Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
SỞ GIÁO DỤC VÀ QUẢNG TRỊ ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA NĂM HỌC LỚP 12 THPT Khóa ngày 04 tháng 11 năm 2021 MÔN: ĐỊA LÍ. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Trình bày biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
b. Giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.
Câu 2. (2,0 điểm)
Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của nước ta là 1,1% và không thay đổi trong suốt thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, hãy hoàn thành bảng sau:
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2020 |
Số dân (nghìn người) | ? | ? | 93 672,0 | ? | ? |
Câu 3. (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh và giải thích thiên nhiên ở vùng đồi núi Bắc Bộ nước ta phân hóa theo chiều Đông-Tây.
Câu 4. (3,5 điểm)
Dựa vào Altlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc.
b) Phân tích ảnh hưởng của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc đến sông ngòi của vùng.
Câu 5. (3,0 điểm)
a) Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
b) Tại sao vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ thiếu việc làm thấp và tỉ suất nhập cư cao?
Câu 6. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm | Độ cao (m) | Nhiệt độ trung bình năm (0C) |
Tam Đảo | 897 | 18,0 |
Sa Pa | 1570 | 15,2 |
Bảo Lộc | 850 | 21,5 |
Đà Lạt | 1513 | 18,3 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trên.
Câu 7 (2,5 điểm)
Tại sao nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nhưng có cả sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới?
======= Hết=======
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - NXBGD)
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ HƯỚNG DẪN CHẤM | KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 12 Khóa ngày 04 tháng 11 năm 2021 |
Câu | Ý | Nội dung | Điểm | |||||||||||
1 | a | Trình bày biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí | 1,5 | |||||||||||
- Biểu hiện của quy luật: | ||||||||||||||
+ Trong tự nhiên, bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau (dc) | 0,5 | |||||||||||||
+ Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ (dc) | 0,5 | |||||||||||||
- Ý nghĩa thực tiễn: cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. | 0,5 | |||||||||||||
b | Giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực | 1,5 | ||||||||||||
- Giải thích: | ||||||||||||||
+ Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao, diện tích đại dương và rừng xích đạo lớn… | 0,5 | |||||||||||||
+ Khuc vực chí tuyến lượng mưa tương đối ít do khí áp cao, diện tích lục địa lớn… | 0,5 | |||||||||||||
+ Khu vực ôn đới lượng mưa nhiều do khí áp thấp, ảnh hưởng gió Tây ôn đới… | 0,25 | |||||||||||||
+ Khu vực địa cực mưa ít nhất do khí áp cao, nhiệt độ thấp nước khó bốc hơi… | 0,25 | |||||||||||||
2 | Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của nước ta là 1,1% và không thay đổi trong suốt thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, hãy hoàn thành bảng sau: | 2,0 | ||||||||||||
| 2,0 | |||||||||||||
3 | Hãy chứng minh và giải thích thiên nhiên ở vùng đồi núi Bắc Bộ nước ta phân hóa theo chiều Đông-Tây | 3,0 | ||||||||||||
- Đông Bắc: | ||||||||||||||
+ Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. | 0,5 | |||||||||||||
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta (có 3-4 tháng nhiệt độ dưới 200C) | 0,5 | |||||||||||||
- Tây Bắc: | ||||||||||||||
+ Vùng núi thấp có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, vùng núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. | 0,5 | |||||||||||||
+ Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa, nhưng có đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi. | 0,5 | |||||||||||||
- Do bức chắn Hoàng Liên Sơn kết hợp với gió mùa Đông Bắc vì thế đã tạo nên sự phân hóa thiên nhiên thể hiện rõ nét ở Đông Bắc và Tây Bắc. | 1,0 | |||||||||||||
4 | Dựa vào Altlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: | 3,5 | ||||||||||||
a | Trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc. | 2,0 | ||||||||||||
+ Giới hạn: Từ nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. | 0,5 | |||||||||||||
+ Độ cao: Núi trung bình và núi thấp. | 0,5 | |||||||||||||
+ Hướng núi: TB-ĐN | 0,5 | |||||||||||||
+ Cấu trúc và đặc điểm hình thái: Hẹp ngang, gồm các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp ở giữa. Mạch núi cuối cùng đâm ngang ra biển là dãy Bạch Mã. | 0,5 | |||||||||||||
b | Phân tích ảnh hưởng của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc đến sông ngòi của vùng. | 1,5 | ||||||||||||
+ Hẹp ngang ⇒ Sông ngắn, dốc, lòng sông nhỏ. | 0,5 | |||||||||||||
+ Hướng nghiêng của địa hình ⇒ sông chảy theo hướng T-Đ, TB-ĐN. | 0,5 | |||||||||||||
+ Chế độ nước lên nhanh, rút nhanh, thường xảy ra lũ quét. | 0,5 | |||||||||||||
5 | 3,0 | |||||||||||||
a | Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội | 2,0 | ||||||||||||
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. | 0,5 | |||||||||||||
- Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, lực lượng lao động có trình độ cao; cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, thu hút vốn đầu tư, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. | 0,5 | |||||||||||||
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. | 0,5 | |||||||||||||
- Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự… | 0,5 | |||||||||||||
b | Tại sao vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ thiếu việc làm thấp và tỉ suất nhập cư cao? | 1,0 | ||||||||||||
- Tỉ lệ thiếu việc làm thấp vì: nền kinh tế phát triển nhất cả nước, mức độ tập trung các trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp… cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh nên khả năng tạo việc làm lớn. | 0,5 | |||||||||||||
- Tỉ suất nhập cư cao vì: dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt, học tập tốt, có triển vọng cải thiện cuộc sống. | 0,5 | |||||||||||||
6 | Hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trên | 3,0 | ||||||||||||
- Nhận xét: | ||||||||||||||
+ Cùng độ cao nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dc) | 1,0 | |||||||||||||
+ Cùng miền địa lí tự nhiên nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao (dc) | 1,0 | |||||||||||||
- Giải thích: | ||||||||||||||
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam: do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông, sự khác nhau của vĩ độ địa lý. | 0,5 | |||||||||||||
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần theo độ cao do địa hình phân bậc, không khí loãng, bức xạ mặt đất giảm. | 0,5 | |||||||||||||
7 | Tại sao nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nhưng có cả sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới? | 2,5 | ||||||||||||
+ Khí hậu có mùa đông lạnh (với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C ở phần lãnh thổ từ dãy Bạch Mã trở ra) | 0,75 | |||||||||||||
+ Địa hình đồi núi tạo ra các đai cao khí hậu… | 0,75 | |||||||||||||
+ Vị trí địa lí ở trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật, có các loài từ phương Bắc, Himalaya tới. | 0,5 | |||||||||||||
+ Con người nhập nội, lai tạo các giống mới… | 0,5 |
Lưu ý: Thí sinh diễn đạt bằng cách khác nhưng đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa.
======= Hết=======