Sắt và hợp kim của sắt

Sắt và hợp kim của sắt

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sắt và hợp kim của sắt

Lý thuyết về Sắt và hợp kim của sắt

SẮT VÀ HỢP KIM

A. SẮT

I. Tính chất vật lý

- Sắt là kim loại màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm. Sắt có tính nhiễm từ vì thế bị nam châm hút. Sắt là kim loại nặng.

II. Tính chất hóa học

            Sắt có đầy đủ tính chất hóa học của một kim loại

1. Tác dụng với phi kim

            - Tác dụng với oxi: Khi được đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ

                        3Fe+O2toFe3O43Fe+O2toFe3O4

            - Tác dụng với clo: khi cho dây sắt đã được nung nóng đỏ vào đựng khí clo, quan sát thấy sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu do FeCl3FeCl3 được tạo thành

                        2Fe+3Cl2to2FeCl32Fe+3Cl2to2FeCl3

            - Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Br2Br2 ,… tạo thành muối FeS;FeBr3FeS;FeBr3

2. Tác dụng với axit

            Sắt phản ứng với dung dịch axit HCl, H2SO4H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2H2                Fe+2HClFeCl2+H2Fe+2HClFeCl2+H2

            Chú ý: sắt không tác dụng với HNO3HNO3 đặc nguội và H2SO4H2SO4 đặc nguội

3. Tác dụng với dung dịch muối

            Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại hoạt động kém hơn tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.

                        Fe+CuCl2FeCl2+CuFe+CuCl2FeCl2+Cu

B. HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP

I. Hợp kim của sắt

            - Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc kim loại và phi kim

            - Hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang và thép

 1. Gang

            - Là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%. Trong gang còn có một số nguyên tố khác như Si, Mn, S,..Gang cứng và giòn hơn sắt.

            - Có hai loại gang: gang trắng và gang xám. Gang trắng dùng để luyện thép, gang xám dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước,...

2. Thép

            - Là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

            - Thép có nhiều tính chất vật lý và hóa học rất quý mà sắt không có như: tính đàn hồi, tính cứng, ít bị ăn mòn,…

II. Sản xuất gang, thép

1. Sản xuất gang

- Nguyên liệu:

+ Quặng sắt trong tự nhiên (có thành phần chủ yếu là các oxit sắt) gồm quặng manhetit (chứa Fe3O4Fe3O4 ) và hematit (chứa Fe2O3Fe2O3 )

+ Than cốc, không khí giàu oxi và một số chất phụ gia như đá vôi CaCO3CaCO3,…

- Nguyên tắc:

            Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim lò cao)

- Quá trình sản xuất:

            + Từ than cốc tạo thành khí CO

                         2C+O2toCO2C+CO2to2CO

            + Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt

                        3CO+Fe2O3tocao3CO2+2Fe            

Một số oxit khác trong quặng như MnO2;SiO2,... cũng bị khử thành đơn chất Mn, Si,..

            + Phản ứng tạo xỉ (để loại các oxit tạp chất ra khỏi gang)

                         CaCO3toCaO+CO2CaO+SiO2toCaSiO3

            Xỉ nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ngoài ở cửa tháo xỉ

            Khí tạo thành trong lò cao được thoát ra ở phía trên gần miệng lò.

2. Sản xuất thép

- Nguyên liệu: gang, sắt phế liệu và khí oxi là nguyên liệu chính

- Nguyên tắc: Oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố silic, mangan

- Quá trình sản xuất:

            Quá trình sản xuất thép được thực hiện trong lò luyện thép

Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khí oxi oxi hóa các nguyên tố trong gang như C, Mn, Si, S, P,..

            C+O2toCO2

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là: Gang có nhiều tính chất quý như: đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn

Đúng phải là: Thép có nhiều tính chất quý như: đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn

Câu 2: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại Zn.

Câu 3: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng cacbon chiếm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gang Là hợp kim sắt –cabon và một số nguyên tố khác: hàm lượng Cacbon từ 2% đến 5%.

Câu 4: Hợp chất sắt (II) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hợp chất sắt (II) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với: dung dịch Cu(NO3)2

3Fe+2O2toFe3O4Fe+Cu(NO3)2Fe(NO3)2+Cu2Fe+3Cl2to2FeCl3

Câu 5: Nguyên tắc luyện thép từ gang là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên tắc luyện thép từ gang là oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.

Câu 6: Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt oxit bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sản xuất gang:

- Nguyên tắc: Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.

- Phản ứng hóa học:

a) Tạo chất khử CO

C+O2t0CO2CO2+Ct02CO

b) CO khử sắt trong oxit

3Fe2O3+CO400oC2Fe3O4+CO2Fe3O4+4CO5006000C3FeO+CO2FeO+CO7008000CFe+CO2

c) Sau đó tạo gang và tạo xỉ.

CaCO3t0CaO+CO2CaO+SiO2t0CaSiO3

Câu 7: Hợp kim là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hợp kim là: Chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy nhiều kim loại khác nhau hoặc kim loại và phi kim.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là: "Kim loại Ag, Cu tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng"

Do Ag, Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng

Câu 9: Tính chất hóa học đặc trưng của sắt:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tính chất hóa học đặc trưng của sắt: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.