Trao đổi chất

Trao đổi chất

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trao đổi chất

Lý thuyết về Trao đổi chất

I. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài

- Cơ thể lấy oxi, thức ăn, nước muối khoáng từ môi trường bên ngoài và đồng thời thải ra khí $C{O_2}$  , phân, nước tiểu, mồ hôi ra môi trường bên ngoài.

Image result for sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài

- Mỗi hệ cơ quan có vai trò nhất định trong sự trao đổi chất:

Hệ cơ quan

Vai trò trong sự trao đổi chất

Tiêu hóa

Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài

Hô hấp

Lấy ${O_2}$  từ môi trường cung cấp cho cơ thể và thải $C{O_2}$ từ cơ thể ra ngoài môi trường

Bài tiết

Lọc máu, thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu và mồ hôi

Tuần hoàn

Vận chuyển ôxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và $C{O_2}$ , các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết

II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất giữa máu và nước mô (môi trường trong để tổn tại và phát triển).

- Máu và nước mô cung cấp ${O_2}$   và chất dinh dưỡng cho tế bào.

- Hoạt động sống của tế bào tạo ra:

+ Năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.

+ Khí $C{O_2}$ , chất thải: được thải ra ngoài.

- Kết luận: Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và ${O_2}$ tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí $C{O_2}$ được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào

- Trao đổi chất ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

- Nếu trao đổi chất ở 1 cấp độ ngừng lại thi cấp độ kia sẽ bị ngừng lại và cơ thể sẽ không tồn tại và phát triển.

- Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ môi trường: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ${O_2}$ cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí $C{O_2}$ để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khí CO2.

Giải thích: hệ hô hấp nhận khí $ {{O}_{2}} $ từ môi trường đồng thời thải ra khí $ C{{O}_{2}} $ sau quá trình chuyển hóa của cấc tế bào.

Câu 2: Hệ bài tiết không thải ra ngoài môi trường chất nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phân.

Giải thích: phân không phải sản phẩm của hệ bài tiết mà là sản phẩm của hệ tiêu hóa.

Câu 3: Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hóa gồm những gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thức ăn, nước, muối khoáng.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem trong SGK Sinh học 8.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây được xem là kết quả của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ thể thải ra môi trường khí $ C{{O}_{2}}. $

Giải thích: việc thải ra môi trường khí $ C{{O}_{2}} $ là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể nhờ hệ hô hấp.

Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí $ C{{O}_{2}} $ , các sản phẩm phân hủy sẽ được thải ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ quan bài tiết.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 6: Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí $ C{{O}_{2}} $ sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phổi.

Giải thích: phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp giúp lấy khí $ {{O}_{2}} $ từ môi trường và thải lại khí $ C{{O}_{2}} $ cho môi trường.

Câu 7: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là sự biểu hiện của trao đổi chất ở cấp độ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ thể.

Giải thích: đây là sự biểu hiện của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể nhờ hệ tiêu hóa.

Câu 8: Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở bao nhiêu cấp độ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

2 cấp độ.

Giải thích: sự trao đổi chất ở người diễn ra ở 2 cấp độ là cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào.

Câu 9: Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước mô.

Giải thích: nước mô chính là phần dịch bao quanh các tế bào (hay còn gọi là dịch ngoại bào), tại đây diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

Câu 10: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào là biểu hiện trao đổi chất ở cấp độ nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tế bào.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 11: Quá trình trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài nhờ các hệ cơ quan nào?

1. Hệ bài tiết.

2. Hệ tiêu hóa.

3. Hệ hô hấp.

4. Hệ sinh dục.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

1,2,3.

Giải thích: quá trình trao đổi chất của cơ thể với môi trường được thực hiện nhờ hoạt động của cả 3 hệ cơ quan: hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.

Câu 12: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp những gì cho tế bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khí $ {{O}_{2}} $ và chất dinh dưỡng.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.