Điện thế nghỉ

Điện thế nghỉ

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Điện thế nghỉ

Lý thuyết về Điện thế nghỉ

I. KHÁI NIỆM ĐIỆN THẾ NGHỈ

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.

II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ

Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:

- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào

- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion

- Bơm Na – K

 a. Sự phân bố ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng tế bào đối với ion

- Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài $ \to $ tính thấm của ion K+ tăng, cổng K+ mở

- Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm

Ion

Nồng độ bên trong tế bào(mM)

Nồng độ ở dịch ngoại bào(mM)

K+

150

5

Na+

15

150

  b. Vai trò của bơm Na – K

- Bơm Na – K có bản chất là Prôtêin nằm trên màng tế bào. Có vai trò vận chuyển Kali từ bên ngoài trả vào bên trong  làm cho nồng độ Kali bên trong luôn cao hơn bên ngoài giúp duy trì điện thế nghỉ

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xi náp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 

Cấu trúc của một xináp:

a

Khi các chất trung gian hóa học được gắn vào màng sau xináp sẽ mở kênh Na, Na+ đi vào trong tế bào tạo ra điện thế hoạt động (ví dụ SGK CB trang 122: axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp)

 

Câu 2: Trạng thái đảo cực của điện thế màng xảy ra sau khi tế bào bị kích thích là do:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ion Na+ tràn từ ngoài dich mô vào trong tế bào. →gây ra hiện tượng đảo cực do ion Na+ tràn từ ngoài dịch mô vào bên trong tế bào làm cân bằng nồng độ các điện tích dương giữa 2 phía của màng, khi đi vào ồ ạt đến dư thừa →phía trong màng dương hơn phía ngoài màng→ đảo cực.

Câu 3: Trong hình trên giai đoạn nào là giai đoạn cao nguyên của tế bào cơ tim?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn cao nguyên của tế bào cơ tim là giai đoạn nằm ngang, kéo dài của điện thế hoạt động.

Câu 4: Xi náp là diện tiếp xúc giữa:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xi náp  hay còn gọi là khớp thần kinh là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh này với tế bào thần kinh khác, hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ, tế bào tuyến… (SGK lớp 11 CB trang 121), có tác dụng dẫn truyền các xung động thần kinh giữa các tế bào

Câu 5: Trong quá trình phát sinh điện thế hoạt động, sự thay đổi điện thế màng diễn ra theo trật tự nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khử cực→ Đảo cực→ Tái phân cực. Đúng vì:

- Đầu tiên kênh Na+ mở, ion Na+ tràn vào trong tế bào, trung hòa điện tích âm trong màng→khử cực.

- Sau đó ion Na+ tiếp tục tràn vào, dư thừa →bên trong màng tích điện dương→đảo cực.

- Kênh K+ mở, ion K+ từ trong ra ngoài tế bào→tái phân cực.

Câu 6: Điện thế hoạt động là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
  • Sơ đồ điện thế hoạt động (Action Potential)
  • a

- Điện thế hoạt động: biến đổi từ điện thế nghỉ qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn khử cực (mất phân cực) (Depolarization)

+ Giai đoạn đảo cực

+ Giai đoạn tái cực (Repolarization)