Con hổ có nghĩa

Con hổ có nghĩa

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Con hổ có nghĩa

A. Nội dung bài học

Truyện trung đại Việt Nam

Truyện trung đại là gì?

- Truyện trung đại là loại truyện văm xuôi chữ Hán, ra đời trong khoảng từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX

- Đặc trưng thể loại:

   + Nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn

   + Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua ngôn ngữu trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

   + Cốt truyện thường đơn giản

I. Đôi nét về tác phẩm: Con hổ có nghĩa

1. Tóm tắt

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém. Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “bà mới sống qua được”): Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu

3. Giá trị nội dung

Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người

4. Giá trị nghệ thuật

- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…

II. Phân tích văn bản Con hổ có nghĩa

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện trung đại Việt Nam (khái niệm, thời gian ra đời, đặc trưng thể loại,…)

- Giới thiệu về truyện “Con hổ có nghĩa” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Hổ cái sắp sinh con

- Hổ đực đi tìm bà đỡ Trần

- Hố đực lao tới cõng bà, chạy như bay xuyên qua bụi rậm, gai góc. Hổ luôn luôn bảo vệ sự an toàn cho bà đỡ

→ Hành động khẩn trương, quyết liệt, thể hiện tình cảm, sự lo lắng của hổ đối với người thân

- Thái độ của bà Trần: lúc đầu bà rất sợ, sau đó bà đồng ý đỡ đẻ cho hổ cái

- Cách trả ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến, tặng bà một bọc bạc để bà sống qua năm mất mùa, đói kém

⇒ Hổ thủy chung, biết ơn và đền đáp ơn nghĩa cho người đã giúp đỡ mình

2. Câu chuyện của hổ với bác tiều phu

- Hổ bị hóc xương, đau đớn, bất lực

- Bác tiều phu thò tay vào cổ, lấy xương ra cho hổ

→ Sự can đảm và lòng yêu thương loài vật

- Hành động trả ơn của hổ:

   + Khi bác còn sống: mang nai đến trả ơn

   + Khi bác mất: hổ tỏ lòng thương xót, đến dụi đầu vào quan tài, từ đó, đến ngày giỗ bác, hồ mang dê, lợn đến tế

→ Đề cao ân nghĩa thủy chung

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người

   + Nghệ thuật: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, nhân hóa,…

- Bài học cho bản thân: biết ơn những người đã giúp đỡ mình….

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Nhận xét nào không đúng về truyện trung đại?

A. Đó là những truyện được viết bằng chữ Hán thời trung đại

B. Đó là những truyện được truyền miệng trong dân gian

C. Đó là những truyện mang đậm tính giáo huấn

D. Đó là những truyện cách viết còn đơn giản nhưng mang ý nghĩa khá sâu sắc

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Hình thức truyền miệng là hình thức chỉ có trong truyện dân gian, truyện trung đại có là sản phẩm có tên của tác giả

Câu 2. Nhân vật trong truyện trung đại được miêu tả qua ngôn ngữ, hành động đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Truyện trung đại, nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động

Câu 3. Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện nào?

A. Truyện trung đại B. Truyện cổ tích

C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 4. Nhận xét sai lầm về truyện con hổ có nghĩa?

A. Truyện có nhiều tình tiết li kì

B. Truyện mượn hình ảnh con vật, nói về con người

C. Truyện sử dụng những thủ pháp quen thuộc của truyện cười

D. Truyện thể hiện tình người lao động với loài vật

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 5. Thủ pháp nào được sử dụng nhiều trong Con hổ có nghĩa?

A. Đề cao tình cảm thủy chung của con người với nhau

B. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người

C. Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trân trọng nghĩa

D. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 6. Điều nào diễn tả chính xác việc bác tiều cứu nguy cho con hổ?

A. Bác tiều thò tay vào cổ họng hổ, từ từ lấy ra một chiếc xương bò to và dài như cánh tay

B. Bác tiều phu lấy cánh tay thò vào cổ họng, lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay

C. Bác tiều phu thò tay lấy ra một cái xương to

D. Bác tiều phu lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 7. Chi tiết thể hiện sự có nghĩa của con hổ thứ nhất?

A. Hổ đực cầm tay và bà đỡ nhìn hổ cái và khóc B. Hổ đực đùa giỡn với hổ con mới sinh ra

C. Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ D. Hổ đực tặng bạc cho bà đỡ Trần

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 8. Chi tiết nào không nói lên cái nghĩa của con hổ thứ hai?

A. Bác tiều phu cho tay móc xương trong họng hổ

B. Hổ thường xuyên mang thú bắt được tới nhà bác tiều

C. Hổ đến mộ bác tiều phu gầm lên

D. Nhớ ngày dỗ của bác, hổ mang dê hoặc lợn tới

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Đó là hành động giúp đỡ con hổ của bác tiều

Câu 9. Con hổ thứ hai so với con hổ thứ nhất có thêm ý nghĩa gì?

A. Đền ơn ngay người giúp mình B. Đền ơn khi ân nhân còn sống

C. Đền ơn trong nhiều năm D. Đền ơn ngay cả khi ân nhân đã chết

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 10. Truyện con hổ có nghĩa đề cao triết lí sống nào?

A. Tri ân trọng nghĩa B. Dũng cảm

C. Không tham lam D. Giúp đỡ người khác

Hướng dẫn giải:

Đáp án A