Quy trình và thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
a, Quy trình
Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến: VD: Côsixin có tác dụng gây đột biến đa bội do gây rối loạn hình thành thoi vô sắc dẫn đến rối loạn phân ly cặp NST
Bước 2: Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn:
Bước 3: Tạo dòng thuần chủng:
b, Thành tựu
Trong chọn giống vi sinh vật
Tạo được chủng nấm penicilium đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
Trong chọn giống thực vật
Hướng tạo thể đa bội được chú trọng nhiều đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về thân, lá, củ như cây lấy gỗ, cây lấy sợi, cây rau...
+ Rau muống 4n. Dương liễu 3n lớn mạnh, cho gỗ tốt, dưa hấu, nho tam bội không hạt; dâu tằm tứ bội
+ Xử lý giống lúa Mộc Tuyền tạo ra giống lúa MT1 chín sớm. Lai giống có chọn lọc giữa 12 dòng đột biến từ giống ngô M1 tạo thành giống ngô DT6. Táo Gia Lộc xử lý NMU được táo má hồng có năng suất cao.
Cônsixin làm cản trở sự hình thành thoi vô sắc => NST không phân li => gây đột biến đa bội.
Đầu tiên để xuất hiện đột biến thì cần xử lý
mẫu bằng các tác nhân gây đột biến, sau đó chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình
mong muốn, chọn được rồi mới tạo dòng thuần để làm giống (SGKcơ bản lớp 12 trang 79)
Cônsixin có tác dụng cản trở sự hình thành thoi vô sắc => Gây đột biến đa bội.
Consixin ngăn cản sự hình thành của thoi tơ
vô sắc trong phân bào nên NST nhân đôi mà không được phân li =>gây đột biến
đa bội (đột biến số lượng NST)
Vi sinh vật sinh
sản bằng cách phân đôi nên không thể tạo biến dị tổ hợp, biến dị ở vi sinh vật được tạo
ra nhờ đột biến. Vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên chọn lọc và nhân các
thể đột biến dễ dàng hơn.. =>
pp gây đột biến đạt hiệu quả cao nhất