Đề cương ôn tập lịch sử 11 giữa học kỳ 2

Đề cương ôn tập lịch sử 11 giữa học kỳ 2

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập lịch sử 11 giữa học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II

KHỐI 11 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: LỊCH SỬ– LỚP 11

BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939-1945)

Câu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

A. Đức, Liên Xô, Anh B. Đức, Italia, Nhật Bản

C. Italia, Hunggari, Áo D. Mĩ, Liên Xô, Anh

Câu 2. Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?

A. Liên minh các nước thực dân B. Liên minh các nước tư bản dân chủ

C. Liên minh các nước phát xít D. Liên minh các nước thuộc địa

Câu 3. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do

  1. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít
  2. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô
  3. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xí nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô
  4. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Câu 4. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

  1. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
  2. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
  3. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
  4. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 5. Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?

  1. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
  2. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
  3. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô
  4. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.

Câu 6. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã

  1. Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
  2. Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
  3. Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
  4. Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức

Câu 7. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?

  1. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô
  2. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô
  3. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận
  4. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức

Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là

A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức

C. Đức tấn công Anh, Pháp D. Đức tấn công Liên Xô

Câu 9. Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì

  1. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực
  2. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng
  3. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô
  4. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

Câu 10. Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?

A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận

C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phán D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”

Câu 11. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là

A. Trận Mátxcơva B. Trận Cuốcxcơ C. Trận Xtalingrát D. Trận công phá Béclin

Câu 12. Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen

C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát D. Nhật Bản bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng

Câu 13. Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?

A. Phe Trục B. Phe Đồng minh C. Phe Liên minh D. Phe Hiệp ước

Câu 14. Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?

  1. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác
  2. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại
  3. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường
  4. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

Câu 15. Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là

A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

C. Tuyên ngôn Hòa bình D. Tuyện ngôn Liên hợp quốc

Câu 16. Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng

  1. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô)
  2. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương
  3. Cuộc đổ bộ Noócmăngđi (Pháp)
  4. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia)

Câu 17. Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu

C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn

Câu 18. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày

A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai

C. Hình thành trật tự thế giới mới D. Giải phóng châu Âu

Câu 19. Ngày 15-8-1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì đối với phát xít ở châu Á -Thái Bình Dương?

  1. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phô Hi-rô-si-ma.
  2. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật.
  3. Quả bom nguyên tử thứ hai của Mĩ thả xuống phá hủy thành phố Na-ga-sa-ki.
  4. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 20. Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?

  1. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki
  2. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu
  3. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng
  4. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng

Câu 21. Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

  1. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận
  2. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận
  3. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng
  4. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ

Câu 22. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với

A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân B. Sự thắng lợi của các nước thuộc địa trên thế giới

C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản D. Sự sụp đổ hoàn toàn của CNPX Đức, Italia, Nhật Bản

Câu 23. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản

C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy

Câu 24. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?

A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô

C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh D. Nhân dân các nước thuộc địa

BÀI 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ 1917 ĐẾN 1945)

Câu 1. Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Cách mạng tháng Hai

C. Cách mạng tháng Mười D. Luận cương tháng tư

Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?

  1. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
  2. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản
  3. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức
  4. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Câu 3. Sự kiện mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) B. Quốc tế cộng sản thành lập (1919)

C. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. D. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

Câu 4. Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên tg và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế B. Chủ nghĩa tư bản C. Chủ nghĩa đế quốc D. Xã hội chủ nghĩa Câu 5. Tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, tổ chức nào đã tiến hành 7 đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng trên tg

A. Hội quốc liên B. Liên hợp quốc C. Phe Đồng minh D. Quốc tế Cộng sản

Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với tg là

A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Nạn thất nghiệp tràn lan D. Sản xuất đình đốn

Câu 7. Các nước đế quốc trẻ giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng con đường nào?

  1. Cải cách kinh tế - xã hội và trút gánh nặng sang thuộc địa
  2. Cải cách kinh tế - xã hội, tăng cường bóc lột nhân dân lao động
  3. Cải cách kinh tế - xã hội hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước
  4. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 8. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, Pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu

A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc

C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản

Câu 9. Đặc điểm chung của các nước Đức, Ialia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

A. Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt B. Đảng Quốc xã nắm chính quyền

C. Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ D. Phát xít hoá, quân phiết hóa chế độ.

Câu 10. Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 là

  1. Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược
  2. Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
  3. Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản
  4. Chống chiến tranh, đói nghèo

Câu 11. Đặc điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ là

  1. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng
  2. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình
  3. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình
  4. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Câu 12. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì?

  1. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời
  2. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo
  3. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh
  4. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao

Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong những năm 1930 – 1939 là

A. Các quý tộc địa phương B. Đảng Dân tộc ở mỗi nước

C. Giai cấp tư sản dân tộc ở từng nước D. Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 14. Sự kiện nào tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923 B. Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập Câu 18. Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ chính sách nào của Tổng thống Ph. Rudơven?

A. Chính sách “thắt lưng buộc bụng”. B. Chính sách mới

C. Chính sách phát xít hóa bộ máy nhà nước D. Chính sách trung lập

Câu 19. Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản diễn ra thông qua quá trình nào?

  1. Chuyển từ chế độ dân chủ đại nghị sang chuyên chế độc tài
  2. Thay thế nền dân chủ đại nghị bằng việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
  3. Đảo chính lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ quân phiệt
  4. Quân phiệt hóa bộ máy nhá nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 20. Điểm chung của các nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là

A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên B. Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư

C. Có ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường D. Có ít hoặc không có thuộc địa

Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ do mâu thuẫn giữa

A. Các nước đế quốc với nhau B. Các nước phát xít với các nước tư bản dân chủ

C. Các nước phát xít với Liên Xô D. Các nước đế quốc với nhau và giữa các nước đế quốc với Liên Xô

Câu 22. Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là

A. Anh, Pháp B. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. C. Mĩ D. Phát xít Đức

Câu 23: Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Nhật Bản là hành động

  1. Cần thiết và có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh
  2. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật Bản đã liên tiếp thua trận và đứng trước sự sụp đổ
  3. Góp phần kết thúc chiến tranh
  4. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật đã đầu hàng

Câu 24: Thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc về

A. Chủ nghĩa phát xít B. Chủ nghĩa cộng sản

C. Chủ nghĩa tư bản dân chủ D. Nhân dân các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít

Câu 25: Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. Dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới
  2. Hình thành trật tự tg hai cực
  3. Làm sụp đổ hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
  4. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

Bài 19,20: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1884

Câu 1: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một

A. quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền. B. nước thuộc địa của Pháp.

C. thuộc địa của Tây Ban Nha. D. phụ thuộc vào Pháp.

Câu 2: Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng

  1. phát triển nhanh chóng. C. khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
  2. ổn định và phát triển. D. có nền công thương nghiệp phát triển.

Câu 3. Nơi mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam là

A. Sài Gòn- Gia Định. B. bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

C. Huế. D. Thuận An.

Câu 4. Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp tiến đánh

A. Gia Định. B. Vĩnh Long. C. Huế. D. Bắc Kỳ.

Câu 5 : Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam?

A. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu, gần kinh thành Huế B. Vì Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế

C. Vì Đà Nẵng có tiềm lực kinh tế D. Vì quân triều đình ở Đà Nẵng rất ít

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là

A. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. B. mở rộng thị trường.

C. khai hóa văn minh cho triều Nguyễn. D. truyền đạo Ki tô giáo.

Câu 6: Nguyên cớ thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là

A. vương triều Tây Sơn sụp đổ. B. vua Tự Đức mất, triều đình khủng hoảng.

C. lực lượng giáo dân ủng hộ. D. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.

Câu 7. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại sau lần Pháp tấn công

A. Gia Định. B. Đà Nẵng. C. miền Đông. D. miền Tây.

Câu 8: Trong cuộc chạy đua giữa các thế lực tư bản phương Tây, tư bản Pháp tuy đến sau nhưng cuối cùng đã bám sâu vào Việt Nam nhờ

  1. người Pháp có tính cách thân thiện và dễ hòa đồng.
  2. hoạt động tích cực của hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.
  3. nhà nước phong kiến VN đã có những ưu đãi đặc biệt cho Pháp.
  4. các thương nhân và giáo sĩ người Pháp không có những hoạt động do thám gián điệp.

Câu 9: Tại mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sữ dụng chiến thuật gì?

  1. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”
  2. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp
  3. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế
  4. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì

A. khởi nghĩa Phan Tôn. B. khởi nghĩa Trương Quyền.

C.khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân. D.khởi nghĩa Trương Định.

Câu 11: Người chỉ huy quân ta chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là ai?

A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Hữu Huân. D. Võ Duy Dương.

Câu 12: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Et-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông là

A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Thông.

Câu 13: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của

A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định.

Câu 14: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là.

A. Lưu Vĩnh Phúc. B. Hoàng Diệu.

C. Nguyễn Tri Phương. D. Hòang Tá Viêm.

Câu 15: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa pháp và Triều đình nhà Nguyễn kí kết trong hoàn cảnh nào?

A. Vua Tự Đức mất. B. Pháp chiếm Gia Định.

C. Đại đồn Chí Hòa bị vỡ. D. Kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao.

Câu 16: Triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày.

A. 22/6/1861. B. 5/6/1862. C. 10/12/1861. D. 23/3/1862.

Câu 17: Người bất chấp “lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp ở Nam Kì là?

A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định.

Câu 18: Người được nhân dân miền Tây suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái” là.

A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định.

C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Quyền.

Câu 19: Liên quân Pháp- TBN chính thức xâm lược nước ta vào ngày

A. 1/8/1858. B. 31/8/1858. C. 1/9/1858. D. 3/9/1858.

Câu 20: Ai là người chỉ huy quân triều đình chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần 2?

A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương.

C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Lâm.

Câu 21: Tướng giặc nào đã tử trận trong trận Cầu Giấy lần nhất?

A. Gác- ni-ê. B. Ri-vi-e.

C. Pa-tơ-nốt. D. Giăng Đuy-puy.

Câu 22: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, sự kiện nào đánh dấu Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

C. Hiệp ước Hác măng 1883. D. Hiệp ước Patơnôt 1884.

Câu 24: Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873?

  1. Giải quyết vụ Đuy- puy.
  2. Triều đình Nguyễn vi phạm hiệp ước 1862.
  3. Chính sách “ cấm và sát đạo” của nhà Nguyễn.
  4. Chính sách “ bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.

Câu 25: Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị nhằm

  1. biến Nam Kì thành thuộc địa của Pháp.
  2. biến Nam Kì thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng chiến tranh cả nước.
  3. củng cố thế lực quân sự của Pháp.
  4. biến Nam Kì thành bàn đạp để tấn công Campuchia.

Câu 26: Trận Cầu Giấy lần nhất có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh ?

  1. Nhân dân phấn khởi, Pháp hoang mang lo sợ.
  2. Pháp quyết tâm đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.
  3. Tiêu hao một bộ phận sinh lực của quân Pháp ở Bắc Kì.
  4. Buộc Pháp phải rút quân khỏi Bắc Kì.

Câu 27: Những năm 70 thế kỉ XIX, Pháp ráo riết xâm lược Việt Nam vì Pháp cần

  1. củng cố địa vị của Pháp trong hệ thống TBCN.
  2. thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận.
  3. mở rộng phạm vi lãnh thổ của mình.
  4. vốn, nhân công và nhiên liệu.

Câu 28: Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai ?

  1. Ra Bắc giải quyết vụ Đuy- puy.
  2. Ra Bắc điều tra tình hình.
  3. Vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874.
  4. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1862.

Câu 29: Tại sao khi chiếm xong thành Hà Nội, thì Pháp liền chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định?

  1. Cơ hội vua Tự Đức qua đời.
  2. Pháp có hỏa lực mạnh, quân đông.
  3. Vì triều đình Huế còn hoang mang, mất cảnh giác.
  4. Pháp cần nguyên nhiên liệu để phục vụ cho chính quốc.

Câu 30: Vì sao quân Hà Nội đánh bại Pháp trong trận Cầu Giấy lần 2?

A. Pháp đã suy yếu lực lượng. B. Do tướng giặc Gác-ni-ê tử trận.

C. Sự quyết tâm tiêu diệt giặc của quân dân ta. D. Sự lãnh đạo tài giỏi Nguyễn Tri Phương.

Câu 31: Hiệp ước 1874 kí kết trong hoàn cảnh nào?

A. Phong trào đấu tranh của nhân dân liên tục dâng cao. B. Pháp đánh chiếm Gia Định.

C. Pháp đã rút quân khỏi Bắc Kì. D. Tướng giặc Gác-ni-ê tử trận.

Câu 32: Vì sao Pháp thay Hiệp ước Hác- măng bằng Hiệp ước Pa- tơ-nôt?

  1. Khẳng định sức mạnh của Pháp.
  2. Chấm dứt phong trào kháng chiến của nhân dân.
  3. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử pk đầu hàng.
  4. Loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh.

Câu 33: Hoàn thành sự kiện lịch sử sau để chứng tỏ triều Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp?

    1. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
    2. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng
    3. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt
    4. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất

A. 1,3,4,2. B. 1,4.2, 3. C. 1,2,3,4. D. 1,3,2,4

Câu 34: Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì?

      1. Dã tâm xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
      2. Pháp mở rộng thế lực ở Đông Dương.
      3. CNTB Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN, cần mở rộng thuộc địa.
      4. Tư tưởng thỏa hiệp, cầu hòa của nhà Nguyễn.

Câu 35: Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 có sự đóng góp lớn của đội quân

A. Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm. B. triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy.

C. triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy. D. triều đình do Phan Thanh Giản chỉ huy.

Câu 36: Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Nam kì là.

A. Công nhân. B. Tư sản. C. Địa chủ. D. Nông dân.

Câu 37: Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn đã.

  1. Tổ chức cho nhân dân phản công để lấy lại.
  2. Mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp, không nghĩ đến việc giành lại.
  3. Thương lượng với Pháp để xin chuộc.
  4. Chuẩn bị lực lượng, chờ thời.

Câu 38: Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã.

  1. Tìm cách xoa dịu nhân dân.
  2. Bị triều đình nhà Nguyễn phản ứng.
  3. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì.
  4. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để cũng cố lực lượng.

Câu 39: Quân triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873 vì.

  1. Triều đình ra lệnh đầu hàng.
  2. Họ chóng cự yếu ớt.
  3. Đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân để kháng chiến.
  4. Lo đàn áp nhân dân.

Câu 40: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là.

  1. Quân Pháp tấn công Thuận An.
  2. Triều đình kí Hiệp ước Hác Măng (1883) và Hiệp ước Pa- tơ- nốt (1884).
  3. Không chọn được người kế vị Tự Đức.
  4. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ 2 (1882).

Câu 41: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần lần 1 (1873) vì

  1. yêu cầu nguyên liệu, thị trường, nhân công đặt ra cấp bách.
  2. Pháp có điều kiện tăng viện binh và tăng ngân sách chiến tranh.
  3. thái độ nhu nhược của nhà Nguyễn.
  4. có quân triều đình phối hợp.

Câu 42: Lái buôn Giăng Đuy – Puy với một đội thương thuyền nhỏ của hắn có thể ngang nhiên khiêu khích ở Bắc Kì cuối 1872 vì:

  1. Đuy- puy có công lớn với triều đình Huế.
  2. Được chính phủ Pháp bảo hộ.
  3. được triều đình Mãn Thanh dung dưỡng và thực dân Pháp ở Nam Kì sắp đặt, nhằm tạo cớ để đưa quân ra Bắc Kì.
  4. là thương nhân lớn nên triều đình Huế phải nhượng bộ.

Câu 43: Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) của nhân dân ta là

  1. có sự chi viện lớn của quân đội nhà Thanh.
  2. có sự chỉ đạo đúng đắn của triều đình Nguyễn.
  3. sự mưu trí, dũng cảm của nghĩa quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
  4. sự đoàn kết hợp chiến đấu giữa nhân dân và quân đội triều đình.

Câu 44: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã thể hiện

  1. lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.
  2. rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
  3. sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
  4. lối đánh tài tình của nhân dân ta.