20 đề thi chọn hsg địa 9 cấp huyện có đáp án

20 đề thi chọn hsg địa 9 cấp huyện có đáp án

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 20 đề thi chọn hsg địa 9 cấp huyện có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 1

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: 3,0 điểm

1.Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

2. Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam trang 13 cho biết những đặc điểm nổi bật về địa hình của vùng núi Đông Bắc.

Câu 2: 4,0 điểm

    1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta và giải thích. Phân tích ảnh hưởng của dân số đông đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên của vùng.
    2. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, giai đoạn 1989-2009 (Đơn vị: %)

Nhóm tuổi

1989

1999

2009

0-14 tuổi

38,9

33,6

25,0

15-59 tuổi

53,2

58,3

66,0

60 tuổi trở lên

7,9

8,1

9,0

Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.

Câu 3: 5,0 điểm

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta

giai đoạn 2005 - 2012 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng).

Ngành công nghiệp

2005

2007

2010

2012

Công nghiệp khai thác

110,9

141,5

250,5

384,8

Công nghiêp chế biến

818,5

1251,0

2563,0

3922,5

Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước

59,1

78,3

150,0

199,4

1. Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

3. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

Câu 4: 3,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản giai đoạn 2000 – 2007.
  2. Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta?

Câu 4: 5,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Phân tích điều kiện phát triển ngành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ.

2.Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Nam Định? Cho biết tiềm năng và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển của các huyện này.

------------------------------- HẾT-----------------------------

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1 (4,5)

1

- Đặc điểm chung địa hình VN

+ Đồi núi là bộ phận quan trọng và chủ yếu là đồi núi thấp (dc)

+ Cấu trúc địa hình phức tạp: Núi già được tân kiến tạo làm trẻ lại, có tính phân bậc; Hướng nghiêng chủ yếu là TB-ĐN, cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính là TB-ĐN (dc) và hướng vòng cung (dc)

+ Địa hình của miền nhiệt đới ẩm gió mùa với biểu hiện xâm thực mạnh ở vùng đồi núi và bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông (dc)

+ Địa hình chịu tác động của con người (phân tích tác động tích cực, tiêu cực....)

- Đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, làm đồng bằng thu hẹp chỉ còn 1/4/ diện tích cả nước, ngay cả trong vùng đồng bằng cũng xuất hiện núi (ĐBSH còn nhiều đồi núi còn sót lại...., đồng bằng duyên hải thì có núi kề bên, ĐBSCL có núi xuất hiện ở Hà Tiên –Kiên Giang)

*. Đặc điểm nổi bật về địa hình của vùng núi Đông Bắc.

- Phạm vi: Nằm tả ngạn sông Hồng;

- Đặc điểm hình thái chung: vùng núi thập với độ cao trung bình từ 500m-1000m so với mực nước biển; Hướng nghiêng chung là TB-ĐN; hướng núi chủ đạo là hướng vòng cung .

- Các bộ phận địa hình gồm:

+ Vùng núi và cao nguyên cao giáp biên giới Việt Trung (Sơn nguyên Hà Giang, Đồng Văn... cao trên 1000m, có các đỉnh núi cao trên 2000m –d/c....)

+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp với độ cao TB 500-600m so với mực nước biển, nổi bật với các cánh cung như......

+ Giáp ĐBSH là vùng trung du chuyển tueyens với các quả đồi, dãy đồi bát úp với độ cao 100-200m so với mực nước biển....

+ Xem kẽ các dãy núi là các sông cùng hướng như.....

2

  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta và giải thích. Phân tích ảnh hưởng của dân số đông đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên của vùng.

- Vùng có mức độ dân cư tập trung cao: ĐBSH (nêu d/c: mật độ dân số Tb phổ biến ở mức cao......, so với mật độ ds tb cả nước gấp >5 lần, so với mật độ TB của Tây Nguyên....

- Nguyên nhân: Do ĐBSH hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú

+ Kinh tế phát triển (nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất nông nghiệp lâu đời, thâm canh lúa nước cần nhiều lao động......).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời...

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình...., khí hậu..., đất đai....

- Ảnh hưởng của danh số đến phát triển kinh tế - xã hội

+ Làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của vùng...

+ Gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm trong vùng và phát triển các điều kiện phúc lợi xã hội...

+ Tác động mạnh mẽ lên các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất (dc....), gây ô nhiễm môi trường....

Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta

Trong giai đoạn 1989-2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi nước ta có sự thay đổi:

- Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi 0-14 tuổi có xu hướng giảm...

- tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi 15-60 tuổi tăng mạnh......

- Tỉ lệ dân .....

-> KL: Cơ cấu dân số nước ta đnag có xu hướng chuyển dịch từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già và hiện nước ta đnag có cơ cấu dân số vàng (tỉ lệ người phụ thuộc giảm...., tỉ lệ nguồn lao động cao...)

3

(4,0)

1

Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

0,5

Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012 (Đơn vị: %)

Ngành công nghiệp

2005

2007

2010

2012

Công nghiệp khai thác

11,2

9,6

8,5

8,4

Công nghiệp chế biến

82,8

85,3

86,5

87

Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước

6,0

5,1

5,0

4,5

2

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

1,5

Yêu cầu: - Dạng biểu đồ: miền (biểu đồ khác không cho điểm)

- Chia khoảng cách năm chính xác, có tên biểu đồ, có chú giải, chia tỉ lệ hợp lí…

(Nếu thiếu 1-2 yêu cầu trừ 0,25đ)

3

Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

2,0

* Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị SX phân theo nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch tích cực:

+ Tỉ trọng giá trị ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm (SL)

+ Tỉ trọng giá trị nhóm ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng (SL)

+ Tỉ trọng giá trị nhóm ngành công nghiệp SX phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng giảm.

- Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao nhất (SL)

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

* Giải thích:

- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Nhóm ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng vì đây là nhóm ngành có cơ cấu ngành đa dạng, là ngành công nghiệp chủ chốt, có nhiều điều kiện thuận lợi (nguyên liệu, chính sách…)

0,5

0,25

Câu 4

  1. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản giai đoạn 2000 – 2007.

*. Tình hình phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2000-2007

- Tổng sản lượng thủy sản cũng như sản lượng thủy sản khia thác và nuôi trồng đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Tổng slts tăng.....?lần

+ SLKHTS tăng.....? lần

+ SLNT TS tăng.....? lần

-> So sánh tốc độ phát triển của KTTS và NTTS

- So sánh về quy mô SLKT và SLNTTS

- NX về cơ cấu

-> Kết luận ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.

*. Tình hình phân bố

- Không đều trên lãnh thổ có sự khác nhau giữa các vùng

- Phát triển mạnh nhất vùng ĐBSL: phát triển cả ngành đánh bắt và nuôi trồng (dẫn chứng: nền màu bản đồ, biểu đồ trên bản đồ....)

- Vùng DHNTB phát triển khá mạnh, chủ yếu là đnahs bắt thủy sản (d/c)

- Vùng BTB và ĐBSH phát triển vừa

- Kém phát triển nhất là vùng TN và TDMNBB ( phân tích)

Có thể trình bày sự phân bố theo ngành đánh bắt và nuôi trồng

Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta?

- HN và Tp. HCM là hai TTDV đa dạng nhất (d/c theo sách GK: có đầy đủ các ngành dịch vụ....)

- Nguyên nhân:

+ Đây là hai trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất, đặc biệt là hai TTCN lớn nhất cả nước, cơ cấu ngành cN đa dạng-> thúc đẩy ngành dịch vụ sản xuất phát triển....

+ Đây là hai Tp có quy mô dân số đông nhất nước ta, chất lượng cuộc sống cao (dc trong atlat về quy mô dân số và GDP/người....)-> kích thích các hoạt động dịch vụ tiêu dùng phát triển.

+ La fhai trung tâm hành chính văn hóa phát triển hàng đầu cả nước...-> hoạt động dịch vụ công phát triển

Câu 5:

  1. Phân tích điều kiện phát triển ngành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ.

* Thuận lợi về điều kiện tự nhiên

- Vùng có 6 tỉnh giáp biển..... với vùng biển rộng, nhiều bãi tooam, bãi cá, nhiều cửa sông, bãi triều, đầm phá... thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...

- Đường bờ biển của vùng dài khoảng 670km với nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh đẹp (dc từ atlta).... tạo điều kiện phát triển du lịch biển như.....

- Đường bờ biển bị chia cắt khá với nhiều cửa sông, vũng vịnh nước sâu (kể tên) tạo điều kiện xây ựng các cảng biển...

- Điề kiện KT-XH.....

* Khó khăn

- Tự nhiên: vùng có nhiều thiên tai...

- KT-XH.........

2. Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Nam Định? Cho biết tiềm năng và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển của các huyện này.

- CÁc huyện giáp biển: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy.

- Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế biển:

+ Nuôi trồng thủy sản: vùng biển nông, rộng, nhiều bãi triều, cửa sông-> thuận lợi nuôi trồng thủy sản .....

Ngành nuôi trồng đã phát triển nhiều nơi như nuôi tôm, ngao, cá...

+ Du lịch: Thịnh long, Quất Lâm

+ GTVT: chưa phát triển mạnh vì cửa sông nông, phù sa nhiều

+ NGhề làm muối (giao thủy). nghề làm mắm (hải hậu)

ĐỀ 2

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1(3,5 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Trình bày đặc điểm sông ngòi khu vực Bắc Bộ nước ta ?
  2. Kể tên các sông lớn chảy qua Nam Định. Nêu giá trị của chúng ?

Câu 2 (4,0 điểm)

  1. Phân tích hậu quả của việc gia tăng nhanh dân số trong điều kiện kinh tế nước ta chậm phát triển ?
  2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, tính tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989 đến năm 2007 và nhận xét về quá trình đô thị hóa ở nước ta. Cho biết quá trình đô thị hóa nước ta đã và đang được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (4,5 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Xác định vùng trọng điểm về trồng lúa ở nước ta và giải thích.
  2. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện ở nước ta ?

Câu 4 (4,0 điểm)

Nêu sự khác nhau về địa hình, khí hậu và thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 tiểu vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 5 (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu: Sản lượng cao su, cà phê, chè, hồ tiêu của nước ta qua các năm

(Đơn vị: nghìn tấn)

2010

2013

2014

2015

Cao su

751,7

946,9

966,6

1012,7

Cà phê

1100,5

1326,6

1408,4

1453,0

Chè

834,6

936,3

996,3

1012,9

Hồ tiêu

105,4

125,0

151,6

176,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su, cà phê, chè và hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 — 2015 ?
  2. Từ đó rút ra nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su, cà phê, chè và hồ tiêu của nước ta trong giai đoạn trên.

(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí VN của nhà xuất bản GDVN từ năm 2009 để làm bài)

Câu

Ý

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 1

(3,5đ)

1

(1,5đ)

Trình bày đặc điểm sông ngòi khu vực Bắc Bộ nước ta ?

Đặc điểm:

- Mật độ sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình…

- Hướng chảy: chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Hình dạng: chủ yếu các sông có hình nan quạt.

0,5

0,5

0,5

2

(2,0)

Kể tên các sông lớn chảy qua Nam Định. Nêu giá trị của chúng ?

- Các sông lớn chảy qua Nam Định: sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đào…

(HS phải kể được tên 3 sông mới cho 0,5đ, nếu kể tên đc 2 sông cho 0,25)

- Giá trị:

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp, nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

+ Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

+ Giao thông vận tải thuỷ.

+ Khai thác cát.

+ Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(4,0)

1

(2,0)

Phân tích hậu quả của việc gia tăng nhanh dân số trong điều kiện kinh tế nước ta chậm phát triển ?

  • Kinh tế

+ Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta.

+ Làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ, tạo ra mâu thuẫn giữa cung và cầu.

  • Xã hội

Tình trạng thất nghiệp gia tăng, đặc biệt là khu vực thành thị.

  • Tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt do khác thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

+ Không gian cư trú chật hẹp.

  • Chất lượng cuộc sống.

+ GDP/người thấp.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao / các vấn đề y tế, giáo dục, văn hoá… chậm được cải thiện.

0,5

0,5

0,5

0,5

2

(2đ)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, tính tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989 đến năm 2007 và nhận xét về quá trình đô thị hóa nước ta. Cho biêt quá trình đô thị hóa nước ta đã và đang được thể hiện như thế nào?

Cong thuc:

- Bảng số liệu thể hiện tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989 – 2007 (đơn vị %)

Năm

1989

1999

2000

2005

2007

TLDTT

20,1

23,6

24,2

26,9

27,4

- Nhận xét: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng

+ Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng (dc)

+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp (so với TB thế giới và khu vực)

-> Quá trình đô thị hóa đang phát triển nhưng còn chậm và trình độ đô thị hóa còn thấp.

- Quá trình đô thị hóa nước ta đã và đang được thể ở việc mở rộng quy mô các thành phố (dc) / và sự lan tỏa của lối sống thành thị trong dân cư.

0,75

0,75

0,5

Câu 3

(4,5đ)

1

(2,0đ)

Xác định vùng trọng điểm về trồng lúa ở nước ta và giải thích.

* Vùng trọng điểm về trồng lúa ở nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Hồng.

(nếu hs nêu đc vùng ĐB SCL được 0,5)

* Giải thích: 2 vùng có nhiều điều kiện thuận lợi

- ĐKTN:

+ 2 đồng bằng châu thổ có diện tích rộng lớn nhất nước ta.

+ Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nguôn nước dồi dào.

  • Thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.

- ĐKKTXH.

+ Dân đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong trồng lúa nước.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng ngay càng hoàn thiện.

+ Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển 2 vùng thành 2 vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước.

0,75

0,5

0,75

2

(2,5đ)

Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện ở nước ta ?

- Tình hình phát triển.

+ Vai trò: Là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta /, cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Sản lượng điện. cả nước qua các năm đều tăng, năm 2000 đạt 26,7 tỉ kwh, đến năm 2007 đạt 64,1 tỉ kwh.

+ Nguồn điện: thuỷ điện và nhiệt điện.

. Thuỷ điện. đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn trên 1000Mw (d/c); các nhà máy thuỷ điện dưới 1000Mw (d/c), các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng (d/c)

. Nhiệt điện. các nhà máy chạy bằng than (d/c), nhà máy chạy bằng khí (d/c)

+ Trạm điện và đường dây tải điện phát triển rộng khắp cả nước /, đặc biệt là đường dây 500kw.

-Phân bố:

+ Nhà máy thuỷ điện phân bố chủ yếu ở tiểu vùng Tây Bắc của vùng TDMNBB và Tây Nguyên.

+ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than phân bố gần vùng nguyên liệu như (d/c). Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam (d/c)

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4

(4đ)

Nêu sự khác nhau về địa hình, khí hậu và thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội giữa 2 tiểu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tây Bắc

Đông Bắc

Địa hình

Núi cao hiểm trở (d/c) /, chạy theo hướng TB-ĐN

Núi TB và núi thấp/, các dãy núi hình cánh cung (d/c)

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa ẩm/ có mùa đông ít lạnh hơn

Nhiệt đới ẩm gió mùa/, có 1 mùa đông lạnh

Thế mạnh kinh tế xã hội

+ Phát triển thuỷ điện

+ Trồng rừng, cây CN lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Khai thác khoáng sản.

+ Phát triển nhiệt điện.

+ Trồng rau quả ôn đới , cận nhiệt…

+ Du lịch sinh thái.

+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1,0

1,0

2,0

Câu 5

(4,0)

1

(3đ)

1.

-Lập bảng xử lý số liệu

Bảng tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao su, cà phê, chè và hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 — 2015 (%)

Coi năm 2010 là 100%

2010

2013

2014

2015

Cao su

100

126

129

135

Cà phê

100

121

128

132

Chè

100

112

119

121

Hồ tiêu

100

119

144

168

Vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Chính xác tỉ lệ, khoảng cách năm; đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, tên trục tung, trục hoành; đảm bảo tính thẩm mĩ...

(vẽ biểu đồ khác không cho điểm, thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25đ)

Nhận xét. sản lượng cao su, cà phê, chè và hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 — 2015 đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau.

+ Sản lượng hồ tiêu tăng nhanh nhất (dc)

+ Sản lượng chè tăng chậm nhất (dc)

+ Sản lượng cao su và cà phê tăng vừa (dc)

1,0

2,0

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 1 + 2+ 3+4+5

20

(Điểm toàn bài không làm tròn)

ĐỀ 3

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam.
  2. Giải thích vì sao vào mùa đông ở tỉnh Hưng Yên lại lạnh
  3. Câu 2: (3,5 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, hãy:

  1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Giải thích?
  2. Các biện pháp giải quyết vấn đề phân bố dân cư nước ta.

Câu 3: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa nước ta 1981 - 2013

Năm

1981

1990

2003

2013

Số dân (triệu người)

54,9

66,2

80,9

89,8

SL lúa (triệu tấn)

12,4

19,2

34,6

44,0

(Nguồn: Niên giám thống kê 2018)

  1. Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người)
  2. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tốc độ tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người ở nước ta giai đoạn trên?
  3. Nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian trên?

Câu 4 (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta 1991 – 2014 (đơn vị %)

1991

2014

Nông-lâm-ngư nghiệp

40.5

17.8

Công nghiệp – xây dựng

23.8

43.2

Dịch vụ

35.7

39.0

(Nguồn: Niên giám thống kê 2018)

1. Nhận xét và phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1991-2014?

2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm nước ta?

Câu 5: (4,5 điểm)

1. Nêu vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ từ đó đánh gia những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của vùng?

2. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì về mặt dân cư – xã hội để phát triẻn kinh tế?

* Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 đề làm bài.

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

1. Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta

2,0

- Tính nhiệt đới:

+ Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo/năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước đều vượt 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, 80 – 100C và giảm dần từ Bắc vào Nam.

- Tính gió mùa:

+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), tính chất lạnh, khô vào đầu mùa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt.

+ Mùa hạ có gió mùa Tây Nam (tháng 5 – tháng 10), tính chất nóng ẩm và có mưa nhiều

- Tính ẩm:

+ Lượng mưa lớn 1500 - 2000 mm/năm, có nơi lên đến 3000 - 4000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí rất cao thường trên 80 %.

1,0

0,5

0,5

2, Vào mùa đông tỉnh Nam Định tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ:

1,0

- Tỉnh HY nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ.

0,25

0,25

0,5

2

1

Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Giải thích?

2,5

* Đặc điểm sự phân bố dân cư :

Dân cư phân bố không đồng đều:

+ Tập trung đông đồng bằng, ven biển (500-2000 người/km2); thưa thớt miền núi và cao nguyên (50 đến 100 người/km2 ).

+ Tập trung quá nhiều ở nông thôn 73%, ít ở thành thị 27% (2007).

+ Tập trung đông ở miền Bắc, thưa thớt hơn ở miền Nam. (dẫn chứng)

+ Phân bố không đều ngay trong nội bộ vùng (ĐBSH: khu vực trung tâm đồng bằng mật độ dân số cao hơn khu vực rìa đồng bằng…)

* Giải thích :

- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế: địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào nên dân cư tập trung đông ... Vùng núi, địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước thiếu, điều kiện sinh hoạt và phát triển kinh tế hạn chế nên dân cư tập trung ít.

- Dân số thành thị còn ít do quy mô đô thị chủ yếu vừa và nhỏ, số việc làm ở đô thị còn chưa nhiều nên chưa thu hút được dân cư => tỉ lệ dân thành thị thấp. Do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp gắn bó với quần cư làng xóm nên dân số tập trung đông ở nông thôn.

- Do lịch sử định cư, miền Bắc có lịch sử định cư lâu đời, miền Nam muộn hơn.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

2

Các biện pháp :

1,0

- Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.

- Nâng cao mức sống của người dân để ổn định dân cư.

- Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng.

- Cải tạo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

0,25

0,25

0,25

0,25

3

1

Tính sản lượng lúa bình quân đầu người

1,0

* Cách tính :

Sản lượng lúa

Số dân

Sản lượng lúa bình quân đầu người =

* Kết quả:

Năm

1981

1990

2003

2013

Số dân (triệu người)

54,9

66,2

80,9

89,8

SL lúa (triệu tấn)

12,4

19,2

34,6

44,0

SL lúa BQĐN (kg/ng)

225,9

290,0

427,7

490,0

1,0

2

* Nhận xét:

1,5

Giai đoạn 1981 – 2013, số dân, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người của nước ta liên tục tăng, tốc độ tăng khác nhau:

- Số dân tăng 34,9 triệu người, gấp 1,64 lần.

- Sản lượng lúa, tăng 31,6 triệu tấn, gấp 3,55 lần

- Bình quân lúa đầu người, tăng 264,1 kg/người, gấp 2,17 lần.

=> Tốc độ tăng nhanh nhất là sản lượng lúa, tiếp đến là bình quân lương thực đầu người và số dân (3,55 lần; 2,17 lần và 1,64 lần).

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

3

Vẽ biểu đồ:Đường biểu diễn: Chính xác tỉ lệ, khoảng cách năm; đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, tên trục tung, trục hoành; đảm bảo tính thẩm mĩ...

2,0

4

1

Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến LT TP

1,5

  • Vai trò: là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta
  • Giá trị sản xuất năm 2007 là 135,2 nghìn tỉ đồng, giai đoạn 2000 – 2007 liên tục tăng và tăng nhanh, tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,7 lần.
  • Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp, 23,7% năm 2007.
  • Cơ cấu ngành đa dạng gồm: chế biến lương thực; chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều; rượu, bia, nước giải khát; đường, sữa, bánh kẹo; sản phẩm chăn nuôi; thủy hải sản.
  • Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thủy sản; lương thực; thực phẩm đóng hộp; cà phê, chè...
  • Các TTCN công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lớn của nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hải Phòng, Nha Trang, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.

2

Nhận xét và nêu ý nghĩa

2,5

* Nhận xét:

Giai đoạn 1991 - 2014, cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

  • Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm mạnh, giảm 22,7%, thay đổi vị trí từ cao nhất xuống thấp nhất.
  • Tỉ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh, tăng 19,4%, từ thấp nhất lên vị trí cao nhất.
  • Tỉ trọng ngành dịch vụ ở vị trí thứ hai, tăng nhẹ 3,3%
  • Đây là sự chuyển dịch tích cực, phù hợp quá trình công nghiệp hóa đất nước.

* Ý nghĩa

+ Tỉ trọng N-L-NN giảm, tỉ trọng CN-XD tăng nhanh chứng tỏ nước ta đang chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trong giai đoạn CNH đất nước...

+ Dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao cho thấy hoạt động dịch vụ được mở rộng với nhiều ngành mới, có tính chất mũi nhọn, khẳng định được nước ta có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế trong nền kinh tế thị trường.

1,5

0,5

0,5

5

1

So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm của TD&MN BB và Tây Nguyên? Giải thích?

2,0

* So sánh:

+ Giống nhau:

- Cả hai vùng đều có diện tích lớn thuận lợi cho hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Có đất và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp

- Lao động có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây công nghiệp lâu năm

- Cả hai vùng đều trồng được chè và cà phê.

+ Khác nhau:

- Quy mô: Tây Nguyên có quy mô sản xuất lớn hơn TDMN BB

- Cơ cấu cây trồng: Tây Nguyên chủ yếu trồng các loại cây nhiệt đới: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu...; TDMN BB chủ yếu trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt: chè, hồi, quế, sơn...

* Giải thích: Khác nhau chủ yếu do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên

Đặc điểm

Tây Nguyên

TDMNBB

Khí hậu

Tính chất cận xích đạo, thích hợp với cây trồng nhiệt đới.

Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi phát triển cây trồng có nguồn gôc cận nhiệt và ôn đới...

Đất

Có diện tích đất đỏ ba dan lớn (1,36 triệu ha) thích hợp với tất cả các loại cây đặc biệt là cà phê, điều, cao su...

Có đất feralit phát triển trên đá vôi và đá phiến thích hợp các cây chè, hồi, quế, sơn...

Địa hình

Cao nguyên xếp tầng khá bằng phẳng, rộng lớn thuận lợi phát triển vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn

Nhiều đồi núi, bề mặt bị cắt xẻ nên quy mô sản xuất nhỏ hơn.

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

2

Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngư nghiệp ở DHNTB

2,5

  • Thuận lợi:

+ ĐKTN:

  • Có bờ biển dài, các tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng và ấm, có ngư trường lớn (Hoàng Sa, Trường Sa và Ninh Thuận - Bình Thuận), có vùng nước trồi với nguồn hải sản phong phú.
  • Khí hậu có nhiều thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trông thủy sản và làm muối.

+ ĐK KT –XH

  • Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và làm muối.
  • CN chế biến, cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành ngư nghiệp đang được đầu tư phát triển.
  • Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng rộng lớn.
  • Chính sách NN ưu tiên, khuyến khích ngư nghiệp phát triển: vay vốn ưu đãi đoàn tàu thuyền đánh bắt xa bờ, hỗ trợ ngư dân...
  • Khó khăn:
  • Chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ)
  • Nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ
  • Thiếu vốn, phương tiện đánh bắt chưa hiện đại
  • Công nghiệp chế biến vẫn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Lưu ý: Điểm toàn bài bằng điểm các câu cộng lại không làm tròn.

ĐỀ 4

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (1,5 điểm)

a, Chọn các phương án đúng để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với đoạn viết sau:

Ở miền Bắc Việt Nam, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên thời tiết ….(1), cuối mùa đông vào tiết xuân thường có … (2). Mùa hạ, nhiệt độ … (3), lượng mưa … (4), thiên tai thường gặp là … (5). Ở Đồng bằng sông Hồng vào khoảng tháng 7 âm lịch có … (6) còn ở duyên hải Bắc Trung Bộ thường có hiện tượng phơn.

A. mưa ngâu B. mưa phùn C. khá lớn

D. lạnh khô E. bão F. cao G: hạn hán

b, Giải thích tại sao ở miền Bắc vào mùa đông lại có hiện tượng thời tiết như đã nêu?

Câu 2 (1,5 điểm)

Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số theo giới ở nước ta. Tại sao có sự khác nhau về tỉ lệ giới tính giữa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ?

Câu 3 (2,0 điểm)

Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng và có nhiều tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì hội nhập hiện nay. Một trong những ngành kinh tế quan trọng là phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. Dựa vào Atltat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a, Kể tên các bộ phận vùng biển nước ta theo công ước luật biển quốc tế 1982.

b, Trình bày tiềm năng về tự nhiên và hiện trạng phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển của Việt Nam.

Câu 4 (2,5 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a, Xác định trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ và nêu cơ cấu ngành của trung tâm đó.

b, Chứng minh rằng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước. Tại sao trong quá trình phát triển công nghiệp của vùng cần chú ý đến vấn đề môi trường?

Câu 5 (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Diện tích các loại rừng ở nước ta (đơn vị: nghìn ha)

Năm

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

2000

4733

5397,5

1442,5

2015

6668,2

4462,6

2106,1

a, Từ bảng số liệu trên, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại rừng của nước ta năm 2000 và 2015.

b, Nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích các loại rừng của nước ta qua 2 năm trên. Kể tên 5 khu rừng đặc dụng của nước ta.

Chú ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ năm 2009.

---------HẾT---------

HƯỚNG DẪN CHẤM 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

a

Chọn các phương án đúng để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với đoạn viết sau:

1,0

1: D 2: B 3: F 4: C 5: E 6: A

2

Giải thích tại sao ở miền Bắc vào mùa đông lại có hiện tượng thời tiết như đã nêu

0,5

- Ở miền Bắc, mùa đông có thời tiết lạnh khô do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuất phát từ áp cao lục địa Bắc Bán cầu.

- Vào cuối đông, mùa xuân thường có mưa phùn do gió này đi qua biển mang theo hơi ẩm

0,25

0,25

2

1

Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số theo giới ở nước ta. Tại sao có sự khác nhau về tỉ lệ giới tính giữa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ?

1,5

* Đặc điểm cơ cấu dân số theo giới của nước ta:

- Tỉ số giới tính của nước ta thấp (nữ ít hơn nam), hiện nay đang dần tiến tới cân bằng

- Tuy nhiên ở nhóm tuổi 0 – 14 tỉ số giới tính của nước ta lại khá cao

- Tỉ số giới tính có sự khác nhau giữa các địa phương.

* Giải thích

- ĐBSH là vùng có tỉ số giới tính thấp do nhiều năm có luồng di dân tới các địa phương nên tỉ lệ nam thấp

- ĐNB là vùng có tỉ lệ nhập cư cao nên tỉ số giới tính cao

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

3

a

Kể tên các bộ phận vùng biển nước ta theo công ước luật biển quốc tế 1982.

0,5

- Nội thuỷ - Đặc quyền kinh tế

- Lãnh hải - Thềm lục địa

- Tiếp giáp lãnh hải

b

Trình bày tiềm năng về tự nhiên và hiện trạng phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển của Việt Nam.

1,5

* Tiềm năng về tự nhiên

- Vị trí gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng

- Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông có thể xây dựng cảng sông.

* Hiện trạng phát triển

- Số lượng cảng biển: 120 cảng

- Các cảng quan trọng: 2 cảng quốc tế là Hải Phòng, Sài Gòn, cảng nội địa quan trọng là Đà Nẵng

- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ với nhiều loại tàu khác nhau (chở contenner, dầu, ..), công nghiệp đóng tàu phát triển

- Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

4

a

Xác định trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ và nêu cơ cấu ngành của trung tâm đó.

0,75

- Trung tâm CN quy mô lớn nhất: TP Hồ Chí Minh ( trên 120 nghìn tỉ đồng)

- Cơ cấu ngành: hoá chất, cơ khí, sản xuất ô tô, đóng tàu, điện tử, dệt may, VLXD, sản xuất xenluylo giấy, nhiệt điện từ khí, chế biến thực phẩm, luyện kim

0,25

0,5

b

Chứng minh rằng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước. Tại sao trong quá trình phát triển công nghiệp của vùng cần chú ý đến vấn đề môi trường?

1,75

* Chứng minh

- Tỉ trọng ngành CN lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp cả nước (d/c)

- Mức độ tập trung CN cao: có 4 trung tâm CN nhưng quy mô lớn và rất lớn (d/c)

- Cơ cấu ngành đa dạng nhất, cân đối và tiến bộ: đa dạng, gồm CN nặng, CN nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành CN hiện đại đã hình thành và phát triển (d/c)

* Trong phát triển công nghiệp của vùng cần chú ý vấn đề môi trường vì:

- Thực trạng môi trường của vùng đã và đang bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân…

- Trong cơ cấu ngành của vùng, có nhiều ngành dễ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường(D/c)

- Việc thường xuyên liên kết với nước ngoài cần thận trọng do các công ty nước ngoài để giảm chi phí sản xuất thường sử dụng công nghệ cũ hoặc không xử lý chất thải ra môi trường.

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

a

vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại rừng của nước ta năm 2000 và 2015.

1,5

* Xử lý số liệu:

- Tỉ lệ bán kính: 1.07

- Bảng cơ cấu diện tích rừng các loại (đơn vị: %)

Năm

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

2000

40,9

46,6

12,5

2015

50,4

33,7

15,9

* Vẽ biểu đồ:

- Học sinh vẽ biểu đồ tròn có bán kinh khác nhau theo tỉ lệ đã xác định. CÁc biểu đồ khác không cho điểm

- Yêu cầu: đảm bảo đúng số liệu, tính thẩm mĩ, đầy đủ số liệu, tên biểu đồ, chú giải

0,5

1,0

Nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích các loại rừng của nước ta qua 2 năm trên. Kể tên một số khu rừng đặc dụng của nước ta.

1,0

* Nhận xét:

- Quy mô tổng diện tích rừng và các loại rừng có sự thay đổi:

+ Tổng diện tích, rừng snar xuất, rừng đặc dụng có xu hướng tăng, tốc độ khác nhau (d/c)

+ Diện tích rừng phòng hộ giảm (d/c)

- Cơ cấu diện tích các loại rừng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ diện tích rừng phòng hộ, tăng tỉ lệ diện tích các loại rừng còn lại.

* Kể tên:

Đó là các vườn quốc gia (kể tên) hoặc khu khu dự trữ thiên nhiên (kể tên)

0,25

0,25

0,25

0,25

ĐỀ 5

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: 3,0 điểm

  1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm dạng địa hình bờ biển nước ta và cho biết ý nghĩa kinh tế của các dạng địa hình đó.
  2. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm các loại đất của Đồng bằng sông Hồng và cho biết ý nghĩa tài nguyên đất của vùng này.

Câu 2: 4,0 điểm

Dựa vào Atlat trang 15 và kiến thức đã học:

1. Xác định vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta và giải thích.

2. Tính tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989 đến năm 2007 và nhận xét về quá trình đô thị hóa ở nước ta. Cho biêt quá trình đô thị hóa nước ta đã và đang được thể hiện như thế nào?

Câu 3: 4,0 điểm

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản nước ta giai đoạn 2000– 2012

(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Năm

2000

2005

2010

2012

Tổng số

163,3

256,4

712,1

997,6

Nông nghiệp

129,1

183,2

540,2

746,5

Lâm nghiệp

7,7

9,5

18,7

26,8

Thủy sản

26,5

63,7

153,2

224,3

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong khu vực nông – lâm – thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000-2012.
  2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong khu vực nông – lâm – thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000-2012.

Câu 4: 5,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Kể tên các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới ở nước ta. Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng.
  2. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta.

Câu 5: 5,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Kể tên các trung tâm công nghiệp và cho biết đặc điểm các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp.
  2. Kể tên các nông phẩm chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tại sao vùng này có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất nước ta.

------------------------------- HẾT-----------------------------

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXBGD từ năm 2009)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: 3,0 điểm

  1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm dạng địa hình bờ biển nước ta và cho biết ý nghĩa kinh tế của các dạng địa hình đó.

- Địa hình bờ biển đa dạng:

+ Địa hình bờ biển bồi tụ: các bãi bồi, bãi biển, cồn, đầm, phá, cửa sông,

+ Địa hình bờ biển mài mòn: vũng, vịnh, vách biển, hàm ếch… (dẫn chứng từ atlat)

- Ảnh hưởng: Thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế:

+ Các bãi biển đẹp thuận lợi phát triển du lịch biển.

+ Vùng vịnh, đầm, phá…. Thuận lợi nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển.

  1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm các loại đất của Đồng bằng sông Hồng và cho biết ý nghĩa tài nguyên đất của vùng này.

- Các loại đất của ĐBSH: chủ yếu là đất phù sa, gồm các loại

+ Đất phù sa sông, phân bố vùng trung tâm của vùng.

+ Đất xám bạc màu phía Bắc và Tây Bắc của vùng.

+ Rải rác vùng ven biển có đất phèn và đất mặn (chiếm tỉ lệ ít)

- Ý nghĩa: Đất chủ yếu là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho vùng thâm canh cây lúa nước, các cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm.

Câu 2: 4,0 điểm

Dựa vào Atlat trang 15 và kiến thức đã học:

  1. Xác định vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta và giải thích.

- Xác định:

Vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta là vùng ĐBSH (dc qua Atlat)

- Nguyên nhân

+ Vùng có lịch sử khai thác lâu đời.

+ Vùng có hoạt động kinh tế phát triển, đặc biệt trình độ thâm canh lúa nước từ lâu đời thu hút nhiều dân cư.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi (phân tích đặc điểm tự nhiên thuận lợi)-> thuận lợi cho sự cư trú dân cư và phát triển sản xuất thu hút nhiều lao động.

2. Tính tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989 đến năm 2007 và nhận xét về quá trình đô thị hóa nước ta. Cho biêt quá trình đô thị hóa nước ta đã và đang được thể hiện như thế nào?

- Lập bảng tỉ lệ dân thành thị (tên bảng, đơn vị, số liệu).

- Nhận xét:

+ Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng (dc)

+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp (so với TB thế giới và khu vực)

-> Quá trình đô thị hóa dang phát triển nhưng còn chậm và trình độ đô thị hóa còn thấp.

- Quá trình đô thị hóa nước ta đã và đang được thể ở việc mở rộng quy mô các thành phố (dc) và sự lan tỏa của lối sống thành thị trong dân cư.

Câu 3: 4,0 điểm

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản nước ta giai đoạn 2000– 2012

(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Năm

2000

2005

2010

2012

Tổng số

163,3

256,4

712,1

997,6

Nông nghiệp

129,1

183,2

540,2

746,5

Lâm nghiệp

7,7

9,5

18,7

26,8

Thủy sản

26,5

63,7

153,2

224,3

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong khu vực nông – lâm – thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000-2012.

- Quy đổi số liệu

- Vẽ biểu đồ miền

  1. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong khu vực nông – lâm – thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000-2012.

Câu 4: 5,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Kể tên các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới ở nước ta. Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng.

- Kể tên (atlat)

- Chứng minh: (atlat)

+ Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn

  1. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta.

- Tình hình phát triển (phân tích biểu đồ cột chồng trong atlat)

- Tình hình phân bố

+ Ngành đánh bắt (đọc atlat)

+ Ngành nuôi trồng (atlat)

+ Ngành thủy sản chung: không đều

. Phát triển nhất

. Phát triển vừa

. Kém phát triển

Câu 5: 5,0 điểm

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Kể tên các trung tâm công nghiệp và cho biết đặc điểm các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp.

- Kể tên (đọc atlat)

- Đặc điểm: (Có thể kẻ bảng cho rõ)

+ Số lượng các TTCN

+ Quy mô các TTCN

+ Cơ cấu ngành của các TTCN

+ Phân bố

- Thế mạnh tự nhiên phát triển công nghiệp

+ Tài nguyên khoáng sản (nêu đặc điểm và đánh giá)

+ Trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (dẫn chứng)

+ Tài nguyên thiên nhiên khác ảnh hưởng gián tiếp.

  1. Kể tên các nông phẩm chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tại sao vùng này có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất nước ta.

- Nông phẩm ĐBSH

+ Nông phẩm ngành trồng trọt:…..

+ Ngành chăn nuôi…..

- Giải thích: Vùng có ngành chăn nuôi lợn phát triển nhất

+ Có nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn dồi dào từ….

+ Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn (Vùng có dân số đông nhất cả nước, nhu cầu lớn, các nhà máy CN chế biến thức ăn cũng như chế biến thành phẩm phát triển…).

+ Có truyền thống tập quán chăn nuôi lơn theo hình thức hộ gia đình từ lâu đời….

ĐỀ 6

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học:

  1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc ở nước ta.
  2. Kể tên các loại đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cho biết ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế của vùng.

Câu 2: (4,0 điểm)

1. Xác định vùng có mức độ tập trung dân cư đông nhất nước ta và giải thích.

2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, em hãy nhận xét và giải thích cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 - 2007

Câu 3: (4,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23 và kiến thức đã học, em hãy kể tên 3 cảng biển lớn nhất nước ta và một số tuyến giao thông đường biển quan trọng trong nước. Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta?

2. Dựa vào biểu đồ thể hiện cơ cấu vận tải hàng hoá của nước ta năm 2002 và 2010, hãy cho biết loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở nước ta, tại sao?

Câu 4: (4,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (trang 16, 27, 28) và kiến thức đã học, nhận xét đặc điểm phân bố dân cư và hoạt động kinh tế vùng Bắc Trung Bộ.

2. Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, vùng biển rộng và có tài nguyên phong phú, quan trọng nhất là dầu mỏ ở thềm lục địa.

- Em hãy kể tên các bộ phận vùng biển nước ta.

- Trình bày tiềm năng và sự phát triển của ngành dầu khí ở nước ta.

Câu 5: (5,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

Năm

2005

2007

2012

2017

Diện tích (nghìn ha)

497,4

509,3

623,0

677,6

Sản lượng (nghìn tấn)

752,1

915,8

1260,4

1577,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017.

b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017..

Câu hỏi làm thêm

  1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp vùng ĐBSH. Giải thích tại sao vùng có ngành CN phát triển?
  2. Kể tên các nông phẩm chủ yêu của Tây Nguyên. Phân tích những thế mạnh tự nhiên phát triển cây công nghiệp vùng Tây Nguyên.
  3. Nhận xét về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp Tây Nguyên và giải thích.
  4. Phân tích tình hình phát triển ngành nông nghiệp vùng ĐBSH và giải thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1

Nêu đặc điểm về sự phân bố dân cư không đồng đều

0,5

- Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng (d/c)

- Dân cư phân bố không đồng đều ngay trong vùng đồng bằng hoặc miền núi (d/c)

- Dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi (d/c)

Lưu ý: Học sinh làm được 2/3 ý vẫn cho điểm tối đa

2

Giải thích, phân tích

1,5

*. Giải thích sự phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi

- Đồng bằng: mật độ dân số cao do là nơi có nhiều thuận lợi về điều kiện sống, dễ dàng cho giao lưu, phát triển sản xuất (dẫn chứng)

- Miền núi: mật độ dân số thấp do là nơi có điều kiện sống và sản xuất còn nhiều khó khăn (dẫn chứng)

Lưu ý: Không có dẫn chứng chỉ cho 0,25đ

*. Phân tích hậu quả

- Ở đồng bằng: đất chật người đông gây sức ép đến các vấn đề giải quyết việc làm (tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp cao), ảnh hưởng đến năng suất lao động, gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

- Ở miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động, đặc biệt lao động có trình độ gây lãng phí tài nguyên hoặc khai thác, sử dụng tài nguyên không hiệu quả

0,25

0,25

0,5

0,5

2

1

So sánh về thực trạng ngành trồng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước?

1,5

*. So sánh ngành trồng lúa 2 đồng bằng (ĐBSH và ĐBSCL)

- Giống nhau: đều là 2 vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước

- Khác nhau:

+ Diện tích: ĐBSH có diện tích trồng lúa ít hơn ĐBSCL

+ Sản lượng: ĐBSH có sản lượng lúa thấp hơn ĐBSCL

+ Năng suất: ĐBSH có năng suất lúa cao hơn ĐBSCL

*. Giải thích ĐBSH có năng suất lúa cao nhất cả nước

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi (Đất, nước, khí hậu)

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Trình độ thâm canh cao

+ Điều kiện khác (lao động, thị trường, cơ sở vật chất kĩ thuật...)

Lưu ý: Học sinh đưa ra 2 dẫn chứng hợp lý về điều kiện khác thưởng 0,25đ nếu điểm toàn ý chưa tối đa.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21, trang 22, hãy lập bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007 và xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất của nước ta.

0,5

*. Lập bảng:

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007, đơn vị: %

Năm

2000

2005

2007

CN năng lượng

18,6

13,7

11,1

CN chế biến lương thực thực phẩm

24,9

23,5

23,7

CN sản xuất hàng tiêu dùng

15,7

15,9

16,8

Các ngành khác

40,8

46,9

48,4

Lưu ý: Nếu học sinh không có tên bảng vẫn cho điểm tối đa

*. Xác định 2 khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta:

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng

0,25

0,25

3

1

Nguồn lợi sinh vật biển của nước ta để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? Những hành động cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nước ta?

2,0

*. Nguồn lợi sinh vật biển của nước ta để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế

- Trong biển có hơn 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản khác: hải sâm, bào ngư, sò huyết....

- Trữ lượng hải sản lớn, khoảng 4 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 1,9 triệu tấn/năm

Lưu ý: Học sinh làm được 2/3 ý vẫn cho điểm tối đa

*. Cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ vì

- Có hiệu quả kinh tế cao

- Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển vùng bờ

- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ vùng biển – đảo của nước ta

*. Là công dân VN cần có những hành động cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nước ta

- Tích cực học tập, lao động sản xuất góp phần phát triển kinh tế, từ đó tạo ra sức mạnh kinh tế để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức, tuyên truyền cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế các giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên biển nước ta

- Không xả rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ những tài nguyên biển đang có nguy cơ cạn kiệt, tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển... (hoặc các ý khác)

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Xác định các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các tỉnh biên giới Việt - Trung và Việt – Lào thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Nêu ý nghĩa của các tuyến đường đó đối với phát triển kinh tế vùng?

1,0

*. Các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các tỉnh biên giới Việt - Trung và Việt – Lào thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

- Đường sắt: Biên giới Việt – Trung: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn

- Đường ô tô:

+ Biên giới Việt – Trung: quốc lộ 1 (Hà Nội – Lạng Sơn), 3 (Hà Nội – Cao Bằng), 2 (Hà Nội – Hà Giang)

+ Biên giới Việt – Lào: 6 (Hà Nội – Sơn La – Điện Biên)

Lưu ý: Nếu học sinh chỉ kể được tuyến đường, không kể nơi xuất phát và nơi đến hoặc phần đường ô tô chỉ kể được ¾ số tuyến đường vẫn cho điểm tối đa

*. Ý nghĩa

- Thúc đẩy mối giao lưu thương mại lâu đời giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Thượng Lào

- Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: kinh tế (khai thác hiệu quả tài nguyên, phát triển các ngành kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất...), văn hoá xã hội (thu hút dân cư, nâng cao dân trí, phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, cải thiện chất lượng cuộc sống...), góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Lưu ý: Học sinh làm được 2/3 ý về kinh tế xã hội vẫn cho điểm tối đa

0,25

0,25

0,25

0,25

4

1

Vẽ biểu đồ

1,5

Dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp (cột + đường). Các loại biểu đồ khác không cho điểm

0,5

1,0

2

1,5

Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017

Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017

* Nhận xét: Giai đoạn 2005 – 2017, diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta tăng liên tục nhưng mức độ tăng khác nhau

- Diện tích trồng cà phê tăng từ 497,4 nghìn ha lên 677,6 nghìn ha, tăng 180,2 nghìn ha, gấp 1,36 lần.

- Sản lượng cà phê nhân tăng từ 752,1 nghìn tấn lên 1577,2 nghìn tấn, tăng 825,1 nghìn tấn, gấp 2,09 lần.

* Giải thích

- Diện tích trồng cà phê tăng do thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, khả năng mở rộng diện tích còn lớn.

- Sản lượng cà phê tăng do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó chủ yếu là do tăng năng suất (áp dụng giống chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật…)

0,75

0,75

0,25

0,25

0,25

Chú ý:

1. Khi chấm thi, cán bộ chấm thi bám sát hướng dẫn chấm của Sở GD – ĐT.

2. Điểm của toàn bài là tổng điểm các câu thành phần, không làm tròn điểm.

3. Bài thi có cách làm riêng và đúng vẫn chấm theo thang điểm quy định.

ĐỀ 7

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu I (2,5 điểm)

  1. Trình bày các nhân tố ảnh hướng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Giải thích vì sao mùa đông gần biển sẽ ấm hơn, mùa hạ sẽ mát hơn trong đất liền.
  2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Nêu các thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta.

Câu II (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học, hãy

  1. Phân tích tài nguyên khoáng sản, hải sản nước ở vung biển nước ta.
  2. Cho biết trong mùa gió Đông Bắc ở nước ta, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ có giống nhau không ? vì sao?

Câu III (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu:

Diện tích một sô loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000-2010

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2000

2005

2008

2010

Cây lúa

7666

7329

7422

7489

Cây công nghiệp hàng năm

788

862

806

798

Cây công nghiệp lâu năm

1451

1634

1886

2011

(Nguồn niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê, 2013)

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000-2010.
  2. Nhận xét sự tăng trưởng diện tích một số cây trồng của nước ta giai đoạn trên

Câu IV (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy

  1. Trình bày quy mô và cơ cấu của các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ.
  2. Tại sao ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay.

-----------HẾT----------

Lưu ý:

+ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí VN và máy tính cá nhân theo quy định

+ Giám thị không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM THEO ĐỀ

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu I

1.Trình bày các nhân tố ảnh hướng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Giải thích vì sao mùa đông gần biển sẽ ấm hơn, mùa hạ sẽ mát hơn trong đất liền.

- Các nhân tố: vị trí gần hoặc xa biển, độ cao, vĩ độ

- Giải thích: do đăc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau

(Sự hấp thụ nhiệt ở mặt nước chậm hơn so với mặt đất -> mùa hạ gần biển sẽ mát hơn trong đất liền

Sự mất nhiệt của mặt nước chậm hơn ở mặt đất-> mùa đông gần biển sẽ ấm hơn)

1,0

0,5

0,5

2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Nêu các thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta.

- Khái niện CN trọng điểm: là ngành giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp , có thế manh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội – môi trường đông thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác.

- Thế mạnh

+ Nguồn nguyên liệu dồi dào từ than và dầu khí (dẫn chứng)

+ Nguồn thuỷ năng dồi dào (d/c)

+ Các thế mạnh khác: sức gió, năng lượng Măt Trời

1,5

0,5

0,5

0,25

0,25

Câu II

Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học, hãy

1.Phân tích tài nguyên khoáng sản, hải sản nước ở vung biển nước ta.

* Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích (Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu– Mã Lai và sông Hồng)

- Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn Titan – là nguyên liệu lớn cho các ngành công nghiệp.

- Vùng ven biển còn có thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (d/c)

* Tài nguyên hải sản.

- Trữ lượng lớn, năng suất sinh học cao (d/c)

- Có nhiêu loại có giá trị kinh tế cao và khả năng suất khẩu (d/c)

- Ven các đảo, nhất là quân đảo Hoàng Sa, Trường Sa có các rạn san hô và nhiều các loại sinh vật có giá trị khác.

1,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2. Cho biết trong mùa gió Đông Bắc ở nước ta, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ có giống nhau không ? vì sao?

Bắc Bộ

Trung Bộ

Nam Bộ

Đặc điểm

Đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.

t0 tb < 200C

Mưa rất lớn vào các tháng cuối năm (d/c)

Thời tiết nóng khô, ổn định suốt năm

Giải thích

Ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao lục địa phương Bắc thổi về

Mưa do địa hình dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc.

Phía nam dãy Bạch Mã , không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mà chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong Đông Bắc

1,5

0,75

0,75

Câu III

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000-2010

  • Xử lí số liệu

Tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000-2010 (đơn vị: %)

Năm

2000

2005

2008

2010

Cây lúa

100

95,6

96,8

97,7

Cây công nghiệp hàng năm

100

110,8

103,6

102,6

Cây công nghiệp lâu năm

100

112,6

130

138,6

  • Vẽ biểu đồ đường (vẽ biểu đồ khác không cho điểm).

+ Vẽ chính xác.

+ Chú giải và đầy đủ tên BĐ

1,5

0,5

1,0

Nhận xét sự tăng trưởng diện tích một số cây trồng của nước ta giai đoạn trên

Diện tích các loại cây đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.

+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (d/c)

+ Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm sau đó lại giảm (d/c)

+ Diện tích cây lúa giảm sau đó lại tăng (d/c)

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu IV

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy

1.Trình bày quy mô và cơ cấu của các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ.

- Các trung tâm công nghiệp chính: TP HCN, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

- Quy mô

+ TTCN rất lớn (trên 120 tỉ đồng): TPHCM

+ TTCN có quy mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng: Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

-Cơ cấu ngành đa dạng (d/c)

1,0

0,25

0,5

0,25

2.Tại sao ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay.

- Vị trí địa lí thuận lợi: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có TP HCM là TTCN lớn nhất cả nước.

- Cơ sơ nguyên liệu phong phú (dầu khi (d/c) cây công nghiệp (d/c)

- Dân cư đông, có trình độ, thu hút được lao động từ các vùng khác.

- Cơ sở hạ tâng đồng bộ, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

ĐỀ 8

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (3 điểm)

  1. Tại sao tính địa đới của thảm thực vật trên bề mặt Trái Đất bị phá vỡ? Vì sao lượng mùa trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi núi trọc
  2. Tại sao trong khu vực hoạt động của gió Mậu Dịch vẫn có các hoàn lưu gió mùa và gió địa phương hoạt động

Câu 2. (2 điểm)

  1. Các nước phát triển chịu trách nhiệm chính về các hiện tượng ô nhiễm toàn cầu và cũng phải chịu trách nhiệm nhất định về việc làm trầm trọng thêm sự ô nhiễm môi trường.
  2. Tại sao việc xác định đúng đắn, cơ cấu kinh tế của từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia?

Câu 3. (3 điểm)

  1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích đặc điểm khí hậu trong mùa đông ở nước ta?
  2. Tại sao quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta?

câu 4. (3 điểm)

Nhận xét và giải thích về thời gian, lưu lượng nước trên các sông Hồng, S Ba, S,Đồng Nai vê mùa lũ.

Câu 5. (3 điểm)

  1. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta.
  2. Tại sao ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp lại cao hơn ở nông thôn, còn ở khu vực nông thôn tỉ lệ lao động thiếu việc làm lại cao hơn ở thành thị

Câu 6. (3 điểm)

  1. Chứng minh và giải thích hoạt động du lịch nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
  2. Ý nghĩa phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước

Câu 7. (3 điểm)

  1. So sánh thế mạnh về tự nhiên phát triển ngành công nghiệp năng lượng giữa vùng Đông Nam Bộ và Trung Du miền núi Bắc Bộ.
  2. Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

a

Tại sao tính địa đới của thảm thực vật trên bề mặt Trái Đất bị phá vỡ? Vì sao lượng mùa trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi núi trọc?

2,0

*. Khái quát biểu hiện tính địa đới của thảm thực vật bị phá vỡ: Ranh giới các đới thực vật không trùng với các đường vĩ tuyến, mà ngay trong một đới có nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau, ngay trong một đới thảm thực vật cũng có sự phân hóa theo đai cao...

*. Nguyên nhân:

- Do sự phát triển và phân bố của thảm thực vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố...., mạnh mẽ nhất là các yếu tố khí hậu.

- Mà tính địa đới của khí hậu cũng bị phá vỡ bởi nhiều nhân tố khác nhau: vị trí gần hay xa biển, dòng biển, địa hình, frong, dải hội tụ nhiệt đới...

- Các nhân tố này tác động khác nhau trong từng đới và mối quan hệ giữa các nhân tố cũng rất khác nhau-> tính địa đới của khí hậu bị phá vỡ -> tính địa đới của sinh vật cũng bị phá vỡ:

+ Độ cao và hướng sườn của địa hình-> khí hậu khác nhau-> kiểu thảm thực vật khác nhau;

+ Khu vực ven biển có dòng biển nóng -> mưa nhiều thực vật phát triển

+ Khu vực ven biển có dòng biển lạnh-> hoang mạc-> thực vật không phát triển

+ Khu vực sâu trong nội địa-> tính ẩm giảm-> xavan, cây bụi, đồng cỏ....

-> Ngay trong một đới khí hậu xuất hiện nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau.

0,5

0,25

0,25

1,0

b

Tại sao trong khu vực hoạt động của gió Mậu Dịch vẫn có các hoàn lưu gió mùa và gió địa phương hoạt động.

1,0

Gió MD hoạt động chủ yếu trong phạm vị vùng nội chí tuyến. Trong khu vực này ngoài hoạt động của gió MD còn có các hoàn lưu gió mùa và gió địa phương hoạt động.

Nguyên nhân: Do có các vành đai khí áp phân bố xen kẽ nhau dẫn đến xuất hiện các loại gió khác nhau:

- Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. Sự hấp thụ và tỏa nhiệt của lục địa và địa dương khác nhau dẫn đến chế độ nhiệt khác nhau và kéo theo khí áp cùng thay đổi theo ngày đêm sinh ra gió đất, gió biển (gió địa phương).

- Ngoài ra khí áp trong khu vực này còn thay đổi chuyển động biểu kiến của MT (dẫn chứng: Mùa hạ khu vực lục địa Á Âu bị đốt nóng-> hình thành áp thấp Iran hoạt độ với cường độ mạnh, đồng thời lúc này ở lục địa Ôxtrâylia lạnh hình thành ap cao ..)-> xuất hiện gió mùa hoạt động.

- Ngoài ra còn do ảnh hưởng của địa hình-> gió núi, gió thung lũng.

0,25

0,25

0,25

0,25

2

a

Các nước phát triển chịu trách nhiệm chính về các hiện tượng ô nhiễm toàn cầu và cũng phải chịu trách nhiệm nhất định về việc làm trầm trọng thêm sự ô nhiễm môi trường.

1,5

- Các nước phát triển (nhất là cá nước Tây Âu, Hoa kì, NB...) là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề lớn về ô nhiễm môi trường toàn cầu:

+ Đây là các nước có hoạt động CN phát triển mạnh mẽ, - được xem là trung tâm phát thải khí lớn của thế giới (những khí S02, C02, N0x....) ra môi trường.

+ Là khu vực sử dụng nhiều năng lượng...

+ Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải...

-> Các khí này là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề môi trường toàn cầu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axit, suy giảm tầng ô zôn....

- Các nước phát triển cũng đang làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường thế giới:

+ Nhiều công ty TB các nước phát triển đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển...

+ Trong những thập niên gần đây các nước phát triển lại đẩy mạnh đầu tư vào các nước ĐPT với những ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu... dễ gây ô nhiễm môi trường...

1,0

0,5

b

Tại sao việc xác định đúng đắn, cơ cấu kinh tế của từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia?

0,5

- Việc xác định đúng đắn cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi điều này giúp các quốc gia huy động, khai thác tối đa, có hiệu quả và bền vững các nguồn lực trong và ngoài của đất nước mình.

- Việc xác định đúng đắn cơ cấu theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau và là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với xu thế chung của TG và khu vực, tạo điều kiện hội nhập, tránh tụt hậu...

0,25

0,25

3

a

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích đặc điểm khí hậu trong mùa đông ở nước ta?

2,0

*. Trong mùa đông (tháng 11- tháng 4)

khí hậu có đặc điểm:

- Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc ở phần lãnh thổ phía Bắc và gió TPĐB thường xuyên ở phần phần lãnh thổ phía Nam, đôi khi gió mùa suy yếu thì TP hoạt động mạnh lên ở khu vực phía Bắc. Chính hoạt động của các hoàn lưu gió này đã làm cho khí hậu trong mùa đông của nước ta cũng khá phức tạp.

- Chế độ nhiệt trong mùa đông

+ Nhiệt độ TB trong các tháng mùa đông bị hạ thấp, đặc biệt phần lãnh thổ phía Bắc (dc: nhiệt độ Tb tháng 1 của HN là...)

+ Nhiệt độ TB T1 tăng mạnh từ B-N (dc)

+ Nguyên nhân: Do MB chịu tác động mạnh của GMĐB với t/c lạnh khô. MN không chịu t/đ..

- Chế độ mưa: nhìn chung ít mưa, đây là thời điểm mùa khô của cả nước với lượng mưa TB khoảng 400mm (chiếm khoảng 20% lượng mưa TB năm )....

Tuy nhiên, lượng mưa có sự phân hóa rất rõ:

+ Miền Bắc mưa ít (dc)

+ MT mưa nhiều nhất (dc)

+ TN, NB rất khô (dc)

- Khí hậu có sự phân hóa phức tạp:

+ Phân thành hai miền khí hậu: Miền Bắc với kiểu khí hậu: mùa đông lạnh ít mưa. Đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, giữa và cuối mùa có kiểu thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn (dc qua trạm khí hậu Hà Nội); Miền Nam với kiểu khí hậu: nóng khô sâu sắc

+ Trong mỗi miền lại phân thành các vùng khí hậu với đặc điểm khác nhau

. Miền khí hậu phía Bắc gồm các vùng khí hậu: Vùng ĐB, T và NBB có mùa động lạnh, ít mưa; vùng TB mùa đông ấm, khô, đến muộn kết thúc sơm; BTB có mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều. (dc)

. Miền KH phía Nam gồm vùng khí NTB có kiểu khí hậu nóng, ẩm, có lượng mưa khá lớn (dc). TN và NB nóng, khô sâu sắc (dc)

0,5

0,5

0,5

0,5

b

Tại sao quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta?

1,0

- Kn: Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của miền nhiệt đới ẩm, trên địa hình chủ yếu là đồi núi.

- Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, mưa tập trung theo mùa đã thúc đẩy mạnh mẽ quá tình phong hóa.

Mưa nhiều thúc đẩy quá trình rửa trôi các chất hòa tan như Ca, Mg, K... làm cho đất bị chua. Đồng thời có sự tích tụ các oxit sắt (Fe203) và oxit nhôm (Al2O3) làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.

- Hơn nữa địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, nên quá trình phong hóa, rửa trôi và tích tụ diễn ra mạnh.

0,25

0.5

0,25

4

a

Nhận xét và giải thích

2,0

  • Tháng lũ có lưu lượng nước TB lớn hơn lưu lượng nước trung bình năm

*. Giống nhau: Mùa lũ kéo dài khoảng 5tháng, chiếm phần lớn lượng nước trong năm, trùng với mùa mưa.

*. Khác nhau:

- Thời gian lũ khác nhau:

+ S Hồng mùa lũ vào mùa hạ từ T6-T10, với tháng đỉnh lũ là tháng 8

+ S Ba mùa lũ ngắn hơn vào mùa thu đông từ T 9-T12, tháng đỉnh lũ là tháng 11

+ S. Đồng Nai mùa lũ cũng vào mùa từ tháng 7 – T11, tháng đỉnh lũ là T8

Nguyên nhân: Thời điểm mùa lũ chính là mùa mưa trên các hệ thống sông, tháng đỉnh lũ cũng thường là tháng mưa cực đại .

- Về lưu lượng nước và tỉ lệ lưu lượng nước trong mùa lũ so với tổng lượng nước năm.

+ S Hồng: có tổng lưu lượng nước trong mùa lũ lớn nhất với 24.250 m3/s, chiếm 72% tổng lưu lượng nước cả năm.

Nguyên nhân: Diện tích lưu vực sông lớn, mưa nhiều.

+ S. Ba có tổng lưu lượng nước trong mùa lũ nhỏ nhất chỉ có 2315 m3/s, chiếm 72% tổng lưu lượng nước cả năm.

Nguyên nhân: Sông có lưu lượng nước nhỏ do diện tích lưu vực nhỏ, mưa ít hơn.

+ S. Đồng Nai: Có lưu lượng nước trung bình với 5286 m3/s, song tập trung phần lớn lượng nước cả năm, chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 hệ thống sông (83,3%).

Nguyên nhân: Lượng mưa trên lưu vực sông khá lớn, song diện tích lưu vực sông nhỏ hơn S H nên có lưu lượng nước nhỏ hơn. Chế độ mưa theo mùa sâu sắc nhất nên sự phân hóa mùa lũ và mùa kiệt của S ĐN cũng rõ nét hơn cả.

(HS có thể diễn đạt theo cách khác song vẫn phân biệt được sự khác nhau về dặc điểm mùa lũ của 3 hệ thống sông trên vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,75

0,75

b

Giải thích

1,0

  • Tính sự chênh lệch lưu lượng nước giữa tháng đỉnh lũ và tháng kiệt nhất:

+ Sông Hồng: là 8,7 lần

+ Sông Đồng Nai: 27,8 lần

-> Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa tháng đỉnh lũ và tháng kiệt nhất của S ĐN lớn hơn rất nhiều so với SH.

- Giải thích: Chủ yếu do sự chênh lệch lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô, đặc biệt giữa tháng mưa cực đại và tháng mưa cực tiểu trên lưu vực hai hệ thống sông này.

+ Sự phân hóa mùa mưa khô, sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng mưa cực đại và cực tiểu trên lưu vực sông Hồng không sâu sắc như sông ĐN, do trong mùa khô trên lưu vực của hệ thống sông Hồng vẫn có lượng mưa tương đối và được tiếp nhận thêm nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ.(dẫn chứng từ tram Hà Nội)

+ Còn trên lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai, sự phân hóa mùa mưa khô, chênh lệch giữa tháng mưa cực đại và cực tiểu rất lớn, trong mùa mưa lượng mưa chiếm >90% lượng nước mưa mưa cả năm, mùa khô rất sâu sắc.(dc từ Trạm Đà Lạt).. Hơn nữa, nguồn cung cấp nước cho hệ thống sông này hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa.

5

a

Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta:

2,0

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ

+ Theo ngành: Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự thay đổi theo hướng đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ -> Đa dạng hóa sản xuất trong các ngành kinh tế (DC qua atlat)

+ Theo lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm kinh tế mới -> Hình thành các vùng kinh tế phát triển năng động, các vùng kinh tế trọng điểm. (dc)

- Ảnh hưởng đến việc làm:

+ Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế (việc làm theo khu vực kinh tế) thay đổi (dc atlat).

. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn… góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, tỉ lệ lao động thiếu việc làm có xu hướng giảm.

. Phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là các ngành cần nhiều lao động ở thành thị, tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh niên... Giảm tỉ lệ thất nghiệp

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội.

1,0

1,0

b

Tại sao ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp lại cao hơn ở nông thôn, còn ở khu vực nông thôn tỉ lệ lao động thiếu việc làm lại cao hơn ở thành thị?

1,0

-Ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp lại cao hơn ở nông thôn

Vì chức năng kinh tế chủ yếu của đô thị là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nguồn lao động phải có chất lượng nhất định. Mà các hoạt động sản xuất này thường không có tính mùa vụ.->Sự phát triển của hoạt động CN và dịch vụ có ý nghĩa quyết định đến tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở đây.

- Còn ở khu vực nông thôn, chức năng kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp đòi hỏi lao động chất lượng không cao bằng so với NN và CN (ai cũng có thể làm được dựa vào kinh nghiệm của bản thân). Mà hoạt động sản xuất nông nghiệp lại có tính mùa vụ (thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất) vì thế mà tỉ lệ lao động thiếu việc làm thường cao

0,5

0,5

6

a

Chứng minh và giải thích hoạt động du lịch nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

2,0

*. Chứng minh

- Nước ta chia thành 3 vùng du lịch:

+ Vùng du lịch BB (Từ Hà Giang đến Hà Tĩnh) với thủ đô HN là TT, với các điểm du lịch tiêu biểu: Vịnh Hạ Long, Tam Đảo, Chùa Hương, Kim Liên- Nam Đàn...

+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (Từ QBình đến Q Ngãi): với các điểm du lịch tiêu biểu là Động Phong Nha, cố đô Huế, phố Cổ Hội An, Đà Nẵng...

+ Vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam Bộ gồm các tỉnh còn lại...

- Các khu vực phát triển du lịch hơn cả là:

+ Tam giác tăng trưởng du lịch HN-HP-QN thuộc vùng du lịch BB

+ Tam giác tăng trưởng du lịch Tp. HCM – NT- ĐL thuộc vùng du lịch NTB và NB

+ Dải ven biển kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, các đảo và quần đảo ven bờ.

- Các khu vực tiềm năng: Tây Bắc, Tây Nguyên, ...

- Hoạt động du lịch tập trung chủ yếu ở một số trung tâm:

+ Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia...

+ Các trung tâm du lịch quan trọng khác, có ý nghĩa vùng....

*. Giải thích:

- Sự phân hóa lãnh thổ du lịch là kết quả tác động của nhiều nhân tố (tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, đường lối, chính sách, lực lượng lao đông...).

- Các nhân tố trên có sự phân hóa về mặt lãnh thổ: Khu vực có mức độ tập trung, hội tụ các nhân tố thuận lợi ...(dc)

1,5

0,5

b

Ý nghĩa phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước.

1,0

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng....Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...phát triển.

- Khai thác khoáng sản biển ( nhất là dầu khí) là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn nước ta, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... GTVT biển, du lịch biển... đang phát triển mạnh góp phần giúp cho nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đới sống nhân dân, nhất là các vùng đảo, góp phần giảm thiểu khoảng cách chênh lệch về KT-XH giữa các đảo với đất liền. Góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền vùng biển đảo đất nước.

7

a

So sánh thế mạnh về tự nhiên phát triển ngành công nghiệp năng lượng giữa vùng Đông Nam Bộ và Trung Du miền núi Bắc Bộ.

2,0

*. Giống:

- Đều có trữ lượng lớn về nguồn nhiên liệu (than, dầu mỏ)

- Đều có trữ năng thủy điện khá lớn

- Đều có nguồn năng lượng khác: địa nhiệt, thủy triều, năng lượng MT…

*. Khác

- TDMNBB có ưu thế hơn so với ĐNB về

+ Trữ lượng than lớn và có chất lượng cao hàng đầu cả nước (dc)

+ Tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước (dc)

+ Có nhiều điểm nước nóng (dc)-> tiềm năng để sản xuất điện từ địa nhiệt..

  • ĐNB ưu thế hơn TDMNBB về:

+ Trữ năng dầu mỏ, khí đốt... (dc)

+ Nguồn năng lượng từ MT

+ Trữ năng thủy điện không nhiều bằng TD... những cũng là một thế mạnh để xây dựng và phát triển các nhà máy thủy điện...

0,5

0,75

0,75

b

Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta?

1,0

- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi: Phía Tây giáp CPC với các cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát. Phía Đông giáp biển, gần với đường hàng hải quốc tế, với cụm cảng Sài Gòn- Vũng Tàu... Đây là cửa ngõ ra vào quan trọng cho vùng và các vùng lân cận.

- Vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, tiêu biểu là nguồn dầu, khí với trữ lượng lớn nhất nước ta, đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài trong khai thác, tương lai gần là chế biến dầu, khí.

- Dân cư, lao động dồi dào, với đội ngũ lao động lành nghề chiếm tỉ lệ cao so với các vùng khác trong cả nước, đáp ứng được cơ bản sự đầu tư cho các ngành CN, dịch vụ có trình độ kĩ thuật cao.

- ĐNB đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại bậc nhất cả nước với Tp. HCM – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước -> rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Điểm của bài là tổng điểm các ý thành phần không làm tròn điểm

ĐỀ 9

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

I/ MA TRẬN ĐỀ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số điểm

Tỉ lệ %

Địa lí tự nhiên Việt Nam

Nhận biết được các dạng địa hình bờ biển của nước ta và ý nghĩa của các dạng địa hình đó

Số điểm

Tỉ lệ %

1.5 điểm

15%

1.5 điểm

15%

Dân cư

Xác định được vùng có mật độ dân số cao nhất và ảnh hưởng của chúng

Nhận xét được sự thay đổi trong chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1995-2007

Số điểm

Tỉ lệ %

1,5 điểm

15 %

1,5 điểm

15 %

Kinh tế

Nhận biết được những thế mạnh tự nhiên để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta

Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện của nước ta

Số điểm

Tỉ lệ %

1,25 điểm

12,5 %

1,75 điểm

17,5 %

3,0 điểm

30 %

Sự phân hoá lãnh thổ

Xác định được vùng trọng điểm số 1 về cây cà phê của nước ta và hiểu được các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây

Số điểm

Tỉ lệ %

1,25 điêm

12,5%

1,25 điêm

12,5%

Biểu đồ

Nhận xét biểu đồ

Lựa chọn chính xác dạng biểu đồ, kĩ năng tính toán , kĩ năng vẽ

Số điểm

Tỉ lệ %

0,75 điểm

7,5%

2,0 điểm

20%

2,75 điểm

27,5%

Tổng điểm

Tỉ lệ %

2,75 điểm

27,5%

2,75 điểm

27,5%

2.5 điểm

25%

2,0 điểm

20 %

10,0 điểm

100%

II/ ĐỀ THI

Câu 1. (1,5 điểm)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm dạng địa hình bờ biển nước ta. Tỉnh Nam Định có dạng địa hình bờ biển nào. Cho biết ý nghĩa kinh tế của dạng địa hình đó.

Câu 2 (1,5 điểm)

  1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1995-2007.
  2. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, xác định vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta và nêu ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Câu 3 (3,0 điểm)

  1. Nước ta có những lợi thế về mặt tự nhiên nào để phát triển ngành thuỷ sản.
  2. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất điện.

Câu 4 (4,0 điểm)

  1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG CAO SU, CÀ PHÊ, CHÈ, HỒ TIÊU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn)

2010

2015

2017

2020

Cao su

751,7

946,9

966,6

1012,7

Cà phê

1100,5

1326,6

1408,4

1453,0

Chè

834,6

936,3

996,3

1012,9

Hồ tiêu

105,4

125,0

151,6

176,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su, cà phê, chè và hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 — 2015? Nhận xét.

  1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, xác định vùng trọng điểm số 1 của nước ta về sản lượng cà phê. Vùng có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển cây trồng đó.

* Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 để làm bài.

CÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐIỂM

Câu 1

(1,5 đ)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm dạng địa hình bờ biển nước ta

- Bờ biển bồi tụ là nơi có các bãi bùn rộng, bãi bồi, cồn cát, bãi cát… bờ biển tại các châu thổ Sông Hồng, sông Cửu Long

- Bờ biển mài mòn là nơi khúc khỉu, lồi lõm, có nhiều vũng vịnh nước sâu, thềm biển, vách biển.. tiêu biểu là đoạn từ bờ biển Đà Nẵng đến Vũng Tàu.

0,5 điểm

0,25

0,25

Tỉnh Nam Định có dạng địa hình bờ biển nào? Cho biết ý nghĩa kinh tế của dạng địa hình đó

- Bờ biển của Tỉnh Nam Định thuộc dạng bờ biển bồi tụ.

- Giá trị.

+ Phát triển du lịch: Cồn Lu cồn Ngạn, vườn quốc gia Xuân thuỷ (Giao Thuỷ), bãi biển Thịnh Long, bãi biển Quất Lâm…

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản: trong vườn quốc gia Xuân Thuỷ, khu vực ven biển.

+ Trông rừng ngập mặn, giao thông.

1,0 điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(1,5đ)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1995-2007

-Nhận xét: Trong giai đoạn 1995-2007, cơ câu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nước ta có sự thay đổi theo hướng.

+ Tỉ lệ lao động ngành Nông, lâm, thuỷ sản có xu giảm (d/c) tuy nhiên chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu sử dụng lao động.

+ Tỉ lệ lao động ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, tuy nhiên mức độ tăng khác nhau (d/c)

-> Đây là sự chuyển dịch tích cực phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

0,75đ

0,25

0,25

0,25

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, xác định vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta và nêu ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của vùng

- Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là vùng đồng bằng Sông Hồng. phần lớn các tỉnh, thành phố trong vùng đều có mật độ dân số cao ở mức từ 1000-2000 người/km2

- Ảnh hưởng.

+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.

+ Khó khăn: sức ép đối với vấn đề việc làm, môi trường (d/c) và các vấn đề an sinh xã hội (d/c)

0,75đ

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(3,0đ)

Nước ta có những lợi thế về mặt tự nhiên nào để phát triển ngành thuỷ sản.

- Ngành đánh bắt: nước ta có nhiều vùng biển rộng, ấm, kín nên có nhiều nguồn lợi sinh vật biển phong phú và đa dạng (hàng nghìn loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao…) / có nhiều ngư trường lớn (d/c), có nhiều bãi tôm bãi cá…-> thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ hải sản.

- Ngành nuôi trồng.

+ Nhiều ao hồ, sông suối, kênh rạch -> nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

+ Nhiều vũng vịnh, đầm phá -> nuôi trồng thuỷ sản nước mặn.

+ Nhiều cửa sông -> nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

1,25 đ

0,5

0,75

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất điện

- Tình hình phát triển.

+ Vai trò: Là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Sản lượng điện. cả nước qua các năm đều tăng, năm 2000 đạt 26,7 tỉ kwh, đến năm 2007 đạt 64,1 tỉ kwh.

+ Nguồn điện: thuỷ điện và nhiệt điện.

. Thuỷ điện. đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn trên 1000kw (d/c); các nhà máy thuỷ điện dưới 1000kw (d/c), các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng (d/c)

. Nhiệt điện. các nhà máy chạy bằng than (d/c), nhà máy chạy bằng khí (d/c)

+ Trạm điện và đường dây tải điện phát triển rộng khắp cả nước, đặc biệt là đường dây 500kw.

-Phân bố:

+ Nhà máy thuỷ điện phân bố chủ yếu ở tiểu vùng Tây Bắc của vùng TDMNBB và Tây Nguyên.

+ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than phân bố gần vùng nguyên liệu như (d/c). Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam (d/c)

1,75 đ

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

Câu 4

(4,0đ)

1.

-Lập bảng xử lý số liệu

Bảng tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao su, cà phê, chè và hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 — 2015 (%)

Coi năm 2010 là 100%

2010

2015

2017

2020

Cao su

100

126

129

135

Cà phê

100

121

128

132

Chè

100

112

119

121

Hồ tiêu

100

119

144

168

Vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Chính xác tỉ lệ, khoảng cách năm; đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, tên trục tung, trục hoành; đảm bảo tính thẩm mĩ...

(vẽ biểu đồ khác không cho điểm, thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25đ)

Nhận xét. sản lượng cao su, cà phê, chè và hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 — 2015 đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau.

+ Sản lượng hồ tiêu tăng nhanh nhất (dc)

+ Sản lượng chè tăng chậm nhất (dc)

+ Sản lượng cao su và cà phê tăng vừa (dc)

2,25 đ

0,5

1,0

0,75

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, xác định vùng trọng điểm số 1 của nước ta về sản lượng cà phê. Vùng có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển cây trồng đó.

- Vùng trọng điểm số 1 của nước ta về sản lượng cà phê là vùng Tây Nguyên.

- Điều kiện thuận lợi.

+ Điều kiện tự nhiên. Tây Nguyên có nhiều điều kiện về tự nhiên để phát triển cây Cà Phê mà các vùng khác không có được

. Địa hình TN là những cao nguyên xếp tầng, có bề mặt rộng, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây Cà Phê có quy mô lớn.

. Khí hậu cận xích đạo phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, nắng nhiều thuận lợi cho việc phơi sấy cà phê,

. Đất bazan màu mỡ giúp cho cây trồng phát triển tốt.

+ Điều kiện kinh tế xã hội.

. Người dân có kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc cà phê.

. Các cơ sở chế biến cà phê ngày càng nhiều, hiện đại.

. Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng..

1,75 đ

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Lưu ý: Điểm toàn bài bằng điểm các câu cộng lại không làm tròn.

ĐỀ 10

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (1,5 điểm)

a. Trình bày và giải thích đặc điểm thời tiết, khí hậu trên các miền của nước ta trong mùa gió đông bắc.

b. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh gây khó khăn như thế nào tới sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định?

Câu 2. (2,0 điểm)

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007.

b. Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta vẫn còn cao? Nêu một số giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay.

Câu 3. (2,0 điểm)

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm.

b. Giải thích tại sao Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.

Câu 4. (2,0 điểm)

a. Trình bày những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Câu 5. (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

Năm

2005

2007

2012

2017

Diện tích (nghìn ha)

497,4

509,3

623,0

677,6

Sản lượng (nghìn tấn)

752,1

915,8

1260,4

1577,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017.

b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017.

---------HẾT---------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục Việt Nam từ năm 2009 đến nay.

Họ và tên thí sinh:……………………………..

Số báo danh:…………………………………..

Họ tên, chữ ký GT 1:……………………………

Họ tên, chữ ký GT 2:………………………...….

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

a

Trình bày và giải thích đặc điểm thời tiết, khí hậu trên các miền của nước ta trong mùa gió đông bắc.

1,0

- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với đặc trưng chủ yếu là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc và xen kẽ là những đợt gió đông nam.

- Thời tiết - khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt do ảnh hưởng của gió mùa

+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh, đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn. Nhiệt độ hạ thấp, nhiệt độ trung bình tháng ở nhiều nơi hạ thấp xuống dưới 15°C; do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ áp cao lục địa phương Bắc tràn xuống, có tính chất lạnh khô đầu mùa, lạnh ẩm cuối mùa.

+ Nam Bộ và Tây Nguyên thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa; do gió mùa Đông Bắc suy yếu dần khi di chuyển xuống phía nam và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Ở Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa rất lớn vào thời kì thu đông; do gió Đông Bắc gặp địa hình dãy Trường Sơn chắn gió gây mưa lớn.

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh gây khó khăn như thế nào tới sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định.

0,5

- Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, nhiều thiên tai gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai.

- Khí hậu nóng ẩm nên nhiều sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi.

0,25

0,25

2

a

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007.

1,0

Giai đoạn 1995 – 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta có sự thay đổi

- Tỉ trọng lao động trong khu vực Nông, lâm, thủy sản giảm (từ 71,2% xuống 53,9%, giảm 17,3%), tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất (53,9% năm 2007)

- Tỉ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng (từ 11,4% lên 20%, tăng 8,6%)

- Tỉ trọng lao động trong khu vực Dịch vụ tăng (từ 17,4% lến 26,1%, tăng 8,7%)

- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta đang có sự thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tuy nhiên sự chuyển dịch còn diễn ra chậm.

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta vẫn còn cao? Nêu một số giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay.

1,0

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta vẫn còn cao do

+ Trình độ phát triển kinh tế: Việt Nam là nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo, quá trình công nghiệp hóa đang ở giai đoạn đầu, cơ cấu kinh tế còn chuyển dịch chậm, cơ cấu ngành nghề chưa đa dạng nên khả năng giải quyết việc làm chưa cao.

+ Đặc điểm nguồn lao động còn nhiều hạn chế: đông, tăng nhanh hơn khả năng tạo ra việc làm của nền kinh tế; chất lượng lao động thấp hạn chế khả năng tìm việc làm.

(Nếu HS trả lời theo 2 ý: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn cho điểm tối đa

- Tỉ lệ thất nghiệp: công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển; chất lượng lao động thấp

- Tỉ lệ thiếu việc làm: nông nghiệp có tính mùa vụ; hoạt động kinh tế chưa đa dạng)

- Giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm

+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng

+ Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn

+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị

+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm

(HS nêu được 4 giải pháp cho 0,5 điểm. Nếu có giải pháp khác hợp lí vẫn cho đủ số điểm)

0,25

0,25

0,5

3

a

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm.

1,0

- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (23,7% năm 2007), có vai trò quan trọng.

- Có nhiều thế mạnh để phát triển

+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (sản phẩm từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản)

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

- Đã đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, cà phê, cá tra, cá basa, vải thiều Bắc Giang…), thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Giải thích tại sao Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.

1,0

- Vị trí địa lí thuận lợi: ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng biển Đông rộng lớn.

- Dân cư đông, lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại hàng đầu nước ta; là đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước.

- Điều kiện khác: thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước, Hà Nội là thủ đô – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất nước ta,…

0,25

0,25

0,25

0,25

4

a

Trình bày những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.

1,0

- Phía tây: dải núi Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng phong phú. Diện tích rừng lớn, trong có rừng nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản và chim thú có giá trị, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

- Ở giữa là vùng trung du và đồng bằng ven biển: Vùng đồi gò phía tây có đồng cỏ thuận lợi chăn nuôi trâu, bò; đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Vùng đồng bằng ven biển có đất cát pha duyên hải, đất phù sa thuận lợi cho trồng công nghiệp hàng năm, trồng lúa, chăn nuôi lợn.

- Phía đông: tất cả các tỉnh của vùng đều giáp biển. Vùng biển nhiều cá tôm, ven biển có vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

0,25

0,5

0,25

b

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1,0

- Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản:

+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn. Có bốn ngư trường trọng điểm (dẫn chứng), nhiều loài có giá trị kinh tế cao (2000 loài cá, 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết…)

+ Dọc bờ biển nhiều vũng vịnh, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi nuôi trồng thủy sản (dẫn chứng)

- Du lịch biển - đảo: nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, nhiều vịnh, đảo (dẫn chứng). Đặc biệt vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa (dẫn chứng)

+ Nguồn muối biển vô tận, đặc biệt ở ven biển Nam Trung Bộ

+ Oxit titan ở dọc bờ biển, cát trắng làm thủy tinh, pha lê

- Giao thông vận tải biển:

+ Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng

+ Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi xây dựng cảng (dẫn chứng)

0,25

0,25

0,25

0,25

5

a

- Dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp (cột + đường). Các loại biểu đồ khác không cho điểm

- Yêu cầu:

+ Đúng: vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ, trục tung thể hiện diện tích, sản lượng, trục hoành thể hiện thời gian (năm); khoảng cách năm chính xác, các số liệu trên trục tung được chia đều…

+ Đủ các yếu tố: gốc tọa độ, chú giải, số liệu các năm, tên biểu đồ.

+ Đảm bảo tính thẩm mĩ.

(Thiếu 2 trong các yếu tố: tên, chú giải, số liệu, đơn vị, năm, gốc tọa độ… trừ 0,25 điểm/ Sai tỉ lệ trên trục hoành hoặc trục tung trừ 0,25 điểm)

1,5

b

Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017.

1,0

* Nhận xét: Giai đoạn 2005 – 2017, diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta tăng liên tục nhưng mức độ tăng khác nhau

- Diện tích trồng cà phê tăng từ 497,4 nghìn ha lên 677,6 nghìn ha, tăng 180,2 nghìn ha, gấp 1,36 lần.

- Sản lượng cà phê nhân tăng từ 752,1 nghìn tấn lên 1577,2 nghìn tấn, tăng 825,1 nghìn tấn, gấp 2,09 lần.

* Giải thích

- Diện tích trồng cà phê tăng do thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, khả năng mở rộng diện tích còn lớn.

- Sản lượng cà phê tăng do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó chủ yếu là do tăng năng suất (áp dụng giống chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật…)

0,25

0,25

0,25

0,25

TỔNG ĐIỂM

10,0

ĐỀ 11

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (3 điểm)

Nhiệt độ nước biển có đồng nhất không? Tại sao?

Câu 2. (2 điểm)

  1. Tại sao cơ cấu dân số theo lao động lại có sự thay đổi theo thời gian và không gian?
  2. Sự phát triển ngành giao thông đường biển gắn chặt với sự buôn bán quốc tế?

Câu 3. (3 điểm)

  1. Khí hậu tác động đến sinh vật nước ta như thế nào ?
  2. Ngập lụt là thiên tai nguy hiểm thường xảy ra ở nước ta, em hãy cho biết khu vực nào thường xảy ra hiện tượng này vào mùa thu đông, phân tích nguyên nhân xảy ra hiện tượng này

câu 4. (3 điểm)

  1. So sánh đặc điểm chế độ mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ với TN và giải thích.
  2. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa sông nước ta.

Câu 5. (3 điểm)

  1. Chứng minh và giải thích Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất nước ta.
  2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng dân số thành thị nước ta

Câu 6. (3 điểm)

  1. So sánh đặc điểm ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm giữa vùng công nghiệp Đồng bằng sông Hồng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta
  2. Nguyên nhân ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng lại được phát triển manh mẽ

Câu 7. (3 điểm)

  1. Chứng minh vùng TDMNBB nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nhưng CN của vùng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
  2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế khu vực miền Trung, Tây Nguyên?

HƯỚNG DẪN CHẤM.

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

a

Nhiệt độ nước biển có đồng nhất không? Tại sao?

1,5

Nhiệt độ nước biển không đồng nhất, mà có sự thay đổi:

+ Nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu, càng xuống sâu nhiệt độ càng giảm nhanh. Do nhiệt độ nước biển cũng phụ thuộc vào lượng bức xạ Mặt trời…

Song từ độ sâu 3000m nhiệt độ nước biển lại khá đồng nhất. Do ở vĩ độ sâu, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam cực lắng xuống và trôi đến.

+ Nhiệt độ nước biển thay đổi tùy theo mùa trong năm, mùa hạ nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và phụ thuộc vào sự chuyển động biểu kiến của MT.

+ Nhiệt độ nước biển giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. Vì càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ giảm, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó.

+ Nhiệt độ nước biển còn thay đổi do ảnh hưởng của dòng biển.

0,5

0,5

0,25

0,25

b

Giải thích

1,5

- Trong đới khí hậu ôn đới có 3 kiểu khí hậu cơ bản:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa

+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa

- Nguyên nhân:

+ Do trong đới này khí hậu chịu tác động của nhiều nhân tố: lục địa, đại dương, sự phân bố xen kẽ lục địa và đại dương dẫn đến sự phân bố khác nhau của các vành đại khí áp, sự hoạt động của các hoàn lưu gió, địa hình, vị trí gần hay xa biển, dòng biển...

+ Sự tác động của các nhân tố này khác nhau giữa các khu vực dẫn đến có các kiểu khí hậu khác nhau

. KH ôn đới hải dương: thường xuất hiện ở Khu vực Tây Âu ven ĐTD với đặc điểm nhiệt độ TB các tháng >00C, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm, lượng mưa giảm vào mùa hạ. Do khu vực này chịu tác động của gió Tây ôn đới, có dòng biển nóng Gơnxtrim chảy qua .

. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa thường xuất hiện ở khu vực trung tâm lục địa Á-Âu, TT lục địa Bắc Mĩ với biên độ nhiệt độ năm và ngày cao, mùa đông rất lạnh, mùa hạ nóng khô, lượng mưa nhỏ... Do nằm ở vị trí xa đại dương, diện tích lục địa lớn..

. Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa thường xuất hiện ở vùng Đông Bắc Á (viễn Đông Nga). Do nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á (gió mùa ôn đới do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa Á – Âu với TBD)

+ Mối quan hệ giữa các nhân tố hình thành khí hậu không giống nhau giữa các khu vực trong đới-> tác động đến sự phân hóa khí hậu của đới.

0,25

0,25

0,75

0,25

2

a

Tại sao cơ cấu dân số theo lao động lại có sự thay đổi theo thời gian và không gian?

1,5

  • Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
  • Cơ cấu dân số theo lao động thay đổi theo thời gian và không gian (sự khác nhau giữa các quốc gia, các khu vực, các nhóm nước trên TG- dc). Do cơ cấu này phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu dân số theo tuổi (nguồn lao động), vào đặc điểm KT-XH và khả năng tạo việc làm cho những người lao động trong độ tuổi..(cơ cấu lao động hoạt động theo khu vực kinh tế)
  • Các nhân tố trên thay đổi theo thời gian và khác nhau về mặt không gian

+ Nguồn lao động thay đổi theo thời gian và không gian:

Do kết cấu dân số theo độ tuổi thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nhóm nước, các khu vực, các QG trên TG...

+ Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển kinh tế, khả năng tạo việc làm. Các nhân tố này cũng khác nhau theo thời gian và không gian.

Trong nền văn minh nông nghiệp thì lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao

Trong nền văn minh CN, sử dụng nhiều máy móc, tỉ lệ lao động trong Cn cao.

Trong nền văn minh hậu Cn, tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ lớn.

Hiện nay cơ cấu kinh tế TG đang có sự chuyển dịch khác nhau giữa các nước trên TG-> làm cho cơ cấu lao động thay đổi theo

0,25

0,25

0,5

0,5

b

Sự phát triển ngành giao thông đường biển gắn chặt với sự buôn bán quốc tế?

0,5

Sự phát triển của ngành GTVT đường biển gắn chặt với sự buôn bán quốc tế. Thật vậy:

- Ngành GTVT đường biển là loại hình vận tải mang ý nghĩa quốc tế lớn do nó có đặc điểm: vận chuyển được khối lượng hàng hóa cồng kềnh, khối lượng hàng hóa lớn, với giá thành rẻ, vượt được các đại dương rồng lớn-> nên nó đảm bảo phần lớn hàng hóa vận tải quốc tế.

- Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia trên TG phụ thuộc nhau trong quá trình phát triển-> nhu cầu về trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu lớn... Đòi hỏi GTVT đường biển ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn này.

0,25

0,25

3

a

Khí hậu tác động đến sinh vật

2,0

Đặc điểm khí hậu: nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, có sự phân hóa phức tạp đã quy định đặc điểm sinh vật nước ta:

Tác động đến SV

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, hiện nay còn rất ít. Tính nhiệt đới gió mùa với sự thay đổi khác nhau từ nhiệt đới ẩm ướt đến khô hạn đã quy định đặc điểm sinh vật phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xa van cây bụi gai hạn nhiệt đới. (dc từ atlat)

- Tính nhiệt đới của khí hậu đã quy định tính nhiệt đới phổ biến của sinh vật với thành phần loài của sinh vật chủ yếu là nhiệt đới...(Dẫn chứng hệ thực động vật từ atlat) Khí hậu nước ta có sự phân hóa phức tạp-> sinh vật cũng có sự phân hóa phức tạp:

+ Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam -> sinh vật cũng phân hóa theo chiều Bắc – Nam (dẫn chứng đặc điểm sinh vật của miền lãnh thổ phía B vàN)

+ Khí hậu có sự phân hóa theo đai cao-> sinh vật cũng có sự phân hóa theo đai cao (dẫn chứng khái quát từ bài Thiên nhiên Việt Nam phân hóa theo đai cao).

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

b

Ngập lụt là thiên tai nguy hiểm thường xảy ra ở nước ta, em hãy cho biết khu vực nào thường xảy ra hiện tượng này vào mùa thu đông, phân tích nguyên nhân xảy ra hiện tượng này.

1,0

- Khu vực ĐBDHMT thường xảy ra hiện tượng ngập lụt vào mùa thu đông.

- Nguyên nhân: Do trong thời điểm này vùng chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố

+ Thời điểm mùa mưa….+ Bão -> gây mưa lớn trên diện rộng

+ Diện tích rừng bị suy giảm-> lũ từ nguồn về, mạng lưới sông ngòi có ít cửa sông, địa hình đồng bằng hẹp, kết hợp với thủy triều dâng…

+ Việc xả lũ của các nhà máy thủy điện trong mùa mưa.

4

a

So sánh đặc điểm chế độ mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ với TN và giải thích

2,0

*. Giống nhau:

- Lượng mưa TB năm khá lớn…

- Chế độ mưa có sự phân hóa theo mùa và theo không gian.

*. Khác nhau: có sự đối lập trong

- Đặc điểm chế độ mưa của DHNTB so với TN thì:

+ Lượng mưa TB năm nhìn chung thấp hơn so với TN…

+ Mùa mưa chủ yếu vào mùa thu đông với lượng mưa 400mm, nhiều nơi trên 1200mm…(Điểm Nha Trang mưa nhiều từ tháng 9-12), tháng mưa cực đại vào tháng 11. Thời điểm này là mùa khô của TN với lượng mưa rất thấp khoảng 200-400mm

+ Chế độ mưa có sự phân hóa rõ theo không gian, đặc biệt theo chiều B-N, khu vực phía Bắc của vùng mưa nhiều (ĐN, QN, Q Ngãi), càng vào phía Nam càng mưa ít, khu vực cực Nam Trung Bộ khô hạn nhất cả nước (Lượng mưa TB năm ở mức dưới 1200mm).

  • Đặc điểm chế độ mưa của TN so với DHNTB

+ Lượng mưa TB năm cao hơn…

+ Mùa mưa chủ yếu vào mùa hạ (5-11) với lượng mưa phổ biến ở mức 1200-1600mm, nhiều nơi đạt mức > 2000mm (Thượng Kom Tum). Trong khi đó vào thời điểm này DHNTB chỉ có lượng mưa dưới 1200mm và dưới 800mm. Tháng mưa cực đại vào tháng 9 (trạm Đà Lạt).

+ Chế độ mưa cũng có sự phân hóa theo không gian nhưng không rõ nét bằng DHNTB…., nơi lượng mưa ít nhất cũng đạt mức trên 1200mm.

*. Giải thích:

- Giống nhau: Do đều mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động của nhiều nhân tố gây mưa, gió, địa hình, dải hội tụ

- Khác nhau: chế độ mưa hai vùng lãnh thổ khác nhau do sự tác động của các nhân tố gây mưa của hai vùng khác nhau.

+ DHNTB: Mưa chủ yếu vào mùa thu đông do tác động của địa hình đón gió ĐB từ biển vào, bão muộn và dải hội tụ nhiệt đới. Mưa cực đại vào tháng 11 do trong thời điểm này chịu tác động tổng hợp của các nhân tố gây mưa trên.

+ Tây Nguyên: mưa chủ yếu vào mùa hạ là do tác động của gió mùa Tây Nam (đầu mùa hạ do gió mùa TN có nguồn gốc từ áp cao Bắc ÂĐD, giữa và cuối mùa hạ do gió mùa TN từ áp cao cận chí tuyến NBC hoạt động cùng với dải hội tụ nhiệt đới, đây cũng là nguyên nhân gây tháng mưa cực đại vào T9 cho TN)

0,25

0,5

0,5

0,75

b

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa sông nước ta.

1,0

- Đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: khí hậu (đặc biệt là chế độ mưa), địa hình, địa chất, thảm thực vật...

- Các nhân tố này tác động đến thủy văn có sự phân hóa khá rõ theo lãnh thổ, đặc biệt là khí hậu và địa hình (dc).

- Mối quan hệ giữa các nhân tố cũng có sự khác nhau giữa các khu vực

-> Thủy văn có sự phân hóa

0,25

0,5

0,25

5

a

Chứng minh và giải thích Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất nước ta

2,0

*. Chứng minh:

- Có số dân thành thị cao nhất cả nước (chiếm > 30 dân số thành thị cả nước).

- Số lượng đô thị không nhiều nhưng có quy mô dân số các độ thị lớn, tập trung nhiều đô thị đông dân nhất cả nước: Có tp.HCM là đô thị có quy mô dân số lớn nhất nước ta trên 1 triệu người ( năm 2008 là gần 7 triệu người)...Tp. Biên Hòa (500001- 1 triệu người), Tp. Vũng Tàu...

- Phân cấp đô thị: có 1 đô thị đặc biệt....

- Chức năng kinh tế của các đô thị trong vùng được thể hiện rõ nét hơn các vùng khác trong cả nước: Tp. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất nước ta, là TTCN, Thương mại, du lịch lớn nhất nước ta; Tp. Biên Hòa, Thủ Dầu Một đều là những trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở nước ta...

- Mạng lưới các đô thị phân bố khá tập trung trên lãnh thổ. Các công trình công cộng đô thị, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại bậc nhất cả nước.

*. Nguyên nhân

- Vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, quá trình CN hóa diễn ra sớm và phát triển nhanh hơn các vùng khác (Tỉ lệ CN trong GDP năm 2007 chiếm 65,1%, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với các vùng khác và mức TB cả nước), vùng có mức độ tập trung các KCN, KCX...-> thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển.

- Đây cũng là vùng mà hoạt động dịch vụ, du lịch phát triển mạnh nhất nước ta (dc qua các bản đồ liên quan: đầu mối GTVT lớn, nhiều trung tâm thương mại lớn, hoạt động xuất nhập khẩu mạnh nhất cả nước, trung tâm du lịch có ý nghĩa Quốc gia, vùng...).

- Nguyên nhân khác.....

1,0

1,0

b

Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng dân số thành thị nước ta ….

1,0

*. Nhận xét: Trong những thập niên gần đây (từ khi Đổi mới) dân số thành thị nước ta tăng nhanh (dc: gđ 1989 -2007, dân số thành thị tăng từ 12,92 triệu người lên 23,37 triệu người, tăng 1,8 lần, trong 18 năm)

*. Nguyên nhân:

- Do sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa gắn với sự hình thành các thành phố công nghiệp và việc thành lập các khu CN, KCX trong những thập niên Đổi mới.

- Do sức hút của cuộc sông đô thị đối với người dân nông thôn bởi thu nhập và chất lượng cuộc sống cao hơn -> việc di dân tự do vào các đô thị.

6

a

So sánh đặc điểm ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm giữa vùng công nghiệp Đồng bằng sông Hồng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta

2,0

- Vùng cN ĐBSH gồm các tỉnh thuộc vùng kinh tế ĐBSH + Tỉnh QN, TH, NA, HT.

- Vùng ĐBSCL gồm trọn vẹn vùng kinh tế ĐBSCL

*. Giống nhau:

- Tình hình phát triển: Đều phát triển mạnh với nhiều trung tâm CN CBLTTP, cơ cấu ngành đa dạng

- Đều có nhiều thế mạnh phát triển: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn...

- Có sự phân hóa theo lãnh thổ

*. Khác nhau:

- Ngành CNCBLTTP của vùng ĐBSH phát triển mạnh hơn và cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn so với vùng ĐBSCL

+ Về tình hình phát triển:

Tập trung nhiều TTCN CBLTTP hơn (dc: có khoảng 6 TTCN...)

Quy mô các TTCN lớn hơn (dc: Có Hà Nội là TTCN rất lớn, Hp quy mô lớn...)

Cơ cấu ngành CN CBLTTP đa dạng hơn...... Có ưu thế hơn hẳn so với vùng CN ĐBSCL về ngành CN chế biến rượu bia, nước giải khát; CN chế biến đường, sữa, bánh kẹo; chế biến sản phẩm chăn nuôi...

+ Về điều kiện phát triển

Ưu thế hơn về nguồn lao động đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, sức mua cao; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, truyền thống, thu hút đầu tư trong và ngoài nước... ư thế hơn về nguồn nguyên liệu từ ngành chan nuôi...(cần phân tích khái quát và rõ hơn)

+ Mức độ tập trung hóa cao hơn...

- Về vùng CN ĐBSCL

+ Tình hình phát triển kém hơn: Số lượng TTCN CBLTTP ít hơn, quy mô nhỏ hơn....Cơ cấu ngành kém đa dạng hơn (không có ngành chế biến chè, cà fe, thuôc lá, điều). Có ưu thế hơn về ngành CNCB thủy sản và lương thực.

+ Về điều kiện phát triển: Ưu thế hơn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt nguồn nguyên liệu từ ngành thủy sản và trồng cây lương thực; nguồn lao động năng động, sớm tiếp thu nền kinh tế thị trường.

+ Mức độ tập trung k cao như ĐBSH.

0,5

0,75

0,75

b

Nguyên nhân ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng lại được phát triển manh mẽ

1,0

- Nhu cầu của thị trường lớn:

+ Thị trường trong nước đông dân, mức sống ngày càng tăng-> nhu cầu lớn.

+ Thị trường ngoài nước ngày càng được mở rộng (VN là thành viên của WTO, VN ngày càng xâm nhập được vào các thị trường lớn khó tính...).

- Đầu tư đổi mới công nghệ, hợp tác liên doanh với nước ngoài trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành CNSXHTD.

- Ngành có nhiều thế mạnh để phát triển, đặc biệt về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ..

- Do đặc điểm ngành CN SXHTD là sản xuất ra nhiều loại hàng hóa thông dụng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và cho xuất khẩu.

7

a

Chứng minh vùng TDMNBB nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nhưng CN của vùng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng

2,0

*. Phân tích các thế mạnh phát triển CN của vùng, đặc biệt nhấn mạnh về các thế mạnh tự nhiên

- TNKS

- TN nước

- Tài nguyên sinh vật biển

- Các tài nguyên đất, nước, khí hậu....ảnh hưởng gián tiếp đến sản xuất Cn thông qua sự phát triển của ngành nông nghiệp.

- Vị trí địa lí....

*. Hiện trạng phát triển Cn vùng (dựa vào atlat)

- Vai trò tỉ trọng giá trị sản xuất CN vùng so với cả nước, của các tỉnh...

Vai trò của Cn trong cơ cấu kinh tế vùng

- Thiếu vắng các TTCN, chỉ có các TTCN nhỏ và các điểm CN (dc)

- Cơ cấu ngành CN còn đơn giản….

- Các ngành CN trọng điểm vùng

-> KL: chưa phát triển tương xứng với tiềm năng...Nhiều tài nguyên TN vẫn còn dưới dạng tiềm năng hoặc khai thác chưa có hiệu quả cao...

1,0

1,0

b

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế khu vực miền Trung, Tây Nguyên?

1,0

VKTTĐMT bao gồm các tỉnh, tp…

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng có tác động lôi kéo sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực MT, TN, từ đó góp phần cải thiện đới sông người dân.
  • Vùng là trọng điểm thu hút đầu tư trọng nước và quốc tế, góp phần tăng tiềm lực kinh tế cho khu vực này…
  • Góp phần giải quyết việc làm cho vùng và các vùng lân cận, cung cấp cho khu vực MT, TN những sản phẩm công nghiệp và dịch vụ cần thiết..
  • Thúc đẩy MT, TN phát triển, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch kinh tế - xã hội với hai đầu đất nước.

ĐỀ 12

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (2 điểm)

  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét về tình hình phát triển dân số nước ta trong giai đoạn 1960 – 2007
  2. Dân số đông và tăng nhanh đã gây những hậu quả gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta?

Câu 2. (2 điểm)

  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhận xét cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu của nước ta năm 2007. Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương?
  2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 xác định vùng trọng điểm về trồng lúa của nước ta và giải thích

Câu 3. (3 điểm)

  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, xác định phạm vi lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, xác định địa bàn phân bố cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp chủ yếu này.

câu 4. (3 điểm)

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta năm 2010.

Bảng số liệu

  1. Nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta năm 2010. Tại sao có sự phân hóa như vậy?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét về tình hình phát triển dân số nước ta trong giai đoạn 1960 – 2007

1,25

Trong giai đoạn 1960 – 2007, quy mô dân số nước ta liên tục tăng, cả dân số nông thôn và thành thị đều tăng song tốc độ tăng khác nhau.

- Dân số cả nước tăng 55 triệu người trong vòng 47 năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 1 triệu người (tăng 1,17 triệu người/năm), năm 2007 dân số đạt 85,17 triệu người.

-> Dân số đông, tăng nhanh.

- Dân nông thôn tăng 2,4 lần.

- Dân thành thị tăng 4,9 lần

-> Tốc độ tăng dân thành thị nhanh hơn so với dân nông thôn, song quy mô dân số ở nông thôn nhiều gấp gần 3 lần so với dân thành thị.

0,25

0,5

0,25

0,25

2

Dân số đông và tăng nhanh đã gây những hậu quả gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta?

0,75

Hậu quả của dân số đông, tăng nhanh:

- Kinh tế: sự phát triển kinh tế không theo kịp so với mức tăng dân số (làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế).

- Xã hội: Gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, phát triển các vấn đề phúc lợi xã hội..., khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Tài nguyên, môi trường: không gian cư trú chật hẹp, tài nguyên suy giảm, môi trường ô nhiễm.

0,25

0,25

0,25

2

1

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhận xét cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu của nước ta năm 2007. Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương?

1,0

*. Nhận xét: Năm 2007.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu: Chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 42,6 %); chiếm tỉ trọng thứ 2 là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (34,3%); hàng nông lâm, thủy sản chiếm 23,1%.

- Cơ cấu hàng nhập khẩu: chủ yếu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nhất với 64,0%; tiếp đến là máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm 28,6% (hai mặt hàng này chiếm 92,6%); hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhỏ 7,4%.

*. Giải thích: nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương vì đây là khu vực:

- Đông dân, thị trường rộng lớn...

- Gần gũi về vị trí địa lí.

0,5

0,5

2

2

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 xác định vùng trọng điểm về trồng lúa của nước ta và giải thích.

1,0

*. Vùng trọng điểm về trồng lúa nước ta là: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

*. Giải thích: Do hai vùng này hội tụ nhiều nhân tố thuận lợi cho việc trồng lúa hơn hẳn so với các vùng khác:

- Hai đồng bằng châu thổ có diện tích rộng lớn nhất nước ta.

- Có nhiều thế mạnh về tự nhiên để trồng lúa: đất phù sa phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn nước dồi dào... rất phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.

- Có nhiều lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội: dân đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa; cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đồng bộ hiện đại; chính sách của Nhà nước đầu tư phát triển thành hai vùng trọng điểm về trồng lúa của cả nước...

0,25

0,25

0,25

0,25

3

1

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, xác định phạm vi lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

1,5

*. Vùng KTTĐMT gồm: tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tp. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

*. Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm này đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

- Tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài.

- Cung cấp cho các vùng lân cận những sản phẩm công nghiệp và dịch vụ cần thiết.

- Góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân cho các vùng lân cận.

(Có thể thưởng điểm nếu học sinh có ý: Tạo điều kiện khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng trong phát triển kinh tế - xã hội: thế mạnh về kinh tế biển của MT, thế mạnh về phát triển cây CN, lâm nghiệp, thủy điện của TN... nhưng không vượt quá tổng số điểm của ý)

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, xác định địa bàn phân bố cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp chủ yếu này.

1,5

*. Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng TDMNBB là cây chè.

- Cây chè được trồng hầu hết ở các tỉnh trong vùng song tập trung chủ yếu ở tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Gang, Bắc Kạn.

*. Vùng có thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây chè

- Là vùng đất feralit được hình thành trên đá vôi, đá phiến và các loại đá khác, tập trung trên những vùng đồi trung du thích hợp cho việc hình thành vùng chuyên canh chè.

- Vùng có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, với một mùa đông lạnh, kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nền nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các vùng khác rất phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè.

0,25

0,5

0,25

0,5

4

1

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta năm 2010.

1,5

- Bước 1: Xử lí số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta năm 2010. (Đơn vị: %)

Vùng

Giá trị sản xuất công nghiệp

Cả nước

100

Trung du và miền núi Bắc Bộ

3,0

Đồng bằng sông Hồng

24,7

Bắc Trung Bộ

2,4

Duyên hải Nam Trung Bộ

7,2

Tây Nguyên

0,8

Đông Nam Bộ

51,6

Đồng bằng sông Cửu Long

10,3

- Bước 2: Vẽ biểu đồ tròn

Yêu cầu:

+ Biểu đồ đẹp, chính xác.

+ Thể hiện tỉ trọng giá trị công nghiệp của các vùng theo đúng trình tự như trong bảng số liệu.

+ Ghi đầy đủ số liệu vào biểu đồ.

+ Chú giải chính xác.

0,5

1,0

2

Nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta năm 2010. Tại sao có sự phân hóa như vậy?

1,5

*. Nhận xét:

- Giá trị sản xuất công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ:

+ Vùng ĐNB chiếm tỉ trọng cao nhất với 51,6%.

+ Vùng ĐBSH chiếm tỉ trọng cao thứ hai với 24,7%

+ Vùng ĐBSCL thứ 3 với 10,3%

  • Riêng 3 vùng này chiếm trên 80% (86,6%)

+ Vùng chiếm tỉ trọng thấp nhất là Tây Nguyên (0,8%), Bắc Trung Bộ (2,4%), TDMNBB (3,0%), TN (7,2%) .

*. Giải thích:

- Công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố: các nhân tố về tự nhiên (tài nguyên khoáng sản, thủy năng...), các nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư, lao động; cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng; chính sách; thị trường).

- Các nhân tố này có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ:

+ Vùng chiếm tỉ trọng giá trị cao là những vùng hội tụ nhiều nhân tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp (Có thể dẫn chứng vùng ĐNB, ĐBSH)

+ Vùng chiếm tỉ trọng thấp do thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên.

0,75

0,75

Lưu ý: Điểm của toàn bài là tổng điểm các câu thành phần, không làm tròn điểm.

___________ HẾT __________

ĐỀ 13

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

Sau khi học xong bài 4 về Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống (SGK Địa lý lớp 9), bạn Minh có nói những ý như sau về vấn đề sử dụng lao động trong các ngành kinh tế nước ta:

a. Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.

b. Lao động nước ta hiện nay hoạt động chủ yếu trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp và cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực

c. Tỉ lệ lao động bị thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn tương đối cao

d. Nguồn lao động nước ta mặc dù có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhưng còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều này gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.

1. Em hãy lựa chọn phương án đúng nhất về vấn đề sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay.

2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, em hãy nhận xét và giải thích cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 - 2007

Câu 2: (2,0 điểm)

Năm 2010

Năm 2002

Biểu đồ thể hiện cơ cấu vận tải hàng hoá của nước ta năm 2002 và 2010

1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23 và kiến thức đã học, em hãy kể tên 3 cảng biển lớn nhất nước ta và một số tuyến giao thông đường biển quan trọng trong nước. Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta?

2. Dựa vào biểu đồ thể hiện cơ cấu vận tải hàng hoá của nước ta năm 2002 và 2010, hãy cho biết loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở nước ta, tại sao?

Câu 3: (3,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (trang 16, 27, 28) và kiến thức đã học, so sánh đặc điểm cư trú dân tộc và hoạt động kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, vùng biển rộng và có tài nguyên phong phú, quan trọng nhất là dầu mỏ ở thềm lục địa.

- Em hãy kể tên các bộ phận vùng biển nước ta.

- Trình bày tiềm năng và sự phát triển của ngành dầu khí ở nước ta.

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta

Giai đoạn 2000 – 2012

Đơn vị: tỉ đồng

Năm

Tổng

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2000

129087,9

101043,7

24907,6

3136,6

2005

183213,6

134754,5

45096,8

3362,3

2010

540162,8

396733,7

135137,1

8292,0

2012

746479,9

533189,1

200849,8

12441,0

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 – 2012.

2. Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn nói trên.

___________ HẾT __________

Chú ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ năm 2009.

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1

Lựa chọn phương án đúng nhất về vấn đề sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta

0,25

- Phương án b

0,25

2

Nhận xét và giải thích cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta

1,75

*. Nhận xét:

Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng:

- Lao động trong khu vực nông – lâm –thuỷ sản còn chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm liên tục tuy còn chậm. (d/c)

- Lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng có xu hướng tăng lên. (d/c)

*. Giải thích

- Do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp nên tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế này cũng giảm theo.

- Lao động nước ta đông, trình độ còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông gắn với hoạt động nông nghiệp.

0,25

0,5

0,25

0,5

0,25

2

1

Kể tên 3 cảng biển lớn nhất nước ta và một số tuyến giao thông đường biển quan trọng trong nước. Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn đối với ngành ngoại thương

1

* Kể tên

- 3 cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn

- Một số tuyến đường biển quan trọng trong nước: Sài Gòn – Hải Phòng, Hải Phòng – Đà Nẵng...

* Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn đối với ngành ngoại thương:

- Giao thông vận tải biển là loại hình vận tải gắn chặt với việc buôn bán quốc tế do những ưu việt của nó đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

- Hệ thống cảng biển nước ta với vị trí thuận lợi và ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để phát triển ngành ngoại thương

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở nước ta, tại sao

1

- Quan trọng nhất là vận tải đường bộ.

- Giải thích:

+ Ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển.

+ Là phương tiện đảm đương phần chủ yếu nhất nhu cầu vận tải trong nước (cả về hàng hoá và hành khách)

+ Đây là loại hình vận tải có nhiều ưu điểm (dẫn chứng)

0,25

0,25

0,25

0,25

3

1

So sánh đặc điểm cư trú dân tộc và hoạt động kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

1,5

- Giống nhau:

+ Cả 2 vùng đều có sự phân hoá về cư trú dân tộc và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và miền núi phía tây

+ Cả 2 vùng ở đồng bằng đa số đều là người Kinh, miền núi phía tây là các dân tộc, đều có các hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc lớn ở đồng bằng, vùng núi phía tây đều phát triển nghề rừng, cây công nghiệp

- Khác nhau

+ Về cư trú dân tộc:

^ BTB ở đồng bằng duyên hải chủ yếu là người Kinh còn ở DHNTB ngoài dân tộc Kinh là chủ yếu thì có một bộ phận người Chăm

^ BTB vùng núi phía Tây chủ yếu là các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái – Kadai: Thái, Mường, Tày... còn phía Tây của DHNTB chủ yếu là các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn – Khơ me và Nam Đảo: Cơ tu, Gia rai, Ba Na, Ê đê...

+ Hoạt động kinh tế: BTB vùng đồng bằng ven biển phát triển sx lương thực, cây CN hàng năm còn vùng đồng bằng ven biển DHNTB phát triển du lịch

0,25

0,5

0,5

0,25

2

Kể tên các bộ phận vùng biển nước ta. Trình bày tiềm năng và sự phát triển của ngành dầu khí ở nước ta

1,5

*. Kể tên các bộ phận vùng biển: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Lưu ý: Học sinh kể thiếu 1 bộ phận không cho điểm

*. Tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí

- Tiềm năng: nước ta có 3 – 4 tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí

- Sự phát triển:

+ Dầu: sản lượng khai thác tăng, hiện nay đang hình thành CN hoá dầu, nhà máy lọc dầu đã được xây dựng

+ Khí: Một số mỏ khí được khai thác, chế biến phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao, kết hợp xuất khẩu khí tự nhiên, khí hoá lỏng

0,25

0,25

0,5

0,5

4

1

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 – 2012.

1,5

*. Xử lý số liệu:

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành ở nước ta

Đơn vị: %

Năm

Tổng

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2000

100

78,3

19,3

2,4

2005

100

73,6

24,6

1,8

2010

100

73,4

25

1,6

2012

100

71,4

26,8

1,8

(Nếu không có tên bảng hoặc đơn vị chỉ cho 0,25đ)

*. Vẽ

Yêu cầu:

- Vẽ biểu đồ miền, nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm.

- Khoảng cách năm trên trục hoành, trục tung phải chính xác.

- Trên các trục tên đơn vị phải ghi đầy đủ.

- Thể hiện các đối tượng trên biểu đồ phải chính xác, sạch đẹp.

- Ghi số liệu vào biểu đồ, có tên biểu đồ và chú giải đầy đủ.

(Lưu ý: Nếu đơn vị trên trục tung thể hiện sai, khoảng cách năm không chính xác thì trừ ½ số điểm. Các yếu tố khác tùy vào mức độ trừ 0,25 điểm)

0,5

1

2

Nhận xét và giải thích

*. Nhận xét:

- Quy mô: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh và liên tục, trong đó các phân ngành cũng có sự gia tăng nhưng tốc độ khác nhau (d/c)

- Cơ cấu: cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành có sự thay đổi:

+ Tỉ trọng ngành trồng trọt: lớn nhất và đang có xu hướng giảm (d/c)

+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi: lớn thứ 2 và đang có xu hướng tăng (d/c)

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp: tỉ trọng nhỏ nhất, chưa ổn định (d/c)

*. Giải thích

- Giá trị sản xuất tăng do có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội nên năng suất, sản lượng tăng

- Cơ cấu có sự chuyển dịch do: ngành chăn nuôi có nhiều thuận lợi để phát triển (định hướng trở thành ngành chính trong nông nghiệp, cơ sở thức ăn ngày càng đảm bảo tốt hơn, thị trường rộng, cơ sở vật chất...)

0,5

0,5

0,25

0,25

Lưu ý: Điểm của toàn bài là tổng điểm các câu thành phần, không làm tròn điểm.

___________ HẾT __________

ĐỀ 14

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,

        1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
        2. Giải thích và phân tích.

Câu 2 (2 điểm)

So sánh về thực trạng ngành trồng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước?

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21, trang 22, hãy lập bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007 và xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất của nước ta.

Câu 3. (3 điểm)

        1. Nguồn lợi sinh vật biển của nước ta để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? Những hành động cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nước ta?
        2. Xác định các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các tỉnh biên giới Việt - Trung và Việt – Lào thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Nêu ý nghĩa của các tuyến đường đó đối với phát triển kinh tế vùng?

Câu 4. (3 điểm)

Vẽ biểu đồ.

Nhận xét về tình hình phát triển ngành ngoại thương nước ta. Tại sao về cơ bản ở nước ta giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1

Nêu đặc điểm về sự phân bố dân cư không đồng đều

0,5

- Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng (d/c)

- Dân cư phân bố không đồng đều ngay trong vùng đồng bằng hoặc miền núi (d/c)

- Dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi (d/c)

Lưu ý: Học sinh làm được 2/3 ý vẫn cho điểm tối đa

2

Giải thích, phân tích

1,5

*. Giải thích sự phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi

- Đồng bằng: mật độ dân số cao do là nơi có nhiều thuận lợi về điều kiện sống, dễ dàng cho giao lưu, phát triển sản xuất (dẫn chứng)

- Miền núi: mật độ dân số thấp do là nơi có điều kiện sống và sản xuất còn nhiều khó khăn (dẫn chứng)

Lưu ý: Không có dẫn chứng chỉ cho 0,25đ

*. Phân tích hậu quả

- Ở đồng bằng: đất chật người đông gây sức ép đến các vấn đề giải quyết việc làm (tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp cao), ảnh hưởng đến năng suất lao động, gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

- Ở miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động, đặc biệt lao động có trình độ gây lãng phí tài nguyên hoặc khai thác, sử dụng tài nguyên không hiệu quả

0,25

0,25

0,5

0,5

2

1

So sánh về thực trạng ngành trồng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước?

1,5

*. So sánh ngành trồng lúa 2 đồng bằng (ĐBSH và ĐBSCL)

- Giống nhau: đều là 2 vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước

- Khác nhau:

+ Diện tích: ĐBSH có diện tích trồng lúa ít hơn ĐBSCL

+ Sản lượng: ĐBSH có sản lượng lúa thấp hơn ĐBSCL

+ Năng suất: ĐBSH có năng suất lúa cao hơn ĐBSCL

*. Giải thích ĐBSH có năng suất lúa cao nhất cả nước

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi (Đất, nước, khí hậu)

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Trình độ thâm canh cao

+ Điều kiện khác (lao động, thị trường, cơ sở vật chất kĩ thuật...)

Lưu ý: Học sinh đưa ra 2 dẫn chứng hợp lý về điều kiện khác thưởng 0,25đ nếu điểm toàn ý chưa tối đa.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21, trang 22, hãy lập bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007 và xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất của nước ta.

0,5

*. Lập bảng:

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007, đơn vị: %

Năm

2000

2005

2007

CN năng lượng

18,6

13,7

11,1

CN chế biến lương thực thực phẩm

24,9

23,5

23,7

CN sản xuất hàng tiêu dùng

15,7

15,9

16,8

Các ngành khác

40,8

46,9

48,4

Lưu ý: Nếu học sinh không có tên bảng vẫn cho điểm tối đa

*. Xác định 2 khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta:

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng

0,25

0,25

3

1

Nguồn lợi sinh vật biển của nước ta để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? Những hành động cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nước ta?

2,0

*. Nguồn lợi sinh vật biển của nước ta để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế

- Trong biển có hơn 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản khác: hải sâm, bào ngư, sò huyết....

- Trữ lượng hải sản lớn, khoảng 4 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 1,9 triệu tấn/năm

Lưu ý: Học sinh làm được 2/3 ý vẫn cho điểm tối đa

*. Cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ vì

- Có hiệu quả kinh tế cao

- Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển vùng bờ

- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ vùng biển – đảo của nước ta

*. Là công dân VN cần có những hành động cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nước ta

- Tích cực học tập, lao động sản xuất góp phần phát triển kinh tế, từ đó tạo ra sức mạnh kinh tế để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức, tuyên truyền cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế các giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên biển nước ta

- Không xả rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ những tài nguyên biển đang có nguy cơ cạn kiệt, tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển... (hoặc các ý khác)

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Xác định các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các tỉnh biên giới Việt - Trung và Việt – Lào thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Nêu ý nghĩa của các tuyến đường đó đối với phát triển kinh tế vùng?

1,0

*. Các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các tỉnh biên giới Việt - Trung và Việt – Lào thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

- Đường sắt: Biên giới Việt – Trung: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn

- Đường ô tô:

+ Biên giới Việt – Trung: quốc lộ 1 (Hà Nội – Lạng Sơn), 3 (Hà Nội – Cao Bằng), 2 (Hà Nội – Hà Giang)

+ Biên giới Việt – Lào: 6 (Hà Nội – Sơn La – Điện Biên)

Lưu ý: Nếu học sinh chỉ kể được tuyến đường, không kể nơi xuất phát và nơi đến hoặc phần đường ô tô chỉ kể được ¾ số tuyến đường vẫn cho điểm tối đa

*. Ý nghĩa

- Thúc đẩy mối giao lưu thương mại lâu đời giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Thượng Lào

- Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: kinh tế (khai thác hiệu quả tài nguyên, phát triển các ngành kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất...), văn hoá xã hội (thu hút dân cư, nâng cao dân trí, phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, cải thiện chất lượng cuộc sống...), góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Lưu ý: Học sinh làm được 2/3 ý về kinh tế xã hội vẫn cho điểm tối đa

0,25

0,25

0,25

0,25

4

1

Vẽ biểu đồ

1,5

*. Xử lý số liệu:

Bảng cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2010

Đơn vị: %

Năm

1990

1992

2000

2005

2010

Xuất khẩu

46,2

51

48,2

46,8

46

Nhập khẩu

53,8

49

51,8

53,2

54

(Nếu không có tên bảng hoặc đơn vị chỉ cho 0,25đ)

*. Vẽ

Yêu cầu:

- Vẽ biểu đồ miền, nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm.

- Khoảng cách năm trên trục hoành, trục tung phải chính xác.

- Trên các trục tên đơn vị phải ghi đầy đủ.

- Thể hiện các đối tượng trên biểu đồ phải chính xác, sạch đẹp.

- Ghi số liệu vào biểu đồ, có tên biểu đồ và chú giải đầy đủ.

Lưu ý: Nếu đơn vị trên trục tung thể hiện sai, khoảng cách năm không chính xác thì trừ ½ số điểm. Các yếu tố khác tùy vào mức độ trừ 0,25 điểm.

0,5

1,0

2

Nhận xét về tình hình phát triển ngành ngoại thương nước ta. Tại sao về cơ bản ở nước ta giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu?

1,5

*. Nhận xét

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng, giá trị xuất và nhập khẩu cũng tăng

- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng giá trị xuất khẩu, tăng tỉ trọng giá trị nhập khẩu

- Cán cân xuất nhập khẩu âm (trừ năm 1992)

(Lưu ý: không có số liệu trừ 0,25 điểm)

*. Giải thích.

- Giá trị nhập khẩu cao do:

+ Yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá phải nhập khẩu nhiều nguyên – nhiên - vật liệu, máy móc – thiết bị - phụ tùng có giá trị kinh tế cao

+ Nhu cầu đời sống nhân dân ngày càng tăng đòi hỏi nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao mà trong nước chưa đáp ứng

- Giá trị xuất khẩu thấp hơn do: các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô: nông – lâm – sản, khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp... có giá trị thấp

0,75

0,75

0,25

0,25

0,25

Chú ý:

1. Khi chấm thi, cán bộ chấm thi bám sát hướng dẫn chấm của Sở GD – ĐT.

2. Điểm của toàn bài là tổng điểm các câu thành phần, không làm tròn điểm.

3. Bài thi có cách làm riêng và đúng vẫn chấm theo thang điểm quy định.

ĐỀ 15

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (3.0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm chung của thổ nhưỡng Việt Nam. Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở tỉnh Nam Định là nhóm đất nào?

Câu 2. (3.0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

1. Nêu vùng phân bố chủ yếu của nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

2. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động nước ta?

Câu 3. (5.0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

1. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Kể tên hai điểm du lịch của tỉnh Nam Định được ghi trên bản đồ du lịch, Atlat địa lí Việt Nam.

2. Lập bảng số liệu cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2000 – 2007. Giải thích vì sao ngành nuôi trồng thuỷ sản có tỉ trọng tăng mạnh trong những năm gần đây?

Câu 4. (5.0 điểm)

Bảng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2012

Sản phẩm

2000

2005

2010

2012

Than (triệu tấn)

11.6

34.1

44.8

42.1

Dầu thô (triệu tấn)

16.3

18.5

15

16.7

Điện (tỉ kwh)

26.7

52.1

91.7

115.1

(Nguồn: Tổng cục thống kê www.gso.gov)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2012.

2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn trên.

Câu 5: (4.0 điểm)

1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, kể tên các trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và quy mô của từng trung tâm.

2. Vì sao thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

3. Phân tích vai trò của ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

-----HẾT-----

Họ và tên thí sinh:……………… ……….…………..Số báo danh:........

Họ, tên, chữ ký của GT1:……… ………Họ, tên, chữ ký của GT2:…………………

Câu

Nội dung

Điểm

1

(3.0)

Trình bày đặc điểm chung của thổ nhưỡng Việt Nam. Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở tỉnh Nam Định là nhóm đất nào?

3.0

* Trình bày đặc điểm chung của thổ nhưỡng Việt Nam

- Đất ở nước ta rất đa dạng thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

- Có ba nhóm đất chính:

+ Nhóm đất feralit: phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng. Đất dễ bị suy thoái, đá ong hoá. Có 2 loại đất feralit chính là đất feralit trên đá badan và đất feralit trên đá vôi, thích hợp để trồng cây công nghiệp.

+ Nhóm đất mùn núi cao: phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, chiếm khoảng 11% diện tích, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

+ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển: phân bố chủ yếu ở đồng bằng, chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. Đất màu mỡ, tơi xốp, ít chua, giàu mùn. Thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm…Đất này gồm nhiều loại như phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, phù sa cổ.

2.5

0.5

0.75

0.5

0.75

* Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở tỉnh Nam Định là nhóm đất nào?

Chủ yếu là nhóm đất phù sa gồm các loại: phù sa sông, đất mặn.

(Nếu HS viết là nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển vẫn cho điểm. Nếu HS chỉ viết tên loại đất, không có tên nhóm đất thì không cho điểm).

0.5

2

(3.0)

1. Nêu vùng phân bố chủ yếu của nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

0.5

Tây Nguyên

(Nếu HS trả lời là vùng núi Trường Sơn Nam thì vẫn cho điểm)

2. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động nước ta?

2.5

* Dân cư nước ta phân bố không đều

- Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Đồng bằng: chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm 75 % dân số cả nước, dân cư đông đúc, mật độ dân số cao. (d/c)

+ Miền núi: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 25% dân số, dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. (d/c)

- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: tỉ lệ dân cư nông thôn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp (d/c)

- Phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam (d/c)

- Không đều trong nội vùng (d/c)

(Không có số liệu dẫn chứng -1/2 số điểm)

1.5

0.5

0.5

0.25

0.25

* Ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động

- Đồng bằng: đất chật, người đông dẫn tới thừa lao động thiếu việc làm, tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.

- Miền núi: giàu tài nguyên nhưng dân cư thưa thớt dẫn đến thiếu lao động gây lãng phí tài nguyên.

1.0

0.5

0.5

3

(5.0)

1. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Kể tên hai điểm du lịch của tỉnh Nam Định được ghi trên bản đồ du lịch, Atlat địa lí Việt Nam.

3.0

* Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Phong cảnh đẹp (d/c)

+ Bãi tắm đẹp (d/c)

+ Khí hậu tốt (d/c)

+ Vườn quốc gia (d/c)

- Tài nguyên du lịch nhân văn

+ Công trình kiến trúc, di tích lịch sử (d/c)

+ Lễ hội truyền thống (d/c)

+ Làng nghề truyền thống (d/c)

+ Văn hoá dân gian (d/c)

- Nhiều địa điểm được công nhận là di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới (d/c)

(Mỗi tài nguyên nêu được từ 2 dẫn chứng trở lên. Không có dẫn chứng chỉ cho 1/2 số điểm. Nếu HS trình bày các tài nguyên theo Atlat địa lí Việt Nam vẫn cho điểm)

2.5

1.0

1.0

0.5

* Kể tên hai điểm du lịch của tỉnh Nam Định được ghi trên bản đồ du lịch, Atlat địa lí Việt Nam.

Lễ hội Phủ Giầy, vườn quốc gia Xuân Thuỷ, bãi biển Thịnh Long.

0.5

2. Lập bảng số liệu cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2000 – 2007. Giải thích vì sao ngành nuôi trồng thuỷ sản có tỉ trọng tăng mạnh trong những năm gần đây?

2.0

* Lập bảng

Bảng cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2000 – 2007 (%)

Năm

2000

2005

2007

Đánh bắt

73.8

57.2

49.4

Nuôi trồng

26.2

42.8

50.6

(Nếu sai 2 số liệu -0.25)

0.5

* Vì sao ngành nuôi trồng thuỷ sản có tỉ trọng tăng mạnh trong những năm gần đây?

- Do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đang bị suy giảm mạnh nên nước ta chủ trương đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Thị trường ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước.

- Nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích nuôi trồng: nhiều sông ngòi, kênh rạch, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng vịnh…

1.5

0.5

0.5

0.5

4

(5.0)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2012.

2.5

* Xử lí số liệu

Bảng tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta

giai đoạn 2000 – 2012 (%)

Sản phẩm

2000

2005

2010

2012

Than

100

294.0

386.2

362.9

Dầu thô

100

113.5

92.0

102.5

Điện

100

195.1

343.4

431.1

(Sai 2 số liệu -0.25)

0.5

*Vẽ biểu đồ đường

%

năm

Biểu đồ tốc độ tăng trưởngsản lượng than, dầu thô, điện của nước ta

giai đoạn 2000 – 2012

- Yêu cầu:

+ Vẽ chính xác, đúng tỉ lệ, đảm bảo tính thẩm mĩ.

+ Có tên biểu đồ, bảng chú giải, số liệu, tên các trục.

(Vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm. Nếu thiếu một trong các yếu tố -0.25).

2.0

2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển của các sản phẩm trên.

2.5

* Nhận xét

- Sản lượng than, dầu thô, điện tăng rất nhanh nhưng tốc độ tăng khác nhau.

- Điện tăng nhanh thứ nhất và tăng liên tục (d/c)

- Than tăng nhanh thứ 2, giai đoạn 2010 – 2012 có giảm nhẹ (d/c)

- Dầu mỏ tăng chậm nhất và không ổn định (d/c)

(Không có số liệu dẫn chứng hoặc số liệu sai -0.5)

1.75

0.25

0.5

0.5

0.5

* Giải thích

- Điện tăng nhanh thứ nhất và tăng đều đặn do nhu cầu thị trường ngày càng cao, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển.

- Than tăng nhanh thứ 2 do có nhiều cải tiến về công nghệ và kĩ thuật khai thác, nhu cầu sử dụng than lớn.

- Dầu mỏ tăng nhanh thứ 3 và không ổn định do những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới.

0.75

0.25

0.25

0.25

5

(4.0)

1. Kể tên các trung tâm kinh tế thuộc vùng Đông Nam Bộ và quy mô của từng trung tâm.

1.0

- TP Hồ Chí Minh: trên 100 nghìn tỉ đồng.

- Biên Hoà: từ 15 – 100 nghìn tỉ đồng.

- Vũng Tàu: từ 15 – 100 nghìn tỉ đồng.

- Thủ Dầu Một: từ 10 – 15 nghìn tỉ đồng.

2. Vì sao thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

2.0

Vì TP Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp:

- Là thành phố lớn nhất nước ta. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của các tỉnh phía nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Giáp biển Đông.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, tập trung đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật, lành nghề đông đảo nhất cả nước. Chất lượng cuộc sống cao nên nhu cầu tiêu dùng lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đồng bộ nhất cả nước, là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

- Nguồn lực khác: nhận được sự ưu tiên đầu tư của nhà nước, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. thị trường tiêu thụ rộng lớn, gần vùng nguyên liệu.

0.5

0.5

0.5

0.5

3. Phân tích vai trò của ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

1.0

- Tạo thuận lợi phát triển ngành đánh bắt thuỷ sản xa bờ, khai thác có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Từđó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của vùng và sản phẩm để xuất khẩu.

- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Việc khai thác nguồn lợi từ ngư trường góp phần khẳngđịnh chủ quyền biểnđảo, ổnđịnh đời sống xã hội, bảo vệan ninh quốc phòng.

0.5

0.25

0.25

Tổng điểm

20.0

ĐỀ 16

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (1,5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm địa hình bờ biển nước ta.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh và giải thích sự giảm sút tính nhiệt đới của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Câu 2. (2,0 điểm)

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh và phân tích hình dạng tháp dân số năm 1999 và 2007.

b. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Câu 3. (2,0 điểm)

a. Phân tích thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta.

b. Chứng minh công nghiệp khai thác nhiên liệu là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

Câu 4. (2,0 điểm)

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày những nhân tố giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

b. Trình bày vấn đề giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta trong những năm gần đây.

Câu 5. (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu:

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO

LOẠI HÌNH VẬN TẢI Ở NƯỚC TA (Đơn vị: triệu tấn)

Năm

Tổng số

Đường sắt

Đường bộ

Đường sông

Đường biển

2005

460,0

8,8

298,1

111,1

42,0

2015

1146,7

6,7

877,6

201,5

60,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2015.

b. Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2015. Giải thích tại sao loại hình vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta.

---------HẾT---------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục Việt Nam từ năm 2009 đến nay.

Họ và tên thí sinh:……………………………..

Số báo danh:…………………………………..

Họ tên, chữ ký GT 1:……………………………

Họ tên, chữ ký GT 2:………………………...….

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

a

Trình bày đặc điểm địa hình bờ biển nước ta.

0,5

Bờ biển nước ta được chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn:

- Bờ biển bồi tụ: có nhiều bãi bùn rộng, bãi bồi, rừng cây ngập mặn phát triển…; tập trung chủ yếu ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

- Bờ biển mài mòn là nơi khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch; tập trung chủ yếu từ đoạn bờ biển Đà Nẵng đến Vũng Tàu.

0,25

0,25

b

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh và giải thích sự giảm sút tính nhiệt đới của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

1,0

- Biểu hiện: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hơn các vùng khác trong cả nước; nhiều tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18°C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0°C ở miền núi và dưới 5°C ở đồng bằng (dẫn chứng)

- Nguyên nhân

+ Tác động của gió mùa Đông Bắc: gió mùa Đông Bắc kết hợp với địa hình các cánh cung núi mở rộng phía bắc và đông tạo thành những hành lang hút gió mùa, làm nền nhiệt trong mùa đông của miền bị hạ thấp, từ đó làm suy giảm tính nhiệt đới.

+ Một số khu vực núi cao ở thượng nguồn sông Chảy làm hạ thấp nhiệt độ, từ đó phá vỡ tính nhiệt đới của khí hậu.

0,5

0,25

0,25

2

a

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh và phân tích hình dạng tháp dân số năm 1999 và 2007.

1,0

- So sánh

+ Giống nhau: tháp dân số có dạng mở rộng ở đây, thu hẹp dần về phía đỉnh tháp

+ Khác nhau: tháp dân số năm 2007 có chân tháp thu hẹp hơn, thân và đỉnh tháp mở rộng hơn so với năm 1999.

- Phân tích

+ Dân số trong nhóm tuổi 0-14 và 15-59 chiếm tỉ lệ lớn, dân số trong nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ nhỏ thể hiện nước ta có cơ cấu dân số trẻ.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0-14 có xu hướng giảm, tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 và trên 60 có xu hướng tăng thể hiện sự già hóa của dân số.

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

1,0

Cơ cấu dân số vàng là cơ cấu dân số có tỉ lệ nhóm người lao động gấp đôi tỉ lệ nhóm người phụ thuộc

- Thuận lợi

+ Nguồn lao động trẻ, dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn; giúp thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ Tỉ lệ nhóm người phụ thuộc nhỏ nên chất lượng cuộc sống được cải thiện, các vấn đề về văn hóa, y tế, giáo dục được nâng cao.

- Khó khăn

+ Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong nhóm tuổi lao động cao

+ Chi phí phúc lợi xã hội cho người già bắt đầu tăng lên

0,25

0,25

0,25

0,25

3

a

Phân tích thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta.

1,0

- Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao (2000 loài cá, 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết…)

- Dọc bờ biển nhiều vũng vịnh, đảo, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, cửa sông thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.

- Nước ta có nhiều ao hồ, sông suối thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước ngọt

0,5

0,25

0,25

b

Chứng minh công nghiệp khai thác nhiên liệu là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

1,0

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, có vai trò quan trọng.

- Có nhiều thế mạnh để phát triển

+ Nguồn khoáng sản năng lượng phong phú: than đá phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, các mỏ dầu khí tập trung ở thềm lục địa phía Nam với hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ m3 khí.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, chính sách ưu tiên phát triển.

- Đã đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực (dầu thô, than đá), thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

0,25

0,25

0,25

0,25

4

a

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày những nhân tố giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

1,0

- Điều kiện tự nhiên

+ Địa hình: có các cao nguyên badan xếp tầng với bề mặt tương đối bằng phẳng thuận lợi trồng cây công nghiệp với quy mô lớn.

+ Đất: đất feralit trên đá badan có diện tích lớn nhất nước ta, phân bố tập trung thành các vùng lớn trên các cao nguyên Đắk Lắk, Mơ Nông, PleiKu thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Mùa khô thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Trên các cao nguyên cao, khí hậu mát mẻ thuận lợi trồng chè.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: người dân có kinh nghiệm, truyền thống sản xuất cây công nghiệp. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước.

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Trình bày vấn đề giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta trong những năm gần đây.

1,0

- Giảm sút tài nguyên

+ Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh

+ Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy), nhiều loài hải sản giảm mức độ tập trung, các loài hải sản quý (cá thu) đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

- Ô nhiễm môi trường biển đảo

+ Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng làm chất lượng nhiều vùng biển nước ta giảm sút, nhất là các cảng biển, các vùng cửa sông.

+ Ô nhiễm làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.

0,25

0,25

0,25

0,25

5

a

Dạng biểu đồ: biểu đồ tròn, bán kính khác nhau. Các loại biểu đồ khác không cho điểm

* Xử lí số liệu:

- Bảng cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2015. Đơn vị: %

Năm

Tổng số

Đường sắt

Đường bộ

Đường sông

Đường biển

2005

100

1,9

64,8

24,2

9,1

2015

100

0,6

76,5

17,6

5,3

- Tính bán kính

+ Coi bán kính đường tròn năm 2005 là 1 đơn vị

+ Bán kính đường tròn năm 2015 = 1 * √(1146,7/460) = 1,58 đơn vị

* Vẽ biểu đồ

- Yêu cầu:

+ Đủ các yếu tố: bán kính hình tròn khác nhau, có chú giải, số liệu các năm, tên biểu đồ.

+ Đảm bảo tính thẩm mĩ.

(Thiếu 2 trong các yếu tố: tên, chú giải, số liệu, năm,… trừ 0,25 điểm/ Sai bán kính trừ 0,25 điểm)

0,5

1,0

b

Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2015. Giải thích tại sao loại hình vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta.

1,0

* Nhận xét

- Sự thay đổi quy mô: tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, khối lượng hàng hóa vận chuyển của đường bộ, đường sông, đường biển tăng nhưng không đều nhau (dẫn chứng). Riêng khối lượng hàng hóa vận chuyển của đường sắt giảm (dẫn chứng)

- Sự thay đổi cơ cấu: tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển của đường bộ tăng, các loại hình vận tải còn lại giảm (dẫn chứng)

* Giải thích: Loại hình vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta do có nhiều ưu điểm

+ Đảm nhiệm chủ yếu nhu cầu vận tải trong nước, thích nghi trên quãng đường vận chuyển ngắn và trung bình trong điều kiện nước ta có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu vận chuyển lớn.

+ Linh động, dễ thích nghi với nhiều dạng địa hình.

0,25

0,25

0,5

TỔNG ĐIỂM

10,0

ĐỀ 17

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam.
  2. Giải thích vì sao vào mùa đông ở tỉnh Nam Định tính chất nhiệt đới lại bị giảm sút mạnh mẽ?

Câu 2: (3,5 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, hãy:

  1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Giải thích?
  2. Các biện pháp giải quyết vấn đề phân bố dân cư nước ta.

Câu 3: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa nước ta 1981 - 2013

Năm

1981

1990

2003

2013

Số dân (triệu người)

54,9

66,2

80,9

89,8

SL lúa (triệu tấn)

12,4

19,2

34,6

44,0

(Nguồn: Niên giám thống kê 2018)

  1. Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người)
  2. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tốc độ tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người ở nước ta giai đoạn trên?
  3. Nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian trên?

Câu 4 (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta 1991 – 2014

(đơn vị %)

1991

2014

Nông-lâm-ngư nghiệp

40.5

17.8

Công nghiệp – xây dựng

23.8

43.2

Dịch vụ

35.7

39.0

(Nguồn: Niên giám thống kê 2018)

1. Nhận xét và phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1991-2014?

2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm nước ta?

Câu 5: (4,5 điểm)

1. So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng Trung du miền núi Bắc bộ và Tây Nguyên và giải thích sự khác nhau đó?

2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

* Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 đề làm bài.

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

1. Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta

2,0

- Tính nhiệt đới:

+ Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo/năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước đều vượt 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, 80 – 100C và giảm dần từ Bắc vào Nam.

- Tính gió mùa:

+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), tính chất lạnh, khô vào đầu mùa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt.

+ Mùa hạ có gió mùa Tây Nam (tháng 5 – tháng 10), tính chất nóng ẩm và có mưa nhiều

- Tính ẩm:

+ Lượng mưa lớn 1500 - 2000 mm/năm, có nơi lên đến 3000 - 4000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí rất cao thường trên 80 %.

1,0

0,5

0,5

2, Vào mùa đông tỉnh Nam Định tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ:

1,0

- Tỉnh Nam Định nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ.

- Vào mùa đông, miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ do:

+ Miền nằm ở vùng cận chí tuyến, nơi đón gió Đông Bắc trực tiếp của nước ta.

+ Miền có địa hình thấp, có 4 cánh cung mở rộng tạo thành hành lang dẫn gió nên chịu tác động mạnh mẽ nhất của gió mùa ĐB.

0,25

0,25

0,5

2

1

Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Giải thích?

2,5

* Đặc điểm sự phân bố dân cư :

Dân cư phân bố không đồng đều:

+ Tập trung đông đồng bằng, ven biển (500-2000 người/km2); thưa thớt miền núi và cao nguyên (50 đến 100 người/km2 ).

+ Tập trung quá nhiều ở nông thôn 73%, ít ở thành thị 27% (2007).

+ Tập trung đông ở miền Bắc, thưa thớt hơn ở miền Nam. (dẫn chứng)

+ Phân bố không đều ngay trong nội bộ vùng (ĐBSH: khu vực trung tâm đồng bằng mật độ dân số cao hơn khu vực rìa đồng bằng…)

* Giải thích :

- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế: địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào nên dân cư tập trung đông ... Vùng núi, địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước thiếu, điều kiện sinh hoạt và phát triển kinh tế hạn chế nên dân cư tập trung ít.

- Dân số thành thị còn ít do quy mô đô thị chủ yếu vừa và nhỏ, số việc làm ở đô thị còn chưa nhiều nên chưa thu hút được dân cư => tỉ lệ dân thành thị thấp. Do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp gắn bó với quần cư làng xóm nên dân số tập trung đông ở nông thôn.

- Do lịch sử định cư, miền Bắc có lịch sử định cư lâu đời, miền Nam muộn hơn.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

2

Các biện pháp :

1,0

- Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.

- Nâng cao mức sống của người dân để ổn định dân cư.

- Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng.

- Cải tạo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

0,25

0,25

0,25

0,25

3

1

Tính sản lượng lúa bình quân đầu người

1,0

* Cách tính :

Sản lượng lúa

Số dân

Sản lượng lúa bình quân đầu người =

* Kết quả:

Năm

1981

1990

2003

2013

Số dân (triệu người)

54,9

66,2

80,9

89,8

SL lúa (triệu tấn)

12,4

19,2

34,6

44,0

SL lúa BQĐN (kg/ng)

225,9

290,0

427,7

490,0

1,0

2

* Nhận xét:

1,5

Giai đoạn 1981 – 2013, số dân, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người của nước ta liên tục tăng, tốc độ tăng khác nhau:

- Số dân tăng 34,9 triệu người, gấp 1,64 lần.

- Sản lượng lúa, tăng 31,6 triệu tấn, gấp 3,55 lần

- Bình quân lúa đầu người, tăng 264,1 kg/người, gấp 2,17 lần.

=> Tốc độ tăng nhanh nhất là sản lượng lúa, tiếp đến là bình quân lương thực đầu người và số dân (3,55 lần; 2,17 lần và 1,64 lần).

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

3

Vẽ biểu đồ:Đường biểu diễn: Chính xác tỉ lệ, khoảng cách năm; đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, tên trục tung, trục hoành; đảm bảo tính thẩm mĩ...

2,0

4

1

Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến LT TP

1,5

  • Vai trò: là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta
  • Giá trị sản xuất năm 2007 là 135,2 nghìn tỉ đồng, giai đoạn 2000 – 2007 liên tục tăng và tăng nhanh, tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,7 lần.
  • Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp, 23,7% năm 2007.
  • Cơ cấu ngành đa dạng gồm: chế biến lương thực; chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều; rượu, bia, nước giải khát; đường, sữa, bánh kẹo; sản phẩm chăn nuôi; thủy hải sản.
  • Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thủy sản; lương thực; thực phẩm đóng hộp; cà phê, chè...
  • Các TTCN công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lớn của nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hải Phòng, Nha Trang, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.

2

Nhận xét và nêu ý nghĩa

2,5

* Nhận xét:

Giai đoạn 1991 - 2014, cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

  • Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm mạnh, giảm 22,7%, thay đổi vị trí từ cao nhất xuống thấp nhất.
  • Tỉ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh, tăng 19,4%, từ thấp nhất lên vị trí cao nhất.
  • Tỉ trọng ngành dịch vụ ở vị trí thứ hai, tăng nhẹ 3,3%
  • Đây là sự chuyển dịch tích cực, phù hợp quá trình công nghiệp hóa đất nước.

* Ý nghĩa

+ Tỉ trọng N-L-NN giảm, tỉ trọng CN-XD tăng nhanh chứng tỏ nước ta đang chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trong giai đoạn CNH đất nước...

+ Dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao cho thấy hoạt động dịch vụ được mở rộng với nhiều ngành mới, có tính chất mũi nhọn, khẳng định được nước ta có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế trong nền kinh tế thị trường.

1,5

0,5

0,5

5

1

So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm của TD&MN BB và Tây Nguyên? Giải thích?

2,0

* So sánh:

+ Giống nhau:

- Cả hai vùng đều có diện tích lớn thuận lợi cho hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Có đất và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp

- Lao động có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây công nghiệp lâu năm

- Cả hai vùng đều trồng được chè và cà phê.

+ Khác nhau:

- Quy mô: Tây Nguyên có quy mô sản xuất lớn hơn TDMN BB

- Cơ cấu cây trồng: Tây Nguyên chủ yếu trồng các loại cây nhiệt đới: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu...; TDMN BB chủ yếu trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt: chè, hồi, quế, sơn...

* Giải thích: Khác nhau chủ yếu do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên

Đặc điểm

Tây Nguyên

TDMNBB

Khí hậu

Tính chất cận xích đạo, thích hợp với cây trồng nhiệt đới.

Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi phát triển cây trồng có nguồn gôc cận nhiệt và ôn đới...

Đất

Có diện tích đất đỏ ba dan lớn (1,36 triệu ha) thích hợp với tất cả các loại cây đặc biệt là cà phê, điều, cao su...

Có đất feralit phát triển trên đá vôi và đá phiến thích hợp các cây chè, hồi, quế, sơn...

Địa hình

Cao nguyên xếp tầng khá bằng phẳng, rộng lớn thuận lợi phát triển vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn

Nhiều đồi núi, bề mặt bị cắt xẻ nên quy mô sản xuất nhỏ hơn.

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

2

Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngư nghiệp ở DHNTB

2,5

  • Thuận lợi:

+ ĐKTN:

  • Có bờ biển dài, các tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng và ấm, có ngư trường lớn (Hoàng Sa, Trường Sa và Ninh Thuận - Bình Thuận), có vùng nước trồi với nguồn hải sản phong phú.
  • Khí hậu có nhiều thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trông thủy sản và làm muối.

+ ĐK KT –XH

  • Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và làm muối.
  • CN chế biến, cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành ngư nghiệp đang được đầu tư phát triển.
  • Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng rộng lớn.
  • Chính sách NN ưu tiên, khuyến khích ngư nghiệp phát triển: vay vốn ưu đãi đoàn tàu thuyền đánh bắt xa bờ, hỗ trợ ngư dân...
  • Khó khăn:
  • Chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ)
  • Nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ
  • Thiếu vốn, phương tiện đánh bắt chưa hiện đại
  • Công nghiệp chế biến vẫn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Lưu ý: Điểm toàn bài bằng điểm các câu cộng lại không làm tròn.

ĐỀ 18

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a, Cho biết địa hình có tác động như thế nào đến sự khác nhau của khí hậu giữa các khu vực trên cả nước?

b, Phân tích vai trò của các Vườn quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2 (4,0 điểm)

a, Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm cơ cấu dân số theo giới ở nước ta. Tại sao có sự khác nhau về tỉ lệ giới tính giữa Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên?

b, Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh. Hãy giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của hiện tượng này đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3 (4,0 điểm)

Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta. Dựa vào Atltat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a, Chứng minh rằng ngành ngoại thương nước ta có sự phát triển mạnh mẽ và phân bố không đều trên cả nước.

b, Giải thích tại sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á – Thái Bình Dương và liên tục là nước nhập siêu.

Câu 4 (4,0 điểm)

a, Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy chứng minh Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước và giải thích.

b, Tại sao phải đẩy mạnh phát triển thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 5 (5,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017

Năm

2010

2014

2015

2017

Diện tích (nghìn ha)

51,3

85,6

101,6

152,0

Sản lượng (nghìn tấn)

105,4

151,6

176,8

241,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng hồ tiêu nước ta giai đoạn 2010 - 2017.

b, Nhận xét về tình hình trồng hồ tiêu của nước ta và giải thích.

Chú ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ năm 2009.

---------HẾT---------

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

a

Địa hình tác động đến sự khác nhau của khí hậu

2,0

- Độ cao địa hình làm khí hậu có sự thay đổi theo độ cao (pt)

- Hướng núi làm khí hậu thay đổi theo từng khu vực:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn chặn ảnh hưởng của GMĐB => Tây Bắc có mùa đông đến muộn, kết thúc sớm (pt)

+ Dãy Trường Sơn làm Duyên hải miền Trung có hiện tượng Phơn vào mùa hạ, mưa lệch về thu đông (pt)

(HS nêu được ảnh hưởng các cánh cung Đông Bắc đón gió mùa ĐB làm vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước hoặc các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song hướng gió làm khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận khô hạn nhất cả nước thì thưởng 0,25đ nếu điểm của câu chưa đạt tối đa)

0,5

0,5

1,0

2

Phân tích vai trò các VQG ở ĐBSH

1,0

- Kể tên được các VQG

- Vai trò:

+ Bảo tồn và phát triển nguồn gen động thực vật

+ Vùng đệm mang lại ý nghĩa kinh tế: du lịch, nuôi trồng thuỷ sản (VQG Xuân Thuỷ)

+ Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn đất hoặc sạt lở bờ biển (tuỳ vị trí VQG)

0,25

0,25

0,25

0,25

2

a

Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số theo giới ở nước ta. Tại sao có sự khác nhau về tỉ lệ giới tính giữa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ?

2,0

* Đặc điểm cơ cấu dân số theo giới của nước ta:

- Tỉ số giới tính của nước ta thấp (nữ ít hơn nam), hiện nay đang dần tiến tới cân bằng (pt)

- Tuy nhiên ở nhóm tuổi 0 – 14 tỉ số giới tính của nước ta lại khá cao

- Tỉ số giới tính có sự khác nhau giữa các địa phương (pt)

* Giải thích

- ĐBSH là vùng có tỉ số giới tính thấp do nhiều năm có luồng di dân tới các địa phương nên tỉ lệ nam thấp

- ĐNB là vùng có tỉ lệ nhập cư cao nhưng chủ yếu là nữ nên tỉ số giới tính thấp

- TN là vùng có tỉ lệ nhập cư cao nhưng nhiều nam, ngoài ra còn do tập quán sinh nhiều con, thích con trai nên tỉ số giới tính cao

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

b

giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của hiện tượng già hoá dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội

2,0

* Nguyên nhân già hoá dân số nhanh

- Trình độ nhận thức tăng, nhiều tập quán lạc hậu xoá bỏ, tâm lí xã hội thay đổi, việc áp dụng biện pháp KHH phổ biến, tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm nên tỉ lệ sinh có xu hướng giảm, số trẻ em giảm

- Y học phát triển, chất lượng cuộc sống tăng nên tỉ lệ người già nhiều

* Ảnh hưởng

- Tích cực: tỉ lệ lao động đông, tỉ lệ tăng dân số giảm, giảm áp lực về giáo dục, chất lượng cuộc sống

- Hạn chế: thiếu lao động trong tương lai trong khi nền kinh tế còn nhiều hạn chế, tăng phúc lợi cho người già và áp lực lên y tế,

0,5

0,5

0,5

0,5

3

a

Chứng minh ngành ngoại thương phát triển mạnh và phân bố không đều trên cả nước

2,75

* Tình hình PT

- Tổng giá trị XNK, giá trị XK, NK (pt)

- Cơ cấu hàng XNK (pt)

- Cán cân XNK (pt)

- Các bạn hàng (pt)

* Phân bố không đều

- Vùng phát triển mạnh: ĐNB, ĐBSH (d/c)

- Vùng phát triển vừa: ĐBSCL, DHNTB, TDMNBB (d/c)

- Vùng kém phát triển: TN, BTB (d/c)

0,75

0,5

0,25

0,5

0,75

b

nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á – Thái Bình Dương và liên tục là nước nhập siêu

1,25

* Nước ta chủ yếu buôn bán với thị trường châu Á – Thái Bình Dương do

- Về vị trí địa lí, khu vực này gần với nước ta, quãng đường vận tải ngắn

- Đây là khu vực đông dân, kinh tế phát triển năng động nên nhu cầu lớn

* Là nước nhập siêu do:

- Đẩy mạnh CNH, HĐH, nhu cầu lớn nên nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, tư liệu sản xuất – là những mặt hàng có hàm lượng kĩ thuật, giá trị nhập khẩu cao.

Ngoài ra do mức sống tăng, một bộ phận dân cư có nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp

- Nền kinh tế vẫn còn dựa nhiều vào nông nghiệp, trình độ hạn chế nên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản sơ chế, các sản phẩm công nghiệp gia công, có giá thành thấp => giá trị xuất khẩu thấp

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

4

a

Chứng minh rằng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước và giải thích

2,5

* Chứng minh

- Tỉ trọng ngành CN lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp cả nước (d/c)

- Mức độ tập trung CN cao: có 4 trung tâm CN nhưng quy mô lớn và rất lớn (d/c)

- Cơ cấu ngành đa dạng nhất, cân đối và tiến bộ: đa dạng, gồm CN nặng, CN nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành CN hiện đại đã hình thành và phát triển (d/c)

* Giải thích

Do ĐNB hội tụ các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

- Vị trí địa lí (pt)

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

+ Dầu khí và khoáng sản khác (pt)

+ Đất, nước, khí hậu => nguyên liệu cho công nghiệp (pt)

- Điều kiện KTXH

+ Dân cư, lao động (pt)

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng (pt)

+ Thị trường, vốn, chính sách (pt)

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Tại sao phải đẩy mạnh phát triển thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long?

1,5

Do việc phát triển thuỷ sản ở vùng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế xã hội

- Kinh tế

+ Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hoá

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phá thế độc canh cây lúa

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

+ Nguồn hàng xuất khẩu quan trọng

+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên của vùng

- Xã hội: Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

5

a

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng hồ tiêu nước ta

2,0

- Học sinh vẽ biểu đồ kết hợp. Các loại biểu đồ khác không cho điểm

- Yêu cầu: đảm bảo đúng tỉ lệ, tính thẩm mĩ, đầy đủ số liệu, tên biểu đồ, chú giải. Sai tỉ lệ trừ 1/2 số điểm, thiếu mỗi yếu tố còn lại trừ 0,5đ

Nhận xét về tình hình trồng hồ tiêu của nước ta và giải thích.

3,0

* Nhận xét:

- Xử lí số liệu, tính năng suất = Sản lượng/diện tích

Bảng năng suất hồ tiêu (tấn/ha)

Năm

2010

2014

2015

2017

Năng suất

20,5

17,8

17,4

15,9

- Diện tích, sản lượng tăng nhưng tốc độ khác nhau (d/c), năng suất giảm (d/c)

* Giải thích:

- Do chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, phát triển các vùng chuyên canh, mở rộng diện tích đất trồng hồ tiêu nhờ khai hoang… nên diện tích hồ tiêu tăng

- Nhiều giống bị già cỗi, do sâu bệnh, khí hậu thay đổi => năng suất giảm

- Tuy nhiên do tốc độ tăng diện tích rất nhanh trong khi năng suất giảm ít => sản lượng vẫn tăng

0,25

0,5

0,75

0,5

0,5

0,5

ĐỀ 19

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Miền đồi núi nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế, xã hội nước ta.

2. Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ ?

Câu 2: (4,5 điểm)

1. Nêu đặc điểm dân số nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh ?

2. Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Cho biết những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn mà em biết, giải thích ?

Câu 3: (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

2. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.

Câu 4: (4,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, xác định địa bàn phân bố cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp chủ yếu này.

Câu 5: (4,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Chia ra

Kinh tế nhà nước

Kinh tế

ngoài nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2006

485844

147994

151515

186335

2010

811182

188959

287729

334494

(Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam 2011)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010.

2. Nhận xét, giải thích về sự thay đổi về quy mô và cơ cấu trong giai đoạn trên.

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXBGD từ năm 2009)

---------------------HẾT---------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM.

Câu

Ý

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 1

(3điểm)

1.

(1,75đ)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Miền đồi núi nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế, xã hội nước ta.

Thuận lợi

+ Có nhiều cao nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ → hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và các loại cây ăn quả, nhiều đồng cỏ chăn nuôi gia súc, phát triển nghề rừng.

+ Là nơi tập trung nhiều mỏ khoảng sản → là nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Có nhiều sông suối lớn, có độ dốc cao → phát triển thủy điện.

+ Có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ → ngành du lịch phát triển

Khó khăn

+ Địa hình đồi núi cao, hiểm trở → khó khăn cho giao thông và giao lưu kinh tế.

+ Một số khoáng sản phân bố ở vùng núi cao → khó khăn cho việc khai thác và vận chuyển.

+ Thiên tai thường xuyên xảy ra như: Lũ, sạt lở đất, sương muối, rét đậm rét hại…gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(1,25đ)

Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ ?

-Vì miền này chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh (mang tính chất phi nhiệt đới) từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.

- Vì miền có vị trí tiếp giáp trực tiếp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc)

- Đây là miền cao nhất ở phía bắc, nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc / Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc tạo điều kiện cho các luồng gió mùa đông bắc dễ dàng xâm nhập sâu vào bắc bộ.

0,5

0,25

0,5

Câu 2

(4,5điểm)

1

(2,25đ)

Nêu đặc điểm dân số nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh?

Đặc điểm dân số nước ta.

- Dân đông, có nhiều thành phần dân tộc.

+ Năm 2002, số dân nước ta là 79,9 triệu người (đứng thứ 14 trên thế giới)

+ Nước ta có 54 dân tôc

+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.

-Dân số còn tăng nhanh

+ Hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Dân số có xu hướng giảm nhờ thực hiện tốt chính sách dân số KHHGD

+ Mỗi năm dân số tăng thêm hơn 1 triệu người.

-Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 giảm (d/c)

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15-59 tăng (d/c)

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ trên 60 tăng (d/c)

Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân nước ta vẫn tăng nhanh ?

- Nước ta có quy mô dân số đông.

- Cơ cấu dân số trẻ.

- Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

2

(2,25đ)

Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Cho biết những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết, giải thích ?

Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư thành thị

Tiêu chí

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Mức độ tập trung dân cư

Dân cư tập trung thành các điểm dân cư với tên gọi khác nhau như làng, ấp, bản…phân bố trải rộng theo lãnh thổ

Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc

Chức năng kinh tế

Chủ yếu là sản xuất N-L-NN

Đa dạng, chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ với các trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kĩ thuật…)

Kiến trúc

Nhà cửa đa phần là thấp, mở rộng theo không gian

Vươn lên theo chiều cao, kiểu nhà ống san sát, các khu chung cư cao tầng

* Những thay đổi

- Diện mạo làng quê thay đổi: Kiến trúc nhà ở khép kín nhiều tầng, có các công trình công cộng: vườn hoa, thư viện, nhà văn hóa…

- Chức năng kinh tế thay đổi: phát triển các ngành KT phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ…)

* Giải thích

Do chính sách: CNH_HĐH nông nghiệp, nông thôn và do kinh thế phát triển….

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(4,0)

1

(2,25đ)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

-Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến LTTP, cung cấp 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như: Tôm, cá da trơn…

- Tỉ trọng: Chiếm 26,4 % cơ cấu giá trị sản xuất N-L-TS (năm 2004)

- Giá trị: sản lượng liên tục tăng qua các năm

+ Năm 2000: 2250,5 nghìn tấn

+ Năm 2007: 4197,7 nghìn tấn (Atlat trang 20)

-Cơ cấu ngành và sự phân bố

+ Ngành khai thác thủy hải sản

. Sản lượng tăng khá nhanh (năm 2000 đạt 1660,9 nghìn tấn đến năm 2007 đạt 2074,5 nghìn tấn tăng gấp 1,3 lần)

. Các tỉnh dẫn đầu về khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng tàu.

+ Ngành nuôi trồng thủy hải sản

. Phát triển nhanh (năm 2000 đạt 589,6 nghìn tấn đến năm 2007 đạt 4197,8 nghìn tấn, tăng gấp 7,1 lần )

. Chủ yếu là tôm và cá

. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất Cà Mau, An Giang.

-> Sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn, sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh hơn

- Xuất khẩu: Có bước phát triển vượt bậc, giá trị xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD

- Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng.

+ Vùng phát triển mạnh: Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐB Sông Cửu Long

+ Vùng phát triển vừa: ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ

+ Vùng kém phát triển: TDMNBB, Tây Nguyên

(Lưu ý: HS làm có ý xuất khẩu thì thưởng 0,25đ nhưng không vượt quá điểm bài)

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

2

(1,75đ)

Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình:

+ Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo..) → tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách. Có dạng địa hình cacxto độc đáo với nhiều hang động đẹp VD: động Phong Nha kẻ Bàng (Quảng Bình), hang Sửng Sốt (Quảng Ninh)…

Có 28/63 tỉnh, thành phố tiếp giáp biển với khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng, tắm biển tiêu biểu như…

+ Có hệ thống đảo ven bờ với nhiều phong cảnh kì thú, nổi bật như: đảo Phú Quốc (Kiên Giang), đảo Cát Bà (Hải Phòng)…

-Khí hậu

Khí hậu đa dạng có sự phân hóa theo độ cao, theo chiều Bắc Nam, theo mùa.. → thuận lợi cho du lịch phát triển.

VD: Sapa, Đà Lạt …

-Nước

+ Hệ thống sông, hồ, kênh, rạch… khá dày nên phát triển du lịch sống nước.. VD: Hồ Ba Bể (Bắc Kan), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)…

+ Có nhiều nguồn khoáng thiên nhiên → tạo sức hút lớn đối với khách du lịch VD: Quang Hanh (Quảng Ninh), Kim Bôi (Hòa Bình)…

-Sinh vật.

Vườn quốc gia có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu VD. Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)..

*Tài nguyên du lịch nhân văn :Di tích văn hóa –lịch sử (d/c)

0,5

0,25

0,25

0,25

0,5

Câu 4

(4,0điểm)

1

(2,0)

Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng

  • Đặc điểm

-Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người:

+ Tiểu vùng Tây Bắc: Thái, Mường, Dao…

+ Tiểu vùng Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông…

Dân tộc kinh cư trú ở hầu hết các địa phương

-Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

+ Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây bắc nhưng tỉ lệ gia tăng tự bằng ½ Tây Bắc

+ Các chỉ số về GDP/người, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình lệ dân thành thị đều cao hơn Tây bắc

  • Thuận lợi

+ Đa dạng về văn hóa

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc,trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt

  • Khó khăn

+ Trình độ văn hóa, đời sống, kĩ thuật của người lao động còn nhiều hạn chế

+ Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

0,5

0,5

0,5

0,5

2

(2,0)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, xác định địa bàn phân bố cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp chủ yếu này

* Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng TDMNBB là cây chè

- Cây chè được trồng hầu hết các tỉnh trong vùng song phân bố chủ yếu ở ở tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Bắc Kan…

* Vùng có thế mạnh tự nhiên để phát triển cây chè.

+ là vùng đất Feralit được hình thành trên đá vôi, đá phiến và các loại đá khác, tập trung trên những vùng đồi trung du -> Thích hợp cho cho việc hình thành vùng chuyên canh cây chè.

+ Vùng có khí hậu cận nhiệt gió mùa, với 1 mùa đông lạnh kéo dài / lại chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nền nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các vùng khác -> rất phù hợp với đặc điểm sinh thái cây chè.

0,25

0,5

0,5

0,5

Câu 5

(4,5)

1

(2,75)

Bước 1. Xử lý bảng số liệu: tính cơ câu

Bảng số liệu thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất phân theo thành phân kinh tế (%)

Năm

Tổng số

Chia ra

Kinh tế nhà nước

Kinh tế

ngoài nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2006

100

30,5

31,2

38,3

2010

100

23,3

35,5

41,2

Bước 2. Tính R

Coi R2006 = 1,0 đvbk

R2010 = 1,3 đvbk

Bước 3 Vẽ biểu đồ

-Tên BĐ: Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010 (%)

- Vẽ biểu đồ yêu cầu:

+ Đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ.

+ Thể hiện tỉ trọng giá trị công nghiệp của các vùng theo đúng trình tự như trong bảng số liệu

+ Ghi đầy đủ số liệu vào trong biểu đồ, tên các trục

+ Chú giải chính xác.

(Lưu ý: Nếu thiếu 1 trong các yếu tố - 0,25 điểm)

0,5

0,25

2,0

2

(1,75)

Nhận xét và giải thích

  • Nhận xét.
  • Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng gấp 1,7 lần năm 2006
  • Cơ cấu

+ Tỉ trọng thấp nhất thuộc về khu vực kinh tế nhà nước (d/c), cao hơn là khu vực kinh tế ngoài nhà nước (d/c) và cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (d/c)

+ Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh, tăng 4,3 %

+ Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ, tăng 2,9 %

+ Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, giảm 7,2 %

  • Giải thích.

Kết quả của quá trình đổi mới và đa dạng hóa các thành phần kinh tế.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

ĐỀ 20

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

CÂU 1: (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức địa lí đã học:

1. Nêu đăc điểm chung của địa hình Việt Nam? Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi nước ta?

2. Cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy nhánh, đổ ra biển bằng những cửa nào?

CÂU 2: (4,5 điểm)

  1. Phân tích những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để nước ta phát triển nền công nghiệp nhiều ngành?
  2. Từ Atlat địa lí Việt Nam trang 24, trình bày tình hình phát triển ngành ngoại thương của nước ta?

CÂU 3: (4,0 điểm)

Dựa vào Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm (Atlat trang 15), em hãy:

1. Nhận xét và giải thích sự phát triển dân số Việt Nam qua các năm.

2. Dân số đông, tăng nhanh có ảnh hưởng gì tới phát triển kinh tế - xã hội ?

CÂU 4: (4,5 điểm) Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2014 (đơn vị: %)

Ngành/Năm

2000

2005

2010

2014

Trồng trọt

78,2

73,5

70,2

66,8

Chăn nuôi

19,3

24,7

26,8

28,4

Dịch vụ nông nghiệp

2,5

1,8

3,0

4,8

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2014)

1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2000 – 2014.

2. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn nói trên.

Câu 5: (4,0 điểm)

  1. Kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng Đồng bằng sông Hồng? Các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh Nam Định?
  2. Ngành kinh tế là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là những ngành nào?
  3. Tại sao công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc của Trung du và miền núi Bắc bộ lại phát triển mạnh hơn công nghiệp ở tiểu vùng Tây Bắc?

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXBGD từ năm 2009)

HƯỚNG DẪN CHẤM.

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

3,0đ

1

Nêu đăc điểm chung của địa hình Việt Nam? Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi nước ta?

1,75

* Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính sau:

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

   * Địa hình ảnh hưởng tới sông ngòi:

- Địa hình nước ta nhiều đồi núi, lượng mưa hằng năm lớn nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

 - Sông của nước ta chảy theo hai hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung theo hướng nghiêng chung của địa hình

 -  Do địa hình nước ta bị xâm thực, phong hoá mạnh mẽ nên sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn, là nguồn tài nguyên quý giá cho đời sống và sản xuất

0,75

0,5

0,25

0,25

2

Cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy nhánh, đổ ra biển bằng những cửa nào?

1,25

- Đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có tên chung là sông Cửu Long, chia làm hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, đổ ra biển bằng 9 cửa:

+ Sông Tiền có 6 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu.

+ Sông Hậu có 3 cửa: Định An, Tranh Đề, và Bát Xắc.

0,75

0,25

0,25

* Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở để phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

+ Nhiều loại tài nguyên khoáng sản:

- Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí tự nhiên) cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất.

- Khoáng sản kim loại (sắt, mangan, crôm, thiếc, chì,...) cơ sở để phát triển CN luyện kim.

- Khoáng sản phi kim loại (apatít, pi rít, photphrit,...) là cơ sở để phát triển các ngành CN hoá chất.

- Vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...) cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Sông ngòi nước ta có nguồn thuỷ năng dồi dào là cơ sở để phát triển công nghiệp thuỷ điện.

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển vừa gián tiếp vừa trực tiếp tạo nguồn nguyên liệu để phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến.

* Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CNTĐ.

* Lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật là điều kiện để phát triển các ngành CN cần nhiều lao động (dệt, may,...)

* Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại là điều kiện thuận lợi để phát triển CN đa ngành.

* Chính sách CNH, chính sách đầu tư phát triển CN, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần,... là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển CN đa ngành.

* Thị trường tiêu thụ các sản phẩm CN trong nước ngày càng rộng lớn, thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng.

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Tình hình phát triển của ngành ngoại thương nước ta?

2,0

Giai đoạn 2000-2007, hoạt động ngoại thương nước ta có nhiều chuyển biến rõ rệt:

- Tổng giá trị xuất – nhập khẩu tăng nhanh, tăng từ 30,1 tỉ USD lên 111,4 tỉ USD, gấp 3,7 lần.

- Cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, trong đó nhập khẩu luôn chiếm giá trị lớn hơn và tốc độ tăng nhanh hơn xuất khẩu

+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 14,5 tỉ USD lên 48,6 tỉ USD, tăng 3,4 lần.

+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 15,6 tỉ USD lên 62,8 tỉ USD, tăng 4,0 lần.

- Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm (năm 2000 là -1,1 tỉ USD, năm 2007 là -14,2 tỉ USD) => nước ta là nước nhập siêu

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản (dẫn chứng số liệu Atlat)

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc, thiết bị, phụ tùng; nguyên, nhiên, vật liệu; hàng tiêu dùng. (dẫn chứng số liệu Atlat)

- Hiện nay, nước ta buôn bán với nhiều nước, tiêu biểu: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Ôxtrâylia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, thị trường châu Âu (EU) và Bắc Mĩ.

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,5

3

4,0đ

1

Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số Việt Nam

2,5

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số nước ta liên tục tăng và tăng nhanh, trong 47 năm số dân nước ta tăng thêm 55 triệu người (tăng gấp 2,8 lần).

- Số dân nông thôn và số dân thành thị đều tăng

+ Số dân thành thị tăng mạnh (tăng gấp 4,9 lần), chiếm tỉ lệ còn thấp, đang có xu hướng tăng (dc)

+ Số dân nông thôn tăng chậm hơn (tăng gấp hơn 2,4 lần), chiếm tỉ lệ cao, có xu hướng giảm (dc)

  * Giải thích:

- Dân số nước ta liên tục tăng và tăng nhanh là do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao trong một thời gian dài. Hiện nay, nhờ thực hiện chính sách dân số KHHGĐ, tỉ lệ tăng tự nhiên đã giảm song còn chậm.

- Số dân thành thị tăng cả về quy mô và cơ cấu đó là kết quả của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở nước ta.

- Nước ta đang trong quá trình CNH nhưng cơ bản kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nên tỉ lệ dân nông thôn vẫn còn cao và tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp. 

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

2

Dân số đông, tăng nhanh có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

* Thuận lợi

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, không ngừng được bổ sung hàng năm

- Thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

* Khó khăn: Trong điều kiện phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, dân số đông, mức tăng cao đã tạo sức ép dân số tới phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường.

- Tăng trưởng kinh tế chưa phù hợp với tốc độ tăng dân số.

- Khó khăn về giải quyết việc làm, y tế, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá, giáo dục... 

- Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp.

- Tài nguyên, thiên nhiên bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm.        

1,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

4

4.5đ

1

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta năm 2000 - 2014?

2,0

* Vẽ biểu đồ miền

(HS vẽ biểu đồ khác không cho điểm, ba biểu đồ bằng nhau trừ 0,5 điểm.)

* Yêu cầu: Chính xác tỉ lệ; khoảng cách năm;kí hiệu rõ ràng đảm bảo tính thẩm mĩ; có bảng chú giải, tên biểu đồ, thiếu mỗi nội dung trừ 0,25 điểm. Riêng tỉ lệ không chính xác tùy mức độ, tối thiểu trừ ½ số điểm.

2

Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014?

2,5

Giai đoạn 2000 – 2014, cơ cấu ngành nông nghiệp có sự thay đổi như sau:

- Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng rất lớn (dc); chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao thứ hai (dc); dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (dc)

- Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi (dẫn chứng), giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (dẫn chứng); dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp, còn có sự biến động (dẫn chứng)

(Không có dẫn chứng trừ ½ số điểm)

1,0

1,5

5

4,0đ

1

Kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của vùng Đồng bằng sông Hồng? Các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh Nam Định?

1,5

* Các tỉnh ĐBSH:

Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

* Các tuyến quốc lộ qua tỉnh Nam Định: 21, 10, ...

1,0

0,5

2

Nêu những thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ?

1,25

Thế mạnh kinh tế TD và MN BB

- Khai thác, chế biến khoáng sản.

- Công nghiệp điện (nhiệt điện và thủy điện)

- Trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả cận nhiệt đới và ôn đới; chăn nuôi gia súc

- Phát triển kinh tế biển (khai thác nuôi trồng thủy sản, du lịch biển đảo..)

- Du lịch sinh thái

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

3

Tại sao công nghiệp ở Đông Bắc phát triển mạnh hơn Tây Bắc?

1,25

- Công nghiệp ở Đông Bắc phát triển mạnh hơn Tây Bắc là do:

+ Vị trí địa lý giáp ĐBSH, có 1 phần nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Quảng Ninh), giáp biển.

+ Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi bằng cả đường sông, đường bộ, đường sắt với ĐBSH. Có cửa ngõ thông ra biển.

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số có trữ lượng lớn như: than, sắt, bô xít, thiếc, chì-kẽm, apatit, vật liệu xây dựng,...

+ Đã xây dựng được một số cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho công nghiệp.

0,5

0,25

0,25

0,25

* Chú ý: Nếu học sinh có những ý hay, sáng tạo hợp lý mà hướng dẫn chấm chưa đề cập đến

thì thưởng 0,25 đ nếu chưa đạt điểm tối đa của câu đó.

Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại, không làm tròn số.