Bộ đề kiểm tra cuối kì 1 địa lí 7 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

Bộ đề kiểm tra cuối kì 1 địa lí 7 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề kiểm tra cuối kì 1 địa lí 7 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I (Đề 1)

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 7

THỜI GIAN: 45 PHÚT

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:

A. mật độ dân số. B. tổng số dân.

C. gia tăng dân số tự nhiên. D. tháp dân số.

Câu 2. Phần lớn các hoang mạc nằm:

A. Châu Phi và châu Á.

B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Câu 3. Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

A. Do con người dùng tàu phá bang. B. Do Trái Đất đang nóng lên.

C. Do nước biển dâng cao. D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

A. Lông dày. B. Mỡ dày.

C. Lông không thấm nước. D. Da thô cứng.

Câu 5. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:

A. Độ cao. B. Mùa. C. Chất đất. D. Vùng.

Câu 6. Các vùng núi thường là:

A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo.

B. Nơi cư trú của phần đông dân số.

C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.

D. Nơi cư trú của người di cư.

Câu 7. Châu Phi có khí hậu nóng do:

A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.

B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.

C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.

Câu 8. Mưa rất ít (dưới 200mm) ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp là do:

A. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh. B. Ảnh hưởng của dòng biển nóng.

C.  Ảnh hưởng của khí hậu. D. Ảnh hưởng của vị trí địa lí.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Câu 2. (1,0 điểm) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây:

- Dân số châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới.

- Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới.

Câu 3. (3,0 điểm) Sự khác nhau giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn?

C. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng tương đương 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

B

D

A

C

B

A

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2,0 điểm)

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn là:

- Tự hạn chế sự mất nước.  

- Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.   

1,0đ

1,0đ

2

1,0 điểm)

Vẽ đúng biểu đồ tròn, chia tỉ lệ chính xác, khoa học, có tên biểu đồ.

(Thiếu một yếu tố thì trừ 0,25 điểm).

1,0đ

3

(3,0 điểm)

- Quần cư nông thôn: Có mật độ dân số thấp, làng mạc thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác đồng cỏ đất rừng hay đất mặt nước.Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Quần cư thành thị: Có mật độ dân số cao dân cư sống chủ yếu là dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

- Lối sống ở nông thôn và thành thị khác nhau.

1,0đ

1,0đ

1,0đ

Kiểm tra của Tổ chuyên môn

......, ngày tháng năm 2021

PHÒNG GD&ĐT .....

TRƯỜNG THCS ......

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2021 – 2022

THỜI GIAN: 45 PHÚT

A. MA TRẬN ĐỀ

Những nội dung chính

Mức độ cần đạt

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Thành phần nhân văn của môi trường

Biết được tình hình phân bố dân cư ở một địa phương thể hiện qua mật độ dân số của địa phương đó.

Hiểu được sự khác nhau giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.

1c

1c

2c

0,5đ

3,0đ

3,5đ

5%

30%

35%

Chủ đề 2:

Các môi trường địa lí

- Biết được nơi phân bố của môi trường hoang mạc.

- Biết được sự thích nghi của động vật với môi trường đới lạnh.

- Biết khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

- Biết được môi trường vùng núi là địa bàn cư trú của dân tộc ít người.

Nêu được sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường hoang mạc.

Hiểu được nguyên nhân dẫn đến băng ở 2 cực tan chảy.

Số câu

4c

1c

1c

6c

Số điểm

2,0đ

2,0đ

0,5đ

4,5đ

TL

20%

20%

5%

45 %

Chủ đề: Châu Phi

Biết được nguyên nhân khiến châu Phi có khí hậu nóng.

Hiểu được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp mưa rất ít.

Phát triển được kĩ năng vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới.

Số câu

1c

1c

1c

3c

Số điểm

0,5đ

0,5đ

1,0đ

2,0đ

TL

5%

5%

10%

20%

Tổng câu

6c

1c

2c

1c

1c

11c

Tổng điểm

3,0đ

2,0đ

1,0đ

3,0đ

1,0đ

10đ

TL

30%

20%

10 %

30%

10 %

100 %

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I (Đề2)

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 7

THỜI GIAN: 45 PHÚT

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm:

A. các nước phát triển. B. các nước kém phát triển.

C. các nước đang phát triển. D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Câu 2. Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là:

A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.

B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc

C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.

D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.

Câu 3. Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

A. Do con người dùng tàu phá bang. B. Do Trái Đất đang nóng lên.

C. Do nước biển dâng cao. D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

A. Lông dày. B. Mỡ dày.

C. Lông không thấm nước. D. Da thô cứng.

Câu 5. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:

A. Độ cao. B. Mùa. C. Chất đất. D. Vùng.

Câu 6. Các vùng núi thường là:

A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo.

B. Nơi cư trú của phần đông dân số.

C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.

D. Nơi cư trú của người di cư.

Câu 7. Châu Phi có khí hậu nóng do:

A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.

B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.

C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.

Câu 8. Mưa rất ít (dưới 200mm) ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp là do:

A. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh. B. Ảnh hưởng của dòng biển nóng.

C.  Ảnh hưởng của khí hậu. D. Ảnh hưởng của vị trí địa lí.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Câu 2. (1,0 điểm) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây:

- Dân số châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới.

- Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới.

Câu 3. (3,0 điểm) Trình bày những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ở Đới ôn Hòa?

C. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng tương đương 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

D

B

D

A

C

B

A

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2,0 điểm)

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn là:

- Tự hạn chế sự mất nước.  

- Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.   

1,0đ

1,0đ

2

1,0 điểm)

Vẽ đúng biểu đồ tròn, chia tỉ lệ chính xác, khoa học, có tên biểu đồ.

(Thiếu một yếu tố thì trừ 0,25 điểm).

1,0đ

3

(3,0 điểm)

- Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh: Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, thiếu chỗ ở, thất nghiệp,...   

- Hướng giải quyết: Quy hoạch đô thị theo hướng "phi tập trung" với 3 biện pháp cơ bản:

    + Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.  

    + Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (từ phía bắc xuống phía nam và phía tây Hoa Kì, từ phía đông sang phía tây ở Trung Quốc,...).  

    + Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.  

1,0đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Kiểm tra của Tổ chuyên môn

, ngày tháng năm 2021

PHÒNG GD&ĐT ......

TRƯỜNG THCS ......

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2021 – 2022

THỜI GIAN: 45 PHÚT

A. MA TRẬN ĐỀ

Những nội dung chính

Mức độ cần đạt

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Thành phần nhân văn của môi trường

Biết được các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm nước đang phát triển.

Trình bày được những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh ở Đới ôn hòa và đưa ra được hướng giải quyết.

1c

1c

2c

0,5đ

3,0đ

3,5đ

5%

30%

35%

Chủ đề 2:

Các môi trường địa lí

- Biết được các ốc đảo trong hoang mạc là nơi có nước, có các loài sinh vật và có con người sinh sống.

- Biết được sự thích nghi của động vật với môi trường đới lạnh.

- Biết khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

- Biết được môi trường vùng núi là địa bàn cư trú của dân tộc ít người.

Nêu được sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường hoang mạc.

Hiểu được nguyên nhân dẫn đến băng ở 2 cực tan chảy.

Số câu

4c

1c

1c

6c

Số điểm

2,0đ

2,0đ

0,5đ

4,5đ

TL

20%

20%

5%

45 %

Chủ đề: Châu Phi

Biết được nguyên nhân khiến châu Phi có khí hậu nóng.

Hiểu được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp mưa rất ít.

Phát triển được kĩ năng vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới.

Số câu

1c

1c

1c

3c

Số điểm

0,5đ

0,5đ

1,0đ

2,0đ

TL

5%

5%

10%

20%

Tổng câu

6c

1c

2c

1c

1c

11c

Tổng điểm

3,0đ

2,0đ

1,0đ

3,0đ

1,0đ

10đ

TL

30%

20%

10 %

30%

10 %

100 %

­­

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I (Đề 3)

NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỊA LÍ 7

THỜI GIAN: 45 PHÚT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Phần lớn bề mặt của các hoang mạc bị bao phủ bởi

A. Rừng rậm C. Sỏi đá hay những cồn cát.

B. Xa van. D. Làng mạc đông đúc

Câu 2: Môi trường đới lạnh nằm trong khoảng các vĩ tuyến nào và là nơi có nhiệt độ như thế nào trên TĐ?

A. Giữa 2 chí tuyến, là nơi có nhiệt độ cao.

B. Giữa 2 Chí tuyến và 2 vòng cực, có nhiệt độ ôn hòa.

C. Từ 2 vòng cực đến 2 cực, có nhiệt độ rất thấp.

D. Chỉ nơi có đường xích đạo chạy qua, có nhiệt độ thấp.

Câu 3: Ở môi trường vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo những chiều nào?

A. Theo độ cao và theo hướng sườn C. Theo vị trí gần hay xa biển.

B. Theo vĩ độ D. Không thay đổi.

Câu 4: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 TG, có DT…triệu km2?

A. 10. B. 42. C. hơn 30 D. 44

Câu 5: Bao bọc xung quanh châu Phi là các vùng nào sau đây?

A. Biển và địa dương C. Châu Mỹ và châu Á.

B. Châu Á và châu Âu. D. Các vùng đất thuộc châu Nam cực.

Câu 6: Khí hậu châu Phi có 2 đặc điểm cơ bản:

A. Nóng và khô. C. Lạnh và khô quanh năm.

B. Nóng và ẩm quanh năm D. Ẩm và ôn hòa

Câu 7: Vùng nào được gọi là vùng sừng của châu Phi ?

A. Bán đảo Xô-ma-li C. Mũi Hảo Vọng

B. Dãy Atlat D. Đảo Ma-đa-gaxca

Câu 8: Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm bao nhiêu phần trăm sản lượng công nghiệp toàn TG?

A. 40 B. 60. C. 2 D. 80

Câu 9: Dãy núi trẻ duy nhất ở Bắc Phi có tên là gì?

A. Hymalaya B. Atlat C. Anđet D. Phanxipăng

Câu 10: Quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực Nam Phi đồng thời là cao nhất Châu Phi là ?

A. Ai Cập. B. Mô-zăm-bich C. Ma-la-uy. D. Cộng Hòa Nam Phi

.

Câu 11: Tính chất trung gian của khí hậu đới Ôn hòa được thể hiện như thế nào?

A. Nóng quanh năm C. Lạnh quanh năm

B. Ôn hòa quanh năm D. Không nóng bằng đới nóng, không lạnh bằng đới lạnh.

Câu 12: Loại cây trồng nào là cây trồng quan trọng bậc nhất ở Châu Phi?

A. Cây cà phê B. Cây cao su C. Cây Ca cao D. Cây bông

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở châu Phi?

Câu 2 (4,0 điểm): Lập bảng so sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía Tây và phần phía Đông của khu vực trung Phi theo mẫu sau:

Thành phần tự nhiên

Phần phía tây khu vực Trung Phi

Phần phía Đông khu vực Trung Phi

Dạng địa hình chủ yếu

Khí hậu

Thảm thực vật

Câu 3 (1,0 điểm): Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển KT-XH của Châu Phi?

...................... HẾT ......................

d) Hướng dẫn chấm và đáp án mã đề số 1.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1, NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Địa lí - Lớp 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

A

C

A

A

C

B

C

D

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

  1. điểm)

- Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở Châu Phi:

- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều:

- Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người ở như vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc.

- Trong khi đó, hầu hết hầu hết vùng duyên hải ở cực Bắc và cực Nam, ven vịnh Ghi nê và nhất là thung lũng sông Nin dân cư tập trung rất đông.

- Tuy đa số dân cư sinh sống ở vùng nông thôn nhưng châu Phi vẫn có nhiều TP, các TP của châu Phi thường là các TP cảng.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(4 điểm)

Lập bảng so sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía Tây và phần phía Đông của khu vực Trung Phi theo mẫu sau:

Thành phần tự nhiên

Phần phía tây khu vực Trung Phi

Phần phía Đông khu vực Trung Phi

Dạng địa hình chủ yếu

Chủ yếu là các bồn địa trũng

Các sơn nguyên có độ cao lớn nhất châu Phi và hồ kiến tạo sâu, dài.

Khí hậu

Xích đạo ẩm và nhiệt đới

Có gió mùa xích đạo

Thảm thực vật

Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van

Rừng rậm trên sườn đón gió và xa van công viên độc đáo trên các cao nguyên. Trên các sườn núi mưa nhiều có rừng rậm bao phủ.

2,5

1,0

0,5

1,0

Câu 3

(1 điểm)

Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển KT-XH của châu Phi là:

  • Sự bùng nổ dân số
  • Xung đột tộc người.
  • Đại dịch AIDS.
  • Sự can thiệp của nước ngoài.

1,00

0,25

0,25

0,25

0,25

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÝ 7 (NĂM HỌC 2021-2022)

a/ Ma trận.

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu hỏi

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

A. CÁC MÔI TRƯỜNG: ĐỚI ÔN HÒA, HOANG MẠC, ĐỚI LẠNH, VÙNG NÚI

(1,0đ)

A1. Vị trí và đặc điểm của môi trường đới ôn hòa.

1

0,75

1

0,75

0,25

A2. Đặc điểm của môi trường hoang mạc.

1

0,75

1

0,75

0.25

A3 Vị trí và đặc điểm của môi trường đới lạnh.

1

0,75

1

0,75

0,25

A4. Đặc điểm khí hậu và thực vật của môi trường vùng núi.

1

0.75

1

0,75

0.25

2

B. TN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

(2,5đ)

B1. Các lục địa và các châu lục

1 TL(a,)

7,0

1 (a)

7,0

1,0

B2. Các nhóm nước trên TG.

1 TL(b*)

6,5

1(b*)

6,5

1,0

3

C. CHÂU PHI

(4,0đ)

C.1. Thiên nhiên châu Phi

4

3,0

4

b*

3,0

1,0

C.2. Dân cư XH châu Phi

1

6,5

1 (a, b*)

6,5

1.0

C.3. Kinh tế châu Phi.

2

1,5

2

b*

1,5

1,0

C4. Các khu vực C. Phi.

2

1,5

3

1 (a/b*)

7,5

4,0

Tổng

13

15,0

1 (a,b)

13,5

1

14,5

1

2.0

12

4

45’

10

Tỉ lệ %

40

30

20

10

30

70

Tỉ lệ chung

70

30

100

b) Bảng đặc tả.

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1

MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

A. . MÔI TRƯỜNG MÔI ĐỚI ÔN HÒA, MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH, MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI

(1đ)

A1. Vị trí và đặc điểm của môi trường đới ôn hòa.

Nhận biết

- Đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hòa: Nêu tính chất trung gian và tính chất thất thường của môi trường đới ôn hòa.

- Nêu được sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa. (phân hóa theo thời gian và theo không gian)

1 (TN)

A2. Đặc điểm của môi trường hoang mạc.

Nhận biết

Đặc điểm bề mặtcủa môi trường hoang mạc.

1 (TN)

A3. Vị trí và đặc điểm của môi trường đới lạnh.

Nhận biết

- Vị trí và đặc điểm nhiệt độ của môi trường đới lạnh

1 (TN)

A4. Đặc điểm khí hậu và thực vật của môi trường vùng núi.

Nhận biết

Ở môi trường vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn.

1 (TN)

2

B. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

(2,5đ))

B1. Các lục địa và các châu lục

Thông hiểu

Phân biệt sự khác nhau giữa châu lục và lục địa. Kể tên được các châu lục và lục địa trên TG.

1 (TL a)

B2. Các nhóm nước trên TG.

Nhận biết

Người ta dựa vào 3 tiêu chí để đánh giá sự phát triển KT-XH của từng nước, từng châu lục đó là: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em và chỉ số phát triển con người (HDI)

Thông hiểu

Trình bày cụ thể được 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển dựa vào các tiêu chí trên.

1 (TL a/b*)

b*

3

C. CHÂU PHI

(4đ)

C.1. Thiên nhiên châu Phi

Nhận biết:

Vị trí, diện tích, địa hình, bờ biển, dòng biển Châu Phi

Thông hiểu:

Nêu được đặc điểm khí hậu Châu Phi

Vận dụng:

Giải thích được vì sao khí hậu Châu Phi có đặc điểm đó.

Vận dụng cao:

- Giải thích được tại sao phần lớn Bắc Phi hình thành hoang mạc.

4 (TN)

b*

b*

b*

C.2. Dân cư XH châu Phi

Nhận biết:

- Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư châu Phi.

Thông hiểu

- Những nguyên nhân xã hội kìm hãm sự phát triển KT-XH của Châu Phi.

Vận dụng:

- Liên hệ đến thực tế xã hội nước ta: Muốn đất nước phát triển thì phải làm gì.

1 (a/ b*TL)

b*

C.3. Kinh tế châu Phi.

Nhận biết

- Đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt và sản lượng ngành công nghiệp Châu Phi.

Thông hiểu

- So sánh sự khác nhau trong SX cây CN và cây lương thực ở Châu Phi.

- Giải thích vì sao công ngành CN của Châu Phi còn chậm phát triển.

- Vận dụng:

- Liên hệ đến thực tế kinh tế nước ta: Muốn đất nước phát triển thì em phải làm gì.

2 (TN)

b*

b*

C4. Các khu vực châu Phi.

Vận dụng:

- So sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía Tây và phần phía đông của khu vực Trung Phi (điền theo mẫu)

Vận dụng cao:

- Giải thích được tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của nam Phi lại ẩm và dịu hơn Bắc Phi.

1 (TL) a

b*

Tổng

12 TN

1

1

1

Tỉ lệ %

40

30

20

10

Tỉ lệ chung

70

30