MỤC LỤC
A. Nội dung bài học
I. Đôi nét về tác phẩm Quan Âm Thị Kính
1. Đôi nét về thể loại chèo
- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ
- Tích truyện trong chèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) – thái lai (tốt đẹp, yên vui). Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo
- Nội dung: bên cạnh việc cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.
- Nhân vật trong chèo:
+ Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng như: thư sinh (nho nhã, điềm đạm), nữ chính (đức hạnh, nết na), nữ lệch (lẳng lơ, bạo dạn), mụ ác (tàn nhẫn, độc ác), hề chèo (những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người dân)
+ Nhân vật chèo khi bước sân khấu đầu tiên phải tự xưng danh (xưng tên, họ, quê quán, nghề nghiệp, tính cách), sau đó mới bước vào diễn tích
+ Tính ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật
2. Tóm tắt
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà
- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.
4. Giá trị nội dung
Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
5. Giá trị nghệ thuật
- Xung đột kịch gay gắt
- Miêu tả nhân vật độc đáo
II. Dàn ý phân tích tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Giới thiệu khái quát về thể loại chèo (khái niệm, khái quát các đặc trưng cơ bản của thể loại…)
- Giới thiệu về vở chèo “Quan Âm Thị Kính” và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
- Khung cảnh gia đình:
+ Chồng dùi mài kinh sử để nhập hội long vân
+ Vợ ngồi khâu quần áo, dọn kỉ cho chồng, quạt cho chống nghỉ
⇒ Khung cảnh gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Thị Kính dịu dáng, hết mực thương yêu, quan tâm chồng
- Thị Kính thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng:
+ Tâm trạng: băn khoăn
+ Suy nghĩ: trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta, dạ thưa chồng lòng thiếp sao an
+ Hành động: cầm dao khâu xén chiếc râu
- Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, kêu lên
- Thiện Sĩ: vừa chợp mắt đã thấy dao kia kề cổ
- Sùng bà:
+ Nói về nhà mình: giống nhà bà đây giống phượng giống công, nhà bà đây cao môn lệnh tộc, trứng rồng lại nở ra rồng
⇒ Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo
+ Nói về Thị Kính: liu điu lại nở ra dòng liu điu, mày là con nhà ốc, cả gan say hoa đắm nguyệt, dụng tình bất trắc, gái say trai lập chí giết chồng,mặt trơ như mặt thớt,…
⇒ Coi thường, dè bỉu, khinh bỉ, mắng nhiếc, lăng nhục
+ Hành động: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa đầu lên, không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống…
⇒ Thô bạo, tàn nhẫn
- Thị Kính:
+ Hết lời phân bua, minh oan cho bản thân nhưng không được
+ Hành động: theo cha về nhà, đi theo cha mấy bước,quay vào nhìn từ tràng kỉ đến sách, thúng khâu, cầm chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay
⇒ Sự bất lực của Thị Kính
- Cuộc sống sau khi bị oan:
+ Sát hại chồng nên không thể ở lại nhà được
+ Xấu hổ không về được nhà cha mẹ
+ Không thể lấy người khác
+ Bỏ đi xa thì mang tiếng không đoan chính
+ Minh oan không ai tin
⇒ Thị Kính rơi vào đau khổ, bế tắc
- Thị Kính quyết định giả dạng nam nhi để đi tu
- Ý nghĩa hành động đi tu của Thị Kính:
+ Tích cực: Thị Kính muốn sống để tỏ rõ mình là người đoan chính
+ Tiêu cực: Thị Kính không tìm ra nguyên nhân nỗi khổ của mình,không đấu tranh mà nhẫn nhịn, cam chịu
⇒ Thị Kính không thể thoát khỏi đau khổ
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của cả vở chèo nói chung và trích đoạn nói riêng:
+ Nội dung: Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
+ Nghệ thuật: xung đột kịch, xây dựng nhân vật bằng đối thoại và hành động..
- Cảm nhận của bản thân về vở chèo.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới