MỤC LỤC
Khái niệm | Đặc trưng | Yêu cầu |
Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt để bày tỏ chính kiến, thái độ đối với những vấn đề trong đời sống xã hội như: chính trị, pháp luật, quốc phòng, kinh tế, giáo dục,. . . Phong cách ngôn ngữ chính luận tồn tại ở hai dạng: dạng nói (diễn thuyết, phát biểu, ngoại giao,. . . ), dạng viết ( tuyên ngôn, báo cáo, chính trị, xã luận,. . . ) | -Tính công khai của sự việc, chính kiến độc lập -Tính chặt chẽ trong lập luận để thuyết phục - Tính khách quan, khoa học - Tính truyền cảm, tác động mạnh mẽ đến người đọc | -Nói, viết đúng, chuẩn, rõ ràng - Sử dụng vốn từ chung cho mọi phong cách, sử dụng các thuật ngữ riêng, thuật ngữ chính trị: cách mạng, dân chủ, vô sản,. . . -Trình bày logic, rõ ràg tăng tính thuyết phục. - Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu khác nhau vào nhiều mục đích phát ngôn khác nhau. |
Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào là lót cho lại, nào chạy ngược nò chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần lấy được một chức xã trưởng hoặc cai tổng đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với người kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chứ như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở ở trong óc chúng làm sao được. Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng vì thế.
(Đạo đức và luân lí Đông Tây, Phan Chu Trinh)
- Đoạn văn trích trên có sử dụng phép điệp cấu trúc: nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược, nào chạy xuôi/ dầu cố ruộng dầu bán trâu . . . / đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách.
- Liệt kê những hành động mua quan bán chức
⇒ Tố cáo xã hội bát nháo của thế lực đồng tiền, quyền thế, mọi thứ bị lu mờ, đổi trắng thay đen. Xã hội không có luân lý, đạo đức.
Thái độ của tac giả: đau đớn, chua chát, uất ức.
Vì sao phải kháng chiến? Vì không kháng chiến thì Pháp sẽ cướp nước ta lần nữa. Chúng sẽ bắt dân ta đi phu, đi lính, nộp thuế, nộp sưu. Chúng sẽ cướp giật hết quyền tự do, dân chủ của ta. Chúng cướp hết ruộng đất, của cải của ta. Chúng sẽ khủng bố chém giết anh, em, bà con ta. Chúng sẽ đốt phá nhà cửa, đền chùa ta. ( Hồ Chí Minh)
- Đặc điểm về phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn trích là:
+ Dùng từ ngữ bộc lộ rõ thái độ, tình cảm của người viết: phải đứng lên kháng chiến
+ Phối hợp các kiểu câu: câu hỏi, câu khẳng định
+ Vận dụng phương pháp tư từ cú pháp. Những kiểu câu giống nhau được lặp đi lặp lại làm tăng tính biểu cảm cho lời văn.