Giáo án địa 6 sách kết nối tri thức theo cv 5512 cả năm-bộ 2

Giáo án địa 6 sách kết nối tri thức theo cv 5512 cả năm-bộ 2

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án địa 6 sách kết nối tri thức theo cv 5512 cả năm-bộ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

- Biết được các nội dung cơ bản của phân môn Địa lí ở lớp 6.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. Hiểu được rằng môn Địa lí gắn với cuộc sống thực tế, lí giải các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội.

- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống. HS nhận thấy việc nắm các kiến thức, kĩ năng địa lí sẽ giúp ích cho HS có cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh và giải quyết các vẩn để trong thực tế cuộc sống.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức.

- Liên hệ được với thực tế, bản thân.

3. Về phẩm chất

Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

II. CHUẨN BỊ

- Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí

- Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: quả Địa Cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số Mở đầu

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV dựa vào những điều HS đã được học ở Tiểu học để hỏi các em về những nội dung, kiến thức Địa lí các em đã học ở Tiểu học, từ đó dẫn dắt, gợi mở những nội dung sẽ được học ở môn Địa lí cấp THCS.

Lưu ý: đây là bài mở đầu cho phân môn Địa lí ở lớp 6 cũng như cả cấp THCS, GV nên tạo tâm lí thoải mái, vui vẻ cho HS, để các em bày tỏ ý kiến, quan điểm, hỏi các em vê' những mong muốn khi học phần môn này, những điều các em cho là khó khăn và cách khắc phục những khó khăn đó, tạo tâm thế sẵn sàng đón nhận những điều lí thú từ phần môn Địa lí.

GV cũng có thể cho HS quan sát các hình ảnh liên quan đến nội dung phần môn Địa lí để HS thảo luận với nhau về các nội dung thể hiện qua các hình ảnh đó. Các hình ảnh nên đa dạng về tự nhiên, con người ở các khu vực địa lí khác nhau để HS có cái nhìn đa dạng hơn vê' Trái Đất.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

a. Mục tiêu: HS nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí giúp các em học tốt môn học, thông qua đó các em có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh minh hoạ vê' mô hình, bản đồ, biểu đồ, hướng dẫn HS cách khai thác, cách đọc các công cụ địa lí này

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh minh hoạ vê' mô hình, bản đồ, biểu đồ, hướng dẫn HS cách khai thác, cách đọc các công cụ địa lí này.

Bước 2:

- GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục

1. Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, 2, 3, hãy cho biết một số kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa lí.

2. Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống?

Bước 3:

- GV định hướng HS cách tìm nguồn tài liệu tin cậy, chính thống. Các thông tin trên các trang của chính phủ, Liên hợp quốc, tổ chức khoa học, các tạp chí khoa học điện tử uy tín có thể tham khảo được. Cách nhận diện các trang đó là địa chỉ trang web thường có đuôi: org, gov, un,...

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Các kĩ năng HS được hình thành, rèn luyện khi học môn Địa lí là: sử dụng bản đồ (hình thành năng lực nhận thức thế giới theo không gian qua việc xác định vị trí, vùng phân bố,...), sử dụng sơ đổ, hình ảnh, bảng số liệu (hình thành năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình địa lí, mối quan hệ giữa các hiện tượng, sự vật,...), điều tra thực tế,...

+ Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí giúp các em học tốt môn học, thông qua đó các em có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

Mục 2. Môn Địa lí và những điều lí thú

a. Mục tiêu: HS thấy được những điều lí thú được thể hiện

b. Nội dung: GV cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK đề thảo luận và nêu ra những điều lí thú được thể hiện

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK đề thảo luận và nêu ra những điều lí thú được thể hiện qua các bức ảnh. HS làm việc, thảo luận dựa trên thông tin trong SGK và hiểu biết cá nhân để đưa ra các ý kiến.

Bước 2:

GV có thề yêu cầu một số HS chia sẻ vốn hiểu biết của mình về Trái Đất, về những điều lí thú HS đã trải nghiệm, đã biết được qua các kênh thông tin cho cả lớp nghe. Hoạt động này sẽ gây được sự hưởng ứng của HS cũng là một cách thêm hiểu biết của HS từ nguồn cung cẩp là các bạn trong lớp

Bước 3:

- GV có thể cung cẩp thêm các thông tin địa lí để HS có thêm hiểu biết về Trái Đất cũng như tăng sự tò mò của HS muốn tham gia vào môn học.

Bước 4:

- GV mở rộng gợi ý một số điều lí thú khác trên khắp thế giới như: Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống. Trong cùng một thời điểm ở hai địa điểm khác nhau có cảnh sắc khác nhau, trong khi tháng 6 ở Pháp là mùa hạ thời tiết nóng, cây cối xanh tốt, mùa các loài hoa nở, thì ở Ô-xtrây-li-a thời tiết lại lạnh giá,...

Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú trong học tập.Cũng sẽ rất lí thú khi các em tìm hiểu về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí như: quan hệ giữa chuyển động của Trái Đất với hiện tượng ngày - đêm, hiện tượng mùa, mối quan hệ giữa khí áp và gió,...

Mục 3. Địa lí và cuộc sống

a. Mục tiêu: HS nêu vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và nêu vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận và nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và nêu vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.

Bước 2:

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận và nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.

Bước 3:

HS thảo luận

Bước 4:

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận và nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,...

+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,...

+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Nội dung thê’ hiện qua các hình 1, 2, 3

- Hình 1: Mô hình cấu tạo Trái Đất thể hiện cấu tạo 3 lớp của Trái Đất bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Hình 2: thể hiện số dân thế giới từ năm 1804 đến năm 2018, các mốc năm được lấy là khi dân số tăng thêm tròn 1 tỉ người và năm gần nhất.

- Hình 3: bản đó biển và đại dương trên thế giới: thể hiện các đại dương trên thế giới; một số biển, vịnh lớn trên thế giới.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. HS tìm kiếm trên mạng, hỏi người thân đê’ thực hiện. Một số câu ca dao tục ngữ quen thuộc là:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.

Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.

Cơn đằng bắc đổ thóc ra phơi.

Mồng chín, tháng chín có mưa

Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn

Mồng chín, tháng chín không mưa

Thì con bán cả cày bừa đi buôn,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng có rất nhiều màu sắc, trong đó có bảy màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đôi khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng cầu vống đôi, đó là một cầu vồng phụ xuất hiện phía trên cầu vồng chính. Với màu sắc bị đảo ngược so với cầu võng chính và mờ nhạt hơn.

2. Người dân sống ở vùng vĩ độ cao có thể chứng kiến hiện tượng cực quang, với đặc trưng là ánh sáng nhiều màu sắc xuất hiện trên bầu trời đêm. Trong hiện tượng này, các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi. Chúng hầu hết có màu xanh lá cây, đôi khi có thêm màu hổng, đỏ, tím và trắng. Cực quang diễn ra ở bán cấu Bắc gọi là bắc cực quang, còn ở bán cẩu Nam gọi là nam cực quang.

*******************************************

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ- PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Chương này học về bản đồ - phương tiện dạy học không thể thiếu đối với phân môn Địa lí ở trường phổ thông. Bản đồ đã được HS biết và sử dụng trong học tập và đời sống, nhưng chưa được học một cách đấy đủ các yếu tố bản đồ cũng như cách sử dụng bản đổ. Chương này sẽ giúp HS tìm hiểu các kiến thức về bản đố một cách đẩy đủ, khoa học, từ đó giúp HS khai thác tốt hơn bản đổ. GV có thể mở đầu bằng cách giới thiệu hình ảnh trong SGK: bản đổ Việt Nam trong Đông Nam Á. Sau đó, GV định hướng các nội dung sẽ tìm hiểu trong chương này:

- Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Toạ độ địa lí

- Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. Phương hướng trên bản đồ

- lĩ lệ bản đồ

- Hệ thống kí hiệu. Bảng chú giải bản đồ

- Một số bản đổ thông dụng

- Tìm đường đi trên bản đổ

- Lược đồ trí nhớ

Bài 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYÊN. TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Biết được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và toạ độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến, giữa kinh độ và kinh tuyến, giữa vĩ độ và vĩ tuyến.

2. Về kĩ năng, năng lực

Biết sử dụng quả Địa Cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cấu Bắc, bán cầu Nam.

Biết đọc và ghi toạ độ địa lí của một địa điểm trên quả Địa Cầu.

3. Về phẩm chất

Bổi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.

II. CHUẨN BỊ

- Quả Địa Cầu

- Các hình ảnh về Trái Đất

- Hình ảnh, video các điểm cực trên phần đất liền lãnh thổ Việt Nam

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV định hướng cho HS biết nội dung của bài. Tình huống mở đầu như đã nêu ở đầu bài là một ví dụ, GV có thể tham khảo hoặc đưa ra những tình huống khác để dẫn dắt, thu hút HS.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

a. Mục tiêu: HS nêu hoặc giải thích cho HS những khái niệm về' cực, kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh tuyến tây, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam, cũng như các khái niệm bán cầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cẩu Tầy

b. Nội dung: Dựa vào quả Địa Cầu và hình 2 trong SGK, GV yêu cầu HS nêu hoặc giải thích cho HS những khái niệm

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV cho HS quan sát quả Địa Cầu, từ đó yêu cầu HS nhận xét về hình dạng (hình cầu và trục nghiêng) của Trái Đất để biết rằng quả Địa Cầu chính là mô hình của Trái Đất phản ánh chính xác, rõ ràng về hình dạng và kích thước đã được thu nhỏ.

Bước 2:

- Dựa vào quả Địa Cầu và hình 2 trong SGK, GV yêu cầu HS nêu hoặc giải thích cho HS những khái niệm vê' cực, kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh tuyến tây, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam, cũng như các khái niệm bán cầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cẩu Tầy. GV cũng có thề chia lớp thành các nhóm, để thực hiện những yêu cầu trong SGK. HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cặp/nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3:

GV nên lưu ý phần “Em có biết” để HS biết được: kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, chí tuyến, vòng cực. Đây là những đường địa lí rất cơ bản và quan trọng, các bài học sau sẽ được sử dụng.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực. Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến.

Để đánh số các kinh tuyến và vĩ tuyến, người ta chọn một kinh tuyến, một vĩ tuyến làm gốc và ghi 0°. Các kinh tuyến và vĩ tuyến khác được xác định dựa vào kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc

Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých (nằm ở ngoại ô Luân Đôn, thủ đô nước Anh).

Kinh tuyến gốc cùng với kinh tuyến 180° chia quả Địa Cầu thành hai nửa cầu: nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

Vĩ tuyến gốc là Xích đạo chia quả Địa cầu thành hai nửa cầu: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.

Vĩ tuyến 23°27’ được gọi là chí tuyến, vĩ tuyến 66°33’ được gọi là vòng cực.

Mục 2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

a. Mục tiêu: Xác định kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

b. Nội dung: GV có thể yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để nhận thức được vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- Cần làm cho HS hiểu rằng muốn xác định toạ độ địa lí của một điểm nào đó trên quả Địa Cầu, trên bản đổ hay trên bề mặt Trái Đất thì phải xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó. GV có thể yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để nhận thức được vấn đề.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 cùng với việc đọc thông tin trong SGK, phần “Em có biết” để có hiểu biết về kinh độ và vĩ độ.

Bước 3:

- Sau khi HS nắm rõ về kinh độ và vĩ độ, GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK để thực hành và củng cố kiến thức.

+ Toạ độ địa lí điểm:

A (60°B, 120°Đ) B (23°27'B, 60°Đ) c (30°N, 90°Đ)

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Muốn xác định vị trí của bất cứ địa điểm nào trên quả Địa Cầu hay trên bản đồ, ta phải xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó. Ví dụ: Cột cờ Hà Nội có vĩ độ là 2Ĩ°01’57”B, kinh độ là 105°50’'23”Đ, toạ độ địa lí của cột cờ Hà Nội được ghi là (21°01’57”B, 105°50’23”Đ). Khi biết toạ độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì điểm nào trên quả Địa cầu và bản đồ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Cầu 1. GV giúp HS liên hệ kiến thức toán học: đường tròn 360°, Xích đạo 0°, cực 90° để tính ra số đường kinh, vĩ tuyến. Cụ thể sẽ có 360 kinh tuyến và 181 vĩ tuyến nếu vẽ các kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1°.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. HS tra cứu internet và xác định được toạ độ địa lí của các điểm cực phẩn đất liền của nước ta:

- Điểm cực Bắc ở xã Lủng Cú, huyện Đổng Văn, tỉnh Hà Giang có toạ độ: 23°23’B, 105°20’Đ.

- Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có toạ độ: 8°34’B, 104°40’Đ.

- Điểm cực Tầy ỏ’ xã Sín Thấu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có toạ độ: 22°22’B, 102°09’Đ.

- Điểm cực Đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà có toạ độ: 12°40’B, 109°24’Đ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kinh độ là khoảng cách góc từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó, nếu nằm ở bán cẩu Đông sẽ có kinh độ đông hoặc ngược lại có kinh độ tây. Vì độ là khoảng cách góc từ vĩ tuyến đi qua điềm đó đến Xích đạo, nếu nằm ở bán cầu Bắc sê có vĩ độ bắc, ngược lại là vĩ độ nam. Cần chú ý rằng, toạ độ địa lí là toạ độ của một điểm chứ không phải toạ độ của một vùng, một khu vực. Ví dụ, toạ độ địa lí của Cột cờ Hà Nội là 21°01’57”B, 105°50’23”Đ, đây không phải là toạ độ địa lí của thành phố Hà Nội. Để phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tuyến và kinh độ, giữa vĩ tuyến và vĩ độ phải hiểu đúng bản chất kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường còn kinh độ và vĩ độ là góc. Về cách ghi toạ độ địa lí của một điểm, trước đây thường ghi kinh độ trước (ở trên) và vĩ độ sau (ở dưới). Ví dụ toạ độ địa lí của điềm c là 20°T, 10°B. Ngày nay, trong đo đạc (trắc địa) và bản đố lại ghi vĩ độ trước, kinh độ sau. Ví dụ, toạ độ địa lí của đảo Trường Sa: 8°38’30”B, 111°55’55”Đ.

*********************************

Bài 2. BẢN ĐỐ. MỘT SỐ LƯỚI KINH, vĩ TUYẾN.

PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Nêu được sự cần thiết của bản đổ trong học tập và đời sống.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Xác định phương hướng trên bản đổ.

- So sánh sự khác nhau giữa các lưới kinh, vĩ tuyến của bản đổ thế giới.

3. Về phẩm chất

Tôn trọng sự thật về hình dạng, phạm vi lãnh thổ của các quốc gia và vùng

II. CHUẨN BỊ

Một số bản đổ giáo khoa treo tường thế giới được xây dựng theo một số phép chiếu khác nhau

- Phóng to hình 1 trong SGK

- Các bức ảnh vệ tinh, ảnh máy bay của một vùng đất nào đó để so sánh với bản đó

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng tình huống trong SGK

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Khái niệm bản đồ

a. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm bản đồ

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để nắm được khái niệm bản đồ. GV quay trở lại tình huống khởi động để khắc sâu cho HS hiểu biết về bản đổ.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để nắm được khái niệm bản đồ. GV quay trở lại tình huống khởi động để khắc sâu cho HS hiểu biết về bản đổ. Không nên đi sâu vì với trình độ của HS lớp 6 là không cần thiết.

Bước 2:

- GV hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ trong SGK. HS trao đổi với nhau để có thể tự hoàn thành. Gợi ý:

+ Quả Địa Cầu không phải là bản đồ mặc dù chúng đểu là những phương tiện thể hiện quy ước và tổng quát hoá nội dung biểu hiện. Nên các bản đồ địa lí đều có 3 yếu tố cơ bản: yếu tố nội dung, cơ sở toán học và các yếu tố bổ trợ. Điểm khác nhau rõ ràng nhất giữa quả Địa Cầu và bản đồ là quả Địa Cầu được trình bày trên mặt cong (hình cầu).

+ Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: bản đổ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa lí; bản đồ để xác định vị trí và tìm đường đi; bản đồ để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió,...), bản đồ để tác chiến trong quân sự,...

Bước 3:

HS thực hiện

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng các kí hiệu bản đồ. Bản đồ có vai trò quan trọng trong học tập và đời sống.

Mục 2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

a. Mục tiêu: HS nhận biết nột số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

b. Nội dung: GV treo một số bản đồ thế giới lên bảng và dựa vào hình 1 trong SGK, yêu cầu HS nhận xét

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV giải thích cho HS hiểu được rằng muốn có bản đồ phải trải qua các bước: thu nhỏ kích thước của Trái Đất, sau đó dùng các phép chiếu (toán học) để chiếu bề mặt cong của quả Địa Cầu lên mặt phẳng giấy. Tất cả các bản đồ thế giới hay các khu vực đều phải dựa trên các phép chiếu khác nhau, vì vậy hình dạng của mạng lưới kinh, vĩ tuyến sẽ khác nhau.

Bước 2:

GV treo một số bản đồ thế giới lên bảng và dựa vào hình 1 trong SGK, yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm (hình dáng, điểm cực,...) của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên bản đồ giống nhiệm vụ trong SGK.

Bước 3:

- Gợi ý:

+ Hình 1 .a) (bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình nón): Kinh tuyến là những đoạn thẳng đống quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực.

+ Hình l.b) (bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc - Mercator): Hệ thống kinh, vĩ tuyến đểu là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu. Các phép chiếu sẽ cho ra các lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

Mục 3. Phương hướng trên bản đồ

a. Mục tiêu: HS xác định phương hướng trên bản đồ

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 2, cùng với đọc thông tin và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS quan sát hình 2, cùng với đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Dựa vào đâu để xác định được phương hướng trên bản đồ? Có những hướng chính nào?

Bước 2:

- GV có thể giới thiệu thêm: ngoài cách gọi phương hướng theo chữ còn có cách gọi phương hướng theo độ. Sau khi HS biết được cách xác định phương hướng, GV cùng HS thực hiện yêu cầu trong SGK để củng cố và thực hành. Kết quả là:

+ Hà Nội - Băng Cốc theo hướng tây nam.

+ Hà Nội - Xin-ga-po theo hướng nam.

+ Hà Nội - Ma-ni-la theo hướng đông nam.

Bước 3:

- GV lưu ý thêm về việc xác định phương hướng trên các bản đồ không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến bằng cách sử dụng mũi tên chỉ hướng bắc, sau đó xác định các hướng khác.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Các kinh tuyến đều có đầu trên chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam. Các vĩ tuyến đều có đầu bên trái chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông. Trên một số bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến, người ta sẽ vẽ mũi tên chỉ hướng bắc; dựa vào đó để xác định phương hướng trên bản đồ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Phần đất liền nước ta giáp với biển ở các hướng đông, nam, tây nam.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. HS SƯU tầm một bản đồ và giới thiệu với các bạn về tấm bản đồ đó với các yêu cầu: Đó là bản đồ gì (tên bản đổ)? Bản đổ đó có hệ thống kinh, vĩ tuyến không? Nội dung bản đồ? Tấm bản đồ có ý nghĩa gì?,...

TÀI LIỆU THAM KHÁO

1. Cần nhấn mạnh sự khác biệt giữa bản đồ với các phương tiện khác thể hiện bề mặt Trái Đất như: ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, quả Địa Cầu, mô hình,... Các phương tiện này không được coi là bản đồ, vì mỗi một bản đồ đều phải có ba đặc điểm cơ bản: cơ sở toán học của bản đồ (các bản đồ được thành lập phải dựa trên cơ sở toán học - các phép chiếu hình), hệ thống ki hiệu quy ước của bản đồ (nội dung bản đó được thể hiện thông qua hệ thõng kí hiệu) và tổng quát hoá nội dung thê’ hiện. Vì thế các bản đổ địa lí đều có các yếu tố cơ bản là: yếu tố nội dung, cơ sở toán học (lưới chiếu, tỉ lệ,...) và yếu tố bổ trợ (bảng chú giải, biểu đồ, tranh ảnh,...). Để phù hợp với trình độ, nhận thức và sự hiểu biết của HS lớp 6, SGK đã đưa ra khái niệm bản đồ một cách ngắn gọn, dễ hiểu.

2. Khái niệm về phương hướng là khái niệm về không gian có tính chất quy ước, trong không gian chọn lấy một điểm làm chuẩn rồi từ đó xác lập mối quan hệ giữa các điểm khác nhau với điểm chuẩn đó. Cơ sở của sự quy ước trong phương hướng là dựa vào các hiện tượng thiên văn trên bấu trời, cụ thể là điểm chính bắc, gọi là thiên cực bắc. Trên bản đổ, phương hướng cũng được quy định chặt chẽ để làm cơ sở xác lập các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng địa lí. Xác định phương hướng trên bản đồ căn cứ vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến là chinh xác nhất. Tuy nhiên, do các đường kinh, vĩ tuyến trên bản đổ có nhiều cách vẽ khác nhau. Không phải bản đồ nào cũng đúng với quy định: phía trên là bắc, phía dưới là nam, bên phải là đông, bên trái là tây. Trên bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, xác định phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc hoặc dựa vào địa bàn hay những chỉ dẫn riêng về phương hướng để xác định. Ví dụ: trong bản đổ vùng cực Bắc, ngoài vùng trung tâm là cực Bắc, bốn phía đều là hướng nam.

************************************

Bài 3. TỈ LỆ BÀN ĐỐ. TÍNH KHOẢNG CÁCH THựCTÊ

DỰA VÀO TỈ LỆ BẢN ĐÓ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Biết được tỉ lệ bản đồ là gì, các loại tỉ lệ bản đồ.

2.Về kĩ năng, năng lực

Tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm dựa vào tỉ lệ bản đồ.

II. CHUẨN BỊ

- Bản đồ giáo khoa treo tường có cả tỉ lệ số và tỉ lệ thước

- Bản đổ hình 1 trong SGK

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Nội dung chính bài này nhấn mạnh hai điểm: tỉ lệ bản đổ và tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đổ. GV có thể khởi động theo nhiều ý tưởng khác nhau, như dựa vào SGK (Gợi ý cho HS cách tính khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng phải dựa vào tỉ lệ của bản đồ) hoặc dựa vào tình huống so sánh hai bản đố cùng một lãnh thổ nhưng có kích thước khác nhau là do có tỉ lệ khác nhau. Ví dụ hỏi HS tại sao bản đổ hành chính Việt Nam trong Atlat Địa lí Việt Nam có kích thước 28 X 35 cm. Trong khi đó bản đồ hành chính Việt Nam treo tường lại có kích thước 84 X 116 cm?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Tỉ lệ bản đồ

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về khái niệm tỉ lệ bản đổ và ý nghĩa của nó.

b. Nội dung: Dựa vào kênh chữ trong SGK để tìm hiểu về khái niệm tỉ lệ bản đổ và ý nghĩa của nó.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV có thể cho HS quan sát hai bản đồ trong SGK: bản đồ Hành chính Việt Nam (trang 110) và bản đồ Gác nước Đông Nam Á (trang 101) rồi yêu cầu HS nhận xét về kích thước lãnh thổ Việt Nam và mức độ chi tiết về nội dung của hai bản đồ và tại sao có sự khác nhau đó? HS rút ra nhận xét sự khác nhau vê' kích thước và mức độ chi tiết vế nội dung của hai bản đồ là do chúng có tỉ lệ khác nhau. Từ đó dựa vào kênh chữ trong SGK để tìm hiểu về khái niệm tỉ lệ bản đổ và ý nghĩa của nó.

Bước 2:

- Sau khi HS biết về tỉ lệ bản đồ, GV yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi trong SGK để thực hành và củng cố.

Bước 3:

- Gợi ý:

+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đố: cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.

+ Tỉ lệ số là một phân số thể hiện dưới dạng có tử số luôn là 1, ví dụ: 1 :100 000,1: 50 000. Ti lệ thước là hình vẽ một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:

- Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

- Tỉ lệ thước được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.

Mục 2. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

a. Mục tiêu: Cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu trong SGK, dựa vào kĩ năng tính toán và kiến thức về tỉ lệ bản đồ để hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV phải lưu ý HS nguyên tắc: muốn đo khoảng cách thực tế của hai điểm, phải đo được khoảng cách của hai điểm đó trên bản đồ rối dựa vào tỉ lệ số hoặc thước tỉ lệ để tính.

Bước 2:

GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu trong SGK, dựa vào kĩ năng tính toán và kiến thức về tỉ lệ bản đồ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3:

- Gợi ý:

+ Bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai địa điểm đó cách Thủ đô Hà Nội lần lượt là 1,5 cm X 60 km = 90 km, 5 cm X 60 km = 300 km (vì 1 cm trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000 tương ứng 60 km ngoài thực tế).

+ Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 250 km, trên bản đổ tỉ lệ 1 : 500 000 khoảng cách giữa hai địa điểm đó là 250 km : 5 km = 50 cm (vì lem trên bản đồ 1 : 500 000 tương ứng với 5 km thực tế).

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV lưu ý HS về cách đo những đối tượng địa lí không nằm trên đường thẳng (sông, đường giao thông,...) để các em mở rộng thêm.

Muốn biết khoảng cách thực tế của hai điểm A và B, ta dùng thước đo khoảng cách từ A đến B trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính.

Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1.

Bản đồ có tỉ lệ 1:10 000 có nghĩa 1 cm trên bản đồ ứng với 100 m trên thực tế. Kết quả là: + Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay từ:

• Chợ Bến Thành đến Công viên Thống Nhất: 7 cm X 100 m = 700 m.

+ Tính chiểu dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà Trưng: để tính khoảng cách này, GV hướng dẫn HS tính qua hai đoạn ngắn, sau đó cộng lại, cụ thể là:

• Khoảng cách từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực: 5,5 cm X 100 m = 550 m.

• Khoảng cách từ ngã tư Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực đến ngã tư Lê Thánh Tôn - Hai Bà Trưng: 6,7 cm X 100 m = 670 m.

• Chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà Trưng là: 550 m + 670 m = 1 220 m.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Giữa hai bản đố tự nhiên Việt Nam có tỉ lệ 1 : 10 000 000 và 1: 15 000 000, bản đồ tỉ lệ 1 : 10 000 000 có kích thước lớn hơn và thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tỉ lệ bản đổ là một trong những yếu tố toán học quan trọng, xác định mức độ thu nhỏ độ dài khi chuyển từ bế mặt elipxoit Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ. Tĩ lệ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách trên thực địa. Tĩ lệ bản đồ cho biết độ lớn, kích thước của các đối tượng trên bản đồ thu nhỏ so với thực địa bao nhiêu lần. Tĩ lệ bản đồ không chỉ là tỉ số toán học đơn thuần mà còn có tác dụng quy định mức độ chi tiết của nội dung bản đồ, quy định mức độ tổng quát hoá bản đồ và ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp thể hiện bản đồ.

***************************************

Bài 4. Kí HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ.

TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Nhận biết được các loại kí hiệu và các dạng kí hiệu bản đổ.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Đọc được các kí hiệu và chú giải trên các bản đổ.

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Biết tìm đường đi trên bản đổ.

II. CHUẨN BỊ

- Một số bản đồ giáo khoa như bản đồ hình thể, các miền tự nhiên, bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, bản đồ hành chính,...

- Các bản đồ trong SGK: bản đồ hành chính Việt Nam; bản đồ tự nhiên thế giới bán cầu Tây, bán cầu Đông; một sổ bản đồ địa phương có tỉ lệ lớn như bản đổ các điểm du lịch để HS vận dụng cách tìm đường đi trên bản đồ

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể sử dụng tình huống được nêu ra như phần mở đầu bài học trong SGK để tạo tâm thê' hứng thú vào bài học. Sau bài học, các em có thể sử dụng những kiến thức cơ bản vế bản đồ đã được học để sử dụng bản đổ trong học tập cũng như trong các tình huống thực tế như tìm đường đi.

Yên tâm, tớ có bản đồ ở đây

' Bây giờ, >
chúng ta đi
đường nào nhỉ?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Bản đồ trong chiếc điện thoại thông minh này sẽ chỉ đường cho chúng ta đến mọi noi ta muốn.'

Mục 1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

a. Mục tiêu:

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV cho HS biết về tầm quan trọng của kí hiệu bản đồ. Sau đó, hướng dẫn HS quan sát hình 1 để HS biết được kí hiệu bản đồ rất đa dạng. HS quan sát hình, trao đổi nhóm để nhận biết được các loại và các dạng kí hiệu.

Bước 2:

- Qua việc phân tích các đặc điểm, ý nghĩa của kí hiệu bản đồ (mục "Em có biết") để HS có thể tự đưa ra những nhận xét và phân biệt sự khác nhau giữa kí hiệu bản đố với các ki hiệu khác (như kí hiệu giao thông,...).

Bước 3:

- Sau khi HS có biểu tượng về kí hiệu bản đồ, GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trong SGK. Gợi ý kết quả:

+ Đối tượng địa lí được thể hiện bằng ló hiệu điểm: Thủ đô, thành phố, mỏ quặng, điểm du lịch, di tích,...

+ Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu đường: tuyến đường biển, dòng biển, hướng gió, dòng sông,...

+ Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, khu vực phân bổ các loại đất, rừng,...

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Kí hiệu bản đồ

Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta phải sử dụng các dấu hiệu quy ước gọi là kí hiệu bản đồ.

Kí hiệu bản đồ rất đa dạng, có thể là những hình vẽ, màu sắc,... được dùng một cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. Người ta thường sử dụng ba loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

Bước 1:

- Để HS có biểu tượng về bảng chú giải, GV cho HS quan sát một số loại bản đồ giáo khoa treo tường trên lớp hoặc trong các tập Atlat Địa lí để hướng dẫn HS đọc nội dung của bản đồ.

Bước 2:

Sau đó, GV lưu ý phần “Em có biết” để HS biết cách sắp xếp thứ tự các kí hiệu trong bảng chú giải. Khi HS đã có biểu tượng và biết cách sắp xếp trong bảng chú giải, GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK để thực hành và củng cố kiến thức.

Bước 3:

- Gợi ý kết quả:

+ Thông qua các kí hiệu và nội dung cho thấy bảng chú giải bên trái thuộc bản đồ tự nhiên và bên phải thuộc bản đồ hành chính.

+ Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi,...

+ Trong bảng chú giải của bản đồ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi,...

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b) Bảng chú giải

Trên bản đồ, các kí hiệu được giải thích trong bảng chú giải, thường được bố phía dưới bản đồ hoặc những khu vực trống trên ban đồ.

Mục 2. Đọc một số bản đồ thông dụng

a. Mục tiêu: Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát, cùng trao đổi và hoàn thành việc đọc bản đồ này theo gợi ý

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước khi đọc một bản đổ và gọi một số HS trình bày lại cách đọc bản đồ trên 1 bản đồ cụ thể được treo trên bảng.

Bước 2,3:

HS thực hiện

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Cách đọc bản đồ

Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện.

Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

Bước 1:

- Đọc bản đồ tự nhiên thế giới trang 96 - 97 SGK

GV hướng dẫn HS quan sát, cùng trao đổi và hoàn thành việc đọc bản đồ này theo gợi ý. Hoặc GV có thể chia lớp thành các nhóm để đọc bản đổ này, các nhóm khác trao đổi và bổ sung cho hoàn chỉnh.

Bước 2

Cụ thể là:

+ Nội dung và lãnh thổ: bản đồ Tự nhiên các bán cầu.

+ Ti lệ bản đổ là 1 : 110 000 000.

+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: phân tầng địa hình, các yếu tố tự nhiên,...

+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể ở châu Mỹ:

Các dãy núi: dãy Rốc-ki, dãy An-đét,...

Các đồng bằng: đổng bằng A-ma-dôn, đổng bằng Pam-pa,...

Các dòng sông lớn: sông Mi-xi-xi-pi, sông Xan Phran-xi-xcô, sông A-ma-dôn,...

Bước 3:

- Đọc bản đồ hành chính Việt Nam trang 110 SGK

Cách đọc bản đồ này củng tương tự như bản đồ Tự nhiên thế giới nên GV có thể thực hiện việc dạy học giống phần trên.

Bước 4:

Cụ thể là:

+ Bản đổ hành chính của Việt Nam.

+ Bản đổ có tỉ lệ 1 : 10 000 000.

+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: các đơn vị hành chính (Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh), các ranh giới,...

+ Đọc và xác định các đối tượng:

• Thủ đô: Hà Nội.

• Thành phố trực thuộc Trung ương: Hải Phòng, Đà Nằng, Thành phố Hổ Chí Minh, Cần Thơ.

• Tình/thành phố nơi em sinh sống: HS xác định vị trí địa phương mình.

đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Đọc bản đổ tự nhiên và bản đỗ hành chính

- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới ở trang 102 - 103, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ.

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Kể tên ít nhất một dãy núi, đồng bằng, dòng sông lớn ở châu Mỹ.

- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 117, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ.

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện đối tượng địa lí nào.

+ Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: thủ đô, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố nơi em sinh sống.

Mục 3. Tìm đường đi trên bản đồ

a. Mục tiêu: Tìm được đường đi qua cách xác định bản đồ

b. Nội dung: GV lựa chọn một tờ bản đồ du lịch của một thành phố nào đó hay sơ đồ một khu du lịch, một khu vực của thành phố

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV lựa chọn một tờ bản đồ du lịch của một thành phố nào đó hay sơ đồ một khu du lịch, một khu vực của thành phố. Sau đó giới thiệu các bước để tìm đường đi. HS quan sát GV thực hiện và ghi nhớ các bước như trong SGK.

Bước 2:

Sau khi HS đã biết cách tìm đường đi, GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ để thực hành và củng cố.

Bước 3:

- Cụ thê’ là:

+ Trên bản đồ hình 3: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt nằm trên đường Yersin; Ga Đà Lạt là điểm bắt đầu tuyến đường sắt; Bảo tàng Lâm Đồng nằm trên đường Hùng Vương.

+ Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đổng.

• Từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt xuôi theo đường Yersin tới ngã tư đường Nguyễn Trãi - Yersin (khoảng 600 m), sau đó đi về hướng Đông Bắc (khoảng 500 m), rẽ phải sẽ là Ga Đà Lạt.

• Từ Ga Đà Lạt đến ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin (khoảng 500 m), từ ngã tư đó đi theo đường Phạm Hồng Thái (khoảng 1 km) đến đường Hùng Vương, Bảo tàng Lâm Đồng nằm trên đường Hùng Vương.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Tìm đường đi trên bản đồ giấy

Để tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

Bước 1:

- GV lựa chọn địa điểm du lịc. yêu cầu HS truy cập vào http://www.google.com/maps, hoặc có thể tải về thông qua các ứng dụng. Để sử dụng Google Maps cần có thiết bị điện tử thông minh như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính,... HS quan sát GV thực hiện và ghi nhớ các bước như trong SGK.

Bước 2:

Sau khi HS đã biết cách tìm đường đi, GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ để thực hành và củng cố.

Bước 3:

HS thực hiện

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b) Tim đường đi trên Google Maps

Bản đồ được hiển thị thông qua trang web: http://www.google.com/maps, hoặc có thể tải về thông qua các ứng dụng. Để sử dụng Google Maps cần có thiết bị điện tử thông minh như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính,...

Để tìm đường đi trên Google Maps, cần thực hiện các bước:

Bước 1: Mở Google Maps trên các thiết bị. Bản đồ hiển thị trên Google Maps đặt mặc định phần phía trên là hướng bắc.

Bước 2: Để tìm một địa điểm, ta nhập tên địa điểm vào ô tìm kiếm, sau đó Google Maps sẽ tự động đánh dấu địa điểm đó bằng chấm tròn có màu sắc nổi bật để nhận diện.

Bước 3: Để tìm đường đi từ một địa điểm đến một địa điểm khác, ta cần nhập tên hai địa điểm vào ô nơi đi, nơi đến. Google Maps sẽ đưa ra kết quả bao gồm: khoảng cách, đường đi, hướng di chuyển

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1.

Sông, ranh giới tỉnh được thể hiện bằng kí hiệu đường.

Vùng trổng rừng được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.

Nhà máy, mỏ khoáng sản được thể hiện bằng kí hiệu điểm.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2 và câu 3

HS sưu tầm bản đồ, ứng dụng bản đó trên thiết bị điện tử để thực hiện nhiệm vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Hệ thống các kí hiệu bản đổ tạo thành một loại ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ bản đồ. Chức năng của ngôn ngữ bản đồ là truyền đạt nội dung bản đồ. Hệ thống kí hiệu bản đố rất đa dạng có thể là hình vẽ (các dạng đồ hoạ), màu sắc, chữ và các con sổ,... Chức năng của hệ thống kí hiệu bản đó là phản ánh các nội dung bản đố. Kí hiệu bản đồ có khả năng thê’ hiện về các mặt đặc điểm (chất lượng), số lượng, cấu trúc, vị trí của đối tượng địa lí.

2. Mỗi bản đồ đều có bảng chú giải. Bảng chú giải cùng với các biểu đồ, tranh ảnh, các mặt cắt, các số liệu tra cứu,... thuộc về yếu tố bổ trợ của bản đổ. Các yếu tố bổ trọ’ của bản đồ giúp cho việc đọc bản đồ và sử dụng bản đồ được thuận lợi, dê dàng. Toàn bộ nội dung của bản đố cùng với hệ thống kí hiệu được sắp xếp logic trong bảng chú giải, giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của kí hiệu được thể hiện trên bản đồ. Do đó, muốn đọc và sử dụng được bản đồ ta phải nghiên cứu và đọc bảng chú giải.

************************************

Bài 5. LƯỢC ĐỎ TRÍ NHỚ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÃU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Biết được thế nào là lược đồ trí nhớ.

2. Về kĩ năng, năng lực

Vẽ được lược đồ trí nhớ vê' một số đối tượng địa lí thân quen.

3. Về phẩm chất

Thêm gắn bó với không gian địa lí thân quen, yêu trường lớp, yêu quê hương.

II. CHUẨN BỊ

- Những lược đồ trí nhớ có sẵn hoặc tự xây dựng

- Một số dụng cụ đơn giản để vẽ được lược đó trí nhớ

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Có thể đặt ra nhiều tình huống khác nhau tuỳ theo sự năng động, sáng tạo của GV để đưa ra những tình huống khởi động gây hứng thú, kích thích suy nghĩ của HS. Ví dụ như tình huống khởi động đưa ra ở phần mở đầu bài của SGK mà GV có thể tham khảo lựa chọn. Hoặc có thể gọi 1 hoặc 2 HS lên bảng, yêu cầu các em tưởng tượng lại con đường đi từ nhà tới trường rồi vẽ lại sơ đổ đó trên bảng và giới thiệu với các bạn trong lớp.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Khái niệm lược đồ trí nhớ

a. Mục tiêu: HS hiểu khái niệm lược đồ trí nhớ

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là lược đổ trí nhớ? Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì trong cuộc sống?

Bước 2:

- Khuyến khích HS đưa ra những ví dụ vể trí nhớ mà các em có trải nghiệm.

Bước 3:

HS thực hiện

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. Lược đồ tri nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người từng gặp, từng đến,...

Mục 2. Vẽ lược đồ trí nhớ

a. Mục tiêu: HS vẽ lược đồ trí nhớ

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- Sau khi HS biết được thế nào là lược đổ trí nhớ và ý nghĩa của lược đổ trí nhớ, GV hướng dẫn HS cách vê lược đồ trí nhớ bằng cách hồi tưởng lại đối tượng và thể hiện đối tượng. Các đối tượng trong trí óc con người được hồi tưởng thế nào thì sẽ được thể hiện trên lược đồ như vậy.

Bước 2:

- Vẽ lược đố trí nhớ đường đi là nội dung quan trọng nhất trong vẽ lược đồ trí nhớ. Phần này, GV nên hướng dẫn chung cách vẽ cụ thể (điểm đầu, điểm kết thúc, hướng đi, các điểm mốc,...) hoặc có thể đặt câu hỏi phát vấn cho HS: Muốn vẽ lược đồ trí nhớ đường đi, các em phải chú ý đến những điềm nào? HS đọc thông tin trong SGK hoặc bằng kiến thức thực tế để trả lời, các HS khác bổ sung cho hoàn chỉnh. Sau khi HS biết được cách vẽ lược đồ này, GV cho HS quan sát ví dụ 1 để hiểu rõ hơn.

Bước 3:

GV khuyến khích một số HS lên bảng tự vẽ lại lược đồ trí nhó’ từ nhà mình đến trường hay đến một địa điểm nào đó để HS thực hành và củng cố giống như yêu cầu trong SGK. Các HS khác quan sát và chỉnh sửa cho đúng thực tế.

Bước 4:

- Vẽ lược đồ trí nhớ một khu vực: phần này hướng dẫn HS các bước cơ bản giống phần vẽ lược đồ trí nhớ đường đi. GV có thể vận dụng tương tự, sau đó cho HS tự thực hành, luyện tập để mô tả sơ đồ trường mình hoặc một đối tượng nào đó phù hợp.

Để vẽ được lược đồ trí nhớ, trước hết phải hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật, hiện tượng cụ thể. Sau đó thể hiện những hồi tưởng đó thành lược đồ. Có hai loại lược đồ trí nhớ thường được vẽ là: lược đồ trí nhớ về đường đi và lược đồ trí nhớ về một khu vực.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. HS tưởng tượng vẽ phác thảo sơ đồ trường học của mình với các đối tượng quen thuộc như: khu lớp học, khu hiệu bộ, nhà đa năng, thư viện,... và đánh dấu vị trí lớp học của mình trong lớp.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Có thể tham khảo sơ đồ sau:

Lược đồ trí nhớ là thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. Sự hình hành lược đồ nhìn chung là một quá trình tiềm thức và bắt đầu từ tuổi thơ ấu. Nhờ lược đồ trí nhớ (bản đồ trong não người) mà người xưa từ hàng ngàn năm trước có thê tìm được đường đi đến những nơi có thức ăn và trở lại nơi mình ở. Một đứa bé nhờ lược đố trí nhớ mà có thể đi đến những nơi thân thuộc của bé như nhà họ hàng, trường học, cửa hàng bách hoá,... Lược đổ trí nhớ đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người đã từng đến, từng gặp. Lược đố trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và không gian ẩy có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân. Một người cũng có thể vẽ được lược đồ trí nhớ cho những nơi họ chưa từng đến, như một du khách có thể đánh dấu trên sơ đồ các địa điểm họ muốn đến thăm, thông qua tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác. HS học xong địa lí Tổ quốc, hình dung được trong đầu và vẽ ra theo ý mình hình dạng lãnh thổ đất nước, các đối tượng địa lí quan trọng, đó cũng là một lược đồ trí nhớ.

********************************

GỢI Ý LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH CHƯƠNG 1

Câu 1. Vẽ sơ đồ thể hiện nội dung đã học ở chương 1.

HS tự chọn loại sơ đồ phù hợp với các yêu cầu: tiêu đề chương, nội dung chương, sắp xếp thứ tự và nội dung của từng vấn đề (từng bài) theo một logic kiến thức của bản đổ về địa lí,... Căn cứ vào những đặc điểm trên để tổng kết dưới dạng sơ đổ phù hợp nội dung kiến thức của chương.

Câu 2. Dựa vào hình vẽ quả Địa Cầu dưới đây, em hãy cho biết thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, Xích đạo, toạ độ địa lí của một điểm.

Toạ độ địa li

Á(30°N, 60

Kinh tuyế

Xích đạo

Cực

Vĩ tuyến

Kinh tuyến

Gợi ý: HS liên hệ kiến thức bài 1 và hình vê để trả lời các khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, Xích đạo, toạ độ địa lí của một điểm.

Câu 3. Cho biết hình dạng lưới chiếu của bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á trang 101 SGK.

Gợi ý: Dựa vào bản đồ, quan sát để đưa ra nhận xét: kinh tuyến là những đường thẳng, không song song nhau. Vĩ tuyến là những đường cong.

Câu 4. Dựa vào các tỉ lệ bản đồ sau đây: 1 : 1 000; 1: 500 000 và 1 : 9 000 000, cho biết 5 cm trên mỗi bản đồ tương ứng với bao nhiêu ki-lô-mét trên thực tế.

Gợi ý:

- Bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000 thì 5 cm tương ứng với 50 m ngoài thực địa.

- Bản đổ tỉ lệ 1 : 500 000 thì 5cm tương ứng 25 km ngoài thực địa.

- Bản đồ tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 5 cm tương ứng 450 km ngoài thực địa.

Câu 5. Sử dụng Google Maps, tìm vị trí nhà em (hoặc xã, phường, thị trấn nơi em ở), sau đó tìm đường đi và khoảng cách từ đó đến các địa điểm khác mà em muốn tới.

Câu 6. Em hãy vẽ lược đồ trí nhớ một khu vực mà em từng đến (chợ, siêu thị, toà nhà, công viên,...) hoặc vẽ lược đồ trí nhớ từ nhà em đến khu vực đó.

*********************************

CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT- HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2:

Bước 1: GV: Mở đầu chương là hình ảnh Trái Đất được chụp từ Mặt Trăng bởi vệ tinh Ka-gu-ya (Nhật Bản). Qua đó, cho thấy rõ hình dạng của Trái Đất. Bức ảnh này cũng giải đáp một trong những nội dung cơ bản của chương này là xác định hình dạng của Trái Đất.

Bước 2: GV định hướng cho HS các nội dung chính của chương:

- Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

- Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

- Xác định phương hướng ngoài thực tế

Bài 6. TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: vị trí, tương quan với các hành tinh khác,...

- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đẩt.

2. Vê' kĩ năng, năng lực

Quan sát các hiện tượng trong thực tế để biết được hình dạng của Trái Đất.

3. về phẩm chất

Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất.

II.CHUẨN BỊ

Quả Địa Cầu

Mô hình hệ Mặt Trời

Các video, hình ảnh về Trái Đất và hệ Mặt Trời

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể chọn cách mở đầu bài học theo SGK, hoặc các cách khác phù hợp nhưng phải định hướng được các nội dung chủ yếu (vị trí, hình dạng, kích thước,... của Trái Đất) mà bài học sẽ đề cập. GV có thề đặt một số câu hỏi để HS trình bày, kể về một sổ điều mà HS đã biết về Trái Đất và những điểu HS thắc mắc, muốn tìm hiểu về Trái Đất, để bắt đầu vào bài học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. VỊ trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

a. Mục tiêu: HS nắm được vị trí của TĐ trong hệ MT

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Hệ Mặt Trời là gì? Hệ Mặt Trời bao gổm những thành phần gì?

+ Hệ Mặt Trời là một hệ sao hành tinh, thiên thể có Mặt Trời ở trung tâm và là ngôi sao tự phát sáng.

+ Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, là các thiên thể không tự phát sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời. Các hành tinh có hai chuyển động: tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời.

Bước 2:

- Trái Đất trong hệ Mặt Trời là nội dung chính của phấn này. GV yêu cầu HS quan sát hình 1, có thể làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu về Trái Đất. Cụ thể:

+ Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

+ Kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác: nhỏ, thuộc nhóm hành tinh đá (cùng với Thuỷ tinh, Kim tinh và Hoả tinh).

Bước 3:

- Sau khi HS biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, GV có thể đặt câu hỏi gợi mở: Vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời có ý nghĩa như thế nào? Đây là câu hỏi khó, vì vậy GV phải gợi ý thêm (ví dụ khoảng cách từ Mặt Trời đến hành tinh gần nhất hoặc xa nhất thì thế nào,..Sau đó, chốt kiến thức là khoảng cách đó giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thê’ tồn tại và phát triển.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Vũ Trụ là không gian vô tận. Trong Vũ Trụ bao la có vô số Thiên Hà. Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà.

Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao, tự phát ra ánh sáng - đó là Mặt Trời. Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tám hành tinh. Các hành tinh, ngoài chuyển động xung Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Mục 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

a. Mục tiêu: HS năm được hình dạng, kích thước của Trái Đất

b. Nội dung: GV chó HS quan sát qua kênh hình, khai thác kênh chữ để tả lời

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

Phần hình dạng của Trái Đất: GV cho HS quan sát hình 2 và 3 trong SGK và hỏi HS: "Trái Đất có hình gì?" HS có thể có nhiều câu trả lời, phương án đúng là dạng hình cầu. Nếu HS nói Trái Đất có hình tròn thì GV có thê’ làm thí nghiệm với 1 hình tròn cắt bằng giấy và lấy đèn pin soi chiếu hình tròn đó lên mặt bảng, sẽ thấy hình chiếu là các đường thẳng, cạnh không tròn như trường hợp bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực vì vậy Trái Đất có dạng khối cầu.

Bước 2:

- Sau đó, GV đưa quả Địa Cầu (mô hình thu nhỏ của Trái Đất) để giới thiệu và cho HS quan sát.

+ Lưu ý: phần này GV có thể sử dụng phần “Em có biết” và mở rộng thêm quá trình loài người nhận thức về hình dạng của Trái Đất: từ nhận thức Trái Đất là mặt phẳng thời tiền sử, qua thời gian, loài người đi đến chứng minh được Trái Đất có dạng khối cầu.

Bước 3:

+ Sau khi HS đã biết được hình dạng của Trái Đất là dạng khối cầu, GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi giữa bài. HS bằng kinh nghiệm, quan sát thực tế hoặc đọc sách, báo sẽ có một số phương án trả lời, ví dụ như: bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực, hình ảnh con tàu ngày càng mất dần hay hiện ra trên biển lúc đi ra khơi hoặc vào bờ, chuyến đi của Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất, ảnh Trái Đất chụp từ vệ tinh,...

Bước 4:

- Phẩn kích thước của Trái Đất: GV cho HS quan sát hình 3 và kênh chữ trong SGK đê’ HS biết được độ dài bán kính Xích đạo và diện tích Trái Đất. Nếu còn thời gian, GV chiếu hoặc trình bày lên bảng một số số liệu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời như phần "Tài liệu tham khảo". Đê’ nói vẽ ý nghĩa của kích thước và khối lượng Trái Đất, GV có thê’ đặt câu hỏi và giải thích rõ để các em hiểu.

Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Thư giới thiệu vế Trái Đất có thể có các nội dung: Trái Đẩt nằm ở đâu trong hệ Mặt Trời, hình dạng thế nào, kích thước bao nhiêu, có các chuyển động nào, trên Trái Đất có những gì,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong hệ Mặt Trời rộng lớn, người ta dùng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất (150 triệu km), làm đơn vị đo chiều dài, gọi là đơn vị thiên văn (ĐVTV). Từ Mặt Trời, ánh sáng chỉ mất 8 phút để tới Trái Đất, còn từ các ngôi sao gần nhất, nó phải mất 4 năm. Mặt Trời ở gần nên ta thấy nó như một cái đĩa lớn, đỏ rực, soi rọi vạn vật ban ngày. Các sao, vì ở quá xa, nên bé xíu, chỉ le lói trong đêm. Hệ Mặt Trời chỉ là một trong số khoảng 200 tỉ các sao thuộc hệ Ngân Hà. Vũ Trụ lớn hơn rất nhiều lần, bao gồm vài ngàn tỉ hệ giống như hệ Ngân Hà. Các hành tinh có kích thước chênh lệch nhau nhiều lần và đều rất nhỏ so với Mặt Trời. Số liệu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời như bảng dưới đây.

Hành tinh

Khoảng cách đến Mặt Trời (ĐVTV)

Bán kính (km)

Diện tích bề mặt (triệu km2)

Thuỷ tinh

0,4

2 439

75

Kim tinh

0,7

6 052

460

Trái Đất

1,0

6 371

510

Hoả tinh

1,5

3 402

145

Mộc tinh

5,2

71 492

61 400

Thổ tinh

9,5

60 286

42 700

Thiên Vương tinh

19,1

25 559

8 084

Hải Vương tinh

30,0

24 764

7 619

********************************

Bài 7. CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Mô tả được chuyền động tự quay quanh trục của Trái Đất: hướng, thời gian,...

- Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể theo chiều kinh tuyến.

2. Về kĩ năng, năng lực

So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất: ở cùng một thời điểm, một sự kiện xảy ra thì giờ các nơi trên thế giới là bao nhiêu.

3. Về phẩm chất

Tôn trọng và thích ứng với các quy luật tự nhiên: quy luật ngày đêm,...

II. CHUẨN BỊ

Quả Địa Cầu

Các video, ảnh về chuyển động tự quay của Trái Đất

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- Cách 1: GV chọn cách mở đầu bài học theo SGK, hoặc các cách khác phù hợp nhưng cần phải định hướng các nội dung chủ yếu (đặc điểm chuyển động tự quay của Trái Đất, hệ quả chuyển động tự quay) mà bài học sẽ đề cập.

- Cách 2: GV đưa hình ảnh hai người đang nói chuyện điện thoại với nhau, một người ỏ’ thời điểm ban ngày (có hình Mặt Trời), người kia ở thời điểm ban đêm (có hình Mặt Trăng) và hỏi HS tại sao lại có hiện tượng đó?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục 1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

a. Mục tiêu: Quan sát chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

b. Nội dung: GV sử dụng quả Địa Cầu làm thực nghiệm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV chia lớp thành 4-6 nhóm, mỗi nhóm có 1 quả Địa Cầu. GV sử dụng quả Địa Cầu làm thực nghiệm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Bước 2:

Các nhóm HS tự làm thực nghiệm cùng với việc quan sát hình 1 trong SGK, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

Bước 3:

Gợi ý kiến thức:

+ Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

+ Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’.

+ Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng: 24 giờ (1 ngày đêm).

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Trái Đất không ngừng tự quay quanh một trục tưởng tượng. Trong quá trình tự quay, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo.

Mục 2. Ngày đêm luân phiên và giờ trên Trái Đất

a. Mục tiêu: HS biết cách xác định giờ, giải thích hiện tượng ngày đêm trên trái đất

b. Nội dung: GV sử dụng quả Địa Cầu để thực hiện

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV sử dụng quả Địa Cầu và bóng đèn giả làm Mặt Trời để làm thí nghiệm, dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS quan sát và tự nêu lên được các ý: Trái Đất có dạng hình cầu. Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa trong bóng tối là đêm. Vì vậy, Trái Đất có ngày và đêm. Do hiện tượng tự quay nên ngày đêm trên Trái Đất không cố định mà có sự luân phiên, địa điểm nào trên bề mặt Trái Đất cũng lần lượt có ngày và đêm.

Bước 2:

- GV cũng có thê’đặt thêm câu hỏi: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ quay xung quanh Mặt Trời thì hiện tượng ngày đêm diễn ra như thế nào (ở khắp nơi trên Trái Đất, ngày đêm sẽ kéo dài 6 tháng).

Bước 3:

- Sau khi HS nắm vững đặc điểm luân phiên ngày đêm, HS dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ trong SGK, kết quả là:

+ Sử dụng quả Địa Cầu để trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất (lấy bóng đèn làm nguồn sáng (Mặt Trời) và quay chậm quả Địa Cẩu với hướng từ tây sang đông, khi đó các địa điểm trên quả Địa Cầu được chiếu sáng và đi vào bóng tối lấn lượt từ đông sang tây).

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Ngày đêm luân phiên

Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. Do sự chuyển động tự quay từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm liên tục luân phiên nhau.

Bước 1:

GV sử dụng quả Địa Cầu để giúp HS hiểu rõ hơn về việc phân chia giờ.

Bước 2,3

- Sau khi HS đã cơ bản nắm được việc phân chia khu vực giờ, GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu dựa vào quan sát hình 2 để thực hành phần giờ, cụ thể là:

+ Một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực giờ: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Bra-xin,...

+ Các quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam là: In-đô-nê-xi-a, LB. Nga, Cam-pu-chia, Lào.

+ Sự kiện đêm gala nghệ thuật “Sắc màu văn hoá bốn phương” được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 ở Việt Nam, khi đó ở Xơ-un là 22 giờ, Mát-xcơ-va là 16 giờ, Ma-ni-la là 21 giờ.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b) Giờ trên Trái Đất

Để thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ. Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực.

Giờ của khu vực số 0 có đường kinh tuyến 0° đi qua chính giữa được lấy làm giờ Quốc tế (GMT). Giờ của các khu vực khác được tính dựa theo giờ ở khu vực số 0.

Mục 3. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

a. Mục tiêu: HS biết vế ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít trên thực tế, đó là làm cho các hiện tượng tự nhiên như gió, sông, dòng biển,... bị lệch hướng khi chuyền động.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và đặt câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào khiến các vật chuyển động trên bê' mặt Trái Đất đều bị lệch hướng?

Bước 2:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, quan sát hình 4 trong SGK và thực hiện nhiệm vụ. Gợi ý kết quả:

+ Ở bán cầu Bắc: vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu.

+ Ở bán cầu Nam: vật thê’ chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động ban đẩu.

Bước 3:

- GV cho HS biết vế ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít trên thực tế, đó là làm cho các hiện tượng tự nhiên như gió, sông, dòng biển,... bị lệch hướng khi chuyền động. Ví dụ, nếu không có lực Cô-ri-ô-lít thì Tín phong (loại gió thường xuyên trong vùng nhiệt đới) sẽ di chuyển theo chiều bắc - nam từ chí tuyến Bắc về Xích đạo, nhưng trong thực tế gió có hướng đông bắc,...

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Cô-ri-ô-lít.

Lực Cô-ri-ô-lít có tác động đến hướng di chuyển của dòng sông, dòng biển, gió,... trền Trái Đất

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do giờ ở cùng một thời điểm tại các địa điểm đó khác nhau. Cụ thể, ở Lốt An-giơ-lét là 2 giờ 30 phút, Niu Oóc là 5 giờ 30 phút, Luân Đôn là 10 giờ 30 phút, Tô-ky-ô là 7 (19) giờ 30 phút. Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội, thì đồng hố sẽ chỉ 5 (17) giờ 30 phút.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Khi Hà Nội (Việt Nam) là 11 giờ trưa thì Xao Pao-lô (Bra-xin) là 0 giờ, lúc đó bạn của An đang là giờ ngủ, vì vậy An không nên gọi điện nói chuyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vận động tự quay quanh trục đưa các điểm trên Trái Đất di chuyển với vận tốc dài khác xa nhau. Xin-ga-po nằm trên vòng Xích đạo, có vận tốc dài lớn nhất, 464 m/s hay 1 669 km/h. Xanh Pê-téc-bua, vĩ độ 60°B, vận tốc 232 m/s. Ở sát các cực, tốc độ dài thậm chí chậm hơn ta đi bộ. Do đó, vùng gần Xích đạo thường được chọn phóng tàu vũ trụ. Vận tốc dài ỏ’ đó sẽ tạo đà ban đầu đáng kể cho con tàu.

2. Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180° nằm chính giữa múi giờ số 12, trên Thái Bình Dương, được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế. Khi di chuyển từ phía tây sang phía đông đường chuyển ngày, giờ sẽ giữ nguyên nhưng trừ đi 1 ngày. Ngược lại, đi từ đông sang tây, sẽ cộng thêm 1 ngày.

*********************************

Bài 8. CHUYỂN ĐÔNG CỦA TRÁI ĐẤT QUAY QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUÀ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Mô tả được chuyển động của Trái Đẩt quanh Mặt Trời: hướng, thời gian,...

- Mô tả được hiện tượng mùa: mùa ở các vùng vĩ độ và các bán cầu.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Biết dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa.

3. Về phẩm chất

Tôn trọng các quy luật tự nhiên: quy luật mùa,... Yêu thiên nhiên, cảnh vật các mùa.

II. CHUẨN BỊ

Quả Địa Cầu

Mô hình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

Các video, ảnh vế chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể chọn cách mở đầu bài học theo SGK: Cảnh vật thiên nhiên trên Trái Đất thay đổi theo mùa. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu một số đặc điểm thiên nhiên của từng mùa ờ địa phương em. Bài học này sẽ cho em biết tại sao trên Trái Đất có các mùa

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

a. Mục tiêu: HS năm được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

b. Nội dung: GV sử dụng quả Địa Cầu làm mẫu và di chuyển quả Địa Cầu quanh một “Mặt Trời” tưởng tượng hoặc dùng mô hình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời cùng với hình 1 trong SGK để giảng dạy

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV sử dụng quả Địa Cầu làm mẫu và di chuyển quả Địa Cầu quanh một “Mặt Trời” tưởng tượng hoặc dùng mô hình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời cùng với hình 1 trong SGK để giảng dạy. Lưu ý vị trí của Trái Đất ở các ngày 21 tháng 3 (xuân phân), 22 tháng 6 (hạ chí), 23 tháng 9 (thu phân) và 22 tháng 12 (đông chí). Sau đó, GV yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu hoặc quan sát hình 1 trong SGK và lẩn lượt thực hiện nhiệm vụ trong SGK (mô tả đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời)

Bước 2:

Gợi ý:

+ Quỹ đạo chuyển động: hình elip (GV giải thích về hình elip).

+ Hướng chuyển động: từ tây sang đông (ngược chiều kim đổng hồ).

+ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm).

+ Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’.

Bước 3:

- Sau khi HS đã nắm được các đặc điểm cơ bản chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, GV yêu cầu một số em lên bảng, sử dụng quả Địa Cầu để luyện tập. Trong quá trình HS thực hiện, GV cần điều chình hoặc hỏi những HS còn lại những động tác nào mà bạn thực hiện chưa đúng để lưu ý với cả lớp.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. Bình thường một năm có 365 ngày, còn dư 6 giờ. Vì vậy, cứ bốn năm sẽ có một năm dài 366 ngày. Năm đó gọi là năm nhuận. Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày.

Mục 2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

a. Mục tiêu: Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình và trình bày hiện tượng

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV cần cho HS biết định nghĩa về mùa, đó là khoảng thời gian trong năm có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Bước 2:

Sau đó, GV yêu cẩu HS quan sát hình 1,2 và đặt câu hỏi: Vào các ngày 22/6,22/12, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, bán cầu nào không ngả về phía Mặt Trời?

Bước 3:

GV đặt câu hỏi gợi mở: Bán cầu ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được ít hay nhiều nhiệt? Qua đó, HS đưa ra kết luận rằng bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, đó là mùa nóng của bán cầu đó. Bán cầu còn lại sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt, bán cầu đó đang là mùa lạnh. Sau đó hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ 1

Bước 4:

GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và trình bày hiện tượng mùa khác nhau giữa các vĩ độ. HS đọc sơ đồ trong SGK, quan sát, trả lời và hoàn thành nhiệm vụ.

a) Mùa trên Trái Đất

Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng dẫn đến có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt; khi ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Cùng lúc, nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt; khi ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó

Bước 1:

GV có thể cho HS liên hệ với thực tế ở nước ta vào mùa hè (mùa nóng) và mùa đông (mùa lạnh).

Bước 2:

HS bằng kiến thức đã học hoặc qua quan sát thực tế của bản thân có thể rút ra được kết luận là vào mùa hè, thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn mùa đông thì ngược lại

Bước 3:

- Sau đó, GV cho HS quan sát hình 4 và kênh chữ để HS hoàn thành phần hoạt động, cụ thể như bảng:

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b) Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm có sự thay đổi theo mùa.

Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

\ Thời gian

Địa điểm 'k

Ngày 22 tháng 6

Ngày 22 tháng 12

Mùa

So sánh độ dài ngày - đêm

Mùa

So sánh độ dài ngày - đêm

Bán cầu Bắc

Nóng

Thời gian ngày dài hơn thời gian đêm

Lạnh

Thời gian ngày ngắn hơn thời gian đêm

Bán cầu Nam

Lạnh

Thời gian ngày ngắn hơn thời gian đêm

Nóng

Thời gian ngày dài hơn thời gian đêm

Lưu ý: Xích đạo là nơi quanh năm có độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, sự chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Vào mùa nóng của các bán cầu sẽ có ngày dài đêm ngắn, hiện tượng này do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời dẫn đến trong năm lần lượt hai bán cầu có khoảng thời gian ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn, Mặt Trời mọc sớm hơn và lặn muộn hơn, ở bán cầu còn lại sê ngược lại.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Bố Nam dặn chuẩn bị nhiếu đồ ấm vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc là mùa hè còn Ô-xtrây-li-a lại là mùa đông do nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, Nam phải mang đồ ấm sang đề dùng, thích ứng với điểu kiện thời tiết ở đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elip gần tròn, Mặt Trời luôn nằm ở một tiêu điểm của hình elip. Vì vậy, trong quá trình chuyển động, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Tròi không cố định. Ví dụ, vào ngày 22 tháng 6, Trái Đất cách Mặt Trời 152 triệu km, vào ngày 22 tháng 12, khoảng cách này còn 147 triệu km, chênh nhau 5 triệu km. Tốc độ chuyên động trung bình của Trái Đất quanh Mặt Trời là 2 600 000 km/ngày hay là 29,7 km/giây = 29 700 m/giây. Thời gian Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo một vòng hết 365 ngày 6 giờ. Như vậy sau bốn năm lại thừa ra một ngày. Người ta cộng ngày thừa đó vào tháng 2 của năm thứ tư thành 366 ngày và năm này gọi là năm nhuận. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông. Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo, lúc nào trục Trái Đất cũng nghiêng một góc 66°33’ vì vậy chuyển động này còn gọi là chuyền động tịnh tiến.

Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn có sự khác nhau giữa các vùng vĩ độ. ơ Xích đạo, quanh năm ngày và đêm dài bằng nhau. Càng xa Xích đạo, sự chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn. Bảng thống kê dưới đây cho ta thấy ngày dài nhất và đêm ngắn nhất ở bán cầu Bắc vào mùa hạ.Vĩ độ

Ngày dài nhất

Đêm ngắn nhất

60°

18 giờ 30 phút

5 giờ 30 phút

50°

16 giờ 18 phút

7 giờ 42 phút

40°

14 giờ 52 phút

9 giờ 8 phút

30°

13 giờ 56 phút

10 giờ 4 phút

20°

13 giờ 12 phút

10 giờ 48 phút

10°

12 giờ 35 phút

11 giờ 25 phút

*******************************

Bài 9. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TÊ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Có hiểu biết về la bàn và phương hướng ngoài thực tế.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Biết cách xác định phương hướng dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên.

- Biết quan sát và sử dụng các hiện tượng thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.

3. Về phẩm chất

Gần gũi, gắn bó hơn với thiên nhiên xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

La bàn

Điện thoại thông minh có la bàn

Tranh ảnh, video về tìm phương hướng trong thực tế

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể lựa chọn cách mở đầu bài học theo SGK: Trong cuộc sống, nhiều khi
con người rơi vào những hoàn cảnh hết sức khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do bị mất phương hướng. Đó là khi bị lạc trong rừng, lênh đênh giữa đại dương hoặc lạc lối giữa một vùng đất xa lạ,... Khi đó, xác định phương hướng ngoài thực tế là một kĩ năng cần thiết để chúng ta có thể vượt qua hiểm nguy.

Có nhiều cách để xác định phương hướng. Thông thường, chỉ cần xác định được một trong bốn hướng chính (bắc, nam, đông, tây), từ đó sẽ suy ra các hướng còn lại.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Xác định phương hướng bằng la bàn

a. Mục tiêu: Xác định phương hướng bằng la bàn

b. Nội dung: GV yêu cầu các HS làm việc theo nhóm nhỏ sử dụng la bàn và yêu cầu HS tìm phương hướng

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV giới thiệu la bàn cầm tay và la bàn trong điện thoại thông minh cho HS, chú ý đến kim la bàn chỉ hướng bắc (B) có màu nổi bật và các hướng (độ) khác (N, T, Đ) trên la bàn. Sau khi đã nắm được cấu tạo của la bàn, GV hướng dẫn HS cách sử dụng:

+ Đặt la bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại.

+ Chỉnh vị trí để kim la bàn chỉ hướng bắc trùng với với góc 0°. Khi đó ta đã xác định được hướng bắc - nam trong thực tế, từ hướng bắc - nam này, ta sẽ xác định được các hướng còn lại.

Bước 2:

GV làm ví dụ mẫu vê' tìm hướng của một đối tượng cụ thể (cửa lớp học, bảng, góc lớp,...).

Bước 3:

- Sau đó, GV yêu cầu các HS làm việc theo nhóm nhỏ sử dụng la bàn và yêu cầu HS tìm phương hướng của một đối tượng cụ thể bằng la bàn như xác định hướng cửa lớp, hướng cổng trường giống yêu cẩu trong SGK.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Cấu tạo la bàn

Một la bàn có những bộ phận cơ bản như:

- Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính, thường có dạng hình thoi. Đầu kim bắc và đầu kim nam có màu khác nhau để phân biệt, đầu kim bắc thường có màu đậm hơn.

- Vòng chia độ: Trên vòng chia độ có ghi bốn hướng chính và số độ từ 0° đến 360°. Hướng bắc 0° (360°), hướng nam 180°, hướng đông 90°, hướng tây 270°.

b) Cách sử dụng

Khi sử dụng la bàn cần chú ý đặt la bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại có thể ảnh hưởng tới kim nam châm. Mở chốt hãm cho kim chuyển động, đến khi kim đứng yên, ta đã xác định được hướng bắc - nam, từ đó xác định các hướng khác.

Mục 2. Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên

a. Mục tiêu: HS xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên

b. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài học trước và kinh nghiệm thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài học trước và kinh nghiệm thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi: Mặt Trời mọc và lặn ở hướng nào? HS sẽ trả lời được là Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây

Bước 2:

Từ đó, GV cùng trao đổi với HS hoặc cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK để đặt câu hỏi khi biết được hướng Mặt Trời mọc và lặn thì chúng ta có thể biết được các hướng khác hay không? HS suy nghĩ, quan sát hình minh hoạ và trả lời. Sau đó, GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ để các em nắm vững lí thuyết và vận dụng vào thực tế.

Bước 3:

- GV mở rộng phần "Em có biết": xác định phương hướng dựa vào các chòm sao. GV cho HS biết về đặc điểm của sao Bắc Cực, đó là sao chỉ nhìn thấy ở bán cầu Bắc, lệch nửa độ so với trục Trái Đất, nên khi Trái Đất quay theo chu lờ ngày đêm, sao Bắc Cực hầu như đứng yên ngay trên cực Bắc. Vì vậy, khi xác định được sao Bắc Cực, ta sẽ biết được hướng bắc, từ đó xác định được các hướng còn lại.

GV lưu ý HS việc xác định sao Bắc Cực không đơn giản mà phải dựa vào các chòm sao khác như chòm Đại Hùng (vào mùa hè) hay chòm Thiên Hậu (vào mùa đông). Để xác định được các chòm sao này, GV cho HS quan sát video vế cách xác định sao Bắc Cực hoặc phân tích hình minh hoạ trong SGK. Sau khi đã xác định được sao Bắc Cực trên bầu trời ban đêm, ta chiếu một đường thẳng tưởng tượng từ sao Bắc Cực xuống tới mặt đất, khi đó ta đang nhìn về hướng chính bắc, xác định được hướng bắc sẽ xác định được các hướng khác.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn có thể xác định được phương hướng một cách tương đối chính xác. Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây, từ đó xác định được các hướng khác.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế: sử dụng la bàn, dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn, dựa vào sao Bắc Cực, hướng di chuyển của đàn chim di cư, hướng quay của hoa hướng dương khi nở,...

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Quan sát Mặt Trời vào buổi sáng hoặc buổi chiều, xác định khi đi từ nhà đến trường, trước tiên phải đi về hướng nào. HS nhớ lại việc xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời để trả lời.

Dùng thiết bị có định vị GPS (điện thoại thông minh, đống hồ thông minh,...) là một trong những cách dễ dàng và chính xác nhất để xác định hướng hoặc tìm đường, vì thiết bị này dùng vệ tinh để định vị. Thiết bị GPS có thể cho biết bạn đang ở đâu, chỉ đường đến một vị trí cụ thể và theo dõi đường (hướng) di chuyển của bạn.

Thực hành

Câu 1. Hãy vẽ sơ đổ thể hiện nội dung đã học ở chương 2.

Gợi ý: Vẽ sơ đồ kiến thức đã học ở chương 2. Có thể vẽ nhiều kiểu sơ đồ, nhưng sơ đồ phải thể hiện được các nội dung chính đã được học: Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng, kích thước Trái Đất; các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; xác định phương hướng ngoài thực tế.

Câu 2. Hãy mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày, đêm luân phiên trên Trái Đất.

Gợi ý: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng từ tây sang đông, quay một vòng hết 24 giờ, vì thế lần lượt các địa điểm trên Trái Đất đều có ngày đêm luân phiên.

Câu 3. Dưới đây là một số đồng hồ chỉ giờ cùng một thời điểm trên Trái Đất. Em hãy tìm đồng hồ nào chỉ giờ sai và sửa lại cho đúng. Cho biết đổng hồ ở TP. Hồ Chí Minh chỉ giờ đúng.

10

B

Cai-rô (Ai Cập)

TP. Hổ Chí Minh

(Việt Nam)

Tô-ky-ô

(Nhật Bản)

Luân Đôn (Anh)

Gợi ý:

- Các đổng hồ chỉ giờ đúng: TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), Luân Đôn (Anh).

- Các đồng hổ chỉ giờ sai: Tô-ky-ô (Nhật Bản), Cai-rô (Ai Cập).

Câu 4. Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hiện tượng mùa trên Trái Đất.

Gợi ý: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với: Quỹ đạo chuyển động: hình elip, hướng chuyển động: từ tây sang đông (ngược chiếu kim đổng hố), thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm), góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’. Do vậy, có khoảng thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và ngược lại. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, đó là mùa nóng của bán cầu đó. Bán cầu còn lại sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt, bán cẩu đó có mùa lạnh.

Câu 5. Sử dụng la bàn để xác định cửa ra vào nhà em nhìn về hướng nào. Gợi ý: Tuỳ thực tế, HS có kết quả khác nhau về hướng cửa.

********************************************

CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT- VỎ TRÁI ĐẤT

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3:

Bước 1: GV có thề sử dụng phần mở đầu chương trong SGK để dẫn dắt, gợi sự tò mò, hứng thú tìm hiểu cho HS vào chương mới. Đây là tình huống có vấn đề vì chúng ta đều biết không thể đi xuyên qua vào tâm Trái Đất. GV nên tìm đọc sách "Cuộc thám hiểm vào lòng đất" hoặc tham khảo phần thông tin bổ sung.

Bước 2: GV định hướng cho HS các nội dung của chương:

- Cấu tạo của Trái Đất

- Các mảng kiến tạo

- Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

- Hiện tượng động đất, núi lửa

- Các dạng địa hình chính trên Trái Đất

- Khoáng sản.

Bài 10. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân. Mỗi lớp có đặc điểm riêng (độ dày, trạng thái, nhiệt độ).

2. Về kĩ năng, năng lực

- Nêu và xác định được trên lược đồ tên 7 địa mảng (mảng kiến tạo) lớn của vỏ Trái Đất và tên các cặp địa mảng xô vào nhau.

- Sử dụng hình ảnh để xác định được cấu tạo bên trong của Trái Đất.

3. Về phẩm chất

Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.

II. CHUẨN BỊ

Sơ đổ cấu trúc bên trong của Trái Đất

Các video vế cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng

Phiếu học tập

Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV nêu một số câu hỏi gợi mở nội dung bài học: Trong lòng Trái Đất có gì? Cấu tạo của Trái Đất ra sao? Em có hiểu biết gì vê' lòng Trái Đất? Để học sinh đưa ra những hiểu biết của mình, sau đó dẫn dắt vào bài học.

Ngoài ra, GV có thể thiết kế những hoạt động mở đầu bài học khác phù hợp với thực tế lớp học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

a. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo bên trong của trái đất

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK hoặc video về cấu tạo của Trái Đất và dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS trao đổi và mô tả

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK hoặc video về cấu tạo của Trái Đất và dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS trao đổi và mô tả được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp, tên các lớp đó- Rút ra cấu tạo

Bước 2:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tìm hiểu vế đặc điểm của ba lớp bằng cách hoàn thành phiếu học tập.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man-ti.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân.

Bước 3:

GV cần lưu ý cho HS phân biệt sự khác nhau giữa độ dày và độ sâu của các lớp. Ví dụ: độ sâu của lớp nhân là đến 6 378 km nhưng độ dày của lớp này chỉ là 3 478 km. Kết quả của hoạt động này là các nhóm và toàn lớp mô tả, nêu được sự khác nhau vế độ dày, trạng thái, nhiệt độ của các lớp bằng cách hoàn thành phiếu học tập

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất

- PHIẾU HỌC TẬP

Lớp

Địa điểm

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

5 - 70 km

2 830 km

3 471 km

Trạng thái

Rắn

Quánh dẻo đến rắn

Lỏng đến rắn

Nhiệt độ

Có thể đến 1 ooo°c

1 500 - 3 700°C

Khoảng 5 ooo°c

Mục 2. Các địa mảng (mảng kiến tạo)

a. Mục tiêu: HS nắm được kiến thức về các địa mảng

b. Nội dung: GV cho HS xem video kết hợp với kiến thức SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV cho HS biết là vỏ Trái Đất không phải là một khối mà được cấu tạo bởi một số mảng.

Bước 2:

GV cho HS xem video về các địa mảng hoặc quan sát lược đổ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất trong SGK và yêu cầu cho biết tên 7 địa mảng lớn của lớp vỏ Trái Đất. HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn đê hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3:

GV tiếp tục cho HS đọc thông tin, làm việc với hình 2, hướng dẫn HS đọc chú giải rồi đặt các câu hỏi: Các địa mảng đứng yên hay có sự di chuyển? Các địa mảng nào xô vào nhau và xác định trên lược đồ các đới tiếp giáp? HS quan sát lược đồ, đọc chú giải và trả lời, có thể có nhiều câu trả lời từ HS, GV phải đánh giá và chốt được kiến thức

Bước 4:

- Để mở’ rộng, GV yêu cầu HS tìm hiểu phẩn “Em có biết” để biết khi một mảng đại dương và một mảng lục địa xô vào nhau sẽ có hiện tượng gì xảy ra. Ngoài trường hợp này, GV có thể nói thêm về hai mảng đại dương tách xa nhau (mac-ma trào lên, tạo thành sống núi ngầm đại dương), hai mảng lục địa xô vào nhau (hình thành núi),...

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển rất chậm với tốc độ 2-7 cm/năm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau, ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu,... kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1.

- GV hướng dẫn HS vẽ một vòng tròn, chia thành ba vòng tròn nhỏ bên trong với các màu sắc khác nhau thể hiện các lớp của Trái Đất.

- Yêu cầu: tương đối đẹp, có ba lớp, độ dày mỗi lớp khác nhau.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Tìm kiếm thông tin: vị trí, các hiện tượng thiên nhiên hay xảy ra, nguyên nhân,... có các bản đổ (lược đồ) hoặc hình ảnh minh hoạ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất là công việc rất khó khăn. Việc quan sát trực tiếp trong lòng đất hiện nay chưa thể thực hiện được vì các mũi khoan sâu nhất cũng chỉ tới được độ sâu gần 15 km (khoảng 0,2% độ sâu Trái Đất). Vì vậy, để có thề tìm hiểu được các lớp sâu hơn trong lòng Trái Đất, người ta phải dùng các phương pháp nghiên cứu gián tiếp như dựa vào sự gia tăng tỉ trọng của vật chất theo độ sâu, sự thay đổi của vận tốc truyền sóng và sự lệch hướng của các sóng địa chấn khi gặp các môi trường khác nhau (lỏng, quánh dẻo hoặc rắn), nhờ máy ghi địa chấn.

2. Các mảng kiến tạo tách rời và riêng biệt, trôi dạt trên quyền mềm (man-ti trên). Sự chuyển động của các mảng vào khoảng 5-10 cm/năm. Mảng Nam Cực và mảng Phi di chuyển tách xa nhau với tốc độ chỉ 1,1 cm/năm, mảng Na-xca tách xa mảng Thái Bình Dương với tốc độ lớn nhất 16,3 cm/năm.

3. Vành đai lửa Thái Bình Dương là một vành đai trải dài hơn 40 000 km bao quanh Thái Bình Dương. Nơi đây tập trung khoảng 78% các ngọn núi lửa đang hoạt động và là nơi xảy ra hơn 90% các trận động đất trên thế giới.

*****************************************

Bài 11. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ QUĂ TRÌNH NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Phân biệt được quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.

- Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Nhận biết một số dạng địa hình do quá trình nội sinh, ngoại sinh tạo thành qua hình ảnh.

- Phân tích hình ảnh để trình bày được hiện tượng tạo núi.

3. Về phẩm chất

Tôn trọng quy luật tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ

Hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh, hiện tượng tạo núi

Video vế địa hình do tác động của nội sinh và ngoại sinh, hiện tượng tạo núi

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS quan sát hình ảnh vùng núi Hi-ma-lay-a với đỉnh cao nhất là đỉnh Ê-vơ-rét và vực biển Ma-ri-an, dẫn dắt về sự không bằng phẳng của bề mặt Trái Đất, GV đặt câu hỏi gợi mở: “Theo các em, điều gì khiến bề mặt Trái Đất lồi lõm như vậy?”.

GV để HS nêu ý kiến nhưng không nhận xét đúng sai, sau đó dẫn dắt vào bài học mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

a. Mục tiêu: HS năm được các khái niệm

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận theo cặp

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận theo cặp và cho biết: thế nào là quá trình nội sinh, ngoại sinh; hai quá trình này khác nhau như thế nào. GV có thể hướng dẫn HS lập bảng để thấy sự khác nhau của hai quá trình

Bước 2:

GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và ngoại sinh ngoài các hình ảnh trong SGK, yêu cầu HS cho biết hình nào thể hiện tác động của quá trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động của quá trình ngoại sinh.

Bước 3:

HS đọc thông tin trong SGK, trao đổi với bạn và nhóm đê’ tự hoàn thành nhiệm vụ trong SGK

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Quá trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn lên, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Mục 2. Hiện tượng tạo núi

a. Mục tiêu: Nắm được hiện tượng tạo núi

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào thông tin trong SGK, quan sát hình

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào thông tin trong SGK, quan sát hình 5 và cho biết: Núi được hình thành do những nguyên nhân nào?

* Lưu ý: GV cần hướng dẫn HS quan sát các kí hiệu, chú thích trong hình để mô tả được quá trình tạo núi

Bước 2:

GV mở rộng trường hợp hai mảng tách xa nhau khiến vỏ Trái Đất đứt gây, mac-ma phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa, hoặc sống núi ngầm đại dương như trường hợp của sống núi giữa Đại Tây Dương.

Bước 3:

GV yêu cầu HS đọc thông tin và sử dụng kiến thức ở mục 1 để nêu vai trò của quá trình ngoại sinh đối với việc làm biến đổi hình dạng của núi. Gợi ý kết quả:

+ Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi, ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,...) làm thay đổi hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống,...

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa. Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá huỷ của ngoại sinh.

.

+

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. HS trả lời câu hỏi dựa vào các kiến thức cơ bản: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau trong việc hình thành địa hình bê' mặt Trái Đất vì hai quá trình này tuy diễn ra đóng thời nhưng khác nhau vê' nguồn gốc và tác động đến địa hình. Nếu như nội lực là những quá trình xảy ra ở trong lòng đất thì ngoại lực là quá trình xảy ra bên ngoài, trên bề mặt đất. Nội lực có xu hướng làm tăng tính gổ ghế, trong khi đó ngoại lực làm cho bê' mặt Trái Đất trở nên bằng phẳng hơn.

Câu 2. Nội sinh là nguồn gốc hình thành dạng địa hình núi, trong khi ngoại sinh có tác động làm thay đổi hình thái của địa hình núi ban đầu.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 3. HS tìm kiếm các thông tin về một số dạng địa hình do gió, nước,... như cồn cát, thạch nhũ, mương xói,... và chia sẻ với bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong sa mạc, thỉnh thoảng sẽ bắt gặp từng hòn đá cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Những hòn đá kì lạ này là do bị gió cát cọ xát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô, nặng thì chỉ bay là là gần mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hầu như toàn bộ sỏi đểu tập trung ở tầm cao dưới 2 m. Vì vậy, khi gió cuốn sỏi cát bay qua, phần dưới tảng đá bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá huỷ tương đối nhanh. Còn phần trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn diễn ra chậm hơn. Dần dần hình thành “nấm đá” có phần trên lớn, phần dưới nhỏ.

*********************************

Bài 12. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Trình bày được nguyên nhân hình thành núi lửa, cấu tạo của núi lửa, biểu hiện trước khi núi lửa phun trào và hậu quả do núi lửa gây ra.

- Trình bày được thế nào là động đất, nguyên nhân gây ra động đất, dấu hiệu trước khi xảy ra động đất và hậu quả do động đất gây ra.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Sử dụng hình ảnh, sơ đồ để tìm hiểu cấu tạo.

- Biết tìm kiếm thông tin vế các thảm hoạ do động đất và núi lửa gây ra.

- Có kĩ năng ứng phó khi động đất và núi lửa xảy ra.

3. Về phẩm chất

Biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người ở khu vực chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa.

II. CHUẨN BỊ

Sơ đổ cấu tạo và hoạt động của núi lửa

Tranh ảnh, video vê' động đất, núi lửa

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS quan sát một số hình ảnh về núi lửa phun trào, động đất rối cho HS nêu cảm nhận của mình. Sau khi HS nêu cảm nhận, GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học mới.

Lưu ý: GV có thể xây dựng những tình huống khởi động khác cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế lớp học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Núi lửa

a. Mục tiêu: Hs nêu nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng

b. Nội dung: GV liên hệ với kiến thức bài trước đồng thời yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK và kiến thức đã học để tìm hiểu

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV liên hệ với kiến thức bài trước đồng thời yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK và kiến thức đã học để tìm hiểu nguyên nhân hình thành. HS liên hệ kiến thức và sử dụng kênh chữ để trả lời. Ghốt kiến thức phần này: Nguyên nhân sinh ra núi lửa là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

Bước 2:

GV hướng dẫn HS quan sát video về núi lửa hoặc hình 1 trong SGK để trả lời phần hoạt động và hình thành kiến thức. Cụ thể, các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun.

Bước 3:

GV cung cấp một số hình ảnh, thông tin về hậu quả của núi lửa, yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong SGK cho biết hậu quả do núi lửa gây ra (tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất của con người) và cần làm gì khi núi lửa có dấu hiệu phun trào.

GV có thể cho HS đọc phần “ Em có biết” này hoặc yêu cầu HS dựa vào thông tin đó để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 4:

- GV nêu vấn đề, núi lửa gây ra tác hại to lớn, vậy chúng ta có cách gì để phòng tránh và nhận biết núi lửa trước khi phun trào để tránh các hậu quả hay không? GV yêu cầu HS đọc kênh chữ trong SGK, dựa vào vốn hiểu biết của bản thân trong cuộc sống (xem ti vi, đọc báo, đọc sách,...) đê’ trả lời. Sau khi HS trả lời, GV có thể chiếu video về các dấu hiệu nhận biết trước khi núi lửa phun trào và chốt kiến thức: mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,... Khi có các dấu hiệu đó, người dân phải nhanh chóng sơ tán.

những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.

Trước khi núi lửa phun trào, có thể mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân quanh vùng phải sơ tán nhanh chóng khỏi khu vực đó.

Núi lửa phun gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, các vùng đất đỏ phì nhiêu do dung nham bị phong hoá lại rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Mục 2. Động đất

a. Mục tiêu: Hs nêu nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng

b. Nội dung: GV liên hệ với kiến thức bài trước đồng thời yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK và kiến thức đã học để tìm hiểu

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK cho biết thế nào là hiện tượng động đất, nguyên nhân gây ra động đất và hậu quả của động đất. HS suy nghĩ để trả lời, có thể có nhiều ý kiến khác nhau, GV chốt các ý chính

* GV mở rộng thêm kiến thức trong mục “Em có biết” để HS nắm được đơn vị đo động đất và phân chia cường độ động đất.

Bước 2:

- GV có thê’ sử dụng một số hình ảnh (trong SGK và ngoài SGK), video và huy động vốn kiến thức của HS để nêu được các ý:

+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.

+ Có thê’ gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biền.

Lưu ý: Khi dạy mục này, bên cạnh những thông tin trong SGK, GV nên chuẩn bị thêm hình ảnh, video, số liệu của một số trận động đất trên thế giới để HS có thêm cái nhìn trực quan hơn về bài học.

Bước 3:

- GV giải thích cho HS hiểu là không thể ngăn động đất xảy ra, nhưng trước khi có động đất, giống như núi lửa, thường có một số dấu hiệu để nhận biết. GV đặt câu hỏi để HS mô tả một số dấu hiệu đó. Sau đó, GV cho HS quan sát các hình vẽ trong phần câu hỏi của mục để HS biết những việc cần làm khi động đất xảy ra, cụ thể: chui xuống gầm bàn, sử dụng thang bộ, không lái xe và chú ý bảo vệ đầu,...

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đẩt.

+ Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

Có một số dấu hiệu trước khi động đất xảy ra như: mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng; động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra em nên chui xuống gầm bàn hoặc tìm góc phòng để đứng; nên tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi; sử dụng sách, vở để bảo vệ đầu và mặt; nếu mất điện thì sử dụng đèn pin, không sử dụng diêm hay nến vì có thể gây ho ả hoạn.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Thông tin cần nêu được: tên thảm hoạ, nơi xảy ra, thời gian xảy ra, hậu quả,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Những trận động đất, sóng thần lớn trên thế giới:

- Chi-lê, năm 1960: Trận động đất có cường độ mạnh nhất từng xảy ra trên thế giới (9,5 độ rich-te) xuất hiện tại Chi-lê ngày 22 - 5 - 1960. Gần 5 000 người thiệt mạng và bị thương, hơn 2 triệu người mất nhà cửa vì đợt thiên tai được ví như “cơn thịnh nộ của lòng đất”. Sau động đất, sóng thần xuất hiện và tàn phá cảng Pu-e-tô Sa-ve-dra. Hai ngày sau, núi lửa Pu-dê-hu-ê phun trào, tạo thành cột tro bụi 6 000 m và kéo dài thảm kịch thêm nhiều tuần sau đó.

- In-đô-nê-xi-a, năm 2004: ngày 26 - 12 - 2004, một trận động đất mạnh 9,3 độ rich-te kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Xu-ma-tra, tây In-đô-nê-xi-a, đã cướp đi sinh mạng của 220 000 người ỏ’ các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168 000 người In-đô-nê-xi-a. Đây là một trong những thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc nhất lịch sử nhân loại. Không có cảnh báo về trận sóng thần sắp xảy ra, khiến người dân không có thời gian để sơ tán. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năng lượng khổng lồ toả ra từ trận động đất này được ví tương đương với năng lượng của 23 000 quả bom nguyên tử từng thả xuống Hi-rô-xi-ma, Nhật Bản.

- Nhật Bản, năm 2011: ngày 11-3-2011, một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại (9,0 độ rich-te) đã xảy ra tại miền Đông Bắc Nhật Bản. Thảm hoạ này đã xoá sổ nhiều thị trấn, cướp đi sinh mạng của khoảng 20 000 người. Thảm hoạ đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy điện hạt nhân Phu-ku-si-ma số 1 và 2, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân khác phải ngừng hoạt động. Thảm hoạ kép ngày 11-3- 2011 đã khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

*******************************************

Bài 13. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẨU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Nhận biết, trình bày và phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.

- Kể được tên một số loại khoáng sản.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Nhận biết được các dạng địa hình chính của Trái Đất qua hình ảnh, mô hình.

- Sử dụng bản đồ Tự nhiên thế giới để kể tên một số dãy núi, đồng bằng, cao nguyên lớn trên thế giới.

3. Về phẩm chất

Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.

CHUẨN BỊ

Phiếu học tập

Bản đồ Tự nhiên thế giới

Tranh ảnh, video vẽ các dạng địa hình chính, khoáng sản trên Trái Đất

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể yêu cầu HS nhắc lại kiến thức của bài 12 vẽ quá trình nội sinh, ngoại sinh để dẫn dắt vào nội dung bài học.

Câu hỏi “Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào?”: GV có thể sử dụng để HS trả lời nhưng không nhận xét đúng sai.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Các dạng địa hình chính

a. Mục tiêu: HS nắm bốn dạng địa hình trên bế mặt Trái Đất.

b. Nội dung: Thảo luận nhóm để tìm ra nội dung

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV giới thiệu về bốn dạng địa hình trên bế mặt Trái Đất.

Bước 2:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu bốn dạng địa hình. GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK, mô hình các dạng địa hình trên Trái Đất, hình ảnh minh hoạ về các dạng địa hình, bản đồ Tự nhiên thế giới trang 96 - 97 và hiểu biết của bản thân, thực hiện các nhiệm vụ như yêu cầu trong SGK, cụ thể là:

+ Nhóm 1, 3: Trình bày đặc điểm của núi và đồi; nêu sự khác nhau giữa núi và đổi; kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

+ Nhóm 2, 4: Trình bày đặc điểm của cao nguyên và đồng bằng; nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng; kể tên một số cao nguyên và đổng bằng lớn trên thế giới.

Bước 3:

- Trong quá trình HS làm việc theo nhóm, GV quan sát và hỗ trợ HS, đặc biệt với HS lớp 6 có thể còn lúng túng trong quá trình đọc bản đồ. GV hướng dẫn HS cách quan sát tổng thể bản đồ, nhận biết các ki hiệu và xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc

Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh

Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển

- Sự khác nhau giữa núi và đồi:

Núi

Đồi

Độ cao

Trên 500 m so với mực nước biển.

Không quá 200 m so với vùng đất xung quanh.

Hình thái

Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đỉnh tròn, sườn thoải.

Ví dụ

Hi-ma-lay-a, An-đét, An-pơ, Rốc-ki, U-ran, Át-lát,...

Vùng đồi trung du nước ta ở Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên,...

+ Sự khác nhau giữa đổng bằng và cao nguyên:

Cao nguyên

Đồng bằng

Độ cao

Trên 500 m so với mực nước biển.

Dưới 200 m so với mực nước biển.

Hình thái

Khá bằng phẳng, có sườn dốc, dựng đứng thành vách.

Tương đối bằng phẳng, có thể rộng hàng triệu km2.

Ví dụ

Pa-ta-gô-ni, Mông Cổ, Tây Tạng,...

Ấn Hằng, Hoa Bắc, Bắc Âu, A-ma-dôn,...

Mục 2. Khoáng sản

a. Mục tiêu: HS hình thành các biểu tượng về khoáng sản

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 2, sau đó đặt một số câu hỏi gợi mở để HS làm việc cá nhân

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 2, sau đó đặt một số câu hỏi gợi mở để HS làm việc cá nhân, hình thành các biểu tượng về khoáng sản

Bước 2:

Sau khi HS có những kiến thức cơ bản, GV tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ trong mục. GV có thể tổ chức làm việc cặp đôi hoặc nhóm nhỏ, các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, đánh giá kết quả của nhóm bạn

Bước 3:

- Gợi ý kết quả:

+ Các đối tượng là khoáng sản: than đá, cát, đá vôi. Vì đây là những khoáng chất thiên nhiên được con người sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Vật dụng hằng ngày được làm từ khoáng sản: bút bi, gương, kéo, dao, đổng hồ, tivi,... + Khoáng sản nhiên liệu: than bùn, khí thiên nhiên. Khoáng sản kim loại: niken, bô xít, vàng. Khoáng sản phi kim loại: nước khoáng, kim cương, cao lanh, phốt phát.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất tự nhiên trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn (các loại quặng, than,...). Chỉ có một số ít gặp ở trạng thái lỏng (nước khoáng, dầu mỏ,...) hoặc trạng thái khí (khí thiên nhiên,...).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. HS dựa vào kiến thức đã học trong bài, có thể lập thành bảng để tổng kết:

Cao nguyên

Đồi

Cao nguyên

Đồng bằng

Độ cao

Trên 500 m so với mực nước biển.

Từ 200 m trở xuống so với địa hình xung quanh

Từ 500 m so với mực nước biển

Dưới 200 m so với mực nước biển.

Đặc điểm

Nhô cao rõ rệt, đỉnh nhọn, sườn dốc

Đỉnh tròn, sườn thoải

Bề mặt khá bằng phẳng, sườn dốc

Bề mặt tương đối bằng phẳng

Câu 2. Khi xây dựng nhà chúng ta phải sử dụng cát, xi măng, đá, thép, gạch, kính, nhôm,... có nguồn gốc từ khoáng sản.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 3. HS sưu tầm hình ảnh các dạng địa hình đổi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta. GV có thể tổ chức trưng bày quanh lớp học, hoặc cho một số HS treo bảng và trình bày một số thông tin vế dạng địa hình đó.

Câu 4. GV có thể đưa ra gợi ý một sổ loại khoáng sản để HS có hướng tìm hiểu như vấn đề khai thác than đá, bô xít, sắt, a-pa-tit, vàng, đá vôi. Với các nội dung tìm hiểu theo dàn ý: Khai thác ở đâu, trữ lượng bao nhiêu mỗi năm, quặng khai thác được sử dụng như thế nào,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nước khoáng nóng có giá trị đặc biệt đối với đời sống con người. Theo một số ghi chép, từ thời La Mã cổ đại, con người đã biết sử dụng nước khoáng nóng để ngâm mình nhằm thư giãn, phục hổi sức khoẻ. Việt Nam cũng được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều suối khoáng nóng. Trong đó, có thể kể tên một số suối khoáng nóng như Kim Bôi (Hoà Bình), Thanh Thuỷ (Phú Thọ), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bang (Quảng Bình), Đam Rông (Lâm Đổng). Cho đến nay, tắm khoáng nóng vẫn là loại hình du lịch độc đáo được du khách trong nước cũng như quốc tế yêu thích.

************************************

Bài 14. THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỐ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN VÀ LÁT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Biết được thế nào là lược đổ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình.

- Củng cố một số kiến thức về bản đồ: đường đồng mức, phương hướng trên bản đồ, tỉ lệ bản đồ,...

2. Về kĩ năng, năng lực

Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

II. CHUẨN BỊ

Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Lát cắt địa hình đơn giản

Máy tính cầm tay, thước,...

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV tham khảo gợi ý: Bản đồ nói chung thường thể hiện bê' mặt Trái Đất một cách khái quát. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, con người cần phải nghiên cứu kĩ và chi tiết một khu vực có diện tích nhỏ để làm đường giao thông, xây dựng nhà cửa, cấp sổ đỏ đẩt đai,... Khi đó, chúng ta buộc phải sử dụng bản đồ có tỉ lệ rất lớn. Bài thực hành này chúng ta sẽ tìm hiểu về loại bản đồ này.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

a. Mục tiêu: Hs biết đọc lược đồ hình tỉ lệ lớn

b. Nội dung: GV nhắc lại hoặc hỏi để HS nắm được một số khái niệm

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS đọc phần khái niệm lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn trong SGK. Bước 2:

GV nhắc lại hoặc hỏi để HS nắm được một số khái niệm: đường đồng mức, cách xác định độ cao dựa vào đường đổng mức, phương hướng trên bản đố, tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ.

Bước 3:

- HS làm việc nhóm, trao đổi và báo cáo kết quả làm việc. GV yêu cầu HS trình bày rõ cách làm của từng phần. Kết quả cụ thể cần nêu được:

+ Các đường đồng mức cách nhau 100 m.

+ B2>B1>B3>C

+ Nên đi theo sườn D1-A2 vì các đường đồng mức ở sườn này thưa hơn các đường đổng mức ở sườn D2-A2, nên đường sẽ dốc ít hơn, dễ di chuyển hơn.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Mục 2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản

a. Mục tiêu: HS đọc lát cắt địa hình đơn giản

b. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK cho biết thế nào là lát cắt địa hình và cách đọc lát cắt địa hình.

Bước 2:

- GV cho HS làm việc cá nhân hoặc cặp đôi, để hoàn thành nhiệm vụ trong SGK. Kết quả:

+ Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: núi, cao nguyên, đổng bằng.

+ Độ cao của đỉnh Ngọc Linh: khoảng 2 600 m.

Bước 3:

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GỢI Ý LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH CHƯƠNG 3

Câu 1. Hãy vẽ sơ đố tổng kết nội dung đã học trong chương 3.

Gợi ỷ: HS tự vẽ bằng các loại sơ đổ phù hợp để hệ thống lại kiến thức.

Câu 2. Hây viết một đoạn văn mô tả cấu tạo của Trái Đất.

Gợi ý: Đối với câu hỏi này GV hướng dẫn HS viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu: Trái Đất có mấy lớp, tên và đặc điểm của từng lớp.

Câu 3. Hi-ma-lay-a là dãy núi đồ sộ nhất Trái Đất, được hình thành do hai địa mảng xô vào nhau. Em hây tìm hiểu và cho biết:

- Dãy Hi-ma-lay-a nằm ở châu lục nào, nằm trên lãnh thổ của những quốc gia nào.

- Hai địa mảng nào xô vào nhau để hình thành nên dãy Hi-ma-lay-a.

- Những đặc điểm nổi bật của dãy Hi-ma-lay-a.

Gợi ý:

- Dây núi nằm ở: châu Á, nằm trên lãnh thổ các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Pa-ki-xtan.

- Hai địa mảng xô vào nhau để hình thành là mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

- Những điểm nổi bật: dãy núi cao nhất thế giới, có đỉnh núi cao nhất thế giới, nơi bắt nguồn của các dòng sông lớn.

Câu 4. Tại sao núi lửa gây nhiều tác hại cho con người nhưng quanh các núi lửa vẫn có đông dân cư sinh sống?

Gợi ý:

Núi lửa gây nhiều tác hại cho con người nhưng quanh núi lửa vẫn có đông dân cư sinh sống vì các dòng dung nham sau khi phun trào hàng triệu năm bị phong hoá, tạo thành tầng đất màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, các vùng đất đó cũng thường có nhiều khoáng sản, là yếu tố thu hút dân cu’ đến sinh sống.

Câu 5. Nêu sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Nêu vai trò của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

Gợi ý:

Sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Ý nghĩa của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Dựa vào bài 11 để trả lời.

***************************************

CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khí hậu là thành phần tự nhiên quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người. Hơn nữa, hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu cũng như ứng phó biến đổi khí hậu là mối quan tâm của toàn nhân loại. Đó là các nội dung sẽ được học ở chương này:

- Lớp vỏ khí của Trái Đất

- Khí áp và gió

- Nhiệt độ không khí

- Mây và mưa

- Thời tiết và khí hậu

- Biến đổi khí hậu

Bài 15. LỚP VỎ KHÍ CỦA TRÁI ĐẤT. KHÍ ÁP VÀ GIÓ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Biết được thành phần không khí gần bề mặt đất.

- Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic trong khí quyển.

- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.

- Kể tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Biết cách sử dụng khí áp kế

- Sử dụng được sơ đồ để mô tả được các tầng khí quyển, các đai khí áp, gió thường xuyên của Trái Đất.

3. về phẩm chất

Có ý thức bảo vệ bầu khí quyển và tầng ô-dôn.

II. CHUẨN BỊ

Sơ đố các tầng khí quyển

Phiếu học tập

-Quả Địa Cầu

Tranh ảnh, video về khí quyển và tầng ô-dôn

Sơ đồ các đai khí áp và gió trên Trái Đất

Khí áp kế

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể sử dụng tình huống mở đầu bài học giống như gợi ý trong SGK và đặt các câu hỏi: Trong khí quyển có những chất khí gì mà em biết? Các chất khí đó có vai trò như thế nào đối với con người? Khí áp và gió do đầu mà có; chúng phân bố như thế nào trên Trái Đất? GV tổng hợp ý kiến nhưng chưa kết luận để dẫn dắt vào bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Thành phần không khí gần bề mặt đất

a. Mục tiêu: Hiểu đượccác thành phần của không khí, vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic trong khí quyển

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục và nêu

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục và nêu thành phần của không khí gần bề mặt đất, lưu ý:

+ Đầy không phải thành phần chung của cả lớp vỏ khí mà chỉ là thành phẩn của không khí gần bể mặt đất.

+ Thành phần không khí ở độ cao trên 80 km khác với thành phần ở mặt đất.

+ Các chất khí khác chỉ chiếm 1%.

Bước 2:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về vai trò của một thành phần giống như nhiệm vụ mục 1. GV đánh giá và chốt kiến thức:

+ Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...

+ Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...

+ Khí carbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ẩm, điều hoà đối với sự sống,...

Bước 3:

HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Thành phần của không khí gần bề mặt đất chủ yếu là các khí: nitơ (78%), oxy (21%), hơi nước và các khí khác.

Các khí này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.

Mục 2. Các tầng khí quyển

a. Mục tiêu: HS năm được đặc điểm của các tầng

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và quan sát sơ đồ các tầng khí quyển

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và quan sát sơ đồ các tầng khí quyển và cho biết: Khí quyển được chia thành mấy tầng? Dựa vào đâu đề chia được như vậy?

+ Khí quyển được chia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển, dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ theo độ cao và sự khuếch tán của không khí vào vũ trụ.

Bước 2:

- GV chia HS thành các nhóm 4 em, yêu cầu HS quan sát sơ đồ cấu trúc các tầng trong khí quyển, sau đó tìm hiểu đặc điểm của các tầng bằng cách điền vào phiếu học tập.

Bước 3:

- HS quan sát sơ đồ cấu trúc các tầng trong khí quyển, sau đó tìm hiểu đặc điểm của các tầng bằng cách điền vào phiếu học tập.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ theo độ cao và sự khuếch tán của không khí vào vũ trụ, khí quyển được chia thành: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán). Càng lên cao không khí càng loãng.

Tại tầng đối lưu, nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ lại giảm 0,6°C), không khí luôn luôn chuyển động theo chiếu thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm sét,...

Tại tầng bình lưu, nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí luôn luôn chuyển động ngang. Lớp ô-dôn trong tầng này đã giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bào vệ sự sống trên Trai Đat.

ở các tầng khí quyển cao hơn, không khí rất loãng.

PHIẾU HỌC TẬP

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Giới hạn

Đến độ cao từ 8 - 16 km

Đến độ cao khoảng 50 km

Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao

Giảm theo độ cao

Tăng theo độ cao

Chuyên động đặc trưng

Chuyển động theo chiểu thẳng đứng

Chuyển động ngang

Mục 3. Các khối khí

a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm các khối khí

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3 để hoàn thành bảng theo mẫu

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3 để hoàn thành bảng theo mẫu vào vở.

Bước 2:

HS đọc thông tin trong mục 3 để hoàn thành bảng theo mẫu vào vở.

Bước 3:

HS trình bày sản phẩm

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

Một khối khí khi di chuyển qua các khu vực địa lí khác nhau sẽ biến đổi tính chất, đồng thời làm thay đổi thời tiết của nơi khối khí đi qua

Gợi ý:

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm chính

Nóng

Vùng vĩ độ thấp

Nhiệt độ tương đối cao

Lạnh

Vùng vĩ độ cao

Nhiệt độ tương đối thấp

Đại dương

Các biến và đại dương

Độ ẩm lớn

Lục địa

Vùng đất liền

Tương đối khô

Mục 4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

a. Mục tiêu: HS trình bày được sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.

b. Nội dung: GV yêu cầu làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục để hiểu được khái niệm cơ bản về khí áp và các đai khí áp bằng một số câu hỏi gợi mở như: Khí áp là gì? Thế nào là khí áp cao, khí áp thấp? Khí áp trên Trái Đất được phân bố như thế nào? Chốt kiến thức:

+ Sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên mặt đất được gọi là khí áp bế mặt Trái Đất.

+ Khí áp trung bình trên mặt biển là 1 013 mb, dưới mức đó là khí áp thấp, trên mức đó là khí áp cao.

+ Khí áp được phân bố thành những đai áp cao và đai áp thấp từ Xích đạo đến cực.

Bước 2:

- GV yêu cầu làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ trong mục 4. Gợi ý kết quả:

+ Quan sát hình 4: giá trị khí áp thê’ hiện trên hình khí áp kế là 1 013 mb. Đây là giá trị khí áp ở mức trung bình chuẩn.

+ Tên các đai khí áp trên bê' mặt Trái Đất: áp cao cực, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp thấp xích đạo.

+ Các đai khí áp phân bố đổi xứng nhau ở hai bán cầu.

Bước 3:

Hs thực hiện nhiệm vụ

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Không khí dù rất nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Do khí quyển rất dày nên không khí tạo ra một sức ép lên bề mặt Trái Đất. Sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên mặt đất được gọi là khí áp bề mặt Trái Đất. Khí áp trung bình trên mặt biển là 1 013 mb.

- Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố thành những đai áp cao và đai áp thấp từ Xích đạo đến cực. Tuy nhiên, do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp này không liên tục mà chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt

Mục 5. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

a. Mục tiêu: HS trình bày được các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi phát vấn cho toàn lớp hoặc sử dụng kĩ thuật “tia chớp” để thu nhận thông tin từ HS

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV có thể đặt câu hỏi phát vấn cho toàn lớp hoặc sử dụng kĩ thuật “tia chớp” để thu nhận thông tin từ HS: Gió là gì? Nguyên nhân hình thành gió? HS đọc thông tin trong SGK, dựa trên kiến thức Vật lí có thê’ trả lời.

Bước 2:

Sau khi HS biết được về gió và nguyên nhân sinh ra gió, GV giới thiệu và chỉ trên sơ đồ tên các loại gió thường xuyên trên Trái Đất và chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một loại gió cụ thể theo mẫu phiếu học tập. Các nhóm thảo luận trong 3 phút, hoàn thành vào bảng chung của cả lớp, sau đó GV cùng cả lớp đánh giá kết quả và chốt kiến thức.

Bước 3:

Gv gợi ý kết quả

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió (đơn vị đo là m/s hay km/h) và hướng gió (là hướng nơi gió xuất phát).

Các loại gió thường xuyên thổi từ các đai áp cao về các đai áp thấp trên Trái Đất gồm gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực đới.

Gợi ý kết quả:

Tên gió

Mậu dịch

Tây ôn đới

Đông cực

Thổi từ áp cao... đến áp thấp...

Rìa áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo

Từ áp cao cận chí tuyến đến áp thấp ôn đới

Từ áp cao cực đến áp thấp ôn đới

Hướng gió

Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam

Tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam

Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất không thổi theo đúng chiếu bắc - nam là do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít - lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể đã được học trong chương 2.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. HS về nhà tìm hiểu các thông tin về sản xuất điện gió theo gợi ý: lịch sử phát triển, hiện trạng phát triển, ưu, nhược điểm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tầng đối lưu là tầng thấp nhất trong lớp vỏ khí. Trong tầng đối lưu, không khí luôn luôn có sự vận động thành dòng lên xuống theo chiều thẳng đứng do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa lớp không khí sát mặt đất và lớp không khí trên cao. Tầng đổi lưu có độ dày trung bình khoảng 11-12 km. Ở Xích đạo độ dày (16 km) của nó lớn hon vùng cực (8 km). Sự vận động thường xuyên của không khí theo chiếu thẳng đứng có chứa nhiều hơi nước trong tầng này đã sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão,...

2. Trên bề mặt Trái Đất, khí áp có nơi cao, nơi thấp. Nói chung, người ta có thê’ phân ra một số vành đai khí áp cao và một số vành đai khí áp thấp. Sự khác biệt vế khí áp cao và thấp cũng tuỳ thuộc vào hai nguyên nhân chính: hoặc do nhiệt, hoặc do động lực.

- Ở vùng Xích đạo quanh năm nóng, không khí nở ra, bốc lên cao, do đó sinh ra vành đai khí áp thấp (do nhiệt) Xích đạo.

- Không khí nóng ở Xích đạo bốc lên cao, toả ra hai bên. Đến khoảng vĩ tuyến 30° bắc và nam, hai khối khí này chìm xuống, đè lên khối không khí tại chỗ, sinh ra hai vành đai khí áp cao (do động lực) cận chí tuyến ở khoảng 30° bắc và nam.

- Phẩn dưới của không khí nén ép trong vành đai khí áp cao ở các vĩ tuyến 30° bắc và nam, di chuyển một phần về Xích đạo thành Tín phong, một phần lên vĩ độ 60° bắc và nam thành gió Tây ôn đới.

- Ở hai vùng cực Bắc và Nam, quanh năm lạnh, không khí co lại, chìm xuống, do đó sinh ra hai khu khí áp cao (do nhiệt) ở cực.

- Không khí lạnh trong hai khu áp cao ở cực di chuyển vê' phía vĩ tuyến 60° bắc và nam sinh ra gió Đông cực.

- Luồng không khí từ cực vê' (gió Đông cực) và luồng không khí từ đai áp cao cận chí tuyến lên (gió Tây ôn đới) sau khi gặp nhau ở khoảng vĩ tuyến 60° bắc và nam thì bốc lên cao, sinh ra hai vành đai khí áp thấp (do động lực) ỏ’ khoảng vĩ tuyến 60° bắc và nam.

***************************************

Bài 16. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ. MÂY VÀ MƯA

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Biết được nguồn cung cấp nhiệt cho Trái Đất.

- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bê' mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Mô tả được hiện tượng hình thành mây và mưa.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế.

- Sử dụng được các bản đổ, sơ đồ, hình ảnh để khai thác kiến thức.

II. CHUẨN BỊ

- Quả Địa Cầu, đèn pin

- Nhiệt kế

- Tranh ảnh, video về nhiệt độ không khí và sự thay đổi nhiệt độ không khí

- Sơ đồ quá trình hình thành mây và mưa

- Bản đổ phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệt độ không khí và mưa có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của con người. GV có thể hỏi về trải nghiệm thực tế của HS về nhiệt độ, mưa và sự thay đổi nhiệt độ, mưa ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hằng ngày của HS. Từ đó dẫn dắt vào nội dung bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Nhiệt độ không khí

a. Mục tiêu: Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bể mặt Trài Đất theo vĩ độ.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và hỏi: Nhiệt độ Trái Đất do đâu mà có?

GV có thể giải thích cho HS: Mặt Trời là nguồn nhiệt chính cung cấp cho Trái Đất. Không khí hấp thụ rất kém bức xạ mặt trời, phần lớn bức xạ mặt trời truyền xuống mặt đất và được mặt đất hấp thụ. Mặt đất hẩp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, nóng lên, phát ra bức xạ truyền vào khí quyển. Các chất khí nhà lánh trong không khí hấp thụ bức xạ mặt đất, làm bầu khí quyển nóng lên. Nồng độ khí nhà kính càng cao, không khí càng nóng.

Bước 2:

GV giới thiệu cho HS nhiệt kế và cách sử dụng nhiệt kế. GV mang đến lớp nhiệt kế điện tử, cùng với việc cho HS quan sát hình 1 trong SGK.

Bước 3:

- GV tổ chức hoạt động học cá nhân, thảo luận xen kẽ cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ trong mục. Gợi ý kết quả:

+ Đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1: 18°c

+ Nhiệt độ không khí trung bình ngày 25 tháng 7 năm 2019 tại trạm Láng là: (27 + 27 + 32 + 30)/4 = 29°c.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kê'

Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất. Các tia sáng mặt trời đi qua khí quyển chưa trực tiếp truyền nhiệt cho không khí. Chỉ khi bề mặt đất hấp thụ nhiệt của Mặt Trời rồi phản hồi lại vào không khí thì lúc đó không khí mới nóng lên

Độ nóng, lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí. Đơn vị đo nhiệt độ không khí được dùng phổ biến là độ c (°C).

Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế. Có hai loại nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế có bầu thuỷ ngân (hoặc rượu) và nhiệt kế điện tử.

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 2 để xác định sự thay đổi góc chiếu của tia sáng mặt trời từ Xích đạo lên cực. HS có thể làm việc với hình theo nhóm hoặc cặp đôi, đồng thời trả lời câu hỏi trong mục. GV sẽ chốt kết quả làm việc:

+ Góc chiếu của tia sáng mặt trời giảm dấn từ Xích đạo lên cực.

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm của Ma-ni-la là cao nhất, Tích-xi là nhỏ nhất, xu hướng giảm dẩn từ Xích đạo lên cực. Nguyên nhân do góc chiếu của tia sáng mặt trời giảm dần.

Bước 2:

GV có thể thực hiện thí nghiệm cầm đèn pin chiếu lên quả Địa Gầu để thấy sự thay đổi góc nhập xạ.

Bước 3:

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm để hiểu hơn về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn

Mục 2. Mây và mưa

a. Mục tiêu: Mô tả được hiện tượng hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS nêu những nội dung chính của đoạn thông tin đó

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS nêu những nội dung chính của đoạn thông tin đó. GV chốt kiến thức để HS hiểu vẽ độ ẩm không khí.

+ Không khí bao giờ cũng chiếm một lượng hơi nước nhất định do được cung cấp từ quá trình bốc hơi của mặt đất và đại dương.

+ Khi không khí chứa được lượng hơi nước tối đa và không thể chứa thêm được nữa sẽ đạt mức bão hoà (100%). Từ đó, hình thành các hiện tượng mây, mưa.

Bước 2:

- GV giới thiệu ẩm kế và cách sử dụng ẩm kế. HS sẽ dễ dàng biết được cách sử dụng.

Bước 3:

- Sau khi HS biết được quá trình hình thành mây, mưa và cách sử dụng ẩm kế, GV cho HS thực hiện nhiệm vụ trong mục để thực hành và luyện tập. Gợi ý kết quả:

+ Độ ẩm hiển thị trên ẩm kế là 85%. Còn 15% nữa thì độ ẩm không khí đạt mức bão hoà.

+ Hơi nước trong không khí được cung cẩp từ quá trình bốc hơi từ bề mặt đất (ao, hồ, sông, thực vật, động vật,...) và đại dương. Khi hơi nước bão hoà mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước thì sẽ ngưng tụ thành mây. Các hạt nước lớn dần, khi đủ nặng sẽ tạo thành mưa.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế

Trong không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, tạo nên độ ẩm không khí. Dụng cụ để đo độ ẩm không khí gọi là ẩm kế, đơn vị thường dùng là %.

Tuy nhiên, sức chứa hơi nước của không khí là có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa, không thể chứa thêm được nữa, người ta nói không khí đã bão hoà hơi nước (độ ẩm là 100%).

Nếu không khí đã bão hoà hơi nước mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và đưa ra kết luận: Lượng mưa trung bình hằng năm phân bố không đều trên bể mặt Trái Đất. Dẫn chứng của sự phân bố không đều đó.

Bước 2:

GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 6, giải thích các chú giải về lượng mưa trong bảng chú giải: Có mấy cấp độ? Các màu sắc thể hiện các phân cấp mưa như thế nào? Sau đó đặt các câu hỏi như SGK để HS thực hiện. HS quan sát bản đồ, đọc thông tin trong SGK, trao đổi với các bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3:

HS thực hiện

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

Lượng mưa trung bình năm phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất. Trong khi phần lớn khu vực Xích đạo có lượng mưa trên 2 000 mm/năm, thì hầu hết khu vực chí tuyến và vùng cực chỉ có lượng mưa dưới 500 mm/năm. Lượng mưa ở vùng ôn đới thay đổi tuỳ khu vực, dao động từ 500 đến hơn 1 000 mm/năm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm bằng trung bình cộng của 12 tháng, cụ thể là 27,l°c.

Câu 2. Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:

- Mưa nhiều cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống, nhưng nếu mưa quá nhiều sê gây nên lũ lụt, làm thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường,...

- ít mưa hoặc không mưa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mất mùa,...

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 3. HS ở nhà theo dõi bản tin dự báo thời tiết và báo cáo kết quả trước lớp vào tiết học sau. Các HS có thê’ có kết quả khác nhau do HS lựa chọn ngày theo dõi và địa điểm theo dõi khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngoài sự phân hoá theo vĩ độ, nhiệt độ không khí còn khác biệt giữa các vùng nằm sâu trong đất liền (cao hơn hoặc lạnh hơn, khắc nghiệt hơn) và ở những vùng nằm gần biển (điều hoà hơn). Càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm. Nếu không khí hoàn toàn khô thì trung bình cứ lên cao 100 mét, nhiệt độ lại giảm đi l°c. Nếu không khí có hơi nước thì khi lên cao, hơi nước sẽ ngưng tụ, toả nhiệt làm cho nhiệt độ chỉ giảm đi 0,6°C. Lúc xuống dốc, do không khí hết hơi nước trở nên khô, lại bị dồn nén nên mỗi khi xuống 100 mét, nhiệt độ không khí tăng lên l°c. Chính vì vậy, khi một khối không khí vượt qua núi, nó để lại mưa khi lên dốc, trở nên khô và tăng nhiệt độ khi xuống dốc. Người ta gọi đó là hiện tượng phơn.

2. Cách tính lượng mưa có khác so với cách tính nhiệt độ. Về nhiệt độ, người ta tính nhiệt độ trung bình ngày bằng cách cộng nhiệt độ của các lần đo lại rồi chia cho số lần đo. Về lượng mưa, người ta tính lượng mưa trong ngày bằng cách cộng tất cả lượng nước rơi của các lần mưa trong ngày lại. Đối với cách tính lượng mưa trong tháng hay trong năm cũng vậy, người ta phải cộng lượng nước rơi trong cả tháng hoặc cả năm lại.

*****************************************

Bài 17. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. BIÊN ĐỔI KHÍ HẬU

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1.Về kiến thức

Hiểu được thế nào là thời tiết, khí hậu, phân biệt được thời tiết và khí hậu.

Trình bày được khái quát đặc điềm các đới khí hậu trên Trái Đất.

Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Về kĩ năng, năng lực

Sử dụng được biểu đồ, hình ảnh về biến đổi khí hậu.

Quan sát và ghi chép được một số yếu tố thời tiết đơn giản.

3. Về phẩm chất

Có lối sống tích cực để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ bầu khí quyển.

Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại và biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

II. CHUẨN BỊ

Hình một bản tin dự báo thời tiết (tốt nhất là bản tin dự báo thời tiết từ điện thoại thông minh)

Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất

Phiếu học tập

Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình của thế giới từ năm 1900 đến năm 2020

Tranh ảnh, video về các thiên tai và biến đổi khí hậu

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV giới thiệu một tình huống thời tiết để HS tranh luận về khái niệm thời tiết và khí hậu. GV cũng có thể sử dụng tình huống như trong SGK. Có thể GV chưa chốt lại kết luận mà sẽ quay lại tình huống khởi động sau khi HS đã nắm được kiến thức vế thời tiết và khí hậu.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Khái niệm về thời tiết và khí hậu

a. Mục tiêu: Phân biệt được thời tiết và khí hậu.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nêu khái niệm về thời tiết dựa vào thông tin trong SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS nêu khái niệm về thời tiết dựa vào thông tin trong SGK. Trong đó, cần chỉ ra các đặc điểm chủ yếu của khái niệm thời tiết là: trạng thái của lớp không khí sát mặt đất, tại một thời điểm và khu vực cụ thể, nhấn mạnh tính thất thường của thời tiết, có nhiều yếu tố thời tiết.

Bước 2:

- GV gợi ý HS vận dụng kiến thức đã học ở bài trước về các yếu tố khí tượng để liên hệ với bài này. Sau đó hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong mục:

+ Các yếu tố khí tượng được sử dụng để biểu hiện thời tiết: nhiệt độ, mưa, mây,...

+ Mô tả đặc điểm thời tiết: HS căn cứ vào các biểu tượng và chữ để mô tả. Ví dụ, thời tiết ngày thứ ba (6 - 3 - 2018): nhiệt độ thấp nhất 21°c, nhiệt độ cao nhất 26°c, trời nhiều mây, có mưa rào nhẹ, độ ẩm không khí 80%, gió hướng đông bắc.

Bước 3:

- : GV cần nhấn mạnh khí hậu là giá trị trung bình nhiều năm của nhiệt độ, lượng mưa, khí áp, gió,... Từ khái niệm này GV lưu ý sự khác biệt khái niệm khí hậu với thời tiết. Khí hậu là giá trị trung bình của thời tiết trong thời gian dài, nên giá trị này không thất thường như thời tiết mà tương đối ổn định.

Bước 4:

- Phần khí hậuSau khi HS nắm được các kiến thức về thời tiết và khí hậu. GV trở lại tình huống đầu bài và yêu cầu HS tìm ra lựa chọn đúng. Lúc này, HS có thể dễ dàng trả lời bạn nữ là người nói đúng.

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi.

Khí hậu ờ một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật

Mục 2. Các đới khí hậu trên Trái Đất

- a. Mục tiêu: HS xác định các đới khí hậu và trình bày được khái quát đặc điểm của một đới khí hậu: phạm vi, nhiệt độ, lượng mưa, gió.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 1, đọc thông tin trong mục để xác định

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, đọc thông tin trong mục để xác định các đới khí hậu và trình bày được khái quát đặc điểm của một đới khí hậu: phạm vi, nhiệt độ, lượng mưa, gió.

Bước 2:

HS quan sát hình 1, đọc thông tin trong mục để xác định

Bước 3:

HS trả lời

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Trên Trái Đất có năm đới khí hậu:

Đới nóng (nhiệt đới) quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không nhỏ hơn 20°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1 000 mm đến trên 2 000 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch.

Hai đới ôn hoà (ôn đới) có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không nhỏ hơn 10°C. Các mùa trong năm rất rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 mm đến 1 000 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.

Hai đới lạnh (hàn đới) là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C. Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực đới.

Mục 3. Biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu:

Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV giải thích cho HS khái niệm về biến đổi khí hậu. Trong khái niệm này cần nhấn mạnh: Biến đổi khí hậu luôn luôn diễn ra, trong quá khứ, hiện tại và tương lai, biến đổi khí hậu ngày nay diễn ra với mức độ nhanh hơn rất nhiều so với trước kia. Nguyên nhân do loài người sử dụng nhiên liệu hoá thạch, tàn phá rừng và các hoạt động kinh tế,...

Bước 2:

- HS đọc thông tin trong mục cùng với quan sát hình 2,3 để nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu:

Bước 3: Hs trả lời

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

+ Sự nóng lên của Trái Đất

+ Mực nước biển dâng do băng tan ở hai cực và trên các vùng núi cao

+ Sự gia tăng các thiên tai (bão, lốc, mưa lớn, nắng nóng,...)

Bước 1:

- GV đặt ra vấn đề: Vì sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai? Để giải đáp được vấn đê' này, HS phải đọc thông tin trong SGK để hiểu rằng: biến đổi khí hậu tác động đến mọi mặt: từ tự nhiên đến con người, từ các hoạt động kinh tế - xã hội đến sinh hoạt của từng gia đình, từng cá nhân và tác động này sẽ ngày càng mạnh hơn. Vì vậy cần có những giải pháp để phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bước 2:

HS đọc thông tin và quan sát hình 4 trong mục, HS làm việc cá nhân trả lời các nhiệm vụ trong mục. HS có thể thảo luận cặp đôi, đê’ đưa ra được nhiều phương án khác nhau. GV ghi nhận các phương án đúng.

Bước 3:

Hs trả lời

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Gợi ý kết quả:

+ Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng: Tắt thiết bị điện khi không sử dụng, thiết kế các công trình tận dụng ánh sáng tự nhiên và nguồn gió tự nhiên, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, cùng nhau xem ti vi thay vì mỗi người một chiếc,...

+ Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu: sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

+ Giải pháp phòng tránh bão: di tản nếu bão lớn, đổ bộ trực tiếp; bảo quản, dự trữ thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho những ngày trong bão; gia cố mái nhà, cửa nhà; không ra khỏi nhà khi bão đổ bộ,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. HS dựa vào kiến thức đã học để trình bày khái quát đặc điểm của khí hậu đới ôn hoà hoặc đới lạnh, với các nội dung: phạm vi, nhiệt độ, lượng mưa, gió.

Câu 2. Với đặc điểm thời tiết (dự báo): nhiệt độ từ 15 - 23°c, sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiểu hửng nắng, có lúc có mưa, HS cần chuẩn bị: áo ấm, áo mưa, ô, giày dép phù hợp để có một buổi dã ngoại an toàn cho bản thân.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 3. Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu: Sử dụng năng lượng tiết kiệm; hạn chế thực phẩm có nguồn gốc từ động vật; sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp; trồng cây xanh,...

Câu 4. HS tìm hiểu thêm thông tin để chuẩn bị một bài tuyên truyền có cấu trúc như sau:

- Thế nào là biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu có biểu hiện như thế nào

- Biến đổi khí hậu do đâu

- Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào

- Úng phó với biến đổi khí hậu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các yếu tố khí tượng ở mỗi nơi mỗi khác, ngay ở một nơi các yếu tố này cũng thay đổi hằng ngày. Mặc dù thời tiết luôn thay đổi theo thời gian và không gian như vậy, nhưng ở một khu vực, nó cũng chỉ dao động xung quanh những giá trị trung bình nhiều năm mà ta gọi là khí hậu. Nếu như thời tiết có đặc điểm là luôn biến động, thay đổi hằng ngày, hằng giờ, thì khí hậu có tính ổn định hơn nhiều. Những biến đổi lớn của khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo chu kì hằng năm, hằng trăm năm, hằng nghìn năm và đã trở thành quy luật.

2. Biến đổi khí hậu đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Trong số 20 năm nóng nhất được ghi nhận kể từ khi bắt đẩu thống kê, 19 năm đã xảy ra kể từ năm 2000. Theo các chuyên gia khí hậu, đã đến lúc các nước cần hợp lực để ngăn chặn Trái Đất ấm lên trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Mùa hè năm 2019, thế giới chứng kiến kỉ lục mới khi nhiệt độ được ghi nhận ở Đức là 42,6°c và ở Pháp là 46°c. Mặc dù vẫn khó có thể quy một hiện tượng thời tiết duy nhất

sự thay đổi khí hậu, song nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt nhu’ lượng mưa lớn, băng tan, bão nhiệt đới, cháy rừng và hạn hán ngày càng nhiều. Tháng 10 - 2019, mực nước biển toàn cầu đã ở mức cao nhất kề từ khi hệ thống đo đạc vệ tinh bắt đầu hoạt động năm 1993. Các đại dương cũng ấm hơn bao giờ hết, tình trạng băng tan ở Grơn-len và Nam Cực diễn ra nhanh hơn, thậm chí đang mỏng hơn mức dự đoán.

**********************************

Bài 18.THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỐ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

- Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

- Xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ thế giới.

II. CHUẨN BỊ

Biểu đố nhiệt độ lượng mưa tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội)

Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở 3 địa điểm

Phiếu học tập

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV tham khảo gợi ý sau: Để minh hoạ cho khí hậu ở một địa phương, người ta dùng biểu đố nhiệt độ và lượng mưa vì đây là hai yếu tố quan trọng của khí hậu địa phương. Bài này sẽ giúp chúng ta phân tích biểu đồ này.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Hướng dẫn đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

a. Mục tiêu: Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

b. Nội dung: GV cho HS biết thế nào là biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV cho HS biết thế nào là biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa bằng cách giới thiệu hình 1.

Bước 2:

Sau đó, GV nói rõ thêm: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa được vẽ trên hệ toạ độ vuông góc với trục ngang (trục hoành) biểu hiện thời gian với 12 phần, mỗi phần tương ứng một tháng và trục dọc (trục tung) biểu hiện nhiệt độ (bên trái) và lượng mưa (bên phải), mỗi trục được chia ra các khoảng phù hợp.

Bước 3:

- GV lưu ý thêm: Giá trị nhiệt độ, lượng mưa trong biểu đồ là giá trị trung bình trong nhiều năm tại một trạm khí tượng cụ thể, như vậy đây là số liệu khí hậu.

- HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi đê’ biết đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa:

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Trục bên tay trái thê’ hiện yếu tố nhiệt độ. Đơn vị đo là °C.

+ Trục bên tay phải là yếu tố lượng mưa. Đơn vị đo là mi-li-mét.

+ Biểu đồ cột màu xanh thể hiện cho lượng mưa, chia thành các tháng.

+ Đường màu đỏ thể hiện cho nhiệt độ.

+ Trục ngang thể hiện thời gian với 12 phẩn tương ứng với 12 tháng.

Mục 2. Nội dung thực hành

a. Mục tiêu: Xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới

b. Nội dung: GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu vế một biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa cụ thể

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu vế một biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa cụ thể. GV nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể HS phải hoàn thành. HS mỗi nhóm quan sát biểu đồ, làm việc nhóm và hoàn thành bảng giống yêu cầu trong SGK ( bảng dưới)

Bước 2:

Sau khi HS đã phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, bằng cách liên hệ các kiến thức thực tế, các em có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3,4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Địa điểm

Tích-xi

Xơ-un

Ma-ni-la

Vẽ nhiệt độ

Nhiệt độ tháng cao nhất (°C)

8,1

26,2

29,3

Nhiệt độ tháng thấp nhất (°C)

-30

-1

25,8

Biên độ nhiệt năm (°C)

38,1

27,2

3,5

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

-12,8

13,3

25,4

về lượng mưa

Lượng mưa tháng cao nhất (mm)

50

385

440

Lượng mưa tháng thấp nhất (mm)

10

21

8

Tổng lượng mu’a năm (mm)

321

1 373

2 047

GỢI Ý LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH CHƯƠNG 4

Câu 1. Hãy vẽ sơ đố thể hiện các nội dung đã học trong chương 4.

Gợi ý: HS có thể vẽ các loại sơ đồ khác nhau để thể hiện nội dung của chương.

Câu 2. Nêu một sổ việc cần làm để góp phần bảo vệ khí quyển.

Gựỉ' ý:

Một số việc cẩn làm để bảo vệ tầng khí quyển:

- Giảm thải khí gây ô nhiễm, có hại với tự nhiên và con người vào khí quyển.

- Hạn chế sử dụng xe cá nhân, tăng cường sử dụng xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng.

- Hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch, tăng cường và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Phát triển nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh.

- Hạn chế nạn phá rừng, tăng cường trống cây xanh.

Câu 3. Hãy ghi lại bản tin dự báo thời tiết của một địa phương trong hai ngày gần nhau. Nêu sự thay đổi của các yếu tố thời tiết giữa hai ngày đó.

Gợi ý:

HS ghi lại bản tin dự báo thời tiết của một địa phương trong hai ngày gần nhau, sau đó nêu sự khác nhau của thời tiết giữa hai ngày: nhiệt độ, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày, độ ẩm, mưa, gió,...

Câu 4. Tìm thông tin vế các đặc điểm khí hậu của Việt Nam và chia sẻ với các bạn.

Gựỉ' ý:

Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Việt Nam, yêu cầu:

- Tìm hiểu đặc điểm khí hậu chung: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Tìm hiểu đặc điểm các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió,...

Câu 5. Hãy nêu một số việc làm cụ thể chúng ta cần thực hiện đê’ giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Gợi ý: Các việc làm cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu: Dựa vào mục Biến đổi khí hậu - Bài 17 để trả lời.

Câu 6. Giả sử nhà trường có tổ chức triển lãm về chủ đế “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, hãy thành lập một nhóm tham gia triển lãm đó (thông qua làm áp phích, tập san,...).

Gợi ý:

- HS có thể tự nhận các nhóm từ 6 - 8 bạn.

- Xác định nội dung của báo cáo, tập san, áp phích, tranh cổ động,...

- Phân chia nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên.

- Thu thập, chọn lọc tài liệu.

- Tổng kết và hoàn thành sản phẩm.

- Thuyết trình sản phẩm.

********************************

CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

Mở đầu chương là hình chụp Trái Đất ở vị trí mà nước chiếm diện tích lớn, bao quanh lục địa. Hình ảnh này sẽ gây ấn tượng mạnh cho HS về lớp nước trên Trái Đất mà có nhà khoa học đã nói: nên gọi Trái Đất là Trái Nước. Nước có vai trò to lớn, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất. Sau đó, GV định hướng cho HS tìm hiểu các nội dung chính của chương:

- Các thành phẩn chủ yếu của thuỷ quyển

- Vòng tuấn hoàn nước

- Sông, hồ và việc sử dụng nước sông hồ. Nước ngầm và băng hà

- Biển và đại dương.

Bài 19.THUỶ QUYỂN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN LỚN CỦA NƯỚC

I. MỤCTIÊU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Kể tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

- Trình bày được vòng tuần hoàn lớn của nước.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Sử dụng biểu đồ để biết các thành phần của thuỷ quyển.

- Biết sử dụng sơ đổ để mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.

- Tôn trọng các quy luật tự nhiên trong thuỷ quyển.

II. CHUẨN BỊ

Biểu đồ phân bố nước trên Trái Đất trong SGK

Sơ đổ vòng tuần hoàn lớn của nước

Các hình ảnh, video về thuỷ quyển, vòng tuần hoàn của nước

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể sử dụng tình huống mở đầu bài học trong SGK để tạo ra một cuộc thảo luận nhỏ cho HS về những nơi có nước trên Trái Đất. Cuộc thảo luận đó sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau, GV chưa chốt kết quả để dẫn dắt vào nội dung bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Thuỷ quyển

a. Mục tiêu: khái niệm và thành phẩn của thuỷ quyển

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc SGK để trả lời: Thuỷ quyển là gì? Thuỷ quyển có vai trò như thế nào đối với con người? HS đưa ra ý kiến thảo luận trong lớp, GV quan sát, gợi ý, chốt những ý đúng.

Bước 2:

GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và bằng hiểu biết của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng dẫn HS cách đọc biểu đồ phân bổ nước trên Trái Đất theo trình tự đọc từ trên xuống: Biểu đồ tròn đầu tiên thể hiện tổng lượng nước trên Trái Đất chia thành nước mặn và nước ngọt, chú ý quan sát tỉ lệ của từng loại để đưa ra nhận xét; biểu đồ thứ 2 từ trên xuống là thể hiện thành phần tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất được chia thành nước dưới đất, băng, nước mặt và nước khác.

Bước 3:

- GV yêu cầu HS đọc phần "Em có biết?" để HS biết được tầm quan trọng của nước ngọt và có ý thức bảo vệ nguồn nước ngọt ngày càng suy giảm về chất lượng.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và trong chiều dày của vỏ Trái Đất; gồm nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy, nước ngầm, tuyết, băng và hơi nước trong khí quyển.

Mục 2. Vòng tuần hoàn lớn của nước

a. Mục tiêu: Mô tả được vòng tuần hoàn của nước

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu vê' vòng tuần hoàn

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và nhận xét về đặc tính của nước trong thiên nhiên: Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. GV có thể hỏi thêm HS các trạng thái khác nhau của nước trong khí quyển, yêu cầu HS liên hệ với các kiến thức Vật lí, Sinh học để hỏi HS: Theo em nước có thể chuyển trạng thái như thế nào, bằng cách nào? HS sẽ dựa vào vốn hiểu biết của mình để đưa ra ý kiến thảo luận. GV chưa chốt kiến thức ngay, để HS tự tìm hiểu cách vận động của nước trong thiên nhiên qua sơ đồ.

Bước 2:

GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 2 trong SGK, theo cặp đôi. GV nên hướng dẫn HS cách đọc sơ đồ: Trước tiên cần nhìn bao quát sơ đổ bao góm những yếu tố gì? Sau đó, tìm ra vị trí đối tượng xuất phát của sơ đồ (bởi đây là sơ đồ thể hiện vòng tuần hoàn). Nơi xuất phát của vòng tuần hoàn là sự bốc hơi, thoát hơi của nước từ bê' mặt Trái Đất thành dạng hơi vào trong khí quyển. Từ đó, HS đọc theo chiều mũi tên thể hiện trên sơ đồ, để hiểu vê' vòng tuần hoàn.

Bước 3:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu vê' vòng tuần hoàn này.

- GV có thể gọi một số HS lên bảng, dựa vào hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn của nước đề mô tả lại vòng tuần hoàn của nước.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- + Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở: trong đất, ở sông, hổ,... đại dương, nước ngầm.

+ Sự vận động của nước trong thuỷ quyển: trong sông, hổ, biển, đại dương nước ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, nước luôn luôn bốc hơi hoặc thăng hoa (băng) ở mọi nhiệt độ tạo thành hơi nước trong khí quyển. Ở mọi nơi trong tầng thấp của khí quyền luôn luôn có hơi nước. Khi bốc hơi lên cao gặp lạnh, hơi nước chuyển sang trạng thái lỏng hoặc rắn (mưa, tuyết). Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tổn tại ở đại dương, sông, hồ,... ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm và độ ẩm trong đất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Tham gia vào các giai đoạn:

- Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển

- Sông, hồ là nơi chứa nước mưa

- Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Nguồn nước ngọt ở nước ta đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả:

- Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

- Xuất hiện và gia tăng các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước ô nhiễm.

- Phải mua nước ngọt từ bên ngoài,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngoài nước bốc hơi, nước có thể thoát hơi từ sinh vật. Phần lớn lượng nước mà rễ cây đưa lên lá sẽ bốc hơi và thoát vào khí quyền. Cơ thể động vật và con người cũng bài tiết nước thông qua nước tiểu, thông qua tuyến mồ hôi và hơi nước thoát vào trong khí quyển. Tuy nhiên, lượng hơi thoát từ sinh vật không đáng kể mà chủ yếu bốc hơi từ đại dương vì đại dương chiếm đến 70% diện tích của bề mặt Trái Đất.

*******************************************

Bài 20. SÔNG VÀ HỐ. NƯỚC NGẦM VÀ BĂNG HÀ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn. Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cẩp nước sông.

- Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Đọc được mô hình hệ thống sông.

- Sử dụng được các hình ảnh để nhận xét và giải thích một vấn đề cần tìm hiểu.

3. Về phẩm chất

Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ nước sông, hó, nước ngầm và băng hà.

II. CHUẨN BỊ

Mô hình hệ thống sông

Các hình ảnh, sơ đổ, video về sông, hồ, nước ngầm, băng hà và việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể giới thiệu vấn đề thời sự ngày nay là vấn đề nước ngọt. Đã có nhiều quốc gia xảy ra tranh chấp nguồn nước ngọt. Nguồn nước ngọt là an ninh quốc gia. Nước sông, hồ, nước ngầm và băng hà là nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sổng và sản xuất. Cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước đó. Hoặc GV dựa vào thực tế ở địa phương để lấy ví dụ, hỏi HS về vai trò của sông, hồ, nước ngầm ở địa phương đối với bản thân và gia đình. Sông, hổ ở địa phương đang ở tình trạng nào? Từ đó dẫn dắt vào bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Sông, hồ

a. Mục tiêu:

Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.

Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

b. Nội dung: GV có thể huy động hiểu biết của HS trong thực tế, qua thông tin SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV có thể huy động hiểu biết của HS trong thực tế và hỏi HS: Theo em thế nào là một con sông? HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, đưa ra ý kiến thảo luận. GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để rút ra kiến thức chuẩn:

+ Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngấm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

+ Mỗi con sông có một vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho nó gọi là lưu vực sông.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1: GV hướng dẫn HS quan sát tổng thể mô hình và cho biết trong mô hình có những bộ phận nào để xác định được các bộ phận của một con sông: nguồn, dòng chảy, cửa sông; phụ lưu, dòng chính, chi lưu.

Bước 3:

- GV giới thiệu khái niệm hệ thống sông: GV nhấn mạnh, ranh giói các hệ thống sông khác nhau là sườn của các dãy núi mà được gọi là đường chia nước. Để HS nắm rõ hơn phần nội dung về hệ thống sông, GV sử dụng hình 1 trong SGK, yêu cấu HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ. HS quan sát hình, làm việc cá nhân hoặc cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể là:

+ Xác định các yếu tố: lưu vực sông, dòng sông chính, phụ lưu, chi lưu.

Bước 4:

GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS đọc SGK, để hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi trong SGK

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Để mở rộng kiến thức vế hồ, GV cho HS đọc phần "Em có biết" và giới thiệu về nguồn gốc của một số hổ nổi tiếng ở Việt Nam

a) Sông

Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

Mỗi con sông đều có một vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho nó gọi là lưu vực sông. Một hệ thống sông gồm sông chính, phụ lưu là sông đổ nước vào sông chính và chi lưu là các sông thoát nước cho sông chính.

Bước 1:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 2 để tổ chức thảo luận cả lớp về vai trò của sông, hồ. GV tổ chức cuộc thảo luận ngắn, gọi nhiều HS đóng góp ý kiến, sau đó chốt những ý chính

Bước 2:

HS lấy ví dụ cụ thể những nguồn nước sông, hồ ở địa phương để minh hoạ cho vai trò của nước sông, hồ. Tuỳ thực tế địa phương sẽ có các ví dụ, kết quả khác nhau.

Bước 3:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 2 đê’ nêu những lợi ích của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

Bước 4:

GV đặt câu hỏi gợi mở: Hiểu một cách đơn giản nhất, sử dụng tổng hợp nước sông, hồ là gì? HS trả lời dựa vào thông tin SGK đã cung cấp và phần nhiệm vụ trong mục để rút ra rằng: Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ là sử dụng nước vào nhiều mục đích khác nhau trên cùng một nguồn nước để nâng cao hiệu quả sử dụng, hạn chế lãng phí nguồn nước và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.

b) Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

* Vai trò

+ Đối với đời sống: cung cấp nước sinh hoạt.

+ Đối với sản xuất: nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu, làm hồ thuỷ điện, đường giao thông, du lịch,...

* Những lợi ích của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ: Mang lại hiệu quả sử dụng nước cao nhất, hạn chế sự lãng phí nguốn nước, bảo vệ tài nguyên nước.

PHIẾU HỌC TẬP:

Nguồn cấp nước

Đặc điểm mùa lũ

Chủ yếu từ nước mưa

Chủ yếu từ tuyết tan

Chủ yếu từ băng tan

Nhiều nguồn cấp

Mục 2. Nước ngầm (nước dưới đất)

a. Mục tiêu: nêu được khái niệm nước ngầm, sự hình thành nước ngẩm và nêu được nước ngầm được sử dụng vào mục đích gì, biện pháp bảo vệ

b. Nội dung: GV treo sơ đồ sự hình thành nước ngầm yêu cầu HS quan sát sơ đồ kết hợp với đọc thông tin

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV treo sơ đồ sự hình thành nước ngầm yêu cầu HS quan sát sơ đồ kết hợp với đọc thông tin trong SGK để nêu được khái niệm nước ngầm, sự hình thành nước ngẩm và nêu được nước ngầm được sử dụng vào mục đích gì. HS đọc thông tin trong SGK để trả lời, GV chốt kiến thức

Bước 2:

GV đặt vấn đề: "Nước ngấm hiện nay được khai thác thiếu quy hoạch và sử dụng lãng phí, khai thác quá mức dẫn đến hạ mực nước ngầm gây ngập úng, sụt lún, nước ngẩm củng bị ô nhiễm. Làm cách nào để sử dụng hợp lí và bảo vệ nguốn nước ngầm

Bước 3:

HS thảo luận theo cặp đôi; hoặc cả lớp, để đưa ra các biện pháp. GV tổng hợp các biện pháp và chốt một số biện pháp chủ yếu

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Nước ngầm là nước ở trạng thái lỏng nằm trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bể mặt đất. GV nêu nguồn nước cung cap cho nước ngầm chủ yếu từ nước mưa, nước chảy tràn trên mặt đất, băng trên bề mặt đất ngấm xuống đất.

+ Nước ngầm dùng để: sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Biện pháp:

+ Khai thác có quy hoạch.

+ Xử lí chất thải trước khi đổ ra môi trường.

+ Sử dụng tiết kiệm nước.

Mục 3. Băng hà (sông băng)

a. Mục tiêu: Khái niệm, đặc ddiemr và cách bảo vệ

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video ngắn tầm 5 phút vê' băng hà trên thế giới

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV cho HS xem 1 đoạn video ngắn tầm 5 phút vê' băng hà trên thế giới (GV có thể tự xây dựng video gồm các nội dung về phần bố băng hà, khái niệm băng hà, vai trò của băng hà, thực trạng băng hà hiện nay

Bước 2:

GV giao nhiệm vụ cho HS trước khi xem đoạn video cần phải trả lời một số câu hỏi như: Băng hà là gì? Băng hà có ở những đâu? Băng hà có vai trò như thế nào?

Bước 3:

Sau khi HS xem xong đoạn video, GV yêu cầu một số HS trả lời các câu hỏi đó, GV chốt lại những kiến thức cần ghi nhớ

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Băng hà là các khối băng di chuyển rất chậm trên bể mặt lục địa do tác động của trọng lực.

+ Trên Trái Đất 10% diện tích lục địa bao phủ bởi băng hà. (99% khối lượng băng nằm ở châu Nam Cực và Grơn-len, 1 % nằm trong các sông băng rải rác trên núi cao của các lục địa.)

+ Băng hà góp phần điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất. Cung cấp nước cho các dòng sông. Là nguồn nước ngọt lớn của Trái Đất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1.

- Nguồn nước ngọt quan trọng trên Trái Đất bao gồm: nước ngầm, băng hà, sông, hồ,...

- Vai trò của nước ngọt: cung cẩp nước sinh hoạt cho con người, cung cấp nước cho quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, là điều kiện bắt buộc cho sự tổn tại của con người cũng như mọi sự sống trên Trái Đất.

Câu 2.

- Các phụ lưu của hệ thống sông Hồng: sông Đà, sông Lô.

- Các chi lưu của hệ thống sông Hồng: sông Đuống, sông Luộc.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 3. Việc khai thác nước ngầm vượt quá giới hạn cho phép gây ra nhiều hậu quả như: mực nước ngầm hạ thấp, lún sụt trên bề mặt, ngập úng vào mùa mưa,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Sông ngòi là tổng thể các dòng chảy thường xuyên trên bề mặt các lục địa (bao gồm: dòng chảy nước, dòng chảy cát bùn, dòng chảy ion,...). Trong đó, dòng chảy nước là quan trọng nhất và có tác động quyết định tới các dòng chảy khác, nó là dòng chảy cơ bản nhất vì đặc trưng cho sự tồn tại của sông ngòi. Đặc điểm cơ bản của sông là lượng dòng chảy phụ thuộc vào chiều dài sông, diện tích lưu vực, độ dốc, chiều rộng và độ sâu lòng sông.

- Sông dài nhất thế giới: sông Nin (châu Phi) dài 6 685 km.

- Sông dài nhất mỗi châu lục:

+ Châu Phi: sông Nin.

+ Châu Á: sông Dương Tử (Trường Giang) dài 6 380 km (thứ ba thế giới).

+ Châu Âu: sông Von-ga dài 3 680 km.

+ Bắc Mỹ: sông Mít-xi-xi-pi - Mít-xu-ri dài 5 969 km (thứ tư thế giới).

+ Nam Mỹ: sông A-ma-dôn dài 6 437 km (thứ hai thế giới).

+ Châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a): sông Mơ-rây - Đác-lin dài 3 680 km.

- Các sông dài nhất ở Việt Nam:

+ Sông Hồng (tính từ nguồn): 1 126 km

Sông Hồng (phần chảy qua Việt Nam): 556 km

Sông Đà (phần chảy qua Việt Nam): 570 km

+ Sông Đồng Nai: 635 km

+ Sông Mã: 512 km

+ Sông Cả: 531 km

+ Sông Mê Công (tính từ nguồn): 4 500 km

Sông Mê Công (phần chảy qua Việt Nam): 230 km.

2. Đứng thứ ba vế lượng trong thuỷ quyền, sau đại dương thế giới và băng hà là các dạng nước nằm ẩn giấu trong các khoang rỗng hay khe nứt của đất đá, gọi chung là nước dưới đất. chúng ta thường gọi là nước ngầm. Nước ngầm nằm trong lớp đất đá chứa nước sát bề mặt đất, do nước mưa, nước sông, hồ trực tiếp thấm xuống. Nước ngầm phân bố hầu như rộng khắp bên dưới bế mặt lục địa, ở độ sâu từ vài mét đến vài trăm mét. Thậm chí tại các sa mạc khô cằn, những nơi nước ngầm thoát ra sẽ làm sáng bừng màu xanh của sự sống tại các ốc đảo. Nước ngầm có vai trò quan trọng cho thiên nhiên và con người. Từ lâu đời, con người đã đào giếng, khai thác nước ngầm để sinh hoạt và sản xuất. Tiếc rằng, trong thời gian gần đây việc chôn lấp rác chưa đảm bảo kĩ thuật làm ô nhiễm nước ngầm hay việc khoan hút quá mức tự phục hồi khiến nhiều vỉa nước bị cạn kiệt, gây nên sạt lở, lún sụt đất, tạo hố tử thẩn ở nhiều nơi.

3. Vào thời kì băng phát triển nhất, mực nước biển thấp hơn hiện nay 120 m, nhưng gần 1/3 diện tích lục địa bị các sông băng che lấp. Nếu toàn bộ băng của Trái Đất tan ra thì mực nước đại dương dâng thêm 65 m. Sông băng chỉ hình thành trên lục địa. Băng trên mặt hồ hay biển, đại dương không có động thái chảy thành sông. Là khối nước lớn nên băng trong tự nhiên phản chiếu màu trời và thường có màu xanh nhạt.

************************************

Bài 21. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Xác định được một số đại dương trên bản đồ thế giới.

- Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ, độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

- Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.

2. Về kĩ năng, năng Ịực

- Sử dụng được lược đồ, bản đồ để xác định vị trí các đại dương, dòng biển.

- Nhận biết hiện tượng thuỷ triều qua hình ảnh.

3. Về phẩm chất

Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

II. CHUẨN BỊ

Bản đồ biển và đại dương trên thế giới

Bản đồ các dòng biền trong đại dương thế giới

Phiếu học tập

Video, tranh ảnh về một số biển và đại dương nổi tiếng trên thế giới, hiện tượng sóng, thuỷ triều

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV giới thiệu một tình huống cụ thể liên quan đến biểền, đại dương. Nên đưa ra các tình huống mà HS đã biết, đã nghe, đã trải nghiệm, như đã quan sát biển, sóng biển, thuỷ triều để khai thác các kiến thức sẵn có của HS từ đó dẫn dắt vào nội dung bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Đại dương thế giới

a. Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK, phát phiếu học tập để HS trao đổi cặp hoặc nhóm và hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV nhắc lại kiến thức bài trước để HS nhớ: Nước biển và đại dương bao phủ 70% diện tích Trái Đất, nó là nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển, giúp điều hoà khí hậu trên bế mặt Trái Đất. GV giải thích cho HS vì sao chúng ta gọi là đại dương thế giới: nhà thám hiểm Ma-gien-lăng đã đi vòng quanh Trái Đất trên đại dương; điều này chứng tỏ các đại dương liên thông với nhau. Mặc dù các đại dương liên thông với nhau nhưng con người lại chia thành các đại dương bộ phận.

Bước 2:

GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK, phát phiếu học tập để HS trao đổi cặp hoặc nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3:

HS báo cáo nhiệm vụ

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất, bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Án Độ Dương và Bắc Băng Dương

PHIẾU HỌC TẬP

Đại dương

Tiếp giáp các chầu lục và đại dương

Phía bắc

Phía đông

Phía nam

Phía tây

Thái Bình Dương

Giáp Bắc Băng

Dương

Giáp bờ tây châu Mỹ

Giáp châu Nam

Cực

Giáp bờ đông châu Á

Đại Tây Dương

Giáp Bắc Băng

Dương

Giáp bờ tầy châu Âu và châu Phi

Giáp châu Nam

Cực

Giáp bờ đông châu Mỹ

Ấn Độ Dương

Giáp châu Á

Giáp châu

Á, châu Đại Dương, Thái Bình Dương

Giáp châu Nam

Cực

Giáp bờ đông châu Phi và Đại Tây Dương

Bắc Băng Dương

Bao quanh Bắc Cực và giáp với Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, châu Âu, châu Á, châu Mỹ.

Mục 2. Độ muối, nhiệt độ nước biển

a. Mục tiêu: Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ, độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi phát vấn

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV cho HS biết nước biển là thuật ngữ chỉ nước ở đại dương nói chung. Nước biền có vị mặn. Trong đại dương, 1 lít nước có khoảng 35 g muối. Đơn vị đo độ muối là %0.

Bước 2:

- GV có thể mở rộng thêm bằng cách đặt câu hỏi: Tại sao nước biển lại mặn? Hay độ muối do đâu mà có?

Bước 3:

- HS vận dụng những hiểu biết của mình để giải thích. GV chốt lại nước biển có độ mặn là do sự hoà tan muối từ trong lục địa được sông đưa ra hoặc muối được thoát ra từ các núi lửa ngầm trong đại dương, tích tụ theo thời gian mà thành.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Độ muối

Nước ở biển và đại dương có vị mặn. Độ muối trung bình của nước đại dương là 35%0, tức là trung bình trong 1 kg nước đại dương có 35 gram muối.

Độ muối của nước trong các vùng biển không giống nhau, tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,...

ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35 - 36%0. ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34 - 35%0.

Bước 1:

- GV đặt câu hỏi phát vấn về nhiệt độ trung bình bề mặt đại dương thế giới và nhân tố tác động đến nhiệt độ nước biển. HS trả lời với các ý kiến khác nhau. GV chốt: Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới khoảng 17°c và bức xạ mặt trời là nhân tố tác động chủ yếu đến nhiệt độ vùng biển.

Bước 2:

GV yêu cầu học sinh nhận xét sự thay đổi của độ muối và nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới với vùng biển ôn đới.

Bước 3:

HS đọc thông tin, rút ra nhận xét

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Nhiệt độ

Trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°c. ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt dao động từ 24 - 27°c, ở vùng ôn đới, nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt dao đọng từ 16 - 18°c.

Mục 3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

a. Mục tiêu: Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS trình bày

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV cần giải thích hiện tượng sóng để HS hiểu rằng: Sóng không phải là sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ, thực chất sóng biển là sự chuyển động tại chỗ của các phần tử nước. Chúng ta trông thấy sóng chuyển động thành từng đợt nối tiếp nhau xô vào bờ chỉ là ảo giác.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS trình bày về nguyên nhân, biểu hiện, tác động của hiện tượng sóng biển.

Bước 3:

- + Nguyên nhân chinh gây ra sóng là gió. Gió càng mạnh, sóng biển càng lớn. Hướng sóng biển lan truyền phụ thuộc vào hướng gió.

+ Biểu hiện: các phần nước chuyển động theo chiều thẳng đứng, do tác động của gió thổi ngang, nên các đợt sóng hình thành từ ngoài khơi xô vào bờ.

Bước 4:

- Phần sóng thần: Đây là thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp, mặc dù không xảy ra ở nước ta. GV cần nhấn mạnh một số ý về loại sóng này cho HS hiểu: nguyên nhân, tác động, dấu hiệu nhận biết và biện pháp ứng phó như kênh chữ và phần “Em có biết” trong SGK.

a. Sóng biển

Sóng biển chủ yếu được hình thành do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

Bước 1:

GV cho HS quan sát hình 2 trong SGK và nhận xét sự thay đổi mực nước ở hai thời điểm khác nhau.

Bước 2:

- GV hướng dẫn HS chú ý bãi biển lúc mỏ’ rộng, lúc thu hẹp để HS nhận xét sự thay đổi có chu kì ngày đêm của mực nước biển do thuỷ triều. HS quan sát hình để có biểu tượng ban đầu về thuỷ triều.

Bước 3:

HS quan sát hình 2, kết hợp đọc thông tin. HS trình bày về hiện tượng thuỷ triều

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Thuỷ triều

+ Biểu hiện: nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. Mỗi tháng có hai lẩn thuỷ triếu lên, xuống lớn nhất (triều cường) là các ngày trăng tròn hoặc không trăng; đồng thời có hai lần thuỷ triều lên, xuống nhỏ nhất (triều kém) là các ngày trăng khuyết.

+ Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và cho biết:

+ Dòng biển là gì?

+ Dòng biển có mấy loại?

+ Dòng biền được hình thành do đâu?

Bước 2:

HS trả lời được các câu hỏi đó đê’ hình thành biểu tượng tương đối đầy đủ về dòng biển.

Bước 3:

- GV hướng dẫn HS đọc bản đồ hình 3 chú ý ki hiệu phần biệt dòng biển nóng và lạnh, vị trí của các dòng biển trên đại dương thế giới trong SGK đề hoàn thành nhiệm vụ trong mục , cụ thê’ là:

+ Ở Thái Bình Dương: Các dòng biển nóng là dòng biển Bắc Xích Đạo, dòng biển Nam Xích Đạo, dòng biền Cư-rô-si-ô, dòng biển Đông Ô-xtrây-li-a, dòng biển Bắc Thái Bình Dương. Các dòng lạnh là dòng biền Ca-li-phoóc-ni-a, dòng biền Pê-ru, dòng biển Bê-rinh.

+ Ở Đại Tây Dương: Các dòng biển nóng là dòng biển Gơn-xtơ-rim, dòng biển Bắc Đại Tầy Dương, dòng biển Bắc Xích Đạo, dòng biển Guy-a-na, dòng biển Nam Xích Đạo, dòng biền Bra-xin. Các dòng biển lạnh là dòng biển Ca-na-ri, dòng biền Ben-ghê-la, dòng biển Phôn-len.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

c. Dòng biển

+ Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

+ Có hai loại dòng biển: Dòng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao và dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp. Dòng biển nóng hay lạnh là so với nhiệt độ nước biển xung quanh.

+ Nguyên nhân chính tạo nên các dòng biển là gió. Gió luôn thay đổi, nhưng các dòng biển tương đối ổn định. Hướng dòng biển phụ thuộc vào hướng gió thịnh hành. Những dòng biêh lớn thường theo các gió thường xuyên: Tín phong, gió tây ôn đới, gió đông cực.

+ Dòng biển có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà khí hậu, giao thông vận tải trên biển, đánh bắt hải sản.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương:

HS có thể kẻ bảng để phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương, phân biệt về nguyên nhân, biểu hiện.

Biểu hiện

Nguyên nhân

Sóng

Những đợt xô vào bờ

Do gió

Thuỷ triều

Nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày

Do Lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất

Dòng biền

Dòng chảy có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn vùng biển xung quanh

Do các loại gió thường xuyên

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2.

HS sưu tầm thông tin, hình ảnh, số liệu qua sách, báo, internet về việc con người khai thác năng lượng từ sóng và thuỷ triều.

Câu 3. Dòng biển ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của các vùng ven bờ mà nó chảy qua. Nếu ven bờ có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu ấm áp, mưa nhiều. Nếu ven bờ có dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu khô hạn, ít mưa, nhiều vùng trở thành các hoang mạc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Theo National Ocean Service, Nam Đại Dương được tổ chức của Mỹ U.S. Board on Geographic Names công nhận là phần nước kéo dài từ bờ biển Nam Cực đến vĩ độ 60°N. Ranh giới của đại dương này đã được để xuất lên Tổ chức Thuỷ văn quốc tế (IHO) vào năm 2000. Theo đề xuất này, Nam Đại Dương rộng 20,3 triệu km2, tương đương với diện tích của Nga và Ấn Độ cộng lại. Bờ biển kéo dài gần 18 000 km. Độ sâu trung bình là 4 000 - 5 000 m. Điểm sâu nhất nằm ở rãnh Sao Xan-uých với độ sâu 7 236 m. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia chưa công nhận đại dương này.

2. Quy luật sự thay đổi độ muối theo vĩ độ: Ở gần đường Xích đạo, mưa nhiều, nhưng nhiệt độ cao, độ muối ở đại dương tương đối cao (khoảng 34 - 35%o). Ở giữa vĩ tuyến 20 - 30°, do chịu ảnh hưởng của khí hậu quanh năm trời trong xanh, ít mưa, nước biển bốc hơi mạnh, độ mặn nước biển cao (lên tới 36 - 37%o). Ở gẩn 2 cực rất lạnh, bốc hơi kém, lại thêm băng tan từ các cực làm nước rất nhạt, độ mặn thấp (dưới 34%o). Càng xuống sâu thì độ muối của nước biển và đại dương dần dần đồng nhất. Từ 500 m trở xuống, độ muối gần 35%O xuống đến độ sâu rất lớn độ muối cũng chỉ giảm chút ít, còn 34,6%O.

3. Ngay từ thế kỉ XI - XII ở bờ biển các nước Pháp, Anh và Xcốt-len, người ta đã biết lợi dụng thuỷ triều để làm chuyển động cối xay bột. Hiện nay, nhiều nước đã xây dựng những trạm điện thuỷ triều. So với thuỷ điện trên sông, điện thuỷ triều có một số ưu việt, thuỷ triều cho ta nguồn điện năng tương đối ổn định. Tuy nhiên, hoạt động của nhà máy điện dùng

năng lượng thuỷ triều cũng có những phức tạp riêng, vì thuỷ triều liên quan đến quy luật vận hành của Mặt Trăng. Ngoài ra, sóng to, gió lớn, bão cũng ảnh hưởng đến nguồn năng lượng này. Sau năng lượng thuỷ triều, biển còn cho ta một nguổn năng lượng khác, đó là năng lượng sóng. Người ta đã sáng chế ra các thiết bị đề thu nhận năng lượng sóng. Theo tính toán lí thuyết thì 1 m sóng biển “chứa đựng” từ 40 đến 100kW năng lượng có thể khai thác được. Trong thực tiễn sản xuất, người ta đã khai thác được nguồn năng lượng này vào thắp sáng các các ngọn đèn biển.

GỢI Ý LUYỆN TẬP -THỰC HÀNH CHƯƠNG

Câu 1. Hãy vẽ sơ đổ tổng kết nội dung đã học ở chương 5.

Gợi ý: Vẽ sơ đồ tổng kết nội dung đã học: sơ đồ phù hợp, có tên chương và nội dung chính của chương.

Câu 2. Kể tên một số sông, hổ lớn ỏ’ nước ta. Các sông, hồ đó có giá trị như thế nào đối với đời sổng và sản xuất?

Gợi ý:

- Kể tên một số sông, hố lớn ở nước ta:

+ Sông: Hồng, Thái Bình, Mã, Cả, Ba, Đổng Nai, Tiền, Hậu,...

+ Hồ: Tây, Ba Bể, Suối Hai, Đồng Mô, Cấm Sơn,... (hồ tự nhiên); Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà, Núi Cốc, Kẻ Gỗ, Trị An, Dẩu Tiếng, Yaly,... (hồ nhân tạo).

- Các sông, hồ có giá trị lớn đối với sinh hoạt và sản xuất: cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới, điều hoà khí hậu, đường giao thông, điểm du lịch, sản xuất điện, nuôi trồng thuỷ sản,...

Câu 3. Hãy để xuất phương án sử dụng tổng hợp nước một dòng sông (hoặc hồ) ở địa phương em.

Gợi ý: Đề xuất phương án sử dụng tổng hợp nguồn nước sông, hồ ở địa phương:

- địa phương vùng núi: thuỷ điện, nước tưới, cẩp nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch,...

- ơ đồng bằng: giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch,...

Câu 4. Hãy vẽ sơ đổ tư duy thể hiện các vận động của nước biển và đại dương.

Gợi ý: Vẽ sơ đổ tư duy thể hiện các dạng vận động của nước biển và đại dương. Yêu cầu sơ đồ thể hiện được: sóng, thuỷ triều, dòng biển, trong đó nêu được biểu hiện, nguyên nhân, tác động.

Câu 5. Sưu tầm tranh ảnh, thông tin vê chủ đề “Bảo vệ nguồn nước.

Gợi ý: Sưu tẩm tranh ảnh, thông tin viết báo cáo chủ để “Bảo vệ nguồn nước”. Yêu cầu thể hiện được các ý: vai trò của nước, hiện trạng sử dụng nước, biện pháp bảo vệ nguồn nước,...

***********************************************

CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

MỞ ĐẦU CHƯƠNG

Bước 1: GV nêu tầm quan trọng của đất và sinh vật đói với thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người. Tuy có vai trò quan trọng nhưng đất và sinh vật lại là các yếu tố đang bị con người tác động hằng ngày, khai thác quá mức dẫn đến tình trạng suy thoái đất hay tuyệt chủng các loài sinh vật. Học chương này, các em sẽ tìm hiểu được một cách tổng quát về đất và sinh vật cũng như mối quan hệ giữa chúng, từ đó các em sẽcó nhận thức và hành động đúng khi khai thác, sử dụng, góp phấn bảo vệ và duy trì số lượng cũng như chất lượng của đất, sinh vật ở địa phương mình.

Bước 2: Các nội dung chính sẽ tìm hiểu ở chương này, bao gồm:

- Lớp đất trên Trái Đất

- Sự sống trên hành tinh

- Rừng nhiệt đới

- Sự phân bố các đới thiên nhiên.

Bài 22. LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Nêu được các tầng đất.

- Nhận biết được các thành phần có trong đất: thành phần khoáng, thành phần hữu cơ, không khí và nước.

- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Sử dụng sơ đồ, biểu đổ để trình bày được các tầng đất và thành phần đất.

- Kể được tên và xác định được trên bản đồ một sổ nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

3. Về phẩm chất

Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất.

II. CHUẨN BỊ

Hình vẽ các tầng đất, các nhân tố hình thành đất

Biểu đồ thành phần đất

Một sổ mẫu đất hoặc hình ảnh đất tại địa phương

Tranh ảnh, video vẽ các tầng đất, thành phần đất, nhân tố hình thành và các nhóm đất điển hình trên Trái Đất

Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất

Phiếu học tập

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể hỏi những suy nghĩ, ý kiến cá nhân HS về vai trò của đất, hiểu biết vê' đất để dẫn dắt vào nội dung của bài học: Đất là một trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Sự sống trên Trái Đất được bao bọc, nuôi dưỡng và phát triển nhờ đất. Em có biết: Đất gồm những thành phần nào? Đất được hình thành như thế nào? Trên Trái Đất có bao nhiêu nhóm đất

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Các tầng đất

a. Mục tiêu: Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK hoặc treo mô hình các tầng đất lên bảng rồi yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- Trước khi tìm hiểu về các tầng đất, GV cho HS viết vào tờ giấy nhỏ hiểu biết về đất rồi yêu cẩu 2-3 HS trình bày nhanh những suy nghĩ của mình. GV chuẩn lại khái niệm đất.

Bước 2:

- GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK hoặc treo mô hình các tầng đất lên bảng rồi yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong mục. HS quan sát hình, trao đổi cặp đôi để tự hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể là:

+ Các tầng đất: tầng đá mẹ, tầng tích tụ, tầng chứa mùn.

+ Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Bước 3:

- GV cho HS đọc phần "Em có biết" để biết được một đặc trưng cơ bản của đất, đó là độ phì.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì

Khi ta đào đất theo chiều thẳng đứng sẽ thấy xuất hiện các tầng đất khác nhau, ở các địa điểm khác nhau thì độ dày, màu sắc của các tầng đất cũng khác nhau, phản ánh quá trình hình thành và tính chất của đất

Mục 2. Thành phần của đất

a. Mục tiêu: HS nắm được những thành phần của đất

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi: Đất bao gốm những thành phần gì? GV gọi một số HS phát biểu ý kiến, bổ sung và chốt kiến thức

Bước 2:

Sau khi HS nắm được các thành phần của đất, GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ trong mục.

Bước 3:

HS trao đổi với bạn, với nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Đất bao gồm thành phần khoáng, thành phần hữu cơ, không khí và nước. Mỗi thành phần có nguồn gốc khác nhau. Tỉ trọng các thành phần trong đất khác nhau sẽ quy định loại đất xấu hay tốt.

+ Các thành phần trong đất: thành phần khoáng chiếm tỉ trọng lớn nhất (45%), sau đó là nước (25%), không khí (25%), chất hữu cơ (5%).

+ Vai trò của chất hữu cơ: duy trì độ phì của đất.

Mục 3. Các nhân tố hình thành đất

a. Mục tiêu: HS rút ra kiến thức về các nhân tố hình thành đất

b. Nội dung: GV chia lớp thành năm nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV chia lớp thành năm nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu vê' một nhân tố, các nhóm khác bổ sung.

Bước 2:

HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình, trao đổi cặp đôi hoặc làm việc nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ và rút ra kiến thức về các nhân tố hình thành đất

Bước 3:

GV Lưu ý: Con người không phải là nhân tố hình thành đất nhưng con người có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm biến đổi tính chất của đất (làm đất xấu đi hay tốt lên). GV trình bày ý này sau khi học xong phần các nhân tố hình thành đất để HS tự thấy được vai trò của con người đối với đất, từ đó các em sẽ có những hành vi đúng đắn trong việc hạn chế ảnh hưởng xấu tới đất đai và tăng độ phì cho đất.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Đá mẹ:

• Cung cấp các khoáng chất cho đất.

• Ảnh hưởng đến tính chất lí hoá và màu sắc của đất.

+ Khí hậu:

• Ảnh hưởng đến sự phá huỷ đá.

• Tăng độ ẩm trong đất.

• Ảnh hưởng gián tiếp thông qua thực vật.

+ Sinh vật:

• Cung cấp chất hữu cơ cho đất.

• Thực vật: hạn chế xói mòn.

• Vi sinh vật: phân huỷ xác động, thực vật.

• Động vật sống trong đất: làm đất tơi xốp.

+ Địa hình:

• Độ cao: càng lên cao tầng đất càng mỏng.

• Độ dốc: nơi bằng phẳng tầng đất dày hơn nơi dốc.

+ Thời gian:

• Biểu thị tác động tổng hợp của các nhân tố.

• Thời gian hình thành đất lâu hơn, tầng đất dày hơn.

- Mỗi HS hoặc mỗi nhóm có thể lựa chọn nhân tố nào là quan trọng nhất nhưng phải giải thích được sự lựa chọn của mình.

Mục 4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất

a. Mục tiêu: Xác định được các nhóm đất à sự phân bố

b. Nội dung: GV sử dụng bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV cho HS biết do phụ thuộc vào các nhân tố hình thành và tính chất của đất nên người ta chia đất thành các nhóm khác nhau. Nội dung quan trọng nhất là HS xác định được trên bản đồ sự phân bố của các nhóm đất điển hình trên thế giới.

Bước 2:

GV sử dụng bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất yêu cầu HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3:

GV hướng dẫn HS cách đọc bản đổ hình 5, nhận biết các kí hiệu màu sắc thể hiện của từng nhóm đẩt, xác định vị trí bằng việc xác định khoảng vĩ độ, kinh độ của các nhóm đất. HS quan sát, trao đổi cặp hoặc nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ. GV phải là người hướng dẫn và tổng hợp ý kiến.

+ Xác định nơi phân bố của:

• Nhóm đất đen thảo nguyên ôn đới: khu vực Trung Á, trung tâm Bắc Mỹ, Nam Mỹ.

• Nhóm đất Pốt-dôn: Bắc Âu, đống bằng Xi-bia, Đông Bắc Hoa Kỳ, trung tâm Ca-na-đa.

• Nhóm đất đỏ vàng nhiệt đới: Đông Nam Á, Trung Phi, Nam Mỹ (khu vực A-ma-dôn).

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trang đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Dựa vào hình 5 cho thấy nhóm đất phổ biến ở nước ta là nhóm đất đỏ vàng nhiệt đới.

Câu 2. Phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì lớp phủ thực vật sẽ hạn chế quá trình rửa trôi đất làm mất chất dinh dưỡng trong đất. Lớp phủ bề mặt sẽ cung cấp các chất hữu cơ quan trọng đề bổ sung lượng mùn, giữ nước làm đất không bị khô, thiếu nước.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 3. Con người có thể làm cho đất tốt hơn nhưng cũng có thể làm cho đất xấu đi.

- Con người làm cho đất tốt hơn nhờ các biện pháp tăng độ phì của đất:

+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

+ Canh tác đất hợp lí.

+ Bón phân hữu cơ.

+ Không sử dụng phần hoá học.

+ Luân canh, xen canh, cho đất có thời gian tái tạo,...

- Con người làm cho đất xấu đi do sử dụng thuốc trừ sâu, khai thác tài nguyên, chặt phá rừng,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các khái niệm đất và thổ nhưỡng không cùng nghĩa với khái niệm đất trồng. Đất trồng là một thuật ngữ dùng trong nông nghiệp, nó chỉ lớp đất mỏng khoảng 20 cm ở trên cùng của lớp đất. Lớp đất này có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng của cây trồng. Còn thuật ngữ đất hay thổ nhưỡng trong Địa lí dùng đê chỉ lớp vật chất xốp, được sinh ra từ các sản phẩm phong hoá của các lớp đá trên bế mặt Trái Đất. Trong Địa lí, đất được nghiên cứu chủ yếu về mặt phát sinh, còn đất trong nông nghiệp được nghiên cứu chủ yếu trong mối quan hệ với cây trống. Độ phì là một đặc điểm quan trọng của đất. Nó không phụ thuộc vào một thành phần nhất định nào. Trong nông nghiệp, đẩt tốt là loại đất cho thu hoạch thực vật cao, còn đất xấu là loại đất cho thu hoạch thực vật thấp.

2. Trong các nhân tố hình thành đẩt, ba nhân tố quan trọng nhất là đá mẹ, sinh vật và khí hậu. Hai nhân tố ít ảnh hưởng hơn là địa hình và thời gian. Con người không có vai trò trong quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại tác động rất mạnh đến các quá trình biến đổi đất do các hoạt động phát triển kinh tế như chặt phá rừng làm mất đi lớp phủ thực vật cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, làm rửa trôi, xói mòn đất. Tác động của con người tới đất thông qua hoạt động sản xuất ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp. Song, chỉ ở một số loại đất mà tác động của con người đã làm thay đổi quá trình hình thành đất, biến đổi nó từ loại đất này sang loại đất khác thì con người mói được coi là nhân tố hình thành đất, ví dụ như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,...

3. Đất pốt dôn theo tiếng Nga có nghĩa là “tro”. Đất pốt dôn phân bố chủ yếu ở Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ trong giới hạn từ vĩ tuyến 45° đến vĩ tuyến 60 - 65° thuộc vùng ôn đới lạnh, có thảm thực vật rừng lá kim. Đất pốt dôn chiếm khoảng 9% diện tích các lục địa. Quá trình hình thành đất ở đây là quá trình pốt dôn hoá: Đất được hình thành dưới rừng cây lá kim, trong điều kiện khí hậu lạnh giá có độ bốc hơi nhỏ và lượng nước thấm lớn. Do lớp phủ rừng lá kim nghèo chất tro, kiếm, đồng thời lại chứa nhiẽu hợp chất khó tan như tanin, nhựa, sáp,... nên hoạt động phân giải của vi khuẩn bị hạn chế, các sản phẩm phân giải thường có tính axit. Đây chủ yếu là loại đất chua, càng xuống sâu, độ chua càng giảm do việc tích tụ các chất kiểm ở phía dưới. Nói chung, đất pổt dôn là loại đất kém phì nhiêu, cần cải tạo. Hiện nay, vế mặt kinh tế, đất pốt dôn chủ yếu được tập trung vào việc trồng rừng và chăn nuôi gia súc.

4. Đất đen thảo nguyên ôn đới là loại đất có màu đen, được hình thành trong điều kiện khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn, dưới tác dụng chủ yếu của thảm thực vật chịu hạn, đó là các loại cỏ sống lâu năm. Vì thế, đất thảo nguyên ôn đới chủ yếu được phân bố trong các khu vực nội địa của các lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Trên lục địa Á - Âu, đất đen thảo nguyên ôn đới được gọi là đất séc-nô-di-om, chiếm khoảng 6% diện tích lục địa. Đây là loại đẩt giàu mùn, rất tốt và được mệnh danh là “ông hoàng của các loại đất”. Hiện nay, người ta sử dụng đất đen chủ yếu để trồng lúa mì và nhiều cây công nghiệp có giá trị như: củ cải đường, hướng dương,... hay phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Trên lục địa Bắc Mỹ, đất đen thảo nguyên gọi là đất Pre-ri, chiếm khoảng 7% diện tích lục địa.

5. Đất đỏ vàng nhiệt đới còn được gọi bằng các tên khác như: đất la-te-rít, đất fe-ra-lít, đất alit, đất la-to-xon, nhưng thuật ngữ fe-ra-lít hay được dùng hơn cả. Đất đỏ vàng nhiệt đới chiếm 1/5 diện tích các lục địa, phân bố trên những vùng rộng lớn của Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á và một dải hẹp dọc theo duyên hải và sườn núi phía đông dãy Đông úc thuộc Ô-xtrây-li-a. Đất đỏ vàng nhiệt đới thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả,...

******************************

Bài 23. SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương.

2. Về kĩ năng, năng lực

Khai thác các thông tin, kiến thức qua tranh ảnh, sơ đổ.

3. Về phẩm chất

Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất.

II. CHUẨN BỊ

Tranh ảnh, video về sự sống trên Trái Đất\

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS kể tên các loài thực vật, động vật mà các em biết và nơi sống của nó. Từ đó, đưa ra nhận định sinh vật trên Trái Đất vô cùng phong phú, đa dạng để tạo hứng thú cho HS tìm hiểu nội dung bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và dại dương.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS cho biết nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng của thế giới sinh vật dưới đại dương. HS đọc thông tin trong SGK để trả lời: do vĩ độ và độ sâu khác nhau sẽ có nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng, nóng độ oxy khác nhau.

Bước 2:

GV yêu cầu HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ để vừa tự khai thác kiến thức vừa thực hành và củng cố.

Bước 3:

GV hướng dẫn HS cách quan sát hình vẽ, quan sát theo chiều dọc (chiều sâu), theo chiêu ngang (từ bờ ra khơi) nhìn vào hình vẽ và chú thích các loài sinh vật, đê’ trả lời. GV chốt lại đáp án

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Sinh vật ở đại dương vô cùng phong phú, đa dạng, ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau sẽ có sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng, nồng độ oxy,... dẫn đến sự đa dạng của các loài sinh vật

Mục 2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

a. Mục tiêu: HS nêu sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS cho biết nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng của sinh vật trên lục địa. HS tìm hiểu và trả lời được là do sự khác nhau về khí hậu trên Trái Đất.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ trong mục, cụ thể:

+ Kê’ tên một số loài thực vật, động vật: tuỳ hiểu biết của từng HS.

+ Do điều kiện về khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) ở rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim, đài nguyên khác nhau nên thực vật ở ba nơi rất khác nhau:

• Rừng mưa nhiệt đới: cây cối rậm rạp, xanh tốt, thành phần loài phong phú, từ cây cỏ, dây leo, cộng sinh, kí sinh và cây gỗ lớn.

• Rừng lá kim: cây thân gỗ, thành phấn loài ít.

• Đài nguyên: không có cây thân gỗ, chủ yếu các loài thần cỏ, rêu, địa y thấp lùn, thưa thớt.

Bước 3:

- HS làm việc đưa ra các ý kiến, các nhóm khác bổ sung, GV chốt kết quả để HS nắm bắt được vấn đề sự đa dạng của sinh vật ở trên lục địa.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Thực vật

Giới thực vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.

ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,... ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,... ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên

b) Động vật

Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên, giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Sinh vật trên Trái Đất hết sức đa dạng

- Sinh vật dưới đại dương: có cả thực vật và động vật; thành phần loài khác nhau, thay đổi theo vùng biển và độ sâu.

- Sinh vật trên lục địa: khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất do điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa khác nhau, nên thực vật hết sức đa dạng, đi kèm là các loài động vật.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2.

- Nguyên nhân các loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: do mất môi trường sinh sống, do con người khai thác quá mức, do biến đổi khí hậu,...

- Biện pháp bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng: lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trồng rừng, nghiêm cấm việc khai thác quá mức của con người,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đại dương là ngôi nhà của muôn loài sinh vật biển, từ những vi tảo siêu nhỏ cho đến động vật to lớn nhất trên hành tinh là cá voi xanh. Sinh vật biển là các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, virus rất đa dạng sinh sống trong thế giới đại dương. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng sự sống bắt nguồn từ đại dương khoảng 3 tỉ năm trước. Một nghiên cứu mới đây (năm 2012) cho rằng có khoảng hơn 700 000 cho đến gần 1 triệu loài sinh vật biển; các nhà khoa học tin rằng hơn 1/3 trong số chúng vẫn chưa được phát hiện và có khả năng sẽ được phát hiện trong thế kỉ này. Sinh vật biển xuất hiện với đủ mọi hình dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau; chúng sống tại những môi trường khác nhau trong đại dương bao la. Nếu coi đại dương là một miếng bánh, các sinh vật sẽ phần bố tại 5 tầng bánh khác nhau, tuỳ thuộc vào lượng ánh sáng, nhiệt độ và độ sâu của những “tầng bánh” này. Dù ở bất cứ đâu trong đại dương, chúng ta cũng đều tìm thấy sự sống.

*************************************

Bài 24. RỪNG NHIỆT ĐỚI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Trình bày được các đặc điểm của rừng nhiệt đới.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Biết tìm kiếm các thông tin vê' rừng nhiệt đới.

- Khai thác các thông tin, kiến thức qua tranh ảnh, sơ đồ.

3. Về phẩm chất

Có lối sống xanh với môi trường, có trách nhiệm bảo vệ rừng.

II. CHUẨN BỊ

Tranh ảnh, video về rừng nhiệt đới trên Trái Đất

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể mở đầu bài học theo SGK, hoặc GV cho HS xem hình ảnh về rừng nhiệt đới, video về tấm quan trọng của rừng nhiệt đới, từ đó dẫn dắt vào bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Đặc điểm rừng nhiệt đới

a. Mục tiêu: HS năm được đặc điểm ác kiểu rừng nhiệt đới

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo 2 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu về một kiểu rừng

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV có thể đặt các câu hỏi phát vấn cho HS: Điều kiện khí hậu chung ở vùng nhiệt đới như thế nào? Có những kiểu rừng chính nào ở vùng nhiệt đới? HS đọc thông tin và trả lời. GV đánh giá và tổng kết

Bước 2:

GV tổ chức cho HS làm việc theo 2 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu về một kiểu rừng, sau đó lên bảng hoàn thành bảng so sánh vế đặc điểm của hai kiểu rừng về: điều kiện khí hậu, thực vật, động vật,...

Bước 3:

- Gv gợi ý: + Nơi phân bố của rừng nhiệt đới: trải từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

+ Rừng nhiệt đới có cấu trúc nhiều tầng, nhiều loài thân gỗ, dây leo chằng chịt, phong lan, tầm gửi; động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,...

+ Sự khác nhau của rừng nhiệt đới gió mùa so với rừng mưa nhiệt đới: ít tầng hơn, phần lớn cây trong rừng bị rụng lá về mùa khô, rừng thoáng và không ẩm ướt bằng rừng mưa nhiệt đới.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Rừng nhiệt đới trải từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, với đặc trưng khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 21 °C, lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm. Rừng gồm nhiều tầng (2-3 tầng trở lên); trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây. Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ,...

- - Rừng mưa nhiệt đới: được hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm, chủ yếu phân bố ở lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á. Rừng rậm rạp, có 4 - 5 tầng.

- Rừng nhiệt đới gió mùa phát triển ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,...). Phần lớn các cây trong rừng rụng lá vào mùa khô. Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.

Mục 2. Bảo vệ rừng nhiệt đới

a. Mục tiêu: Biện paáp bảo vệ rừng

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin cùng với hiểu biết của cá nhân hoặc thông tin được phát trong video, thảo luận nhóm trả lời

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin cùng với hiểu biết của cá nhân hoặc thông tin được phát trong video ở đẩu bài học để nêu vai trò của rừng nhiệt đới đổi với con người, tự nhiên, sau đó GV tổng kết và chốt kiến thức.

Bước 2:

GV tổ chức một cuộc thảo luận cả lớp về các biện pháp, hành động nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới. Cả lớp sẽ đưa ra ý kiến đóng góp, GV tổng hợp và chốt lại kiến thức

Bước 3:

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Biện pháp bảo vệ: nghiêm cấm khai thác ở những khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng nguy cấp, phân công khu vực bảo vệ, tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng, sử dụng sản phẩm từ rừng tiết kiệm và hiệu quả, không đốt rừng làm nương rẫy,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Sinh vật trên Trái Đất hết sức đa dạng

- Sinh vật dưới đại dương: có cả thực vật và động vật; thành phần loài khác nhau, thay đổi theo vùng biển và độ sâu.

- Sinh vật trên lục địa: khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất do điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa khác nhau, nên thực vật hết sức đa dạng, đi kèm là các loài động vật.

- Câu 1. Rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho các loài thực vật phát triển. Vì vậy, rừng có nhiều tầng, tầng dưới là cây bụi, tầm gửi, phong lan, dây leo,... là những cây chịu bóng, các tầng cao hơn là các cây thân gỗ,...

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Ở nước ta, kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế. Tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa sẽ có đặc điểm khác nhau. Ở vùng mưa nhiều, rừng có khá nhiếu tầng, trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô. ơ nơi ít mưa có đồng cỏ nhiệt đới. ơ vùng ven biền có rừng ngập mặn.

TAÌ LIỆU THAM KHẢO

Rừng khộp là kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá vào mùa khô vốn chỉ có ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Tây Nguyên là nơi duy nhất có kiểu rừng này, trong đó địa điểm thuận lợi đề khám phá rừng khộp là vườn quốc gia Yok Đôn. Khác hẳn không khí ướt át, âm u thường có ở những khu rừng già, vườn quốc gia Yok Đôn mang một màu sắc mới mẻ, ấm áp rất riêng. Cây rừng nơi đây không cao lớn, đồ sộ mà thanh mảnh, mọc lưa thưa, thoáng đãng. Những tia nắng nhẹ xuyên qua lá cây mang sức sống cho cỏ, le và những cây con mọc um tùm bên dưới.

************************************

Bài 25. SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Nêu được đặc điểm các đới thiên nhiên trên Trái Đất.

2. Về kĩ năng, năng lực

Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất.

3. Về phẩm chất

Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ

Bản đổ Các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Video, tranh ảnh về các đới thiên nhiên trên Trái Đất

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể mở đấu như SGK hoặc GV đặt câu hỏi phát vấn: Các em đã bao giờ nghe đến đới thiên nhiên? Tại sao thiên nhiên thế giới được phân thành các đới? Sau đó dẫn dắt HS vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của các đới thiên nhiên trên Trài Đất.

b. Nội dung: GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một đới thiên nhiên

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một đới thiên nhiên

Bước 2:

- GV gợi ý cho HS bài báo cáo cần có các ý:

+ Phạm vi

+ Đặc điểm khí hậu

+ Đặc điếm đất

+ Đặc điếm sinh vật

- Bài báo cáo có thể được thể hiện dưới nhiều dạng như tập san, sơ đồ tư duy, bài báo, chuyên để, tranh vẽ,... tuỳ sức sáng tạo của HS.

- GV có vai trò đánh giá báo cáo của các nhóm HS.

Bước 3:

- GV cho HS đoch và tìm hiểu các mục "Em có biết" hoặc trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh thiên nhiên của các đới.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Đới nóng

Là nơi có nhiệt độ cao. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa. Giới thực, động vật hết sức đa dạng phong phú.

2. Đới ôn hoà

Có khí hậu mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi rõ rệt theo mùa. Cảnh quan thay đổi rõ rệt theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới.

3. Đới lạnh

Là xứ sở của băng tuyết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, tầng đất đài nguyên mỏng. Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi tạo nên cảnh quan đài nguyên. Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như gấu trắng, chim cánh cụt,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1.

Đới

Phạm vi

Khí hậu

Thực vật

Động vật

Nóng

Ranh giới đới xung quanh hai đường chí tuyến

Nhiệt độ cao, chế độ mưa khác nhau tuỳ khu vực

Phong phú, đa dạng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

Phong phú, đa dạng

Ôn hoà

Ghủ yếu ở khu vực ôn đới (từ 2 chí tuyến đến vòng cực)

Khí hậu khá ôn hoà

Rừng Taiga, cây hỗn hợp, rừng lá cứng, thảo nguyên,...

Các loài di cư và ngủ đông

Lạnh

Chủ yếu ở khu vực hàn đới

(từ vòng cực lên cực)

Khí hậu khắc nghiệt

Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là cây thân thảo thấp lùn, rêu, địa y,...

Các loài thích nghi với khí hậu lạnh

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

Câu 2.

Việt Nam nằm trong đới nóng. Do nằm trong đới nóng nên thiên nhiên nước ta có các đặc trưng cơ bản của đới nóng: cảnh quan đa dạng, có sự phân hoá,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao. Cảnh quan thiên nhiên ỏ’ đây thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa. Nhiệt độ dồi dào, lượng mưa lớn đã tạo cho cảnh quan nơi đây rất đa dạng và phong phú. Nơi mưa quanh năm cây cối sẽ rậm rạp, nơi mưa theo mùa cảnh quan sẽ thay đổi theo mùa mưa. Với sự biến động theo lượng mưa, chế độ mưa, tại đới nóng đã hình thành các cảnh quan: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van và rừng thưa, hoang mạc và bán hoang mạc.

************************************

Bài 26.

THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Biết cách áp dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về một vẩn đế cụ thể của địa phương.

- Hình thành nhiều năng lực địa lí, giúp các em có trải nghiệm thực tế, độc lập và làm việc nhóm giải quyết các vấn đề thực tế, có tư duy tổng hợp, phần tích, đánh giá vấn đề.

3. Về phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước; có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể để bảo vệ tự nhiên nơi mình sinh sống.

II. CHUẨN BỊ

Hình ảnh, tư liệu và môi trường thiên nhiên ỏ’ địa phương

Sinh vật ở địa phương

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV nêu câu hỏi phát vấn, yêu cầu HS bằng sự quan sát thực tế của bản thân cho biết đặc điểm môi trường tự nhiên ở địa phương mình rồi dẫn dắt HS vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- GV giới thiệu một số nội dung HS có thể lựa chọn để tìm hiểu về môi trường tự nhiên ở địa phương.

- Bài thực hành này, GV nên giao nhiệm vụ về nhà cho từng HS, HS tự chọn chủ đề, hoặc làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ, sau đó trình bày kết quả, báo cáo trước lớp.

- Bài báo cáo cần có hình ảnh minh hoạ, biểu đồ, bảng số liệu kèm theo.

Câu 1. Em hây vẽ sơ đồ thể hiện các nội dung đã học ở chương 6

Gợi ý: Vẽ sơ đồ thể hiện các nội dung đã học: vẽ bằng các loại sơ đồ khác nhau, có tên chương và các nội dung chính của chương.

Câu 2. Em hãy tìm hiểu thông tin về loại đất chủ yếu có ở nước ta. Nêu một số biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất ở địa phương.

Gợi ý:

- Loại đất chủ yếu có ở nước ta là đất đỏ vàng fe-ra-lít, hình thành trong điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, phân hoá theo mùa làm rửa trôi các chất bazơ. Quá trình tích tụ oxit sắt, nhôm mạnh làm cho đất có màu đỏ vàng. Loại đất này có ở các vùng đồi núi nước ta, là nơi thích hợp trồng rừng, chăn thả gia súc, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

- Một số biện pháp tăng hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ đất ở địa phương: HS căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp phù hợp như luân canh, xen canh, trổng rừng, làm ruộng bậc thang,...

Câu 3. Thực vật và động vật ở vùng cực có những đặc điểm gì để thích nghi với điểu kiện sống khắc nghiệt?

Gợi ý:

- Thực vật ở vùng cực thường thấp, lùn, có bộ rễ phát triển, lá kim để hạn chế thoát nước và chỉ sinh trưởng nở hoa vào mùa hè để thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh giá, gió to, mưa ít.

- Động vật ở vùng cực thường có màu lông trắng, có lớp mỡ dưới da dày, ngủ đông, hoạt động về ban ngày trong mùa nóng,...

Câu 4. Nêu mối quan hệ giữa khí hậu - thực vật - động vật trong rừng mưa nhiệt đới.

Gợi ý: Mối quan hệ giữa khí hậu - thực vật - động vật trong rừng mưa nhiệt đới: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng lớn,... Thực vật rất phát triển, nhiều loại, nhiếu tầng tán, cây có nhiều dây leo chằng chịt,... Thực vật phát triển làm cho động vật cũng rất phát triển, phong phú và đa dạng về thành phần loài ở các tầng, có nhiều loài leo trèo giỏi.

Câu 5. Sưu tầm tài liệu vẽ một số loài động vật quý hiếm ỏ’ nước ta có nguy cơ tuyệt chủng (Ví dụ: Sếu đầu đỏ, Sao la,...). Nêu biện pháp bảo vệ các loài động vật tự nhiên.

Gợi ý: HS cần nêu được:

- Tên loài động vật

- Giá trị của loài

-Hiện trạng

- Phân bố

- Biện pháp bảo vệ

****************************

CHƯƠNG 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Mở đầu chương:

GV gợi ý HS bằng những hiểu biết thực tế để trao đổi một số vấn đề:

- Nêu mối quan hệ khăng khít giữa con người và thiên nhiên.

- Tại sao có thể nói: Môi trường thiên nhiên là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho sự tổn tại và phát triển của xã hội loài người?

Sau khi HS thảo luận, GV nêu những nội dung lớn trong chương có thể giúp HS giải quyết những vẩn đề trên. Các nội dung đó bao gồm:

- Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

- Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững.

Bài 27. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BÕ DÂN CƯTRÊN THÊ GIỚI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Sau bài học, HS cần nhận biết một số kiến thức cơ bản:

- Dân số thế giới luôn có xu hướng tăng theo thời gian.

- Phân bố dân cừ và mật độ dân số thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh tự nhiên.

- Con người trên Trái Đất có xu hướng tập trung vào các đô thị khiến cho số đô thị ngày càng nhiều và làm xuất hiện các siêu đô thị.

2. Về kĩ năng, năng lực

Các kĩ năng HS được rèn luyện trong bài:

- Đọc biểu đồ quy mô dân số thế giới.

- Xác định được trên bản đổ một số thành phố đông dân nhất thế giới.

3. Về phẩm chất

HS cẩn thấy sự thay đổi về dân số và phân bố dân cư trên thế giới là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trách nhiệm của con người là rất lớn trong việc hướng những thay đổi trỏ’ thành tích cực hay tiêu cực đối với xã hội loài người và thiên nhiên Trái Đất.

II. CHUẨN BỊ

Đồ dùng dạy học tối thiểu của GV gồm:

- Biểu đồ số dân trên thế giới qua các năm

- Các bản đồ: Phân bố dân cư trên thế giới, Một số thành phố đông dân nhất thế giới Ngoài ra, GV và HS có thể SƯU tẩm thêm các tranh ảnh, số liệu vế tình hình dần số và phân bố dân cú, đô thị ở các nơi trên thế giới.

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Ở phần này, GV có thể nêu mấy ý:

- Loài người là bộ phận của Trái Đất.

- Tuy xuất hiện trên Trái Đất muộn hơn các thành phần khác nhưng loài người phát triển rất nhanh (cả về số lượng và sự phân bố) và có vai trò hết sức quan trọng trên Trái Đất.

Sau đó, GV có thể nêu câu hỏi để tìm hiểu nhận thức của HS vế vấn đề này. Ví dụ:

- Theo em, dân số thế giới thay đổi theo hướng nào? Dân cư phân bố trên thế giới có đều không? Tại sao lại như vậy?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Dân số trên thế giới

a. Mục tiêu: Biết được số dân trên thế giới. Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

b. Nội dung: GV phát vấn HS

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, em hãy cho biết:

Số dân thế giới năm 2018.

Số dân thế giới thay đổi như thế nào qua các năm

Bước 2:

- Để có thể trả lời câu hỏi trong SGK, GV yêu cầu HS nhận xét:

+ Biểu đồ thê’ hiện nội dung gì?

+ Trục ngang và trục dọc của biểu đồ thể hiện các đối tượng nào?

+ Độ cao các cột cho biết điều gì?

+ Nếu kẻ đường nối các đỉnh cột sẽ được đường biểu diễn có độ dốc không đều, điều đó cho biết dân số thế giới thay đổi như thế nào qua các năm? Hãy nêu cụ thê’ về sự thay đổi đó.

Bước 3:

HS thực hiện

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Số dần của các quốc gia và các khu vực trên thế giới rất khác nhau và luôn biến động.

+ Dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian.

Mục 2. Phân bố dần cư trên thế giới

a. Mục tiêu: HS nắm sự phân bố dân cư , nguyên nhân

b. Nội dung: Dựa vào kênh hình Gv hướng dẫn HS khai thác

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

Dựa vào hình 2:

- Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người/km2 và các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2.

Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy hoàn cảnh tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới

Bước 2:

Để trả lời được câu hỏi trong SGK, HS cần tiến hành các bước bằng cách nhận xét:

+ Bản đồ thể hiện nội dung gì?

+ Trong bảng chú giải, kí hiệu bản đồ cho biết điều gì?

+ Căn cứ vào lá hiệu bản đổ để xác định các khu vực mà câu hỏi yêu cầu

Bước 3:

GV có thể giới thiệu lại các khu vực trên bản đồ để HS có cơ sở trả lời câu hỏi.

+ Một số khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người/km2 là: Nam Á, Đông Á và một số nơi thuộc châu Âu, Đông Nam Á,...

+ Một số khu vực trên thế giới có mật độ dân số dưới 5 người/km2 là: Bắc Mỹ, phần lớn Nam Mỹ, Bắc Phi, Bắc Á, Ô-xtrây-li-a,... Thậm chí, một số nơi không có người ở thường xuyên như chầu Nam Cực, đảo Grơn-len.

GV cũng yêu cầu HS nêu được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, đặc biệt là các điểu kiện tự nhiên vì nội dung của chương là vẽ quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Ngày nay, con người đã sinh sống ở hầu khắp các khu vực và châu lục trên thế giới.

+ Tuy nhiên, phân bố dân cư và mật độ dân số thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian.

+ Nguyên nhân: Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên.

Mục 3. Một số thành phố đông dân nhất thế giới

a. Mục tiêu: Kể tên được một số thành phố đông dân nhất

b. Nội dung: Khai thác kênh thông tin SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV yêu cầu HS nêu được một số nhận xét: tên bảng số liệu cho biết điều gì? Nội dung bảng số liệu gồm những gì? Tên của năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018. Các thành phố đó nằm ở các nước nào, châu lục nào? Mười thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018, nằm ở các châu lục nào; trong đó, châu lục nào có nhiều thành phố đông dân nhất?

Bước 2:

HS cẩn nêu được một số nhận xét: nội dung của bản đổ là gì? Bảng chú giải của bản đồ cho biết điều gì? Xác định vị trí của các thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018 trên bản đồ. Cho biết số đô thị có số dân từ 10 triệu đến dưới 20 triệu người và số đô thị có số dân từ 20 triệu người trở lên ở từng châu lục.

Bước 3:

Gv hướng dẫn HS hoàn thành bảng

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Sự hình thành các đô thị trên thế giới là một biểu hiện của sự phân bố dân cư.

+ Con người có xu hướng tập trung vào các đô thị.

+ Sự hình thành và tập trung dân vào các đô thị có thề dẫn tới những hệ quả tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

MỘT SỐ THÀNH PHỐ ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI, NĂM 2018

Tên châu lục

Số đô thị có số dân từ 10 triệu đến dưới 20 triệu ngùời

Sỗ đô thị có số dân từ

20 triệu người trở lên

Châu Á

Châu Âu

Châu Phi

Châu Mỹ

Chầu Đại Dương

Chầu Nam Cực

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1.Câu hỏi này nhằm mục đích nhấn mạnh thêm nội dung kiến thức: dân số thế giới tăng nhanh và cho đến nay, xu hướng là ngày càng nhanh. Cụ thể: Thời gian để dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người có xu hướng ngày càng ngắn.

Số dần tăng (tỉ người)

Từ 1 lên 2

Từ 2 lên 3

Từ 3 lên 4

Từ 4 lên 5

Từ 5 lên 6

Từ 6 lên 7

Ihời gian tăng (năm)

123

33

14

13

12

12

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2.

câu hỏi này, khi nói dân số thế giới tăng quá nhanh là so với sự phát triển trình độ kinh tế - xã hội. Dân số thế giới tăng quá nhanh, trong khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội không tiến kịp sẽ dẫn tới nhiều hậu quả: mức sống của người dân, ảnh hưởng tới văn hoá, giáo dục, tài nguyên - môi trường,... HS cần nêu được các ví dụ cụ thề để minh hoạ.

Câu 3. Đây là câu hỏi nhằm rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và chia sẻ thông tin của HS. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể, GV có thể thay đổi câu hỏi khác để đảm bảo được việc rèn luyện kĩ năng của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Người hiện đại đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 40 000 năm. Đến đầu Công nguyên, số dân trên thế giới mới chỉ có khoảng 270 - 300 triệu người. Quy mô dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ đẩu thế kỉ X, nhất là từ sau năm 1950. Trong vòng 50 năm, nhờ phát triển y tế mà mức chết, đặc biệt là mức chết ở trẻ SO’ sinh giảm nhanh, trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều, dẫn đến sự bùng nổ dân số.

1. Sự phân bố dân cư chịu tác động của hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm kinh tế - xã hội, lịch sử.

- Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư là khí hậu. Nhìn chung, khí hậu ấm áp, ôn hoà thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá, lạnh quá, khô quá, ẩm quá) thường ít hấp dẫn con người. Nguồn nước là nhân tố tự nhiên quan trọng thứ hai tác động tới sự phân bố dân cư. Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, mỗi người trong một năm cần đến 2 700 m3 nước, đó là chưa kể các hoạt động sản xuất cũng cần rất nhiều nước. Không phải ngẫu nhiên mà các nền văn minh đấu tiên của nhân loại đểu phát sinh từ những khu vực sông lớn như văn minh Lưỡng Hà (Vương quốc Ba-bi-lon) ỏ’ lưu vực sông Ti-gơ-rơ và ơ-phơ-rát, văn minh Ai Cập ở lưu vực sông Nin, văn minh Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng,... Địa hình và đất đai cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới phân bố dân cư: Các đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, đất màu mỡ là nơi dân cư đông đúc; còn các vùng núi cao, hiểm trở, thiếu đất trồng trọt, đi lại khó khăn thường ít hấp dẫn dân cư. Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong sự phân bố dân cư.

- Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội, lịch sử, bao gồm: trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư.

2. Đô thị hoá là sự phát triển hệ thống thành phố và nâng cao vai trò của các thành phố trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như tăng tỉ trọng của dân số đô thị. Đô thị hoá gồm các đặc điểm: gia tăng dân số đô thị trong tổng số dân, gia tăng vê' số lượng và quy mô các đô thị lớn, phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Quá trình đô thị hoá có những ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Những ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá gồm: đô thị hoá có khả năng đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, thay đổi cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đô thị hoá dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị với nhiều điểm tiến bộ. Đô thị hoá đã mở rộng môi trường đô thị trên đất nước. Những ảnh hưởng tiêu cực của đồ thị hoá: việc phát triển đô thị hoá một cách tự phát, không bắt nguồn từ quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thiếu việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng, gây ô nhiễm môi trường,...

3. ơ những khu vực lạnh giá như vùng đất A-la-xca (Mỹ) chỉ có 0,4 người/km2. đây có những người bản địa sinh sống từ lâu, do họ thích nghi được với thời tiết lạnh giá. Mộttrong số đó là người E-xki-mô, tộc người chịu lạnh giỏi nhất thế giới, họ có thê sống ở khu vực có nhiệt độ xuống tới - 40°C. Người E-xki-mô phân bố chủ yếu ở bang A-la-xca (Hoa Kỳ), phía bắc Ca-na-đa, đảo Grơn-len. Để thích nghi với điều kiện lạnh giá, không thể trồng trọt, họ sống trong các ngôi nhà làm bằng băng, có một lỗ thoát khí phía trên, thức ăn chủ yếu từ động vật như cá voi, hải cẩu, gấu trắng, tuần lộc, các loài chim biển,... quần áo được làm từ lông thú, khâu hai mặt da áp vào nhau để đối phó với cái lạnh giá ở vùng cực.

**************************************

BÀI 28. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

- Trình bày được những tác động chủ yếu của con người tới thiên nhiên Trái Đất.

2. Về kĩ năng, năng lực

- Sử dụng hình ảnh đế trình bày một vẩn để cần tìm hiểu.

- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng.

3. Về phẩm chất

- Yêu thiên nhiên, xác định được trách nhiệm của mình với thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

Một số hình ảnh về tác động của thiên nhiên đến con người và tác động của con người đến thiên nhiên.

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Để tổ chức hoạt động mỏ’ đấu, GV có thể nêu vấn để để HS trao đổi: Con người sinh sống trên bề mặt Trái Đất, loài người là một bộ phận của Trái Đất. Con người được bao bọc bởi thiên nhiên Trái Đất, nếu tách khỏi thiên nhiên, con người có thê’ tồn tại được không? Vì sao? Bài học này sẽ đề cập tới mối quan hệ qua lại giữa con người và thiên nhiên.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Tác động của thiên nhiên đến con người

a. Mục tiêu: HS nêu tác động của thiên nhiên đến con người

b. Nội dung: GV nêu câu hỏi, gợi ý để HS bằng những kinh nghiệm bản thần, bằng những quan sát thực tế để suy nghĩ, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

Trong cuộc sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp cho con người những điểu kiện cần thiết nào để tồn tại? Nếu thiếu một trong những điều kiện ấy, con người có thể tồn tại bình thường trên Trái Đất không? Nêu ví dụ cụ thể.

Bước 2:

Nêu ví dụ để thấy các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất trồng, nguổn nước,...) có ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, lối sống và sinh hoạt của con người. Có thể phân tích hình 1 và hình 2 trong SGK làm ví dụ (lưu ý tới cách ăn mặc của con người, cách di chuyển,...)

Bước 3:

- HS có thể làm việc độc lập hoặc trao đổi trong nhóm.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a) Tác động của thiên nhiên đến đời sống con người

+ Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết để con người tồn tại.

+ Thiên nhiên ảnh hưởng tới sự phân bổ dân cư, lối sống, sinh hoạt của con người.

Bước 1:

Đối với sản xuất nông nghiệp: GV có thể nêu một số gợi ý giúp HS suy nghĩ và trao đổi: Nêu ví dụ đề thấy các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất trổng, nguồn nước,...) có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp. Tại sao sản xuất nông nghiệp lại là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên?

Hãy cho biết sự phụ thuộc của sản xuất nông nghiệp trước đầy vào thiên nhiên qua câu: “Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng, đá mềm. Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.”. GV cũng có thể nêu thêm: trình độ sản xuất nông nghiệp càng cao, khoa học kĩ thuật càng phát triển thì sản xuất nông nghiệp càng ít phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên.

Bước 2:

Đối với sản xuất công nghiệp: GV có thể nêu vấn đẽ: Những điều kiện tự nhiên nào có tác động đến quá trình sản xuất công nghiệp? Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa to lớn như thế nào đến sự phát triền công nghiệp?

Bước 3:

Đối với giao thông vận tải và du lịch: GV yêu cẩu HS nêu ví dụ cụ thể để thấy hoàn cảnh tự nhiên có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc phát triển giao thông vận tải và du lịch

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b. Tác động của thiên nhiên tới sản xuất

+ Các hoạt động sản xuất của con người đều chịu tác động của thiên nhiên ở những mức độ khác nhau.

+ Điếu kiện tự nhiên có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.

Mục 2. Tác động của con người tới thiên nhiên

a. Mục tiêu: HS nêu được những tác động của con người tới thiên nhiên

b. Nội dung: GV cũng không nên giảng giải nhiều mà chỉ cần nêu vấn đẽ để HS suy nghĩ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

Nhiều người quan niệm rằng: "Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất là vô hạn, con người có thể khai thác thoải mái để phục vụ cho nhu cẩu của mình”. Theo em, cách suy nghĩ đó sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào?

Bước 2:

+ Hãy nêu một số hành động cụ thể của con người dẫn tới sự suy thoái, ô nhiễm môi trường.

Bước 3:

+ Hãy kể một số hành động tích cực của con người nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Do dân số thế giới ngày càng đông, nhu cầu của con người ngày càng lớn nên con người ngày càng tác động nhiều tới thiên nhiên trong khi tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất là có hạn, dẫn đến nhiều loại tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, ô nhiễm hoặc có nguy cơ cạn kiệt.

+ Những tác động tích cực của con người đã từng bước góp phần phục hồi tài nguyên thiên nhiên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. HS có thề tự suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm đê’ đưa ra các ví dụ, như:

+ Đối với nông nghiệp: Mỗi vùng có loại cây trồng riêng phù hợp với điếu kiện khí hậu, đất trồng ở nơi đó. Nơi có khí hậu, đất trồng, nguồn nước thuận lợi thì cây trồng vật nuôi phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao. Nơi có điểu kiện khắc nghiệt, thiên tai nhiều thì cây trồng, vật nuôi bị tàn phá, dịch bệnh, năng suất, chất lượng thấp,...

+ Đối với công nghiệp: Nơi có nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn sẽ phát triển công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp khác như năng lượng, hoá chất, chế tạo,...

+ Đối với giao thông: Nơi có địa hình bằng phẳng dễ dàng cho việc xây dựng hệ thống đường ô tô, đường sắt, những vùng nhiều sông, nước không đóng băng phát triển loại hình đường thuỷ, các quốc gia có biển sẽ phát triển đường biển, những nơi địa hình cao, hiểm trở khó khăn trong việc phát triển giao thông, loại hình cáp treo là phương án hiệu quả.

+ Đối với du lịch: Cảnh sắc thiên nhiên đẹp do địa hình, thảm thực vật, sông, hồ,... là yếu tố thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.

Câu 2. GV gợi ý đê’ HS suy nghĩ và nêu được các hành động gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Ví dụ:

- Với môi trường không khí:

+ Trong sinh hoạt: khí thải trong giao thông, sử dụng bếp than tổ ong,...

+ Trong sản xuất: khói, bụi toả từ ống khói,...

- Với môi trường nước:

+ Trong sinh hoạt: nước thải sinh hoạt chưa được xử lí, rác thải đổ ra sông, biển,...

+ Trong sản xuất: sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp,...

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Các câu hỏi 1 và 2 trong SGK nhằm giúp HS luyện tập, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong bài.

Câu 3, 4. Nhằm giúp HS sử dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong đời sống hằng ngày. GV không nên đòi hỏi cao vì ở lớp 6, HS chỉ cần nêu những nhận xét và giải pháp bước đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Con người sống trên Trái Đất, được bao quanh bởi môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các đối tượng của thiên nhiên sống và không sống bao quanh con người, các đối tượng không chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, các đối tượng đã chịu những biến đổi nhân tác ở những mức độ khác nhau nhưng phần nào hay hoàn toàn còn giữ được khả năng tự phát triển (ví dụ, các khu rừng bị chặt phá, đất bị bỏ hoang,... đều có khả năng tự phát triển, phục hồi,...)

Cũng như môi trường địa lí, môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên và cần thiết, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội loài người, với các chức năng chính:

- Là không gian sống của con người, là không gian để xã hội loài người tổn tại và phát triển.

- Là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sổng và sản xuất của con người.

- Là nơi chứa các chất phế thải, các năng lượng thừa do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.

2. Để tổn tại và phát triển, con người phải tác động thường xuyên đến môi trường tự nhiên. Tác động này ngày càng gia tăng về tốc độ và khốc liệt về phương thức. Các nhà khoa học đã tính ra rằng, tác động của con người đến môi trường thiên nhiên trong khoảng 1 triệu năm kể từ lúc sơ khai là không đáng kể so với khoảng thời gian vài trăm năm nay và càng không đáng kể so với khoảng thời gian vài chục năm nay. Điều đó là do:

- Dân số thế giới tăng quá nhanh.

- Nhu cầu tiêu thụ của con người ngày càng lớn.

- Sự thiếu hiểu biết của con người về thiên nhiên.

Hậu quả là tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái tự nhiên dần biến thành hệ sinh thái nhân tạo, cân bằng sinh thái bị phá vỡ.

************************************

Bài 29. BÁO VỆ TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC THÔNG MINH

CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÌ SỰ PHÁTTRIỂN BỀN VỮNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Hiểu khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững.

- Để phát triền bền vững cần bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên.

2. Về kĩ năng, năng lực

HS rèn luyện được các lũ năng phân tích sơ đồ, trao đổi, phản biện.

3. Về phẩm chất

Thấy được trách nhiệm với cộng đồng, cụ thể là có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

Một số tranh ảnh, câu chuyện về lối sống thân thiện với thiên nhiên, góp phần bảo vệ tự nhiên

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể nêu vấn đề để HS trao đổi: Với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, mức độ suy thoái và ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng trầm trọng sẽ dẫn tới hậu quả gì cho xã hội loài người trong tương lai.

Từ những ý kiến trao đổi của HS, GV có thể tổng kết:

- Con người không thể ích kỉ, chỉ nghĩ đến việc khai thác tài nguyên để đáp ứng cho những nhu cầu của mình trong hiện tại mà làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong tương lai.

- Để làm được như vậy, cần có các biện pháp bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Thế nào là phát triển bền vững

a. Mục tiêu: HS hiểu khái niệm về phát triển bền vững

b. Nội dung: Khai thác thông tin SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

GV có thể yêu cầu HS đọc khái niệm về phát triển bền vững trong SGK. Cần lưu ý về hai vế của khái niệm: một mặt cần đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại, mặt khác phải không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai

Bước 2:

GV yêu cầu HS tự đọc khái niệm phát triển bền vững trong SGK và giải thích ý nghĩa của khái niệm.

Bước 3:

HS thực hiện

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai gọi là phát triển bền vững

Mục 2. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

a. Mục tiêu: HS năm được cách Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ, cần lưu ý, đê’ khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên, với mỗi nhóm tài nguyên cần có các phương án khai thác khác nhau sao cho phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao và lâu dài.

Bước 2:

Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên.

Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

Dựa vào sơ đồ trên và hình 1, em hãy lấy ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên.

Bước 3:

Thực hiện nv

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, con người có thể đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai vì vậy phải bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên.

+ Bản thân thiên nhiên có khả năng tự phục hồi, tự làm sạch. Ví dụ: một khu rừng bị chặt phá, chỉ sau một thời gian, ở nơi rừng bị phá sẽ hình thành một cánh rừng mới. Ở nơi bị ô nhiễm, nếu không tiếp tục bị làm bẩn, chỉ sau một số năm, thiên nhiên sẽ tự làm sạch. Thiên nhiên sẽ bị tàn phá nếu tốc độ khai thác, gây ô nhiễm của con người vượt quá khả năng tự phục hổi, tự làm sạch của thiên nhiên.

+ Bảo vệ tự nhiên chính là bảo vệ môi trường sống của con người, đảm bảo cho xã hội loài người phát triển lâu dài.

+ Để bảo vệ tự nhiên, trước hết con người cần thay đổi nhận thức (coi thiên nhiên đơn giản là đối tượng để khai thác, luôn thể hiện vai trò làm chủ thiên nhiên,...), xây dựng lối sống thân thiện với thiên nhiên (giảm thiểu những hành động làm suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên), khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tiết kiệm,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Điều quan trọng là từ nhận thức đã học, HS phải biến thành hành động cụ thể, thực hiện trong các việc làm hằng ngày. Mỗi HS, tuỳ vào hoàn cảnh sống của mình sẽ có những đóng góp trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 2. Nhằm gắn việc học tập với tìm hiểu thực tế địa phương. HS thu thập thông tin và chia sẻ, trao đổi với các bạn trong lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÌNH HÌNH KHAI THÁG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI

a) Với tài nguyên đất

- Tổng diện tích đất nổi trên Trái Đất là 14 477 triệu ha. Trong đó chỉ 11% (khoảng 1 500 triệu ha) dùng để trồng trọt, 24% là đổng cỏ và bãi chăn thả gia súc, 32% diện tích là rừng và đất rừng, còn lại 33% là đất phủ băng hà, đất xây dựng,...

- Trong quá trình sử dụng đất, con người đã không ngừng làm biến đổi đất đai. Chỉ vài chục năm qua, khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới bị suy thoái nghiêm trọng. Nguyên nhân: 30% do mất rừng, 7% do khai thác đất quá mức, 35% do chăn thả gia súc quá mức, 27% do canh tác nông nghiệp không hợp lí, 1% do công nghiệp hoá.

b) Với tài nguyên nước

Tổng trữ lượng nước trên Trái Đất là 1,3 - 1,4 nghìn tỉ km3, trong đó nước mặn chiếm 96,7 - 97,3%, nước ngọt chỉ chiếm 2,5 - 2,7%. Trong nước ngọt, lại có đến gần 69% ở thể băng, 30% ở dạng nước ngầm, chỉ có 1% ở dạng nước ngọt. Nguồn nước ngọt phân phối rất không đếu trên Trái Đất. Hiện có 1/3 dân số thế giới phải sống ở những vùng thiếu nước ngọt.

Cơ cẩu sử dụng nước ngọt trên toàn thế giới như sau: nông nghiệp 69%, công nghiệp 23%, sinh hoạt 8%.

c) Với tài nguyên rừng

Rừng trên Trái Đất có ý nghĩa to lớn. Tỉ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường của quốc gia đó.

Tuy nhiên, diện tích rừng trên thế giới ngày càng thu hẹp: đầu thế kỉ XX thế giới có 6 tỉ ha rừng, giữa thế kỉ XX còn 4,4 tỉ ha, cuối thế kỉ XX chỉ còn 2,2 tỉ ha. Tốc độ mất rừng trên thế giới trong thế kỉ XX là khoảng 20 triệu ha/năm.

*************************************

BÀI 30.THỰC HÀNH:TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ

GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN ỞĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

Qua thực hành, HS nắm vững hơn các kiến thức đã học trong chương, nhu’: tài nguyên thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, bảo vệ và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên; đặc biệt là việc gắn kết các kiến thức đã học với thực tế địa phương.

2. Về kĩ năng, năng lực

HS biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên của địa phương thông qua việc sưu tầm, phân tích tài liệu cũng như tham quan thực tế. HS cũng sẽ được rèn luyện cách viết báo cáo và trình bày vấn đề.

3. Về phẩm chất

HS thêm yêu quê hương có ý thức trách nhiệm với địa phương nơi mình sinh sống.

II. CHUẨN BỊ

Tranh, ảnh vê' thiên nhiên, tác động của người ở địa phương.

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

Bài thực hành được tiến hành theo các bước:

1. Thành lập nhóm

- Các thành viên trong nhóm được lựa chọn trên cơ sở những người có cùng mục đích, tương đống về điểu kiện, hoàn cảnh và có thể hỗ trợ nhau tốt nhất trong quá trình làm bài thực hành.

- Bấu nhóm trưởng là người có khả năng tốt nhất tập hợp các thành viên trong nhóm và điều hành công việc.

2. Chọn nội dung thực hành

Tiêu chí để chọn nội dung bao gồm: vấn để tương đối thiết thực với địa phương, có nguồn tài liệu phong phú, điều kiện tham quan, khảo sát tương đối thuận lợi,...

3. Thu thập tài liệu và viết báo cáo

Cần lưu ý một số điểm:

- Với HS lớp 6, vấn đế tìm hiểu cần đơn giản, thiết thực; chỉ nên tìm hiểu những khía cạnh nhỏ, gắn với thực tế; không cần lí thuyết dài dòng. Ví dụ: với vùng sản xuất nông nghiệp, có thê’ tìm hiểu tác động của việc sử dụng thuốc trừ sâu với tài nguyên đất; với vùng có các làng nghê', tìm hiểu mối quan hệ giữa tài nguyên nước với việc phát triển và ô nhiễm ở làng nghề; với thành phố, có thê’ tìm hiểu việc sử dụng túi nilon và nhựa dùng một lần với ô nhiễm môi trường,...

- Khi viết báo cáo, cần viết ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chính.

4. Trình bày

Các nhóm cấn tìm người đại diện có khả năng trình bày vấn để. Khi trình bày cấn nói to, rõ ràng, biết cách phân tích, thuyết phục người nghe. Kèm theo lời nói cấn có các hình ảnh, clip,...

GỢI Ý LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH CHƯƠNG 7

Câu 1. Em hây vẽ sơ đồ thể hiện nội dung đã học ở chương 7.

Gợi ý: Yêu cầu: HS tự chọn loại sơ đổ, thể hiện được tên chương và các nội dung chính.

Câu 2. Sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh sẽ dẫn đến những hậu quả gì đối với môi trường tự nhiên?

Gợi ý: Dân số gia tăng nhanh buộc con người phải tăng cường khai thác và sử dụng tự nhiên để đáp ứng nhu cấu của số dân ngày càng lớn. Điếu đó dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.

Câu 3. Kể tên một số đô thị đông dân trên thế giới và ở Việt Nam.

Gợi ỷ: Các đô thị đông dân trên thế giới (dựa vào lược đồ các siêu đô thị). Các đô thị đông dân ở Việt Nam (dựa vào phần thực hành và luyện tập bài Sự phân bố dân cu’ giữa nông thôn và đô thị. Các siêu đô thị) để trả lời.

Câu 4. Theo em, con người có thể duy trì cuộc sống bình thường mà không cần tới các điều kiện tự nhiên không? Tại sao?

Gợi ý: Con người không thể duy trì cuộc sống bình thường mà không cần tới hoàn cảnh tự nhiên vì hoàn cảnh tự nhiên là yếu tố bao quanh con người, tác động hằng ngày đến con người, hoàn cảnh tự nhiên cung cấp các yếu tố cho sự sống, các nguồn tài nguyên cho sản xuất,...

Câu 5. Con người có thể làm cho môi trường sạch đẹp hơn nhưng cũng có thể làm suy thoái môi trường. Em hãy nêu một số ví dụ để làm rõ nhận định trên.

Gợi ý: Con người làm nâng cao chất lượng môi trường như phủ xanh đất trống, đổi trọc, hạn chế phát thải chất gây ô nhiễm ra môi trường, cải tạo các thành phần tự nhiên khác để ngày càng tốt hơn,... hoặc ngược lại.

Câu 6. Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên?

Gợi ý:

Để bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên trong phạm vi trường lớp, chúng ta có thể: sử dụng các đổ dùng có thể phân huỷ được, không sử dụng các đồ nhựa và vứt bừa bãi ra môi trường, trồng thêm cây xanh, quét dọn trường học sạch sẽ,...