Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12 |
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 trang) | Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm…
(Trích Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm, Xúc xắc mùa thu, NXB Hội nhà văn, 1992)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu: “Em thấy không, tất cả đã xa rồi/Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ”.
Câu 4. (1,0 điểm) Nội dung đoạn thơ trên đã gợi cho anh/chị những xúc cảm gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về những ngày sắp rời xa mái trường.
Câu 2. (5,0 điểm)
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
Hắn vỗ vỗ vào túi.
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
Hắn cười:
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.
…
(2) Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam 2020)
Cảm nhận về khát vọng sống của người vợ nhặt trong hai đoạn trích trên.
*******HẾT******
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12 |
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | ||
1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm | 0.5 | ||
2 | Thể thơ: Tự do | 0.5 | ||
3 | - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Hiệu quả nghệ thuật: Tăng tính gợi cảm cho câu thơ; thời gian cũng có tâm trạng, cảm xúc như con người. | 0.5 0.5 | ||
4 | HS có thể nêu nhiều xúc cảm, miễn là phù hợp. Gợi ý: - Cảm xúc về mái trường những ngày sắp rời xa… - Xúc cảm về mối tình đầu, mối tình học trò. | 1.0 | ||
II | LÀM VĂN | 7.0 | ||
1 | Từ phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ về những ngày sắp rời xa mái trường. | 2.0 | ||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0.25 | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về những ngày sắp rời xa mái trường. | 0.25 | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những gợi ý sau: - Trường học là nơi lưu dấu những kỷ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè, về tình yêu… - Cảm xúc bâng khuâng, tiếc nuối và trân trọng những kỷ niệm đẹp. Đó là hành trang quý giá để mỗi người bước vào đời. - Thông điệp: sống tích cực, gắn bó, chan hòa và nỗ lực hết mình trong học tập, rèn luyện… | 1.0 | |||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | |||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0.25 | |||
2 | Cảm nhận về khát vọng sống của người vợ nhặt trong đoạn trích. | 5.0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | |||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: khát vọng sống của người vợ nhặt trong đoạn trích. | 0.5 | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | ||||
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. | 0.5 | |||
* Cảm nhận về khát vọng sống của người vợ nhặt: - Giới thiệu ngắn gọn lai lịch, hoàn cảnh, số phận của thị. - Khát vọng được sống qua nạn đói (gợi ý đòi ăn, cách ăn, liều lĩnh theo không người đàn ông xa lạ). - Khát vọng về hạnh phúc gia đình, về tương lai (âm thầm thu xếp, vun vén gia đình, sự hiền hậu đúng mực, niềm hy vọng về tương lai…). * Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật; ngôn ngữ sáng tạo, giàu hình ảnh; cách kể chuyện hấp dẫn… | 2.0 0.5 | |||
* Đánh giá chung: - Đóng góp quan trọng của nhân vật vào việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. - Vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt và chiều sâu nhân đạo của tác phẩm. | 0.5 | |||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | |||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0.5 | |||
TỔNG ĐIỂM : 10.0 |
----------------- Hết -----------------
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới