- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình có mặt khắp nơi trong văn bản)
- Người kể có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và cảnh vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể
Bài 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi
Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt từ hai mươi năm nay.
Đang độ giữa đông. Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời vàng úa. Không nén được lòng tôi se lại.
Câu hỏi: Ngôi kể trong đoạn trích này là gì? Nêu ưu điểm, và hạn chế của ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên?
Bài 2: Cho đoạn trích sau:
Buổi trưa ông Hai ở nhà một mình. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai đứa bé thì ông cắt chúng nó ra vườn trông mấy luống rau mới cấy lại chẳng gà vặt hết.
Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình ông phải làm cố. Hai vai ông mỏi nhừ. Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ những ngày làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra
Câu hỏi: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy. Ngôi kể này có tác dụng gì khi điễn dạt nội dung của truyện.
Bài 1: Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất
Ưu điểm: ngôi kể thứ nhất tạo ra lời kể chân thật, có độ tin cậy cao. Người kể cũng chính là nhân vật tham gia vào câu chuyện
Tuy nhiên ngôi kể này cũng có mặt hạn chế: người kể chỉ có mặt trong những câu chuyện liên quan tới bản thân
Bài 2:
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba, kể về nhân vật ông Hai cùng gia đình đi tản cư nhưng vẫn nghĩ về làng của mình
Ngôi kể này kể lại sự việc một cách khách quan nhất, người kể có mặt ở khắp nơi trong truyện
Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không phải để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ đi lính đi vào loại đầu.
Hai ông con theo cấp bậc bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ và nói một mình: Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?