Tiêu hóa 1

Tiêu hóa 1

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tiêu hóa 1

Lý thuyết về Tiêu hóa 1

I. Tiêu hoá là gì?

- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.

III. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá

- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá

- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.

IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá

- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau

- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài

- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống

STT

Bộ phận

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

  1.

Miệng

X

X

  2.

Thực quản

X

  3.

Dạ dày

X

X

  4.

Ruột non

X

X

  5.

Ruột già

X

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với ống tiêu hóa ở người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Trong ống tiêu hóa của người có diều.

Giải thích: Ống tiêu hóa của người gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Câu 2: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK LỚP 11 cơ bản trang 62

Câu 3: Các mạch bạch huyết trong lông ruột có vai trò hấp thụ và vận chuyển

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Do đặc điểm cấu tạo màng tế bào lông ruột nên có những chất hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế khuếch tán (như glixerin,axit béo,vitamin tan trong dầu) qua các mạch bạch huyết. Và phần lớn các chất còn lại như glucozo, axit amin,.. hấp thụ theo cơ chế vận chuyển chủ động vào máu

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ở ruột già chỉ có tiêu hóa cơ học, không xuất hiện hình thức tiêu hóa hóa học. Các hình thức hoạt động cơ học của ruột già tương tự ruột non với mục đích làm niêm mạc ruột tăng tiếp xúc với các chất chứa để hấp thu thêm một ít nước và điện giải, đồng thời có tác dụng đẩy phân xuống trực tràng gây nên động tác đại tiện để tống phân ra ngoài.

Câu 5: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngựa, thỏ, chuột.

Ở những loại động vật nhai lại như (trâu, bò, cừu, dê…) đều có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong,

dạ lá sách và dạ múi khế.

 

Câu 6: Tiêu hóa là quá trình:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khái niệm tiêu hóa SGK LỚP 11 cơ bản trang 61

Câu 7: Ở trùng biến hình thức ăn được đưa vào bên trong tế bào nhờ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: thực bào.

Giải thích: động vật đơn bào ( trùng biến hình) lấy thức ăn bằng cách thực bào( hình thành không bào tiêu hóa) sau đó lysosome gắn vào không bào tiêu hóa, các enzyme của lysosome vào không bào tiêu hóa thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Câu 8: Các hợp chất dưới đây đều là enzim ngoại trừ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Glucozo là đường đơn, thuộc nhóm cacbohydrat không phải enzim

Câu 9: Dạ dày người có bao nhiêu ngăn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dạ dày người chỉ có một ngăn (dạ dày đơn).

Câu 10: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.

Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 11.

Câu 11: Không bào tiêu hóa có ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Động vật đơn bào.

Giải thích: động vật đơn bào lấy thức ăn bằng thực bào: màng tế bào lõm vào hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong, sau đó lysosome gắn vào không bào tiêu hóa và thực hiện chức năng của mình.

Câu 12: Ở động vật ăn thịt và ăn tạp, phần nào trong ống tiêu hóa chủ yếu thực hiện chức năng hấp thu dinh dưỡng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Ruột non.

Giải thích: Ruột non dài, chứa nhiều enzyme tiêu hóa và có bề mặt hấp thu lớn nhất.

Câu 13: Đặc điểm hàm răng của động vật ăn thực vật:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Răng có bề mặt nghiền rộng và nhiều nếp men răng cứng.

Giải thích: do sự biến đổi về cấu trúc và chức năng để thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hóa.

Câu 14: Mô tả nào dưới đây về hệ tiêu hóa của ngựa là đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Thức ăn cellulose được tiêu hóa nhờ hệ vi sinh vật trong manh tràng.

Giải thích: ở ngựa có dạ dày đơn và manh tràng( ruột tịt) rất phát triển, được xem như dạ dày thứ hai, chứa một lượng lớn vi sinh vật giúp tiêu hóa cellulose.

Câu 15: Enzim nào sau đây làm việc hiệu quả nhất ở pH rất thấp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Pepsin (enzim trong dạ dày, nơi pH thấp nhất trong đường tiêu hóa) hoạt động hiệu quả trong môi trường axit, pH từ 1,5-2,5.

Câu 16: Enzyme phân giải protein trong dịch tụy là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tripsin.

Giải thích: Tripsin cắt liên kết peptid bên trong phân tử protein mà có nhóm CO- thuộc acid amin kiềm.

Câu 17: Sự biến đổi thức ăn trong tế bào là quá trình:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tiêu hóa nội bào.

Giải thích: Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim.

Câu 18: Loài động vật ăn thực vật nào dưới đây không có răng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án đúng: Gia cầm và chim ăn hạt.

Giải thích: Gia cầm và chim ăn hạt không có răng nên khi thức ăn vào miệng không nhai mà nuốt luôn, thực hiện biến đổi cơ học chủ yếu ở dạ dày cơ.

Câu 19: Vai trò của tuyến mật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tuyến mật tiết mật giúp nhũ tương hóa lipit. Trong thành phần của mật, muối mật chiếm nhiều nhất. Muối mật muối Kali hoặc Natri của các acid mật glycocholic và taurocholic có nguồn gốc từ cholesterol ; nó có 1 đầu ưa nước và 1 đầu kị nước nên có thể kết hợp với các hạt lipit tạo nên cấu trúc micell, với nhóm có cực hướng ra ngoài giúp giảm sức căng bề mặt của các hạt lipit trong thức ăn, dưới ảnh hưởng cơ học của ruột non, các hạt lipit bị vỡ ra thành các hạt rất nhỏ, đây là quá trình nhũ tương hóa. 

Câu 20: Trong miệng có enzyme tiêu hóa tinh bột chín, nhưng rất ít tinh bột được biến đổi ở đây vì:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Thời gian thức ăn trong miệng quá ngắn.

Giải thích: Do thức ăn chỉ ở miệng trong thời gian ngắn nên không đủ cho enzyme tiếp xúc với nhiều cơ chất và hoạt động.

Câu 21: Ý nào sau đây nói đúng về vai trò của ruột non ở người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ruột non biến đổi các chất dinh dưỡng thành chất đơn giản và hấp thụ do khả năng tiết ra rất nhiều enzim tiêu hóa ; và cấu trúc (đặc biệt là lông ruột) phù hợp với chức năng hấp thụ.

Câu 22: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK LỚP 11 Nâng cao trang 59.

Câu 23: Vai trò của khoang miệng ở người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoang miệng có răng và các cơ nhai giúp thực hiện tiêu hóa cơ học. Ngoài ra có nước bọt chứa enzim amilaza tiêu hóa một phần tinh bột thành mantozơ

Câu 24: Những chất dinh dưỡng, sản phẩm của quá trình tiêu hóa, có mặt trong lòng ruột non là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án đúng: Tất cả đều đúng.

Giải thích: Hoạt động tiêu hóa ở ruột non chủ yếu là biến đổi hóa học dưới tác dụng của các enzyme trong các dịch tiêu hóa( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột):

- Biến đổi tinh bột và đường đôi thành đường đơn.

- Biến đổi lipid thành glycerin và acid béo.

- Biến đổi protein thành acid amin.