Giáo án địa lí 6 cánh diều cả năm phương pháp mới

Giáo án địa lí 6 cánh diều cả năm phương pháp mới

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án địa lí 6 cánh diều cả năm phương pháp mới

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI MỞ ĐẦU: TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng: Tìm tòi kiến thức thông qua các thông tin trong bài học và các kiến thức đã được học để hiểu được vai trò của các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí và ý nghĩa của việc học môn Địa lí.

3. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Một số tranh ảnh và bản đồ minh họa.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu hình ảnh thời tiết nắng, bản đồ:

Nắng Bản đồ

- GV dẫn dắt vấn đề: Các hiện tự nhiên quen thuộc như mưa, nắng, tuyết

rơi,…các em đã được học ở chương trình Tiểu học. Lên THCS, những câu hỏi như tại sao lại có mưa, tại sao lại có nắng? Tại sao Việt Nam thường không có tuyết rơi nhưng ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Nam Cực tuyết lại phủ đầy quanh năm? Bản đồ là gì, cách xem bản đồ hay quả Địa Cầu như thế nào? Tất cả các câu hỏi này, các em sẽ có được những câu trả lời qua các bài học môn Địa lí. Khi học Địa lí, các em không chỉ được thoả mãn khát khao hiểu biết, trí tò mò của mình về các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội, mà còn có khả năng tự mình tìm hiểu các vấn đề mà em quan tâm, giải thích được nhiều câu hỏi lí thú. Các kiến thức và kĩ năng địa lí vừa giúp em mở rộng tầm hiểu biết, vừa giúp em vận dụng vào cuộc sống. Những mong muốn, khó khăn hay sự tò mò, thắc mắc của các em về môn Địa lí chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp trong bài học đầu tiên của ngày hôm nay: Bài mở đầu - Tại sao cần học Địa lí?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được tầm quan trọng của việc nắm

được các khái niệm cơ bản trong học tập và trong sinh hoạt.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Những câu hỏi chủ yếu khi

- GV hướng dẫn HS đọc phần Câu hỏi: Cái

học Địa lí

gì? Ở đâu? và giới thiệu kiến thức:

Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?

+ Học Địa lí, em được tìm hiểu về các đối - Mỗi địa phương khác nhau tượng và các hiện tượng địa lí như: đồi núi, đều có đối tượng địa lí khác

sông, các thành phố, các quốc gia, động đất,

Nhau bản sắc địa lí.

núi lửa phun trào, gió, bão, sóng thần, dòng

- Các đối tượng địa lí phân bố

biển,...Các

đối

ở những địa điểm khác nhau, vì

tượngvàhiện

vậy khi học Địa lí cần xác định

tượng này đều gắn

được vị trí địa lí, sự phân bố

với địa danh và với

của các đối tượng và hiện

các khái niệm thuật

tượng địa lí trên bản đồ, lược

ngữ (Cái gì ?). Ví

đồ trả lời cho câu hỏi ―ở

dụ: Dãy Hi-ma-lay-a là một dãy núi cao đồ

Đâu?

sộ của thế giới. Để hiểu và nhớ về Hi-ma-

lay-a, em sẽ tìm hiểu về đặc điểm của vùng

núi này và sẽ sử dụng đến khái niệm núi cao,

núi trẻ, sự phân hoá thiên nhiên theo đai cao

ở vùng núi.

+ Mỗi địa phương khác nhau đều có đối

tượng địa lí khác nhau bản sắc địa lí.

+ Các đối tượng và hiện tượng địa lí phân bố

ở những địa điểm hay các khu vực trên Trái

Đất. Vì thế, khi học Địa lí, em thường xác định vị trí địa lí, sự phân bố của các đối tượng và hiện tượng địa lí trên các bản đồ,

lược đồ.

+ Các hiện tượng địa lí có thể diễn ra ở những nơi khác nhau trên Trái Đất, không giống như mỗi đối tượng địa lí đều có một vị trí địa lí xác định. Câu hỏi “Ở đâu? ” đối với các hiện tượng địa lí sẽ thôi thúc em tìm hiểu vê đặc điểm chúng trong phân bố một loại hiện tượng địa lí nào đó. Ví dụ: Các cơn bão nhiệt đới phân bố ở đâu?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy đặt một số câu hỏi về Cái gì, Ở đâu gắn với các đối tượng địa ló mà em thường gặp hằng ngày trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin Phần Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? và giới thiệu kiến thức:

+ Câu hỏi ―Như thế nào? ‖ được đưa ra để

tìm câu trả lời về các thuộc tính của đối tượng và hiện tượng mà em tìm hiểu. Câu hỏi này đòi hỏi em phải chứng mình hay đưa ra các dẫn chứng cho các lập luận của mình. Ví dụ: Khi nói rằng có sự giảm nhiệt độ không khí theo độ cao, câu hỏi “Như thế nào?” đòi hỏi em đưa ra con số cụ thể về mức độ giảm nhiệt độ theo độ cao (trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°C).

+ Câu hỏi ―Tại sao?‖ như:

 Tại sao hiện tượng này xảy ra?

 Tại sao các đối tượng, hiện tượng địa lí này lại phân bố như thế?

Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?

- Câu hỏi ―Như thế nào‖ để tìm câu trả lời về các thuộc tính của

đối tượng và hiện tượng mà em tìm hiểu

- Câu hỏi ―Tại sao: để tìm ra

được mối liên hệ và qua hệ giữa các hiện tượng địa lí

 Tại sao các đối tượng, hiện tượng địa lí này lại có các đặc điểm như thế?

+ Khi trả lời câu hỏi ―Tại sao?‖, em sẽ phải

tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng địa lí, trong đó, một hiện tượng này có thể là kết quả của mối quan hệ với một hoặc một sô hiện tượng địa lí khác, được gọi là các quan hệ nhân quả. Ví dụ: Theo dõi các bản tin thời tiết, em phát hiện thấy hiện tượng mưa đá thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa, nhất là đầu mùa hạ. Những ngày có cảnh báo mưa đá cùng có cảnh báo dông lốc. Tại sao mưa đá thường xảy ra vào đâu mùa hạ?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy đặt một số câu hỏi: Như thế nào, Tại sao gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

thực địa

- Thực hiện khảo sát thực địa, tìm hiểu thực tế, viết bài khảo sát, thu hoạch,...

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

2. Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí

a. Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí

+ Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê

+ Sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí: địa bàn, bản đồ trực tuyến, khí áp kế điện tử…

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được tầm quan trọng của việc nắm

được các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Ở lớp dưới, trong giờ học Địa lí, các thầy cô thường dùng những công cụ hỗ trợ nào để giờ học thêm sinh động?

- GV hướng dẫn HS đọc phần Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí mục SGK trang 101. 102, chuẩn kiến thức: Để học tốt Địa lí, cần phải có các công cụ hỗ trợ:

+ Sử dụng bản đồ: Là kĩ năng quan trọng b. Kĩ năng tổ chức học tập ở

mà người học Địa lí đều cần thành thạo, đặc biệt là những bản đồ chuyên để tỉ lệ nhỏ được in trong SGK và các tập bản đồ.

+ Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê là kĩ năng không chỉ cần cho Địa lí mà cả nhiều môn học khác.

 Biểu đồ dùng để thẻ hiện trực quan

các số liệu.

 Rút ra được kết luận chỉ bằng quan sát, nhưng có khi phải xứ lí số liệu mới nhận xét được.

+ Sử dụng các thiết bị xác định phương hướng: vị địa bàn, các tiện ích trong điện thoại thông minh,...

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em thích nhất điều gì khi học địa lí?

- GV giới thiệu kiến thức: Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa đòi hỏi các em:

+ Biết chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa.

+ Biết sử dụng một sô công cụ đơn giản và thông dụng để thực hiện quan sát, quan trắc ngoài thực địa.

+ Biết ghi chép nhật kí thực địa.

+ Biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa.

- GV yêu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em mong muốn được hỗ trợ những gì khi học môn Địa lí?

- GV giới thiệu kiến thức: Những mong muốn của các em khi học môn Địa lí sẽ được giải quyết khi các em có những kĩ năng khai thác thông tin trên Internet. Đây

là một kĩ năng không thể thiếu, vì nhiều thông tin, kiến thức cập nhật sẽ được tìm thấy trên được trên Internet (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video). HS cần:

c. Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập

- Tìm kiếm được nhiều thông tin, hình ảnh, video clip liên

quan đến bài học để hình dung rõ hơn, sinh động về bài học,...

+ Tìm thông tin, kiểm chứng xem thông tin có chính xác, có tin cậy không.

+ Biết lưu giữ, sắp xếp thông tin, sử dụng

các thông tin đã chọn lọc khi làm các bài tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Địa lí và cuộc sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Địa lí và cuộc sống

- GV hướng dẫn HS đọc phần Học Địa lí thật là

Học Địa lí thật là thú vị

thú vị SGK trang 102 và giới thiệu kiến thức:

- Một số hiện tượng địa lí

+ HS được khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hoá, kinh tế mới lạ, nhiều

vùng đất khác nhau trên thế giới.

+ HS được tự mình giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội nhờ tìm ra được các mối quan hệ nhân - qủa.

+ HS hiểu được ý nghĩa của không gian sống, từ quy mô nhỏ cho đền toàn cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số hiện tượng địa lí

đang diễn ra hằng ngày ở nơi em sống.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Một số điều lí thú về hiện tượng cầu vồng: Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước

mưa. Cầu vồng có rất nhiều màu sắc, trong đó có bảy màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

+ Một số câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người:

 Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

 Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

 Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy/Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi/Cơn đằng

bắc đổ thóc ra phơi.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Những câu hỏi về ―Cái gì?‖ ―Ở đâu?‖, ―Như

đang diễn ra hằng ngày ở nơi em sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậum gia tăng dân số, cầu vồng....

Kiến thức và kĩ năng Địa lí thật là cần cho cuộc sống

- Kiến thức địa lí sẽ giúp hoạt động tổ chức sản xuất

an toàn hơn, tránh được thiệt hại do thiên tai, sử dụng tốt các tài nguyên, các lợi thế về vị trí địa lí.

thế nào? ‖, ―Tại sao?‖ luôn là những câu hỏi thường ngày. Mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt đều cần đến kiến thức địa lí.

+ Có kiến thức địa lí tốt, ta sẽ tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn hơn, tránh được thiệt hại do thiên tai, sử dụng tốt hơn các tài nguyên, các lợi thế về vị trí địa lí.

+ Có kiến thức địa lí tốt, ta sẽ tự tin hơn khi đến thăm hoặc đến sống ở một vùng đất mới.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK trang 102.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Có những câu hỏi chủ yếu khi học

Địa lí:

- Câu hỏi Cái gì, Ở đâu.

- Câu hỏi Như thế nào, Tại sao.

HS tùy vào tư duy, nhận thức, ý thích để trả lời câu hỏi em thích nhất trả lời câu hỏi nào và giải thích tại sao.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SHS trang 102.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Tìm kiếm trên internet về vấn đề

các hành tinh trong hệ Mặt trời:

 Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

 Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. 4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. 4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

BÀI 1: HỆ THÔNG KINH VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

CỦA MỘT ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Định hướng không gian thông qua xác định các đường kinh, vĩ tuyến, các bán cầu và xác định tọa độ địa lí của một địa điểm.

 Sử dụng các công cụ của địa lí học thông qua khai thác tài liệu tranh, ảnh, văn bản, quả Địa Cầu.

 Liên hệ thực tiễn để xác định tọa độ địa lí của một điểm thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Hình ảnh minh họa về các nguồn tư liệu có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển

thường xuyên bị mất phương hướng. Ví dụ, một cơn bão có thể đưa tàu đi xa hơn nơi nó muốn đến. Hoặc hàng ngày, chúng ta đều cần nhớ sẽ đi những đâu, đến những đâu trong không gian sống quen thuộc của mình. Chúng ta cũng

thường thông tin cho người thân, bạn bè về địa điểm nào đó. Để khắc phục điều này, con người đã nỗ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, cách tìm đường đi đến mọi địa điểm trên bề mặt Trái đất. Vì thế, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng bao phú toàn bộ quả địa cầu đã ra đời, giúp họ làn được điều này. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay- Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kinh tuyến và vĩ tuyến

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN -

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

1. Kinh tuyến và vĩ tuyến

tập

- GV giới thiệu cho HS hình ảnh quả Địa

Cầu: Quả địa cầu là

mô hình thu nhỏ

của Trái đất, phản

ánh chính xác, rõ

ràng về hình dạng

và kích thước đã

được thu nhỏ. Chính vì vậy, quả Địa Cầu

được sử dụng rộng rãi trong trường học

để giúp các em hiểu được những vấn đề

đơn giản thuộc về Trái đất.

- GV hướng dẫn HS quan sát quả Địa

Cầu:

+ Quả Địa Cầu có một trục xuyên qua, thể hiện trục quay tưởng tượng của Trái

Đất. Ở nơi cắt nhau giữa trục và bề mặt của quả Địa Cầu, ta xác định được điểm cực của Trái Đất, gồm một điểm là cực Bắc và một điểm là cực Nam.

+ Trên quả Địa Cầu có các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến là một mạng lưới các

đường tưởng tượng bạo phú toàn bộ quả địa cầu giúp chúng ta có thể xác định được vị trí của tất cả các địa điểm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp,

đọc nội dung phần Kinh tuyến và vĩ tuyến, quan sát Hình 1.2 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ

tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cầu Tây.

+ Độ dài của các kinh tuyến và vĩ tuyến

như thế nào?

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết

SGK trang 104 để biết đường kinh tuyến gốc, cách vẽ bản đồ bán cầu Đông, bán cầu Tây.

- Kinh tuyến: là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu. Các kinh tuyến

đều gặp nhau ở hai cực.

+ Kinh tuyến gốc: là đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt

ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn Anh, được đánh số 0°.

- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến đều song song với nhau.

+ Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, được đánh số 0°.

- Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Tọa độ địa lí của một điểm

tập

trên bản đồ

- GV giới thiệu kiến thức: Vị trí của một địa

- Tọa độ địa lí bao gồm: kinh độ

điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu)

và vĩ độ

được xác định tại điểm cắt nhau của đường

+ Kinh độ của một địa điểm là

vĩ tuyến và đường kinh tuyến đi qua địa

khoảng cách tính bằng độ từ

điểm đó.

kinh tuyến gốc đến kinh tuyến

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ SGK trang 104, 105 và trả lời câu hỏi:

+ Kinh độ, vĩ độ là gì? Kinh độ Tây, kinh độ Đông là gì? Vĩ độ Bắc, vĩ độ Nam là gì?

+ Tọa độ địa lí của một địa điểm là gì? Nêu cách viết tọa độ địa lí của một địa điểm?

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1.3:

Nhìn trên quả Địa Cầu, xác định được điểm A có tọa độ địa là A (40°B, 30°T).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 1.3, Hình 1.4, viết tọa độ địa lí của

điểm B, C, H, K.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

đi qua địa điểm đó. Những địa điểm có cùng kinh độ thì năm trên cùng kinh tuyến.

+ Kinh độ Đông: Các kinh tuyến ở bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông

+Kinh độ Tây: Các kinh tuyến ở bên trái kinh tuyến gốc.

+ Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ xích đạo

đến vĩ tuyến đi qua địa điểm đó. Những địa điểm có cùng vĩ độ thì nằm trên cùng vĩ tuyến. + Vĩ độ Bắc: Các vĩ tuyến ở phía bắc xích đạo.

+ Vĩ độ Nam: Các vĩ tuyến ở phía nam xích đạo.

- Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ được xác định bằng

vĩ độ và kinh độ của địa điểm đó.

+ Cách viết tọa độ địa lí của một điểm: Điểm A (vĩ độ, kinh

độ).

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức: Việc xác định được vị trí của một địa điểm trên Trái Đất hay toạ độ của điểm ấy trên bản đồ rất hữu ích trong cuộc sống thường ngày. Ở các thành phố lớn, người dân đã quen thuộc với cách gọi dịch vụ vận chuyển (như taxi, ―xe ôm‖) qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Trên điện thoại thông minh có nhiều ứng dụng miễn phí giúp người dùng xác định được vị trí thực tế của mình (với các thông tin về toạ độ, và cả định vị trên bản đồ được đánh dấu tròn).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK trang 105.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Quan sát Hình

1.3, xác định tọa độ địa lí của điểm:

 Điểm D là: (40°B, 0°)

 Điểm E là: (20°N, 30°Đ)

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 105.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Sử dụng quả Địa Cầu, xác định tọa

độ địa lí của thủ đô Hà Nội, Việt Nam và ghi tọa độ đã xác định được: Thủ đô Hà Nội có nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến 106°02' kinh độ Đông.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BẢN ĐỒ

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

- Biết xác định phương hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai

điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định phương hướng trên bản đồ.

 Sử dụng các công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản; sử dụng bản đồ: nêu

được các yếu tố cơ bản của bản đồ, biết sử dụng tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.

- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Quả Địa Cầu, video clip mô hình chuyển từ mặt cong của Trái đất sang mặt phẳng.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội (Việt Nam) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhìn vào bản đồ, em đọc - hiểu đươc

những nội dung gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Nhìn vào bản đồ,

em đọc - hiểu đươc những nội dung: Hà Nội có 30 quận,

huyện, thị xã; ranh giới với các tỉnh khác,...

- GV dẫn dắt vấn đề: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất. Hiện nay, bản đồ đang trở thành phương tiện được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày, trong điều hành công

việc của các công ti, trong quản lí xã hội của các quốc gia,...Bản đồ không giống bức tranh vẽ, cũng không phải là một ảnh chụp. Bản đồ địa lí được sử dụng để

thể hiện nhiều loại thông tin khác nhau. Vậy làm sao chúng ta có thể đọc và hiểu hết được những nội dung cơ bản trong bản đồ? Bản đồ có những yếu tố cơ bản nào? Những câu hỏi này chúng ta sẽ giải đáp trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số lưới kinh tuyến của bản đồ thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số lưới kinh tuyến của bản đồ thế giới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Một số lưới kinh tuyến của

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Một số bản đồ thế giới

lưới kinh tuyến của bản đồ thế giới, quan sát

- Trình bày phép chiếu bản đồ:

Hình 1.2 và trả lời câu hỏi :

Khi vẽ bản đồ, người ta phải

+ Để thể hiện toàn bộ Trái đất thì giữa quả Địa chuyển bề mặt cong của Trái Cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng Đất sang mặt phẳng. thông qua

hơn?

các phép chiếu bản đồ.

+ Trình bày phép chiếu bản đồ. Phép chiếu bản

- Đặc điểm của phép chiếu bản

đồ có đặc điểm gì?

đồ:

+ Khi chuyển bề mặt cong của

Trái Đắt lên mặt phẳng, các

lãnh thổ được thể hiện trên bản

đồ đều bị biến dạng nhất định

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát

so với hình dạng thực trên bề

Hình 2.2, Hình 2.3 và trả lời câu hỏi:

mặt Trái Đất.

+ Nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với

+ Với mỗi phép chiếu bản đồ,

lục địa Nam Mỹ.

lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm

+ Cho biết hình nào có độ chính xác cao hơn

khác nhau.

khi thể hiện toàn bộ

bề mặt Trái đất lên

bản đồ.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK trang 107 để biết được:

+ Các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ có

thể đúng diện tích nhưng sai hình dạng hoặc đúng hình dạng nhưng sai diện tích. Khu vực cảng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.

+ Trên thực tế, diện tích đảo Grin-len là khoảng 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mỹ

là khoảng 18 triệu km2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm:

- Nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với lục

địa Nam Mỹ:

+ Hình 2.2 khi phép chiếu bản đồ có dạng các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng thì diện tích đảo Grown-len nhỏ hơn không đáng kể so với lục địa Nam Mỹ.

+ Hình 2.3 khi phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng thì thì diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.

+ Hình 2 có độ chính xác cao hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái đất lên bản đồ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Kí hiệu bản đồ và chú giải

tập

bản đồ

- GV giới thiệu kiến thức: Hệ thống các kí

Kí hiệu bản đồ

hiệu trên bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc

- Kí hiệu bản đồ chứa đựng các

biệt của bản đồ. Người ta dùng các kí hiệu

nội dung cần phản ánh về mặt

để thể hiện các đối tượng địa lí. Kí hiệu bản

vị trí, phân bố, số lượng, sự

đồ chứa đựng các nội dung cần phản ánh về

phát triển,... trong không gian.

mặt vị trí, phân bố, số lượng, sự phát triển,...

Kí hiệu bản đồ được chia thành

trong không gian. Kí hiệu bản đồ được chia

các loại: kí hiệu điểm, kí hiệu

thành các loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường,

đường, kí hiệu diện tích và chia

kí hiệu diện tích và chia thành các dạng: kí

thành các dạng: kí hiệu hình

hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng

học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng

hình.

hình.

- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS

Chú giải bản đồ

thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học

- Chú giải bản đồ gồm hệ thống

tập số 1:

kí hiệu và giải thích ý nghĩa

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đối tượng thể hiện

của các kí hiệu đó để người sử

và lấy ví dụ cho từng loại kí hiệu bản đồ.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đối tượng thể hiện

và lấy ví dụ cho từng dạng kí hiệu bản đồ.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

+ Đối với bán đồ địa hình, người ta sử dụng

các đường đồng mức hoặc thang màu để thể hiện địa hình trên bề mặt Trái Đất.

+ Cần đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát Hình 2.6A và Hình 2.6B, hãy cho biết yếu tố địa

hình được thê hiện trên bảng chủ giải nào.

dụng đọc được nội dung bản đồ.

- Cần đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.

+ Quan sát Hình 2.7, hãy cho biết trên hình đã sử dụng các loại kí hiệu nào và các dạng kí hiệu nào. Lấy ví dụ cụ thể.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện

yêu cầu.

Dự kiến sản phẩm:

- Yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải Hình 2.6A.

- Hình 2.7 đã sử dụng :

+ Các loại kí hiệu:

 Kí hiệu điểm: cảng, trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

 Kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô.

 Kí hiệu diện tích: Bãi cát ướt, bãi lầy…

+ Các dạng kí hiệu:

 Kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải

trí, khách sạn

Kí hiệu tượng hình: Đền, chùa; nhà thờ, bến xe, bệnh viện…

- Nhóm 1: Tìm hiểu về đối tượng thể hiện và lấy ví dụ cho từng loại kí hiệu bản đồ.

+ Kí hiệu điểm: dùng để biểu hiện những sự

vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những

điểm riêng biệt. Ví dụ: sân bay, cảng biển, thành phố, thủ đô, điểm du lịch, mỏ quặng.

+ Kí hiệu đường: thường được dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố

theo chiều dài. Ví dụ: biên giới quốc gia, đường ô tô – số đường, sông suối, tuyến đường biển, dòng biển, hướng gió, dòng sông.

+ Kí hiệu diện tích: thường được dùng để

thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo diện tích. Ví dụ: vùng cây công nghiệp, đầm lầy, hoang mạc, vùng trồng lúa, khu vực phân bố các loại đất, rừng.....

- Nhóm 2: Tìm hiểu về đối tượng thể hiện và lấy ví dụ cho từng dạng kí hiệu bản đồ.

+ Kí hiệu hình học: mỏ sắt, mỏ than, mỏ

dầu.

+ Kí hiệu chữ: mỏ a-pa-tít, mỏ bô-xít, mỏ ni-ken.

+ Kí hiệu tượng hình: luyện kim màu, trạm xăng dầu, dệt may.

Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Tỉ lệ bản đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tính khoảng cách thực tế giữa hai

địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

3. Tỉ lệ bản đồ

tập

Tỉ lệ bản đồ là gì?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Tỉ lệ - Tỉ lệ bản đồ là yếu tố xác bản đồ là gì, quan sát Hình 2.8 và trả lời câu định mức độ thu nhỏ khoảng

hỏi:

cách khi chuyển từ thực tế sang

+ Tỉ lệ bản đồ là gì?

thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

+ Có bao nhiêu cách thể hiện tỉ lệ bản đồ? - Có 3 cách thể hiện tỉ lệ bản

đồ:

+ Tỉ lệ số.

+ Tỉ lệ thước.

+ Tỉ lệ chữ.

Đó là những cách nào?

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết

SGK trang 109 để biết cách xây dựng bản

Tính khoảng cách trên bản đồ

đồ dựa vào tỉ lệ: nhỏ, trung bình, lớn.

dựa vào tỉ lệ bản đồ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả

- Để đo khoảng cách giữa hai

lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Hãy cho

địa điểm trên bản đồ ta có thể

biết sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước?

- GV giới thiệu kiến thức: để tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ, ta phải căn cứ vào tỉ lệ bản đồ. Sử dụng tỉ lệ thước là cách đơn giản nhất để tính được khoảng cách.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản

đồ, quan sát Hình 2.9 và trả lời câu hỏi: Để đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ ta làm như thế nào?

- GV hướng dẫn HS xác định khoảnh cách thực tế từ Rạch Giá đến Cần Thơ theo đường thẳng.

+ Trên bản đồ, từ Rạch Giá đến Cần Thơ đo được là khoảng 3,3 cm.

+ Căn cứ vào tỉ lệ thước, 1 cm trên bản đồ tương ứng với 20 km trên thực địa.

+ Vậy khoảng cách thực tế từ Rạch Giá đến Cần Thơ theo đường thẳng khoảng 66 km.

- Bài tập: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào Hình 2.9, hãy tính khoảng cách

dùng com-pa hoặc dùng mảnh giấy có cạnh thẳng đứng, thước kẻ.

- Để đo khoảng cách giữa hai điểm ta thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định vị trí hai địa điểm cần đo.

+ Đặt hai đầu của com-pa vào

hai điểm cần đo (đối với mảnh giấy, đặt mép thẳng của mảnh giấy sát hai điểm cần đo, dùng bút đánh dấu hai điểm đó lên giấy).

+ Giữ nguyên độ rộng của com-pa (hoặc mảnh giấy) và

đặt lên thước tỉ lệ để tìm ra khoảng cách giữa bai điểm trên thực tế.

từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Kết quả Phiếu học tập số 2: Sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước:

+ Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. (Ví dụ tỉ lệ 1 : 100 000, có nghĩa là 1cm

trên bản đồ ứng với 100 000cm (1km) trên thực tế.

+ Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo tính sẵn. Mỗi đoạn trên

thước đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.

- Tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng:

+ Trên bản đồ, từ Rạch Giá đến Cần Thơ đo được là khoảng 2,45 cm.

+ Căn cứ vào tỉ lệ thước, 1 cm trên bản đồ tương ứng với 20 km trên thực địa.

+ Vậy khoảng cách thực tế từ Rạch Giá đến Cần Thơ theo đường thẳng khoảng 20 x 2,45 = 49 (km).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV mở rộng kiến thức:

+ Tỉ lệ bản đồ quy định mức độ thu nhỏ

khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ so với khoảng cách thực tế. Lãnh thổ càng lớn, mà kích thước tờ bản đồ là giới hạn, thì tỉ lệ bản đồ cảng nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ không phải là sản phẩm được in nhỏ lại từ tờ bản đồ lớn hơn. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì càng phải lược bớt các đối tượng được thể hiện trên bản đồ và thay đổi cách thức thể hiện, nếu không sẽ rất khó đọc được nội dung bản đồ.

+ Ngoài cách đo tính trên bản đồ giấy thì các bản đồ điện tử trên máy tính, điện thoại

thông minh cũng có thể tự động lựa chọn đường đi gần nhất và tính khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Góc khám phá SGK trang 111 để biết cách tính khoảng cách theo đường gấp khúc trên bản đồ.

Hoạt động 4: Phương hướng trên bản đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết xác định phương hướng trên bản đồ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

4. Phương hướng trên bản đồ

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2.11 và

giới

thiệu

kiến

- Xác định phương hướng trên

thức:

bản đồ: + Dựa vào lưới kinh vĩ

+ Các hướng chính:

tuyến

Bắc,

Nam,

Đông,

+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc

Tây.

trong bản đồ.

+ Các hướng trung

gian là Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây

Nam,....

- GV giới thiệu kiến thức: Có hai cách xác

định phương hướng trên bản đồ: dựa vào lưới kinh vĩ tuyến và dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ. Riêng bản đồ khu vực Bắc Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng nam; còn bản đồ khu vực Nam Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng bắc.

+ Đối với cách xác

định phương hướng trên bản đồ dựa vào lưới kinh vĩ tuyến (Hình 2.12), ta quy

ước như sau: phần chính giữa bản đồ là trung tâm, phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc,

phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nam, bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây.

+ Đối với cách xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ: cần dựa vào kim chỉ

nam hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 2.12, 2.13, hãy cho biết các hướng của OA, OB, OC, OD trong mỗi hình.

- GV giải thích thêm: Ngoài cách gọi phương hướng theo chữ, người ta còn gọi phướng

hướng theo độ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Xác định hướng của:

+ OA hướng Đông bắc

+ OB hướng Đông

+ OC hướng Tây nam

+ OD hướng Tây.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 5: Một số bản đồ thông dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết bản đồ được chia làm 2 nhóm.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

5. Một số bản đồ thông dụng

- GV giới thiệu kiến thức:

- Bản đồ chia thành 2 nhóm:

- Bản đồ được chia làm hai nhóm: nhóm bản đồ

+ nhóm bản đồ địa lí chung

địa lí chung và nhóm bản đồ địa lí chuyên đề.

+ nhóm bản đồ địa lí chuyên đề.

- Nhóm bản đồ địa lí chung thể hiện các đối

tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất (tự nhiên, kinh

tế, xã hội...) như địa hình, đất, sinh vật, các điểm

dân cư, đường giao thông, các vùng sản xuất,

ranh giới hành chính,.... Nhóm bản đồ này không

tập trung làm nổi bật vào yếu tố nào.

- Nhóm bản đồ địa lí chuyên đề có nội dung thể

hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các

đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu

hỏi: Lấy ví dụ về hai nhóm bản đồ địa lí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực

hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Dự kiến sản phẩm:

- Ví dụ về hai nhóm bản đồ:

+ Nhóm bản đồ địa lí chung: Bản đồ địa lí tình Gia Lai, Bản đồ các nước Đông Nam Á, Bản đồ

hành chính Việt Nam,...

+ Nhóm bản đồ địa lí chuyên đề: Bản đồ du lịch Việt Nam, Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái

đất, Bản đồ các dòng biển đại dương trên thế giới, Bản đồ phân bố bố các nhà máy thủy điện ở miền Bắc,...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK trang 112.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- Với tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 1km trên thực địa.

- Với tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 90km trên thực

địa.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3, 4 phần Vận dụng SHS trang 112.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 3: Trong hai hình 2.2 và hình 2.3 thì hình 2.2 có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.

Câu 4:

10 cm trên bản đồ ứng với 120km trên thực địa.

1cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 (km thực địa).

Vậy bản đồ có tỉ lệ: 1 : 1 200 000.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học (Đính kèm Phiếu học tập số 1)

Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 1:

Câu hỏi: Tìm hiểu về đối tượng thể hiện và lấy ví dụ cho từng loại kí hiệu bản

đồ.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 2:

Câu hỏi: Tìm hiểu về đối tượng thể hiện và lấy ví dụ cho từng dạng kí hiệu bản

đồ.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm….:

Câu hỏi: Hãy cho biết sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước?

Trả lời:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 3: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Vẽ lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: sử dụng lược đồ để mô tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một

địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế.

 Sử dụng các công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy, tranh ảnh, lược đồ.

3. Phẩm chất

- Hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt được địa phương

này với địa phương khác.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, mô hình địa phương.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường đi từ khách du lịch hoặc những người ở nơi khác đến. Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi mà họ muốn tới mà không phải trực tiếp dẫn họ đi ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Để giúp họ, em sẽ tưởng tưởng lại những địa điểm đi qua nơi họ muốn đến, địa điểm đặc trưng sau đó chỉ dẫn cho họ theo trí nhớ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Khi các em có người từ nơi khác đến hỏi đường đi một nơi

họ không quen thuộc các em sẽ nghĩ một lúc, sau đó hướng dẫn họ tìm ra nơi cần đến. Một số em sẽ sử dụng các điểm mốc như trường học, cột đền giao thông, một số em sẽ sử dụng bảng tên đường, các ngã rẽ,.. để hướng dẫn. Hoặc ngay từ ngày còn bé, được bố mẹ đưa đi học, em nhớ rõ con đường từ nhà đến

trường. Rồi bố mẹ đưa đến các nơi em thích: cửa hàng kem, hiệu sách thiếu nhi, đến nhà các bạn cùng lớp,... Nếu có đi một mình, em cũng không bị lạc. Tại sao em lại không bị lạc? Vì trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình ảnh về không gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ. Sau bài học này, các em sẽ hiểu lược đồ trí nhớ là gì và em vẽ được lược đồ trí nhớ đề thể hiện các khu vực, đối tượng địa lí thân quen. Chúng ta cùng vào Bài 3: Lược đồ trí nhớ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được thế nào là lược đồ trí nhớ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Tại sao gọi là lược đồ trí

- GV giới thiệu kiến thức: Chúng ta có thể

nhớ?

diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về

- Lược đồ trí nhớ để mô tả hiểu

cộng động xung quanh bằng cách miêu tả

biết của cá nhân về một địa

bằng lời, vẽ một bức phác họa khung cảnh, vẽ

phương.

một sơ đồ về các địa điểm mình yêu thích, về

các nơi ở của họ hàng, bạn bè tại địa

- Lược đồ trí nhớ về không gian

phương,....Một phương tiện đặc biệt để mô tả

xung quanh ta.

hiểu biết của cá nhân về một địa phương là

- Lược đồ trí nhớ về không gian

lược đồ trí nhớ.

rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa

đến

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1, Hình 3.2 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả lại những gì em

nhìn thấy trên các bức hình.

- GV yêu cầu HS đọc phần Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta SGK trang 113, 114 và trả lời câu hỏi:

+ Lược đồ trí nhớ là gì?

+ Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì?

+ Những điều cần lưu ý khi vẽ lược đồ trí nhớ?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc đoan văn sau và hoàn thành nhiệm vụ phía đưới: Bằng xe máy, chứng tôi xuất phát từ Hà Nội đi về hướng nam đọc theo quốc lộ 1A. Dừng ở một trạm ven đường trong thành phố Phủ Lý (Hà Nam), sau đó chúng tôi tiếp tục đi chuyển. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Ninh Bình. Từ đây, theo đại lộ Tràng An về hướng tây khoảng 6 km, danh thắng Tràng An hiện lên trước mắt chúng tôi với khung cảnh thật đẹp.

Hãy vẽ lại hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn trên.

- GV giới thiệu kiến thức: Khi học về địa lí thế giới hay địa lí Việt Nam, những tri thức

về không gian và sự phân bố của các đối tượng địa lí, một số thuộc tính của chúng được lưu giữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ. Trong những tình huống nào đó, người này sẽ nhớ lại các thông tin và vẽ chúng trên giấy.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 3.3 và trả lời câu hỏi: Điền lên lược đồ

trống Việt Nam tên các quốc gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng

và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở mỗi thành phố, hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông qua xem ti vi hay nghe đài, đọc sách, báo,...

+ GV hướng dẫn HS: Để điền đúng trên Lược đồ Việt Nam vị trí các thành phố, HS cần nhớ được địa điểm và cân nhắc cả khía cạnh quan hệ không gian giữa các địa điểm này. HS nhớ lại những thông tin liên quan như: Đà Nẵng nằm ở khoảng nào của vùng ven biển nước ta? Quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa gần Đà Nẵng hơn? Hà Nội ở phía Bắc hay phía Nam nước ta? Sau đó, HS nhớ lại các địa điểm mà em có thể đã nhiều lần biết đến nhờ xem ti vi, đọc báo,...HS có thể không nhớ không gian chính xác nhưng điền được các

địa điểm nào thuộc Hà Nội, thuộc các thành

phố khác,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Mô tả lại những điều em nhìn thấy trong các bức hình:

+ Hình 3.1: Bức hình là ảnh chụp quang cảnh

Núi Đôi ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xung quanh là những ngôi lang, ngọn núi, ruộng lúa.

+ Hình 3.2: Bức hình là tranh phác họa lại quanh cảnh Núi Đôi. Trong bức phác họa có chú thích cảnh núi đá vôi, làng, Núi Đôi, đường quốc lộ, đường, ruộng lúa.

- Lược đồ trí nhớ tồn tại trong não con người, là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh một nơi nào đấy - mà người đó đã trải nghiệm.

- Lược đồ trí nhớ có tác dụng định hướng

trong không gian, tìm đường, đi được đến nơi mình muôn đến và trở lại nơi mình muốn trở về mả không cần có bản đồ trong tay hay bắt cứ công cụ hỗ trợ nào.

Hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn:

Hà Nội Phủ Lý Ninh Bình Tràng An

- HS điền trên bản đồ:

+ Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc (trên đất liền), Trung Quốc và Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bờ-ru-nây, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và Đài Loan (tiếp giáp trên biển).

+ Biển tiếp giáp nước ta là Biển Đông

+ Trong Hà Nội điền: Hồ Gươm, Lăng chủ

tịch Hồ Chí Minh, thành Thăng Long

+ Trong Đà Nẵng điền: Bà Nà Hills, bãi biển Mỹ Khê, Cù Lao Chàm.

+ Trong TP HCM điền: Chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức bà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vẽ lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Cách xây dựng lược đồ trí

- GV giới thích kiến thức: Một người có thể xây

nhớ

dựng lược đồ trí nhớ cho những nơi họ chưa từng

+ Lược đồ bắt đầu từ vị trí

đến. Ví dụ: một du khách có thể đánh dấu trên

điểm đứng của người vẽ lược

lược đồ các địa điểm họ muốn đến thăm thông

đồ (bến xuất phát).

qua tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau.

+ Lược đồ gồm: kí hiệu

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.4. Lược đồ

đường, kí hiệu điểm và những

được hoàn thành sau khi người vẽ lược đồ nghiên

thông tin người dùng cho là

cứu bản đồ các tuyến xe buýt được dán ở bến xe

hữu ích.

buýt và xác định đường đi đến địa điểm cần đến.

+ Lược đồ có một số địa hình

Phân tích lược đồ trí nhớ về tìm đường xe buýt:

địa vật được dùng làm các

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu

mốc để xác định phương

hỏi: Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian

hướng, đường đi, địa điểm.

từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần vẽ:

+ Đường làng hoặc đường ô tô.

+ Sông, suối, hồ cây, cửa hàng, chợ cây, nhà cao

tầng,....

- GV gợi ý để HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Bắt đầu từ Nhà em.

+ Các đối tượng tự nhiên, địa hình địa vật em nhớ

rõ (sông, suối, ao hồ, cây cổ thụ,...).

+ Các đối tượng kinh tế, văn hóa – xã hội em thấy

thân quen (đường làng, đường ô tô, đường sắt,

thư viện, rạp chiếu phim, chợ, sân đá bóng, công

viên, khu nhà cao tầng,...).

+ Những nơi em hay đến: trường học, nhà họ

hàng,..

+ Ghi chú những địa điểm, con đường em cho là cần nhớ.

+ HS dùng những kí hiệu đường, điểm đơn giản, kí hiệu tượng hình để lược đồ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Mỗi HS vẽ lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Sử dụng lược đồ trí nhớ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập SGK trang 115 và trả lời câu hỏi: Nêu tác dụng của việc có lược đồ trí nhớ.

- GV lưu ý HS: Trong học tập, lược đồ trí nhớ giúp ta học Địa lí thú vị hơn nhiều, kiến thức địa lí vững chắc hơn và khả năng vận dụng vào cuộc sống cũng đa dạng hơn.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 3.5 và trả lời câu hỏi: Hãy lựa chọn các

địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì đến những địa điểm danh thắng đã chọn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Điểm danh thắng mà em muốn đến là: Quần thể bách xanh cổ thụ, Đền Thượng và tháp

trong cuộc sống và học tập

- Tác dụng của việc có lược đồ

trí nhớ:

+ Sử dụng không gian sống hiệu quả hơn, có nhiều lựa chọn trong việc di chuyển

+ Thấy được không gian sống

phong phú hơn, ý nghĩa hơn, sẽ gắn bó hơn với vùng đất của mình, nhất là sau này khi đi xa.

Bảo Thiên.

+ Vẽ lược đồ trí nhớ từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì đến Quần thể bách xanh cổ thụ, Đền Thượng và tháp Bảo Thiên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK trang 116.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Tên một số đối tượng địa lí mà em

thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học (hoặc đi dã ngoại): Ao, cây ven

đường, sân vận động, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, di tích lịch sử văn hóa, rạp chiếu phim…

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SHS trang 116.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS tham khảo phần hướng dẫn và

lược đồ trí nhớ GV đã minh họa trong phần Cách xây dựng lược đồ trí nhớ để làm bài tập.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 4: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA

ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Biết tìm đường đi trên bản đồ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau để xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ. Biết đọc bản đồ.

 Biết tìm kiếm thông tim từ các nguồn tin cậu để cập nhật tri thức, số liệu,...về các địa phương; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.

3. Phẩm chất

- Hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt được địa phương

này với địa phương khác.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

- Có ý thức học tốt, hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Bản đồ du lịch Hà Nội, bản đồ du lịch các tỉnh, thành phố khác nhau.

- Video clip mô phỏng áp dụng công nghệ định vị.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có nhiều tình huống làm việc với bản đồ, đơn giản là xác định vị trí của đối tượng cần tìm, tìm hướng đi, tuyến đường, phức tạp hơn là tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố kinh tế,...Sử dụng bản đồ đem lại cho chúng ta nhiều kiến thức và kĩ năng mà các phương tiện khác không so sánh được. Các bản đồ điện tử được cài

đặt trên máy tính hoặc điện thoại thông minh rất tiện ích cho con người ở thời đại công nghệ 4.0. Vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ sử dụng bản đồ như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này trong bài học ngày hôm nay

– Bài 4: Thực hành Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

Tìm đường đi trên bản đồ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách đọc bản đồ và xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của

đối tượng địa lí trên bản đồ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Tìm hiểu về cách đọc bản đồ

- GV yêu cầu HS đọc phần Đọc bản đồ và phần Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ SGK trang 117 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những lưu ý khi đọc bản đồ.

+ Quan sát Hình 4.1 SGK trang 118, hãy xác

định vị trí của Việt Nam trên bản đồ các nước trong khu vực Đông Nam Á; xác định vị trí và

tên thủ đô các nước Đông Nam Á trên bản đồ.

- GV gọi HS lên xác định trên bản đồ. GV khuyến khích HS thao tác trực tiếp trên bản

đồ.

- GV lưu ý HS cách chỉ bản đồ, cách đọc các

đối tượng địa lí trên bản đồ thông qua chú giải, cách xác định vị trí các đối tượng qua hệ thống kinh vĩ tuyến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- HS lên bảng và xác định được vị trí các

nước và tên thủ đô các nước trong khu vực ĐNA.

và xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ

- Những lưu ý khi đọc bản đồ:

+ Hiểu được các yếu tố cần thiết của bản đồ hay còn gọi là ngôn ngữ bản đồ.

+ Biết được đối tượng địa lí cần

đọc là gì, đặc điểm của đối tượng địa lí đó và các mối quan hệ xung quanh nó.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách tìm đường đi trên bản đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tìm đường đi trên bản đồ

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Tìm đường đi trên bản đồ

- GV yêu cầu HS đọc phần Đọc bản đồ và

- Cung Thể thao Quần Ngựa

phần Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên

đến Bảo tàng Hồ Chí Minh: đi

bản đồ SGK trang 118 và trả lời câu hỏi:

theo đường Hoàng Hoa Thám

+ Hãy cho biết muốn đi từ Cung Thể thao

phố Ngọc Hà

Quần Ngựa đến Bảo tàng Hồ Chí Minh ra

- Khoảng cách từ Cung Thể

phải qua những con đường nào. Tìm đường đi

thao Quần Ngựa đến Bảo tàng

ngắn nhất.

Hồ Chí Minh:

+ Tính khoảng cách từ Cung Thể thao Quần

8,5 x 35.000 =

Ngựa đến Bảo tàng Hồ Chí Minh?

- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả

và xác định trên bản đồ, các nhóm khác nhận

xét, bổ sung. GV chuẩn hoá kiến thức và đánh giá.

- GV gọi HS lên xác định trên bản đồ. GV khuyến khích HS thao tác trực tiếp trên bản

đồ.

- GV lưu ý HS cách chỉ bản đồ, cách đọc các

đối tượng địa lí trên bản đồ thông qua chú giải, cách xác định vị trí các đối tượng qua hệ thống kinh vĩ tuyến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Có 2 cách để đi từ Cung thể thao Quần Ngựa đế Bảo tàng HCM

- HS lên bảng và xác định được vị trí các

nước và tên thủ đô các nước trong khu vực ĐNA.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

+ Tìm đường từ Cung Thể thao Quần Ngựa đến vườn Bách Thảo, Lăng chủ tịch

HCM

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI BÀI 5: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Mô tả được hình dạng và kích thước của TĐ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định vị trí của Trái

Đất trong hệ Mặt Trời, mô tả hình dạng và kích thước của Trái Đất.

 Sử dụng các công cụ địa lí: hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, clip… từ góc nhìn địa lí.

3. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ hành tinh xanh, tự tin trong cuộc sống.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Video clip về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát một đoạn clip ngắn về hệ Mặt Trời và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hệ Mặt trời

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Đã bao giờ em tự hỏi: Trái Đất của chúng ta rộng lớn như

thế nào? E đang sống ở đâu trên Trái Đất. Cùng với sự phát triển của khoa học, những khám phá của con người về Trái Đất ngày càng rõ ràng hơn. Bài học hôm nay

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu TĐ trong hệ Mặt trời

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

1. Trái Đất trong hệ Mặt

tập

trời

- GV có thể cho cả lớp quan sát hình 5.1

- Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành

SGK và xem video clip về hệ Mặt Trời, sau

tinh, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3

đó chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-6

trong theo thứ tự xa dần mặt

HS tìm hiểu và trả lời theo Phiếu học tập

trời.

một số câu hỏi sau:

- Mặt trời nằm ở trung tâm của

+ Hệ Mặt Trời bao gồm những hành tinh

hệ Mặt Trời, là ngôi sao lớn, tự

nào?

phát ra ánh sáng.

+ Mặt Trời có đặc điểm gì?

+ Hành tinh nào nhỏ nhất? Hành tinh nào

lớn nhất?

- Trái Đất là hành tinh duy nhất

+ Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt

trong hệ Mặt Trời có sự sống

Trời tính từ ngoài vào?

- GV giao nhiệm vụ và HS thực hiện theo

phiếu học tập.

- GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp: Theo em,

tại sao trong hệ Mặt trời, chỉ có Trái Đất

tồn tại sự sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

+ Hệ MT gồm 8 hành tinh (HS tự kể tên). Thủy tinh là hành tinh nhỏ nhất.

+ Mặt trời là ngôi sao tự phát sáng, khối lượng chiếm tới 99,8% khối lượng của toàn bộ hệ MT. Đường kính của MT gấp 109 lần đường kính của Trái Đất. Các hành tinh đều chuyển động quanh hệ Mặt Trời.

+ Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ MT.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và bổ sung:

Sự sống trên Trái Đất có rất nhiều nguyên nhân:

– Kích thước vừa phải (chỉ lớn hơn Kim tinh một chút), tỉ trọng vừa phải (chỉ hơn Thuỷ tinh một chút).

– Khoảng cách vừa phải so với Mặt Trời, đủ để nước có thể tồn tại được ở dạng và nhiệt

đến từ Mặt Trời cũng là vừa đủ cho sự sống tồn tại. - Khối lượng vừa phải của Trái Đất đủ để giữ lại một bầu khí quyển giàu ô-xy, không quá đậm đặc và cũng không quá loãng.

- Sự chuyển động quanh trục đã giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng và cũng không

quá lạnh, tạo ra sự điều hoà nhiệt độ giữa

ngày và đêm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình dạng và kích thước của Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được hình dạng và kích thước của

Trái Đất.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Hình dạng và kích thước

- GV yêu cầu HS quan sát SGK, thảo luận

của Trái Đất

theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

- Hình dạng: Hình cầu

+ Tại sao khi đứng ở trên cao người ta có thể

nhìn thấy những con tàu ngoài xa đang lênh đênh trên mặt nước biển?

+ Tại sao nhìn con tàu ngoài khơi xa qua

kính viễn vọng, ta thấy boong tàu gần như đang bị chìm trong nước biển, Do dạng hình cầu của Trái Đất). trong sự thật thì không phải thế?

- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 5.4 và đặt tiếp câu hỏi:

+ Bán kính ở cực của Trái Đất và bán kính xích đạo khác nhau ở điểm nào?

+ Em có nhận xét gì về bán kính Trái Đất?

+ Việc xác định được hình dạng và kích

thước Trái Đất có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Vì Trái đất có hình cầu nên khi đứng trên cao, hìn xuống hai bên đều thấp hơn nên

chúng ta có thể quan sát dễ dàng những con tàu ngoài xa đang lênh đênh trên mặt nước biển.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

- Kích thước:

+ Trái Đất có kích thước rất lớn,có sự chênh lệch giữa bán kính ở xích đạo và bán kính ở

cực.

+ Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa quan trọng: xác định được tọa độ các điểm trên TĐ, khoảng cách giữa các điểm….

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- GV mở rộng kiến thức cho HS: Trái Đất không hẳn là một hình cầu lí tưởng mà hơi

dẹt ở hai đầu. Chính vì vậy, các nhà khoa học đưa ra tên gọi đúng hình dạng Trái Đất là e-lip-xô-it.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao nào?

A. Sao Thuỷ

B. Sao Hoả.

C. Sao Kim.

D. Sao Mộc.

A. Sao Kim.

B. Mặt Trời.

C. Sao Hoả.

D. Trái Đất.

B. Sao Thủy

C. Hải Vương

D. Sao Hỏa

Câu 4: Trái đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn

B. Hình vuông

C. Hình cầu D. Hình bầu dục

Câu 5: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Vị trí thứ 3

B. Vị trí thứ 5

C. Vị trí thứ 9

D. Vị trí thứ 7

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 1A, 2B, 3D, 4C, 5A

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SHS trang 117.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Do Trái Đất hình cầu nên đứng trên cao sẽ quan sát được xa hơn tàu thuyền ngoài khơi.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

PHIẾU HỌC TẬP

Nội dung

Đặc điểm

Hệ Mặt Trời bao gồm những

………………………………………………………

hành tinh nào?

………………………………………………………

Mặt Trời có đặc điểm gì?

………………………………………………………

Hành tinh nào nhỏ nhất? Hành

………………………………………………………

tinh nào lớn nhất?

………………………………………………………

Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong

………………………………………………………

hệ Mặt Trời tính từ ngoài vào?

………………………………………………………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 6: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ ĐỊA LÍ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch

hưởng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

- Nhận biết được giờ địa phương/ giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa

điểm trên thế giới.

2. Về năng lực

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, phân tích được mối quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất với các hệ quả: giờ trên

Trái Đất, sự lệch hướng giữa chuyên động tự quay quanh trục của Trái Đất với các hệ quả: giờ trên Trái Đắc sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

 Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, sử dụng quá Địa Cầu sơ đồ, lược đồ,...

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực

thực hiện những công việc của bản thân.

 Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua giải quyết các tình huống mang tính thực tế.

3. Phẩm chất

– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sông hàng ngày.

– Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Quả Địa Cầu, ngọn đèn trong bóng tối (tượng trưng cho Mặt Trời).

- Tranh ảnh, video clip về Trái Đất (nếu có).

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát video về chuyển động của Trái đất và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề:

Trái Đất chuyển động hay đứng yên?

Hướng chuyển động của Trái Đất?

Chuyển động này sinh ra các hệ quả nào?

Vì sao chúng ta không cảm nhận được Trái Đất đang quay?

- GV giao nhiệm vụ và HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài: Con người và tất cả mọi vật trên bề mặt TĐ

vẫn liên tục quay quanh trục của TĐ, vậy nhưng tại sao chúng ta không cảm nhận được điều này? Khi Trái Đất quay đã ảnh hưởng như thế nào đến sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu/

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày – đêm trên trái đất.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, theo nhóm, làm việc theo cặp và trả

lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Chuyển động tự quay

- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cả lớp

quanh trục của Trái Đất

quan sát:

+ Chuẩn bị: quả Địa Cầu với ngọn đèn (có thể

sử dụng bóng đèn điện hoặc cây nến) để trong bóng tối.

+ Cách tiến hành: Thí nghiệm thực hiện trên mặt phẳng như mặt bàn, trục của Địa Cầu.

Trước hết, GV để quả Địa Cầu đừng yên

- Trái đất tự quay một vòng

không quay trước ngọn đèn, HS quan sát. Sau

quanh trục theo hướng từ Tây

đó, GV cho quả Địa Cầu quay quanh trục và

sang Đông.

yêu cầu HS tiếp tục quan sát để trả lời các câu

- Thời gian tự quay một vòng

hỏi sau:

24h ( một ngày, đêm).

Ngọn đèn có thể chiếu được toàn bộ - Trục của Trái Đất nghiêng

quả Địa Cầu hay không? Tại sao?

trên mặt phẳng quỹ đạo một

Khi quả Địa Cầu không quay quanh góc 66033’.

trục, ngọn đèn có thể chiếu sáng được

- Trái Đất quay quanh trục sinh

nhiều phần của quả Địa Cầu?

ra hiện tượng ngày đêm trên

Trái Đất quay quanh trục theo hướng TĐ luân phiên và kế tiếp nhau

nào?

không ngừng.

+ Tiếp theo, GV đánh dấu một vài địa điểm trên bề mặt quả Địa Cầu rồi làm thí nghiệm để

quả Địa Cầu quay, HS quan sát và trả lời câu hỏi: Các địa điểm đánh dấu để sẽ thay đổi như thế nào?

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện lại thí nghiệm và rút ra các đặc điểm về chuyển động của TĐ quanh trục (thời gian 3 phút)

Nội dung

Đặc điểm

Thời gian

Hướng quay

Độ nghiêng của TĐ

khi quay

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dùng quả địa cầu để mô tả chuyển động quanh trục của

+ Sự quay quanh trục đã làm cho Trái Đất có hiện tượng và đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi?

+ Theo em, nếu Trái đất không quanh quanh trục thì có ngày và đêm trên TĐ không? Điều gì sẽ xảy ra?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

+ Ngọn đèn không thể chiếu sáng toàn bộ quả địa cầu.

+ Khi TĐ không quay quanh trục, ngọn đèn chỉ chiếu sáng được một nửa quả địa cầu.

+ Hướng quay của TĐ quanh trục từ tây sang đông.

+ Các điểm được đánh dấu sẽ lần lượt được chiếu sáng rồi lại chuyển vào bóng tối

- HS dùng quả địa cầu và mô tả được: do Trái

đất quay quanh trục nên lần lượt từng nửa cầu đều nhận được ánh sáng và đi vào trong bóng tối sinh ra hiện tượng ngày và đêm luân phiên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV bổ sung:

- Nếu TĐ không quay quanh trục sẽ vẫn có hiện tượng ngày và đêm trên TT. Tuy nhiên,

một nửa sẽ liên tục được chiếu sáng là ban ngày, mặt đất bị đốt nóng; một nửa liên tục nằm trong bóng tối và là ban đêm, mặt đất vô vùng lạnh lẽo. Từ đó, hình thành những luồng gió mạnh và sự sống không thể tồn tại trên TĐ.

- Khi ngồi trên ô tô đang chạy nhanh, nhìn hàng cây bên đường, ta có cảm giác như cả

hàng cây đang chạy ngược chiều chuyển động của ô tô. Chuyển động không có thật ấy gọi là chuyển động biểu kiến. Cũng như thế, Trái Đất quay quanh trục từ tây sang đông nên ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở phía đông, buổi trưa Mặt Trời lên cao trên đỉnh đầu, đến chiều Mặt Trời lặn ở phía tây.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giờ trên TĐ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được giờ địa phương/ giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên thế giới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm và trả

lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Giờ trên Trái Đất

tập

- Giờ địa phương: các địa điểm

- GV nhắc lại kiến thức mục 1, kết nối sang

nằm trên các kinh độ khác nhau

mục 2: TĐ quay quanh trục từ tây sang

sẽ có giờ khác nhau.

đông, vì thế ta thấy Mặt Trời mọc ở các địa

- Giờ khu vực: bề mặt TĐ được

điểm ở phía đông sớm hơn các địa điểm ở

chia thành 24 khu vực giờ, mỗi

phía tây. Vì vậy để tiện cho sinh hoạt và

khu vực có một giờ riêng, giờ

cuộc sống, người ta đã chia thành các múi

chính xác của kinh tuyến đi qua

giờ trên Trái Đất.

giữa khu vực được lấy làm giờ

- GV yêu cầu HS làm việc cá người ta nhân,

chung của cả khu vực.

đọc nội dung SGK trang 123 và trả lời câu

hỏi:

+ Tại sao khi muốn xem trực tiếp các trận đấu bóng đá của giải Ngoại hạng Anh, chúng ta thường phải dậy vào lúc 2 giờ sáng, trong khi thực tế các trận đấu đó lại diễn ra vào lúc 19 giờ của nước Anh?

GV giải thích để HS hiểu được thế nào là giờ địa phương/ giờ khu vực.

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS sử dụng hình 6.2 và hình 6.3 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Hãy tính môt khu vực giờ rộng bao nhiêu

độ kinh tuyến?

+ Cho biết khu vực giờ số 0 có gì đặc biệt?

+ Quan sát hình 6,3 cho biết khi Hà Nội là 7 giờ sáng thì các thành phố Luân Đôn, Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Mát-xcơ-va và Niu Y-oóc là mấy giờ?

- GV giải thích về ý nghĩa của đường kinh tuyến gốc và đường kinh tuyến đổi ngày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Một khu vực giờ rộng:

360:24=15độ

- Khu vực giờ số 0 là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua.

- Tính giờ:

- Giờ gốc ( GMT) là khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa ( giờ quốc tế)

- Phía Đông có một giờ sớm hơn

phía Tây.

- Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày.

Địa điểm

Giờ tương ứng

Luân Đôn,

0 giờ

Bắc Kinh

8 giờ

Tô-ki-ô

9 giờ

Mát-xcơ-va

3 giờ

Niu Y-oóc

19 giờ ngày hôm

trước

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm và trả

lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Sự lệch hướng chuyển động

- GV làm việc chung với cả lớp, giải thích

của các vật thể

cho HS hiểu khi Trái Đất chuyển động quanh

- Do sự vận động tự quay của

trục đã sinh ra một lực làm lệch hướng

Trái Đất nên các vật chuyển

chuyển động của các vật thể so với hướng chuyển động thẳng ban đầu theo chiều kinh tuyến, được gọi là lực Cô-ri-ô-lit

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi và yêu cầu HS cho biết hướng chuyển động của vật thể sau khi bị lệch ở cả hai bán cầu.

- GV yêu cầu HS: Nêu một số ví dụ về những vật thể trên TĐ bị lệch hướng chuyển động do tác dụng của lực Cô-ri-ô-lit.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Sự chuyển động của hướng gió, của con tàu, viên đạn khi bắn đều bị ảnh hưởng bởi lực

động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.

- Nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thì ở nửa cầu Bắc vật chuyển động sẽ lệch về bên phải. Ở nửa cầu Nam chuyển động về bên trái.

Cô-ri-ô-lit và bị lệch hướng chuyển động.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK/trang 126

1. Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

2. Quan sát hình 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến nào

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

1. Trái Đất có dạng hình cầu, nên bao giờ Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa

được chiếu sáng là ngày. nửa nằm trong bóng tối là đêm.

- Trong khi đó Trái Đất lại tự quay từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.

2. Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7, kinh tuyến 105Đ là kinh tuyến trung tâm

để xác định múi giờ ở Việt Nam.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang126.

3. Bài tập tình huống:

Người mẹ tham gia đoàn công tác tới Pa-ri (thủ đô nước Pháp). Trước khi đi Pa-ri, mẹ giao hẹn với con trai ở Hà Nội là hằng ngày hai mẹ con sẽ nói chuyện qua internet. Tuy nhiên, có một số trở ngại về mặt thời gian: Theo giờ Pa-ri, từ 7 giờ đến 12 giờ mẹ làm việc với đoàn và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy người con không liên lạc được với mẹ. Tương tự như vậy, theo giờ Hà Nội, từ 7 giờ đến 12 giờ người con đi học và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy, người mẹ không liên lạc được với con. Theo em, hai mẹ con sẽ chỉ nói chuyện được với nhau trong những khoảng thời gian nào trong ngày (theo giờ Pa-ri và theo giờ Hà Nội)?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Do chênh lệch múi giờ nên hai mẹ

con chỉ nói chuyện được với nhau trog khoảng thời gian từ 13 giờ đến 14 giờ Pa-ri, tương ứng từ 19 đến 20 giờ theo giờ Hà Nội.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC HỆ QUẢ ĐỊA LÍ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên: mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, phân tích được quan hệ nhân quả giữa chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất với các hệ quả: mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

 Sử dụng các công cụ địa lí: tranh ảnh, sơ đồ, Địa cầu, video clip,...

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tự tìm tòi kiến thức để trả

 lời các câu

 Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Tự tin trong cuộc sống, truyền đươc cảm hứng về khám phá thiên nhiên với nhiều người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Quả địa cầu, ngọn đèn trong bóng tối (tượng trưng cho Mặt trời)

- Tranh ảnh, video về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Hình ảnh sau gợi cho các em điều gì? Tại sao trong một năm, thiên nhiên lại có sự thay đổi

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Ngoài chuyển động quanh trục Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời, sự chuyển động đó sinh ra các mùa trên Trái Đất và hiện tượng

ngày đêm dài ngắn khác nhau trong năm. Giờ học này chúng ta sẽ tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Chuyển động của Trái Đất

- GV có thể cho cả lớp quan sát hình ảnh về

quanh Mặt Trời

chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Trái Đất chuyển động quanh

hoặc thí nghiệm quả địa cầu ở bốn vị trí xung

Mặt Trời theo hướng từ Tây

quanh ngọn đèn và trả lời được một số câu

sang Đông trên quỹ đạo có hình

hỏi sau:

e líp gần tròn.

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?

+ Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục TĐ có đặc điểm gì?

+ Thời gian để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là bao lâu?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

- Thời gian Trái Đất chuyển

động một vồng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.

- Trong khi Trái Đất chuyển

động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời ), Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên một độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng các mùa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hiện tượng ngày đêm dài

ngắn theo mùa.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Các mùa trên Trái Đất

tập

- GV có thể cho HS cả lớp nhận biết qua

tranh ảnh về các mùa hoặc kể về đặc điểm

- Do trục Trái Đất nghiêng và

các mùa qua trải nghiệm của bản thân:

không đổi hướng trong khi

chuyển động trên quỹ đạo, nên

hai nửa cầu Bắc, Nam lần lượt

Sau đó, GV đặt câu hỏi: Tại sao lại có các

ngả về phía mặt trời.

+ Nửa cầu nào ngả về phía Mặt

mùa trên Trái Đất? Nội dung phần hai sẽ

Trời, có góc chiếu lớn nhận được

giúp các em trả lời được câu hỏi này.

nhiều ánh sáng và nhiệt mùa

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi,

nóng của nửa cầu đó.

tìm hiểu nguyên nhân sinh ra các mùa. Yêu

+ Nửa cầu nào không ngả về

cầu HS các nhóm đọc thông tin và quan sát

phía Mặt Trời, có góc chiếu nhỏ,

hình 7.3 SGK, trao đổi để trả lời các câu

nhận được ít ánh sáng và nhiệt

hỏi sau:

➞mùa lạnh của nửa cầu đó.

+ Ngày 23-9, nhiệt độ và ánh sáng trên bề

+ Vào 21/3 và 23/9: ánh sáng và

mặt Trái Đất được phân phối thế nào?

nhiệt phân bố đều cho cả hai bán

+ Ngày 22-12, Mặt Trời chiếu thẳng góc

cầu.

vào giữa trưa ở vĩ tuyến nào Trái Đất?

- Mùa ở hai bán cầu luôn trái

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành vào ngược nhau. phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát bảng 7.1

SGK, xác định các mùa ở bán cầu Nam, hoàn thành vào phiếu học tập số 2. Từ đó em hãy rút ra kết luận:

+ Nguyên nhân nào sinh ra các mùa trên Trái Đất?

+ Mùa ở hai bán cầu có đặc điểm gì?

- GV gợi ý để HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Phiếu HT số 1

Ngày

Vĩ độ được ánh

Nửa cầu

sáng Mặt Trời

nhận được

chiếu vuông góc

nhiều ánh

vào giữa trưa

sáng và nhiệt

21/3

Xích đạo

Hai nửa cầu

bằng nhau

22/6

Chí tuyến Bắc

Nửa cầu Bắc

23/9

Xích đạo

Hai nửa cầu

bằng nhau

22/12

Chí tuyến Nam

Nửa cầu Nam

Phiếu học tập số 2: Thời gian mùa ở bán cầu Nam

Mùa

Thời

Mùa

Thời

gian

gian

Mùa

23/9-

Mùa thu

21/3-

xuân

22/12

22/6

Mùa hạ

22/12-

Mùa

22/6-

21/3

đông

23/9

Mùa ở hai bán cầu Bắc và Nam luôn trái

ngược nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn hoá kiến thức: Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng, nhiệt là mùa nóng và ngược lại. Mùa của hai bán cầu luôn trái ngược nhau. Ở nước ta, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thể hiện rõ rệt ở miền Bắc hơn so với miền Nam vì miền Nam gần đường xích đạo hơn miền Bắc.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hiện tượng ngày đêm dài

ngắn theo mùa.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Hiện tượng ngày – đêm

- GV cho HS thảo luận theo sử dụng hình 7.4 SGK

dài ngắn theo mùa

để HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

-Bán cầu nào là mùa nóng thì

sẽ có ngày dài hơn đêm;

ngược lại, bán cầu nào là

mùa lạnh thì sẽ có đêm dài

hơn ngày.

+ Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu

- Từ vùng cực về đến cực ở

nào ngả về phía Mặt Trời? Độ dài ngày – đêm ở các

mỗi bán cầu: có 6 tháng là

bán cầu như thế nào?

ngày hoặc là đêm.

+ Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Độ dài ngày – đêm ở các bán cầu như thế nào?

- GV yêu cầu HS chia nhóm, các nhóm quan sát hình 7.5 SGK. Các nhóm trao đổi để điền vào Phiếu học tập số 3 về độ dài ngày – đêm ở các vĩ độ và chứng minh: Càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn; còn vào mùa lạnh, ngày ngắn

đêm dài.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

PHT số 3

Độ dài

Độ dài

Độ dài

Độ dài

độ

ngày

đêm

độ

ngày

đêm

Xích

12h

12h

đạo

20°B

13h13p

10h47p

20°B

10h46p

13h14p

30°B

13h56p

10h4p

30°B

10h5p

13h55p

Vòng

18h30p

5h30p

Vòng

5h40p

18h20p

cực

cực

Bắc

Nam

Vào ngày 22/6: nửa cầu bắc ngả về phía Mặt Trời.

+ Độ dài ngày – đêm ở xích đạo dài bằng nhau.

+ Tại nửa cầu Bắc là mùa nóng, càng về phía cực:

ngày càng dài, đêm càng ngắn.

+ Tại nửa cầu Nam là mùa lạnh, càng về phía cực: ngày càng ngắn lại, đêm càng dài hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời trò chơi ô chữ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- Ô số 1: có 5 chữ cái - Tên của ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc (lấy chữ I).

H

Ạ C H Í

- Ô số 2: có 11 chữ cái - Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (lấy chữ T và chữ N).

T

Â

Y

S

A

N

G

Đ

Ô

N

G

- Ô số 3: có 7 chữ cái - Đây là khu vực nhận được tia vuông góc và ngày 21/3 và 23/9 (lấy chữ I).

X

Í

C

H

Đ

O

- Ô số 4: có 6 chữ cái - Khi nửa cầu Bắc là mùa xuân thì ở nửa cầu Nam là mùa này (lấy chữ T).

M Ù A T H U

- Ô số 5: có 9 chữ cái - Do Trái Đất tự quay quanh trục nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị hiện tượng này (lấy chữ Ê và chữ N).

L C H H Ư N G

- Ô số 6: có 8 chữ cái - Tên của ngày 23/9 ở nửa cầu Nam (lấy chữ H).

X U Â N P H Â N

—» Từ chìa khóa: gồm 8 chữ cái - Tên gọi chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

T

N

H

T

I

N

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi 2,3 phần Vận dụng SGK trang 131

2. Dưới đây là đoạn đối thoại giữa bạn Huy và chị:

– Chị bạn Huy: Cuối tháng 12 chị sẽ đi công tác ở Ô-xtrây-li-a hai tuần nhé Huy.

- Bạn Huy: Chị nhớ mang theo nhiều áo ấm vào nhé. Cuối tháng 12 rét lắm đấy

ạ!

– Chị bạn Huy: Không lo đâu em, cuối tháng 12 thì Ô-xtrây-li-a lại nóng rồi. Theo em, chị bạn Huy nói đúng không? Tại sao?

3. Tục ngữ nước ta có câu:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

– Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?

– Trong ba thành phố Hà Nội (21º01B), Huế (16°24B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10°47B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Chị bạn Huy nói đúng vì cuối tháng 12 là mùa hạ của nước Úc nên thời tiết nóng, không cần phải mặc áo rét nữa.

3. Câu tục ngữ trên giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở các địa

phương thuộc nửa cầu Bắc. Tháng 5 âm (tháng 6 dương lịch), bán cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt trời nên có ngày > đêm. Thời điểm tháng 10 (tháng 11 dương lịch) bán cầu Bắc chếch xa phía MT nên có ngày < đêm. Hiện tượng này được thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì càng lên các vĩ độ cao, thời gian ngày đêm càng có sự chênh lệch lớn.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.

V. Hồ sơ học tập

Phiếu học tập số 1:

Ngày

Vĩ độ được ánh sáng Mặt Trời

Nửa cầu nhận được nhiều

chiếu vuông góc vào giữa trưa

ánh sáng và nhiệt

21/3

22/6

23/9

22/12

Phiếu học tập số 2: Thời gian mùa ở bán cầu Nam

Mùa

Thời gian

Mùa

Thời gian

Mùa xuân

Mùa thu

Mùa hạ

Mùa đông

Phiếu học tập số 3: Độ dài ngày và đêm tại các vĩ độ khác nhau

Vĩ độ

Độ dài

Độ dài

Vĩ độ

Độ dài

Độ dài

ngày

đêm

ngày

đêm

Xích đạo

20°B

20°B

30°B

30°B

Vòng cực

Vòng cực

Bắc

Nam

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 8: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC ĐỊA

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Xác định được phương hướng ngoài thực địa dựa vào quan sát hiện tượng tự

nhiên hoặc dùng la bàn.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là la bàn; quan sát các hiện tượng tự nhiên để xác định chính xác phương hướng.

 Sử dụng các công cụ địa lí: la bàn cầm tay, la bàn số trong điện thoại thông minh để xác định phương hướng ngoài thực địa.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua làm việc nhóm, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu nhanh nhất.

3. Phẩm chất

- Có thái độ tích cực khi đi dã ngoại hoặc cách xử lí tốt khi gặp các tình huống ngoài thực địa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Các dụng cụ thí nghiệm như gậy, đèn, la bàn, điện thoại thông minh.

- Phiếu học tập.

- Các câu chuyện về phương hướng và một số cách xác định phương hướng khác ngoài thực địa.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt ra tình huống cho HS: Nếu một ngày, em cùng cả lớp đi dã ngoại trong rừng và em bị lạc. Làm thế nào để em xác định được phương hướng và tìm

đường đi ra, thoát khỏi khu rừng đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Hãy tưởng tượng em đang bị lạc, trên một con tàu lênh

đênh ngoài biển khơi bị mất phương hướng hoặc giữa một vùng rừng núi hay giữa một cánh đồng mênh mông xa khu dân cư, để từ đó tìm hướng đi cho mình. Xác định phương hướng ngoài thực địa là một kĩ năng rất cần thiết để em có thể vượt qua các tình huống hiểm nguy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm cách xác định phương hướng ngoài thực địa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Xác định phương hướng

- GV lưu ý cho HS biết rằng: Mặt Trời bao giờ bằng quan sát Mặt Trời

cũng mọc ở phía đông, lặn ở phía tây nên nếu

mọc và Mặt Trời lặn

biết được Mặt Trời mọc hay lặn là chúng ta có

- Cách xác định:

thể xác định được các hướng.

+ Xác định được hướng Mặt

- GV có thể cho HS ra ngoài sân vườn thực Trời mọc hoặc hướng Mặt

hành và hướng dẫn HS xác định hướng mặt trời

Trời lặn (đông hoặc tây)

mọc (tiết học sáng)

+ Xác định được hướng bắc

- GV chia nhóm học tập, phát Phiếu học tập để

và hướng nam.

các nhóm điền các hướng chính vào phiếu. Các

+ Sau khi xác định được bốn

nhóm bốc thăm và điền vào phiếu:

hướng chính, tiếp tục xác

định được các hướng phụ.

Nhóm 1

Bắc

Nhóm 2

+ Khi đã xác định

được

Tây

phương hướng, ta cần

tìm

một địa vật dễ phân biệt (một

đỉnh núi, một cây cao, một

tháp cao,...) để làm mốc định

Nhóm 3

Nhóm 4

hướng di chuyển.

Đông

Nam

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

2. Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

- Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thê xác định phương

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

+ HS xác định được phương hướng ngoài thực

địa

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và bổ sung:

Sự sống trên Trái Đất có rất nhiều nguyên nhân

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm:

+ Chuẩn bị: sử dụng cây gậy và bóng đèn để tìm phương hướng ngay trong lớp học.

+ Cách tiến hành: để bóng đèn cao tượng

trưng cho ánh nắng mặt trời, HS quan sát bóng của cây gậy và dùng một vật để đánh dấu. HS tìm hướng bắc và xác định các hướng còn lại.

- GV hướng dẫn HS quan sát bóng của cây gậy và chỉ ra phương hướng.

- Gv hướng dẫn HS quan sát hình 8.3 và đặt câu hỏi: Hãy nêu lại các bước xác định

phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

hướng theo bóng nắng :

+ Lấy một cây sào, dài khoảng 2m. Cắm sào xuống đất cho đứng thẳng giữa bãi trống.

+ Quan sát bóng của đầu cây sào vào khoảng 9 giờ sáng. Lấy một vật nhỏ, đánh dấu vị trí cùa bóng

nắng (A)

+ Khoáng 15 phút sau. Mật Trời dịch về phía tây. bỏng nắng dịch về phía đông, đánh dấu vị trí (B).

+ Đặt hai gót chân ở vị trí A và B, mắt nhìn về phía trước đó là hướng Bắc, sau lưng là Nam.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách xác định phương hướng bằng la bàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định phương hướng bằng la bàn.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Xác định phương hướng

- GV cho HS quan sát la bàn cầm tay và giới

bằng la bàn

thiệu về thiết bị này. Yêu cầu HS quan sát

- Xác định phương hướng trên la

hình 8.4, tìm các chữ chỉ phương hướng

bàn:

bằng tiếng việt tương ứng với các chữ chỉ

N (Bắc), S (Nam), W (Tây), E

phương hướng bằng tiếng Anh trên la bàn:

(Đông), NE (Đông Bắc), SE

N, S, E, W, NE, SE, NW, SW

(Đông Nam), NW (Tây Bắc), SW

- GV tổ chưc cho lớp chơi trò chơi ―Đi tìm

(Tây Nam)

kho báu‖, đưa đề bài, yêu cầu HS dùng la

- Cách xác định:

bàn hoặc ứng dụng la bàn trên điện thoại

+ Nếu dùng la bàn cầm tay, cần

thông minh để xác định phương hướng nhằm

đợi khi kim la bàn ngừng dao

tìm được

động rồi mới xác định hướng bắc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hướng ngắm của la bàn (đối với

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và loại la bàn có đầu ngắm) hoặc kẻ

thực hiện yêu cầu.

một đường tưởng tượng từ tâm la

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

bàn đến một điểm chuẩn (vật

Dự kiến sản phẩm: HS hiểu cách sử dụng

chuẩn) cho hướng chính xác từ

la bàn

chỗ ta đặt la bàn đến vật chuẩn so

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

với hướng bắc.

thảo luận

+ Dùng la bàn trong điện thoại:

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

Khi mới bật la bàn lên, cần xoay

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

chiếc điện thoại một vòng để la

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

bàn chỉ chính xác phương hướng.

nhiệm vụ học tập

Sau đó, hãy đặt cho cạnh dài của

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

điện thoại theo

đường tưởng

chuyển sang nội dung mới.

tượng nối đến vật đó. Số độ ở

màn hình điện

thoại cho biết

phương hướng chính xác.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS ra thực hành ngoài sân: Quan sát Mặt Trời buổi sáng, hãy xác định phương hướng ở nơi em đang đứng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành theo nhóm.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SHS trang 135.

sáng, hãy xác định phương hướng ở nơi em đang đứng.

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

2. Sử dụng la bàn để xác định hướng cửa ra vào của lớp học, hướng của cổng

trường (hướng từ trong trường ra qua cổng trường).

3. Xác định hướng từ vị trí nơi em đứng tới các vật xung quanh. Tạo ra tình huống ―tìm kho báu‖ hay ―đánh trận giả‖, trong đó cần xác định phương hướng và vị trí của các địa điểm quan trọng trong trò chơi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

BÀI 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

GV giúp HS đạt được các yêu cầu sau:

- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: vỏ Trái Đất, man-ti (lớp giữa)

và lõi Trái Đất.

- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

- Trình bày được hiện tượng núi lửa, động đất và nêu được nguyên nhân của các hiện tượng này.

– Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do núi lửa và động đất gây ra.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: mô tả được cấu tạo của

Trái Đất và các hiện tượng núi lửa, động đất; nhận biết và phân tích được

quan hệ nhân quả giữa sự dịch chuyển các mảng kiến và hoạt động của các hiện tượng tự nhiên (núi lửa, động đất,...).

 Khai thác internet phục vụ môn học: biết lấy thông tin từ những trang web chính thống, biết xác định các từ khoá đánh giá thông tin tiếp cận được.

 Sử dụng công cụ địa lí: khai tác tài liệu văn bản, sơ đồ, lược đồ,...

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tự tìm tòi để giải quyết các nội dung kiến thức.

 Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Có thái độ nghiêm túc và ý thức trách nhiệm trong việc cần thiết phải tìm hiểu về các biện pháp để phòng tránh tai hoạ do thiên nhiên gây ra đối với bản thân

và giúp đỡ những người xung quanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Các số liệu về những thiệt hại do các trận động đất, núi lửa phun trào lớn trên thế giới.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em có biết đây là hiện tượng thiên tai nào? Các hiện tượng này được hình thành như thế nào và có tác động ra sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta đang sống trên bề mặt trái đất, vậy các em có

băn khoăn dưới lòng đất của chúng ta có những gì? Những hiện tượng xảy ra trong như động đất, núi lửa do đâu mà hình thành? Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất, các mảng kiến tạo, núi lửa và động đất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cấu tạo của Trái Đất.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Cấu tạo của Trái Đất

- GV giới thiệu: Con người luôn mong bọc lõi

- Trái Đất gồm 3 lớp:

muốn khám phá bên trong lòng Trái Đất.

+ Vỏ Trái Đất:

Khoan sâu vào lòng đất để tìm khoáng sản, độ

Độ dày : từ 5 đến 70 km

sâu lớn hái răn. nhất hiện nay là 15 km. Tại các

Trạng thái : rắn chắc

t nhưng mỏ sâu nhất ở Nam Phi, người ta có

+ Man-ti

thể khoan xuống đến độ sâu vài ba ki-lô-mét.

Khối lượng 70% TĐ

Muốn nghiên cứu cấu tạo bên trong Trái Đất,

Vật chất chủ yếu là sắt,

người ta phải dùng các phương pháp địa vật lí,

niken và silic.

ộ ở lõi nhờ các thiết bị gọi là máy đo địa chấn.

 Nhiệt độ 1300 - 20000 0C

- GV yêu cầu HS quan sát SGK và chia nhóm,

+ lõi Trái Đất

thảo luận thep phiếu học tập sau:

Lớp

Chiều dày

Đặc điểm

Vỏ TĐ

Man-ti

Lõi Trái đất

Sau đó, GV có thể đưa ra một số câu hỏi:

+ Theo em, lớp nào của Trái Đất quan trọng nhất đối với con người? Vì sao?

+ Làm thế nào để con người có thể biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm

Lớp

Chiều dày

Đặc điểm

Vỏ TĐ

5-10km đến

Độ dày khác nhau,

20km ở đáy

cấu tạo bởi các đá

đại dương

rắn: đá trầm tích,

đá mắc ma

Man-ti

Dày

đến

70% khối lượng

2900 km

TĐ,

vật chất

chủ

yếu là sắt, niken và

silic. Nhiệt độ 1300

- 20000 0C

Lõi Trái

Bán kính 3-

30% khối lượng

đất

400 km

TĐ,

vật chất

chủ

yếu là sắt, lõi trong

rắn

và lõi ngoài

lỏng,

nhiệt

độ

khoảng 4000-5000

0C

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức: Lớp vỏ Trái Đất là lớp quan trọng nhất đối với con người vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người. Con người sử dụng phương pháp địa vật lí, dùng máy đo địa chấn để nghiên cứu cấu tạo

bên trong của Trái Đất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các mảng kiến tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Các mảng kiến tạo

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát

- Mảng kiến tạo: thạch quyển

hình 9.3 để trả lời các câu hỏi sau:

được chia tách bởi các đứt

+ Mảng kiến tạo là gì?

gãy sâu, tạo thành các mảng.

+ Xác định bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái

- Có 7 mảng kiến tạo lớn:

Đất.

mảng Á – Âu, mảng châu

+ Xác định ranh giới của hai mảng tách xa

Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng

nhau và cho biết những mảng nào tách xa nhau.

Nam Mĩ, mảng Ấn – Úc,

- GV gợi ý để HS thực hiện nhiệm vụ

mảng Thái Bình Dương và

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

mảng Nam Cực.

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và

- Các mảng xô vào hoặc tách

thực hiện yêu cầu.

xa nhau. Kết quả hình các

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

dãy núi ngầm dưới đại dương

Dự kiến sản phẩm:

đã bị ép nhô lên thành núi ,

Những mảng tách xa nhau là: mảng Ấn – Úc và

xuất hiện động đất , núi lửa .

mảng châu - Phi, mảng Thái Bình Dương và

mảng Nam Cực, mảng Nam Cực và mảng

Nazca, mảng Thái Bình Dương và mảng Cocos,

mảng Ấn – Úc và mảng Nam Cực,...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- GV xác định lại trên bản đồ lớn các mảng kiến tạo.

- GV bổ sung: Khi các mảng chuyển động tách xa nhau, mac-ma nóng chảy được phun lên ở nơi tiếp giáp giữa hai mảng tạo thành các mạch núi ngầm giữa đại dương hoặc một số đảo núi lửa.

Khi các mảng chuyển động xô vào nhau, ở nơi

tiếp giáp giữa hai mảng có nhiều núi lửa, thường xảy ra động đất và có thể cả sóng thần. Một số nơi hình thành các vực biển sâu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về núi lửa và động đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hiện tượng núi lửa, động

đất và nêu được nguyên nhân của các hiện tượng này.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Núi lửa và động đất

- GV cho HS theo dõi video clip về núi lửa và

a. Núi lửa.

động đất

- Là hình thức phun trào mác

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và trả lời câu

ma dưới sâu lên mặt đất.

hỏi theo nhóm:

- Nguyên nhân: sự dịch

+ Nhóm 1,3:

chuyển của các mảng kiến

Núi lửa là gì? Nguyên nhân sinh ra núi lửa? tạo.

Xác định sự phân bố của “Vành đai lửa

Thái Bình Dương” trên hình 9.3

b. Động đất:

Núi lửa mang lại giá trị gì cho con người?

- Là hiện tượng tự nhiên xảy

+ Nhóm 2, 4:

ra đột ngột từ một điểm sâu

Động đất là gì? Nguyên nhân sinh ra động trong lòng đất, làm cho các

đất?

lớp đá gần mặt đất rung

Xác định các đới động đất ở hình 9.3?

chuyển .

Động đất gây ra những thiệt hại gì cho con

- Tác hại của động đất và núi

người?

lửa:

- GV yêu cầu HS đọc phần khám phá trong - Nhà cửa, đường sá, cầu SGK: trang 138, 139 để hiểu rõ hơn về núi lửa cống bị phá hủy và làm chết

và thang đo động đất.

người .

- GV yêu cầu HS dựa vào clip vừa xem và những hiểu biết thực tế hãy nêu những nhận biết về hiện tượng động đất và thiệt hại do thảm họa động đất gây ra: https://www.youtube.com/watch?v=onIixGGg SCc&ab_channel=Suka

- HS tiếp nhận nhiệm vụ .

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. Nguyên nhân là do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. Phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp, xây dựng các nhà máy

điện địa nhiệt, khai thác nguồn nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.

- Động đất: Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV nhắc lại những tác hại của động đất, núi lửa và lưu ý cách phòng tránh khi xảy ra các thảm họa trên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Vẽ hình thể hiện cấu tạo của Trái Đất và mô tả ba lớp cấu tạo của Trái Đất trên hình đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, vẽ vào vở và trình bày được cấu tạo của TĐ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi 3,4 phần Vận dụng SGK trang 140.

3. Hãy tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi: Trước khi núi lửa hoạt động thường có những dấu hiệu nào?

4. Giả sử em đang đi du lịch ở tỉnh Ai-chi (Nhật Bản). Em sẽ làm gì nếu:

– Đang đi ngoài đường thì xảy ra động đất?

– Đang ở trong cửa hàng thì xảy ra động đất?

- Đang ở trong nhà hoặc khách sạn thì xảy ra động đất?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

2. Những dấu hiệu trước khi núi lửa hoạt động:

Các hoạt động địa chấn (động đất và rung chấn) luôn xảy ra khi các ngọn núi lửa thức giấc và chuẩn bị phun trào, và cũng là một hiện tượng liên kết rất quan trọng đối với phun trào núi lửa.

Phần nhiều núi lửa có biểu hiện gia tăng hoạt động địa chấn trước khi phun trào. Dẫu vậy một số núi lửa thường có hoạt động địa chấn ở cấp thấp, nhưng mức tăng địa chấn vẫn có thể cho thấy khả năng xảy ra vụ phun trào. Các loại động đất xảy ra và nơi chúng bắt đầu và kết thúc cũng là những dấu hiệu quan trọng.

Địa chấn núi lửa thường có ba dạng chính: động đất chu kỳ ngắn, động đất chu kỳ dài, và rung chấn điều hòa.

Các biểu hiện địa chấn rất phức tạp và thường khó diễn giải. Tuy nhiên sự tăng hoạt động địa chấn là một chỉ báo tốt về tăng nguy cơ phun trào, đặc biệt nếu các sự kiện chu kỳ dài trở nên trội hơn và các giai đoạn của sự xuất hiện của sóng hài.

3. Cách em xử lí khi gặp động đất:

 Đang đi ngoài đường thì tránh xa những vật có thể rơi xuống

 Đang ở trong cửa hàng thì tìm góc phòng để đứng, tránh cửa kính, che mặt và đầu bằng sách, báo...

 Đang ở trong nhà hoặc khách sạn thì nên chui xuống gầm bàn

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ học tập

Phiếu học tập tìm hiểu cấu tạo của Trái Đất

Lớp

Chiều dày

Đặc điểm

Vỏ TĐ

Man-ti

Lõi Trái đất

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 10: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

– Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh.

– Dùng hình vẽ trình bày được hiện tượng tạo núi là kết quả của quá trình nội sinh và ngoại sinh.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: mô tả được quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh; phân tích được mối quan hệ giữa quá trình nội sinh ngoại sinh với hiện tượng tạo núi.

 Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, sơ đồ mô phỏng hiện tượng tạo núi.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trong việc bảo vệ các cảnh quan tự nhiên, yêu quý thiên nhiên.

- Tự tin với những hiểu biết của mình trong việc giải thích sự hình thành các dạng địa hình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, video clip về các dạng địa hình, cảnh quan tự nhiên.

- Một số dụng cụ thí nghiệm (ví dụ như các cuốn sách dày) cho các hoạt động uốn nếp, đứt gãy.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cho HS hứng thú với thiên nhiên, muốn tìm hiểu về nguyên nhân và sự khác biệt của các quá trình tự nhiên.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào đã làm cho bề mặt Trái Đất có sự phân hoá phức tạp?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Nhìn vào bản đồ tự nhiên thế giới, ta nhận ra địa hình bề

mặt Trái Đất thật là phức tạp. Trên lục địa, có các dãy núi cao từ 5 000 m trở lên, có những cao nguyên rộng lớn, lại có các đồng bằng khá bằng phẳng, có cả những vùng đất thấp hơn cả mục nước đại dương thế giới. Trong lòng đại dương thế giới còn có cả các dãy núi ngầm, vực biển sâu. Do đâu mà địa hình Trái Đất lại phân hoá phức tạp như vậy? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình nội sinh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quá trình nội sinh là gì, nguyên nhân hình thành và các biểu hiện của quá trình nội sinh.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1. Quá trình nội sinh

- Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

- Quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.

- Kết quả: quá trình tạo núi, phun trào núi lửa, động đất.. hình thành các dạng địa hình, bề mặt trái đất trở nên gồ ghề.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại kiến thức cũ: các mảng kiến tạo có

Thể xô chờm vào hoặc tách xa nhau. Sự dịch chuyển này đã gây nên những chân động, kết quả là có thể hình thành các núi cao, vực sâu; cũng có thể gây ra , động đất, núi lửa,... Các quá trình dựa trên nguồn năng lượng của khối vật chất lỏng khổng lồ chuyển động trong lòng Trái Đất được gọi là quá trình nội sinh, hiểu đơn giản là những lực được sinh ra trong lòng Trái Đất. - GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Thế nào là quá trình nội sinh?

+ Quá trình nội sinh được biểu hiện như thế

nào?

+ Tại sao các quá trình nội sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên ghồ ghề?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình ngoại sinh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quá trình ngoại sinh là gì, nguyên nhân hình thành và các biểu hiện của quá trình ngoại sinh.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Quá trình ngoại sinh

- GV giới thiệu: Ngoại sinh được hiểu đơn giản là

- Là các quá trình xảy ra

quá trình sinh ra do lực ở bên ngoài Trái Đất như

trên bề mặt TĐ hoặc những

nhiệt độ không khí, gió, nước chảy, cát bay, sóng

nơi không sâu dưới mặt đất.

biển, băng trượt,... Quá trình này cũng làm thay đổi

bề mặt Trái Đất, tạo nên nhiều dạng địa hình khác

- Tác động ngoại lực lại

nhau.

thiên về san bằng, hạ thấp

- GV yêu cầu HS đọc SGK và chia lớp thành các

địa hình.

nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau:

Quá trình

Khái niệm

Biểu hiện

Nội sinh

Ngoại sinh

- GV gợi ý để HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Quá trình

Khái niệm

Biểu hiện

Nội sinh

các quá trình hình

quá trình tạo núi, phun

thành địa hình có

trào núi lửa, động đất..

liên quan tới các

hiện tượng xảy ra ở

lớp man-ti.

Ngoại sinh

Các quá trình xảy

Sự phá hủy đất đá chỗ

ra trên bề mặt TĐ

này, vận chuyển và bồi

hoặc những nơi

tụ chỗ khác. Thông qua

không sâu dưới mặt

ước chảy, gió thổi, băng

đất.

hà, sóng biển…

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn hoá kiến thức:

- Quá trình nội lực làm cho bề mặt gồ ghề còn quá trình ngoại lực làm giảm sự gồ ghề đó → đối nghịch nhau

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

3. Hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa

-Bán cầu nào là mùa nóng thì sẽ có ngày dài hơn đêm; ngược lại, bán cầu nào là mùa lạnh thì sẽ có đêm dài hơn ngày.

- Từ vùng cực về đến cực ở mỗi bán cầu: có 6 tháng là ngày hoặc là đêm.

GV mở rộng: Nội lực = ngoại lực địa hình không thay đổi. Nội lực > ngoại lực: địa hình càng gồ ghề. Núi cao hơn, thung lũng sâu hơn. Nội lực < ngoại lực: địa hình bị san bằng, hạ thấp hơn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng tạo núi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS dùng hình vẽ trình bày được hiện tượng tạo núi là kết quả của quá trình nội sinh và ngoại sinh.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm học tập, cho HS quan sát hình

10.2 và yêu cầu tìm hiểu, trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy cho biết vai trò của nội lực và ngoại lực được thể hiện trên hình vẽ.

+ Trong quá trình hình thành núi, quá trình nội sinh hay ngoại sinh đóng vai trò chủ yếu?

- GV có thể làm những thí nghiệm nhỏ để HS dễ tưởng tượng về hiện tượng tạo núi. Ví dụ: Để các cuốn sách chồng lên nhau như những lớp đá,

dùng lực hai tay ép theo chiều ngang hoặc đẩy theo chiều dọc, yêu cầu HS nhận xét điều gì đã

xảy ra (các cuốn sách bị uốn cong hoặc thay đổi vị trí).

- GV có thể bổ sung thêm cho HS ví dụ kèm hình ảnh: Dãy núi Ba Vì (Hà Nội) là dãy núi được hình thành do nguồn gốc từ các đợt phun trào núi lửa, các đợt nâng lên, đây chính là quá trình nội sinh. Sau đó, dãy núi này liên tục bị bóc mòn, san bằng (chính là tác động của ngoại lực) để đi đến hình dạng như ngày nay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm: quá trình nội sinh làm cho địa hình được nâng cao, quá trình ngoại sinh làm hạ thấp, làm giảm sự gồ ghề của núi.

Quá trình nội sinh đóng vai trò chính trong hình thành núi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV lưu ý và cần chuẩn hoá kiến thức: Nội lực

đã làm cho một bộ phận của vỏ Trái Đất được nâng lên; ngoại lực lại ra sức phá huỷ đất đá, các quá trình bóc mòn, rửa trôi và vận chuyển vật liệu từ chỗ cao xuống chỗ thấp; kết quả là hình thành nên các dạng địa hình.

Hình 10.2 cho thấy hiện tượng tạo núi là kết quả của cả quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời bài tập 1 (SGK – trang 142)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: hiện tượng mưa lớn gây ra đá lở ở

miền núi là quá trình ngoại sinh; còn hiện tượng động đất gây ra đá lở ở miền núi là quá trình nội sinh

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SGK trang 142

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc ngoại sinh do nước chảy xâm thực, bóc mòn và vận chuyển, lắng

đọng vật liệu.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ học tập

Phiếu học tập

Quá trình

Khái niệm

Biểu hiện

Nội sinh

Ngoại sinh

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 11: CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH, KHOÁNG SẢN

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

– Phân biệt được một số dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồng bằng, cao nguyên, đồi và địa hình cac-xtơ.

- Kể được tên một số loại khoáng sản.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: mô tả được đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất, phân biệt được dạng địa hình này với dạng địa hình khác. Sơ đồ hoá được sự phân loại khoáng sản.

 Sử dụng các công cụ: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, sơ đồ,... dưới góc

nhìn địa lí.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự các hoạt động học tập. "" chủ

và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua

 Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước: yêu quý, có ý thức gìn giữ bảo vệ thiên nhiên, các cảnh đẹp quê hương.

– Thái độ tích cực với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các loại khoáng sản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Phiếu học tập, tranh ảnh về các dạng địa hình.

– Một số mẫu khoáng sản, sơ đồ phân loại khoáng sản (phóng to).

– Bản đồ khoáng sản của Việt Nam hoặc một khu vực khác.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã từng được đi tham quan hoặc quan sát dạng

địa hình nào? Em thích địa hình nào nhất?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Những hiểu biết về địa hình rất quan trọng vì mọi hoạt

động của con người, từ sản xuất đến sinh hoạt, đều diễn ra trên những địa hình nhất định và chịu ảnh hưởng của địa hình. Vậy trên Trái Đất có những dạng địa hình nào? Các dạng địa hình đó có những đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng địa hình chính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được một số dạng địa hình

chính trên Trái Đất: núi, đồng bằng, cao nguyên, đồi và địa hình cac-xtơ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Các dạng địa hình

- GV chia nhóm học tập, mỗi nhóm nghiên cứu a. Núi: Núi là một dạng địa một dạng địa hình, đọc nội dung SGK, điền vào hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt

Phiếu học tập :

đất.

+ Nhóm 1: địa hình núi

- Phân loại:

+ Nhóm 2: địa hình đồng bằng

+ Dựa vào độ cao: núi thấp, núi

+ Nhóm 3: địa hình cao nguyên

trung bình và núi cao.

+ Nhóm 4: địa hình đồi

+ Dựa vào thời gian hình thành:

+ Nhóm 5: địa hình cac-xtơ

núi già, núi trẻ.

b. Đồng bằng

Dạng địa hình

Cách

phân

Đặc điểm

loại

- Là dạng địa hình thấp, bề mặt

tương đối bằng phẳng hoặc lượ

sóng, có độ cao dưới 200 m so

với mực nước biển.

- GV hướng dẫn HS các nhóm chuẩn bị sản

phẩm và trình bày theo hình thức kĩ thuật phòng

- Phân loại:

tranh.

+ Đồng bằng bóc mòn: do băng

- Sau khi đại diện các nhóm trình bày, GV cho

các nhóm khác nhận xét, GV có thể đặt thêm một

+ Đồng bằng bồi tụ: do phù sa

số câu hỏi nâng cao như sau:

sông hoặc biển.

+ Hãy phân biệt núi với đồi.

c. Cao nguyên

+ Hãy phân biệt đồng bằng với cao nguyên.

- Là vùng rộng lớn, địa hình

- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK, trang

tương đối bằng phẳng hoặc

144 và mô hình sau, hãy tìm ra các đặc điểm

lượn sóng. Độ cao từ 500-

khác nhau giữa núi già và núi trẻ.

1000m so với mực nước biển.

d. Đồi

- Là dạng địa hình nhô cao,

đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao

- GV cho HS quan sát thêm một số cảnh quan địa hình nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam: núi Everest, đồng bằng Amadon, vịnh biển Hạ Long, hang động Phong Nha.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

dưới 200m.

- Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi với đồng bằng.

e. Địa hình cac-xtơ

- Là dạng địa hình do các loại đá bị hòa tan bởi nước tự nhiên như đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan khác.

- Phân biệt núi và đồi:

+ Giống nhau: đều có dạng địa hình đỉnh tròn,

sườn thoải.

+ Khác nhau về độ cao, núi cao trên 500m còn đồi dưới 200.

- Phân biệt đồng bằng và cao nguyên:

+ Giống nhau: đều có bề mặt tương đối bằng phẳng.

+ Khác nhau về độ cao, cao nguyên cao từ 500-

1000m còn đồng bằng từ 0 – 200m.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về khoáng sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số loại khoáng sản.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Khoáng sản

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK để trả lời

- Khoáng sản là những tích

các câu hỏi sau:

+ Khoảng sản là gì?

+ Hãy cho biết các cách phân loại khoáng sản.

- GV cho HS quan sát mẫu vật khoáng sản và một số hình ảnh để HS nhận biết các loại khoáng sản.

- GV gợi ý để HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn hoá kiến thức và bổ sung: Khoáng sản là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với mỗi quốc gia, cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp. Việt Nam là quốc gia có tài nguyên khoáng sản đa dạng, tuy nhiên do khai thác nhiều nên một số loại tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với chúng ta là cần sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

tụ tự hiên của khoáng vật

được con người khai thác

và sử dụng.

- Phân loại:

+ Theo trạng thái vật lí: khoán sản rắn, khoáng sản lỏng, khoáng sản khí.

+ Theo thành phần và công dụng:

 Nhiên liệu

 Kim loại

 Phi kim loại

 Nước ngầm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời trò chơi ô chữ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

1. Hãy lập bảng để phân biệt các dạng địa hình chính trên Trái Đất theo mẫu sau:

Dạng địa hình chính

Độ cao

Đặc điểm chính

2. Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí?

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi 3,4 phần Vận dụng SGK trang 147

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. GV cho HS quan sát video giới thiệu 5 hang động Việt Nam nổi tiếng toàn thế

giới:

https://www.youtube.com/watch?v=HlTEdMBrxMA&ab_channel=Kh%C3%A

1mPh%C3%A1Th%E1%BA%BFGi%E1%BB%9Bi

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Quá trình

Khái niệm

Biểu hiện

Nội sinh

Ngoại sinh

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 12: THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN VÀ LẮT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

- Đọc được lát cắt địa hình đơn giản.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Sử dụng các công cụ địa lí: biết đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, biết đọc lát cắt

địa hình đơn giản.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Về phẩm chất

- Có thái độ tích cực khi đi dã ngoại hoặc cách xử lí tốt khi gặp các tình huống ngoài thực địa.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trong học tập, tích cực, chủ động khi làm việc nhóm.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình (hoặc sử dụng hình 12.1 phóng to).

- Phiếu học tập,

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV kiểm tra bài cũ và nhắc lại kiến thức cũ trước khi bước vào bài thực hành

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Bài học hôm nay chugs ta cùng thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về đọc lược đồ địa hình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Đọc lược đồ địa hình

- GV giới thiệu cho HS các khái niệm: bản

– Dạng địa hình: địa hình núi,

đồ, lược đồ địa hình, đường đồng mức.

thung lũng sông

+ Bản đồ địa hình là hình vẽ thu nhỏ tương

– Độ cao lớn nhất: 1 900 m

đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ

– Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ

bề mặt Trái Đất.

cao 1 600 m.

+ Lược đồ địa hình: là hình vẽ thu nhỏ sơ – Các bản làng nằm tập trung ở

lược về địa hình ở một khu vực hay toàn bộ

bề mặt .

+ Đường đồng mức là một đường tưởng

độ cao khoảng 800 – 1 000 m

– Hướng nghiêng của địa hình:

hướng tây bắc – đông nam.

tượng của địa hình nối với điểm có độ cao

bằng nhau trên một mức nhất định, chẳng hạn

như mực nước biển trung bình hoặc điểm

chuẩn.

- GV có thể cho HS ra ngoài sân vườn thực

hành và hướng dẫn HS xác định hướng mặt

trời mọc (tiết học sáng)

- GV chia nhóm học tập, phát Phiếu học tập, yêu cầu quan sát lược đồ hình 12.1. Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Khu vực này có dạng địa hình gì?

+ Độ cao lớn nhất của khu vực này là bao nhiêu? (1 900 m).

+ Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét?

+ Các bản làng nằm tập trung ở độ cao bao nhiêu mét?

+ Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và trả

lời câu hỏi.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

– Khu vực này có dạng địa hình gì? (địa hình

núi, thung lũng sông).

– Độ cao lớn nhất của khu vực này là bao nhiêu? (1 900 m).

– Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét? (1 600 m).

– Các bản làng nằm tập trung ở độ cao bao nhiêu mét? (khoảng 800 – 1 000 m).

– Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào?

(hướng tây bắc – đông nam).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Đọc lát cắt địa hình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được lát cắt địa hình đơn giản.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Đọc lát cắt địa hình

- GV hướng dẫn cho HS kết hợp quan sát lát

- Lát cắt A – B có hướng tây bắc

cắt:

đông nam

Lược đồ địa hình là một dạng sơ đồ để chỉ rõ

- Điểm cao nhất của lát cắt là 1

hình thái địa hình theo một hướng nhất định

900 m, điểm thấp nhất là 900 m

trên các lược đồ địa lí tự nhiên. Vẽ lát cắt địa

hình là một cách thức để khôi phục lại địa

hình thực tế, dựa vào các đường bình độ hay

màu sắc trên bản đồ để hình dung cụ thể hơn

địa hình của một lãnh thổ theo một hướng nào

đó. Lát cắt địa hình giống như là một hình

yếu của bề mặt địa hình lên mặt phẳng dựa

trên mặt chuẩn của nước biển; tuy nhiên, để

trực quan người ta dùng các tỉ lệ khác nhau

giữa chiều cao và chiều dài cắt.

Ngoài lát cắt địa hình còn có lát cắt thổ

nhưỡng, lát cắt địa chất, lát cắt vật,... Nếu lát

cắt phản ánh đồng thời nhiều yếu tố như địa

hình lưỡng, vật, địa chất,... thì được gọi là lát

cắt tổng hợp.

- GV chia nhóm để HS tìm hiểu các câu hỏi:

+ Lát cắt A – B được cắt theo hướng nào?

+ Điểm thấp nhất của lát cắt là bao nhiêu mét?

- GV gợi ý cho HS cách tìm phương hướng dựa vào hướng bắc có trên lược đồ.

- GV hướng dẫn HS nhìn vào các đường đồng mức, căn cứ vào các con số ghi trên đường

đồng mức và quan sát sơ đồ lát cắt để tìm độ cao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

– Lát cắt A – B có hướng tây bắc đông nam.

- Điểm cao nhất của lát cắt là 1 900 m, điểm thấp nhất là 900 m

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách xác định phương hướng bằng la bàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định phương hướng bằng la bàn.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Xác định phương hướng

tập

bằng la bàn

- GV cho HS quan sát la bàn cầm tay và

- Xác định phương hướng trên la

giới thiệu về thiết bị này. Yêu cầu HS quan

bàn:

sát hình 8.4, tìm các chữ chỉ phương hướng

N (Bắc), S (Nam), W (Tây), E

bằng tiếng việt tương ứng với các chữ chỉ

(Đông), NE (Đông Bắc), SE

phương hướng bằng tiếng Anh trên la bàn:

(Đông Nam), NW (Tây Bắc), SW

N, S, E, W, NE, SE, NW, SW

(Tây Nam)

- GV tổ chưc cho lớp chơi trò chơi ―Đi tìm

- Cách xác định:

kho báu‖, đưa đề bài, yêu cầu HS dùng la

+ Nếu dùng la bàn cầm tay, cần

bàn hoặc ứng dụng la bàn trên điện thoại

đợi khi kim la bàn ngừng dao

thông minh để xác định phương hướng

động rồi mới xác định hướng bắc.

nhằm tìm được

Hướng ngắm của la bàn (đối với

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

loại la bàn có đầu ngắm) hoặc kẻ

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận một đường tưởng tượng từ tâm la

và thực hiện yêu cầu.

bàn đến một điểm chuẩn (vật

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

chuẩn) cho hướng chính xác từ

Dự kiến sản phẩm: HS hiểu cách sử dụng

chỗ ta đặt la bàn đến vật chuẩn so

la bàn

với hướng bắc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

+ Dùng la bàn trong điện thoại:

thảo luận

Khi mới bật la bàn lên, cần xoay

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

chiếc điện thoại một vòng để la

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

bàn chỉ chính xác phương hướng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

Sau đó, hãy đặt cho cạnh dài của

nhiệm vụ học tập

điện thoại theo đường tưởng

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

tượng nối đến vật đó. Số độ ở

chuyển sang nội dung mới.

màn hình điện thoại cho biết

phương hướng chính xác.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài thực hành vào vở. Làm các bài tập trong tập bản đồ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÀI 13: KHÍ QUYỂN CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC KHỐI KHÍ.

KHÍ ÁP VÀ GIÓ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

– Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình

lưu; hiểu được vai trò của ô-xy, hơi nước và khí cac-bo-nic.

- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí. - Trình bày được sự phân bố các đại khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. - Biết cách sử dụng khí áp kế.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: mô tả được đặc điểm các tầng của khí quyển, đặc biệt là tầng đối lưu và tầng bình lưu; biết được thành phần của không khí; mô tả được sự phân bố của các khối khí, khí áp và gió trên

Trái Đất.

 Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, sơ đồ, khí áp kế, tranh ảnh.

 Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ bầu khí quyển và bảo vệ sự trong lành của không khí.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sơ đồ, tranh ảnh hoặc video clip về các tầng khí quyển, các đại khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.

- Khí áp kế

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập; kết nối kiến thức HS đã có với kiến thức bài mới; tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt ra tình huống cho HS: Hãy tưởng tượng và vẽ tầng khi quyển của Trái

Đất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.

- GV dẫn dắt vào bài: Không khí là một trong các yếu tố không thể thiếu được trong sự tồn tại và phát triển của con người cũng như sinh vật trên Trái Đất. Vậy không khí có ở những đâu? Trong không khí có những thành phần nào? Không khí nặng hay nhẹ? Chúng có di chuyển hay không? Có rất nhiều câu hỏi chúng ta cần tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí quyển

a. Mục tiêu: Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và

tầng bình lưu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Khí quyển

- GV có thể yêu cầu HS đọc nội dung SGK và - Khí quyển là lớp không khí dựa vào hình 13.1 trả lời câu hỏi: Khí quyển là gì? bao bọc quanh Trái Đất, được

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, theo dõi giữ lại nhờ sức hút của Trái

SGK và lắng nghe video clip sau để hoàn thành các đặc điểm về tầng đối lưu và tầng bình lưu: https://www.youtube.com/watch?v=zBIso5EA5d U&ab_channel=Ki%E1%BA%BFnT%E1%BA% A1o

Đặc điểm

Tầng đối lưu Tầngbình

lưu

Độ cao

Đặc điểm

Ảnh hưởng

đến tự nhiên

và con người

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

Đất.

- Các tầng khí quyển:

Đặc điểm

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Độ cao

Từ 0 km đến 16 km.

Từ 16 km đến khoảng 51

-55 km.

Đặc điểm

Tập trung 80 % khối lượng khí quyển,

- Không khí khô và

90 %, hơi nước trong khí quyển

chuyển động theo chiều

Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (trung

ngang

bình 0,6 °C/100 m).

- Nhiệt độ tăng dần theo

Không khí bị xáo trộn mạnh và

độ cao,

thường xuyên

- Có lớp ô-zôn bảo vệ sự

- Là nơi sinh ra các hiện tượng mây,

sống trên Trái Đất.

mưa, sấm, chớp....

Ảnh hưởng

Có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến đời

Lớp ô-zôn có tác dụng

đến tự nhiên

sống con người và sinh vật.

ngăn cần những tia bức xạ

và con người

mặt trời có hại cho con

người và sinh vật trên

Trái Đất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần của không khí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành phần không khí dựa vào quan sát biểu đồ và hiểu được vai trò của ô-xi, hơi nước và khí các-bô-nic.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Thành phần của không

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình 13.2 SGK

khí

và đọc thông tin SGK trang 151, hãy trả lời các

- -Thành phần của không khí :

câu hỏi sau:

+ Khí Nitơ chiếm 78%.

+ Khí ô xi chiếm 21%.

+ Nêu tên và tỉ lệ các thành phần của không khí

+ Cho biết thành phần nào là quan trọng nhất đối với đời sống và sản xuất của con người. Vì sao?

+

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và mở rộng: Tỉ lệ khí cac-bo-nic trong khí quyển tăng lên là một nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu n một toàn cầu.

Con người nếu hít thở không khí bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.

+ Hơi nước và các khí khác : 1%.

- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ

rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các khối khí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Các khối khí

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc nội dung SGK

- Không khí ở mặt dưới tầng

và sơ đồ hình 13.3, trả lời các câu hỏi sau:

đối lưu chịu ảnh hưởng của

+ Dựa vào nhiệt độ, người ta chia ra thành mấy mặt tiếp xúc đã hình thành các

khối khí?

khối khí.

+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc, người ta chia thành

- Phân loại:

các khối khi nào?

+ Dựa vào vĩ độ trung bình của

+ Nêu đặc điểm khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp

nơi phát sinh:

xúc là đại dương.

 Khối khí xích đạo: nóng,

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

ẩm

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực

 Khối khí nhiệt đới: nóng,

hiện yêu cầu.

khô

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Khối khí ôn đới lạnh:

Dự kiến sản phẩm:

lạnh

+ Dựa vào nhiệt độ, người ta chia thành các khối

 Khối khí cực: lạnh, khô

khí nóng và khối khí lạnh; còn dựa vào bề mặt

+ Dựa vào nhiệt độ:

tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người

Khối khí nóng: hình

ta chia thành các khối khí đại dương và khối khí

thành trên các vùng vĩ

lục địa

độ thấp, có nhiệt độ

+ Nêu đặc điểm khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp

tương đối cao.

xúc là đại dương. (Có đặc điểm nóng ẩm).

Khối khí lạnh: hình

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

thành trên các vùng vĩ

luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc:

 Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và

đại dương, có độ ẩm lớn.

 Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền có tình chất tương đối khô.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về khí áp và gió

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phân bố các đai khí áp

và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Khí áp và gió

- GV cho HS đọc thông tin trong SGK để làm rõ các

a. Khí áp

khái niệm về khí áp và gió; sử dụng hình 13.5 để tìm

- Khí áp là sức nén của khôg

hiểu về sự phân bố các đai khí áp và một thổi thường

khí lên bề mặt trái đất.

xuyên trên Trái Đất, trả lời các câu hỏi sau:

- Dụng cụ để đo khí áp là

+ Khi áp là gì? Người ta dùng dụng cụ gì để đo khí

khí áp kế.

áp?

- Khí áp được phân bố trên

+ Nhận xét sự phân bố các đai áp cao và đai áp thấp

TĐ thành các đai khí áp thấp

trên bề mặt Trái Đất.

và khí áp cao từ xích đạo về

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Nêu khái

cực

niệm về gió. Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

- GV nêu một số ví dụ để HS thấy rõ việc con người đã sử dụng các loại gió này như thế nào vào đời sống, sản xuất từ xa xưa và hiện nay.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học

tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang

nội dung mới.

b. Gió

-Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.

-Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng tạo ra.

- Có 3 loại gió thổi thường xuyên: Tín Phong, Tây ôn

đới, Đông cực

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng mô tả đặc điểm các loại gió:

Loại gió

Phạm vi hoạt động

Hướng gió

Tín phong

Tây ôn đới

Đông cực

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành theo nhóm.

Loại gió

Phạm vi hoạt động

Hướng gió

Tín phong

Từ khoảng các vĩ độ 300B và N

Ở nửa cầu Bắc hướng ĐB,

về XĐ

ở nửa cầu Nam hướng ĐN

từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên

ở nửa cầu Bắc, gió hướng TN,

Tây ôn đới

khoảng các vĩ độ 600B và N

ở nửa cầu Nam, gió hướng TB

Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về

ở nửa cầu Bắc, gió hướng ĐB,

Đông cực

600B và N

ở nửa cầu Nam, gió hướng ĐN

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS về nhà tìm tư liêu, trả lời câu hỏi 3,4 phần Vận dụng SHS

trang 154

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Đặc điểm

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Độ cao

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến tự

nhiên và con người

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 14: NHIỆT ĐỘ VÀ MƯA. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa.

- Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế.

- Phân biệt được thời tiết và khí hậu.

- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất; mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất; nhận biết được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu; mô tả được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.

 Biết tìm kiếm thông tin từ những trang web tin cậy.

 Sử dụng công cụ địa lí: lược đồ, nhiệt kế, ẩm kế, tranh ảnh.

 Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Lược đồ nhiệt độ trung bình năm trên bề mặt Trái Đất.

- Lược đồ lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất.

- Nhiệt kế.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu hS quan sát hình ảnh về thông tin thời tiết sau tại thành phố Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi: Thời tiết của Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện bằng các yếu tố nào? Tại sao có sự khác nhau về thời tiết tại các địa điểm trên?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Nhiệt độ, độ ẩm và mưa là những yếu tố thời tiết có ảnh

hưởng lớn và thường xuyên đến sản xuất, đời sống của con người. Hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường phát đi các bản tin dự báo thời tiết không chỉ trong ngày, mà cả trong tuần, hay dài hơn. Dự báo thời tiết là công việc khó và phức tạp, nhưng các nhà khoa học luôn nỗ lực để nâng cao tính chính xác của các bản tin dự báo thời tiết. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các yếu tố nhiệt độ, lương mưa, thời tiết và khí hậu.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1. Nhiệt độ không khí

- Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.

- Dụng cụ đo: nhiệt kế

- Nhiệt độ không khí luôn thay đổi ở những bề mặt tiếp xúc:

+ Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao

+ Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ không khí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề

mặt Trái Đất theo vĩ độ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân: Đọc nội dung và quan sát hình 14.1 SGK, trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là nhiệt độ không khí? Cách đo nhiệt độ không khí.

+ Nguồn cung cấp nhiệt cho không khí.

+ Nhiệt độ của bề mặt Trái Đất thay đổi

như thế nào từ xích đạo về hai cực? Vì sao có sự thay đổi đó?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.

- Dụng cụ đo: nhiệt kế

- Nhiệt độ trên trái đất giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Nhiệt độ không khi trên bề mặt Trái Đất có sự thay đổi từ xích đạo về hai cực. Nguyên nhân là do TĐ nghiêng khi chuyển động quanh mặt trời nên vùng xích đạo nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng, càng về hai cực lượng nhiệt giảm dần.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hơi nước trong không khí và mưa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa và biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Hơi nước trong không khí.

tập

- GV yêu cầu HS chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS đọc nội dung SGK và quan sát hình 14.3 SGK, trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là độ ẩm không khí? Độ ẩm

không khí do đâu mà có? Đo độ ẩm không khí bằng công cụ nào?

+ Điều kiện hình thành mây và mưa là gì?

+ Trên Trái Đất, khu vực nào có lượng mưa

nhiều và khu vực nào có lượng mưa ít?

- GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ và nhận xét lượng mưa.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong

không khí. Hơi nước có trong không kì là do sự bốc hơi của nước từ đại dương, biển, sông ngòi, hồ, ao,...

- Để đo độ ẩm của không khí, người ta dùng

ẩm kế. Hơi nước ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyển tạo thành từn đám, gọi là mây. Khi các hạt nước trong các đám mây đủ lớn, thắng được lực cả không khí, đồng thời không bị nhiệt độ làm bốc hết hơi nước sẽ sinh ra mưa.

Mưa

- Độ ẩm không khí là lượng hơi nước chứa trong không khí.

- Nguồn gốc: độ ẩm có từ sự bốc

hơi nước từ biển, đại dương, ao hồ, sông ngòi…

- Dụng cụ đo: ẩm kế

- Hơi nước ngưng kết ở các độ

cao khác nhau trong khí quyển, tạo thành từng đám gọi là mây.

- Khi các hạt nước trong các đám mây có kích thước ngày càng lớn, thắng được lực cản của không khí, không bị nhiệt độ làm bốc hết

hơi nước mưa

- Những nơi có lượng mưa nhiều là: Đông Á, Đông Nam Á, Trung và phía đông Nam

Mỹ,... Những nơi có lượng mưa ít nhất là: phía sâu trong lục địa khoảng vĩ tuyến 30°B, khu vực bờ tây Nam Mỹ,...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Tìm hiểu và thời tiết và khí hậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS Phân biệt được thời tiết và khí hậu.

Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Thời tiết và khí hậu. Các đới

- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS đọc nội

khí hậu trên trái đất

dung SGK và hình 14.5, trả lời các câu hỏi

- Thời tiết là sự biểu hiện các

sau:

hiện tượng khí tượng ở một địa

+ Nên sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.

phương trong một thời gian ngắn.

- GV yêu cầu HS quan sát Trên Trái Đất có

Thời tiết luôn thay đổi.

các đới khí hậu nào? Chia lớp thành 6 nhóm

– Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của

nhỏ, tìm hiểu về các đới khí hậu và hoàn

tình hình thời tiết ở một nơi nào

thành bảng theo mẫu sau:

+ Nhóm 1,2: đới nóng

+ Nhóm 3,4: đới ôn hòa

+ Nhóm 5,6: đới lạnh

Đới khí hậu

Vị trí

Nhiệt độ

Lượng mưa

Gió thổi thường

xuyên

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn. Thời tiết luôn thay đổi.

– Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm này qua năm khác và trở

thành quy luật.

đó, trong một thời gian dài, từ năm này qua năm khác và trở thành quy luật.

- Bề mặt Trái Đất chia thành 5 đới khí hậu:

+ Đới nóng

+ Hai đới ôn hòa

+ Hai đới lạnh

- Bảng thống kê: HS dựa vào SGK để hoàn

thành đặc điểm các đới khí hậu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi 1,2 trong SGK

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành theo nhóm.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 159: Tại sao bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chứng lại trở thành nguồn thông tin rất quan trọng đối với chúng ta?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày giúp mọi người chủ động trong việc đi lại, thực hiện các kế hoạch học tập,làm việc, đi lại, vui chơi….. Đồng thời giúp

chúng ta hạn chế hiều nhất những ảnh hưởng xấu của thời tiết bất lợi (ví dụ như mưa bão, lạnh giá…)

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 15: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế: cập nhật các thông tin về biến đổi khí hậ và liên hệ thực tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: biến đổi khí hậu, thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Tranh ảnh, video clip về thiên tai, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên

thế giới cũng như ở Việt Nam (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuẩn bị video clip về thiên tai ở Việt Nam, nêu nhiệm vụ học tập trước khi cho HS xem: Xem video clip sau và cho biết các hiện tượng thiên tai thường xuất phát từ những nguyên nhân nào? Ở địa phương em thường xảy ra loại thiên tai nào ? Em có thể làm gì để giảm bớt tác động của thiên tai? https://www.youtube.com/watch?v=f7fSo3U18Mo&ab_channel=VTCNOW

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Thiên tai đang diễn ra ở nước ta ói riêng và trên toàn thế

giới nói chung ngày càng tăng với mức độ nghiêm trọng hơn. Con người đang phải hứng chịu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do chính mình gây ra. Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành

vấn đề toàn cầu. Vậy biến đổi khí hậu có những biểu hiện như thế nào? Chúng ta cần có các biện pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về về biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về biến đổi khí hậu và một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Biến đổi khí hậu

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi

- Biến đổi khí hậu là những

để làm rõ khái niệm: biến đổi khí hậu; quan

thay đổi của khí hậu (nhiệt độ,

niệm về ứng phó với biển đổi khí hậu.

lượng mưa…) vượt ra khỏi

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá

trạng thái trung bình đã duy trì

nhân: Đọc nội dung SGK và bằng kiến thức

trong một khoảng thời gian

của bản thân, hãy:

dài.

+ Nêu biểu hiện chủ yếu và hậu quả của biến

- Những biểu hiện chủ yếu của

đổi khí hậu, nhiệt

biến đổi khí hậu: Nhiệt độ

+ Liệt kê ít nhất ba nguyên nhân do con

trung bình của Trái Đất đang

người gây ra biến đổi khí hậu.

tăng lên; các hiện tượng thiên

+ Lấy ví dụ để chứng minh về khí hậu của

tai và thời tiết cực đoan gia

Trái Đất đang bị biến đổi.

tăng,

- GV cho HS quan sát video để hiểu hơn về

- Hậu quả: Băng ở hai cực tan,

biến đổi khí hậu:

https://www.youtube.com/watch?v=YF87IZy

wLA8&ab_channel=GEOGRAPHY

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

nước biển dâng, ngập lụt nhiều vùng đất ven biển, thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường,...

- Nguyên nhân: Con người chặt phá rừng; sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch; gia tăng

các khí nhà kính, bụi,... do hoạt động sản xuất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Phòng tránh thiên tai và ứng

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá

phó với biến đổi khí hậu

nhân, đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Thiên tai là gì? Kể tên các biện pháp phòng tránh thiên tai.

+ Em hiểu như thế nào về ứng phó với biến

đổi khí hậu? Kể một số giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

- GV cho HS quan sát clip về biến đổi khí diễn ra trên thế giới.

https://www.youtube.com/watch?v=I5uzjxKX 9XA&ab_channel=ANTV-Truy%E1%BB%81nh%C3%ACnhC%C3%B 4nganNh%C3%A2nd%C3%A2n

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,.

- Thiên tai là những hiện tượng tự nhiên có thể gây hậu quả rất lớn đối với môi trường, gây thiệt hại về con người và vật chất

- Các biện pháp phòng tránh thiên tai: SGK/trang 161

- Ứng phó với biến đổi khí hậu: là hoạt động con người nhằm thích

ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: vẽ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về biến đổi khí hậu (biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành theo nhóm.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3,4 phần Vận dụng SHS trang 161.

3. Hãy nêu một số biện pháp mà học sinh có thể thực hiện để phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Hãy đưa ra một thông điệp cho người dân địa phương nơi em cư trú về lối

sống thân thiện với môi trường. Giải thích ý nghĩa của thông điệp đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 16: THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ KHÍ HẬU VÀ BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ - LƯỢNG MƯA

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Phân tích được biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa.

- Xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ, lược đồ khí hậu thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Sử dụng các công cụ địa lí: biết đọc lược đồ, biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính tích cực, chăm học, chăm làm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Lược đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Việt Nam.

- Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ba địa điểm như trong SGK (phóng to).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt ra tình huống cho HS: Nếu một ngày, em cùng cả lớp đi dã ngoại trong rừng và em bị lạc. Làm thế nào để em xác định được phương hướng và tìm

đường đi ra, thoát khỏi khu rừng đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Hãy tưởng tượng em đang bị lạc, trên một con tàu lênh

đênh ngoài biển khơi bị mất phương hướng hoặc giữa một vùng rừng núi hay giữa một cánh đồng mênh mông xa khu dân cư, để từ đó tìm hướng đi cho mình. Xác định phương hướng ngoài thực địa là một kĩ năng rất cần thiết để em có thể vượt qua các tình huống hiểm nguy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm cách xác định phương hướng ngoài thực địa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1. Đọc lược đồ khí hậu

- Nhiệt độ vào tháng 1 tại ba địa điểm: Hà Nội từ 14°C đến 18 °C, Huế tì từr 14°C den 18°C, Hue 8°C đến 20 °C, Thành phố Hồ Chí Minh trên 24°C.

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam. Một số khu vực của Tây Nguyên có nhiệt độ thấp tương đương nhiệt độ ở miền Bắc.

Hoạt động 1: Đọc lược đồ khí hậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được đặc điểm về nhiệt độ của

các địa điểm trên lược đồ khí hậu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS xác định ba địa điểm trên lược đồ hình 16.1 SGK: Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Dựa vào thang màu nhiệt độ trung bình tháng 1 để xác định nhiệt độ của ba địa điểm trên.

- GV hướng dẫn HS cách quan sát trên

lược đồ, cách xác định dựa vào nền màu.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

+ HS xác định được phương hướng ngoài thực địa

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và bổ sung:

Hoạt động 2: Đọc biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa và xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ, lược đồ khí hậu thế giới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Đọc biểu đồ nhiệt độ - lượng

tập

mưa

- GV hướng dẫn và cùng HS thực hiện việc

nghiên cứu về một trong ba biểu đồ nhiệt độ

- Tên biểu đồ: Biểu đồ nhiệt độ -

và lượng mưa (hình 16.2 SGK), Với biểu đồ

lượng mưa của Hà Nội

của Hà Nội, tiến hành theo các bước sau:

- Các yếu tố thể hiện:

+ Đọc tên biểu đồ.

+ Trục tung: lượng mưa (mm) và

+ Xác định các trục toạ độ và đơn vị tính. nhiệt độ ( 0 C)

Đọc biểu đồ nhiệt độ: xác định các tháng

+ Trục hoành: các tháng

nhiệt độ cao nhất, thấp nhất,

- Nhiệt độ:

+ Đọc biểu đồ lượng mưa: xác định các + Nhiệt độ cao nhất: tháng 7

tháng có lượng mưa cao nhất (mùa mưa) và

(300C)

thấp nhất (mùa khô).

+ Nhiệt độ thấp nhất: tháng

+ Xác định biểu đồ đó thuộc đó thuộc đới 1(170C)

khí hậu nào trên cơ sở nhiệt độ, lượng mưa

- Lượng mưa:

và vị trí trên lược đồ hình 16.3 SGK.

+ Mùa mưa: tháng 5 – tháng 10

- GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm:

+ Mùa khô: tháng 11 – tháng 4

+ Nhóm 1,3: đọc biểu đồ Pa-lec-mô

Hà Nội thuộc môi trường đới

+ Nhóm 2,4: Hon-man

nóng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Nhiệt độ và lượng mưa

Pa-lec-mô

Hon-man

Tháng có nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu

Tháng 7

Tháng 7

độ? Vào tháng nào?

25 0C

8 0C

Tháng có nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu

Tháng 1

Tháng 2

độ? Vào tháng nào?

10 0C

-32 0C

Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa)

Tháng 10 –

Tháng 7 – tháng

bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy?

tháng 2

10

Những tháng có mưa ít (mùa mưa) bắt

Tháng 3 – tháng

Tháng 11 – tháng

đầu từ tháng mấy đến tháng mấy?

9

8

Thuộc đới khí hậu nào?

Đới ôn hòa

Đới lạnh

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng phân tích nhiệt độ - lượng mưa vào vở và thu chấm điểm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

BÀI 17: CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA THỦY QUYỂN. TUẦN HOÀN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Kể được tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

- Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: mô tả của nước trên Trái Đất, mô tả được vòng tuần hoàn nước, tính trên Twito mot co mô tả được đặc

đang

 Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, sơ đồ vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Video clip về hình ảnh Trái Đất từ trên cao (nếu có),

- Sơ đồ vòng tuần hoàn nước phóng to.

- Đoạn văn miêu tả về vòng tuần hoàn nước.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Nếu không có nước, con người có thể tồn tại được hay không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Mỗi khi uống cốc nước tinh khiết, ta lại nhớ "Nước là một phần quan trọng của sự sống". Kể từ năm 1993, thế giới lấy ngày 22-3 hằng năm làm Ngày nước thế giới, với các hoạt động theo các chủ đề nhằm nhắc nhở mọi

người hãy sử dụng nước tiết kiệm và không làm ô nhiễm nước. Vậy nước trên Trái Đất gồm các thành phần nào? Chúng chuyển động ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS Kể được tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Các thành phần chủ yếu của

- GV cho HS làm việc theo cặp, đọc nội dung

thủy quyển

kiến thức trong SGK và trả lời các câu hỏi

- Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước

sau:

trên Trái Đất.

+ Thuỷ quyền là gì?

- Trạng thái: rắn, lỏng, hơi

+ Nước trên Trái Đất tồn tại ở các dạng nào?

- Lớp nước này phân bố không

Phân bố ở những đâu? Ở đâu là nhiều nhất?

đều.

- HS thực hiện nhiệm vụ

+ Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

(2,8%) nhưng có vai trò quan

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước trên Trái Đất. Nước tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng, hơi. Nước phân bố ở khắp ơi trê bề mặt trái đất. Nước trong các biển và đại dương là nhiều nhất.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Nước và không khí là hai thành phần quan trọng bên bề mặt trái đất, giúp duy trì sự sống cho con người và các loài sinh vật. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự sống tồn tại trên trái đất mà không phải bất cứ hành tinh nào khác.

trọng, liên quan trực tiếp tới cuộc sống của con người.

+ Nước biển và đại dương (97,2%), cung cấp nguồn hơi nước lớn nhất trên Trái Đất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu và tuần hoàn nước trên Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được vòng tuần hoàn lớn của

nước.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Tuần hoàn nước trên Trái

- GV yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận câu

Đất

hỏi:

– Nước trên Trái Đất luôn vận

+ Vòng tuần hoàn nước là gì?

động từ nơi này đến nơi khác, tạo

+ Quan sát sơ đồ (hình 17.2) để mô tả vòng

thành vòng tuần hoàn nước .

tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Trên hình 17.2, vòng tuần hoàn nước diễn ra theo chu trình hơi nước bốc lên cao (1), ngưng kết (2) và di chuyển ngang (3) gặp điều kiện thuận lợi gáy mưa (4). Một phần nước mưa đổ vào các dòng chảy, chảy trần

(5) trên bề mặt đất rồi đô ra biển. Một phần

nước mưa thấm (6) sâu vào trong đất tạo thành dòng chảy ngầm (7) chảy ra biển.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời :

1. Quan sát quả Địa Cầu, hãy cho biết bán cầu Bắc hay bán cầu Nam có tỉ lệ đại dương nhiều hơn.

2. Hãy chứng minh rằng tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Nam bán cầu có tỉ lệ đại dương nhiều hơn.

2. Tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất:

- Cung cấp nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày (nêu ví dụ…)

- Cung cấp nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp, phát triển thủy điện, các nhà máy sản xuất….

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Tài nguyên nước ngọt của Trái Đất, đặc biệt là nước sông, hồ là vô tận hay có hạn? Hãy giải thích cho ý kiến của mình.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Tài nguyên nước ngọt của Trái Đất là rất có ha vì nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều khi dân số tăng nhanh, kinh tế phát tri mạnh, mực nước ngầm giảm sút và ô nhiễm nước đang là những vấn đề nan giải.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 18: SÔNG. NƯỚC NGẦM VÀ BĂNG HÀ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông.

- Nêu được 1 quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: mô tả được đặc điểm của sông, chế độ nước sông, nước ngầm và băng hà. Trình bày được cách thức mà con người khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước sông, hồ.

 Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, bản đồ, sơ đồ. ngầm,..

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Có thái độ tích cực với thiên nhiên, tham gia vào các hoạt động làm đẹp quê hương, tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông, hồ.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Bản đồ lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình hoặc phóng to hình 18.1.

– Một số tranh ảnh về sông, hồ.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã từng quan sát hoặc biết đến con sông nào ở nước ta? Trên con sông đó, con người có những hoạt động khai thác nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về sông.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông.

Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông – hồ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Sông

Nhiệm vụ 1:

a. Sông

- GV sử dụng lược đồ để chỉ cho HS quan sát

- Là dòng chảy tự nhiên thường

một số hệ thống sông lớn ở nước ta.

xuyên, tương đối ổn định trên

- GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận, bề mặt thực địa.

yêu cầu HS đọc SGK, vẽ hình mô tả về các bộ - Nguồn cung cấp nước sông:

phận của dòng sông như: nguồn, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông…

- GV đặt câu hỏi: Hãy quan sát hình 18.1, kể

tên một con sông là phụ lưu và một con sông là chi lưu của sông Hồng.

- GV hướng dẫn HS cách quan sát trên lược đồ và xác định.

Nhiệm vụ 2:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục ―Chế độ nước sông‖ trang 167 và trả lời câu hỏi: Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông?

Nhiệm vụ 3:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:

+ Hãy nêu vai trò của sông với đời sống và sản xuất của con người?

+ Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

+ Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ

chất lượng nước sông, hồ?

nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan.

- Lưu vực sông: Là diện tích đất

đai cung cấp thường xuyên cho một con sông

- Hệ thống sông: Dòng sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu

hợp thành hệ thống sông.

b. Chế độ nước sông

- Lưu lượng: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây

đồng hồ (m3/s)

c. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ sẽ góp phần khai thác

được các thế mạnh, đồng thời bảo vệ được môi trường.

- Phải sử dụng tiết kiệm nước vì nước không phải vô tận. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới đang đối mặt với tình trạng khô hạn. Bảo vệ chất lượng nước sông, hồ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước, điều này có liên quan đến đời sống và sản xuất.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

2. Nước ngầm và băng hà a. Nước ngầm:

- Nước ngầm là phần nước mưa

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước ngầm và băng hà

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tầm quan trọng của nước ngầm

và băng hà.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nước ngầm

- GV chia nhóm học tập, các nhóm đọc nội dung SGK và quan sát sơ đồ hình 18.2, để

trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là nước ngầm?

+ Nước ngầm được chứa ở những đâu?

+ Để hình thành nước ngầm, phải có các

điều kiện gì?

+ Tại sao cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm?

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu băng hà

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về băng hà hình 18.4 và quan sát clip về hiện tượng băng ta và trả lời câu hỏi:

+ Băng hà là gì?

+ Nêu vai trò của băng hà

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV bổ sung: Nguồn nước ngầm có vai trò rất quan trọng nhưng không phải là vô tận,

hay tuyết tan ngấm xuống đất, được giữ lại trong các lỗ hổng của đất, khe nứt.

- Tầng chứa nước: ở một độ sâu nhất định, nước ngầm được chứa đầy trong các lỗ hổng và khe nứt.

- Tầng không chứa nước: nằm

bên dưới tầng chứa nước, có các vật liệu mịn hoặc đất sét không có khả năng thấm nước.

- Cần khai thác, sử dụng tiết kiệm và không làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

b. Băng hà

- Băng hà là những khối băng

khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt là trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.

- Vai trò: nguồn cung cấp nước cho nhiều dòng sông lớn trên thế

giới.

đặc biệt hiện nay đang xảy ra tình trạng sụt giảm nghiêm trọng nguồn nước ngầm do khai thác quá mức, ô nhiễm nguồn nước ngầm bởi chất thải, phân bón, thuốc trừ sâu,... ngấm xuống.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK (trang 169)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Các bộ phận của dòng sông: dòng sông chính, phụ lưu, chi lưu.

2. Do ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ cao, mưa nhiều nên nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là mưa, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

3. Một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ:

- Nhà nước cần quản lí nghiêm, không cho xả rác, phế liệu xuống các dòng sông, hồ nước.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ nguồn nước sông, hồ.

- Khai thác kinh tế cần chú ý đến bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:Hãy lấy ví dụ để thấy được việc sử dụng kết hợp nước sông, hồ

ở nước ta.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV nêu ví dụ: nước sông Đà được sử dụng tổng hợp với nhiều mục đích khác nhau như cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu,... đồng thời là đường giao thông thuỷ nội địa, cũng là nơi nuôi thuỷ sản và tạo cảnh quan cho phát triển du lịch.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../…

BÀI 19: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG BIỂN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ các đại dương thế giới.

- Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển vùng biển ôn

đới.

- Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định vị trí, phạm vi của các đại dương trên lược đồ thế giới; mô tả được đặc điểm của nhiệt độ và độ muối; mô tả được một số hiện tượng địa lí trên Trái Đất: sóng, thuỷ triều, dòng biển.

 Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, tranh ảnh, lược đồ.

 Biết tìm kiếm thông tin từ internet và các nguồn tài liệu khác, xác định các từ hải: Em c tìm kiếm thông tin theo chủ đề. khoá trong

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển.

- Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

- Thích đọc sách, báo, tìm kiếm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– Lược đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Việt Nam. - Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.

– Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ba địa điểm như trong SGK (phóng to).

2. Đối với học sinh

- Lược đồ các đại dương thế giới (hình 19.1 phóng to), Lược đồ các dòng biển

trên đại dương thế giới (hình 19.3 phóng to).

- Một số hình ảnh về thuỷ triều, hình ảnh về con người đã có những hoạt động

để khai thác thế mạnh của thuỷ triều, dòng biển, ...

- Lược đồ trống thế giới (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”: Hãy kể tên các đại dương trê Trái Đất.

Nhóm nào có phương án nhanh nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Đã bao giờ em được trải nghiệm lênh đênh trên biển hay

chưa? Lúc đó, em mới thấy mình thật nhỏ bé. Khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, các nguồn tài nguyên trong đất liền đã được con người khai thác ngày

càng cạn kiệt, con người đang từng bước vươn ra đại dương, khám phá đại dương và khai thác các nguồn tài nguyên của đại dương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển và đại dương thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên bản đồ, lược đồ các

đại dương.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Biển và đại dương thế giới

- GV chia nhóm học tập, sử dụng lược đồ

- Đại dương là vùng nước mặn

các đại dương thế giới (hình 19.1) để HS

rộng mênh mông, chiếm phần

quan sát và xác định vị trí các đại dương.

lớn diện tích của bề mặt Trái

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng 19.1, hãy Đất.

cho biết đại dương nào có diện tích lớn nhất.

- Có 4 đại dương chính là Thái

Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?

Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại

- HS thực hiện nhiệm vụ

Tây Dương, Bắc Dương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- GV giới thiệu về một đại dương mới được phát hiện:

Nam Đại Dương hay Nam Băng Dương là đại dương nhỏ nằm xa nhất về phía nam của đại dương thế giới, nhìn chung nó nằm ở phía nam vĩ tuyến 60°S và bao quanh châu Nam Cực. Đây là đại dương lớn thứ tư trong số năm đại dương trên Trái Đất, lớn hơn Bắc Băng Dương và nhỏ hơn Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Đới đại dương nơi đây có sự pha trộn của dòng chảy lạnh về phía bắc từ vùng Nam Cực và dòng chảy ấm hơn của vùng cận Nam Cực. Các nhà lập bản đồ của National Geographic Society (tạm dịch: Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ) đã chính thức công nhận đại dương này kể từ ngày 8/6/2021.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đặc điểm của môi trường biển

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự khác biệt về nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. Nêu được sự khác biệt về độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Một số đặc điểm của môi

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhiệt độ

trường biển

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả

a. Nhiệt độ và độ muối

lời câu hỏi:

* Nhiệt độ

+ Nhiệt độ của nước biển có những sự thay

- Nhiệt độ nước biển thay đổi

đổi nào?

theo vĩ độ, độ sâu và thay đổi

+ Ở khoảng vĩ độ nào trên Trái Đất sẽ nhận

theo mùa.

được lượng nhiệt Mặt Trời lớn?

- Nguyên nhân chủ yếu là do

+ Tại sao nhiệt độ nước biển ở vùng vĩ độ lượng nhiệt Mặt Trời.

thấp lại cao, còn ở vùng vĩ độ cao lại thấp?

- GV gợi ý học sinh: nhiệt độ nước biển có liên quan tới lượng nhiệt Mặt Trời.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về độ muối

* Độ muối

- GV yêu cầu HS theo dõi nội dung SGK và

- Độ muối trung bình của các đại

trả lời câu hỏi:

dương trên thế giới là 35 %0

+ Độ mặn của đại dương thế giới là bao - Độ muối giữa vùng biển nhiệt

nhiêu?

đới và ôn đới khác nhau.

+ Tại sao độ muối ở vùng nhiệt đới thường

cao hơn vùng ôn đới?

- GV gợi ý cho HS căn cứ vào nhiều yếu tố

như: độ bốc hơi, lượng mưa và lượng nước ngọt đổ vào biển mà mỗi vùng biển có độ mặn khác nhau. GV yêu cầu HS quan sát lại lược đồ khí hậu, xác định vùng ôn đới và nhiệt đới trên trái đất.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Vì ở vùng nhiệt đới và vùng ôn đới đều có lượng mưa khá lớn nhưng ở vùng nhiệt đới nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn hơn, nhiệt độ cao hơn nên lượng bốc hơi lớn hơn khiến cho độ muối cao hơn so với vùng ôn đới.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV bổ sung:

- Độ muối của nước biển, đại dương còn thay đổi theo thời gian: theo tháng hoặc trong một ngày do sự thay đổi của nhiệt độ

ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi và lượng mưa. Độ muối thay đổi ngay khi có trận mưa lớn xảy ra.

- Độ muối của nước biển, đại dương còn thay đổi theo không gian, ở những vùng gần cửa sông, độ muối giảm do lượng nước ngọt trực tiếp đổ vào. Độ muối ở các vùng xích

đạo, chí tuyến, ôn đới, hàn đới không giống nhau. Độ muối còn thay đổi theo độ sâu.

- Nhiệt độ của nước biển cũng thay đổi theo không gian, thời gian và sâu. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do trục của Trái Đất nghiêng cùng với sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên lượng bức xạ Mặt Trời thay

đổi từ xích đạo về cực và thay đổi theo mùa.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chuyển động của nước biển và đại dương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Chuyển động của nước

- GV cho HS quan sát đoạn clip về sóng biển

biển và đại dương

và trả lời câu hỏi:

+ Sóng là gì?

+ Nguyên nhân hình thành sóng là gì?

- GV tiếp tục cho HS quan sát hình 19.2 để rút ra: Nguyên nhân sinh ra thủy triều.

- GV đặt câu hỏi: quan sát hình 19.3 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết các dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường xuất phát từ khoảng vĩ độ nào và di chuyển đến khoảng vĩ độ nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV bổ sung:

- Thuỷ triều có ảnh hưởng tới các hiện tượng tự nhiên khác. Ví dụ như động đất, thuỷ triều xảy ra chủ yếu là do sức hút của Mặt Trăng đối với Trái Đất hay nói cách khác chu kì Mặt

Trăng có thể làm tăng/ giảm cường độ các cơn địa chấn.

- Thủy triều được ứng dụng vào một số đời

- Sóng biển: là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: do gió

- Thủy triều là hiện tượng

nước đại dương dao động theo chu kì do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Dòng biển là sự dịch chuyển của các khối nước lớn ở biển

và đại dương

- Phân loại:

+ Dòng biển nóng thường xuất phát ở vùng vĩ độ thấp chảy

lên vùng vĩ độ cao.

+ Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng

vĩ độ thấp.

sống con người: đánh bắt cá, phục vụ cho công nghiệp (như thủy điện), ngư nghiệp( như trong đánh bắt hải sản), và khoa học, (như nghiên cứu thủy văn)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời: Độ muối của nước biển và đại dương cao hay thấp phụ

thuộc vào những yếu tố nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Độ muối của nước biển và đại

dương cao thấp phụ thuộc vào nhiệt độ nước biển, lượng bay hơi nước, nhiệt độ, lượng mưa, hay môi trường không khí; điều kiện địa hình (ăn sâu vào lục địa, biển kín hay biển hở)

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm thông tin (tài liệu, tranh ahr, video clip…) về

việc con người đã sử dụng thủy triều vào đời sống văn hóa hoặc sản xuất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh

Ghi chú

giá

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu học tập

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

hành.

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

- Thuyết trình

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 20: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH TRÊN LƯỢC ĐỒ CÁC ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ trống các đại dương thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định vị trí của các

đại dương chính trên thế giới.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua những tình huống được đặt ra trong bài.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tốt, hoàn thành mục tiêu đề ra.

- Nuôi dưỡng ước mơ chinh phục tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Lược đồ trống các lục địa và đại dương thế giới.

- Bút chì, bút màu, tẩy.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt ra câu hỏi cho HS: Em có thích một cuộc thám hiểu vòng quanh thế giới không?Em có biết rằng các đại dương thế giới nối liền với nhau không? Em

có biết về câu chuyện đi vòng quanh thế giới bằng đường biển của nhà thám hiểm Ma-gien-lăng không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV dẫn dắt vấn đề: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng xác định trên lược đồ các đại dương thế giới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc các đại dương thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên bản đồ các đại dương

thế giới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN -

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

1. Nội dung thực hành

tập

- Điền tên các đại dương lên bản đồ

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các

trống:

lục địa và đại dương thế giới và đọc lại

tên các đại dương.

- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm

điền vào bản đồ trống:

1. Hãy điền bốn đại dương chính trên thế

giới vào lược đồ trống đã chuẩn bị.

2. Hãy tưởng tượng, em sẽ thực hiện một

cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới

bằng đường biển mà điểm bắt đầu và kết

- Con đường ngắn nhất để đi vòng

thúc là ở Việt Nam.

quanh thế giới bằng đường biển là

a. Em sẽ phải đi qua các đại dương nào?

con đường sát đất liền vượt qua các

b. Hãy tìm con đường ngắn nhất để đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Giải thích sự lựa chọn của mình.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và bổ sung:

eo biển, kênh đào, các vùng biển kín.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Đọc thêm tài liệu, tìm hiểu về cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng vòng quanh thế giới.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu học tập

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

BÀI 21: LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

- Kể được tên và xác định được trên bản đồ, lược đồ một số nhóm đất điển hình

ở vùng nhiệt đới hoặc vùng ôn đới.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: kể được tên và mô tả được đặc điểm phân bố của một số loại đất chính ở vùng nhiệt đới hoặc vùng ôn

đới.

 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: sơ đồ hoá thể hiện được các thành phần của đất; giải thích được vì sao việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất.

 Sử dụng các công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy, sử dụng được tranh ảnh, lược đồ.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất, tránh những hành động làm ô nhiễm đất.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Hình ảnh các tầng đất.

- Lược đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát clip tổng hợp về các loại đất khác nhau trên thế giới.

- HS quan sát.

- GV dẫn dắt vấn đề: Từ nhỏ, khi tham quan ruộng vườn em đã biết cây muốn sống được phải có đất. Nếu cất tốt thì cây sinh trường và đóm hoa kết trái tốt. Nếu đặt xấu (nghèo chất dinh dương) thì phải bón phân cho đất. Lớp đất trên

Trái Đất tuy mỏng nhưng nếu không có đất thì điều gì sẽ xảy ra? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về lớp đất trên Trái Đất.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp đất trên Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất và trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Lớp đất trên Trái Đất

- GV chia HS theo các nhóm, sử dụng kĩ

a. Thành phần của đất

thuật mảnh ghép, đọc các thông tin trong sách

- Đất là một lớp vật chất mỏng

giáo khoa để thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Nhóm 1: Tìm hiểu về đất.

 Nhóm 2: Tìm hiểu về thành phần của đất. Vẽ sơ đồ thể hiện.

 Nhóm 3: Tìm hiểu về các tầng đất.

 Nhóm 4: Tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất.

- GV theo dõi HS thảo luận và triển khai kĩ thuật mảnh ghép, hướng dẫn HS di chuyển theo sơ đồ ghép nhóm.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV hướng dẫn HS cách quan sát trên lược

đồ, cách xác định dựa vào nền màu.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

trên cùng của vỏ TĐ - Thành phần của đất:

+ Khoáng vật trong đất: hình thành do các quá trình phong hoá khác nhau xảy ra trong lớp vỏ

Trái Đất.

+ Chất hữu cơ trong đất: là những tàn tích sinh vật chưa hoặc đang

phân giải và những chất hữu cơ đã được phân giải.

+ Nước trong đất được chứa chủ yếu trong các khe hở và các hạt khoáng của đất.

+ Không khí trong đất: là nhân tố quan trọng trong phong hóa đá, là điều kiện cho sự phát triển sinh vật trong đất.

b. Các tầng đất

- Tầng thảm mục

- Tầng mùn

- Tầng tích tụ

- Tầng đá mẹ

- Tầng đá gốc

c. Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc thành tạo đất, cung cấp các khoảng vật cho đất, tạo nên các tính chất vật lí, hoá học của

đất.

- Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn

đến quá trình phong hoá, từ đó

đất được hình thành.

- Sinh vật là nguồn cung cấp chất

hữu cơ cho đất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số nhóm đất chính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên và xác định được trên bản đồ, lược đồ điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc vùng ôn đới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Một số nhóm đất chính

- GV cho HS hoạt động theo nhóm, đọc thông

- Đất trên TĐ rất phong phú và đa

tin SGK và quan sát hình 21.3, trả lời các câu

dạng:

hoie sau và điền vào phiếu học tập:

+ Đất Bắc cực và cận cực

+ Kể tên một số loại đất của các nhóm đất

+ Đất ôn đới

chính trên Trái Đất.

+ Đất cận nhiệt đới

+ Xác định trên lược đồ sự phân bố của các

+ Đất nhiệt đới và xích đạo

loại đất này.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm đất

Tên các loại

Phân bố

chính

đất

Đất Bắc cực

và cận cực

Đất ôn đới

Đất cận nhiệt

đới

Đất nhiệt đới

và xích đạo

Đất khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời:

1. Kể tên và xác định trên hình 21.3 một số nhóm đất chính ở vùng cận nhiệt

đới.

2. Quan sát hình 21.3, hãy cho biết ở nước ta có những nhóm đất nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

1. Một số nhóm đất chính ở vùng cận nhiệt đới là:

 Đất vàng và đất đỏ

 Đất nâu vàng

 Đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt

2. Nước ta có những nhóm đất:

 Đất Fe-ra-lit đỏ

 Đất Fe-ra-lit đỏ vàng

 Đất phù sa sông

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời: Vì sao việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất vì đất sử dụng lâu sẽ bị bạc màu, hết chất dinh

dưỡng... Do đó, cần phải cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu cho đất, nhằm khai thác tiềm năng của đất.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV bổ sung một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất:

- Chống sự xói mòn đất: Cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: thuỷ lợi, nông nghiệp và lâm nghiệp. Biện pháp lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với việc chống xói mòn đất, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm duy trì nguồn nước để phòng lũ, chống hạn.

- Chống sự mặn hoá: Áp dụng các biện pháp hoá học (bón vôi), thuỷ lợi (rửa mặn) và trồng cây (trồng cây chịu mặn và cây che phủ mặt đất chống bốc mặn).

- Chống sự hoang mạc hoá: Thực hiện luân canh đồng cỏ, trồng rừng, nghiêm cấm chặt phá rừng phòng hộ ven biển.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu học tập

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

PHIẾU HỌC TẬP:

Tìm hiểu các nhóm đất trên thế giới

Nhóm đất chính

Tên các loại đất

Phân bố

Đất Bắc cực và cận cực

Đất ôn đới

Đất cận nhiệt đới

Đất nhiệt đới và xích đạo

Đất khác

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 22: SỰ ĐA DẠNG CỦA THẾ GIỚI SINH VẬT. CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT. RỪNG NHIỆT ĐỚI

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật trên lục địa và ở biển, tại dương.

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định các đới thiên nhiên trên Trái Đất trên lược đồ, mô tả được phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới.

 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: mô tả được cấu trúc của ứng nhiệt đới.

 Sử dụng các công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, tranh ảnh, lược đồ. nban, tranh ảnh, lược đoHình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

– Yên thiên nhiên, sống hoà hợp và thân thiện với thiên nhiên.

– Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

– Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, video clip một số loại động, thực vật sống trên lục địa và trên biển.

- Lược đồ các đới thiên nhiên trên Trái Đất và Lược đồ sự phân bố các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem một đoạn clip giới thiệu về các loài sinh vật đa dạng trên trái đất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Sự phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự sống trên

Trái Đất phụ thuộc vào sự đa dạng của sinh vật. Vậy sinh vật trên Trái Đất đa dạng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được sự đa dạng của thế giới sinh vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của thế giới sinh vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế

giới sinh vật trên lục địa và ở biển, đại dương.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Sự đa dạng của thế giới sinh

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, đọc vật

nội dung SGK và quan sát kênh hình 22.1 để

- Sinh vật bao gồm cả thực vật,

trả lời câu hỏi:

động vật, vi sinh vật và các dạng

+ Hãy kể tên một số loài thực vật, động vật

sống khác. Chúng tồn tại ở trong

trên lục địa; ở biển, đại dương và vùng Bắc

đất, trong nước và trong không khí.

cực.

- Sự đa dạng của sinh vật được thể

Phiếu học tập số 1

hiện ở thành phần loài.

Môi

trường Thực vật

Động vật

sống

Lục địa

Biển

Đại dương

Bắc cực

- GV trình chiếu thêm các hình ảnh về động, thực vật trên TĐ.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các di thiên nhiên trên Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên lược đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

2. Các đới thiên nhiên trên

- GV cho HS hoạt động cá nhân, quan sát hình

Trái Đất

22.2 và thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi

- Đới nóng

sau:

- Đới ôn hòa

+ Hãy kể tên và xác định trên lược đồ các đới

- Đới lạnh

thiên nhiên trên Trái Đất và hoàn thành vào

phiếu học tập số 2

Đặc điểm

Đới nóng

Đớiôn

Đới lạnh

hòa

Vị trí

Khí hậu

Sinh vật

+ Việt Nam thuộc đời thiên nhiên nào?

GV gọi một số HS trình bảy, yêu cầu HS kết hợp

với chỉ bản đồ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

Đặc điểm

Đới nóng

Đới ôn hòa

Đới lạnh

Vị trí

30 0B- 30 0N

30 0 - 60 0 ở mỗi

60 0 – cực ở mỗi

bán cầu

bán cầu

Khí hậu

Nhiệt độ cao,

Nhiệt

độ

trung

Nhiệt độ thấp,

lượng mưa phong

bình,

lượng

mưa

lượng mưa ít

phú

thay

đổi

theo

mùa.

Sinh vật

Rừng nhiệt đới

Thực vật chủ yếu

Thực vật nghèo

phát triển mạnh,

là rừng lá

kim,

nàn, động vật chỉ

sinh vật đa dạng

rừng

hỗn

hợp,

có 1 số loài chịu

rừng lá rộng.

lạnh

Động vật đa dạng

về số loài và số

lượng loài.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về rừng nhiệt đới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt

đới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Rừng nhiệt đới

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, quan sát

- Đới nóng

hình 22.3 và thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi

- Đới ôn hòa

sau: Xác định phạm vi phân bố của các kiểu rừng

- Đới lạnh

nhiệt đới trên Trái Đất.

GV gọi một số HS trình bảy, yêu cầu HS kết hợp

với chỉ bản đồ.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, quan sát hình 22.5 và tin trong SGK, trả lời câu hỏi sau: Hãy mô tả cấu trúc của rừng nhiệt đới.

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số vườn quốc gia ở nước ta, tiêu biểu cho rừng nhiệt đới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời:

1. Lấy ví dụ để chứng minh sinh vật trên TĐ rất đa dạng.

2. Quan sát hình 22,2, hãy nêu giới hạn và đặc điểm của đới ôn hòa.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

1Câu 1: Sinh vật trên thế giới rất đa dạng. Chúng tồn tại ở trong đất, trong nước và trong không khí. Sự đa dạng đó được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 10 triệu đến 14 triệu loài sinh vật, trong đó có 4000 loài thú, hơn 6000 loài bò sát, hơn 9000 loài chim, 30000 loài cá, hơn 15000 loài thực vật trên cạn...

Câu 2: Giới hạn và đặc điểm của đới ôn hòa:

 Giới hạn: Từ vĩ tuyến 300B và 300N đến vĩ tuyến 600B và 600N.

 Đặc điểm đới ôn hòa:

 Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt nên thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa.

 Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên...

 Động vật đa dạng về cả số loài và số lượng mỗi loài.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Quan sát hình 22.2, hãy cho biết Việt Nam thuộc đới thiên nhiên nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu bài tập

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Phiếu học tập số 1

Môi trường sống

Thực vật

Động vật

Lục địa

Biển

Đại dương

Bắc cực

Phiếu học tập số 2

Đặc điểm

Đới nóng

Đới ôn hòa

Đới lạnh

Vị trí

Khí hậu

Sinh vật

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 23: THỰC HÀNH TÌM HIỂU LỚP PHỦ THỰC VẬT Ở ĐỊA PHƯƠNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong môi quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một có tình huống.

 Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn

 tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu về địa phương, biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.

 Tổ chức học tập ở thực địa: Biết chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thực hiện khảo sát, biết sử dụng công cụ đơn giản và thông dụng để thực hiện khảo sát, biết ghi chép nhật kí thực địa, biết viết thu hoạch sau một ngày thực

địa.

 Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, có khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm.

 Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Hình ảnh một số thực vật của địa phương.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trình bày ngắn gọn những nội dung đã chuẩn bị từ tiết trước GV yêu cầu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về lớp phủ thực vật ở địa phương,

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS khảo sát và báo cáo sản phẩm

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các bước tiến hành để viết báo cáo.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

Mục tiêu:

- Biết cách tiến hành một buổi khảo sát tìm hiểu môi trường tự nhiên tại địa phương.

- Biết cách thu thập, tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung bài thực hành.

- Viết được báo cáo, trình bày được sản phẩm trước lớp.

1. Chuẩn bị

- GV phân công nhóm, nêu nhiệm vụ của mỗi nhóm.

- GV đưa ra tiêu chí đánh giá kết quả cho HS biết rõ.

- GV gợi ý về thời gian, địa điểm thực hành cho HS.

- GV hướng dẫn cách tiến hành quan sát, ghi chép, đề cương viết báo cáo.

2. Tổ chức thực hành

- GV hướng dẫn và làm mẫu đối với một loài cây cụ thể.

- Các nhóm trao đổi, thảo luận; GV quan sát và giúp đỡ HS. GV có thể thiết kế các Phiếu học tập để HS điền thông tin khi

PHIẾU HỌC TẬP:

STT

Loài cây

Chiều cao

Công dụng

Đặc điểm

khác

3. Báo cáo sản phẩm

- GV tổ chức cho HS thảo luận hoàn thiện sản phẩm.

- Các nhóm trình bày sản phẩm đã tìm hiểu (sản phẩm là bài thuyết trình

powerpoint, báo tường, infographic, sơ đồ tư duy,...).

- Các nhóm đánh giá chéo theo tiêu chí đã đưa ra.

- GV nhận xét, đánh giá.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện bài thực hành.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về đọc thêm tài liệu, tìm hiểu về lớp phủ thực vật tại địa phương mình.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu bài tập

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

CHƯƠNG 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

BÀI 24: DÂN SỐ THẾ GIỚI. SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI. CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.

- Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ một số thành phố đông dân trên thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Mô tả được sự phân hoá về thời gian và không gian của dân cư trên thế giới, thích

 Tính toán và xử lí số liệu để rút ra nhận xét.

 Biết đọc biểu đồ quy mô dân số, lược đồ phân bố dân cư thế giới.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người. Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Biểu đồ quy mô dân số thế giới qua một số năm, Biểu đồ số lượng thành phố 1 theo quy mô dân số trên thế giới, Lược đồ phân bố dân cư thế giới, Lược đồ bố

các thành phố lớn trên thế giới. in

- Bảng số liệu mười nước có quy mô dân số lớn nhất thế giới đầu năm 2020.

- Hình ảnh về các thành phố đông dân.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy cho biết dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu tỉ người. Nước nào có số dân đông nhất thế giới hiện nay?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời

- GV dẫn dắt vấn đề: Dân số luôn là một trong những vấn đề quan tâm của tất cả các nước trên thế giới. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được quy mô dân số thế giới, sự phân bố dân cư trên TG.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy mô dân số thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được biểu đồ quy mô dân số thế

giới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN -

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

1. Quy mô dân số thế giới

tập

- Dân số thế giới có quy mô ngày

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình

càng lớn và tăng nhanh

24.1 và trả lời các câu hỏi:

+ Số dân trên thế giới năm 2018 là bao

nhiêu tỉ người?

+ Dân số thế giới tăng lên bao nhiêu tỉ người từ năm 1804 đến năm 2018?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN -

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

2. Sự phân bố dân cư thế giới

tập

- Mật độ dân số: số người trung

- GV cho HS hoạt động cá nhân, quan sát

bình sinh sống trên một đơn vị diện

hình 24.2 và thông tin trong SGK, trả lời

tích (người/ km2)

các câu hỏi sau:

- Dân cư phân bố không đều.

- Nguyên nhân:

+ Xác định những khu vực có mật độ dân

+ Vị trí địa lí

số từ 1 đến 2 người/km2 và các khu vực có

+ Điều kiện tự nhiên: đất đai, khí

mật độ dân số trên 200 người/km2

hậu, nguồn nước

+ Nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế

+ Sự phát triển kinh tế và trình độ

giới.

của con người.

- GV gọi một số HS trình bảy, yêu cầu HS

+ Lịch sử định cư.

kết hợp với chỉ bản đồ, xác định được các

khu vực đông hoặc thưa dân.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Tại

sao dân cư trên thế giới phân bố không

đều?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận

và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV nhận xét và bổ sung: Sự phân bố dân cư chịu ảnh hưởng của vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu,...), các điều kiện kinh tế xã hội (lao động, thị trường, chính sách...) và các yếu tố lịch sử. Khu vực nào có được sự đồng bộ của các yếu tố trên thì ở đó dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại, nếu thiếu sự đồng bộ sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, ví dụ có khu vực nhiều tài nguyên nhưng thiếu nguồn lao động, và thị trường tiêu thụ, thiếu nguồn vốn đầu tư,... thì vẫn là nơi dân cư thưa thớt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố các thành phố lớn trên thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên bản đồ, lược đó một số thành phố đông dân trên thế giới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Sự phân bố các thành phố

- GV cho HS làm việc nhóm và trả lời các câu hỏi

lớn trên thế giới

sau:

- Sự gia tăng dân số cùng với

+ Quan sát hình 24.4, hãy cho biết năm 2018

sự phát triển kinh tế đã làm

trên thế giới có bao nhiêu thành phố có quy mô

cho số lượng các thành phố

dân số từ 5 triệu người trở lên.

lớn trên TG ngày càng tăng.

+ Quan sát hình 24,5, hãy xác định và đọc tên

các thành phố trên thế giới có số dần từ 20 triệu

- Châu Á là nơi có nhiều

người trở lên.

thành phố dân số trên 1 triệu

+ Hãy cho biết các thành phố đông dân tập trung

người.

chủ yếu ở châu lục nào?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm.

- GV đặt tiếp câu hỏi, HS làm việc cá nhân và trả

lời. Quan sát hình 24.5, hãy:

+ Kể tên một số thành phố lớn ở châu Á có số dân từ 20 triệu người trở lên. Các thành phố đó thuộc các quốc gia nào?

+ Kể tên ba thành phố bất kì trên thế giới có số dân từ 20 triệu người trở lên. Các thành phố đó thuộc các quốc gia nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

Năm 2018, trên thế giới có:

 Từ 5 - dưới 10 triệu người: 51 thành phố

 Từ 10 - dưới 15 triệu người: 19 thành phố

 Từ 15 - dưới 20 triệu người: 6 thành phố

 Trên 20 triệu người: 9 thành phố

=> Năm 2018, trên thế giới có: 85 thành phố có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên.

Quan sát hình 24.5:

 Tên một số thành phố lớn ở châu Á có số dân từ 20 triệu người trở lên: Đắc-ca, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Bắc Kinh, Trùng khánh, Mum-bai.

 Tên ba thành phố bất kì trên thế giới có số dân từ 20 triệu người trở lên:

o Cai - rô của nước Ai- Cập

o Xao Pao - lô của nước Bra - xin

o Mê -hi -cô Xi -ti của nước Mê -hi -cô

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời:

1. Hãy vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới. Lấy ví dụ minh họa.

2. Cho bảng số liệu sau: Bảng 24.1. Quy mô dân số thế giới qua một số năm

Năm

Số dân (tỉ người)

Năm

Số dân (tỉ người)

1989

5,2

2009

6,8

1999

6,0

2018

7,6

Hãy nhận xét về quy mô dân số thế giới qua các năm

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1:

Câu 2: Nhận xét:

 Quy mô dân số giai đoạn 1989 - 1999 tăng mạnh, tăng 1,2 tỉ người

 Từ giai đoạn 1999 - 2009 và từ 2009 - 2018 dân số tăng nhẹ hơn và tăng đều với 0,8 tỉ người.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:

3. Việc chuyển cư trong những năm gần đây của một số nước trên thế giới có làm cho số dân của thế giới tăng lên không? Tại sao?

4. Hãy lấy một số ví dụ ở Việt Nam để thấy được khi dân số tăng nhanh sẽ là trở

ngại rất lớn cho giáo dục hoặc y tế, giao thông.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Câu 3: Chuyển cư là quá trình di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhưng vẫn nằm trong tổng thể của dân số thế giới. Việc chuyển cư giữa các nước chỉ làm thay đổi số dân của từng nước mà không làm thay đổi tổng số dân trên toàn thế giới.

Câu 4: Khi dân số tăng nhanh hơn tốc độ tăng của kinh tế sẽ là trở ngại rất lớn tới sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Đối với giáo dục là tình trạng thiếu trưởng, lớp, phương tiện học tập. Đối với y tế là tình trạng thiếu giường bệnh, thuốc, máy ủi nguyên móc hỗ trợ,... Đối với giao thông là tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tăng khí thải...

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu bài tập

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 25: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động của con người.

- Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên Trái

Đất.

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Phân tích các môi quan hệ qua lại giữa con người với thiên nhiên.

 Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh.

 Biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, để nêu được ví dụ về khai thác tài nguyên thông minh và phát triển bền vững.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Yêu quý thiên nhiên, con người; có những hành động tốt để bảo vệ thiên nhiên.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh về cảnh quan, về tác động của con người làm thay đổi thiên nhiên.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem một số hình ảnh khai thác thiên nhiên của con người và cho biết: con người đã có những tác động như thế nào vào tự nhiên?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Để phục vụ cho cuộc sống của mình, con người trên khắp

Trái đất đã khai thác tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở. Vậy những tác động của con người đã làm cho thiên nhiên thay đổi như thế nào?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Tác động của thiên nhiên

- GV đưa ra các câu hỏi:

đối với sản xuất và đời sống

+ Hằng ngày, em và gia đình đã sử dụng

- Tài nguyên thiên nhiên là các

những sản phẩm nào từ thiên nhiên?

thành phần của tự nhiên mà con

+ Thiên nhiên đã cho con người những gì?

người có thể khai thác và sử

+ Để các hoạt động sản xuất nông nghiệp,

dụng trong sản xuất và đời sống.

công nghiệp hoặc du lịch,phát triển có cần

- Tác động:

phải dựa vào thiên nhiên hay không? Cho ví

+ Tích cực: cung cấp nguồn

dụ.

nguyên liệu, phục vụ nhu cầu

- GV đặt tiếp câu hỏi thảo luận thep cặp đôi: Hãy nêu những tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống của con người?

GV lưu ý cần nêu cả những tác động tích cực và tiêu cực

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

sản xuất và đời sống cho con người.

+ Tiêu cực: các thiên tai như lũ

lụt, sóng thần, động đất… gây thiệt hại về người và của.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác động của con người lên thiên nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên có mùi nhiên Trái Đất. Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững.

Liên hệ thực tế địa phương.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, tìm hiểu về tác động của con người với:

+ Nhóm 1: Tài nguyên đất

+ Nhóm 2: Tài nguyên rừng

+ Nhóm 3: Tài nguyên khoáng sản

+ Nhóm 4: Tài nguyên nước

- GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm thực hiện.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy để bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững cuộc sống của nhân loại, con người cần làm gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV bổ sung: Trái Đất là ngôi nhà chung của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Dân số gia tăng nhanh đã khiến cho

2. Tác động của con người lên thiên nhiên

- Tích cực: Con người đã vận dụng các quy luật tự nhiên kết hợp với sự tiến bộ của khoa học

– kĩ thuật để tại ra của cải vật chất, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

- Tiêu cực:

+ Môi trường bị ô nhiễm

+ Nhiều tài nguyên bị cạn kiệt

+ Nhiều loài sinh vật có nguy cơ

tuyệt chủng

nhiều tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người. Do đó, loài người cần chung ta, sử dụng đi đôi với bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời:

1. Lấy ví dụ cụ thể chứng minh rằng:

 Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với sự sống của con người.

 Con người đã tác động lên thiên nhiên làm nhiều nguồn tài nguyên đang

bị suy giảm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

 Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với sự sống của con người o Không có không khí sao con người có thể thở

o Không có thiên nhiên sao con người có thức ăn, nước uống

 Con người đã tác động lên thiên nhiên làm nhiều nguồn tài nguyên đang bị suy giảm

o Con người khai thác, phá rừng, cháy rừng -> rừng ngày càng cạn kiệt o Các loại khoáng sản sắt, thép, nhôm, cacbon, silic, kẽm và đồng,... do

khai thác quá mức -> ngày càng cạn kiệt.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Hãy kể lại việc mà em hoặc các bạn đã làm để góp phần làm cho quê hương ngày càng xanh, sạch, đẹp.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu bài tập

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học

Ngày soạn:…../……/….

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 26: THỰC HÀNH TÌM HIỂU LỚP PHỦ THỰC VẬT Ở ĐỊA

PHƯƠNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

 Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; có khả năng trình bày kết quả một bài tập của cá nhân hay của nhóm

 Biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức về môi trường tự nhiên trong sản xuất ở địa phương.

 Sử dụng các công cụ: tranh ảnh, video clip, số liệu,... dưới góc độ địa lí.

 Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình tham quan địa phương và các hoạt động học tập ở lớp.

3. Phẩm chất

- Có cách nhìn đúng với các hoạt động sản xuất của người dân tại địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, số liệu, video clip,... phục vụ cho nội dung (tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân nhóm).

- Bút chì, bút màu, tẩy.

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trình bày ngắn gọn những nội dung đã chuẩn bị từ tiết trước GV yêu cầu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tác động của

con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS viết báo cáo

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các bước tiến hành để viết báo cáo.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

1. Lựa chọn đề tài

- Đọc kĩ yêu cầu: Nội dung báo cáo là gì? Đối tượng nghiên lắng nghe?

- GV cần định hướng cho HS để tránh tình trạng có quá nhiều nhóm cùng lựa chọn một nội dung nghiên cứu.

2. Nghiên cứu đề tài

- Lập dàn ý nghiên cứu: Dàn ý sẽ giúp HS hình dung ra được những nội dung

cũng như công việc cần hoàn thành, có thể viết dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ hoá.

Nếu hoạt động nhóm, cần có sự phân công công việc rõ ràng tới từng thành viên.

- Tìm kiếm, thu thập và nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh,... để chọn ra những thông tin cần thiết.

3. Viết báo cáo

- Sau khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết, tiến hành viết báo cáo. Báo cáo có thể dưới dạng bài viết, sơ đồ, tranh ảnh, video clip,...

- GV lưu ý: Từ những dữ liệu đã thu thập được, các nhóm chủ động viết báo cáo, có thể thay đổi dàn ý do phụ thuộc các thông tin và tranh ảnh thu thập được. 4. Trình bày báo cáo

- Đại diện nhóm trình bày báo cáo trước lớp, các thành viên hỗ trợ.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá và cho các nhóm đánh giá sản lẫn nhau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện bài thực hành.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về đọc thêm tài liệu, tìm hiểu về tác động của con người tới thiên nhiên.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên

- Vấn đáp.

- Phiếu bài tập

- Các loại câu hỏi

(GV đánh giá HS,

- Kiểm tra viết, kiểm tra

vấn đáp.

HS đánh giá HS)

thực hành.

V. Hồ sơ dạy học