Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác

Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác

Lý thuyết về Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác

3. Cấu tạo màng lưới

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm:

Image result for cấu tạo màng lưới vungoi.vn

+ Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. 1 tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào hai cực.

+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác

+ Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.

4. Sự tạo ảnh ở màng lưới

- Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm: màng giác, thủy dịch, thể thủy dịch, dịch thủy tinh

Image result for sự tạo ảnh ở màng lưới

Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

+ Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.

+ Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Bộ phận nào dưới đây của mắt xem như một thấu kính hội tụ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thể thủy tinh.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK sinh học 8.

Câu 2: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: "Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần."

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thể thủy tinh.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK sinh học 8.

Câu 3: Cầu mắt cấu tạo gồm bao nhiêu lớp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

3.

Giải thích: cầu mắt cấu tạo gồm 3 lớp từ ngoài vào trong lần lượt là: màng cứng, màng mạch và màng lưới.

Câu 4: Ở mắt người, điểm mù là nơi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đi ra của sợi trục các tế bào thần kinh.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK sinh học 8.

Câu 5: Đáp án nào sau đây đúng về nơi tập trung nhiều tế bào thụ cảm thị giác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Màng lưới.

Giải thích: màng lưới là nơi tập trung của các tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que.

Câu 6: Trong cầu mắt người, thành phần nào chiếm thể tích lớn nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dịch thủy tinh.

Giải thích: dịch thủy tinh chiếm gần hết thể tích của cầu mắt.

Câu 7: Mống mắt còn có tên gọi khác là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lòng đen.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK sinh học 8.

Câu 8: Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của loại tế bào nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tế bào nón.

Giải thích: các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que.