Thân nhiệt

Thân nhiệt

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thân nhiệt

Lý thuyết về Thân nhiệt

I. Thân nhiệt

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.

- Thân nhiệt luôn ổn định 37 độ C (không dao động quá 0,5 độ C) là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.

- Thân nhiệt phản ánh tình trạng sức khỏe.

II. Các cơ chế điều hoà thân nhiệt

1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt

- Da có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt

- Cơ chế:

+ Khi trời nóng: Mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

+ Khi trời lạnh : Mao mạch da co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Đồng thời cơ chân lông co lại nên sởn gai ốc làm giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da

2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt

Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt

Hệ thần kinh điều tiết sự tỏa nhiệt bằng cách:

+ Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào

+ Phản ứng co, dãn mạch máu dưới da

+ Tăng, giảm tiết mồ hôi

+Co, duỗi cơ chân lông.

III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh

- Cần có phương pháp phòng chống nóng, lạnh để tránh bị bệnh: 

 Mùa đông: 

+ Cần ăn nhiều và ăn thức ăn nóng, chứa nhiều lipit hơn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

+ Cần mặc ấm, giữa ấm chân, cổ, ngực.

+ Bố trí nhà cừa kín gió, trang bị thêm chăn, lò sưởi, quần áo ấm …

 Mùa hè:

+ Cần uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều vitamin, hoa quả để bù lượng nước thoát ra ngoài qua mô hôi.

+ Cần đội mũ nón khi đi đường, khi lao động.

+ Mặc quần áo rộng thoáng mát.

+ Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng. 

+ Rèn luyện thể dục, thể thao hợp lý

+ Trồng cây xanh…

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Đo nhiệt độ ở vùng nào cao hơn so với thân nhiệt một chút?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hậu môn.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 2: Ở người, nhiệt độ bình thường đo được ở khoang miệng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

37 oC.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 3: Loài động vật nào sau đây có thân nhiệt ổn định đối với môi trường?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trâu.

Giải thích: chỉ có các loài chim và thú là động vật hằng nhiệt, còn lại các loài: côn trùng, cá, lưỡng cư, … đều là động vật biến nhiệt.

Câu 4: Khi lao động nặng, cơ thể sẽ tỏa nhiệt bằng cách nào?

1. Dãn mạch máu dưới da.

2. Run.

3. Vã mồ hôi.

4. Sởn gai ốc.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

1,3.

Giải thích: khi lao động nặng, hoạt động co cơ sẽ sinh ra nhiều nhiệt làm thân nhiệt tăng lên nên cần dãn mạch máu dưới da và vã mồ hôi để nhanh chóng tỏa bớt nhiệt.

Câu 5: Việc làm nào không giúp chống nóng, lạnh cho cơ thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Uống nhiều nước có ga.

Giải thích: uống nhiều nước có ga không những không giúp điều hòa thân nhiệt mà còn có thể gây hại cho cơ thể như: sâu răng, tăng đường huyết, …

Câu 6: Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ thần kinh.

Giải thích: các phản ứng điều tiết sự tỏa nhiệt của cơ thể đều là phản xạ, điều đó chứng tỏ hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.

Câu 7: Nhiệt năng được giải phóng trong:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình dị hóa.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.