tộc nào?

- Chủng tộc Môn-gô-lô-ít (da vàng)

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Tìm hiểu thêm về sự phân bố dân cư và các chủng tộc trên thế giới.

- Làm BT còn lại- Học thuộc bài

- Chuẩn bị bài: “Quần cư”.

+ Đọc bài và các thuật ngữ, quan sát các hình vẽ và trả lời các câu hỏi

+ Sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư ? ( hoạt động KT chủ yếu, cách tổ chức sống, cảnh quan nhà cửa)

Tuần: 2 Ngày soạn: 26/08/2018

Tiết: 3 Ngày dạy : 28/08/2018

Bài 3:

QUẦN CƯ – ĐÔ THỊ HOÁ

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức: - HS sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

- Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - - - Biết một số siêu đô thị trên thế giới.

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư, các siêu đô thị trên thế giới, sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới

- Xác định trên bản đồ, lược đồ “ Các siêu đô thị trên thế giới”

3. Thái độ: - Giáo dục lối sống hoà thuận, đoàn kết tại nơi sinh sống, có ý thức bảo vệ môi trường

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp...

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ;NL sử dụng số liệu thống kê,NLsử dụng hình ảnh...

5. Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị; ảnh các đô thị VN, một số thành phố lớn trên TG, bảng phụ

2. HS: Chuẩn bi theo hướng dẫn.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới?

- Nêu đặc điểm các chủng tộc trên thế giới?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị (nhóm)

- So sánh, giải thích sự khác nhau giữa kn “quần cư” và khái niệm“dân cư”

- Dân cư: Số người sinh sống trên một diện tích.

- YC hs thảo luận nhóm: 4 nhóm

+ Nhóm 1- 2: Quần cư nông thôn.

+ Nhóm 3- 4: Quần cư đô thị.

- Yêu cầu HS quan sát H3.1, H3.2 SGK.

- Sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư?

- Yêu cầu hs tìm hiểu: hoạt động KT chủ yếu, cách tổ chức sống, cảnh quan nhà cửa

- Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung

- GV Chuẩn xác bảng phụ

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị:

- Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và đô thị.

Kiểu quần cư

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư đô thị

Cách tổ chức sinh sống

Làng mạc, thôn xóm, bản

Phố, phường, quận

Hoạt động kinh tế chủ yếu

SX nông- lâm- ngư nghiệp

SX công nghiệp và dịch vụ

Cảnh quan nhà cửa

Phân tán, gắn với đất canh tác, rừng

Tập trung san sát

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đô thị hóa, siêu đô thị

(cá nhân,cặp)

. GV: Yêu cầu HS đọc SGK

- Đô thị xuất hiện sớm nhất vào khi nào? Ở đâu?

- Xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của XH loài người? .( Trao đổi hàng hóa, phân công lao động giữa NN và CN)

- Đô thị phát triển nhất khi nào?

- Quá trình phát triển đô thị gắn liền với sự phát triển của các ngành KT nào?

.HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp HS

.HS báo cáo kết quả thực hiện được.

.GV đánh giá và chốt kiến thức

.GV: Giới thiệu BĐ và lược đồ H3.3

- Q sát H3.3 có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới ?

( 23).

- Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? ( Châu Á có 12 )

- Các siêu đô thị thuộc nhóm nước nào?.

* Tích hợp giáo dục môi trường.

- Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị đã gây nên những hậu quả gì ?

- Tài nguyên ngày càng cạn kiêt, MT nước và không khí ô nhiễm nặng nề…

Hiện nay tỉ lệ DS đô thị so với DS thế giới ntn?

- Qua đó em có nhận xét gì về quá trình đô thi hoá trên TG?

.HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp HS

.HS báo cáo kết quả thực hiện được.

.GV kết luận toàn bài

2. Đô thị hóa, siêu đô thị:

- Các đô thị xuất hiện từ rất sớm

- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị. Trong những năm gần đây, số siêu đô thị trên thế giới tăng nhanh.

- Đô thị hóa nếu phát triển tự phát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông…

3. Hoạt động luyện tập:

.GV hướng dẫn HS làm BT 2

- Dựa vào bảng thống kê ,nhận xét về sự thay đổi số dân và thay đổi ngôi thứ.

+ Từ năm 1950-> 2000: Số dân đô thị Niu I- ooc tăng lên từ 12-> 27 triệu người.

Số dân đt Tô- ki –ô tăng lên từ 18-> 21 ….

+ Niu I- ooc đứng vị trí đầu ,sau đó ở vị trí thứ 2; Luân Đôn ở vị trí thứ 2,sau đó xuống thứ 10; Tô-ki-ô ở vị trí thứ 2, sau đó lên vị trí thứ nhất.

+ Nhìn chung các siêu đo thị đều tăng lên

+ Các siêu đô tị này chủ yếu thuộc châu lục: châu Á, châu Mĩ.

4. Hoạt động vận dụng:

- VN đã có siêu đô thị chưa ? Chưa có siêu đô thị.

- Hiện nay đô thị HCM và đô thị Hà Nội là bao nhiêu triệu người?

- Năm 2016, HCM có khoảng 7,95 triệu người

- Năm 2016, Hà Nội 7,5 triệu người

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Tìm hiểu thêm về các siêu đô thị và đô thị đô thị .

- Học thuộc bài, làm BT

- Chuẩn bị bài: “Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”

+ Quan sát các hình vẽ, làm các bài tập.

Tuần: 2 Ngày soạn: 28/08/2018

Tiết: 4 Ngày dạy : 30/08/2018

Bài 4 : THỰC HÀNH :

PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI.

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Củng cố cho HS kiến thức đã học của toàn chương.

- HS hiểu được khái niệm mật độ DS và sự phân bố dân cư không đều trên TG. Khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố siêu đô thị ở châu Á.

2. Kỹ năng: - Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân số, các đô thị… nhận dạng tháp tuổi.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ tích cực, nghiêm túc thực hành

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê…

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ phân bố dân cư châu Á

2. HS: Đọc bài, tài liệu tham khảo,.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Nêu sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tháp tuổi (cá nhân, nhóm)

. GV: - Hướng dẫn HS đọc 2 tháp tuổi

- Chia nhóm thảo luận 6 nhóm

+ Nhóm 1-2-3: tháp 1989

+ Nhóm 4-5-6: tháp 1999

- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoàn thành

- HS Thảo luận hoàn thành phiếu-HS trả lời, nhận xét

- GV Chuẩn xác

Bài tập 1: (không dạy)

2. Tìm hiểu về tháp tuổi:

Bài tập 2

Tháp tuổi

Đặc điểm

Tháp năm 1989

Tháp năm 1999

Hình dáng

Đáy tháp: rộng

Đáy hẹp hơn

Dưới tuổi LĐ ( 0- 4t)

Nam: 5 tr

Nữ: 4,5 tr

Nam: 3, 8 tr

Nữ: 3, 5 tr

Trong tuổi LĐ

Đông nhất 15- 19

Đông nhất: 20- 24; 25- 29

- - Qua phân tích, nhận xét sự thay đổi của dân số TPHCM

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư (nhóm)

.Gv cho HS thảo luận theo bàn :

- HS quan sát BĐ phân bố dân cư châu Á + H 4.4, hướng dẫn đọc

- Những khu vực nào tập trung đông dân?

* BĐTN châu Á

- Các đô thị lớn ở châu Á tập trung ở đâu? Giải thích?

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét

- GV Chuẩn xác

🡪Sau 10 năm, dân số ở TPHCM đã “già” đi

3. Sự phân bố dân cư:

Bài tập 3

- Những khu vực tập trung đông dân: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

- Các đô thị thường tập trung ở ven biển, cửa sông.

3. Hoạt động luyện tập:

- Hình dạng hai tháp tuổi cho thấy dân cư có xu hướng trẻ lại hay già đi ? Vì sao ?

- Các đô thị và siêu đô thị phân bố như thế nào trên lục địa Châu Á? Giải thích sự phân bố đó.

4. Hoạt động vận dụng:

- Dân cư ở nước ta tập trung đông ở vùng nào, thưa thớt ở đâu? Vì sao?

+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng , ven biển và dọc các sông lớn.-> có điều

kiện tự nhiên thuận lợi…

+ Dân cư thưa thớt ở trung du miền núi, hải đảo

-> vì địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn…

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Tìm hiểu thêm về sự phân bố dân cư ở nước ta.

- Học thuộc bài, hoàn thành BT

- Chuẩn bị bài: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm

+ Quan sát các hình vẽ

+ Trả lời các câu hỏi

+ Ôn lại các đới khí hậu trên Trái Đất lớp 6.

+ Xem BT 3

Tuần: 3 Ngày soạn: 02/09/2018

Tiết: 5 Ngày dạy : 04/09/2018

PHẦN II : CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ

CHƯƠNG I : MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG .

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG.

BÀI 5 :

ĐỚI NÓNG – MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM.

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức.

- HS Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới. Trình bày và giải thích ở mứcđộ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc lược đồ, lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết 1 số đặc điểm của rừng rậm…

- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu

3. Thái độ:

- GD ý thức bảo vệ môi trường

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp...

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ;NL sử dụng số liệu thống kê,NLsử dụng hình ảnh...

5. Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Bản đồ các môi trường địa lí; tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm.

2. HS: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Trên thế giới có mấy đới khí hậu nào? Đặc điểm của mỗi đới k/h ra sao?( Dựa vào kt lớp 6, hs nhắc lại)

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+Hoạt động 1: Tìm hiểu về đới nóng (cá nhân)

. GV cho HS quan sát lược đồ các kiểu môi trường đới nóng .

- Xác định phạm vi môi trường đới nóng .

- Tại sao gọi là nội chí tuyến ? ( Do nằm trong phạm vi 2 đường chí tuyến )

- Nêu các đặc điểm chủ yếu của đới nóng .

- Kể tên các kiểu môi trường đới nóng .

- Giới thiệu màu sắc các kiểu môi trường dựa vào 5.1.

- Hs:Trình bày- học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Gv: Chuẩn xác

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về môi trường Xích đạo ẩm (nhóm, cá nhân)

.GV cho HS: - Xác định môi trường xích đạo ẩm.

- Xác định Xingapo và nhận xét đường biểu diễn nhiệt độ , lượng mưa

- Chia nhóm thảo luận (4 nhóm)

- Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của Xingapo rút ra đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm ?

+ Nhóm 1,2 : Nhiệt độ ( cao I ,thấp I , biên độ nhiệt )

+ Nhóm 3,4 : Lượng mưa ( cả năm , cao I , thấp I ..)

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét

- GV Chuẩn xác

- Xingapo có vị trí nằm kề xích đạo , có khí hậu tiêu biểu cho kiểu khí hậu môi trường xích đạo .

. Cho HS: Nêu đặc trưng tiêu biểu khí hậu môi trường xích đạo .

- Quan sát hình 5.3 và 5.4.

- Nhận xét rừng rậm xanh quanh năm .

- Rừng có mấy tầng chính ?

- Tại sao rừng có nhiều tầng ?( đất tốt , khí hậu ẩm ướt , nắng nóng, mưa nhiều quanh năm )

- Hs trả lời

- Gv chuẩn xác .

(Tich hợp giáo dục môi trường)

I-Đới nóng :

- Nằm giữa 2 chí tuyến liên tục từ tây sang đông .

- Đặc điểm : Nhiệt độ cao quanh năm , có gió Tín Phong, giới động,thực vật đa dạng, nơi đông dân ….

II- Môi trường Xích đạo ẩm :

1. Khí hậu :

- Nằm trong khoảng từ 5 0Bắc - 5 0 Nam

- Đặc điểm :

+ Nhiệt độ cao. Mưa nhiều, quanh năm (từ 1500-2500mm)

+ Độ ẩm rất cao trên 80 %

2. Rừng rậm xanh quanh năm :

- Rừng rậm rạp có nhiều dây leo, nhiều tầng tán…

3. Hoạt động luyện tập:

Bài tập 3/ SGK

- Qua đoạn văn , nêu đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm.

+ Rừng cây rậm rạp, nhiều cây lấy gỗ , cây dây leo…

Bài tập 4 /sgk

- Miêu tả bức ảnh…

- Biểu đồ A phù hợp với bức ảnh vì : Lượng mưa lớn quanh năm( 1800-> 2000mm /năm) , nhiệt độ cao trên 27 ºC -chênh lệch nhiệt độ thấp-> Biểu đồ thuộc MTXĐ ẩm

4. Hoạt động vận dụng: - Bằng sự hiểu biết, VN nằm trong kiểu môi trường nào?

- Môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Theo em khí hậu và tv ở kiểu môi trường NĐGM có giống với kiểu MTXĐ hay không ? Vì sao?

- HS liên hệ

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Tìm hiểu về môi trường xích đạo ẩm

- Học bài, hoàn thiện bt

- Chuẩn bị: “ Môi trường nhiệt đới”

+ Đọc bài, pt biểu đồ k/h , tìm hiểu về các đặc điểm khác của môi trường

Tuần: 3 Ngày soạn: 04/09/2018

Tiết: 6 Ngày dạy : 06/09/2018

Bài 6 :

MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới .

- Biết đặc điểm của đất và biện pháp bảo vệ đất ở môi trường nhiệt đới .

- Biết hoạt động kinh tế của con người là nguyên nhân làm đất thoái hóa …

2. Kĩ năng:

- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .

- Nhận biết môi trường địa lí thông qua ảnh chụp.

- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên(đất ,rừng),giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường ở đới nóng .

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn ,bảo vệ môi trường tự nhiên, phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ…

5. Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Bản đồ khí hậu thế giới .

- Hình 6.1 và 6.2 phóng to

- Ảnh xa van ,trảng cỏ nhiệt đới

2. HS: Vở, SGK.tư liệu tham khảo

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đới nóng phân bố ở đâu, có đặc điểm gì ? Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng .

- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu (cá nhân, nhóm)

.GV cho HS: Quan sát bản đồ khí hậu thế giới .

- Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới

- Xác định vị trí Malacan và Gia mêna .

- Quan sát hình 6.1 nhận xét về sự phânbố nhiệt độ và lượng mưa của Malacan và Giamêna. Điền thông tin vào bảng ( phụ lục )

+ Nhóm 1,2: Malacan .

+ Nhóm 3,4: Gia mêna .

- Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét .

-.GV: Chuẩn xác kiến thức.

- Chế độ nhiệt và lượng mưa hai địa điểm này khác nhau như thế nào ?

- Từ phân tích trên nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới .

- So sánh với môi trường Xích đạo ẩm .

- HS trả lời- HS khác góp ý, bổ sung

- Gv chuẩn xác

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới (nhóm, cặp)

.GV yêu cầu HS quan sát H6.3, H6.4 ,nhận xét sự giống, khác nhau của 2 xa van.

- Giống: Cùng trong thời kì mưa.

- Khác:+ H6.3 cỏ thưa, không xanh tốt, ít cây cao, không rừng hành lang.

+ H6.4 thảm cỏ dày, xanh hơn...

Vì lượng mưa, thời gian mưa ở Kênia ít hơn ở Trung Phi nên thực vật thay đổi theo

- Thực vật có đặc điểm gì?

- Giải thích (ảnh hưởng KH)

- Hs trả lời, Hs khác góp ý, bổ sung

- Gv chuẩn xác .

.GV Giới thiệu tranh ảnh xavan, ĐV nhiệt đới

- Đặc điểm chế độ nước của sông ngòi?

- Đất có đặc điểm gì ? Nguyên nhân?

- Nhận xét về dân cư?

- Hs trả lời, Hs khác góp ý, bổ sung

- Gv chuẩn xác .

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1.Khí hậu :

- Nằm từ vĩ tuyếnđến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

- Đặc điểm: nóng (trên C ) và lượng mưa tập trung vào một mùa (từ 500 mm đến 1500mm) .

- Càng về gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.

2. Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới:

- Cảnh quan cũng thay đổi theo mùa .

- Thực vật thay đổi theo lượng mưa từ xích đạo đến chí tuyến : rừng thưa , xa van , nửa hoang mạc…

- Là khu vực đông dân.

* Phụ lục :

Yếu tố

Ma-la-can ( 90 B )

Gia –mê- na ( 120 B )

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ thấp nhất

Biên độ nhiệt độ

Lượng mưa cả năm

Các tháng có mưa

Tháng khô hạn

290C

260C

30C

860 mm

Tháng 3 – 11

Tháng 12,1,2

32.50C

22.50C

100C

620 mm

Tháng 4 – 10

Tháng 11,12,1,2,3

3. Hoạt động luyện tập:

* Bài 2 / sgk: Tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

- Trong tp của đất feralit có nhiều khi bị ôxi hóa sẽ có màu đỏ vàng

- Do sự chuyển động của nước ngầm theo mùa dẫn đến sự tích tụ của ôxit sắt- ôxit nhôm ở gần mặt đất...

* Bài tập 4/ sgk

- Hai biểu đồ có nhiệt độ > 20ºC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lớn( > 10ºC)

- Lượng mưa khá nhiều -> A-B nằm trong MTNĐ

+ BĐ A: Các tháng 6-7-8 ( mùa hạ bán cầu Bắc) mưa nhiều-> A bán cầu Bắc

+ BĐ B: Các tháng 6-7-8, nhiệt độ thấp và không có mưa-> B nằm ở bán cầu N

- Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ tuyến nào trên địa cầu?

- Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới?

4. Hoạt động vận dụng:

- Hiện nay vấn đề nào đang được quan tâm ở MTNĐ ?

- Liên hệ: Khô hạn kéo dài, hiện tượng hoang mạc hóa, tài nguyên suy giảm...

- Nước nào nằm trong MTNĐ?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Tìm hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên của MTNĐ.

- Học thuộc bài. Trả lời các câu hỏi.

- Chuẩn bị bài 7: “Môi trường NĐ gió mùa”

+ Đọc SGK

+ Quan sát các hình vẽ

+ Trả lời các câu hỏi

+ Tìm hiểu các đặc điểm môi trường tự nhiên

Tuần: 4 Ngày soạn: 09/09/2018

Tiết: 7 Ngày dạy : 11/09/2018

Bài 7 :

MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- Nắm được hoạt động gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông

- Nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa ,đặc điểm này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu của gió mùa .

- Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng của đới nóng ,

2. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ , biểu đồ.

- Phân tích ảnh địa lí .

3. Thái độ :

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

5. Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Bản đồ khí hậu châu Á, tranh ảnh về cảnh quan môi trường nhiệt đới gió mùa, bảng phụ

2. HS: Vở, SGK.tư liệu tham khảo

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Nêu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới ?

- Thiên nhiên môi trường nhiệt đới có những đặc điểm gì ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu (cặp, nhóm)

- GV yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sgk.

- Dựa H5.1, xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa?

- HS xác định ,1-2 hs nhận xét

- Hướng dẫn học sinh quan sát H7.1, H7.2

- GV cho HS quan sát H7.1, H7.2 cho biết hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á? Nhận xét về hướng gió thổi vào các khu vực này?

- HS trình bày,1-2 hs nhận xét

- Gv nhận xét, bổ sung.

- Hai mùa gió mang những tính chất gì?

- Tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùa?(ảnh hưởng của lực tự quay của Trái Đất, gió vượt qua xích đạo bị đổi hướng)

- Tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?

- HS trình bày,1-2 hs nhận xét

- Gv nhận xét, bổ sung.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát H7.3,7.4.

- Chia lớp thành nhóm nhỏ ( cặp/nhóm) thảo luận 4 phút

- Quan sát H7.3, 7.4 cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Hà Nội và Mum Bai có gì khác nhau?

- Các nhóm tích cực trao đổi, thảo luận.

- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

GV cho HS rút ra nhận xét chung về khí hậu nhiệt đới gió mùa?

- Những năm gần đây, khí hậu trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào? Liên hệ ở Việt nam?

- HS trình bày,1-2 hs nhận xét

- GV nhận xét, chuyển nội dung

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới (cá nhân)

- GV Hướng dẫn học sinh quan sátH7.5,7.6

? Dựa vào H7.5,H7.6 cho biết cảnh sắc thiên nhiên có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy?

- HS trình bày,1-2 hs nhận xét

? Dựa vào sgk trình bày những điểm nổi bật về môi trường ?

- HS trình bày,1-2 hs nhận xét

- GV nhận xét, chuyển nội dung

- Gv : Liên hệ Việt Nam.

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1-Khí hậu :

- Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Khí hậu có 2 điểm nổi bật là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

2- Các đặc điểm khác của môi trường :

- Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú nhất trong đới nóng.

- Là nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới vì là nơi thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.

.Phụ lục :

Yếu tố

Hà Nội

Mum – bai

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ thấp nhất

Biên độ nhiệt

Lượng mưa cả năm

Tháng mưa

Tháng khô hạn

300C

16.50C

13.50C

1700mm

Tháng 5 – 10

Tháng 11 - 4

290C

23.50C

5.50C

1800mm

Tháng 6 – 9

Tháng 10 - 5

3. Hoạt động luyện tập:

1/ Hướng gió nào đem lại nhiều mưa cho khu vực ĐNA?

A. Tây Bắc B. Đông Bắc

C. Tây Nam D. Đông Nam

2/ Điều gì không đúng về MTNĐ gió mùa?

A. Là một trong những nơi dân cư tập trung đông

B. Sản xuất nhiều lúa gạo và cây công nghiệp nhiệt đới

C. Có nhiều hoang mạc lớn

D. Thường xảy ra lũ lụt, hạn hán

4. Hoạt động vận dụng:

Nhận xét diễn biến thời tiết ở nước ta.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Sưu tầm tài liệu, ảnh chụp, tranh vẽ về thiên nhiên MTNĐGM

- Hoàn thiện bài tập trong sgk.

- Xem trước bài: “ Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng”

Tuần: 4 Ngày soạn: 11/09/2018

Tiết: 8 Ngày dạy : 13/09/2018

Bài 9:

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- HS cần nắm các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất đai với bảo vệ đất .

- Biết được một số cây trồng ,vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng.

2. Kĩ năng:

- Mô tả hiện tượng địa lí qua tranh ảnh .

- Phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng.

3. Thái độ:

- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở đới nóng .

- Tuyên truyền mọi người về mối quan hệ tương hỗ giữa sản xuất nông nghiệp với môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Ảnh xói mòn. Bản đồ kinh tế thế giới, Hình 9.1 phóng to.

2. HS: Vở, sgk.Tranh ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đới nóng có những hình thức canh tác nào? Đặc điểm của các hình thức đó?

- Nêu những ưu điểm và hạn chế của các hình thức canh tác ở đới nóng?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sản xuất nông nghiệp (nhóm)

GV tổng kết lại đặc điểm các kiểu môi trường đới nóng.

+ Khí hậu xích đạo ẩm (nóng ẩm quanh năm)

+ Khí hậu nhiệt đới (nhiệt độ cao quanh năm trong năm có một thời kì khô hạn (từ tháng 3 đến tháng 9) càng gần chí tuyến thì khô hạn càng kéo dài.

+ Nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa thời tiết diễn biến thất thường.

=> Em có nhận xét gì về đặc điểm khí hậu MT đới nóng? Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp không?

B2: Thảo luận nhóm

- GV: Chia lớp thành 2 nhóm lớn (Trong đó mỗi nhóm lớn chia thành 5 nhóm nhỏ).

* Nhóm 1: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp. Biện pháp khắc phục?

* Nhóm 2: Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. Biện pháp khắc phục?

Phiếu bài tập

MT

MT xích đạo ẩm

MT nhiệt đới à nhiệt đới gió mùa

Thuận lợi

Khó khăn

Biện pháp

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả. Các nhóm tự nhận xét .

- GV: Bổ sung và chuẩn kiến thức.

- GV cho liên hệ địa phương em hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra như thế nào?

( Tích hợp giáo dục môi trường )

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp (cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc mục 2, sgk

- Các cây LT, cây CN quan trọng ở đới nóng là gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

- HS suy nghĩ, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV chuẩn kiến thức.

- Tại sao vùng trồng lúa nước lại trùng với vùng đông dân trên thế giới?

- Em có nhận xét gì về số lượng chủng loại cây công nghiệp ở đới nóng?

- Xác định trên bản đồ các quốc gia khu vực trên thế giới sự phân bố các sản phẩm cây công nghiệp?

- HS suy nghĩ, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV chuẩn kiến thức.

- Dựa vào thông tin mục 2 SGK, cho biết:

- Cho biết tình hình phát triển chăn nuôi ở đới nóng so với ngành trồng trọt như thế nào?Những sản phẩm chăn nuôi nào quan trọng nhất?

- HS suy nghĩ, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV chuẩn kiến thức.

1.Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:

+ Môi trường xích đạo ẩm :

- Thuận lợi :Cây trồng , vật nuôi phát triển quanh năm .

- Khó khăn : Sâu , bệnh gây hại cây trồng , vật nuôi .

+ Môi trường nhiệt đới nhiệt đới gió mùa :

- Phải chọn cây trồng , vật nuôi phù hợp chế độ mưa , từng vùng .

- Sản xuất phải theo tính thời vụ chặt chẽ .

+ Biện pháp :

- Trồng và bảo vệ rừng .

- Tăng cường thủy lợi .

- Có kế hoạch phòng chống thiên tai .

- Lựa chọn cây trồng , vật nuôi phù hợp

2 Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:

- Cây lương thực: lúa nước, khoai, sắn, cao lương

- Cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú, có giá trị kinh tế cao

- Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt

3. Hoạt động luyện tập:

- HS điền sự phân bố các loại cây trồng ở đới nóng vào bảng sau:

Cây trồng

Vùng trồng nhiều

Lúa gạo

Châu Á

Cao lương

Châu Phi

Cao su

ĐNA

Caphê

Nam Mĩ, Tây Phi, ĐNA

Dừa

ĐNA

Bông

Lạc

Nam A

Nam Mĩ, Tây Phi, Nam Á

4. Hoạt động vận dụng:

- Kể tên các cây trồng và vật nuôi ở ở địa phương em.

- Nhận xét về các sp trồng trọt và chăn nuôi ở địa phương em?

- Cần có giải pháp nào để nâng cao chất lượng sp …?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm hiểu thêm về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Học thuộc bài. Làm các bài tập

- Chuẩn bị bài: “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng”

Tuần: 5 Ngày soạn: 16/09/2018

Tiết: 9 Ngày dạy : 18/09/2018

Bài 10 : DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

Ở ĐỚI NÓNG

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- Biết được đới nóng vừa đông dân , vừa có sự bùng nổ dân số .

- Những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh đối với sự phát triển kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường .

- Biết được một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đối với tài nguyên và môi trường đới nóng .

2. Kĩ năng :

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu .

- Phân tích mối qua hệ giữa dân số với tài nguyên và môi trường ở đới nóng .

3. Thái độ:

- Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề môi trường ở đới nóng .

- Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

- Giáo dục an ninh quốc phòng: Ví dụ về sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến đời sống, vật chất và môi trường tại một số thành phố lớn ở nước ta.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Biểu đồ mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở châu Phi .

- Anh về hậu quả của gia tăng dân số đối với chất lượng cuộc sống và môi trường ở đới nóng .

- Bản đồ phân bố dân cư thế giới .

2. HS: Sách giáo khoa. Thước kẻ, bảng phụ, tranh ảnh ô nhiểm môi trường…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Gv chiếu cho học sinh xem một đoạn video tác hại của việc gia tăng dân số

- Gv dẫn dắt học sinh vào bài: dân số tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào tới tài nguyên, môi trường. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số đới nóng (Cá nhân)

- GV cho HS quan sát lược đồ 2.1 (bài 2) và cho biết dân cư ở đới nóng sống tập trung ở những khu vực nào ?

- Hs trả lời ( Đông NamÁ, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin. )

- Hs nhận xét, bổ sung

- Gv chốt kiến thức, cho hs ghi bài

.Tích hợp môi trường

- Gv giảng giải và đặt câu hỏi: Dân số đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng chỉ tập trung sinh sống ở 4 khu vực đó, thì sẽ có tác động gì đến nguồn tài nguyên và môi trường ở những nơi đó ?

- Hs suy nghĩ

- Hs trả lời

- Gv chốt kiến thức

(tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, môi trường, rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt...)

Phân tích biểu đồ

- GV cho HS quan sát biểu đồ 1.4 (bài 1)và cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế nào ?

-Trong khi tài nguyên môi trường đang bị xuống cấp thì sự bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động như thế nào ?

- hs trao đổi, suy nghĩ

- Hs trả lời

- Gv chốt kiến thức

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường. (cá nhân, cặp)

- GV Yêu cầu cá nhân hs quan sát hình 10.1,→gv giải thích các kí hiệu .

- GV Hướng dẫn hs phân tích hình 10.1

- HS: Sản lượng lương thực 1975 - 1990 tăng từ 100% lên hơn 110% .Tăng dân số tự nhiên 1975 - 1990 từ 100% lên gần 160% .

=> Cả hai đều tăng, nhưng lương thực không tăng kịp với đà gia tăng dân số .

- Biểu đồ bình quân lương thực đầu người : giảm từ 100% xuống còn 80% . Nêu nguyên nhân giảm ?

- HS: Do dân số tăng nhanh hơn là tăng lương thực.

- Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu người lên là gì? Giảm tốc độ gia tăng dân số, nâng mức tăng lương thực lên.)

- Hs trả lời

- Gv chốt kiến thức

Thảo luận theo cặp

- GV: Yêu cầu hs hoạt động theo cặp, cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 - 1990) và nhận xét.

- HS thảo luận

- Hs trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV chốt kiến thức

Dân số : tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người .

Diện tích rừng : giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha

=> dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do : cất nhà, xd thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học …

Hoạt động cá nhân tích hợp BVMT

- Gv đặt câu hỏi sức ép của dân số đông làm cho tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Các tác động tiêu cực của dân số đến môi trường?

- HS suy nghĩ

- Hs trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV chốt kiến thức

( Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm nhanh chóng…)

1 . Dân số :

- Chiếm gần 50 % dân số thế giới .

- Tập trung đông : Đông Nam Á , Nam Á , Tây Phi ….

- Bùng nổ dân số gay khó khăn cho phát triển kinh tế và đời sống .

2 . Sức ép của của dân số tới tài nguyên , môi trường :

- Dân số tăng nhanh làm cho đời sống khó cải thiện, làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt do khai thác quá mức, làm cho môi trường bị tàn phá .

- Cần phải :

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số .

+ Tăng cường phát triển kinh tế , nâng cao đời sống nhân dân .

3. Hoạt động luyện tập:

1. Những nơi tập trung dân cư đông đúc ở đới nóng là :

A. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin .

B. Đông Nam Á, Nam Á, Đông Phi, Trung Đông .

C. Đông Nam Braxin, Nam Á, Tây Âu và Trung Âu.

D. Tây Phi, Đông Bắc Hoa Kì, Tây Âu và Trung Âu.

2. Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất Thế Giới là :

A. Châu Á .

B. Châu Âu .

C. Châu Phi.

D. Châu Đại Dương .

3. Dân số ở đới nóng tăng nhanh vào những năm 60 của thế kỷ XX là do

A. chưa có ý thức kế hoạch hóa gia đình .

B. nền sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động .

C. mạng lưới y tế phát triển, tỉ lệ tử giảm .

D. các nước đới nóng đã lần lượt giành được độc lập .

4. Dân số đới nóng tăng nhanh đã làm cho

A. chiến tranh kết thúc, kinh tế chậm phát triển, cạn kiệt tài nguyên .

B. kinh tế chậm phát triển, đời sống con người khó khăn, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên

C. đới nóng có nhiều lao động phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp .

D. tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, ô nhiễm môi trường sống .

5. Mối quan hệ giữa dân số và lương thực là :

A. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng, bình quân lương thực theo đầu người giảm .

B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng, bình quân lương thực theo đầu người tăng .

C. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng, sản lượng lương thực giảm .

D. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng, sản lượng lương thực tăng .

Đáp án

1

A

2

C

3

D

4

B

5

A

4. Hoạt động vận dụng:

- Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách cần tiến hành ngay ở các nước nhiệt đới nóng. Biện pháp?

- Hướng dẫn làm bài tập 1 và 2 sgk

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Sưu tập một số ảnh về đô thị được quy hoạch có tổ chức ở Việt Nam và các nước trong đới nóng

- Các ảnh về nạn thất nghiệp, ùn tắc giao thông, khu nhà ổ chuột, ô nhiễm môi trường ở đới nóng

Tuần: 5 Ngày soạn: 18/09/2018

Tiết: 10 Ngày dạy : 20/09/2018

Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- Nắm được nguyên nhân của di dân và đô thị hoá .

- Hiểu được hậu quả của sự di cư tự do và đô thị hóa tự phát đối với môi trường đới nóng

- Thấy được sự cần thiết phải tiến hành đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế và phân bố dân cư hợp lí .

2. Kĩ năng:

- Bước đầu giúp hs luyện tập cách phân tích sự vật hiên tượng địa lí ( Các nguyên nhân của sự di dân ).

- Củng cố thêm kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, bản đồ địa lí, và các biểu đồ hình cột.

- Phân tích ảnh địa lí về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng.

3. Thái độ :

- Không đồng tình với hiện tượng di dân tự do làm tăng dân số đô thị quá nhanh và dẫn đến những hậu quả nặng nề cho môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Bản đồ dân số và đô thị thế giới. Hình 3.3 phóng to. Hình ảnh siêu đô thị hiện đại .

2. HS: - Sách giáo khoa .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Tình hình dân số ở đới nóng ? Dân số tăng nhanh ảnh hưởng gì đến tài nguyên môi trường ?

- Để giảm bớt sức ép dân số ở đới nóng chúng ta cần phải làm gì ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Sự di dân và bùng nổ đô thị ở đới nóng “

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu sự di dân (cá nhân)

- GV yêu cầu HS dựa Sgk: Em hiểu di dân là gì?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV chuẩn kiến thức.

- Dựa vào mục 1, sgk và hiểu biết bản thân cho biết:

- Tại sao lại nói bức tranh di dân của đới nóng “đa dạng và phức tạp”?

- GV yêu cầu HS làm việc cặp 2 phút, viết nhanh ra giấy:

- Nêu các nguyên nhân di dân của đới nóng?

- Di dân có tổ chức là gì?

- Nêu các tác động tích cực do di dân có tổ chức mang lại?

- Cần có những biện pháp gì để khắc phục những hậu quả trên?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

.GV chuẩn KT

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu đô thị hóa (cá nhân, cặp)

.GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Tình hình đô thị hóa ở đới nóng hiện nay diễn ra như thế nào?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

- GV giới thiệu nội dung hình 11.1 và 11.2

- Miêu tả nội dung 2 bức ảnh?

- Ảnh nào là đô thị hoá có kế hoạch? Ảnh nào là đô thị hoá không có kế hoạch?

- Nêu những tác động xấu do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra?

- Hãy nêu các giải pháp khắc phục?

Liên hệ bản thân của mỗi HS cần có nhiệm vụ gì để xây dựng cảnh quan đô thị và cảnh quan trường văn hoá?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

( Tích hợp giáo dục môi trường )

- Giới thiệu vài nét về quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.

- Tình hình đô thị hóa ở địa phương như thế nào ?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

1.Sự di dân :

- Là nơi có làn sóng di dân cao, rất đa dạng và phức tạp.

+ Di dân tự do: Là sự di dân tự phát, do chiến tranh, thiên tai.

+ Di dân có tổ chức: Là hình thức di dân tích cực, có kế hoạch nhằm phát triển kinh tế.

- Nguyên nhân: thiên tai, chiến tranh, nghèo đói, thiếu việc làm, xung đột sắc tộc, tôn giáo…

2. Đô thị hóa :

- Những năm gần đây có tốc độ đô thị hoá cao.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị càng nhiều.

- Tuy nhiên, đô thị hoá tự phát đã để lại những hậu quả xấu cho môi trường.

3. Hoạt động luyện tập:

. Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong những câu sau:

1. Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng.

a. Thiên tai, mất mùa liên tiếp.

b. Xung đột, chiến tranh, đói nghèo.

c. Do yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

d. Tất cả các câu trả lời trên đều đúng.

2. Hậu quả của đô thị hoá tự phát.

a. Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, đời sống bấp bênh.

b. Ách tắc giao thông, tệ nạn xã hội phát triển, thất nghiệp.

c. Cải thiện đời sống người nông dân khi lên thành phố.

d. Các ý trên đều sai.

4. Hoạt động vận dụng:

- So sánh sự khác nhau giữa đô thị tự phát và đô thị có kế hoạch ?

- Nêu những tác động xấu do đô thị hóa tự phát mang lại?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà học bài, làm bài tập 2 và 3 sgk trang 38.

- Chuẩn bị bài mới “ Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng”.

Ôn lại đặc điểm của 3 môi trường ở đới nóng.

Tuần: 6 Ngày soạn: 23/09/2018

Tiết: 11 Ngày dạy : 25/09/2018

Bài 12 : THỰC HÀNH:

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm khí hậu Xích đạo ẩm , nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa .

- Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí , biểu đồ nhiệt độ lượng mưa .

- Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường .

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua tranh ảnh , biểu đồ để nhận biết môi trường ở đới nóng.

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm - Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thực hành .

3. Thái độ :

- Học tập nghiêm túc .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Các biểu đồ SGK phóng to. Tranh ảnh

2. HS: - Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Cho biết nguyên nhân làn sóng di dân ở đới nóng ?

- Đô thị hoá ở đới nóng có đặc điểm gì ? Đã để lại những hậu quả gì ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Để chúng ta nhớ lâu và sâu về các kiểu môi trường ở đới nóng . Chúng ta cùng nhau phân tích qua một số biểu đồ tiêu biểu và ảnh của bài thực hành sau .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1 : Quan sát ảnh địa lí (Nhóm)

- GV cho HS: Xác định ảnh chụp gì ?

- Cho HS thảo luận nhóm

- Nội dung thảo luận:

+ Mô tả quang cảnh trong ảnh?

+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của MT nào ở đới nóng?

+ Xác định tên của MT trong ảnh.

- Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.

- GV chốt kiến thức:

Giảm tải câu 2 và câu 3

+ Hoạt động 2 : Phân tích biểu đồ (cặp)

- Gv hướng dẫn: căn cứ vào yếu tố nhiệt độ để loại trừ sau đó xét tiếp chế độ mưa tìm ra biểu đồ thích hợp .

- Đới nóng nhiệt độ trung bình là bao nhiêu ?

- Căn cứ vào yếu tố nhiệt độ loại trừ biểu đồ nào ?

- Biểu đồ còn lại thuộc kiểu môi trường nào ?

- HS tìm hiểu, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

( Tích hợp giáo dục môi trường )

Câu 1

+ Ảnh A:

- Cảnh sa mạc cát Xa-ha-ra

- Khí hậu khô nóng

- Môi trường hoang mạc nhiệt đới .

+ Ảnh B

- Cảnh đồng cỏ công viên Se-ra-gat xen cây bụi gai một số cây thân gỗ lớn.

- Khí hậu nhiệt độ cao , lượng mưa thay đổi theo mùa .

-Môi trường nhiệt đới .

+ Ảnh C

- Rừng rậm nhiều tầng Bắc Công - gô

- Khí hậu nóng ẩm , mưa nhiều quanh năm .

- Môi trường xích đạo ẩm.

Câu 4 :

+ Biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 150C vào mùa hạ, lượng mưa trong năm thấp 🡪 Không phải là đới nóng (loại bỏ).

+ Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 200C và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ 🡪 Thuộc đới nóng.

+ Biểu đồ C: Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hạ không quá 200, mùa đông ấm áp không xuống dưới quá 50C, mưa quanh năm 🡪 Không phải là đới nóng (loại bỏ).

+ Biểu đồ D: Có mùa đông lạnh dưới -50C 🡪 Không phải là đới nóng (loại bỏ).

+ Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên 250C, mùa đông mát dưới 150C, mưa rất ít và mưa vào thu đông 🡪 Không phải là đới nóng (loại bỏ).

.Kết luận: Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc môi trường đới nóng.

3. Hoạt động luyện tập:

GV nhắc lại các bước quan sát ảnh:

- Chia lớp ra 3 nhóm thảo luận trong 5 phút, mỗi nhóm xác định 1 ảnh, trả lời các câu hỏi:

+ Ảnh chụp gì?

+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm nào của môi trường đới nóng?

+ Xác định tên của môi trường trong ảnh?.

- HS thảo luận, báo cáo, GV nhận xét, bổ sung hoàn thành bảng.

*HS quan sát biểu đồ A, B, C và cho nhận xét về chế độ mưa ?

(A mưa quanh năm, B có thời kì khô hạn kéo dài 4 tháng không mưa, C mưa theo mùa)

Quan sát 2 biểu đồ X và Y nhận xét về chế độ nước trên sông ?

( Biểu đồ X có nước quanh năm, Y có mùa lũ và mùa cạn, nhưng không có tháng nào không có nước )

- Hãy so sánh 3 biểu đồ mưa với 2 biểu đồ chế độ nước trên sông để sắp xếp cho phù hợp từng đôi một ? (loại 1 biểu đồ không phù hợp )

(A phù hợp với X ; C phù hợp với Y ; B có thời kì khô hạn kéo dài không phù hợp với Y)

- GV: Kết luận: A phù hợp với X; C phù hợp với Y ;

4. Hoạt động vận dụng:

- Ôn lại ranh giới và đặc điểm của đới nóng.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Về nhà ôn tập từ bài 1 đến bài 11. Giờ sau ôn tập, chuẩn bị kiểm tra viết 45’.

Tuần: 6 Ngày soạn: 25/09/2018

Tiết: 12 Ngày dạy : 27/09/2018

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về dân cư ,chủng tộc ,quần cư , đô thị hoá,các siêu đô thị ,

- Đặc điểm các kiểu môi trường đới nóng

- Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng .

- Sức ép dân số tới tài nguyên ,môi trường ở đới nóng .

2. Kĩ năng:

- Phân tích biểu đồ ,lược đồ

- Phân tích các mối quan hệ địa lí .

3. Thái độ :

- Học tập nghiêm túc

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Hệ thống câu hỏi. Các biểu đồ SGK

2. HS: - Học bài cũ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm , nhiệt đới , nhiệt đới gió mùa - Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1 : Thảo luận

+ Hoạt động 2 : Hs trình bày 20 phút

1. Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào ? Nguyên nhân , hậu quả

2. Sự phân bố dân cư thế giới như thế nào ?

3. Sự phân bố các chủng tộc trên thế giới ?

4. Phân biệt 2 kiểu quần cư

5. Vị trí và kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng ?

6.Nêu đặc điểm khí hậu của kiểu môi trường xích đạo ẩm ?

7) Nêu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới ?

8. Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa ?

9.Cho biết điều kiện , vai trò của thâm canh lúa nước ?

10 . Nêu đặc điểm nông nghiệp ở đới nóng ?

11.Sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường đới nóng như thế nào ?

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Tăng nhanh và đột ngột , tỉ lệ tăng tự nhiên là 2,1 % .

Nguyên nhân : Tỉ lệ sinh cao , tử giảm mạnh…

Hậu quả : Khó khăn kinh tế , việc làm , môi trường ,…

2. Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều .

Tập trung đông : Nam Á , Đông Á , Đông Nam Á , …

3. Chủng tộc Môn-gô-lô-it ( châu Á ) , Nê-grô-it ( châu Phi ) chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-it ( châu Âu ).

4. - Quần cư nông thôn : mật độ dân số thấp, kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp.

- Quần cư đô thị : mật độ dân số rất cao, kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ .

5. Giữa hai chí tuyến liên tục từ tây sang đông .

- Gồm 4 kiểu môi trường : xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa và hoang mạc.

6. Nhiệt độ cao ,nóng quanh năm nhiệt độ trên 250C, biên độ nhiệt khoảng 30C .

- Mưa nhiều quanh năm (từ 1500 mm ⭢ 2500 mm)

- Độ ẩm cao trên 80 % .

- Rừng rậm xanh quanh năm : Rừng có nhiều loài cây mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim thú sinh sống .

7. - Nóng quanh năm trên 200C, mưa tập trung vào một mùa (500 mm ⭢ 1500mm).Càng gần 2 chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài ( 3 ⭢ 9 tháng ) và biên độ nhiệt càng lớn.

- Là những khu vực đông dân.

8. - Nhiệt độ ,lượng mưa thay đổi theo mùa gió .

- Diễn biến thời tiết thất thường .

+ Nhiệt độ trên 200C, biên độ nhiệt 80C.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.

9. – Điều kiện : nhiệt đới gió mùa, nguồn lao động dồi dào, chủ động tưới tiêu .

- Vai trò: Tăng vụ , tăng năng suất , tăng sản lượng; tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.

- Việc áp dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và các chính sách nông nghiệp đúng đắn đã giúp nhà nước giải quyết nạn đói . Một số nước đã xuất khẩu lương thực

10. Ở đới nóng việc trồng trọt được tiến hành quanh năm, có thể xen canh , gối vụ nhiều loại cây nếu có đủ nước tưới .

- Trong điều kiện khí hậu nóng , mưa nhiều hoặc mưa tập trung theo mùa, đất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Thời tiết thất thường có nhiều thiên tai, dịch bệnh .

- Làm thuỷ lợi, trồng cây, đảm bảo tính mùa vụ, phòng chống dịch bệnh , thiên tai.

11. Dân số phát triển nhanh ⭢ tài nguyên cạn kiệt, suy giảm

- Chất lượng cuộc sống người dân thấp.

- Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số , phát triển kinh tế , nâng cao đời sống của người dân sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường .,

3. Hoạt động luyện tập:

1. Dân cư trên thế giới có sự phân bố như thế nào? Tại sao có sự phân bố như vậy?

2. Hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của sư di dân ở đới nóng ?

3. Hãy nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào ?

4. Mật độ dân số là gì? Viết công thức tính mật độ dân số ? Tính mật độ dân số của các nước trong bảng dưới đây và nên nhận xét? (Bài 2 trang9 SGK)

5. Địa phương em ở thuộc loại hình quần cư nào? Nêu đặc điểm của loại hình quần cư ấy?

6. Vẽ bản đồ tư duy thể hiện mối qhệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

4. Hoạt động vận dụng:

- Yêu cầu HS: Vẽ sơ đồ liên hoàn biểu hiện mối quan hệ giữa sự tăng nhanh dân số với tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Về nhà ôn bài tiết sau kiểm tra 45’ .

Tuần: 7 Ngày soạn: 25/09/2018

Tiết: 13 Ngày dạy : 02/10/2018

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Khắc sâu kiến thức cơ bản qua nội dung đã học

- Đánh giá được nhận thức của học sinh về phần kiến thức đã học.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học

- Rèn kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế

3. Thái độ:

- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài

II. Chuẩn bị của GV và HS:

Giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm

Học sinh: Nội dung ôn tập

III. Tổ chức các hoạt động học tập :

1. Hoạt động khởi động: Trong các tiết vừa qua chúng ta được học về những kiến thức gì? Chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức nào? Cũng nhằm kiểm tra lại những vấn đề đó mà hôm nay thầy sẽ giúp các em tự kiểm tra lại khả năng của chính mình.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

.Hoạt động 1: Nhắc nhở

- GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài

- HS: Chú ý

.Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra bài

.Hoạt động 3: Nhận xét

GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp

- Ưu điểm:

- Hạn chế:

3. Hoạt động luyện tập, vận dụng:

- Ôn lại các nội dung đã học

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Bài mới: (GV: Hướng dẫn chuẩn bị)

Tuần: 7 Ngày soạn: 02/10/2018

Tiết: 14 Ngày dạy : 04/10/2018

CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ .HOẠT ĐỘNGKINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ .

Bài 13 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ.

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm được vị trí , khí hậu của môi trường đới ôn hòa .

- Sự khác nhau của các kiểu khí hậu thuộc môi trường ôn hòa qua biểu đồ khí hậu .

- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà .

- Sự phân hóa thiên nhiên theo thời gian , không gian .

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục củng cố thêm về kỹ năng đọc , phân tích ảnh và BĐ ĐL , bồi dưỡng kỹ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn đới qua các biểu đồ và qua ảnh .

3. Thái độ :

- Yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ tự nhiên .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ…

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Bản đồ cảnh quan thế giới, ảnh 4 mùa ở đới ôn hoà. Hình 13.1 phóng to .

2. HS: Sách giáo khoa, tranh ảnh môi trường đới ôn hòa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

* Trò chơi đoán hình: .GV cho HS xem các hình và suy đoán các cảnh quan, các đới khí hậu qua hình

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Để biết được môi trường tiếp theo có đặc điểm khí hậu và cảnh quan khác môi trường đới nóng như thế nào ta đi tìm hiểu ở bài 13: Môi trường đới ôn hòa

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm khí hậu đới ôn hòa (cá nhân, cặp)

.GV: Yêu cầu HS quan sát H13.1 Sgk, xác định vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ thế giới.

- Nhận xét về diện tích đất nổi của môi trường ôn hòa ở hai bán cầu?

.HS: quan sát hình và suy nghĩ, trả lời câu hỏi

.GV: nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

.GV: Với vị trí như vậy thì khí hậu đới ôn hoà mang tính chất gì ta tiếp tục nghiên cứu hoạt động 1

.GV: Yêu cầu học sinh xem bảng số liệu trang 42: Hãy đọc

bảng số liệu sau và cho biết khí hậu đới ôn hòa mang tính chất gì?

.Học sinh xem bảng số liệu, trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.

.GV: kết luận:

(Nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh, Khí hậu không nóng như đới nóng và không lạnh như đới lạnh. Lượng mưa không nhiều như đới nóng nhưng cũng không ít như đới lạnh)

.GV: Quan sát H13.1 Sgk, giới thiệu các kí hiệu mũi tên chỉ: dòng biển nóng, gió tây ôn đới, khối khí nóng, khối khí lạnh.

- Vậy các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của đới ôn hoà như thế nào?

- Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi- góp ý, bổ sung

.GV: nhận xét, chuẩn xác kiến thức

(Do vị trí trung gian nên đới ôn hoà chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột...)

.GV nêu câu hỏi lồng ghép môi trường

+ Như vậy thời tiết thất thường đó có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống và sản xuất ở đới ôn hoà?

.HS: tự phân tích- giáo viên chỉ hướng dẫn, góp ý

.GV: Do khí hậu phức tạp và đa dạng, nên môi trường có sự phân hoá thành các kiểu môi trường khác nhau. Cụ thể thế nào chúng ta chuyển sang tìm hiểu mục 2

+ Hoạt động 2: (cá nhân/nhóm)

.GV: Thay đổi theo thời gian, trong một năm ở đới ôn hòa có mấy mùa?

.GV cho HS quan sát ảnh 4 mùa ở đới ôn hoà và trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên của 4 mùa ở đới ôn hòa?

. HS quan sát, trả lời câu hỏi- HS khác góp ý, bổ sung

.GV: chốt kiến thức (liên hệ cảnh sắc 4 mùa ở nước ta)

.GV: (Với sự tác của dòng biển nóng, của gió Tây ôn đới và tùy thuộc vào vĩ độ...)- Yêu cầu HS xem hình 13.1, cho biết: Thay đổi theo không gian từ bắc xuống nam, từ tây sang đông đới ôn hòa có những kiểu môi trường nào?(Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa...)

.HS xác định trả lời câu hỏi- HS khác góp ý, bổ sung

.GV: chốt kiến thức

.GV cho HS quan sát các biểu đồ khí hậu và các ảnh tương ứng H13.2, H13.3, H13.4 (Sgk tr 44), yêu cầu HS thảo luận nhóm: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của từng kiểu môi trường (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa trung hải), rút ra đặc điểm khí hậu của từng kiểu môi trường đó?

.GV: chia HS ra thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu một kiểu môi trường.

.Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung khi cần.

.GV kết luận, đánh giá.

.GV: chốt kiến thức(Sự thay đổi khí hậu đó cũng làm cho thảm thực vật thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông)

* Vị trí: Khoảng từ chí tuyến vòng cực ở cả 2 bán cầu

- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hoà nằm ở bán cầu Bắc.

1. Khí hậu:

- Vị trí: Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.

- Đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóngvà đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.

2. Sự phân hoá của môi trường :

- Phân hóa theo thời gian, một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

- Phân hóa theo không gian: Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông .

3. Hoạt động luyện tập:

Câu 1: Đới ôn hoà nằm trong khu vực hoạt động của:

A. Gió Mậu dịch B. Gió mùa

C. Gió Tây ôn đới D. Gió Đông cực

Câu 2: Cây cỏ vào mùa xuân có đặc điểm như thế nào?

A. Cây tăng trưởng chậm, trơ cành B. Quả chín.

C. Cây nảy lộc, ra hoa. D. Lá khô vàng và rơi rụng.

Câu 3: Sự phân hóa theo không gian của môi trường đới ôn hòa được thể hiện:

A. từ thấp lên cao B. từ Bắc đến nam, từ tây sang đông

C. từ tây bắc xuống đông nam C. từ đông nam lên tây bắc

Câu 4: Thời tiết ở đới ôn hòa biến đổi thất thường do:

C. địa hình B.vĩ độ cao, thấp

A. dòng biển nóng, lạnh D. vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh

4. Hoạt động vận dụng:

- Tìm các thông tin, hình ảnh để chứng minh được ở đới ôn hòa với mỗi kiểu môi trường khác nhau thì sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cũng khác nhau

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- GV chuẩn xác lại toàn bộ kiến thức nội dung bài học.

- Cho HS trả lời CH 1,2 SGK trang 45.

- HS học bài cũ

- Xem trước bài mới “ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa”

- Chuẩn bị tranh, ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa

Tuần: 8 Ngày soạn: 07/10/2018

Tiết: 15 Ngày dạy : 09/10/2018

Bài 14 : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ.

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp .

- Giải thích được vì sao đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến .

- Trình bày được sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu .

2. Kĩ năng: Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày được một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp của đới ôn hòa.

3. Thái độ :

- Ủng hộ hoạt động nông nghiệp tích cực đối với môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Bản đồ các môi trường địa lí .

- Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa .

2. HS: - Sách giáo khoa .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường đới ôn hoà .

- Cho biết sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà .

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới - Do hoàn cảnh lịch sử , phần lớn các nước đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến , môi trường đới ôn hòa sớm được cải tạo để phục vụ cho phát triển nông nghiệp . Đây là hình mẫu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới . Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ hơn

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về nền nông nghiệp (cá nhân, cặp)

- GV cho HS quan sát hình 14.1 ,14.2 ,14.3 , 14.5 , 14.6

- Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính .

- Quy mô , trình độ chuyên môn hóa như thế nào ?

- Nêu một số biện pháp khoa học kĩ thuật áp dụng trong nông nghiệp đới ôn hòa .

- Nhận xét khối lượng , số lượng , chất lượng sản phẩm .

- Hs trình bày – bổ sung – Gv chuẩn kiến thức .

- Ưu điểm của các biện pháp trên . ( Giáo dục học tập )

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (Cá nhân, nhóm)

- Quan sát bản đồ các môi trường địa lí , lược đồ 13.1

- Hoàn thành phiếu học tập ( phụ lục ) – 5 phút

- Nhóm 1.2 : Điền mục 1.2.3.

- Nhóm 3.4 : Điền mục 4.5.6 .

- Đại diện nhóm trình bày – bổ sung .

- Gv chuẩn kiến thức .

- Nhận xét và giải thích sự phân bố cây trồng, vật nuôi ở đới ôn hòa .

(Có sự phân bố cây trồng ,vật nuôi khác nhau do môi trường đới ôn hòa đa dạng, sự thích nghi cây trồng, vật nuôi khác nhau, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến phù hợp với điều kiện đất đai , khí hậu từng kiểu môi trường … )

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Nền nông nghiệp tiên tiến :

- Hình thức: Hộ gia đình và trang trại.

- Qui mô lớn ,chuyên môn hoá cao.

- Ap dụng biện pháp khoa học - kĩ thuật hiện đại

- Số lượng sản phẩm nhiều , khối lượng lớn, chất lượng cao .

2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:

- Cận nhiệt đới gió mùa : lúa nước , đậu tương , hoa quả ..

- Địa Trung Hải : nho , cam , chanh

- Ôn đới hải dương : Lúa mì , củ cải đường , bò thịt , bò sữa …

- Ôn đới lục địa : Lúa mì , đại mạch , khoai tây , bò …

- Hoang mạc ôn đới : Cừu ,..

- Ôn đới lạnh : Khoai tây , lúa mạch đen, hươu Bắc cực .

3. Hoạt động luyện tập:

- Để sản xuất được một khối lượng nông sản lớn, giá trị cao, nền nông nghiệp ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp gì? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện?

Tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp yêu cầu của thị trường

Tổ chức sản xuất trên qui mô lớn theo kiểu công nghiệp

Chuyên môn hoá sản xuất các nông sản có ưu thế của vùng.

Tạo được ra nông sản hàng hoá có chất lượng cao, khối lượng lớn và đồng đều.

4. Hoạt động vận dụng:

- Làm bài tập 3 sgk/73: giáo viên treo bảng phụ vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa môi trường và con người đới lạnh cho học sinh so sánh với bài tập của mình làm.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK

- Xem trước bài “ Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa” và trả lời các câu hỏi sau:

+ Các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa?

+ Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa được biểu hiện như thế nào?

Tuần: 8 Ngày soạn: 09/10/2018

Tiết: 16 Ngày dạy : 11/10/2018

Bài 15 : HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Hiểu được nền công nghiệp nghiệp sớm phát triển , có cơ cấu đa dạng và đạt trình độ cao , chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới .

- Hiểu được nền công nghiệp hiện đại cùng với các cảnh quan công nghiệp hoá có thể gây nên sự ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp .

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích bố cục một ảnh địa lý.

- Phân tích ảnh địa lí về hoạt động sản xuất công nghiệp với môi trường ở đới ôn hoà

3.Thái độ :

- Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Ảnh cảnh quan công nghiệp ở các nướcthuộc đới ôn hòa .

- Bản đồ công nghiệp thế giới .

2. HS: - Sách giáo khoa, tranh ảnh công nghiệp đới ôn hòa…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Nêu đặc điểm tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà .

- Nêu một số biện pháp khoa học kĩ thuật áp dụng ở đới ôn hoà nhằm khắc phục các khó khăn để nông nghiệp đạt hiệu quả cao .

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: - Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bật nhất trong nền kinh tế quốc dân và góp phần tạo nên một diện mạo riêng cho đới ôn hòa khác biệt hẳn với các đới còn lại . Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng: (cá nhân)

- Quan sát ảnh hoạt động sản xuất công nghiệp với trang thiết bị hiện đại ở đới ôn hòa .

- Nhận xét mức độ phát triển công nghiệp ở đới ôn hòa .

- Các nước ở đới ôn hoà bước vào cuộc cách mạng công nghiệp từ thời gian nào ?

- Có những ngành công nghiệp nào quan trọng ?

- Cơ cấu đa dạng thể hiện như thế nào ?

- Công nghiệp khai tháckhoáng sản phát triển ở những nơi nào?

- Hs trả lời

- Hs nhận xét, bổ sung

- Gv chốt kiến thức

- GV cho HS quan sát bản đồ công nghiệp thế giới .

- Xác định khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản .

-Tại sao nói: “Công nghiệp chế biến ở đới ôn hoà là thế mạnh và đa dạng ?

- Vai trò công nghiệp của đới ôn hoà đối với thế giới như thế nào ?

- Những nước nào có công nghiệp hàng đầu thế giới ?

- Hs trả lời

- Hs nhận xét, bổ sung

- Gv chốt kiến thức

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về Cảnh quan công nghiệp (cá nhân/ nhóm)

- Quan sát hình 15.1 . Nhận xét tình hình phân bố công nghiệp đới ôn hòa .

- Quan sát hình 15.2 . Xu hướng xây dựng các cơ sở công nghiệp đới ôn hòa .

- Đọc thuật ngữ : “Cảnh quan công nghiệp hóa”

- Đới ôn hòa có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào?

- Đặc trưng của khu công nghiệp .

- Đặc trưng của trung tâm công nghiệp .

- Đặc trưng của vùng công nghiệp .

- Thảo luận nhóm – bàn – 4’

- Công nghiệp tập trung với mức độ cao có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường ?

- Hs trình bày. Gv chuẩn xác.

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Nền công nghiệp hiện đại , có cơ cấu đa dạng :

- Nền công nghiệp hiện đại phát triển sớm nhất .

- Được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến .

- Cơ cấu ngành đa dạng .

2. Cảnh quan công nghiệp :

- Phân bố tập trung cao ,nổi bật là : các nhà máy , công xưởng ,hầm mỏ …

- Cảnh quan công nghiệp phổ biến ở khắp mọi nơi :

3. Hoạt động luyện tập:

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

1.Các ngành công nghiệp ở đới ôn hòa đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao là

A. Luyện kim, cơ khí

B. Cơ khí, hóa chất

C. Điện tử, cơ khí

D. Điện tử, hàng không vũ trụ

Đáp án đúng là D

2. Khu công nghiệp bao gồm:

A. Các nhà máy liên quan với nhau

B. Nhiều vùng công nghiệp

C. Nhiều trung tâm công nghiệp

D. Các nhà máy và trung tâm công nghiệp

Đáp án đúng là C

4. Hoạt động vận dụng:

- Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK.

- Quan sát H 15.4 và H 15.5. Hãy miêu tả quang cảnh nhưng cần đặc biệt chú ý hướng gió, hướng dòng nước chảy, vị trí khu dân cư, vị trí nhà máy.

- Hãy phân tích bức ảnh trên để thấy tính hợp lý trong viện bố trí khu dân cư, nhà máy, bến cảng.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 52, chuẩn bị trước bài 16.

- Về nhà sưu tầm ảnh: một số đô thị lớn ở các nước phát triển ở đới ôn hoà.

- Sưu tầm ảnh: cảnh người thất nghiệp, khu dân nghèo, ô nhiễm môi trường.

Tuần: 9 Ngày soạn: 14/10/2018

Tiết: 17 Ngày dạy : 16/10/2018

16 : ĐÔ THỊ HOÁ Ở ĐỚI ÔN HOÀ.

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm đượcnhững đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà

- Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển .

- Hiểu được sự phát triển và mở rộng quá nhanh của các đô thị đã gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường ở đới ôn hoà

2. Kĩ năng:

- Nhận biết đô thị mới và đô thị cổ qua ảnh .

- Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đô thị .

3. Thái độ :

- Ủng hộ các chủ trương ,biện pháp nhằm hạn chế sức ép của các đô thị tới môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Bản đồ dân cư và đô thị thế giới. Ảnh một vài đô thị lớn của các nước phát triển ở đới ôn hòa. Ảnh về người thất nghiệp , các khu dân nghèo thành thị ở các nước phát triển đới ôn hòa .

2. HS: - Sách giáo khoa, một số tranh ảnh về khu dân cư nghèo, ô nhiễm môi trường

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Tại sao nói công nghiệp ở đới ôn hoà rất phát triển , có cơ cấu ngành đa dạng ?

- Đới ôn hòa có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: - Đới ôn hòa không chỉ phát triển công nông nghiệp mà mức độ đô thị hóa cũng xếp vào loại cao nhất thế giới . Đô thị hóa vừa là niềm tự hào vừa là nỗi lo về kinh tế – xã hội và môi trường phức tạp . Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề đô thị đới ôn hòa .

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu đô thị hóa ở đới ôn hòa (Cá nhân)

- Hiện nay tình hình đô thị hóa ở đới ôn hòa như thế nào ?

- Đới nóng hiện đang xuất hiện quá trình thu hút , tập trung dân cư vào các thành phố lớn đới ôn hòa có như vậy không ?

- Nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị ở đới ôn hoà ?

-Tại sao cùng với việc phát triển công nghiệp hoá, các siêu đô thị cũng phát triển theo ?

- HS suy nghĩ, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- Gv chuẩn xác.

- GV cho HS quan sát bản đồ dân cư và đô thị thế giới .

- Hoạt động công nghiệp tập trung trên địa bàn thích hợp thì các đô thị có sự phát triển tương ứng như thế nào ?

- Điều kiện của sự phát triển đó là gì ?.

- Quan sát hình 16.1 ,16.2 . Rút ra kết luận gì ?.

- Đô thị hoá cao ảnh hưởng như thế nào tới phong tục tập quán ,đời sống tinh thần của dân cư ?

- Những vấn đề nảy sinh khi đô thị hoá phát triển quá nhanh ?

- HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- Gv chuẩn xác.

+ Hoạt đông 2: Hoạt động 2: Tìm hiểu các vấn đề của đô thị (nhóm, cặp bàn)

- GV cho HS quan sát hình 16.3 ,16.4 .

- Thảo luận nhóm- bàn- 3’.

+ Bàn 1,2 : Dân cư tập trung quá đông vào đô thị sẽ làm nảy sinh những vấn đề gì về môi trường và ảnh hưởng đến giao thông ra sao ?.

+ Bàn 3.4 : Dân cư đô thị tăng nhanh sẽ làm nảy sinh những vấn đề gì đối với xã hội ?

- Hs trình bày - nhận xét – Gv chuẩn xác.

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

- Liên hệ Việt Nam .

- Để giải quyết vấn đề xã hội trong các đô thị cần có những giải pháp gì?

- Để xoá bỏ ranh giới nông thôn - thành thị , giảm các động lực phát triển dân số trong các đô thị cần có giải pháp gì ?

- Các nước phát triển đới ôn hòa đã có biện pháp gì để giải quyết các vần đề nảy sinh nêu trên ?

- Những vấn đề đặt ra cho đô thị hoá ở đới ôn hoà cũng chính là vấn đề nước ta đang gặp phải và đang cố gắng giải quyết

- HS suy nghĩ, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- Gv chuẩn xác.

1. Đô thị hoá ở mức độ cao :

- Hơn 75 % dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.

- Các đô thị được tiến hành theo quy hoạch

- Nhiều đô thị mở rộng, kết nối với nhau thành chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị

- Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến .

2. Các vấn đề của đô thị :

+ Ô nhiễm môi trường .

+ Ùn tắt giao thông .

+ Thất nghiệp , thiếu nhà ở ….

- Biện pháp giải quyết :

+ Quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” .

+ Xây dựng thành phố vệ tinh.

+ Chuyển dịch công nghiệp đến vùng mới .

+ Phát triển đô thị hóa nông thôn .

3. Hoạt động luyện tập:

- Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.

1. Đới ôn hoà có tỉ lệ dân đô thị cao.

a. 100% dân cư sinh sống ở đô thị.

b. 60% dân cư sinh sống ở đô thị.

c. Trên 80% dân cư sinh sống ở đô thị.

d. Trên 75 % dân cư sinh sống ở đô thị.

2. Nhiều nước đã giải quyết những vấn đề xã hội trong các đô thị bằng cách quy hoạch lại đô thị theo hướng “Phi tập trung”:

a. Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.

b. Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.

c. Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn.

d. Kết hợp các biện pháp trên.

4. Hoạt động vận dụng:

- Nêu các vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- HS học bài cũ, trả lời các CH trong SGK

- Chuẩn bị bài 17 “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa”

- Sưu tầm các tranh ảnh về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước

- Tiềm hiểu về hiện tượng “thủy triều đỏ” và “thủy triều đen”, “mưa axít”

Tuần: 9 Ngày soạn: 16/10/2018

Tiết: 18 Ngày dạy : 18/10/2018

Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa và hậu quả của nó .

- Biết nội dung Nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm , bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất .

2. Kĩ năng:

- Vẽ biểu đồ về một số vấn đề môi trường ở đới ôn hòa .

- Phân tích ảnh địa lý về ô nhiễm không khí , nước ở đới ôn hòa . .

3. Thái độ :

- Ung hộ các biện pháp bảo vệ môi trường ,chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước .

- Không có hành động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí và nước .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: - Giáo dục môi trường. Giáo dục kĩ năng sống.

- Giáo dục quốc phòng: (Hình thức, nội dung lồng ghép là ví dụ giải thích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Các ảnh về ô nhiễm không khí và nước .

- Ảnh chụp lỗ thủng tầng Ôdôn trong khí quyển bao quanh Trái Đất ..

2. HS: - Sách giáo khoa. Các ảnh về ô nhiễm không khí và nước

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

GV trình chiếu đoạn video về thực trạng ô nhiễm trên thế giới cho HS xem.

- Qua đoạn video các em vừa xem có nội dung gì?

Vậy mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước đối với nhân loại và nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn này?

HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập. GV theo dõi và trợ giúp.

GV: Đánh giá, dẫn dắt vào bài mới: Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như tất cả mọi người sống trên Trái Đất của chúng ta quan tâm,…

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về ô nhiễm không khí (cá nhân, cặp)

- GV cho HS quan sát hình 16.3 ; 16.4 ;17.1 cho biết :

+ Ba bức ảnh có chung chủ đề gì

+ Ba bức ảnh cảnh báo điều gì trong khí quyển ?.

- Học sinh quan sát hình và trả lời

- Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm ?

- Hs trình bày – nhận xét

- GV giới thiệu khí độc CO2 ,SO4, NO2 ……

- Không khí bị ô nhiễm gây nên những hậu quả gì ?

- Giải thích mưa axít .

- Quan sát hình 17.2 cho biết tác hại của mưa axít ?.

- Mưa axít có tính quốc tế vì nguồn gây mưa nhiều khi xuất phát từ ngoài biên giới của nước chịu ảnh hưởng

-Tác hại của khí thải có tính toàn cầu ? Giải thích hiệu ứng nhà kính. Tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất ?.

- Hs trình bày – nhận xét

- Gv chuẩn chốt kiến thức .

- Nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm và tác hại chưa thể lường hết được là ô nhiễm phóng xạ nguyên tử .

- Biện pháp khắc phục, giới thiệu nghị định thư Ki-ô-tô

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về ô nhiễm nước (nhóm)

- GV yêu cầu HS quan sát H17.3, 17.4 SGK kết hợp hình ảnh trình chiếu trên tivi hãy nêu nguyên nhân ô nhiễm nước ?

- GV cho HS hoạt động nhóm, chia 4 nhóm thảo luận

+ Nhóm 1 +2: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông ngòi ? Tác hại tới thiên nhiên và con người ?

+ Nhóm 3 + 4: Tìm nguyên nhân ô nhiễm biển? Tác hại ? Hướng giải quyết như thế nào?

- HS thực hiện thảo luận nhóm, GV theo dõi trợ giúp.

- HS báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm.

- GV đánh giá quá trình hoạt động các nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức.

GV bổ sung và phân tích: Thủy triều đỏ, thủy triều đen. GDHS biết bảo vệ môi trường ,…

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

- Như vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường không khí và môi trường nước ?

- Hs suy nghĩ, trả lời – HS góp ý, bổ sung

- Gv chuẩn chốt kiến thức

1- Ô nhiễm không khí :

- Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

- Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.

- Hậu quả:

+ Tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, … Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.

2. Ô nhiễm nước.

- Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm: nước sông, nước biển, nước ngầm.

- Nguyên nhân :

+ Nước thải công nghiệp , tàu bè , sinh hoạt …..

+ Sự cố tàu chở dầu .

+ Dư lượng phân bón , thuốc hóa học trong nông nghiệp .

- Hậu quả :

+ Khan hiếm nước sạch

+ Chết sinh vật dưới nước

+ Gây bệnh ngoài da…

3. Hoạt động luyện tập:

- GV yêu cầu HS trao đổi cùng làm bài tập sau: nếu có thời gian HS thực hiện nhiệm vụ ở lớp.

Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:

- Hoa Kì: 20 tấn/năm/người.

- Pháp: 6 tấn/năm/người.

- Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.

Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau:

. Hoa Kì: 281421000 người.

. Pháp: 59330000 người.

HS so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh và báo cáo với GV.

- Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa là do:

A. sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.

B. sự tập trung với mật độcao của dân số.

C. váng dầu ở ven biển.

D. chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.

2. Nguyên nhân tạo ra “thủy triều đen” là:

A. chất thải sinh hoạt.

B. dầu loang trên biển.

C. hóa chất thải ra từ khu công nghiệp.

D. Thuốc trừ sâu dư thừa thải ra.

4. Hoạt động vận dụng:

- Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng ) hoặc vẽ một bức tranh mà em muốn gửi gắm thông điệp: “ Hãy chung tay bảo vệ môi trường nước hoặc không khí”. (Chia sẻ kết quả làm việc với người thân và bạn bè)

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet hoặc trao đổi với người thân về vai trò của nước, không khí, liên hệ kinh tế địa phương. Tìm nguyên nhân ô nhiễm môi trường sông ngòi Việt Nam, nêu hướng giải quyết? (Trao đổi kết quả làm việc với bạn và GV)

- Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 58, chuẩn bị trước 3 câu hỏi thực hành bài 18 .

- Qua các bài tập thực hành , HS củng cố kiến thức cơ bản về :

+ Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà.

+ Các kiểu rừng ở đới ôn hoà.

+ Ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà

+ Cách tìm các tháng khô hạn trên biểu đồ khí hậu

Tuần: 10 Ngày soạn: 21/10/2018

Tiết: 19 Ngày dạy : 23/10/2018

Bài 18 THỰC HÀNH : NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ .

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được chúng qua biểu đồ .

2. Kĩ năng :

- Biết phân tích biểu đồ.

3. Thái độ :

- Yêu thích sự phong phú và đa dạng của các kiểu khí hậu.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Biểu đồ các kiểu khí hậu ôn đới (phóng to ).

2. HS: - Sách giáo khoa .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

. GV giao nhiệm vụ cho HS: - Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí đới ôn hoà ?

- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nước đới ôn hoà ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và thực vật khác nhau. Việc nhận biết được các kiểu môi trường đó như bài học hôm nay đề cập là rất cần thiết Ngoài ra chúng ta còn học cách vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải để tăng thêm sự hiểu biết về tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất trầm trọng hiện nay

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Bài tập 1 ( nhóm )

- Thảo luận 4 nhóm - 5 phút

- Nhóm 1.2 : Biểu đồ A , C

- Nhóm 3.4 : Biểu đồ B , C

- Trong từng biểu đồ xem :

+ Diễn biến nhiệt độ như thế nào ?

+ Diễn biến lượng mưa như thế nào ?

+ Đối chiếu với đặc điểm khí hậu các môi trường đã học để xác định xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào .

- Hs trình bày – nhận xét .

- Gv chuẩn kiến thức

Câu 2 giảm tải .

+ Hoạt động 2: Bài tập 2 (nhóm)

Không yêu cầu vẽ biểu đồ giảm tải

- Gv yêu cầu Hs: Nhận xét về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840-1997

- Giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó.

- Hs trình bày – nhận xét .

- Gv chuẩn kiến thức

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

Bài tập 1 :

+ Biểu đồ A :

- Nhiệt độ tháng 7 : 10 0C , tháng 1 : – 29 0C

- Lượng mưa ít nhiều nhất không quá 50 mm, cả năm 200 mm , có mưa dạng tuyết rơi .

- A mùa đông lạnh , dài , nhiệt độ phần lớn dưới 00C , mưa ít dạng tuyết rơi

⇨ A không thuộc đới nóng , cững không thuộc đới ôn hòa .( đới lạnh )

+ Biểu đồ B :

- Nhiệt độ tháng 1 : 100C Tháng 8 : 250C

- Lượng mưa mùa đông ( vẽ theo công thứcT=2P )

- B mùa đông ấm , hạ nóng khô , mưa vào thu đông ⇨ Khí hậu Địa Trung Hải .

+ Biểu đồ C:

- Nhiệt độ tháng 1 : 50C , Tháng 7 : 130C

- Lượng mưa khá cao , thấp nhất 80 mm, cao nhất 170 mm

- C mùa đông ấm , hạ mát , mưa thu đông .

⇨ C khí hậu ôn đới hải dương .

Bài tập 3 :

Nhận xét:

- Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới. Thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước.

3. Hoạt động luyện tập:

- Nhận xét ưu, khuyết điểm, kiến thức cần bổ sung, chấm một số bài thực hành .

- Hoàn chỉnh bài thực hành

4. Hoạt động vận dụng:

- Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em sinh sống và học tập ?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Chuẩn bị: bài theo chủ đề: Môi trường và hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

+ Xác định vị trí

+ Đặc điểm môi trường hoang mạc .

+ Quan sát phân tích biểu đồ .

Tuần: 10, 11 Ngày soạn: 23/10/2018

Tiết: 20, 21 Ngày dạy : 25/10/2018

(Số tiết: 2)

I. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ: Tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên của môi trường và các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.

II. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc

- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa

- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc

- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc

- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quuyết vấn đề, tự nhận thức...

3. Thái độ:

- Thông cảm, chia sẻ với khó khăn nhân dân vùng hoang mạc

- Rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất trong điều kiện tự nhiên khó khăn.

4. Các năng lực chính hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ

- Năng lực sử dụng hình ảnh

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

GV: - Bản đồ cảnh quan thế giới ( lược đồ 19.1 phóng to ).

- Ảnh hoang mạc ở châu Á, châu Phi, Mĩ, Ô-trây-li-a .

- Ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc

- Ảnh về phòng chống hoang mạc hóa trên thế giới

HS: - Bài học, vở ghi, Sgk.

- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới

. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

- Thảo luận theo nhóm; đàm thoại gợi mở; thuyết giảng tích cực...

- Sử dụng phương tiện trực quan, máy chiếu

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ:

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Môi trường hoang mạc

- Trình bày được sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới

- Trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc

- Biết được những đặc điểm thích nghi của thực động vật với môi trường hoang mạc

- Trình bày được các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.

- Biết được những nguyên nhân khiến hoang mạc đang ngày càng mở rộng trên thế giới

- Nêu được một số biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của hoang mạc

- Giải thích được nguyên nhân sự phân bố các hoang mạc trên thế giới

- Giải thích được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc

- Giải thích được tại sao giới sinh vật có thể thích nghi với môi trường hoang mạc

- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc

- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa

- Liên hệ với quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam

IV. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ:

1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết.

Câu 1: Quan sát lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới, cho biết các hoang mạc trên thé giới thường phân bố ở đâu?

Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?

Câu 3: Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa, kết hợp với hiểu biết của bản thân cho biết thực, động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Câu 4: Trình bày các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc?

Câu 5: Trình bày nguyên nhân khiến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng?

Câu 6: Nêu một số biện pháp để hạn chế sự mở rộng diện tích các hoang mạc.

2. Câu hỏi mức độ thông hiểu.

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học giải thích sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới?

Câu 2: Giải thích tại sao môi trường hoang mạc lại có khí hậu khô hạn, khắc nghiệt như vậy?

Câu 3: Tại sao giới sinh vật lại có thể thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt của hoang mạc?

3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp.

Câu 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hình 19.2 và Hình 19.3 rút ra đặc điểm của khí hậu môi trường hoang mạc

4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao.

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm khí hậu hoang mạc đới nóng và khí hậu hoang mạc đới lạnh?

Câu 2: Bằng kiến thức và hiểu biết của bản thân hãy cho biết quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

V. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC (Tiết 1)

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Gv cho hs quan sát một số ảnh của hoang mạc Xa-ha-ra, Gô- bi, A-ta-ca-ma.? Cho biết những ảnh trên thể hiện cảnh quan gì?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: (nhóm/ cá nhân)-( 25 phút )

GV: Yêu cầu HS quan sát lược đồ 19.1.

? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

HS: Trả lời

GV: Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 19.1

? Cho biết hoang mạc Xahara thuộc đới nào?

Hoang mạc Gôbi thuộc đới nào?

HS: Thuộc đới nóng và đới ôn hòa

GV: Ngay sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về đặc điểm khí hậu của hai hoang mạc này.

- Chia lớp thành 2 nhóm: (Thảo luận)

+ Nhóm 1: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của tháng cao nhất và tháng thấp nhất Hình 19.2 Hoang mạc Xahara ở 190B. Rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu hoang mạc.

+ Nhóm 2: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của tháng cao nhất và tháng thấp nhất Hình 19.3 Hoang mạc Goobi ở 430B. Rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu hoang mạc.

HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày.

? Từ kết quả vừa phân tích trình bày đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?

HS: Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: mưa ít ở Xahara 21 mm, GôBi 140 mm ; biên độ nhiệt năm lớn Xahara 24oC, Mông cổ 40oC.

GV mở rộng: Biên độ nhiệt ngày đêm của hoang mạc rất lớn có lúc giữa trưa lên đến 40oC đêm hạ xuống 0oC.

? Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở ôn hoà?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, chốt ý

GV: Yêu cầu HS quan sát 2 ảnh 19.4 Xahara và 19.5 Ariđôna(Hoa Kì)

? Mô tả quang cảnh hoang mạc châu Phi và hoang mạc Bắc Mĩ ?

HS: Quan sát và mô tả

(Hoang mạc Xahara ở châu Phi như một biển cát mênh mông từ Tây sang Đông 4500 km , từ Bắc xuống Nam 1800 km, với những đụn cát di động ; một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa)

(Hoang mạc Ariđôna ở Bắc Mĩ là vùng đất sỏi đá với các cây bụi gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao 5m, mọc rải rác).

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

+ Hoạt động 2 : ( cặp bàn )- ( 10 phút .)

? Cho biết thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc ? Cho biết động vật thích nghi với môi trường hoang mạc bằng cách nào?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

(Tự hạn chế sự mất nước: thân lá bọc sáp hay biến thành gai; bò sát và côn trùng vùi xuống cát, chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, lạc đà ít đổ mồ hôi khi hoạt động, người mặc áo choàng nhiều lớp chùm kín đầu để tránh mất nước vào ban ngày và chống rét vào ban đêm...)

1 . Đặc điểm của môi trường :

+ Phân bố :

- Chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi.

- Chủ yếu nằm dọc theo hai đường chí tuyến , sâu nội địa , gần hải lưu lạnh

+ Khí hậu :

- Rất khô hạn và khắc nghiệt.

- Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn.

- Cảnh quan chủ yếu sỏi , đá , cồn cát .

- Thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi chỉ có ở ốc đảo .

2 . Sự thích nghi của thực, động vật đối với môi trường :

- Tự hạn chế sự thoát hơi nước.

- Tăng khả năng dự trữ nước và dinh dưỡng ….

3. Hoạt động luyện tập:

- Môi trường hoang mạc phân bố ở đâu, đặc điểm khí hậu như thế nào ?

- Thực vật, động vật ở hoang mạc có khả năng thích nghi với môi trường như thế nào ?

- Học bài hoàn thành vở bài tập .

4. Hoạt động vận dụng:

- Tại sao dân cư lại có thể sống được trên các ốc đảo?

- Tại sao cùng khoảng vĩ độ nhưng Việt Nam không bị hoang mạc hoá như các nước ở Tây Á và Bắc Phi?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Chuẩn bị bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc .

+ Quan sát và phân tích hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4

+ Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc .

+ Phân tích hình 20.5, 20.6 hoang mạc ngày càng mở rộng như thế nào ?.

+ So sánh hoang mạc môi trường đới nóng và ôn hoà .

***********************************

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC (Tiết 2)

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chọn câu trả lời đúng về Môi trường hoang mạc

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới

- Hoang mạc tuy khô hạn, cát đá mênh mông nhưng con người đã sinh sống ở đó từ lâu đời. Ngày nay, nhờ những tiến bộ kĩ thuật, con người đang ngày càng tiến sâu vào chinh phục và khai thác hoang mạc.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Cá nhân/ nhóm- (25 phút )

- GV: Cho HS hoạt động theo kỹ thuật “các mảnh ghép”

1/ Dựa vào kiến thức và xem hình 20.1, 20.2 (sgk) hãy kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc?

- HS đọc thuật ngữ "du mục", "ốc đảo" trang 186 và 188 sgk

- GV: Tại sao phải họ chăn nuôi du mục và trồng trọt trong các ốc đảo ? ( câu vận dụng tư duy )

( Do tính chất khô hạn của khí hậu với nguồn nước khan hiếm…nên chăn nuôi phải du mục, trồng trọt trong ốc đảo)

2/ Quan sát các hình 20.3, 20.4 và nội dung bài, hãy kể tên các hoạt động kinh tế hiện đại của các dân tộc sống trong hoang mạc?

( GV bổ sung: Sự phát triển du lịch cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc)

- GV: Hướng dẫn HS quan sát tiếp hình 20.3, 20.4 và các ảnh sau, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc?

- Hs trình bày – nhận xét.

- GV chuẩn kiến thức ( Kĩ thuật khoan sâu cũng là những ngành hiện đại làm thay đổi bộ mặt hoang mạc. Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường )

- GV chuyển ý

+ Hoạt động 2: Cá nhân/ nhóm- (10 phút )

GV: cho HS mô tả hình 20.5 và cho biết hiện tượng gì đang diễn ra trên thế giới? ( Diện tích hoang mạc trên thế giới đang ngày càng mở rộng )

3/ Nguyên nhân làm cho diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng? Nêu một số biện pháp để hạn chế sự phát triển hoang mạc?

( Nguyên nhân: Một phần do cát lấn hoặc do biến đổi của khí hậu toàn cầu, nhưng chủ yếu là do tác động của con người… )

- Liên hệ hiện tượng hoang mạc ở Việt Nam ( Hiện nay Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha liên quan đến hoang mạc hóa chiếm khoảng 28% (tổng diện tích đất đai). Xảy ra ở cục bộ dọc theo bờ biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận diện tích khoảng 419.000 ha.)

( Biện pháp: Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan, kênh đào. Trồng cây rừng chống cát bay và cải tạo khí hậu… )

- Các nhóm trình bày, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn kiến thức .

- GD HS ý thức bảo vệ môi trường”

- Bản thân các em cần phải làm gì để hạn chế sự phát triển của hoang mạc?

1. Hoạt động kinh tế:

- Cổ truyền: Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong ốc đảo và vận chuyển hàng hóa qua hoang mạc .

- Hiện đại: Khai thác dầu khí, nước ngầm, du lịch…

2.Hoang mạc đang ngày càng mở rộng:

- Diện tích hoang mạc trên thế giới vẫn đang tiếp tục mở rộng.

. Nguyên nhân :

+ Do cát lấn .

+ Biến động khí hậu toàn cầu

+ Do tác động con người.

. Biện pháp hạn chế :

+ Dẫn nước vào hoang mạc qua kênh đào .

+ Trồng cây gây rừng .

+ Cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng qui mô lớn..

3. Hoạt động luyện tập:

Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong các câu dưới đây.

1.Những biện pháp đang được sử dụng để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa là:

a. Khai thác nước ngầm để tưới tiêu.

b. Trồng rừng chắn cát.

c. Chăn nuôi và trồng trọt một cách hợp lý.

2. Các biểu hiện của quá trình hoang mạc hóa:

a. Sự tăng cường tính khô hạn, thiếu hụt ẩm, tích muối trong đất.

b. Độ màu mỡ, độ che phủ của đất giảm.

c. Sự thay đổi giống, loài.

d. Sự bành trướng của các bãi cát hoặc sự xâm lấn của các cồn cát di động.

e. Tất cả các đáp án trên.

- Trình bày các hoạt động kinh tế của con người ở đới hoang mạc?

- Do đâu diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng? Biện pháp ngăn chặn, cải tạo hoang mạc .

4. Hoạt động vận dụng:

- Bản thân các em cần phải làm gì để hạn chế sự phát triển của hoang mạc?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Học bài và hoàn chỉnh vở bài tập bản đồ.

- Chuẩn bị bài 21: Môi trường đới lạnh.

+ Tìm hiểu đặc điểm của môi trường đới lạnh.

+ Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường đới lạnh.

Tuần: 11 Ngày soạn: 30/10/2018

Tiết: 22 Ngày dạy : 01/11/2018

CHƯƠNG IV : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH-HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Bài 21 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức :

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh

- Biết được sự thích nghi của sinh vật ở đới lạnh

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ về môi trường đới lạnh vùng Bắc Cực và Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh

- Phân tích biểu đồ biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa của 1 vài địa điểm ở đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường.

3.Thái độ: - GD ý thức chăm chỉ học tập, ý thức bảo vệ MT sống

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Bản đồ tự nhiên Bắc cực & Nam cực. Ảnh ĐTV đới lạnh

2.HS: SGK, tài liệu tham khảo, đọc và tìm hiểu về MT đới lạnh

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- Gv chiếu lược đồ thế giới

- Nêu một số câu hỏi về các đới khí hậu trên TĐ, đặc biệt xác định được vị trí của đới lạnh… -> dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

*HĐ 1: Đặc điểm của môi trường

- GV chiếu hình

- HS quan sát H 21.1/ Tr.67 và 21.2/ Tr.68 sgk, tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở cả 2 bán cầu ?

GV giới thiệu :

+ Đường vòng cực được thể hiện bằng vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm.

+ Đường ranh giới đới lạnh là các nét đứt đỏ đậm, trùng với đường đẳng nhiệt 100 C tháng 7 ở Bắc bán cầu và đường đẳng nhiệt 100 C tháng 1 ở Nam bán cầu (tháng có nhiệt độ cao nhất mùa hạ ở 2 bán cầu).

? Quan sát H 21.1 và 21.2, cho nhận xét xem có gì khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu với môi trường đới lạnh Nam bán cầu ?

Ở Bắc bán cầu chủ yếu là Bắc Băng Dương, ở Nam bán cầu chủ yếu là châu Nam cực.

- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp, trình bày , nhận xét:

- HS quan sát biểu đồ H 21.3/ Tr.68 sgk.

? Phân tích biểu đồ :

- Diễn biến nhiệt độ trong năm :

+ Nhiệt độ tháng cao nhất? Nhiệt độ tháng thấp?

nhất ? Biên độ nhiệt năm ?

+ Số tháng có nhiệt độ < 00 C, số tháng có nhiệt độ > 00 C?

- Lượng mưa:

+ Lượng mưa TB năm?

+ Tháng mưa nhiều, tháng mưa ít là tháng nào? Đặc điểm mưa ?

-> Từ việc phân tích trên , em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới lạnh?

- HS quan sát các H21.4 và 21.5/ Tr.69

Thuật ngữ : núi băng và băng trôi /sgk_T186

? So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó.( Liên hệ thực tế)

Kích thước khác nhau, Băng trôi xuất hiện vào mùa hạ, núi băng lượng băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn. Đó là quang cảnh mà ta thường gặp trên các vùng biển đới lạnh vào mùa hạ.

*HĐ 2: Sự thích nghi của ... môi trường

- HS đọc thuật ngữ “đài nguyên” SGK/ Tr.186

? Quan sát H21.6 và 21.7/ Tr.69 sgk, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ ? So sánh và rút ra nhận xét ?

+ H 21.6 : Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ thực vật có rêu và địa y đang nở hoa đỏ và vàng, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn. Mặt đất chưa tan hết băng.

+ H 21.7 : Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ảnh ở Bắc Âu. Băng chư tan.

🡪 Đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn đài nguyên Bắc Âu.

? Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì ?

Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ.

? Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè ?

Nhiệt độ cao hơn, băng tan 🡪 lộ đất, cây cối mọc lên.

- HS quan sát các H21.8, 21.9 và 21.10/ Tr.69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh ?

? Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào ?

? Các động vật trên có đặc điểm gì khác với động vật ở đới nóng ?

- GV giới thiệu : Tuần lộc sống dựa vào cây cỏ, rêu, địa y của đài nguyên.

  • Chim cánh cụt, hải cẩu sống dựa vào tôm cá dưới biển.

🡪 Mỗi loài thích nghi với thức ăn riêng của môi trường, có đặc điểm cơ thể chống lại khí hậu lạnh.

? Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động, nhộn nhịp vào mùa nào trong năm? Loại động vật sống địa bàn nào phong phú hơn?

? Bằng kiến thức sinh vật học, hãy cho biết hình thức tránh rét của động vật vào mùa đông là gì ? (Giảm tiêu hao năng lượng)

- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi , trình bày , nhận xét :

? Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?

🡪 Tác động của con người đến môi trường, đặc biệt là vấn đề khí thải làm Trái Đất nóng lên. KH rất khô hạn, nhiệt độ thấp – ít mưa ; TV- ĐV nghèo nàn

? Qua các đặc điểm trên, em thấy giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt ?

GV kết luận

* Vị trí: nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực.

Đới lạnh ở Bắc cực là đại dương, ở Nam cực là lục địa.

1. Đặc điểm của môi trường

* Khí hậu:

- Mùa đông lạnh kéo dài.

- Mùa hè ngắn, nhiệt độ dưới 100 C.

- Nhiệt độ TB năm < - 100 C

- Lượng mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, thường có bão tuyết.

- Vùng biển lạnh, vào mùa hè có băng trôi và núi băng.

🡪Khí hậu lạnh giá quanh năm và vô cùng khắc nghiệt.

2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường

- Động vật: tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng... thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.

- Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.

- Thực vật đặc trưng : rêu, địa y và một số loài cây thấp lùn.

3. Hoạt động luyện tập:

- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?

- Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt ?

4. Hoạt động vận dụng:

? Hiện nay khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên, Bắc cực và Nam cực có hiện tượng tan băng ,vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí của TĐ?

? Những loài động vật ấy có sống ở nước ta được không? Vì sao?

5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng:

* Đọc thêm: “ Ngôi nhà băng của người I- núc Bắc Mĩ”, tìm hiểu thêm về đới lạnh

* Học bài và làm bài tập 4 vào vở.

* Chuẩn bị bài 22 “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh”

+ Đọc sgk, Tìm hiểu các hoạt động KT của con người ở đới lạnh

Tuần: 12 Ngày soạn: 04/10/2018

Tiết: 23 Ngày dạy : 06/11/2018

Bài 22 : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH .

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- HS Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.

- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.

- HS Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài ĐV có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Kĩ năng:

- Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh (kinh tế cổ truyền, kinh tế hiện đại).

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh.

3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, ủng hộ các hoạt động kt, ý thức bảo vệ môi trường

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ...

.GDBVMT: Mục 2

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1.GV: - PT. Biểu đồ kinh tế TG hay khoáng sản. Ảnh các TP đới lạnh: Bắc Âu, Ai-xơ- len, máy chiếu , phiếu HT

2.HS: Tìm hiểu bài .

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Hoạt đông khởi động:

*Ổn định tổ chức:

- GV cho hs quan sát lược đồ vùng cực Bắc và vùng cực Nam.

? Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

? Theo em hiểu ,con người đã xuất hiện bao lâu tại vùng đất này ? Họ sinh sống như thế nào?...

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

*HĐ1: Hoạtđộngkinhtế củacác dt phương Bắc:

- Yêu cầu hs thảo luận theo 6 nhóm:

- HS quan sát lược đồ 22.1- ảnh 22.2 và 22.3? Nêu tộc người cư trú? Địa bàn cư trú? Nghề nghiệp chính các tộc người ở phương Bắc điền vào bảng phụ?

- Đại diện nhóm lên trình bày , các nhóm khác nhận xét , bổ sung

- Gv chốt kiến thức

? Nhận xét gì về dân cư ở phương Bắc?

  • Trao đổi cặp đôi:

? Tạo sao họ chỉ sống được ở ven bờ biển của Bắc Âu, Bắc Á, Bắc Mĩ và bờ biển phía nam, phía đông của đảo Grơnlen mà không sống ở gần cực Bắc và châu Nam cực?

HS: vì hai cực quá lạnh, không có thực phẩm. Ven bờ lục địa đỡ lạnh hơn, nguòn thực phẩm phong phú, thuận lợi cho sinh hoạt và chăn nuôi.

? Nhận xét chung về kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc?

* HĐ 2: Việc nghiên cứu và khai thác môi trường:

- HĐ cá nhân

- HS quan sát bản đồ H21.1 (khoáng sản).

? Kể tên các k/sản ở đới lạnh?

- HĐ chung cả lớp

- GVChiếu một số tranh về ĐV, hs quan sát, mô tả

? Ở đới lạnh còn có những tài nguyên nào khác?

? Lịch sử khai thác tài nguyên ở đới lạnh ?

- GV Chiếu tranh ảnh về địa hình của đới lạnh, nhận xét.

- HS thảo luận theo căp, trình bày , nhận xét:

? Tại sao đến nay tài nguyên đới lạnh vẫn chưa được khai thác nhiều?

NN: KH quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm thiếu nhân công, thiếu phương tiện vận chuyển và kỹ thuật...

- Ảnh 22.4 giàn khoan dầu mỏ trên biển Bắc giữa các tảng băng trôi.

Ảnh 22.5: Các nhà KH đang khoan thăm dò địa chất ở Châu nam cực. Mùa hạ họ làm việc, mùa đông rút về sống trong các trạm nghiên cứu ven bờ biển để tránh lạnh và bão tuyết.

- Quan sát, miêu tả ảnh 22.4 và 22.5.

? Cho biết gần đây con người tiến hành khai thác tài nguyên đới lạnh ntn?

? Tại sao các hoạt động KT này lại được chú trọng phát triển hơn?

- NN: nhờ phương tiện hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, con người khắc phục khó khăn để khai thác.

GV. Hiện có 12 nước đặt trạm nghiên cứu ở Châu nam cực trong các lĩnh vực: Khí hậu, băng học, hải dương học, địa chất, sinh vật.

? Từ đây, em hãy đánh giá về hoạt động KT hiện nay ở đới lạnh?

* Tích MT:

  • GV tổ chức thảo luận nhóm: theo từng bàn, các nhóm phát biểu, nhận xét, bổ sung.

? Theo em, những vấn đề nổi bật của đới lạnh hiện nay là gì?

? Cần có biện pháp gì trong việc khai thác và bảo vệ ĐV đới lạnh?

- GV giáo dục ý thức BVMT, BV tài nguyên cho hs, chốt kt

1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc:

Tên tộc người

Địa bàn cư trú

Nghề nghiệp

Chúc

Bắc Á

Chăn nuôi( tuần lộc)

- săn thú

I-a-kut

Bắc Á

Chăn nuôi- săn thú

Xa-mô-y-et

Bắc Á

Chăn nuôi- săn thú

La-pông

Bắc Âu

Chăn nuôi- săn thú

I-nuc

Bắc Mĩ

Đánh cá(...) - săn thú( tuần lộc, hải cẩu , gấu trắng)

-> Đới lạnh p.Bắc là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất.

=> Kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, dựa vào tự nhiên là chủ yếu

2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường:

- Tài nguyên:

+ K/sản: Đồng, U-ra-ni-um, kim cương, vàng, dầu mỏ.

+ Hải sản: cá voi, cá heo, hải cẩu…

+ Thú có lông quý: tuần lộc, gấu trắng, sói…

- Việc sd và khai thác tài nguyên ở đới lạnh còn ít.

- Hoạt động kinh tế hiện đại:

+ Nghiên cứu và khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, kim cương, vàng);

+ Mở rộng chăn nuôi thú có lông quý;

+ Đánh bắt hải sản.

=>Hiện nay, nhờ sự phát triển KHKT, đới lạnh đang được chú ý nghiên cứu và khai thác tài nguyên.

* Các vấn đề cần giải quyết: nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật quý, thiếu nguồn nhân lực.

- Biện pháp: Khai thác ĐV có kế hoạch đi đôi với bảo vệ các loài ĐV có nguy cơ tuyệt chủng. VD: hoạt động chống các tầu săn cá voi xanh Nhật Bản của Tổ chức Hòa bình xanh,…

3. Hoạt động luyện tập:

- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp, lên bảng trình bày, nx

- Lập sơ đồ tư duy thể hiện mối quan hệ giữa con người và môi trường đới lạnh.

- GV chuẩn xác…

Bài tập 3/ sgk

Khí hậu rất lạnh

Băng tuyết bao phủ quanh năm

TV rất nghèo nàn

🡪

🡪

🡪

Rất ít người sinh sống

Khai thác tài nguyên khó khăn

4. Hoạt động vận dụng:

- Ở VN có những loại k/s ,những loài đv nào đang có nguy cơ tuyệt chủng?

- Từ bài học, chúng ta cần phải làm gì với nguồn tài nguyên thiên nhiên?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

* Tìm hiểu về các loài động vật ở đới lạnh và cuộc sống của các dân tộc ở phương Bắc.

* Sưu tầm tài liệu,tranh ảnh về TN,con người phương Bắc

* Nghiên cứu bài 23: “ Môi trường vùng núi”

+ Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2018

Tiết: 24 Ngày dạy : 08/11/2018

CHƯƠNG V :MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI .

Bài 23 : MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm được những đặc điểm của môi trường vùng núi. Biết được khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.

- Những khó khăn , thuận lợi hình thành do điều kiện độc đáo của môi trường vùng núi tạo nên.

- Biết được sự cư trú của con người ở các vùng núi khác nhau trên thế giới .

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi. Thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng với vùng núi đới ôn hòa.

3. Thái độ :

- Thấy được để bảo vệ tự nhiên vùng núi cần trồng và bảo vệ rừng .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1.GV: - PT + Bản đồ địa hình thế giới.Ảnh chụp phong cảnh các vùng núi nước ta hoặc các nước khác.Máy chiếu

2.HS: đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Hoạt đông khởi động:

*Ổn định tổ chức:

- Cho HS QS một số hình ảnh vùng núi. HS quan sát và mô tả quang cảnh …

? Bằng sự hiểu biết của em,nêu tên những dãy núi cao ? Gv chiếu tên và vị trí của những dãy núi trên hình...dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

*HĐ1: Đặcđiểm của môi trường

- HĐ cá nhân:

- HS quan sát H23.1

? H23.1 là cảnh gì? Ở đâu?

? Mô tả quang cảnh trong ảnh?

? Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi?

- Trong tầng đới lưu của khí quyển nhiệt độ giảm dần lên cao, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Càng lên cao không khí càng loãng (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C).

? Ở độ cao nào có băng tuyết bao phủ?

- Ở đới ôn hòa: 3.000m

- Ở đới nóng: 5.5000m

=> có băng tuyết

1. Đặc điểm của môi trường

- Khí hậu và thực vật ở môi trường vùng núi thay đổi theo độ caovà thay đổi theo hướng của sườn núi.

QS hình 23.2 SGK: Cây cối phân bố từ chân núi lên đến đỉnh núi thành các vành đai.

? Vùng Anpơ có mấy vành đai? Giới hạn của mỗi vành đai?

? Như vậy sự thay đổi của khí hậu vùng núi ảnh hưởng đến thực vật ntn?

? Ngoài thay đổi theo độ cao, khí hậu và thực vật còn thay đổi theo điều kiện nào?

? Sườn đón gió ẩm cây cối phát triển ntn?

- HS thảo luận theo cặp:

? QS H23.2 cho biết: Sự phân bố cây trong 1 quả núi giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng có sự khác nhau ntn?

? Vì sao có sự khác nhau đó?

- HS trình bày, nhận xét...

? Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng ntn đến đời sống và kinh tế vùng núi?

? Từ đây, em hãy nhận xét khái quát về đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi?

*HĐ2: Cư trú của con người

- HĐ chung cả lớp

? Ở miền núi có các dân tộc nào sinh sống?

? Họ sống ở những vị trí nào của núi?

? Ở châu Á, Nam Mĩ, Châu Phi, người miền núi sống ntn?

- Ở Châu Á: Họ sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát, có nhiều lâm sản.

- Ở Nam Mĩ họ sống ở độ cao 3.000m nơi có mặt đất bằng phẳng.

- Ở Châu Phi, người dân sống ở sườn đón gió.

- GV chiếu hình, hs quan sát

? Qua đó em thấy được đặc điểm cư trú nổi bật của người dân miền núi trên trái đất ntn?

- GV Liên hệ đến đặc điểm cư trú của người dân miền núi ở VN?

-HS liên hệ

2. Cư trú của con người.

- Miền núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người có mật độ thưa thớt hơn đồng bằng.

- Họ sống men theo sườn núi thấp, khí hậu mát hoặc dưới thung lũng.

🡪 Vùng núi là nơi thưa dân, ở mỗi vùng núi khác nhau, con người lại có đặc điểm cư trú khác nhau.

3. Hoạt động luyện tập:

- HS hoạt động nhóm lớn:( 6 nhóm)

  • Lập sơ đồ sự phân tầng TV theo độ cao của 2 đới…
  • Nhận xét và giải thích

- Đại diện nhóm trình bày , nhận xét

- GV chốt ndung

Bài tập 3/ sgk

Độ cao(m)

Đới ôn hòa

Đới nóng

200-900

Rừng lá rộng ôn đới

Rừng rậm–làng mạc- ruộng bậc thang

900-1600

Rừng hỗn giao ôn đới

Rừng cận nhiệt trên núi

1600-3000

Rừnglákim, đồngcỏnúi cao

Rừng hỗn giao ôn đới trên núi

3000-4500

Đồngcỏnúi cao

Rừng lá kim ôn đới núi cao

4500-5500

Tuyết vĩnh cửu

Đồng cỏ -núi cao

->Đới nóng có vành đai rừng rậm , đới ôn hòa không có

-> Các tầng TV nằm cao hơn đới ôn hòa vì nhận được nhiều nhiệt độ và ánh nắng hơn đới ôn hòa

4. Hoạt động vận dụng:

- Theo em, môi trường vùng núi VN hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì về tự nhiên, xã hội?

- Biện pháp để khắc phục những khó khăn trên?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

* Tìm hiểu thêm về môi trường tự nhiên và cuộc sống của người dân vùng núi trên thế giới

* Học bài, hoàn thiện bài tập

* Chuẩn bị cho giờ ôn tập các chương 2,3,4,5: hs đọc lại toàn bộ kiến thức, trả lời các câu hỏi và bài tập cuối mỗi bài.

- GV kí hợp đồng với HS ( chia lớp -6 nhóm )

- GV phát phiếu – HS về nhà làm ,hoàn thiện trên giấy

Tuần: 13 Ngày soạn: 11/11/2018

Tiết: 25 Ngày dạy : 13/11/2018

ÔN TẬP CHƯƠNG III, IV, V

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về môi trường ôn hoà, hoang mạc, vùng núi, đới lạnh và những hoạt động kinh tế ở các môi trường .

2. Kĩ năng :

- Củng cố kỹ năng đọc, phân tích lược đồ, phân tích biểu đồ, ảnh địa lý.

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên :

- Bản đồ các kiểu môi trường ,

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Hoạt đông khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi như thế nào? Nêu biểu hiện và nguyên nhân?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Để củng cố lại các môi trường địa lí về đặc điểm môi trường và hoạt động kinh tế thì hôm nay chúng ta cùng ôn lại nội dung đó qua bài ôn tập chương III,IV,V:

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

. Triển khai bài dạy:

GV: Kẻ bảng theo mẫu sau.

GV: Yêu cầu lớp thảo luận: chia lớp thành 3 nhóm

- Chia nhóm: Mỗi bàn một nhóm.

- Thời gian: 20 phút.

- Nội dung thảo luận:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đới hoang mạc.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đới lạnh.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng núi.

Môi trường

Hoang mạc

Đới lạnh

Vùng núi

Khí hậu

- Rất khô hạn.

- Biên độ nhiệt ngày và năm rất lớn.

- Nhiệt độ thấp, lạnh lẽo quanh năm:

+ Mùa đông kéo dài lạnh

(-100C -500C)

+ Mùa hạ ngắn, nhiệt độ khoảng 100C

- Mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết

- Khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi.

Thực vật

- Rút ngắn chu kì sinh trưởng.

- Thay đổi hình thái: lá, thân, rễ.

- Phát triển vào mùa hạ.

- Cây thấp lùn xen lẫn rêu, địa y.

- Thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.

Hoạt động kinh tế

- Cổ truyền: chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo.

- Hiện đại: Khai thác khoáng sản, du lịch, trồng trọt với quy mô lớn

- Cổ truyền: Chăn nuôi, săn bắn, đánh cá.

- Hiện đại: khai thác khoáng sản, chăn nuôi thú có long quí.

Vấn đề cần quan tâm.

- Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng.

- Nguy cơ tuyệt chủng các động vật quí hiếm.

- Thiếu nhân lực.

3. Hoạt động luyện tập:

Giáo viên gọi 2-3 hs và yêu cầu học sinh chốt lại toàn bộ nội dung bài học

4. Hoạt động vận dụng:

- Học dạng bài địa lí về các môi trường tự nhiên cho em hiểu biết gì ?

- Với những khó khăn của từng môi trường, theo em, đâu là vấn đề chung mà con người ở cả 4 môi trường này đều phải quan tâm và giải quyết ?

- Chúng ta đang sống trong môi trường đới nào ? Các em cần phải làm gì với môi trường xung quanh?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

* Tìm hiểu về các đới khí hậu trên Trái Đất

* Ôn tập tốt các bài đã học

* Nghiên cứu trước bài 25 “ Thế giới rộng lớn và đa dạng”.

+ Cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục.

+ Tìm hiểu về các nhóm nước trên thế giới

Tuần: 13 Ngày soạn: 13/11/2018

Tiết: 25 Ngày dạy : 15/11/2018

PHẦN III : THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

Bài 25 : THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức :

- Phân biệt khái niệm lục địa và châu lục .

- Nắm được sự phân chia loại hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh số liệu thống kê.

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Ý thức tìm hiểu thế giới thấy được sự rộng lớn và đa dạng

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên :

- Bản đồ tự nhiên thế giới .

- Bảng số liệu trang 81 SGK .

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Hoạt đông khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: cho hs 1 phút trình bày hiểu biết của mình về các châu lục trên trái đất

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng. Bề mặt Trái Đất có các lục địa và các đại dương. Trên các châu lục có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, song dựa trên moat số mặt có thể phân chia thành các nhóm nước có một số đặc điểm chung . Tất cả những điều đó các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1 : Tìm hiểu các lục địa và các châu lục (nhóm, cá nhân)

- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới, giới thiệu ranh giới châu lục và đại lục qua bản đồ .

- Chia 4 nhóm thảo luận - 4’

+ Nhóm 1, 2 : Phân biệt lục địa và châu lục ?

+ Nhóm 3, 4 : Dưạ vào cơ sở nào để phân chia lục địa và châu lục ?

- HS : Trình bày – nhận xét

- GV : Chuẩn xác

- Trên thế giới có mấy lục địa, châu lục ?

- Nêu và xác định qua bản đồ ? ( Nêu tên các đại dương, các

đảo, quần đảo nằm xung quanh )

- Lục địa nào gồm 2 châu lục ? Châu nào gồm 2 lục địa ? Lục địa nào nằm dưới lớp nước đóng băng ? Một châu lục lớn bao lấy một lục địa ?

+ Hoạt động 2 : Tìm hiểu các nhóm nước trên thế giới (cá nhân, cặp đôi)

- Dựa vào bản số liệu cho biết có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ ?

- Giới thiệu khái niệm chỉ số phát triển con người ( HDI) là sự kết hợp của ba thành phần : tuổi thọ, trình đồ học vấn và thu nhập bình quân đầu người.

- Đọc đoạn đầu mục 2: “ Người ta … châu lục” để phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội từng nước, từng châu dựa vào chỉ tiêu gì ?

- Dựa vào các chỉ tiêu ,cách phân loại các quốc gia như thế nào?

- Đối chiếu qua hình 25.1 và làm bài tập 2 trang 81 sgk .

- Ngoài ra còn cách phân loại nào khác? Chia ra những nhóm nước nào?

1. Các lục địa và các châu lục :

- Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh .

- Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó .

- Trên thế giới có 6 châu lục và 6 lục địa .

2. Các nhóm nước trên thế giới :

- Dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình qân đầu người, tỉ lệ tử vong trẻ em, chỉ số phát triển con người để phân loại các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước

+ Nhóm nước phát triển

+ Nhóm nước đang phát triển

3. Hoạt động luyện tập:

GV chiếu lược đồthế giới , tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ: có các ô chứ số ( từ 1->11)

- Yêu cầu hs chọn số , gv nêu câu hỏi : Đọc tên các các châu lục và các đại dương trên thế giới?

- HS tham gia trả lời câu hỏi ,nhận xét đúng sai, tuyên dương…

4. Hoạt động vận dụng:

? Chúng ta đang sống ở châu lục nào ? Trình bày những hiểu biết của em về châu lục ấy?

? Em hiểu gì về nền kinh tế của Việt Nam?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

* Tìm hiểu về các kiến thức về tự nhiên – KTXH của các châu lục trên TG ?

* Học bài, làm bài tập

* Nghiên cứu trước bài 26 “ Thiên nhiên châu Phi”.

+ Đọc sgk, tìm hiểu về các đặc điểm TN châu Phi

Tuần: 14 Ngày soạn: 19/11/2018

Tiết: 27 Ngày dạy : 22/11/2018

CHƯƠNG IV: CHÂU PHI

Bài 26 : THIÊN NHIÊN CHÂU PHI .

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức :

- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng châu Phi .

- Biết đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi .

2. Kĩ năng :

- Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở châu Phi .

3. Thái độ :

- Nâng cao ý thức quý trọng tài nguyên thiên nhiên .

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên :

- Bản đồ tự nhiên châu Phi .

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Bằng sự hiểu biết ,em hiểu về châu Phi như thế nào? ( có thể trình bày đôi nét về thiên nhiên và con người) Hs trả lời và dẫn dắt vào bài mới…

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Châu Phi là châu lục có những đặc điểm tự nhiên hết sức độc đáo. Hôm nay chúng ta tìm hiểu sự độc đáo ấy qua đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của châu Phi như thế nào ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí Châu Phi (Cá nhân, cặp)

GV: Yêu cầu HS trao đổi theo đôi bạn:

- cho HS quan sát H26.1, kết hợp kênh chữ SGK cho biết:

? Diện tích của Châu Phi? So với các châu lục khác?

? Xác định điểm cực bắc, cực nam của châu Phi?

? Xác định các đường chí tuyến đi qua châu Phi?

? Như vậy phần lớn diện tích Châu Phi nằm trong đới nào?

? Châu Phi giáp với biển và đại dương nào?

- HS lên bảng trình bày, xác định, nhận xét

- GV nhận xét, chuẩn xác

GV: Yêu cầu HS: Nêu vị trí và ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê?

? Đường bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì?

? Xác định các đảo, bán đảo lớn của châu Phi?

- Hoạt động chung cả lớp

- HS xác định bán đảo và đảo lớn nhất trên bản đồ (Ma-đa-ga-xca, Xo-ma-li...)

- HS lên bảng trình bày, góp ý

- GV khắc sâu kiến thức: Kênh đào Xuy-ê:dài 160km,rộng nhất 60km, đào năm 1859-1869 là điểm nút giao thông biển quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế, đường biển đi từ Tây Âu sang biển viễn đông qua biển ĐTD vào Xuyê được rút ngắn rất nhiều...

. Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình và khoáng sản ( nhóm, cá nhân)

GV cho HS: Quan sát lược đồ H26.1, chú ý thang màu, cho biết:

? Ở Châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu?

GV: Sơn nguyên là khu vực núi rộng lớn, tương đối bằng phẳng, trong đó có các dẫy núi xen lẫn cao nguyên

? Độ cao trung bình?

? Đọc tên và xác định trên bản đồ các sơn nguyên và bồn địa?

? Địa hình phía đông Châu Phi có đặc điểm gì?

- Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV chốt trên bảng

- GV: Chính vì thế ở phía Đ-N chủ yếu là các sơn nguyên cao 1.500-2.000m và thấp dần về phía Tây Bắc vì ở đây là các bồn địa và hoang mạc.

- GV vấn đáp:

? Đặc điểm này tác động đến địa hình Châu Phi ntn?

? Kể tên và xác định các đồng bằng, dãy núi cao ở châu Phi?

- HS xác định trên bảng lớp: Dãy Atlat ở Tây Bắc, dãy Đrêkenbéc ở ĐN.

? Vậy ngoài ĐH cao nguyên, ở Châu Phi còn có dạng ĐH nào? Đặc điểm?

? Nhận xét về địa hình châu phi?

- HS kể, xác định: sông Nin, hồ Victoria

GV: Châu Phi có con sông Nin là sông dài nhất TG (6.671km). Sông ở Châu Phi có giá trị kinh tế rất lớn.

- Hồ: Tập trung chủ yếu ở ĐP, lớn nhất là hồ Victoria có diện tích 68.000km2, sâu 80m...

? Mạng lưới sông ngòi và hồ của CP có đặc điểm gì?

- HĐ chung cả lớp

GV yêu cầu hs quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi.

? Kể tên các loại khoáng sản ở châu Phi?

? Sự phân bố của các khoáng sản này?

? Từ đây em có nhận xét chung ntn về tài nguyên khoáng sản của châu Phi?

- GV chuẩn biến thức.

- GV liên hệ khoáng sản Việt Nam , giáo dục môi trường

1. Vị trí địa lý.

- Diện tích trên 30 triệu km2 .

- Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm trong đới nóng

- Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển. Phía đông bắc nối liền với châu Á bởi kênh đào Xuy- ê

- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

2. Địa hình và khoáng sản.

.Địa hình: tương đối đơn giản, là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.

- Khoáng sản rất phong phú, đa dạng

3. Hoạt động luyện tập:

- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp:

- Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, lập bảng các loại k/s chính – sự phân bố

- HS trình bày trên lược đồ, nhận xét

Bài tập 3/ sgk

K/S chính

Sự phân bố

1.Dầu mỏ ,khí đốt

2.Sắt

3.Vàng

4.Phốt phát

5.Côban,mangan,

đồng,chì,kim cương,uranium

1.Ven biển Bắc Phi-Tây Phi

2.Dãy At-lát,dãyĐrê-ken-béc

3.Trung Phi- cao nguyên Nam Phi

4. Ba nước Bắc Phi

5.Cao nguyên Nam Phi

4. Hoạt động vận dụng:

? Viết đoạn văn ngắn trình bày đôi nét về thiên nhiên châu Phi (vị trí, địa hình và khoáng sản)

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm hiểu về các kiến thức về thiên nhiên châu Phi .

- Sưu tầm tranh ảnh về TN Châu Phi

Tuần: 15 Ngày soạn: 25/11/2018

Tiết: 28 Ngày dạy : 27/11/2018

Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo )

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm được châu Phi có khí hậu nóng khô , mưa ít và phân bố mưa không đều .

- Nắm được đặc điểm môi trường tự nhiênchâu Phi rất đa dạng .

- Giải thích được đặc điểm khí hậu khô nóng , phân bố mưa không đều , tính đa dạng của môi trường châu Phi .

2. Kĩ năng:

- Đọc, mô tả và phân tích lược đồ, ảnh địa lí, nhận biết môi trường qua ảnh .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3.Thái độ :

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên .

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên :

- Bản đồ tự nhiên châu Phi .

- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi .

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Nêu đặc điểm địa hình châu Phi. Châu Phi có các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như thế nào, phân bố ở đâu ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

- Châu Phi nổi tiếng với hoang mạc rộng lớn - hoang mạc Xa – ha –ra , nơi có khí hậu chí tuyến khô rất khắc nghiệt . Tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên châu Phi , hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các đặc điểm khí hậu và môi trường của châu lục này

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu khí hậu.

HĐ nhóm:

- GV: Cho HS xem lược đồ 26.1 và 27.1; chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1: Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng?

(Phần lớn lãnh thổ châu phi nằm giữa hai chí tuyến)

+ Nhóm 2: Giải thích tại sao khí hậu ở châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn?

(bờ biển châu Phi không cắt xẻ nhiều châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô)

+ Nhóm 3: Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?

(do chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa diện tích mở rộng, tiếp cận với lục địa Á-Âu lớn, biển ít ăn sâu vào đất liền ).

+ Nhóm 4: Dựa vào hình 27.1 cho biết sự phân bố lượng mưa ở châu Phi?

(lượng mưa phân bố rất không đồng đều)

?Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào ?

(những nơi có dòng biển nóng chảy qua nhiệt độ tăng cao và mưa nhiều; còn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua nhiệt độ giảm và ít mưa)

- Hs: thảo luận, đại diên trình bày.

- Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên. (cá nhân)

- GV: Cho HS quan sát hình 27.2

+ Châu Phi có những môi trường nào, đặc điểm phân bố?

(có các môi trường phân bố đối xứng qua XĐ: môi trường xích đạo ẩm có rừng xích đạo; 2 môi trường nhiệt đới có xavan; 2 môi trường hoang mạc có hoang mạc chí tuyến; môi trường Địa Trung Hải có 2 môi trường cận nhiệt đới khô)

+ Vì sao lại có sự phân bố như vậy? (vị trí – Xích đạo qua chính giữa châu lục, chí tuyến Bắc ở chính giữa Bắc Phi, chí tuyến Nam ở chính giữa Nam Phi và phân bố mưa)

+ Trong các môi trường vừa nêu, môi trường tự nhiên nào là điển hình?

(môi trường hoang mạc và xavan lớn hơn cả)

- HS tìm hiểu, trả lời.

- Gv: nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Khí hậu

- Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên:

+ Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20o C.

+ Lượng mưa ít, phân bố rất không đồng đều ⇒ hoang mạc hình thành và chiếm diện tích lớn.

4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Do vị trí nằm cân xứng 2 bên đường Xích đạo nên các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo, gồm:

+ Môi trường xích đạo ẩm: phân bố ở hai bên xích đạo. Cảnh quan đặc trưng là rừng rậm xanh quanh năm.

+ Môi trường nhiệt đới: cảnh quan đặc trưng là rừng thưa, xavan, cây bụi.

+ Môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xahara và hoang mạc Calahari.

+ Môi trường địa trung hải: ở cực Bắc và cực Nam châu Phi. Cảnh quan đặc trưng là rừng cây bụi lá cứng.

3. Hoạt động luyện tập.

- Tại sao châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới ?

- Kể tên các môi trường ở châu Phi . Tại sao các môi trường lại đối xứng nhau qua xích đạo ?

4. Hoạt động vận dụng:

- Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Nắm lại các kiến thức đã học về thiên nhiên châu Phi .

- Sưu tầm tranh ảnh về TN Châu Phi

Tuần: 15 Ngày soạn: 27/11/2018

Tiết: 29 Ngày dạy : 29/11/2018

Bài 28 : THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ À LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI .

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó ; nắm được cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí của địa điểm có biểu đồ đó .

2. Kĩ năng

- Rèn luyên kĩ năng xác định vị trí các môi trường, phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa .

3. Thái độ

- Có ý thức ham học hỏi tìm hiểu môn học .

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên

- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi ( hoặc hình 27.2 )

- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi .

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Cho biết đặc điểm khí hậu châu Phi ? Giải thích ?

- Nêu và xác định các môi trường tự nhiên châu Phi ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức

- GV vào bài mới: Để nắm vững đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên châu Phi

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Bài tập 1 ( nhóm)

+ Bước 1: chia lớp thành nhóm thảo luận, thời gian 4 phút.

- Nhóm 1: So sánh diện tích các môi trường tự nhiên ở Châu Phi?

- Nhóm 2: Giải thích tại sao các hoang mạc ở Châu Phi lại lan ra sát biển?

+ Bước 2: Các nhóm tích cực trao đổi, thảo luận.

+ Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung

+ Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2 : Bài tập 2 ( cá nhân, cặp)

- Gv hướng dẫn học sinh quan sát H28.1

? Cho biết lượng mưa trung bình, sự phân bố lượng mưa trong năm?

? Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm?

- Hs trình bày, 1-2 hs nhận xét

- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

? Cho biết từng biểu đồ thuộc kiiểu khí hậu nào? Đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?

? Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên H27.2 cho phù hợp?

- Hs trình bày, 1-2 hs nhận xét

- Giao viên nhận xét, chuẩn kiến thức

- Sử dụng bảng phụ

1. Bài tập 1

- Môi trường diện tích lớn nhất: môi trường hoang mạc

- Môi trường có diện tích nhỏ nhất: môi trường Địa Trung Hải

- Ảnh hưởng dòng biển lạnh

+ Hoang mạc Xa- ha- ra: Dòng biển lạnh tây bắc Ca- na- ri

+ Hoang mạc Na- mip: dòng biển Ben - ghê - la.

2. Bài tập 2

Biểu đồ khí hậu

Lượng mưa

( mm/năm)

Nhiệt độ

( 0C)

Biên độ nhiệt

( 0C)

Đặc điểm khí hậu

Vị trí địa lí

A

1244

Mùa mưa: 11->3

Nóng nhất: T3,11

Lạnh nhất: T6,7: 18

10

- Kiểu khí hậu nhiệt đới, nóng, mưa theo mùa

Số 3

B

897

Mùa mưa: 6->9

Nóng nhất:

T5: 35

Lạnh nhất:T1: 20

15

- Nhiệt đới

- Nóng, mưa theo mùa

Số 2

C

2592

Mùa mưa: T9-> T2

Nóng nhất T4: 28

Lạnh nhất T7: 20

8

- Xích đạo nửa cầu Nam. Nắng nóng, mưa nhiều

Số 1

D

506

Mùa mưa T4-> T7

Nóng nhất T2: 22

Lạnh nhất T7: 10

12

- Địa Trung Hải

- Hè: nóng, khô

- Đông: ấm, mưa thu đông

Số 4

3. Hoạt động luyện tập.

- Đặc điểm các kiểu khí hậu ?

- Nhận xét, đánh giá giờ thực hành .

- Học bài và hoàn chỉnh bài thực hành .

4. Hoạt động vận dụng:

- Vì sao các hoang mạc ở châu Phi ăn lan ra sát biển?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Chuẩn bị bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi.

+ Quan sát hình 29.1, bảng số liệu , hình 29.2

+ Tìm hiểu lịch sử, sự phân bố dân cư .

+ Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người gây hậu quả gì ?

Tuần: 16 Ngày soạn: 02/12/2018

Tiết: 30 Ngày dạy : 04/12/2018

Bài 29 : DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đều ở châu Phi.

- Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển kinh tế của châu Phi .

2. Kĩ năng :

- Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị, số liệu thống kê .

+ Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Bản đồ tư duy , học sinh làm việc cá nhân ,thảo luận nhóm , suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ - hỏi đáp

3. Thái độ :

- Xây dựng tình đoàn kết, đấu tranh phân biệt chủng tộc

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên

- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ( hoặc hình 29.1 ) .

- Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số một quốc gia châu Phi .

- Ảnh về xung đột vũ trang và di dân.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Châu Phi gồm có những kiểu môi trường tự nhiên nào ?

- Nêu đặc điểm khí hậu hoang mạc .

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức

- GV vào bài mới: - Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người, châu Phi có bao nhiêu dân ? Phân bố như thế nào ? Tình hình xã hội có đặc điểm gì nổi bật ?

2. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động: Tìm hiểu về dân cư châu Phi ( nhóm )

Mục a . Sơ lược lịch sử giảm tải .

- Quan sát bản đồ phân bố dân cư và đô thị ( 29.1 ) .

- Năm 2001 châu Phi có bao nhiêu dân ? So với thế giới?

- Thảo luận 4 nhóm - 4 phút

+ Nhóm 1,2 : Đặc điểm dân cư châu Phi ? Giải thích ?

+ Nhóm 3,4 : Đa số dân sống tập trung nơi nào ? Các thành phố lớn trên 1 triệu dân thường tập trung ở đâu ? Vì sao ?

- Hs trình bày

- Đại diện nhóm nhận xét

- GV chuẩn kiến thức

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi. ( cá nhân )

- Hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu 91-sgk

? Bùng nổ dân số là gì?

? Cho biết 2001, dân số Châu Phi là bao nhiêu? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên?

? Cho biết các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình? Nằm ở vùng nào của Châu Phi?

- HS trình bày, 1-2 hs nhận xét

- Gv nhận xét và chuẩn kiến thức

? Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình? Nằm ở vùng nào?

? Bùng nổ dân số gây ra những hậu quả gì? Ảnh hưởng đến môi trường ra sao?

- HS trình bày, 1-2 hs nhận xét

- Gv nhận xét và chuẩn kiến thức

? Ngoài bùng nổ dân số, Châu phi còn có những khó khăn gì ảnh hưởng đến phát triển kinh tế?

? Nguyên nhân nào dẫn đến xung đột tộc người ở châu Phi?

- HS trình bày, 1-2 hs nhận xét

- Gv nhận xét và chuẩn kiến thức

? Hậu quả của xung đột tộc người?

- Yêu cầu học sinh mô tả H29.2

- HS mô tả, 1-2 hs nhận xét

- GV nhận xét. Kết luận toàn bài

1. Dân cư :

- Năm 2001 có hơn 818 triệu dân, chiếm 13,4% dân số thế giới .

- Dân cư phân bố không đều.

- Đa số dân châu Phi sông ở nông thôn

- Các thành phố có hơn một triệu dân thường tập trung ở ven biển.

2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi :

a. Bùng nổ dân số :

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên vào loại cao nhất thế giới .

b. Xung đột tộc người :

- Châu Phi có nhiều tộc người, nhiều thổ ngữ khác nhau .

- Mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến .

3. Hoạt động luyện tập.

- Nêu và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi ?

- Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của châu Phi ?

4. Hoạt động vận dụng:

- Bùng nổ dân số Ở Châu Phi gây ra những hậu quả gì? Ảnh hưởng đến môi trường ra sao?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Chuẩn bị bài 30 : Kinh tế châu Phi .

+ Quan sát lược đồ 30.1, 30.2

+ Tìm hiểu đặc điểm ngành nông nghiệp và công nghiệp châu Phi .

+ Đọc, phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi .

+ Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường ở châu Phi .

Tuần: 16 Ngày soạn: 04/12/2018

Tiết: 31 Ngày dạy : 06/12/2018

Bài 30 : KINH TẾ CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm vững đặc điểm nông nghiệp và công nhiệp, tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp .

- Hiểu được các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến môi trường .

2. Kĩ năng :

- Đọc, phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi .

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường ở châu Phi .

3. Thái độ :

- Không đồng tình với hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường .

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên

- Bản đồ ( lược đồ ) nông và công nghiệp châu phi .

- Một số hình ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ; về các ngành công nghiệp châu Phi .

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa, vở, sgk, tranh ảnh hoạt động kinh tế các nước Châu Phi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Nêu và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi ?

- Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của châu Phi ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức

- GV vào bài mới: - Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú và giàu có, có nguồn lao động dồi dào nhưng nền kinh tế trong tình trạng thấp kém, lạc hậu nhất thế giới . Sự lạc hậu và thấp kém đó được biểu hiện như thế nào ?

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1 : Nông nghiệp ( Nhóm, cá nhân )

- Treo bản đồ kinh tế chung Châu Phi, hướng dẫn học sinh quan sát H30.1.

? Dựa vào H30.1 và kênh chữ SGK em hãy cho biết trồng trọt gồm những cây trồng nào là chủ yếu?

? Trong các ngành đó có 2 ngành chiếm tỉ trọng cao hơn và có vai trò rất quan trọng, theo em đó là hai ngành nào?

- HS trình bày, 1-2 hs nhận xét

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

? Xác định trên bản đồ sự phân bố cây công nghiệp chính ở Châu Phi?

- 1 hs xác định trên lược đồ

? Dựa vào hình 30.1SGK em hãy cho biết loại cây công nghiệp nào là quan trọng nhất?

? Hình thức đốt rừng làm rẫy, phá rừng ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và tài nguyên?

- Hs trình bày, 1-2 hs nhận xét.

- GV nhận xét ,chuẩn kiến thức

? Dựa vào SGK, em hãy cho biết ngành chăn nuôi có đặc điểm gì?

? Hình thức chăn nuôi nào là phổ biến?

? Kể tên các vật nuôi?

- Hs trình bày, 1-2 hs nhận xét.

- GV nhận xét ,chuẩn kiến thức

? Những nước nào có ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá cao trong nông nghiêp?

? Vì sao sản xuất nông nghiệp còn kém phát triển? Phương thức sản xuất lạc hậu ảnh hưởng gì đến môi trường?

- Hs trình bày, 1-2 hs nhận xét

- Gv nhận xét và kết luận, chuyển mục

+ Hoạt động 2 : Công nghiệp ( cặp )

- chia lớp thành 3 nhóm nhỏ

thảo luận, thời gian 3 phút.

- Nhóm 1: Quan sát H30.2 cho biết các khoáng sản ?

- Nhóm 2: Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn như vậy, nền công nghiệp Châu Phi có đặc điểm gì?

- Nhóm 3: Nhận xét trình độ phát triển công nghiệp Châu Phi?

- Các nhóm tích cực trao đổi, thảo luận.

- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

? Việc khai thác khoáng sản ảnh hưởng gì đến nguồn tài nguyên này và môi trường xung quanh?

- Hs trình bày, 1-2 hs nhận xét.

- GV nhận xét ,chuẩn kiến thức

? Vậy nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển công nghiệp Châu Phi?

? Những ngành công nghiệp chủ yếu của Châu Phi là gì?

? Việc khai thác khoáng sản làm cảnh quan môi trường bị hủy hoại ảnh hưởng gì đến khí hậu?

- Hs trình bày, 1-2 hs nhận xét.

- GV nhận xét ,chuẩn kiến thức

- (Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Nông nghiệp :

a. Trồng trọt :

- Cây công nghiệp được chú trọng phát triển theo hướng chuyên môn hoá để xuất khẩu .

-Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt .

b. Chăn nuôi :

- Kém phát triển .

- Hình thức chăn thả là phổ biến nhất .

2. Công nghiệp :

- Nguồn khoáng sản phong phú nhưng phần lớn các quốc gia ở châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển .

- Nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến diện .

- Phần lớn các quốc gia có nền kinh tế lạc hậu .

- Một số nước tương đối phát triển : Cộng hoà Nam Phi, Libi, Angiêri. Aicập.

3. Hoạt động luyện tập:

- Cho biết đặc điểm ngành nông nghiệp châu Phi ?

4. Hoạt động vận dụng:

1/ Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi?

2/ Tại sao công nghiệp châu Phi chậm phát triển? Hãy kể tên một số nước tương đối phát triển ở châu Phi?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Chuẩn bị bài Kinh tế Châu Phi (tt)

Tuần: 16 Ngày soạn: 07/12/2018

Tiết: 32 Ngày dạy : 09/12/2018

Bài 31 : KINH TẾ CHÂU PHI ( tiếp theo )

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm vững cấu trúc đơn giản của nền kinh tế các nước châu Phi .

- Hiểu rõ đô thị hoá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế –xã hội phải giải quyết .

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ kinh tế châu Phi .

3. Thái độ :

- Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề môi trường ở châu Phi .

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên :

- Lựợc đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu 31.1 .

- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi .

- Bảng cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu châu Phi ( nếu có )

- Một số hình ảnh sinh hoạt dân cư các khu vực châu Phi

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa, vở, sgk, tranh ảnh hoạt động kinh tế các nước Châu Phi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Cho biết đặc điểm ngành nông nghiệp châu Phi ?

- Nêu đặc điểm ngành công nghiệp và nguyên nhân kìm hãm sự phát triển công nghiệp châu Phi ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về dịch vụ ( Nhóm, cá nhân )

- Quan sát lược đồ 31.1 .

- Thảo luận 4 nhóm - 4’.

- Quan sát lược đồ 31.1 cho biết hoạt động kinh tế đối ngoại châu Phi có đặc điểm gì nổi bật :

+ Nhóm 1, 2 : Xuất khẩu gì chủ yếu ? Vì sao ?

+ Nhóm 3, 4 : Nhập khẩu gì chủ yếu ? Vì sao ?

-- Các nhóm tích cực trao đổi, thảo luận.

- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Thu nhập ngoại tệ của phần lớn các nước châu Phi dựa vào nguồn kinh tế nào ? (Xuất khẩu - Nhập khẩu)

Thế yếu của hai mặt Xuất khẩu - nhập khẩu chủ yếu ở châu Phi là gì ? (Xuất khẩu giá rất thấp, nhập khẩu cao do đó thiệt hại lớn cho châu Phi )

- Cho biết đường sắt châu Phi phát triển ở khu vực nào ?

( Ven biển vịnh Ghinê, khu vực sông Nin và Nam Phi )

Tại sao phát triển ? (Xuất khẩu )

- Quan sát lược đồ 31.1 ,21.9 xác định một số cảng lớn ở châu Phi ?

- Giá trị của kênh đào Xuy-ê ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về đô thị ( cá nhân, cặp )

- Quan sát lược đồ phân bố dân cư và đô thị ?

- Châu Phi có bao nhiêu đô thị lớn trên 1 triệu dân? Tên các đô thị trên 5 triệu dân ?

- Đọc mục 4 cho biết đặc điểm đô thị châu Phi ?

- Quan sát, đọc bảng số liệu kết hợp hình 29.1 cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hoá ở các quốc gia ven vịnh Ghinê, Duyên Hải Bắc và Đông Phi ?

+ Mức độ đô thị hoá cao nhất nước nào ? Khu vực nào ? (Bắc Phi ).

+ Mức độ đô thị hoá khá cao nước nào ? Khu vực nào ?

( Vịnh Ghinê )

+ Mức độ đô thị hoá thấp khu vực nào ? ( Đông Phi )

- Nguyên nhân của tốc độ đô thị hoá châu Phi ?

- Những vấn đề kinh tế – xã hội nảy sinh sự bùng nổ dân số đô thị châu Phi ? ( Gia tăng dân số, thiên tai, sản xuất nông nghiệp không phát triển, nội chiến liên miên dân tị nạn đổ về thành phố ) .

- (Tích hợp giáo dục môi trường )

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức

3. Dịch vụ :

+ Hoạt động xuất nhập khẩu của các nước châu Phi tương đối đơn giản

+ Giao thông và du lịch :

- Thu lệ phí qua kênh đào Xuyê ở Ai Cập .

- Du lịch ở Ai Cập , Kênia, các nước ven Địa Trung Hải .

- Mạng lưới đường sắt ngắn nối từ nơi sản xuất ra cảng biển .

4. Đô thị hoá :

+ Tình hình đô thị hóa .

- Đô thị hóa nhanh , tỉ lệ dân thành thị khá cao .

- Mức độ đô thị hóa không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế .

+ Nguyên nhân :

- Gia tăng tự nhiên nhanh .

- Di dân từ nông thôn vào thành phố .

+ Hậu quả :

Gây khó khăn về kinh tế , xã hội , thiếu nhà ở , thất nghiệp , tệ nạn xã hội ….

3. Hoạt động luyện tập:

- Nêu đặc điểm ngành dịch vụ ở châu Phi ?

- Đặc điểm đô thị hoá ở châu Phi ? Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh sự bùng nổ dân số đô thị châu Phi?

4. Hoạt động vận dụng:

- Sự phát triển đô thị của nước ta hiện nay như thế nào ?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Về nhà ôn tập nội dung châu Phi

- Trả lời các câu hỏi cuối bài .

Tuần: 17 Ngày soạn: 07/12/2018

Tiết: 33 Ngày dạy : 09/12/2018

Bài 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc Phi, Trung Phi

- Biết hoạt động kinh tế của các quốc gia khu vực Trung Phi đều làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.

2.Kĩ năng:

- Phân tích lược đồ kinh tế- xã hội, ảnh địa lí rút ra những kiến thức địa lý về đặc điểm kinh tế - xã hội

3.Thái độ:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất, rừng.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Bản đồ kinh tế ba khu vực châu Phi

- Bản đồ kinh tế châu Phi

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Nêu đặc điểm ngành dịch vụ ở châu Phi?

- Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh sự bùng nổ dân số đô thị châu Phi?

3. Bài mới :

* Giới thiệu bài mới: -Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển, nền nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt. Vậy sự phân chia các khuvực châu Phi như thế nào? Nền kinh tế - xã hội các khu vực đó ra sao?...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : ( nhóm )- (15 phút )

- Quan sát bản đồ kinh tế ba khu vực châu Phi

- Xác định vị trí, giới hạn ba khu vực châu Phi ?

- Các khu vực châu Phi nằm trong môi trường khí hậu gì?

- Xác định khu vực Bắc Phi và nêu tên các nước trong khu vực .

- Thảo luận 4 nhóm – 4’.

- Nhóm 1.2 : Tự nhiên : Đặc điểm thiên nhiên

- Thiên nhiên phân hóa như thế nào ?

- Nhóm 3.4 : Kinh tế - xã hội : Dân cư thành phần và phân bố ra sao ?

- Nêu các ngành kinh tế chính ở Bắc Phi .

- Nhóm lẻ trình bày – nhóm chẳn nhận xét.

- Gv chuẩn kiến thức .

- Mô tả cảnh quan hoang mạc Xa ha ra .

+ Hoạt động 2: ( nhóm )- (20 phút )

- Xác định khu vực Trung Phi và nêu tên các nước trong khu vực .

- Thảo luận 4 nhóm – 4’

- Nhóm 1.2 : Tự nhiên

- Đặc điểm tự nhiên .Thiên nhiên phân hóa như thế nào ?

- Nhóm 3.4 : Kinh tế - xã hội

- Dân cư Trung Phi thành phần và phân bố ra sao ?

- Nêu các ngành kinh tế chính ở Trung Phi .

- Nhóm chẳn trình bày – nhóm lẻ nhận xét .

- Gv chuẩn kiến thức .

- Giá trị sông Nin đối với sản xuất nông nghiệp Bắc Phi? (tưới tiêu, đất đai màu mỡ,..)

- Vì sao châu Phi phát triển nông nghiệp nhất ?

- Sản xuất nơng nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực nào? (ven vịnh Ghinê, ven hồ Victoria…)

- Những khó khăn trở ngại chính trong phát triển kinh tế Trung Phi là gì ?

( Tích hợp giáo dục môi trường )

- So sánh kinh tế khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi

- Đọc kết luận sách giáo khoa.

Châu Phi chia làm ba khu vực: Bắc Phi , Trung Phi và Nam Phi .

1.Khu vực Bắc Phi :

+ Tự nhiên :Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía tây bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa. Xa ha ra hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới .

- Dân cư :- Chủ yếu là người Ả rập và Bec be thuộc chủng tộc Ơrôpêôit theo đạo Hồi .

- Kinh tế : Tương đối phát triển dựa vào ngành

dầu khí và- du lịch .

2. Khu vực Trung Phi :

+ Tự nhiên : Có sự khác nhau giữa phía Tây và phía Đông .

- Phiá Tây:

+ Địa hình: chủ yếu là các bồn địa.

+ Khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới phát triển rừng rậm xanh quanh năm và rừng thưa xavan.

- Phía Đông:

+ Sơn nguyên và hồ kiến tạo;

+ Khí hậu gió mùa xích đạo, phát triển xavan công viên, rừng rậm ở sườn đón gió.

+ Dân cư : Đông dân nhất chất châu lục, chủ yếu người Ban tu thuộc chủng tộc Nê grô it. Tín ngưỡng đa dạng .

+ Kinh tế: chậm phát triển...

4. Củng cố :

- Nêu những nét chính về đặc điểm địa hình , khí hậu của khu vực Bắc Phi ?

- Nêu các ngành kinh tế chính của Bắc Phi và Trung Phi.

- Những điểm khác biệt giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi .

5. Dặn dò :

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 33: Các khu vực châu Phi ( tt )

+ Những nét chính về địa hình , khí hậu của Nam Phi .

+ Cơ cấu kinh tế khu vực Nam Phi

+ Khái quát đặc điểm của công nghiệp và nông nghiệp nước cộng hòa Nam Phi .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 17 Ngày soạn: 12/12/2017

Tiết: 34 Ngày dạy : 14/12/2017

ÔN TẬP THI HỌC KÌ I ( đảo tiết)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm vững những kiến thức về đặc điểm các kiểu môi trường, đặc điểm tự nhiên kinh tế châu Phi .

2. Kĩ năng :

- Quan sát, phân tích, so sánh thông qua biểu đồ , tranh ảnh .

3. Thái độ :

- Nâng cao ý thức tìm tòi, ham học hỏi, củng cố kiến thức về môi trường để tự giác thức hiện bảo vệ môi trường .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên :

- Lược đồ các môi trường tự nhiên .

- Lược đồ tự nhiên châu Phi .

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ: GV lồng vào trong tiết học.

3.Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Tiết ôn tập học kì nhằm hệ thống hóa lại, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học từ đầu năm học.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

H§1. Môc ®Ých: - HÖ thèng, cñng cè, kh¾c s©u kiÕn thøc ®Þa lÝ ®· häc trong häc k× I.

H§éng nhãm.

GV. Chia líp lµm 4 nhãm – mçi nhãm th¶o luËn lµm 2 néi dung c©u hái «n tËp.

§¹i diÖn nhãm tr×nh bµy kÕt qu¶ - HS nhãm kh¸c nhËn xÐt bæ sung GV chuÈn kiÕn thøc b»ng b¶ng phô – néi dung kiÕn thøc:

* Nhãm 1:

C©u 1: Bïng næ d©n sè thÕ giíi x¶y ra khi nµo? Nªu nguyªn nh©n, hËu qu¶ vµ ph­¬ng h­íng gi¶i quyÕt?

C©u 2: Tr×nh bµy vµ gi¶i thÝch mét sè ®Æc ®iÓm tù nhiªn c¬ b¶n cña c¸c m«i tr­êng ®íi nãng vµ ®íi «n hoµ?

* Nhãm 2:

C©u 3: Tr×nh bµy sù ph©n bè d©n c­ trªn thÕ giíi? Gi¶i thÝch?

C©u 4: Tr×nh bµy thuËn lîi vµ khã kh¨n cña ®iÒu kiÖn tù nhiªn ®èi víi s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ë ®íi nãng? BiÖn ph¸p kh¾c phôc?

* Nhãm 3:

C©u 5: Tr×nh bµy ®­îc vÊn ®Ò di d©n, sù bïng næ ®« thÞ ë ®íi nãng; nguyªn nh©n vµ hËu qu¶?

C©u 6: Trình bày đặc điểm ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hoà?

* Nhãm 4:

C©u 7: Nguyªn nh©n vµ hËu qu¶ cña « nhiÔm m«i tr­êng kh«ng khÝ vµ m«i tr­êng n­íc ë ®íi «n hoµ?

C©u 8: Dựa vào kiến thức đã học giải thích tại sao Bắc Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra).

H§2. Môc ®Ých: Cñng cè c¸c kÜ n¨ng ®Þa lÝ: ®äc, ph©n tÝch l­îc ®å, biÓu ®å, b¶ng sè liÖu.

* H§éng c¸ nh©n.

? H·y nh¾c l¹i c¸c kÜ n¨ng ®Þa lÝ ®· häc?

I. Néi dung kiÕn thøc.

C©u 1: Bïng næ d©n sè thÕ giíi x¶y ra khi nµo? Nªu nguyªn nh©n, hËu qu¶ vµ ph­¬ng h­íng gi¶i quyÕt?

- Bïng næ d©n sè x¶y ra khi d©n sè t¨ng nhanh, t¨ng ®ét ngét do tØ lÖ sinh cao, trªn 21000 – tØ lÖ tö gi¶m nhanh. (- TØ lÖ gia t¨ng d©n sè b×nh qu©n lªn 2,1%).

- Nguyªn nh©n: nhê nh÷ng tiÕn bé trong c¸c lÜnh vùc kinh tÕ – x· héi vµ y tÕ.

- HËu qu¶: NhiÒu trÎ em, g¸nh nÆng vÒ ¨n, ë, häc, y tÕ, viÖc lµm,...

- Ph­¬ng h­íng gi¶i quyÕt: - Có chính sách dân số, kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá... ®Ó biÕn g¸nh nÆng d©n sè thµnh nguån nh©n lùc ph¸t triÓn K/tÕ – XH ®Êt n­íc.

C©u 2: Tr×nh bµy vµ gi¶i thÝch mét sè ®Æc ®iÓm tù nhiªn c¬ b¶n cña c¸c m«i tr­êng ®íi nãng vµ ®íi «n hoµ?

* C¸c m«i tr­êng ®íi nãng:

1. Môi trường xích đạo ẩm.

+ Vị trí địa lí: Nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N.

- §Æc ®iÓm: Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. C©y rõng rËm r¹p, xanh tèt quanh n¨m, nhiÒu tÇng, nhiÒu d©y leo, chim thó,...

2. M«i tr­êng nhiÖt ®íi.

- VÞ trÝ ®Þa lÝ: - khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

- Đặc điểm: Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.

3. M«i tr­êng nhiÖt ®íi giã mïa.

- Vị trí địa lí: + Đông Nam Á và Nam Á.

- §Æc ®iÓm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường, hay gây thiên tai lò lôt h¹n h¸n. Th¶m thùc vËt phong phó ®a d¹ng.

* M«i tr­êng ®íi «n hoµ:

- Vị trí: - Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.

- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hoà nằm ở bán cầu Bắc.

- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.

+ Không nóng và mưa nhiều như đới nóng.

+ Không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.

- Thêi tiÕt cã nhiÒu biÕn ®éng thÊt th­êng do:

+ Vị trí trung gian giữa hải dương cã khèi khí ấm, và lục địa víi khèi khÝ kh«, l¹nh.

+ Vị trí trung gian giữa ®íi nãng cã khèi khÝ chÝ tuyÕn nãng kh«, ®íi l¹nh cã khèi khí cùc lôc ®Þa.

- Thiên nhiên phân hoá theo thời gian và không gian.

+ Phân hoá theo thời gian: một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

+ Phân hoá theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

C©u 3: Tr×nh bµy sù ph©n bè d©n c­ trªn thÕ giíi? Gi¶i thÝch?

- Dân cư phân bố không đều trªn thÕ giíi.

- Nh÷ng n¬i ®iÒu kiÖn sinh sèng vµ giao th«ng thuËn tiÖn nh­ ®ång b»ng, ®« thÞ hoÆc c¸c vïng khÝ hËu Êm ¸p, m­a n¾ng thuËn hoµ ®Òu cã d©n c­ tËp trung ®«ng ®óc.

- C¸c vïng nói, vïng s©u, vïng xa, giao th«ng khã kh¨n, vïng cùc gi¸ l¹nh hoÆc hoang m¹c,... khÝ hËu kh¾c nghiÖt cã d©n c­ th­a thít.

C©u 4: Tr×nh bµy thuËn lîi vµ khã kh¨n cña ®iÒu kiÖn tù nhiªn ®èi víi s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ë ®íi nãng? BiÖn ph¸p kh¾c phôc?

M«i tr­êng X§¹o Èm

+ MT nhiÖt ®íi.

+ MT n/®íi giã mïa.

ThuËn lîi

- N¾ng, m­a nhiÒu quanh n¨m, trång nhiÒu c©y, nu«i nhiÒu con.

- Xen canh gèi vô quanh n¨m.

- Nãng quanh n¨m, m­a tËp trung theo mïa, theo mïa giã.

- Chñ ®éng bè trÝ mïa vô vµ lùa chän c©y trång vËt nu«i phï hîp.

Khã kh¨n

- Nãng Èm nªn nÊm mèc, c«n trïng ph¸t triÓn g©y h¹i cho c©y trång, vËt nu«i.

- ChÊt h÷u c¬ ph©n huû nhanh do nãng Èm nªn tÇng mïn máng dÔ bÞ röa tr«i ®Êt mµu mì.

- M­a theo mïa g©y lò lôt, t¨ng c­êng sãi mßn ®Êt.

- Mïa kh« kÐo dµi g©y h¹n, hoang m¹c dÔ ph¸t triÓn.

- Thêi tiÕt thÊt th­êng nhiÒu thiªn tai b·o giã.

BiÖn ph¸p kh¾c phôc

- B¶o vÖ rõng, trång rõng, khai th¸c cã kÕ ho¹ch khoa häc.

- T¨ng c­êng b¶o vÖ hÖ sinh th¸i rõng.

- Lµm tèt thuû lîi, trång c©y che phñ ®Êt.

- TÝnh chÊt mïa vô ®¶m b¶o tèt.

- Phßng chèng thiªn tai dÞch bÖnh.

* Nh×n chung: - ThuËn lîi: NhiÖt ®é, ®é Èm cao, l­îng m­a lín nªn cã thÓ s¶n xuÊt quanh n¨m, xen canh, t¨ng vô,...

- Khã kh¨n: §Êt dÔ bÞ tho¸i ho¸; nhiÒu s©u bÖnh, kh« h¹n, b·o lò,...

C©u 5: Tr×nh bµy ®­îc vÊn ®Ò di d©n, sù bïng næ ®« thÞ ë ®íi nãng; nguyªn nh©n vµ hËu qu¶?

1. VÊn ®Ò di d©n.

- §íi nãng lµ n¬i cã lµn sãng di d©n vµ tèc ®é ®« thÞ ho¸ cao.

- Nguyên nhân di dân rất đa dạng:

+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm).

+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển).

- Hậu quả: - Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi tr­ờng, phúc lợi xã hội ở các đô thị.

2. Sù bïng næ ®« thÞ ë ®íi nãng

- Trong những năm gần đây, đới nóng có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị ngày càng nhiều.

- Nguyên nhân: do di dân tự do.

- Hậu quả: Đô thị hoá tự phát gây ra ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, ùn tắc giao thông, tê nạn xã hội, thất nghiệp. phân cách giàu nghèo lớn.

C©u 6: Trình bày đặc điểm ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hoà?

+ Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hoá với qui mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật.

- Coi trọng biện pháp tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi.

- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường.

C©u 7: Nguyªn nh©n vµ hËu qu¶ cña « nhiÔm m«i tr­êng kh«ng khÝ vµ m«i tr­êng n­íc ë ®íi «n hoµ?

+ Nguyªn nh©n vµ hËu qu¶ cña « nhiÔm m«i tr­êng kh«ng khÝ ë ®íi «n hoµ:

- Nguyªn nh©n: - khãi bôi tõ c¸c nhµ m¸y vµ ph­¬ng tiÖn giao th«ng th¶i vµo khÝ quyÓn.

- Hậu quả: - t¹o nªn nh÷ng trËn m­a axit tăng hiệu ứng nhà kính, khiÕn cho Trái §ất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, b¨ng ë 2 cùc tan ch¶y, mùc n­íc ®¹i d­¬ng d©ng cao, ... khÝ th¶i cßn lµm thñng tÇng «z«n.

+ Nguyªn nh©n vµ hËu qu¶ cña « nhiÔm m«i tr­êng n­íc ë ®íi «n hoµ?

- Nguyªn nh©n:

+ ¤ nhiÔm n­íc biÓn lµ do v¸ng dÇu, c¸c chÊt ®éc h¹i bÞ ®­a ra biÓn,…

+ ¤ nhiÔm n­íc s«ng, hå vµ n­íc ngÇm lµ do ho¸ chÊt th¶i ra tõ c¸c nhµ m¸y, l­îng ph©n ho¸ häc vµ thuèc trõ s©u d­ thõa trªn ®ång ruéng, cïng c¸c chÊt th¶i n«ng nghiÖp,…

- HËu qu¶: - Lµm chÕt ng¹t c¸c sinh vËt sèng trong n­íc, thiÕu n­íc s¹ch cho ®êi sèng vµ s¶n xuÊt.

C©u 8: Dựa vào kiến thức đã học giải thích tại sao Bắc Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra).
- Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi chịu ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến, thời tiết ổn định, không có mưa.

- Phía Bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông Bắc từ lục địa Á- Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây mưa.

- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền là rất ít.

Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới, hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra).

II. KÜ n¨ng.

- ChØ b¶n ®å, ®äc b¶n ®å.

- Ph©n tÝch biÓu ®å nhiÖt Èm.

- Ph©n tÝch b¶ng sè liÖu

- M« t¶ ¶nh ®Þa lÝ.

- Lµm c¸c BT ph©n tÝch biÓu ®å khÝ hËu ®Ó nhËn biÕt ®Æc ®iÓm khÝ hËu cña tõng kiÓu m«i tr­êng ë ®íi nãng vµ ®íi «n hoµ.

4. Củng cố :

Câu 2,4,5,8

5. Dặn dò :

- Chuẩn bị giấy và dụng cụ học tập .

- Thi học kì theo lịch thi.

- Nghiêm túc làm bài .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần lễ thứ 18 Ngày thi: 21/12/2017

Tiết PPCT : 35

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. Muïc tieâu :

1. Kieán thöùc : - Thông qua bài kiểm tra học kì I, gv nắm được chất lượng học tập của học sinh về kiến thức địa lí .

- Học sinh thấy được mức độ tiếp thu kiến thức địa lí của mình, để học tốt ở chương trình địa lí học kì II

2. Kó naêng : - Rèn tính trung thực, tự giác trong kì kiểm tra học kì

II. Phöông tieän daïy hoïc :

- Ñeà baøi laøm cheùp baûng hoaëc photo saün .

III. Tieán trình tổ chức bài mới:

* Kieåm tra baøi cuõ: ( không ).

* Giôùi thieäu baøi môùi: - Nhaéc nhôû caùc em trung thực trong giờ kiểm tra. Không trao đổi nhau trong khi làm bài kiểm tra học kì 1

* Baøi môùi:

- Phaùt ñeà thi cho hoïc sinh, thời gian làm bài 45 phút

IV. Cũng cố :

- Nhaéc nhôû caùc em khi coøn 15’ laøm baøi ;

- Khi heát giôø cho caùc em ngöng vieát để giám thị thu baøi

V. Dặn dò :

- Chuẩn bị chương trình học kì 2

VI. Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 19 Ngày soạn: 24/12/2017

Tiết: 36 Ngày dạy : 26/12/2017

Bài 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo)

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Nắm vững đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Nam Phi

- Nắm vững những nét khác nhau giữa khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi

- Cộng hòa Nam Phi là nước có nền kinh tế pht triển nhất châu Phi

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên và kinh tế châu Phi .

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Nam Phi

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3.Thái độ:

- Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc , lên án và chống lại chế độ phân biệt chủng tộc.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Bản đồ tự nhiên châu Phi

- Lược đồ kinh tế châu Phi

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Nêu những nét chính về đặc điểm địa hình , khí hậu của khu vực Bắc Phi ?

- Nêu các ngành kinh tế chính của Bắc Phi và Trung Phi

- Những điểm khác biệt về tự nhiên và kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi .

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

-Nam Phi là khu vực nhỏ nhất trong 3 khu vực châu Phi. Vậy Nam Phi có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội như thế nào?...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : ( nhóm )- ( 20 phút )

- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Phi :

- Xác định vị trí, ranh giới khu vựcNam Phi? Đọc tên các nước trong khu vực?

- Thảo luận 4 nhóm – 3’

- Nhóm 1.2: Nêu đặc điểm địa hình khu vực Nam Phi? Đặc điểm nổi bật?

- Nhóm 3.4: Đặc điểm khí hậu và thảm thực vật ở Nam Phi?

- Nhóm lẻ trả lời - nhóm chẳn bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận

- Tại sao khí hậu Nam Phi dịu ẩm hơn Bắc Phi ?

- Tại sao khí hậu và thực vật Nam Phi có sự phân hóa rõ rệt theo chiều từ tây sang đông ?

+ Hoạt động 2 :( cá nhân )- ( 15 phút )

-Nêu đặc điểm dân cư, tôn giáo, chủng tộc của khu vực Nam Phi?

- Cộng hoà Nam Phi có chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề nhất. Tháng 4/1994 Hội đồng dân tộc Phi (ANC) - Tổng thống Nelson Mandela người đen đầu tiên cầm quyền chấm dứt 30 năm cai trị của thiểu số người da trắng, chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bị bi bỏ…

- Nhận xét tình hình phát triển kinh tế ở các nước trong khu vực Nam Phi?

- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Phi .

- Sự phân bố các loại khoáng sản chính của khu vực Nam Phi? Sự phân bố cây ăn quả và chăn nuôi?

- Nêu đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của nước Cộng hịa Nam Phi .

- Đọc kết luận sách giáo khoa.

3. Khu vực Nam Phi

a. Khái quát tự nhiên

+ Địa hình:

- Là cao nguyên khổng lồ cao trung bình 1000m

- Phía Đông Nam là dãy Đrêkenbec nằm sát biển cao 3000m

- Trung tâm là bồn địa Calahari

+ Khí hậu và thực vật:

- Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới

- Cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải

- Lượng mưa và thảm thực vật phân hoá theo chiều từ Tây sang Đông

b. Khái quát kinh tế - xã hội :

- Thành phần chủng tộc đa dạng. Phần lớn theo đạo Thiên chúa

- Các nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch.

- Cộng hòa Nam Phi phát triển nhất.

4. Hoạt động luyện tập:

- Nêu những nét chính về địa hình , khí hậu của Nam Phi .

- Cơ cấu kinh tế khu vực Nam Phi

- Khái quát đặc điểm của công nghiệp và nông nghiệp nước cộng hòa Nam Phi.

- Học bài và trả lời câu hỏi.

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Chuẩn bị bài 34 : Thực hành - So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi

+ Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi như thế nào ?

+ Sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực chu Phi

+ Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi

+ Trả lời câu hỏi hướng dẫn sgk .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 20 Ngày soạn: 03/01/2018

Tiết: 37 Ngày dạy : 05/01/2018

Bài 34: THỰC HÀNH SO SÁNH NỀN KINH TẾ BA KHU VỰC CHÂU PHI

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nắm vững sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.

- Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.

2. Kĩ năng :

- Xác định sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi, giữa ba khu vực châu Phi .

- Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Phân tích , so sánh thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi để nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực châu Phi .So sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi .

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực,hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thực hành.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, ý thức yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên :

- Bản đồ kinh tế châu Phi

- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước khu vực châu Phi.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Đánh giá và sửa bài thi cho Hs.

- Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi thể hiện như thế nào ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: - Gv nêu yêu cầu bài thực hành:

+ Hoạt động 1 : Bài tập 1( nhóm )- ( 17phút ).

Bài tập1:

- Phân tích mức thu nhập bình quân đầu người của các nước khu vực châu Phi (2002)

- Gv chia lớp theo 6 nhóm học tập thảo luận 3 yêu cầu sgk.

+ Nhóm 1.2 : Bắc Phi

+ Nhóm 3.4: Trung Phi

+ Nhóm 5.6: Nam Phi

- Điền thông tin vào bảng sau

- Các nhóm chẳn trả lời nhóm lẻ bổ sung:

- Gv nhận xét, kết luận theo bảng thống kê:

Khu vực

Tên nước

Bắc Phi

Trung Phi

Nam Phi

Thu nhập trên 2500USD/người/năm

Li Bi

Bôt-xoa-na, Nam Phi

Thu nhập trên 1000USD/người/năm

Ma Rốc, Angiêri, Ai Cập

Na-mi-bi-a

Thu nhập dưới 200USD/người/năm

Nigiê, cộng hòa Sat

Buốc-ki-na -Phaxô, Êtiôpia, Xômali, Xêra Lê-ôn

Nhận xét về sự phân bố giữa ba khu vực

- Các nước vùng Địa Trung Hải và cực Nam châu Phi có mức thu nhập bình quân đầu người lớn hơn so với các nước giữa châu lục ( Trung Phi )

- Mức chênh lệch giữa các nước có thu nhập cao (trên 2500USD/người/năm) so với các nước có thu nhập thấp (dưới 200USD/người/năm) quá lớn, lên tới 12 lần.

- Khu vực Trung Phi có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong ba khu vực kinh tế của chu Phi

+ Hoạt động 2 : Bài tập2 ( cặp )- (18 phút )

Bài tập 2:

- Lập bảng so sánh đặc điểm ba khu vực châu Phi

- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS lên điền vào bảng so sánh:

- Yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung:

- GV nhận xét, kết luận:

Khu vực

Đặc điểm chính của nền kinh tế

Băc Phi

Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch

Trung Phi

Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khống sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu

Nam Phi

Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là cộng hoà Nam Phi còn lại là những nước công nghiệp lạc hậu

4. Hoạt động luyện tập:

Thực hành:

- Quốc gia nào có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi? Nằm trong khu vực nào? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế ?

- Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất châu Phi? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời các câu hỏi sgk

- Chuẩn bị bài 35 : Khái quát châu Mĩ

+ Vị trí địa lý, giới hạn, kích thước của châu Mĩ

+ Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư, có thành phần dân tộc như thế nào ?

+ Vị trí, ý nghĩa của kênh đào Panama .

6.Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 20 Ngày soạn: 04/01/2018

Tiết: 38 Ngày dạy : 06/01/2018

Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nắm được vị trí địa lý, giới hạn, kích thước của châu Mĩ để hiểu rằng đây là châu lục nằm tách biệt ở nửa cầu Tây có diện tích rộng lớn đứng thứ hai thế giới .

- Chu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư, có thành phần dân tộc đa dạng, văn hoá độc đáo .

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và các luồng nhập cư vào châu Mĩ để rút ra kiến thức về quy mô lãnh thổ và sự hình thành dân cư châu Mĩ .

3.Thái độ:

- Giáo dục tinh thần thương yêu đoàn kết giúp nhau cùng phát triển .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ .

- Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ .

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Quốc gia nào có nền kinh tế phát triển nhất chu Phi? Nằm trong khu vực nào? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế ?

- Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất châu Phi? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

* Khởi động: - Xác định vị trí các châu lục trên bản đồ tự nhiên thế giới .

- Châu nào nằm ở giữa cầu Đông?

- Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc?

- Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc và nửa cầu Nam?

- Châu Mĩ tìm ra muộn (1492), nhiều luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : ( cặp )- (20 phút)

- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và bản đồ tự nhiên châu Mĩ

- Xác định vị trí, giới hạn châu Mĩ?

- Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? (200T - 1600Đ)

- Xác định các đường chí tuyến, xích đạo và các đường vòng cực?

- Lãnh thổ châu Mĩ có đặc điểm gì khác so với các châu lục khác? (lãnh thổ kéo dài 139 vĩ độ nên đủ các đới tự nhiên thuộc 3 vành đai nhiệt trên mặt địa cầu)

- Xác định kênh đào Panama và nêu ý nghĩa của kênh đào Panama? (kinh tế) rộng 50km, đào trong 35 năm, có vai trò to lớn về kinh tế, quân sự)

- Diện tích châu Mĩ bao nhiêu ? Đứng thứ mấy trên thế giới ?

- Gv giới thiệu cuộc phát kiến địa lí vào kỉ nguyên Ánh Sáng

1.Một lãnh thổ rộng lớn

- Nằm ở nửa cầu Tây

- Lãnh thổ kéo dài từ vòng cực Bắc đến cận vòng cực Nam .

- Diện tích 42 triệu km2.

+ Hoạt động 2: ( nhóm )- (15 phút)

- Quan sát lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ .

- Trước thế kỉ XVI, chủ nhân ở đây là người gì? Thuộc chủng tộc nào?

- Em hãy cho biết vài nét về người Exkimô và người Anhđiêng?

- Sau cuộc phát kiến của Côlômbô thành phần dân cư châu Mĩ có gì thay đổi?

- Các luồng nhập cư có vai trị quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

- Gv giới thiệu thân phận của người dân nhập cư .

- Liên hệ giáo dục .

- Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ?

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa.

2.Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tôc đa dạng

- Trước thế kỉ XVI có người Exkimô và người Anhđiêng thuộc chủng tộc Môgôlôit sinh sống

- Từ thế kỉ XVI có đầy đủ các chủng tộc trên thế giới

- Các chủng tộc ở châu Mĩ đã hòa huyết tạo nên thành phần người lai

4. Hoạt động luyện tập:

- Xác định vị trí châu Mĩ và cho biết vị trí châu Mĩ có gì đặc biệt so với các châu lục khác ?

-Tại sao nói châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư và thành phần chủng tộc phức tạp ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bi 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ

+ Vị trí giới hạn Bắc Mĩ

+ Phạm vi lãnh thổ

+ Đặc điểm cấu trúc địa hình

+ Sự phân hóa khí hậu như thế nào ?

6.Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 21 Ngày soạn: 10/01/2018

Tiết: 39 Ngày dạy : 12/01/2018

Bài 36 : THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nắm được đặc điểm ba khu vực của địa hình Bắc Mĩ

- Sự phân hoá địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam chi phối sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ

2.Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng phân tích lát cắt địa hình

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ để rút ra mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết , lược đồ và lát cắt về đặc điểm thiên nhiên của Bắc Mĩ.

- Phân tích, giải thích sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ.

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên và lược đồ khí hậu Bắc Mĩ

- Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang qua Hoa Kì theo vĩ tuyến 400B

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? Châu Mĩ nằm trong vành đai khí hậu nào?

- Vai trò các luồng nhập cư có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Bắc Mĩ có tự nhiên phân hóa rất đa dạng . Điều đó được thể hiện rõ rệt qua đặc điểm địa hình và khí hậu Bắc Mĩ mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài Thiên nhiên Bắc Mĩ .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : ( Nhóm)- (20 phút)

- Quan sát hình 36.1 và 36.2

- Phạm vi lãnh thổ Bắc Mĩ gồm những quốc gia nào ?

- Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ gồm mấy khu vực?

- Thảo luận 6 nhóm – 4 phút

- Nhóm 1, 2:

- Đặc điểm địa hình của hệ thống Cooc-đi-e?

- Hệ thống Cooc-đi-e có những khoáng sản gì?

- Hệ thống Cooc-đi-e có ý nghĩa gì đối với sự hình thnh khí hậu Bắc Mĩ ?

- Nhóm 3,4 :

- Nêu đặc điểm địa hình đồng bằng Trung tâm ?

- Xác định hệ thống sông, hồ lớn giá trị kinh tế .

- Nhóm 5,6 :

- Miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm những bộ phận nào?

- Miền núi già và sơn nguyên phía đông có đặc điểm gì?

- Hs trình bày – nhận xét .

- Gv chuẩn kiến thức .

1.Các khu vực địa hình

a.Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây

- Là miền núi trẻ cao, đồ sộ, hiểm trở .

- Gồm nhiều dãy chạy song song theo hướng Bắc - Nam, xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên .

- Nhiều khoáng sản : đồng , vàng ,…

b. Miền đồng bằng ở giữa

- Tựa như lòng máng khổng lồ chạy từ bắc – nam .

- Cao phía Bắc và tây bắc thấp dần về phía nam và đông nam.

c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

- Là miền núi già cổ, thấp .

- Hướng đông bắc – tây nam

- Dãy A-pa-lat rất giàu than , sắt ,…

+ Hoạt động2: (cặp)- (15 phút)

- Quan sát hình 36.3:

- Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa như thế nào ?

- Theo chiều bắc – nam Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào chiến diện tích lớn nhất?

-Tại sao khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều Bắc-Nam? (trải dài từ 71059’B-150B)

- Ngoài hai sự phân hóa khí hậu trên còn có sự phân hóa khí hậu gì? Thể hiện ở đâu?

- Theo chiều đông - tây Bắc Mĩ khí hậu phân hóa như thế nào?

- Tại sao có sự khác biệt khí hậu giữa phần đông và tây kinh tuyến 1000 T qua lãnh thổ Hoa Kì ?

- Sự phân hóa theo chiều cao thể hiện rõ ở đâu ?

- Theo chiều cao khí hậu phân hóa như thế nào ?

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa.

2.Sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ

a.Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc-Nam

- Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới .

- Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất

b. Sự phân hoá theo chiều từ Tây sang Đông

- Mỗi đới đều thể hiện sự phân hóa này .

- Đặc biệt là sự phân hóa giữa đông và tây kinh tuyến 1000 T ở Hoa Kì .

c. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao:

- Thể hiện ở dãy núi trẻ Cooc-đi-e

- Chân núi : Khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tùy vị trí .

- Trên cao thời tiết lạnh dần, có băng tuyết vĩnh viễn .

4. Hoạt động luyện tập:

- Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ .

- Sự phân hóa khí hậu như thế nào ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 37 : Dân cư Bắc Mĩ .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 21 Ngày soạn: 11/01/2018

Tiết: 40 Ngày dạy : 13/01/2018

Bài 37: DÂN CƯ BẮC MĨ

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ gắn liền với quá trình khai thác lãnh thổ

- Các luồng chuyển dân cư từ vùng công nghiệp Hồ Lớn xuống “Vành đai Mặt Trời”

2.Kĩ năng:

- Xác định sự phân bố dân cư khác nhau ở phía Tây và phía Đông từ vùng công nghiệp Hồ Lớn xuống “Vành đai Mặt Trời”

- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ dân cư .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3.Thái độ:

- Liên hệ thực tế dân cư Việt Nam

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ

- Bảng phân bố và mật độ dân số của Hoa Kì, Canada, Mêhicô.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Nêu đặc điểm địa hình Bắc Mĩ .

- Trình bày sự phân bố khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Sự phân bố dân cư và quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ một mặt tuân theo những qui luật chung , mặt khác mang đậm những tính chất rất đặc thù. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này trong bài “ Dân cư Bắc Mĩ”

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: ( cặp )- (15 phút)

- Dựa vào bảng thống kết cấu dân số và mật độ dân số

- Dân số Bắc Mĩ (tính đến năm 2000) là bao nhiêu?

- Mật độ dân số Bắc Mĩ? Nhận xét và so với các khu vực khác .

-Quan sát H37.1:

-Tình hình phân bố dân cư Bắc Mĩ.

- Tại sao có sự phân bố đó?

- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- Gv chuẩn xác - giới thiệu xu hướng chuyển dịch kinh tế , phân bố dân cư Hoa Kì đang có sự thay đổi ….

1. Sự phân bố dân số:

- Dân sô: 415,1 triệu người ( 2001 )

- Mật độ trung bình vào loại thấp 20 người/ km2

- Phân bố không đều .

- Phân bố dân cư Hoa Kì đang có sự chuyển dịch về phía nam và duyên hải Thái Bình Dương .

+ Hoạt động 2: ( nhóm)- (20 phút)

- Quan sát hình 37.1:

- Nêu tên các đô thị có quy mô lớn:

  • Trên 8 triệu dân?
  • từ 5 – 8 triệu dân?
  • từ 3 – 5 triệu dân?

- Nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở Bắc Mĩ .

- Thảo luận 4 nhóm – 3 phút

- Tại sao Bắc Mĩ có tỉ lệ dân thành thị cao ? - Đại diện báo cáo – nhận xét .

(Quá trình Công nghiệp hóa phát triển cao, các thành phố Bắc Mĩ phát triển nhanh đã có sức hút dân số phục vụ trong công nghiệp, dịch vụ ⭢ tỉ lệ dân thành thị cao..)

- Ngày nay, các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động xuất hiện miền Nam và ven biển Thái Bình Dương của Hoa kì (Vành đai Mặt Trời) sẽ làm sự phân bố dân cư và các thành phố mới như thế nào ?

- Xác định và đọc tên 3 siêu đô thị ở Bắc Mĩ

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa

2.Đặc điểm đô thị:

- Tỉ lệ dân thành thị cao

- Các thành phố tập trung quanh vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương .

- Vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa dần .

- Sự xuất hiện nhiều thành phố lớn mới ở miền Nam và ven biển Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kì.

4. Hoạt động luyện tập:

- Tình hình phân bố dân cư Bắc Mĩ .

- Xu hướng chuyển dịch dân cư .

- Đặc điểm đô thị hóa Bắc Mĩ .

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 38 : Kinh tế Bắc Mĩ

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp ( thế mạnh và hạn chế )

+ Sự phân bố sản xuất nông nghiệp .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 22 Ngày soạn: 17/01/2018

Tiết: 41 Ngày dạy : 19/01/2018

Bài 38: KINH TẾ BẮC MĨ

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

-Hiểu nền nông nghiệp Bắc Mĩ có hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, đạt trình độ cao,hiệu quả lớn. Biết việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .

-Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thương mại vấn đề tài chính, có khó khăn về hiện tại. Sự phân bố một số nông sản quan trọng của Bắc Mĩ

2.Kĩ năng:

- Phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ

- Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường ở Bắc Mĩ .

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích và xử lí thông tin qua bài viết về nền nông nghiệp Bắc Mĩ.Giải thích sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ .

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3.Thái độ:

-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất , nước .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

-Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ .Một số hình ảnh, tư liệu về nông nghiệp Hoa Kì

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: -Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ?

-Thiên nhiên Bắc Mĩ có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp Bắc Mĩ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

-Thiên nhiên Bắc Mĩ phong phú và có sự phân hoá đa dạng và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Bắc Mĩ. Vậy nền nông nghiệp Bắc mĩ phát triển ra sao?...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 :( cá nhân )- Thời gian : 15 phút

-Nền nông nghiệp Bắc Mĩ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, khó khăn gì?

- Việc sử dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp như thế nào? (Phát triển khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất).

- Sử dụng phân bón hóa học. Phương tiện thiết bị cơ giới hoá nông nghiệp đứng đầu thế giới , phục vụ cho sản xuất, thu hoạch. Tiếp thị nông sản qua mạng,…

- Hs quan sát hình 38.1 mô tả:Cảnh thu hoạch bông được tiến hành cơ giới hoá, năng xuất cao, sản phẩm chất lượng thuận lợi chế biến, chất lượng ổn định, giá trị cao .

-Nền nông nghiệp Bắc Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?

- Qua bảng: Nông nghiệp các nước Bắc Mĩ cho biết tỉ lệ lao động trong nông nghiệp các nước Bắc Mĩ?

- Hậu quả sản xuất nông nghiệp như thế nào?

( Tích hợp giáo dục môi trường )

+ Hoạt động 2 : (nhóm )- Thời gian 20 phút

- Cho biết nền nông nghiệp Bắc Mĩ có những hạn chế, khó khăn gì?

- Cấp tiền cho sản xuất nông sản dư thừa - tạo điều kiện cho Hoa Kì lũng đoạn giá cả, thị trường nông sản hàng hoá xuất khẩu thế giới .Việt Nam bị Hoa Kì đánh thuế chống phá giá làm sụt giảm lượng cá Basa xuất khẩu năm 2003 sang thị trường Mĩ.

- Dựa vào H38.2: Trình bày sự phân bố nông sản trên lãnh thổ Bắc Mĩ.- Hoạt động nhóm: 4 nhóm – 4’

- Nhóm 1.2 : Phân bố nông sản từ Bắc xuống Nam

- Nhóm 3.4 :Phân bố nông sản từ Tây sang Đông

- Nhóm chẳn trả lời - nhóm lẻ bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận:

- Phía Bắc Canađa khí hậu lạnh giá nên ứng dụng KH-KT trồng trọt trong nhà kính.

- Đồng bằng Canađa có rừng lá kim nên phát triển khai thác gỗ cho công nghiệp gỗ và giấy .

- Quần đảo cực Bắc rất lạnh, người Exkimô khai thác thiên nhiên săn bắt, đánh cá.

1. Nền nông nghiệp tiện tiến:

a. Đặc điểm nông nghiệp:

+ Những điều kiện cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển .

- Các điều kiện tự nhiên thuận lợi (đồng bằng lớn, hệ thống sông hồ cung cấp nước, phù sa, khí hậu thuận lợi…)

- Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến - Hình thức tổ chức sản xuất hiện đại (được tiến hành cơ giới hoá)

+ Đặc điểm nông nghiệp

- Nền nông nghiệp phát triển mạnh đạt trình độ cao

- Phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn…

+ Những hạn chế trong nông nghiệp Bắc Mĩ

- Nông sản có giá thành cao, bị cạnh tranh mạnh

- Gây ô mhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân háo học, thuốc trừ sâu.

b. Phân bố :

- Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân bố từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

.

4. Hoạt động luyện tập:

- Những điều kiện nào làm cho nông nghiệp Hoa Kì và Canađa đạt trình độ cao ?

- Những mặt mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp Bắc Mĩ ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ ( tt)

6. Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………..

Tuần: 22 Ngày soạn: 18/01/2018

Tiết: 42 Ngày dạy : 20/01/2018

Bài 39 : KINH TẾ BẮC MĨ (tiếp theo )

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển ở trình độ cao, sự gắn bó mật thiết giữa công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế.

- Trong công nghiệp có sự chuyển biến trong phân bố sản xuất hình thành các trung tâm dịch vụ lớn.

- Mối quan hệ giữa các nước thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA.

2.Kĩ năng:

- Phân tích lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ, quyết định hình thành các trung tâm kinh tế - dịch vụ và nhu cầu hình thành khối kinh tế NAFTA.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích và xử lí thông tin qua bài viết về nền công nghiệpvà dịch vụ Bắc Mĩ, về các thành viên , mục đích của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ ( NAFTA). Vai trò của Hoa Kì trong NAFTA

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, liên hệ thực tế.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên :

- Bản đồ công nghiệp Bắc Mĩ

- Một số tranh ảnh

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Những điều kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao?

- Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp Bắc Mĩ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Các nước Bắc Mĩ không chỉ có ngành nông nghiệp tiên tiến mà công nghiệp cũng hiện đại. Trong xu hướng khu vực hóa nền kinh tế, họ đã thành lập khối Mậu dịch tự do Bắc Mĩ NAFTA để kết hợp sức mạnh của các nước thành viên . Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu những vấn đề trên

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : (nhóm )- Thời gian : 20 phút

- Thảo luận 6 nhóm – 4 phút

- Nhóm 1.2 : Hoa Kì

- Tình hình sản xuất công nghiệp và những thay đổi trong sản xuất . Nhờ đâu có sự thay đổi ?

- Nhóm 3.4 : Canađa

-Tình hình sản xuất công nghiệp như thế nào ? Có những ngành quan trọng nào?Phân bố ở đâu ?

- Nhóm 5.6 : Mehicô

- Tình hình sản xuất công nghiệp như thế nào ? Có những ngành quan trọng nào?Phân bố ở đâu?

- Các nhóm lẻ trả lời nhóm chẳn bổ sung.

- Gv nhận xét, kết luận .

- Quan sát H39.2 và H39.3: Nhận xét về trình độ phát triển công nghiệp hàng không và vũ trụ Hoa Kì?

( Tích hợp giáo dục môi trường )

+ Hoạt động 2 : ( cá nhân )- Thời gian : 7 phút

- Quan sát bảng số liệu: Cho biết vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế?

- Dịch vụ hoạt động mạnh trong lĩnh vực nào?

- Phân bố tập trung ở đâu? (Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông…phân bố ở các thành phố công nghiệp lớn, công nghiệp mới…)

+ Hoạt động 3 :( cá nhân )- Thời gian: 8 phút

- Hs đọc sgk

-NAFTA thành lập năm nào?

- Gồm bao nhiêu nước tham gia?

- NAFTA có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ?

- Trong NAFTA Hoa Kì có vai trò như thế nào ?

2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới:

a. Công nghiệp Hoa Kì :

- Đứng đầu thế giới, có đủ các ngành chủ yếu .

- Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế .

b. Công nghiệp Canađa:

- Gồm khai khoáng, luyện kim, lọc dầu , chế tạo xe lửa , hóa chất…

c. Công nghiệp Mêhicô:

- Khai thác dầu khí , quặng kim loại màu , hóa dầu , thực phẩm ….ở Mê hi cô Xity và ven vịnh Mê hi cô .

3. Dịch vụ :

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP

4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ

- Thành lập năm 1993 gồm Hoa Kì Canađa và Mê hi cô .

- Tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thế giới .

- Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn lực và nguyên liệu ở Mêhicô.

- Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.

4. Hoạt động luyện tập:

- Nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển như thế nào ?

- Trong công nghiệp có sự chuyển biến như thế nào ?

- Mối quan hệ giữa các nước thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA ra sao ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời các câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 40 : Thực hành :Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống của Hoa Kì, vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời”

- Trả lời hệ thống câu hỏi hướng dẫn sgk .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 23 Ngày soạn: 24/01/2018

Tiết: 43 Ngày dạy : 26/01/2018

Bài 40: THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở VÙNG ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “ VÀNH ĐAI MẶT TRỜI ”

I.Mục tiêu :

1.Kiến thức:

-Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì

-Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc ở “Vành đai Mặt Trời”

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng phân tích Lược đồ công nghiệp để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của vùng công nghiệp truyền thống và “Vành đai Mặt trời’

-Kĩ năng phân tích số liệu thống kê để thấy sự phát triển mạnh mẽ của “Vành đai Mặt Trời”

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích và xử lí thông tin qua các lược đồ để trả lời các câu hỏi và hoàn thành nội dung bài thực hành .Phân tích và giải thích một số vấn đề của ngành công nghiệpvà vùng công nghiệp của Hoa Kì .

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

-Lược đồ công nghiệp Hoa Kì

-Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

- Chuẩn bị bài thực hành theo yêu cầu sgk .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì gặp khó khăn gì ? Hoa Kì làm gì hạn chế các khó khăn trên ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Gv nêu yêu cầu bài thực hành:

- Hoạt động nhóm: 4 nhóm - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi sách giáo khoa.

- Các nhóm đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung:

- Gv nhận xét, kết luận:

+ Hoạt động 1: Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì.

+ Thời gian : 10 phút

- Vị trí: Nằm phía Đông Bắc, lãnh thổ của quốc gia trải rộng từ Hồ Lớn đến ven Đại Tây Dương

- Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì:

+ Niu-Ooc, Sicagô, Oasintơn, Đitơroi, Philađenphia.

+ Clivơlen, Inđianapôlit, Bôxtơn

- Tên các ngành công nghiệp:

+ Luyện kim đen và luyện kim màu, hoá chất, ôtô, dệt, thực phẩm, năng lượng, hàng không

- Các ngành công nghiệp truyền thống vùng Đông Bắc có thời kì bị sa sút vì:

+ Công nghệ lạc hậu.

+ Bị cạnh tranh gay gắt của Liên minh châu Âu, Nhật Bản.

+ Bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970-1973, 1980-1982)

+ Hoạt động 2: Sự phát triển của “Vành đai công nghiệp mới”

+ Thời gian : 10 phút

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động: Từ các vùng công nghiệp truyền thống phía Nam Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới phía Nam và ven Thái Bình Dương.

- Có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì vì: cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp – nghiên cứu khoa học ở phía Nam và Tây Hoa Kì tạo điều kiện cho sự xuật hiện “Vành đai Mặt Trời”

- Do nhu cầu phát triển nhanh của vành đai công nghiệp mới đã thu hút vốn và lao động trên toàn Hoa Kì, tập trung vào đầu tư các ngành kinh tế cao cấp mới.

- Vị trí vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời “ có thuận lợi:

+ Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu chính từ Mehicô.

+ Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu từ Đại Tây dương vào tập trung từ các nước châu Mĩ Latinh, là khu vực tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Hoa Kì

4. Hoạt động luyện tập:

- Nguyên nhân các ngành công nghiệp truyền thống của Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút .

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Ôn lại đặc điểm cấu trúc địa hình, sự phân bố khí hậu Bắc Mĩ.

- Chuẩn bị bài 41 : Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

+ Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ

+ Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti

+ Đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 23 Ngày soạn: 25/01/2018

Tiết: 44 Ngày dạy : 27/01/2018

Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ để nhận biết đây là khu vực có không gian địa lí khổng lồ

- Đặc trưng địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti, cấu trúc địa hình của Nam Mĩ

2.Kĩ năng:

- Phân tích lược đồ tự nhiên, xác định vị trí đới lạnh và quy mô lãnh thổ khu vực Trung và Nam Mĩ

- Kĩ năng so sánh và phân tích các đặc điểm khu vực địa hình, rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăngti, giữa khu vực Đông và khu vực Tây Nam Mĩ

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ. Phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ

- Các tranh ảnh liên quan

2. Học sinh :

- Học bài cũ

- Xem trước bài mới

III . Tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?

- Trình bày sự phân bố của khí hậu Bắc Mĩ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Trung và Nam Mĩ trải dài từ chí tuyến bắc đến cận vòng cực nam, là khu vực rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên đa dạng . Sự đa dạng đó trước tiên thể hiện trong đặc điểm địa hình mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: ( cá nhân)- Thời gian: 15 phút

- Quan sát Bản đồ và hình 41.1: Xác định phạm vi khu vực Trung và Nam Mĩ?

- Diện tích của Trung và Nam Mĩ ?

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti nằm trong môi trường nào? Gió gì thường xuyên hoạt động? Hướng gió?

- Địa hình ở khu vực eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti có đặc điểm cơ bản gì ?

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti tự nhiên có sự phân hố như thế nào?

- Vì sao có sự phân hóa giữa đông và tây ?

+ Hoạt động 2 : ( Nhóm )- Thời gian : 20 phút

- Quan sát H41.1 và lát cắt địa hình Nam Mĩ dọc vĩ tuyến 200N: Hãy nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ?

- Hoạt động nhóm: 6 nhóm ( 4 phút )

- Nhóm 1.2 :Nêu đặc điểm địa hình hệ thống núi trẻ An đét . So sánh với hệ thống núi Cooc đi e .

- Nhóm 3.4 : Nêu đặc điểm miền đồng bằng. So sánh với miền đồng bằng Bắc Mĩ .

- Nhóm 5.6 : Nêu đặc điểm miền núi già và sơn nguyên. Bề mặt địa hình sơn nguyên Guy an và sơn nguyên Braxin khác nhau như thế nào ?

- Các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung

- Gv nhận xét, kết luận:

- Địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ có đặc điểm gì giống và khác nhau?

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa.

1. Khái quát tự nhiên:

- Diện tích 20,5 triệu km2

a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti

- Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới.

- Nơi tận cùng dãy Cooc-đi-e có nhiều núi lửa hoạt động

- Quần đảo Ăngti gồm vô số đảo quanh biển Caribê…

- Khí hậu và thực vật có sự phân hoá Đông – Tây.

b. Khu vực Nam Mĩ

- Hệ thống núi trẻ Anđét phía Tây

+ Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ từ 3000-5000m…

- Đồng bằng ở giữa: Ôrinôcô, Amazôn, PamPa, Laplata.

- Sơn nguyên phía Tây: Braxin, Guyana

4. Hoạt động luyện tập:

- Nêu đặc điểm địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ :

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi bài tập sgk .

- Chuẩn bị : Bài 42 Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ ( tt )

+ Sự phân bố khí hậu ở Trung và Nam Mĩ,

+ Sự phân bố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu như thế nào ?

+ Đặc điểm các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 24 Ngày soạn: 29/01/2018

Tiết: 45 Ngày dạy : 31/01/2018

Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo )

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Sự phân bố khí hậu ở Trung và Nam Mĩ, vai trò của sự phân bố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu

- Đặc điểm các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích các mối quan hệ của các yếu tố địa hình với khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác

- Kĩ năng phân tích và so sánh để thấy rõ sự phân bố của địa hình và khí hậu, hiểu được sự đa dạng của môi trường tự nhiên khu vực

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, liên hệ thực tế

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ

- Các tranh ảnh liên quan

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học ;

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Nêu đặc điểm địa hình lục địa Nam Mĩ?

- So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Trung và Nam Mĩ là một khu vực rộng lớn, thiên nhiên rất phong phú và đa dạng có gần đầy đủ các môi trường trên Trái Đất . Đó là nội dung chính của bài học hôm nay .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: Khí hậu ( cá nhân )- Thời gian :10 phút

- Quan sát hình 42.1: Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? (từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây)

- Sự khác nhau giữa vùng khí hậu lục địa Nam Mĩ với eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti?

- Sự phân hoá khí hậu Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với phân bố địa hình?

- Trung và Nam Mĩ có đặc điểm địa hình và sự phân bố đa dạng của khí hậu. Lãnh thổ là không gian địa lí rộng, khu vực có gió Tín phong hoạt động thường xuyên. Các dòng biển nóng và lạnh chảy ven bờ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên

+ Hoạt động 2: ( nhóm )- Thời gian :25 phút

- Dựa vào lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ .

- Hoạt động nhóm: 4 Hs – 4 phút

- Trung và Nam Mĩ có các môi trường tự nhiên nào? Phân bố?

- Tại sao các môi trường tự nhiên Trung và Nam Mĩ có sự phân hóa như vậy ?

- Các nhóm trả lời nhóm khác bổ sung .

- Gv nhận xét, kết luận .

- Dựa vào kiến thức đã học về môi trường xích đạo ẩm, em hãy mô tả cảnh quan rừng Amadôn – rừng xích đạo điển hình nhất thế giới .

- Cảnh quan vùng núi An đét thay đổi như thế nào ?

- Vì sao dãy đất hẹp phía Tây Anđet lại có hoang mạc?

- Ven biển Trung Anđet có dòng biển lạnh Pêru chảy ven bờ, hơi nước qua dòng biển lạnh ngưng tụ tạo thành sương mù. Không khí vào đất liền mất hơi nước nên không có mưa tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển, điển hình nhất là hoang mạc Atacama.

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa.

- Thông tin về rừng Amadôn.( Rừng 5-6 tầng , cây cao 50- 60 m , gồm nhiều họ khác nhau , Động vật trên cạn và dưới nước đều rất giàu và đặc sắc … )

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Sự phân hóa tự nhiên:

a. Khí hậu:

- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn nhất.

b. Các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ:

- Cảnh quan tự nhiên: đa dạng, phong phú, phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.

4. Hoạt động luyện tập:

- Tự nhiên lục địa Nam Mĩ và châu Phi giống nhau ở đặc điểm gì?

- Khí hậu lục địa Nam Mĩ có tính chất nóng ẩm là do chịu ảnh hưởng của yếu tố nào ?

- Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường nào , phân bố ở đâu ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk

- Chuẩn bị bài 43 : Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ .

+ Đặc điểm dân cư .

+ Đặc điểm đô thị hóa ?

+ Hậu quả phát triển đô thị hóa tự phát .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 24 Ngày soạn: 31/01/2018

Tiết: 46 Ngày dạy : 02/02/2018

Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức

- Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ. Nền văn hoá Mĩ Latinh

- Đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ .

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện phân tích so sánh đối chiếu lược đồ để thấy rõ sự phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ

3. Thái độ:

- Nhận thức được sự khác biệt trong phân bố dân cư ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ

2.Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy học :

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đầy đủ các đới khí hậu? Đó là những đới khí hậu nào?

- Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Trung và Nam Mĩ khu vực có nền văn hóa Mĩ La Tinh độc đáo, đang phải đối đầu với những vấn đề phức tạp nảy sinh do quá trình đô thị hóa với tốc độ cao vượt xa tốc độ phát triển kinh tế gây nên , đồng thời vẫn đang phải tiếp tục cuộc đấu tranh để có nền tự chủ thực sự cả về chính trị và kinh tế .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

- Sơ lược lịch sử ( giảm tải )

+ Hoạt động 1: ( cặp )- Thời gian :15 phút

- Sự khác biệt giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ trong lịch sử nhập cư .

- Thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì ?

- Đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ? - Tại sao phân bố không đồng đều?

- Đặc điểm phát triển dân cư?

1. Sơ lược lịch sử ( giảm tải )

2. Dân cư :

- Phần lớn là người lai, có nền văn hoá Latinh độc đáo do sự kết hợp ba dạng văn hoá Anhđiêng, Phi và Âu

- Dân cư phân bố không đều.

- Dân cư có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,7%

+ Hoạt động 2: ( nhóm )- Thời gian : 20 phút

- Hoạt động nhóm: 6 nhóm – 4 pht

- Quan sát lược đồ: Sự phân bố các đô thị

- Nhóm 1.2: Xác định và cho biết các đô thị trên 3 triệu dân có gì khác Bắc Mĩ? Tốc độ đô thị hóa ở khu vực này có đặc điểm gì?

- Nhóm 3.4 Xác định các đô thị trên 5 triệu dân? Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

- Nhóm 5.6 : Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa phát triển ở Nam Mĩ?

- Các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

- Gv nhận xét, kết luận:

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa.

3.Đô thị hoá:

- Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới.

- Quá trình đô thị hóa mang tính chất tự phát, tỉ lệ dân đô thị cao.

4. Hoạt động luyện tập:

- Nêu đặc điểm chính về dân cư . Giải thích sự thưa dân ở một số vùng của Trung và Nam Mĩ .

- Quá trình đô thị hóa Trung và Nam Mĩ có gì khác Bắc Mĩ ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 44 : Kinh tế Trung và Nam Mĩ

+ Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp Trung và Nam Mĩ .

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ .

+ Vì sao cuộc cải cách ruộng đất ở đây ít thành công ?

+ Sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi ở Trung và Nam Mĩ .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 25 Ngày soạn: 05/02/2018

Tiết: 47 Ngày dạy : 07/02/2018

Bài 44 : KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều thể hiện ở hai hình thức phổ biến là đại điền trang và tiểu điền trang.

- Nguyên nhân cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công.

- Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp để thấy được sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

- Kĩ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu và sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập tốt và yêu thích môn học .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Nêu đặc điểm chính về dân cư . Giải thích sự thưa dân ở một số vùng của Trung và Nam Mĩ .

- Quá trình đô thị hóa Trung và Nam Mĩ có gì khác Bắc Mĩ ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Trung và Nam Mĩ có tiềm năng nông nghiệp to lớn . Sản xuất nông nghiệp mang tính chất độc canh sâu sắc và tồn tại hai hình thức sản xuất tri ngược nhau đó là tiểu điền trang và đại điền trang điều đó thể hiện sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ . Chúng ta cùng nhau nghiên cứu những vấn đề này trong bài học hôm nay .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: ( nhóm )- Thời gian: 15 phút

- Hs đọc mục a

- Quan sát hình 44.1,2,3:

- Nhận xét về các hình thức tính chất sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. Có mấy hình thức…?

- Hs hoạt động theo nhóm hoàn thành bảng sau: ( 4 nhóm – 4 phút )

Nội dung

Tiểu điền trang

Đại điền trang

- Quy mô

- Quyền sở hữu

- Hình thức canh tác

- Nông sản chủ yếu

- Mục đích

- Nêu sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?

- Vấn đề giải quyết các bất hợp lí như thế nào ?

- Vì sao các cuộc cải cách ở đây ít thành công ?

+ Hoạt động 2 : ( cặp)- Thời gian : 20 phút

- Ngành trồng trọt được tiến hành như thế nào ?

- Vì sao có tình trạng như vậy ?

- Quan sát hình 44.4

- Cho biết Trung và Nam Mĩ có những loại cây trồng chủ yếu nào ?

- Các loại cây trồng nêu trên phân bố ở đâu ?

- Quan sát hình 44.4

- Cho biết Trung và Nam Mĩ có những loại vật nuôi chủ yếu nào? Phân bố .

1.Nông nghiệp

a.Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp

+ Tiểu điển trang:

- Quy mô: Dưới 5 ha

- Quyền sở hữu : Các hộ nông dân

- Hình thức canh tác: Cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp

- Nông sản chủ yếu : Cây lương thực

- Mục đích : Tự cung tự cấp .

+ Đại điền trang:

- Quy mô: Hàng nghìn ha

- Quyền sở hữu : Các đại điền chủ

- Hình thức canh tác: Hiện đại, cơ giới hoá các khâu sản xuất

- Nông sản chủ yếu : Cây công nghiệp, chăn nuôi

- Mục đích : Xuất khẩu

- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lý

- Nền nông nghiệp nhiều nước lại lệ thuộc vào nước ngoài

b.Các ngành nông nghiệp

+ Trồng trọt:

- Mang tính chất độc canh

- Eo đất Trung Mĩ: Trồng chuối, mía, bông, cà phê .

- Quần đảo Ăng ti: Mía, cà phê, ca cao, thuốc lá .

- Nam Mĩ : Cà phê, bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả nhiệt đới .

+ Chăn nuôi và đánh cá :

- Bò : Bra xin , Achentina , Urugoay ,…

- Cừu , lạc đà Lama: Trung An đet

- Pêru có sản lượng đánh cá vào bậc nhất thế giới .

4. Hoạt động luyện tập:

- Hãy so sánh hai hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ?

- Nêu sự phân bố các loại cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ .

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 45 : Kinh tế Trung và Nam Mĩ ( tiếp theo )

+ Sự phân bố các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ

+ Vai trò rừng Amadôn

+ Mục tiêu khối kinh tế Mec-cô-xua.

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 25 Ngày soạn: 07/02/2018

Tiết: 48 Ngày dạy : 09/02/2018

Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Tình hình phát triển kinh tế Trung và Nam Mĩ.

- Sự khai thác rừng Amadôn đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, môi trường rừng bị hủy hoại dần ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu . Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng Amadôn khỏi bị suy thoái .

- Vai trò phát triển kinh tế của Mec-cô-xua.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích.

- Phân tích lược đồ các siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ.

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với môi trường và mối quan hệ giữa rừng Amadôn với khí hậu toàn cầu .

3.Thái độ:

- Vận dụng những kiến thức liên hệ Việt Nam. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên rừng .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ.

- Tranh ảnh rừng Amadon.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Hãy so sánh hai hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ?

- Nêu sự phân bố các loại cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ .

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Em có nhận xét gì về tình hình phát triển kinh tế Trung và Nam Mĩ? Sự phát triển kinh tế không đồng đều, lợi ích của khối Mec-cô-xua? Việc khai thác rừng Amadon như thế nào?

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: (nhóm)- 15 phút

- Dựa vào hình 45.1, trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

- Thảo luận nhóm: 4 phút.

- Nhóm 1.2: Những nước nào trong khu vực có ngành công nghiệp phát triển, trình độ phát triển?

- Nhóm 3.4: Các nước khu vực Andet và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào? Tại sao các ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh?

- Nhóm 5.6: Các nước trong vùng biển Caribê phát triển những ngành công nghiệp nào? Thiên nhiên có ưu đãi cho các ngành công nghiệp phát triển?

- Hs trình bày – nhận xét

- Gv chuẩn xác kiến thức.

+Hoạt động 2: (Cá nhân/ cặp đôi)-10 phút

- Bằng hiểu biết tiềm năng to lớn của rừng Amadon?

+Rừng Amadôn: Rừng rậm nhiệt đới, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản.

+Rừng chiếm 42% diện tích rừng thế giới, là lá phổi xanh, vùng dự trữ sinh học quí giá.

-Rừng Amadon bị khai thác khi nào? Gồm những giai đoạn nào?

- Ngày nay như thế nào?

( Tích hợp giáo dục môi trường )

+ Hoạt động 3: ( Nhóm)-10 phút

- Hs đọc sgk.

- Thảo luận nhóm. 4 phút.

-Mục tiêu đa kinh tế của khối kinh tế?.

-Thành tựu? Hiện nay có bao nhiêu quốc gia?

- Hs trình bày.

- Gv chuẩn xác kiến thức.

1. Công nghiệp:

+ Các ngành công nghiệp chủ yếu: khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.

+ Một số nước công nghiệp mới, có kinh tế phát triển nhất khu vực.

2. Vấn đề khai thác rừng Amadôn:

- Khai thác rừng Amadôn góp phần phát triển kinh tế.

- Vấn đề môi trường cần quan tâm: hủy hoại môi trường, ảnh hưởng xấu tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

3. Khối thị trường Mec-cô-xua:

- Các nước thành viên: Braxin, Achentina, Uruguay, Paraguay, Chilê, Bôlivia.

- Mục tiêu: tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

- Thành tựu: Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.

4. Hoạt động luyện tập:

- Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ?

- Hoạt động kinh tế của khối Mec-cô-xua?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài thực hành.

- Sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở dãy An-đét.

- Sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây của dãy An-đét

- Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 26 Ngày soạn: 26/02/2018

Tiết: 49 Ngày dạy : 28/02/2018

Bài 46: THỰC HÀNH  SỰ PHÂN HÓA CỦA THẢM THỰC VẬT

Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY ANDET

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở dãy An-đét.

- Hiểu rõ sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây của dãy An-đét, sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.

2. Kĩ năng:

- Dựa vào hình vẽ trình bày được sự phân hoá của môi trường theo độ cao, trình bày được sự khác biệt của hai sườn của dãy An-đét.

3. Thái độ :

- Tiếp tục rèn luyện ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

-Lát cắt sườn Đông và sườn Tây của dãy Anđet.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Nêu đặc điểm công nghiệp của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Nêu vai trò của rừng Amadôn, rừng Amadôn đã được khai thác ntn ? Khối kinh tế Mec-côxua ra đời nhằm mục đích gì ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ, đặc biệt là sự phân hoá của môi trường tự nhiên, để củng cố lại những kiến thức đó chúng ta cùng nhau thực hành.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : ( cá nhân )- 10 phút

- Hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài thực hành.

- Quan sát hình 46.1 sgk cho biết thứ tự các vành đai thực vật theo chiều cao của sườn tây dãy An-đét?

- Dựa vào hình 46.1 Nhận xét sự phân bố các đai thực vật ở hai sườn.

- Hs Trình bày.

- Gv chuẩn kiến thức

+ Hoạt động 2 : ( cá nhân )- 10 phút

- Quan sát hình 46.2 cho biết thứ tự các vành đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An-đét?

- Quan sát lược đồ ghi tên cụ thể các đai thực vật ở sườn đông và sườn Tây theo thứ tự chiều cao, giới hạn phân bố của từng đai. Nhận xét sự phân bố các đai thực vật ở hai sườn.

+ Hoạt động 3 : ( nhóm )- 15 phút

- Thảo luận nhóm 4 nhóm – 4 phút

- Nhóm 1,2 : Giải thích sự phân bố thực vật sườn Tây ở độ cao 0-1000m, Tại sao nửa hoang mạc phát triển.

- Nhóm: 3,4: Giải thích sự phân bố thực vật sườn đông ở độ cao 0- 1000m. Tại sao rừng nhiệt đới phát triển?

- Giữa 2 sườn, sườn nào mưa nhiều? Tại sao?

- Hs trình bày – nhận xét .

- Gv hoàn chỉnh kiến thức.

- Quan sát hình 46.2

- Cho biết sự phân bố thảm thực vật theo qui luật nào, tại sao?

- Theo qui luật phi địa đới (Đai cao)

- Quan sát trên bản đồ tự nhiên, lược đồ 41.1, 46.1 và 46.2, cho biết từ độ cao 0 - 1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới bao phủ, ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc?( sườn đông ảnh hưởng dòng biển nong , sườn tây ảnh hưởng dòng biển lạnh )

- Gv chuẩn hóa kiến thức.

- Tại sao thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây lại phát triển như vậy?

- Do ảnh hưởng của gió tín phong khi vượt qua dãy An-đét trở nên khô dần khi di chuyển từ đỉnh núi đến chân núi.

1. Bài tập 1:

Sườn tây

- 0 - 1000m: Thực vật nửa hoang mạc.

- 1000 - 2000m: Cây bụi xương rồng.

- 2000 - 3000m: Đồng cỏ cây bụi.

- 3000 - 5000m: Đồng cỏ núi cao.

- Trên 5000m: Băng tuyết vĩnh cửu.

2. Bài tập 2.

Sườn đông

- 0 - 1000m: Rừng nhiệt đới.

- 1000 - 1300m: Rừng lá rộng.

- 1300 - 3000m: Rừng lá kim.

- 3000 - 4000m: Đồng cỏ.

- 4000 - 5400m: Đồng cỏ núi cao.

- 5400 - 6000m: Băng tuyết vĩnh viễn.

3. Bài tập 3

- Sườn đông có mưa nhiều hơn do ảnh hưởng của gió tín phong ở nửa cầu nam thổi vào nên phát triển rừng rậm nhiệt đới (0 - 1000m).

- Sườn tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru khí hậu khô hạn phát triển thực vật nửa hoang mạc (0 - 1000m).

4. Hoạt động luyện tập:

- Sự phân bố thực vật ở sườn đông, sườn tây dãy Andet như thế nào ? Tại sao lại có sự phân bố đó ? 

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Hòan chỉnh bài thực hành

- Chuẩn bị : Luyện tập

- Soạn đề cương trả lời câu hỏi sgk .

- Bài 41 : câu 2; Bài 42: câu 1; Bài 43: câu 2

6. Rút kinh nghiệm :

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 26 Ngày soạn: 28/02/2018

Tiết: 50 Ngày dạy : 02/03/2018

ÔN TẬP

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Củng cố lại những kiến thức đã học về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của Châu Mĩ.

2. Kĩ năng:

- Phân tích, nhận xét dựa vào các lược đồ, sơ đồ, ảnh, hệ thống kênh chữ .

- Kĩ năng so sánh dựa vào kiến thức đã học.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ. Phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Yêu thích môn học có sự chuẩn bị chu đáo .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ, Bản đồ kinh tế Châu Mĩ, Bản đồ dân cư Châu Mĩ.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Kiểm tra việc hoàn chỉnh bài thực hành.

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

+ Hoạt động 1 : Thảo luận 5 nhóm mỗi nhóm 3 câu)

+ Thời gian : 10 phút

+ Hoạt động 2 : Hs trình bày - Gv chuẩn xác

+ Thời gian : 25 phút

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

1. Nêu đặc điểm cấu trúc điạ hình Bắc Mĩ ?

2. Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ, giải thích sự phân hóa đó ?

3. Những điều kiện nào làm cho nền công nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao ?

4.Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp Bắc Mĩ .

5. So sánh với địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ ?

6.Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ ? Giải thích vì sao dải đất duyên hải tây Andet lại có hoang mạc ?

7. Quá trình đô thị hóa ởNam Mĩ có gì khác Bắc Mĩ ?

8. Em hãy so sánh hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ .

1. Địa hình Bắc Mĩ chia thành 3 bộ phận kéo dài theo chiều kinh tuyến.

( dẫn chứng )

2.Khí hậu : Phân hóa theo chiều từ Bắc xuống Nam, từ tây sang đông và từ thấp lên cao do địa hình có không gian địa lí rộng lớn . ( dẫn chứng )

3.Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến.

- Có hiệu quả cao.

- Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất.

- Phụ thuộc vào hoạt động thương mại và tài chính.

4. + Mặt mạnh :

- Sản xuất qui mô lớn , đạt trình độ cao .

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi .

- Nhờ kĩ thuật tiên tiến .

- Nông nghiệp hoạt động hiệu quả : Tỉ lệ lao động nông nghiệp rất thấp, năng suất cao sản xuất khối lượng nông sản rất lớn .

+ Hạn chế :

- Giá thành nông sản cao nên bị cạnh tranh trên thị trường .

- Sử dụng nhiều phân hóa học thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường

5. Địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ.

* Giống nhau : Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
* Khác nhau : 

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

+ Phía đông

+ Ở giữa

+ Phía tây

Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. 

Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 

Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ

Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 

Là chuỗi đồng bằng: Ô ri nô cô 🠦 Amazôn 🠦 Laplata 🠦 Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao .

Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi 

6. Có 6 kiểu môi trường chính.

- Rừng xích đạo quanh năm.

- Rừng thưa Xavan.

- Thảo nguyên Pampa.

- Hoang mạc, bán hoang mạc.

- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê ru.

7

Bắc Mĩ 

Nam Mĩ 

- Tốc độ

- Tỉ lệ dân thành thị

- Tính chất

- Nguyên nhân

rất nhanh 

76%

Quy hoạch 

Gắn với công nghiệp hóa 

nhanh 

75%

tự phát 
Sự di dân tự do từ nông thôn ra thành phố 

8.Có hai hình thức :

- Đại điền trang : qui mô lớn, hình thức sản xuất hiện đại 🠖 năng xuất cao để xuất khẩu.

- Tiểu điền trang : Qui mô nhỏ, hình thức sản xuất lạc hậu 🠖 năng xuất thấp🠖 tự cung tự cấp..

4. Hoạt động luyện tập:

- Xác định vị trí các khu vực địa hình của Châu Mĩ.

- Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ rừng Amadôn và bảo vệ ntn ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài theo hệ thống câu hỏi ôn tập,

- Xem lại các bài tập sgk

- Tiết sau kiểm tra 1 tiết

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 27 Ngày soạn: 01/03/2018

Tiết: 51 Ngày dạy : 07/03/2018

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong

2. Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng: Phân tích biểu đồ, các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên

3.Thái độ:

- Nghiêm túc trong kiểm tra

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra theo quy định

- Photo đầy đủ theo số lượng học sinh

2. Học sinh :

- Các đồ dùng học tập cần thiết.

- Ôn tập các kiến thức kĩ năng cơ bản.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học :

1. KiÓm tra:

- KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña häc sinh

2. Bµi míi:

Tuần: 27 Ngày soạn: 07/03/2018

Tiết: 52 Ngày dạy : 09/03/2018

CHƯƠNG VIII. CHÂU NAM CỰC

Bài 47: CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm được các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực. Biết vấn đề môi trường cần quan tâm ở châu Nam Cực là bảo vệ các loài động vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng .

- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.

2. Kĩ năng:

- Rèn Hs kĩ năng đọc bản đồ địa lí ở các vùng địa cực.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. Phê phán hoạt động đánh bắt quá mức động vật ở vùng biển Nam Cực .

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Có tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí..

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Trả bài kiểm tra 1 tiết.

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Có thể nói châu Nam Cực là châu lục có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Và cho đến hiện nay, đây là châu lục duy nhất không có dân cư ở thường xuyên . Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng khám phá những bí ẩn về vùng đất cực nam của Trái Đất qua bài 47 : ...

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1 : Điều kiện tự nhiên ( nhóm )

+Thời gian : 20 phút

- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Nam Cực - xác định vị trí Châu Nam Cực?

- Vị trí ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào ?

- Xác định vị trí của hai trạm trên H47.1

- Thảo luận 4 nhóm – 4 phút (2 nhóm 1 biểu đồ)

- Điền thông tin vào bảng sau :

Trạm

Nhiệt độ cao I

Nhiệt độ thấp I

Nhận xét

Lit – Tơn

Vô- xtôc

- 100C – T 1

- 370C – T 1

- 41 0 C – T 9

- 730C – T 10

- Gía lạnh

- Luôn dưới 00C

- Phân tích và nhận xét về khí hậu Châu Nam Cực giải thích vì sao lại như thế?

- Hs trình bày.Gv chuẩn xác.

- So sánh nhiệt độ 2 trạm trong hình 47.7 .

- Gv giới thiệu nhật kí Robert Falcol Scold . Nét nổi bật khí hậu Nam Cực qua đoạn nhật kí là gì ?

- Loại gió hoạt động trong khu vực này? Vận tốc? Tại sao?

- Dựa vào H47.3 và bản đồ nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực.

( DT băng 3.5triệu km 3, chiếm 90% thể tích nước ngọt trên thế giới)

- Sự tan băng ở Châu Nam Cực sẻ ảnh hưởng đến đời sống trên Trái Đất ntn?( Mặt nước của Trái Đất dâng lên 70m)

- Với đặc điểm khí hậu như thế thì sinh vật ở châu Nam Cực ntn? Kể tên một số sinh vật điển hình?

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

- Tại sao chúng lại sống được ở đây? Sống ở đâu?

- Nêu các tài nguyên khóang sản quan trọng ở Châu Nam Cực.

- Tại sao Châu Nam Cực lạnh như thế lại có nhiều mỏ than và các loại khoáng sản quý khác?

+ Hoạt động 2 : Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực ( cá nhân )

+ Thời gian : 15 phút

- Cho biết con người phát hiện Châu Nam Cực khi nào?

- Từ năm nào việc nghiên cứu được xúc tiến mạnh mẽ. những quốc gia nào đã đặt trạm nghiên cứu tại đây?

- Hiệp ước Nam Cực được kí vào năm nào? Mục đích .

- Quan sát hình 47.4 Ai là người khám phá châu Nam Cực , người Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực ?

- Dân cư Châu Nam Cực như thế nào ? Tại sao?

- Gv cung cấp thông tin các quốc gia nghiên cứu Nam Cực , cột mốc Nam Cực , trạm nghiên cứu Nam Cực …..

- Liên hệ giáo dục tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí..

1. Điều kiện tự nhiên :

a. Vị trí – giới hạn :

- Gồm lục địaNam Cực và các đảo ven lục địa , nằm từ vòng cực Nam đến cực Nam.

- Diện tích:14.1 triệu km2.

b.Khí hậu :

+ Rất gía lạnh “Cực lạnh” của thế giới .

+ Nhiệt độ quanh năm dưới 00C

+ Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60 km/h

c. Địa hình :

- Là một cao nguyên băng khổng lồ cao trung bình 2600m.

d. Sinh vật:

+ Thực vật không có.

+ Động vật có khả năng chịu rét giỏi. Chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, sống ven lục địa.

e. Khoáng sản:

- Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực :

- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.

- Chưa có dân sinh sống thường xuyên.

4. Hoạt động luyện tập:

- Tại sao Châu Nam Cực được xem là cực lạnh của thế giới ?

- Sinh vật Châu Nam Cực có đặc điểm gì ? 

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập sgk .

- Chuẩn bị bài 48 : Thiên nhiên Châu Đại Dương.

6. Rút kinh nghiệm :

..........................................................................................................................................................................

Tuần: 28 Ngày soạn: 12/03/2018

Tiết: 53 Ngày dạy : 14/03/2018

CHƯƠNG IX. CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Bài 48 :THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Biết và mô tả được bốn nhóm đảo thuộc vùng đảo Châu Đại Dương.

- Nắm được đặc điểm về tự nhiên của các đảo Châu Đại Dương

2. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ quan sát ảnh địa lí.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. Phê phán hoạt động đánh bắt quá mức động vật ở vùng biển Nam Cực .

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Ý thức bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ môi trường .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

-Bản đồ châu Đại Dương.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực ?

- Tại sao Châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có chim, động vật sinh sống ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Trên thế giới có một châu lục duy nhất có tên gọi gắn với đại dương. Có rất nhiều đặc điểm thiên nhiên độc đáo, thú vị ở châu lục này . Chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm đó qua bài 48 : ....

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1 : Vị trí địa lí , địa hình ( Cá nhân )

- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Đại Dương .

- Xác định vị trí địa lí Châu Đại Dương ?

- Xác định vị trí của các nhóm đảo?

- Mêlanêdi : Bắc và Đông Bắc lục địa Ôxtrâylia.

- Pôninêdi : Đông kinh tuyến 1800

- Micrônêdi : Bắc và Đông Bắc Mêlanêđi.

- NiuDilen: Nam lục địa Ôxtrâylia.

- Nguồn gốc hình thành các đảo .

+ Hoạt động 2 : Khí hậu , thực vật và động vật ( nhóm )

- Gv lưu ý khí hậu ở đây chỉ xét khí hậu ở các đảo .

- Quan sát hình 48.2 xác định hai địa điểm Guam và Numêa

- Thảo luận nhóm 2 phút (4 nhóm 2 nhóm 1 biểu đồ)

- Dựa vào hình 48.2 phân tích chế độ nhiệt, ẩm, của hai trạm khí tượng.

- Điền thông tin vào bảng sau :

- Hs trình bày – Gv chuẩn xác .

Trạm

Nhiệt độ cao I

Nhiệt độ thấp I

Biên độ nhiệt

Guam

Numêa

280C – T 6

260C – T 1

26 0 C – T 1

200C – T 7

20C

60C

- Guam có lượng mưa : 2200 mm / năm

- Numêa có lượng mưa 1200 mm / năm

🠖 Lượng mưa cao, chế độ nhiệt điều hòa.

- Diễn biến khí hậu của hai trạm khác nhau như thế nào ?

- Qua phân tích nêu đặc điểm khí hậu của các đảo châu Đại Dương .

- Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển sinh vật?

- Tại sao Châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

- Milanêđi: rừng nhiệt đới phát triển

- Niu Dilen: Rừng ôn đới phát triển.

- Micrônêđi-Pôlinêđi: Sinh vật nghèo hơn về loài.

- Dựa vào H48.1 sgk và kiến thức đã học giải thích vì sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia là hoang mạc. Đọc tên các hoang mạc.

- Tại sao lục địa Ôxtrâylia có giới sinh vật độc đáo? Kể tên?

- Quan sát hình 48.3 và 48.4

- Thiên nhiên Châu Đại Dương thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế? (nhiều gió bão, ô nhiễm biển)

1. Vị trí địa lí, địa hình:

- Gồm lục địa Ôxtrâylia

- 4 nhóm đảo:

+ Niu Dilen,

+ Mêlanêdi,

+ Micrônêdi,

+ Pôlinêdi.

- Diện tích: 8.5 triệu km 2

2. Khí hậu, thực vật và động vật  :

- Phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm, điều hòa, nhiều mưa, rừng rậm nhiệt đới phát triển.

- Lục địa Ôxtrâylia khí hậu khô hạn, hoang mạc chiếm diện tích lớn, sinh vật độc đáo.

+ Động vật: Thú có túi, cáo mỏ vịt.

+ Nhiều loại bạch đàn

- Biển và đại dương là nguồn tài nguyên quan trọng của châu lục.

4. Củng cố :

- Tên gọi châu Đại Dương cho em hình dung đặc điểm thiên nhiên tiêu biểu gì của châu lục này ?

- Đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn vì sao ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 49 : Dân cư, kinh tế Châu Đại Dương.

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 28 Ngày soạn: 14/03/2018

Tiết: 54 Ngày dạy : 16/03/2018

Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm vững đặc điểm dân cư châu Đại Dương, đặc biệt là của Ôxtrâylia và NiuDilen.

- Nắm vững sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Đại Dương

- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, sự phát triển và phân bố sản xuất công – nông nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Đọc, nhận xét lược đồ, bảng số liệu.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ và bài viết về đặc điểm dân cư châu , kinh tế xã hội của Châu Đại Dương

Phê phán hoạt động đánh bắt quá mức động vật ở vùng biển Nam Cực .

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Yêu thích môn học tìm hiểu thế giới xung quanh ta qua các tư liệu

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Ôxtrâylia.

- Bản đồ kinh tế Ôxtrâylia.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Xác định vị trí địa lí Châu Đại Dương? Nêu đặc điểm vị trí và khí hậu?

- Vì sao nói Châu Đại Dương là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối - Người Ô xtrây lia luôn tự hào rằng đất nước họ là một quốc gia đa văn hóa . Tại sao Ôxtrâylia nói riêng và châu Đại Dương nói chung có đặc điểm như vậy . Dân cư , kinh tế của họ có những đặc điểm gì khác . Câu hỏi này sẽ được giải đáp qua bài 49.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : Dân cư ( Nhóm )

- Quan sát bảng số liệu (mục 1) và nội dung sgk .

- Thảo luận 6 nhóm 4 phút (2 nhóm - 1 câu hỏi ).

+ Nhóm 1.2 : Xác định - đặc điểm phân bố dân cư Châu Đại Dương.

+ Nhóm 3.4 : Xác định - đặc điểm dân thành thị Châu Đại Dương.

+ Nhóm 5.6 : Xác định - đặc điểm thành phần dân cư Châu Đại Dương.

- Hs Trình bày. – Gv chuẩn xác.

- Quan sát bảng số liệu trang 147 em có nhận xét gì về tỉ lệ dân thành thị và thành phần dân cư châu Đại Dương .

- Gv : Do dân nhập cư đông , thành phần đa dạng song từ lâu các chủng tộc, dân tộc lại có truyền thống cùng nhau đoàn kết xây dựng kinh tế nên Ô xtrây lia được mệnh danh là một quốc gia đa văn hóa .

+ Hoạt động 2 : Kinh tế châu Đại Dương ( cặp )

- Thiên nhiên châu Đại Dương có ảnh hưởng gì cho sự phát triển kinh tế châu Đại Dương ?

- Quan sát bảng thống kê mục 2 cho nhận xét trình độ phát triển kinh tế 1 số quốc gia ở Châu Đại Dương.

- Dưạ vào kiến thức đã học kết hợp H49.3 sgk cho biết Châu Đại Dương có những tiềm năng phát triển công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ như thế nào? (Khoáng sản, đất trồng (badan) khai thác thủy sản, du lịch )

- Dựa vào hình 49.3 cho biết :

- Ở phía nam Ôxtrâylia có thể phát triển được các loại cây trồng và vật nuôi nào ?Phân bố ở đâu ? Tại sao?

- Cây và con vật nuôi nào được phân bố phát triển mạnh ở sườn Đông dãy núi đông Ôxtrâylia?

- Kinh tế của Ôxtrâylia và NiuDilen có gì khác biệt với các đảo còn lại trong châu Đại Dương ?

- Dựa vào nội dung sgk trình bày về tình hình sản xuất công nghiệp ,nông nghiệp,dịch vụ và rút ra kết luận .

- Ôxtrâylia,Niu Dilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển

- Các quốc đảo đều là các nước đang phát triển.

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Dân cư:

- Dân số ít

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới .

- Phân bố dân cư không đều

- Tỉ lệ dân thành thị cao đạt 69%

- Thành phần : người bản địa 20 % , người nhập cư 80 % .

2. Kinh tế Châu Đại Dương:

- Kinh tế phát triển rất không đều giữa các nước.

- Ôxtrâylia và NiuDilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển .

4. Hoạt động luyện tập:

- Dân cư Châu Đại Dương có đặc điểm gì ?Tại sao?

- Kinh tế Châu Đại Dương phát triển như thế nào ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập sgk .

- Chuẩn bị bài 50: Thực hành : Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ôxtrâylia

+ Ôn lại phương pháp phân tích lát cắt địa hình và phân tích biểu đồ khí hậu .

+ Ôn lại đặc điểm địa hình châu Đại Dương .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 29 Ngày soạn: 19/03/2018

Tiết: 55 Ngày dạy : 21/03/2018

Bài 50 : THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM

TỰ NHIÊN CỦA ÔXTRÂYLIA

I .Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Đặc điểm địa hình lục địa Ôxtrâylia

2. Kĩ năng:

- Nhận xét lát cắt địa hình, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên

- Đọc , phân tích ảnh và bản đồ .

- Kĩ năng viết báo cáo và trình bày một phút .

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin từ lược đồ và lát cắt để viết một bài báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ôxtrâylia.

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức: Tự tin khi viết báo cáo và trình bày một phút .

- Làm chủ bản thân : Đặt mục tiêu và quản lí thời gian khi viết báo cáo .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Ý thức bảo vệ môi trường

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1.Giáo viên :

- Bản đồ tự nhiên lục địa Ôxtrâylia.

- Lược đồ hình 50.3 sgk .

- Lát cắt địa hình lục địa Ôxtrâylia.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III . Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Đặc điểm dân cư châu Đại Dương .

- Đặc điểm kinh tế châu Đại Dương .

- Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào ? Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương .

- Em biết được gì về Lục địa Ôxtrây lia ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: - Gv giới thiệu yêu cầu bài thực hành .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu bài thực hành

- Gv : yêu cầu bài tập là đọc và phân tích lát cắt

- Vị trí lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo lớn của Châu Đại Dương?

- Lục địa Ôxtrây-li-a thuộc bán cầu nào? Giáp với biển và đại dương nào?

- Xác định vị trí & nêu nguồn gốc hình thành

- Nhận xét địa hình Ôxtrây-li-a .

- Địa hình có thể chia thành mấy khu vực?

-Trình bày đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu của mỗi khu vực?

- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm

- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả và bổ sung

- Gv chuẩn xác kiến thức

- Hs xác định các cao nguyên , đồng bằng của lục địa Ôxtrây-li-a .

- Hs trình bày được các đặc điểm của các khu vực địa hình

- Gv chuẩn xác kiến thức

+ Hoạt động 2: Bài tập 2 ( nhóm )

- Dựa vào H48.1; H50.2; H50.3 sgk nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ôxtrây-li-a

+ Sự phân bố mưa:

- Gv yêu cầu Hs thảo luận về các loại gió và sự phân bố lượng mưa của mỗi miền tương ứng và giải thích

+Sự phân bố hoang mạc

- Gv yêu cầu Hs thảo luận về sự phân bố hoang mạc và giải thích

- Hoang mạc phân bố ở phía tây lục địa, nơi có lượng mưa giảm dần từ ven biển vào

- Sự phân bố hoang mạc Ôxtrây-li-a phụ thuộc vào vị trí địa hình và ảnh hưởng của dònh biển lạnh, hướng gió thổi thường xuyên

- Đại diện nhóm trả lời kết quả và bổ sung

- GV chuẩn xác kiến thức

- GV giới thiệu tranh ảnh về hoạt động kinh tế .Đời sống con người ở lục địa Ôxtrây-li-a

Bài tập1:

- Gồm 3 khu vực

+ Phía tây: cao nguyên tây Ôxtrây-li-a cao 500m , 2 /3 diện tích lục địa tương đối bằng phẳng , giữa là những sa mạc.

+ Ơ giữa: đồng bằng trung tâm có hồ Ây-rơ sâu 16m rộng 8884m , sông Đaclinh

+ Phía đông: dãy đông Ôxtrây-li-a cao 1600m. Chạy dài hướng BN: 3400m sát biển Sườn Tây thoải , đỉnh dốc : đỉnh RaođơMao cao 1600m, nơi cao nhất là núi Côxiuxcô cao 2230m

Bài tập 2 :

+ Gió Tín Phong: hướng đông nam từ Thái Bình Dương thổi vào phía đông

+ Gió mùa: hướng đông bắc (Thái Bình Dương và hướng tây bắc (Ấn Độ Dương thồi vào phía bắc lục địa

+ Gió tây ôn đới: hướng tây đông thổi vào phía nam

- Sự phân bố lượng mưa ở Ôxtrây-li-a:

+ Mưa nhiều: phía bắc (ảnh hưởng của gió mùa), phía đông (ảnh hưởng của gió Tín Phong)

+ Mưa ít: phía tây ảnh hưởng dòng biển lạnh Ôxtrây-li-a trung tâm có đường chí tuyến nam đi qua, do địa hình dãy Ôxtrây-li-a chắn gió

- Sự phân bố hoang mạc ở Ôxtrây-li-a:

+ Phía tây: do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ôx-xtrây-li-a

+ Trung tâm: sâu trong nội địa, có đường chí tuyến nam đi qua, dãy đông là địa hình chắn gió

4. Hoạt động luyện tập:

- Các yếu tố nào của tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, đặc biệt là sự phân bố lượng mưa của lục địa Ôxtrây-li-a

- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về đặc điểm phân bố lượng mưa giữa miền đông và miền tây, miền bắc và miền nam, ven biển và nội địa của lục địa Ôxtrây-li-a.

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Hoàn chỉnh bài thực hành

- Chuẩn bị bài 51 : Thiên nhiên châu Âu

6. Rút kinh nghiệm :

..........................................................................................................................................................................

Tuần: 29 Ngày soạn: 21/03/2018

Tiết: 56 Ngày dạy : 23/03/2018

Chương X: CHÂU ÂU

Bài 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ để thấy được Châu Âu là châu lục nằm ở đới ôn hoà với nhiều bán đảo. Đặc điểm tự nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi của Châu Âu.

2. Kĩ năng:

- Dựa vào bản đồ tự nhiên học sinh xác định được vị trí địa lí, đặc điểm của bờ biển và các đặc điểm tự nhiên của thiên nhiên Châu Âu.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin từ lược đồ

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức: Tự tin khi viết báo cáo và trình bày một phút .

- Làm chủ bản thân : Đặt mục tiêu và quản lí thời gian khi viết báo cáo .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên Châu Âu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Kiểm tra nội dung bài tập thực hành của học sinh.

- Tại sao đại bộ phận của Ôxtrây-li-a có khí hậu khô nóng ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: - Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á - Âu, nằm trong đới khí hậu ôn hoà, thiên nhiên được con người khai thác tư lâu đời và ngày càng được con người sử dụng có hiệu quả. Vậy cụ thể Châu Âu có vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật như thế nào? ….

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : ( nhóm )

- Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu. Xác định châu Âu.

- Châu Âu thuộc lục địa Á - Âu. Diện tích 10 triệu km2

- Thảo luận nhóm 3’ – 4 Hs

- Dựa vào bản đồ cho biết Châu Âu nằm giữa những vĩ độ nào, chủ yếu nằm trong môi trường nào trên Trái Đất?

- Xác định vị trí châu Âu .

- Báo cáo kết quả thảo luận nhóm: Nằm giữa vĩ độ 36oB → 71oB. Nằm chủ yếu trong môi trường đới ôn hoà.

- Xác định độ dài của đường biển và nhận xét hình dạng của đường bờ biển?

- Châu Âu có đường bờ biển dài 43000 km, bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều vũng vịnh ăn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều đảo, bán đảo.

- Chỉ trên bản đồ các biển, bán đảo quanh Châu Âu?

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4 Hs

- Quan sát trên bản đồ và trên H51.1 cho biết Châu Âu có những dạng địa hình nào, sự phân bố của những dạng địa hình đó?( Có ba dạng địa hình chính.)

+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích.

+ Núi già ở phần phía bắc và phần trung tâm của châu lục.

+ Núi trẻ nằm ở phía nam.

- Xác định trên bản đồ các dãy núi, các đồng bằng nói trên?

+ Hoạt động 2 : ( nhóm )

- Hướng dẫn Hs quan sát hình 51.2 Sgk .

- Ở Châu Âu có những kiểu khí hậu nào, kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất, phân bố như thế nào?

- Khí hậu ôn đới hải dương phân bố ở phía tây.

- Khí hậu ôn đới lục địa phân bố ở phía đông (Chiếm diện tích lớn nhất)

- Khí hậu hàn đới phân bố ở phía bắc (diện tích nhỏ nhất)

- Khí hậu Địa Trung Hải phân bố ở phía nam.

- Nhận xét về sự phân bố của khí hậu?

- Phân hoá từ đông sang tây, từ bắc xuống nam.

- Nhắc lại đặc điểm của các kiểu khí hậu đó?

- Ôn đới hải dương: có lượng mưa lớn, mùa hạ mát, mùa đông ấm.

- Ôn đới lục địa: Mưa ít mùa đông lạnh có băng tuyết, mùa hạ tương đồi nóng.

- Địa Trung Hải: Nhiệt độ cao, mưa ít, mưa về mùa thu đông.

- Dựa vào bản đồ nhận xét về mật độ sông ngòi ở Châu Âu, chỉ một số hệ thống sông lớn ở đây?

- Châu Âu có mật độ sông khá dày, đặc lượng nước dồi dào

- Dựa vào lược đồ H 51.2 Sgk và những kiến thức về khí hậu đã học cho biết thảm thực vật thay đổi như thế nào?

- Trình bày trên bản đồ treo tường: Ven biển phía tây là rừng là rộng, vào sâu trong nội địa là rừng là kim, đông nam là thảo nguyên, nam là rừng lá cứng.

1. Vị trí, địa hình.

+ Vị trí :

- Châu Âu là châu lục thuộc lục địa Á - Âu. Diện tích 10 triệu km2

- Nằm giữa vĩ độ 36oB → 71oB.

- Chủ yếu trong môi trường đới ôn hoà.

+ Địa hình :

- Có ba dạng địa hình chính.

+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích.

+ Núi già nằm ở phần phía bắc và phần trung tâm của châu lục.

+ Núi trẻ nằm ở phía nam.

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật.

+ Khí hậu:

- Khí hậu Châu Âu rất đa dạng phân hoá từ đông sang tây, từ bắc xuống nam.

+ Sông ngòi:

- Châu Âu có mật độ sông khá dày, đặc lượng nước dồi dào.

- Sông ngòi đổ vào Bắc Băng Dương có hiện tượng đóng băng mùa đông .

+ Thực vật:

- Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây theo sự thay đổi của lượng mưa.

4. Hoạt động luyện tập:

- Dựa vào các hình 51.1 trình bày sự phân bố các loại địa hình chính ở Châu Âu

- Giải thích tại sao phía tây có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn phía đông?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học và trả lời bài theo câu hỏi sgk. Làm bài tập trong tâp bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị bài 52 “ Thiên nhiên Châu Âu (tiếp theo)”.

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 30 Ngày soạn: 26/03/2018

Tiết: 57 Ngày dạy : 28/03/2018

Bài 52: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm vững đặc điểm và sự phân bố của các môi trường ở Châu Âu.

+ Đặc điểm môi trường ôn đới hải dương.

+ Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa.

+ Đặc điểm của môi trường Địa Trung Hải.

+ Đặc điểm của môi trường núi cao.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, sơ đồ và rút ra đặc điểm khí hậu của từng khu vực.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Tiếp tục giáo dục Hs có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Bản đồ các kiểu khí hậu Châu Âu.

- Một số hình ảnh của mơi trường tự nhiên ở Châu Âu.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Hoạt động dạy và học :

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Dựa vào bản đồ trình bày vị trí địa lí, địa hình của Châu Âu?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: Châu Âu trải dài theo hướng vĩ tuyến nằm trong đới khí hậu ôn hoà. Môi trường tự nhiên phân hoá đa dạng: Gồm môi trường ôn đới hải dương, lục địa, Địa Trung Hải và núi cao. Vậy đặc điểm cụ thể của từng kiểu môi trường này như thế nào → Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : (nhóm )

- Hướng dẫn hs quan sát trên bản đồ khí hậu.

- Xác định vị trí giới hạn của môi trường trên bản đồ?

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4Hs

- Phân tích biểu đồ H 52.1- nhận xét về đặc điểm khí hậu?

+ Nhiệt độ tháng cao nhất T7: 18oC, thấp nhất T1: 8oC

+ Mùa mưa nhiều: T10 - T1. + Mùa mưa ít: T2 - T9.

→ Tổng lượng mưa 820mm.

-Nhận xét đặc điểm khí hậu của ôn đới hải dương.

-Với đặc điểm khí hậu như vậy sông ngòi và hệ thực động vật ở đây như thế nào?

+ Hoạt động 2: ( nhóm )

- Xác định vị trí của môi trường ôn đới lục địa .

- Phân tích biểu đồ H 52.2 sgk . Nhận xét về khí hậu?

+Nhiệt độ tháng cao nhất T7:20oC, thấp nhất: T1: - 12oC

+ Mùa mưa: Từ tháng 5 - 10. Mùa khô: Từ tháng 11 - 4.

+ Tổng lượng mưa: 443mm.

- Nhận xét đặc điểm khí hậu môi trường ôn đới lục địa?

- Khí hậu như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông ngòi và hệ thực vật ở đây?

+ Hoạt động 3 : ( nhóm )

- Xác định vị trí của môi trường Địa Trung Hải trên bản đồ?(Nằm ở phía nam của châu lục.)

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4 Hs

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa H 52.3 và rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải?

+ Nhiệt độ tháng cao nhất T7: 25oC, thấp nhất T1: 10oC.

+ Mùa mưa: T10 - T3. Mùa khô: T4 - T9

+ Tổng lượng mưa: 711mm

- Qua kết quả báo cáo hãy rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải?

-Với đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy sông ngòi và hệ thực động vật ở đây như thế nào?

-Địa hình núi trẻ phân bố ở khu vực nào của châu Âu, em hãy xác định trên bản đồ?

- Phía nam Châu Âu là những dãy núi trẻ cao và đồ sộ.

+ Hoạt động 4 : ( cá nhân )

- Quan sát H 52.4 Sgk.Trên sườn núi An Pơ có những vành đai thực vật nào, độ cao của từng vành đai?

- + 200 - 800m: Đồng ruộng làng mạc.

+ 800m - 1800m: Rừng hỗn giao.

+ 1800m - 2200m: Rừng lá kim.

+ 2200m - 3000m: Đồng cỏ núi cao.

+ Trên 3000m: Băng tuyết phủ vĩnh viễn.

-Tại sao thảm thực vật lại thay đổi như vậy?

-Sự phân hoá của thảm thực vật theo độ cao giống với sự phân hoá nào mà chúng ta đã học?

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

3. Các môi trường tự nhiên.

a. Môi trường ôn đới hải dương.

- Khí hậu: Mùa đông ấm, mùa hạ mát, lượng mưa tương đối lớn

- Sông ngòi nhiều nước, thực vật là rừng lá rộng.

b. Môi trường ôn đới lục địa.

- Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông rất lạnh có băng tuyết bao phủ, lượng mưa ít

- Sông ngòi đóng băng vào mùa đông, mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước. Thực vật thay đổ từ bắc xuống nam

c. Môi trường Địa Trung Hải.

- Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm, mùa hạ khô nóng, mưa về mùa thu đông.

- Sông ngòi ngắn và dốc, lũ vào mùa thu đông, cạn vào mùa hạ.

- Thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn trong mùa hạ là kiểu rừng là cứng xanh quanh năm.

d. Môi trường núi cao.

- Càng lên cao nhiệt độ và lượng mưa càng giảm, thảm thực vật cũng thay đổi theo.

4. Hoạt động luyện tập:

- Trình bày đặc điểm khí hậu, thực vật, sông ngòi của các môi trường tự nhiên của châu Âu?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học và trả lời bài theo câu hỏi sgk.

- Chuẩn bị trước bài 53 : Thực hành

Trả lời câu hỏi gợi ý sgk

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 31 Ngày soạn: 28/03/2018

Tiết: 58 Ngày dạy : 30/03/2018

Bài 53: THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm vững các đặc điểm khí hậu và sự phân bố thực vật của Châu Âu.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ khí hậu từ đó rút ra kiến thức.

3. Thái độ :

- Lòng yêu thiên nhiên

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa phóng to.

- Sơ đồ thảm thực vật ở một số vùng của Châu Âu.

- Lược đồ khí hậu Châu Âu.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Trình bày đặc điểm khí hậu, thực vật, sông ngòi của các môi trường tự nhiên của châu Âu?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: Chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Châu Âu. Vậy để củng cố lại những kiến thức đặc biệt là khí hậu và sự phân hoá về tự nhiên.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm – 4 nhóm

Nhận biết đặc điểm khí hậu ( nhóm )

- Hướng dẫn học sinh đọc phần 1 nội dung thực hành.

- Dựa vào H51.2 và bản đồ tự nhiên Châu Âu cho biết vì sao ở cùng vĩ độ những nước ven biển của bán đảo Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len?

- Dựa vào H51.2 và kiến thức đã học trả lời.

- Hướng dẫn hs quan sát đường đẳng nhiệt tháng giêng ở Châu Âu H 51.2 và trên bản đồ khí hậu.

- Nhắc lại khái niệm đường đẳng nhiệt?

- Là đường nối những điểm có cùng nhiệt độ.

- Thảo luận nhóm 4 phút – 4 nhóm

- Dựa vào H51.2 và lược đồ khí hậu Châu Âu (chú ý quan sát các đường vĩ tuyến), Nhận xét sự thay đổi vị trí của các đường đẳng nhiệt ở phía đông và phía tây, từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu của Châu Âu về mùa đông?

- Đầu phía tây của đường đẳng nhiệt nằm ở vĩ độ cao hơn, phía đông nằm ở vĩ độ thấp hơn ....

- Dựa vào H51.2 và bản đồ khí hậu nêu tên và so sánh các vùng có những kiểu khí hậu đó?

Dựa vào H51.2 nêu tên và so sánh.

- Các nhóm trình bày -nhận xét

- Gv chuẩn xác kiến thức

+ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm – 4 nhóm

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .( nhóm )

- Hướng dẫn Hs đọc nội dung yêu cầu phần 2 của bài thực hành.-

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4 nhóm

- Phân tích các biểu đồ trạm A, B, C và rút ra nhận xét chung về chế độ nhiệt?

- Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

* Trạm A:

+ Nhiệt độ T7 = 20oC

+ Nhiệt độ T1 = -5oC

+ Biên độ = 25oC

* Trạm B:

+ Nhiệt độ T7 = >20oC

+ Nhiệt độ T1 = 10oC

+ Biên độ = 10oC

* Trạm C:

+ Nhiệt độ T7 = 18oC

+ Nhiệt độ T1 = 8oC

+ Biên độ = 10oC

- Các tháng mưa nhiều, các tháng mưa ít? Nhận xét về lượng mưa?

- Xác định kiểu khí hậu của từng trạm, cho biết lí do?

- Sắp xếp các biểu đồ của từng trạm với các lát cắt của thảm thực vật sao cho phù hợp?

- Trạm A - D, Trạm B - F, Trạm C - E

- Các nhóm trình bày -nhận xét

- Gv chuẩn xác kiến thức

1. Nhận biết đặc điểm khí hậu.

- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới làm cho ven biển ở bán đảo Xcan-đi-na-vi có mưa nhiều hơn ở Ai-xơ-len.

- Vào mùa đông các vùng đất ven biển phía tây có khí hậu ấm áp hơn, càng đi về phía đông, khí hậu càng giá lạnh dần.

- Chiếm diện tích lớn nhất là kiểu khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu hàn đới.

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

+ Chế độ nhiệt:

- Trạm A: Biên độ lớn, mùa hạ nóng, mùa đông có băng tuyết.

- Trạm B: Biên độ nhiệt trung bình, mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh lắm.

- Trạm C: Biên độ nhiệt trung bình, mùa hạ mát, mùa đông ấm.

+ Lượng mưa:

- Trạm A: Mưa nhiều từ tháng

3 - 8, mưa ít từ tháng 9 - 4, tổng lượng mưa ít.

- Trạm B: Mưa nhiều từ tháng 9 - 12, mưa ít từ tháng 1 - 8, tổng lượng mưa trung bình (mưa về mùa thu đông)

- Trạm C: Mưa nhiều từ tháng 10 -1, mưa ít từ tháng 2 - 9, tổng lượng mưa lớn, phân bố tương đối đồng đều quanh năm.

- Trạm A: Ôn đới lục địa.

- Trạm B: Địa Trung Hải.

-Trạm C: Ôn đới hải dương.

- Trạm A - D

- Trạm B - F

- Trạm C - E

4. Hoạt động luyện tập:

- Nhận xét kết quả thực hành.

- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Chuẩn bị bài 54: Dân cư - xã hội châu Âu .

6. Rút kinh nghiệm :

..........................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………..

Tuần: 31 Ngày soạn: 02/04/2018

Tiết: 59 Ngày dạy : 04/04/2018

Bài 54: DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU ÂU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được sự đa dạng về tôn giáo ngôn ngữ văn hoá của các dân tộc ở Châu Âu.

- Nắm vững dân số Châu Âu đang già đi (thiếu lao động) dẫn đến làn sóng nhập cư lao động gây nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội.

- Nắm vững Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hoá cao, thúc đẩy nông thôn, thành thị ngày càng xích lại gần nhau.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn kĩ năng bản đồ, biểu đồ tháp tuổi, lược đồ phân bố dân cư đô thị, các nhóm ngôn ngữ để tìm ra kiến thức.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Tinh thần đoàn kết dân tộc lên án hành vi xung đột dân tộc .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Bản đồ phân bố dân cư đô thị Châu Âu. Tháp tuổi dân số của Châu Âu.

- Lược đồ các nhóm ngôn ngữ ở Châu Âu. Bảng tỉ lệ gia tăng dân số ở một số nước Châu Âu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Vì sao bán đảo Xcan – đi – na – vi cùng vĩ độ với Ai xơ len nhưng lại có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai xơ len ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: - Các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử đã làm cho các quốc gia châu Âu ngày nay có sự đa dạng, phức tạp về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá. Hiện nay châu Âu đang phải giải quyết nhiều vấn đề xã hội: Dân cư đang già đi, các vấn đề của đô thị hoá, các vấn đề dân tộc tôn giáo.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: ( cá nhân )

- Dựa vào lược đồ các nhóm ngôn ngữ ở Châu Âu em hãy cho biết Châu Âu có những nhóm ngôn ngữ nào? những nhóm ngôn ngữ nào chiếm tỉ lệ lớn?

- Gồm nhóm ngôn ngữ Giécman, Latinh, Xlavơ, Hylạp ... Trong đó nhóm ngôn ngữ Giécman, Latinh, Xlavơ chiếm tỉ lệ lớn.

- Dựa vào lược đồ nêu tên các nước thuộc từng nhóm ?

- Nêu tên các nước thuộc từng nhóm

- Mỗi nhóm ngôn ngữ lại có nền văn hoá riêng, làm cho nền văn hoá Châu Âu rất đa dạng.

- Tôn giáo ở Châu Âu có những đặc điểm gì?

- Rất đa dạng chủ yếu theo Cơ Đốc giáo trong đó có đạo Thiên Chúa, Tin Lành ... ngoài ra còn có đạo Hồi.

+ Hoạt động 2: ( nhóm )

- Số dân Châu Âu,mật độ dân số,Sự phân bố dân cư ?

- Số dân 727 triệu người, mật độ dân số 70 ng/km2, phân bố dân cư không đồng đều, tập trung trong các đồng bằng, thung lũng và đặc biệt là các duyên hải.

- Vậy tại sao nói dân cư Châu Âu đang già đi ?

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4 Hs

- So sánh các nhóm tuổi từ 0 - 30; 31 - 60; 61 - 90. trong thời kì 1960;1980;2000 của Châu Âu - nhận xét?

- Báo cáo kết quả thảo luận - Gv chuẩn xác .

→ Tỉ lệ người cao tuổi ở Châu Âu ngày càng tăng, tỉ lệ người ít tuổi ngày càng giảm, trái ngược hoàn toàn với dân số thế giới.

-Bằng hiểu biết của mình hãy giải thích tại sao dân cư Châu Âu có đặc điểm đó?

- Dân số Châu Âu ngày càng già đi sẽ gây nên những hậu quả gì?

- Thiếu nhân lực lao động, tạo ra làn sóng nhập cư, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong xã hội.

- Em có nhận xét gì về mức độ đô thị hoá ở Châu Âu?

- Mức độ đô thị hoá như vậy có ảnh hưởng gì đến lối sống của người dân nông thôn?

- Đời sống của người dân nông thôn ngày càng gần với đời sống của người dân thành thị

-Hãy xác định một số đô thị lớn ở Châu Âu trên bản đồ?

- Ngoài ảnh hưởng tích cực quá trình đô thị hoá nhanh có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

- ( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá.

- Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơrôpêôit gồm ba nhóm ngôn ngữ chính Giécman, Latinh, Xlavơ.

- Dân cư Châu Âu chủ yếu theo cơ đốc giáo, ngoài ra còn có một số vùng theo đạo Hồi.

2. Dân cư Châu âu đang già đi, mức độ đô thị hoá cao.

- Số dân 727 triệu người, mật độ dân số trung bình 70 ng/km2, phân bố dân cư không đồng đều, tập trung trong các đồng bằng, thung lũng và đặc biệt là các duyên hải.

- Châu Âu có mức độ đô thị hoá cao, tỉ lệ dân đô thị chiếm 75% dân số

4. Hoạt động luyện tập:

- Tại sao nói Châu Âu rất đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ, văn hoá?

- Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Chuẩn bị bài 55 : Kinh tế Châu Âu.

6. Rút kinh nghiệm :

..........................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………..

Tuần: 32 Ngày soạn: 04/04/2018

Tiết: 60 Ngày dạy : 06/04/2018

Bài 55: KINH TẾ CHÂU ÂU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm vững Châu Âu có một nền nôn nghiệp tiên tiến, có hiệu quả cao. Một nền công nghiệp phát triển, dịch vụ hoạt động năng động đa dạng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

- Nắm vững sự phân bố các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Biết sự phát triển ngành dịch vụ châu Âu luôn chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên .

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ, sơ đồ tranh ảnh địa lí để tìm ra kiến thức của bài.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ nông nghiệp Châu Âu.

- Bản đồ công nghiệp Châu Âu.

- Một số hình ảnh về công nghiệp, nông nghiệp và du lịch ở Châu Âu

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học :

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Tại sao nói dân cư Châu Âu đang già đi? Tình hình đô thị hoá ở Châu Âu diễn ra như thế nào?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: - Sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến và sự hỗ trợ đắc lực của công nghiệp. Ngành công nghiệp ở Châu Âu đang có nhiều biến động về cơ cấu. Dịch vụ phát triển nhanh và đem lại nguồn lợi lớn.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: ( nhóm )

- Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp Châu Âu.

- Thảo luận nhóm 3 phút – 4 Hs

- Dựa vào bản đồ kể tên và khu vực phân bố các sản phẩm nông nghiệp ở Châu Âu?

- Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

+ Vùng chăn nuôi, vùng trồng lúa mì, ngô, tập trung chủ yếu ở đồng bằng ...

+ Vùng trồng cây ăn quả: Nho, cam, chanh ven Địa Trung Hải.

+ Củ cải đường: đông nam và ven biển Bắc, biển Ban Tích.

- Cho biết hình thức qui mô sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu ?

- Qui mô không lớn

+ Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh.

+ Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hoá

- Qua các đặc điểm trên em có đánh giá gì về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu?

- Châu Âu có nền nông nghiệp tiên tiến, đạt hiệu quả cao nhờ áp dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật.

+ Hoạt động 2: ( nhóm )

- Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ công nghiệp Châu Âu

- Thảo luận nhóm 3’ – 4 Hs

- Dựa vào bản đồ trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp ở Châu Âu?

- Thảo luận và báo cáo kết quả.

- Phần lớn các trung tâm công nghiệp tập trung ở Tây Âu (Sản xuất Ô tô, đóng tàu, hoá chất, luyện kim ...)

- Nhắc lại thế nào là ngành công nghiệp truyền thống cho ví dụ?( ngành công nghiệp xuất hiện rất sớm: luyện kim, cơ khí ...)

-Ngày nay tình hình phát triển của các ngành công nghiệp truyền thống gặp phải những khó khăn gì, tại sao?

- Hướng dẫn học sinh quan sát H 53.3 sgk.

- Nêu hướng giải quyết những khó khăn mà nhiều ngành công nghiệp ở Châu Âu gặp phải.

- Xây dựng nhiều ngành công nghiệp mới, các trung tâm công nghệ cao .... hợp tác rộng rãi, liên kết chặt chẽ giữa các nước, các viện nghiên cứu, các cơ quan khoa học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Hoạt động 3 : ( cá nhân/ cặp đôi )

- Kể tên một số ngành dịch vụ mà em biết?

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ...

- Tình hình phát triển của các ngành dịch vụ ở Châu Âu?

- Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triến nhất ở Châu Âu.

-Trong các ngành dịch vụ ở Châu Âu, ngành nào chiếm vị trí quan trọng nhất, tại sao? (Du lịch )

- Nêu tên một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở Châu Âu?

- Ngành dịch vụ châu Âu luôn chú trọng bảo vệ môi trường .

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Nông nghiệp.

- Qui mô sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu thường không lớn. Tổ chức sản xuất theo hai hình thức.

+ Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh.

+ Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.

2. Công nghiệp.

- Châu Âu là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất trên thế giới với nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng chất lượng cao.

- Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.

3. Dịch vụ.

- Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triến nhất ở Châu Âu.

- Trong các ngành dịch vụ, du lịch là ngành quan trọng nhất, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia Châu Âu.

4. Hoạt động luyện tập:

- Vì sao sản xuất nông nghiệp của Châu Âu đạt hiệu quả cao?

- Trình bày sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Châu Âu?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời bài theo câu hỏi sgk trang 167

- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị bài 56: Khu vực Bắc Âu .

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 32 Ngày soạn: 09/04/2018

Tiết: 61 Ngày dạy : 11/04/2018

BÀI 56: KHU VỰC BẮC ÂU.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm, địa hình, khí hậu, tài nguyên của khu vực Bắc Âu dặc biệt là bán đảo Xcan đinavi.

- Sự khai thác tài nguyên hợp lý ở khu vực Bắc Âu.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích các hình ảnh về đánh cá, rừng và bảng số liệu để thấy rõ sự khai thác đi đôi với bảo vệ rừng và biển của người dân trong khu vực Bắc Âu.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Sự tôn trọng của bản thân đối với những kinh nghiệm trong sản xuất các nước Bắc Âu.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên Châu Âu.

- Lược đồ khu vực Bắc Âu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả kinh tế cao?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: Với vị trí ở vĩ độ cao nhất của Châu Âu khu vực Bắc Âu, Châu Âu có môi trường thiên nhiên rất độc đáo và kì vĩ. Nơi đây người dân có cuộc sống êm ả, thanh bình mức sống cao nền kinh tế phát triển.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (cá nhân / cả lớp)

- Dựa vào lược đồ H66.1 sgk xác định vị trí của khu vực Bắc Âu? Phần lớn diện tích nằm trong giới hạn nào?

- Đặc trưng nổi bật vị trí của khu vực?

- Quan sát H56.1, 56.2, 56.3 sgk kể tên các dạng địa hình do băng hoà tan cổ để lại ở khu vực Bắc Âu?( Phần Lan nổi tiếng thế giới đất nước nghìn hồ.)

- Dựa vào H56.4 cho biết bán đảo Xcăng đi na vi có địa hình gì?

- Đặc điểm sông ngòi Xcăng đi na vi? Giá trị kinh tế?

( Sông ngắn, giá trị về thuỷ điện).

- Vai trò dãy núi Xcanđinavi trong sự phân hoá tự nhiên .

( Bản đồ tự nhiên 2 quốc gia Nauy, Thuỷ điện. Hàng rào khí hậu giữa sườn tây- đông bán đảo.)

- Dựa vào vị trí địa lí khu vực cho biết đặc điểm khí hậu Bắc Âu?

- Tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa sườn tây, sườn đông Xcanđinavi?

- Khu vực Bắc Âu có các nguồn tài nguyên quan trọng nào?

- Nêu đặc điểm phân bố các nguồn tài nguyên?

- Khí hậu ảnh hưởng tới thảm thực vật: Rừng phát triển phong phú, rừng lá rộng ở sườn phía tây, lá kim ở sườn đông.

- Sông ngòi ngắn, dốc có giá trị về thuỷ điện.

Hoạt động 2 : ( Cá nhân/ cặp đôi)

- Khu vực Bắc Âu khai thác thế mạnh thiên nhiên đã chú trọng phát triển những ngành kinh tế nào?( Biển, rừng, thuỷ điện.

+ Khai thách biển: hàng hải và đánh cá.)

- Các nước Bắc Âu nổi tiếng về phát triển kinh tế bền vững vì khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

+ Khai thác gỗ có kế hoạch, khoa học từ lâu, vận chuyển gỗ 🠦 nhà máy: Giảm chi phí thấp nhất công vận chuyển. Không xuất khẩu gỗ nguyên liệu mà chế biến thành giấy, bìa có gía trị kinh tế cao, xuất khẩu, chế biến gỗ tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Đánh bắt cá: Dưới dạng công nghiệp, cơ giới hoá cao từ khâu kéo lưới đến khâu chế biến ngay trên tàu.

+ Việc đánh bắt cá có quy định chặt chẽ bảo vệ nguồn thuỷ sản có lưới thích hợp từng loại cá. Không dùng hoá chất …

( Tích hợp giáo dục môi trường )

- Như vậy ngoài phát triển 3 ngành có thế mạnh, Bắc Âu còn chú trọng phát triển ngành kinh tế nào khác?

( Khai thác dầu khí, các ngành có kỹ nghệ kinh tế cao như tin học, viễn thông, du lịch, chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu. Aixơlen sử dụng năng lượng của suối nước nóng phun từ dưới đất để trồng rau và hoa trong các nhà kính trên hòn đảo gần vùng cực rất giá lạnh.🠦 Giáo viên kết luận .

1. Khái quát tự nhiên Bắc Âu:

a. Vị trí :

- Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lạnh.

- Gồm bán đảo Aixơlen và bán đảo Xcanđinavi có 3 nước: Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan.

b. Địa hình:

+ Bờ biển dạng fio ở Nauy.

+ Hồ đầm ở Phần Lan.

+ Núi lửa ở Aixơlen.

- Bán đảo Xcanđinavi núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.

c. Khí hậu:

- Lạnh giá về mùa đông.

- Mát mẻ về mùa hạ.

- Sườn tây Xcanđinavi do ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên mùa đông không lạnh lắm, biển không đóng băng.

d. Tài nguyên:

- Dầu mỏ, quặng, sắt, đồng.

- Rừng, đồng cỏ.

- Biển, thuỷ điện.

2. Kinh tế khu vực Bắc Âu:

- Các nước trong khu vực Bắc Âu có nền kinh tế phát triển đa dạng mức sống cao dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lý để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.

4. Hoạt động luyện tập:

- Nêu những điều kiện khó khăn về điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với sản xuất và đời sống?

- Các nước Bắc Âu đã khai thác tài nguyên hợp lý để phát triển kinh tế như thế nào?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Chuẩn bị bài 57 : Khu vực tây và Trung Âu

6. Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 32 Ngày soạn: 11/04/2018

Tiết: 62 Ngày dạy : 13/04/2018

Bài 57: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Địa hình, khí hậu, khu vực Tây và Trung Âu.

- Tình hình phát triển kinh tế khu vực.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích: Tổng hợp để nắm được đặc điểm địa hình 3 miền trong khu vực.

- Củng cố kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên để nắm vững phân bố các ngành kinh tế 3 khu vực Tây và Trung Âu.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Yêu quí lao động và sẽ chia kinh nghiệm trong sản xuất.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ công nghiệp Châu Âu.

- Lược đồ tự nhiên Tây và Trung Âu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

Nêu những điều kiện khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với sản xuất và đời sống?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: Tây và Trung Âu là khu vực lớn và quan trọng của nền kinh tế Châu Âu có vai trò rất lớn trong đời sống chính trị, văn hoá, kinh tế của thế giới. Thiên nhiên trong khu vực có sự phân hoá rất đa dạng, đa số các nước có trình độ phát triển kinh tế cao, sản xuất khối lượng hàng hoá lớn. Để nắm được đặc điểm khái quát tự nhiên, kinh tế khu vực Tây và Trung Âu, Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 57.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (cặp đôi)

- Dựa vào hình 57.1 . Xác định phạm vi khu vực ?

- Kể tên các nước trong khu vực ?

- (Quần đảo Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo,Hung ga ri, Ru ma ni, Xlôvakia, Séc, Đức, Balan) .

- Hãy cho biết địa hình khu vực có những dạng nào? Phân bố ra sao? Tài nguyên khoáng sản và thế mạnh của vùng như thế nào?

Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu. Hoạt động cặp

Miền địa hình

Đặc điểm

Miền đồng bằng phía bắc.

Miền núi già ở giữa.

Miền núi trẻ ở phía nam.

- Đại diện các nhóm trình bày; Gv chuẩn kiến thức.

- Đặc diểm khí hậu Tây và Trung Âu.

- Quan sát hình 57.1 - Tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển?

- Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi ntn ?

Hoạt động 2: (Cá nhân)

- Nêu đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp ở Tây và Trung Âu

- Em hãy cho biết các cây trồng và vật nuôi chính của khu vực Tây và Trung Âu. Phân bố ở đâu?

- Tỉ trọng của ngành trồng trọt so với chăn nuôi.

- Em có nhận xét gì về nền nông nghiệp của khu vực Tây và Trung Âu?

- Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở Tây và Trung Âu?

- Em hãy kể tên các trung tâm tài chính lớn ở Tây và Trung Âu?

- Dịch vụ khu vực Tây và Trung Âu có thế mạnh gì ?

(- Nhiều phong cảnh đẹp nổi tiếng, nhiều công trình kiến trúc cổ, lâu đai, diễm lệ … nhiều trung tâm tài chính.

- Hệ thống giao thông hiện đại, hoàn chỉnh , mạng lưới khách sạn đầy đủ, tiện nghi hiện đại.

- Có hệ thống trường đại học, trung cấp chuyên đào tạo đội ngũ phục vụ lành nghề.

- Điểm du lịch hấp dẫn.

1. Khái quát tự nhiên:

a. Vị trí:

- Trải dài từ quần đảo Anh, Ai Len 🠦 dãy Các pat .

- Gồm 13 quốc gia.

b. Địa hình :

- Miền đồng bằng phía bắc.

- Miền núi già ở giữa

- Miền núi trẻ ở phía nam.

c. Khí hậu, sông ngòi:

+ Nằm hoàn toàn trong đới ôn hoà khu vực có gió tây ôn đơi thường xuyên hoạt động .

+ Chịu ảnh hưởng của biển sâu sắc.

+ Sông ngòi ven biển phía tây nhiều nước quanh năm.

+ Sông ngòi phía đông của khu vực đóng băng về mùa đông.

2. Kinh tế:

a. Công nghiệp:

- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.

- Nhiều nghành công nghiệp truyền thống và hiện đại, nhiếu hải cảng lớn.

b. Nông nghiệp:

- Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao.

- Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao.

c. Dịch vụ:

- Phát triển chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.

- Các trung tâm tài chính lớn.

4. Hoạt động luyện tập:

- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.

- Nêu đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp ở Tây và Trung Âu

- Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu.

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Chuẩn bị bài 58 : Khu vực Nam Âu .

6. Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 33 Ngày soạn: 16/04/2018

Tiết: 63 Ngày dạy : 18/04/2018

BÀI 58: KHU VỰC NAM ÂU.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững:

- Đặc điểm vị trí địa lí, địa hình khu vực Nam Âu, những nét chính về kinh tế khu vực.

- Vai trò của khí hậu, văn hoá, lịch sử và phong cảnh đối với du lịch Nam Âu.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ tự nhiên Nam Âu, biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, phân tích các ảnh về khu vực.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Yêu quí lao động và sẽ chia kinh nghiệm trong sản xuất.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Âu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Nêu đặc điểm 3 miền địa hình khu vực Tây và Trung Âu?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Kết nối: Phía nam là khu vực các đảo và bán đảo của vùng ĐTH – vùng biển trù mật của thế giới. Là khu vực nổi tiếng về các di tích lịch sử vô giá. Bài học hôm nay thầy trò cùng tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1 : (cá nhân)

- Quan sát lược đồ tự nhiên Nam Âu xác định vị trí và kể tên các nước trong khu vực Nam Âu?

- Cho biết những nét chính của địa hình 3 bán đảo khu vực Nam Âu?(Khu vực không ổn định của vỏ trái đất).

- Dựa vào bản đồ tự nhiên Nam Âu nêu tên một số dãy núi của khu vực Nam Âu?

- Với vị trí của khu vực khí hậu Nam Âu có đặc điểm gì? Thuộc kiểu khí hậu nào?

- Phân tích hình58.2sgk nêu đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa của khí hậu Nam Âu?

- Nhiệt độ:

+ Thấp nhất tháng 1: > 100C.

+ Cao nhất tháng 7: > 240C.

+ Biên độ nhiệt năm: 140C .

- Lượng mưa:

+ Nhiều nhất : Tháng 10🠦3

+ Ít nhất : Tháng 4🠦9.

Lượng mưa trung bình: 711mm/ năm

🠦 Kết luận:

Hoạt động 2: (Cá nhân/ cặp đôi)

- Địa hình là núi, cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp đất đai nông nghiệp ít, tính chất khô nóng của khí hậu, mùa hè bất lợi cho sản xuất cây trồng nào? ( Cây lương thực)

- Khí hậu địa trung hải phù hợp với cây trồng gì?

- Quan sát hình58.3sgk nhận xét về chăn nuôi ở Hi Lạp?

- Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng kinh tế Bắc Âu, Tây và Trung Âu?

( Số người lao động nông nghiệp ít, trình độ công nhân thấp).

- Giáo viên giải thích: I ta li a là nước có nền công nghiệp phát triển từ lâu với các ngành truyền thống và hiện đại. Kinh tế phát triển không đều giữa Bắc và Nam đất nước. Công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ yểu trong nền kinh tế quốc dân.

- Nam Âu có những tiềm năng du lịch như thế nào?

( Công trình kiến trúc,di tích lịch sử, văn hoá và nghệ thuật cổ đại, bờ biển đẹp, khí hậu mùa hạ ít mưa…vv

- Vấn đề đặt ra trong việc phát triển du lịch ở Nam Âu?

( Bảo vệ bãi biển, vùng biển không bị ô nhiễm, bảo vệ rừng cây không bị phá hoại, bảo vệ phục chế văn hoá, nghệ thuật , kiến trúc.)

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Khái quát tự nhiên:

a. Vị trí- địa hình:

- Nằm ven bờ biển địa trung hải gồm 3 bán đảo: I bê Rích, Itallia, Ban Căng.

- Phần lớn diện tích chủ yếu là núi và cao nguyên.

b. Khí hậu:

- Khí hậu ôn hoà, mát mẻ, điển hình kiểu khí hậu địa trung hải.

2. Kinh tế:

a. Nông nghiệp:

- Cây lương thực chưa phát triển.

- Chăn nuôi còn hình thức du mục, quy mô sản lượng thấp.

b. Công nghiệp:

- Trình độ sản xuất chưa cao.

c. Dịch vụ:

- Nam Âu có tài nguyên du lịch đặc sắc.

- Du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong khu vực.

4. Hoạt động luyện tập:

- Xác định trên bản đồ vị trí các bán đảo, các dãy núi ở khu vực Nam Âu?

- Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc, Tây và Trung Âu?

- Nêu những tiềm năng phát triển ngành du lịch ở Nam Âu?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài cũ .

- Chuẩn bị bài 59: Khu vực Đông Âu

6. Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 33 Ngày soạn: 18/04/2018

Tiết: 64 Ngày dạy : 20/04/2018

Bài 59: KHU VỰC ĐÔNG ÂU.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm môi trường khu vực Đông Âu.

- Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế khu vực Đông Âu.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp lược đồ tự nhiên với phát triển thảm thực vật để thấy được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Ý thức xây dựng một tổ chức thống nhất.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Âu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Tiềm năng phát triển du lịch ở Nam Âu?

3. Hoạt động hình thành kiến thức: - Xa bờ đại tây dương về phía đông Châu Âu là một miền đồng bằng mênh mông dạng lượn sóng chiếm 2/3 diện tích châu lục. Khu vực này có điều kiện tự nhiên nổi bật như thế nào? Nền kinh tế có những khác biệt gì so với các khu vực khác của Châu Âu? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: ( cá nhân )

- Quan sát hình 59.1, cho biết dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu.

+ Đông Âu là một dãi đồng bằng rộng lớn (có độ cao 0-200m)

+ ở phía Nam, ven biển Ca-xpi có dải đất thấp dưới mực nước biển (độ cao dưới 0m).

- Đặc điểm nổi bật của khí hậu.

- Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sông ngòi ở khu vực Đông Âu

- Quan sát lược đồ hình 59.1, em hãy nêu các sông lớn của khu vực Đông Âu ?

- Quan sát hình 59.1, 59.2, giải thích về sự thay đổi từ bắc xuống của thảm thực vật ở Đông Âu.

Hoạt động 2: ( cặp đôi)

- Nêu các điều kiện phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp của khu vực Đông Âu.

- Khái quát tình hình phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp của khu vực Đông Âu.

- Gv: nhấn mạnh về sự khác biệt nền kinh tế của khu vực Đông Âu so với các khu vực khác của Châu Âu

1. Khái quát tự nhiên

a. Địa hình

- Đông Âu là một dãi đồng bằng rộng lớn (có độ cao trung bình 100-200m) chiếm một nửa diện tích Châu Âu.

b. Khí hậu

- Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa và có sự phân hoá:

+ Càng đi về phía đông và đông nam tính chất lục địa càng thể hiện sâu sắc.

+ Bắc xuống nam: mùa đông đỡ lạnh và ngắn, mùa hạ dài và ấm hơn.

c.Sông ngòi

- Đóng băng về mùa đông

- Các sông lớn nhất là: Vônga, Đôn, Đni-ep

d. Thực vật

- Thay đổi rõ rệt từ bắc xuống nam.

( Đới đồng rêu, rừng lá kim ,rừng hỗn giao, rừng lá rộng , thảo nguyên , nửa hoang mạc)

2. Kinh tế:

a. Điều kiện phát triển.

- Khoáng sản có trữ lượng lớn: Quặng sắt, kim loại màu, than, dầu mỏ,…

- Rừng có diện tích rộng lớn: Liên Bang Nga, Bê-la-rút và phía Bắc U-crai-na.

- Diện tích đồng bằng rộng lớn

- Đất đai màu mỡ: Đất đen và đất xám

b. Tình hình phát triển

+ Công nghiệp

- Khá phát triển

- Các nước phát triển hơn cả là Nga, U-crai-na.

+Nông nghiệp

- Được tiến hành theo quy mô lớn

- U-crai-na làmột trong những vựa lúa lớn của châu Âu

4. Hoạt động luyện tập:

- Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu?

- Nêu kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Chuẩn bị bài : Liên minh châu Âu.

- Sự ra đời của liên minh châu Âu.

- Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế?

6. Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………..

Tuần: 33 Ngày soạn: 20/04/2018

Tiết: 65 Ngày dạy : 22/04/2018

Bài 60: LIÊN MINH CHÂU ÂU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Liên minh châu Âu (EU) được mở rộng qua nhiều giai đoạn.

- Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế, là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới (dẫn chứng).

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Xác định các nước gia nhập Liên minh châu Âu trên bản đồ.

3. Thái độ:

- Kính trọng tổ chức kinh tế.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ quá trình mở rộng liên minh châu Âu.

- Một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước liên minh châu Âu.

- Lược đồ các khối kinh tế trên thế giới.

- Sơ đồ ngoại thương liên minh Châu Âu - Hoa Kì - Châu á.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật cuả châu Âu ?

- Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức: Để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế xã hội các nước thành viên, mở rộng hợp tác tăng cường khả năng cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, rất nhiều nước các tổ chức, hình thức liên minh được ra đời như khối thị trường chung Mecôxua của các nước Nam Mĩ, khối mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NA FTA), khối thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)... Trong đó liên minh châu Âu (EU) nổi lên là một tổ chức hợp tác toàn diện nhất, một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét cơ bản của tổ chức này.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: ( cá nhân )

- Quan sát 60.1 Nêu sự mở rộng của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn ? Sau 4 lần mở rộng được 15 nước.

+ Năm 1958 có 6 nước : Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, Hà Lan.

+ Năm 1973 thêm 3 nước : Anh, Ailen, Đan Mạch.

+ Năm 1981 thêm 1 nước: Hy Lạp.

+ Năm 1986 thêm 2 nước :Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

+ Năm 1995 thêm 3 nước : Áo, Thụy Điển, Phần Lan.

Hoạt động 2: ( cá nhân )

- Gv xác định được mục tiêu chính trị xã hội và kinh tế của Liên minh châu Âu, trao đổi buôn bán tự do với nhau.

- Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô) để dễ dàng trao đổi qua lại nhiều nước trong khối này.

Hoạt động 3: ( cặp đôi)

- Quan sát 60.3 nêu vài nét về hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu?

(Liên minh châu Âu đầu tư công nghiệp vào các nước công nghiệp mới ở châu á, Trung và Nam Mĩ )

- Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?

(Vì khu vực này là khu vực tập trung những nước có trình độ công nghiệp , KHKT rất cao , nên chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới )

- Gv liên hệ việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25.7.1995 và nêu ý nghĩa của nó.

(để buôn bán hàng hoá khỏi đóng thuế quan, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, thành 1 khối kinh tế lớn để cạnh tranh với các nước trên thế giới, nhằm thu lợi nhuận cao nhất)

1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu:

- Liên minh châu Âu được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn, đến năm 1995 đã gồm 15 thành viên và đang có xu hướng tăng thêm.

2. Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới:

- Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, là tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới.

3. Liên minh châu Âu - tổ chức thương mại hàng đầu thế giới:

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.

4. Hoạt động luyện tập:

- Kể tên những nước của Liên minh châu Âu?

- Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 183.

- Chuẩn bị bài 61 : Thực hành : đọc lược đồ , vẽ biểu đồ kinh tế châu Âu

- Trả lời câu hỏi bài thực hành 61.

6. Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………..

Tuần: 34 Ngày soạn: 25/04/2018

Tiết: 66 Ngày dạy : 27/04/2018

BÀI 61: THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ

VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nắm vững vị trí địa lí một số quốc gia ở châu Âu theo các cách phân loại khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Nắm vững cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số quốc gia châu Âu.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bảng số liệu, lược đồ

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ:

- Sự phát triển kinh tế - Yêu quí sản phẩm làm ra.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Bản đồ các nước châu Âu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, dụng cụ: com pa, thước kẻ, chì màu, tẩy.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Kể tên những nước của Liên minh châu Âu ?

- Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Chúng ta đã biết rằng: Châu Âu chia ra 4 khu vựclà Bắc Âu,Tây và Trung Âu, Nam âu, Đông Âu. Liên minh châu Âu là một tổ chức thương mại hàng đầu Thế giới. Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ xác định vị trí của các nước trong các khu vực, tổ chức kinh tế đó. Một nội dung rất quan trọng nữa trong bài học hôm nay, các em phải vẽ được biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số nước châu Âu. Đây là một kĩ năng rất quan trọng trong chương trình học tập địa lí.

Hoạt động 1: Xác định một số quốc gia trên lược đồ ( cá nhân )

1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ:

- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Bắc Âu.

- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Tây và Trung Âu.

- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Nam Âu

- Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Đông Âu.

- Xác định vị trí các nước thuộc khu liên minh châu Âu.

- Các nước Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và Aixơlen.

- Các nước Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ nhỉ kì, HyLạp.

- Các nước Đông Âu: Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Ucrai-na, Môn-đô-va, LB Nga.

- Các nước tây và Trung âu: Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Ao, Thụy Sĩ,

- Các nước thuộc Liên minh châu Âu: Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, Hà Lan, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo , Thụy Điển, Phần Lan.

2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế:

- Xác định Pháp trên lược đồ ở Tây âu; Ucraina ở Đông Âu.

- Hướng dẫn Hs vẽ 2 biểu đồ tròn: 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Pháp và 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina.

Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Pháp.

Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina.

4. Hoạt động luyện tập:

- Nhận xét trình độ phát triển của 2 nước .

- Kết luận Pháp phát triển hơn Ucraina.

- Đánh giá về ý thức thái độ học tập của học sinh

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị luyện tập bài 56 (câu 3) và bài 57 (câu 2).

6. Rút kinh nghiệm :

Tuần: 35 Ngày soạn: 29/04/2018

Tiết: 67 Ngày dạy : 02/05/2018

Bài: THỰC HÀNH TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

(TỈNH NINH THUẬN)

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần :

1. KiÕn thøc:

- Xác định được tỉnh (Thành phố) nằm trong vùng kinh tế nào ? Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời có những giải pháp để khắc phục khó khăn.

2. KÜ n¨ng:

- Có kỹ năng phân tích tổng hợp một vấn đề địa lí thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ.

- Rèn luyện cho HS một số kĩ năng sống như: tư duy, tự giải quyết vấn đề, tự nhận thức...

3. Th¸i ®é: - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam.

- Các tranh ảnh về ảnh quan tự nhiên của tỉnh (thành phố).

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

Mở bài:

* Phương án 1 :

Gv có thể hỏi HS : Tỉnh (Thành phố) nơi chúng ta đang sống thuộc vùng kinh tế nào ? Vùng đó có đặc điểm gì nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? Sau đó GV chốt vấn đề và nói : Tỉnh (Thành phố) mang nét chung của vùng nhưng vẫn có nét riêng về tự nhiên tài nguyên thiên nhiên.

* Phương án 2 :

Gv có thể nói luôn Tỉnh (Thành phố) thuộc vùng kinh tế gì ? Những điểm khác biệt về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương so với vùng, thuận lợi hay khó khăn nhiều hơn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Các bước lên lớp

Ghi bảng

Hoạt động 1 :

Bước 1: Hs dựa vào bản đồ Việt Nam kết hợp kiến thức đã học và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi :

- Tỉnh (Thành phố) nằm ở vùng nào ? Giáp với tỉnh (Thành phố) nào ? Có biên giới giáp với nước nào ? Có đường bờ biển ko ?

- Ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế-xã hội ?

- So sánh diện tích của tỉnh (thành phố) với cả nước, với các địa phương khác (lớn hay nhỏ)

Bước 2: Hs phát biểu-GV chuẩn kiến thức.

Chuyển ý : Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh (thành phố).

Hoạt động 2 :

Böôùc 1: HS döïa vaøo baûn ñoà töï nhieân Vieät Nam, baûn ñoà tænh (thaønh phoá) keát hôïp keânh chöõ, kieán thöùc ñaõ hoïc hoaøn thaønh phieáu hoïc taäp.

Phiếu học tập của bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tỉnh (thành phố) kết hợp thực tế hãy nêu rõ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh (thành phố) có đặc điểm gì ? Có thuận lợi, khó khăn cho phát triển ngành kinh tế nào ? Những giải pháp cụ thể.

Điều kiện tự nhiên tài nguyên TN

Đặc điểm

phân bố

Tiềm năng kinh tế

Giải pháp

Thuận lợi

Khó khăn

Địa hình

Khí hậu

Thủy văn

Đất

Khoáng sản

Sinh vật

- Nhận xét chung về giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Gôïi yù :

+ Phaân tích aûnh höôûng cuûa caùc yeáu toá töï nhieân vôùi nhau.

+ AÛnh höôûng cuûa töï nhieân ñeán keá hoaïch phaùt trieån, xaây döïng kinh teá, baûo veä moâi tröôøng.

Böôùc 2:

+ Caùc Hs trong nhoùm cuøng nhau trao ñoåi baøn baïc ñeå ñi tôùi thoáng nhaát.

+ Ñaïi dieän nhoùm phaùt bieåu, GV chuaån kieán thöùc.

I. Vò trí ñòa lí phaïm vi laõnh thoå vaø phaân chia haønh chính.

- Phía Baéc giaùp vôùi tænh Khaùnh Hoøa.

- Phía Nam giaùp vôùi tænh Bình Thuaän.

- Phía Taây giaùp vôùi tænh Laâm Ñoàng.

- Phía ñoâng giaùp vôùi bieån Ñoâng.

II. Ñieàu kieän töï nhieân vaø taøi nguyeân thieân nhieân.

. Hoạt động luyện tập:

1. Xác định vị trí địa lí tỉnh (thành phố) trên bản đồ. Vị trí có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế-xã hội ?

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh (thành phố) có đặc điểm gì ? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội. Những giải pháp cụ thể ?

. Giao nhiệm vụ về nhà:

Tại sao khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề tài nguyên thiên nhiên luôn được quan tâm hàng đầu ?

. Rút kinh nghiệm:

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.

Tuần: 35 Ngày soạn: 01/05/2018

Tiết: 69 Ngày dạy : 04/05/2018

ÔN TẬP THI HỌC KÌ II (đảo tiết)

Câu 1: Lập bảng so sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía tây và phần phía đông của khu vực Trung Phi theo mẫu sau:

Thành phần tự nhiên

Phần phía tây

Phần phía đông

Dạng địa hình chủ yếu

Bồn địa

Sơn nguyên

Khí hậu

Xích đạo ẩm và nhiệt đới

Gió mùa xích đạo

Thảm thực vật

Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van

Xavan công viên trên các sơn nguyên – rừng rậm trên sườn đón gió

Câu 2: Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi.

- Các nước Bắc Phi ven Địa Trung Hải trồng lúa mì,ô liu,cây ăn quả cận nhiệt đới,các nước phía nam Xa ha ra trồng lạc, ngô, bông . Các ngành công nghiệp chính là khai khoáng và khai thác dầu mỏ.

- Các nước Trung Phi trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

Câu 3: Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?

- Nam Phi có diện tích nhỏ hơn Bắc Phi, lại có 3 mặt giáp đại dương.

- Nam Phi có phần phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều.

Câu 4: Nêu một số đặc điểm của công nghiệp và nông nghiệp Công hòa Nam Phi.

+ Công nghiệp:

- Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất…

- Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu: vàng, kim cương, uranium, crôm…

+ Nông nghiệp:

- Sản phẩm nông nghiệp chiếm ¾ tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi, chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô …

Câu 5: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ?

- Trước thế kỉ XV ở Châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-ít, đó là người Anh điêng và người E-xki-mô. Từ thế kỉ XV đến nay, ở Châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-ít (bản địa), người Ơ-rô-pê-ô-ít (các dân tộc ở Châu Âu), người Nê-grô-ít (nô lệ da đen từ Châu Phi) và người nhập cư từ Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản)… Ngoài ra còn có sự hòa huyết giữa các chùng tộc đã hình thành dạng người lai ở Châu Mĩ.

Câu 6: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.

- Địa hình Bắc Mĩ chia làm 3 khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến:

+ Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9.000 km, chạy theo hướng Bắc – Nam; gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

+ Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc – tây nam.

Câu 7: Những điều kiện nào làm cho nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao.

- Diện tích đất nông nghiệp lớn.

- Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.

- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ.

Câu 8: Nêu ý nghĩa của Hiệp định mâu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) đối với các nước Bắc Mĩ.

- NAFTA được thiết lập để kết hợp thế mạnh của 3 nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca- na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê-hi-cô tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của quốc gia này, tập trung phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì, Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Câu 9: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Giống nhau: Về cấu trúc địa hình.

Khác nhau:

+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lát ở phía đông, trong khi Nam Mĩ là các cao nguyên.

+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.

+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Câu 10: Những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở một số quốc gia Trung và Nam Mĩ.

- Ban hành luật cải cách ruộng đất.

- Tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài chia lại cho nông dân.

Câu 11: Tại sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn?

Vì: Chí tuyến nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ôxtrâylia, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa Ôxtrâylia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.

- Phía đông lục địa Ôxtrâylia lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy từ Bắc xuống Nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu phần lớn lục địa Ôxtrâylia là khô hạn.

Câu 12: Cho bảng số liệu:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ĐẠI DƯƠNG NĂM 2001

Nước

Mật độ dân số (người/km2)

Pa-pua Niu-ghi-nê

10,8

Ôxtrâylia

2,5

Va-nu-a-tu

16,6

Niu Di-len

14,4

Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số một số nước châu Đại Dương năm 2001 và nêu nhận xét.

* Vẽ biểu đồ hình cột.

* Nhận xét:

Năm 2001, mật độ dân số ở châu Đại Dương không đều giữa các nước. Va-nu-a-tu có mật độ dân số cao nhất (16,6 người/km2), tiếp theo là Niu Di-len (14,4người/km2), Pa-pua Niu-ghi-nê (10,8 người /km2) và thấp nhất là Ôxtrâylia (2,5 người /km2).

Câu 13: Nêu đặc điểm địa hình châu Âu.

Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.

+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích lục địa.

+ Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.

+ Núi trẻ ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh thung lũng sâu.

Câu 14: Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông.

- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.

- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.

Câu 15: Nêu đạc điểm khí hậu, sông ngòi, thự vật của châu Âu?

- Khí hậu: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới, chỉ có một diện tích nhỏ ớ phía Bắc vòng cực có khí hậu hàn đới, phía nam có khí hậu Địa Trung Hải.

- Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông qun trọng là Đa-nuyp, Rai-nơ, Von-ga.

- Thực vật phân bố theo nhiệt độ và lượng mưa. Ven biển Tây Âu có rừng lá rộng, đi sâu vào nội địa có rừng lá kim, phía đông nam có thảo nguyên và ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

Câu 16: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao.

Ba nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao:

- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển trình độ cao.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

- Gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Câu 17: Nêu những khó khăn về điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất.

- Khí hậu giá lạnh về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng vào mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Câu 18: Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu.

- Khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất theo qui mô nhỏ.

- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao, I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp cũng chỉ tập trung ở phía bắc của đất nước.

Câu 19: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?

- Có chính sách kinh tế chung.

- Sử dụng đồng tiền chung (đồng ơ-rô).

- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.

Tuần: 36 Ngày soạn: 09/05/2018

Tiết: 70 Ngày dạy : 11/05/2018

KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Thời gian 45’)

I. Mục tiêu: - Thông qua bài kiểm tra học kì II, gv nắm được chất lượng học tập của học sinh về kiến thức địa lí .

- Học sinh thấy được mức độ tiếp thu kiến thức địa lí của mình

- Rèn tính trung thực, tự giác trong kì kiểm tra học kì

II. Phương tiện dạy học:- đề kiểm tra và đáp án

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

- Tiến hành kiểm tra bài- thời gian : 45’

- Đề thi ( đính kèm đáp án & biểu điểm)

IV. Củng cố: Thi và chấm bài

V. Dặn dò: Đã kết thúc chương trình

VI. Rút kinh nghiệm:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần: 37 Ngày soạn: 13/05/2018

Tiết: 68 Ngày dạy : 15/05/2018

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

-Củng cố, hệ thống hóa lại các kiến thức đă học trong chương trình , nhằm khắc sâu thêm kiến thức trọng tâm, tạo điều kiện cho các em trả lời các câu hỏi khó

-Rút ra được những phần học sinh chưa nắm được để bổ sung kịp thời.

-Rèn luyện thêm các kĩ năng về biểu đồ, bảng số liệu, phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên.

II.Chuẩn bị:Các lược đồ có liên quan đến bài học.

III.Hoạt động trên lớp

* Cho các em trả lời các câu hỏi khó như sau:

- So s¸nh ®Þa h×nh b¾c MÜ vµ nam MÜ cã nh÷ng ®iÓm gièng nhau vµ kh¸c nhau c¬ b¶n nµo?

- Giải thích tại sao đại bộ phận đại lục Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn?

- Sù kh¸c biÖt vÒ kinh tÕ cña ¤-xtr©y-li-a vµ Niu Di-len víi c¸c quèc ®¶o cßn l¹i trong ch©u §¹i D­¬ng

- H·y gi¶i thÝch t¹i sao vïng phÝa t©y ch©u ¢u cã khÝ hËu Êm ¸p vµ m­a nhiÒu h¬n phÝa ®«ng?

- Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc, Tây và Trung Âu?

III.Củng cố

- Học sinh tự nghiên cứu bài.

- Giáo viên giải đáp 1 số câu hỏi khó.

IV. Dặn dò

-Học kĩ bài

VI. Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................