1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ
Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
2. Địa hình cao nhất Việt Nam
- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.
- Hướng: các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.
- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng.
3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình
- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.
- Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.
4. Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác
- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện.
- Trong vùng có hàng trăm mỏ và điểm khoáng sản: đất hiếm, crômit, sắt, titan, đá quý và đá vôi.
- Miền có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam.
- Tài nguyên biển của vùng rất giàu có.
5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Cần tích cực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng, ven biển và hải đảo.
- Vùng có nhiều thiên tai: sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét, bão lũ, gió Tây khô nóng,…
Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là: Đất hiếm, crôm, thiếc, sắt, titan, đá quý,…
Mùa đông khu vực này đến muộn và kết thúc sớm. Chỉ có 3 tháng lạnh với nhiệt độ dưới 180C nhưng ngay cả mùa đông vẫn ấm hơn miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung Bộ lũ lớn nhất vào tháng 10 và tháng 11.
Mùa đông khu vực này đến muộn và kết thúc sớm. Chính vì vậy, khí hậu của khu vực này so với miền Đông Bắc về mùa đông thì ấm hơn.
Để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, khâu then chốt là bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện nay. Đồng thời khuyến khích, vận động người dân trồng thêm rừng, đặc biệt là các khu vực có rừng đầu nguồn.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ tỉnh Lai Châu đến tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hướng địa hình của vùng chủ yếu là hướng tây bắc-đông nam với dãy núi điển hình là dãy Hi-ma-lay-a.
Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là vùng địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước.
Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi và các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi.