Thao tác lập luận so sánh

Thao tác lập luận so sánh

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thao tác lập luận so sánh

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Trong quá trình nhận thức thế giới khác quan, nhiều sự vật hiện tượng giống nhau có những điểm chung liên quan đến nhau nhưng cũng có những điểm riêng. Vì vậy, trong văn nghị luận khi phân tích các vấn đề cũng có trường hợp như thế nên người ta thường sử dụng thao tác so sánh để đối chiếu các vấn đề nhằm làm sáng tỏ những điểm chung cơ bản giống nhau cũng như khác nhau.

- Mục đích của so sáng: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

- Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: So sánh thơ của Xuân Diệu và thơ của Huy Cận

Trả lời:

a. Giống nhau

- Đều là thơ Mới lãng mạn

- Đều viết về tình yêu và nỗi buồn

- Đều có tính dân tộc và chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn phương Tây, thơ Pháp.

- Đều có sự gắn kết giữa cổ điển và hiện đại

- Đều có những đóng góp sáng tạo về từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu.

b. Khác nhau

Thơ của Xuân Diệu

Thơ của Huy Cận

-Thơ Xuân Diệu viết nhiều về tình yêu tuổi trẻ

- Thơ Xuân Diệu tươi trẻ hiện đại

- Thơ Xuân Diệu thường viết về những cảm giác cô đơn, trống vắng trong tình yêu tuổi trẻ cũng như háo hức yêu đời

-Thơ Huy Cận viết nhiều về nỗi buồn

- Thơ Huy Cận cổ kính Đường thi

- Thơ Huy Cận thường viết nhiều về nỗi buồn xa vắng mênh mông, cô đơn trước cảnh trời rộng, sông dài.

Bài 2: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Trả lời:

a. Giống nhau

- Tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền dân tộc

- Tố cáo tội ác của giặc bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục

- Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.

b. Khác nhau

Bình Ngô đại cáo

Tuyên ngôn độc lập

Thời điểm ra đời

Thế kỉ XV

Thế kỉ XX

Hình thức văn bản

Cáo

Tuyên ngôn (văn chính luận hiện đại)

Mục đích

Viết theo lệnh vua

Viết cho dân tộc

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên bốn mươi trang giấy, Nguyễn Du chỉ nói trong mấy trang mười phần bỏ đi tám. Tuy thế, trong Nguyễn Du có những điều trong Thanh Tâm Tài Nhân không có. Những điều có thể gợi hình ảnh một vị anh hùng. Từ Hải cùng ở với Kiều năm tháng rồi biệt Kiều mà đi. Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói thế. Nguyễn Du kĩ hơn:

            “Nửa năm hương lửa đương nồng

      Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Con người này quả không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, hay một làng, con người này là của trời đất của bốn phương. ”

            (Hoài Thanh, Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải)

a. Đối tượng được so sánh trong đoạn trích trên là ai?

b. Đối tượng so sánh trong đoạn trích trên là ai?

c. Sự khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh trong đoạn trích trên là gì?

d. Mục đích so sánh trong đoạn trích trên là gì?

e. Thao tác lập luận so sánh trong đoạn trích trên dựa theo tiêu chí nào?

f. Hiệu quả nghệ thuật của thao tác lập luận so sánh trong đoạn trích trên là gì?

Trả lời:

a. Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

b. Nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

c. Nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du có những điểm có thể gợi hình ảnh của một bậc anh hùng, còn nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân thì không.

d. Mục đích so sánh: làm sáng tỏ một điều: Nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều đã thể hiện tài năng sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du.

e. Sự khác nhau giữa nhân vật Từ Hải trong hai tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).

f. -Giúp người đọc nhận thức được chính xác, sâu sắc hơn nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều – Nguyễn Du.

- Giúp người đọc nhận ra được tầm vóc, tài năng, tư tưởng của nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du lớn hơn nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân, qua đó thấy được tài năng sáng tạo của Nguyễn Du.