Trắc nghiệm đọc atlat địa lí việt nam có đáp án

Trắc nghiệm đọc atlat địa lí việt nam có đáp án

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm đọc atlat địa lí việt nam có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRẮC NGHIỆM ĐỌC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị là

A. Quảng Trị. B. Đồng Hới. C.Đông Hà. D.Hội An.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, đỉnh núi cao nhất vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Vọng Phu. B. Chư Yang Sin. C.Ngọc Linh. D.Kon Ka Kinh.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, người Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru sống tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Trung du miền núi phía Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ. D.Tây Nguyên.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là:

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang.

B. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang.

C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa.

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hóa.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các khu kinh tế ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu long là

A. Định An, Bạc Liêu, Rạch Giá. B. Đinh An, Năm Căn, Phú Quốc.

C. Năm Căn, Rạch Giá, Phú Quốc. D. Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, khu có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thi lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu long phân bố ở

A. dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia. B. dải ven biển.

C. dải ven sông Tiền, sông Hậu. D.vùng bán đảo Cà Mau.

Câu 7. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào mùa thu – đông tiêu biểu ở nước ta là

A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội. B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn.

C. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang. D.Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là

A. 3. B. 4. C.5. D. 6.

Câu 9. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước mà Việt Nam xuất siêu là:

A. Liên bang Nga, Thụy Điển, Tây Ba Nha, Nhật Bản.

B. Xingapo, Nam Phi, Ấn Độ, Malaixxia.

C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

D. Hoa Kỳ, Braxin, Anh, Ôtrâylia.

Câu 10. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng (năm 2007)?

A. Nông, lâm nghiệp, thủy sản là khu vực có tỉ trong cao nhất.

B. Công nghiệp và xây dựng là khu vực có tỉ trong cao nhất.

C. Dịch vụ là khu vực có tỉ trong cao nhất.

D. Tỉ trọng các khu vực trong cơ cấu GDP của hai vùng giống nhau.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quốc lộ 19. B. Quốc lộ 20. C.Quốc lộ 24. D. Quốc lộ 25.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là

A. Vĩnh Phúc. B. Phú Thọ. C. Bắc Ninh. D. Quảnh Ninh

Câu 13. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên (năm 2007), chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Dịch vụ. B. Nông, lâm, thủy sản.

C. Công nghiệp và xây dựng. D. Thương mại.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có đường biên giáp với cả hai nước Lào và Trung Quốc?

A. Lai Châu. B. Diện Biên. C.Hòa Bình. D. Kon Tum.

Câu 15. Căn cứ vào các biểu đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm nào dưới đây có nhiệt độ trung bình tháng luôn dưới 200C?

A. Hà Nội. B. Lạng Sơn. C. Điện Biên Phủ. D. Sa Pa

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hình thức trung tâm công nghiệp chưa xuất hiện ở vùng

A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên. D.Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là

A. Vàng Danh. B. Quỳnh Nhai. C.Phong Thổ. D. Nông Sơn.

Câu 18. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có giá trị trên 6 tỉ USD là

A. Hoa Kì, Nhật Bản, Ôtraylia và Ấn Độ.

B. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Xingapo.

C. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Liên bang Nga.

D. Nhật Bản, Xingapo, Hoa Kì và Hàn Quốc

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tíc lớn nhất nước ta là

A. đất phù sa sông. B. đất feralit trên đá vôi.

C.đất feralit trên các loại đá khác. D. đất phèn.

Câu 20. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 21. Căn cứ vào các biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nước ta (năm 2007) lần lượt là

A. 236987 tỉ đồng, 12881 tỉ đồng và 88937 tỉ đồng.

B. 236789 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 98378 tỉ đồng.

C. 236987 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 89378 tỉ đồng.

D. 263987 tỉ đồng, 11288 tỉ đồng và 87938 tỉ đồng.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nào sau đâycó ngành công nghiệp luyện kim màu?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007)?

A. Bắc Ninh. B. Quảng Ninh C. Bắc Giang. D. Hưng Yên

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có diện tích lớn nhất

A. Cao Bằng. B. Sơn La. C. Gia Lai. D. Qảng Nam.

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở

A. vùng núi Hoàng Liên Sơn. B.vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng.

C. vùng núi Ngọc Linh. D. vùng cao nguyên Lâm Viên.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, số lượng các khu kinh tế ven biển thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (năm 2007) là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 28. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, Việt Nam có giá trị ngoại thương xuất siêu với quốc gia nào sau đây?

A. Xingapo. B. Trung Quốc. C. Hoa Kì. D.Hàn Quốc.

Câu 29. Căn cứ vào các biểu đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nơi nào sau đây ở nước ta có tổng lượng mưa từ tháng XI – IV lớn nhất?

A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng. D.Đông Trường Sơn (từ Huế trở vào).

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Nha Trang bao gồm:

A. cơ khí; hóa chất, phân bón; dệt, may; luyện kim màu.

B. cơ khí; hóa chất, phân bón; chế biến nông sản; sản xuất vật liệu xây dựng.

C. sản xuất giấy, xenlulô; sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, phân bón; đóng tàu.

D. cơ khí; điện tử; khai thác, chế biến lâm sản; sản xuất ô tô.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là từ

A. tây bắc xuống đông nam. B. tây nam lên đông bắc.

C. bắc xuống nam. D. đông bắc xuông tây nam.

Câu 32. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị hàng xuất – nhập khẩu năm 2007 ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất của nước ta là

A. công nghiệp nặng và khoáng sản. B. nông, lâm sản.

C. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. D.thủy sản.

Câu 33. Căn cứ vào các biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, giai đoạn 2000 – 2007, giá trị sản xuất của ngành thủy sản nước ta tăng thêm

A. 62785 tỉ đồng. B.62578 tỉ đồng. C. 62875 tỉ đồng. D. 62758 tỉ đồng.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007)?

A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển phía đông và vùng núi biên giới phía tây.

B. Hai đô thị có dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh.

C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2.

D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh ở Tây Nguyên không có đường biên giới với nước ngoài là

A. Kon Tum. B. Đắk Lắk C. Gia Lai. D. Lâm Đồng.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có số lượng đàn bò lớn hơn đàn trâu (năm 2007) tập trung chủ yếu ở

A. vùng núi. B. miền nam. C.miền bắc.D. vùng ven biển.

Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ khoáng sản nào sau đây không phải mỏ sắt.

A. Cổ Định. B.Thạch Khê. C. Trại Cau. D. Trấn Yên.

Câu 38. Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, những tỉnh có diện tích rừng so với diện tíc toàn tỉnh đạt trên 60% là

A. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum và Hà Tĩnh.

B. Tuyên Quang, Quảng Trị, Kon Tum và Lâm Đồng.

C. Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum và Lâm Đồng.

D. Quảng Bình, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng.

Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp Quy Nhơn bao gồm những ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Cơ khí, dệt may, đóng tàu.

B. Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản.

C. Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.

D. Cơ khí, dệt may, sản xuất ô tô.

Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. sông Mã. B. Sông Cả. C.Sông Gianh. D. Sông Bến Hải

Câu 41. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, chế độ nhiệt của trạm khí tượng nào sau đây có 2 cực đại, 2 cực tiểu?

A. Sa Pa. B.Cần Thơ. C. Thanh Hóa. D. Đồng Hới.

Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cớ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

A. Chế biến nông sản. B. Đóng tàu.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D.Luyện kim màu.

Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức

A. dưới 100 người/km2. B.từ 101 - 200 người/km2.

C. từ 201 - 500 người/km2. D. trên 500 người/km2.

Câu 44. . Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là

A. Bắc Giang, Thanh Hóa. B. Nghệ An, Sơn La.

C. Nghệ An, Lạng Sơn. D. Thanh Hóa, Phú Thọ

Câu 45. Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước ta tăng

A. 2,3 lần. B.3,3 lần. C. 4,3 lần. D. 5,3 lần.

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, các tỉnh ven biển nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

B. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

C. Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam.

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Ninh.

Câu 47. Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng

A. 3,1%. B.5,1%. C.7,1%. D. 9,1%.

Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị đặc biệt (năm 2007) ở nước ta là

A. 2. B.3. C. 4. D. 5.

Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, khu vực nào sau đây có địa hình cao nhất nước ta?

A. Tây Bắc. B.Tây Nguyên C. Đông Bắc. D. Duyên hải miền Trung.

Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diên tích lơn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất phù sa sông. B. đất cát biển. C. đất mặn. D. đất phèn.

Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 nối cửa khẩu quốc tế Lao Bảo với nơi nào sau đây.

A. Đồng Hới. B.Đông Hà. C.Huế. D. Cha Lo

Câu 52 . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, đá vôi xi măng không có ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D.Tây Nguyên.

Câu 53 . Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta là

A. TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội.

B. TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương.

C. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

D. TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Câu 54 . Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số lương trâu, bò lớn nhất nước ta là:

A. Quảng Ngãi, Thanh Hóa. B.Thanh Hóa, Nghệ An.

C. Thanh Hóa, Bình Định. D. Nghệ An, Quảng Nam.

Câu 55 . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉ trọng GDP của từng vùng (Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ) so với GDP cả nước (năm 2007) tương ứng là

A. 23,0% và 8,1%. B.24,0% và 9,2%.

C. 25,0% và 10,2%. D. 26,0% và 11,2%

Câu 56 . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, nhận xét nào sau đây là đúng về vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007)?

A. Tất cả các tỉnh đều có khu kinh tế ven biển.

B. Tất cả các tỉnh đều có cửa khấu.

C. Tất cả các tỉnh đều có trung tâm công nghiệp.

D. Tất cả các tỉnh đều có sân bay và cảng biển.

Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển là

A. Bến Tre, Trà Vinh. B.Hậu Giang, Vĩnh Long.

C. Sóc Trăng, Bạc Liêu. D. Cà Mau, Kiên Giang.

Câu 58 . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thái Nguyên, Việt Trì. B.Thái Nguyên, Hạ Long.

C. Lạng Sơn, Việt Trì. D. Việt Trì, Bắc Giang.

Câu 59. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng

A. tăng dần từ Bắc vào Nam. B.giảm dần từ Bắc vào Nam.

C. giảm dần từ Tây vào Đông. D. tăng dần theo độ cao.

Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Pù Mát. B.Bù Gia Mập. C. Hoàng Liên. D. Phước Bình.

Câu 61. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường kết nối TP. Hồ Chí Minh với Đà Lạt là

A. quốc lộ 14. B. quốc lộ 1. C.quốc lộ 20. D.quốc lộ 27.

Câu 62. Căn cứ vào biểu đồ Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công lần lượt là

A. tháng 11, tháng 8, tháng 10. B. tháng 10, tháng 8, tháng 10.

C. tháng 10, tháng 8, tháng 11. D.tháng 9, tháng 8, tháng 11.

Câu 63. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ý nào sau đây đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?

A. Dân cư tập trung ở các vùng núi và cao nguyên.

B. Dân cư tập trung ở đồng bằng và ven biển.

C. Dân cư thưa thớt ở ven biển, hạ lưu sông.

D. Dân cư phân bố đồng đều khắc cả nước.

Câu 64. Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh (thành phố) có giá trị nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta là

A. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. B.TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương

C. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

Câu 65. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) ở mức thấp nhất cả nước (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B.Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 66. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta?

A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.

C. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cây cà phê và cao su lớn nhất cả nước.

Câu 67. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập siêu là

A. Đức, Thụy Điển, Tây Ba Nha, Nhật Bản.

B. Xingapo, Nam Phi, Ấn Độ, Ôtrâylia.

C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

D. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo.

Câu 68. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa có giá trị trên 6 tỉ USD là

A. Hoa Kì, Trung Quốc. B.Hoa Kì, Nhật Bản.

C., Hoa Kì, Đài Loan. D. Hoa Kì, Xingapo.

Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Huế. B. Đà Nẵng. C.Nha Trang. D. Quy Nhơn

Câu 70. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là

A. Thanh Hóa, Hà Tĩnh. B. Vinh, Hà Tĩnh.

C. Vinh, Huế. D.Thanh Hóa, Huế.

Câu 71. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, nhận định nào sau dây không đúng về cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?

A. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản cao nhất trong ba vùng.

B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng cao nhất trong ba vùng.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất trong ba vùng.

D. Dịch vụ là ngành có tỉ trọng cao nhất trong ba vùng.

Câu 72. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ở giai đoạn 2000 – 2007 là

A. Đông Nam Á. B. Trung Quốc. C. Đài Loan. D. Hàn Quốc.

Câu 73. Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản dướ 5% phân bố chủ yếu ở hai vùng:

A. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên, trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Câu 74. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27,tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước (năm 2007) là

A. 6,8% B.7,8% C. 8,8% D. 9,8%

Câu 75. Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Hưng Yên B.Vĩnh Phúc C. Hà Nam D. Hải Dương

Câu 76. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17,khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007)?

A. Tà Lùng B. Thanh Thủy C. Tây Trang D.Cầu Treo

Câu 77. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn diện tích lưu vực hệ thống sông Mê Công ở nước ta thuộc hai vùng là

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

Câu 78. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất mặn phân bố nhiều nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 79. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất nước ta là

A. ven biển Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Bắc. D.ven biển cực Nam Trung Bộ.

Câu 80. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích có mật độ dân số từ 1001 người/km2 trở lên (năm 2007) tập trung ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng B.Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 81. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tân công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007) là

A. Đà Nẵng. B. Quy Nhơn. C. Phan Thiết.D. Nha Trang.

Câu 82. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lơn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là

A. sông Hồng B.sông Kì Cùng – Bằng Giang

C., sông Mê Công D. sông Thái Bình

Câu 83. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ở trung tâm công nghiệp Vinh không có ngành nào sau đây?

A. Chế biến nông sản B. Cơ khí

C. Sản xuất vật liệu xây dựng D.Dệt, may

Câu 84. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ba nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW ở nước ta (năm 2007) là

A. Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mỹ. B.Phả Lại, Cà Mau, Phú Mỹ.

C. Phả Lại, Cà Mau, Trà Nóc. D. Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau.

Câu 85. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là

A. hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk B.hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An

C. hồ Dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ D. hồ Trị An, hồ Thác Bà

Câu 86. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. Cầu Treo B.Bờ Y C.Lao Bảo D. Cha Lo

Câu 87. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có độ cao là

A. 167m B. 839m C. 986m D.716m

Câu 88. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân só lớn nhất vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. Kon Tum B.Buôn Ma thuột C.Pleiku D. Đà Lạt

Câu 89. Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, địa phương có tổng giá trị xuất, nhập khẩu lớn nhất nước ta là

A. TP. Hồ Chí Minh B.Hà Nội. C. Đồng Nai.D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 90. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta

A. Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D.Bắc Trung Bộ.

Câu 91.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Vũng Áng B. Hòn La C.Chu Lai D.Nghi Sơn

Câu 92.Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là

A. Hạ Long B. Yên Bái C. Bắc Giang D. Việt Trì

Câu 93.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là

A. trên 100 nghìn tỉ đồng. B. từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng.

C. từ trên 10 đến 15 nghìn tỉ đồng. D.dưới 10 nghìn tỉ đồng.

Câu 94.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hai tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ giáp với Campuchia là

A. Tây Ninh, Bình Dương. B. Bình Dương, Bình Phước.

C. Bình Phước, Đồng Nai. D.Tây Ninh, Bình Phước.

Câu 95.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta

A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng.

B. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị.

D. Ven biển Nam Trung Bộ.

Câu 96.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Bắc Giang. B. Phú Thọ. C.Quảng Ninh. D.Lào Cai.

Câu 97.Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là

A. dưới 140C. B.dưới 180C. C.từ 180C đến 200C. D. trên 200C.

Câu 98. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là

A. Hạ Long. B. Nghi Sơn. C. Móng Cái. D.Vân Đồn.

Câu 99.Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007) là

A. Thanh Hóa. B.Vinh. C. Đồng Hới. D. Huế.

Câu 100. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất nước ta là

A. ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. B. ven biển Bắc Bộ.

C. ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. D.ven biển Nam Trung Bộ.

Câu 101. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Đá Nhảy. B. Sầm Sơn. C. Thiên Cầm. D.Đồ Sơn

Câu 102. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) là

A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. D.TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

Câu 103. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung diện tích đất trồng cây công nghiệp lấu năm và cây ăn quả nước ta là

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 104. Căn cứ vào các biểu đồ Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, nhận xét nào dưới đây là đúng về GDP và cơ cấu GDP của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng (năm 2007)?

A. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô GDP lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

B. Công nghiệp và xây dựng là khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng.

C. Dịch vụ là khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng.

D. Nông, lâm nghiệp, thủy sản là khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng.

Câu 105. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên (năm 2007) là

A. Phúc Yên, Bắc Ninh. B.Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hải Dương, Hưng Yên. D. Thái Bình, Nam Định.

Câu 106.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số(năm 2007) dưới 500 nghìn người?

A. Đà Nẵng B. Cần Thơ C. Biên Hòa D.Hạ Long

Câu 107.Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là

A. từ 140C – 180C B. từ 180C – 200C C. từ 200C – 240CD.trên 240C

Câu 108.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Vọng Phu B.Bà Rá C. Bà Đen D. Chứa Chan

Câu 109.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất feralit trên đá ba dan có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Đông Bắc B. Bắc trung Bộ C.Tây Nguyên D.Đông Nam Bộ

Câu 110.Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19,tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thấp nhất vùng Tây Bắc?

A. Kon Tum B.Đắk Lắk C. Gia Rai D. Lâm Đồng

Câu 111.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đấu người (năm 2007) của các tỉnh Băc Trung Bộ là

A. dưới 6 triệu đồNg B. từ 6 đến 9 triệu đồng

C. từ 9 đến 12 triệu đồng D. từ 12 đến 15 triệu đồng

Câu 112.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hường tây – đông ở nước ta là

A. vùng núi Đông Bắc B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải miền Trung D.Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 113. Căn cứ vào các biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước tatrong giai đoạn 1990 – 2007 diễn ra theo hướng:

A. giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng

B. tăng tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản; tgiảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng

C. giữ nguyên tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng; tăng tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản

D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng

Câu 114.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17,các trung tâm công kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta (năm 2007) là

A. Hải Phòng, Đà Nẵng B. Biên Hòa, Vũng Tàu

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh D.Cần Thơ, Thủ Dầu Một

Câu 115.Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất nước ta là

A. Bình Thuận, Bình Định B. Kiên Giang, Cà Mau

C. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu D. Cà Mau, Bình Thuận

Câu 116.Căn cứ vàoAtlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 117.Căn cứ vào biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm thuộc bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, diện tích lúa của nước ta

A. tăng 459 nghìn ha B. không biến động

C. giảm 459 nghìn ha D.giảm 459 ha

Câu 118.Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì dệt, may chiếm

A. 54,8% B.55,8% C. 56,8% D. 57,8%

Câu 119.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nằm ở ngã ba của ba nước Việt Nam – Trung Quốc – Lào là

A. Lai Châu B.Điện Biên C.Sơn La D. Lào Cai

Câu 120.Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc động tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17,trong giai đoạn 2000 – 2007, GDP của nước ta tăng gần

A. 1,6 lần B.2,6 lần C.3,6 lần D. 4,6 lần

Câu 121.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn các sông ở vùng Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Công qua hai sông là

A. Đak Krông, Ia Súp B. Xê Xan, Xrê Pốk

C. Xê Công, Sa Thầy D. Xê Xan, Đak Krông

Câu 122.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (năm 2007) là

A. Long An, Cần Thơ B. Tiền Giang, Hậu Giang

C. Long An, Tiền Giang D.Long An, An Giang

Câu 123.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường kết nối Hà Nội với Hà Giang là

A. Quốc lộ 1 B. Quốc lộ 3 C. Quốc lộ 6 D.Quốc lộ 2

Câu 124.Căn cứ vào các biểu đồ Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào dưới đây là đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Cửu Long (năm 2007)?

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô GDP lớn hơn vùng Đông Nam Bộ

B. Hai vùng chiếm hơn 50% tổng GDP của cả nước

C. Trong cơ cấu GDP, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ nhưng cao nhất ở Đồng bằng Cửu Long

D. Công nghiệp và xây dựng là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng

Câu 125.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước takhông có khu kinh tế cửa khẩu (năm 20007)?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 126. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, thành phố Phan Thiết là tỉnh lị của tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Thuận B. Phú Yên C. Kiên Giang D.Bình Thuận

Câu 127.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, than bùn phân bố ở vùng

A. Bắc Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên D.Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 128.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17,khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Định An B.Nhơn Hội C.Phú Quốc D. Năm Căn

Câu 129.Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, vùng có số lượng trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ít nhất là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ

C.Tây Nguyên D.Bắc Trung Bộ

Câu 130.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại hai của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007) là

A. Đà Nẵng, Phan Thiết B. Quảng Ngãi, Tuy Hòa

C. Bình Định, Khánh Hòa D.Quy Nhơn, Nha Trang

Câu 131.Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là

A. Đông Bắc B.Bắc Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ

Câu 132.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng cósố lượng khu kinh tế cửa khẩu nhiều nhất nước ta (năm 20007) là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B.Đồng bằng sông Cửu Long

C. Bắc Trung Bộ D. Đông Nam Bộ

Câu 133.Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta(năm 20007) là

A. Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng B.Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải

C. Tiền Hải, Lan Đỏ, Đại Hùng D. Hồng Ngọc, Rồng, Tiền Hải

Câu 134.Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta?

A. Kon Tum, Gia Lai B. Bình Phước, Tây Ninh

C. Kon Tum, Lâm Đồng D.Bình Phước, Đắk Lắk

Câu 135.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thịcó quy mô dân số lớn nhất nước ta (năm 2007) là

A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh

Câu 136.Căn cứ vào biểu đồ Xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhận định nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 – 2007?

A. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu

B. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu

C. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng

D. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn

Câu 137.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17,khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Cầu Treo B.Bờ Y C.Lao Bảo D.Cha Lo

Câu 138.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển của Đông bằng sông Cửu Long là

A. Bến Ninh KIều B.Bãi Khem C. Tram Chim D. Vũng Tàu

Câu 139.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, số lượng sân bay ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. 1. B. 2. C.3 D.4.

Câu 140.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn thứ hai vùng Đông Nam Bộ là

A. TP. Hồ Chí Minh B. Thủ Dầu MộT C. Vũng Tàu D. Biên Hòa

Câu 141.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Pu Huổi Long B.Bạch Mã

C. Pu Hoạt D. Pu Xai Lai Leng

Câu 142.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiếm của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc B.Tây Bắc C.Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên

Câu 143.Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng

D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ

Câu 144.Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào là đúng về tình hình sản xuất lúa ở nước ta?

A. Giai đoạn 2000 – 2007, diện tích trồng lúa nước ta có xu hướng tăng.

B. Tây Nguyên là vùng duy nhất mà tất cả các tỉnh đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực ở mức dưới 90%.

C. Giai đoạn 2000 – 2007, sản lượng lúa của nước ta tăng lên nhanh chóng.

D. Các tỉnh (thành phố) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực ở mức dưới 90%.

Câu 145.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21,trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là

A. Thái Nguyên B. Việt Trì C. Cẩm Phả D. Hạ Long

Câu 146.Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?

A. Nam Định B. Khánh Hòa C. Vũng Tàu D. An Giang

Câu 147.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất vùng Đông Nam Bộ là

A. Tây Ninh B.Bình phước C. Bình Dương D. Đồng Nai

Câu 148.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5,tỉnh nào sau đây có tỉnh lị là thị xã?

A. Tiền Giang B. Quảng Trị C. Phú Thọ D. Đắk Nông

Câu 149.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Dừa B.Lạc C. Đậu tương D. Điều

Câu 150.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có dân số từ 200 001 – 500 000 người (năm 2007) ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa B. Thủ Dầu Một C.Vũng Tàu D.TP. Hồ Chí Minh

Câu 151.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh không có ngành nào sau đây?

A. Luyện kim màu B. Sản xuất ô tô

C. Khai thác, chế biến lâm sản D.Đóng tàu

Câu 152.Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng gần

A. 1,7 lần B.2,7 lần C. 3,7 lần D. 4,7 lần

Câu 153.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh (thành phố) có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các tỉnh (thành phố) của ba vùng kinh tế trọng điểm (năm 2007) là

A. Quảng Ninh B.Bà Rịa – Vũng Tàu C. Đà Nẵng D. TP. Hồ Chí Minh

Câu 154.Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt thuộc bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỉ trọng cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng

A. 1,6% B.2,6% C. 3,6% D. 4,6%

Câu 155.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại 2 (năm 2007) thì vùng có ít nhất là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B.Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên

Câu 156.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Cổ Định B.Thạch Khê C.Lệ Thủy D. Thạch Hà

Câu 157.Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây đúng về sự phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007?

A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh.

B. Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ngày càng giảm.

C. Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất so với các vùng khác.

D. Các tủng đồng bằng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp lớn hơn các tỉnh trung du và miền núi.

Câu 158.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có nhiều thành phố trực thuộc tỉnh nhất nước ta?

A. Quảng Nam B. Lâm Đồng C. Đồng Tháp D. Quảng Ninh

Câu 159.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh Phanxipăng nằm trong dãy núi

A. Con Voi B. Tam Điệp C.Hoàng Liên SơnD.Bạch Mã

Câu 160.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên?

A. Cà phê B.Thuốc lá C.Cao su D. Hồ tiêu

Câu 161.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các trung tâm kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. 2. B.3. C.4. D. 5.

Câu 162.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh.

A. Đồng Nai B. An Giang C.Kiên Giang D.Cà Mau

Câu 163.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007) là

A. Nha Trang B.Đà Nẵng C. Phan Thiết D. Quy Nhơn

Câu 164.Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì da, giày chiếm

A. 18,3%. B.28,3%. C.38,3%. D. 88,3%.

Câu 165.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng nào sau đây là cảng sông?

A. Cửa Lò B.Sơn Tây C.Thuận An D. Cam Ranh

Câu 166.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lúa B. Dừa C.Lạc D.Mía

Câu 167.Căn cứ vào biểu đồ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, trong gia đoạn 1995 – 2007, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng lên gần

A. 3,2 lần B. 4,2 lần C. 5,2 lần D. 6,2 lần

Câu 168.Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, bão ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa bão diễn ra quanh năm

B. Ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng có tần suất bão lớn nhất

C. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam

D. Miền Nam không có bão

Câu 169.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, về hiện trạng sử dụng, loại đất chiếm phần lớn diện tích ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. đất phi nông nghiệp

B. đất lâm ngiệp có rừng

C. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả

D. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm

Câu 170.Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, lượng mưa trung bình năm của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu vào khoảng

A. 1200 – 1600 mm B.1600 – 2000 mm

C.2000 – 2400 mm D. 2400 – 2800 mm

Câu 171.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ sắt là

A. Tĩnh Túc. B.Thạch Khê. C. Tùng Bá. D. Trại Cau

Câu 172.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Pù Mát. B. Xuân Sơn. C.Ba Vì. D.Ba Bể.

Câu 173.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, nhóm ngôn ngữ Ttạng – Miến phân bố ở vùng

A. Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Bắc Trung Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 174.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Sóc Trăng, Kiên Giang B.Cần Thơ, Cà Mau

C. Long Xuyên, Kiên Lương D. Tân An, Mỹ Tho

Câu 175.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế nào sau đây có tỉ trọng nông, lâm, thủy sản cao nhất (năm 2007)?

A. Hà Nội B.Cần Thơ C.Đà Nẵng D. Hải Phòng

Câu 176.Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với tỉ lệ diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Hung Yên B.Vĩnh Phúc C.Hà Nam D. Hải Dương

Câu 177.Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt trên 50% tập trung chủ yếu tại vùng

A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng,Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Câu 178.Căn cứ vào bản đồThủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở hai vùng

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ,Đồng bằng sông Hồng

Câu 179.Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng gia cầm lớn hơn cả là

A. Phú Thọ B. Gia Lai C. Đồng Nai D. Bắc Giang

Câu 180.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

C. đất lâm nghiệp có rừng.

D. đất mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Câu 181.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây không đúng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Địa hình thấp, mạng lưới sông ngòi dày đặc, các khoáng sản chính là đá vôi; đá axit; sét, cao lanh, than bùn.

B. Năm 2007, GDP chiếm 17,6% cả nước với tỉ trọng cao nhất là khu vực nông, lâm, thủy sản.

C. Phần lớn đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

D. Có nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng.

Câu 182.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh ở tiểu vùng Tây Bắc không có biên giới với nước ngoài là

A. Điện Biên B. Sơn La C. Lai Châu D.Hòa Bình

Câu 183.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. than nâu, than bùn B. than đá, thiếc

C. than nâu, khí tự nhiên D.dầu mỏ, khí tự nhiên

Câu 184.Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta là

A. Thanh Hóa, Nghệ An B. Long An, Đồng Tháp

C. Kiên Giang, An Giang D.Thái Bình, Nam Định

Câu 185.Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất là

A. Kon Tum B. Lâm Đồng C. Quảng Bình D.Tuyên Quang

Câu 186.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 187.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành mà các trung tâm công nghiệp đều có ở Bắc Trung Bộ là

A. cơ khí B.chế biến nông sản

C. dệt, may D. sản xuất vật liệu xây dựng

Câu 188.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, đỉnh núi có độ cao nào không thuộc không thuộc vùng Tây Nguyên

A. 2598m. B. 1580m. C.1855m. D.2405m.

Câu 189.Căn cứ vào biểu đồ Sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm thuộc bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000 – 2007, sản lượng thủy sản của nước ta tăng

A. khoảng 1,6 lần. B. khoảng 2,6 lần. C.khoảng 3,6 lần. D.khoảng 4,6 lần.

Câu 190.Căn cứ vào biểu đồ Diện tích rừng của cả nước qua các năm thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000 – 2007, tổng diện tích rừng của nước ta tăng

A. 1284 nghìn ha. B. 1428 nghìn ha. C.1824 nghìn ha. D.12184 nghìn ha.

Câu 191.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây không đúng về vùng Đông Nam Bộ?

A. Cây công nghiệp chủ yếu của vùng là cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, thuốc lá, cây ăn quả, …

B. Trong vùng có các khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài.

C. Nhà máy thủy điện trong vùng là Cần Đơ, Thác Mơ, Trị An.

D. Trung tâm công nghiệp của vùng là TP, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 192.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây chính xác về quy mô các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Các Trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ đều có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng.

B. Các Trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng.

C. Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng hơn ở vùng Đông Nam Bộ.

D. Các Trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ có quy mô lớn hơn các Trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 193.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng nào của nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B.Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 194.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích có mật độ dân số từ 1001 – 2000 người/km2 trở lên tập trung ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng. B.Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 195.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị ở vùng Tây Nguyên có quy mô dân số (năm 2007) dưới 100 000 người là

A. Kon Tum, Pleiku. B. Pleiku, An Khê

C. Bảo Lộc, Gia Nghĩa D.Gia Nghĩa, A Yun Pa

Câu 196.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, phần lớn dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ở nước ta tập trung tại hai vùng là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ,Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 197.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hai tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở Tây Nguyên là

A. Lâm Đồng, Gia Lai B. Đắk Lắk, Lâm Đồng

C. Gia Lai, Đắk Lắk D.Đắk Nông, Lâm Đồng

Câu 198.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, những vùng ở nước ta (năm 2007) không có khu kinh tế cửa khẩu là

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 199.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành nào sau đây không xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Vinh?

A. chế biến nông sản B.dệt, may

C. sản xuất vật liệu xây dựng D. cơ khí

Câu 200.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến quố lộ nào sau đây không kết nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. 19 B.20 C.24 D. 26