- Trong văn tự sự, để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lý lẽ và dẫn chứng
- Nội dung đó thường được diễn đạt bằng cách lập luận, làm cho câu văn thêm phần triết lý
Bài 1: Phân tích cách lập luận của Hoạn Thư trước Thúy Kiều để Kiều phải thốt lên “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời?”
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo
Lòng riêng riêng những kính riêng
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Bài 1:
Thông qua lời đối đáp của Hoạn Thư với Thúy Kiều ta cũng thấy rõ được tính cách của Hoạn Thư, mưu mô, xảo trá
- Dù dáng vẻ bề ngoài dường như thể hiện Hoạn Thư đang rất run sợ trước lời vạch tội của Thúy Kiều, nhưng bởi tính mưu mô, Hoạn Thư biện hộ cho mình một cách khéo léo
- Hoạn Thư khẳng định “ghen tuông thì cũng người ta thường tình” ý rằng sự ghen tuông là bản chất, là thói bình thường của đàn bà, không có gì là lạ
- Hoạn Thư kể ra những việc tưởng như đã ban phước cho Thúy Kiều: cho ra nhà gác viết kinh, khi Thúy Kiều trốn đã không đuổi bắt
- Hoạn Thư viện cớ trên đời này, đàn bà quyết không chung chạn với nhau về chồng
- Để thoát tội, mụ vận dụng tất cả sự khôn ngoan lọc lõi của mình để biện minh