Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

I. Kiến thức cơ bản

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…

Dàn ý làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn ý kiến)

Thân bài

- Giải thích ý kiến, vấn đề nghị luận được nêu trong bài

- Phân tích, chứng minh, bình luận

- Bình luận ý kiến: đúng hay sai

    Có ý nghĩa (với văn học và đời sống)

    Tác dụng (với văn học và đời sống)

Kết bài:

Thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề nghị luận

Liên hệ và rút ra bài học

II. Bài tập vận dụng

Khi nhận định về thơ Xuân Diệu, tác giả Hoài Thanh có nhận định: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ”. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên

Mở bài

Giới thiệu nhận định của tác giả Hoài Thanh về nhà thơ Xuân Diệu

Thân bài

- Lý giải nhận định của Hoài Thanh: Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ. Mới về nội dung thể hiện, mới về cách tân nghệ thuật

    Xuân Diệu là một trong trong ba đỉnh cao của Thơ Mới

    Ông đem đến thơ ca quan niệm mới mẻ, sáng tạo về tình yêu, tuổi trẻ

    Xuân Diệu mạnh dạn xưng cái “tôi” thay vì “cái ta” chung, lấy cái “tôi” làm cảm hứng sáng tác

- Sự tự do trong câu chữ, hình ảnh thơ khác với thơ ca trung đại tuân thủ nghiêm ngặt niêm luật, nội dung, hình thức bị gò bó, chủ đề hẹp, sáo mòn

- Thơ của ông mạnh dạn thể hiện khát khao, ham muốn với cuộc sống, yêu đời, muốn sống với thực tại

(Sử dụng các tác phẩm của Xuân Diệu chứng minh)

Kết bài:

- Xuân Diệu có phong cách riêng, khác lạ, độc đáo, so với các nhà thơ cùng thời. Cái tôi mới mẻ, cuồng nhiệt trong thơ của ông đem đến cho thơ ca gương mặt tiêu biểu, đỉnh cao của Thơ Mới