Giáo án địa 6 kết nối tri thức cả năm rất hay-bộ 3

Giáo án địa 6 kết nối tri thức cả năm rất hay-bộ 3

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án địa 6 kết nối tri thức cả năm rất hay-bộ 3

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Huyền (Phủ Lý –Hà Nam)

TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách quan về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

+ Sử dụng sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày nội dung kiến thức

+ Liên hệ với thực tế, bản thân.

3. Phẩm chất

Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí riêng và trong cuộc sống nói chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí.

- Bảng kiểm, Bảng phụ nhóm, bảng WLH

- SGK, SGV.

Bảng WLH

W

L

H

Những điều em thấy hứng thú về môn Địa lí.

Em học được điều gì qua bài học hôm nay?

Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?

Bảng phụ nhóm

THẢO LUẬN NHÓM (8 PHÚT) NHÓM

Nhiệm vụ:

Đọc mục 2 SGK/T111 kết hợp với hiểu biết

1.Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn?

2. Từ nhưng câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những lí thú của việc học môn Địa lí.

Bảng kiểm hoạt động nhóm

(Gv theo dõi hoạt động nhóm khi thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn, mục 1)

Tên nhóm…………………………………; Lớp:…………………

Trường:…………………………………………………………….

Nhóm

Số thành viên làm việc với ô phiếu cá nhân

Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân

Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân chính xác

Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1.Hoạt động: Mở đầu

a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới.

b. Nội dung: Quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên, xã hội

Dự kiến sản phẩm

1. Các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội

Hình 1: Sóng thần

Hình 2: Mưa

Hình 3: Ngày và đêm

Hình 4. Cầu vồng

Hình 5: Dân đông

Hình 6: Đánh bắt cá (khai thác thuỷ sản)

2. Kể tên các hiện tượng thiên nhiên

Mưa đá, nắng, gió mùa Đông Bắc, sương…

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ

1.Quan sát các bức ảnh, gọi tên các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội trong từng hình

2. Kể thêm các hiện tượng thiên nhiên mà hàng ngày các em quan sát được.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Quan sát, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ

HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Đánh giá kết quả hoạt động của hs, dẫn vào bài.

Tại sao có sóng thần, tại sao lại có ngày và đêm? Mưa được hình thành như thế nào? Tại sao cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa? Dân cư có ảnh hướng như thế nào đến hoạt động kinh tế… tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong môn Địa lí.

2.Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Sự lí thú của việc học môn Địa lí

a. Mục đích: Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.

b. Nội dung: Đọc mục 2, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm: những điều lí thú từ tự nhiên và con người trên Trái Đất

Dự kiến sản phẩm

1.Nhằm lợi dụng sức gió, tàu thuyền chạy xuôi theo chiều gió sẽ ít tốn nhiên liệu hơn. Ban đêm do nhiệt độ trong đất liền giảm nhanh hơn so với biển, vì vậy vào thời điểm đêm nhiệt độ mặt đất thấp hơn nên gió sẽ thổi từ đất liền ra biển giúp tàu thuyền ra khơi dễ dàng hơn. Ngược lại ban ngày đất liền lại tăng nhiệt độ nhanh hơn so với biển nên gió lại thổi mạnh từ biển vào đất liền. Đây là thời điểm tốt nhất cho tàu thuyền trở về bến.

2.Những lí thú từ những câu ca dao

- Giải thích được hiện tượng thiên nhiên:

+”Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”. Ở phía đông có chớp (lúc sáng rồi vụt tắt lặp lại nhiều lần) lúc gà gáy (trờ rạng sáng) thì trời sẽ mưa.

+ “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy”: Cơn mưa mà hiện ra ở đằng Đông thì nên vừa trông chừng, vừa chạy đi nấp (vì đó là điểm mưa sắp ập tới); cơn mưa mà hiện ra ở đằng Nam thì cứ vừa làm, vừa chơi (vì đó là điềm mưa sẽ không ập tới).

- Ứng xử phù hợp trước các hiện tượng thiên nhiên

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn

Nhiệm vụ:

Đọc mục 2 SGK/T111 kết hợp với hiểu biết

1.Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn?

2. Từ nhưng câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những lí thú của việc học môn Địa lí.

I/ SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

- Khám phá những điều lí thú về Địa lí.

- Giải thích được các hiện tượng thiên nhiên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS:

+ Hoạt động cá nhân (3 phút): Đọc mục 1/SGK T111 hoàn thành nhiệm vụ vào vị trí của mình trong bảng phụ nhóm

+ Hoạt động nhóm: Thảo luận (5 phút) để thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ vào ô trung tâm trong bảng phụ nhóm

- GV

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành điền vào bảng phụ nhóm: nghĩa của các câu tục ngữ…

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.

- HS

+ Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm

+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng

Gv giới thiệu về một số điều lí thú khác trên thế giới

Australia rộng hơn cả Mặt trăng. Mặt trăng có bán kính 3.476,28 km, trong khi Australia từ Đông sang Tây trải dài 4.000 km (Nguồn: MSN)

Núi lửa ở Nam Cực và những trận phun trào tuyết

Ngọn núi lửa này không chứa dung nham, lòng núi lửa không bao giờ quá 00C

Hiện tượng thiên nhiên kì lạ xuất hiện ở Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=e4_ba-CVXkw

Hoạt động 2: Vai trò của địa lí trong cuộc sống

a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

b. Nội dung: Đọc mục 2, câu chuyện trang 111 SGK thảo luận hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời: vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống

Dự kiến sản phẩm

1. Tiu –li đã tránh được sóng thần nhờ những kiến thức và kĩ năng về địa lí:

- Kiến thức về sóng thần: Ở phía xa, đại dương đột ngột nổi lên một cơn sóng trắng rất lớn. Nước biển đột nhiên rút xuống để lộ ra một khoảng trống lớn, những bong bóng nước sủi lên

- Kĩ năng ứng phó kịp thời trước hiện tượng xảy ra của sóng thần: lập tức nhờ cha mẹ liên lạc với nhân viên bờ biển nhanh chóng yêu cầu du khách rời đi.

2. Vai trò của kiến thức địa lí

- Tìm hiểu về thế giới.

- Tìm hiểu về quá trình thay đổi của các sự vật, hiện tượng Địa lí.

- Lí giải được sự tác động và những thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường.

- HS trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

1/ Dựa vào câu chuyện trên, em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?

2/ Kiến thức Địa lí có vai trò như thế nào đối với cuộc sống

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

- Tìm hiểu về thế giới.

- Tìm hiểu về quá trình thay đổi của các sự vật, hiện tượng Địa lí.

- Lí giải được sự tác động và những thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường.

- HS trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Đọc mục 2, suy nghĩ thảo luận cặp đôi và trả lời

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ: trong câu chuyện, chi tiết nào liên quan đến kiến thức Địa lí, Tiu –li đã có kĩ năng Địa lí như thế nào/

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV: Gọi ngẫu nhiên 1 Hs đại diện trình bày, nhận xét

- HS trình bày, nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang nhiệm vụ sau

Hoạt động 3: Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng Địa lí.

a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

b. Nội dung: đọc mục 3/SGK T112, câu chuyện mục 2 sgk T111, hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và câu chuyện mục 2 trang 111 SGK.Thảo luận cặp đôi cho biết:

1/ Việc nắm các khái niệm và kĩ năng Địa lí có tầm quan trọng như thế nào?

2/ Cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống.

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

III/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

+ Học tốt môn Địa lí

+ Giải thích các hiện tượng, quá trình, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

+Ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Đọc mục 1, suy nghĩ thảo luận cặp đôi và trả lời

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV: Gọi ngẫu nhiên 1Hs đại diện trình bày.

- HS trình bày, nhận xét và bổ sung

GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang hoạt động sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

3.Hoạt động : Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Đưa ra ý kiến cá nhân của mình để điền thông tin vào bảng KWLH

Bảng WLH

W

L

H

Những điều em thấy hứng thú về môn Địa lí.

Em học được điều gì qua bài học hôm nay?

Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?

c. Sản phẩm: Hoàn thành bảng WLH

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Qua nội dung bài học , hoàn thành bảng WLH

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS. Nhớ lại kiến thức Địa lí từ bài học để hoàn thành bảng theo yêu cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ

HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Đánh giá những kiến thức đã học của hs, tôn trọng ý kiến của Hs

4.Hoạt động: Vận dụng

a. Mục đích: HS tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Tìm kiếm thông tin từ Internet, sách tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm: Những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm.2. Gió heo may, chuồn chuốn bay thì bão.3. Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.

4. Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy vào thì mưa.

5. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

6. Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc.

7. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

- HS hỏi đáp ngắn gọn những điều cần tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet, sách tài liệu về tục ngữ, ca dao, chia sẻ với người thân…

- GV dặn dò Hs tự làm tại nhà, giới thiệu một số trang Wed chính thống

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Trình bày trong tiết học sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Đánh giá ý thức thực hiện và kết quả hoạt động của HS.

BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

(2 TIẾT)

BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ (T1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

2. Năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo

- Năng lực riêng:

+ Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

+ Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

+ Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Quả Địa Cầu

- Hình 1.1. Kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

- Hình 1.2. Vị trí của các điểm A, B,C trên quả Địa Cầu

- Hình 1.3. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Hình ảnh, video về các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận nhanh trong vòng 1 phút.

? Ngày nay các con tàu ra khơi đề có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí cảu tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu đang lênh đênh trên biển?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển thường xuyên bị mất phương hướng. Ví dụ, một cơn bão có thể đưa tàu đi xa hơn nơi nó muốn đến. Để khắc phục điều này, con người đã nỗ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, cách tìm đường đi đến mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. Vì thế, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng được bao phủ toàn bộ quả Địa Cầu đã ra đời, giúp chúng ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biển. Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay.

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN - 15’

a. Mục tiêu:

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

b. Nội dung:

- Quan sát Hình 1.1 và đọc thông tin mục I, tìm hiểu về hệ thống kinh, vĩ tuyến.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát quả Địa Cầu.

? Em hãy nhận xét về hình dạng quả Địa Cầu. (Hình cầu và trục nghiêng)

- GV giới thiệu: Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh, vĩ tuyến.

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hiện nhiệm vụ học tập trong SGK: Quan sát hình 1.1 và đọc thông tin trong mục I, em hãy xác định các đối tượng sau:

1. Xác định:

+ kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến tây.

+ vĩ tuyến gốc (xích đạo), vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

+ bán cầu bắc, bán cầu nam

2. So sánh độ dài các đường kinh tuyến với nhau và độ dài các đường vĩ tuyến với nhau.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Kinh tuyến

Vĩ tuyến

Khái niệm:.....

Khái niệm:.....

KT gốc:.....

VT gốc:.....

KT Tây:.....

VT Bắc:.....

KT Đông:.....

VT Nam:.....

So sánh độ dài các đường KT:.....

So sánh độ dài các đường VT:.....

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện một cặp HS xác định các yếu tố trên hình 1.1 bằng cách chỉ trên hình vẽ treo tường hoặc màn chiếu; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn HS dựa vào kênh chữ trong mục I SGK trao đổi với bạn học để hoàn thành bài tập dạng trắc nghiệm tìm kiếm sự phù hợp (ghép đôi) - ghép các khái niệm: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam với các mô tả/định nghĩa về các khái niệm đó. (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1)

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Kinh tuyến

Vĩ tuyến

Khái niệm: KT là các đường nối cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu

Khái niệm:VT là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với xích đạo

KT gốc: 00 (đi qua đài thiên văn Grin-uých, Anh)

VT gốc: 00 (xích đạo)

KT Tây: những KT nằm bên trái KT gốc

VT Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực bắc

KT Đông: những KT nằm bên phải KT gốc

VT Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực nam

So sánh độ dài các đường KT: bằng nhau

So sánh độ dài các đường VT: giảm dần từ xích đạo về 2 cực

HOẠT ĐỘNG 2: KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ -15’

a. Mục tiêu:

- Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

b. Nội dung:

- Quan sát hình 1.2 và đọc thông tin mục II, tìm hiểu về tọa độ địa lí

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

NHIỆM VỤ 1

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Yêu cầu 2 HS đọc nội dung kênh chữ trong mục II SGK để trả lời 2 câu hỏi:

1. Tọa độ địa lí của một điểm trên quả Địa Cầu/bản đồ được xác định như thế nào?

2. Khi xác định tọa độ địa lí của một điểm cần lưu ý điều gì?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện 1 đến 2 HS trả lời đáp án cho các câu hỏi và giảng giải thêm về cách xác định tọa độ địa lí.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

NHIỆM VỤ 2

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Quan sát hình 1.2 và đọc thông tin trong mục II, em hãy:

1. Xác định tọa độ địa lí các điểm A,B,C,D và ghi ra tọa độ địa lí các điểm đó trong vở/tài liệu HS/giấy nháp,...

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau sẽ kiểm tra kết quả bài tập cho nhau dựa vào đáp án GV cung cấp.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

II. Tọa độ địa lí

- Kinh độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.

- Vĩ độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.

- Tọa độ địa lí của một điểm: nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Cách viết: A

Hoặc A (800 Đ, 400B)

B (400 Đ, 200B)

C (200 Đ, 400N)

D (400 T, 200N)

3. Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:

Bài 1. Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.

Bài 2.

Bài 3.

Gợi ý trả lời:

Bài 1.

- Nếu cách nhau 10, ta vẽ 1 kinh tuyến thì có 360 kinh tuyến.

- Nếu cách nhau 10, ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có:

+ 90 vĩ tuyến Bắc

+ 90 vĩ tuyến Nam

+ Vĩ tuyến 00

--> Vậy có tất cả 181 vĩ tuyến

Bài 2.

(1) Vòng cực bắc

(2) Chí tuyến bắc

(3) Xích đạo

(4) Chí tuyến nam

(5) Vòng cực nam

Bài 3.

A B C D Đ

E G

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1.

- GV đưa ra nhiệm vụ: Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền nước ta.

Bước 2.

- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3.

- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày

BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ (T2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

2. Năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo

- Năng lực riêng:

+ Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

+ Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

+ Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Quả Địa Cầu

- Hình 1.1. Kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

- Hình 1.2. Vị trí của các điểm A, B,C trên quả Địa Cầu

- Hình 1.3. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Hình ảnh, video về các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” với 5-7 câu hỏi ngắn liên quan đến một vài nội dung của bài học.

TRÒ CHƠI “AI NHANH HƠN”

Luật chơi:

- Có 5 câu hỏi liên quan đến hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí.

- Mỗi HS được lựa chọn 1 câu hỏi bất kì. Nếu trả lời đúng, HS đó được 10 điểm. Nếu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về các bạn khác trong lớp.

Câu hỏi

Đáp án

1. Kinh tuyến là gì?

KT là các đường nối cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu

2. Vĩ tuyến là gì?

VT là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với xích đạo

3. Tọa độ địa lí của một điểm được xác định như thế nào?

Tọa độ địa lí của một điểm được xác định là số kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu

4. Hãy cho biết tọa độ địa lí của điểm A

A (100 T, 100B)

5. Hãy cho biết tọa độ địa lí của điểm D

D (300 Đ, 100N)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin từ các câu hỏi của trò chơi, tìm câu trả lời theo quan điểm cá nhân

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài mới

Ở tiết 1, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí. Ngày hôm nay, cô và các con sẽ tìm hiểu nốt nội dung còn lại của bài, đó là phần III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (15 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: LƯỚI KINH, VĨ TUYẾN CỦA BẢN ĐỒ THẾ GIỚI -15’

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

b. Nội dung:

- Quan sát hình 1.3 và đọc thông tin mục II, tìm hiểu về lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia HS thành nhóm nhỏ gồm 4-5 em tùy vào số lượng.

- GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ học tập trong SGK:

1. Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3a), hãy mô tả đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại (hình 1.3b và 1.3c)

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

III. Lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Hình

Nội dung

1.3a

- Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau

- Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song.

- Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau.

1.3b

- Kinh tuyến là những đường thẳng tỏa ra theo hình nan quạt.

- Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

- Tâm của các vĩ tuyến cũng chính là điểm gặp nhau của các đường kinh tuyến.

1.3c

- Kinh tuyến là những đường thẳng tỏa ra từ điểm cực.

- Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm mà tâm là nơi gặp nhau của các kinh tuyến.

3. Luyện tập (15 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho các nhóm HS đã chia trong hoạt động khám phá 3 và yêu cầu các em hoàn thành nhiệm vụ học tập trong SGK:

Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Miêu tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên. (2 điểm)

2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến và ghi vĩ độ của các vĩ tuyến đó. (4 điểm)

- Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam.

- Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam.

3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C,D. (4 điểm)

Gợi ý trả lời:

1. Hình 1.4 có:

- Kinh tuyến giữa là một đường thẳng có độ dài bằng 1/2 độ dài xích đạo. Các kinh tuyến khác là những đường cong giống hình elip, cách đều nhau, có chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa.

- Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với kinh tuyến giữa.

2. GV gọi HS lên xác định trên bản đồ

3. A (1500 T, 300B)

B (900 Đ, 600B)

C (600 Đ, 300N)

D (1200 T, 600N)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cung cấp cho HS các bản đồ Việt Nam (bản đồ trống).

- GV yêu cầu các em tìm kiếm bản đồ hành chính Việt Nam dựa trên những nguồn do GV cung cấp, tìm kiếm thông tin về tọa độ điểm cực. HS ghi chú tọa độ địa lí các điểm cực lên bản đồ (tọa độ và địa danh).

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Kiểm tra mức độ chính xác của việc hoành thành nhiệm vụ học tập thông qua các bản đồ trống.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

Bài 2. KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG

(Thời lượng: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Hiểu được ý nghĩa của kí hiệu bản đồ

- Phân biệt được các loại kí hiệu bản đồ

- Sử dụng được bảng chú giải và hệ thống kí hiệu để đọc một số bản đồ thông dụng

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Hình 2.1. Một số đối tượng địa lí và kí hiệu quy ước của chúng trên bản đồ

- Hình 2.2. Bản đồ địa hình và sự phân bố một số mỏ sắt, mỏ than trên thế giới

- Hình 2.3. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội (Việt Nam)

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa.

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo cho HS hứng thú với bản đồ, muốn tìm hiểu về các yếu tố tạo nên bản đồ, cách khai thác kiến thức bản đồ

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho HS hoạt động cá nhân, thực hiện quan sát các bản đồ, trong vòng 1 phút và trả lời câu hỏi:

? Trên các bản đồ này thể hiện các yếu tố gì ?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút suy nghĩ.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS đặc biệt những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện vài HS lên trả lời.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

GV: Như vậy các em có thể thấy, Trái Đất của chúng ta rất rộng lớn, không phải ai trong tất cả chúng ta ngồi đây đều có cơ hội tru du khắp nơi để tìm hiểu. Quả Địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ, còn nếu muốn tìm hiểu chi tiết và có một hình dung cụ thể về các vùng trên TĐ này thì bản đồ là một công cụ không thể thiếu. Vậy bản đồ là gì? Làm sao ta vó thể sử dụng bản đồ…..

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ VÀ CHÚ GIẢI

a. Mục tiêu:

- Hiểu được các kí hiệu bản đồ và chú giải của bản đồ

b. Nội dung:

- HS đọc thông tin mục quá trình nội sinh trong SGK , để tìm hiểu về kí hiệu bản đồ và chú giải của bản đồ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

NHIỆM VỤ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kí hiệu bản đồ

*Yêu cầu hs đọc nội dung phần đầu bài 2 cho biết: Bản đồ là gì? (Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng)

HS trả lời, GV chuẩn kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV có thể giảng trước: Trong môn Địa lí ngoài kiến thức được khai thác trong SGK thì còn một kênh nữa cũng cung cấp tri thức cho các em, nó được ví như là cuốn SGK thứ 2 đó là bản đồ. Vậy bản đồ là gì? Làm sao để hiểu được các kí hiệu trên bản đồ? Nội dung đó sẽ được khám phá trong mục I

- GV: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập trong SGK

? quan sát H2.1, em hãy cho biết các kí hiệu a,b,c,d tương ứng với nội dung các hình nào (1,2,3,4)

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Đọc SGK, suy nghĩ để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Từ đó yêu cầu học sinh nếu theo ý hiểu:

- Kí hiệu bản đồ là gì?

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

I. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ VÀ CHÚ GIẢI

- KHBĐ là những hình vẽ. Màu sắc, chữ viết...mang tính qui ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- KHBĐ giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của ác thông tin thể hiện trên bản đồ.

- Ý nghĩa của kí hiệu được giải thích rõ ràng trong bảng chú giải.

NHIỆM VỤ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa kí hiệu bản đồ và bảng chú giải

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I trong SGK, quan sát hình 2.2. 2.3, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi:

1. Xác định các yếu tố sau: Bảng chú giải, kí hiệu

2. Kí hiệu nào thể hiện các mỏ sắt, than? Kí hiệu nào thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận?

Hình 23. Bản đồ hành chính Hà Nội (Việt Nam)

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Đọc SGK, suy nghĩ để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

Qua trình đáp án bài tập vừa hoàn thành kết hợp với kiến thức SGK, trả lời câu hỏi sau:

1. Kí hiệu bản đồ có ý nghĩa như thế nào?

2. Bảng chú giải có vai trò như thế nào khi đọc bản đồ?

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 2: CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ

a. Mục tiêu:

- Hiểu được cách phân loại các kí hiệu bản đồ

b. Nội dung:

- HS đọc thông tin mục các loại kí hiệu bản đồ để biết được phân loại các kí kiệu

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động khám phá : Các loại kí hiệu bản đồ

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu các nhóm dựa vào mục II trong SGK, kết hợp với hình 2.2, 2.3 để hoàn thiện phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

STT

Các loại kí hiệu

Liệt kê các loại kí hiệu có trên h2.2, 2.3

1

Kí hiệu tượng hình

2

Kí hiệu hình học

3

Màu sắc, nét chải

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn và nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

- KHBĐ có nhiều loại khác nhau, trong đó chia làm 2 loại:

+ Kí hiệu tượng hình

+ Kí hiệu hình học

* GV mở rộng: Hệ thống kí hiệu trên bản đồ được chia làm 3 loại:

+ Kí hiệu điểm: dùng để biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những điểm riêng biệt như mỏ khoáng sản, sân bay, bến cảng...

+ Kí hiệu đường: Thường dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo chiều dài như đường biên giới, sông, ...

+ Kí hiệu diện tích thường được dùng để thể hiện các vật, hiện tượng địa lí phân theo diện tích như vùng nông nghiệp, diện tích tỉnh,...

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

II. CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ

- KHBĐ có nhiều loại khác nhau, trong đó chia làm 2 loại:

+ Kí hiệu tượng hình

+ Kí hiệu hình học

3. Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện lại nội dung kiến thức mà HS vừa tìm hiểu về các kí hiệu bản đồ

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/trắc nghiệm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện làm việc cá nhân, hoàn thành các bài tập sau:

Bài tập 1:

Bài tập 2: Trong các yếu tố địa lí sau được thể hiển trên bản đồ, yếu tố nào sử dụng kí hiệu điểm, yếu tố nào sử dụng kí hiệu đường?

- Đường biên giới, ranh giới, sông ngòi, đường ô tô...

- Mỏ than đá, dầu mỏ, sắt, đồng...

Bài tập 3: Chú giải có ý nghĩa gì đối với bản đồ?

A. Làm cho bản đồ trở nên sinh động

B. Giải thích cho các kí hiệu được thể hiện trên bản đồ

C. Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.

D. Bảng chú giải giúp ta hiểu được màu sắc trên bản đồ thể hiện được kiến thức địa lí nào được thể hiện trên bản đồ.

Gợi ý trả lời

Bài tập 1: GV gọi HS lên xác định trên lược đồ và chuẩn KT

Bài tập 2:

- Kí hiệu đường: Đường biên giới, ranh giới, sông ngòi, đường ô tô...

- Kí hiệu điểm: mỏ than đá, dầu mỏ, sắt, đồng...

Bài tập 3: Đáp án C.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào kiến thức vừa học trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế.

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS và cho HS về nhà làm sản phẩm:

? Tự làm các kí hiệu điểm, hình học, chữ bằng bìa cứng (Mỗi loại kí hiệu làm khoảng 3-5 kí hiệu)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS lựa chọn kí hiệu, chất liệu làm kí hiệu

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và tùy vào kết làm bài của HS. GV có thể ghi nhận điểm cho HS.

Bài 3: TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết xác định phương hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Biết tìm đường đi trên bản đồ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới

* Năng lực Địa Lí

- Biết xác định phương hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ

- Biết tìm đường đi trên bản đồ.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, có ý thức tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK, SGV, tư liệu tham khảo, bản đồ hành chính Việt Nam…

- Phiếu học tập

  1. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở ghi

- Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

(?) Lớp bạn A đang có dự định đi tham quan một số địa điểm ở Thủ đô Hà Nội. Địa điểm xuất phát là từ tp Hưng Yên. Lớp bạn A đang loay hoay không biết đường đi như thế nào. Theo em, lớp của bạn A có thể sử dụng phương tiện gì để tìm được đường đi đến đến Thủ đô Hà Nội?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Cho HS hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến tình huống trên.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Thả luận, trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi tình huống

+ Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Vậy trên bản đồ có các kí hiệu gì? Làm thế nào để xác định được phương hướng và tìm đường đi trên bản đồ. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em có được các kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ.

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Phương hướng trên bản đồ

a. Mục tiêu: HS biết xác định phương hướng trên bản đồ.

b. Nội dung: Xác định phương hướng trên bản đồ

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

* Nhiệm vụ 1: HS sử dụng kênh hình và kênh chữ SGK tr.120 và trả lời các câu hỏi sau:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi, hoàn thành các nhiệm vụ:

? Dựa vào đâu để xác định được phương hướng trên bản đồ?

? Các hướng chính trên bản đồ là hướng nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Cho HS hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến tình huống trên.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi tình huống

+ Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức

* Nhiệm vụ 2: Dựa vào H3.4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm cặp đôi để hoàn thành các nhiệm vụ:

? Xác định vị trí của Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Nhà thờ Đức Bà.

? Cho biết Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của Hội trường Thống Nhất?

? Cho biết Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của chợ Bến Thành?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm cặp

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS ( nếu cần)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài cặp đôi lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Thảo luận nhóm cặp trả lời câu hỏi.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV kết luận và chuyển mục tiếp theo.

I. Phương hướng trên bản đồ

- Sử dụng hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ. Ngoài ra còn dựa vào kim chỉ nam và mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng

- Các hướng chính trên bản đồ là Bắc, Nam, Đông, Tây.

Hoạt động 2: Tỉ lệ bản đồ

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và cách tính khoảng cách thực tế của 2 điểm trên bản đồ.

b. Nội dung: Tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ

c. Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS làm việc cá nhân: Đưa ra một so sánh về diện tích thực của một vùng nào đó và diện tích của vùng đó trên bản đồ.

? Em hãy so sánh mức độ của diện tích thực và bản đồ?

? Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì?

II. Tỉ lệ bản đồ

- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.

GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận KT khăn trải bàn hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Có mấy loại tỉ lệ bản đồ? Hãy kể tên và cho ví dụ.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

2. Để tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta cần thao thác như thế nào?

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

.

3. Tính khoảng cách trên thực địa giữa A và B với tỉ lệ bản đồ là 1: 25.000, độ dài đo được giữa A và B là 2 cm.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS ( nếu cần)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Đại diện nhóm bảng trình bày

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Đại diện nhóm trình bày

+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV kết luận và chuyển mục tiếp theo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Có 2 loại tỉ lệ bản đồ:

  1. Tỉ lệ số. Ví dụ: tỉ lệ 1: 10.000, có nghĩa với 1 cm đo được trên bản đồ sẽ bằng 10.000 cm (hay 10 m)
  2. Tỉ lệ thước.

2. Để tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta cần thao thác các bước

Bước 1: Đo khoảng cách giữa hai điểm

Bước 2: Đọc độ dài đoạn vừa đo

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa

3. Tính khoảng cách trên thực địa giữa A và B:

Tỉ lệ bản đồ là 1: 25.000, độ dài đo được giữa A và B là 2 cm, ta lấy 2 cm * 25.000 = 50.000 cm (hay 50m)

Hoạt động 3: Tìm hiểu về Tìm đường đi trên bản đồ

a. Mục đích: HS biết cách xem bản đồ, tìm đường đi trên bản đồ.

b. Nội dung: Tìm đường đi trên bản đồ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS thảo luận nhóm KT mảnh ghép:

Vòng 1( nhóm chuyên gia)

+ Nhóm 1,2: Xác định hướng đi từ Hội trường Thống Nhất đến Nhà hát Thành phố. Sau đó từ Nhà hát Thành phố đến chợ Bến Thành.

+ Nhóm 3,4: Xác định tuyến đường ngắn nhấn để đi từ Hội trường Thống Nhất đến chợ Bến Thành.

Vòng 2: ( Nhóm mảnh ghép)

Hình thành 4 nhóm mới đảm bảo mỗi nhóm có ít nhất một thành viên ở nhóm cũ. Các thành viên ở nhóm mới sẽ cùng nhau chia sẻ thông tin đã tìm hiểu được ở nhóm cũ. Tiếp tục thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ sau:

? Đề tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS ( nếu cần)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Đại diện nhóm bảng trình bày

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Đại diện nhóm trình bày

+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV kết luận, tuyên dương.

III. Tìm đường đi trên bản đồ

Để tìm đường đi trên bản đồ, ta có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, xác định hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Sử dụng bảng chú giải để tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học cho HS.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia nhóm để HS trả lời các câu hỏi phần luyện tập trong SGK.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS ( nếu cần)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV: Hướng dẫn HS (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Đại diện nhóm báo cáo

+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định

Gv kết luận, đánh giá các bài làm của HS.

e. Dự kiến sản phẩm:

1. Tỉ lệ bản đồ: 1: 10 000 thì 1cm trên bản đồ = 10 000 cm = 100 m trên thực địa.

2. Tính khoảng cách:

+ 7.5 cm x 10 000 cm = 750 000 cm = 750 m

+ 6 cm x 10 000 cm = 600 000 cm = 6000 m = 6 km.

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

b. Nội dung: HS dựa vào bản đồ GV cung cấp và kĩ năng xem bản đồ của bài vừa học để lên kế hoạch đến các địa điểm tham quan ở Đà Lạt một cách hợp lý.

c. Sản phẩm: Bản kế hoạch của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia nhóm để HS xây dựng kế hoạch cho một chuyến du lịch:

GV chuyển giao một phần bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt cho HS và yêu cầu HS thực hiện 1 bản kế hoạch đi chơi 1 ngày, ít nhất 3 điểm tham quan trong bản đồ với điểm xuất phát và kết thúc ở Bảo tàng Lâm Đồng.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ

- GV: Hướng dẫn, hỗ trợ HS ( nếu cần)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Nộp sản phẩm sau 1 tuần

+ Đại diện nhóm báo cáo các tour du lịch do nhóm các em thiết kế.

+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định

Gv kết luận, đánh giá các bài làm của HS dựa trên các tiêu chí.

Bài 4. LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa li thân quen với học sinh.

2. Năng lực

* Năng lực Địa Lí

-Biết được lược đồ trí nhớ.

- Hiểu được cách tạo ra lược đồ trí nhớ

-Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa li thân quen với học sinh.

* Năng lực chung

Vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống mới

3. Phẩm chất

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong nhà trường vào học tập và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh lược đồ trí nhớ

- Bút dạ, giấy A0

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

-Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận tình huống nhanh trong vòng 1 phút.

Tình huống: Trên đường đi học về em gặp 1 đoàn khách du lịch. Đoàn khách hỏi thăm em đường đến thành cổ Sơn Tây. Vậy lúc đó em sẽ làm thế nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận.

- GV:Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới:Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường từ những khách du lịch hoặc người từ nơi khác đến. Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi họ muốn tới mà không phải trục tiếp dẫn đi?Đó là những vấn đề các em sẽ được giải quyết trong bài học hôm nay. Bài 4: Lược đồ trí nhớ

HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lược đồ trí nhớ

-Hình thức dạy học: Cặp đôi, cá nhân

- Phương pháp, kĩ thuật: đàm thoại, phương tiện trực quan, giảng giải.

-Phương tiện dạy học: Bản đồ di chuyển từ Hà Nội đến Tràng An.

- Tiến hành hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát lược đồ thị xã Sơn Tây, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

1/ Điền tên cáctỉnh, huyện tiếp giáp với thị xã Sơn Tây.

2/ Vẽ lại hành trình chuyến đi từ Hà Nội đến Tràng An qua thông tin sgk.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 2: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: hs chia sẻ kết quả nhóm 2 người theo kĩ thuật 3/2/1

Bước 3: mời 1 vài học sinh chia sẻ trước lớp

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Tổ chức hs thảo luận cặp đôi với nhiệm vụ:

1/ Thế nào là lược đồ trí nhớ ?

2/ Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì trong cuộc sống?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

I. Lược đồ trí nhớ:

-Lược đồ trí nhớ là hình ảnh về một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể trong tâm trí con người.

- Công dụng:

+Lược đồ trí nhớ giúp chúng ta định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

+ Giúp ta hiểu về thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng.

Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước để phác thảo lược đồ trí nhớ

-Thời gian: 15’

-Phương thức dạy học: cá nhân, nhóm

-Phương pháp: đàm thoại, sử dụng bài tập, giảng giải

-phương tiện: bài tập

-Cách thực hiện.

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đọc thông tin đoạn văn về chuyến hành trình từ Hà Nội đến Tràng An ở mục I và nội dung mục II trả lời câu hỏi sau:

- Nêu các bước vẽ lược đồ trí nhớ.

- Hoàn thành bảng sau về chuyến đi từ Hà Nội về Tràng An:

Các thao tác

Cách thức thực hiện

Hình dung

Sắp sếp không gian

Vị trí bắt đầu

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

2. Phác thảo lược đồ trí nhớ

-Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ vẽ lược đồ.

-Sắp xếp không gian: suy nghĩ về tất cả những hình ảnh mà em có về nơi đó và sắp xếp nó lại với nhau trong tư duy của mình.

-Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực chọn để phắc thảo lược đồ của mình.

3. Luyện tập.

a. Mục đích: HS biết giải quyết được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Phác thảo lược đồ từ nhà em đến nhà 1 người bạn thân.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để vẽ và trình bày

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Bài 4. LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa li thân quen với học sinh.

2. Năng lực

* Năng lực Địa Lí

-Biết được lược đồ trí nhớ.

- Hiểu được cách tạo ra lược đồ trí nhớ

-Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa li thân quen với học sinh.

* Năng lực chung

Vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống mới

3. Phẩm chất

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong nhà trường vào học tập và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh lược đồ trí nhớ

- Bút dạ, giấy A0

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Mở đầu

Tiết 1 chúng ta đã tìm hiểu về lược đồ trí nhớ và các bước vẽ lược đồ trí nhớ, tiết hôm nay chúng ta sẽ làm các bài tập vận dụng về lược đồ trí nhớ.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: luyện tập và vận dụng về lược đồ trí nhớ

- Hình thức dạy học: nhóm nhỏ

-Phương pháp, kĩ thuật: sử dụng phương tiện trực quan, thực hành

-Phương tiện: hình 4.1

- Cách thực hiện.

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành các nhiệm vụ trong phần luyện tập (các nhiệm vụ này được ghi trong phiếu học tập- gv phát cho hs)

Quan sát h 4.1 và trả lời câu hỏi sau:

-Người vẽ lược đồ sống ở đâu?nơi đó có thể xem là vị trí vẽ lược đồ này không?

-Từ thị trân đến trường học sẽ đi qua địa điểm nào?

-Đối tượng địa lí nào kéo dài từ bắc đến nam ở phía tây lược đồ?

-Hồ nằm ở hướng nào trên lược đồ?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

Luyện tập

-Người vẽ lược đồ sống ở thị trấn. Nơi đây có thể xem là vị trí bắt đầu vẽ lược đồ này

-Thị trấn đến trường học phải đi trên đường giao thông để qua rừng, cánh đồng

-Đối tượng địa lí kéo dài từ bắc- nam là sông

- Hồ nằm ở hướng Bắc trên lược đồ.

3. Luyện tập.

a. Mục đích: HS biết giải quyết được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trò chơi: Ai nhanh hơn: Các nhóm bốc thăm câu hỏi và thi đua xem trong thời gian 3 phút nhóm nào làm nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời

Câu 1: Vẽ sơ đồ lớp em đang học và trình bày trước lớp.

Câu 2: Em hãy dựa vào mô tả về 1 bệnh viện sau đây để vẽ sơ đồ bệnh viện đó: " Bệnh viện gồm: phòng bảo vệ ở bên trái cổng vào, bên phải cổng vào là nhà thuốc bệnh viện, thẳng cổng vào là khu nhà A ( có 5 tầng) gồm khoa cấp cứu, nhà điều hành, khoa Nội thần kinh, khoa Ngoại, khu khám bệnh. Bên trái nhà A à nhà B ( có 3 tầng) là khoa Đông y, đối diện là nhà B và bên phải nhà A là nhà C ( có 4 tầng) có các khoa Tiêu hóa, Tiết niệu, Nhi, sản."

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm suy nghĩ để vẽ và trình bày

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học bằng sơ đồ tư duy

4. Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung:Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm:HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ trường em đang học .

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày

TÊN BÀI DẠY: Bài 5. VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI.

HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: vị trí, tương quan với các hành tỉnh khác,...

- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tự tìm tòi kiến thức thông qua các hoạt động học tập.

- Dần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; mô tả được hình dạng và kích thước của Trái Đất.

- Sử dụng các công cụ: hình vẽ, tranh ảnh, video clip từ góc nhìn địa lí.

2. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ hành tinh xanh, tự tin trong cuộc sống.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Quả Địa Cầu.

- Tranh ảnh về hệ Mặt Trời.

- Các video, hình ảnh về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Hoàn thành phiếu bài tập đã phát ở tiết học trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát “Trái Đất này là của chúng mình”.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới : Trái Đất được gọi là hành tinh xanh. Nó còn được ví như “quả bóng xanh bay giữa trời xanh”. Vậy thực tế hành tinh này của chúng ta đang nằm ở đâu trong hệ Mặt Trời ? Hình dạng và kích thước của nó ra sao ? Trả lời những câu hỏi này sẽ góp phần giúp chúng ta yêu quý hành tinh xanh hơn, để chung tay bảo vệ Trái Đất này.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (37 phút)

Hoạt động 2.1: Trái Đất trong hệ Mặt Trời (15 phút)

a. Mục tiêu: Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và ý nghĩa của khoảng cách đó.

b. Nội dung: Tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS thảo luận cặp (Thời gian: 3 phút) để hoàn thành Phiếu học tập số 1 bằng cách xem đoạn video clip về Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời kết hợp với kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa.

HS:

- Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe và hoàn thành phiếu học tập.

- Trao đổi, thảo luận trong cặp để thống nhất.

I. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút hoàn thành phiếu học tập, 2 phút thảo luận cặp.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

HS: Lắng nghe, ghi bài.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về hình dạng, kích thước của Trái Đất (22 phút)

a. Mục tiêu: Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

b. Nội dung: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái Đất.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ, kênh hình trong SGK và kết hợp với những hiểu biết của mình để thảo luận nhóm lớn (Thời gian 5 phút) để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

- Trái Đất có hình cầu.

- Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2.

🡪 Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 2 phút hoàn thành phiếu học tập, 3 phút thảo luận nhóm.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

HS: Lắng nghe, ghi bài.

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm .

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm/bài tập liên quan đến bài học hôm nay.

Bài 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây xa Mặt Trời nhất ?

A. Kim tinh.

B. Thiên Vương tinh.

C. Thủy tinh.

D. Hải Vương tinh.

Câu 2: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây gần Mặt Trời nhất ?

A. Mộc tinh.

B. Kim tinh.

C. Thủy tinh.

D. Thổ tinh.

Câu 3: Đứng thứ năm trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước lớn nhất là:

A. Mộc tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Thiên Vương tinh.

D. Hỏa tinh.

Câu 4: Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là:

A. Mộc tinh.

B. Thủy tinh.

C. Kim tinh.

D. Thổ tinh.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?

A. Nằm ở vị trí thứ ba từ Mặt Trời trở ra.

B. Nằm ở vị trí thứ ba từ ngoài trở vào Mặt Trời.

C. Khoảng cách đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.

D. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất phù hợp cho sự sống.

Câu 6: Trái Đất có dạng hình gì ?

A. Tròn.

B. Cầu.

C. Elip.

D. Vuông.

Câu 7: Bán kính của Trái Đất là:

A. 6378 km.

B. 40 076 km.

C. 510 triệu km2.

D. 149,6 triệu km.

Bài 2: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?

A. Mặt Trời là một hệ hành tinh, gồm nhiều thiên thể.

B. Hệ Mặt Trời là một hệ sao, với nhiều sao có khả năng tự phát sáng.

C. Hệ Mặt Trời là một hệ sao trong dải Ngân Hà, có tám hành tinh.

D. Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng nằm trong hệ Mặt Trời.

Bài 3: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây ?

A. Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh.

B. Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.

C. Sơ đồ hệ Mặt Trời trong SGK.

D. Sự tích bánh chưng, bánh giầy.

HS: Lắng nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm/bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học.

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

D

C

A

B

B

B

A

Bài 2: Sai : A, B; Đúng : C, D.

Bài 3: Cần dùng các dẫn chứng A, B.

Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1.

- GV đưa ra nhiệm vụ:

Bài 1: Khi đứng ở bờ biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức về hình dạng của Trái Đất để giải thích hiện tượng đó.

Bài 2: Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ở ven biển ? Kể tên ba đài quan sát ven biển của nước ta.

Bài 3: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ.

🡪 Gợi ý trả lời:

+ Bài 1: Do Trái Đất hình cầu, nên khi đứng ở trên biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ thấy điểm cao nhất của con tàu (ống khói), sau đó là điểm ở giữa, thấp hơn ống khói, tức là thân tàu. Khi con tàu tới gần, chúng ta mới có thể nhìn thấy toàn bộ con tàu.

+ Bài 2: Xây dựng các đài quan sát trên biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển Việt Nam.

Một số đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (tỉnh Bình Thuận), Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên), Hòn Dáu (thành phố Hải Phòng)…

Bước 2.

- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3.

- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.

Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Huyền (Phủ Lý –Hà Nam)

BÀI 6. CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC

CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ.

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Các hệ quả sinh ra từ chuyển động quay quanh trục của Trái đất:

+ Hiện tượng ngày, đêm luân phiên nhau

+ Giờ trên Trái đất

+ Sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực riêng:

+ Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

+ Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

+ Nhận biết được giờ địa phương/giờ khu vực.

+ So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

3. Phẩm chất

- Tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng sự khác biệt do sự bất tiện của chênh lệch múi giờ trên Trái đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Quả địa cầu

- Học liệu: sgk, sách giáo viên, Giấy A3, Phiếu học tập, Phiếu đánh giá tiêu chí…

+ Phiếu học tập

PHT Số 1:

PHT Nhóm

Nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 6.1 trong SGK trang 128. Sau đó sử dụng quả Địa cầu xác định cực bắc, cực Nam, làm thực nghiệm mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hoàn thành Phiếu học tập:

Đặc điểm chuyển động

Hướng tự quay

Góc nghiêng của trục khi Trái Đất quay

Thời gian quay

+Phiếu đánh giá tiêu chí HĐ thực nghiệm mô tả trên quả Địa cầu

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Đặt vị trí quả Địa cầu

Đặt nằm quả Địa cầu trên mặt bàn.

Đặt quả Địa cầu đứng trên mặt bàn, hướng nghiêng theo chiều người thực nghiệm.

Đặt quả Địa cầu đứng trên mặt bàn, hướng nghiêng theo chiều người quan sát.

2.Xác định cực Bắc, cực Nam

Xác định sai vị trí

Xác định đúng vị trí cực Bắc, cực Nam.

Xác định chính xác vị trí cực Bắc, cực Nam.

3. Tiến hành quay quả Địa cầu

Quay ngược chiều từ Đông sang Tây.

Quay đúng chiều từ Tây sang Đông. Động tác quay còn lúc nhanh, lúc chậm.

Quay đúng chiều từ Tây sang Đông. Động tác quay chính xác, đều đặn.

4. Nội dung trình bày

Chỉ tiến hành thực nghiệm không thuyết trình.

Vừa tiến hành thực nghiệm, vừa thuyết trình về hướng quay, độ nghiêng và thời gian nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Vừa tiến hành thực nghiệm, vừa thuyết trình về hướng quay, độ nghiêng và thời gian, giọng to rõ ràng.

5. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, vị trí đặt tay vào quả Địa cầu chưa phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; động tác thực nghiệm khá thành thạo.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; động tác thành thạo, phù hợp với nội dung thuyết trình.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

+ Bảng kiểm: Đánh giá PHT số 2

Tiêu chí đánh giá

Đúng

Sai

- Ở bán cầu Bắc

1.A di chuyển đến B bị lệch hướng về phía bên phải

2. C di chuyển đến D bị lệch hướng về phía bên phải

- Ở bán cầu Nam

1. E di chuyển đến F bị lệch hướng về phía bên trái

2. O di chuyển đến P bị lệch hướng về phía bên trái

- Kết luận:

+ Ở bán cầu Bắc: Vật chuyển động bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.

+ Ở bán cầu Nam: Vật chuyển động bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.

PHT Số 2

Nội dung

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

1. A di chuyển đến B bị lệch hướng về phía bên …………………….

1. E di chuyển đến F bị lệch hướng về phía bên …………………….

2. C di chuyển đến D bị lệch hướng về phía bên …………………….

2. O di chuyển đến P bị lệch hướng về phía bên …………………….

Kết luận

Vật chuyển động bị lệch về phía bên…………….. so với hướng ban đầu.

Vật chuyển động bị lệch về phía bên…………….. so với hướng ban đầu.

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động: Xác định vấn đề

a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới

b. Nội dung: Tham gia trò chơi

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1.Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt trời?

A. Thứ 3 B. Thứ 4

2. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn B. Hình cầu

3. Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

A. Ma-gien-lăng B. Cô-lôm-bô

4. Trong bài hát “Trái đất này là của chúng mình” thì Trái đất đứng yên hay Trái đất quay?

A. Trái đất đứng yên B. Trái đất quay

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ quay vòng quay may mắn và trả lời câu hỏi

GV: Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Chỉ định ngẫu nhiên Hs tham gia

HS. Báo cáo, HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Đánh giá kết quả của Hs, dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Chuyển động tự quay quanh trục

a. Mục đích: Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

b. Nội dung: Các nhóm HS đọc mục 1, quan sát quả Địa cầu, Hình 6.1, thí nghiệm để hoàn thành Phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập về đặc điểm chuyển động của Trái Đất quay quanh trục

Dự kiến sản phẩm PHT

Đặc điểm chuyển động

Hướng tự quay

Từ Tây sang Đông

Góc nghiêng của trục khi Trái Đất quay

Nghiêng một góc 66033.

Thời gian quay

24 giờ

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm có một quả Địa cầu. Gv sử dụng quả Địa cầu xác định Cực Bắc và cực Nam sau đó làm thực nghiệm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Gv giới thiệu hình 6.1 và yêu cầu Hs thực hiện nhiệm vụ sau:

HS đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 6.1 trong SGK trang 128. Sau đó sử dụng quả Địa cầu xác định cực Bắc, cực Nam, làm thực nghiệm mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hoàn thành Phiếu học tập:

Hình 6.1. Hướng tự quay của Trái Đất

PHT Số 1

Nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 6.1 trong SGK trang 128. Sau đó sử dụng quả Địa cầu xác định cực Bắc, cực Nam, làm thực nghiệm mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hoàn thành Phiếu học tập:

Đặc điểm chuyển động

Hướng tự quay

Góc nghiêng của trục khi Trái Đất quay

Thời gian quay

I/ Chuyển động tự quay quanh trục

- Hướng quay từ Tây sang Đông.

- Góc nghiêng của Trái Đất không thay đổi: nghiêng góc 66033.

- Thời gian: 24 giờ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS:

+ Hoạt động cá nhân (1 phút): Đọc mục 1, quan sát Hình 1 và thực nghiệm trên quả Địa cầu

+ Hoạt động nhóm: Thảo luận 5 phút để hoàn thành Phiếu học tập.

- GV

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành thực nghiệm trên quả Địa cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS đại diện một trình bày, nhận xét, sau đó Gv gọi ngẫu nhiên một số hs nhóm khác lên thực nghiệm mô tả chuyển động của Trái Đất trên quả Địa cầu.

- HS

Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm và trình bày thực nghiệm

Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Hoạt động 2.2: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

a. Mục đích:

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

- Nhận biết được giờ địa phương/giờ khu vực.

- So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

- Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiểu kinh tuyến

b. Nội dung: HS đọc mục 2, quan sát Hình 6.2, H6.3, H6.4 phân tích để trả lời các câu hỏi

c. Sản phẩm: Kết quả nêu và mô tả được được các hệ quả:ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất và sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. Tính và so sánh giờ.

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Nhiệm vụ 1. Sự luân phiên ngày đêm

*Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng quả Địa cầu (tượng trưng cho Trái Đất) và đèn pin ( tượng trưng cho Mặt trời) để làm thí nghiệm. Yêu cầu hs quan sát những nơi trên Trái Đất được chiếu ánh sáng và những nơi không có ánh sáng chiếu của đèn pin.

Trình bày cách hiểu của em về khái niệm ngày và đêm?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs: đọc mục 1 phần 2, quan sát và thực hiện nhiệm vụ

- GV

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Gọi ngẫu nhiên hs báo cáo.

- HS: Báo cáo sản phẩm, nhận xét, trao đổi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của hs. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau.

*Tìm hiểu hiện tượng luân phiên ngày đêm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng quả Địa cầu có đánh dấu 1 điểm A (tượng trưng cho Trái Đất) và đèn pin ( tượng trưng cho Mặt trời) để làm thí nghiệm. Gv yêu cầu Hs hỗ trợ chiếu đèn pin vào quả Địa cầu. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất, dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để Hs quan sát và trả lời câu hỏi.

Đọc nội dung mục 1, SGK/T129, quát sát thí nghiệm, Hình 6.2 và Hình 6.3 cho biết:

1. Thế nào là luân phiên ngày đêm. Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng này.

2. Vị trí điểm A có phải luôn là ban ngày. Vị trí điểm B luôn là ban đêm không? Tại sao?

3. Thực nghiệm trên quả Địa cầu hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs:

+ Hoạt động cá nhân (2 phút): Đọc mục 1- SGK trang 129, quan sát Hình 6.2 và Hình 6.3

+ Hoạt động cặp đôi: Thảo luận 5 phút để hoàn thành nhiệm vụ

- GV

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành nhiệm vụ: Gv hướng dẫn HS nhận diện phần ban ngày và ban đêm cũng như xác định điểm A,B trên Hình 6.3 SGK- Hình 6.3 là bề mặt Trái Đất được thể hiện dưới bề mặt phẳng

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, tiến hành thực nghiệm trên quả Địa cầu và đèn pin

- HS

+ Đại diện một cặp báo cáo sản phẩm

+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Dự kiến sản phẩm

 1.Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục... Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

2.Do Trái đất tự quay quanh trục, mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng nên hiện tượng ngày đêm diễn ra luân phiên 

=> Vị trí A không thể luôn là ban ngày, vị trí B không là ban đêm mãi được

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Nhiệm vụ 2: Giờ trên Trái Đất

*Nhận biết giờ địa phương, giờ khu vực

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đọc mục 2 SGK /T129, trình bày:

1.Giờ địa phương, giờ khu vực.

2. Phân biệt giờ địa phương và múi giờ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs: Đọc và thực hiện nhiệm vụ cá nhân

- GV

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Gọi ngẫu nhiên hs báo cáo.

- HS: Báo cáo sản phẩm, nhận xét, trao đổi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của hs. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau.

*Tìm hiểu múi giờ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 6.4, em hãy cho biết:

- Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu múi giờ?

- Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy?

- Múi giờ nước ta muộn hay sớm hơn so với giờ GMT?

-Xác định múi giờ của các thành phố: Hà Nội, Oa-sinh-tơn (Washington), Mát-xcơ-va (Moscow) và Tô-ki-ô (Tokyo).

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs: Thảo luận theo cặp 5 phút

- GV

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành xác định múi giờ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS lên trình bày kết 1 và mô tả trên Hình 6.4, nhận xét

- HS

+ Đại diện một cặp báo cáo sản phẩm

+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Dự kiến sản phẩm:

1.Bề mặt trái đất được chia làm 24 múi giờ

2.Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7

3.Múi giờ nước ta  sớm hơn so với giờ GMT

4. Xác định múi giờ của các thành thố:

  • Hà Nội: múi giờ thứ 7
  • Oa-sinh tơn: múi giờ -5
  • Mat-xco-va: múi giờ thứ 3
  • To-ki-o: múi giờ thứ 9

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng và chuyển dẫn sang mục sau.

*Cách tính giờ

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại hướng dẫn học sinh tìm hiểu giờ gốc và cách tính giờ:

GV sử dụng quả Địa cầu và Hình 6.4/ SGK trang 130 để giúp Hs hiểu rõ hơn về việc phân chia giờ. Vì Trái Đất tự quay một vòng hết 24 giờ, vì thế người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 phần, cắt dọc theo chiều kinh tuyến. Mỗi phần là một múi giờ. Trên Trái đất có 24 múi giờ, mỗi khu vực giờ rộng 150 kinh tuyến, tất cả các địa điểm trong một khu vực giờ dùng chung một giờ, hai khu vực giờ liền nhau cách nhau một giờ. Khu vực giờ số 0 có đường kinh tuyến 00 đi qua chính giữa được lấy làm giờ quốc tế (GMT). Giờ các khu vực khác nhau được tính dựa theo giờ khu vực số 0. Bên trái múi giờ 0 muộn hơn giờ GMT, bên phải sớm hơn giờ GMT.

+ Cách tính giờ:

Công thức: Lấy giờ gốc + giờ khu vực cần tính ( phía Đông)

Lấy giờ gốc - giờ khu vực cần tính ( phía Tây)

Lưu ý: Cách tìm giờ gốc

Giờ gốc = Giờ đã cho – Giờ khu vực

Ví dụ:

Khi Việt Nam là 16 giờ thì Cai- rô (Ai Cập) và New York (Mỹ) là mấy giờ?

HS có thể áp dụng công thức để tính giờ của Cai –rô và New York

+ Giờ gốc: 16 – 7 = 9 giờ

+ Cai -rô có giờ: 9 + 2 = 11 giờ

+ New York có giờ: 9 -5 = 4 giờ

Nhiệm vụ 3: Sự lệch hướng chuyền động của vật thề

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đọc thông tin mục 3 SGK/T131 và quan sát, phân tích H 6.5 để hoàn thành Phiếu học tập sau:

PHT Số 2:

II/ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

1/ Sự luân phiên ngày đêm

- Tại một thời điểm xác định, trên Trái Đất có nơi đang là ngày, có nơi đang là đêm.

- Do sự vận động tự quay từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất luân phiên có ngày và đêm.

2/Giờ trên Trái Đất

- Bề mặt Trái Đất chia ra làm 24 khu vực giờ.

- Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.

3/ Sự lệch hướng chuyển động của vật thể.

Do Trái đất quanh trục nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs:

+ Hoạt động cá nhân: Đọc mục 3- SGK trang 131, quan sát Hình 6.5

+ Hoạt động nhóm: Thảo luận 5 phút để hoàn thành Phiếu học tập

- GV

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi Hs xác định hướng của Hình 6.5.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, tiến hành mô tả hướng trên Hình 6.5

- HS

+ Đại diện một cặp báo cáo sản phẩm

+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Dự kiến sản phẩm PHT số 2

Nội dung

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

1. A di chuyển đến B bị lệch hướng về phía bên phải

1. E di chuyển đến F bị lệch hướng về phía bên trái

2. C di chuyển đến D bị lệch hướng về phía bên phải

2. O di chuyển đến P bị lệch hướng về phía bên trái

Kết luận

Vật chuyển động bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.

Vật chuyển động bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: - GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

  • Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

Gv lưu ý: Hiện tượng lệch hướng đúng với cả vật thể rắn, thể khí và vật thể lỏng. Ví dụ, hướng chuyển động của các dòng sông, dòng biển, các loại gió chính, đường bay của đạn và tên lửa… Tuy nhiên tuỳ vị trí của vật trên Trái Đất mà hướng lệch của chúng khác nhau.

3.Hoạt động: Luyện tập.

a. Mục đích: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học, Hs quan sát bài tập, trao đổi cặp/ nhóm và hoàn thành bài tập

c. Sản phẩm: Tham gia trò chơi/ Đáp án đúng của bài tập.

d. Tổ chức thực hiện.

Nhiệm vụ 1: Trò chơi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chia lớp thành 3 nhóm lớn. Có 9 câu hỏi ngắn, mỗi nhóm bốc 3 câu

  • Lượt 1: Nhóm 1 lần lượt đọc các câu hỏi đã bốc thăm cho nhóm 2 trả lời
  • Lượt 2: Nhóm 2 lần lượt đọc các câu hỏi đã bốc thăm cho nhóm 3 trả lời
  • Lượt 3: Nhóm 3 lần lượt đọc các câu hỏi đã bốc thăm cho nhóm 1 trả lời

STT

Câu hỏi

Đáp án

1

Trái Đất chuyển động theo hướng nào?

Từ Tây sang Đông

2

Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục là bao lâu?

24 giờ

3

Góc nghiêng của Trái Đất khi quay là bao nhiêu?

66033

4

Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu khu vực giờ?

24

5

Việt Nam chủ yếu thuộc múi giờ thứ mấy?

7

6

Nếu Luân Đôn (Anh) là 5 giờ thì ở Việt Nam là mấy giờ?

12 giờ

7

Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn nào?

Grin-uých

8

Ở Bắc bán cầu, các vật khi chuyển động đều lệch về phía bên nào so với hướng ban đầu?

Bên phải

9

Trái Đất có dạng hình gì?

Hình cầu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin và dựa vào kiến thức để trả lời các câu hỏi. Trao đổi kết quả với bạ cùng nhóm, thống nhất đưa ra ý kiến chung

- Gv quan sát, theo dõi và đánh giá thái độ làm việc của HS. Hỗ trợ những Hs gặp khó khăn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • HS trình bày kết quả của nhóm trước lớp
  • Nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Thông qua hoạt động của HS, Gv nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

Nhiệm vụ 2: Bài tập 1/SGK

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sử dụng quả Địa Cầu để mô tả chuyên động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Gv hỗ trợ hs gặp khó khăn khi thao tác hoạt động quay…

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv gọi ngẫu nhiên 3 HS lên thực nghiệm trên quả Địa cầu

Hs báo cáo, tiến hành thực nghiệm

Nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Thông qua hoạt động của HS, Gv nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

Nhiệm vụ 3: Bài tập 2/SGK

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Lập một sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ trên giấy A3 (3 phút)

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv gọi một đại diện lên báo cáo sản phẩm trên giấy A3

Hs báo cáo, Nhận xét

Dự kiến sản phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Thông qua hoạt động của HS, Gv nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Hoạt động: Vận dụng

a. Mục đích: Vận dụng kiến thức để giải thích tình huống, củng cố kiến thức

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức để giải thích tình huống

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện. Thực hiện ở nhà

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sáng nay, trước khi đến trường, Hoàng định gọi điện hỏi thăm một người bạn ở nước Anh. Thấy vậy, mẹ của Hoàng đã khuyên bạn ấy hãy gọi vào thời điểm khác phù hợp hơn.

Theo em, tại sao mẹ của Hoàng lại khuyên như vậy? Em hãy tư vấn cho Hoàng thời diêm phù hợp đê gọi điện hỏi thăm bạn của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS hỏi đáp ngắn gọn những điều cần tham khảo

GV dặn dò Hs tự làm tại nhà, trao đổi kết quả với người thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Trình bày trong tiết học sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Đánh giá ý thức thực hiện và kết quả hoạt động của HS.

Gợi ý

Múi giờ nước Anh và Việt Nam cách nhau 7 tiếng vì múi giờ Việt Nam chuẩn là GMT +7. Nên vào buổi sáng nếu Hoàng gọi điện cho bạn ở Anh thì khi ấy ở Anh đang là ban đêm, Hoàng sẽ vô tình phá vỡ giấc nghỉ của bạn.

Hoàng nên gọi cho bạn vào buổi chiều hoặc tối sẽ hợp lí hơn

BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUAY QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ

Môn học: Địa lí 6

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm.

* Năng lực địa lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Mô tả được đặc điểm của chuyển động của TĐ quanh MT về hướng chuyển động, thời gian, hình dạng quỹ đạo, đặc điểm của trục TĐ.

+ Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ TĐ để trình bày đặc điểm chuyển động và hệ quả của TĐ quanh MT.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa ở các nửa cầu, liên hệ thực tế Việt Nam.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tôn trọng các quy luật tự nhiên, yêu thiên nhiên, yêu thích tìm hiểu và khám phá tự nhiên.

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:

- Quả Địa Cầu

- Mô hình/hình vẽ TĐ chuyển động quanh MT.

- Các video, ảnh về chuyển động của TĐ quanh MT và các hệ quả.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a. Mục đích: GV đưa ra tình huống để HS giải quyết, trên cơ sở đó dẫn vào bài học mới.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc câu tục ngữ và nêu cách hiểu của mình về câu tục ngữ:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

HS lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

HS suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới: Câu tục ngữ trên đã rất gần gũi với người dân Việt Nam. Nội dung của nó thể hiện hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng năm ở nước ta, đó là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Đây chính là một hệ quả được sinh ra từ chuyển động của TĐ quanh MT. Trong thực tế, hiện tượng này diễn ra như thế nào trên TĐ? Còn hệ quả nào khác sinh ra từ chuyển động của TĐ quanh MT? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HS lắng nghe, vào bài mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm chuyển động của TĐ quanh MT

a. Mục đích: HS biết được quỹ đạo chuyển động, hướng quay, thời gian của 1 vòng chuyển động, đặc điểm của trục TĐ.

b. Nội dung: HS thảo luận theo cặp để trình bày đặc điểm chuyển động của TĐ quanh MT.

c. Sản phẩm: Bài thuyết trình, sản phẩm thực hiện nhiệm vụ theo cặp của HS.

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng quả Địa Cầu làm mẫu và di chuyển quả Địa Cầu quanh một MT tưởng tượng hoặc dùng mô hình TĐ chuyển động quanh MT kết hợp cùng với hình 7.1 trong SGK để giảng.

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để quan sát và hoàn thành nội dung kiến thức sau:

+ Hướng chuyển động:………………………………………………..

+ Hình dạng quỹ đạo chuyển động:…………………………………

+ Thời gian TĐ quay hết 1 vòng quanh MT:……………………….

+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục TĐ:……………………

HS tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe, quan sát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận theo cặp để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS đại diện trình bày kết quả hoạt động theo cặp.

GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức và ghi bảng.

HS lắng nghe, ghi bài.

I. Chuyển động của TĐ quanh MT

+ Hướng: từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ).

+ Quỹ đạo: hình elip gần tròn

+ Thời gian quay hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (≈ 1 năm).

+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục TĐ: không đổi, luôn nghiêng 66o33’so với mặt phẳng quỹ đạo.

Hoạt động 2.2: Hệ quả chuyển động của TĐ quanh MT

a. Mục đích: HS biết được các hệ quả của chuyển động TĐ quay quanh MT.

b. Nội dung: Quan sát các hình ảnh kết hợp đọc nội dung SGK và liên hệ thực tế để tìm hiểu hệ quả chuyển động của TĐ quanh MT.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của HS.

Nhóm 1, 2: Dựa vào hình 1, 2, 3 và thông tin SGK

* Dựa vào hình 7.1:

- Ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về MT, nửa cầu Nam không ngả về MT; đến ngày 22/12 thì ngược lại.

- Vào ngày 22/6, nửa cầu Bắc đang là mùa nóng, nửa cầu Nam đang là mùa lạnh. Vì nửa cầu Bắc ngả về MT nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng; còn nửa cầu Nam không ngả về MT nên góc chiếu của tia sáng MT nhỏ, nhận được ít nhiệt và ánh sáng.

- Vào ngày 22/12, nửa cầu Bắc đang là mùa lạnh, nửa cầu Nam đang là mùa nóng. Vì nửa cầu Nam ngả về MT nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng; còn nửa cầu Bắc không ngả về MT nên góc chiếu của tia sáng MT nhỏ, nhận được ít nhiệt và ánh sáng.

🡪 Mùa 2 nửa cầu trái ngược nhau.

Nhóm 3, 4: Dựa vào hình 4 và thông tin SGK

- Nhận xét đường phân chia sáng tối và trục TĐ ở các ngày 22/6 và 22/12.

Đường phân chia sáng tối không trùng với trục TĐ nhưng luôn cắt mặt phẳng xích đạo ở tâm TĐ. Ngày 22/6 và 22/12 là 2 ngày mà đường phân chia sáng tối và trục TĐ lệch nhau nhiều nhất 🡪 độ dài ngày - đêm dài chênh nhau nhiều nhất.

- Ngày 22/6, MT chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc. Thời điểm đó ngày dài hơn đêm ở nửa cầu Bắc.

- Ngày 22/12, MT chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam. Thời điểm đó ngày dài hơn đêm ở nửa cầu Nam.

Nhóm 5, 6: Quan sát hình 7.3 và thông tin SGK

- So sánh độ dài ngày - đêm của các địa điểm A, B, C vào các ngày 22/6 và 22/12

Địa điểm

Ngày 22/6

Ngày 22/12

A

Ngày = đêm

Ngày = đêm

B

Ngày > đêm

Đêm > ngày

C

Ngày > đêm

Chênh lệch thời gian ngày đêm nhiều nhất

Đêm > ngày

Chênh lệch thời gian ngày đêm nhiều nhất

- Rút ra kết luận về sự chênh lệch gày đêm dài ngắn theo mùa từ kết quả so sánh.

+ Nửa cầu mùa nóng: ngày dài hơn đêm, càng lên vĩ độ cao ngày càng dài, đêm càng ngắn.

+ Nửa cầu mùa lạnh: đêm dài hơn ngày, càng lên vĩ độ cao đêm càng dài, ngày càng ngắn.

+ Xích đạo luôn có ngày đêm dài bằng nhau.

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giảng: Mùa là khoảng thời gian trong năm có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.

GV chia HS thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm

Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hiện tượng mùa trên TĐ

1. Dựa vào hình 7.1 và thông tin trong mục 2, cho biết:

- Ngày 22/6 và 22/12 nửa cầu nào ngả về MT, nửa cầu nào không ngả về MT?

- Vào ngày 22/6, nửa cầu Bắc đang là mùa gì, nửa cầu Nam đang là mùa gì? Tại sao?

- Vào ngày 22/12, nửa cầu Bắc đang là mùa gì, nửa cầu Nam đang là mùa gì? Tại sao?

🡪 Nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai nửa cầu.

3. Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.

Nhóm 3, 4: Tìm hiểu hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

HS liên hệ với thực tế ở nước ta vào mùa hè (mùa nóng) và mùa đông (mùa lạnh) GV cho HS quan sát hình 7.2 và kênh chữ để trả lời:

- Nhận xét đường phân chia sáng tối và trục TĐ ở các ngày 22/6 và 22/12.

- Ngày 22/6, MT chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến nào? Thời điểm đó ngày dài hơn đêm ở nửa cầu Bắc hay nửa cầu Nam?

- Ngày 22/12, MT chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến nào? Thời điểm đó ngày dài hơn đêm ở nửa cầu Bắc hay nửa cầu Nam?

Nhóm 5, 6: Tìm hiểu hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo vĩ độ

Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định các điểm A, B, C

- So sánh độ dài ngày – đêm của các địa điểm A, B, C vào các ngày 22/6 và 22/12

- Rút ra kết luận về sự chênh lệch gày đêm dài ngắn theo mùa từ kết quả so sánh.

🡪 Điền bảng

Địa điểm

Ngày 22/6

Ngày 22/12

A

B

C

Kết luận

HS lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận theo nhóm để trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Đại diện nhóm HS trình bày kết quả.

GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức và ghi bảng.

HS lắng nghe, ghi bài

II. Hệ quả chuyển động của TĐ quanh MT

1. Hiên tượng mùa

- Trong quá trình chuyển động MT, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luân phiên chúc và ngả về phía MT sinh ra các mùa.

- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và các mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.

- Chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

2. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

- Trong khi chuyển động quanh MT, TĐ có lúc ngả nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam về phía MT.

- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục TĐ nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ (càng về hai cực càng biểu hiện rõ).

Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)

a. Mục đích: Giúp HS khắc sâu kiến thức kĩ năng vừa được lĩnh hội trong bài học

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi tự luận.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

Câu 1: Dựa vào hình 7.1, hãy cho biết các mùa xuân, hạ, thu, đông ở nửa cầu Bắc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

Câu 2: Khi các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ thu, đông thì thứ tự mùa ở bán cầu Nam diễn ra như thế nào?

HS lắng nghe, suy nghĩ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trình bày câu trả lời

GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

HS lắng nghe.

Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của HS

d. Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời: Địa phương nơi em sinh sống mỗi năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời gian mỗi mùa thường kéo dài mấy tháng?

HS lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

HS suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trình bày kết quả.

GV lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

BÀI 8

THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TẾ

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Biết cách xác định phương hướng dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên.

- Biết quan sát và sử dụng các hiện tượng thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống hằng ngày

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Gần gũi, gắn bó hơn với thiên nhiên xung quanh

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- La bàn

- Điện thoại thông minh có la bàn

- Tranh ảnh, video về tìm phương hướng trong thực tế

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu đoạn phim hoạt hình, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:

  1. Vì sao cô gái trong đoan phim không tìm được cha mình?
  2. Em có cách nào để giúp cô gái tìm được đường về nhà?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (32 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG LA BÀN

a. Mục tiêu:

- Biết được cấu tạo và cách sử dụng la bàn

- Xác định được phương hướng dựa vào la bàn.

b. Nội dung:

Hs dựa vào thông tin sgk để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Đưa ra chia cho mỗi nhóm 1 la bàn

Sau đó, GV yêu cầu các HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi:

1. La bàn gồm những bộ phận nào?

2 .Cho biết các hướng chính trong la bàn

3. Cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng?

4. Dùng la bàn để xác định các hướng ngoài thực tế. (Đi về nhà, cổng trường, vị trí của các phòng chức năng, sân vận động, khu hiệu bộ...so với vị trí của lớp học)

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

1. Xác định phương hướng bằng la bàn

  • Cấu tạo của la bàn:

+ Kim nam châm làm băng kim loại có từ tính

+ Vòng chia độ

  • Cách sứ dụng

Đặt la bàn thăng bằng trên mặt phảng, tránh xa các vật băng kim loại có thể ảnh hưởng tới kim nam châm. Mở chốt hãm cho kim chuyền động, đến khi kim đứng yên, ta đã xác định được hướng bắc - nam, từ đó xác định các hướng

HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG DỰA VÀO QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

a. Mục tiêu:

- Biết được một số cách xác định phương hướng khác

b. Nội dung:

Học sinh dựa vào kiến thức đã học, xem video, đọc thông tin trong SGK để chia sẻ thông tin

c. Sản phẩm: Thông tin chia sẻ của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS: đọc thông tin mục em có biết trong SGK, xem video và dựa vào kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi:

1.Ngoài việc dùng la bàn, còn có thể xác định phương hướng bằng những cách nào?(Ghi lại ra nháp những cách xác định phương hướng trong video)

2.Đọc “Câu chuyện đi đường” và trả lời câu hỏi:

a.Người em đã xác định hướng tây dựa vào đâu?

b.Sau khi xác định hướng tây, người em đã làm cách nào để xác định các hướng còn lại?

c. Nêu quy tắc xác định phương hướng ngoài thực tế?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

2. Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên

- Quan sát cây

- Dựa vào mặt trời, mặt trăng, các vì sao...

- Dựa vào hướng gió...

3. Luyện tập (7 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.

b. Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm:

1. Dựa vào H8.2 trong sgk, hãy cho biết hướng chính được thể hiện trên la bàn là hướng nào?

2. Sử dụng la bàn để xác định hướng đi ra cổng, hướng đi phòng thư viện, sân vận động.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những nhóm hs gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. Cá nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng (2 phút)

a. Mục tiêu:

Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1.

- GV đưa ra nhiệm vụ:

Quan sát mặt trời mọc hoặc lặn, kết hợp với bản đồ địa lí Việt Nam.

  1. Xác định hướng đi từ nhà em tới các địa điểm: thủ đô Hà Nội, trung tâm tỉnh, thành phố nơi em sinh sống.
  2. Quan sát mặt trời mọc hoặc lặn, cho biết cửa nhà em quay ra hướng nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS làm ở nhà

BÀI 9 CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT.

ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA

( 2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: - Nêu và xác định được trên lược đổ tên 7 địa mảng (mảng kiến tạo) lớn của vỏ Trái Đấtvà tên các cặp địa mảng xô vào nhau. - Sử dụng hình ảnh để xác định được cấu tạo bên trong của Trái Đất.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đổ cấu trúc bên trong của Trái Đất - Các video về cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng - Phiếu học tập

- Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Mở đầu ( 5 phút)

a. Mục tiêu

- Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của kiến thức cũ, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào bài học.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời cá nhân của học sinh.

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu trò chơi khởi động nhìn hình đoán chữ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới.

Gv dẫn vào bài: GV: Năm 2018, núi lửa Sô-pu-tan (Soputan) ởIn-đô-nê-xi-a (Indonesia) phun trào chi vài ngày sau trận động đất khoảng 7 độ richte. Vì sao động đất và núi lửa lại xuất hiện trên Trái Đất? Bên trong Trái Đất có những gì và cấu tạo ra sao? Con người đã nỗ lực khám phá bằng những cách nào?

2. Hình thành kiến thức mới ( 30 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT - 15’

a. Mục đích: Trình bày được cấu tạo của Trái Đất

b. Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Quan sát quả trứng gà đã luộc, cắt đôi, nguyên vỏ. Yêu cầu các em kể tên các bộ phận >>> Liên hệ tới Trái đất

GV: Nhắc lại bán kính Trái đất (6370km).Với trình độ khoa học hiện đại con người chỉ mới trực tiếp quan sát được độ sâu 15 km. Để có những hiểu biết ở dưới sâu con người phải sử dụng phương pháp gián tiếp (địa chấn )

GV giao nhiệm vụ.

Hãy dùng compa vẽ vào vở ghi mặt cắt bổ đôi của trái đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ (dùng compa vẽ hai đường tròn đồng tâm: vòng đầu có bán kính 2cm, tượng trưng cho lõi trái đất, vòng sau có bán kính 4cm tượng trưng cho lõi và lớp trung gian. Lớp vỏ Trái Đất, vì rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4cm).

- Quan sát hình9.1 kết hợp với hình vừa vẽ cho biết cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp ?

Kết luận: Cấu tạo của trái đất gồm 3 lớp : Vỏ Trái Đất , man - ti và lớp nhân

GV cho HS quan sát hình 9.1 trong SGK

hoặc video về cấu tạo của Trái Đất và dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS trao đổi và môtả được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp, tên các lớp đó.

HS làm việc theo nhóm tìm hiểu về đặc điểm của ba lớp bằng cách hoàn thành phiếu học tập.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man -ti.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân

Đặc điểm

Lớp vỏ

Lớp manti

Lớp nhân

Độ dày

Trạng thái

Nhiệt độ.

- Trong 3 lớp lớp nào là quan trọng nhất ? Vì sao?

- Cho biết cấu tạo của vỏ Trái Đất ?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

- Trong đó lớp vỏ Trái Đất là quan trọng nhất vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên nhưđất đá, nước, không khí, sinh vật....

- Lớp vỏ Trái Đất gồm: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

I/ Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp.

(Bảng chuẩn kiến thức)

Đặc điểm

Lớp vỏ

Lớp manti

Lớp nhân

Độ dày

Dày từ 5-70km

Gần 3000km

Trên 3000km

Trạng thái

Trạng thái rắn chắc

Trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng

Trạng thái lỏng đến rắn

Nhiệt độ.

Nhiệt độ tối đa 10000C.

Khoảng 1500-47000C.

Khoảng 4700 - 50000C.

HOẠT ĐỘNG 2: CÁC MẢNG KIẾN TẠO - 15’

a. Mục đích: -Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

b. Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :

GV: Dựa vào hình 9.3,em hãy:

- Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn nào?Việt Nam nằm ở địa mảng nào?

- Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.đới tiếp giáp của các địa mảng?

- Khi các mảng tách xa và xô vào nhau thì sẽ gây ra những hiện tượng gì trên Trái Đất?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

GV : - Từ xa xưa, trong quá trình hình thành Trái Đất, các mảng này đã có sự di chuyển nên có mảng thì xô vào nhau, có mảng tách xa nhau, điều này đã làm cho nơi thì nhô cao tạo thành núi, nơi thì hạ thấp thành vùng trũng khổng lồ có chứa nước, đó là đại dương.

- Ngày nay các mảng vẫn tiếp tục di chuyển nhưng vô cùng chậm, chúng ta không thể nhận ra được. Nơi tiếp xúc của các mảng nền cũng là nơi hay xuất hiện động đất và núi lửa

II/ Các mảng kiến tạo

Có 7 Mảng kiến tạo:

- Mảng Âu – Á,

- Mảng Thái Bình Dương,

- Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-Ìi-a,

- Mảng Phi,

- Mảng Bắc Mỹ,

- Mảng Nam Mỹ,

- Mảng Nam Cực

+ Các địa mảng có sự đi chuyển tách xa nhau hoặc xô

vào nhau.

+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái

Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỘNG ĐẤT - 15’

a. Mục đích: -Trình bày được hiện tượng động đất và nêu được nguyên nhân.

-Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra vào nhau

b. Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV :HS dựa vào thông tin trong SGK hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:

-Mô tả lại diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của trận động đất.

-Xác định các vành đai động đất.

-Cho biết vành đai động đất trùng với ranh giới nào

- Nêu một số dấu hiệu trước khi xảy ra động đất.

- Cầm tìm kiếm thông tin về động đất và núi lửa tìm kiếm ở những nguồn nào?

- Đơn vị để đo cường độ của động đất?

- Kể tên một số trận động đất lớn trong lịch sử?

- Việt Nam có xảy ra động đất hay không?

Câu hỏi thảo luận nhóm : 3 phút

Nêu các biện pháp phòng tránh khi có động đất xảy ra

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

- HS đọc kênh chữ để nêu khái niệm và hậu quả của động đất

- HS giải thích nguyên nhân: động đất là do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

- Mô tả diễn biến trận động đất:

+ Khi mọi người đang làm việc và các thiết rung lắc và rơi xuống đất vỡ tan

+ Thành phố đổ nát, thiếu nước, mất điện

+ Cường độ 7,8 độ richte, gây ra thương vong cho hàng nghìn người

- Các dấu hiệu trước khi xảy ra động đất: mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng, động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn…

- Cầm tìm kiếm thông tin về động đất và núi lửa tìm kiếm ở những nguồn: trên Internet hoặc trong thư viện.

- Một số trận động đất lớn trong lịch sử:Chi-lê, năm 1960, Nhật Bản, năm

- Các biện pháp phòng tránh khi có động đất xảy ra.

- Xây nhà chịu được những chấn động lớn.

- Lắp các trạm nghiên cứu dự báo động đất.

- Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

* HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

III/ Động đất.

+ Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất diễn ra trong thời gian ngắn

+ Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất

- Hậu quả:

+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.

+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

HOẠT ĐỘNG 2: NÚI LỬA - 15’

a. Mục đích: -Trình bày được hiện tượng núi lửa và nêu được nguyên nhân.

-Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra vào nhau

b. Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: HS đọc thông tin sgk, thảo luận cặp đôi hoàn thành bảng kiến thức sau.

- Thế nào là núi lửa?

- Nguyên nhân sinh ra núi lửa?

- Xác định các vành đai núi lửa trên Thế Giới?

- Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào

Hoạt động nhóm

Nhóm 1 và 3: Cho biết tại sao ở những khu vực núi lửa ngừng hoạt động lại có sức hấp dẫn lớn đối với dân cư? Liên hệ với Việt Nam?

Nhóm 2 và 4: Cho biết núi lửa phun trào gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với người dân?

- Để ứng phó với hoạt động núi lửa chúng ta cần làm gì?

- Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn nào?

- Những từ khóa nào thường được dùng để tìm thông tin núi lửa và động đất?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Hướng dẫn trả lời

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

IV/ Núi lửa

1. Khái niệm

Là quá trình phun trào và tích tụ mác ma trên bề mặt Trái Đất

2. Nguyên nhân

Do các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời nhau

3. Hậu quả

- Ô nhiễm môi trường

- Tiêu diệt các sinh vật

Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay. HS lắng nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng.

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học.

Các câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Việt Nam nằm trong mảng kiến tạo nào?

a. Á - Âu

b. Bắc Mĩ

c. Ấn Độ

d. Thái Bình Dương

Câu 2:Các mảng kiến tạo nào đang xô vào nhau:

a. Phi và Á Âu

b. Ấn Độ và Nam Cực

c. Bắc Mĩ và Nam Mĩ

d. Á Âu và Thái Bình Dương

Câu 3:Động đất xảy ra do:

a. Các mảng kiến tạo dịch chuyển

b. Các trận bão lớn gây ra

c. Sóng thần

d. Trục trái đất nghiêng

Câu 4:Sản phẩm phun trào của núi lửa là gì?

a. Dung nham

b. Mác ma

c. Đất đá

d. Tro bụi

Câu 5:Vành đai lửa lớn nhất Thế Giới là

a. Thái Bình Dương

b. Địa Trung Hải

c. Ấn Độ Dương

d. Đại Tây Dương

Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

-Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?

-Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo ,thảo luận

HS: trình bày kết quả

+ Khi đang ở trong lớp học, nhanh chóng trú ẩn dưới gầm bàn, tránh khu vực kê giá sách, tủ để đồ.

+ Khi đang ở hành lang, sân vận động, nhà thể thao, tập trung lại vào chính giữa

+ Khi đang ở phòng thí nghiệm, nhanh chóng rời khỏi đây vì có thể cháy nổ

+ Không được phép tự ý chạy về nhà vì từ trường về nhà rất có thể gặp nguy hiểm.

  • In-đô-nê-xi-a, năm 2004: ngày 26 - 12 - 2004, một trận động đất mạnh 9,3 độ rich-te kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Xu-ma-tra, tây In-đô-nê-xi-a, đã cướp đi sinh mạng của 220 000 người ỏ’ các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168 000 người In-đô-nê-xi-a. Đây là một trong những thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc nhất lịch sử nhân loại. Không có cảnh báo về trận sóng thần sắp xảy ra, khiến người dân không có thời gian để sơ tán. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năng lượng khổng lồ toả ra từ trận động đất này được ví tương đương với năng lượng của 23 000 quả bom nguyên tử từng thả xuống Hi-rô-xi-ma, Nhật Bản.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá , nhận định:

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 10. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH.

CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN.

(Thời lượng: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Nhận thức khoa học địa lí: qua thông tin, hình ảnh, sơ đồ....

- Tìm hiểu địa lí: Nhận biết một số dạng địa hình do quá trình nội sinh, ngoại sinh tạo thành qua

hình ảnh.

- Phân tích hình ảnh để trình bày được hiện tượng tạo núi.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin, liên hệ thực tế; thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tôn trọng quy luật tự nhiên.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh, hiện tượng tạo núi.

- Hình 10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5 trong SGK.

- Tập bản đồ địa lí lớp 6.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa.

- Vở ghi.

- Tập bản đồ địa lí lớp 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận nhanh trong vòng 1 phút. Yêu cầu HS quan sát hình ảnh vùng núi Hi-ma-lay-a với đỉnh cao nhất là đỉnh Ê-vơ-rét (Chô-mô-lung-ma) với độ cao 8848 m và vực biển Ma-ri-an khoảng 11000 m, dẫn dắt về sự không bằng phẳng của bề mặt Trái Đất, GV đặt câu hỏi gợi mở:

? “Theo các em, điều gì khiến bề mặt Trái Đất lồi lõm như vậy?”

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận với nhau.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS đặc biệt những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

+ Đáp án: Do quá trình nội sinh và ngoại sinh….

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

Bề mặt địa hình trên bề mặt Trái Đất chúng ta không bằng phẳng. Có những nơi được nâng cao lên nhưng cũng có những nơi lại bị bào mòn hay sụp xuống. Tại sao lại có những sự thay đổi như vậy? Có nơi nào trên vỏ Trái Đất vừa được nâng cao vừa bị bào mòn hay không? Để hiểu rõ hơn các vấn đề này chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay.

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (32 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH

a. Mục tiêu:

- Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh.

- Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

b. Nội dung:

- HS đọc thông tin mục I SGK trang 144, 145 kết hợp quan sát hình 10.1, để tìm hiểu về quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1 và quan sát hình 10.1 trong SGK, thảo luận theo cặp trong thời gian 4 phút và cho biết:

1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Quá trình nội sinh

Quá trình ngoại sinh

Nguyên nhân

Hệ quả

2. Bề mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a, b, c?

3. Hình nào là kết quả của quá trình ngoại sinh và hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

4. Quá trình nội sinh hay ngoại sinh là nguyên nhân chính của quá trình tạo núi?

- GV: Cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và ngoại sinh ngoài các hình ảnh trong SGK (ví dụ: núi lửa, động đất, đá bị rạn nứt do rễ cây…), yêu cầu HS cho biết hình nào thể hiện tác động của quá trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động của quá trình ngoại sinh.

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn và nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Đáp án là bảng chuẩn kiến thức. (Phần xác định hình ảnh các quá trình GV mời đại diện 1 nhóm HS xác định các biểu hiện của quá trình nội sinh và ngoại sinh trên hình 10.1).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức (hướng dẫn HS phân tích về sự diễn ra đồng thời của hai quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi) và ghi bảng.

+ Quá trình nội lực làm cho bề mặt gồ ghề còn quá trình ngoại lực làm giảm sự gồ ghề đó → đối nghịch nhau.

+ GV mở rộng: Nội lực = ngoại lực địa hình không thay đổi. Nội lực > ngoại lực: địa hình càng gồ ghề. Núi cao hơn, thung lũng sâu hơn. Nội lực < ngoại lực: địa hình bị san bằng, hạ thấp hơn. Ngoài những tác động của nội sinh và ngoại sinh thì con người cũng là một yếu tố làm thay

đổi địa hình bề mặt Trái Đất như xây dựng nhà

cửa, đường sá, làm ruộng bậc thang, đốt rừng.

- GV liên hệ thực tế: ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất: vịnh Hạ Long, động Phong Nha…

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

(Bảng chuẩn kiến thức)

Bảng chuẩn kiến thức

Quá trình nội sinh

Quá trình ngoại sinh

Nguyên nhân

Do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất. Do các chuyển động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động đất.

Do các tác nhân từ bên ngoài vỏ Trái Đất (các hiện tượng mưa, nắng, nhiệt độ, dòng chảy,… làm phá hủy đá gốc thành các vật liệu bở rời).

Hệ quả

Làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất.

Phá hủy, san bằng các chỗ gồ ghề.

3. Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện lại nội dung kiến thức mà HS vừa tìm hiểu về quá trình nội sinh, ngoại sinh.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện làm việc theo nhóm đôi, hoàn thành các bài tập sau:

1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau

Quá trình nội sinh

Quá trình ngoại sinh

Nguyên nhân

Hệ quả

2. Điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ bên dưới

Gợi ý trả lời

1.

Quá trình nội sinh

Quá trình ngoại sinh

Nguyên nhân

Do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất. Do các chuyển động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động đất.

Do các tác nhân từ bên ngoài vỏ Trái Đất (các hiện tượng mưa, nắng, nhiệt độ, dòng chảy,… làm phá hủy đá gốc thành các vật liệu bở rời).

Hệ quả

Làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất.

Phá hủy, san bằng các chỗ gồ ghề.

2.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào kiến thức vừa học trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế.

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS và cho HS về nhà làm sản phẩm:

+ Em hãy tìm thông tin về hang Sơn Đoòng và cho biết hang Đoòng là kết quả của quá trình hình thành địa hình nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và tùy vào kết làm bài của HS. GV có thể ghi nhận điểm cho HS.

Bài 10. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH.

CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN.

(Tiết 02)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Nhận thức khoa học địa lí: qua thông tin, hình ảnh, sơ đồ....

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin, liên hệ thực tế; thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Biết sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Hình 10.2, 10.3, 10.5 trong SGK.

- Bản đồ thế giới.

- Tập bản đồ địa lí lớp 6.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa.

- Vở ghi.

- Tập bản đồ địa lí lớp 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho HS hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi trong vòng 1 phút.

? Kể tên một số dạng địa hình trên thế giới mà em biết.

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút suy nghĩ.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS đặc biệt những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Gọi vài HS đại diện lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

+ Đáp án: Đồng bằng, núi, đồi,…….

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

Ngoài núi ra thì trên Trái Đất chúng ta còn có nhiều dạng địa hình khác. Vậy dựa vào những căn cứ nào để phân chia địa hình? Và đặc điểm các dạng địa hình ra sao? Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm trong bài học hôm nay.

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (32 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH

a. Mục tiêu:

- Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.

b. Nội dung:

- HS đọc thông tin mục II SGK trang 145, 146 kết hợp quan sát hình 10.2, 10.3, để tìm hiểu về các dạng địa hình chính.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: hướng dẫn HS quan sát hình 10.2 và nhận diện khái quát về các dạng địa hình. Sau đó, lựa chọn hình ảnh tương ứng với các dạng địa hình đã nhận diện.

- GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 và quan sát hình 10.2, 10.3 trong SGK, thảo luận theo nhóm 4 người trong thời gian 3 phút để hoàn thành phiếu học tập:

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về núi.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về đồi.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về cao nguyên.

+ Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về đồng bằng.

+ Nhóm 9, 10: Cho biết cách tính độ cao tuyệt đối khác với độ cao tương đối như thế nào?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Các dạng địa hình

Độ cao

Đặc điểm

Núi

Cao nguyên

Đồi

Đồng bằng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Cách tính

Độ cao tương đối

Độ cao tuyệt đối

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn và nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Có thể gọi HS xác định trên bản đồ đồng bằng sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sông Cửu Long (Việt Nam),…

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

Cách tính

Độ cao tương đối

Tính từ đỉnh núi đến đến chỗ thấp nhất của chân núi.

Độ cao tuyệt đối

Tính từ đỉnh núi đến ngang mực trung bình nước biển.

* GV có thể mở rộng: hướng dẫn HS cách phân biệt hai loại đồng bằng bào mòn và bồi tụ.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

2. Các dạng địa hình chính

(Bảng chuẩn kiến thức)

Bảng chuẩn kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2: KHOÁNG SẢN

a. Mục tiêu:

- Kể được tên một số loại khoáng sản và công dụng của chúng.

b. Nội dung:

- HS đọc thông tin mục III SGK trang 147 kết hợp quan sát hình 10.5, để tìm hiểu về khoáng sản.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân dựa vào thông tin mục 3 và quan sát hình 10.5 trong SGK, và cho biết:

1. Em hãy cho biết các hình a, b, c, d là khoáng sản nào?

2. Những khoáng sản này có công dụng gì?

3. Hãy kể tên một vài khoáng sản khác mà em biết.

4. Khoáng sản có mấy loại?

5. Theo em mỏ khoáng sản là gì?

6. Khoáng sản có vô tận không?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn và nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, yêu cầu HS nhận xét, bổ sung và tổng hợp các loại khoáng sản mà các bạn đã nêu.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

* GV giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý và chúng không vô tận. Nếu chúng ta sử dụng không hợp lí và lãng phí khoáng sản trên Trái đất thì khoáng sản sẽ trở nên khan hiếm và cạn kiệt.

* Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai: Thay thế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng nguồn năng lượng sạch góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp phần giảm biến đổi khí hậu.

* GV giáo dục vấn đề về nước sạch và bảo vệ môi trường: Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm nguồn nước (Lũ bùn đỏ Tháng 10.2010 ở Hungary do khai thác Bôxit). Khai thác than 🡪 ô nhiễm môi trường đất liền và vùng biển do vận chuyển, xuất khẩu. Vì vậy khi khai thác khoáng sản cần chú ý đến tầm quan trọng vừa khai thác nhưng vẫn phải luôn đi đôi với bảo vệ môi trường.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

3. Khoáng sản

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Khoáng sản gồm 3 loại:

+ Năng lượng: than đá, dầu mỏ, than bùn,…

+ Kim loại: Vàng, sắt, Mangan,….

+ Phi kim loại: Đá vôi, thạch anh, kim cương…

- Nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác được gọi là mỏ khoáng sản.

- Do hình thành trong một thời gian dài (hàng vạn, hàng triệu năm) nên cần có kế hoạch khai thác và sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm.

3. Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện lại nội dung kiến thức mà HS vừa tìm hiểu về các dạng địa hình chính trên Trái Đất và khoáng sản.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện làm việc theo nhóm đôi trong thời gian 3 phút, hoàn thành các bài tập sau:

1. Cho biết độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình chính.

Dạng địa hình

Độ cao

Núi

Cao nguyên

Đồi

Đồng bằng

2. Hãy chọn những từ sau đây điền vào các vị trí tương ứng trong hình 10.3

độ cao tương đối đỉnh núi độ cao tuyệt đối sườn núi

núi cao chân núi núi trung bình núi thấp hẻm vực

3. Sắp xếp lại trật tự các từ trong bảng cho phù hợp

Gợi ý trả lời

1.

Dạng địa hình

Độ cao

Núi

Trên 500m so với mực nước biển.

Cao nguyên

Trên 500m so với mực nước biển.

Đồi

Dưới 200m so với mực nước biển.

Đồng bằng

Dưới 200m so với mực nước biển.

2.

3. Sắp xếp lại trật tự các từ trong bảng cho phù hợp

Khoáng sản

Phân loại

Công dụng

Vàng

Kim loại

Trang sức

Đá vôi

Phi kim loại

Vật liệu xây dựng

Than đá

Năng lượng

Chất đốt

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào kiến thức vừa học trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế.

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS và cho HS về nhà làm sản phẩm, HS có thể chọn một trong hai câu hỏi dưới đây:

1. Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Trình bày đặc điểm dạng địa hình đó. Dạng địa hình đó phù hợp với những hoạt động kinh tế nào?

2. Vì sao ngày nay con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho các tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và tùy vào kết làm bài của HS. GV có thể ghi nhận điểm cho HS.

TÊN BÀI DẠY: BÀI 11. THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN VÀ LÁT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

*Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo.

*Năng lực riêng:

- Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để sử dụng trong thực tế.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của GV

- SGV, SGK, tranh ảnh, tài liệu

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, vở ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a. Mục tiêu

+ Kích thích sự hứng thú tò mò của học sinh đối với bài mới.

+ Định hướng nội dung bài học.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào tình huống và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên đưa ra tình huống “Bạn Nam muốn đi leo núi nhưng lại phân vân không không biết phải mang theo vật dụng gì để xác định phương hướng và giúp chuyến đi an toàn” Các bạn hãy gợi ý giúp bạn Nam đưa các dụng cụ cần thiết cho chuyến du lịch nhé. (Tùy GV)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời với nhiều ý kiến khác nhau (La bàn, bản đồ địa hình, máy ảnh, dây leo núi, điện thoại, giày leo núi, cẩm nang du lịch leo núi…)

Bước 4. Kết luận, nhận định: Định hướng vào bài (có rất nhiều vận dụng cần đem theo khi đi du lịch, song một trong các vật dụng quan trọng đó chính là bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. Vậy bản đồ địa hình tỉ lệ lớn được sử dụng như thế nào?

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (35 phút)

Hoạt động 2.1: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn (20 phút)

a. Mục tiêu

- HS biết các bước đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

b. Nội dung: dựa vào hình 1 SGK/tr 138 đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

c. Sản phẩm: sản phẩm của HS

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HĐ cá nhân:

Dựa vào nội dung kênh chữ SGK trang 155 cho biết:

1. Thế nào là đường đồng mức?

2. Nêu cách đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn?

HĐ nhóm: Các nhóm chung nhiệm vụ (10p)

Dựa vào hình 11.2 sgk trang 156, kiến thức đã học em hãy:

1. Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức.

2. Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ.

3. So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2.

4. Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn.

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Đường đồng mức là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.

- Cách đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn: (sgk/155)

- Đọc lược đồ:

+ Khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức 200m

+ Độ cao của các điểm:

B = C = 0 m

D = 600 m

E = 100 m

+ So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2:

A1 = 950m

A2 = 900 m

  • A1> A2

+ So sánh độ dốc 2 sườn núi: từ A1 đến B các đường đồng mức gần nhau hơn; từ A1 đến C các đường đồng mức cách xa nhau hơn nên từ A1 đến B dốc hơn.

(GV có thể sử dụng phiếu học tập để HS thực hiện nhiệm vụ trong phần này)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: HS mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ quan sát lược đồ làm việc cá nhân (5-7 phút). Sau đó trao đổi thảo luận và đưa ra kết quả thống nhất (3 phút)

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

Sử dụng kĩ thuật phòng tranh: các nhóm treo kết quả thảo luận, các HS theo dõi, đối chiếu kết quả nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức, nhận xét và đánh giá thực hiện nhiệm vụ các nhóm.

HS: Lắng nghe, hoàn thiện ghi bài vào vở.

Hoạt động 2.2: Đọc lát cắt địa hình đơn giản (15 phút)

a. Mục tiêu

- HS biết được các bước đọc 1 lát cắt địa hình đơn giản.

b. Nội dung: Dựa vào nội dung kênh chữ sgk và hình 2 sgk trang 139 tìm hiểu cách đọc lát cắt địa hình đơn giản.

c. Sản phẩm: câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào nội dung kênh chữ sgk và hình 11.3 sgk trang 156:

1. Thế nào là lát cắt địa hình?

2. Nêu cách đọc lát cắt địa hình?

3. Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào?

4. Trong các điểm A, B, C, điểm nào có độ cao cao nhất và độ cao thấp nhất?

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản

- Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng giấy dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc.

- Cách đọc lát cắt địa hình (sgk trang 156):

- Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: Đồng bằng - cao nguyên – núi.

- Trong các điểm A, B, C: điểm có độ cao cao nhất là điểm C và độ cao thấp nhất là điểm A.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân/cặp 5-7 p

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận đinh

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu

- Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh (câu 1. A; câu 2. A; Câu 3. A)

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.

Câu 1. Đường đồng mức là đường

A. nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.

B. nối liền các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.

C. nối các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.

D. tròn nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.

Câu 2. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình:

  1. Càng dốc C. Càng cao
  2. Độ đốc càng nhỏ D. Càng thấp

Câu 3. Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng giấy dựa vào

A. các đường đồng mức và thang màu sắc.

B. đường đồng mức.

C. thang màu sắc.

D. đường đồng mức và kí hiệu.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút)

a. Mục tiêu.

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

b. Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học làm bài tập 2, 3 sách bài tập trang 39.

c. Sản phẩm: Bài làm của HS

Bài 2. Địa hình ở hình a cao hơn và có độ dốc lớn hơn hình b.

Bài 3. Dựa Hình 11.3 sgk:

- Tương ứng với các điểm A, B, C trên lát cắt là địa hình: đồng bằng, cao nguyên, núi.

- Địa hình cao dần từ Tp.HCM đến Đà Lạt.

- Địa hình có độ cao cao nhất là núi: cao trên 1500m

- Địa hình có độ cao thấp nhất là đồng bằng: 10m

d. Tổ chức thực hiện: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

GV có thể thu bài HS chấm lấy điểm KTTX.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 12 – LỚP VỎ KHÍ. KHỐI KHÍ. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu đuợc vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic trong khí quyển.

- Mô tả được các tầng khi quyển, đặc điểm chính của tầng đổi lưu và tầng bình lưu.

- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một sổ khối khí.

- Trình bày được sự phàn bố các đai khi áp và các loại gió thổi thuờng xuyên trên Trái Đất.

- Biết cách sử dụng khi áp kế.

- Có ý thúc bảo vệ bầu khi quyển và lớp ô-dôn

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm:

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên (Bám sát các phương tiện trong SGK, kể cả phần luyện tập và vận dụng)

- Máy chiếu

- Quả Địa Cầu

- Hình 1. Các tầng khí quyển

- Hình 2. Sét và cầu vồng

- Hình 5. Các đai khí áp và gió thổi thường xuyên

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi quan sát HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1: GV nêu thể lệ trò chơi:

+ Người đoán sẽ phải đoán nhanh

+ Người gợi ý diễn giải khái niệm. Không lặp từ, tách từ có trong khái niệm. Có nhiều cách để thực hiện.

+ Chiếu từ khóa lên màn hình, gọi 2 HS quay lưng lại màn hình. Các thành viên dưới lớp gợi ý cho 2 bạn thi nhau.

+ Viết các từ khóa ra giấy. Gọi đại diện nhóm gợi ý cho các thành viên dưới lớp. Nhóm có thành viên gợi ý mà trả lời đúng thì +2; nhóm khác +1

- Bước 2: Tiến hành trò chơi

Không khí Gió Ôxy Ô dôn

- Bước 3: Giáo viên từ kết quả của học sinh trả lời dẫn dắt vào bài. Yêu cầu các em vắn tắt, kết nối thông tin để tạo thành một đoạn thông tin có ý nghĩa

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Các tầng khí quyển và thành phần không khí gần bề mặt đất

a. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm các tầng khí quyển

- HS kê tên được các thành phần và tỉ trọng cảu các thành phần đó trong

PPDH/KTDH: Mảnh ghép

b. Nội dung: Thành phần không khí gần bề mặt đất

c. Sản phẩm: Bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Cho HS quan sát SGK, bằng hiểu biết của bản thân hoàn thành PHT

GV chia lớp thành 4 nhóm

Vòng 1: (3 phút)

Nhóm 1 và 3 làm bài tập 1

Nhóm 2 và 4 làm bài tập 2

Vòng 2: (2 phút)

GV trộn nhóm tạo thành nhóm mới đảm bảo 4 nhóm mới có đầy đủ học sinh đã làm việc ở cả 2 nội dung

HS trộn nhóm và thảo luận hoàn thiện tiếp bài tập còn lại

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: SThảo luận, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

1. Các tầng khí quyển và thành phần không khí gần bề mặt đất

* Các tầng khí quyển

Gồm 3 tầng:

+ Đối lưu

+ Bình lưu

+ Tầng cao khí quyển.

* Tầng đối lưu:

- Nằm dưới cùng, độ dày từ 0-16 km.

- Tập trung 90% KHÔNG KHÍ, KHÔNG KHÍ luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng :mây, mưa, sấm chớp…

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao100m nhiệt độ giảm 0,60C.

* Tầng bình lưu:

- Nằm trên tầng đối lưu, độ dày từ 16 – 80 km, không khí chuyển dộng theo chiều ngang.

- Có lớp ô dôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của MT đối với sinh vật và con người

* Thành phần của không khí gồm :

- Khí ni tơ chiếm 78%.

- Khí ôxi chiếm 21% .

- Hơi nước và các khí khác

chiếm 1%

  • Các khi này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Dựa vào hiểu biết của em và kiến thức SGK hoàn thành bài tập sau:

1. Không khí gồm những thành phần nào?

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

2. Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

3. Vai trò của ôxy, hơi nước và khí CO2 đối với tự nhiên vào đời sống?

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Bài tập 2: Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 1, 2, em hãy hoàn thành bảng sau đây

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao

Vị trí

Đặc điểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các khối khí, khí áp và gió trên Trái Đất

a. Mục tiêu:

- HS biết được nơi hình thành và đặc điểm của các khối khí

- HS nêu được khái niệm khí áp, đơn vị đo khí áp; sự phân bố các đai khí hậu trên Trái Đất

b. Nội dung: Tìm hiểu về các khối khí, khí áp và gió

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu tìm hiểu về các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và gió

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm về 3 trạm học tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn

+ Trạm 1: Trạm video (HS quan sát video hoàn thành PHT)

+ Trạm 2: Trạm Internet (HS sử dụng internet để nghiên cứu và hoàn thành PHT)

+ Trạm 3: Trạm SGK (HS sử dụng SGK để nghiên cứu và hoàn thành PHT)

- Giáo viên giới thiệu về cách thực hiện hoạt động

+ HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện 4 nhiệm vụ ở mỗi trạm

+ Thời gian nghiên cứu ở mỗi trạm là 5 phút

+ Yêu cầu Hs đi đầy đủ cả 4 trạm để hoàn thành PHT

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

2/ Các khối khí

3/ Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

4/ Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

NỘI DUNG TRÊN PHIÊU HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài tập 1: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 3, em hãy hoàn thành bảng sau đây

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm chính

Khối khí nóng

Khối khí lạnh

Khối khí lục địa

Khối khí đại dương

Bài tập 2: Điền từ còn thiếu vào đoạn sau:

- ……………… của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Đơn vị đo khí áp là ………………

- …………… được phân bố trên TRÁI ĐẤT thành các đai khí áp ………. và khí áp ………… từ xích đạo về cực

+ Các đai …………. nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N

+ Các đai áp ………………nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam)

- Gió là ……………………………………………………………………………………

Bài tập 3: Nối những đơn vị kiến thức ở cột A_B_C để tạo thành hệ thống kiến thức đầy đủ và chính xác

A

B

C

Loại gió

Phạm vi gió thổi.

Hướng gió.

1/Đông cực

a/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ

E/ở nửa cầu B, gió hướng TN,

ở nửa cầu N, gió hướng TB

2/Tín phong

b/Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N

F/ở nửa cầu Bắc hướng ĐB,

ở nửa cầu Nam hướng ĐN

3/Tây ôn đới

c/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N

G/ở nửa cầu B, gió hướng ĐB,

ở nửa cầu N, gió hướng ĐN

3. Luyện tập.

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1: GV nêu thể lệ trò chơi:

+ Giáo viên chia lớp làm 2 đội chơi: ĐỘI KHỈ và ĐỘI GẤU

+ 2 đội chơi lần lượt lựa chọn câu hỏi và trả lời, đội trả lời đúng sẽ được tiến lên phía trước, đội thua mất quyền trả lời cho đội còn lại và đứng im tại chỗ

+ Hết các câu trả lời đội nào tiến xa hơn đội đó chiến thắng

- Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Bước 3: Giáo viên tổng kết kiến thức, khen ngợi thành tích các đội.

4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Quan sát hình 6, thu thập thông tin về hoạt động sản xuất điện gió và chia sẻ với các bạn

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

IV. PHỤ LỤC

THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài tập 2: Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 1, 2, em hãy hoàn thành bảng sau đây

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao

Vị trí

Nằm dưới cùng, độ dày từ 0-16 km.

Nằm trên tầng đối lưu, độ dày từ 16 – 80 km

Từ 80km trở lên

Đặc điểm

Tập trung 90% KHÔNG KHÍ, KHÔNG KHÍ luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng :mây, mưa, sấm chớp…

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Có lớp ô dôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của MT đối với sinh vật và con người

Không khí cực loãng, không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người

THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài tập 1: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 3, em hãy hoàn thành bảng sau đây

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm chính

Khối khí nóng

Vùng có vĩ độ thấp

Nhiệt độ tương đối cao

Khối khí lạnh

Vùng có vĩ độ cao

Nhiệt độ tương đối thấp

Khối khí lục địa

Trên các biển và đại dương

Có độ ẩm lớn

Khối khí đại dương

Trên các vùng đất liền

Có tính chất khô tương đối

Bài tập 2: Điền từ còn thiếu vào đoạn sau:

- Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.

- Khí áp được phân bố trên TRÁI ĐẤT thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực

+ Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N

+ Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam)

Bài tập 3: Nối những đơn vị kiến thức ở cột A_B_C để tạo thành hệ thống kiến thức đầy đủ và chính xác và hoàn thành kiến thức còn thiếu vào dấu …

A

B

C

Loại gió

Phạm vi gió thổi.

Hướng gió.

1/Đông cực

a/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ

E/ở nửa cầu B, gió hướng TN,

ở nửa cầu N, gió hướng TB

2/Tín phong

b/Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N

F/ở nửa cầu Bắc hướng ĐB,

ở nửa cầu Nam hướng ĐN

3/Tây ôn đới

c/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N

G/ở nửa cầu B, gió hướng ĐB,

ở nửa cầu N, gió hướng ĐN

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp

Đáp án: 1 – b – G 2 – c – E 3 – a - F

V. RÚT KINH NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN (ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY)

VẤN ĐỀ

CÁC VẤN ĐỀ CÒN VƯỚNG MẮC

/CHƯA HIỆU QUẢ

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

Nội dung giảng dạy

Phương pháp giảng dạy

Tài liệu/bài tập chuẩn bị

Bố trí và phân bổ thời gian

Phương pháp (tiêu chí) đánh giá

Phiếu học tập

Hoạt động thí nghiệm

Bài 13. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT.

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

*Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo.

*Năng lực riêng:

- Nhận thức khoa học địa lý: Trình bày và giải thích được sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ; biết cách đọc nhiệt kế, ẩm kế; phân biệt được thời tiết và khí hậu. 

- Năng lực tìm hiểu địa lý: khai thác kênh chữ và kênh hình SGK để so sánh nhiệt độ một số địa điểm, xác định giới hạn của các đới khí hậu và trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu, biết độ ẩm không khí là gì, đọc được trị số nhiệt độ lượng mưa ở một số địa điểm, mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa. 

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: tính được nhiệt độ trung bình ngày, tháng, trung bình năm; biết cách để phòng tránh tai nạn do sấm xét.

2. Phẩm chất

- Có lối sống tích cực để giảm nhẹ và thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, bảo vệ bầu khí quyển.

- Hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất như: trung thực, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Nhiệt kế. Bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất,...

- Các video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Phiếu học tập.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Vở ghi, bảng phụ, máy tính cầm tay

- Dụng cụ học tập khác theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (4 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung:

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- HS vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu cho HS quan sát 2 bức ảnh về 2 khu vực có khí hậu khác nhau:

?Em có nhận xét gì về khí hậu ở 2 khu vực trên?

Cảnh vùng cực

Cảnh vùng Xích đạo

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 1 phút.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

(Cảnh vùng cực KH quanh năm lạnh giá, cảnh vùng xích đạo nóng và mưa nhiều nên thực vật phát triển)

Bước 4. Kết luận, nhận định: GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Vùng cực quanh năm giá lạnh, trong khi vùng xích đạo lại quanh năm nắng nóng và mưa nhiều, thiên nhiên phát triển phong phú. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt trên bề mặt Trái đất như vậy? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay

- Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trái đất.

(tiết 1 dạy mục I, II, II; tiết 2 dạy mục IV, V)

2. Hình thành kiến thức mới (53 phút)

Hoạt động 1: Nhiệt độ không khí (15p)

a. Mục tiêu:

- HS biết được nhiệt độ của không khí là gì, dụng cụ để đo nhiệt độ không khí, cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày.

b. Nội dung: Dựa vào nội dung kênh chữ mục I và hình 13.1, 13.2 sgk trang 162 tìm hiểu về nhiệt độ không khí, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp/bàn.

- HS thực hiện hiệm vụ theo phiếu học tập

Quan sát hình 13.2, 13.2 và thông tin kênh chữ sgk trang 162, em hãy: hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phụ lục)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: làm việc theo cặp/bàn trong thời gian 3-5p

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên thành viên của 1 số cặp trả lời. Các cặp khác nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chuẩn hóa kiến thức theo phụ lục phiếu HT số1.

- Yêu cầu HS hoàn thiện phiếu và ghi vở

I. Nhiệt độ không khí.

Phiếu học tập số 1

Họat động 2: Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất theo vĩ độ (8p)

a. Mục tiêu:

- HS so sánh được nhiệt độ một số địa điểm và giải thích được sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ.

b. Nội dung: Dựa vào bảng số liệu 13.1 và thông tin kênh chữ SGK trang 163 tìm hiểu về sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt TĐ theo vĩ độ, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS (nội dung cần đạt)

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi

- Dựa vào bảng số liệu 13.1 và thông tin kênh chữ SGK trang 163:

?So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới.

?Rút ra nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 1-3p

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi HS trả lời. Các HS khác nhận xét.

(HS có thể nêu nhiệt độ ở các địa điểm theo thứ tự từ cao đến thấp hoặc ngược lại:

+ Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp.

+ Ở nơi có vĩ độ thấp góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất cao nên nhiệt độ thường cao).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức.

II. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất theo vĩ độ.

- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới:

+ Xin-ga-po có nhiệt độ cao nhất (28,30C) - vĩ độ thấp nhất.

+ An-ta, Na Uy ở vĩ độ cao nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp nhất (2,50C).

- Kết luận: Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khi ở vùng vĩ độ cao.

Họat động 3: Độ ẩm không khí. Mây và mưa (18p)

a. Mục tiêu:

- HS biết được độ ẩm không khí là gì, dụng cụ và đơn vị đo độ ẩm không khí.

- Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa. 

b. Nội dung: Dựa vào bảng số liệu 13.2 và thông tin kênh chữ SGK trang 164 tìm hiểu về độ ẩm không khí, mây và mưa, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia nhóm lớn (4-6HS) các nhóm chung nhiệm vụ.

Dựa vào bảng số liệu 13.2 và thông tin kênh chữ SGK trang 164, cho biết:

1. Độ ẩm không khí là gì?

2. Dụng cụ và đơn vị độ ẩm của không khí là gì? Chiếu hình

3. Nhận xét độ ẩm không khí ở các mức nhiệt độ khác nhau (bảng 13.2)?

4. Hãy mô tả sự hình thành mây và mưa theo gợi ý sau: (Chiếu sơ đồ hiện tượng hình thành mây, mưa – phụ lục 2).

- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?

- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?

- Khi nào mây tạo thành mưa?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm trong thời gian 5-7p trên bảng phụ.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trình bày kết quả thảo luận với kĩ thuật phòng tranh; các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chuẩn hóa kiến thức trên máy (hoặc kết quả của nhóm làm tốt nhất).

- GV nhấn mạnh, mở rộng:

+ Đơn vị đo độ ẩm không khí g/m3 – đó là độ ẩm tuyệt đối.

+ Độ ẩm tương đối đo bằng phần trăm (%) của lượng hơi nước tối đa có thể chứa được ở cùng nhiệt độ.

+ Nhiệt độ càng cao thì lượng hơi nước chứa trong không khí càng nhiều, nhưng sức chứa đó cũng có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì khi đó không khí bão hòa hơi nước và nó không thể chứa thêm được nữa.

- GV chiếu hình nhiệt-ẩm kế điện tử, yêu cầu HS đọc trị số độ ẩm?

III. Độ ẩm không khí. Mây và mưa

*Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm không khí là lượng hơi nước chứa trong không khí.

- Dụng cụ đo: ẩm kế

- Đơn vị đo: g/m3

- Nhiệt độ càng cao thì lượng hơi nước chứa trong không khí càng nhiều.

*Mây và mưa:

- Lượng hơi nước có trong không khí là do sự bốc hơi từ đại dương, biển, sông ngòi, ao, hồ,…

- Mây được tạo thành bởi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước lí ti tạo ra những đám mây. 

- Khi hơi nước trong các đám mây tiếp tụ ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.

(Nội dung này GV có thể HD HS tự ghi trong SGK/T164)

Họat động 4: Thời tiết và khí hậu (10p)

a. Mục tiêu:

- HS phân biệt được thời tiết và khí hậu. 

b. Nội dung: Dựa vào số thông tin kênh chữ SGK trang 164 tìm hiểu về thời tiết và khí hậu, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Dựa vào số thông tin kênh chữ SGK trang 164 cho biết:

1. Nêu các hiện tượng khí tượng xảy ra ở Thành phố Hồ Chí Minh trong một ngày của tháng 12?

2. Vậy thời tiết là gì?

3. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Kiểu khí hậu đó có đặc điểm gì?

4. Khí hậu là gì?

5. Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong thời gian 3-5p ra giấy nháp.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi HS bất kì trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.

1. Các hiện tượng khí tượng xảy ra ở Thành phố Hồ Chí Minh: Sáng sớm trong làn sương mỏng, ấm áp, sương tan. Buổi trưa nắng gắt, không khí nóng bức. Buổi chiều gió nhẹ, không khí lại trở nên mát mẻ.

3. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình năm cao: Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức.

IV. Thời tiết và khí hậu

*Khái niệm:

- Thời tiết là: các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ,... xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

- Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định.

*Thời tiết và khí hậu khác nhau:

- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và luôn thay đổi.

- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

Họat động 4: Các đới khí hậu trên Trái đất (22p)

a. Mục tiêu:

- Xác định giới hạn của các đới khí hậu và trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu, đọc được trị số nhiệt độ lượng mưa ở một số địa điểm.

b. Nội dung: Dựa vào số thông tin kênh chữ và hình 13.4 SGK trang 165 tìm hiểu về các đới khí hậu trên Trái đất, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Dựa vào số thông tin kênh chữ và hình 13.4 SGK trang 165:

HĐ cá nhân:

- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất?

- Cho biết vì sao bề mặt Trái Đất được phân chia thành các đới khí hậu khác nhau?

- Xác định giới hạn của mỗi đới khí hậu trên Trái Đất trên hình 13.4?

HĐ nhóm:

Nhóm 1, 3, 5: Thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập số 2 (phụ lục)

Nhóm 2, 4, 6: Thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập số 3 (phụ lục)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

HĐ cá nhân: HS thực hiện nhiệm vụ 3-5p

HĐ nhóm:

Vòng 1: 5-7p

Vòng 2: 3-5p

- Các nhóm (chẵn, lẻ) thảo luận nội dung trong phiếu học tập.

- Sau thảo luận xong, 1 nhóm chẵn sẽ ghép 1 nhóm lẻ (1-2,3-4,5-6,) để tạo thành nhóm mới. Nhóm mới tiếp tục thảo luận vòng 2, trình bày nội dung ở vòng 1 cho nhóm còn lại nắm được toàn bộ nội dung của vòng 1.

GV: gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

HĐ cá nhân: GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi

HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật phòng tranh.

Các nhóm treo kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Sản phẩm HĐ cá nhân

- Các đới khí hậu trên trái đất: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới

- Bề mặt trái đất được phân chia thành các đới khí hậu khác nhau là do sự phân bố nhiệt và ánh sáng mặt trời trên bề mặt trái đất không đều đã dẫn đến sự phân hóa khí hậu và hình thành các đới khí hậu.

- Xác định giới hạn của mỗi đới khí hậu trên trái đất:

+ Đới nóng: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

+ Ôn đới : từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

+ Hàn đới: từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chuẩn hóa kiến thức trên máy (hoặc kết quả của nhóm làm tốt nhất).

V. Các đới khí hậu trên Trái đất

- Các đới khí hậu trên trái đất: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới

Phiếu học tập số 2, 3

3. Luyện tập (9 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học, rèn kĩ năng địa lí.

b. Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học và bảng 13.3 sgk trang 166 thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Dựa vào kiến thức đã học và bảng 13.3 sgk trang 166

1. Cho biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm? (dựa vào cách tính nhiệt độ trung bình ngày)

2. Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội.

- Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu 0C? Nhiệt độ thấp nhật là bao nhiêu 0C ?

- Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu 0C?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/cặp trong thời gian 3-5p ra giấy nháp.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi HS bất kì trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức.

1. Cách tính:

- Nhiệt độ trung bình tháng tính bằng cách cộng tổng nhiệt độ các ngày trong tháng và chia cho số ngày trong 1 tháng.

- Nhiệt độ trung bình năm tính bằng cách cộng tổng nhiệt độ trung bình các tháng lại và chia cho 12 tháng trong một năm.

2.

- Nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội:

(19+19+27+23) : 4 = 220C

- Nhiệt độ cao nhất là 270C. Nhiệt độ thấp nhất là 190C.

- Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất chênh nhau 80C.

4. Vận dụng (4 phút)

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế.

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân và hình 13.8, thông tin kênh chữ sgk trang 166 thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Dựa vào hiểu biết của bản thân và hình 13.8, thông tin kênh chữ sgk trang 166:

- Em hãy cho biết cần làm gì và không được làm gì để phòng tránh tai nạn do sấm sét?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/cặp trong thời gian 1-2p ra giấy nháp.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi HS bất kì trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức.

- Nên: Ở trong nhà khi trời mưa giông có sấm sét, rút dây điện của các thiết bị điện tử,…

- Không nên: Ra ngoài khi trời mưa gió, không trú mưa dưới những cây lớn, đặc biệt là những cây riêng lẻ….

Phụ lục 1

Phiếu học tập số 1

Quan sát hình 13.2, 13.2 và thông tin kênh chữ sgk trang 162 tìm các thông tin cần thiết và điền đầy đủ nội dung vào phiếu học tập sau:

Nhiệt độ không khí là:

…………………………………………………………….

Nguồn cung cấp nhiệt cho không khí:

…………………………………………………………….

Không khí có nhiệt độ vì:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Dụng cụ đo nhiệt độ không khí:

…………………………………………………………….

Dụng cụ hình 13.2 chỉ số độ là:

……………………………………………………………

- Số lần đo nhiệt độ không khí trong ngày:

- Thời điểm đo:

……………………………………………………………

…………………………………………………………..

Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Đáp án phiếu HT số 1.

Nhiệt độ không khí là:

độ nóng hay lạnh của không khí.

Nguồn cung cấp nhiệt cho không khí:

Mặt trời

Không khí có nhiệt độ vì:

là do mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt Trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên.

Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là:

Nhiệt kế

Dụng cụ hình 13.2 chỉ số độ là:

Nhiệt kế chỉ: 250C

Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày:

được tính bằng trung bình cộng của những lần đo trong ngày.

Phiếu học tập số 2

Dựa vào số thông tin kênh chữ và hình 13.4 SGK trang 165 hoàn thành nội dung bảng sau:

Đới KH

Đặc điểm

Hàn đới

Ôn đới

Nhiệt đới

Nhiệt độ

Lượng mưa

Gió thổi thường xuyên

Đáp án phiếu HT số 2.

Đới KH

Đặc điểm

Hàn đới

Ôn đới

Nhiệt đới

Nhiệt độ

Quanh năm lạnh giá.

Trung bình

Quanh năm nóng

Lượng mưa

Dưới 500mm

500mm-1500mm

1000mm-2000mm

Gió thổi thường xuyên

Gió Đông cực

Gió Tây ôn đới

Gió Mậu dịch.

Phiếu học tập số 3

Dựa vào hình 13.5 SGK trang 165 hoàn thành thông tin trong bảng sau:

Nhiệt độ

Cao nhất

Thấp nhất

Nhận xét về nhiệt độ

Lượng mưa trung bình năm

Nhận xét về lượng mưa

Thuộc đới khí hậu

Đáp án phiếu HT số 3.

Địa điểm

Xin-ga-po (1017/B)

Nhiệt độ: Cao nhất

270C

Thấp nhất

250C

Nhận xét về nhiệt độ

Cao quanh năm

Lượng mưa trung bình năm

2417 mm

Nhận xét về lượng mưa

Lượng mua trung bình năm lớn, mưa nhiều quanh năm.

Thuộc đới khí hậu

Đới nóng

Phụ lục 2

Quá trình hình thành mây và mưa.

BÀI 14. BIÊN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIÊN ĐỔI KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Mở đầu

a. Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:

Em có biết Trái Đất đã từng trải qua những thời kì băng hà rét lạnh với những thời kì ấm lên không? Chẳng hạn như: cách đáy khoảng 200 000 năm, Trái Đất lạnh đi; cách đây khoảng 130 000 năm Trái Đất ấm lên; nhưng rồi cách đây khoáng 80 000 năm thì Trái Đất lại lạnh đi. Còn hiện nay, Trái Đất đang nóng lên hay lạnh đi? Chúng ta sẽ “ứng phó” với điều đó như thế nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu

b. Nội dung: Tìm hiểu biến đồi khí hậu

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Quan sát hình 14.1 và 14.2 trong bài, em hãy: Cho biết sự khác biệt giữa hình 14.1 và hình 14.2. Giải thích.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

I. Biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu: sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:

+ Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS dựa vào tài liệu, thông tin thu thập được về sự thay đổi khí hậu trên TG và ở Việt Nam để thực hiện phiếu học tập số 1.

+ GV có thể cho HS xem thêm một số hình ảnh/ video clip để bổ sung thông tin cho HS

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Dựa vào tài liệu, thông tin thu thập được về sự thay đổi khí hậu trên TG và ở Việt Nam, em hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Yếu tố

Biến đổi khí hậu trên thế giới

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nhiệt độ không khí

Lượng mưa

Băng trên núi

Băng ở cực

Nước biển dâng

Thời tiết cực đoan

Ảnh hưởng các loài

Tác động tích cực

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Bảng chuẩn kiến thức.

Yếu tố

Biến đổi khí hậu trên thế giới

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nhiệt độ không khí

- Tăng lên

- Tăng lên

Lượng mưa

- Tăng ở các đới phía Bắc vĩ tuyến 300B

- Giảm ở các vĩ độ nhiệt đới

- Tăng lên

Băng trên núi

- Bị thu hẹp lại

Băng ở cực

- Tan nhanh

Nước biển dâng

- Mực nước biển tăng lên

- Mực nước biển tăng lên

Thời tiết cực đoan

- Siêu bão

- Gia tăng (số lượng các cơn bão đã giảm xuống, nhưng cường độ lại tăng lên và phạm vi thiệt hại ngày càng mở rộng)

Ảnh hưởng các loài

- Suy giảm sự đa dạng của các loài sinh vật, hủy diệt hệ sinh thái

- Suy giảm sự đa dạng của các loài sinh vật, hủy diệt hệ sinh thái

Tác động tích cực

- Các loài sinh vật thích nghi khá tốt với biến đổi khí hậu

Nhu cầu du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng cao hơn.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV

Nguyên nhân

Nhóm 1,2

Biểu hiện

Nhóm 3,4

Hậu quả

Nhóm 5,6

Giải pháp

Nhóm 7,8

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Bảng chuẩn kiến thức.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tăng nhanh của khí CO2

Biểu hiện

biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biền dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.

Hậu quả

làm cho thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và khốc liệt.

Giải pháp

sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

Hoạt động 2: Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu: HS biết được các giải pháp ứng phó với thiên tai.

b. Nội dung: Tìm hiểu phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Dựa vào thông tin trong bài, bảng 14.1 và hình 14.3, em hãy:

- Trình bày khái niệm thiên tai.

- Cho biết bản thân em có thế thực hiện được biện pháp phòng tránh thiên tai nào?

- Giải thích tại sao các hoạt động trong hình 14.3 sẽ giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Bảng chuẩn kiến thức.

Giai đoạn

Biện pháp

Trước khi xảy ra thiên tai

Dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trổng và bảo vệ rừng, xây dựng hổ chứa, sơ tán người dân.

Trong khi xảy ra thiên tai

Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển, giữ gìn sức khoẻ, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai.

Sau khi xảy ra thiên tai

Khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường, giúp đỡ người khác.

3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:

1. Em hãy lập sơ đồ các biểu hiện của biến đổi khí hậu

HS: Lắng nghe

Gợi ý trả lời:

Sơ đồ các biểu hiện của biến đổi khí hậu:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:

Địa phương nơi em ở thường xảy ra loại thiên tai nào? Bản thân em có thê làm gì để phòng tránh thiên tai ấy?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Gợi ý trả lời:

Địa phương em thường xảy ra bão lũ. Để phòng chống em thường: nghe dự báo thời tiết, trồng cây xanh, hạn chế di chuyển khi mưa lớn, sử dụng nước thực phẩm tiết kiệm, vệ sinh môi trường giúp đỡ người khác,...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

BÀI 15. THỰC HÀNH:

PHẨN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA

I. MỤC TIÊU :

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm:

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.

- Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.

b. Nội dung:

- Dựa vào video dự báo thời tiết để nêu được một số yếu tố quan trọng trong bản tin dự báo thời tiết.

c. Sản phẩm:

- HS vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS trả lời câu hỏi: Dựa vào đoạn video bản tin dự báo thời tiết, em hãy kể tên 2 yếu tố quan trọng của thời tiết? Vì sao 2 yếu tố đó lại quan trọng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2p

- HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV dựa vào các câu trả lời của học sinh để kết nối vào bài học.

2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)

a. Mục tiêu: biết vận dụng để làm các bài tập

b. Nội dung: Hướng dẫn đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:

Bài tập 1

Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Va-len-xi-a, hãy:

- Cho biết nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất.

- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là bao nhiêu?

- Những tháng nào trong năm có lượng mưa trên 100mm?

Từ những nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Va-len-xi-a, em hãy cho biết địa điểm này có thuộc đới khí hậu em đã tìm hiểu (trong bài 13) không? Vì sao?

Bài tập 2

Quan sát hình 15.2, em hãy so sánh đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của Môn-trê-an (Montreal), Ca-na-đa và Hà Nội, Việt Nam.

Đọc yêu cầu SGK và hoàn thiện phiếu học tập sau:

N1,5: Nhiệt độ Môn – trê – an

N2,6: Nhiệt độ Hà Nội

N3,7: Lượng mưa Môn trê – an

N4,8: Lượng mưa Hà Nội

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bài tập 1

Nhiệt độ TB tháng cao nhất: Tháng 7 khoảng 17◦C, thấp nhất tháng 12 khoảng 8◦C.

- Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 9◦C.

- Những tháng có lượng mưa trên 100mm là tháng 1,2,3,7,8,9,10,11,12.

=> Va-len-xi-a thuộc đới khí hậu ôn đới.

Bài tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo , thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

3. Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

4. Vận dụng (5p):

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

b. Nội dung:

- Biên tập và xây dựng bản tin dự báo thời tiết

c. Sản phẩm:

- Xây dựng được một bản tin dự báo thời tiết đơn giản.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Em hãy nối đới khí hậu với cảnh quan phù hợp và giải thích nguyên nhân của sự lựa chọn đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận và tìm đáp án ghi vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi nhóm có kết quả nhanh nhất trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.

PHỤ LỤC

Bài tập 2

BẢNG NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA MÔN – TRÊ – AN VÀ HÀ NỘI

Môn-trê-an

Hà Nội

Về nhiệt độ

Nhiệt độ tháng cao nhất (°C)

23

30

Nhiệt độ tháng thắp nhất (°C)

-10

17

Biên độ nhiệt độ (°C)

33

13

Về lượng mưa

Lượng mưa tháng cao nhất (mm)

100

350

Lượng mưa tháng thấp nhất (mm)

80

10

Lượng mưa trung bình năm (mm)

1040

1724

ĐỊA LÍ 6 – SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Trường: THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Tổ: Sử - Địa - GDCD

Họ và tên giáo viên:

Nguyễn Thị Hạnh Nhân

CHƯƠNG 5. NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

BÀI 16. THUỶ QUYỂN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN NƯỚC.

NƯỚC NGẦM, BĂNG HÀ

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 6

Thời gian thực hiện: ( 1 tiết )

I. MỤC TIÊU :

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Kể tên các thành phần của thuỷ quyển, mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có, Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức tác động đến môi trường nước

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Trung thực: Nhận lỗi, phát hiện và phản ánh hành vi phạm để cùng khắc phục.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền ý thức đối với gia đình, bạn bè bảo vệ nguồn nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Video về Vòng tuần hoàn nước.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Mở đầu:

a. Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Hằng ngày em đã sử dụng nước như thế nào?

- Nước bắt nguồn từ đâu?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

GV: Trái Đất không giống với bất kì một hành tinh nào trong hệ Mặt Trời vì Trái Đất có nước. Nhờ có nước, Trái Đất trở thành một hành tinh có sự sống. Nước trên Trái Đất gồm những thành phần nào? Các thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? Nước bao bọc khắp hành tinh, vì sao nhân loại vẫn lo thiếu nước?

2. Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu thuỷ quyển.

a. Mục tiêu: kể tên các thành phần của thuỷ quyển.

b. Nội dung: Dựa vào nội dung SGK và hình 16.1 tìm hiểu Thủy quyển, thành phần chủ yếu của thủy quyển.

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS Quan sát hình 16.1 và nội dung SGK trang 166, em hãy:

- So sánh tỉ lệ và diện tích lục địa và Đại Dương ở bán cầu Bắc?

- So sánh tỉ lệ và diện tích lục địa và Đại Dương ở bán cầu Nam?

- So sánh tỉ lệ lục địa và Đại dương trên Trái Đất.

- Nước có ở những nơi nào trên Trái Đất?

GV: Nước có ở: băng tuyết trên đỉnh núi, mây, hồ, sông, đại dương, dòng chảy ngầm, hơi nước trong khí quyển

- Kể tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn xác và bổ sung thêm kiến thức.

Trên bề mặt Trái Đất, đại dương chiếm gần ¾ diện tích, trong khi đó luajc địa chiếm ¼ diện tích. Nước trên TĐ không chỉ có ở đại dương. Nước có ở khắp nơi tạo thành một lớp bao quanh Trái Đất.

HS: Lắng nghe, ghi bài.

I/ Thuỷ quyển, thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

-Thủy quyển: là lớp nước bao phủ trên Trái Đất.

- Bao gồm: nước trong các biển, đại dương; nước trên lục địa ( sông, hồ, băng, tuyết; nước ngầm,…) và hơi nước trong khí quyển.

- Gồm nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy, nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng và hơi nước trong khí quyền

Hoạt động 2: Tìm hiểu Vòng tuần hoàn nước.

a. Mục tiêu: Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước

b. Nội dung: Dựa vào SGK và hình 16.3 tìm hiểu Vòng tuần hoàn lớn của nước.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: cho HS xem clip Vòng tuần hoàn của nước và trả lời các câu hỏi dưới đây:

GV: Dựa vào sơ đồ hình 16.2 và kết hợp với hiểu biết, em hãy:

- Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước? Từ đó phân biệt vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

-Trạng thái thay đổi của nước trong vòng tuần hoàn?

-Nước trong khí quyển có nguồn gốc từ đâu?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe; gọi HS nhận xét và bổ sung; ghi bảng có chọn lọc (nội dung chưa chính xác ghi bên cạnh)

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn xác kiến thức, bổ sung thêm nội dung.

- Vòng tuần hoàn lớn của nước: Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, đại dương dưới tác động của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây.

+ Mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa.

+ Một phần mưa bay hơi ngay và trở lại khí quyển, phần còn lại rơi xuống biển trở thành nước mặt hoặc ngấm vào đất thành nước ngầm, ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết.

+ Nước ngấm và đọng lại về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi…

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: bốc hơi và rơi nước.

+ Vòng tuần hoàn lớn:

. Bốc hơi, nước rơi và dòng chảy.

. Bốc hơi, nước rơi, thấm và dòng chảy.

HS: Lắng nghe, ghi bài

II. Vòng tuần hoàn nước

- Là sự chuyển động của nước trên Trái Đất theo những chu trình khép kín.

- Gồm 2 giai đoạn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Vòng tuần hoàn lớn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu Nước ngầm và băng hà.

a. Mục tiêu: Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

b. Nội dung: Dựa vào nội dung SGK và hình 16.4 tìm hiểu Nước ngầm và băng hà.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát hình 16.4 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

- So sánh tỉ lệ giữa nước mặn và nước ngọt trên Trái Đất.

- Cho biết tỉ lệ nước ngầm trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất.

- Nêu tầm quan trọng của nước ngầm.

Quan sát hình 16.4, hình 16.5 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên những nơi có băng hà.

- Xác định tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trải Đất.

-Nêu tầm quan trọng của băng hà?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

- Kể tên những nơi có băng hà như: Nam cực, Bắc cực, các dãy núi vùng ôn đới và các đảo ở vùng vĩ độ cao, ở các dãy núi cao giữa hai vĩ tuyến 35 độ Bắc và Nam

- Tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất chiếm tới 68,9%.

- Nêu tầm quan trọng của băng hà: 

+ Là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở miền ôn đới hay các con sông bắt nguồn từ núi cao.

+ Là nguồn dự trữ, cung cấp nước ngọt và nguồn thủy năng.

HS: Lắng nghe, ghi bài

=> Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước và môi trường nước ngọt.

III/ Nước ngầm và Băng hà

1/ Nước ngầm

- Là nước nằm dưới bề mặt đất do mưa, băng tuyết tan và sông hồ thấm vào đất mà thành.

-Vai trò: nguồn cung cấp nước cho sông và hồ.

2/ Băng hà

- Băng hà chiếm 99% ở vùng cực ( Nam Cực chiếm 90%).

- Vai trò: là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất.

3. Luyện tập.

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học.

b. Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành các câu hỏi bài tập.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau:

1. Hãy kể tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

2. Hãy tìm ví dụ cho thấy nước ngầm có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

1. Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: nước trong các biển, đại dương, trên lục địa ( sông, hồ, băng, tuyết, nước ngầm,...) và hơi nước trong khí quyển

2. Nước ngầm có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước ở chỗ nước ngầm do nước trên bền mặt đất, mưa, băng tuyết tan và sông hồ  thấm xuống đất tạo thành các mạch nước ngầm, theo dòng chảy ra đại dương, hồ, sông từ đó dưới tác động mặt trời mà bốc hơi tạo thành mây nhưng tụ thành mưa.

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Nguồn nước ngọt hiện nay bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ngọt ở địa phương em.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS: trình bày kết quả

HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Ở địa phương em, nguồn nước ngọt hiện nay bị ô nhiễm nặng nề là do rác thải, rác sinh hoạt của người dân, lũ, bão…

* Chuẩn bị cho tiết học sau:

  • Nghiên cứu trước Bài 17. Sông và hồ SGK trang 170.
  • Nguồn nước ngọt hiện nay bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ngọt ở địa phương em.

TÊN BÀI DẠY: BÀI 17. SÔNG VÀ HỒ.

(Chân trời sáng tạo)

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6

Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

• Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.

• Mô tả được mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.

• Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sông hồ.

• Có ý thúc sử dụng hợp li và bảo vệ nước sông, hồ, nước ngầm và băng hà

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn nước trong cuộc sống

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Tôn trọng và chia sẻ các thói quen bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn nước giữa các cộng đồng dân cư, dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Các hình ảnh trong SGK của bài, tranh ảnh về sông, hồ, nước ngầm và băng hà

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

  1. Mở đầu: (5 phút)

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: nước sông, hồ, nước ngầm và băng hà là nguồn nước ngọt chính trên Trái Đất. Các nguồn nước; này có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đời sổng con người? Làm thế nào để sử dụng chúng đạt hiệu quá cao?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

  1. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: (30 phút)

Hoạt động 1: Sông, lưu lượng nước của sông -20’

  1. Mục đích:

- HS biết được khái niêm, cấu tạo, vai trò của nước của sông

b. Nội dung:

- Tìm hiều về Sông, lưu lượng nước của sông.

c. Sản phẩm:

- Bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

NHIỆM VỤ 1: Tìm hiều các bộ phận của sông

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV hỏi HS:

- Sông là gì?

- Những nguồn cung cấp nước cho dòng sông

Nguồn cung cấp

Diện tích

Sông chính

phụ lưu

- Sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại gọi là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

NHIỆM VỤ 2: Tìm hiểu lưu lượng nước của sông

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1/ Dựa vào bảng 17.1 SGK trang 171 hãy cho biết:

-Cho biết mùa lẽ của sông Gianh vào những tháng nào?

-Cho biết những tháng nào có lượng mưa lớn nhất?

-Từ đó cho biết mối quan hệ giữa mùa lũ của sống và nguồn cung cấp nước của sông?

2. Chế độ nước sông là gì?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

1/ Sông và lưu lượng nước của sông

a/ Các bộ phận của dòng sông

- Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục đia .

- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

- Diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực sông .

- Sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại gọi là hệ thống sông.

b/ Lưu lượng nước của sông .

Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giấy đồng hồ.

-Trong năm, lưu lượng nước sông thường không đều giữa các tháng.

-Sự thay đổi lưu lượng nước sông trong một năm gọi là chế độ nước sông.

Hoạt động 2: Hồ - 5 phút

a. Mục đích:

- HS biết được khái niệm hồ, các đặc điểm tiêu biểu của hồ. Phân biệt được sự khác nhau giữa sông và hồ.

b. Nội dung:

- Tìm hiểu về hồ.

c. Sản phẩm:

- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu về hồ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS Dựa vào SGK 171, em hãy cho biết hồ là gì?Hồ được phân chia thành mấy loại? Là những loại nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

2/ Hồ

- Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển.

-Phần lớn các hồ chứa nước ngọt. Có một số hồ chứa nước mặn (Biển Chết, Assal,…)

-Hồ được phân chia thành hai loại, dựa vào nguồn gốc hình thành (kiến tạo và tự nhiên)

-Hồ không có hình dạng nhất định.

Hoạt động 3: Sử dụng tổng hợp nước Sông, Hồ - 5’

a.Mục đích:

- HS biết được vai trò của sông, hồ đối với tự nhiên và đời sống con người

b. Nội dung:

- Tìm hiểu vai trò của sông, hồ

c. Sản phẩm:

- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu về sử dụng tổng hợp nước sông và hồ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết

Vai trò của sông, hồ đối với tự nhiên và đời sống con người

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

3/ Sử dụng tổng hợp nước Sông, hồ

Sông, hồ có giá trị to lớn đối với đời sống, kinh tế - xã hội của con người:

- Sinh hoạt của người dân

- Giá trị giao thông

- Giá trị du lịch

- Cung cấp thực phẩm

- Cung cấp điện năng

- Cung cấp nước tưới tiêu

- Là nơi nuôi trồng thủy sản

Hoạt động 3: Luyện tập- 5’

  1. Mục đích:

- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung:

- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm:

- Sơ đồ trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện cấu tạo của hệ thống sông?

- HS lắng nghe, tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học, và kiến thức của bản thân để vẽ sơ đồ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trình bày trên bảng.

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng – 5’

a.Mục đích:

- HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung:

- Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm:

- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: HS hoàn thành các yêu cầu sau.

+ 1/ Thu thập thông tin và cho biết trong các sông: sông Đà, sông Luộc, sông Đuống, sông Lô, sông nào là phụ lưu, sông nào là chi lưu của sông Hồng.

+ 2/ Việc khai thác nước ngầm vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hậu quả như thế nào?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

ĐỊA LÍ 6 – SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Trường: THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Tổ: Sử - Địa - GDCD

Họ và tên giáo viên:

Nguyễn Thị Hạnh Nhân

Bài 18. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí:

+ Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.

+ Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

+ Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh. Quan sát, phân tích hình ảnh để tìm hiểu sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương.

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: bảo vệ tài nguyên, chủ quyền biển – đảo Việt Nam và môi trường biển.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, sóng thần,....

* Giáo dục chủ quyền biển - đảo: Giới thiệu về chủ quyền biên giới biển – đảo Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ treo tường các đại dương trên Trái Đất. Lược đồ dòng biển trong đại dương.

- Tranh ảnh về một số biển và đại dương đẹp trên thế giới.

- Video về hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển và những thảm họa thiên tai trên biển: bão, sóng thần,…

- Máy chiếu, phiếu học tập,…

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a. Mục tiêu :Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. Học sinh kể tên được các đại dương và các lục địa trên Trái Đất.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của mình và lắng nghe và trả lời.

c. Sản phẩm: Có 4 đại dương: TBD, BBD, ĐTD, ÂĐD và 6 lục địa trên thế giới.

d. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh nghe bài hát “Bé yêu biển lắm”. Qua bài hát vừa nghe, chúng ta có thích đi chơi biển không nào? Các bạn hãy mô tả về những điều chúng ta biết về biển? GV sử dụng kĩ thuật KWL để kết nối giữa các vấn đề đã biết và muốn biết về Biển và đại dương.

Em đã biết gì về Biển và đại dương?

K

Em muốn biết gì về Biển và đại dương?

W

Em đã được học gì về Biển và đại dương ở Tiểu học?

L

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát và bằng hiểu biết để trả lời câu hỏi của GV.

+ HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. ( 3 HS trả lời)

- Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời được các câu hỏi:

- Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài. 

Theo đề xuất của Tổ chức Thủy văn quốc tế thì Trái Đất bao gồm năm đại dương. Sự “ xuất hiện” thêm đại dương thứ năm - Nam Đại Dương ( Nam Băng Dương) đã gây ra nhiều cuộc tranh luận của các nhà Địa lí.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng hiện nay cũng chỉ có một “ Đại dương thế giới”, bởi vì trong thực tế các đại dương đều nối liền với nhau. Em có đồng ý không?

2. Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các đại dương trên Trái Đất

a. Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ tên các đại dương trên thế giới.

b. Nội dung: HS quan sát lược đồ H18.1 và kiến thức SGK trang 173 kể tên và xác định các đại dương trên thế giới ( xác định trên bản đồ)

c. Sản phẩm: bài thuyết trình và phiếu học tập của HS ( có 4 đại dương: TBD, ĐTD, BBD, ÂĐD)

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Dựa vào H18.1. em hãy kể tên và xác định vị trí của các đại dương trên thế giới.

- Hãy chia sẻ về nguồn gốc các tên gọi của các đại dương.

- Xác định các biển trong các đại dương trên bản đồ treo và làm câu 1 SBT.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trả lời. báo cáo sản phẩm

Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS trả lời câu hỏi.

Báo cáo sản phẩm nhóm.

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS.

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS.

- Chốt kiến thức, chuyển sang mục sau.

I. Các đại dương trên Trái Đất

- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Nhiệt độ, độ muối của biển và đại dương

a. Mục tiêu: Biết được độ muối của nước biển và đại dương.

- Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.

b. Nội dung: Học sinh đọc văn bản SGK trang 173 để tìm hiểu về nhiệt độ, độ muối của nước biển và đại dương.

c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS làm việc theo cặp, dựa vào thông tin trong bài và H18.1 để hoàn thành phiếu học tập sau:

- Khi nói đến biển em nghĩ ở đó có các yếu tố gì?

Gợi ý sự khác nhau giữa biển và hồ về độ lớn, tính chất của nước.

- Cho biết sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới với vùng biển ôn đới? 

- Giải thích tại sao có sự khác biệt như vậy.

HS quan sát số liệu so sánh độ muối giữa các biển và nhận xét tại sao có sự khác nhau đó. Giáo viên giải thích thêm độ muối là tỉ lệ của muối có trong nước biển (lấy ví dụ pha nước chanh: trong nước chanh có thêm muối, đường, chanh…)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trả lời. báo cáo sản phẩm.Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS trả lời câu hỏi. Báo cáo sản phẩm thực hiện.

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bạn

Bước 4. Kết luận – nhận định: GV  chuẩn xác và mở rộng

II. Nhiệt độ, độ muối của biển và đại dương:

1. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương vào khoảng 17oC.

- Nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác.

2. Độ muối:

- Độ muối TB của nước biển và đại dương là: 35%o

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu sự vận động của biển và đại dương

a. Mục tiêu: Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.

b. Nội dung:Học sinh đọc văn bản SGK trang 173, 174 kết hợp quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 để tìm hiểu về sự vận động của nước biển và đại dương.

c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

- HS trả lời bằng nhiều phương án, giáo viên lưu ý để dẫn dắt các em người ta thường chờ khi con sóng đến gần thì nhún lên, cơ thể chúng ta sẽ lên theo con sóng => giải thích sóng là dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS

Dựa vào thông tin trong bài và H18.2, 18.3 và 18.4, em hãy thảo luận, trình bày các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập.

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao phiếu học tập cho các em. Hoàn thành phiếu học tập:

Hình thức chuyển động

Khái niệm

Nguyên nhân

Sóng biển

Thủy triều

Dòng biển

Thảo luận nhóm:

NHÓM

CÂU HỎI

N 1, 2

- Trình bày khái nhiệm sóng và sóng thần? Cho biết nguyên nhân hình thành hai loại sóng này?

N 3, 4

- Trình bày khái niệm về hiện tượng thủy triều là gì?

- Cho biết thế nào là triều cường? Thế nào là triều kém?

- Xác định thời điểm xảy ra triều cường và thời điểm xảy ra triều kém.

N 5, 6

- Em hãy kể tên các dòng biển trong các đại dương.

- Cho biết hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận trong thời gian 5 phút. Hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:Hs ghi sản phẩm cá nhân vào giấy nhớ, Giáo viên gọi các nhóm trình bày, nhóm cùng nội dung bổ sung; nhóm khác nội dung tham gia góp ý, phản biện,…; riêng các nhóm 5,6 phải xác định các dòng biển trên bản đồ. 

Bước 4. Kết luận – nhận định: GV chốt vấn đề và mở rộng các ứng dụng của sóng biển, thủy triều vào thực tiễn. Giải thích hiện tượng triều cường, triều kém.

* Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Dùng năng lượng sóng và thủy triều thay thế năng lượng truyền thống.

* Nước sạch và bảo vệ môi trường- Ô nhiễm do nước thải, khai thác dầu khí, giao thông…= Thủy triều đỏ, thủy triều đen.

* Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai Liên hệ: Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận. Cần tạo ra điện từ nguồn năng lượng thủy triều thay thế cho nguồn nguyên liệu hoá thạch.

III. Sự vận động của nước biển và đại dương

1. Sóng biển :

- Sóng là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt

- Nguyên nhân: do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn

2. Thuỷ triều:

- Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống trong một thời gian nhất định (trong ngày).

- Nguyên nhân: sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

3. Dòng biển.

- Dòng biển là các dòng nước chảy trong biền và đại dương

- Có hai loại dòng biền: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Nguyên nhân: do các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất ( Tín Phong và gió Tây ôn đới)

3. Luyện tập:

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

1. Em hãy lập sơ đồ thể hiện 3 dạng vận động chính của nước biển và đại dương. ( phải đảm bảo: tính chính xác, tính trực quan, tính thẩm mỹ)

2. Tìm mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương.( sự thay đổi của nhiệt độ tỉ lệ thuận với độ bốc hơi, do đó sự thay đổi nhiệt độ cũng tỉ lệ thuận với độ muối)

Câu hỏi Bài tập.

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

- Bước 3. Báo cáo, thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

- Bước 4. Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học.

GV: Sự thay đổi của nhiệt độ tỉ lệ thuận với độ bốc hơi, do đó sự thay đổi nhiệt độ cũng tỉ lệ thuận với độ muối.

4. Vận dụng:

a. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học.

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

- Yêu cầu hs học bài ở nhà, hoàn thành các câu hỏi Bài tập SGK trang 176 vào vở ghi.

- Nêu những lợi ích kinh tế mà sóng, thủy triều hoặc dòng biển đem lại cho chúng ta. Liên hệ với Việt Nam.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm hiểu. Hoàn thành yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày nhiệm vụ trong tiết học sau.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: GV nhận xét, chốt kiến thức ở tiết sau.

* Chuẩn bị cho tiết học sau:

  • Nghiên cứu trước Chương 6 Bài 19 SGK trang 178
  • Tìm hiểu về vùng biển ở đất nước em: Tại sao nước ta nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng độ muối lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới?
  • Sưu tầm thông tin ( tài liệu, tranh ảnh, video,…) về việc con người đã sử dụng thủy triều vào đời sống văn hóa hoặc sản xuất.

BÀI 19: LỚP ĐẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT. MỘT SỐ NHÓM ĐẤT ĐIỂN HÌNH.

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 6

Thời gian thực hiện: ( 1 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Yêu cầu cần đạt:Sau bài học, giúp HS:

1. Năng lực:

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến, giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên đến quá trình hình thành đất.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng sơ đồ, biểu đồ để trình bày được các tầng đất và thành phần đất. Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ôn đới.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học.

2. Phẩm chất

-Trách nhiệm:Có ỷ thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những vùng, những nơi thường xuyên gặp khó khăn về vấn đề thổ nhưỡng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình vẽ các tầng đất.

- Biểu đồ thành phần đất.

- Một số mẫu đất hoặc hình ảnh đất tại địa phương.

- Tranh ảnh, video về các tầng đất, thành phần đất, nhân tố hình thành đất và các nhóm đất điển hình trên trái đất.

- Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, Atlat.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động mở bài:( 3 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV::"Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu".

Đất là một trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Sự sống trên Trái Đất được bao bọc, nuôi dưỡng và phát triển nhờ đất. Em có biết: Đất gồm những thành phần nào? Đất dược hình thành như thế nào?Trên Trái Đất có bao nhiêu nhóm đất điển hình?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hình thành kiến thức mới(35 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp đất, các thành phần chính của đất và các tầng đất

a. Mục tiêu: Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

b. Nội dung- Trình bày lớp đất, độ phì của đất.

- Tìm hiểu các thành phần chính của đất.

- Trình bày các tầng đất

c. Sản phẩm: câu trả lời và bài làm của HS.

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu lớp đất.

GV: Dựa vào thông tin SGK trang 178 và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:

- Lớp đất là gì?

- Để tăng độ phì cho đất chúng ta cần phải làm gì?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thành phần của đất.

GV: HS hoạt động cặp đôi để tìm hiểu về tp của đất: Dựa vào H.19.1 và thông tin SGK, cho biết:

- Cho biết các thành phần chính của đất?

- Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?

- Thành phần nào quan trọng nhất?

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các tầng đất

GV: Dựa vào H.19.2, hãy cho biết:

- Kể tên các tầng tầng mặt cắt thẳng đứng các tầng đất theo chiều từ trên xuống?

- Sự khác nhau giữa các tầng đất?

- Tầng nào chứa chất mùn và có nhiều chất dinh dưỡng?

1. Lớp đất , các thành phần chính của đất và các tầng đất.

a. Lớp đất:

- Đất là một lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ TĐ, được đặc trưng bởi độ phì.

b. Thành phần của đất:

- Gồm 4 thành phần chính: Chất khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí.

c. Các tầng đất:

- Theo chiều thẳng đứng từ trên xuống gồm: tầng hữu cơ, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đá mẹ

- Mỗi tầng có màu sắc, thành phần, dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu Các nhân tố hình thành đất

a. Mục tiêu: Trình bày được một số nhân tố hình thành đất như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

b. Nội dung: Tìm hiểu Các nhân tố hình thành đất

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:

1. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất

2. Cho lớp thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập:

Nhân tố

Tác động vào quá trình hình thành đất

Đá mẹ

Khí hậu

Sinh vật

Các nhân tố khác

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

2. Các nhân tố hình thành đất

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

- Trong đó nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất là đá mẹ, khí hậu và sinh vật.

Hoạt động 3: Tìm hiểu Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

a. Mục tiêu: Kể tên được 1 số loại đất điển hình trên thế giới.

b. Nội dung: Tìm hiểu Một số nhóm đất điền hình trên Trái Đất

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV :Dựa vào H19.4 và thông tin trong mục 3, em hãy:kể tên:

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới?

- Các nhóm đất điển hình ở lục địa Á- Âu và lục địa phi?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

3. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất

- Đất pốtdôn

- Đất đen thảo nguyên ôn đới

- Đất đỏ vàng nhiệt đới

- Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc

- Đất khác.

3. Hoạt động luyện tập:(5 phút)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đưa ra các câu hỏi.

Câu 1: Em hãy cho biết vai trò của lớp đất đối với sinh vật( thực vật, động vật..)?

Câu 2: Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất? giải thích vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp để tìm đáp án đúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

4. Hoạt động vận dụng:( 2 phút)

a. Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm.

d. Cách thức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung đã học và hiểu biết của mình, em hãy sưu tầm tư liệu, thông liên quan đến những nhóm đất chính ở Việt Nam.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện.

HS: Hỏi và đáp ngắn gọn

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.

Bước 4: Kết luận – nhận định: GV nhận xét đánh giá ở tiết học sau.

BÀI 20. SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN.

RỪNG NHIỆT ĐỚI

Môn học: ĐỊA LÍ 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nêu dược ví dụ vể sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương.

- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên TG.

- Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Giới thiệu được về lớp vỏ sinh vật

- Nêu được ví dụ về sự da dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương

- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên TG

- Kể tên được một số nhóm đất điển hình trên TG

- Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình 20.1. Một số thảm thực vật trên TG

- Hình 20.2. Một số loài động vật ở lục địa và đại dương

- Hình 20.3. Các đới thiên nhiên trên TG

- Hình 20.4. Cấu trúc tầng ở rừng mưa nhiệt đới.

- Hình 20.5. Vườn quốc gia Yok Đôn (Việt Nam)

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:

? Các cơ thể sổng tồn tại và phát triển ở các môi truờng khác nhau đã tạo nén sự khác biệt, tính đa dạng của sinh vật trên Trái Đất. Vậy sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất biểu hiện như thế nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của TG sinh vật.

a. Mục đích: Giúp HS thấy được sự đa dạng của sinh vật dưới đáy đại dương

b. Nội dung: Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1: Thực vật

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:

+ Chia lớp thành 4-6 nhóm yêu cầu HS thảo luận để làm rõ về sự đa dạng của thực vật.

+ GV gợi ý cho HS quan sát và sử dụng hình ảnh treo trên bảng/ trên màn chiếu và SGK.

? Dựa vào hình 20.1; 20.2 và nội dung bài học, em hãy cho ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương mà em biết?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

I. Sự đa dạng của TG sinh vật.

1. Thực vật

- Thực vật có vai trò chủ yếu trong sự hình thành các thảm thực vật. Hiện có gần 300000 loài thực vật đã được xác định trên thế giới

Nhiệm vụ 2: Động vật

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Cho HS thảo luận theo cặp đôi trong 5’ để làm rõ sự đa dạng của động vật (dựa vào kênh hình trong SGK và trên bảng/màn chiếu), điền vào phiếu học tập 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Môi trường sống

Động vật

Trên cạn

Dưới nước

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

2. Động vật

- Động vật có khả năng di chuyển để thích nghi với môi trường nên sự phân bố của động vật ít phụ thuộc vào khí hậu

Hoạt động 2: Tìm hiểu các đới thiên nhiên trên TG.

a. Mục đích: Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên TG.

b. Nội dung: Tìm hiểu các đới thiên nhiên trên TG

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:

1. Quan sát lược đồ hình 20.3, em hãy kể tên và xác định các đới thiên nhiên trên TG.

2. Dựa vào lược đồ hình 20.3 và thông tin SGK, HS nêu đặc điểm của đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh:

+ Phạm vi

+ Khí hậu

+ Thực vật

+ Động vật

3. Liệt kê các đới thiên nhiên theo châu lục

Châu lục

Đới thiên nhiên

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

II. Các đới thiên nhiên trên TG

(Bảng chuẩn kiến thức)

Bảng chuẩn kiến thức

Đới nóng

Đới ôn hòa

Đới lạnh

Phạm vi

- Xung quanh 2 đường chí tuyến.

- Từ hai chí tuyến đến vòng cực

- Từ vòng cực lên cực

Khí hậu

- Nhiệt độ cao, chế độ mưa khác nhau tùy khu vực

- Khá ôn hòa

- Khắc nghiệt

Thực vật

- Phong phú, đa dạng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

- Rừng taiga, cây hỗn hợp, rừng lá cứng, thảo nguyên,...

- Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là cây thân thảo thấp lùn, rêu, địa y,...

Động vật

- Phong phú, đa dạng

- Các loài di cư và ngủ đông

- Các loài thích nghi với khí hậu lạnh

Hoạt động 3: Tìm hiểu rừng nhiệt đới.

a. Mục đích: Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới

b. Nội dung: Tìm hiểu rừng nhiệt đới

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm chung của rừng nhiệt đới

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Đặt các câu hỏi phát vấn cho HS

1. Điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới như thế nào?

2. Có những kiểu rừng chính nào ở vùng nhiệt đới?

3. Dựa vào hình 20.4, em hãy nhận xét về các tầng cây của rừng mưa nhiệt đới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Nhiệm vụ 2: Kiểu rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận nhóm 5’ và hoàn thành bảng sau:

Rừng nhiệt đới

Phân bố

Nhiệt độ TB

Lượng mưa TB

Động vật

Thực vật

Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa:

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

1. Đặc điểm rừng nhiệt đới

(Bảng chuẩn kiến thức)

Bảng chuẩn kiến thức.

Rừng nhiệt đới

Phân bố

Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam

Nhiệt độ TB

Nhiệt độ trung bình năm trên 21 °C

Lượng mưa TB

Lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm

Động vật

Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ

Thực vật

Rừng gồm nhiều tầng: trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây

Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa:

- Ít tầng hơn

- Phần lớn cây trong rừng bị rụng lá về mùa khô

- Rừng thoáng và không ẩm ướt bằng rừng mưa nhiệt đới

3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học hôm nay.

1. Em hãy kể tên một số loài sinh vật trên cạn và dưới nước mà em biết

2. Cho biết một số rừng nhiệt đới mà em biết

HS: lắng nghe

Gợi ý trả lời:

1. Kể tên một số loài sinh vật:

- Trên cạn: hổ, báo, hươu, ngựa, gà, mèo, sư tử,....

- Dưới nước: cá, tôm, rùa, sao biển, sứa, mực,....

2. Cho biết một số rừng nhiệt đới mà em biết như rừng A-ma-dôn, rừng nhiệt đới ở Madagascar, Jambi, Daintree ở Queensland,....

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:

Em hãy sưu tầm các thông tin về một vườn quốc gia mà em biết để chứng minh sự đa dạng của động vật và thực vật.

Gợi ý trả lời:

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:

- Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài

- Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài

- Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài

Có sự phong phú về sinh vật, động vật gồm:

- 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á)

- 313 loài chim

- 76 loài bò sát

- 46 loài lương cư

- 11 loài cá

- Hàng ngàn loài côn trùng

Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

BÀI 21. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN QUA TÀI LIỆU VÀ THAM QUAN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.

- Năng lực địa lí: Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu tham khảo và tham quan tại địa phương.

2. Phẩm chất: Có ý thức tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Hình ảnh tư liệu và môi trường thiên nhiên ở địa phương

- Sinh vật địa phương.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học, clip, tranh ảnh minh họa họa về tự nhiên địa phương.

- Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bằng sự quan sát thực tế và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết môi trường tự nhiên ở địa phương em?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: (Tùy vào địa phương của mỗi HS).

Bước 3. Kết luận, nhận định

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em đã bao giờ có ý định đi tham quan, tìm hiểu địa phương mình chưa? Bài học ngày hôm nay sẽ chuẩn bị, hướng dẫn cho các em những kiến thức cần thiết nhất để các em có một chuyến tham quan thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên quan tài liệu và tham quan địa phương.

2. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: TRƯỚC KHI THAM QUAN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề tham quan, lập kế hoạch các nhiệm vụ tham quan.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao NV

GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ các bước tiến hành trải nghiệm tham quan môi trường tự nhiên:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 2.1 và nội dung bài học, em hãy cho biết các bước tiến hành tham quan tại địa phương? Theo em bước nào cần quan tâm nhất? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành thảo luận dưới sự quan sát và hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Sau thời gian thảo luận GV chọn một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, giảng giải mở rộng các vấn đề. HS ghi chép và phản hồi.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao NV

- GV hướng dẫn HS các bước trước khi tham quan:

+ Bước 1: Xây dựng ý tưởng.

+ Bước 2: Lựa chọn chủ đề tham quan.

+ Bước 3: Lập kế hoạch các nhiệm vụ tham quan: Xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành và phân công trong nhóm,...

- GV giao các nhóm lập “Bản kế hoạch các nhiệm vụ tham quan” (trên khổ giấy A0) - Phụ lục

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề tham quan

- Xây dựng kế hoạch tham quan: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành và phân công trong nhóm,...

- Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị việc tham quan

- Thống nhất các tiêu chí đánh giá buổi tham quan với giáo viên

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Học sinh: Báo cáo kế hoạch nhiệm vụ tham quan

- Giáo viên: Góp ý, yêu cầu điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với kế hoạch thực tế của trường, lớp

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Học sinh: Điều chỉnh kế hoạch theo góp ý của giáo viên

- Giáo viên: Duyệt bản kế hoạch

I. Trước khi tham quan

- Trong khi tham quan là bước quan trọng nhất. Vì toàn bộ nội dung tham quan, tìm hiểu thông tin về địa phương nằm ở bước này.

- Bản kế hoạch các nhiệm vụ tham quan” (trên khổ giấy A0) - Phụ lục

HOẠT ĐỘNG 2: TRONG KHI THAM QUAN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thu thập thông tin và thực hiện tham quan theo đúng kế hoạch đã được đặt ra; biết thảo luận với các thành viên khác và tham khảo sự hướng dẫn của GV.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: GV chuyển giao NV

GV hướng dẫn HS các bước cần thực hiện trong khi tham quan:

+ Bước 1: Thu thập thông tin.

+ Bước 2: Thực hiện tham quan.

+ Bước 3: Thảo luận với các thành viên khác.

+ Bước 4: Tham khảo sự hướng dẫn của giáo viên.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số nội dung cần thu thập thông tin trong khi tham quan tại địa phương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện tham quan theo đúng kế hoạch

- Tiến hành thu thập, xử lí thông tin thu được

- Xây dựng thông tin hoặc bản báo cáo về buổi tham quan

- Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần

- Thường xuyên phản hồi, thông tin cho GV và các nhóm khác

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Trong khi tham quan

Bản báo cáo kết quả nhiệm vụ tham quan

Một số nội dung cần thu thập thông tin trong khi tham quan tại địa phương:

- Địa hình: đặc điểm chung, các dạng địa hình chính, mối quan hệ giữa địa hình với các dạng tự nhiên khác (khí hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).

- Khí hậu: đặc điểm chung, các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm,...), mối quan hệ giữa khí hậu với các dạng tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).

- Sông ngòi: đặc điểm chung, mạng lưới sông ngòi, mối quan hệ giữa sông ngòi với các dạng tự nhiên khác (địa hình, khí hậu)

- Đất: đặc điểm chung, phân bố đất ở địa phương, mối quan hệ giữa đất với các dạng tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi).

- Sinh vật: hiện trạng thảm thực vật tự nhiên, các loài động vật, mối quan hệ giữa sinh vật với các dạng tự nhiên khác (khí hậu, đất,..)

HOẠT ĐỘNG 3: SAU KHI THAM QUAN

a. Mục tiêu:

- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận

- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.

- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi môi trường và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

b. Nội dung: Báo cáo sản phẩm

c. Sản phẩm: Bản báo cáo của các nhóm

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS các bước cần thực hiện sau khi tham quan:

+ Bước 1: Tổng hợp các tài liệu.

+ Bước 2: Viết báo cáo tham quan.

+ Bước 3: Trình bày báo cáo tham quan.

+ Bước 4: Mô tả lại quá trình tham quan.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Chuẩn bị tiến hành báo cáo

- Tiến hành báo cáo tham quan

- Tự đánh giá kết quả tham quan của nhóm

- Đánh giá kết quả tham quan của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh: Tổ chức báo cáo kết quả tham quan thực tế

Giáo viên: Đối chiếu sản phẩm học sinh với các tiêu chí đã đặt ra ban đầu

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên: Nhận xét, khen ngợi, rút kinh nghiệm

III. Sau khi tham quan

TRIỂN LÃM PHÒNG TRANH

Poster, Infographics, Posters, Flyers, Brochures, Video clip, sổ tay, giới thiệu về môi trường tự nhiên của địa điểm tham quan thực tế

3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kỹ năng và kiến thức đã học để ghi nhớ các bước chuẩn bị tham quan địa phương

b. Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập

c. Sản phẩm: câu tra lời của HS trên phiếu học tập

d. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên: phát phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

1. Liệt kê những hoạt động em sẽ làm để tìm hiểu, trải nghiệm và vận dụng thông qua tài liệu và tham quan địa phương.

Bước 1:……………………

Bước 2:……………………

Bước 3:…………………

……………………………

……………………………….

……………………………

……………………………

……………………………….

……………………………

……………………………

……………………………….

……………………………

……………………………

……………………………….

……………………………

2. Dựa vào hộp nội dung hình 1 và 2, em hãy điền thông tin vào chỗ trống sau:

- Diện tích rừng từ 1945- 2015 có xu hướng:………………………………………….

- Tỉ lệ che phủ rừng có xu hướng:……………………………………………………..

- Vùng có diện tích rừng bị chặt phá nhiều nhất thời kì 1995- 2009:…………………

………………………………………………………………………………………………

- So sánh tổng diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tính đến năm 2018:……………

……………………………………………………………………………………………….

  • Tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2020 so với 2005:………………………………

…………………………………………………………………………………………

+ Học sinh: Nhận nhiệm vụ

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: hoàn thành các nội dung yêu cầu trong phiếu học tập.

+ Giáo viên: hướng dẫn, hỗ trợ HS.

- Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh: hoàn thành phiếu học tập, báo cáo kết quả thảo luận.

- Bước 4. Kết luận, nhận định

+ Giáo viên: Nhận xét, chuẩn xác.

+ Dự kiến sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP

1. Liệt kê những hoạt động em sẽ làm để tìm hiểu, trải nghiệm và vận dụng thông qua tài liệu và tham quan địa phương.

Bước 1: Xây dựng ý tưởng.

Bước 2: Lựa chọn chủ đề tham quan.

Bước 3: Lập kế hoạch các nhiệm vụ tham quan

- Đi tham quan thực tế.

- Tìm hiểu địa hình

- Xác định những công việc cần làm;

- Trải nghiệm thực tế

- Tìm hiểu khí hậu

- Thời gian dự kiến;

- Làm phóng sự ảnh

- Tìm hiểu sông ngòi

- Vật liệu;

- Quay video

- Tìm hiểu đất, sinh vật…

- Phương pháp tiến hành và phân công trong nhóm…

2. Dựa vào hộp nội dung hình 1 và 2, em hãy điền thông tin vào chỗ trống sau:

- Diện tích rừng từ 1945- 2015 có xu hướng: giảm liên tục từ 1945- 1995 và tăng nhẹ tư từ 2005 -2015.

- Tỉ lệ che phủ rừng có xu hướng: giảm liên tục từ 1945-1995 và tăng liên tục từ 1995- 2015

- Vùng có diện tích rừng bị chặt phá nhiều nhất thời kì 1995- 2009: là vùng Tây Nguyên.

- So sánh tổng diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tính đến năm 2018: rừng trồng chiếm tỉ lệ còn thấp chiếm 29,2%; rừng tự nhiên chiếm 70,8%

- Tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2020 so với 2005: có xu hướng tăng 4,3%

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kỹ năng và kiến thức đã học để tự xây dựng kế hoạch cho chuyến tham quan của gia đình trong tháng tới

b. Nội dung: Xây dựng kế hoạch cho chuyến tham quan của gia đình trong tháng tới

c. Sản phẩm: Bản kế hoạch

d. Tổ chức hoạt động: Cá nhân làm tại nhà

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên: Yêu cầu học sinh xây dựng kế hoạch tham quan cho gia đình trong tháng tới. Đề nghị bản báo cáo có dấu ấn của phụ huynh

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh: Xây dựng kế hoạch tham quan cho gia đình trong tháng tới, có sự hỗ trợ của phụ huynh

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Giáo viên chọn đại diện học sinh báo cáo

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên: Đánh giá kết quả học tập và thực hành của học sinh thông qua các nhiệm vụ nhóm và cá nhân

IV. PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH

(Trước khi thực hiện dự án)

Họ và tên: ……………………………………………………

Lớp: ………………………….………………………………

Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.

1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của dự án?

Đánh dấu (x) vào ô trả lời

Nội dung

Không

  1. Địa hình
  1. Khí hậu
  1. Sông ngòi
  1. Đất
  1. Sinh vật.

2. Khả năng của học sinh

Đánh dấu (x) vào ô trả lời

STT

Nội dung điều tra

Trả lời

Không

1

Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint

2

Khả năng hội họa

3

Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet

4

Khả năng thiết kế bản thuyết trình trên các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap…..

5

Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin

6

Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel

7

Khả năng thuyết trình

3. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện

Học sinh đánh số theo mức độ như sau: 1 – Rất thích, 2 – Thích, 3 – Có thể tham gia vào ô “Mức độ quan tâm”

STT

Sản phẩm mong muốn thực hiện

Mức độ quan tâm

1

Poster trên giấy A0

2

Bài trình bày bằng Powerpoint

3

Bài trình bày bằng các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap…..

3. Mong muốn của học sinh khi tham gia vào dự án

Đánh dấu (x) vào ô trả lời

STT

Mong muốn của học sinh

Trả lời

1

Phát triển năng lực hợp tác

2

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ

3

Phát triển năng lực giao tiếp

4

Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin

5

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

6

Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu

7

Các năng lực khác:

……………………………………..............................

……………………………………..............................

……………………………………..............................

……………………………………..............................

……………………………………..............................

……………………………………..............................

PHỤ LỤC 2

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP

Hà Nội, ngày … tháng … năm ….

1. Đại diện bên A:

Ông (bà):

Chức danh: Giáo viên dạy môn Địa lí – Trường

2. Đại diện bên B:

Em : ............................................................

Chức danh: NHÓM TRƯỞNG

3. Nội dung hợp đồng:

Bên B có trách nhiệm hoàn thành một Poster về .............................................. đảm bảo theo đúng các tiêu chí đánh giá.

Thời hạn hoàn thành hợp đồng: 1 tuần kể từ sau ngày kí hợp đồng

- Bên A có trách nhiệm cung cấp các tài liệu định hướng, tài liệu tham khảo, hỗ trợ khi được yêu cầu.

- Bên B có trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu về nội dung sản phẩm, hình thức trình bày và thời gian hoàn thành.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Kí và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Kí và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 3

BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ THANH LÍ HỢP ĐỒNG

Nội dung côngviệc:............................................................................................

............................................................................................................................

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Căn cứ vào hợp đồng đã kí giữa bà ............................. giáo viên dạy môn Địa lí và em: ............................................................ Trưởng nhóm: ...............

Về việc: Hợp đồng công việc

Hôm nay ngày ……… tháng ……… năm …………

Chúng tôi gồm có:

1. Ông (bà) : ...................................... - Đại diện cho bên A

2. Em ………………………………. - Đại diện cho bên B

Qua theo dõi kiểm tra, bên A tiến hành nghiệm thu:

- Nội dung sản phẩm:.............................................................................

- Chất lượng:...........................................................................................

Bên A đồng ý nghiệm thu và thanh lí hợp đồng đã kí

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Kí và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Kí và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 4

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

1. Thời gian, địa điểm, thành phần

  • Địa điểm:............................................................................................
  • Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm .....
  • Nhóm số: ……...; Số thành viên: .................... Lớp:…….
  • Số thành viên có mặt............

Số thành viên vắng mặt..........

2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)

STT

Họ và tên

Công việc được giao

Thời hạn hoàn thành

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

4. Kết quả làm việc

5. Thái độ tinh thần làm việc

6. Đánh giá chung

7. Ý kiến đề xuất

Thư kí

Nhóm trưởng

PHỤ LỤC 5

NHẬT KÍ CÁ NHÂN

Họ và tên: …………………………………… Lớp ……. Nhóm: ………………….

Nhiệm vụ trong dự án: ………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Ghi lại những hiểu biết của em môi trường và sự phát triển bền vững?

Những điều em muốn hiểu biết (hoặc còn thắc mắc) về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, ảnh hưởng của việc phá vỡ mối quan hệ tự nhiên đến cuộc sống của con người?

Những điều em hiểu được sau khi thực hiện dự án?

Em cảm thấy hứng thú nhất với nội dung nào trong dự án? Vì sao?

Theo em, mục đích (ý nghĩa) của dự án này là gì?

Những ý kiến đề xuất?

Chữ kí của học sinh

PHỤ LỤC 6

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO

Tên nhóm: _____________________________ Số lượng thành viên: ___________

Nội dung nhóm trình bày: ______________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc

(Khoanh tròn điểm cho từng mục)

Tiêu chí

Yêu cầu

Điểm

Bố cục

1

Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem

1

2

3

4

5

2

Cấu trúc mạch lạc, lô gic

1

2

3

4

5

3

Nội dung phù hợp với tiêu đề

1

2

3

4

5

Nội dung

4

Nội dung chính rõ ràng, khoa học

1

2

3

4

5

5

Các ý chính có sự liên kết

1

2

3

4

5

6

Có liên hệ với thực tiễn

1

2

3

4

5

7

Có sự kết nối với kiến thức đã học

1

2

3

4

5

8

Sử dụng kiến thức của nhiều môn học

1

2

3

4

5

Lời nói, cử chỉ

9

Giọng nói rõ ràng, khúc triết; âm lượng vừa phải, đủ nghe

1

2

3

4

5

10

Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí

1

2

3

4

5

11

Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi

1

2

3

4

5

12

Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình khi trình bày

1

2

3

4

5

13

Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự

1

2

3

4

5

Sử dụng công nghệ

14

Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ cao

1

2

3

4

5

15

Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý

1

2

3

4

5

16

Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc

1

2

3

4

5

Tổ chức, tương tác

17

Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người dự; không bị lệ thuộc vào phương tiện.

1

2

3

4

5

18

Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày

1

2

3

4

5

19

Trả lời các câu hỏi thêm từ người dự

1

2

3

4

5

20

Phân bố thời gian hợp lí

1

2

3

4

5

Tổng số mục đạt điểm

Điểm trung bình:________________ (Cộng tổng điểm chia cho 20 nếu sử dụng công nghệ, chia cho 17 nếu không sử dụng công nghệ)

Chữ kí người đánh giá

PHỤ LỤC 7

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG

Họ và tên:

_____________________________________

Thuộc nhóm:

_____________________________________

Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc

(Khoanh tròn điểm cho từng mục)

Tiêu chí

Yêu cầu

Điểm

Ghi chép

1

Có ghi chép cá nhân

1

2

3

4

5

2

Nội dung ghi chép hợp lí

1

2

3

4

5

Tổ chức, tương tác

3

Có phân công công việc cụ thể cho từng thành viên

1

2

3

4

5

4

Có ý kiến để nhận được phân công hợp lí trong nhóm

1

2

3

4

5

6

Có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ thành viên khác

1

2

3

4

5

7

Thực hiện đúng các quy định do nhóm đề ra

1

2

3

4

5

Sưu tầm tài liệu

8

Hoàn thành nhiệm vụ được giao

1

2

3

4

5

9

Nguồn tài liệu phong phú, gắn với thực tế

1

2

3

4

5

10

Tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực bổ sung cho nhiệm vụ của bản thân

1

2

3

4

5

Tổng số mục đạt điểm

Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10):___________________________

Chữ kí người đánh giá

PHỤ LỤC 8

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM

Họ và tên:

______________________________________

Thuộc nhóm:

______________________________________

Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc

(Khoanh tròn điểm cho từng mục)

Tiêu chí

Yêu cầu

Điểm

Thái độ học tập

1

Tuân thủ theo sự điều hành người điều hành

1

2

3

4

5

2

Thể hiện sự hứng thú đối với nhiệm vụ được giao

1

2

3

4

5

3

Tích cực, tự giác trong học tập

1

2

3

4

5

4

Thể hiện sự ham hiểu biết, nếu có câu hỏi với giáo viên phải là câu hỏi liên quan đến nội dung của chủ đề

1

2

3

4

5

Tổ chức, tương tác

5

Thể hiện được vai trò của cá nhân trong nhóm

1

2

3

4

5

6

Cá nhân có đóng góp ý kiến trong nhóm

1

2

3

4

5

7

Có sự sáng tạo trong hoạt động

1

2

3

4

5

8

Cá nhân tham gia vào tất cả các giai đoạn làm việc nhóm

1

2

3

4

5

Kết quả

9

Sản phẩm có những điểm mới để nhóm khác học tập

1

2

3

4

5

10

Sản phẩm đạt yêu cầu, có chất lượng

1

2

3

4

5

Tổng số mục đạt điểm

Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10) ___________________________

Chữ kí người đánh giá

BÀI 22. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BÔ

DÂN CƯ TRÊN THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được số dàn trên thế giới. Trình bày và giải thích được đặc điềm phàn bố dàn cư trên thế giới.

- Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dàn nhất thế giới

- Đọc được biểu đò quy mô dàn số thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo

- Năng lực riêng:

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Hình 22.1. Quy mô dân số thế giới qua các năm

- Hình 22.2. Phân bố dân cư thế giới năm 2018

- Hình 22.3. Một số thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận nhanh trong vòng 1 phút.

? Dựa vào sự hiểu biết của bản thân cho biết con người xuất hiện từ khi nào vàowr đâu? Cho đến nay có sự thay đổi về số lượng và nơi ở không?Vì sao?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

Con người xuất hiện khá muộn so với các loài sinh vật khác cách đây khoảng 200 000 năm ở Châu Phi. Nhưng giờ đây con người có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới và ngày càng tăng lên nhanh chóng về số lượng do tốc độ gia tăng dân số ở các nước. Vậy hiện nay quy mô dân số thế giới là bao nhiêu và phân bố như thế nào? ta vào tìm hiểu bài hôm nay.

- HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (32 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: QUY MÔ DÂN SỐ THẾ GIỚI (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Biết được quy mô dân số thế giới năm 2018.

- Quan sát biểu đồ nhận xét về quy mô dân số qua các năm từ ( 1804 – 2018).

b. Nội dung:

- Tìm hiểu về quy mô dân số thế giới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: HS quan sát biểu đồ hình 22.1 trong SGK.

- GV: Quan sát hình 22.1 và đọc thông tin trong mục 1 và làm bài tập 1 trong SBT:

Chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện

- Quy mô dân số thế giới năm 2018.

- Xu hướng thay đổi quy mô dân số thế giới trong thời kì 1804 – 2018 diễn ra như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ điền vào sách bài tập

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

1. Quy mô dân số thế giới

- Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ người, sống trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thồ.

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.

- Trên quy mô toàn thế giới, dân số có xu hướng tiếp tục tăng.

HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ (12 phút)

a. Mục tiêu:

- HS biết được sự phân bố dân cư trên thế giới là rộng khắp nhưng chưa đồng đều

- Xác định được trên bản đồ nơi đông dân, nơi thưa dân.

b. Nội dung:

- Tìm hiểu về sự phân bố dân cư trên thế giới

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 nhóm trả lời câu hỏi các nhóm thảo luận trong 10 phút

GV: HS Dựa vào hình 22.2, em hãy:

- Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người/km2 và các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2.

- Châu lục có số dân > 1tỉ người , < 100 tr người

- Tính mức độ chênh lệch giữa: châu lục có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất; châu lục có quy mô số dân cao nhất và thấp nhất.

HS nhận xét theo các câu hỏi:

- Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới?

- Sự phân bố dân cư dựa vào yếu tố nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

2.Phân bố dân cư thế giới

- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đồi theo thời gian và không đều trong không gian

- Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triền, điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn)

HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ THÀNH PHỐ ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI

(10 phút)

a. Mục tiêu:

- HS biết được một số thành phố đông dân trên thế giới

- Xác định được trên bản đồ những thành phố đông dân.

b. Nội dung:

- Tìm hiểu Một số thành phố đông dân nhất trên thế giới

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện cặp đôi thảo luận trong 7 phút

GV: Dựa vào bản đồ hình 22.3 SGK em hãy:

- Kể tên năm thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018.

- Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

2. Một số thành phố đông dân nhất thế giới: (Bảng kiến thức)

Bảng kiến thức.

STT

TÉN THÀNH PHÔ

QUÔC GIA

SÔ DÂN (Triệu người)

1

Tô-ky-ô

Nhật Bản

37,5

2

Niu Đê-li

Án Độ

28,5

3

Thượng Hải

Trung Quốc

25,6

4

Xao Pao-lô

Bra-xin

21,7

5

Mê-hi-cô Xi-ti

Mê-hi-cô

21,6

6

Cai-rô

Ai Cập

20,1

7

Mum-bai

Án Độ

20,0

8

Đắc-ca

Băng-la-đét

19,6

9

Bắc Kinh

Trung Quốc

19,6

10

ồ-xa-ca

Nhật Bàn

19,3

3. Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:

1. Quy mô dân số thế giới năm 2018 là

a. 7 tỉ người b. 8,7 tỉ người

c. 7,6 tỉ người d. 8 tỉ người

2. Quy mô dân số trên thế giới có xu hướng như thế nào?

a. Dân số tăng nhanh. b. Dân số có xu hướng giảm.

c. Dân số tăng chậm hoặc giảm. c. Dân số tiếp tục tăng

3. Châu lục có nhiều thành phố đông dân nhất thế giới:

a. Châu Âu. b. Châu Á

c. Châu Đại Dương. d. Châu Phi

4. Dựa vào mục II, bài 22 trong SGK em hãy hoàn thiện sơ đồ của câu 3 trong SBT

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1.

- GV đưa ra nhiệm vụ: Tra cứu thông tin, cho biết dân số năm 2021 là bao nhiêu đứng thứ mấy trên thế giới và trong khu vực?

Bước 2.

- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3.

- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày

TÊN BÀI DẠY: BÀI 23. CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU. HS cần:

1. Năng lực:

- Trình bày được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

- Trình bày được những tác động chủ yếu của con người tới thiên nhiên Trái Đất.

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh và các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: biết khai thác internet phục vụ môn học.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam (nếu có).

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Yêu thiên nhiên, thấy được trách nhiệm với thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, powerpoint, video, tranh ảnh,...

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. MỞ ĐẦU (5 phút)

a. Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Đời sống và sản xuất của con người không thể tách rời thiên nhiên Trái Đất. Thiên nhiên là môi trường sống của con người, đồng thời thiên nhiên cũng chịu tác động của con người.

Dựa vào hiểu biết kết hợp với tìm hiểu của bản thân, cho biết thiên nhiên tác động đến con người như thế nào và con người tác động lại thiên nhiên ra sao?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (75 phút)

*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất.

(25 phút)

a. Mục tiêu: Trình bày, phân tích được những tác động tích cực, tiêu cực của thiên nhiên tới đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

b. Nội dung: Tìm hiểu tác động của thiên nhiên đến con người.

c. Sản phẩm: Bài thuyết trình và sản phẩm của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Vòng 1(chuyên gia): chia lớp thành 5 nhóm: Dựa vào nội dung sgk và quan sát hình 23.1 lấy ví dụ chứng minh vai trò to lớn của thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của con người.

Ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt

Ví dụ

Nguồn nguyên liệu sản xuất (Nhóm 1)

Nơi cư trú, mặt hàng sản xuất

(Nhóm 2)

Chứa đựng rác thải (Nhóm 3)

Cung cấp, lưu trữ thông tin

(Nhóm 4)

Chống các tác nhân gây hại (tia cực tím,…) (Nhóm 5)

- Vòng 2 (mảnh ghép): thành viên của mỗi nhóm chuyên gia thành lập thành nhóm mới. Tiến hành chia sẻ thảo luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm.

- GV theo dõi, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS: Đại diện trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức, ghi bảng.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

I/ Ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất.

- Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) đề con người có thể tồn tại

- Ảnh hưởng của thiên nhiên tới sản xuất:

+ Đối với sản xuất nông nghiệp.

+ Đối với sản xuất công nghiệp.

+ Đối với giao thông vận tải và du lịch.

*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tác động của con người đến thiên nhiên (25 phút)

a. Mục tiêu: Trình bày, phân tích được những tác động tích cực, tiêu cực của con người tới thiên nhiên. Tích hợp bảo vệ môi trường.

b. Nội dung: Tìm hiểu tác động của con người đến thiên nhiên.

c. Sản phẩm: Bài thuyết trình và sản phẩm của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Dựa vào nội dung SGK, hình 23.2, 23.3(a,b,c) kết hợp với video GV cung cấp, hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

* Tác động tích cực của con người đối với thiên nhiên:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

*Tác động tiêu cực của con người đối với thiên nhiên:

- Biểu hiện:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

- Hậu quả:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

- Biện pháp khắc phục:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm.

- GV theo dõi, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS: Đại diện trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức, ghi bảng.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

- GV mở rộng: “ Tích hợp bảo vệ môi trường”.

II/ Tác động của con người tới thiên nhiên

- Làm suy giảm nguồn tài nguyên.

- Làm ô nhiễm môi trường.

- Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực đề bảo vệ môi trường bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu khai thác và bảo vệ tài nguyên thông minh (25 phút)

a. Mục tiêu: : HS trình bày và giải thích được vai trò của khai thác sử dụng tài nguyên thông minh.

b. Nội dung: Khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh.

c. Sản phẩm: Bài thuyết trình và sản phẩm của HS.

d. Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS trả lời các câu hỏi: Dựa vào hình 23.4 và thông tin trong bài, HS hãy:

- Cho biết thế nào là phát triển bền vững?

- Giải thích tại sao phải đặt mục tiêu phát triển bền vững?

- Từ những hiểu biết trên, quan sát hình 23.5 cho biết hoạt động kinh tế trong hình có đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm.

- GV theo dõi, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS: Đại diện trình bày kết quả.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức, ghi bảng.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

III. Khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Phải đặt mục tiêu phát triển bền vững vì tài nguyên hiện nay đang bị khai thác ngày càng cạn kiệt.

HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (10 phút)

a. Mục tiêu: : Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học, vận dụng giải thích các vấn đề trong bài học vào thực tế.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi, thuyết trình hùng biện.

c. Sản phẩm: câu trả lời và phần hùng biện của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV phổ biến luật chơi trò chơi Bậc thầy hùng biện: Có một bức tranh bí mật ẩn sau các ô chữ, mỗi ô chữ sẽ chứa một câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học. Nhiệm vụ của các HS là trả lời đúng các câu hỏi thành phần để mở ra bức tranh bí ẩn. Sau khi bức tranh bí ẩn được lộ diện, HS có thời gian 2 phút để hùng biện nội dung liên quan đến bức tranh.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức, nhấn mạnh nội dung bài học.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

ĐỊA LÍ 6 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Trường: THCS Lê Quí Đôn

Tổ: Sử - Địa - GDCD

Họ và tên GV: Võ Xuân Phượng

Bài 24: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN THIÊN NHIÊN

Thời gian thực hiện: ( 1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm

- Năng lực tìm hiểu Địa lí:

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với Việt Nam nếu có.

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên.

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm:

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, Sách tham khảo, bài báo...

- Các tư liệu từ Internet.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

- Dụng cụ thu gom mẫu vật.

- Thiết bị chụp hình, quay phim.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu ( 5 phút)

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đưa ra một số hình ảnh nêu vấn đề tác động của con người đến thiên nhiên tại địa phương.

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Trồng rừng

Khai thác rừng

Đất bạc màu

Chất thải CN trên biển

Thủy triều đỏ

Sa mạc mở rộng

Làm ruộng bậc thang

Khai thác rừng, dầu khí

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

- HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

- HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hoạt động : Hình thành kiến thức (30 phút)

Hoạt động 1: Xác định nội dung (5 phút)

a. Mục đích: HS biết được các nội dung chính phải thực hiện trong tiết thực hành

b. Nội dung: Tìm hiểu các tác động của con người đến thiên nhiên

c. Sản phẩm: HS nêu các tác động của con người đến thiên nhiên.

d. Cách thực hiện:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Bằng kiến thức của bản thân nêu tác động của con người đến thiên nhiên.

- HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

Hoạt động 2: Chuẩn bị (5 phút)

a. Mục đích: HS biết được các bước chuẩn bị để thực hành.

b. Nội dung: Tìm hiểu CHUẨN BỊ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV:

+ Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung

+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

+ Xác định thời gian và địa điềm tham quan ớ địa phương

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

*Bước 4: Đánh giá, nhận định

- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

- HS: Lắng nghe, ghi bài

II. CHUẨN BỊ

*Tư liệu, thiết bị

- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bài báo,...

- Các tài liệu từ internet.

- Dụng cụ xác định phương hướng.

- Dụng cụ thu gom và chứa mẫu vật.

- Phương tiện ghi hình, thu âm,... (nếu có).

Hoạt động 3: Tổ chức học tập thực địa tại địa phương (HS thực hiệnở nhà)

a. Mục đích: HS biết được cách tổ chức học tập tại địa phương.

b. Nội dung: Tìm hiểu tổ chức học tập thực địa tại địa phương.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị

+ Quan sát địa bàn tham quan.

+ Ghi chép thông tin đầy đủ.

+ Thu thập mẫu vật.

+ Chụp hình hoặc ghi chú những thông tin quan trọng.

+ Ghi nhớ lộ trình tham quan.

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời vào sổ ghi chép

*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả ghi chép.

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Đánh giá mức độ ghi nhận của các nhóm.

- HS: Lắng nghe, ghi bài chép hoàn thiện sổ ghi chép

III. TỔ CHỨC HỌC TẬP TẠI THỰC ĐỊA

Hoạt động 4: Thực hiện và báo cáo sản phẩm. (20 phút)

a. Mục đích: Đại diện HS các đội báo cáo

b. Nội dung: Tìm hiểu thực hiện và báo cáo sản phẩm.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện:

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: nêu trình tự HS thực hiện báo cáo

1. Sắp xếp thông tin thu thập được theo chủ đề.

2. Kiểm tra các thông tin thu thập được với các nguồn tài liệu khác.

3. Trình bày sản phẩm:

+ Cá nhân: trình bày các bước thực hiện một chuyến tham quan.

+ Nhóm: Viết bài báo cáo, vẽ lược đồ trí nhớ, sưu tập mẫu vật phù hợp với chủ đề đã chọn.

+ Cả lớp: Rút kinh nghiệm từ các nhóm khác và ý kiến của giáo viên.

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức

- HS: Lắng nghe và hoàn thiện sản phẩm.

IV. THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO SẢN PHẨM

Lần lượt các đại diện các nhóm báo cáo

Hoạt động 3: Luyện tập. (5 phút)

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học.

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.

1. Dựa vào nội dung chương 4,5,6,7 SGK em hãy tìm các hoạt động khai thác tài nguyên gây tổn hại đến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.

2. Dựa vào nội dung mục II, Bài 24 trong SGK, em hãy xây dựng một kế hoạch học tập tìm hiểu môi trường địa phương cho cá nhân em.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập.

d. Cách thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV: phát phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Tác động tiêu cực của con người đến thiên nhiên

Ví dụ

  1. Môi trường không khí.
  1. Môi trường đất.
  1. Môi trường sinh vật.
  1. Môi trường nước.

+ HS: tiếp nhận phiếu học tập

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

+ GV: quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

+ HS: trình bày kết quả.

+ GV: quan sát ghi nhận

- Bước 4: Đánh giá, nhận định.

+ GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

+ HS: hoàn thiện các kiến thức còn thiếu sót.

Dự kiến sản phẩm

Tác động tiêu cực của con người đến thiên nhiên

Ví dụ

  1. Môi trường không khí.

Khí thải độc hại, bụi bẩn…

  1. Môi trường đất.

Bạc màu, xói mòn, sạt lỡ…

  1. Môi trường sinh vật.

Suy giảm loài và số lượng, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng…

  1. Môi trường nước.

Nước ngầm, nước sông, nước biển bị ô nhiễm, thiếu nước sạch…

Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)

a. Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã thực hành để nêu ra các giải pháp giải quyết vấn đề ở địa phương.

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

Nêu giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên thiên nhiên ở địa phương?

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Nêu giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên thiên nhiên ở địa phương?

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

- Xây dựng mức xử phạt cụ thể cho các hành vi phá hoại thiên nhiên và môi trường.

- Xây dựng các thùng rác có phân loại: rác hữu cơ, rác công nghiệp, rác tái sử dụng...đặt tại các công viên, tuyến đường đông dân, khu dân cư.

- Mở rộng các cuộc thi liên quan về môi trường và thiên nhiên: lai tạo giống cây phù hợp với môi trường, mô hình trồng cây tiện ích ở đô thị, khu dân cư...

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Chuẩn kiến thức

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.