Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

I. Đôi nét về tác giả Hoài Thanh

- Hoài Thanh (1909-1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước

- Thời còn đi học, ông từng tham gia phong trào yêu nước và từng bị thực dân Pháp bắt. Ông từng làm Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc ở Huế

- Sau Cách mạng ông hoạt động chủ yếu trong ngành văn hóa- nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng

- Các tác phẩm tiêu biểu: Văn chương và hành động, Thi nhân Việt Nam, Có một nền văn hóa Việt Nam, Nói chuyện thơ kháng chiến,. . . .

- Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại

II. Đôi nét về tác phẩm Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

1. Xuất xứ

- Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới

- Đoạn trích thuộc phần cuối bài tiểu luận nói trên

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến đại thể): đặt vấn đề tinh thần Thơ mới.

- Phần 2 (tiếp theo đến băn khoăn riêng): sự phân biệt thơ cũ và Thơ mới; cảm xúc chủ đạo của Thơ mới.

- Phần 3 (còn lại): niềm tin, hi vọng vào sự phát triển của Thơ mới.

3. Giá trị nội dung

- Tác phẩm đã nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần Thơ mới: Lần đầu tiên chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ

4. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo, văn phong tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc

III. Dàn ý phân tích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

1. Các bước lập luận để nêu bật tinh thần Thơ mới

- Bước 1: tác giả nêu lên nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới: chỉ căn cứ vào cái hay, cái đại thể không căn cứ vào cái dở và tiểu tiết

   + cái khó thứ nhất là ranh giới giữa thơ cũ và Thơ mới không rạch ròi

   + cái khó thứ hai là giữa thơ cũ và Thơ mới có sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau

   + vì vậy muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy

- Bước 2: Tác giả đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới

   + tinh thần thơ cũ gồm trong chữ ta

   + tinh thần Thơ mới gồm trong chữ tôi

- Bước 3: tác giả luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca

   + xưa nay chữ ta lấn át chữ tôi nên chữ tôi không cơ cơ hội thể hiện, bày tỏ

   + nay ý thức cá nhân trỗi dậy đời quyền tự do, phong trào Thơ mới nảy sinh chính từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân

   + sau khi điểm qua sự xuất hiện của chữ tôi tác giả đề cập đến phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó

   + trên thi đàn, đầu tiên là thái độ lạ lùng, ngạc nhiên, khó chịu của mọi người. Dần dần mọi người cũng quen và thấy nó đáng thương, tội nghiệp vì cái tôi yếu đuối, rên rỉ, khóc đau, tìm mọi cách trốn tránh hiện thực

   + để giải tỏa tình trạng bế tắc và bi kịch của đời mình, các nhà thơ lãng mạn đã tìm đến tiếng Việt

   + lòng yêu nước của các nhà thơ mới thể hiện tập trung nhất ở tình yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo những giá trị văn hóa mà trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của giống nòi đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt⇒ biểu hiện của lòng yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng

2. Nghệ thuật

- Lập luận theo một trình tự chặt chẽ, lôgic

- Ngôn ngữ nhạc điệu gần giống với thơ, giàu cảm xúc trữ tình

- Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ

- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế

- Giọng văn trong sáng, thiết tha, cảm thông thấm đượm tình người