Tổng kết phần Tập làm văn

Tổng kết phần Tập làm văn

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tổng kết phần Tập làm văn

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    Dàn bài chung về văn tả cảnh

    Mở bài:

    Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?

    Thân bài:

    A. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?

    B. Tả chi tiết =: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)

    * Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...

    * Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

    * Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...

    Kết bài:

    Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?...

    Dàn bài chung về văn tả người:

    Mở bài:

    Giới thiệu người định tả: Tả ai Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

    Thân bài:

    A. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục?... (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả).

    B. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

    * Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm... ). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng... (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

    * Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động... (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

    * Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

    Kết bài:

    Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

    Chú ý:

    Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.

    B. Bài tập luyện tập

    Phần I. Trắc nghiệm

    Đọc đoạn văn sau, chép lại các câu hỏi vào vở, rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

    Sông nước Cà Mau

    Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước đựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

    A. Biểu cảm         B. Miêu tả

    C. Tự sự         D. Nghị luận

    2. Tác giả đoạn văn trên là ai?

    A. Võ Quảng        B. Nguyễn Tuân

    C. Tô Hoài        D. Đoàn Giỏi

    3. Cảnh sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào?

    A. Duyên dáng và yểu điệu       B. Ghê gớm và dữ dội

    C. Mênh mông và hùng vĩ         D. Dịu dàng và mềm mại

    4. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh?

    A. Một lần         B. Hai lần

    C. Ba lần        D. Bốn lần

    5. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?

    A. rì rào        B. chi chít

    C. bất tận      D. cao ngất

    6. Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

    A. Thiếu chủ ngữ        B. Thiếu vị ngữ

    C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ        D. Sai về nghĩa

    7. Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ dấu ngoặc đơn (…) để câu văn “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên (…) như hai dãy trường thành vô tận”, trở thành câu đúng nghĩa hơn?

    A. mênh mông        B. bao la

    C. sừng sững        D. bát ngát

    8. Thế nào là biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

    A. Dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những đặc điểm của sự vật, sự việc, nhân vật được miêu tả.

    B. Lấy tên sự vật, hiện tượng này để nhằm chỉ sự vật, hiện tượng kia.

    C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồng vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người. D. Dùng những từ ngữ chỉ một bộ phận, một phần để chỉ toàn thể.

    9. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?

    A. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì

    C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi

    Phần II. Tự luận

    Đề văn: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể và tả lại sự việc đó.

    Gợi ý

    Phần I. Trắc nghiệm

    Đáp án

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Đáp án

    B

    D

    C

    D

    C

    A

    C

    B

    Phần II. Tự luận

    Bài 1: Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, …)

    Gợi ý:

    1. Yêu cầu chung:

    - Nội dung: Tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất

    - Thể loại: Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm

    2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm đảm bảo bố cục 3 phần

    A. Mở bài:

    - Giới thiệu chung về người thân: Tên, tuổi, nghề nghiệp, tình cảm của em với người thân đó

    B. Thân bài:

    - Ngoại hình: dáng cao, thấp, nét mặt,...

    - Lời nói: Nhẹ nhàng, nghiêm khắc, cử chỉ thể hiện phẩm chất của người thân.

    - Hình ảnh người đó gắn với hành động: Chăm lo chu đáo, hướng dẫn em học tập

    - Với xóm làng, với người xung quanh: hoà nhã, thân mật….

    - Tình cảm của người thân với mình: yêu thương...

    C. Kết bài:

    - Tình cảm của em đối với người thân được tả.

    - Nêu suy nghĩ trách nhiệm của em đối với người thân.

    Bài 2: Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Hãy tả lại trận mưa đó.

    Gợi ý:

    A. Mở bài:

    Thời gian hoàn cảnh, thời gian đổ cơn mưa rào.

    B. Thân bài:

    Tả cơn mưa theo trình tự

    * Quang cảnh trước khi mưa

    - Khí trời, cảnh vật, con người… khi chưa có cơn mưa.

    - Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, …..

    * Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn:

    - Hạt mưa to và thưa

    - Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời

    - Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã

    - Con người trú mưa hai bên đường

    - Các loài vật tìm chỗ trú mưa…..

    * Quang cảnh sau cơn mưa

    - Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại

    - Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê…….

    C. Kết bài:

    Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào