I. Trạng thái tự nhiên
Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín (đặc biệt trong quả nho chín). Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật.
II. Tính chất vật lý
Glucơzơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng oxi hóa glucozơ
\[{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6\,(\text{dd})}}+A{{g}_{2}}O{{\,}_{(\text{dd})}}\xrightarrow{N{{H}_{3}}}{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{7\,(\text{dd})}}\,+2\text{A}g{{ }_{(r)}}\,\]
Axit gluconic
Phản ứng trên được dùng để tráng gương nên gọi là phản ứng tráng gương
2. Phản ứng lên men rượu
${{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6\,(\text{dd})}}\xrightarrow[30-{{35}^{0}}C]{men\,ruou}2{{C}_{2}}{{H}_{5}}O{{H}_{\,(\text{dd})}}+2C{{O}_{2\,(k)}}$
IV. Ứng dụng
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại đường glucozơ.
Ứng dụng không phải của glucozơ là cung cấp protein cho người và động vật.
Phương trình phản ứng tráng gương (oxi hóa glucozơ) là: $ {{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}+A{{g}_{2}}O\xrightarrow{N{{H}_{3}}}{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{7}}+2Ag\downarrow $
Phương trình phản ứng lên men rượu của glucozơ là: $ {{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\left( dd \right)\xrightarrow[{{30}^{\text{o}}}-{{35}^{\text{o}}}C]{men\,\,ruou}2{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\left( dd \right)+2C{{O}_{2}}\left( k \right) $
Chất có phản ứng lên men rượu là glucozơ
$ {{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\left( dd \right)\xrightarrow[{{30}^{\text{o}}}-{{35}^{\text{o}}}C]{men\,\,ruou}2{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\left( dd \right)+2C{{O}_{2}}\left( k \right) $
Chất hữu cơ X có các tính chất sau : Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Vậy X là glucozơ.
Phản ứng hóa học không phải của glucozơ là: Phản ứng tạo chất béo.
Hàm lượng glucozơ có nhiều nhất trong quả nho chín.
Công thức phân tử của glucozơ là $ {{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}} $ .
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới