Thí nghiệm quan sát các kì của nguyên phân

Thí nghiệm quan sát các kì của nguyên phân

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thí nghiệm quan sát các kì của nguyên phân

Lý thuyết về Thí nghiệm quan sát các kì của nguyên phân

Kết quả thí nghiệm quan sát các kì nguyên phân của tế bào rễ hành dưới kính hiển vi quang học.

Image result for thí nghiệm quan sát các kì nguyên phân của tế bào rễ hành

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau? Chọn số nhận định đúng.

(1) Do góc độ quan sát khác nhau.

(2) Do thời điểm quan sát trong kì khác nhau.

(3) Do cơ chế nguyên phân của tế bào liên tục biến đổi.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặc dù cùng là 1 kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có sự khác biệt là do:

- Góc độ quan sát khác nhau.

- Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.

Cơ chế nguyên phân của cùng loại tế bào là không thay đổi.

Câu 2: Quan sát hình ảnh tiêu bản hiển vi về quá trình phân bào của các tế bào rễ hành sau đây: Kết luận nào sau đây đúng về các kì của quá trình nguyên phân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tế bào 1: Có thể quan sát thấy ở cuối kì trung gian.

Tế bào 2: Cuối kì đầu - NST kép co ngắn, đóng xoắn, màng nhân, nhân con biến mất, trung tử tiến về hai cực của tế bào, thoi tơ vô sắc dần hình thành,

Tế bào 3: Kì giữa – Thoi tơ vô sắc hình thành hoàn chỉnh, NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Tế bào 4: Kì sau - Hai cromatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào.

Tế bào 5: Kì cuối - NST đơn dãn xoắn, màng nhân, nhân con xuất hiện, kết thúc kì cuối cũng là hoàn thành quá trình phân chia vật chất di truyền.

Câu 3: Ghép hình ảnh thực của tế bào tiêu bản tế bào rễ hành (a, b, c, d, e) với hình ảnh mô phỏng minh họa (1, 2, 3, 4, 5) trong quá trình nguyên phân:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 4: Cho các bước của quá trình làm tiêu bản tạm thời tế bào rễ hành, sắp xếp các bước theo thứ tự đúng:

(1) Đưa tiêu bản tạm thời lên kính và tiến hành quan sát.

(2) Đặt lên phiến kính một giọt axit axetic 45%. Dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao cạo cắt một khoảng mô phân sinh ở đầu mút rễ chừng 1,5 – 2 mm và bổ đôi. Loại bỏ phần còn lại.

(3) Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa kính cùng với dung dịch axetocacmin, đun nóng trên đèn cồn 6 phút (không cho sôi) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.

(4) Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút axit axetic thừa. Dùng đầu cán gỗ của kim mũi mác chà lên lá kính theo một chiều để các tế bào của mô phân sinh đầu rễ hành dàn thành một lớp.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trình tự các bước đúng là:

- Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa kính cùng với dung dịch axetocacmin, đun nóng trên đèn cồn 6 phút (không cho sôi) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu (tiến hành làm trước giờ thực hành).

- Đặt lên phiến kính một giọt axit axetic 45%. Dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao cạo cắt một khoảng mô phân sinh ở đầu mút rễ chừng 1,5 – 2 mm và bổ đôi. Loại bỏ phần còn lại.

- Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút axit axetic thừa. Dùng đầu cán gỗ của kim mũi mác chà lên lá kính theo một chiều để các tế bào của mô phân sinh đầu rễ hành dàn thành một lớp.

- Đưa tiêu bản tạm thời lên kính và tiến hành quan sát.

Câu 5: Cho các bước của quá trình quan sát tiêu bản cố định của tế bào rễ hành, sắp xếp các bước theo thứ tự đúng:

(1) Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh theo hướng nguồn sáng.

(2) Quan sát tế bào dưới vật kính x40.

(3) Quan sát tế bào dưới vật kính x10.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.

- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính X 10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x40.