Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Lý thuyết về Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.

Công thức tính áp suất chất lỏng:  p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng, ở các nhánh khác nhau đều ở cũng một độ cao.

Trong máy thủy lực, nhờ chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất, nên ta luôn có: $\dfrac{F}{f}=\dfrac{S}{s}$ , trong đó f là lực tác dụng lên pít – tông có tiết diện s, F là lực tác dụng lên pít-tông có tiết diện S.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất $ 2020000N/{{m}^{2}} $ . Một lúc sau áp kế chỉ $ 860000N/{{m}^{2}}. $ Tàu đã nổi lên hay lặn xuống?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Điều này chứng tỏ tàu ngầm đã nổi lên.

Câu 2: Hãy so sánh áp suất tại điểm A, B, C, D, E trong một bình đựng chất lỏng vẽ ở hình bên:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cùng một chất lỏng trọng lượng riêng của chất lỏng là như nhau nên áp suất trong chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của cột chất lỏng so với mặt thoáng. Căn cứ vào hình bên, ta thấy: $ {{P}_{E}} < {{P}_{C}}={{P}_{B}} < {{P}_{D}} < {{P}_{A}} $

Câu 3: Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì lượng nước trong cả ba bình như nhau nên: $ {{m}_{1}}={{m}_{2}}={{m}_{3}} $ $\Rightarrow$ $ {{P}_{1}}={{P}_{2}}={{P}_{3}} $ (1)

Áp lực do nước tác dụng lên đáy bình bằng trọng lượng của nước nên ta có:

$ \left\{ \begin{array}{l} {{F}_{1}}={{P}_{1}} \\ {{F}_{2}}={{P}_{2}} \\ {{F}_{3}}={{P}_{3}} \end{array} \right. $

Áp suất do nước gây ra tại đáy bình là:

$ \left\{ \begin{array}{l} {{p}_{1}}=\dfrac{{{F}_{1}}}{{{S}_{1}}} \\ {{p}_{2}}=\dfrac{{{F}_{2}}}{{{S}_{2}}} \\ {{p}_{3}}=\dfrac{{{F}_{3}}}{{{S}_{3}}} \end{array} \right. $ $\Rightarrow$ $ \left\{ \begin{array}{l} {{p}_{1}}=\dfrac{{{P}_{1}}}{{{S}_{1}}} \\ {{p}_{2}}=\dfrac{{{P}_{2}}}{{{S}_{2}}} \\ {{p}_{3}}=\dfrac{{{P}_{3}}}{{{S}_{3}}} \end{array} \right. $ (2)

Theo hình vẽ: $ {{S}_{1}} < {{S}_{2}} < {{S}_{3}} $ (3)

Từ (1) (2) (3) ta có: $ {{p}_{1}} > {{p}_{2}} > {{p}_{3}} $

Câu 4: Bốn hình A, B, C, D cùng đựng nước. Áp suất của nước lên đáy bình nào là nhỏ nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

vì trong tất cả các bình đều là nước nên trọng lượng riêng của chất lỏng là như nhau, bình nào có cột chất lỏng thấp nhất thì áp suất sẽ nhỏ nhất.

Câu 5: Hình vẽ mặt cắt của một con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tạo như thế nhằm để

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặt đê hẹp hơn chân đê để chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.

Câu 6: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng : rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là dHg = 136000 N/m3, của nước là dnước = 10000 N/m3, của rượu là drượu = 8000 N/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình: $ p=d.h $

Vì ba bình giống hệt nhau và đựng 3 chất lỏng với một thể tích như nhau thì chiều cao của cột chất lỏng cũng như nhau: $ {{h}_{Hg}}={{h}_{nuoc}}={{h}_{ruou}} $

Mà $ {{d}_{Hg}} > {{d}_{nuoc}} > {{d}_{ruou}} $

Vì áp suất tỉ lệ thuận với trọng lượng riêng của chất lỏng nên: $ {{p}_{Hg}} > {{p}_{nuoc}} > {{p}_{ruou}} $

Câu 7: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và cả trong lòng của chất lỏng.

Câu 8: Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thuỷ ngân. Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng.  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình: $ p=d.h $

Theo hình vẽ chiều cao của các cột chất lỏng như nhau: $ {{h}_{1}}={{h}_{2}}={{h}_{3}} $

Mà $ {{d}_{2}} < {{d}_{1}} < {{d}_{3}} $ ( $ {{d}_{1}} $ , $ {{d}_{2}} $ , $ {{d}_{3}} $ lần lượt là trọng lượng riêng của nước, rượu, thủy ngân)

Vì áp suất tỉ lệ thuận với trọng lượng riêng của chất lỏng nên: $ {{p}_{2}} < {{p}_{1}} < {{p}_{3}} $

Câu 9: Bốn hình A, B, C, D cùng đựng nước. Áp suất của nước lên đáy bình nào là lớn nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì trong tất cả các bình đều là nước nên trọng lượng riêng của chất lỏng là như nhau, bình nào có cột chất lỏng cao nhất thì áp suất sẽ lớn nhất.

Câu 10: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bình thông nhau có nhiều nhánh và tiết diện, hình dạng các nhánh có thể giống hoặc khác nhau.

Câu 11: Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì chiều cao của cột chất lỏng giảm nên áp suất của nó giảm.

Câu 12: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Áp suất do nước biển tác dụng lên vỏ tàu là: $ p=d.h $

Theo biểu thức, áp suất càng lớn khi độ sâu h càng lớn.

$ \begin{array}{l} {{p}_{1}}=875000N/{{m}^{2}} \\ {{p}_{2}}=1165000N/{{m}^{2}} \end{array} $

$ {{p}_{1}} < {{p}_{2}} $

$ {{h}_{1}} < {{h}_{2}} $

Vậy tàu đang lặn xuống.

Câu 13: Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q, trong bình chứa chất lỏng ở hình bên:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì trong bình chứa cùng một chất lỏng thì trọng lượng riêng tại các điểm là như nhau nên áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của điểm đó tới mặt thoáng của chất lỏng.

Độ sâu $ {{h}_{M}} > {{h}_{N}} > {{h}_{Q}} $ nên $ {{p}_{M}} > {{p}_{N}} > {{p}_{Q}}. $

Câu 14: Hai bình A, B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao . Hỏi sau khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không? Hãy chọn trả lời đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi mở khóa K nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn dầu.

Câu 15: Một bình hình trụ cao 25 cm đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \begin{array}{l} h=25\,cm=0,25\,m \\ D=1000kg/{{m}^{3}} \\ p=? \end{array} $

Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: $ p=d.h=10D.h=10.1000.0,25=2500(Pa) $