1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền.
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.
- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.
- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước là của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hiện tại của nước ta.
Các vùng đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là Bà Đen, Bảy núi, Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, Sầm Sơn.
Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.
Địa hình nước ta có hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam một số dãy núi tiêu biểu như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và vòng cung có các dãy núi tiêu biểu ở vùng Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.