Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:
A. Dồi dào, tăng nhanh B. Tăng chậm
C. Hầu như không tăng D. Dồi dào, tăng chậm
Câu 2: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:
A. 0,5 triệu lao động B. 0,7 triệu lao động
C. Hơn 1 triệu lao động D. gần hai triệu lao động
Câu 3: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:
Câu 4: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?
A. Phân bố lại dân cư và lao động.
B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.
Câu 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở các mặt chủ yếu:
A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.
Câu 6: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:
A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.
Câu 7: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng?
A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.
C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
B. Cà nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.
B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Câu 10: Đâu không phải khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?
A. Các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục,… chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
B. Người lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
C. Tài nguyên bị khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường.
D. Thị trường thế giới và khu vực có nhiều biến động.
Câu 11: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 9. B. 10.
C. 11. D. 12.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Thái Nguyên. B. Ninh Bình.
C. Nam Định. D. Hải Phòng.
Câu 13: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với mấy vùng kinh tế?
A. 2 vùng. B. 3 vùng.
C. 4 vùng D. 5 vùng.
Câu 14: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất feralit. B. Đất badan.
C. Đất xám phù sa cổ. D. Đất phù sa.
Câu 15: Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
A. đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có mùa đông lạnh. D. địa hình bằng phẳng.
Câu 16: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống:
A. sông Hồng và sông Đà. B. sông Hồng và sông Cầu.
C. sông Hồng và sông Thái Bình. D. sông Đà và sông Cầu.
Câu 17: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến lương thực, thực phẩm. D. Khai thác khoáng sản.
Câu 18: Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là:
A. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.
C. Hà Nội – Hải Dương– Hải Phòng. D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.
Câu 19: Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do:
A. diện tích đất canh tác giảm. B. năng suất giảm.
C. dân số đông. D. sâu bệnh phá hoại.
Câu 20: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, đồng bằng sông Hồng là vùng có:
A. sản lượng lúa lớn nhất. B. xuất khẩu nhiều nhất.
C. năng suất lúa cao nhất. D. bình quân lương thực cao nhất.
Câu 21: Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Hà Nội và Hải Dương. B. Hà Nội và Nam Định.
C. Hà Nội và Hải Phòng. D. Hải Phòng và Nam Định.
Câu 22: Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của đồng bằng sông Hồng:
A. Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động. B. Côn Sơn, Cúc Phương.
C. Đồ Sơn, Cát Bà. D. Núi Lang Biang, Mũi Né.
Câu 23: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng đồng bằng sông Hồng là do:
A. tài nguyên đất phù sa màu mỡ.
B. hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào.
C. sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên
D. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.
Câu 24: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 7. B. 8.
C. 9. D. 10.
Câu 25: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Hoàng Sa, Trường Sa. B. Trường Sa, Côn Sơn.
C. Hoàng Sa, Phú Quốc. D. Côn Sơn, Bạch Long Vĩ.
Câu 26: Đảo, quần đảo nào sau đây không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Hoàng Sa. B. Trường Sa.
C. Phú Qúy. D. Phú Quốc.
Câu 27: Đặc điểm lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. rộng lớn, có dạng hình thang. B. có dạng tam giác.
C. kéo dài, hẹp ngang. D. trải dài từ đông sang tây.
Câu 28: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. dầu khí, sắt, thiếc. B. thiếc, titan, dầu khí.
C.cát thủy tinh, titan, vàng. D. than, vàng, cát thủy tinh.
Câu 29: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc:
A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.
B. hình thành vùng trọng điểm lương thực của cả nước.
C. hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
D. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
Câu 30: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu là:
A. có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ.
B. bờ biển có nhiều vũng, vịnh rộng.
C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
Câu 31: Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm:
A. địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh. B. địa hình cao nguyên xếp tầng.
C. địa hình núi xen kẽ với đồng bằng. D. địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.
Câu 32: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:
A. ba dan. B. mùn núi cao.
C. phù sa. D. phù sa cổ.
Câu 33: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:
A. mía, đậu tương, thuốc lá, lạc. B. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều.
C. bông, lạc, hồ tiêu, dừa. D. thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.
Câu 34: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là:
A. cao su. B. cà phê.
C. ca cao. D. hồ tiêu.
Câu 35: Đà Lạt, ngoài nổi tiếng về hoa thì nơi đây còn được biết đến là nơi sản xuất nhiều:
A. cây công nghiệp. B. đại gia súc.
C. đại gia cầm. D. rau quả ôn đới.
II. TỰ LUẬN:
1) Một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.
*Biệp pháp giải quyết việc làm:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Phân bố lại dân cư và lao động
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
2) Những thành tựu và thách thức của nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế.
*Thành tựu:
-Kinh tế tăng trưởng tượng đối vững chác, các ngành đều phát triển.
-Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
-Nền kinh tế nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vưc và thế giới.
*Thách thức:
-Nhiều vấn đề cần giải quyết: xóa đói giảm nghèo, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiểm môi trường, việc làm…
-Biến động của thị trường thế giới, thách thức khi gia nhập AFTA, ASEAN, WTO…
3) Trình bày đặc điểm, thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSH?
-Đặc điểm:
+ Châu thổ do sông Hồng bồi đắp (đất phù sa màu mỡ).
+ Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây ưa lạnh.
+ Nguồn nước dồi dào.
+ Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
-Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ.
+ Điều kiện khí hậu thuận lợi và thủy văn thuận lợi thâm canh lúa nước.
+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên)
+ Thuận lợi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
+ Du lịch.
-Khó khăn:
+ Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết diễn biến thất thường).
+ Ít tài nguyên khoáng sản.
4) Nông nghiệp:
*Trồng trọt:
-Nghề trồng lúa có trình độ thâm canh cao.
-Đứng thứ 2 cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
-Năng suất lúa dẫn đầu cả nước (56,4 tạ/ha năm 2002).
-Vụ đông với nhiều cây trồng ưa lạnh đang trở thành vụ sản xuất chính 🡪đem lại hiệu quả kinh tế cao.
*Chăn nuôi:
-Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2% năm 2002).
-Chăn nuôi bò (bò sữa) đang phát triển.
-Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.
5) Trong phát triển kinh tế xã hội vùng Duyên Hải Nam trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì ? Biện pháp.
* Thuận lợi:
- Địa hình: các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây,thích hợp chăn nuôi gia súc lớn ( chăn nuôi bò)
- Dải đồng bằng hẹp phía đông thích hợp trồng lúa ngô, khoai sắn…
- Nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu: cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Vùng biển rộng có nhiều bãi tôm, bãi cá, có 2 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước: Ninh Thuận- Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa.
- Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp có giá trị phát triển du lịch: Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né.
- Sông ngòi: ngắn, dốc có giá trị về thủy điện
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Ti tan, vàng, dá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.
- Rừng có đặc sản quí như quế, trầm hương,sâm quy…
-Trên một số đảo khai thai thác tổ chim yến.
- Vùng nổi tiếng làm nghề muối: Sa Huỳnh, Cà Ná.
* Khó khăn:
- Thường xuyên chịu tác động của nhiều thiên tai ( bão, lũ, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa)
- Đồng bằng hẹp bị chia cắt
- Môi trường biển bị suy thoái do ô nhiễm
- Vùng núi nạn chặt phá rừng
* Biện pháp: Bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ vì haïn cheá tình traïng hoang maïc hoùa, giöõ ñaát, haïn cheá xoùi moøn, baûo veä moâi tröôøng..; xây dựng các công trình thủy lợi…
* Hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).
* Phần BT:
- Hình 4.1 và 4.2/sgk/15,16
- Hình 21.1/sgk/76
- Hình 29.1/sgk/ 106
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới