Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Lý thuyết về Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

 1. Đồ thị điện thế động
 

2. Cơ chế hình thành điện thế động

  a. Giai đoạn mất phân cực:

- Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động

- Khi bị kích thích tính thấm của màng thay đổi cổng Na+ mở, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong màng làm trung hòa điện tích âm ở bên trong

- Dẫn đến điện thế 2 bên màng giảm nhanh từ -70 mV đến 0 mV

  b. Giai đoạn đảo cực:

- Các ion Na+ mang điện dương đi vào trong không những để trung hòa điện tích âm ở bên trong tế bào, mà các ion Na+ còn vào dư thừa.

- Làm cho bên trong mang điện dương (+35 mV) so với bên ngoài mang điện tích âm

  c. Giai đoạn tái phân cực:

- Bên trong tế bào Na+ nhiều nên tính thấm của màng đối với Na+ giảm nên cổng Na+ đóng. Tính thấm đối với K+ tăng nên cổng K+ mở rộng làm cho K+ khuyếch tán từ trong tế bào ra ngoài nên bên ngoài mang điện tích dương. Khôi phục điện thế nghỉ ban đầu (-70 mV)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Bản chất của điện sinh học:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bản chất của điện sinh học là sự hưng phấn: khi bị kích thích tại một điểm, tại đó tế bào hưng phấn xuất hiện điện thế hoạt động, rồi từ đó hưng phấn lan truyền sang các điểm khác lân cận, cứ như thế hưng phấn xuất hiện và xung động thần kinh được truyền đi.

Câu 2: Yếu tố nào không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo điện thế màng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự thay đổi quá trình đường phân trong tế bào chất. Đây là yếu tố không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo điện thế màng vì:

Đường phân là quá trình phân giải glucose để cung cấp năng lượng cho tế bào. Có thể trong quá trình đường phân sinh ra một số sản phẩm trung gian ảnh hưởng lên điện thế màng nhưng không phải là trực tiếp.

Các yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp lên hình thành điện thế màng.

+ Các protein trên màng tham gia vào quá trình vận chuyển vật chất qua màng.Chính là các bơm Na/K trên màng tế bào (yếu tố chính tham gia vào quá trình hình thành điện thế nghỉ).

+ Tính thấm của màng tế bào.Chính là sự mở các kênh ion trên màng.

+ Sự phân bố đặc trưng nồng độ ion 2 bên màng.Ảnh hưởng lên điện thế 2 bên màng.

Câu 3: Ở các nơron điện thế hoạt động còn được gọi là :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xung thần kinh.Đúng vì: trên các nơron khi kích thích đủ ngưỡng thì làm xuất hiện điện thế hoạt động (xung thần kinh lan truyền trên sợi trục).

Câu 4: Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản 11 trang 114)

Câu 5: Điện thế hoạt động phát sinh khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tế bào bị kích thích tới ngưỡng thì sẽ xuất hiện điện thế hoạt động do:

Chiều xung thần kinh:từ các sợi nhánh tập hợp về thân, rồi gò axon.

Tại gò axon khi kích thích tới ngưỡng thì sẽ xuất hiện xung động thần kinh truyền tiếp theo chiều dài sợi trục.

Còn nếu không đạt ngưỡng thì nó chỉ gây hưng phấn sau xinap.

Câu 6: Xung thần kinh là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự xuất hiện điện thế hoạt động khi xảy ra kích thích tới ngưỡng trên nơron thần kinh. Đúng vì khi kích thích đạt ngưỡng thì điện thế hoạt động (xung thần kinh) mới xuất hiện và mới truyền đi tiếp.

Câu 7: Ion dương có nồng độ bên ngoài cao hơn bên trong tế bào là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nồng độ ion Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào 10 lần (Trong: 15 mM, ngoài: 150 mM).