Đột biến và phương pháp gây đột biến

Đột biến và phương pháp gây đột biến

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đột biến và phương pháp gây đột biến

Lý thuyết về Đột biến và phương pháp gây đột biến

Đột biến và phương pháp gây đột biến

Khái niệm đột biến sinh học

Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên.

Đột biến phần lớn là trung tính, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống.

Phương pháp tạo đột biến

Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí

Tạo đột biến bằng các tác nhân hóa học

Tạo giống bằng phương pháp sốc nhiệt

Đối tượng áp dụng

  • Vi sinh vật : đặc biệt hiệu quả vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh
  • Thực vật : Phương pháp gây đột biến được áp dụng đối với hạt khô, hạt nảy mầm, hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hay hạt phấn, bầu nhụy của hoa.
  • Động vật: Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao. Chúng phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lý bằng các tác nhân lí hóa

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
đột biến (gồm cả ĐB gen, ĐB NST)

Câu 2: Phương pháp sốc nhiệt làm chấn thương bộ máy di truyền của tế bào nên thường dùng để gây đột biến:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vì gây chấn thương bộ máy di truyền của Tế bào nên thường dùng để gây đột biến cấu trúc NST 

Câu 3: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi nên không thể tạo biến dị tổ hợp, biến dị ở vi sinh vật   được tạo ra nhờ đột biến. Vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên chọn lọc và nhân các thể đột biến dễ dàng hơn.. => pp gây đột biến đạt hiệu quả cao nhất

+ Thực vật, thực vật bậc thấp chỉ thích hợp với việc khai thác các sản phẩm là cơ quan sinh dưỡng như; rễ, thân, lá, hoa,.. để tạo giống đa bội. Còn cây lấy hạt thì không thể tạo ra đa bội vì cây đa bội thường bị giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ. Nói chung thực vật cũng hay áp dụng gây đột biến nhưng cơ thể phức tạp hơn vi sinh vật nên không hiệu quả như VSV

Câu 4: Các loại tác nhân vật lý nào dưới đây được sử dụng để gây đột biến nhân tạo:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tất cả các tác nhân vật lý trên đều có thể sử dụng để gây đột biến nhân tạo

Câu 5: Sau khi xử lý đột biến tứ bội hóa bởi tác nhân là consixin. Cách nhận biết sơ bộ các cây tứ bội trong số các cây lưỡng bội là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Các cơ quan sinh dưỡng của các cây tứ bội thường lớn hơn một cách bất thường so với các cây lưỡng bội bình thường, dựa vào đó có thể nhận biết chúng do bộ NST của cây tứ bội gấp đôi cây lưỡng  bội nên mọi quá trình hoạt động, tổng hợp diễn ra mạnh mẽ hơn

Câu 6: Chất cônsixin được dùng để gây đột biến đa bội vì cônsixin

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đây là cơ chế tác động của Conxisin: Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc để NST nhân đôi nhưng không phân li

Câu 7: Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống hiện đại:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm chủ động (do con người) tạo ra nguồn biến dị cho chọn lọc

Câu 8: Để tiến hành gây đột biến nhân tạo trên gia súc lớn như trâu, bò người ta thường sử dụng các nhân tố:
(1) Tia phóng xa, tia UV, sốc nhiệt
(2) Các hóa chất như 5BU, EMS, NMU, côsixin v..v..
(3) Cho các hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng
Số ý đúng là: 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Các ý đều không được dùng vì pp gây đột biến không được dùng cho động vật bậc cao

Câu 9: Điểm khác nhau giữa các loại tia phóng xạ và tia tử ngoại dùng trong việc gây đột biến nhân tạo là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điểm khác nhau bao gồm, giá trị năng lượng, khả năng xuyên thấu, và dùng cho những đối tượng khác nhau. 

Câu 10: Hiệu quả tác động của tia phóng xạ là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gây đột biến ( bao gồm đb gen và NST).

Câu 11: Việt Nam là một quốc gia có ứng dụng công nghệ gây đột biến thực nghiệm trong chọn, tạo giống cây trồng khá phổ biến. Giống cây trồng nào sau đây được tạo ra nhờ xử lý đột biến bởi consixin kết hợp với lai hữu tính.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dâu tằm cao sản là dâu tằm tam bội. Do cây tứ bội lai với cây lưỡng bội => xử lý đột biến bởi consixin kết hợp với lai hữu tính.

Câu 12: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Động vật ít được sử dụng đột biến nhân tạo vì dễ gây chết, tác dụng không cao

Câu 13: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường đạt hiệu quả cao nhất đối với đối tượng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi nên không thể tạo biến dị tổ hợp, biến dịởvi sinh vật   được tạo ra nhờ đột biến. Vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên chọn lọc và nhân các thể đột biến dễ dàng hơn.. => pp gây đột biến đạt hiệu quả cao nhất

+ Thực vật, thực vật bậc thấp chỉ thích hợp với việc khai thác các sản phẩm là cơ quan sinh dưỡng như; rễ, thân, lá, hoa,.. để tạo giống đa bội. Còn cây lấy hạt thì không thể tạo ra đa bội vì cây đa bội thường bị giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ. Nói chung thực vật cũng hay áp dụng gây đột biến nhưng cơ thể phức tạp hơn vi sinh vật nên không hiệu quả như VSV

+ Động vật bậc thấp: có thể gây đột biến, ví dụ; ruồi giấm, tằm,.. Còn động vật bậc cao thì không áp dụng phương pháp này vì hệ gen của chúng rất phức tạp, phần lớn các đột biến đều làm mất cân bằng hệ gen dẫn đến những rối loạn vềsinh lí nên giảm sức sống, giảm khảnăng sinh sản, thậm chí còn gây chết. 

Câu 14: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm tạo ra nguồn biến dị cho chọn lọc

Câu 15: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến để phục vụ lợi ích của con người là quá trình sử dụng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thông tin có trong Sách giáo khoa cơ bản lớp 12 trang 79

Câu 16: Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Cơ chế tác động của cosixin là cản trở sự hình thành thoi vô sắc nên NST nhân đôi nhưng không phân li