Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Trùng kiết lị và trùng sốt rét

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Lý thuyết về Trùng kiết lị và trùng sốt rét

TRÙNG KIẾT LỊ

1, Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh ở thành ruột người.

+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.

+ Không có không bào.

2. Dinh dưỡng và phát triển

Trùng kiết lị nuốt hồng cầu

- Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào

- Phát triển: Ngoài môi trường, trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bọc

3. Con đường truyền bệnh

+ Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác  → gây ra các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.

+ Triệu chứng: bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi → bệnh kiết lị.

+ Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.

II. TRÙNG SỐT RÉT

1, Nơi sống và cấu tạo       

+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen. 

+ Kích thước nhỏ.

+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.

+ Không có các không bào.

2. Dinh dưỡng và phát triển

- Dinh dưỡng:

+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

+ Thực hiện quan màng tế bào.

- Vòng đời phát triển

Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản lên cho số lượng lớn rồi chui ra và lại tiếp tực chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu như vậy thì cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật.

3. Biện pháp phòng tránh

+ Mắc màn khi đi ngủ.

+ Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở ngoài tự nhiên, trùng kiết lị thường tồn tại ở dạng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở ngoài tự nhiên, trùng kiết lị thường tồn tại ở dạng bào xác. Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người.

Câu 2: Trùng kiết lị kí sinh ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.

Câu 3: Các bệnh nhân bị bệnh kiết lị thường có các triệu trứng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị.

Câu 4: Trùng kiết lị có đặc điểm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trùng kiết lị di chuyển bằng chân giả rất ngắn, chúng kí sinh ở thành ruột, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.

Câu 5: Trong cơ thể muỗi Anophen, trùng sốt rét sinh sản bằng hình thức

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cơ thể muỗi Anophen, trùng sốt rét sinh sản hữu tính, vừa làm tăng số lượng, vừa làm tăng sức sống để trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người.