Giáo án môn văn 6 bài 9: trái đất-ngôi nhà chung sách kết nối tri thức

Giáo án môn văn 6 bài 9: trái đất-ngôi nhà chung sách kết nối tri thức

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn văn 6 bài 9: trái đất-ngôi nhà chung sách kết nối tri thức

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI 9: TRÁI ĐẤT – NGÔI NHÀ CHUNG

Số tiết: 13 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Tri thức Ngữ văn: Khái niệm văn bản, đoạn văn trong văn bản, các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin, văn bản đa phương thức.từ mượn và hiện tượng vay mượn từ.

- Giúp học sinh hiểu biết về văn bản thông tin và cách truyền đạt thông tin, thông qua những văn bản cụ thề nói về sự sống trên Trái Đất, về trách nhiệm của chúng ta đối với việc bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được đặc điểm chức năng của văn bản và đoạn văn; biết cách triển khai văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả, tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn văn trong văn bản thông tin trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn.

- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản thông tin; chỉ ra được các mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản;

- Nhận biết được từ mượn và hiện tượng vay mượn từ để sử dung cho phù hợp.

- Viết được biên bản đúng qui cách, tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học.

3. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: tự nhận thức được trách nhiệm của mình khi là thành viên của ngôi nhà chúng- Trái đất.

- Nhân ái, chan hòa thể hiện được thái độ yêu quý trân trọng sự sống của muôn loài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Ngôi nhà chung của chúng ta” suy nghĩ cá nhân và trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Nội dung của video bài hát: Ngôi nhà chung của chúng ta.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).

- Tri thức ngữ văn: Văn bản, đoạn văn trong văn bản, các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin, văn bản đa phương thức.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:

? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các lẫn nhau

GV: chốt vấn đề

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

  1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các khái niệm về văn bản, đoạn văn trong văn bản, VB thông tin, VB đa phương tiện
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: yêu cầu học sinh đọc phần tri thức ngữ văn bài 9.

GV: Tổ chức HS theo 4 nhóm

Nhóm 1: Nêu khái niệm về văn bản thông tin và khái niệm về đoạn văn trong văn bản?

Nhóm 2: Hãy chỉ ra các yếu tố cấu thành và cách triển khai văn bản thông tin? Các văn bản truyện hay thơ mà em đã học ở các bài học trước có phải là văn bản thông tin không?

Nhóm 3: Văn bản đa phương thức là loại văn bản như thế nào? Hãy lấy ví dụ về văn bản đa phương thức mà em đã từng đọc?

Nhóm 4: Thế nào là từ mượn và hiện tượng vay mượn từ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc phần tri thức ngữ văn

- HS thảo luận theo nhóm

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm báo cáo nội dung đã thảo luận

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các nhóm

GV: chốt vấn đề

1. Văn bản thông tin:

- Là một đơn vị giao tiếp có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Dùng để trao đổi thông tin trình bầy suy nghĩ, cảm xúc…

2. Đoạn văn trong văn bản:

- Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản,

có sự hoàn chỉnh tương đổi vẻ ý nghĩa và hình thức,

3. Các yếu tố và cách triển khai văn bản thông tin

- Một văn bản thông tin thường có các yêu tổ như: nhan để (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phân). đoạn văn, tranh ảnh,...

- Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng như thời gian hoặc nhân quả

4. Văn bản đa phương thức

- Văn bản đa phương thức là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như ki hiệu. sơ đổ. biểu đồ, hinh ảnh...

5. Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ.

- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

Một số hình ảnh minh họa cho thông tin tri thức Ngữ văn về văn bản đa phương thức

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV: yêu cầu học sinh so sánh văn bản thông tin với VB đa phương thức?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS hoạt động cá nhân tự hoàn thiện phần nội dung đã tìm hiểu ở hoạt động 2

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trình bày phần so sánh giữa 2 kiểu văn bản.

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các sản phẩm

GV: Sửa chữa hoàn chỉnh, tuyên dương các em có cách trình bầy lưu loát, rõ ràng.

* So sánh

- Giống nhau:

+ Đều là thẻ loại văn bản

- Khác nhau:

+ Văn bản thông tin: Là một đơn vị giao tiếp có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Dùng để trao đổi thông tin trình bầy suy nghĩ, cảm xúc…

+ Văn bản đa phương thức: Là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như ki hiệu. sơ đổ. biểu đồ, hinh ảnh...

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS viết được đoạn văn bầy tỏ quan điểm của mình về trách nhiệm của con người với trái đất - ngôi nhà chung.

b) Nội dung: Trách nhiệm của bản thân với trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta

c) Sản phẩm học tập: Đoạn văn ngắn của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1::Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con người với trái đất

B2:: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS viết đoạn văn

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- 2 HS trình bày

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các phần trình bày

GV: chốt vấn đề

Trái Đất đang ngày càng nóng lên, nhiều hiện tượng như thiên tai, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến sự sống của con người trên trái đất. Mà nguồn gốc của tất cả những hiện tượng trên chủ yếu do con người, ý thức và hành động của con người đã khiến Trái đất ngày càng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trách nhiệm của chúng ta là gì? Nếu chúng ta không ý thức bảo vệ ngôi nhà chung.

VĂN BẢN 1:

Tiết 2, 3: TRÁI ĐẤT - CÁI NÔI CỦA SỰ SỐNG

(Hồ Thanh Trang)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Hiểu được trái đất là một trong tám hành tinh của hệ mặt trời.

- Nước là vị thần hộ mệnh của sự sống trên trái đất.

- Trái đất nơi cư ngụ của muôn loài.

- Tình trạng trái đất hiện nay.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được các thành phần của văn bản thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, đề mục, đoạn, tranh ảnh.

- HS phân tích được trình tự văn bản: vừa theo trình tự thời gian, vừa theo trình tự nhân quả.

- HS thấy được những nhân tố đe dọa môi trường trên trái đất.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, chan hòa thể hiện được thái độ yêu quý trân trọng sự sống của muôn loài, có ý thức bảo vệ môi trường sống trên trái đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?

? Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

- Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất: Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục); Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận). Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.

- Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa học về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,...

- Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này là: Trên Trái đất không biết có ba nhiêu sự sống của con người, loài vật, cây cỏ hoa lá,...Mỗi một sự sống đều là một câu chuyện từ lúc xuất hiện, được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào. Vì thế, nên người ta đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. 

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết được văn bản thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, đề mục, đoạn, tranh ảnh.

- Xác định được các yếu tố cấu thành và bố cục văn bản.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

? Văn bản thuộc thể loại nào?

? Các yếu tố tạo lên văn bản là gì??

? Liệt kê những thông tin chủ yếu mà văn bản đã đưa đến cho người đọc? HS liệt kê theo cách gạch đầu dòng các sự việc chính.

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

1) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.

2) Tìm hiểu chung

- Thể loại: Văn bản thông tin.

- Các thành phần: nhan đề, sa pô, đề mục, tranh ảnh.

- Yếu tố cấu thành

+ Trái đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

+ Nước chiếm 2/3 bề mặt Trái đất.

+ Trái đất là nơi cư ngụ của muôn loài.

+ Con người là đỉnh cao ỳ diệu của sự sống trên trái đất.

+ Tình trạng của Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương.

- Văn bản chia làm 3 phần

+ Phần 1 từ đầu đến “365,25 ngày”, giới thiệu về trái đất.

+ Phần 2: Tiếp đến “sự sống trên trái đất” Vai trò của trái đất.

+ Phần 3: còn lại Thực trạng của trái đất.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Giới thiệu về trái đất

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm hiểu được cấu tạo và hoạt động của trái đất.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi

- HS làm việc cá nhân.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Đoạn văn Trái đất trong hệ mặt trời tập trung giới thiệu thông tin gì?

? Thông tin đó có ý nghĩa như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm các thông tin được tác giả giới thiệu trong đoạn văn.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo kết quả

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

- Trái đất là một trong 8 hành tinh của hệ mặt trời

- Bao gồm sao thủy, sao kim, sao mộc, sao thổ, sao hảo, trái đất, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

- Hoạt động: vừa quay quanh trục của nó, vừa quay quanh hệ mặt trời.

-> Hiểu sơ lược về cấu tạo của trái đất

  1. Vai trò của trái đất

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được nước là vị thần hộ mệnh của trái đất.

- Trái đất là nơi cư ngụ của muôn loài.

- Con người là sự sống kì diệu của trái đất.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

? Đoạn văn vị thần hộ mệnh của trái đất tập trung giới thiệu thông tin gì?

? Chỉ ra những thông tin về sự hiện diện của nước trên trái đất?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

a) Vị thần hộ mệnh của sự sống trên trái đất.

- Đoạn văn: (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đắt) tập trung thông tin về vấn đề:

+ Nhờ có nước, Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống.

+ Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất. 

+ Nếu không có nước, Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi. 

+ Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 2 & đặt câu hỏi:

? Sự sống trên trái đất phong phú như thế nào?

? Lấy ví dụ minh họa?

? Bức tranh minh hoạ làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm chi tiết chứng tỏ là sự kì diệu của sự sống để hoàn thiện phiếu học tập.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

b) Trái đất - Nơi cư ngụ của muôn loài

- Trái đất có muôn loài tồn tại

+ Có loài bé nhỏ chỉ nhìn được bằng kính hiểm vi.

+ Có loài to lớn không lồ

-> Chúng sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.

-> Chúng đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

? Khi khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống tác giả đã xuất phát từ góc nhìn nào?

? Theo em điều gì có ở con người khiến con người có thể được xem là đỉnh cao kì diệu?

? Bức tranh trong trang 92 gợi lên trong em suy nghĩ gì về khát vọng và khả năng của con người? ? Hãy nhắc lại những câu chuyện mà trong đó có kể về cách thượng đế hay chúa trời tạo ra con người?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

c) Con người trên trái đất

- Tác giả xuất phát từ góc nhìn sinh học.

- Con người là động vật bậc cao, có bộ não và thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực.

- Con người cải tạo lại trái đất khiến cho nó người hơn, thân thiện hơn.

- Con người khai thác thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất.

3) Thực trạng của trái đất.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV hỏi học sinh.

? Hiện tại trái đất của chúng ta đang từng ngày từng giờ bị tổn thương như thế nào?

? Vì sao trái đất lại bị tổn thương như vậy?

? Câu hỏi cuối cùng của văn bản: “Trái đất có thể chịu đựng đến bào giờ” có ý nghĩa gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe lĩnh hội suy nghĩ để trả lời

B3: Báo cáo, kết quả

GV:

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ của học sinh

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

- Hiện tại, Trái Đất đang bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức, bất chấp của con người.

- Hậu quả: Hoang mạc xâm lấn, động vật tuyệt chủng, rác thải ngập tràn, khí hậu nóng dần, nước biển dâng nhấm chìm nhiều thành phố, cánh đồng, tầng ô-dôn thủng, ô nhiễm, đe dọa sự sống muốn loài.

- Câu hỏi nhức nhối: Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Con người đứng trước thách thức lớn.

III. TỔNG KẾT

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 4

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Trái đất cái – nôi của sự sống”?

? Ý nghĩa của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.

- Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nẩy sinh cho cái sau chúng có quan hệ rằng buộc với nhau

2. Nội dung

Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình.

3. Ý nghĩa

Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất.

3.3. Viết kết nối với đọc

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hs viết được đoạn văn Để hành tinh xanh mãi xanh

- Viết theo trình tự thời gian

b) Nội dung: Hs viết đoạn văn

c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) trình bầyý kiến của mình về hành tinh xanh mãi mãi

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn

B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần). Chuyển giao nhiệm vụ mới.

Tiết 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Văn bản và đoạn văn

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.

- Thực hiện được một số thao tác, yêu cầu (như nhận diện, phân tích, tóm tắt, sơ đồ hoá…) khi đối diện với đoạn văn hay văn bản.

b) Nội dung: GV chia nhóm, nêu câu hỏi; HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chia nhóm, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn bản, sau đó GV đặt câu hỏi:

? Qua văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”, em hãy nêu những bằng chứng cụ thể để khẳng định nó là một văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: thảo luận đưa ra câu trả lời.

- GV: quan sát các nhóm, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức. Chuyển dẫn sang câu hỏi 2.

1. Văn bản (SGK/Trang 77)

* Bài 1/ trang 81: Các bằng chứng cụ thể để khẳng định “Trái Đất – cái nôi của sự sống” là một văn bản:

- Hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.

- Tồn tại ở dạng viết.

- VB dùng để trao đổi thông tin: Tác giả đã nêu ra 5 đề mục có các thông tin tới người đọc như vị trí của TĐ trong hệ MT, vai trò của nước, sự sống của sinh vật trên TĐ và hiện trạng TĐ.

- Qua văn bản, tác giả trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình: suy nghĩ về trách nhiệm của loài người trước hiện trạng của TĐ hiện nay.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV yêu cầu HS trả lời:

? Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định tính chất của văn bản?

? Dựa vào đâu để xác định loại văn bản?

? Theo em những yếu tố nào không thể thiếu trong mọi trường hợp tạo lập văn bản?

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống” thuộc thể loại văn bản nào? Liệt kê những bộ phận cấu tạo của văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: thực hiện nhiệm vụ

- GV: quan sát các nhóm, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức. Chuyển dẫn sang câu hỏi 3.

2. Đặc điểm và loại văn bản (SGK/Trang 81)

* Bài 2/Trang 81

VB “Trái Đất – cái nôi của sự sống” thuộc loại văn bản thông tin, chức năng chính là cung cấp thông tin tới người đọc. Các bộ phận cấu tạo của văn bản:

- Nhan đề: Trái Đất – cái nôi của sự sống

- Sa-pô: Vì sao Trái Đất …. Bảo vệ Trái Đất?

- Đề mục:

+ Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

+ “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất.

+ Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài.

+ Con người trên Trái Đất.

+ Tình trạng Trái Đất hiện nay ra sao?

- Các đoạn văn:

- Tranh minh hoạ:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: thực hiện nhiệm vụ

- GV: quan sát các nhóm, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức. Chuyển dẫn sang nhiệm vụ mới

*Bài 3/Trang 81

- VB Trái Đất – cái nôi của sự sống là một văn bản hoàn chỉnh do chứa đựng thông điệp rõ ràng và tất cả các thông tin đều tập trung vào vấn đề chính.

- Thông tin từ văn bản:

+ Trái đất hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có sự sống. 

+ Nước là tài nguyên bao phủ 2/3 bề mặt Trái Đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái Đất được duy trì, phát triển phong phú.

+ Trái Đất là nơi cư trụ của muôn loài động vật từ bậc thấp đến bậc cao.

+ Con người trên Trái Đất khai thác tài nguyên thiên nhiên một các bừa bãi

+ Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng

- Thông điệp từ văn bản: Con người cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động tích cực để bảo vệ hành tinh xanh. Đó là vấn đề cần thiết và cấp bách. 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS về vị trí; 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4.

- GV hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở và thống kê

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình kết quả

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang nhiệm vụ mới

Thứ tự đoạn văn trong văn bản

Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn 

Ý chính của đoạn văn 

Chức năng của đoạn văn trong văn bản

Đoạn 3 (Trái đất - nơi cư ngụ của muôn loài )

Điểm mở đầu: Muôn loài tồn tại trên Trái đất; Điểm kết thúc: Tất cả sự sống trên Trái đất đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn, lạ lùng)

Sự sống trên Trái Đất thật phong phú, muôn màu

Làm rõ nét thêm nội dung của văn bản: Trái đất là cái nôi của sự sống đối với muôn loài

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: HS hoạt động nhóm.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- So sánh văn bản thông tin và VB đa phương thức?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình kết quả

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức.

- Chuyển dẫn sang nhiệm vụ mới

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: HS suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Em hãy nêu vai trò của văn bản thông tin trong đời sống của con người?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình kết quả

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức.

- Chuyển dẫn sang nhiệm vụ mới

VĂN BẢN 2:

Tiết 5, 6: CÁC LOÀI CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

(Ngọc Phú)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Vai trò quan trọng của số liệu và hình ảnh của một văn bản thông tin.

- Mối quan hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

- Tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức cùng chung sống với nhau trên hành tinh này.

2. Về năng lực:

- Biết thu thập thông tin liên quan đến văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào?

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào?

- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất:

- Đoàn kết, thật thà, lương thiện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, giáo án điện tử

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.

+ Phiếu học tập số 1

CÁC LOÀI CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

1. Văn bản được chia ra làm ….. đoạn: Cụ thể:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

2. Thể loại vản bản: ……………………………………………………………………

+ Phiếu học tập số 2

Số lượng các loài sinh vật

Ý nghĩa

Có trên trái đất

……………………………………

……………………………………

……………………………………

Số lượng các loài SV con người đã biết

Động vật:

Thực vật:

+ Phiếu học tập số 3

Tính trật tự trong đời sống của muôn loài

Biểu hiện

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Mục đích

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

+ Phiếu học tập số 4

Tổng kết

Nội dung

Văn bản đề cập đến vấn đề: ………………………………………………

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Ý nghĩa

VB đã đặt ra cho con người vấn đề: ………………………………………

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Nghệ thuật

- Số liệu dẫn chứng: ……………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

- Cách mở đầu - kết thúc văn bản: ………………………………………...

……………………………………………………………………………..

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS chia sẻ

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu các hình ảnh trong phim Vua sư tử và đặt cho HS câu hỏi:

+ Những hình ảnh trên các em thấy ở bộ phim nào? Bộ phim ấy nói về vấn đề gì?

+ Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em yêu thích chương trình nào nhất?

+ Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV dẫn dắt: Trong Trái Đất rộng lớn và bao la, có hàng triệu loài sinh vật cùng sinh sống. Mỗi loài đều có vai trò và đóng góp riêng vào sự phát triển chung của vũ trụ. Vậy các loài cùng chung sống và chia sẻ như thế nào để trái đất có thể phát triển hoà bình, ổn định? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: HS nhận biết được những thông tin chung của văn bản: bố cục, thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b) Nội dung: HS sử dụng sgk, trao đổi cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1

c) Sản phẩm học tập: Những hiểu biết của HS về bố cục, thể loại của văn bản.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV lần lượt chuyển giao các nhiệm vụ cho HS)

- GV hướng dẫn cách đọc, chú ý khi đọc theo dõi cột bên phải để nhận biết một số ý được bàn luận.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, dựa vào chú giải trong SGK: tiến hoá, quần xã, kí sinh.

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp hoàn thành phiếu học tập số 1.

? Văn bản có thể chia ra làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?

? Văn bản thuộc thể loại gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc văn bản, giải thích từ khó

- HS trao đổi hoàn thành phiếu HT.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS đưa ra câu trả lời

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức và chuyển dẫn vào hoạt động tiếp theo.

1. Đọc, hiểu chú thích: (sgk)

2. Bố cục: 3 phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến “tổn thương của nó”: đặt vấn đề (đời sống của muôn loài trên TĐ và sự cân bằng rất dễ tổn thương của nó)

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “đẹp đẽ này”: nội dung vấn đề (Sự đa dạng của các loài, tính trật tự trong đời sống của muôn loài, vai trò của con người trên TĐ)

- Đoạn 3: Phần còn lại: Kết luận vấn đề.

3. Thể loại: Văn bản thông tin

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a. Mục tiêu:

- Vai trò quan trọng của số liệu và hình ảnh của một văn bản thông tin.

- Mối quan hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

- Tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức cùng chung sống với nhau trên hành tinh này.

- Biết thu thập thông tin liên quan đến văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào?

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào?

- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

- Đoàn kết, thật thà, lương thiện.

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân/cặp đôi, sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm học tập: Nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản, thông tin chính của văn bản, kết thúc vấn đề và giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Trong phần mở đầu tác giả đã dẫn vào bài bằng cách nào? Cách vào bài này có tác dụng gì?

? Vấn đề tác giả đặt ra trong phần này là gì? Theo em, đây có phải là vấn đề đáng quan tâm hiện nay không? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi và trả lời từng câu hỏi:

+ HS: Tác giả đã kể lại cuộc hội thoại ngắn giữa hai nhân vật trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Vua sư tử để nói về vấn đề mà tác giả muốn đề cập 🡪 Cách vào bài này khiến cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, lôi cuốn, vì phim này đã được nhiều người biết tới.

+ Vấn đề tác giả đặt ra: đời sống của muôn loài trên trái đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương của nó 🡪 Là một vấn đề cấp thiết

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức và chuyển dẫn vào hoạt động tiếp theo.

1. Đặt vấn đề

- Đời sống của muôn loài trên Trái Đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương của nó.

🡪 Là một vấn đề cấp thiết trong hoàn cảnh hiện nay khi con người đang can thiệp ngày càng nhiều vào thiên nhiên.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu các hình ảnh giới thiệu về sự đa dạng sinh học

- Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS làm việc theo cặp.

? Hãy tìm những dẫn chứng trong đoạn (2) để thể hiện sự phong phú của các loài trên TĐ?

? Sự chênh lệch giữa số lượng loài sinh vật tồn tại trên thực tế và con số về số lượng loài đã đã nhận biết nói với chúng ta điều gì?

- GV đặt tiếp câu hỏi tìm hiểu đoạn (3): Hãy quan sát ảnh minh hoạ và dựa vào việc quan sát thực tế của em, hãy cho biết:

? Kể về một du lịch sinh thái hay khu bảo tồn thiên nhiên mà em biết. Ở đó em thấy các loài sinh vật nào và chúng sống với nhau ra sao?Từ đó em hiểu gì về quần xã sinh vật?

? Số lượng các loài ở mỗi quần xã có giống nhau không? Chúng phụ thuộc vào điều gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 và trả lời từng câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận:

Số lượng các loài sinh vật

Ý nghĩa

Có trên trái đất

1.400.000

Sinh vật đa dạng và phong phú …

Số lượng các loài SV con người đã biết

Động vật: 1.000.000

Thực vật: 300.000

+ Các loài sinh vật vật cùng chung sống với nhau rất đông đúc, chúng ảnh hưởng và tác động đến nhau.

+ Sự đa dạng ở mõi quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, mức độ thay đổi các yếu tố vật lí – hoá học của môi trường…

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Có nhiều số liệu thống kê khác nhau, tuy nhiên, người đọc cần lưu ý số liệu thường chỉ có giá trị thời điểm, đòi hỏi người đọc phải thường xuyên nhớ về mốc ra đời của văn bản ấy. Vì vậy, khi đọc một văn bản thông tin, người đọc cần lưu ý về những dẫn chứng được thống kê trong văn bản.

- Chuyển giao nhiệm vụ mới.

2. Nội dung vấn đề

a. Sự đa dạng của các loài

- Các loài sinh vật trên TĐ rất đa dạng, phong phú.

- Con người chưa khám phá hết số lượng các loài trên TĐ.

- Giữa các loài có sự phụ thuộc lẫn nhau.

- Mỗi quần xã giống như một thế giới riêng, trong đó các loài cùng chung sống với số lượng cá thể khác nhau.

- Sự đa dạng ở mỗi quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV yêu cầu HS đọc đoạn (5) và đặt câu hỏi:

? Em hiểu thế nào về tính trật tự? “Trật tự” có đồng nghĩa với “ổn định” không?

- GV phát phiếu học tập số 3. Yêu cầu HS trao đổi cặp.

? Tính trật tự trong đời sống của muôn loài được biểu hiện như thế nào? Mục đích của sự trật tự này?

? Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ trong quần xã sinh vật thì điều gì sẽ xảy ra

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi và trả lời từng câu hỏi

- GV quan sát, hỗ trợ HS

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận:

+ Tính trật tự có thể được hiểu là sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định, có tổ chức, có kỉ luật trong một tập thể, tổ chức nào đó. Trật tự có thể hiểu là tình trạng ổn định.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.

b. Tính trật tự trong đời sống của muôn loài

Tính trật tự trong đời sống của muôn loài

Biểu hiện

- Tính trật tự thể hiện ở số lượng các loài trong một quần xã: loài ưu thế, loài chủ chốt, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài đặc trưng…

- Sự phân bố các loài trong không gian sống chung: theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang

Mục đích

Nhằm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài sử dụng nguồn sống của môi trường hiệu quả nhất.

- Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ thì sự cân bằng trong đời sống của các loài trong một quần xã lập tức bị phá vỡ.

B1: chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV hướng dẫn HS đọc tiếp đoạn (7) trong văn bản và trả lời câu hỏi:

? Những bước tiến vượt bậc của nhân loại có ảnh hưởng đến cuộc sống của muôn loài không? Ảnh hưởng như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời từng câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Con người chúng ta cũng như vô vàn các loại sinh vật khác có mặt trên TĐ này, tất cả cùng thở chung một bầu không khí, cùng ăn thức ăn và uống nguồn nước từ thiên nhiên. Nhưng với trí óc phát triển nhanh chóng, những sáng tạo đã giúp con người cải thiện cuộc sống của mình tốt hơn, trở thành bá chủa trong muôn loài. Chính điều đó khiến cho con người trở nên tự kiêu, tự cho mình quyền sắp đặt lại trật tự, can thiệp một cách thô bạo vào sự phát triển của thiên nhiên khiến cho đời sống muôn loài bị xáo trộn, nhiều loài đã biến mất. Những điều đó sẽ có tác động xấu ngược lại tới sự sống trên hành tinh của chúng ta và với trực tiếp loài người. Vì vậy con người cần tỉnh ngộ, biết cách chung sống hài hoà với muôn loài để xây dựng lại cuộc sống bình yên vốn có trước đây của TĐ.

- Chuyển giao nhiệm vụ mới.

c. Vai trò của con người trên TĐ

- Con người cho rằng mình là chúa tể của thế giới, đã tuỳ ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hoá gây dựng

🡪 Đời sống muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ do chịu tác động xấu từ con người.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Đoạn văn thứ (8) đã đề cập đến vấn đề gì?

? Theo em, cách mở đầu và kết thúc của văn bản có gì đặc sắc?

? Nếu bỏ đi đoạn mở và đoạn kết, chất lượng của VB thông tin này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời từng câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày: Mở bài và kết bài đều nhắc đến câu thoại của nhân vật Vua sư tử Mu-pha-sa trong phim hoạt hình Vua sư tử.

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Cách mở-kết hô ứng, giàu sắc thái cảm xúc đã giúp cho VB này trở nên hấp dẫn người đọc, tránh đi sự khô khan vốn có trong các VB thông tin. Đồng thời, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ không chỉ là vấn đề khoa học được đề cập mà còn là bài học ý nghĩa cho loài người được gợi lên từ tác phẩm nghệ thuật lừng danh thế giới “Vua sư tử”.

3. Kết thúc vấn đề:

- Con người cần hiểu và có cách ứng xử đúng đắn với muôn loài trên TĐ.

B1: chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV phát phiếu học tập số 4

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4

? Văn bản có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của VB?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nội dung: Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài.

2. Ý nghĩa: VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ.

3. Nghệ thuật:

- Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục.

- Cách mở đầu - kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB.

3.2.2 Viết kết nối với đọc

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học trong bài để viết đoạn văn với câu mở đầu cho trước.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, thực hành viết đoạn văn vào vở.

c) Sản phẩm học tập: Bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1: chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) với câu mở đầu: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau.

- GV đưa ra hướng dẫn: nhấn mạnh ý “chung sống” và đề cao trách nhiệm của con người với vấn đề này,

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS viết đoạn văn theo yêu cầu.

B3: Báo cáo, thảo luận (nếu có thời gian)

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, đánh giá. Chuyển giao hoạt động mới.

Tiết 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.

- Thực hiện được mốt số thao tác, yêu cầu (như nhận diện, phân tích, tóm tắt, sơ đồ hóa…) khi đối diện với đoạn văn hay văn bản.

2. Năng lực

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Ấn tượng của em sau khi học xong văn bản “Trái đất - cái nôi của sự sống”?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Văn bản và đoạn văn

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.

- Thực hiện được mốt số thao tác, yêu cầu (như nhận diện, phân tích, tóm tắt, sơ đồ hóa…) khi đối diện với đoạn văn hay văn bản.

b) Nội dung

- Hs trả lời các câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xem lại 3 mục đầu của phần Tri thức ngữ văn .

- Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:

? Vì sao bài Trái đất - cái nôi của sự sống có thể được xem là một văn bản? Một sản phẩm được gọi là văn bản thì phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?

? Em có nhận xét khi đối chiếu số lượng các yếu tố, bộ phận tạo thành văn bản này với số lượng các yếu tố, bộ phận tạo thành một văn bản khác đã học? Theo em những yếu tố, bộ phận nào không thể thiếu trong mọi trường hợp tạo lập văn bản?

? Có thể cắt bỏ những tranh ảnh trong văn bản này hay không? Vì sao?

? Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống.

GV lưu ý: Nội dung 2 khung đặt bên phải của trang không phải là đáp án, đó là những gợi ý nhất định cho việc thực hiện các yêu cầu và bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

HS:

- Đọc 3 mục đầu của phần Tri thức ngữ văn T 88 .

- Hoạt động nhóm

+ 2 phút làm việc cá nhân

+ 5 phút thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập

GV:

- Theo dõi, quan sát HS hoạt động…

- Hướng dẫn HS….

- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn…

B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm…

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá…

HS:

- Trả lời câu hỏi

- Báo cáo sản phẩm nhóm

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

- Chốt kiến thức.

1. Bằng chứng cụ thể để khẳng định Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản:

- Trái đất - cái nôi của sự sống có các yếu tố: Nhan đề, đề mục các phần (5 phần), có 5 đoạn văn và 2 bức tranh minh họa cho nội dung văn bản.

- Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.

2. Liệt kê những bộ phận tạo thành văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản:

- Nhan đề

- Đề mục

- Các đoạn văn

- Tranh minh họa

3. Không thể cắt bỏ các tranh ảnh trong văn bản này. Lý do:

- Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản. Yếu tố cấu thành nên thể loại văn bản này chính là tranh minh họa.

- Cần có tranh ảnh minh họa sẽ làm nội dung bài viết được nổi bật hơn, có những hình thức khác nhau để người đọc so sánh, tưởng tưởng và cảm nhận. 

4. Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống:

- Thông tin từ văn bản:

+ Trái đất hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có sự sống. 

+ Nước là tài nguyên bao phủ 2/3 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất được duy trì, phát triển phong phú.

+ Trái đất là nơi cư trụ của muôn loài động vật từ bậc thấp đến bậc cao.

+ Con người trên Trái đất khai thác tài nguyên thiên nhiên một các bừa bãi

+ Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng

- Thông điệp từ văn bản: Con người cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động tích cực để bảo vệ hành tinh xanh. Đó là vấn đề cấp thiết và cấp bách. 

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Chọn một đoạn văn trong văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống và điền thông tin cần thiết vào bảng theo mẫu sau (làm vào vở):

Thứ tự đoạn văn trong văn bản

Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn 

Ý chính của đoạn văn 

Chức năng của đoạn văn trong văn bản

 ……………………

……………………

 ……………………

……………………

 …………………

…………………

 …………………

……………………

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập

Thứ tự đoạn văn trong văn bản

Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn 

Ý chính của đoạn văn 

Chức năng của đoạn văn trong văn bản

Đoạn 3 (Trái đất - nơi cư ngụ của muôn loài )

Điểm mở đầu: Muôn loài tồn tại trên Trái đất; Điểm kết thúc: Tất cả sự sống trên Trái đất đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn, lạ lùng)

Sự sống trên Trái Đất thật phong phú, muôn màu

Làm rõ nét thêm nội dung của văn bản: Trái đất là cái nôi của sự sống đối với muôn loài

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Giả định văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống cần được bổ sung thêm một số đoạn văn nữa. Hãy viết đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu có điểm mở đầu, kết thúc, có ý chính của đoạn văn và dự kiến vị trí mà nó sẽ được đặt trong VB.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Văn bản 3:

Tiết 8: TRÁI ĐẤT

RA- XUN GAM – DA- TỐP

1. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Biết được thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất và thái độ của nhà thơ với Trái đất.

- Học sinh xây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta

2. Về năng lực:

- Phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản văn học và văn bản thông tin.

- Nhận biết được nét đặc sắc của kiểu đối thoại trữ tình trong bài thơ.

- Học sinh xây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Tình yêu thương giữa con người với con người, sự giúp đỡ lẫn nhau…để bảo vệ Trái đất, bảo vệ môi trường sống.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà thơ và Trái đất.

- Giấy A4 để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

+ Phiếu số 1:

Những cách hành xử đối với Trái đất

Điểm chung

=> Thái độ của tác giả:

Nhận ra thái độ ấy vì:

+ Phiếu học tập số 2

- Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô:

- Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy:

- Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý:

- Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản:

=> Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất:

+ Phiếu học tập số 3

- Ưu thế của văn bản thông tin khi thể hiện chủ đề này là:

- Ưu thế của văn bản văn học khi thể hiện chủ đề này là:

- Để bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em chọn hình thức biểu đạt (thể loại):

+ Phiếu học tập số 4

Nghệ thuật

Nội dung

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: - Xem video: Giật mình con người hủy hoại Trái đất

- GV hỏi, HS trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Cảm nhận của em sau khi xem video?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Ra - xun Gam - da - tốp.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ra - xun Gam- da -tốp?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Ra -xun Gam- da -tốp (1923 – 2003)

- Người dân tộc A-va, nước cộng hòa Đa -ghe-xtan thuộc Liên bang Nga.

- Thơ ông tràn đầy tình yêu thương đối với quê hương, con người, sự sống và luôn hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Các tác phẩm chính: Năm tôi sinh, Mùa xuân Đa-ghe-xtan, Trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa, Đa-ghe-xtan của tôi…

2. Tác phẩm

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Với văn bản này chúng ta nên đọc như thế nào?

- Hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu & yêu cầu 2 HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?

? Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản thông tin?

? Em hãy tóm tắt thông tin có trong văn bản?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc to, lưu loát, giọng có phẫn nộ, thương xót, dịu dàng

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.

b) Tìm hiểu chung

- Viết năm 1967 bằng tiếng Avar. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch Tiếng Nga của Na-um Grep-nhi - ốp.

- Thông tin có trong bài thơ Trái đất: truyền dạt thông tin: Hãy bảo vệ Trái đất.

- Văn bản chia làm 2 phần

+ P1 (khổ 1): Thái độ của nhà thơ với những kẻ đang hủy hoại Trái đất.

+ P2 (khổ 2): Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Thái độ của nhà thơ với bọn hủy hoại Trái đất

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những cách ứng xử đối với Trái đất được nhắc tới trong khổ thơ, tìm được điểm chung của cách ứng xử đó

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

1. Những cách hành xử nào đối với Trái đất được nhắc tới trong khổ thơ?

2. Chúng có điểm chung gì với nhau?

3. Thái độ của tác giả đối với chúng là gì?

4. Vì sao em có thể nhận ra thái độ ấy?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Dự kiến khó khăn: câu hỏi số 3

- Tháo gỡ khó khăn ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Thái độ đó được biểu hiện qua từ ngữ nào?).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

Những cách hành xử đối với Trái đất

Điểm chung

- Xem là quả dưa: bổ, cắn thành muôn mảnh nhỏ.

- Xem như quả bóng trên sân: giành giật, lao vào đá.

Đều phá hủy Trái đất.

=> Thái độ của tác giả: căm phẫn, khinh bỉ, lên án những kẻ hủy hoại Trái đất.

=> Vì tác giả gọi những kẻ xấu là “bọn”, “lũ”.

  1. Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất
  1. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được thái độ của nhà thơ với Trái đất.

- Xây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái đất.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, đàm thoại, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

1. Nhà thơ đã hình dung trái đất , đã xưng hô ra sao và làm gì?

2. Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy những gì? Trong văn học, thậm chí trong đời sống các hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý gì?

3. Hãy chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản?

4.Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 3 phút làm việc cá nhân

- 5 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 3

- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (3) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Ngôn ngữ hình ảnh trong bài thơ là gì? ).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

- Nhà thơ đã hình dung trái đất: quả bóng, quả dưa. Trái đất bị con người cắn, xé thành nhiều mảnh, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt.

- Nhà thơ xưng hô: Gọi Trái đất là người.

- Nhìn/nghĩ về Trái đất nhà thơ đã thấy: Sự xót xa, tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu.

- Hình ảnh “máu”, “nước mắt” thường được dùng với ngụ ý: Đau xót, chết chóc…

Chuyển ngôn ngữ hình ảnh của nhà thơ thành ngôn ngữ thông tin mang tính chất trực tiếp và đơn giản:

=> Thái độ của nhà thơ đối với Trái đất: thương xót, vỗ về những tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang gánh chịu.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3 & đặt câu hỏi:

? Theo em, ưu thế riêng của mỗi loại VB (thông tin, văn học) khi thể hiện chủ đề này là gì?

? Nếu phải bày tỏ bằng VB quan niệm của mình về vấn đề bảo vệ Trái đất, em muốn chọn hình thức biểu đạt (thể loại) nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời.

HS: - Suy nghĩ cá nhân.

- Hoàn thiện phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Hướng dẫn HS

HS : - Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Tổ chức trò chơi: thử làm phóng viên

- Cách chơi như sau: Một vài học sinh trong lớp thay phiên nhau đóng vai phóng viên Đài truyền hình, đài phát thanh, hoặc Báo thiếu niên tiền phong…và phỏng vấn các bạn theo các câu hỏi

( câu hỏi có thể các em tự nghĩ ra hoặc GV gợi ý trước cho các em):

1. Có ý kiến cho rằng: loài người đang ăn Trái đất, bạn có suy nghĩ gì về ý kiến này?
2. Bạn đã làm gì để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ Trái đất của chúng ta?
3.Vì sao chúng ta phải bảo vệ Trái đất?
4. Theo bạn, bảo vệ Trái đất có phải là trách nhiệm của một quốc gia nào đó không?Vì sao bạn lại cho rằng như vậy?....

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

Tiến hành chơi trò chơi

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS bày tỏ suy nghĩ cá nhân.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả của hoạt động.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 4

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Trái đất”?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ..

2. Nội dung

- Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất.

VIẾT

Tiết 9, 10, 11, 12: VIẾT BIÊN BẢN MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN

TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản.

- Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.

2. Năng lực

- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.

- Tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc.

3. Phẩm chất

- Trung thực, trách nhiệm của bản thân trong việc viết biên bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. VIẾT BIÊN BẢN MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

a) Mục tiêu:

- Biết được cách viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV ? Em đã bao giờ được chọn làm người viết biên bản cho một cuộc họp, cuộc thảo luận chưa?

HS: TL

? Tại sao người ta phải cân nhắc khi chọn người viết biên bản?

- Vì người viết biên bản cần có sự trung thực, khách quan.

- Biên bản đòi hỏi được viết đúng thẻ thưc, theo một quy cách riêng.

? Hãy nêu một dẫn chứng cho thấy trong cuộc sống của chúng ta, biên bản đôi khi rất cần thiết?

- VD: Lưu lại như một hồ sơ, lúc cần được đưa ra như một bằng chứng để đánh gía một vụ việc, vấn đề nào đó

HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát phần kênh chữ trong SGK – 88

- Suy nghĩ cá nhân

- Trả lời câu hỏi GV đưa ra.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BIÊN BẢN

a) Mục tiêu:

- HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Biết cách viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm lớp

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập

c) Sản phẩm: Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS: - Đọc phần Thể thức của biên bản thông thường:

GV: Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

? Từ những gì được trình bày trong phần viết này, hãy nêu lên những tiêu chuẩn mà biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận cần phải đảm bảo?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi, nêu lên ý kiến và thống nhất về tiêu chuẩn đối với một biên bản (như đã nêu ở trên).

- Làm việc cá nhân 2’.

- Làm việc nhóm 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

HS:

- Trình bày sản phẩm nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau

ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

a) Mục tiêu:

- Biết được cách thức viết biên bản .

- Chỉ ra được các phần cần thiết phải có của một biên bản.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc biên bản tham khảo.

GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ cho nhóm:

1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên?

2. Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí?

3. Khi làm biên bản, nội dung nào cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả?

4. Vì sao dưới biên bản cần có chữ kí của người chủ trì, người thư kí?

5. Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?

HS: Chú ý đối chiếu với những tiêu chuẩn đã xác định trước đó để đánh giá mức độ “đạt chuẩn” của biên bản này.

GV lưu ý HS: Biên bản được đem ra tham khảo ở đây thuộc loại biên bản thông thường. Đối với những biên bản của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội , thể thức của chúng còn được quy định chặt chẽ, phức tạp hơn do phải tuân thủ nghị định của chính phủ về vấn đề này.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân 2’

- Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao.

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS thảo luận

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

- Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm

B4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm

+ Sản phẩm của các nhóm

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau

THỰC HÀNH VIẾT BIÊN BẢN

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Ghi chép trung thực nội dung, diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận nhằm xây dựng hồ sơ đáng tin cậy về cuộc họp cuộc thảo luận nào đó.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT để hỏi HS về việc lựa chọn nội dung viết biên bản.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Hình dung những cuộc họp, cuộc thảo luận của lớp, xác định tên gọi biên bản?

? Thực hành viết biên bản?

? Sửa lại bài sau khi đã viết xong?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện biên bản.

HS:

- Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn tên biên bản (nội dung cuộc họp, cuộc thảo luận).

- Viết biên bản theo nội dung đã lựa chọn, chú ý thể thức biên bản đã được quy định.

- Sửa lại biên bản sau khi viết.

B3: Báo cáo thảo luận

HS: Báo cáo sản phẩm.

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

1. Trước khi viết

- Hình dung lại các cuộc họp. thảo luận cần được ghi biên bản (cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức hoạt động; cuộc họp kiểm điểm , tình hình thực hiện một dự án chung của lớp…)

- Xác định tên gọi của biên bản.

2. Viết biên bản

- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức.

- Viết phần chính của biên bản dựa theo trình tự hợp lý cần có trong cuộc họp, thảo luận với những nội dung cụ thể (có đánh số rõ ràng).

- Viết chi tiết về những nội dung quan trọng của cuộc họp, thảo luận như kế hoạch triển khai, giải pháp dự kiến, phân công công việc…

- Thuật lại đầy đủ các ý kiến đi vào trọng tâm của buổi họp, thảo luận, nhất là những ý kiến có giá trị.

- Viết đầy đủ nội dung kết luận của người chủ trì.

- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, thảo luận và viết đầy đủ họ tên của người có trách nhiệm kí vào biên bản.

3. Chỉnh sửa biên bản

Dựa vào phần thể thức của biên bản thông thường để tự kiểm tra và chỉnh sửa:

- Xem xét lại sự phù hợp giữa nội dung biên bản và tên biên bản.

- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của việc ghi chép những vấn đề quan trọng nhất được bàn bạc, triển khai trong cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Lược bỏ những ghi chép về các chi tiết không liên quan tới vấn đề chính của cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Sửa lại ngôn ngữ diễn đạt nhằm đảm bảo sự chính xác và tính khách quan.

TRẢ BÀI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

b) Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Giao nhiệm vụ

HS: Làm viện theo nhóm

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

Bài viết đã được sửa của HS

B. TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐÈ

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

a) Mục tiêu:

- Biết được thực hành tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản.

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV gợi mở: Giữa thời bộn bề thông tin. Trí nhớ của chúng ta thường phải làm việc quá tải với nhiều tài liệu phải xử lý, nhiều nội dung không được phép quên. Làm sao vượt lên thử thách này, để những gì đã đọc không bị tuột trôi vô tăm tích? Hãy cùng nghĩ đến một giải pháp đơn giản mà hiệu quả, đó là tóm tắt văn bản đã đọc bằng một sơ đồ…

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Nghe cô giáo gợi mở.

B3: Báo cáo, thảo luận

B4: Kết luận, nhận định

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

a) Mục tiêu:

HS biết được các yêu cầu đối với bản tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản.

b) Nội dung:

- GV cho HS làm việc tập thể.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS: - Đọc phần Ý nghĩa của việc tóm tắt VB bằng sơ đồ trong SHS.

? Một bản tóm phải như thế nào để có thể được gọi là đạt/tốt?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác định những tiêu chuẩn phải đạt được của một bản tóm tắt bằng sơ đồ trên các phương diện: Tính trực quan; tính lô gic, tính khoa học; tính khái quát; tính thẩm mĩ?

HS: Ghi vào vở những nhiệm vụ này.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

HS:

- Trình bày sản phẩm nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau

ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

a) Mục tiêu:

- HS hiểu được cách tóm tắt một văn bản đơn giản.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Tự xem lại văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống GV nêu vấn đề thảo luận:

? Là người đã đọc, đã học văn bản”Trái đất – cái nôi của sự sống”, em thấy bản tóm tắt này đã phản ánh đúng những gì được cập nhật trong văn bản chưa?

? Đối chiếu với các yêu cầu được xác định ở trên, bản tóm tắt đã bộc lộ được những ưu điểm và nhược điểm gì?

GV: Khuyến khích HS thực hiện những cách tóm tắt khác về văn bản nêu trên, tổng hợp các ý kiến nhận xét để chuẩn bị cho các bước thực hành tiếp sau.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’

- Thảo luận với bạn bên cạnh 5’

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS thảo luận

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

- HS còn lại quan sát sp của bạn, theo dõi bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sản phẩm.

B4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc vói bạn bên cạnh.

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau

TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tóm tắt được văn bản đơn giản bằng sơ đồ.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS về quy trình tóm tắt một văn bản đơn giản bằng sơ đồ.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS: - Đọc phần quy trình thực hành tóm tắt văn bản bằng sơ đồ (phần chữ màu đen) (SGK-91)

- Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản. (SGK-91)

HS: Tự lựa chọn văn bản để tóm tắt bằng sơ đồ.

GV lưu ý HS: Trong quá trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, để khỏi quyên một số công đoạn hay thao tác cần thiết, các em có thể lật lại xem hướng dẫn của SHS.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Đọc theo yêu cầu của GV.

HS: Thực hành tóm tắt bằng một văn bản đơn giản tự lựa chọn.

B3: Báo cáo thảo luận

HS: Báo cáo sản phẩm.

- Nộp sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

* Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản. (SGK-91)

TRẢ BÀI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

b) Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Giao nhiệm vụ.

HS: Làm viện theo nhóm.

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của sơ đồ.

Bài viết đã được sửa của HS

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc thực hành viết biên bản và tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản để khắc sâu kiến thức

b) Nội dung:

- GV giao bài tập cho HS.

- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Viết một biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận do em tự chọn.

Bài tập 2: Tóm tắt một sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản do em tự chọn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình.

- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức nội dung của bài học

- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác

b) Nội dung:

- GV ra bài tập

- HS làm bài tập

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Em hãy tìm một số trường hợp cần viết biên bản?

Bài tập 2: Nêu ý nghĩa của việc tóm tắt sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

C. NÓI VÀ NGHE

Tiết 13: THẢO LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẠN

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Chia sẻ mối quan tâm chung về giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

2. Về năng lực:

- Biết cách tham gia thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết lắng nghe và đối thoại với ý kiến hay đề xuất của người khác trên tinh thần tôn trọng , hiểu biết lẫn nhau.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, trách nhiệm với cuộc sống, với Trái đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Chọn được giải pháp phù hợp, tối ưu, khả thi có thể áp dụng ngay

Chưa có giải pháp phù hợp,

Có giải pháp nhưng chưa khả thi.

Giải pháp tối ưu, có tính khả thi cao.

2. Nội dung giải pháp hay, thuyết phục, hấp dẫn

ND sơ sài, chưa thuyết phục người nghe .

Có đủ chi tiết để thuyết phục người nghe

Nội dung giải pháp hay, thuyết phục, hấp dẫn.

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp

hop hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:

- GV nêu vấn đề.

- HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- HS xác định được nội dung của tiết học là thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường là tìm ra một giải pháp tối ưu, khả thi có thể thực hiện ngay để cải thiện tình hình.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS:

? Khi tham gia thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, điều chúng ta cần hướng đến là gì? Ai là người sẽ nghe ta trình bày ý kiến hay nêu đề xuất?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ cá nhân.

- GV nhắc nhở những HS chưa tập trung suy nghĩ (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

TRƯỚC KHI NÓI

a) Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

b) Nội dung:

- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Mục đích nói của bài nói là gì?

? Những người nghe là ai?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em sẽ nói về nội dung gì?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.

1. Chuẩn bị nội dung

- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK).

- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.

2. Tập luyện

- HS nói một mình trước gương.

- HS nói tập nói trước nhóm/tổ.

TRÌNH BÀY NÓI

a) Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng nói cho HS

- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

b) Nội dung: GV yêu cầu :

- HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn.

c) Sản phẩm: Sản phẩm nói của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích (thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường).

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp.

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.

Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Trình bày ý kiến của em về một vấn đề môi trường.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trình bày ý kiến của mình về một vấn đề môi trường .

- GV hướng dẫn HS: ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải ùn ứ, cống rãnh tắc nghẽn....

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

Hoạt đông 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Hãy trình bày ý kiến về vấn đề môi trường nơi em sinh sống và đưa ra giải pháp để bảo vệ môi trường.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…