Giáo án tự nhiên xã hội 3 cánh diều học kỳ 2

Giáo án tự nhiên xã hội 3 cánh diều học kỳ 2

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tự nhiên xã hội 3 cánh diều học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 19:

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 13: CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐỘNG VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- So sánh được đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau qua lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của chúng.

-Tìm ra được điểm chung về đặc điểm lớp bao phủ cơ thể, cách di chuyển để so sánh và phát hiện ra điểm giống và khác nhau của một số động vật.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đặc điểm và cấu tạo của một số động vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, tình yêu với động vật.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những con vạt nào?

+ Các con vật trong bài hát thường làm những công việc gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát nói về gà trống, mèo con và cún con.

+ Trả lời: gà trống gáy cho mọi người dậy, mèo con biết bắt chuột, cún con biết canh gác nhà.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+ So sánh được đặc điểm lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của một số con vật.

+ Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về đặc điểm lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của một số con vật.

-Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Làm việc nhóm

- GV mời HS đọc yêu cầu mục 3 trang 72.

-GV cho chia sẻ các bức tranh

-Yêu cầu HS quan sát và nêu câu hỏi:

+ Có mấy bức ảnh?

+ Mỗi bức ảnh chụp những con vật nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, nhận xét so sánh về lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của các con vật trong các hình 4, 5, 6, 7 ở trang 72, 73 SGK hoàn thành phiếu

Đặc điểm

Con cua biển

Con mèo

Con cá vàng

Con chim bồ câu

Lớp bao phủ

Cơ quan di chuyển

+ GV em hiểu thế nào được gọi là lớp bao phủ?

+ Thế nào là cơ quan di chuyển?

-GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút.

HĐ2: Làm việc cả lớp:

-GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Mỗi nhóm chỉ so sánh một đặc điểm lớp bao phủ hoặc cơ quan di chuyển.

- GV yêu cầu HS nêu thêm tên một số con vật bất kì em thích và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng.

-GV trình chiếu để giới thiệu một số con vật:ếch, rùa, gà, lợn, rắn...

- GV yêu cầu HS nhận xét.

=>GV chốt:

+ Lớp bao phủ ở mỗi loài động vật khác nhau thì khác nhau.Cơ thể các loài cá như cá vàng, cá chép, cá rô phi ...được vảy bao phủ; cơ thể các loài chim như gà, vịt, bồ câu... được lông vũ bao phủ; cơ thể tôm cua được lớp vỏ cứng bao phủ,...

+Cơ quan di chuyển của các loài động vật khác nhacungx khác nhau: Cá bơi bằng vây và đuôi, các loài thú như chó, mèo, lợn ...đi bằng chân; nhiều loài chim có cả chân để đi và cánh để bay,...

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài: Nhận xét, so sánh lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của các con vật?

-HS quan sát, trả lời câu hỏi.

+ Có 4 bức ảnh.

+Tranh 4 con cua, tranh 5 con mèo, tranh 6 con cá, tranh 7 con chim.

-HS chia nhóm, nhận phiếu

Quan sát các hình 4, 5, 6, 7.

+ Lớp bao phủ là bộ phận bao quanh ngoài cùng của mỗi con vật .

+ Cơ quan di chuyển là một hay nhiều bộ phận giúp con vật dịch chuyển cơ thể đến vị trí mong muốn.

-HS quan sát va thảo luận cùng hoàn thành phiếu theo nhóm.

-1 HS trình bày kết quả.

-HS nêu tự do

-HS quan sát và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng.

-HS khác nhận xét góp ý.

-HS lắng nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Xác định được lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của mỗi con vật

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành nêu được lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của một số con vật. (Làm việc nhóm 4)

- Gv chia sẻ nội dung bài tập mời HS đọc yêu cầu đề bài.

Nối cột tên con vật với cơ quan di chuyển và lớp bao phủ cho phù hợp.

Lớp bao phủ Tên con vật Cơ quan di chuyển

Chân

Vỏ cứng

Cá chép

Cua

Chân và cánh

Lông mao

Chim sâu

Vây và đuôi

Vảy

Con mèo

Lông vũ

Chân và càng

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu cách nối tên con vật với cơ quan di chuyển cà lớp bao phủ phù hợp.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung chốt:

=> Mỗi bộ phận của cơ thể có chức năng riêng lớp bao phủ bảo vệ cơ thể; chân, vây, cánh... giúp di chuyển. Động vật di chuyển bằng nhiều cách khác nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày cách nối của nhóm mình.

-HS lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu các con vật có ở gia đình mình

- Cùng trao đổi với các bạn về cơ quan di chuyển và lớp bao phủ của con vật đó

+ GV yêu cầu HS về nhà dựa vào những điều đã học quan sát và nói cho chị em, ông bà hoặc bố mẹ nghe về cơ quan di chuyển và lớp bao phủ của con vật mình quan sát được.

- HS nêu.

- HS cùng trao đổi về con vật nuôi ở gia đình mình.

- Về nhà thực hành theo yêu cầu của GV

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 13: CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐỘNG VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Biết cách phân loại động vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của lớp bao phủ cơ thể, cách di chuyển., ...

- Tìm ra được được điểm chung về đặc điểm lớp bao phủ cơ thể, cách di chuyển để phân loại chúng theo những đặc điểm đó.

- Bày tỏ được tình cảm yêu quý loài vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu về các con vật bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình các con vật trang 74. Bài giảng Power point.

- Giấy A2, VBT TNXH. HS tự vẽ hoặc sưu tầm hình ảnh 1 số con vật.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

Trò chơi: Đố bạn con gì?

- GV mời HS đưa ra các câu đố đơn giản về các con vật bằng cách nêu đặc điểm về lớp bao phủ hoặc đặc điểm về cách di chuyển của con vật đó để các bạn đoán tên con vật.

- GV Nhận xét, tuyên dương chung bài về nhà.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- VD:

+ HS1: Con gì cơ thể có lông mao bao phủ, miệng kêu meo meo.

HS2: Con mèo.

+ HS1: Con gì có vảy, có vây, bơi dưới nước.

HS2: con cá.

....

- lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được đặc điểm về lớp bao phủ cơ thể và cách di chuyển của các con vật trong hình (trang 74)

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Quan sát và nhận xét về lớp bao phủ cơ thể và cách di chuyển của con vật. (làm việc nhóm 4)

- GV trình chiếu hình sau.

- Cho HS đọc đề bài: Quan sát và nhận xét về lớp bao phủ cơ thể và cách di chuyển của con vật trong các hình sau đây.

Bước 1: GV mời học sinh thảo luận nhóm 4:

+ Kể tên các con vật trong từng hình.

+ Lớp bao phủ cơ thể của con vật đó là gì?

+ Cách di chuyển của con vật đó là gì ?

- Bước 2: Y/c một số HS báo cáo trước lớp, GV hoàn thiện bảng sau:

Hình

Tên con vật

Lớp bao phủ

Cách di chuyển

1

Con cá rô

vảy

bơi

2

Con bò

lông mao

đi

3

Con tôm

vỏ cứng

bơi

4

Con chim đại bàng

lông vũ

bay

5

Con ghẹ

vỏ cứng

bơi

6

Con hổ

lông mao

đi

7

Con gà

lông vũ

đi

8

Con rắn

vảy

trườn

9

Con chim sẻ

lông vũ

bay

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Một số học sinh đọc bài tập 1.

HS q/s tranh, đọc tên con vật.

- Lớp thảo luận nhóm 4.

- 1 số HS trả lời trước lớp.

HS nhận xét ý kiến của bạn.

- 1 HS đọc lại bảng kết quả.

Lớp đọc thầm.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

- Biết cách phân loại động vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của lớp bao phủ cơ thể, cách di chuyển., ...

- Tìm ra được được điểm chung về đặc điểm lớp bao phủ cơ thể, cách di chuyển để phân loại chúng theo những đặc điểm đó.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Xếp các con vật trong những hình trên vào các nhóm theo gợi ý (làm việc nhóm 4)

- Cho HS đọc yêu cầu đề bài: Xếp các con vật trong những hình trên vào các nhóm theo gợi ý dưới đây.

- Bước 1: Làm việc cả lớp:

GV trình chiếu 2 bảng phân loại, HD phân tích lần lượt từng bảng:

+ Bảng 1 y/c phân loại động vật dựa theo đặc điểm nào?

+ Nếu phân loại động vật dựa theo lớp bao phủ cơ thể thì có mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào?

+ Bảng 2 y/c phân loại động vật dựa theo đặc điểm nào?

+ Nếu phân loại động vật dựa theo cách di chuyển thì có mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào?

- Bước 2: Thảo luận nhóm 4:

GV phát mỗi nhóm 1 trong 2 phiếu BT như 2 bảng trên (trong đó chuẩn bị riêng 2 phiếu khổ to để HS dán lên bảng).

- Bước 3: Làm việc cả lớp:

- Dán 2 phiếu to lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

GV chốt kq:

Phân loại động vật theo lớp bao phủ cơ thể:

Nhómđộng vật có vỏ cứng

Nhóm động vật có vảy

Nhóm động vật có lông vũ

Nhóm động vật có lôngmao

Con tôm, con ghẹ

Con cá rô, con rắn

Con chim đại bảng, con gà, con chim sẻ

Con bò

Phân loại động vật theo cách di chuyển:

Nhómđộng vật di chuyển bằng cách đi

Nhóm động vật di chuyển bằng cách bơi

Nhóm động vật di chuyển bằng cách bay

Nhóm động vật di chuyển bằng cách trườn

Con bò, con hổ, con gà

Con cá rô, con ghẹ, con tôm

Con chim đại bảng,con chim sẻ

Con rắn

- Dựa vào bảng trên, nhóm con vật nào có lớp bao phủ giống nhau, nhóm con vật nào có cách di chuyển giống nhau ?

Chốt: Có nhiều cách phân loại động vật dựa theo những tiêu chí khác nhau: dựa theo lớp bao phủ cơ thể hoặc dựa theo cách di chuyển.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS q/s bảng 1.

- Bảng 1 y/c phân loại động vật dựa theo lớp bao phủ cơ thể.

- Có 4 nhóm (HS kể tên 4 nhóm : Nhóm động vật vỏ cứng/Nhóm ...)

- HS q/s bảng 2.

- Bảng 2 y/c phân loại động vật dựa theo cách di chuyển

- Có 4 nhóm (HS kể tên 4 nhóm)

- HS nhận nhóm, nhận phiếu, thảo luận, điền kq vào phiếu

- Các nhóm q/s bảng, đọc kq, nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời.

- HS nhắc lại.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Y/c HS dán hình vẽ hoặc tranh các con vật sưu tầm được vào 2 bảng trên.

- GV cùng nhận xét: Các bạn xếp các con vật vào đúng nhóm chưa? Em dựa vào đặc điểm nào để xếp con vật vào nhóm đó?

Lớp bình chọn bạn thực hành nhanh nhất, đúng nhất.

- Để bảo vệ các loài động vật, em cần làm gì ?

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe y/c, tham gia trò chơi.

- 1 số HS giải thích.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 20

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 14: SỬ DỤNG HỢP LÍ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT(T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số ví dụ về việc sử dụng thực vật, động vật trong đời sống hàng ngày như dùng làm thức ăn, đồ uống, ...

- Nêu được cách sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, đồ uống hợp lí.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước, yêu thiên nhiên, các loài động vật, thực vật, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sống

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Xì điện” để khởi động bài học.

+ GV nêu luật chơi: lớp được chia thành 2 nhóm, 1 bạn nhóm 1 nêu tên một loài thực vật và có quyền chỉ 1 bạn bất kì ở nhóm 2 nêu tên một loài động vật cứ như vậy trò chơi tiếp tục, bạn nào không nêu được ngay tên hoặc nêu lại tên đã nêu là nhóm đó thua cuộc?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe .

- HS chơi.

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+ Thông qua quan sát tranh, ảnh, chỉ và nói được một số thực vật, động vật dùng để làm thức ăn, đồ uống,

-Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Sử dụng thực vật, động vật dùng để làm thức ăn, đồ uống. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ các hình 1- 6 và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Con người đã sử dụng thực vật, động vật dùng để làm thức ăn, đồ uống gì?

+ Hàng ngày gia đình em sử dụng thực vật, động vật dùng để làm thức ăn, đồ uống nào ?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

+ Thực vật, động vật được con người sử dụng hàng ngày để làm thức ăn, đồ uống.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+ Hình 1: con gà, lá xà lách, dưa chuột, củ cà rốt,... làm ra món rau củ luộc.

+ Hình 2: Các bộ phận của thực vật: súp lơ, củ cà rốt, làm ra món thịt gà luộc.

+ Hình 3: con cá, quả chanh, lá xà lách, quả cà chua, làm ra món cá rán và sa lát.

+ Hình 4: hạt cây đậu tương,... làm ra đồ uống sữa đậu nành.

+ Hình 5: quả dứa làm ra đồ uống nước ép dứa.

+ Hình 6: con bò sữa làm ra đồ uống sữa bò.

- 4- 5 HS trả lời câu 2.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu được cách sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, đồ uống hợp lí.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, đồ uống hợp lí. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

+ Nhận xét về cách sử dụng thức ăn của các bạn, các bạn đã sử dụng thức ăn hợp lí chưa?

+ Em nên làm gì để không lãng phí thức ăn, đồ uống được chế biến từ thực vật và động vật.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày


- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em thi tiếp sức viết những biện pháp để không lãng phí thức ăn, đồ uống được chế biến từ thực vật và động vật.

- GV cùng HS làm trọng tài

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương

- GV dặn HS vận dụng những điều đã học sử dụng hợp lí thức ăn đồ uống.

- HS nghe.

- 2 nhóm thi.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 14: SỬ DỤNG HỢP LÍ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT(T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số thực vật, động vật dùng làm nguyên liệu, đồ dùng,... phục vụ đời sống con người.

- Nêu được một số thực vật, động vật ở địa phương nơi em sống được sử dụng làm nguyên liệu, đồ dùng,... phục vụ đời sống con người.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước, yêu thiên nhiên, các loài động vật, thực vật, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sống

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Xì điện” nêu những việc em nên làm để không lãng phí thức ăn, đồ uống được chế biến từ thực vật và động vật. Mời 1 HS làm quản trò.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chơi

- HS lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Thông qua quan sát tranh ảnh, chỉ và nói được một số thực vật, động vật dùng làm nguyên liệu, đồ dùng,... phục vụ đời sống con người.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Sử dụng thực vật, động vật dùng làm nguyên liệu, đồ dùng và một số việc khác. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ các hình 1- 10 trang ( 76, 77- SGK) và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Thực vật và động vật được con người sử dụng vào những việc gì trong các hình dưới đây?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Hình 1: cây bông quả bông dùng để SX sợi bông, dệt vải.

+ Hình 2: da động vật ( da bò)

dùng làm cặp da.

+ Hình 3: vật nuôi( chó mèo,..), nhiều cây có hoa, lá đẹp thú cưng, cây cảnh trang trí nhà cửa.

+ Hình 4: cây lấy gỗ thân gỗ làm bàn ghế.

+ Hình 5: cây gấc(quả gấc) dùng SX dầu gấc.

+ Hình 6: cá gan cá được dùng để SX dầu gan cá.

+ Hình 7: ong mật mật ong.

+ Hình 8: thân gỗ của thực vật , thân gỗ làm khăn giấy.

+ Hình 9: cây cao su mủ cao su để SX đệm.

+ Hình 10: cây lá nón làm nón.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Nêu được một số thực vật, động vật ở địa phương nơi em sống được sử dụng làm nguyên liệu, đồ dùng,... phục vụ đời sống con người.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số thực vật, động vật ở địa phương nơi em sống được sử dụng làm nguyên liệu, đồ dùng,... phục vụ đời sống con người. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4 liên hệ thực tế ở địa phương nơi em, thực vật và động vật thường được sử dụng để làm gì?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung).

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

+ Làm đồ dùng gia đình: bàn, ghế, giường, tủ,...

+ Làm nguyên liệu SX: làm thuốc, làm nấm rơm,....

+ Cây cảnh, thú cưng: chó, mèo, chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh cây hoa,....

- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”: Gv chiếu một số hình ảnh, HS nêu nhanh được đó là gì, được làm từ thực vật ( động vật) nào ?

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 21

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 14: SỬ DỤNG HỢP LÍ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT(T41)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận xét về một số cách sử dụng thực vật, động vật làm ra đồ dùng và những việc khác.

- Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật, động vật hợp lí. Chia sẻ và vận động những người xung quanh để cùng thực hiện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước, yêu thiên nhiên, các loài động vật, thực vật, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sống

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Xì điện” để khởi động bài học.

+ GV nêu luật chơi: lớp được chia thành 2 nhóm, 1 bạn nhóm 1 nêu tên một loài thực vật ( động vật) và nêu loài đó dùng để làm gì và có quyền chỉ 1 bạn bất kì ở nhóm 2 nêu cứ như vậy trò chơi tiếp tục, bạn nào không nêu được ngay tên hoặc nêu lại tên đã nêu là nhóm đó thua cuộc?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe .

- HS chơi.

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+ Thông qua quan sát tranh, ảnh nhận xét về một số cách sử dụng thực vật, động vật làm ra đồ dùng và những việc khác. Đề xuất cách sử dụng thực vật, động vật hợp lí.

-Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Nhận xét về một số cách sử dụng thực vật, động vật làm ra đồ dùng, nguyên liệu sản xuất và những việc khác. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ các hình 1- 3 và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Nhận xét việc sử dụng thực vật và động vật của con người trong mỗi hình sau. Cách sử dụng đó đã hợp lí chưa? Vì sao?

+ Hãy đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí.

- GV hướng dẫn HS nhận xét về cách sử dụng thực vật, động vật trong gia đình và ở địa phương em theo gợi ý như bảng trong SGK – 78.


- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV cho HS xem clip về Trung tâm cứu hộ gấu và mở rộng thêm:

+ Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam nằm ở vườn Quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm đang chăm sóc cho nhiều con gấu từng bị nuôi nhốt lấy mật.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Hình 1: lãng phí giấy khi đi về sinh – chưa hợp lí.

+ Hình 2: trồng, chăm sóc cây tam thất, một dược liệu quý – hợp lí.

+ Hình 3: nuôi nhốt gấu để lấy mật gây tổn thương cho loài gấu – chưa hợp lí.

- HS làm ( nêu được từ 2 – 3 cách sử dụng thực vật và động vật khác nhau)

- HS trình bày.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS xem clip.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Chia sẻ với mọi người việc em đã làm để sử dụng thực vật, động vật hợp lí và vận động mọi người xung quanh để cùng thực hiện.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Nói về những việc làm để sử dụng hợp lí thực vật, động vật và vận động mọi người xung quanh để cùng thực hiện.

(Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV cho HS vẽ tranh, viết khẩu hiệu về cách sử dụng hợp lí thực vật và động vật.

- GV tổ chức cho HS trưng bày và nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS vẽ tranh, viết khẩu hiệu

- HS trưng bày tranh, khẩu hiệu và nhận xét, đánh giá cho nhau.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- 2 – 3 HS đọc: Thực vật và động vật mang lại nhiều lợi ích cho con người. Hãy sử dụng hợp lí, tiết kiệm các sản phẩm được làm từ chúng các bạn nhé!

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em thi tiếp sức nối ô chữ cách sử dụng thực vật, động vật hợp lí ( không hợp lí) sao cho phù hợp.

- GV cùng HS làm trọng tài

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương

- GV dặn HS vận dụng những điều đã học sử dụng hợp lí thực vật, động vật và vận động mọi người xung quanh để cùng thực hiện.

- HS nghe.

- 2 nhóm thi.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------

TUẦN 22

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 15: CƠ QUAN TIÊU HÓA (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

- Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hóa.

- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

- Làm thử nghiệm khám phá vai trò của răng, lưỡi, nước bọt trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan tiêu hóa qua hoạt động ăn uống và thải bã.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa. Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Chiếc bụng đói” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát bạn nhỏ gặp vấn đề gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Để biết được thức ăn sau khi qua miệng sẽ đi đâu trong cơ thể và những thức ăn đó sẽ được biến đổi như thế nào, chúng mình cùng học bài “Cơ quan tiêu hóa”. Bài này học trong 3 tiết, Hôm nay cô trò mình cùng nhau đến với tiết 1.

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát nói về việc bạn nhỏ luôn cảm thấy đói bụng. Bạn có thể ăn mọi thứ.

- HS lắng nghe.

- 1,2 HS đọc tên bài, cả lớp ghi vở.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Xác định các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa. (Làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ ở trang 83 SGK.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Cơ quan tiêu hóa gồm hai phần chính là ống tiêu hóa (gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn) và các tuyến tiêu hóa (gồm: tuyến nước bọt, gan tiết ra mạt được chứa trong túi mật và tuyến tụy).

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ghi nhớ, khắc sâu tên, vị trí các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Chơi trò chơi “Ghép thẻ chữ vào hình”. (Làm việc 4 nhóm)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một sơ đồ cơ quan tiêu hóa và các thẻ chữ.

- Cách chơi: Trong cùng một thời gian, nhóm nào gắn các thẻ chữ vào sơ đồ nhanh, đúng và đẹp và treo lên bảng lớp trước là thắng cuộc.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV gọi HS nhận xét nhóm trình bày đúng, đẹp và nhanh nhất.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV gọi một số HS lên bảng chỉ và nói đường đi của thức ăn trên sơ đồ cơ quan tiêu hóa.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS đọc lời con ong và mục “Em có biết?” ở trang 84 SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS nhận thẻ và sơ đồ

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi.

- Các nhóm nhận xét.

- HS lắng nghe

- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1,2 HS đọc

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò “ Tàu ơi, mình đi đâu thế”

- Cách chơi: GV chiếu một số câu hỏi, HS chọn đáp án và viết vào bảng con. Giơ bảng khi có hiệu lệnh.

- GV tổ chức cho HS chơi

Gợi ý câu hỏi:

Câu 1: Cơ quan tiêu hóa gồm hai phần chính là ống tiêu hóa, dạ dày và các tuyến tiêu hóa?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 2: Ống tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Các tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, gan, mật và tuyến tụy?

  1. Đúng
  2. Sai

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án A

Câu 3: Đáp án B

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 23

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 15: CƠ QUAN TIÊU HÓA (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Làm thử nghiệm khám phá vai trò của răng, lưỡi, nước bọt trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.

- Nêu được quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, ruột non, ruột già.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan tiêu hóa qua hoạt động ăn uống và thải bã.

- Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hoá.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa. Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò “ Ong non học việc”

- Cách chơi: GV chiếu một số câu hỏi, HS chọn đáp án và viết vào bảng con. Giơ bảng khi có hiệu lệnh.

- GV tổ chức cho HS chơi

Gợi ý câu hỏi:

Câu 1: Cơ quan tiêu hóa gồm hai phần chính là ống tiêu hóa, dạ dày và các tuyến tiêu hóa?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 2: Ống tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Các tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, gan, mật và tuyến tụy?

  1. Đúng
  2. Sai

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Ở tiết học trước cô và các con đã tìm hiểu về các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá qua sơ đồ cơ quan tiêu hoá. Hôm nay cô trò mình tiếp tục tìm hiểu về “Cơ quan tiêu hoá” tiết 2.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án A

Câu 3: Đáp án B

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc tên bài, cả lớp ghi vở.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Làm thử nghiệm khám phá vài trò của răng, lưỡi, nước bọt trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành khám phá sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng (Làm việc nhóm)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia lớp thành các nhóm. Phát cho mỗi nhóm một chiếc bánh mì hoặc cơm. Yêu cầu HS trong nhóm nhai kĩ khoảng một phút.

- Tiếp theo, trưởng nhóm điều khiển các bạn chia sẻ về:

+ Sự thay đổi độ cứng và vị của miếng bánh mì hoặc cơm trước và sau khi nhai.

+ Vai trò của răng, lưỡi và nước bọt khi ăn.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt hoạt động và mời HS đọc lại.

Ở khoang miệng, thức ăn được nghiền nhỏ, nhào trộn, tẩm ướp. Khi nhai kĩ, nước bọt sẽ giúp biến đổi một lượng nhỏ thức ăn chứa chất bột như bánh mì, cơm, ... thành đường.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS trong nhóm nhận bánh mì hoặc cơm, nhai và cảm nhận.

- HS thảo luận nhóm và chia sẻ.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS đọc lời con ong ở trang 85 SGK.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu được quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, ruột non và ruột già.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4. Tìm hiểu sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, ruột non và ruột già. (Làm việc cá nhân)

Chỉ và nói quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, ruột non, ruột già trong các hình dưới đây.

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chiếu khung hình 1-3 như SGK trang 85.

- Gọi HS lên bảng chỉ và nói nội dung của mỗi khung hình.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong cơ quan tiêu hoá gồm bốn giai đoạn:

1. Lấy vào: Nhai và nuốt thức ăn ở miệng qua thực quản.

2. Tiêu hoá: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột non.

3. Hấp thu: Lấy chất dinh dưỡng vào máu để nuôi cơ thể ở ruột non.

4. Thải ra: Loại bỏ các chất cặn bã ở ruột già ra ngoài cơ thể qua hậu môn.

- Gọi HS nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát

- 1,2 HS lên bảng, cả lớp lắng nghe, quan sát.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- 1,2 HS nhắc lại.

Hoạt động 5: Xác định chức năng của cơ quan tiêu hoá

- GV chiếu câu hỏi, gọi HS đọc.

1. Kể về việc ăn uống hằng ngày của em.

2. Em có nhận xét gì về lượng thức ăn, đồ uống được đưa vào cơ thể và lượng cặn bã thải ra?

3. Cơ quan tiêu hoá có chức năng gì?

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm 4.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Cơ quan tiêu hoá có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.

- Gọi HS đọc lại.

- 1,2 HS đọc, cả lớp quan sát

- HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày

- Đại diện nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1,2 HS đọc kiến thức cốt lõi ở trang 86 SGK.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò “ Ai bay cao hơn”

- Cách chơi: GV chiếu một số câu hỏi, HS chọn đáp án và viết vào bảng con. Giơ bảng khi có hiệu lệnh.

- GV tổ chức cho HS chơi

Gợi ý câu hỏi:

Câu 1: Quá trình tiêu hoá gồm 3 giai đoạn (lấy vào, tiêu hoá, thải ra).

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 2: Ở dạ dày, thức ăn được nhào trộn, nghiền nát thành dạng lỏng. Một phần thức ăn được dịch vị biến đổi thành chất dinh dưỡng.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Cơ quan tiêu hoá có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.

  1. Đúng
  2. Sai

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án A

Câu 3: Đáp án B

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 23

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 15: CƠ QUAN TIÊU HÓA (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

- Luyện tập và mở rộng hiểu biết về một số việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

- HS có ý thức thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

- Vận dụng những kiến thức đã học để nhắc nhở các bạn không nên nói chuyện, cười đùa trong khi ăn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa. Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò “ Vượt chướng ngại vật”

- Cách chơi: GV chiếu một số câu hỏi, HS chọn đáp án và viết vào bảng con. Giơ bảng khi có hiệu lệnh.

- GV tổ chức cho HS chơi

Gợi ý câu hỏi:

Câu 1: Quá trình tiêu hoá gồm 3 giai đoạn (lấy vào, tiêu hoá, thải ra).

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 2: Ở dạ dày, thức ăn được nhào trộn, nghiền nát thành dạng lỏng. Một phần thức ăn được dịch vị biến đổi thành chất dinh dưỡng.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Cơ quan tiêu hoá có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.

  1. Đúng
  2. Sai

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Ở tiết học trước cô trò ta đã tìm hiểu về chức năng của cơ quan tiêu hoá. Hôm nay cô trò mình tiếp tục tìm hiểu về “Cơ quan tiêu hoá” tiết 3.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án A

Câu 3: Đáp án B

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc tên bài, cả lớp ghi vở.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

- Cách tiến hành:

Bảo vệ cơ quan tiêu hoá

Hoạt động 6. Tìm hiểu về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hoá

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

Graphical user interface, text, application, email

Description automatically generated

- GV chia lớp thành các nhóm. Phát cho mỗi nhóm một chiếc bánh mì hoặc cơm. Yêu cầu HS trong nhóm nhai kĩ khoảng một phút.

- Tiếp theo, trưởng nhóm điều khiển các bạn chia sẻ về:

+ Sự thay đổi độ cứng và vị của miếng bánh mì hoặc cơm trước và sau khi nhai.

+ Vai trò của răng, lưỡi và nước bọt khi ăn.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt hoạt động và mời HS đọc lại.

Ở khoang miệng, thức ăn được nghiền nhỏ, nhào trộn, tẩm ướp. Khi nhai kĩ, nước bọt sẽ giúp biến đổi một lượng nhỏ thức ăn chứa chất bột như bánh mì, cơm, ... thành đường.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS trong nhóm nhận bánh mì hoặc cơm, nhai và cảm nhận.

- HS thảo luận nhóm và chia sẻ.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS đọc lời con ong ở trang 85 SGK.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Luyện tập và mở rộng hiểu biết về một số việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

- HS có ý thức thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 7. Chơi trò chơi “Hỏi – đáp”

- GV chiếu khung hình như SGK trang 87.

- Gọi HS lên bảng chỉ và nói nội dung của mỗi khung hình.

- GV tổ chức HS chơi trò “Hỏi – Đáp”

* Cách chơi: GV chia lớp thành hai đôi. Đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào được hỏi trước. (Ví dụ: Đội 1 được hỏi trước sẽ cử người nêu câu hỏi, đội 2 cử người trả lời. Nếu trả lời đúng, đội 2 lại nêu câu hỏi để đội 1 trả lời). Ngoài 3 câu hỏi ở SGK, các đội cần chuẩn bị thêm các câu hỏi “Hỏi – đáp” khác để đố đội bạn. Đội nào “hỏi” nhanh, “đáp” đúng và đưa thêm được nhiều câu hỏi hơn là đội thắng cuộc. (Ví dụ: Vì sao không nên ăn quá no?)

+ Lớp bầu 3 bạn làm trọng tài để điều khiển và theo dõi các đội chơi.

+ 2 đội có 2 phút để chuẩn bị. Ghi nhớ nội dung câu hỏi, trả lời trong SGK và chuẩn bị thêm các câu hỏi – đáp khác.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát

- 1,2 HS lên bảng, cả lớp lắng nghe, quan sát.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- 3 HS làm trọng tài điều khiển trò chơi và theo dõi các đội chơi.

- 2 đội chuẩn bị các câu hỏi – đáp

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

Hoạt động 8: Chia sẻ về sự cần thiết phải thay đổi thói quen trong ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

- GV chiếu câu hỏi, gọi HS đọc.

Em cần thay đổi thói quen nào trong ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hóa? Vì sao?

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm 4.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1,2 HS đọc, cả lớp quan sát

- HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày.

+ HS chia sẻ về những thói quen các em ăn uống chưa tốt như ăn không đúng giờ, ăn quá no, ... Giải thích được lí do vì sao cần thay đổi.

- Đại diện nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

Vận dụng những kiến thức đã học để nhắc nhở các bạn không nên nói chuyện, cười đùa trong khi ăn.

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 9: Xử lí tình huống

Em sẽ khuyên các bạn thế nào, nếu các bạn cười đùa trong khi ăn?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi đại diện nhóm trình bày

- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lời con ong SGK trang 87.

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát

- HS đọc đề bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm:

Yêu cầu thành viên nghiên cứu tình huống, phân vai và tổ chức đóng vai trong nhóm.

- Một đến hai nhóm lên bảng đóng vai, đưa ra lời khuyên cho các bạn.

- Đại diện nhóm nhận xét.

- HS đọc: Các bạn nhớ tập cho mình thói quen ăn đúng giờ, ăn đủ bữa, không ăn quá no; ăn chậm, nhai kĩ; thường xuyên tập thể dục và vận động vừa sức.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 24

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 16: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ.

- Nhận biết được hoạt động của tim và mạch qua việc đếm nhịp tim và mạch.

- Biết được nhịp tim và mạch có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào sự vận động mạnh hoặc nhẹ của cơ thể.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”để khởi động bài học.

- Luật chơi: Có 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Mỗi đội lần lượt cử 1 thành viên tham gia thi với nhau. Một bạn nêu yêu cầu đố thành viên đội kể một việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa; sau đó 2 bạn đổi ngược lại với nhau. Trong thời gian 3 phút, đội nào có nhiều lượt chơi thắng nhất thì giành chiến thắng.

- Tổ chức cho HS tham gia chơi.

- GV mời HS dưới lớp quan sát nhận xét

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV đặt thêm câu hỏi: Khi bạn hoặc ai đó bị đứt tay, bạn nhìn thấy gì ở vết thương?

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- HS tham gia chơi

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Một số HS trả lời: Nhìn thấy máu.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Xác định các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn. (Làm việc chung cả lớp)

- GV chia sẻ sơ đồ và yêu cầu HS quan sát.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?”.

- GV gọi một số HS chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ cơ quan tuần hoàn.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

“Cơ quan tuần hoàn là một hệ thống khép kín, bao gồm tim và các mạch máu”.

- HS quan sát sơ đồ.

- Cả lớp quan sát sơ đồ.

- Một vài HS lên bảng chỉ và đọc tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn.

+ Cơ quan tuần hoàn gồm các cơ quan chính là: Tim và các mạch máu.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- 1-2 HS đọc.

- Một số HS lên bảng chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ cơ quan tuần hoàn.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được hoạt động của tim và mạch qua việc đếm nhịp tim và mạch.

+ Biết được nhịp tim và mạch có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào sự vận động mạnh hoặc nhẹ của cơ thể.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Chức năng của cơ quan tuần hoàn. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV hướng dẫn và làm mẫu cho cả lớp cách thực hành:

+ Đặt tay phải lên ngực trái của mình, đếm nhịp đập của tim trong một phút. (hình 1).

+ Đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay. Đếm nhịp đập của mạch trong một phút. (hình 3).

- GV mời 1 HS lên thực hành thử trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bổ sung.

- GV bấm giờ, yêu cầu cả lớp lần lượt thực hành đếm nhịp tim và nhịp mạch 3 lần. Mỗi lần đếm trong khoảng thời gian là 1 phút.

- GV gọi một số HS chia sẻ kết quả thực hành.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?”.

- GV gọi một số HS nhắc lại.

- GV tổ chức cho HS chia nhóm 4, thảo luận câu hỏi: “Nhịp tim của em thay đổi thế nào khi em vận động nhẹ và vận động mạnh? Vì sao?”.

- GV gợi ý HS quan sát hình 1 và hình 2.

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận:

+ Khi vận động nhẹ (như đi bộ), ta thấy tim đập tương đối chậm vì cơ thể chỉ cần một lượng máu vừa phải là đủ cung cấp ô-xi và chất dinh dưỡng.

+ Khi vận động mạnh (như chạy), cơ thể sẽ cần nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy, tim cũng phải đập nhanh hơn và mạnh hơn để cung cấp một lượng máu nhiều hơn thì mới đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh lắng nghe, quan sát.

- 1 HS thực hành thử trước lớp.

.- Cả lớp thực hành đếm nhịp tim và nhịp mạch.

- Một số HS chia sẻ kết quả thực hành. Các HS khác nhận xét.

- 1-2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS chia nhóm 4 thảo luận.

- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cùng trao đổi với HS:

+ Qua nội dung tiết học em đã biết thêm được điều gì?

- GV đánh giá, nhận xét.

- GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ và cùng người thân thực hành đếm nhịp tim và nhịp mạch.

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

+ Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.

+ Cách đếm nhịp tim và nhịp mạch.

+ Vận động nhẹ thì tim đập chậm; vận động mạnh thì tim đập nhanh hơn và mạnh hơn.

+ ...

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 16: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận chính nào?

+ Câu 2: Nêu cách đếm nhịp tim?

+ Câu 3: Nêu cách đếm nhịp mạch?

+ Câu 4: Khi vận động mạnh thì nhịp tim sẽ như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi:

- 1 trả lời:

+ Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.

+ Đặt tay phải lên ngực trái của mình, đếm nhịp đập của tim trong một phút.

+ Đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay. Đếm nhịp đập của mạch trong một phút.

+ Vận động mạnh thì tim đập nhanh hơn và mạnh hơn.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chiếu sơ đồ tuần hoàn máu, yêu cầu HS quan sát.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, chỉ và nói về đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu dựa vào các ghi chú trong hình.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV bổ sung thêm kiến thức về hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể (vòng tuần hoàn lớn) chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.

+ Vòng tuần hoàn đưa máu từ tim lên phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) chứa nhiều khí các-bô-níc để thải ra ngoài và nhận khí ô-xi rồi trở về tim.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận

+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

“Cơ quan tuần hoàn có chức năng: vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể; vận chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể trở về tim”.

- Một số học sinh trình bày.

- Cả lớp quan sát.

- Lớp thảo luận nhóm 2, đưa ra kết quả trình bày đã thảo luận.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Các nhóm trả lời và bổ sung ý kiến theo kết quả đã thảo luận.

- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Một số HS đọc lại.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp thực hành vẽ sơ đồ tuần hoàn máu vào sổ tay. Sau đó yêu cầu HS mô tả sản phẩm của mình.

- GV cho HS bình chọn bạn trình bày sản phẩm hay, hấp dẫn nhất.

- GV đánh giá, nhận xét.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe.

- Học sinh thực hiện.

- Cả lớp bình chọn.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 25

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 16: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Trình bày được một số trạng thái cảm xúc có lời hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn.

- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS đưa sản phẩm đã làm (sơ đồ tuần hoàn máu) đã học ở tiết trước để khởi động bài học.

+ GV nhận xét từng em, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh làm đẹp, đúng

- GV Nhận xét, tuyên dương chung bài về nhà.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS nộp sản phẩm.

- HS lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc có lời hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn.

+ Nhận biết được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc đối với cơ quan tuần hoàn (Làm việc nhóm 2)

- GV chia sẻ 4 bức tranh thể hiện các cảm xúc khác nhau và yêu cầu HS quan sát.

- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, sau đó đại diện nhóm trả lời: “Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn? Vì sao?”.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

“Kể thêm một số trạng thái cảm xúc có lời hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn”.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS quan sát 4 bức tranh.

- HS chia nhóm 2 thảo luận và cử đại diện trả lời.

+ Cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn: vui vẻ (hình 1); thoải mái (hình 4). Vì người sống thoải mái, có suy nghĩ tích cự sẽ cải thiện được khả năng phòng chống bệnh tật, ít có nguy cơ mắc bệnh tim, mạch.

+ Cảm xúc không có lợi đối với cơ quan tuần hoàn: tức giận (hình 2); lo lắng (hình 3). Vì cảm xác tức giận và lo lắng nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến tất cả các cơ quan của cơ thể, làm tim đập nhanh, mạnh, về lâu dài sẽ dẫn đến đau tim.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Một số HS trả lời:

+ Một số cảm xúc có lợi khác: hài lòng, yêu thương, trân trọng, thích thú,...

+ Một số cảm xúc có hại: buồn, sợ hãi, chán ghét,...

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của một số việc làm đối với cơ quan tuần hoàn. (Làm việc nhóm 2).

- GV chia sẻ 4 bức tranh nói về những việc cần làm và cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn và yêu cầu HS quan sát.

- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, sau đó đại diện nhóm trả lời: “Hãy nói về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ qian tuần hoàn trong những hình dưới đây”.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS quan sát 4 bức tranh.

- HS chia nhóm 2 thảo luận và cử đại diện trả lời.

+ Các việc cần làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn: thường xuyên vận động vừa sức (hình 1); chơi thể thao vừa sức (hình 3); tắm gội thường xuyên (hình 4).

+ Việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn”ngồi lâu.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi:

“1. Kể thêm một số việc làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

2. Em đã thực hiện những việc làm nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?

3. Em cần thay đổi thói quen nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?”.

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận:

Khi ta vận động mạnh như tập thể dục, thể thao, làm việc tay chân, ... thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu ta vận động hoặc làm việc quá sức, tim có thể bị mệt, hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ta lười vận động, thường xuyên ngồi lâu một chỗ, tim sẽ không có cơ hội luyện tập. Khi ta đột nhiên di chuyển nhanh, cơ thể cần nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng, tim không xử lí kịp để bơm máu đi đến các bô phận của cơ thể, lâu lâu huyết áp tăng dẫn đếnnguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...

Việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt, có lợi cho sức khỏe tim mạch.”

- Một số cặp suy nghĩ, thảo luận trả lời.

- Đại diện một số nhóm trả lời theo ý kiến đã thống nhất. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp thực hành ghi những cảm xúc, việc làm bảo vệ và không bảo vệ cơ quan tuần hoàn vào sổ tay.

- GV hướng dẫn HS trang trí thêm bằng cách vẽ, dán ảnh vào bài viết của mình.

- GV cho HS chia sẻ với cả lớp về bài viết của mình.

- GV đánh giá, nhận xét.

- GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ bài viết với người thân.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe.

- Học sinh thực hiện.

- Cả lớp bình chọn.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 17: CƠ QUAN THẦN KINH (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.

- Trình bày được chức năng của cơ quan thần kinh.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan thần kinh qua sự thay đổi cảm xúc như : vui, buồn,… Nêu ví dụ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức cao để bảo vệ cơ quan thần kinh của mình và nhắc nhở mọi người xung quanh mình phải bảo vệ cơ quan thần kinh

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Cơ quan nào trong cơ thể giúp chúng mình nhớ được các sự kiện của gia đình?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Não chính là cơ quan thần kinh giúp chúng ta ghi nhớ mọi việc. Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài học: Cơ quan thần kinh.

- HS lắng nghe và trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.

+ Trình bày được chức năng của cơ quan thần kinh. Nêu được chức năng của não, phân tích và cho ví dụ cho thấy não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

+ Nhận biết được chức năng của cơ quan thần kinh qua sự thay đổi cảm xúc như : vui, buồn,…

+ Nêu được các bộ phận của cơ quan thần kinh trên cơ thể mình và vai trò của từng bộ phận.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Các bộ phận chính của cơ quan thần kinh. (làm việc nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh trang 93 và nêu câu hỏi.

+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ?

+ Nhận xét về vị trí não và tủy sống trên cơ thể?

+ Trong các cơ quan đó cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ? Cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?

Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

- GV chỉ vào hình và giảng: Từ não và tủy có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi cơ thể. Từ các cơ quan bên trong (tuần hoàn, hô hấp, bài tiết.) và các cơ quan bên ngoài (mắt, mũi, tai, lưỡi, da...) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não.

-Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não (nằm trong hộp sọ) tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở trang 93 SGK.

+Các bộ phận của cơ quan thần kinh gồm: Não, tuỷ sống và các dây thần kinh.

+Não được bảo vệ bởi hộp sọ, tủy sống được bảo vệ bởi cột sống.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Chức năng của cơ quan thần kinh (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho lớp chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi.

+H? Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi trò chơi?

- GV chia sẻ bức tranh trang 94 SGK và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+Nhóm 1: Não và tủy sống có vai trò gì?

+Nhóm 2: Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?

+Nhóm 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

-Kết luận:

+ Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

+ Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS chơi trò chơi: “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”.

+Các em đã sử dụng những giác quan mắt, tay, tai...

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

+Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan.

+Não và tuỷ sống là cơ quan trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể nếu một trong các giác quan bị hỏng thì não và tủy sống sẽ ngừng hoạt động.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

-HS nhắc lại kết luận của GV.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu: Thực hành nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh và vai trò của chúng.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh và vai trò của chúng. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh trên cơ thể mình và vai trò của Cơ quan thần kinh.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- HS lên chỉ vào cơ thể mình và nêu bộ phận và vai trò của từng bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Cách tiến hành:

-GV hỏi:

+Theo em sự thay đổi cảm xúc vui, buồn trên cơ thể mình là do bộ phận nào điều khiển?

+Nêu ví dụ tác động đến trạng thái cảm xúc.

+Não điều khiển những bộ phận nào của cơ thể để phối hợp hoạt động khi em: nghe, viết chính tả? chạy?

-GV chốt:

+Não điều khiển suy nghĩ, hoạt động, vận động và chức năng nhiều cơ quan của cơ thể bằng cách nhận thông tin từ các giác quan, truyền qua dây thần kinh, xử lí các thông tin đó và đưa ra quyết định, “ra lệnh” cho cơ thể phải làm gì.

+Khi ngủ, não và các cơ quan khác chỉ hoạt động chậm lại chứ không ngừng làm việc. Trong lúc ngủ, não tiếp tục sắp xếp lại các thông tin thu nhận được trong ngày.

-Nhận xét tiết học.

-Dặn dò về nhà học bài.

-HS trả lời:

+Do bộ phận của cơ quan thần kinh, cụ thể là não.

+Coi phim có nội dung buồn, bị bố mẹ la mắng, được chúc mừng sinh nhật, bị điểm kém, ....

+Khi nghe, viết chính tả thì tai nghe, mắt nhìn, tay viết.

+Khi chạy: các cơ bắp, xương và các bộ phận mắt, mũi,... đều hoạt động.

-HS lắng nghe và tiếp thu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 26

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 17: CƠ QUAN THẦN KINH (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Trình bày được chức năng của cơ quan thần kinh, cụ thể là tủy sống.

- Trình bày được một số việc cần làm và cần tránh để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan thần kinh qua phản ứng của cơ thể.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức cao để bảo vệ cơ quan thần kinh của mình và nhắc nhở mọi người xung quanh mình phải bảo vệ cơ quan thần kinh.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi:

+Nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh?

+Não được bảo vệ bởi bộ phận nào?

+Tủy sống nằm ở đâu?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Vì sao các em có phản ứng khi sờ vào vật nóng hoặc lạnh? Hôm nay cô cùng các em sẽ tiếp tục tìm hiểu qua bài học: Cơ quan thần kinh(tiết 2).

- HS lắng nghe và trả lời

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Trình bày được chức năng của cơ quan thần kinh, cụ thể là tủy sống.

+ Trình bày được một số việc cần làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh.

+ Nhận biết được chức năng của cơ quan thần kinh qua phản ứng của cơ thể.

+ Nêu được các việc làm để bảo vệ cơ quan thần kinh như não, tủy sống và các dây thần kinh.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4. Tìm hiểu chức năng của tủy sống. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh 1 và 2 trang 95 và nêu câu hỏi.

Em phản ứng thế nào nếu:

+ Tay ta chạm vào vật nóng ?

*Phản ứng của cơ thể khi gặp kích thích từ bên ngoài như:

+ Giật mình khi nghe tiếng động mạnh.

+ Chớp mắt khi bụi bay vào mắt.

+ Trời nóng thì ta đỗ mồ hôi.

+ Trời lạnh thì ta nổi da gà.

+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng, giật mình khi nghe tiếng động mạnh, chớp mắt khi bụi bay vào mắt, trời nóng thì đỗ mồ hôi. Trời lạnh thì nổi da gà? ?

+Các hiện tượng trên được gọi là gì?

+Nêu 1 vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống ?

-Làm việc cả lớp.

- GV nhận xét.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại:

Kết luận: Trong cuộc sống, khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển phản xạ này. Ví dụ: Nghe tiếng động mạnh bất ngờ ta thường giật mình và quay người về phía phát ra tiếng động; con ruồi bay qua mắt ta nhắm mắt lại; ...

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+Khi tay ta chạm vào vật nóng lập tức rụt lại.

+Tủy sống đã điều khiển chúng ta có những phản ứng trên.

+Hiện tượng trên được gọi là phản xạ.

+Hắt hơi khi ngửi hạt tiêu, hắt hơi khi bị lạnh, rùng mình khi bị lạnh, ăn chanh chua, ngồi vào vật cộm,...

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe và đọc lại.

Hoạt động 5. Tìm hiểu những việc cần tránh và cần làm để không làm tổn thương cơ quan thần kinh về thể chất (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh 1, 2, 3 trang 96 và nêu câu hỏi.

+Chúng ta nên và không nên làm gì để không làm chấn thương não, tủy sống và các dây thần kinh?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

-Kết luận: Nhớ giữ gìn an toàn trong các hoạt động vui chơi, học tập tránh làm tổn thương các dây thần kinh, não và tủy sống.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

+Nên làm: tập thể dục vừa sức, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, mô tô, ,...

+Không nên: mang vác nặng không phù hợp với lứa tuổi, chơi rượt đuổi nhau, chơi các trò chơi có hoạt động mạnh, , ...

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

-HS nhắc lại kết luận của GV.

3.Luyện tập:

- Mục tiêu: Biết các hoạt động phản xạ của con người do bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển?

- Cách tiến hành:

-Yêu cầu HS đánh dấu X vào ô phù hợp trong bảng sau:

-Chia nhóm 4 thảo luận.

Hoạt động

Do tủy sống điều khiển

Do não điều khiển

Múa, hát

Giật mình khi nghe tiếng động mạnh

Chớp mắt khi có vật chạm vào

Chơi trò chơi

Chạm vào vật nóng rụt tay lại

Khi đi qua đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

Phát biểu ý kiến trong giờ học.

-GV nhận xét. Tuyên dương.

-HS đọc đề bài.

-HS thực hiện theo yêu cầu.

Hoạt động

Do tủy sống điều khiển

Do não điều khiển

Múa, hát

x

Giật mình khi nghe tiếng động mạnh

x

Chớp mắt khi có vật chạm vào

x

Chơi trò chơi

x

Chạm vào vật nóng rụt tay lại

x

Khi đi qua đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

x

Phát biểu ý kiến trong giờ học.

x

-HS nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Rèn luyện phản ứng nhanh.

- Cách tiến hành:

Chơi trò chơi: Chanh-chua-cua-cắp.

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV nêu yêu cầu và cách chơi:

+Người chơi đứng thành vòng tròn, tay phải cụm lại đặt vào lòng bàn tay của người bên cạnh.

+Quản trò hô: “Chanh”, mọi người hô: “chua”. Lúc này tay trái và tay phải vẫn để nguyên, nếu tay ai nắm vào hoặc rút ra sẽ bị thua.

+Quản trò hô: “cua”, mọi người đáp lại: “cắp”, tay trái nắm tay phải của người bên cạnh.

-Nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm chơi.
- Các nhóm nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 17: CƠ QUAN THẦN KINH (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Biết các hoạt động có lợi cho cơ quan thần kinh trong đời sống hằng ngày.

- Trình bày được một số việc cần làm và cần tránh để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh để bảo vệ sức khỏe tinh thần

- Nêu được một số ví dụ các mối quan hệ có ảnh hưởng đến tinh thần.

- Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức cao để bảo vệ cơ quan thần kinh của mình và nhắc nhở mọi người xung quanh mình phải bảo vệ cơ quan thần kinh.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi:

+Nêu những việc nên và không nên làm để giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh?

+Nêu chức năng của tủy sống?

+Các phản ứng giật mình, ứa nước miếng, đỗ mồ hôi, nổi da gà,... Do cơ quan nào của cơ thể điều khiển?

+Các phản ứng đó gọi là gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Vì sao các em có phản ứng khi sờ vào vật nóng hoặc lạnh? Hôm nay cô cùng các em sẽ tiếp tục tìm hiểu qua bài học: Cơ quan thần kinh(tiết 2).

- HS lắng nghe và trả lời

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết các hoạt động có lợi cho cơ quan thần kinh trong đời sống hằng ngày.

+ Trình bày được một số việc cần làm và cần tránh để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh để bảo vệ sức khỏe tinh thần

+ Nêu được một số ví dụ các mối quan hệ có ảnh hưởng đến tinh thần.

+ Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 6. Tìm hiểu những việc cần tránh và cần làm để không làm tổn thương cơ quan thần kinh về tinh thần (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV gợi ý một số ví dụ về mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc hoặc sức khỏe tinh thần của mỗi người: bất hòa, cãi nhau, hạnh phúc, vui vẻ

+Theo em trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh?

Vui vẻ, sợ hãi, bực tức, lo lắng

-GV:

+Cảm xúc như sợ hãi, lo lắng, bực tức, căng thẳng kéo dài gây mất ngủ, mất tập trung trong giờ học, suy giảm trí nhớ.

+Những người sống vui vẻ, lạc quan giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống được bệnh tật, tăng cường trí nhớ, tập trung học tập,...

+Theo các nhà khoa học: Khi cười, các tín hiệu về phản xạ cười sẽ truyền đến não khiến ta cảm thấy vui vẻ. Những cảm xúc tích cực trên khuôn mặt khi cười cũng giúp những người xung quanh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

-GV chuyển ý: Tuy nhiên trong cuộc sống lúc nào cũng thuận lợi, ai cũng có những khó khăn phải giải quyết. Vậy khi gặp chuyện buồn hoặc lo lắng chúng ta có cách ứng xử như thế nào? Các em tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.

-Yêu cầu HS quan sát tranh 1,2,3,4 trang 97 SGK và thảo luận các câu hỏi sau:

+Em hãy nhận xét cách cư xử khi buồn hoặc lo lắng của mỗi bạn trong hình dưới đây.

+Nếu gặp chuyện buồn, em xử lí như thế nào? Vì sao?

-Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.

-GV nhận xét. Tuyên dương.

-GV kết luận: Những cảm xúc vui buồn, lo lắng, căng thẳng đều ảnh hưởng đến cơ quan thần kinh. Để bảo vệ cơ quan thần kinh, duy trì được sức khỏe tinh thần, chúng ta cần tập thói quen suy nghĩ và hành động tích cực như tự tin, yêu thương, đoàn kết,...Khi gặp điều gì lo lắng, buồn phiền, chúng ta có thể sẻ chia với những người tin cậy để được giúp đỡ.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

+Vui vẻ: có lợi đối với cơ quan thần kinh.

+Sợ hãi, bực tức, lo lắng: có hại đối với cơ quan thần kinh.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

-HS nhắc lại kết luận của GV.

-HS lắng nghe và tiếp thu.

-HS quan sát và đọc yêu cầu đề bài.

-Chia nhóm thảo luận

-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+Hình 1: Bạn trong tranh đang buồn nhưng ngồi chịu đựng một mình. Nếu gặp chuyện buồn như bạn em sẽ chia sẻ với người thân hoặc người đáng tin cậy để được họ giúp đỡ.

+Hình 2: Một bạn nữ đang gặp chuyện buồn và đang chia sẻ với bạn của mình. Nếu gặp chuyện buồn em cũng sẽ tâm sự, chia sẻ với bạn bè hoặc người thân để tìm sự giúp đỡ từ họ.

+Một bạn nam đang gặp chuyện buồn và chia sẻ với thầy giáo. Nếu em gặp chuyện buồn em cũng sẽ làm giống bạn giúp cho cơ quan thần kinh thoải mái hơn.

+Hình 4: Bạn nữ trong tranh gặp chuyện buồn nhưng vẫn giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết, nghĩ đến những điều tốt đẹp để cơ quan thần kinh bớt căng thẳng.

-HS nhận xét, bổ sung.

-HS lắng nghe và nhắc lại.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Nêu được một số hoạt động có lợi cho cơ quan thần kinh trong đời sống hằng ngày.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 7: Xác định hoạt động có lợi đối với cơ quan thần kinh

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4 trang 98 SGK và hãy chia sẻ về ích lợi của mỗi hoạt động trong các hình dưới đây đối với cơ quan thần kinh.

-Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận

-GV nhận xét. Tuyên dương.

+Yêu cầu HS kể thêm một số hoạt động có lợi đối với cơ quan thần kinh.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

-Đại diện một số cặp trình bày kết quả với cả lớp:

+Tranh 1: Chơi bóng là hoạt động có lợi đối với cơ quan thần kinh giúp thần kinh thư giãn, bớt căng thẳng, cải thiện chức năng nhận thức của não.

+Tranh 2: Ngủ là lúc cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.

+Tranh 3: Vẽ tranh giúp não kích thích, hoạt động tích cực, giúp tăng cường trí nhớ và tư duy sáng tạo.

+Tranh 4: Xem văn nghệ giúp thư giãn, thần kinh bớt căng thẳng, giải trí.

- Học sinh nhận xét, bổ sung bài học.

4. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có thói quen học tập, vui chơi, ăn uống khoa học, điều độ và ngủ đủ giấc.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 8: Thực hành lập thời gian biểu

-Yêu cầu HS đọc thời gian biểu có trong SGK trang 98.

Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.

-GV: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục thời gian bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi. Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc, giúp đỡ gia đình.

Bước 2: Làm việc cá nhân.

Bước 3: Làm việc theo cặp.

Bước 4: Làm việc cả lớp.

-Gọi một số HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.

+H? Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?

+H? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?

-GV: Thời gian biểu giúp chúng ta sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí. Các em cần thực hiện đúng theo thời gian biểu đã lập, phải biết tận dụng thời gian học tập sao cho tốt nhất. Học tập, nghỉ ngơi hợp lí giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh.

-Nhận xét, củng cố bài học.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

-HS lắng nghe

-HS thực hành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày của mình.

-HS kể và viết vào thời gian biểu cá nhân theo mẫu SGK.

- Từng cặp HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và góp ý cho nhau để hoàn thiện.

- 3 em lên giới thiệu.

+Lập thời gian biểu để làm việc, học tập và nghỉ ngơi khoa học, đúng giờ giấc.

+Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học. Vừa bảo vệ được cơ quan thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc học tập.

-HS lắng nghe và nhắc lại.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TUẦN 27

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi và không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Theo dõi việc ăn uống hằng ngày của bản thân và nhận ra sự cần thiết phải thay đổi thói quen ăn uống để có lợi cho sức khỏe.

- Thể hiện được việc ăn uống của bản thân có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

+ GV nêu câu hỏi: Đã bao giờ bạn bị đau bụng chưa? Tại sao lại bị đau bụng?

+ Hãy kể tên một số thức ăn, đồ uống mà bạn thích?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: “Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ”

HS nối tiếp chia sẻ:

+ HS1: Mình từng bị đau bụng. Do ăn thức ăn chưa chín hay ôi thiu…

+ HS2: Có lần mình bị đau bụng. Do buổi tối mình ăn nhiều bánh kẹo và uống nhiều nước ngọt có ga, …

+ HS trả lời theo ý thích

- HS lắng nghe, nhắc lại bài.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Kể được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi và không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

+ Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về các thức ăn, đồ uống có lợi và không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Xác định một số thức ăn, đồ uống có lợi. (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức hình và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả trong nhóm.

+ Kể tên thức ăn, đồ uống có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh trong hình dưới đây:

- GV mời đại diện từng cặp lên chỉ và nói tên thức ăn, đồ uống có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt: + Những thức ăn, đồ uống được thể hiện từ hình 1 đến hình 8 được đặt trên nền màu vàng là có lợi cho cả ba cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

+ Những thức ăn, đồ uống được thể hiện từ hình 9 đến hình 12 đặc biệt tốt cho cơ quan tuần hoàn.

+ Những thức ăn, đồ uống được thể hiện từ hình 13 đến hình 18 đặc biệt tốt cho cơ quan thần kinh.

+ Những thức ăn, đồ uống được thể hiện từ hình 19 đến hình 22 đặc biệt tốt cho cơ quan tiêu hóa.

- GV yêu cầu HS kể thêm những thức ăn, đồ uống mình biết có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

+ Em biết gì về ích lợi của nước với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

GDHS mỗi ngày nên uống đủ nước để bảo vệ sức khỏe.

- Gọi HS đọc mục “Em có biết?” – Trang 100 SGK.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Từng cặp HS quan sát hình các thức ăn, đồ uống trang 99 SGK, lần lượt chỉ và nói tên các thức ăn, đồ uống có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nhận xét cho nhau.

- Đại diện một số cặp trình bày trước lớp:

+ Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa: nước, cam, súp lơ xanh, sữa, cá hồi, cà rốt, quả bơ, đậu côve, chuối, …

+ Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tuần hoàn: nước, cam, sữa, cá hồi, cà rốt, quả bơ, đậu côve, lạc, đậu đen, …

+ Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan thần kinh: nước, cam, súp lơ xanh, sữa, cá hồi, thịt, bí đỏ, cơm, nước dừa, …

- HS theo dõi, nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nối tiếp chia sẻ: Tôm, cua, các loại bí, nước ép hoa quả, rau, trứng, cá ….

+ HS trả lời: uống nước giúp tiêu hóa thuận lợi tránh táo bón, tuần hoàn máu tốt hơn, …

- 2HS đọc, lớp theo dõi.

Hoạt động 2. Xác định một số thức ăn, đồ uống không có lợi. (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+ Nêu tên thức ăn, đồ uống không có lợi nếu thường xuyên sử dụng nhiều với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS kể thêm những thức ăn, đồ uống mình biết không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

GV chốt: những thức ăn, đồ uống không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh:

đồ uống có ga có cồn, đồ chiên dán, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn để đông lanh để lâu, bia, rượu, …

- GV cho HS trao đổi:

+ Vì sao chúng ta không nên ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ?

+ Uống nước ngọt nhiều sẽ dẫn tới điều gì?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Gọi HS đọc mục “Em có biết?” – Trang 101 SGK.

GV kết luận: Để bảo vệ cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, chúng ta cần: ăn trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt,.. Đồng thời, tránh uống và tránh dùng những thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu, cà phê, các loại nước có ga,..

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Từng cặp HS quan sát hình các thức ăn, đồ uống trang 100 SGK, lần lượt chỉ và nói tên các thức ăn, đồ uống không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nhận xét cho nhau.

- Đại diện một số cặp trình bày trước lớp:

+ Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tuần hoàn: khoai tây chiên, đùi gà, nước ngọt, bánh mì,…

+ Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tiêu hóa: xúc xích, bánh kẹo, nước ngọt, …

+ Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan thần kinh: nước có ga, bia,…

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nối tiếp chia sẻ: thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu, cà phê, đường …

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS trao đổi trước lớp:

+ Thường xuyên ăn các thứ ăn chứa nhiều dầu, mỡ sẽ gây đau bụng, khó tiêu hóa, ...

+ Uống nước ngọt nhiều sẽ dẫn tới đầy hơi, khó tiêu hóa, tăng lượng mỡ thừa và có nguy cơ mắc bệnh béo phì, ...

- 2HS đọc, lớp theo dõi.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu từng cặp HS liên hệ thực tế bằng cách kể những loại thức ăn, đồ uống có lợi và không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh mà em đã sử dụng.

- GV mời một số cặp chia sẻ trước lớp.

- GV và HS nhận xét tuyên dương một số cặp.

- GV yêu cầu HS về nhà theo dõi việc ăn uống hằng ngày của bản thân trong một tuần và hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây vào VBT.

Các loại thức ăn

Thường xuyên sử dụng

Thỉnh thỏang

sử dụng

Không sử dụng

1. Có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh

2. Không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh

- HS thực hành theo cặp đôi.

- Đại diện một số cặp trình bày.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Theo dõi việc ăn uống hằng ngày của bản thân và nhận ra sự cần thiết phải thay đổi thói quen ăn uống để có lợi cho sức khỏe.

- Thể hiện được việc ăn uống của bản thân có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Vận dụng những kiến thức đã học để nhắc nhở các bạn không nên thường xuyên ăn thức ăn nhanh và uống nước ngọt.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi. GV phổ biến trò chơi và cách chơi: “Thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”.để khởi động bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi HS chơi tốt.

+ GV hỏi: tiết trước các em học bài gì?

- GV viên chiếu hình ảnh một số thức ăn, đồ uống. Yêu cầu HS nói nhanh tên thức ăn, đồ uống và cho biết thức ăn, đồ uống đó có lợi hay không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ (T2).

- HS tham gia trò chơi

+ Con thỏ: Hai tay đưa lên đầu vẫy vẫy.

+ Ăn cỏ: Người chơi chụm các ngón tay bên phải cho vào lòng tay bên trái

+ Uống nước: Các ngón tay phải chụm đi vào miệng

+ Vào hang: Đưa các ngón tay phải vào tai

+ HS nêu: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ.

- HS quan sát hình ảnh, trả lời

nhanh.

- HS lắng nghe, nhắc lại bài.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Chia sẻ về việc ăn, uống hằng ngày của bản thân.

+ Nói về thói quen ăn uống cần thay đổi để có lợi cho sức khỏe.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Chia sẻ về việc ăn, uống hằng ngày của mỗi cá nhân và thói quen ăn uống cần thay đổi để có lợi cho sức khỏe . (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi với bạn lần lượt về:

+ Kết quả theo dõi việc ăn, uống hằng ngày và trao đổi với bạn về thức ăn, đồ uống mà em:

  • Thường xuyên sử dụng.
  • Thỉnh thoảng sử dụng.
  • Không sử dụng.

+ Em cần thay đổi thói quen ăn uống nào để có lợi cho sức khỏe?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương HS đã vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

+ Em đã làm gì để chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2HS đọc mục 1,2 SGK trang 101.

- Dựa trên bảng theo dõi đã hoàn thành ở VBT lớp thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi với bạn theo yêu cầu.

- Đại diện một số cặp trình bày trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét đánh giá việc vận dụng bài học của bạn vào thực tiễn.

- HS trả lời cá nhân theo kết quả mình đã làm trong cuộc sống.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Vận dụng những kiến thức đã học để nhắc nhở các bạn không nên thường xuyên ăn thức ăn nhanh và uống nước ngọt.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4. Xử lí tình huống. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nói lời khuyên bạn như thế nào nếu là bạn trong tình huống dưới đây:

- GV khuyến khích các nhóm phân vai và tập đóng vai trong nhóm xử lí tình huống.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, góp ý cho mỗi nhóm.Tuyên dương nhóm đưa ra lời khuyên hay, biểu diễn tự nhiên.

- GV mời HS đọc thông điệp chú ong đưa ra.

GV đưa ra thông điệp: Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, chúng ta cần:

+ Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lí.

+ Sử dụng các thức ăn, đồ uống có lợi.

+ Học tập, vận động và vui chơi vừa sức.

+ Không sử dụng các thức ăn, đồ uống như đồ chiên dán, nước ngọt, nước có ga, cà phê, …

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chia sẻ những điều đã được học cho người thân và thực hiện những điều vừa học vào cuộc sống hằng ngày.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về cách sẽ đưa ra lời khuyên với bạn.

+ Em sẽ khuyên bạn nên uống nước lọc và ăn ít bánh mì đi để bảo vệ sức khỏe.

+ Bạn ơi! Ăn nhiều đồ ăn nhanh và uống nước ngọt sẽ gây đau bụng, khó tiêu hóa đặc biệt tăng lượng mỡ thừa và có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Bạn nên ăn ít đi nhé!

- Nhóm trưởng phân vai, và yêu cầu các thành viên đóng vai thể hiện lại tình huống.

- 1-2 nhóm đóng vai trước lớp. Nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- 3-5 HS đọc thông điệp:

Các bạn nhớ ăn nhiều loại rau, trái cây, thịt, cá, các loại hạt, ...uống đủ nước để có lợi cho sức khỏe nhé!

- HS lắng nghe, thực hiện.

4. Đánh giá

- Câu hỏi: Viết 5 loại thức ăn, đồ uống có lợi và 5 loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Gợi ý đánh giá:

+ Hoàn thành tốt : nếu viết đủ 5 đánh giá

+ HT nếu viết được 3 hay 4 đánh giá

+ Chưa hoàn hành nếu viết được 1 hay 2 đánh giá

- Hướng dẫn về nhà;

+ GV yêu cầu HS suy nghĩ, tìm hiểu về : Một số chất có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh để chuẩn bị cho bài học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 28

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 19: MỘT SỐ CHẤT CÓ HẠI ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA, TUẦN HOÀN, THẦN KINH (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Chọn một trong các nội dung về tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy đối với các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh để tìm hiểu.

- Thực hiện thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với các cơ quan tiêu hóa, tim mạch, thần kinh (ví dụ: thuốc lá, rượu, ma túy). Ghi chép lại những thông tin đã sưu tầm được.

- Hình thành được các kĩ năng phân tích, tổng hợp.

- Trình bày được kết quả thu thập thông tin về tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân và cộng đồng thông qua việc tuyên truyền mọi người xung quanh về cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở video bài hát “Con cào cào” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Theo lời bài hát, muốn khỏe mạnh chúng ta cần phải làm gì?

+ Theo em, ngoài tập thể thao, muốn khỏe mạnh chúng ta cần lưu ý những điều gì nữa?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS hát và biểu diễn theo

+ Trả lời: Muốn khỏe mạnh ta phải tập thể thao.

+ Trả lời: Ngoài ra, muốn khỏe mạnh ta cần ăn uống khoa học, cần tránh những chất có hại cho cơ thể.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

Chọn một trong các nội dung về tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy đối với các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh để tìm hiểu.

Hoạt động 1. Lựa chọn nội dung và lập kế hoạch thu thập thông tin.

Bước 1: Làm việc nhóm

Cho HS thảo luận lựa chọn một trong các nội dung sau:

- Tác hại của thuốc lá đến cơ quan tiêu hóa hoặc tuần hoàn.

- Tác hại của rượu đến cơ quan tiêu hóa hoặc thần kinh.

- Tác hại của ma túy đến cơ quan thần kinh hoặc tuần hoàn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả lựa chọn. GV có thể làm một bảng tổng hợp để theo dõi.

VD:

Nhóm 1: Tác hại của thuốc lá đến CQ tiêu hóa

Nhóm 2: Tác hại của thuốc lá đến CQ tuần hoàn

Nhóm 3: Tác hại của rượu đến CQ tiêu hóa

Nhóm 4: Tác hại của rượu đến CQ thần kinh

Nhóm 5: Tác hại của ma túy đến CQ tuần hoàn

Nhóm 6: Tác hại của ma túy đến CQ thần kinh

Bước 3: Làm việc nhóm

- Cho các nhóm quan sát H1; H2; H3

- Cho các nhóm thảo luận để đề xuất cách thu thập thông tin và phân công cho từng thành viên trong nhóm.

- GV theo dõi, giúp đỡ

- Các nhóm thảo luận và lựa chọn 1 trong các nội dung bài yêu cầu.

- Đại diện các nhóm báo cáo

- HS quan sát

- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo yêu cầu.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hiện thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với các cơ quan tiêu hóa, tim mạch, thần kinh (ví dụ: thuốc lá, rượu, ma túy). Ghi chép lại những thông tin đã sưu tầm được.

+ Hình thành được các kĩ năng phân tích, tổng hợp.

+ Trình bày được kết quả thu thập thông tin về tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thực hiện kế hoạch (Làm việc nhóm)

- GV cho HS tiến hành thực hiện thu thập thông tin theo nhiệm vụ đã được phân công.

- GV quan sát, hỗ trợ

Hoạt động 3. Tổng hợp và trình bày kết quả

Bước 1: Làm việc nhóm

- Cho HS báo cáo các thông tin đã thu thập được trong nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để lựa chọn thông tin và cách giới thiệu, trình bày báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV theo dõi, đôn đốc.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo trước lớp.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- HS thực hiện nhiệm vụ đã được phân công. VD:

+ Bạn A: Tìm thông tin trong sách, báo, tài liệu.

+ Bạn B: Hỏi người lớn

+ Bạn C: Tra cứu trên In-tơ-net

- Các nhóm thảo luận, báo cáo

- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình.

- Lắng nghe, nhận xét, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức Cho HS tham gia Trò chơi “Truyền bóng” để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. Quả bóng được tung lên trong không gian lớp, bạn nào bắt được sẽ thực hiện yêu cầu của GV:

+ Em hãy nêu một tác hại của thuốc lá đối với tim mạch?

+ Em hãy nêu một tác hại của rượu đối với cơ quan tiêu hóa?

+ Em hãy nêu một tác hại của thuốc lá đối với cơ quan thần kinh.

Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu dừng lại của GV.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia chơi để ghi nhớ, khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 19: MỘT SỐ CHẤT CÓ HẠI ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA, TUẦN HOÀN, THẦN KINH (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Đề xuất được một số cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy.

- Tuyên truyền với những người xung quanh về cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân và cộng đồng thông qua việc tuyên truyền mọi người xung quanh về cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Em tập làm phóng viên”. 1 HS đóng vai phóng viên, phỏng vấn các bạn về tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS chơi trò chơi để củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở tiết trước.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

Đề xuất được một số cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm, cùng trao đổi, nói về cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy.

- GV theo dõi các nhóm làm việc và hỗ trợ (nếu cần).

- Tổ chức báo cáo, mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chiếu cho HS xem video về một số chiêu trò dụ dỗ trẻ em sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy.

GV chốt: Thuốc lá, rượu, ma túy, ... là những chất gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Chúng ta cần tránh xa những chất độc hại đó.

- Một số học sinh đọc

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

+Mình không bao giờ nhận bánh kẹo từ người lạ.

+Mình tuyệt đối không làm theo lời rủ rê thử hút thuốc lá.

+ Mình sẽ không thử uống rượu.

+ Mình sẽ không mua và ăn các loại kẹo hoặc đồ ăn không rõ nguồn gốc bày bán ở cổng trường, ....

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

- Các bạn khác đưa ý kiến nhận xét, bổ sung.

- HS xem video và nói cảm nhận của bản thân.

- Nhiều HS nhắc lại

3. Luyện tập.

Mục tiêu: Tuyên truyền với những người xung quanh về cách phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Vẽ tranh tuyên truyền (Làm việc cặp đôi)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi và vẽ tranh tuyên truyền với những người xung quanh về cách phòng tránh tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy.

- Tổ chức cho HS trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS làm việc cặp thảo luận và vẽ tranh.

- Đại diện các cặp trưng bày và thuyết trình về sản phẩm của mình.

HS khác nghe, nhận xét.

- 3-5 HS đọc thông điệp:

Các bạn nhớ nói với người thân về tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đóng vai”: HS đóng vai theo một số tình huống mà GV đưa ra để HS có kĩ năng phòng tránh thuốc lá, rượu, ma túy. VD:

+ Khi có người lạ cho em kẹo.

+ Khi có bạn rủ em uống rượu.

+ Khi thấy bạn mình hút thuốc lá.

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS chơi trò chơi, một số HS chơi trò chơi trước lớp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 29

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Con người và sức khỏe.

- Xử lý tình huống để bảo vệ các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.

- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”.

+ Mỗi ô cửa là một câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học:

Câu 1: Kể tên các loại đồ ăn, thức uống có lợi cho sức khỏe?

Câu 2: Kể tên các cơ quan của con người mà em đã học.

Câu 3: Em đã làm gì để các cơ quan đó được khỏe mạnh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.

- HS lắng nghe bài hát.

+ 3 HS tham gia trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe nhận xét, bổ sung.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Con người và sức khỏe.

+ Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Em đã học được gì về chủ đề “Con người và sức khỏe”. (làm việc nhóm)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh.

Graphical user interface, text, application

Description automatically generated

- Yêu cầu HS làm việc nhóm, hỏi đáp về các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

+ Cơ quan tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

+ Cơ quan tuần hoàn các bộ phận chính là Tim, phổi, não, thận. Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể. 

+ Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh.

- HS tiến hành thảo luận nhóm đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của các cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức đã học về chức năng ghi nhớ của não.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Chơi trò chơi “Thử tài trí nhớ

Graphical user interface, application

Description automatically generated- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn lên chơi. Các bạn tham gia chơi được quan sát các đồ vật đặt trên khay trong khoảng 1 đến 2 phút. Sau đó, dùng khăn che lại.

- Đại diện các nhóm viết lại những thứ các em nhìn thấy trong khay. Trong cùng một thời gian, ai viết được nhiều và đúng tên các đồ vật có trong khay là thắng cuộc.

- Kết thúc trò chơi GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan nào giúp em thực hiện các trò chơi trên?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên

- HS lắng nghe và tham gia chơi trò chơi theo luật chơi và cách chơi mà GV đã phổ biến.

- Đại diện các nhóm chơi, lớp cổ vũ.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV treo hình ảnh sơ đồ cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và yêu cầu HS dùng thẻ từ gắn các bộ phận vào đúng vị trí của các cơ quan.

- GV gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức cho HS về cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- HS quan sát thực hiện.

- HS nhận xét, bổ sung cho bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Tự đánh giá những việc làm của bản thân để bảo vệ các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Biết khuyên bạn không nên thức khuya.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS nhắc lại các bộ phận và chức năng chính của cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.

- 4-5 HS nêu.

- HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Tự đánh giá những việc làm của bản thân để bảo vệ các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tự đánh giá (làm việc nhóm 4)

- Tự đánh giá những việc làm của em để bảo vệ các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh theo các gợi ý dưới đây:

Graphical user interface, application, table

Description automatically generated

- HS làm vào VBT, sau đó chia sẻ với các bạn những việc em đã làm thường xuyên, thỉnh thoảng, không làm và những thói quen bản thân các em cần thay đổi để thực hiện được những việc làm bảo vệ các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nói về những việc làm thể hiện tình cảm, sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương đồng thời nêu câu hỏi phụ chung cho cả lớp:

+ Em đã làm gì để bảo vệ cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu.

- Thảo luận nhóm 4, làm bài vào VBT.

- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu: Biết khuyên bạn không nên thức khuya.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Xử lý tình huống (Đóng vai)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

* Bước 1: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu câu hỏi tình huống ở trang 106 SGK.

* Bước 2: Làm việc nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách đưa ra lời nhắc nhở bạn mình không nên thức khuya. Sau đó yêu cầu 2 bạn đóng vai.

- GV tuyên dương, nhận xét bổ sung về tác hại của việc thức khuya và ích lợi của việc ngủ đủ giấc. Thời gian ngủ không đủ sẽ dẫn đến mệt mỏi, lên lớp mất tập trung, học tập sút kém. Ngủ đủ giấc sẽ giúp não được nghỉ ngơi, củng cố khả năng ghi nhớ,...

* GV liên hệ và cho HS xem một số hình ảnh tác hại của việc thức khuya. Và ích lợi khi ngủ đủ giấc.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS làm việc cá nhân nghiên cứu câu hỏi tình huống.

- HS thực hiện theo yêu cầu của nhóm trưởng.

- HS đóng vai theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: GV trình chiếu các bức tranh về tác hại của việc thức khuya và lợi ích khi ngủ đủ giấc.

+ GV nêu luật chơi, cách chơi: HS thi điền nhanh tác hại khi thức khuya và lợi ích khi ngủ đủ giấc vào bảng phụ.

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi và tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 30

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 20: PHƯƠNG HƯỚNG (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Sử dụng kĩ năng quan sát tranh để nhận diện cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn, kết hợp kinh nghiệm của bản thân, trả lời câu hỏi.

- Cách xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi xác định phương hướng.

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.

+ Một HS lên điều hành.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS hát bài hát buổi sáng thức dậy cùng Mặt Trời và dẫn dắt vào bài mới.

- HS theo dõi và tham gia chơi theo sự hướng dẫn của GV.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Sử dụng kĩ năng quan sát tranh để nhận diện cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn, kết hợp kinh nghiệm của bản thân, trả lời câu hỏi.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu các phương chính trong không gian. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ cảnh Mặt Trời mọc và lặn ở trang 108 SGK và trả lời câu hỏi dựa vào kinh nghiệm của mình: Mặt Trời mọc khi nào và lặn khi nào?

- Yêu cầu HS đọc thông tin qua lời của ong.

- GV hỏi HS:

+ Vậy trong không gian có mấy phương chính, là những phương nào?

+ Hằng ngày, Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở trang 108 SGK.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Mặt Trời mọc vào sáng sớm và lặn vào chiều tối.

- HS đọc: Theo quy ước, trong không gian có 4 phương chính là: phương đông, phương tây, phương bắc, phương nam.

- HS trả lời:

+ Trong không gian có bốn phương chính đó là: phương đông, phương tây, phương bắc, phương nam.

+ Mặt Trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Cách xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Cách xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn (làm việc nhóm 4).

- Yêu cầu HS quan sát hình trang 109 SGK, thảo luận đưa ra cách xác định các phương chính khi biết phương Mặt Trời mọc.

- GV theo dõi gợi ý cho những HS chưa nắm được cách xác định phương hướng qua một số câu hỏi sau:

+ Tay nào của bạn chỉ về phương Mặt Trời mọc? Đó là phương nào?

+ Khi đó: Tay trái bạn chỉ phương nào? Trước mặt bạn là phương nào? Sau lưng bạn là phương nào?

- GV mời đại diện một vài nhóm lên trình bày trước lớp về cách xác định các phương chính khi biết phương mặt trời mọc.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên

- HS quan sát tranh.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

- 1 vài HS trả lời câu hỏi.

- Đại diện 1 vài nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

* Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Xác định phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn”

* Bước 1: Chuẩn bị.

- Mỗi nhóm cần chuẩn bị trước 1 biển có ghi Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn. Bốn mảnh giấy tròn dính một mặt, trên mỗi mảnh giấy có viết một chữ: Đ, T, N, B để dán vào trước hoặc sau lưng áo của 4 bạn chơi (có thể làm băng giấy có chữ Đ, T, N, B đội lên đầu).

- GV chia lớp thành các nhóm chơi: một nhóm xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, một nhóm xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời lặn.

+ Nhóm 1: một bạn cầm biển Mặt Trời mọc chọn chỗ đứng bất kì, 1 bạn đội trưởng chạy ra đứng dang hai tay, tay phải chỉ vào người cầm biển, miệng hô, phương đông. Lúc này bạn mặc áo có chữ Đ chạy ra đứng vào đúng vị trí phía tay phải của đội trưởng. Sau đó, đội trưởng lại hô: phương tây, bạn mặc áo có chữ T chạy đến đứng đúng vị trí (phía tay trái của đội trưởng),....

+ Nhóm 2: 1 bạn cầm biển Mặt Trời lặn, chơi tương tự nhóm 1. Chú ý, bạn đội trưởng phải đứng sao cho tay trái chỉ vào bạn cầm biển.

- GV tổ chức cho HS tham gia chơi, mỗi lượt chơi là 2 nhóm tham gia.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương các nhóm.

- HS chuẩn bị đồ dùng từ trước.


- HS lắng nghe cách chơi.

- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 20: PHƯƠNG HƯỚNG (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của la bàn.

- HS biết cách sử dụng la bàn để xác định các phương chính trong không gian.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của la bàn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về la bàn. (làm việc nhóm 4).

- GV yêu cầu HS quan sát la bàn ở SGK trang 110, thực hiện trả lời các câu hỏi.

- Đại diện 1 số nhóm lên chỉ trên hình la bàn trả lời câu hỏi 1.

+ Chỉ và nói tên các phương chính được viết trên la bàn.

- GV nhận xét thêm chúng ta có thể gặp rất nhiều loại la bàn ghi các phương bằng các chữ viết tắt tên phương Tiếng Việt: Đ, T, N, B; tiếng Anh: E, W, S, N.

- Đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi 2.

+ Em có nhận xét gì về kim la bàn?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Yêu cầu HS đọc lời con ong ở trang 110 SGK.

- HS quan sát hình trả lời câu hỏi:

+ các phương chính được viết trên là bàn là: phương bắc, phương nam, phương đông, phương tây.

- HS lắng nghe.

+ Kim la bàn có thể xoay được, 2 nửa kim la bàn có 2 màu khác nhau.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ HS biết cách sử dụng la bàn để xác định các phương chính trong không gian.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thực hành xác định các phương chính bằng la bàn. (làm việc nhóm 2)

- GV cho HS xem video hướng dẫn xác định phương hướng bằng la bàn hoặc quan sát hình sau rồi làm theo các bước hướng dẫn:

- GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ nếu làm chưa đúng.

- GV cho HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở trang 110 SGK.

+ Chúng ta có thể xác định các phương trong không gian dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc sử dụng la bàn.

- HS đọc mục “Em có biết?” trang 111 SGK và làm câu 8 của bài 20 VBT.

* GV cho HS liên hệ thực tế: Trong đời sống, em đã gặp ai dùng tới la bàn chưa? Đó là trường hợp nào? Tìm hiểu la bàn trong điện thoại di động.

- GV nhận xét chung nội dung.

- HS xem video hướng dẫn.

- Thực hành xác định phương hướng bằng la bàn.

- 2 HS đọc.

- HS trả lời theo ý hiểu.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức chơi trò chơi “Đi tìm kho báu”.

- GV chuẩn bị sẵn 4 bản đồ vị trí kho báu, trong đó có chỉ dẫn cách tìm kho báu (GV nêu gợi ý của trò chơi).

- GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện ở sân trường (trong lớp).

- Các nhóm nhận la bàn, bản đồ vị trí “kho báu”.

- HS phải sử dụng đúng cách để tìm phương cần đi (Đặt la bàn cố định, nằm ngang trên lòng bàn tay, chờ cho kim đứng yên, xoay la bàn sao cho chữ N trùng với đầu đỏ của kim, sau đó xác định hướng đi theo yêu cầu).

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe.

- Học sinh tham gia chơi theo sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 31

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐÁT VÀ BẦU TRỜI

Bài 21. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT CÁC ĐỚI KHÍ HẬU (Tiết 1).

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

*Về nhận thức khoa học:

- Nhận biết ban đầu về hình dạng Trái Đất qua quả địa cầu.

- Chỉ được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả địa cầu.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Quan sát sơ đồ các đới khí hậu rút ra được nhận xét về vị trí của các đới khí hậu trên Trái Đất.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được một số hoạt động tiêu biểu của con người ở các đới khí hậu. Và khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Quả địa cầu (trang 112 SGK)

- HS: Quả địa cầu – VBT Tự nhiên và Xã hội 3. Bút màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Trái đất này là của chúng mình” của nhạc sĩ Trương Quang Lục để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về điều gì?

+ Tác giả bài hát đã ví Trái Đất giống với gì?

+ Tác giả bài hát muốn khẳng định trái đất này là của ai?

- HS - GV Nhận xét, tuyên dương.

- Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi tên bài lên bảng.

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát nói về trái đất, bạn bè năm châu, loài chim,...

+ Trả lời: Tác giả bài hát ví Trái Đất giống với quả bóng xanh bay giữa trời xanh.

+ Trả lời: Tác giả bài hát muốn khẳng định trái đất này là của chúng ta

- HS lắng nghe.

2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu:

+ Nhận biết ban đầu về hình dạng Trái Đất qua quả địa cầu.

+ Quả địa cầu – mô hình thu nhỏ của Trái Đất

+ Chi được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả địa cầu.

+ Nhận biết và chỉ được vị trí 5 đới khí hậu của Trái Đất trên quả địa cầu.

* Cách tiến hành

Hoạt động 1.Quan sát quả địa cầu (Lớp-nhóm4)

*Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV giới thiệu quả địa cầu: Để nghiên cứu và hình dung được về Trái Đất, người ta làm ra mô hình Trái Đất và đặt tên là quả địa cầu, trên đó mô tả bề mặt Trái Đất.

- GV đặt câu hỏi: Quả địa cầu có dạng hình gì?

-GV gọi một HS trả lời, một HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy các em hãy cho biết Trái Đất có dạng hình gì?

- GV chốt kiến thức: Trái Đất có dạng hình cầu.

*Bước 2: Làm việc cả lớp

- HS quan sát hình quả địa cầu ở trang 112 SGK để nhận biết vị trí của cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- GV gọi HS lần lượt lên bảng chỉ vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- GV nhận xét- chốt.

*Bước 3: Làm việc nhóm 4.

- GV yêu cầu các nhóm tìm và chỉ trên quả địa cầu vị trí

- GV quan sát – hỗ trợ.

- GV gọi đại diện 1số nhóm lên chỉ trên quả địa cầu (1 bạn chỉ,1 bạn đọc tên) cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- Gv nhận xét.

- GV chốt Nội dung: Trái Đất có dạng hình cầu. Trên quả địa cầu có các vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp quan sát quả địa cầu.

- HS trả lời câu hỏi.

+ Quả địa cầu có dạng hình cầu.

+ Trái Đất có dạng hình cầu.

- HS nhắc lại.

- Cả lớp quan sát quả địa cầu.

+ HS lần lượt lên bảng chỉ vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- HS khác nhận xét.

+ Mỗi nhóm HS thực hành tìm và chỉ trên quả địa cầu vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đới khí hậu (Lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ các đới khí hậu ở trang 113 SGK.

- GV gọi HS lần lượt lên bảng chỉ và nói tên vị trí các đới khí hậu trên sơ đồ.

- GV yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi:

1. Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?

Đó là những đới khí hậu nào?

2. Em có nhận xét gì về vị trí của các đới khí hậu trên Trái Đất?

- GV mời HS lên bảng trả lời câu hỏi.

- GV hỏi thêm: “Em nào có thể suy đoán được đặc điểm của ba đới khí hậu: đới nóng, đới lạnh và đới ôn hoà không?”

- GV gọi HS trả lời, sau đó GV chốt.

- GV mở rộng: Việt Nam nằm ở đới nóng.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát sơ đồ các đới khí hậu

- Đại diện HS lên trình bày:

+ Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu.

+ 2 đới nóng, 2 đới lạnh và 1 đới ôn hoà.

+ Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh.

- Các HS khác nhận xét.

+Đới nóng: hầu như nóng quanh năm.

+Đới lạnh: rất lạnh, ở hai cực nước đóng băng quanh năm.

+Đới ôn hoà: có đủ bốn mùa rõ rệt.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết được vị trí tương đối chính xác 5 đới khí hậu của Trái Đất trên quả địa cầu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành tìm vị trí các đới khí hậu. (Nhóm 4)

- Gọi Hs đọc câu hỏi thực hành.

-Quan sát quả địa cầu để tìm vị trí các đới khí hậu

GV lưu ý HS:

1. Các đường nét đứt trên quả địa cầu là các đường chỉ ranh giới các đới khí hậu.

2. Các đới khí hậu chạy vòng quanh quả địa cầu. 3. Có thể lấy bút dạ màu để đánh dấu vị trí các đới khí hậu tìm được.

- GV quan sát – hỗ trợ các nhóm chậm.

- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thực hành. (1 bạn chỉ,1 bạn đọc tên) vị trí và tên các đới khí hậu

- Gv nhận xét các nhóm về thái độ và kết quả thực hành.

- GV gọi HS đọc nội dung mục kiến thức cốt lõi ở trang 113 SGK.

- GV nhận xét chung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Mỗi nhóm quan sát quả địa cầu để tìm vị trí các đới khí hậu.

- Đại diện nhóm lên trình bày:

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- Lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

-GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS điền đúng các từ còn thiếu đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam, đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cùng điền

-GV yêu cầu đại diện 1 vài nhóm HS lên trình bày.

- GV chốt - Nhận xét tiết học.

- HS quan sát phiếu học tập.

- HS cùng thảo luận trao đổi.

- Đại diện nhóm lên trình bày:

- Lắng nghe, nhận xét, bổ xung.

- Lắng nghe. VN: Chuẩn bị cho tiết học sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐÁT VÀ BẦU TRỜI

Bài 21. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT CÁC ĐỚI KHÍ HẬU (Tiết 2).

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

*Về nhận thức khoa học:

- Chỉ được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả địa cầu.

- Trình bày được một vài hoạt động tiêu biểu của con người ở tùng đới khí hậu.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Quan sát sơ đồ các đới khí hậu rút ra được nhận xét về vị trí của các đới khí hậu trên Trái Đất.

*Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đến hoạt động sống của con người.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được một số hoạt động khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Sơ đồ các đới khí hậu trên Trái Đất (trang 113, 115 SGK).

+ Một số tranh ảnh về hoạt động tiêu biểu của con người ở các đới khí hậu.

- HS: VBT Tự nhiên và Xã hội 3. Bút màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe nhạc và hát theo bài hát “Khúc ca bốn mùa - Nhạc và lời: Nguyễn Hải”.

- Kết nối kiến thức:

?Một năm có mấy mùa đó là những mùa nào?

?Nước ta thuộc đới khí hậu nào? Để biết rõ điều đó cô cùng các em đi tìm hiểu tiết bài “Hình dạng Trái đất các đới khí hậu.”

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- Lớp hát

+ Trả lời: 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Lắng nghe – Mở SGK

2. Khám phá: Một số hoạt động tiêu biểu của con người ở các đới khí hậu

- Mục tiêu:

+ Trình bày được một số hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu.

+Sử dụng kĩ năng quan sát tranh, trình bày được sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết đặc trưng của các đới trong hình SGK trang 114, 115. Nêu được tên và đặc điểm của các đới đó

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về các hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đời khí hậu.( Nhóm – Lớp)

*Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu các nhóm làm việc.

- Gv theo dõi quan sát – hỗ trợ.

*Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV chiếu các hình 1 – 8 ở trang 114, 115 SGK lên, gọi đại diện các nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét.

-GV đưa ra câu hỏi đê mở rộng kiến thức:

? Qua hoạt động của người dân ở các đới khí hậu, các em hãy cho biết đặc điểm của từng đới khí hậu.

- Gv nhận xét – chốt nội dung

* Đặc điểm các đới khí hậu:

+ Đới nóng còn gọi là Nhiệt đới: Thường nóng quanh năm

+ Đới ôn hòa còn gọi là Ôn đới: khí hậu ôn hòa, có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

+ Đới lạnh còn gọi là Hàn đới: rất lạnh, ở hai cực của Trái Đất, quanh năm nước đóng băng.

- GV mở rộng: Việt Nam nằm ở đới nóng.

+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam

Liên hệ: Hãy kể một số hoạt động tiêu biểu của người dân Việt Nam.

Gv nhận xét tuyên dương.

- HS thảo luận nhóm.

+Các nhóm quan sát các hình 1 – 8 ở trang 114, 115 SGK rồi nói về hoạt động của người dân ở các đới khí hậu

- Một số nhóm trình bày.

- Các HS nhóm khác nhận xét.

- Kết quả trình bày:

Hình1: Chăn nuôi lạc đà.

H 2: Trồng, thu hái cà phê.

H 3: Đi lấy củi

H 4: Câu cá ở hồ băng

H 5: Tắm biển

H 6: trượt tuyết.

H 7: Trồng, thu hoạch lúa mì.

H 8:Chăn nuôi cừu.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

HSTL:

- Hình1&2: Đới nóng: khí hậu thường nóng quanh năm

- H 3 & H 4: Đới lạnh: rất lạnh, ở hai cực của Trái Đất, quanh năm nước đóng băng.

- H 5, H 6, H 7 & H 8: Đới ôn hòa: khí hậu ôn hòa, có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản,....Trồng cây công nghiệp và cây lương thực. ....

3. Luyện tập – Vận dụng.

- Mục tiêu: Thông qua việc làm bài, HS được luyện tập và vận dụng những kiến thức đã học về đới khí hậu: tên đới và vị trí của đới khí hậu trên Trái Đất.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Xác định vị trí các đới khí hậu trên sơ đồ. (Làm việc cá nhân.)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.” Xác định vị trí các đối khí hậu trên sơ đồ.”

+ Xác định vị trí các đới khí hậu trên sơ đồ.

*Chuẩn bị:

1. Hình vẽ sơ đồ các đới khí hậu trên Trái Đất (không màu và không có chữ).

2. Bút màu hoặc sáp màu.

*Thực hiện:

Viết tên đới khí hậu vào sơ đồ và tô màu.

- GV phát cho mỗi HS hình vẽ trên giấy khổ nhỏ.

Chú ý: Trong lúc thực hành, HS không được mở SGK. Làm xong HS nộp bài cho GV.

- Mời HS trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương (bổ sung).

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

* Bước 1: HS nhận tờ giấy có hình sơ đồ các đới khí hậu và chuẩn bị bút màu hoặc sáp màu.

* Bước 2: Thực hiện

HS viết tên các đới vào đúng vị trí rồi tô màu.

- HS theo dõi - quan sát, nhận xét, bổ sung.

4. HĐ vận dụng – củng cố.

- Gv nhận xét, dặn dò tiết học.

- Ghi nhớ nội dung bài học

- VN tìm hiểu về đới khí hậu của một số nước trên thế giới.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 32

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 22: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Tìm và nói được tên các châu lục và đại dương trên quả địa cầu.

- Chỉ được vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.

- Xác định được Viêt Nam nằm ở châu lục nào, tiếp giáp với biển nào.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS mổ tả vài nét về quang cảnh thiên nhiên nơi các em đang sống.

- GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- GV hỗ trợ, củng cố câu trả lời của HS, tuyên dương nhưng em mạnh dạn, xung phong chia sẻ.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe yêu cầu.

- Một vài HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Tìm và nói được tên các châu lục và đại dương trên quả địa cầu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quy định màu sắc trên quả địa cầu. (làm việc nhóm 6)

- Gv mời 1 HS đọc to thông tin, các HS khác đọc thầm. Yêu cầu cả lớp quan sát quả địa cầu.

- GV chia HS thành nhóm 6, yêu cầu các em quan sát hình trang 116 và thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Các màu trên quả địa cầu cho biết điều gì?

+ Màu nào chỉ nước? Bao gồm những loại địa hình nào?

+ Những màu nào chỉ đất? Bao gồm những loại địa hình nào?

+ Hãy chỉ trên mô hình quả địa cầu phần nước và phần đất.

+ Dựa vào màu sắc, xác định lục địa và đại dương.

+ Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét tuyên dương.

*GV: Đại dương chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất. Lục địa là phần đất liền lớn được bao boc bởi đại dương.

- 1 HS đọc to thông tin, các HS khác đọc thầm

- Cả lớp quan sát quả địa cầu.

- HS làm việc nhóm 6, quan sát hình trang 116 và thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ HS trả lời:

+ Màu xanh nước biển hiển thị biển, đại dương; màu xanh lá cây hiển thị đồng bằng; màu vàng hiển thị đồi; màu cam hiển thị cao nguyên; màu đỏ hiển thị núi.

+ Màu xanh chỉ nước, bao gồm biển và đại dương.

+ Các màu còn lại chỉ đất, bao gồm: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

+ HS chỉ trên mô hình quả địa cầu phần nước và phần đất.

+ Nước chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, dổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2. Tìm và nói tên các châu lục và đại dương trên quả địa cầu (làm việc nhóm 6)

- GV mời HS đọc thông điệp con ong ở trang 116 SGK do GV chia sẻ màn hình và trả lời các câu hỏi:

+ Lục địa là gì? Trên Trái Đất có mấy lục địa?

+ Đại dương là gì? Trên Trái Đất có mấy đại dương?

+ Biển là gì?

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV hướng dẫn HS chỉ trên quả địa cầu vị trí các châu lục và đại dương.

- GV yêu cầu HS lên chỉ trên quả địa cầu từng châu lục và đại dương(mỗi HS chỉ và đọc tên từ một đến hai châu lục hoặc đại dương.

- GV chia nhóm 6 và yêu cầu HS các nhóm tìm vị trí các châu lục và đại dương của Việt Nam trên quả địa cầu và trả lời câu hỏi:

+ Việt Nam nằm ở châu lục nào?

- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 2 HS đọc thông điệp con ong ở SGK trang 116 và trả lời các câu hỏi theo suy nghĩ của mình.

+ Lục địa là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, có nước vây quanh. Trên Trái Đất có 6 lục địa, bao gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.

+ Đại dương là khu vực tạo nên phần lớn thủy quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất có 4 đại dương, bao gồm: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

+ Biển là hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa nước của Trái Đất, bao gồm 4 đại dương lớn: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

- HS nhận xét.

- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

- 6 HS thực hiện.

- HS làm việc nhóm 6 tìm vị trí các châu lục và đại dương của Việt Nam trên quả địa cầu và trả lời câu hỏi:

+ Việt Nam nằm ở Châu Á.

- Đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh và thông tin về các dạng địa hình: núi, cao nguyên, đồi, dồng bằng.

- GV đánh giá, nhận xét hoạt động.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS thực hiện

- Học sinh tham gia chơi:

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 22: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển, đại dương.

- Xác định được nơi HS đang sống thuộc dạng địa hình nào.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa”. HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi trong mỗi bông hoa.

+ Bề mặt Trái Đất được chia thành mấy châu lục và mấy đại dương?

+ Kể tên các châu lục?

+ Kể tên các đại dương?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe, xung phong tham ngia trò chơi và trả lời.

+ Trả lời: Bề mặt Trái Đất được chia thành 6 châu lục và 4 đại dương.

+ Trả lời: Tên 6 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

+ Trả lời: Tên 4 đại dương là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đạo Tây Dương, Ấn độ Dương.

- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển, đại dương.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Nhận dạng một số dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất (làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu HS quan sát thật kỹ hình ở trang 117 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên các dạng địa hình có trong hình.

+ Sông, suối, hồ giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Núi, đồi khác nhau ở điểm nào?

+ Đồng bằng và cao nguyên giống và khác nhau ở điểm nào?

+ Biển và đại dương giống và khác nhau ở điểm nào?

+ Kể tên một số biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng mà em biết.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV mời HS đọc mục”Em cần biết”

- HS cả lớp quan sát hình ở trang 117 SGK và thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Một số học sinh chỉ các dạng địa hình theo yêu cầu trong hình.

+ Sông suối là những dòng nước chảy, hồ là những khoảng nước đọng. Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

+ Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng.

+ Biển là một phần nhỏ của đại dương. Một đại dương có thể gồm nhiều biển.

+ Biển: Biển Vũng Tàu, biển Nha Trang, biển Cửa Lò, ...; Hồ: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Ba Bể, hồ Tuyền Lâm,...; Sông: sông Hương, sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Bạch Đằng,...; Núi: núi Bà Đen, núi Lang-biang, núi Yên Tử, núi Phan-xi-păng,...; Cao nguyên: cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Pleiku,...; Đồng bằng: đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,...

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 3-5 HS đọc mục “Em cần biết”.

Sông suối là những dòng nước chảy, hồ là những khoảng nước đọng.

Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng.

3. Luyện tập

- Mục tiêu: Xác định được núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng trên hình ảnh.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Nhận dạng một số dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất qua tranh, ảnh (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV chiếu bảng như trong SGV. Yêu cầu HS quan sát.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 quan sát hình 1-8 ở trang 118 SGK, thảo luận chỉ ra đâu là biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và trả lời: Nơi em ở có những dạng địa hình nào?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Hình 1: Suối + Hình 2: Sông

+ Hình 3: Hồ + Hình 4: Biển

+ Hình 5: Núi + Hình 6: Đồi

+ Hình 7: Cao nguyên + Hình 8: Đồng bằng

Lưu ý: Tùy từng địa phương để HS trả lời câu hỏi.

VD: Nơi em ở có những dạng địa hình: sông, suối, núi, đồng bằng, ...

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát, suy nghĩ hoàn thiện bài.

- HS làm việc nhóm 4 quan sát từ hình 1-8 trang 118 SGK, thảo luận chỉ ra đâu là biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và trả lời: Nơi em ở có những dạng địa hình nào?

- Đại diện 3 nhóm trình bày.

- Hs nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Vẽ hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về các dạng địa hình (Làm việc nhóm 4)

- GV nhắc HS vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh và thông tin về các dạng địa hình: sông, hồ, đồng bằng, cao nguyên, núi, đồi, biển và đại dương.

- Nhận xét bài học.

- Dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 33

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 23: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

- Chỉ trên sơ đồ chiều chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời; chuyển động của Trái Đất quanh mình nó; Chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.

- Nêu được hiện tượng ngày và đêm.

- Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. Giải thích được ở mức độ đơn giản đơn giản hiện tượng ngày và đêm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Trái đất này là của chúng mình” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nhắc đến gì?

+ Tác giả bài hát đã viết Trái Đất là của ai?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: nhắc đến Trái Đất

+ Trả lời: Trái Đất là của chúng mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

+ Nêu được từ mặt trời Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

- Cách tiến hành:

Hoạt động: Tìm hiểu hệ Mặt Trời và vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. (làm việc theo cặp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh Sơ đồ các hành tinh trong hệ Mặt Trời và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày

+ Chỉ và nói với bạn tên các hành tinh trong sơ đồ.

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

+ Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời. Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và ttrar lời 2 câu hỏi:

+ HS chỉ trên tranh.

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố về kiến thức hệ Mặt Trời, các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Cho HS quan sát tranh.

- YC HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời? Đó là những hành tinh nào?

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

+ Vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- HS quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm.

+ Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời. Đó là: Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Thủy tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh

+ Từ Mặt Trời ra xa đần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

+Vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác: Trái Đất xa Mặt Trời hơn so với Thủy tinh và Kim tinh nhưng lại gần Mặt Trời hơn so với Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Gọi HS nhắc lại các hành tinh trong hệ mặt trời.

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS xem trước bài học giờ sau.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TUẦN 33

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 23: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

- Chỉ trên sơ đồ chiều chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời; chuyển động của Trái Đất quanh mình nó; Chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.

- Nêu được hiện tượng ngày và đêm.

- Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. Giải thích được ở mức độ đơn giản đơn giản hiện tượng ngày và đêm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

- GV Nhận xét, tuyên dương chung bài về nhà.

- GV dẫn dắt vào bài mới

+ Hành tinh thứ ba.

- lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Quan sát, chỉ được chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

+ Quan sát và trình bày được về chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.

+ Thực hiện được quay quả địa cầu theo chiều chuyển hướng của Trái Đất quanh mình nó.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời. (làm việc theo cặp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh quan sát tranh, chỉ và nói với bạn chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời trên sơ đồ.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương chốt câu trả lời và yêu cầu học sinh đọc lại.

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một đường gần tròn.

+ Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

- GV cung cấp, mở rộng thêm thông tin cho HS:

+ Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo những đường gần tròn. Trên sơ đồ, khi nhìn từ trên xuống, các hành tinh chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.

+ Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời của các hành tinh khác nhau là khác nhau. Bảng thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời của một số hành tinh:

Hành tinh

Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời

Thủy Tinh

88 ngày

Kim Tinh

225 ngày

Trái Đất

1 năm ( khoảng 365 ngày)

Hỏa Tinh

Gần 2 năm

Hải Vương Tinh

165 năm

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động của Trái Đất quanh mình nó. ( Làm việc theo cặp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh đọc thông tin, quan sát tranh chỉ và nói về chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.

- YC HS thảo luận và trao đổi với bạn trả lời câu hỏi:

+ Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động quanh mình nó cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét bổ xung câu trả lời.

+ Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều từ Tây sang Đông. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. 

+ Trái Đất có chuyển động quanh mình nó và quanh Mặt Trời. Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó ngược chiều kim đồng hồ.

- GV gọi một vài HS lên thực hành quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Một số học sinh trình bày.

- Lớp thảo luận theo cặp, đưa ra kết quả trình bày kết quả trên sơ đồ.

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một đường gần tròn.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- HS đọc lại bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc thông tin và thảo luận với bạn để trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày.

+ Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó ngược chiều kim đồng hồ.

- HS nhận xét, bổ xung câu trả lời.

- HS đọc

- 2-3 HS thực hiện trước lớp.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu: Thực hành , củng cố hiểu biết về chuyển động của Trái Đất.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó. (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó trên sơ đồ.

- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Gọi HS khác nhận xét, bổ xung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa bổ xung và hoàn thiện câu trả lời.

+ Trong quá trình chuyển động của Trái Đất, hướng trục quay của Trái Đất luôn không đổi.

+ Chúng ta cũng đanh chuyển động cùng Trái Đất.

* GV tổ chức cho HS trò chơi đóng vai “Mặt Trời và Trái Đất”

- Mời HS đọc thông tin và quan sát hình minh họa trào chơi.

- GV mời một vài cặp HS xung phong tham gia chơi đóng vai “Mặt Trời và Trái Đất”

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó trên sơ đồ.

- Các nhóm trình bày.

+ Hướng trục quay của Trái Đất không thay đổi.

- HS nhắc lại.

- HS quan sát tranh và đọc thông tin.

- HS tham gia chơi

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv đưa ra một vài hình ảnh về chuyển động của Trái Đất.

+ Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động quanh mình nó cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

+ Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời của Trái Đất là bao lâu?

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Ngược chiều kim đồng hồ.

+ 365 ngày ( 1 năm)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 34

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 23: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

- Chỉ trên sơ đồ chiều chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời; chuyển động của Trái Đất quanh mình nó; Chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.

- Nêu được hiện tượng ngày và đêm.

- Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. Giải thích được ở mức độ đơn giản đơn giản hiện tượng ngày và đêm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Nhìn từu cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động quanh mình nó cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- GV Nhận xét, tuyên dương chung bài về nhà.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

+ Ngược chiều kim đồng hồ.

- HS nhận xét.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Giải thích được vì sao có ngày và đêm

+ Chỉ được chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh trái đất trên sơ đồ

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu vì sao có ngày và đêm (làm việc cá nhân)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh đọc , thực hiện theo hướng dẫn chuẩn bị thực hành theo sgk/ 122

- GV HD và làm mẫu cho HS quan sát.

- GV gọi một số em lên bảng quan sát và nhận xét.

- Mời HS lên bảng thực hành, quay quả địa cầu đồng thời mô tả, giải thích về sự thay đổi ngày và đêm.

- GV nhận xét, chốt nội dung và mời HS đọc.

+ Trái Đất vừa chuyển động quanh Mặt Trời, vừa chuyển động quanh mình nó.

+ Tại nơi trên Trái Đất, khoảng thời gian được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, khoảng thời gian không được chiếu sáng là đêm. Ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. ( Làm việc theo cặp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ, chỉ và nói với bạn về chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Graphical user interface

Description automatically generated

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét bổ xung nội dung.

+ Mặt Trăng không tự phát sáng. Mặt Trăng sáng do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời.

+ Chỉ có thể nhìn thấy một mặt của Mặt Trăng từ Trái Đất.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc bài.

- Lớp quan sát.

- HS lên bảng thực hành, mô tả giải thích.

- HS đọc nội dung.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhận xét, bổ xung câu trả lời.

- HS đọc

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Thực hành , củng cố kiến thức về chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành về chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất”..

- GV phổ biến cách chơi.

- Cho học sinh quan sát hình minh hoa cách chơi.

+ Một bạn đóng vai Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Một bạn đóng vai đóng vai Trái Đất.

- GV mời một số HS xung phong tham gai đóng vai.

- GV nhận xét, tuyên dương các đội chơi.

- GV chốt nội dung, mời HS đọc.

+ Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS xung phong tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv đưa ra một vài hình ảnh về ngày và đêm.

+ Tại sao có ngày và đêm?

- GV đánh giá, nhận xét.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Tại nơi trên Trái Đất, khoảng thời gian được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, khoảng thời gian không được chiếu sáng là đêm. Ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

………………………………………………………..

TUẦN 34

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 23: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

- Chỉ trên sơ đồ chiều chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời; chuyển động của Trái Đất quanh mình nó; Chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.

- Nêu được hiện tượng ngày và đêm.

- Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. Giải thích được ở mức độ đơn giản đơn giản hiện tượng ngày và đêm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS lên bảng thực hiện và giải thích hiện tượng ngày và đêm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- 2 HS lên bảng.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Củng cố hiểu biết về chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất.

+ Thực hành vận dụng được hiểu biết về chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời để giới thiệu cho người khác.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Thực hành chỉ và nói với bạn về chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng trong sơ đồ. (Làm việc theo cặp)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ.

- YC HS thảo luận theo nhóm.

- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, bổ xung nội dung và yêu cầu HS đọc lại.

 + Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông.

+ Mặt Trăng là vệ sinh của Trái Đất.Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ (tức là thời gian Mặt Trăng quay quanh trục...

Hoạt động 2. Thực hành đóng vai nhà du hành vũ trụ, giới thiệu với các bạn về Trái Đất, Mặt Trăng và Trái Đất. (Làm việc theo nhóm)

- Mời HS quan sát tranh.

- GV hướng dẫn cách đóng các vai.

+ Nội dung

+ Cách thức giới thiệu

+ Phân công nhiệm vụ

- YC HS thảo luận nhóm.

- Mời các nhóm trình bày.

- Mời nhóm khác nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát

- HS thảo luận chỉ và nói với bạn về chiều chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV

- HS thảo luận nhóm.

- Các nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv đưa ra một vài hình ảnh về chuyển động của Trái Đất.

+ Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- GV đánh giá, nhận xét.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.....................................................................

TUẦN 35

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống được các kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời.

- Xác định được các phương hướng, hình dạng Trái Đất, các đới khí hậu, bề mặt Trái Đất, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Giới thiệu sản phẩm đã sưu tầm về chủ đề.

- Trân trọng, yêu quý quê hương, đất nước.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS kiểm tra kiến thức cũ với quả địa cầu

+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu

+ Xác định nước ta là ban ngày thì nước nào là ban đêm và ngược lại.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS thực hiện

- HS lắng nghe.

2. Thực hành:

- Mục tiêu:

+ Hệ thống được những kiến thức đã học về phương hướng, một số đặc điểm của Trái Đất, Trái Đất trong hệ mặt trời.

+ HS chơi trò chơi vui vẻ, tự tin xác định được các các hành tinh trong hệ Mặt Trời, chuyển động của Trái Đất.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Giới thiệu và Trái đất. (làm việc nhóm 6).

- GV mời HS đọc yêu cầu BT 1 trang 125 (SGK).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành giới thiệu về Trái Đất theo gợi ý trên phiếu BT.

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt hoạt động 1.

- 2 HS đọc yêu cầu BT 1 trang 125(SGK).

- Học sinh thảo luận và làm bài

- HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả.

+ Hình dạng Trái Đất: Hình cầu.

+ Bề mặt Trái Đất: Trên bề mặt Trái Đất có phần là đất, có phần là nước. Những khối đất liền lớn gọi là lục địa và chia thành 6 châu lục: châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Những khoảng nước mênh mông bao bọc các lục địa gọi là đại dương và có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình: đại dương, biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

+ Các đới khí hậu: gồm 3 đới: đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh.

Trái Đất trong hệ Mặt Trời: là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.

Chuyển động của Trái Đất:

Chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết một năm.

Chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó: Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ  theo chiều từ Tây sang Đông. Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh mình nó là 24 giờ.

Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất: Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng ngược chiều kim đông hồ theo chiều từ Tây sang Đông.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2. Tổ chức trò chơi: “Ai đúng, ai nhanh” (làm việc nhóm 4 ).

- GV mời HS đọc yêu cầu câu 6/75 VBT.

Câu 6: Các câu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng.

Đúng

Sai

1. Có tám hành tinh trong

hệ Mặt Trời.

2. Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ tư.

3. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều chuyển động quanh Mặt Trời.

4. Mặt Trăng chuyển động quang Trái Đất.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng". Nhóm nào làm đúng, nhanh sẽ là nhóm thắng cuộc. Các nhóm làm bài trên phiếu BT lớn.

- GV mời HS nhận xét.

- GV cùng HS nhận xét và khen ngợi nhóm làm đúng, làm nhanh.

- 2 HS đọc yêu cầu câu 6/75 VBT.

- HS tham gia trò chơi theo nhóm 4.

Đúng

Sai

1.Có tám hành tinh trong hệ Mặt Trời.

x

2. Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ tư.

x

3. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều chuyển động quanh Mặt Trời.

x

4. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.

x

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức đã học qua câu 7, câu 8 trang 75 VBT TNXH.

- GV yêu cầu HS làm bài trong VBT.

- GV mời HS báo cáo kết quả bài làm.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS làm bài trong VBT.

- 2-3 HS báo cáo kết quả.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Xác định được các phương hướng, hình dạng Trái Đất, các đới khí hậu, bề mặt Trái Đất, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Biết đặt câu hỏi, quan sát, thu thập, xử lí thông tin.

- Giới thiệu được một số dạng địa hình qua các hình đã sưu tầm.

- Trân trọng, yêu quý quê hương, đất nước.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Đông, Tây, Nam, Bắc

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết đặt câu hỏi, quan sát, thu thập, xử lí thông tin.

+ HS biểu lộ được cảm xúc về quê hương, đất nước mình trong thư

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Vẽ hoặc làm mô hình Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt Trời. (Làm việc nhóm 6).

- GV yêu cầu từng nhóm HS trao đổi, lựa chọn việc Vẽ hoặc làm mô hình Mặt Trời và cách thức thể hiện cụ thể Mặt trời và các hành tinh.

- GV nêu một số câu hỏi gợi ý:

+ Em vẽ hay làm mô hình Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt trời?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS làm việc nhóm 6 và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời theo thống nhất chung của nhóm đã chọn.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Biết đặt câu hỏi, quan sát, thu thập, xử lí thông tin.

+ Giới thiệu được một số dạng địa hình qua các hình đã sưu tầm.

+ HS biểu lộ được cảm xúc về quê hương, đất nước mình trong thư

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Giới thiệu một số dạng địa hình qua các hình đã sưu tầm.(Làm việc nhóm 4).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “MC”. GV yêu cầu HS chuẩn bị trang trí, bày biện triển lãm và giới thiệu các bức tranh về các dạng địa hình nhóm mình đã sưu tầm.

- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.

_ GV mời đại diện các nhóm giới thiệu những bức tranh, hình vẽ nhóm mình đã sưu tầm được.

VD:

  1. Địa hình đồi. 3. Địa hình biển.
  2. Địa hình sông. 4. Địa hình hồ.

- GV mời HS nhận xét

- GV hỏi thêm: Cảm nghĩ về quê hương, đất nước mình qua những bức tranh, hình vẽ mà em đã sưu tầm được.

- GV nhận xét, cùng cả lớp bình bầu nhóm thắng cuộc: Có nhiều bức tranh đa dạng nhất, giới thiệu hay nhất.

- Nhận xét bài học.

- Dặn dò về nhà.

- HS làm việc nhóm 4 và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Đại diện các nhóm giới thiệu những bức tranh, hình vẽ nhóm mình đã sưu tầm được

- HS nhận xét, bổ sung

- HS trả lời

- Học sinh tham gia bình bầu nhóm thắng cuộc cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------