Thằn lằn bóng đuôi dài

Thằn lằn bóng đuôi dài

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thằn lằn bóng đuôi dài

Lý thuyết về Thằn lằn bóng đuôi dài

I. ĐỜI SỐNG

- Ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng.

- Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất

- Bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ

- Thở bằng phổi

- Trú đông trong các hang đất khô

- Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản:

+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.

+ Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong).

+ Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

+ Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi. Phát triển không qua biến thái.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1, Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi 

- Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển

- Da khô có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

- Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ.

2. Di chuyển

- Các bộ phận tham gia di chuyển là: thân, đuôi và 4 chi

- Khi di chuyển sang phải:

+ Thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái.

+ Chi trước bên phải cố đinh, chi sau bên trái di chuyển.

+ Chi trước bên trái cố định, chi sau bên phải chuyển lên phía trước

- Khi di chuyển sang trái thì ngược lại.  Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn tì sát vào đất, uốn mình liên tục với sự hỗ trợ của chi trước và sau có vuốt con vật tiến lên lên phía trước

Image result for thằn lằn bóng đuôi dài vungoi.vn

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Thằn lằn bóng đuôi dài thường sống ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thằn lằn bóng đuôi dài ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau của thằn lằn, đặc điểm nào giúp thằn lằn ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thằn lằn bóng đuôi dài có da khô, có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, giữ nước mắt giúp màng mắt không bị khô.

Có cổ dài: phát huy được các giác quan nằm trên đầu, giúp bắt mồi dễ dàng.

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ, hướng dao động âm thanh vào màng nhĩ.

Câu 3: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào là đặc điểm của thằn lằn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thằn lằn có cổ dài, da khô, thụ tinh trong, chi sau không có màng bơi.

Câu 4: Thằn lằn thở bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thằn lằn ở cạn hoàn toàn, chúng hô hấp bằng phổi.

Câu 5: Trong các đặc điểm sau của thằn lằn, đặc điểm nào tham gia bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thằn lằn bóng đuôi dài có:

Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, giữ nước mắt giúp màng mắt không bị khô.

Da khô, có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

Có cổ dài: phát huy được các giác quan nằm trên đầu, giúp bắt mồi dễ dàng.

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ, hướng dao động âm thanh vào màng nhĩ.

Câu 6: Trong các động vật sau, con nào có hiện tượng noãn thai sinh.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thằn lằn bóng hoa có hình dạng và hoa văn gần giống thằn lằn bóng đuôi dài, song đẻ con (hiện tượng noãn thai sinh: phôi phát triển trong trứng nhờ noãn hoàng, trước khi đẻ, trứng nở thành con, nên khi đẻ gọi là đẻ ra con).

Câu 7: Trứng của thằn lằn được thụ tinh ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trứng của thằn lằn được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái, sau đó thằn lằn cái đẻ từ 5-10 trứng vào các hốc đất khô ráo.

Câu 8: Thằn lằn có bao nhiêu đặc điểm giúp giữ được nước trong điều kiện sống hoàn toàn trên cạn trong số các đặc điểm dưới đây?

(1). Cơ thể có vảy sừng bao bọc.

(2). Có sự hấp thụ lại nước trong phân và nước tiểu.

(3). Hô hấp bằng phổi.

(4). Thân dài, đuôi rất dài.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ý 1 và 2 là đặc điểm giúp giữ được nước trong điều kiện sống hoàn toàn trên cạn.

Ý 3, 4 giúp thằn lằn thích nghi điều kiện trên cạn nhưng không phải là giúp giữ nước.

Câu 9: Thằn lằn thường trú đông ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thằn lằn trú đông trong các hang đất khô, vì chúng vẫn là động vật biến nhiệt nên phải trú đông ở nơi kín gió, mặt khác nó thích nghi điều kiện khô nên chọn các hang đất khô.