HIV/AIDS

HIV/AIDS

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa HIV/AIDS

Lý thuyết về HIV/AIDS

HIV/AIDS

1. Khái niệm về HIV

- HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV do Robert Gallo và Luc Montagnie phân lập ở Pháp năm 1983.

- HIV gây nhiễm và phá hủy 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể (Limphô T- CD4) $ \to $ cơ thể mất khả năng miễn dịch $ \to $ vi sinh vật cơ hội tấn công $ \to $ gây bệnh cơ hội.

2. Ba con đường lây truyền HIV

- Qua đường máu.

- Qua đường tình dục.

- Từ mẹ sang con.

3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh

- Giai đoạn sơ nhiễm  hay giai đoạn cửa sổ: 2 tuần - 3 tháng, không có triệu chứng.

- Giai đoạn không triệu chứng: 1-10 năm. Số lượng tế bào T - CD4 giảm dần.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Xuất hiện các bệnh cơ hội: sốt, tiêu chảy, viêm da, ung thư… chết.

4. Biện pháp phòng ngừa

Cho đến nay chưa có thuốc phòng và chữa HIV. Hiện nay có nhiều thuốc như AZT, DDC, DDI... có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV nhưng chưa hữu hiệu và có nhiều phản ứng phụ. Phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém.

- Hiểu biết về HIV/AIDS.

- Sống lành mạnh.

- Vệ sinh y tế.

- Loại trừ tệ nạn xã hội.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Việc lây nhiễm HIV có thể có nhiều con đường và nhiều nguyên nhân, trong đó giai đoạn có sự lây lan HIV nhiều nhất là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn sơ nhiễm và giai đoạn cửa sổ có thời gian ngắn, biểu hiện bệnh không rõ ràng nên cũng có khả năng lây lan, tuy nhiên do số lượng virut ở giai đoạn này còn ít, thời gian ngắn hơn nhiều với giai đoạn không triệu chứng (1-10 năm) nên giai đoạn không triệu chứng có sự lây lan HIV nhiều nhất, người bệnh trong thời gian dài không biết mình nhiễm HIV mặc dù số lượng HIV trong máu rất cao, do đó rất dễ lây qua người khác qua đường máu, đường tình dục,…

Câu 2: Có bao nhiêu hoạt động sau đây không lây truyền HIV?

(1). Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV.

(2). Bắt tay qua giao tiếp với người nhiễm HIV.

(3). Truyền máu đã bị nhiễm HIV.

(4). Ngồi ăn cùng mâm với người nhiễm HIV.

(5). Đi học cùng người nhiễm HIV.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

HIV không lây qua giao tiếp và sử dụng chung đồ hàng ngày $\Rightarrow$ hoạt động 2, 4, 5 không lây truyền HIV.

1, 3 làm lây truyền HIV vì HIV lây qua đường máu.

Câu 3: Cho các đặc điểm sau:

(1) Giai đoạn này kéo dài 2 tuần – 3 tháng.

(2) Sụt cân nhanh.

(3) Giai đoạn kéo dài 1-10 năm.

(4) Chưa phát hiện được sự giảm của tế bào T-CD4.

(5) Số lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần.

(6) Thường xuất hiện tiêu chảy, viêm da.

(7) Sưng hạch, lao, mất trí.

Có bao nhiêu đặc điểm xuất hiện ở giai đoạn sơ nhiễm HIV?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn sơ nhiễm HIV: kéo dài 2 tuần-3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ $\Rightarrow$ ý 1, 4 đúng

Câu 4: Cho các con đường lây truyền HIV sau:

(1) Đường máu

(2) Đường tình dục

(3) Truyền từ mẹ sang con.

Có bao nhiêu con đường lây truyền ngang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có 2 con đường lây truyền ngang: 1 và 2.

Ý 3 là con đường lây truyền dọc.

Câu 5: Bao nhiêu loại tế bào sau đây bị phá huỷ hoặc rối loạn chức năng ngay khi HIV xâm nhập vào cơ thể chủ?

(1). Tế bào limphô T.

(2). Đại thực bào.

(3). Bạch cầu đơn nhân.

(4). Hồng cầu.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Virut HIV có thể tiềm sinh vô hạn trong tế bào limphô T, nhưng khi tế bào này hoạt động thì chúng lập tức bị tế bào tiêu diệt. Trong một số tế bào khác như đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, virut sinh sản chậm nhưng đều làm rối loạn chức năng của tế bào.

Câu 6: Vì sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi bị nhiễm HIV, bệnh phát triển qua 3 giai đoạn:

+ giai đoạn 1: giai đoạn sơ nhiễm, không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.

+ giai đoạn 2: giai đoạn không triệu chứng, lúc này số lượng tế bào T-CD4 giảm dần, nhưng người bệnh không phát hiện vì không hoặc ít có thay đổi cơ thể

2 giai đoạn này kéo dài 1-10 năm, mà triệu chứng không rõ ra bên ngoài nên nhiều người không hay biết mình nhiễm HIV cho đến khi bước vào giai đoạn 3

+ giai đoạn 3: giai đoạn biểu hiên các triệu chứng AIDS, giai đoạn này biểu hiện rất rõ nhiều bệnh cơ hội xuất hiện.

Câu 7: Cho các nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm HIV như sau:

(1) Dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV.

(2) Truyền máu nhiễm HIV.

(3) Lây từ mẹ nhiễm HIV sang bào thai.

(4) Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su.

Mấy nguyên nhân dẫn tới lây truyền dọc HIV?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chỉ có ý 3 là lây truyền dọc.

Ý 1, 2, 4 là lây truyền ngang.

Câu 8: Virut HIV có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm dưới đây?

(1) Hạt virut chứa 1 phân tử ARN.

(2) Virut chứa enzim phiên mã ngược.

(3) ARN virut phiên mã ngược thành ADN rồi xen vào ADN của tế bào chủ.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Virut HIV có các đặc điểm 2, 3.

Ý 1 sai vì hạt virut HIV chứa 2 phân tử ARN.

Câu 9: Cho các giai đoạn sau của sự nhiễm virut HIV vào tế bào.

(1) Virut xâm nhập

(2) Hình thành ADN mạch kép

(3) Tổng hợp mạch đơn ADN

(4) Tổng hợp ARN virut

(5) Tổng hợp prôtêin virut

(6) ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ

(7) HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.

Chu kì nhân lên của virut HIV diễn ra theo trật tự nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Virus HIV có vật chất di truyền là ARN; khi xâm nhập vào tế bào chủ, chúng sao mã ngược thành ADN mạch đơn dựa trên khuôn ARN nhờ enzym sao mã ngược. Sau đó cũng nhờ enzim này để tổng hợp nên mạch ADN thứ 2 tạo ADN kép → ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ, nhân đôi cùng hệ gen người, chúng phiên mã tổng hợp ARN virut → tổng hợp prôtêin virut → HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.

Câu 10: Cho các đặc điểm sau: (1) Giai đoạn này kéo dài 2 tuần – 3 tháng. (2) Sụt cân nhanh. (3) Giai đoạn kéo dài 1-10 năm. (4) Chưa phát hiện được sự giảm của tế bào T-CD4. (5) Số lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần. (6) Thường xuất hiện tiêu chảy, viêm da. (7) Sưng hạch, lao, mất trí. Có bao nhiêu đặc điểm xuất hiện ở giai đoạn biểu hiện triệu chứng HIV?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn 3- giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sụt cân … $\Rightarrow$ ý 2, 6, 7 đúng.

Câu 11: Cho các đặc điểm sau: (1) Giai đoạn này kéo dài 2 tuần – 3 tháng. (2) Sụt cân nhanh. (3) Giai đoạn kéo dài 1-10 năm. (4) Chưa phát hiện được sự giảm của tế bào T-CD4. (5) Số lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần. (6) Thường xuất hiện tiêu chảy, viêm da. (7) Sưng hạch, lao, mất trí. Có bao nhiêu đặc điểm xuất hiện ở giai đoạn không triệu chứng HIV?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn 2 của nhiễm HIV – giai đoạn không triệu chứng: kép dài 1-10 năm, số lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần $\Rightarrow$ ý 3, 5 đúng.

Câu 12: Việc nhận biết và khống chế HIV/AIDS trở nên khó khăn chủ yếu là do đặc điểm của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Sau khi hệ thống miễn dịch đã phản ứng và xét nghiệm tìm kháng nguyên đã trở thành dương tính, người nhiễm sẽ tiếp tục sống với HIV mà không có triệu chứng gì trong thời gian trung bình là khoảng 8-9 năm. Thời gian này có thể dao động ít nhất là một năm cho đến hàng thập kỷ. Chính khoảng thời gian không có triệu chứng này đã khiến cho việc nhận biết cũng như khống chế nạn dịch này trở nên khó khăn. Để xác định một người có bị nhiễm HIV hay không trong khoảng thời gian này là phải tiến hành xét nghiệm HIV .

Câu 13: Cho các dịch sau ở người nhiễm HIV: máu, nước bọt, sữa, tinh dịch. Các dịch có virut HIV xếp theo số lượng từ ít đến nhiều là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở nước bọt, HIV có số lượng ít không đủ để gây bệnh.

Số lượng virut HIV cao hơn nước bọt là sữa, kế đến là tinh dịch và cao nhất là trong máu.

Câu 14: Ở những người nhiễm HIV, số lượng virut có nhiều nhất trong:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

HIV có nhiều trong máu (từ 1.000-10.000 virut/1ml máu) kế đến là tinh dịch, dịch tiết âm đạo của người nhiễm HIV/AIDS. Sữa có HIV với số lượng thấp hơn.

Câu 15: Cho các đặc điểm sau:

(1) giai đoạn này kéo dài 2 tuần – 3 tháng.

(2) Sụt cân nhanh.

(3) giai đoạn kéo dài 1-10 năm.

(4) Chưa phát hiện được sự giảm của tế bào T-CD4.

(5) Số lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần.

(6) Thường xuất hiện tiêu chảy, viêm da.

(7) Sưng hạch, lao, mất trí.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn sơ nhiễm HIV: kéo dài 2 tuần-3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ $\Rightarrow$ ý 1, 4 đúng.

Giai đoạn 2 của nhiễm HIV – giai đoạn không triệu chứng: kép dài 1-10 năm, số lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần $\Rightarrow$ ý 3, 5 đúng.

Giai đoạn 3- giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sụt cân … $\Rightarrow$ ý 2, 6, 7 đúng.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây về virut HIV là chính xác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Virut ôn hòa là những virut vừa thực hiện chu trình tiềm tan vừa có thể thực hiện chu trình sinh tan. Virut HIV có thể tiềm sinh vô vạn trong tế bào bạch cầu Th, vật chất di truyền của nó xen vào ADN tế bào chủ, nhân đôi với hệ gen tế bào chủ $\Rightarrow$ virut HIV là virut ôn hòa.

Câu 17: Trong 3 giai đoạn phát triển của bệnh sau khi nhiễm HIV, giai đoạn nào xét nghiệm tìm kháng thể chống HIV cho kết quả âm tính?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn sau nhiễm, khi mà HIV được sản sinh nhiều nhưng các xét nghiệm tìm kháng thể cho kết quả âm tính, được gọi là giai đoạn cửa sổ. Với sự phát triển của các xét nghiệm có độ nhạy cao hơn cũng như các xét nghiệm tìm kháng nguyên HIV, giai đoạn cửa sổ đang dần dần được rút ngắn lại. Tuy nhiên giai đoạn cửa sổ này vẫn là một cản trở lớn đến việc sàng lọc một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong công tác an toàn truyền máu.

Câu 18: Cho các dịch sau ở người nhiễm HIV:

(1) Máu.

(2) Tinh dịch

(3) Dịch âm đạo

(4) Sữa

(5) Nước mắt

(6) Nước bọt

(7) Đờm.

Có bao nhiêu dịch có số lượng virut HIV ít, không đủ để lây bệnh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

HIV có nhiều trong máu (từ 1.000-10.000 virut/1ml máu) kế đến là tinh dịch, dịch tiết âm đạo của người nhiễm HIV/AIDS. Sữa có HIV với số lượng thấp hơn.

Ngoài ra cũng tìm thấy HIV trong các dịch khác của cơ thể: nước bọt, đờm, nước mắt nhưng với số lượng rất ít không đủ để lây bệnh $\Rightarrow$ 5, 6, 7 đúng.

Câu 19: HIV có thể lây truyền qua bao nhiêu trường hợp sau đây? I. Truyền máu bị nhiễm HIV. II. Dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV. III. Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV. IV. Ăn cùng mâm với người nhiễm HIV. V.  Ghép tạng đã bị nhiễm HIV.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trường hợp có thể lây truyền HIV là I, II, V (đường máu), 3 (đường tình dục).

Ý IV sai vì HIV không lây qua đường hô hấp hay tiêu hóa thông thường.

Câu 20: HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong bao nhiêu khoảng thời gian dưới đây?

(1) Khi thai còn nằm trong tử cung.

(2) Khi chuyển dạ.

(3) Sau khi sinh và trong thời kỳ cho bú.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

HIV có thể lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con khi thai còn nằm trong tử cung, khi chuyển dạ, sau khi sinh và trong thời kỳ cho bú. Tất cả những trẻ của những bà mẹ có HIV dương tính đều có khả năng bị lây nhiễm HIV nhưng thực tế chỉ có khoảng 30-35% trẻ của các bà mẹ này bị lây nhiễm HIV từ mẹ . Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra ở ba giai đoạn của thai kỳ với tỷ lệ lây truyền khác nhau, lây truyền qua tử cung thường gặp vào 3 tháng giữa thai kỳ chiếm khoảng 30-50%. Lây truyền cao nhất là trong giai đoạn chuyển dạ 60-65%.

HIV truyền từ mẹ sang con khi thai còn nằm trong tử cung: HIV từ máu của mẹ qua màng nhau thai vào bào thai. Màng nhau thai trở nên mỏng hơn trong những tháng của thời kỳ thai nghén. Các tế bào CD 4 có chứa các virut HIV. Sự lây truyền này có thể xảy ra suốt từ quý đầu cho đến khi đủ tháng do HIV được truyền trực tiếp từ mẹ sang thai nhi qua bánh nhau. Người ta cũng thấy HIV trong tổ chức não, thận, gan của bào thai tuy nhiên cơ chế virut được truyền qua bánh nhau rất phức tạp và tuỳ thuộc vào từng cá nhân của thai phụ. Bánh nhau có một màng ngăn cách với tử cung của người mẹ để bảo vệ thai nhi. Thông thường các mầm bệnh rất khó đi qua màng ngăn cách này. Sự ngăn cách để bảo vệ thai nhi rất phức tạp và có thể có nhiều yếu tố tham gia, đặc biệt là các bạch cầu đơn nhân, các đại thực bào tại các gai nhau. Chính sự ngăn cách này đã bảo vệ cho khoảng 60-70 % con của các bà mẹ nhiễm HIV không bị lây nhiễm HIV từ những bà mẹ. Tuy nhiên khi bị nhiễm HIV, có thể có một số tác động làm giảm khả năng chống đỡ nên đã cho phép HIV trong máu mẹ trực tiếp lách qua màng ngăn cách này sang thai nhi hoặc những tháng cuối, màng ngăn cách này mỏng đi càng làm thuận lợi cho virut trực tiếp từ máu mẹ sang thai nhi. Virut cũng có thể từ các tế bào CD4 có chứa HIV, lọt qua màng ngăn cách này mà sang thai nhi. Các đại thực bào khi diệt các tế bào có HIV trong những trường hợp đặc biệt đã lọt qua màng ngăn cách tại màng nhau truyền sang thai nhi. Trong những trường hợp viêm nhiễm ở ba tháng đầu hay ba tháng giữa, màng nhau bị thay đổi cấu trúc làm cho virut dễ dàng sang thai nhi. Trong ba tháng cuối bề dày của các hội bào ở các gai nhau mỏng, virut dễ xâm nhập vào thai nhi.

HIV lây truyền trong chuyển dạ: Tử cung co bóp và chảy máu, các vết rách ở âm đạo và cổ tử cung gây chảy máu. Chấn thương bào thai hoặc các vết rách gây chảy máu do cắt tầng sinh môn, do dùng kềm hoặc giác hút. Nuốt dịch âm đạo có chứa HIV. Trong chuyển dạ, các cơn co tử cung làm cổ tử cung xoá và mở, làm tổn thương các mạch máu nhỏ và gây chảy máu vào đường sinh dục của thai phụ. Khi máu chảy vào âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm HIV khi thai đi qua âm đạo người mẹ. Khi thăm khám làm xây xước thành âm đạo, cổ tử cung gây chảy máu từ người mẹ vào đường sinh dục. Nếu cuộc đẻ có can thiệp như cắt tầng sinh môn, đặt kềm hoặc giác hút thì các mạch máu lớn bị tổn thương, máu chảy nhiều làm tăng khả năng nhiễm HIV cho thai nhi. Khi thai qua đường âm đạo để ra ngoài có thể nuốt dịch âm đạo có nhiều HIV vào đường tiêu hoá. Những xây xước da và niêm mạc của trẻ sơ sinh do thăm khám hay thủ thuật, virut qua những chỗ xây xước đó mà xâm nhập vào thai nhi. Trong những trường hợp đặc biệt, các đại thực bào đã nuốt những tế bào có HIV ở bên trong, vì vậy khi những đại thực bào này lọt qua màng ngăn cách của bánh nhau sang được máu của thai nhi đã truyền virut cho thai .

HIV lây truyền qua sữa mẹ: Sữa mẹ có chứa HIV; Núm vú bị chấn thương và có thể bị chảy máu sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV nếu trẻ bú mẹ. Trong thời kỳ sau đẻ, HIV từ những bạch cầu trong máu mẹ qua các mạch máu thẩm thấu vào các nang sữa rồi qua sữa mẹ mà sang con. Ở Châu Phi, trẻ em bị lây truyền qua sữa mẹ chiếm tỉ lệ 16% đến 42%, vì vậy người ta khuyên những phụ nữ có HIV dương tính, khi có điều kiện và có những thức ăn thay thế thì không nên cho con bú mà nên nuôi con bằng thức ăn thay thế để cắt nguồn lây HIV qua sữa mẹ.

Câu 21: Virut HIV có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm dưới đây?

(1) Virut HIV có cấu trúc dạng khối.

(2) Virut HIV có dạng hình sợi.

(3) Lõi virut HIV là ADN.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ý 1 đúng.

Ý 2 sai vì virut HIV có dạng hình cầu.

Ý 3 sai vì lõi virut HIV là ARN.

Câu 22: Đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con nên những đối tương sử dụng chung bơm kim tiêm như người nghiện ma túy, hay người quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn như gái mại dâm là những đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV.