MỤC LỤC
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.
- Hay là vợ anh cu Tràng ? Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
- Ôi chao ! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không ?
Họ cùng nín lặng.
(Kim Lân, Vợ nhặt) a. Đoạn trích có nêu rõ rằng:
- Thời gian, địa điểm cụ thể (ở bến, trong một xóm nghèo, có Tràng, Thị và những người dân trong xóm).
- Có người nói cụ thể (người dân trong xóm)
- Có đích lời nói cụ thể (bàn tán về mối quan hệ giữa Tràng và Thị)
Như vậy, có thể khẳng định phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể◊
b. Đoạn trích có thể hiện sự thay đổi cảm xúc của các nhân vật (rạng rỡ hẳn lên), các từ ngữ tình thái (quái nhỉ, ôi chao…), giọng điệu ngạc nhiên, thắc mắc, thái độ quan ngại cho hoàn cảnh của hai người
Thể hiện tính cảm xúc trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt◊
c. Đoạn văn thể hiện sự suy đoán và lời nói, cử chỉ khác nhau của các nhân vật (thở dài, thì thầm, cười lên rung rúc…).
◊Sử dụng những từ ngừ có tính khẩu ngữ (từ xưng hô, từ tình thái, quán ngữ…), việc dùng nhiều câu hỏi, câu cảm thán, những dạng câu tỉnh lược.
Thể hiện tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
a. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày.
b. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tính cụ thể | Tính cảm xúc | Tính cá thể |
- Có địa điểm, thời gian xác định - Có nhân vật giao tiếp (những ai) xác định - Có mục đích giao tiếp xác định ◊- Có cách diễn đạt (thân mật, suồng sã, trang trọng…) bằng ngôn ngữ xác định → Là cách thức trình bày ngôn ngữ sinh hoạt cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. Nhằm đạt tới tính sáng rõ, chính xác và cụ thể hóa vấn đề được nói tới | - Thái độ, tình cảm của người nói thể hiện ở: + Giọng điệu thân mật hay gay gắt + Ngữ điệu: bình thường hay thất thường. + Cường độ, cao độ bình thường hay quá mức - Cách dùng từ ngữ: nôm na, giản dị, dễ hiểu hay cầu kì, sáo rỗng. Là việc sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm cao, thể hiện tư tưởng tình cảm của c◊→on người qua ngôn từ. | Mỗi nhân vật giao tiếp khi nói đều “vô tình” bộc lộ khá đầy đủ các nét riêng như: - Trình độ học vấn văn hóa - Giới tính - Tuổi tác - Quê hương - Hoàn cảnh sống - Sở thích - Vốn từ ngữ → Mỗi người thường có vốn từ ngữ riêng thể hiện giọng điệu thái độ, tình cảm, vốn từ ngữ ưa dùng, cách nói và cách biểu đạt của từng cá nhân…◊ |
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy cua họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
– Ai đấy nhỉ ?… Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên ?
– Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
– Quái nhỉ ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.
-Hay là vợ anh cu Tràng ? Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
Ôi chao! Giời đại này, rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không ?
Họ cùng nín lặng.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
- Tính cụ thể biểu hiện ở việc nêu rõ thời gian, địa điểm, con người, sự việc.
- Tính cảm xúc thể hiện ở sự thay đổi cảm xúc của các nhân vật (rạng rỡ hẳn lên), ở các từ ngữ tình thái (quái nhỉ, ôi chao,…).
- Tính cá thể thể hiện ở sự suy đoán và lời nói khác nhau của các nhân vật, ở cử chỉ khác nhau của họ (thở dài, thì thầm, cười lên rung rúc…). Cần chú ý đến những từ ngữ có tính khẩu ngữ (từ xưng hô, từ tình thái, quán ngữ,…), việc dùng nhiều câu hỏi, câu cảm thán, những dạng câu tỉnh lược.
“8/3/69
Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa ... Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn mùa chiến thắng.”
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cá thể, tính cảm xúc trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
b. Theo em, ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
a. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:
- Tính cụ thể:
+ Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí
+ Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)
+ Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách
- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th.ơi?; Đáng trách quá Th ơi)
- Tính cá thể: Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
- Tính cụ thể:
+ Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.
+ Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.
+ Ngôn từ đ¬ược sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).
- Tính cảm xúc:
+ Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến l¬ưu, nhung nhớ.
+ Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình… có nhớ ta, ta nhớ…
- Tính cá thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những ng¬ười đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.
- Cuộc đời:
+ Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng.
+ Năm 1535, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi ở tuổi 45. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu.
+ Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc
+ Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
+ Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.
- Phong cách sáng tác:
+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn
+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội
+ Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.