Trắc nghiệm: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Trắc nghiệm: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

MỤC LỤC

    Câu 1: Thế nào là đoạn văn?

    A. Là đơn vị nhỏ nhất tạo nên câu và văn bản B. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản

    C. Là đơn vị cần thiết nhất để tạo nên câu chuyện D. Câu B và C đúng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 2: Nêu hình thức của một đoạn văn?

    A. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng

    B. Do nhiều câu văn tạo thành

    C. Có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề

    D. Cả A, B, C đều đúng

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 3: Từ như thế nào thì có thể coi là từ ngữ chủ đề của đoạn văn?

    A. Thường được dùng để làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần

    B. Được đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn

    C. Cả A, B đều đúng

    D. Cả A, B đều sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 4: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?

    Tắt đèn là một trong những thành tựu xuất sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu kịch tính. Đặc biệt, với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một số hoàn cành điển hình. Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.

    (Nguyễn Hoàng Khung)

    A. Diễn dịch B. Quy nạp

    C. Song hành D. Liệt kê

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 10

    Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mìh muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

    (Khái Hưng, theo Ngữ văn 6, tập 2)

    Câu 5: Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

    A. Song hành B. Quy nạp

    C. Diễn dịch D. Bổ sung

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 6: Câu nào thể hiện chủ đề của đoạn văn trên?

    A. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất

    B. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng

    C. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mìh muốn bay trở lên cành

    D. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 7: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

    A. Đầu đoạn B. Cuối đoạn

    C. Giữa đoạn D. Cả đầu và cuối đoạn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 8: Từ ngữ chủ đề của đoạn văn trên là gì?

    A. Rụng B. Tâm tình riêng

    C. Linh hồn riêng D. Cảm giác riêng

    E. Cả bốn từ ngữ trên

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: E

    Câu 9: Với đoạn văn trên, nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?

    A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau B. Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa

    C. Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề D. Gồm B và C

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 10: Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

    A. So sánh, nhân hóa, điệp ngữ B. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

    C. Ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh D. Điệp ngữ, nhân hóa, hoán dụ.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 11: Theo em, các đoạn văn trong một bài văn nên được triển khai theo cách nào?

    A. Diễn dịch B. Quy nạp

    C. Song hành D. Bổ sung

    E. Liệt kê F. Phối hợp các cách trên

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: F

    Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:

    Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

    (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

    Câu 12: Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

    A. Song hành B. Quy nạp

    C. Diễn dịch D. Bổ sung

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 13: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

    A. Đầu đoạn B. Cuối đoạn

    C. Giữa đoạn D. Cả đầu và cuối đoạn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 14: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

    A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

    B. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    C. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

    D. Xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 15: Có thể dùng cụm từ “cuộc kháng chiến vĩ đại” làm từ ngữ chủ đề của đoạn văn trên được không?

    A. Có thể B. Không thể

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A