Mùa xuân của tôi

Mùa xuân của tôi

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Mùa xuân của tôi

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả Vũ Bằng

- Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội

- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí

- Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng

- Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm Mùa xuân của tôi

1. Hoàn cảnh ra đời

- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất

- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân

- Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội

- Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng

3. Giá trị nội dung

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê

- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh

- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Mùa xuân của tôi

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng (giới thiệu khái quát về cuộc đời, tiểu sử và đặc điểm sáng tác của tác giả…)

- Giới thiệu về thể loại tùy bút

- Giới thiệu về văn bản “Mùa xuân của tôi” (giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân

- Ai cũng chuộng mùa xuân

- Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió

- Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng

- Nghệ thuật: điệp ngữ

- Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm

⇒ Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người, đấy là một quy luật.

2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội

- Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh

- Âm thanh:

   + Tiếng nhạn kêu trong đêm

   + Tiếng trống vọng chèo từ xa

   + Câu hát ân tình của cô gái đẹp

- Khung cảnh gia đình: bàn thờ, đèn nên, nhang trầm và tình cảm gia đình yêu thương, gắn bó

- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diến tá ức sống của mùa xuân

   + Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người

   + Mùa xuân thần thánh

⇒ Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho muôn vật, muôn loài và cho cả con người. Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Tất cả được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xuân đất Bắc của tác giả

3. Cảnh sắc và không khí màu xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng Giêng

- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong

- Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác

- Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn

- Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị

- Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê

   + Nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh phong phú, giàu sức gợi, nhiều liên tưởng hấp dẫn, độc đáo..

- Cảm nhận của bản thân về màu xuân

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Tác giả của văn bản Mùa xuân của tôi là ai?

A. Vũ Bằng B. Minh Hương

C. Nguyễn Duy D. Nguyễn Tuân

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 2. Văn bản được trích trong tản văn Thương nhớ mười hai, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 3. Văn bản Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân

B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể

C. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc

D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc?

A. Tươi tắn sôi động

B. Lãnh lẽo và u buồn

C. Không gian trong sáng và ấm áp

D. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 5. Câu văn nào sau đây không nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả với mùa xuân?

A. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi lông mày ai như trăng in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ

B. Người yêu cảnh, vào những lúc đất trời mang mang như vậy, khoắc một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài…

C. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh

D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 6. Câu văn “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” đã sử dụng phép tu từ gì?

A. Điệp ngữ B. So sánh

C. Dùng từ đồng nghĩa D. Dùng lối chơi chữ

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Điệp ngữ ai được lặp lại nhiều làn trong bài thơ

Câu 7. Từ “ai” trong câu trên là?

A. Danh từ chỉ người B. Danh từ chỉ vật

C. Đại từ để trỏ D. Đại từ để hỏi

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 8. Văn bản mùa xuân của tôi nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A