Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

Lý thuyết về Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái:

Hình thành loài bằng cách li tập tính:

- Trong cùng 1 vùng phân bố có sự cách li về tập tính giao phối giữa các quần thể à loài mới.

-  Ví dụ: hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

Hình thành loài bằng cách li sinh thái:

- Do có sự cách li nơi ở giữa các quần thể trong cùng 1 vùng phân bố địa lí cũng có thể dẫn đến hình thành loài mới.

- Ví dụ: quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới

Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội:

Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí. Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân vì 1 lí do nào đó các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.

Vd: chuối nhà 3n được hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường tự đa bội.

Bước 1: Giao tử 2n x giao tử 2n tạo hợp tử 4n phát triển thành cây 4n

Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn hình thành loài mới. (loài tứ bội 4n)

Kiểm tra: Cây 4n x cây 2n à cây 3n (bất thụ).

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Từ quần thể cây lưỡng bội người ta có thể tạo được quần thể cây tứ bội. Quần thể cây tứ bội này có thể xem là một loài mới vì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cây tứ bội cách li sinh sản với quần thể gốc lưỡng bội ( Do cây lai tam bội bất thụ) => xem lại cơ chế cách li sinh sản

Câu 2: Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể?
1. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
2. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
3. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.
4. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.
Đáp án đúng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự đa hình cân bằng của quần thể :

+ Không có sự thay thể hoàn toàn một alen này bằng alen khác

+ Ưu tiên duy trì thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen

+ Thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn thể đồng hợp về nhiều đặc điể,

Nên 1,3,4 đúng.

Câu 3: Trong cùng một khu địa lý, các.......(Q: quần thể; N: nòi) của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện..........( Đ: địa lí; S: sinh thái) khác nhau dẫn đến sự hình thành các nòi...........( Đ: địa lí; S: sinh thái) rồi đến loài mới

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cùng một khu địa lý, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến sự hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.

Câu 4: Do chênh lệch về thời kỳ sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vôga không giao phối với các quần thể ở phía trong bờ sông, hiện tượng cách ly này được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chênh lệch thời kì ra hoa => cách li sinh thái

 

Câu 5: Trên một cây hầu hết các cành đều có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to, cắt một đoạn cành có lá to này đem trồng người ta thu được cây có tất cả các lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cây được hình thành do đột biến đa bội xảy ra trong nguyên phân.

Câu 6: Loài cỏ Spartina sử dụng trong chăn nuôi ở Anh là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc Châu Âu có 2n=50 và một loài cỏ gốc Mỹ nhập vào Anh có 2n=70. Hãy cho biết số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ Spartina?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài có Spartina ở Anh có bộ NST 2n = 120. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài cỏ của châu Âu có bộ NST 2n = 50 và loài cỏ gốc ở Mĩ có bộ NST 2n = 70.

Câu 7: Quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử cải biến thành phần......(H: kiểu hình, G: kiểu gen) của quần thể ban đầu theo hướng.......(F: phức tạp và đa dạng, N: thích nghi) tạo ra........(Hm: kiểu hình mới; Gm: kiểu gen mới), cách li.......(D: di truyền, S: sinh sản) với quần thể gốc:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

Câu 8: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đảo đại dương ban đầu chưa có sinh vật, sau đó mới có một số ít loài có khả năng vượt biến di cư đến, mặt khác đảo bị cách li địa lí rất lớn với đất liền nên chọn lọc tự nhiên diễn ra trong điều kiện môi trường đặc trưng của đảo qua một thời gian dài cùng với các nhân tố tiến hóa khác đã tạo  nên những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất

Câu 9: Kapêtrencô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ (2n = 18) và cải bắp (2n = 18) như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
* Thí nghiệm Kapetrenco (xem sơ đồ H 7.2 tr 35 SGK NC): Lai cải bắp với cải củ được F1, đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ ( tuy nhiên kết quả cây mới có thân giống cải củ, rễ giống cải bắp)

Câu 10: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ
(2) Có vùng phân bố rộng, kích thước quần thể lớn
(3) Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao
(4) Biến dị di truyền có giới hạn, khả năng di cư hạn chế
(5) Sức sinh sản thấp, số lượng con non ít
(6) Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều
(7) Tiềm năng sinh học thấp
(8) Tiềm năng sinh học cao
(9) Tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ
(10) Tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn
Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài có những đặc tính nào dưới đây dễ dẫn đến diệt vong?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quần thể dễ bị diệt vong khi:

+ Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ: số lượng cá thể quần thể dễ bị các yếu tố ngẫu nhiên tác động mạnh mẽ

+ Biến dị di truyền có giới hạn, khả năng di cư hạn chế: hạn chế sự thích nghi của các cá thể

+ Sức sinh sản thấp, số lượng con non ít: khả năng duy trì đời sau kém, kích thước qt ngày một giảm

+ Tiềm năng sinh học thấp

+ Tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn: càng dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường tự nhiên

=> A

Câu 11: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật ít di chuyển xa. (SGK)

Câu 12: Đột biến cấu trúc NST dẫn đến hình thành loài mới là do đột biến làm thay đổi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến cấu trúc NST dẫn đến hình thành loài mới là do đột biến làm thay đổi hình dạng và kích thước và chức năng NST;  lam thay đổi chức năng của gen trong nhóm gen liên kết mới.

Câu 13: Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây có thể không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hình thành loài khác khu vực địa lí gồm:

+ Hình thành loài bằng con đường sinh thái

+ Hình thành loài bằng những đột biến lớn.

Yếu tố không góp phần vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí là Dòng gen (di nhập gen) vì nó phá vỡ sự cách li đã được tạo ra

Câu 14: Nguồn gốc của loài cỏ chăn nuôi Spartina ở Anh với 120 NST đã được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc Châu Âu và một loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có bộ NST là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cỏ chăn nuôi ở Anh có tên là Spartina với 120 nhiễm sắc thể đã được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc châu Âu có 50 nhiễm sắc thể với một loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có 70 nhiễm sắc thể. Thể song nhị bội này xuất hiện lần đầu tiên năm 1870 ở bờ biển miền Nam nước Anh, đến 1902 phát tán khắp bờ biển nước Anh, đến 1906 lan sang nước Pháp và vì là một loài cỏ chăn nuôi tốt nên đã được phổ biến khắp thế giới.

Câu 15: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nếu có sự tham gia của biến động di truyền => sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh hơn => quá trình hình thành loài diễn ra nhanh. 

Câu 16: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào đặc điểm của bộ NST loài bông trồng ở Mỹ, thấy nó mang đặc điểm của cả 2 loài bông hoang dại và bông châu Âu.

=> Con đường lai xa và đa bội hoá.

Câu 17: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 18: Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm chứng minh sự hình thành loài bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

– Tiến hành thí nghiệm:

+ Chia 1 quần thể ruồi giấm (Drosophila pseudo obscura) thành nhiều quần thể nhỏ;

+ Mỗi quần thể được nuôi trong 1 lọ thủy tinh; gồm 2 nhóm: một số quần thể nuôi bằng môi trường có chứa tinh bột, một số quần thể nuôi bằng môi trường chứa mantôzơ.

+ Sau nhiều thế hệ; 1 quần thể ban đầu → 2 nhóm quần thể: 1 nhóm thích nghi với tiêu hóa tinh bột; 1 nhóm thích nghi với tiêu hóa mantôzơ.

+ Cho 2 loại ruồi trên sống chung với nhau → Kết quả: ruồi “tinh bột” thích giao phối với ruồi “tinh bột”; ruồi “mantôzơ” thích giao phối với ruồi “mantôzơ”

=> Nhận xét: Sự cách li địa lí (các lọ khác nhau) và sự khác biệt về môi trường sống (tinh bột và mantôzơ) → cách li tập tính giao phối → cách li sinh sản.

Câu 19: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Cây 4n giao phối với cây 2n tạo thành cây 3n bất thụ => cách li sinh sản => loài mới

Câu 20: Trên cùng một dòng sông chảy vào hồ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian dài, từ một loài gốc đã hình thành nên 3 loài cá hồi mới có đặc điểm thích nghi khác nhau.
Loài 1 đẻ trong hồ vào mùa đông.
Loài 2 đẻ ở cửa sông vào xuân - hè.
Loài 3 đẻ ở đoạn giữa sông vào mùa đông. Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các loài có sự khác nhau về mùa đẻ trứng => cách li sinh thái (mùa vụ)

Câu 21: Cơ thể lai xa ở thực vật chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được là do:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên trong kì sau của lần phân bào I của giảm phân xảy ra rối loạn trong quá trình phân ly của các cặp nhiễm sắc thể(NST) gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử

Câu 22: Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hình thành loài bằng con đường địa lí hay xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh (SGK CB tr 126).

Câu 23: Sự tiến hoá của các loài thường diễn ra

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích lũy biến dị theo những hướng khác nhau dẫn đến sự phân li tính trạng, vì vậy sự tiến hóa của các loài chủ yếu theo kiểu phân nhánh.

Câu 24: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp nhất ở loài sinh vật nào trong những sinh vật sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cỏ sâu róm là loài thực vật , phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở Thực vật và động vật ít di chuyển xa như thân mềm. Sâu ăn lá không phải là dạng trưởng thành, chim sẻ có khả năng phân bố rất rộng nên chủ yếu hình thành loài mới bằng con đường địa lý, vi khuẩn lam không phải là động vật.

Câu 25: Cho các nhận xét sau:
(1) Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối
(2) CLTN chọn lọc kiểu hình của một sinh vật theo kiểu thỏa hiệp
(3) Các quần thể Cá hồi ở hồ Xê van phân hóa về mùa đẻ trong năm và về chỗ đẻ là ví dụ về loài phức hợp, gồm nhiều loài sinh thái khác nhau
(4) Khó tách bạch con đường địa lí và con đường sinh thái trong hình thành loài mới
(5) Có tới 75% các loài dương sỉ và 95% các loài thực vật có hoa được hình thành bằng lai xa + đa bội hóa
(6) Loài lúa mì hiện nay (T. aestivum) được hình thành qua 2 lần đa bội hóa, chứa bộ gen của 2 loài
(7) Con lai tam bội bất thụ nhưng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể cây tam bội cũng là một loài mới
(8) Loài thằn lằn C.sonorae rất dễ bị diệt vong do chúng sinh sản bằng hình thức trinh sản
Số nhận xét đúng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các đáp án đúng : (1), (2), (3), (4), (7), (8) (SGK)

(5) sai vì có tới 75% các loài thực vật có hoa và 95% các loài dương sỉ  được hình thành bằng lai xa + đa bội hóa

(6) sai vì Loài lúa mì hiện nay (T. aestivum) được hình thành qua 2 lần đa bội hóa, chứa bộ gen của 3 loài

Câu 26: Ví dụ về các nòi địa lí khác nhau ở chim sẻ ngô (Parus major) là bằng chứng về

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài se ngô phân bố khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi và Địa Trung Hải, do phân bố rộng, trong loài đac hình thành nhiều nòi địa lí, trong đó có 3 nòi chính:

+ Nòi châu Âu

+ Nòi  Ấn Độ

+ Nòi Trung Quốc

Nòi Trung Quốc và nòi châu Âu không có dạng lai, có thể xem đó là giai đoạn chuyển từ nòi địa lí sang dạng loài mới.

Câu 27: Yếu tố nào dưới đây sẽ thúc đẩy quá trình hình thành loài mới xảy ra nhanh hơn:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Biến động di truyền là một quá trình thuần túy ngẫu nhiên, mang tính xác suất và tỷ lệ nghịch với kích thước quần thể. Trong một quần thể lớn, thông thường biến động di truyền chỉ gây ra một sự thay đổi ngẫu nhiên nhỏ. Nhưng trong các quần thể nhỏ, nó có thể gây ra những sự biến động lớn về tần số allele qua các thế hệ khác nhau. Chính hiện tượng này là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt đa dạng về mặt di truyền ở các quần thể nhỏ và dần dần dẫn tới sự cách ly sinh sản trong quá trình tiến hóa của loài.

Yếu tố lai xa và đa bội hóa (SGK)

Câu 28: Sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức có ở..........( Đ: động vật; T: thực vật; ĐT: động vật và thực vật), sự cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự.........(P: phân hoá; B: phát sinh đột biến) trong loài. Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố.......(C: chọn lọc; L: tích luỹ) những kiểu gen thích nghi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức có ở động thực vật, sự cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài. Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

Trong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN và các nhân tố khác đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau dần dần xuất hiện cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 29: Đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa, vì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tham gia vào cơ chế cách li dẫn đến hình thành loài mới đúng vì ĐB NST dẫn đến sự sai khác lớn giữa loài đột biến và loài ban đầu, 2 loài không giao phối được => cách li sinh sản

Tạo ra các alen đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa sai vì đột biến gen mới tạo alen mới

Tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa sai vì giao phối tạo biến dị tổ hợp

Tạo ra các thể đột biến có sức sống và khả năng sinh sản cao sai

Câu 30: Trong một hồ ở châu phi, người ta thấy có 2 loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, một loài màu xám. Mặc dù sống trong cùng một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Nhân tố nào đóng vai trò quan trong nhất trong việc phân hóa 2 loài trên từ cùng một loài ban đầu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến hình thành nên các màu sắc khác biệt dẫn đến thay đổi về tập tính giao phối, các cá thể cùng màu có xu hướng thích giao phối với nhau hơn, lâu dần sự giao phối có lựa chọn này tạo nên một quần thể cách li tập tính giao phối vs quần thể gốc, quá trình này cứ tiếp diễn và các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể, dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc, loài mới dần được hình thành.

Câu 31: Thể song nhị bội là cơ thể có:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Song nhị bội thể là hiện tượng cả 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào.

Câu 32: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 33: Do những điều kiện tự nhiên, nhánh mới của một con sông hình thành đã tách một số cá thể của quần thể gốc. Sau nhiều thế hệ, những cá thể tách ra đã thích nghi với điều kiện mới và hình thành một quần thể cách ly với quần thể ban đầu. Sau hàng nghìn thế hệ, mực nước sông tăng lên tạo nên một dòng chảy chung, các cá thể của hai quần thể có thể tự do qua lại và tiếp xúc với nhau. Dẫn liệu thực tế nào sau đây cho thấy đã có sự hình thành một loài mới từ loài gốc ban đầu:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dẫn liệu thực tế nào sau đây cho thấy đã có sự hình thành một loài mới từ loài gốc ban đầu là chúng cách li sinh sản với nhau=> Con lai của chúng yếu ớt và thường chết trước khi thành thục sinh dục và bất thụ là đúng vì là cách li sau hợp tử.

Câu 34: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau, dần dần hình thành nòi địa lí rồi loài mới.

Câu 35: Hình thành loài bằng phương thức nào thường xảy ra nhanh nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lai xa và đa bội hóa là phương thức hình thành loài nhanh nhất (SGK).

Câu 36: Sự hình thành loài mới ở thực vật được thực hiện qua:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Cả 3 con đường trên đều là sự hình thành loài mới ở thực vật.

Câu 37: Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST..........(n: đơn bội; 2n: lưỡng bội) của 2 loài bố mẹ. Do 2 bộ NST này không tương đồng nên trong.........(Đ: kì đầu; S: kì sau) của lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử làm cơ thể lai xa không thể..........(D: sinh sản sinh dưỡng; H: sinh sản hữu tính) được.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ. Do 2 bộ NST này không tương đồng nên trong kì đầu của lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST gây trở ngại cho việc phát sinh giao tử làm cơ thể lai xa không thể sinh sản hữu tính được

Câu 38: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa thường xảy ra ở thực vật, không hoặc rất hiếm xảy ra ở động vật

Câu 39: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thực chất của quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc (SGK)

Câu 40: Cách li trước hợp tử gồm:
1: cách li không gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính
4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh thái 6: cách li di truyền.
Phát biểu đúng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cách li trước hợp tử gồm:

+ Cách li nơi ở

+ Cách li tập tính

+ Cách li sinh thái (thời gian, mùa vụ)
+ Cách li cơ học

=> C

Câu 41: Cách thức hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và tồn tại của loài do :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Thể tự đa bội  phổ biến ở thực vật, được tạo thành từ các giao tử  lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, (NST nhân đôi mà không phân li), và tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính. (phấn 2 tr 171 SGK NC)

Câu 42: Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài là không đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau