Phân phối chương trình tự nhiên xã hội lớp 2 sách kết nối tri thức

Phân phối chương trình tự nhiên xã hội lớp 2 sách kết nối tri thức

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phân phối chương trình tự nhiên xã hội lớp 2 sách kết nối tri thức

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tuần

Tiết

Tên chủ đề

Bài học

Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ chức

Ghi chú

1

2

Gia đình

Các thế hệ trong gia đình

- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

- Nói được sự cần thiết của việc chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện những việc làm thể hiện điều đó.

- Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

2

2

Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

- Thu thập và noi đưuọc một số thông tin về công việc, nghề có thu nhập , những công việc tình nguyện không nhận lương.

- Chia sẻ được với các bạn và người thân về công việc yêu thích sau này.

3

2

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

- Kể tên một số đồ dùng , thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

- Thu thập thông tin về một số lí do gây ngộ độc và đề xuất được những việc làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.

- Biết cách xử lí những tình huống đơn giản khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống.

4

2

Giữ sạch nhà ở

- Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở ( bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở ( bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

5,6

3

Ôn tập chủ đề về Gia đình

- Hệ thống được kiens thức đã học về chủ đề Gia đình.

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về các thế hệ trong gia đình, nghề nghiệp của người lớn, cách phòng chống ngộ độc khi ở nhà và những việc đã làm để giữ sạch nhà ở.

- Trân trọng, yêu quý gia đình và thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương các thế hệ trong gia đình.

- Thực hiện phòng tránh ngộ độc và giữ vệ sinh nhà ở bằng những việc là cụ thể.

6,7

2

Trường học

Chào đón ngày khai giảng

- Kể được một số hoạt động diễn ra trong ngày khai giảng và nói được ý nghĩa của ngày đó.

- Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ cảm nhận của bản thân trong ngày khai giảng.

- Tích cực tham gia các hoạt động trong ngày khai giảng.

- Yêu quý trường lớp, bạn bè, thầy cô.

7,8

2

Ngày hội đọc sách của chúng em

- Kể được một số hoạt động diễn ra trong ngày hội đọc sách và nói được ý nghĩa của sự kiện này.

- Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ cảm nhận của bản thân trong ngày họi đọc sách.

- Tích cực đọc sách và tham gia các hoạt động trong ngàyhội này.

- Tuyên truyền cho hoạt động đọc sách, yêu quý sách và tự giác đọc, học tâp những điều hay từ sách.

8,9

2

An toàn khi ở trường

- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường.

- Biết cách lựa chọn các hoạt động an toàn và hướng dẫn các bạn vui chơi an toàn khi ở trường.

- Có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác.

- Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường.

9,10

2

Giữ vệ sinh trường học

- Thực hiện được việc giưc vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

- Chia sẻ cảm nghĩ của bản thân sau khi tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, làm đẹp trường lớp.

10,11

3

Ôn tập chủ đề Trường học

- Hệ thống hóa được kiến thức đã học về trường học.

- Chia sẻ thông tin với bạn be về các hoạt động ở trường trong ngày khai giảng, ngày hội đọc sách, hoạt động tuyên truyền an toàn khi ở trường.

- Tuyên truyền dể các bạn biết phòng tránh các tình huống nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và thực hiện việc giữ vệ sinh trường học.

- Yêu quý trường lớp, bạn bè, thầy cô và tích cực tham gia các hoạt động ở trường một cách an toàn.

12

2

Cộng đồng địa phương

Hoạt động mua bán hàng hóa

- Kể tên được một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày và vai trò của hàng hóa đó đối với cuộc sống con người.

- Nói được cách mua hàng hóa trong cửa hàng , chợ siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

- Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trươc khi mua.

- Có ý thức tiết kiệ khi sử dụng hàng hóa và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.

13

1

Thực hành mua bán hàng hóa

- Biết cách lựa chọn những hàng hóa cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết cách mua hàng hóa ở những địa điểm khác nhau.

- Thực hành lựa chọn hàng hóa phù hơp về giá cả và chất lượng ( theo tình huống giả định).

13,14

2

Hoạt động giao thông

- Kể tên được các loại đường giao thông.

- Nêu được một só phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.

- Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo gia thông.

- Vận dụng được trong thực tế cuộc sống khi tham gia giao thông.

- Có ý thức thực hiện và tuyên truyền người khác tuân thủ các quy định của biển báo giao thông.

14,15

2

Cùng tham gia giao thông

- Nêu được có quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (Ví dụ xe máy, xe buýt, đò, thuyền,... và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

- Dự đoán nhận biết được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông.

- Biết cách xử lý những tình huống đơn giản xảy ra khi bản thân hoặc người thân tham gia giao thông.

- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.

15,16

3

Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương

-Hệ thống hóa kiến thức đã học trong chủ đề cộng đồng Địa phương.

- Chia sẻ thông tin với bạn về cách mua bán, lựa chọn, hàng hóa cho phù hợp về giá cả và chất lượng.

-Thực hiện được các quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông và tuyên truyền để những người xung quanh cùng thực hiện.

17

2

Thực vật động vật

Thực vật sống ở đâu?

- Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật xung quanh.

- Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật thông qua quan sát thực tế, tranh, ảnh và video clip.

- Phân loại được thực vật theo môi trường sống.

- Biết cách chăm, tưới cây đúng cách.

18

2

Động vật sống ở đâu?

- Đặt và trả lời được câu hỏi về môi trường sống của động vật thông qua quan sát thực tế, tranh, ảnh, hoặc video.

- Nêu được tên và nơi sống của một số động vật xung quanh.

- Phân loại được động vật theo môi trường sống.

- Yêu quý và biết chăm sóc con vật đúng cách.

19,20

3

Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật?

- Đặt và trả lời được câu hỏi về môi trường sống của động vật thông qua quan sát thực tế, tranh, ảnh, và video.

- Nêu được tên và nơi sống của một số động vật xung quanh.

- Phân loại được động vật theo môi trường sống.

- Yêu quý và biết chăm sóc con vật đúng cách.

20,21

3

Thực vật và động vật quanh em

- Tìm hiểu, điều tra được một số thực vật và động vật xung quanh.

- Mô tả được môi trường sống của một số thực vật và động vật.

- Tìm hiểu những việc làm của người dân tác động đến môi trường sống của thực vật và động vật.

- Yêu quý động vật, thực vật nói chung và động vật, thực vật xung quanh nói riêng.

22,23

3

Ôn tập chủ đề Động vật và thực vật

- Củng cố được các kiến thức, kỹ năng đã học về môi trường sống của thực vật và động vật.

- Thực hiện được một số việc làm bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.

23,24

2

Con người và sức khỏe

Tìm hiểu cơ quan vận động

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh, ảnh.

- Nhận biết được ở mức độ đơn giản chức năng của cơ, xương và khớp qua các hoạt động vận động.

- Nêu được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động không hoạt động.

24,25

2

Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

- Kể tên được những việc làm giúp chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động.

- Kể tên được những việc làm gây hại cho cơ quan vận động.

- Thực hiện được đi, đứng, ngồi, bê, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

25,26

2

Tìm hiểu cơ quan hô hấp

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, hình vẽ.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn dẫn ban đầu qua hoạt động hít vào và thở ra.

Đưa ra có được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người khi cơ quan hô hấp không hoạt động.

Nêu được sự cần thiết của cơ quan hô hấp, không có cơ quan hô hấp thì không có sự sống.

26,27

2

Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp

- Chị và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, hình vẽ.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn dẫn ban đầu qua hoạt động hít vào và thở ra.

- Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người khi cơ quan hô hấp không hoạt động.

- Nêu được sự cần thiết của cơ quan hô hấp, không có cơ quan hô hấp thì không có sự sống.

27,28

2

Tìm hiểu cơ quan bài tiết nước tiểu

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, hình vẽ.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động thaitr nước tiểu.

- Kể tên được một số bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể mỗi người khi cơ quan bài tiết nước tiểu không hoạt động.

- Đưa ra được ví dụ cho thấy sự cần thiết của cơ quan bài tiết nước tiểu.

28,29

2

Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu

- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn đi để phòng tránh bệnh sỏi thận.

- Giải thích được những việc nên và không nên để chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Thực hiện được vệ sinh cá nhân và ăn uống hợp lý để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Tuyên truyền và hướng dẫn cho người khác biết cách chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu..

29,30

3

Ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe

- Củng cố các kiến thức, kỹ năng đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

- Có ý thức và thực hiện được một số việc làm cơ bản để chăm sóc và bảo vệ cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

- Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

31

2

Trái đất và bầu trời

Các mùa trong năm

- Nêu được tên và một số đặc điểm (thời tiết, cảnh vật) của các mùa xuân, hè, thu, đông ; nêu được nơi có thời tiết bốn mùa ở nước ta.

- Nêu được tên và một số đặc điểm của mùa mưa và mùa khô, nếu được nơi có thời tiết theo mùa ở nước ta.

- Xác định được nơi mình đang sống có thời tiết diễn ra chủ yếu theo mùa nô.

- Nêu được cách mặc trang phục phù hợp theo mùa.

- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.

- Có ý thức theo dõi dự báo thời tiết để thực hiện việc lựa chọn trang phục và đồ dùng phù hợp với thời tiết.

32

2

Một số thiên tai thường gặp

- Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai ở mức độ đơn giản.

- Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

- Đưa ra một số ví dụ cụ thể về thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Có ý thức chia sẻ khó khăn với người dân ở những xảy ra thiên tai.

33,34

3

Luyện tập ứng phó với thiên tai

- Nêu được một số cách ứng phó, nhằm giảm nhẹ những rủi ro do thiên tai gây ra ở địa phương.

- Luyện tập được một số cách ứng phó với những thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

- Có ý thức chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh những rủi ro do thiên tai.

34,35

3

Ôn tập chủ đề Trái đất và bầu trời

- Củng cố được các kiến thức, kỹ năng đã học về các mùa trong năm, các thiên tai thường gặp.

- Xác định và thực hiện được một số biện pháp ứng phó với thiên tai.

- Làm được một sản phẩm của chủ đề (trang phục bằng giấy, tranh vẽ, …)