Liên kết trong văn bản

Liên kết trong văn bản

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Liên kết trong văn bản

A. Nội dung bài học

I. Kiến thức cơ bản

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu

- Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên kết thích hợp

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hãy cho biết đoạn văn dưới đây có tính liên kết hay không, vì sao?

Tôi nhớ sự chăm sóc của mẹ tôi lúc tôi còn nhỏ. Ngôi trường cách nhà tôi chừng 10 km nên sáng nào mẹ cũng dậy thật sớm chuẩn bị đồ ăn cho tôi ăn sớm, sau đó mẹ đưa tôi đi học cho kịp giờ tới trường. Trường có sân chơi rộng rãi, nhiều cây xanh bao phủ khiến cho. Cây xanh giúp không khí trở nên trong lành hơn.

Gợi ý trả lời

Đoạn văn trên không có tính liên kết bởi vì:

- Nội dung, chủ đề của đoạn văn không thống nhất, các câu văn rời rạc, lỏng lẻo về ý nghĩa.

- Hình thức: sử dụng phép lặp từ ngữ nhưng không tạo được tính thống nhất để truyền tải nội dung

Bài 2: Em hãy nêu vai trò của tính liên kết trong văn bản. Nếu văn bản không đảm bảo có sự liên kết sẽ dẫn tới hậu quả gì?

Gợi ý trả lời

Liên kết là một trong những tính chất vô cùng quan trọng của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu

- Nếu không có tính liên kết thì nội dung các câu, đoạn không có tính thống nhất, gắn bó với nhau. Đồng thời cần biết kết nối các câu các đoạn bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn và chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn em vừa viết (cả về nội dung và hình thức)

Gợi ý trả lời

Nha Trang là địa điểm du lịch biển nổi tiếng. Đúng với nhận xét của nhiều người, Nha Trang là thành phố biển đẹp và sạch bậc nhất của khu vực miền Trung. Khách du lịch tập trung về đây tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của biển cả, hơn nữa nơi này còn có nhiều địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn. Chạy dọc con đường ven biển người ta có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng ngút ngàn tầm mắt. Nơi những con sóng bạc xô vào bờ cát trắng từng lớp, từng lớp như người mẹ vỗ về đứa con bé bỏng mỗi trưa hè. Những ngày trời nắng, bầu trời cao xanh, mặt biển cũng vì thế mà trong biếc như màu xanh của thủy tinh mới. Phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy những hòn đảo nhỏ xung quanh, xanh rì như những viên ngọc quý được đính trên mặt nước màu thạch bích kia. Chiều xuống, ánh hoàng hôn nhuộm đỏ, mặt trời từ từ hạ xuống mặt biển hắt lên thứ ánh sáng bàng bạc, lấp lánh cả một góc trời. Ở đây, không chỉ có cảnh đẹp mà còn có rất nhiều những món ăn ngon, hấp dẫn như các món hải sản, món bánh, trái cây, hoa quả tươi…Và còn rất nhiều những địa điểm văn hóa như tháp Bà Ponaga, chùa Long Sơn, các hòn đảo Bình Hưng, Bình Ba, Điệp Sơn… Cũng bởi thế mà ai từng đến Nha Trang sẽ không ngần ngại trở lại nhiều dịp nữa để trải nghiệm những cảm xúc trong trẻo với thành phố tự nhiên, xinh đẹp này.

- Phép liên kết: sử dụng hình thức lặp từ ngữ, phép thế để liên kết giữa các câu. Về mặt nội dung: tập trung miêu tả vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Liên kết trong văn bản là gì?

A. Liên kết là một tỏng những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu

B. Liên kết là sự móc nối các đoạn, các phần của văn bản với nhau

C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 2. Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì?

A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau

B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu… thích hợp

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây và cho viết các câu văn đã có tính liên kết với nhau không?

Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống, tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Đoạn đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn có tính liên kết không?

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt nhìn tôi. Cặp mắt đen của em buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 5. Trong văn bản có thể không cần đáp ứng yêu cầu về tính liên kết, chỉ cần đáp ứng được tính mạch lạc, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B