Dạng 1: Bài tập về tính lưỡng tính của amino axit Loại 1:

Dạng 1: Bài tập về tính lưỡng tính của amino axit Loại 1:

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Dạng 1: Bài tập về tính lưỡng tính của amino axit    Loại 1:

Lý thuyết về Dạng 1: Bài tập về tính lưỡng tính của amino axit Loại 1:

Dạng 1: Bài tập về tính lưỡng tính của amino axit

Loại 1:Bài toán dừng lại ở 1 giai đoạn

Phương pháp:

* Amino axit tác dụng với axit

R(NH2)x(COOH)y+xHClR(NH3Cl)x(COOH)y

Khối lượng muối thu được: m=ma.a+mHCl; Số nhóm NH2= nHClna.a

* Amino axit tác dụng với bazơ

R(NH2)x(COOH)y+yNaOHR(NH2)x(COONa)y+yH2O

Khối lượng muối thu được: m=ma.a+mNaOHmH2O; Số nhóm COOH = nNaOHna.a

Ví dụ 1: Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là

A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

B. H2NCH2CH(NH2)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.

D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.

Hướng dẫn giải

X có số nhóm COOH= nNaOHnX=2;     Số nhóm NH2=nHClnX=1

(HOOC)2RNH2+HCl(HOOC)2RNH3Cl

0,020,02(mol)

Mmuoi=45.2+MR+52,5=3,670,02=183,5MR=41:C3H5

Vì X là α – amino axit nên CT của X là HOOC  CH2CH2CH(NH2)  COOH.

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là

A. 112,2.              B. 165,6.              C. 123,8.                       D. 171,0.

Hướng dẫn giải

Đặt số mol của Ala = x (mol); Glu = y (mol)

- Cho hỗn hợp X tác dụng với NaOH:

Ala+NaOHAlaNa+H2O

xxx

Glu+2NaOHGluNa+2H2O

y2yy

Bảo toàn khối lượng: m+40.(x+2y)=m+30,8+18.(x+2y)(1)

- Cho hỗn hợp X tác dụng với HCl

Ala+HClmuoi

xx

Glu+HClmuoi

yy

Bảo toàn khối lượng: m+36,5.(x+y)=m+36,5(2)

Từ (1) và (2) :x=0,6;y=0,4m=mAla+mGlu=0,6.89+0,4.147=112,2(gam)

Loại 2:Bài toán xảy ra 2 giai đoạn

Phương pháp:

* Amino axit tác dụng với dung dịch axit trước rồi cho dung dịch thu được tác dụng với bazơ

R(NH2)x(COOH)y+HClddA+NaOHddB

Số mol NaOH phản ứng: nNaOH=nHCl+y.na.a

Khối lượng chất rắn: m=ma.a+mHCl+mNaOHmH2O

Trong đó: nH2O=nNaOHphanung

* Amino axit tác dụng với dung dịch bazơ trước rồi cho dung dịch thu được tác dụng với axit

R(NH2)x(COOH)y+NaOHddA+HClddB

Số mol HCl phản ứng: nHCl=nNaOH+x.na.a

Khối lượng chất rắn: m=ma.a+mHCl+mNaOHmH2O

Trong đó: nH2O=nNaOHphanung

 

Ví dụ 1: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X     tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 53,95.              B. 44,95.              C. 22,60.             D. 22,35.

Hướng dẫn giải

nglyxin=0,2(mol);nKOH=nglyxin+nHClnHCl=0,3(mol)

Khối lượng chất rắn:

m=mgly+mKOH+mHClmH2O=15+0,3.36,5+0,5.560,5.18=44,95(gam)

Ví dụ 2: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH    tham gia phản ứng là

A. 0,50 mol.        B. 0,65 mol.        C. 0,35 mol.        D. 0,55 mol.

Hướng dẫn giải

Axit glutamic chứa 2 nhóm –COOH trong phân tử

nNaOHphanung=2nGlu+nHCl=0,65(mol)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

C2H5NH2 làm quỳ tím chuyển màu xanh