Giáo án môn văn 6 bài 10: dự án cuốn sách tôi yêu sách kết nối tri thức

Giáo án môn văn 6 bài 10: dự án cuốn sách tôi yêu sách kết nối tri thức

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn văn 6 bài 10: dự án cuốn sách tôi yêu sách kết nối tri thức

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: ……………… Ngày dạy:…………….

TUẦN …..

Bài 10

DỰ ÁN CUỐN SÁCH TÔI YÊU

(10 tiết)

- Thiên nhiên và sách thuộc về những đôi mắt thấy chúng.

Ơ-mơ-sơn (R.W.Emerson)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Một số tác phẩm văn học theo chủ đề đã học.

- Văn bản nghị luận văn học và đặc điểm của bài nghị luận văn học.

- Kiến thức về các thể loại hoặc loại văn bản đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì 2.

2. Về năng lực:

- Phát triển kĩ năng tự đọc sách trên cơ sở vận dụng những điều đã học.

- Nhận ra được đặc điểm của bài nghị luận văn học.

- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.

3. Về phẩm chất:

- Yêu thích đọc sách và có ý thức giữ gìn sách; trân trọng tình bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

- Một số cuốn sách hoặc tác phẩm văn học.

- Pô-xtơ, các mẫu nhật kí đọc sách.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GIAI ĐOẠN 1: KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Lựa chọn được những chủ đề của dự án.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến những tác phẩm đã học, từ đó tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- HS thi đua sưu tầm tên sách hoặc cuốn sách cần đọc nhất theo chủ đề của dự án.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe câu hỏi và tổ chức trò chơi “Ngôi nhà của những người yêu sách”:

? Cho biết hình ảnh trên minh họa cho văn bản nào? Thuộc chủ đề nào đã học?

- Tổ chức trò chơi cho HS sưu tầm tên sách hoặc những cuốn sách liên quan đến chủ đề vừa tìm.

- Sau đó sắp xếp các cuốn sách mà HS chọn theo hai chủ đề mà ta lựa chọn.

2. Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK/99.

3. Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:

? Phạm vi, đối tượng được nêu ra để bàn luận trong nghị luận văn học là gì?

? Để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới ta sử dụng cái gì?

? Những lời nhận xét của người viết về tác giả, tác phẩm… được gọi là gì? Những câu thơ, câu văn được trích dẫn trong bài viết được gọi là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

1. HS quan sát hình ảnh, thực hiện theo yêu cầu và tham gia trò chơi.

GV quan sát, lựa chọn kết quả trả lời từ học sinh.

2. HS đọc phần tri thức Ngữ văn.

3. HS làm việc theo nhóm 5’.

- HS hợp tác tiến hành làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả phiếu học tập hoặc bảng phụ nhóm mình.

GV theo dõi, hỗ trợ HS khuyến khích các em chưa chủ động tham gia trong hoạt động nhóm .

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Báo cáo sản phẩm nhóm, theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc.

- Viết tên chủ đề dự án và kết nối vào dự án “Cuốn sách tôi yêu”.

GIAI ĐOẠN 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

A. ĐỌC

THỬ THÁCH ĐẦU TIÊN: MỖI NGÀY MỘT CUỐN SÁCH

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức:

- Nội dung, thông tin về một số cuốn sách.

- Văn bản nghị luận văn học và đặc điểm của nó (lý lẽ và dẫn chứng) được thể hiện trong văn bản đọc.

- Mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật: văn học và điện ảnh, văn học và hội họa.

1.2 Về năng lực:

- Tìm hiểu, thu thập thông tin về sách, về các văn bản văn học.

- Đọc - xây dựng các sản phẩm thể hiện việc nắm bắt được thông tin, hiểu biết về các cuốn sách đã đọc.

- Hợp tác, chia sẻ thông tin - kết quả của hoạt động đọc và báo cáo dự án của nhóm.

- Phát biểu, trình bày ý kiến, bộc lộ cảm nghĩ, quan điểm, sở thích cá nhân về nhân vật, tác giả hoặc những điều thú vị trong sách.

- Phát huy năng lực thẩm mỹ và sáng tạo và yêu thích biểu diễn (đóng vai) của HS qua các hoạt động.

1.3 Về phẩm chất:

- Chăm chỉ và yêu thích việc đọc sách, trân quý và giữ gìn sách.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số cuốn sách hoặc tác phẩm văn học.

- Pô-xtơ, các mẫu nhật kí đọc sách.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

Nhan đề

Mở đầu

Thế giới từ trang sách

Bài học từ trang sách

Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

Phần mở đầu có gì đáng chú ý? Vì sao?

Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đó?

Những gì còn đọng lại trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: Xây dựng hoặc thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn cho các em thiết kế, HS sẽ cùng nhau xây dựng một góc đọc sách.
  3. Sản phẩm: Góc đọc sách của các em.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV giao nhiệm vụ cho HS ở tiết trước: về nhà tìm kiếm, chuẩn bị một số cuốn sách theo chủ đề đã chọn để tiết này cùng thiết kế góc đọc sách của lớp. GV hướng dẫn HS xây dựng cây đọc sách với các mẫu nhật kí đọc sách, mẫu phiếu ghi chép về sách của nhóm hoặc cá nhân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đem quyển sách mà mình đã chuẩn bị lên và cùng nhau thiết kế góc đọc sách của mình.

GV quan sát, hướng dẫn các em thực hiện.

B3: Báo cáo, thảo luận: Hoàn thành góc đọc sách.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét hoạt động thiết kế của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. SÁCH HAY CÙNG ĐỌC

a) Mục tiêu: Giúp HS cùng nhau đọc, nắm bắt được những thông tin về các cuốn sách mà mình lựa chọn và chia sẻ, giới thiệu về nó.

b) Nội dung:

- HS cùng đọc và chia sẻ những thông tin về cuốn sách của nhóm mình cho các nhóm khác.

- GV hướng dẫn HS cách đọc và ghi chép những thông tin cần thiết trong quá trình đọc. Kết hợp phương pháp hợp tác và kỹ thuật phòng tranh.

c) Sản phẩm: Pô-xtơ của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn HS chia nhóm đọc và lựa chọn cuốn sách của nhóm mình và đưa ra những nội dung cần chia sẻ như đã gợi ý ở phần 2 SGK/99.

- Tổ chức cho HS đọc theo hình thức luân phiên nhau đọc cho nhóm nghe (nên khuyến khích HS lựa chọn những cuốn có dung lượng ngắn vì thời gian có hạn).

- GV hướng dẫn học sinh lựa chọn hình thức chia sẻ, giới thiệu cuốn sách mà mình đã đọc như: sáng tác pô-xtơ minh họa kết hợp giới thiệu hoặc xây dựng các đoạn phim ngắn thuyết trình (đã chuẩn bị trước) và tiến hành giới thiệu.

- GV cũng có thể tổ chức cho các em đọc ngoài giờ lên lớp. Thời gian trên lớp HS cùng chia sẻ thông tin về cuốn sách mà nhóm đã đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Cùng nhau đọc, sáng tạo pô- xtơ của nhóm theo các nội dung GV đã giao cho.

- Tiến hành giới thiệu, chia sẻ thông tin đã thu thập được qua hoạt động đọc.

GV quan sát, hướng dẫn các em thực hiện.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS lên giới thiệu pô-xtơ.

HS đại diện nhóm lên treo Pô-xtơ của nhóm (hoặc các video…) và giới thiệu về cuốn sách của nhóm mình.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại hoạt động.

- Mẫu po-xtơ cho hs tham khảo.

II. CUỐN SÁCH YÊU THÍCH

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nêu được cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về cuốn sách mà mình yêu thích.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, cho HS giới thiệu về những điều thú vị trong cuốn sách yêu thích mà mình đã đọc theo quan điểm cá nhân.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm đọc một cuốn sách mà em cho là hay nhất, yêu thích nhất, viết ra những thông tin về cuốn sách và những điều thú vị trong cuốn sách ấy theo phần câu hỏi gợi ý SGK/100 bằng phiếu giao viêc.

- GV tổ chức thuyết trình theo hình thức quay số hoặc bốc thăm để chọn người thực hiện.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Lựa chọn và đọc cuốn sách mà mình thích, viết ra những thông tin và điều thú vị về cuốn sách vừa đọc (làm ở nhà).

- HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân theo hình thức thuyết trình trực tiếp hoặc quay video…

GV

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình chia sẻ của HS.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:Yêu cầu các nhóm giới thiệu về sản phẩm nhóm mình.

HS:

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu đã đọc về cuốn sách đó).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung những thông tin cần thết cho HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

III. GẶP GỠ TÁC GIẢ

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận ra được các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học thông qua bài đọc.

b) Nội dung:

- GV cho HS đọc theo nhóm, chơi trò chơi "Ai nhanh hơn" để tìm hiểu bài.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc văn bản “Lò Ngân Sủn - người con của núi” theo nhóm, trong quá trình đọc, HS tìm kiếm các thông tin để trả lời các câu hỏi trong phần 2 sgk/102.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” cho các nhóm bằng hình thức đưa ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm, ai có câu trả lời nhanh và đúng sẽ được 1 điểm cộng.

* Câu hỏi của trò chơi:

Câu 1: Vì sao Lò Ngân Sủn được tác giả gọi là "người con của núi"?

A. Vì nhà thơ có nhiều bài thơ viết về núi rừng, cỏ cây, hoa lá của Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

B. Vì nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng.

C. Vì trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sun đích thực là một “người con của núi", của Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

D. Vì Lò Ngân Sủn là tác giả của những bài thơ tiêu biểu về núi rừng như Chiếu biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rộng.

Câu 2: Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài?

A. Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

B. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn như một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn.

C. Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiếu biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rộng đều mang âm vọng của núi, mênh mang lời của núi.

D. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bói đáp nên vẻ dẹp thơ mộng và mảnh liệt ấy trong thơ ông?

Câu 3: Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

A. Lí lẽ

B. Bằng chứng

Câu 4: Câu cuối cùng của bài viết có quan hệ như thế nào với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu?

A. Giải thích rõ và chứng minh cho vấn đề được nêu ra để bàn luận.

B. Làm bằng chứng cho vấn đề được nêu ra đề bàn luận.

C. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luận.

D. Tổng hợp và kết luận về vấn để đã được nêu ra để bàn luận.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin, đưa ra câu hỏi.

HS đọc theo nhóm, tìm hiểu câu trả lời, tìm hiểu các lý lẽ dẫn chứng thông qua việc tham gia trò chơi "Ai nhanh hơn" - trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi của GV, bạn nào xung phong nhnh nhất và trả lời đúng sẽ được 1 điểm cộng.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, tổng kết trò chơi và chốt kiến thức lên màn hình.

- GV nhấn mạnh: Tác giả đã đưa ra các lời bình luận về Lò Ngân Sủn, đó là những lí lẽ của người viết và các đoạn thơ được trích dẫn chính là các bằng chứng để làm chứng, minh hoạ cho lý lẽ.

-

- Văn bản nghị luận văn học:

• Là một loại của văn nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại,... Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới.

• Lí lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại,.. Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.

IV. PHIÊU LƯU CÙNG TRANG SÁCH

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Phát huy năng lực thẩm mỹ và sáng tạo của HS.

b) Nội dung:

- GV cho học sinh xem "cây khế" - phim được chuyển thể từ sách, sử dụng KT mảnh ghép để so sánh sự khác nhau của sách và phim.

- HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận để trả lời, hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV nêu yêu cầu trước khi cho học sinh xem video.

- Chia lớp thành 8 nhóm, giao nhiệm vụ: Em hãy xem video sau và so sánh điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức giữa tác phẩm được chuyển thể và sách.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Xem video.

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi mở (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn qua phần luyện tập.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nắm chắc kiến thức đã học vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hợp tác nhóm và thực hiện đóng phân vai cho một tác phẩm trích đoạn trong một tác phẩm thuộc chủ đề đã chọn.

c) Sản phẩm: Tiểu phẩm do HS trình diễn.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cho HS thảo luận 5 phút chuẩn bị đóng vai.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS cách thực hiện.

HS tiến hành chọn tác phẩm, thảo luận phân chia vai, tiến hành đóng vai.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- Đại diện các nhóm lên biểu diễn.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG - MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, phát triển năng khiếu hội họa của HS.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS là 1 tác phẩm hội họa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Vẽ lại bìa của một cuốn sách mà em yêu thích hoặc vẽ lại một hình ảnh mà em ấn tượng nhất trong cuốn sách đã đọc.

- Nộp sản phẩm về cho GV dạy môn Họa của lớp hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và thực hành vẽ và trang trí ở nhà.

GV phối hợp với GV dạy Mỹ thuật để đánh giá HS.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV dạy Họa qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho phần Viết.

B. VIẾT

THỬ THÁCH THỨ HAI

Sáng tạo cùng tác giả

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Hiểu biết cơ bản về cuốn sách (tên sách, tác giả, bố cục, nội dung chính…)

- Hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

- Ý kiến của người viết trước hiện tượng được gợi ra từ cuốn sách.

2. Về năng lực:

- Sáng tạo được các sản phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ cuốn sách đã đọc.

- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

- Vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề tương tự trong thực tế cuộc sống.

3. Về phẩm chất:

- Say mê, yêu thích khám phá, sáng tạo.

- Có thói quen đọc sách, trân quý sách.

- Trung thực, thẳng thắn bày bỏ quan điểm trước những hiện tượng đặt ra trong sách vở và đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu

- Huy động trải nghiệm đọc của HS, kết nối với chủ đề, hình thành động cơ, hứng thú với bài học.

b) Nội dung

GV tổ chức cho HS chia sẻ về trải nghiệm đọc sách.

? Gần đây, em đọc cuốn sách nào? Nếu được đề nghị chia sẻ về cuốn sách đó, em sẽ chia sẻ điều gì? Bằng hình thức nào?

c) Sản phẩm

Chia sẻ của HS về cuốn sách mình đang đọc hoặc đã đọc.

d) Tổ chức thực hiện

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi khơi gợi để HS chia sẻ trải nghiệm đọc sách (có thể bắt đầu bằng việc chia sẻ trải nghiệm của chính bản thân mình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, hồi tưởng về những điều thú vị muốn chia sẻ với mọi người về cuốn sách mình đã hoặc đang đọc.

B3. Báo cáo, thảo luận

- GV mời 2-3 HS chia sẻ trải nghiệm.

B4. Kết luận, nhận định

- GV biểu dương thái độ chăm chỉ đọc sách của HS.

- Từ những chia sẻ của HS, GV kết nối với chủ đề bài học: Một cuốn sách giá trị sẽ có khả năng khơi dậy những cảm xúc, suy tư về những nhân vật, chi tiết…trong đó. Không chỉ thế, nó còn có khả năng gợi ra những suy tưởng về đời sống thực tế của chúng ta. Để chia sẻ những điều đó, người đọc có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (báo cáo dự án)

I. SÁNG TẠO SẢN PHẨM NGHỆ THUẬT

a) Mục tiêu

Sáng tạo được các sản phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ cuốn sách yêu thích.

b) Nội dung

HS được yêu cầu lựa chọn và thực hiện một trong các nội dung sau:

- Sáng tác thơ (dạng thơ tự sự thuật lại một sự việc trong cuốn sách hoặc dạng thơ trữ tình - trình bày cảm nhận khi đọc sách)

- Kể chuyện sáng tạo (chọn một đoạn truyện)

- Dựng phim ngắn (chọn đoạn truyện tiêu biểu)

- Nếu được đề nghị thiết kế bìa minh họa cho cuốn sách em yêu thích trong lần tái bản sắp tới, em thiết kế như thế nào? (vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm thiết kế)

- Vẽ chibi hình ảnh nhân vật em yêu thích

- Nếu được đề nghị viết lời tựa cho cuốn sách em yêu thích trong lần tái bản sắp tới, em sẽ viết như thế nào?

c) Sản phẩm: Các sản phẩm nghệ thuật của HS được lấy ý tưởng từ cuốn sách.

d) Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Cuối tiết học trước, GV:

+ Hướng dẫn HS các hình thức có thể sử dụng để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến cuốn sách yêu thích.

+ Hướng dẫn HS thành lập 06 nhóm theo sở trường.

+ Hướng dẫn HS chọn cử Ban giám khảo, thư kí, MC cho buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án.

- Trong tiết học này:

+ Nêu yêu cầu của buổi báo cáo

+ Mời MC điều hành hoạt động báo cáo dự án.

B2. Thực hiện nhiệm vụ

* Tại nhà:

- HS:

+ Các nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí, phân công nhiệm vụ thiết kế sản phẩm, thuyết trình sản phẩm cho từng thành viên.

+ Ban Giám khảo, thư kí thiết kế các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm (xin ý kiến hướng dẫn của GV).

+ MC xây dựng kịch bản cho giờ báo cáo.

- GV theo dõi, hỗ trợ thường xuyên bằng các hình thức online hoặc offline.

* Tại lớp: HS thảo luận trong nhóm cách thức trình bày kết quả dự án.

B3. Báo cáo thảo luận

- MC, Ban giám khảo, Ban thư kí làm việc theo nhiệm vụ đã phân công.

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hiện dự án theo điều hành của MC (có thể bốc thăm thứ tự).

- Các nhóm khác quan sát, nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.

- Ban giám khảo chấm điểm các sản phẩm dự án.

- Thư kí công bố kết quả.

B4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, biểu dương tinh thần học tập của HS.

- Góp ý để các nhóm hoàn thiện sản phẩm nghệ thuật của mình (có thể đánh giá bằng điểm số).

- Kết nối sang nội dung sau; Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.

II. VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA TỪ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

a) Mục tiêu:

- Biết được kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã học.

- Lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng phù hợp để làm rõ hiện tượng.

b) Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hỏi:

? Theo em, bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc thuộc kiểu bài nào?

? Em sẽ sử dụng chủ yếu những yếu tố nào khi viết bài văn thuộc kiểu văn bản này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Hồi tưởng lại các kiểu bài đã học.

- Suy nghĩ cá nhân

- HS chia sẻ về cuốn sách yêu thích và hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đó.

GV:

- Dự kiến khó khăn HS gặp: không nhận ra được kiểu bài.

- Tháo gỡ bằng cách gợi ý và đặt thêm câu hỏi phụ:

? Em đã từng viết bài văn kể về một hiện tượng đời sống ở bài học về chủ đề nào?

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 - 2 HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc”.

- Kiểu văn bản: nghị luận văn học

- Các yếu tố chủ yếu: lí lẽ và dẫn chứng

TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU

ĐỐI VỚI BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA TỪ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

a) Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

- Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng.

- Biết cách trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm lớp

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

? Kiểu bài yêu cầu chúng ta làm gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát SGK.

- Làm việc cá nhân 2’.

- Làm việc nhóm 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

HS:

- Trình bày sản phẩm nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau.

- Nêu được tên sách và tác giả

- Nêu được hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách và nêu ý kiến của em về hiện tượng đó

- Sử dụng được lí lẽ và bằng chứng để làm rõ hiện tượng

ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

a) Mục tiêu:

- Bài viết tham khảo trình bày về nỗi đau của Ken-ga (Kengah) và trách nhiệm vủa con người với môi trường.

- Biết cách giới thiệu hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

- Học tập cách đưa sử dụng lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra

c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ cho nhóm

1. Bài viết giới thiệu tên cuốn sách, tác giả ở đâu? Như thế nào?

2. Hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra là gì? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đó?

3. Tìm và nhận xét về những lí lẽ, dẫn chứng mà bài viết sử dụng để làm rõ hiện tượng?

4. Phần thực tế đời sống ở đâu? Liên hệ như vậy đã phù hợp và sát với thực tế hay chưa?

5. Ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách này là gì? Phát biểu ý kiến của em?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân 2’

- Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao.

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS thảo luận

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

- Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm

B4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm

+ Sản phẩm của các nhóm

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau

Bài mẫu:

- Trình bày về hiện tượng ô nhiễm môi trường.

1. Tên cuốn sách và tác giả ở phần đầu, giới thiệu trực tiếp nhưng rất thú vị.

2. Hiện tượng đời sống được gợi ra: ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của con người.

🡪Chia sẻ suy nghĩ cá nhân: đau xót, lo lắng…

3. Lí lẽ, dẫn chứng:

- “Thứ chất lỏng… mạng sườn của cô”.

- Con người đã gây ra nỗi đau cho Ken-gan.

- Ô nhiễm môi trường ở khắp mọi nơi.

🡪hợp lí, có tính thuyết phục.

4. Liên hệ: (ngay sau phần lí lẽ, dẫn chứng):

- Nâng cao ý thức cá nhân của mỗi con người.

- Thu gom rác thải, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp dù là ở bất kì nơi nào.

- Sử dụng năng lượng một cách hợp lí.

- Hạn chế việc thải những lượng rác thải độc hại vào môi trường.

5. Tầm quan trọng , ý nghĩa của hiện tượng:

- Đây là một hiện tượng nóng bỏng, vừa có tính thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài.

- Câu chuyện nhỏ nhưng có giá trị to lớn, gióng lên hồi chuông thức tỉnh ý thức trách nhiệm của con người.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết viết bài theo các bước.

- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.

- Trình bày được ý kiến cá nhân về hiện tượng bằng một bài văn hoàn chỉnh.

b) Nội dung:

- GV:

+ Tổ chức trò chơi “Ai thuộc về ai” để gợi ý HS lựa chọn hiện tượng đời sống trong các cuốn sách.

+ Hướng dẫn HS hoàn thành phiếu tìm ý và lập dàn ý, triển khai bài viết theo các bước.

- HS tham gia trò chơi, lựa chọn đề tài, hoàn thành phiếu tìm ý, lập dàn ý và triển khai bài viết.

c) Sản phẩm: Phần chơi của HS; phiếu tìm ý, dàn ý và bài viết của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Hãy suy nghĩ và kết nối các cuốn sách với hiện tượng đời sống tương ứng mà nó gợi ra bằng cách tham gia trò chơi “Ai thuộc về ai”.

? Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý cho đề tài mà em lựa chọn?

? Sửa lại bài sau khi đã viết xong?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Tham gia trò chơi để tìm hiểu và lựa chọn đề tài cho bài viết.

- GV chia nhóm theo đề tài HS lựa chọn.

- Đọc, nghiên cứu, hoàn thiện phiếu học (tìm ý).

- Lập dàn ý ra giấy và viết và viết bài theo dàn ý.

- Sửa lại bài sau khi viết.

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.

HS:

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

1. Trước khi viết

a) Lựa chọn đề tài

b) Tìm ý

Điều em muốn viết liên quan đến cuốn sách nào? Ai là tác giả của cuốn sách đó?

Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Chi tiết, sự việc, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?

Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó

c) Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả, hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.

- Thân bài:

+ Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng).

+ Nêu lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến cá nhân về hiện tượng cần bàn luận.

+ Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn.

- Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa thực tế của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

2. Viết bài

- Triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý.

- Phân biệt mở bài, thân bài, kết bài.

- Có thể tách các ý trong phần thân bài thành các đoạn văn.

- Quan điểm (ý kiến) về hiện tượng phải rõ ràng, nhất quán.

- Các câu văn, đoạn văn có sự liên kết, mạch lạc.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài văn đã viết để đảm bảo:

- Tính chính xác của tên sách, tên tác giả và các chi tiết, sự việc, nhân vật.

- Viết đúng chính tả, dùng từ ngữ và câu phù hợp, sắp xếp các ý chặt chẽ.

TRẢ BÀI

Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận ra ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

c) Sản phẩm: Bài viết của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm viện theo nhóm

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.

Bài viết đã được sửa của HS

Hoạt động 4: VẬN DỤNG - MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vừa học để phát hiện và nêu ý kiến về các hiện tượng đời sống trong các cuốn sách khác.

b) Nội dung:

- Tìm đọc các cuốn sách thuộc các đề tài gần gũi (GV có thể gợi ý: Truyện Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Hùng, Nguyễn Nhật Ánh,…; Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh…)

- Phát hiện những hiện tượng đời sống có thể được gợi ra từ cuốn sách.

- Viết bài văn trình bày ý kiến về một trong những hiện tượng vừa chỉ ra.

c) Sản phẩm:

- Tên sách và các hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách.

- Bài viết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

d) Tổ chức thực hiện:

HS: Thực hiện tại nhà, chia sẻ kết quả thực hiện trên group học tập hoặc trong giờ hoạt động ngoại khóa.

GV: Theo dõi, nhận xét trực tuyến hoặc trong các giờ ngoại khóa.

PHIẾU TÌM Ý

Họ và tên HS: ………………………….

Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.

Điều em muốn viết liên quan đến cuốn sách nào? Của ai?

………………………………………

Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

………………………………………

Chi tiết, nhân vật, sự việc đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?

………………………………………

Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó?

………………………………………

\\\

C. NÓI VÀ NGHE

VỀ ĐÍCH: NGÀY HỘI VỚI SÁCH

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Biết cách trình bày ý kiến về vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe;

- Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày.

2. Về năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác .

- Biết trình bày ý kiến, cảm nhận của bản thân về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.

3. Về phẩm chất:

- Yêu thích đọc sách và có ý thức giữ gìn sách.

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Giấy A4.

- Tranh vẽ minh họa sách hoặc truyện tranh.

- Cây đọc sách của nhóm, lớp.

- Nhật kí đọc sách của cá nhân.

- Đoạn băng hình ghi hình ảnh thuyết trình của một số cá nhân, nhóm.

- Các cuốn sách đã đọc trong dự án.

- Bài giới thiệu sách dưới các hình thức

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.

- Danh mục sách.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 4: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

  1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh.

- Kích thích học sinh tìm hiểu thông điệp gợi ra từ video về hiện tượng đời sống.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát video về thông điệp cuộc sống và giao nhiệm vụ cho HS.

- HS quan sát video, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- HS xác định được nội dung là trình bày ý kiến về một vấn đề được gợi ra từ video.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video về “ Tình bạn” và giao nhiệm vụ cho HS.

? Nội dung của đoạn video? Thông điệp mà đoạn video muốn truyền đạt đến chúng ta?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân.

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MINH HỌA SÁCH

a) Mục tiêu

* HS trưng bày sản phẩm về cuốn sách muốn minh họa:

- Tranh vẽ minh họa sách hoặc truyện tranh.

- Cây đọc sách của nhóm, lớp.

- Nhật kí đọc sách của cá nhân.

- Đoạn băng hình ghi hình ảnh thuyết trình của một số cá nhân, nhóm.

- Các cuốn sách đã đọc trong dự án.

- Bài giới thiệu sách dưới các hình thức.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK/106.

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc và thực hiện yêu cầu.

B3: Báo cáo thảo luận

HS:- Đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm sách, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm.

B4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.

TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC

GỢI RA TỪ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

TRƯỚC KHI NÓI

a) Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

b) Nội dung:

- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Mục đích của bài nói là gì?

? Những người nghe là ai?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em lựa chọn cuốn sách nào?

?Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gì? Thể hiện qua chi tiết nào?

? Ý kiến của em về vấn đề đó?

? Hành động của em trước vấn đề cuốn sách đặt ra?

? Em muốn trao đổi gì với người nghe, với tác giả và những người đọc sách khác?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.

1. Chuẩn bị nội dung

- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK/107).

- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.

2. Tập luyện

- HS nói một mình trước gương.

- HS tập nói trước nhóm/tổ.

TRÌNH BÀY NÓI

a) Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng trình bày bài nói cho HS

- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

b) Nội dung: GV yêu cầu :

- HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn.

c) Sản phẩm: Sản phẩm nói của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích (một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc).

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp.

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

c) Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Kể tên một cuốn sách mà em đã đọc và thuyết phục bạn cùng đọc cuốn sách đó dựa tên việc trả lời những câu hỏi sau:

- Em đã đọc cuốn sách khi nào? Điều gì làm em thích thú khi đọc cuốn sách?

- Cuốn sách đem đến cho em những suy nghĩ, cảm xúc mới mẻ gì?

- Vì sao nên đọc cuốn sách này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS kể tên một cuốn sách mà em đã đọc và thuyết phục bạn cùng đọc cuốn sách đó.

- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi. Gợi ý HS trình bày suy nghĩ của mình.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG - MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Giới thiệu một sản phẩm minh họa sách cùng với các bạn trong lớp, khối của em.

Bài tập 2: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách mà em đã đọc(trình bày trực tiếp hoặc qua đoạn phim ngắn).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức.

b) Nội dung:

- GV giao bài tập cho HS.

- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm: Mảnh giấy ghi những điều cô đọng nhất muốn chia sẻ.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.

Bài tập 1: Ghi vào một mảnh giấy hình chiếc lá, quả táo, trái đào, ngôi sao…. những điều cô đọng nhất em muốn chia sẻ về cuốn sách mới đọc. Gắn mảnh giấy lên góc đọc sách, cây đọc sách của lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình.

- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày sau đó gắn mảnh giấy lên góc đọc sách, cây đọc sách của lớp.

HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung của bài học

- Mở rộng thêm kiến thức bằng cách yêu cầu học sinh thống kê các danh mục sách đã học và đã đọc.

b) Nội dung:

- GV ra bài tập.

- HS làm bài tập.

c) Sản phẩm: Danh mục sách.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Em hãy lập danh mục sách mà em đã học (đã đọc) và thử trang trí để danh mục ấy thật hấp dẫn, sinh động?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1: lập danh mục sách mà em đã học (đã đọc) và thử trang trí để danh mục ấy thật hấp dẫn, sinh động.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV: hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS: làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Chọn được cuốn sách hay, có ý nghĩa.

Chưa chọn được cuốn sách yêu thích.

Chọn được cuốn sách nhưng chưa hay.

Chọn được cuốn sách hay và ấn tượng.

2. Trình bày thuyết phục hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

Hiện tượng được gợi ra từ cuốn sách còn sơ sài, chưa có đủ chi tiết để thuyết phục người nghe.

Có chi tiết để thuyết phục người nghe nhưng chưa đầy đủ.

Có đủ các chi tiết để thuyết phục người nghe.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

ĐIỀU CÔ ĐỌNG TỪ SÁCH

DANH MỤC SÁCH

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Chọn được cuốn sách hay, có ý nghĩa.

Chưa chọn được cuốn sách yêu thích.

Chọn được cuốn sách nhưng chưa hay.

Chọn được cuốn sách hay và ấn tượng.

2. Trình bày thuyết phục hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

Hiện tượng được gợi ra từ cuốn sách còn sơ sài, chưa có đủ chi tiết để thuyết phục người nghe.

Có chi tiết để thuyết phục người nghe nhưng chưa đầy đủ.

Có đủ các chi tiết để thuyết phục người nghe.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

ÔN TẬP HỌC KÌ II (2 tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Kiến thức về các thể loại hoặc loại văn bản đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe.

- Kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì II.

2. Về năng lực:

- Chỉ ra được đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc loại văn bản đã được thể hiện qua các văn bản đã học ở học kì II.

- Nêu được các kiểu bài viết đã được thực hành khi học Ngữ văn 6, học kì II và hiểu được mục đích, yêu cầu, các bước cơ bản để thực hiện bài viết của kiểu bài đó và những kinh nghiệm tự rút ra được khi viết từng kiểu bài đó.

- Tóm tắt kiến thức tiếng Việt đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, học kì II và việc ứng dụng những kiến thức đó vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

- Trình bày được điều mình tâm đắc với một văn bản được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

- Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề trong cuộc sống.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; tự tin, tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Tên các chủ đề tương ứng với nội dung các câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.

- HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.


-
Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.

GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.

- Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.

- Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. ÔN TẬP VỀ THỂ LOẠI, LOẠI VĂN BẢN TRONG NGỮ VĂN 6, TẬP HAI

1. Các thể loại (hoặc văn bản) và đặc điểm của thể loại, kiểu văn bản.

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Ôn lại kiến thức về các thể loại hoặc loại văn bản đọc, đặc điểm của các thể loại văn bản, kiểu văn bản.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

- HS trình bày được những suy nghĩ, thích thú, bài học của bản thân qua một văn bản mình ấn tượng.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã học ở học kì 2 (chỉ ra được đặc điểm thể loại)

Hs thuyết trình về điều tâm đắc của mình qua việc đọc một cuốn sách.

HS làm việc nhóm, cá nhân.

c) Sản phẩm: HS trình bày được bảng hệ thống danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã học ở học kì 2.

- Thuyết trình được điều tâm đắc của bản thân qua đọc một đoạn văn bản.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

Hoàn thành bảng danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai (Phiếu học tập số 1).

- Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản (Phiếu học tập số 2 - giấy A0).

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

STT

Tên

bài học

Thể loại/

Loại VB

Văn bản

1

Chuyện kể về những người anh hùng

Truyền thuyết

Thánh Gióng

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Bánh chưng, bánh giày

2

Thế giới cổ tích

Cổ tích

Thạch Sanh, Cây khế, Vua chích chòe, Sọ Dừa

3

Khác biệt và gần gũi

Nghị luận

Xem người ta kìa!, Hai loại khác biệt, Tiếng cười không muốn nghe

4

Trái Đất - Ngôi nhà chung

Nghị luận

Trái Đất - cái nôi của sự sống

Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Trái Đất, Ra-xun Gam-da-tốp

5

Cuốn sách tôi yêu

Nghị luận

Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi

Những đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc hoặc kiểu văn bản Ngữ văn 6, học kì

Kiểu văn bản/Ví dụ một văn bản được học trong Ngữ văn 6 tập 2

Đặc điểm cơ bản của kiểu văn bản, thể loại qua văn bản ví dụ

Điều em tâm đắc với một đoạn văn bản (Ví dụ)

Truyền thuyết (Thánh Gióng)

Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh...Truyên xây dựng yếu tố kỳ ảo: Thánh Gióng sinh ra khác thường, lớn nhanh như thổi, giặc đến biến thành tráng sĩ cao lớn, ngựa sắt phun được lửa, nhổ tre ven đường đánh giặc, Gióng bay lên trời,...

Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.

Cổ tích (Cây  khế)

Chuyện kể về nhân vật bất hạnh, nghèo khổ nhưng có đức hạnh (nhân vật người em). Câu chuyện sử dụng yếu tố kỳ ảo con chim thần để nói lên niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. 

Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy? Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.

Văn bản nghị luận (Xem người ta kìa!)

Văn bản bàn về vấn đề cái riêng biệt trong mỗi con người là điều đáng trân trọng, cần phải được phát huy, hòa nhập ttrong cái chung của tập thể. Để có sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng lý lẽ (Học hỏi theo sự hoàn hảo của người nhưng thế giới là muôn màu muôn vẻ, cần có những điều riêng biệt để đóng góp cho tập thể những cái của chính mình?), dẫn chứng (ngoại hình, tính cách các bạn trong lớp không ai giống ai,...).

Câu nói "Xem người ta kìa" ở cuối bài văn chính là một lời khích lệ, động viên chính bản thân mình. Người khác đã hay, đã thú vị theo cách của họ, vậy tại sao mình không đặc biệt theo cách của chính mình. 

Văn bản thông tin (Trái Đất - cái nôi của sự sống)

Văn bản có sapo dưới nhan đề, có 5 đề mục, 2 ảnh. Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân kêt quả.

Đoạn văn cuối của văn bản đặt ra câu hỏi Tình trạng Trái Đất hiện ra sao? Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là kết quả của sự tàn phá do con người làm nên. Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ chính là vấn đề cấp thiết được đặt ra, cần sự chung tay của toàn nhân loại. 

2. Các kiểu bài viết trong chương trình Ngữ văn 6, học kì 2

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Ôn lại kiến thức về các kiểu bài viết đã học ở học kì II về mục địch, yêu cầu, các bước thực hiện bài viết cũng như đề tài cụ thể và những kinh nghiệm quý báu khi viết các kiểu bài đó.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống các kiểu bài (thực hiện phiếu học tập số 3).

HS làm việc nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn)

c) Sản phẩm: Bảng hệ thống các kiểu bài (thực hiện phiếu học tập số 3)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Hãy khái quát các kiểu bài viết em đã thực hành ở học kì 2 bằng cách hoàn thành phiếu học tập số 3. (Phiếu học tập số 3- giấy A0)

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu

B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày;

- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

Các kiểu bài viết

Mục đích

Yêu cầu

Các bước cơ bản thực hiện bài viết

Đề tài

cụ thể

Những kinh nghiệm quý

Các kiểu bài viết

Mục đích

Yêu cầu

Các bước cơ bản thực hiện bài viết

Đề tài

cụ thể

Những kinh nghiệm quý

Nhập vai kể lại một truyện cổ tích

Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ

Ngôi thứ nhất (người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện).

- Có tưởng tượng, sáng tạo thêm

- Sắp xếp hợp lí các chi tiết có sự kết nối giữa các phần. Khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. Bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm

- Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.

-Chọn lời kể phù hợp. Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý.

- Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám

- Cần có sự nhất quán về ngôi kể. - Kiểm tra sự nhất quán, hợp lý đối với các chi tiết được sáng tạo thêm.

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm

- Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng với vấn đề XH

Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc

Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý

Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề xử lý rác thải nhựa

Những khía cạnh cần bàn luận phải thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ nét

Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận

Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diện ra

Đúng với thể thức của một biên bản thông thường

Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận

Viết biên bản cuộc họp Đại hội chi đoàn của lớp em

Kiểm tra chính xác thể thức văn bản

3. Những nội dung đã thực hành nói và nghe.

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Khái quát lại những nội dung đã thực hành nói và nghe đã học ở học kì 2.

- Hiểu được mục đích của hoạt động nói ở các văn bản trong học kì 2.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

HS suy nghĩ câu hỏi của Gv.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của Hs

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Gv tổ chức cho Hs hoạt động cá nhân

Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua?

Cho biết mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10 có gì giống và khác nhau?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thành câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày;

- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

- Kể lại một truyền thuyết đã học: Chọn một truyền thuyết phù hợp, kể với giọng trang nghiêm, chuẩn bị tranh ảnh để phần nói thêm hấp dẫn

- Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Tóm lược nội dung và viết thành dạng đề cương, đánh dấu những chỗ cần nhấn  mạnh. Cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ, thể hiện sự tương tác với người nghe.

- Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Lựa chọn vấn đề, tìm ý và sắp xếp ý. Nói một cách khái quát nội dung cần trình bày.

* Sự giống và khác nhau về mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10:

- Giống nhau:

+Rèn luyện khả năng nói, thuyết trình

+ Rèn luyện kỹ năng viết các kiểu bài khác nhau.

- Khác nhau: Mỗi kiểu bài có một phương thức, đặc điểm về cách viết, cách thuyết minh, trình bày

II. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Khái quát lại những nội dung đã thực hành nói và kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì 2.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

HS suy nghĩ câu hỏi của Gv.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của Hs.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Gv tổ chức trò chơi “Ong non học việc”, Hướng dẫn cách chơi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của Gv; Hs quan sát nhanh các đáp án để tìm câu trả lời đúng.

B3: Báo cáo, thảo luận: Các đội thực hiện trò chơi, theo dõi, nhận xét, chấm điểm.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét phần thực hiện trò chơi của các đội.

- T/c thảo luận nhóm (Kĩ thuật mảnh ghép):

Hãy tóm tắt những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. ? Những kiến thức tiếng Việt được học đã giúp em trong cách viết, nói, nghe như thế nào?

Nhóm 1: Bài 6

Nhóm 2: Bài 7

Nhóm 3: Bài 8

Nhóm 4: Bài 9

Nhóm 5: Bài 10

Công dụng của dấu chấm phẩy

- Cách lựa chọn từ ngữ trong câu

- Trạng ngữ

- Đặc điểm và các loại văn bản

- Từ mượn

STT

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Ví dụ

* Kiến thức tiếng Việt giúp:

+ Cách viết, nói, nghe được linh hoạt hơn, sinh động hơn;

+ Viết đúng ngữ pháp. 

* Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Khái quát lại những nội dung đã học ở học kì 2 bằng hệ thống bài tập.

b) Nội dung:

GV tổ chức cho Hs tham gia các trò chơi, nêu các câu hỏi yêu cầu suy nghĩ, hoàn thành các câu hỏi của các bài tập.

HS tham gia các trò chơi, yêu cầu suy nghĩ, hoàn thành các câu hỏi của các bài tập của Gv.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của Hs

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

* Từ câu 1 đến câu 4 - Sách bài tập: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú”

Gv cho Hs 5’ để đọc kĩ bài, nghiên cứu các câu hỏi

GV chiếu trò chơi, hướng dẫn luật chơi

Câu hỏi

Câu 1. Vấn đề chính của đoạn (1) đã được tác giả nêu lên theo cách nào?

A. Nêu bằng cách dẫn một ý kiến, nhận định tiêu biểu

B. Nêu bằng cách đặt câu hỏi gợi mở

C. Nêu bằng cách đưa ra những thông tin cụ thể về ngày tháng

D. Nêu trực tiếp trong câu đầu tiên, có dẫn tên một tổ chức quốc tế lớn

Câu 2. Các số liệu được nêu trong đoạn (2) của văn bản cho biết điều gì?

A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng

B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất

C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất

D. Tốc độ biến mắt ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã

Câu 3. Câu “Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng” được dùng để:

A. Nêu bằng chứng về sự tổn thương của Trái Đất

B. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luận

C. Nêu lí do cần có Ngày Trái Đất

D. Nêu ý kiến về vấn đề cần bàn luận trong đoạn văn

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Phải nói rằng chúng ta đang làm mẹ đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong”?

A. Ẩn dụ

B. Điệp từ

C. Nhân hoá

D. So sánh

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của Gv.

B3: Báo cáo, thảo luận: Các đội thực hiện trò chơi, theo dõi, nhận xét, chấm điểm.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét phần thực hiện trò chơi của các đội.

Gv gợi dẫn sang bài tập 5

Đáp án:

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: C

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

? Tìm trong văn bản:

a. Một câu nêu thông tin cụ thể

b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề.

(Hoạt động cá nhân)

Câu 6: Hoạt động cá nhân

Gv nêu câu hỏi: Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên đây.

Hs suy nghĩ, viết câu trả lời

Gv gọi Hs đọc câu đã viết, Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, sửa lỗi (nếu cần)

Câu 7.

Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doạ huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người”.

a. Xác định các từ Hán Việt trong câu trên. (T/c trò chơi tiếp sức)

b. Giải thích nghĩa của yếu tố “huỷ” trong từ “huỷ diệt".(Hoạt động cá nhân)

c. Tìm ba từ có yếu tố “huỷ” với nghĩa được giải thích ở câu b. (Hoạt động cá nhân, cả lớp)

Câu 5.

a. Một câu nêu thông tin cụ thể:

(1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất.

b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề:

Nhìn chung, tất cả các vần đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ;...

Câu 6:

VD: Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, cơ hội sống sót của loài người là vô cùng mong manh, ít ỏi. 

Câu 7.

a. Các từ Hán Việt trong câu trên: thảm họa, đe dọa, hủy diệt, động vật, thực vật, sự sống

b. Giải thích nghĩa của yếu tố “huỷ” trong từ “huỷ diệt": phá đi, làm cho mất đi.

c. Tìm ba từ có yếu tố “huỷ” với nghĩa được giải thích ở câu b: phá hủy, hủy bỏ, hủy hoại.

B. VIẾT

Viết đoạn văn về vấn đề bảo vệ môi trường

a) Mục tiêu: HS vận dụng được các yêu cầu đối với đoạn văn nghị luận

- Biết cách trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề bảo vệ môi trường

b) Nội dung:

- GV yêu cầu Hs làm việc cá nhân

c) Sản phẩm: Đoạn văn của Hs

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Cuối văn bản đọc, người viết đã nêu một câu hỏi: Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì đề bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) để bàn luận về vấn đề này.

Gợi ý:

- Môi trường sống là gì?

- Tại sao cần bảo vệ môi trường?

- Bảo vệ môi trường bằng những biện pháp nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, viết đoạn văn

B3: Báo cáo, thảo luận: Hs trình bày đoạn văn đã viết

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Sau khi Hs trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung đoạn văn của bạn

Gv nhận xét phần trình bày của các nhóm.

Đoạn văn tham khảo:

Môi trường sống không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người. Không những thế, môi trường còn là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra, chính vì vậy môi trường có vai trò quan trọng và mang tính sống còn với con người. Môi trường sống hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trên thực tế, môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm không khi, ô nhiễm nguồn nước, đất,…điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của muôn loài và của chính con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Và điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của sinh vật và con người càng thêm khó khăn. Tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng đang diễn ra, bão lụt xảy ra thường xuyên, khí hậu biến đổi thất thường, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề quan trọng đối với nhiều thành phố lớn, các khu đông dân cư và vùng ven biển.

Với tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức trầm trọng như hiện nay thì muốn bảo vệ môi trường sống  cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của nhân loại và sự phát triển lâu dài của toàn thể mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường sống xanh và không ô nhiễm.

C. NÓI VÀ NGHE

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Chọn đúng đề tài

Chưa chọn đúng đề tài

Đúng đề tài nhưng chưa nêu được nhiều biện pháp.

Đoạn văn đảm bảo đề tài và nêu được các biện pháp tốt, phong phú.

2. Nội dung đoạn văn hấp dẫn

ND sơ sài, chưa phong phú về.

Có đủ lí lẽ để người nghe hiểu được ý kiến mình trình bày

Nội dung đoạn văn chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, bày tỏ rõ quan điểm cá nhân.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.

- HS quan sát video, lắng nghe câu chuyện được kể và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- HS nói về việc bảo vệ môi trường của bản thân

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video (về ô nhiễm môi trường) và giao nhiệm vụ cho HS:

? Nội dung của đoạn video? Từ nội dung của video, theo em đề tài của bài nói hôm nay là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và nêu yêu cầu

TRƯỚC KHI NÓI

a) Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

b) Nội dung:

- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hãy lập đề cương cho đề bài: Trình bày ý kiến về những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi tìm ý.

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét phần tìm ý của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.

1. Lập đề cương

TRÌNH BÀY NÓI

a) Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng nói cho HS

- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

b) Nội dung: GV yêu cầu :

- HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn.

c) Sản phẩm: Sản phẩm nói của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích (những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống).

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp.

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, trình bày kết quả.

Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.

Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

Hoạt động 4: VẬN DỤNG - MỞ RỘNG

a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức nội dung của bài học

b) Nội dung:

- GV ra bài tập

- HS làm bài tập

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập về nhà làm)

Bài tập 1: Em hãy tìm ví dụ về một số văn bản có thể loại hoặc kiểu văn bản như các văn bản em đã học ở học kì 2 ?

Bài tập 2: Trình bày ý kiến về trách nhiệm của mỗi người khi hành tinh xanh bị tàn phá.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho làm bài kiểm tra cuối học kì II.