Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức học kỳ 1 theo công văn 5512

Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức học kỳ 1 theo công văn 5512

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức học kỳ 1 theo công văn 5512

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 1 + 2

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Tập đọc: Tôi là học sinh lớp 2

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

1. a. Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu

biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.

b. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

2. Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường.

3. Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ; nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Cách đọc - hiểu thể loại truyện tự sự. Chú ý cách đọc lời người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và cách chuyển đổi giọng đọc lời nhân vật theo lời dẫn trực tiếp.

+ Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của trẻ em trong kì nghỉ hè để HS tham khảo trong phần Nói và nghe.

+ Mẫu chữ viết hoa A.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

2

8

10

5

4

2

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV chiếu đoạn phim có hình ảnh lớp những ngày đầu đi học trên nền nhạc bài “Ngày đầu tiên đi học”.

+ Cảm xúc

của em ngày đầu đi học thế nào?

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, thấy được hình ảnh ngôi trường, cảnh HS nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường.

- GV dẫn dắt: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn.

- GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý:

+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,...)

+ Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em?

+ Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng?

- GV mời 2 - 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng.

- GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài.

GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, có một câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường. Chúng ta cùng nghe bạn kể lại nhé!

- GV ghi đề bài: Tôi là học sinh lớp 2.

- GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc.

- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.

- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS.

- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ háo hức.

- GV HD luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức cho HS đọc thi đua.

- GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng.

- Gọi HS đọc toàn VB.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS xem và hát theo.

+ HS trả lời theo cảm nhận của mình.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- HS thảo luận nhóm 2.

+ Em đã cùng mẹ mua ba lô mới, đồng phục mới…

+ Em được mẹ chuẩn bị cho.

+ Em có cảm giác rất hồi hộp, phấn khởi,...

+ Em thấy vui và háo hức…

- Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

- HS lắng nghe.

- Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- Bài được chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “sớm nhất lớp”.

+ Đoạn 2: Từ “Tôi háo hức”… đến “cùng các bạn”.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- HS thảo luận, cử đại diện.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+VD: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy.

- HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện đọc câu dài.

VD: Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười/ ở trong sân.

+ Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái.

- 3 – 4 HS đọc câu.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2-3).

- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng.

- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ loáng (một cái): rất nhanh

+ níu: nắm lấy và kéo lại

+ lớn bổng: lớn nhanh và vượt hẳn lên

+ tủm tỉm: kiểu cười không mở miệng, chỉ cử động môi một cách kín đáo

+ háo hức: vui sướng nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, vui sắp tới

+ ríu rít: từ diễn tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn ràng như bầy chim;

+ rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn làm gì đó

VD: Em háo hức mong chờ ngày khai trường.

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm

- 2HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật.

- 1-2HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2: TÌM HIỂU BÀI

3

4

10

12

3

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

* Củng cố

-Học sinh vận động tại chỗ

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm.

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.

- GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài.

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng: 

a. vùng dậy      

b. muốn đến sớm nhất lớp      

c. chuẩn bị rất nhanh 

d. thấy mình lớn bổng lên

- GV và HS nhận xét. 

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng. 

- Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh, GV có thể mở rộng câu hỏi:

+ Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng? 

- GV chốt ý, chuyển câu hỏi 2.

Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao? 

- GV tổ chức HS làm việc cả lớp. 

- GV và HS thống nhất đáp án. 

- GV và HS nhận xét. 

Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2? 

- GV nêu câu hỏi, HS tìm câu trả lời

+ GV và HS nhận xét thống nhất đáp án.

- GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ bản thân:

+ Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1?

+ Các em thấy mình có gì khác so với các em lớp 1?

- GV cùng HS nhận xét đánh giá thi đua.

- GV cho HS đọc diễn cảm cả bài.

- GV lắng nghe và sửa chữa cho HS (nếu có).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.

Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè

- GV và HS thống nhất đáp án đúng (đáp án c).

Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

- Tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 1 - 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

+ GV và cả lớp góp ý.

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm.

+ GV động viên HS đưa ra các cách nói lời chào tạm biệt khác nhau.

+ GV khuyến khích HS mở rộng thêm các tình huống khác nhau để nói lời tạm biệt mẹ.

b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.

- GV tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

- GV và cả lớp góp ý.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS hát tập thể bài Đi học

- 1-2HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2.

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- 2 HS đọc lại đoạn 1.

- HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

+ Đáp án: a, b, c

- Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. 

- Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án. 

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. (Một nhóm nêu câu hỏi, một nhóm trả lời và đổi lại).

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- HS nêu theo cảm xúc thật của mình.

- 1HS đọc câu hỏi 2.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp.

- 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2.

- Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi). 

+ Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn

- 1HS đọc câu hỏi 2.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp.

- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

+ Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- Gợi ý: Điểm khác biệt có thể là về tính cách của bản thân (tự tin, nhanh nhẹn hơn), học tập (đã biết đọc, biết viết/ đọc viết trôi chảy), quan hệ bạn bè (nhiều bạn bè hơn, biết tất cả các bạn trong lớp, có bạn thân trong lớp,...), tình cảm với thầy cô (yêu quý các thầy cô), tình cảm với trường lớp (biết tất cả các khu vực trong trường, nhớ vị trí các lớp học,...

- HS liên hệ bản thân.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS đọc lại cả bài.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc theo nhóm 4.

- Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình.

- Đại diện nhóm nêu kết quả.

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

- 1 - 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

VD: Con chào mẹ, con đi học đấy ạ.

- HS làm việc theo cặp đôi.

+ Từng em đóng vai con để nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

VD: Con chào mẹ ạ, con đi học chiều con về mẹ nhé...

VD: Chào tạm biệt mẹ đi công tác (Con chào mẹ ạ, mẹ sớm về với con mẹ nhé), chào tạm biệt mẹ để về quê với ông bà (Con chào mẹ, con sẽ gọi điện cho mẹ hằng ngày nhé),...)

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

- 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

- HS nói lời chào với thầy, cô giáo khi đến lớp.

VD: Em chào thầy/cô ạ.

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 3

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Tập viết : Chữ hoa A

I.MỤC TIÊU

- Biết viết chữ hoa A (cỡ vừa và nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- Ôn bảng chữ cái

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Mẫu chữ A ( cỡ vừa). Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ( cỡ vừa và nhỏ).

2. Học sinh: Vở tập viết, bảng con.

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

12

12

4

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa

b. Viết ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

* GV giới thiệu vào bài: Ở lớp 1 các con được làm quen với chữ A viết hoa. Trong tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con viết thật đúng, dẹp chữ A viết hoa cỡ nhỡ và chữ nhỏ.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa A và hướng dẫn HS cách viết.

+ GV cho HS quan sát chữ viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa A trên màn hình, nếu có), phân tích cấu tạo của chữ A viết hoa.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ A hoa (nếu có).

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết

- GV cho HS viết bài trong vở. Quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV cùng HS nhận xét bài viết.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS

- GV hướng dẫn HS:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa?

+ Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu)

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?.

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV quan sát giúp đỡ HS viết bài.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV trưng bày một số bài viết đẹp.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Hs hát tập thể.

- HS lắng nghe, chuẩn bị VTV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa A: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa A.

• Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li.

• Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu.

Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dùng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5,5 thì dừng lại.

Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượn ngang thân chữ.

- HS tập viết chữ viết hoa A (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS lắng nghe, sửa chữa.

- HS đọc câu ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+Viết chữ viết hoa A đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa A, h, g cao 2,5 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ p cao 2 li (1 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1, 5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ hoa A (Ánh) và chữ ă (nắng), dấu huyền đặt trên chữ cái a (tràn) và giữa ơ (trường), dấu nặng đặt dưới chữ cái â (ngập).

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái g trong tiếng trường.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS quan sát, cảm nhận.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 4

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Kể chuyện: Những ngày hè của em

I.MỤC TIÊU

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.

- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

- Viết 2 - 3 câu về những ngày hè của em

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Các tranh minh hoạ trong SGK,

2. Học sinh: Giấy, bút. Làm việc theo nhóm

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

13

15

4

* Khởi động

6. Nói và nghe

7. Vận dụng

8. Củng cố, dặn dò

GV hướng dẫn HS làm việc chung cả lớp:

+ Quan sát tranh.

+ Nêu nội dung các bức tranh:

Tranh vẽ cảnh ở đâu?

Trong tranh có những ai?

Mọi người đang làm gì?

+ GV gọi một số (3 – 4) HS trả lời.

+ GV hỏi: Theo em, các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?

- GV giao nhiệm vụ: Các em vừa trải qua kì nghỉ hè sau 9 tháng học tập ở nhà trường. Các em hãy kể về kì nghỉ hè vừa qua của mình theo các câu hỏi gợi ý trong SHS, chỉ nên chọn kể về những gì đáng nhớ nhất.

- GV và cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

+ Bước 1:. Nhớ lại những ngày sắp kết thúc kì nghỉ hè, nhớ lại suy nghĩ, cảm xúc của mình trong những ngày đầu trở lại trường đi học.

+ Bước 2: Làm việc nhóm.

+ Bước 3: Một số HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, góp ý.

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng.

- Viết 2 – 3 cầu về kì nghỉ hè

- GV lưu ý: HS có thể vẽ tranh minh hoạ về ngày hè của mình (nếu thích).

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính.

Sau bài học Tôi là học sinh lớp 2, các em đã:

- Đọc - hiểu bài Tôi là học sinh lớp 2.

- Viết đúng chữ viết hoa A và câu ứng dụng.

- Nói được điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể

a. Kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em.

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

+ Tranh 1 vẽ cảnh cả nhà về thăm quê, mọi người có lẽ vừa xuống xe ô tô đi về phía cầu bắc qua con kênh nhỏ;

Tranh 2 vẽ cảnh bãi biển, mọi người tắm biển, xây lâu đài cát, thả diều,...

Tranh 3 vẽ các bạn trai chơi đá bóng.

- 3 – 4 HS trả lời.

- HS trả lời: Các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong kì nghỉ hè.

- HS làm việc theo nhóm/ cặp:

+ Từng HS nói theo gợi ý trong SHS.

+ Mỗi bạn có thể kể trong 1 phút, tập trung vào điều đáng nhớ nhất.

+ Cả nhóm hỏi thêm để biết được rõ hơn về hoạt động trong kì nghỉ hè của từng bạn.

+ Nhóm nhận xét, góp ý.

+ Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp.

+ Lớp nhận xét, bổ sung.

b. Em cảm thấy thế nào khi trở lại trường sau kì nghỉ hè?

- HS làm việc cá nhân.

- Sau đó HS trao đổi trong nhóm 4.

+ Từng em phát biểu ý kiến, cần mạnh dạn nói lên suy nghĩ, cảm xúc thật của mình.

+ Các bạn trong nhóm nhận xét những điểm giống hoặc khác nhau trong suy nghĩ, cảm xúc của các bạn trong nhóm.

- Một số HS trình bày trước lớp.

+ Kể về điều nhớ nhất trong kì nghỉ hè.

+ Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc khi tạm biệt kì nghỉ hè để trở lại trường lớp.

- HS viết 2-3 câu về những ngày hè của em. (có thể viết về: một hoạt động em thích nhất; một nơi em đã từng đến, một người em đã từng gặp trong kì nghỉ hè; cảm xúc, suy nghĩ của em về kì nghỉ hè,...).

- HS đọc bài viết của mình trước lớp.

- Lớp nhận xét, góp ý.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 5 + 6

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi?

Tập đọc: Ngày hôm qua đâu rồi?

I. Mục tiêu:

Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?, biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.

Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. Tự tìm đọc một bài thơ yêu thích | theo chủ đề, chia sẻ với người khác tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích.

Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng chữ cái.

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

1. a. Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?, biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.

b. Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. Tự tìm đọc một bài thơ yêu thích | theo chủ đề, chia sẻ với người khác tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích.

Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng chữ cái.

2. Viết chính tả một đoạn ngắn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả âm vần. Viết được 2 – 3 câu tự giới thiệu về bản thân.

3. Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến VB đọc; trao đổi về nội dung của bài thơ và các chi tiết trong tranh.

4. Phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về bản thân.

5. Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc). Phiếu học tập: có thể làm phiếu bài tập chính tả hoặc luyện tập về từ và câu.

+ Có kiến thức về đặc điểm VB thơ, ngôn ngữ thơ, cách ngắt nhịp trong thơ; có năng lực cảm thụ bài thơ trên cơ sở phát hiện đúng các tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ; hiểu được nội dung bài thơ Ngày hôm qua đầu rồi? (Thông qua hình thức trò chuyện giữa bố và con, bằng ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên mà sâu lắng, tác giả muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy biết quý trọng thời gian và hãy luôn làm tốt các công việc của ngày hôm nay, hôm qua và ngày mai).

+ Nắm được đặc điểm bình diện âm thanh của ngôn ngữ và hướng dẫn HS luyện đọc thành tiếng.

+ Nắm được đặc điểm của bình diện ngữ nghĩa và vận dụng hướng dẫn HS Đọc - hiểu.

+ Cách nhận diện VB thơ.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; vở chính tả (nếu HS sử dụng vở ô li để viết chính tả), vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

4

* ÔN BÀI CŨ

1. Khởi động

- GV nêu câu hỏi:

+ Em hãy nhắc lại tên bài học trước.

+ Em hãy nêu một vài điều thú vị mà em đã học được ở bài trước.

+ HS có thể đọc thành tiếng đoạn 3.

+ Trả lời câu hỏi: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào từ khi lên lớp 2?

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khởi động làm việc nhóm.

Nội dung trao đổi này có tác dụng giúp cho HS tự ý thức được công việc mình phải làm và phải hoàn thành trong học tập, trong cuộc sống; Phát triển năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Kết nối với cuộc sống: khơi gợi ở HS những điều các em đã biết và nói về những điều đã biết, đã làm).

- GV cùng HS lắng nghe và góp ý.

* Giới thiệu bài

- GV kết nối vào bài mới: Vừa rồi chúng ta đã nói được rất nhiều việc mà các em đã làm được và chưa làm được của ngày hôm qua. Thời gian đã trôi đi thì không trở lại. Nhưng muốn thời gian ở lại, mọi người, mọi vật đều phải cố gắng làm việc hằng ngày. Một bạn nhỏ đã hỏi bố một câu hỏi rất ngộ nghĩnh: Ngày hôm qua đâu rồi? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ tìm được câu trả lời thú vị.

- GV ghi đầu bài: Ngày hôm qua đâu rồi?

- HS nhắc lại tên bài học trước.

- HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. VD: Em rất vui và tự hào vì mình đã là HS lớp 2; Em rất háo hức khi được đi dự lễ Khai giảng….

- HS trả lời: Bạn ấy thấy mình lớn bổng hẳn lên, không còn rụt rè, nhút nhát nữa.

- HS làm việc nhóm 4, kể cho bạn nghe việc đã làm trong ngày hôm qua, về những việc em đã làm được và mạnh dạn nói lên những việc em chưa làm được;

Chú ý: HS được tự do nói (kể lại)

- HS thảo luận trong nhóm, nêu ý kiến cá nhân.

- Nhóm nhận xét, bổ sung.

- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.

- HS nhận xét góp ý phần trình bày của nhóm bạn.

- HS nhắc lại tên bài, ghi tên bài vào vở.

11

10

5

3

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Đọc từng khổ thơ

c. Đọc toàn bài thơ

* Củng cố, dặn dò

- GV đọc mẫu bài thơ.

- GV hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng đúng chỗ:

+ Bài thơ có mấy khổ thơ?

+ Em thấy cô đã ngắt, nghỉ hơi như thế nào?

(Câu hỏi này nếu HS không trả lời được, GV nêu: Ngắt hơi theo nhịp thơ 3/2 và nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.)

+ Cô đọc nhấn giọng vào các từ ngữ nào?

- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- GV kết lợp sửa lỗi phát âm cho HS (nếu có).

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ dễ bị lẫn theo từng phương ngữ:

+ Qua đọc nối tiếp lần 1 em thấy có từ ngữ nào khó đọc, khó hiểu?

- GV cho HS luyện đọc từ khó theo nhóm/ cặp:

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong VB:

+ Em hiểu ước mong là gì?

+ Vở hồng ở đây có phải là nói đến quyển vở có bìa màu hồng không? Vậy em hiểu vở hồng ở đây là gì?

+ Em hãy nói một câu có từ ước mong?

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp khổ thơ trong nhóm 4.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn về phát âm, ngắt nhịp hoặc nhấn giọng.

- GV và HS nhận xét.

- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài thơ.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV đọc lại bài thơ.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ trong khi nghe GV đọc.

- HS lắng nghe hướng dẫn.

+ Bài thơ có 4 khổ thơ.

+ Cô ngắt hơi sau mỗ dòng thơ và nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

+ Nhấn giọng dưới các từ nữ: Ngày hôm qua, xoa đầu, trên cành hoa....

- HS đọc nối tiếp khổ thơ trước lớp lần 1.

- HS lắng nghe, sửa chữa.

- VD: lịch cũ, nụ hồng, toả, hạt lúa, chín vàng gặt hái, vẫn còn.

- HS luyện đọc từ khó theo cặp.

- HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 2 trước lớp.

- HS luyện đọc nối tiếp trong nhóm 4.

- HS nhận xét, góp ý bạn đọc và tự đánh giá phần đọc của mình.

- HS phát hiện từ khó và giải nghĩa từ theo gợi ý của GV.

+ Ước mong là mong và ước muốn có được, đạt được một cách tha thiết.

+ Vở hồng: Vở hồng không phải là vở màu hồng mà là quyển vở ghi nhiều lời nhận xét hay, nhiều thành tích tốt.

+ VD: Em ước mong sau này lớn lên được làm bác sĩ.

+ Em ước mong mọi người trên trái đất được sống bình yên.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS luyện đọc nối tiếp trong nhóm 4.

- HS lắng nghe.

- 1-2HS đọc toàn bài trước lớp.

- HS nhận xét, góp ý bạn đọc và tự đánh giá phần đọc của mình.

- HS lắng nghe’

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 7

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi?

Chính tả: Ngày hôm qua đâu rồi

I.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?, biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn - Nghe - viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi?; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

- Làm được các bài tập chính tả.

-

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: : Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BT TV, Sgk.

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7

12

12

3

* Khởi động

1. Nghe - viết

2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.

3. Sắp xếp các chữ cái theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.

*Củng cố, dặn dò

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Trong khổ thơ cuối, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày hôm qua vẫn còn”?

- GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

+ Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào?

- GV cho HS luyện viết các từ, tiếng dễ viết sai vào vở nháp.

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), đúng trọng âm; mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV tổ chức hoạt động nhóm 4.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có).

- GV chốt bảng chữ cái và tên chữ.

- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chữ cái: đưa chữ cái và yêu cầu HS đọc tên chữ cái đó.

- GV trình chiếu hoặc cho HS quan sát SHS và đọc chữ cái trong bảng.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nêu bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV có thể làm mẫu (nếu cần).

- GV chốt: a, b, c, d, đ, ê.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Ngày hôm qua đâu rồi?

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ cuối bài thơ).

- 1 - 2 HS đọc lại đoạn thơ nghe – viết.

+ Bố dặn bạn nhỏ học hành chăm chỉ để ngày qua vẫn còn.

+ Viết hoa những chữ đầu dòng thơ.

+ VD: trong, trồng, gặt hái, ở lại, hạt lúa….

+ Khi viết đoạn thơ cần lưu ý viết lùi vào 3 ô và các dòng thơ viết thẳng nhau. Hết một khổ thơ cách một dòng mới viết khổ thứ hai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai,

- HS nghe – viết bài vào vở.

- Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

- Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS xác định yêu cầu bài: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.

- HS làm bài tập theo nhóm.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- HS đọc thành tiếng (cá nhân/ cả lớp).

- HS đọc tên chữ cái theoyêu cầu của GV.

- 2-3 HS đọc các chữ cái trong bảng đã hoàn chỉnh.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm bài tập theo cặp.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 8

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi?

LTVC: Từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động;

Câu giới thiệu

i.Mục tiêu:

- HS nhìn tranh, tìm từ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.

- HS kết hợp từ ngữ để tạo câu giới thiệu (BT2)

- Đặt câu giới thiệu theo mẫu ở BT2 (BT3)

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu, câu đó cho phần khởi động.

2. Học sinh: SGK TV, vở BT TV,nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con…

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

6

7

12

3

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

* Hoạt động 2. Làm bài tập 2

* Hoạt động 3. Làm bài tập 3

* Củng cố, dặn dò

1. Nhìn tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2.

- GV và HS nhận xét, bổ sung.

- GV hỏi thêm HS câu hỏi mở rộng:

+ Vì sao em biết tranh 1 là đi học?

(Mục tiêu của câu hỏi nhằm kích thích HS nói được những suy luận của mình).

- GV chốt nội dung từng tranh.

2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập theo nhóm 2.

- GV quan sát các nhóm họat động, giúp đỡ (nếu cần).

- GV và HS nhận xét.

- GV chốt nội dung bài tập.

3. Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2.

- GV nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập.

- GV chốt: VD: Tôi là học sinh lớp 2B.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát.

Nhìn tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm (nhóm 2), quan sát tranh và tìm từ ngữ thích hợp với mỗi hình.

- HS trình bày kết quả trước lớp.

a. Những từ ngữ chỉ sự vật:

+ Chỉ người: học sinh, cô giáo, bác sĩ

+ Chỉ sự vật: khăn mặt, quần áo, mũ, cặp sách.

b. Những từ ngữ chỉ hoạt động: đi học, chải đầu, viết bảng.

- HS nói theo suy luận của mình.

- tranh 1: đi học; tranh 2: khăn mặt; tranh 3: Cô giáo; tranh 4: quần áo, tranh 5: mũ; tranh 6: chải đầu; tranh 7: cặp sách; tranh 8: bác sĩ.

Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm (nhóm 2).

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

+ Bạn Hà là học sinh lớp 2A.

+ Bố em là bác sĩ.

+ Trường em là Trường Tiểu học Lê Quý Đôn.

- 3 HS nối tiếp đọc ba câu đã nối hoàn chỉnh.

Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2.

- HS đọc yêu cầu của bài tập 3 trong SHS.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc cá nhân.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 9

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi?

TLV: Viết đoạn văn giới thiệu bản thân

i.Mục tiêu:

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Viết được 2 - 3 câu tự giới thiệu về bản thân

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...SGK TV, vở BT TV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

8

18

3

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

Hoạt động 2. Làm bài tập 2

* Củng cố, dặn dò

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- GV nêu bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV đưa ra bức tranh BT1, cho HS quan sát.

+ Tranh vẽ ai?

+ Hai bạn nhỏ trong tranh tên là gì? Vĩ sao em biết được tên bạn?

- GV cho HS đọc hai câu hỏi của BT1 trong SHS.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2.

- GV hướng dẫn HS cách nói lời và đáp lời khi giới thiệu về mình.

- GV chốt nội dung cho hai câu hỏi.

- GV tổ chức cho HS sắm vai hai bạn Khang và Bình nói lời chào hỏi, giới thiệu.

2. Viết 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.

- GV nêu bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2, giới thiệu bản thân cho bạn bên cạnh.

- GV cho HS 2 – 3 câu tự giới thiệu bản thân vào VTV2/T1 tr7.

- GV quan sát giúp đõ HS yếu.

- GV nhận xét, đánh giá và trưng bày một số bài viết mẫu.

(VD: Tôi tên là Nguyễn Trí Tâm, học sinh lớp 2A, Trường Tiểu học Thành Công. Tôi thích học môn Toán và môn Tiếng Việt.)

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát.

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả phần lời của nhân vật).

- Cả lớp đọc thầm.

- HS xác định yêu cầu bài: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Tranh vẽ hai bạn nhỏ

+ Tên của hai bạn là Khang và Bình. Em biết được tên qua lời giới thiệu của các bạn.

- HS đọc câu hỏi trong sách.

- HS (2 nhóm) làm việc nhóm dưới hình thức hỏi đáp.

- HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- Khi giới thiệu về mình, em nên nói đầy đủ cả họ tên, tuổi và sở thích .

a. Bình và Khang gặp nhau và chào nhau ở sân bóng.

b. Khang giới thiệu tên, lớp mình học (2C) và sở thích của bạn ấy (đá bóng).

- 2 HS lên sắm vai.

- HS, GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS xác định yêu cầu bài: Viết 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.

- HS làm việc nhóm 2, giới thiệu bản thân cho bạn bên cạnh.

- 2 HS lên giới thiệu trước lớp.

- HS, GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.

- HS làm bài vào vở.

- 2-3 HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ............

Giáo viên: ............

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 10

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi?

Đọc mở rộng

i. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

15

15

2

* Khởi động

Hoạt động 1.

Hoạt động 2

Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe.

Củng cố, dặn dò

1. Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. Nói với các bạn tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả.

(Trong buổi học trước, HS được giao nhiệm vụ tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp.)

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng.

2. Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe.

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc - hiểu bài thơ Ngày hôm qua đầu rồi.

+ Nhận biết từ ngữ chỉ người, chỉ vật.

+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả. Viết lại được tên chữ cái theo thứ tự bảng chữ cái. Viết đoạn văn 2 – 3 cầu tự giới thiệu về mình.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. Nói với các bạn tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả.

- HS đọc nội dung hoạt động mở rộng.

- HS làm việc nhóm (nhóm 2) trao đổi về từng nội dung.

+ Nói tên bài thơ đã tìm được.

+ Nói tên tác giả bài thơ đó.

- HS đọc nội dung hoạt động mở rộng.

- HS làm việc nhóm (2 nhóm) đọc một số câu thơ mà em thích cho các bạn nghe.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Tuần: 4 – Tiết: 31 + 32

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 7: Cây xấu hổ

Tập đọc: Cây xấu hổ

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

2. Học sinh:

+ SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4

* Ôn bài cũ

1.Khởi động

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.

- GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát tranh minh hoạ cây xấu hổ với những mắt lá khép lại và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau:

+ Em biết gì về loài cây trong tranh?

+ Dựa vào tên bài đọc và tranh minh hoạ, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt.

* Giới thiệu bài

- GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ cây xấu hổ và giới thiệu về bài đọc: Câu chuyện về một tình huống mà trong đó cây xấu hổ vì quá nhút nhát đã khép những mắt lá lại, không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi tiếc nuối.

- GV ghi đề bài: Em có xinh không?

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

- Một giờ học?

- 1-2 HS đọc đoạn cuối của bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- Cặp đôi/ nhóm: Cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, nói về đặc điểm của cây xấu hổ.

+ Đây là cây xấu hổ.

+ ….

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

15

2

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GVHDHS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp. để HS biết cách luyện đọc theo cặp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm luyện đọc.

- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo cặp.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn VB.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ cây xấu hổ có một số mắt lá đã khép lại.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến không có gì lạ thật.

+ Đoạn 2: Phần còn lại

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: xung quanh, xanh biếc, lóng lánh, xuýt xoa

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện đọc lời của các nhân vật theo nhóm 4.

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng cặp HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong nhóm (như 2 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

15

3

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã làm gì?

Câu 2. Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?

Câu 3. Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?

Câu 4. Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?

Câu 2. Nói tiếp lời cây xấu hổ: Mình rất tiếc (...).

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS xem lại đoạn văn 1 và nhìn tranh minh hoạ: Tranh vẽ những gì?

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.

- GV theo dõi các nhóm trao đổi.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm:

+ Từng nhóm thảo luận, tìm những chi tiết nói về những điều khiến cây cỏ xung quanh xôn xao.

+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

+ GV mời đại diện một số nhóm trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS trao đổi theo nhóm:

+ Từng em nêu ý kiến giải thích về điều làm cây xấu hổ tiếc.

+ Cả nhóm thống nhất cách giải thích phù hợp nhất.

- Cả lớp và GV nhận xét cầu giải thích của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã mạnh dạn nêu cách hiểu của mình.

- Nếu HS có năng lực tốt, GV có thể khai thác sâu hơn:

+ Câu văn nào thể hiện sự nuối tiếc của cây xấu hổ?

+ Theo em, vì sao cây xấu hổ tiếc?

+ Để không phải tiếc như vậy, cây xấu hổ nên làm gì?...

- GV cho HS trao đổi theo nhóm:

+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS luyện đọc lời đối thoại.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại VB.

- GV mời 1 - 2 HS đọc các từ ngữ cho trước.

- GV mời một số HS tìm ra những từ ngữ chỉ đặc điểm trong số các từ đã cho.

- GV và cả lớp góp ý.

- GV hướng dẫn cách thực hiện: Thảo luận nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc.

- GV nhận xét chung.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS tham gia chơi trò chơi “Thuyền ai”.

- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- 1 HS đọc lại đoạn 1.

- HS trao đổi nhóm 2.

+ Cây xấu hổ với nhiều mắt lá đã khép lại.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại.

- HS cũng có thể trả lời sáng tạo hơn (theo tranh) chứ không hoàn toàn theo bài đọc (VD: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã khép những mắt lá lại)

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất cách trả lời: Cây cỏ xung quanh xôn xao chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đầu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý.

+ VD: Do cây xấu hổ nhút nhát nên đã nhắm mắt lại khi nghe tiếng động lạ/ Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.

- Các nhóm nêu cách giải thích trước lớp.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?

- HS lắng nghe.

- HS đọc toàn bài.

- HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.

- Lớp đọc thầm văn bản.

- HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.

- Một số HS trả lời.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời (đẹp, lóng lánh, xanh biếc).

- HS thảo luận nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc.

+1- 2 HS nói tiếp lời cây xấu hổ. VD: Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh/ Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình? Mình rất tiếc vì đã quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại, không nhìn thấy con chim xanh.

- Các HS khác nhận xét, góp ý cho nhau.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 4 – Tiết: 33

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 7: Cây xấu hổ

Tập viết : Chữ hoa C

I.MỤC TIÊU

- Viết chữ hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ

- Viết câu ứng dụng Có công mài sắt, có ngày nên kim.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Mẫu chữ viết hoa Ă, Â.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

25

3

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa C

b. Viết câu ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

- GV giới thiệu bài:

- GV ghi bảng tên bài.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa C và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ C: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa C.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ C hoa (nếu có).

- GV cho HS tập viết chữ hoa C trên bảng con (hoặc nháp).

- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?.

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV cho HS nêu lại ND đã học.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS lấy vở TV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa C: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa C.

• Độ cao: 5 li.

• Chữ viết hoa C gồm 1 nét: kết hợp của hai nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở vòng chữ.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu.

Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống.

Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4.

- HS tập viết chữ viết hoa C. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa C (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng: Có công mài sắt, có ngày nên kim

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+ Viết chữ viết hoa C đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa C, y, g cao 2,5 li (chữ g, y cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu nặng đặt dưới a (Bạn) và chữ o (ngọt), dấu huyền đặt trên chữ cái e (bè) và giữa u (bùi).

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i trong tiếng bùi.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu ND đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 4 – Tiết: 34

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 7: Cây xấu hổ

Kể chuyện: Chú đỗ con

I.MỤC TIÊU

Biết dựa vào tranh và lời gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh.

- Biết chọn và kể lại được 1 - 2 đoạn của câu chuyện Chú đỗ con theo tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

18

12

3

1. Ôn tập và khởi động

2. Nói và nghe

a. Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh.

b. Nghe kể câu chuyện.

c. Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

3. Hoạt động vận dụng:

4. Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4) và cho nội dung các bức tranh (thể hiện qua các nhân vật và sự việc trong mỗi bức tranh).

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- GV theo dõi phần báo cáo và giao lưu của các nhóm.

- Từ nội dung các bức tranh, HS đoán nội dung câu chuyện.

- GV kể chuyện.

- GV gọi HS chọn kể 1 – 2 đoạn trong câu chuyện.

- Nếu còn thời gian, GV có thể mở rộng cho HS lên đóng vai và kể chuyện.

- GV động viên, khen ngợi các em có nhiều cố gắng.

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:

- GV nói để nói được hành trình hạt đỗ con trở thành cây đỗ, HS xem lại các bức tranh và đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh của câu chuyện Chú đỗ con, nhớ những ai hạt đỗ nằm trong lòng đất có thể nảy mầm và vươn lên thành cây đỗ.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài học Cây xấu hổ, các em đã:

+ Đọc - hiểu bài Cây xấu hổ.

+ Viết đúng chữ viết hoa C, câu ứng dụng Có công mài sắt, có ngày nên kim.

+ Nghe – kể được câu chuyện Chú đỗ con.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em học được điều gì từ câu chuyện của cây xấu hổ?).

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Lưu ý: Nếu có thời gian và trong trường hợp cần thiết, GV có thể củng cố một cách chi tiết hơn như tóm lược những nội dung chính của bài đọc Câu xấu hổ, những lưu ý khi viết chữ viết hoa C (lưu ý về chính tả, cách đặt dấu câu),... Cũng có thể hướng dẫn HS rút ra những bài học bổ ích qua bài học.

* Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát tranh, đọc thầm lời gợi ý dưới tranh.

- HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

+ Tranh 1: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ và mưa xuân;

+ Tranh 2: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ đã nảy mầm và gió xuân;

+ Tranh 3: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ với mầm đã lớn hơn và mặt trời; + Tranh 4: Hạt đỗ đã lớn thành cây đỗ và mặt trời đang toả nắng.

- HS dưới lớp giao lưu cùng các bạn.

- HS dự đoán ND câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS tập kể cho nhau nghe theo hình thức mỗi bạn kể theo ND một bức tranh.

+ Từng HS kể theo gợi ý của tranh trong SHS.

+ Mỗi bạn có thể kể trong 1 phút, tập trung vào điều đáng nhớ nhất.

+ Cả nhóm hỏi thêm để biết được rõ hơn về hoạt động trong kì nghỉ hè của từng bạn.

+ Nhóm nhận xét, góp ý.

- HS xem lại các bức tranh và đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh của câu chuyện.

- HS có thể kể cho người thân nghe toàn bộ câu chuyện, hoặc chỉ cần nói tóm tắt: hạt đỗ con nảy mầm và lớn lên là nhờ có mưa, có gió, có nắng, và nhớ là có cả lòng đất ấm nữa.

- HS có thể trao đổi với người thân xem câu chuyện muốn nói điều gì với các bạn nhỏ? (VD: nếu chỉ ở mãi trong nhà của mình hay ở nhà với mẹ, không dám đi ra ngoài, không dám khám phá thế giới xung quanh thì sẽ không thể lớn lên được.)

- HS vận dụng về kể lại cho người thân nghe câu chuyện.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 3 – Tiết: 35 +36

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 8: Cầu thủ dự bị

Tập đọc: Cầu thủ dự bị

I. Mục tiêu

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài..

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2

4

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho HS nhắc lại tên bài học trước.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, trao đổi trong nhóm về những điều quan sát được trong tranh và trả lời các câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao gì?

+ Em có thích môn thể thao này không? Vì sao?.

- Đại diện (3 – 4) nhóm chia sẻ trước lớp câu trả lời. Các nhóm khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

- GV nhận xét chung và chuyển sang bài mới: Bài đọc nói về gấu con và các bạn của gấu. Gấu rất thích chơi bóng đá nhưng lúc đầu gấu chậm chạp và đá bóng chưa tốt nên chỉ được làm cầu thủ dự bị. Nhưng sau đó thì đội nào cũng muốn gấu đá cho đội mình. Vì sao vậy? Chúng ta cùng đọc bài Cầu thủ dự bị để biết.

- GV ghi tên bài: Cầu thủ dự bị

- HS nhắc lại tên bài học trước (Cây xấu hổ).

- HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. .

- HS trả lời:

+ Các bạn đang chơi đá bóng.

+ HS nêu theo cảm xúc thật của mình.

- HS làm việc theo cặp đôi: Cùng nói cho nhau nghe về môn thể thao mà mình thích, nhất là vê môn bóng đá.

- Một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

25

3

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố, dặn dò

- GV hướng dẫn cả lớp:

+ GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý phân biệt giọng người kể chuyện và giọng các nhân vật (giọng khỉ nhẹ nhàng, tình cảm; giọng gấu lúc đầu buồn nhưng vui vẻ, hóm hỉnh về cuối). Nhấn giọng ở một số tiểu từ tình thái thể hiện cảm xúc: gấu) à, nhé, (giỏi) quá, đi, nhỉ hoặc một số từ ngữ gợi tả chạy thật nhanh, đá bóng ra xa, chạy đi nhặt, đá vào gôn, đá đi đá lại,...

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV.

- GV lắng nghe, uốn nắn cho HS.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ khi đọc câu dài.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

- GVHDHS đọc chú giải trong SHS.

- GV giải thích thêm nghĩa của một số từ: tự tin, giao tiếp.

- Em hiểu chậm chạp nghĩa là gì?

- Em hãy nói một câu có từ chậm chạp?

- GV và HS nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức luyện đọc đoạn trong nhóm (nhóm 2).

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- GV cho HS đọc cá nhân.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và gạch chân từ khó đọc.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến muốn nhận cậu.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến... đến chờ lâu

+ Đoạn 3: tiếp theo đến càng giỏi hơn

+ Đoạn 4: phần còn lại

- HS thảo luận, cử đại diện.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: trong, luyện tập,...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện đọc câu dài.

VD: : Một hôm,/ đến sân bóng/ thấy gấu đang luyện tập,/ các bạn ngạc nhiên/ nhìn gấu/ rồi nói:/,...

- HS đọc nối tiếp từng đoạn (lần 2 – 3).

- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ dự bị: chưa phải thành viên chính thức nhưng có thể thay thế bổ sung.

+chậm chạp: Có tốc độ, nhịp độ dưới mức bình thường nhiều; rất chậm.

VD: - Chú rùa bò thật chậm chạp.

- Một số (2 – 3) HS đọc trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- 1-2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3

15

5

10

3

* Khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Câu chuyện kể về ai?

Câu 2. Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?

.

Câu 3. Là cầu thủ dự bị, gấu con đã làm gì?

Câu 4. Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Câu nào trong bài là lời khen?

Câu 2. Nếu là bạn của gấu con trong câu chuyện trên, em sẽ nói lời chúc mừng gấu con như thế nào? Đoán xem, gấu con sẽ trả lời em ra sao?

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi khởi động

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi 1.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS trả lời.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV và HS nhận xét, khen những HS đã tích phát biểu và tìm được đáp án đúng. 

- GV tổ chức HS làm việc nhóm 4. 

- GV nhắc HS xem đoạn 1 để tìm câu trả lời. Các nhóm làm việc.

- GV yêu cầu đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nhắc HS xem đoạn 2 để tìm câu trả lời. Các nhóm làm việc.

- GV yêu cầu đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.

+ GV và HS nhận xét câu trả lời, thống nhất đáp án.

- GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung đoạn 2 và đoạn 3 để tìm câu trả lời.

- GV tổ chức cho cả lớp làm việc.

+ GV và HS nhận xét câu trả lời, thống nhất đáp án.

- GV có thể hỏi thêm 1 – 2 câu hỏi liên hệ, khai thác bài học về đức tính kiên trì của gấu con, chẳng hạn:

+ Gấu con có đức tính gì đáng học tập?

+ Em thích điểm gì ở gấu con?...

- GV nói với HS: Qua câu chuyện này, các em đã biết nhờ kiên trì luyện tập, bạn gấu con đã đá bóng giỏi và trở thành cầu thủ chính thức, được các bạn khâm phục. Đây chính là ý nghĩa của câu chuyện này, là bài học về đức tính kiên trì.

- GV hướng dẫn HS tự luyện đọc bài đọc.

- GV đọc mẫu toàn VB một lần.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, xem lại đoạn 4 để tìm lời khen trong bài.

- GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả của nhóm. GV và HS thống nhất đáp án. (Cậu giỏi quá!)

- GV mời 2 HS đóng vai gấu con và khỉ (khỉ chúc mừng gấu con, gấu con đáp lời khỉ).

- GV chuẩn bị sẵn 2 mặt nạ gấu và khỉ để HS đóng vai.

- GV và cả lớp góp ý.

+ GV có thể hướng dẫn HS mở rộng sang nói lời chúc mừng sinh nhật bạn.

- Sau hoạt động nhóm, GV có thể mời 2 - 3 HS nói lời chúc mừng trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét và thống nhất cách chúc mừng bạn.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp chơi trò chơi Chuyền hoa

- Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi.

- 1-2HS đọc bài Cầu thủ dự bị

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- 1 HS đọc đoạn 1.

- HS làm việc cá nhân.

- 2-3 HS trả lời câu hỏi.

+ Câu chuyện này kể về gấu con và các bạn của gấu con.

- HS khác nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc câu hỏi 1.

- 1 HS nối tiếp đọc đoạn 1.

- HS làm việc nhóm 4.

- Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm.

- Cả lớp làm việc:

+ 2 - 3 HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

+ Lúc đầu, chưa đội nào muốn nhận gấu con vì gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt.

- 1HS đọc câu hỏi 3.

- HS xác định yêu cầu.

- HS làm việc nhóm.

- 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2.

- + 2 - 3 HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

- Là cầu thủ dự bị, gấu con đã đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy nhanh để các bạn không phải chờ lâu.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- 1HS đọc câu hỏi 4, 2 HS đọc lại đoạn 3 và 4.

- HS trao đổi nhóm 4.

+ 2 - 3 HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

+ Vì gấu đá bóng giỏi sau khi đã chăm chỉ luyện tập.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- HS trả lời.

- HS tự phát biểu suy nghĩ.

- HS lắng nghe.

- 1 - 2 HS đọc to toàn bài đọc trước lớp.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- Từng HS tự luyện đọc toàn bài đọc.

- Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả của nhóm.

- 2 HS đóng vai gấu con và khỉ (khỉ chúc mừng gấu con, gấu con đáp lời khỉ).

VD: Khỉ: - Chúc mừng bạn đã trở thành cầu thủ chính thức.

Gấu: - Cảm ơn bạn.

- Cặp/ nhóm: + HS thay nhau đóng vai gấu và khỉ để luyện tập nói lời chúc mừng và đáp lời chúc mừng gấu con trở thành cầu thủ chính thức.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 4 – Tiết: 37

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 8: Cầu thủ dự bị

Chính tả nghe – viết: Cầu thủ dự bị

Viết hoa tên người

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn bài Cầu thủ dự bị;

- Biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu câu và biết đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm;

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt viết hoa tên người

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

25

3

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nghe - viết

* Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.

* Hoạt động 3. Làm bài tập 3

3. Sắp xếp tên của các bạn học sinh theo thứ tự trong bảng chữ cá

* Hoạt động 4. Làm bài tập 4. Viết vào vở họ và tên của em và hai bạn trong tổ.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Hằng ngày gấu đã tập luyện như thế nào?

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

Trước khi làm bài tập, GV giải thích cho HS tên riêng của người phải viết hoa.

- GV tổ chức hoạt động nhóm 4.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có).

- GV chốt: Hồng, Phương, Giang, Hồng.

- GV hướng dẫn HS ôn luyện lại bảng chữ cái.

- GV giải thích tên người đầy đủ gồm họ (Nguyễn), tên đệm (Ngọc), tên gọi (Anh). Các chữ cái đầu tiên trong tên đều phải viết hoa. Khi xếp theo thứ tự thì xếp theo tên gọi.

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Văn Cường, Phạm Hồng Đào, Lê Gia Huy, Nguyễn Mạnh Vũ.)

- GV nêu bài tập.

- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Bảng chữ cái Tiếng Việt.

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ cuối bài thơ).

+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.

+ Gấu chăm chỉ đến sân tập luyện…..

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

VD: luyện tập, xa, …

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS xác định yêu cầu bài: những tên riêng nào được viết hoa?

- HS viết các tên riêng đó vào vở.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS ôn luyện lại bảng chữ cái.

- HS làm việc nhóm, viết kết quả vào phiếu nhóm.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- Từng HS viết tên của mình và hai bạn trong tổ.

- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra và chỉnh sửa nếu có lỗi.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 4– Tiết: 28

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 8: Cầu thủ dự bị

LTVC: Từ ngữ chỉ sự vật;

Câu nêu đặc điểm

i.Mục tiêu:

- HS nói được tên các dụng cụ thể thao trong tranh;

- Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian;

- Đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh;

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

25

3

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

Nói tên các dụng cụ thể thao.

Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian.

Hoạt động 3. Làm bài tập 3

Đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh.

Củng cố

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.

- GV hỏi: Bạn nhỏ đã làm những công việc gì?

- GV kết nối vào bài mới.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV và HS thống nhất đáp án. (Hình 1. vợt bóng bàn, quả bóng bàn; Hình 2. vợt cầu lông, quả cầu lông; Hình 3: quả bóng đá).

Sau khi đã hoàn thành bài tập, GV có thể cho HS chia sẻ trải nghiệm hoặc suy nghĩ của các em về ba môn thể thao có các dụng cụ thể thao nói trên (môn bóng bàn, môn cầu lông, môn bóng đá).

- GV và HS nhận xét, bổ sung.

- GV và cả lớp nhận xét. thống nhất kết quả.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS cùng nhau quan sát các bức tranh, dựa vào gợi ý dưới tranh để nói tên các trò chơi dân gian trong từng bức tranh.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV và HS thống nhất đáp án.

Nếu còn thời gian, GV có thể hỏi HS xem các em có biết chơi các trò chơi đó không. Chơi như thế nào? Chơi với ai? Chơi ở đâu? Em thích trò chơi nào nhất? Vì sao?

- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS quan sát tranh và nói tên của các hoạt động được miêu tả trong tranh. (Tranh 1: chơi bóng bàn; tranh 2: chơi cầu lông, tranh 3: chơi bóng rổ)

- GV hướng dẫn HS đặt câu theo mẫu:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 và đọc câu mẫu Hai bạn đang chơi bóng bàn.

+ GV giải thích với HS là câu mẫu nói về hoạt động.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- GV tổng kết, đánh giá.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát và vận động theo bài hát: Bé tập đánh răng.

- HS trả lời: Bạn ấy rửa mặt, chải đầu, đánh răng.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS quan sát các hình và thảo luận về tên của các dụng cụ thể thao trong từng hình.

- Đại diện các nhóm trả lời.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm (nhóm 2), quan sát và tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi tranh.

- Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhận xét, góp ý.

- HS cùng nhau quan sát các bức tranh, dựa vào gợi ý dưới tranh để nói tên các trò chơi dân gian trong từng bức tranh.

- Đại diện các nhóm trả lời.

+ Tranh 1: Bịt mắt bắt dê; tranh 2: Chi chi chành chánh, tranh 3: Nu na nu nống; tranh 4: Dung dăng dung dė

- HS quan sát tranh và nói tên của các hoạt động được miêu tả trong tranh.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS quan sát tranh và nói tên của các hoạt động được miêu tả trong tranh.

- HS làm việc nhóm đôi để đặt câu cho tranh 2 (Hai bạn đang chơi cầu lông.), tranh 3 (Các bạn đang chơi bóng rổ.).

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS và GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 4 – Tiết: 39

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 8: Cầu thủ dự bị

TLV: Viết đoạn văn kể về một việc thường làm ở

i.Mục tiêu:

- Nói về một hoạt động của các bạn nhỏ dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý (BT1)

- Biết viết đoạn văn 3 - 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi đã tham gia.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

25

3

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh.

* Hoạt động 2.

Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia trường.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi gợi trong SHS.

+ Hoạt động các bạn tham gia là gì?

+ Hoạt động đó cần mấy người?

+ Dụng cụ để thực hiện hoạt động là gì?

+ Em đoán xem các bạn cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

- GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.

- GV đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm việc cả lớp: kể về một hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia ở trường theo các câu hỏi gợi ý trong SHS.

- Dựa vào kết quả trao đổi, GV hướng dẫn HS viết vào vở.

- GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV mời 2 - 3 HS đọc lại phần viết của mình.

Cả lớp nhận xét.

- HS đổi vở cho nhau để đọc và góp ý bài cho nhau.

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương những HS có bài viết hay và trình bày sạch đẹp.

* Củng cố, dặn dò

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Dặn dò: Tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi chuẩn bị cho tiết 5+6.

- Một HS đọc to yêu cầu của bài tập. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS nêu yêu cầu của bài tập

- HS làm việc nhóm 4.

+ đá cầu, nhảy dây, kéo co, quan sát và cổ vũ.

+ nhảy dây: 3 người, đá cầu: 2 người, kéo co: 8 người, quan sát và cổ vũ: 5 người.

+ dây để nhảy dây, quả cầu để đá cầu, dây để kéo co.

+ vui, khoẻ, hào hứng, thích thú,...

- 2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác có thể bổ sung hoặc trao đổi thêm.

- HS làm việc cả lớp: kể về một hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia ở trường theo các câu hỏi gợi ý trong SHS.

– 2 – 3 HS kể trước lớp về một hoạt động em đã tham gia.

- 2 - 3 HS đọc lại phần viết của mình.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 4 – Tiết: 40

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 8: Cầu thủ dự bị

Đọc mở rộng

i.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

15’

12’

3’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi.

* Hoạt động 2. Kể cho các bạn nghe điều thú vị em đọc được.

* CỦNG CỐ

1. Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao mà em thích..

(Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện về thể thao. Ở nơi HS không có điều kiện tìm sách, GV có thể chuẩn bị một số bài thơ hoặc câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. GV cũng có thể tổ chức hoạt động Đọc mở rộng ở thư viện của trường.)

- HS làm việc nhóm đối hoặc nhóm 3, nhóm 4. Các em trao đổi với nhau về những nội dung sau: Nhan đề của bài viết về hoạt động thể thao các em đã đọc? Điều thú vị nhất trong bài viết về hoạt động thể thao đã đọc?

+ Vì sao em coi điều đó là thú vị nhất?

- Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về hoạt động thể thao đã đọc. –

GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 8, các em đã:

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- 2-3 HS lên đọc. Nêu các hoạt động thể thao mà em yêu thích nhất.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy sách, truyên đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV.

- HS nghe GV HD nhiệm vụ đọc

- HS đọc bài cá nhân.

- HS ghi nhớ HD của GV.

- HS trao đổi theo nhóm 4 dựa vào gợi ý:

- HS nêu theo cảm xúc thật.

- Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về hoạt động thể thao đã đọc.

Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi.

- HS nêu nội dung bài đã học.

- HS lắng nghe.

Sau bài 8, các em đã:

+ Hiểu về giá trị của sự kiên trì luyện tập qua câu chuyện Cầu thủ dự bị.

+ Nghe – viết bài chính tả và làm bài tập chính tả viết hoa tên người.

+ Mở rộng vốn từ chỉ dụng cụ thể thao, tên gọi một số trò chơi dân gian, biết cách đặt câu nêu hoạt động, biết viết đoạn văn kể về một hoạt động hoặc trò chơi đã tham gia.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 41 + 42

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 9: Cô giáo lớp em

Tập đọc: Cô giáo lớp em

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Cách đọc hiểu thể thơ 5 chữ (thể thơ, ngắt nhịp, vần,...). Cảm nhận được nghệ thuật gợi tả, gợi cảm trong bài thơ.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.

- GV cho HS nêu tên một số bài thơ hoặc bài hát về thầy cô.

- GV và HS chọn một bài thơ hoặc một bài hát được nhiều bạn trong lớp biết.

* Giới thiệu bài

-GV kết nối bài mới: Bài thơ Cô giáo lớp em là bài thơ nói về suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình - một cô giáo nhiệt huyết, say mê với nghề giáo; dịu dàng, tận tuỵ với các em học sinh.

- GV ghi đề bài: Cô giáo lớp em

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

- Cầu thủ dự bị.

- 1-2 HS nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

+ Tranh vẽ cô giáo đang hướng dẫn các bạn học bài, cô giáo tươi cười, dịu dàng, trong khung cảnh nắng đang tràn vào lớp qua khung cửa sổ..

+ Mẹ và cô, Cô giáo, …

- 1 – 2 bạn HS đọc bài thơ, hoặc cả lớp hát bài hát đã được chọn.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 của bài thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS nêu: có 3 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: nào, lớp, lời, nắng, viết, vào, vở,...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cô giáo đáp lại lời chào của học sinh như thế nào?

Câu 2. Tìm những câu thơ tả cảnh vật khi cô dạy em học bài.

Câu 3. Bạn nhỏ đã kể những gì về cô giáo của mình?

Câu 4. Câu 4. Qua bài thơ, em thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào?

4. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Nói câu thể hiện sự ngạc nhiên của em khi:

a. Lần đầu được nghe một bạn hát rất hay.

b. Được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ.

Câu 2. Nói câu thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo của mình.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS xem lại khổ 1 và đọc câu hỏi 1.

- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm:

+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV mời 1 số HS trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

+ GV và HS thống nhất câu trả lời. (Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng (cô mỉm cười thật tươi để đáp lời chào của học sinh, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài.)

- GV gợi ý HS chú ý những chi tiết (Lời cô giáo ấm trang vở, bạn HS yêu thương ngắm điểm 10 cô cho) và hướng dẫn HS gọi tên tình cảm của bạn HS dành cho cô giáo: yêu quý, yêu thương.

- GV cho HS phát biểu trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét,

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ.

- GV hướng dẫn chung về lời nói thể hiện sự ngạc nhiên:

+ Các câu thể hiện sự ngạc nhiên thường bắt đầu bằng: A!; Ôi!! Chao ôi!,...

+ Câu thể hiện sự ngạc nhiên cần thể hiện được cảm xúc của người nói.

- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu a:

+ Cảm xúc của em khi lần đầu nghe bạn hát rất hay là gì? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó?

+ Em lựa chọn từ ngữ nào để nhận xét việc bạn hát rất hay?

- GV động viên HS đưa ra các cách nói lời ngạc nhiên khác nhau. (VD: Ôi! Bất ngờ quá, sao bạn hát hay thế!, Ôi chao, mình không ngờ bạn có thể hát hay đến thế!,...)

- GV nhận xét chung.

- GV gợi ý thực hiện yêu cầu b:

+ Em có cảm xúc gì khi được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó?

+ Em hãy tưởng tượng đó là món quà gì. Hãy tìm một từ ngữ khen món quà đó.

+ Khi được tặng quà, em nên nói gì?

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

GV hướng dẫn cách thực hiện: có thể chia nhỏ yêu cầu:

1. Em có tình cảm như thế nào với thầy cô giáo (hoặc với một thầy giáo/ cô giáo cụ thể)?

2. Em nói - 1 - 2 HS nói trước lớp. (VD: Em rất yêu quý thầy cô giáo; Em nhớ thầy giáo cũ của em;...)

- GV khen ngợi HS có cách nói hay và tự tin khi thể hiện.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS tham gia chơi trò chơi “Đi chợ”.

- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- 1 HS đọc lại khổ 1.

- Lớp đọc thầm khổ 1 của bài thơ để tìm câu trả lời.

- HS trao đổi nhóm 2. Đại diện lên trao đổi.

+ Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi.)

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- HS trao đổi theo nhóm 4:

+ Từng em tự đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

+ Trao đổi nhóm thống nhất đáp án.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

Gió đưa thoảng hương nhài; Nắng ghé vào cửa lớp;

Xem chúng em học bài.

- HS lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- HS làm việc cá nhân và nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi.

+ Trao đổi nhóm, bổ sung cho nhau để có câu trả lời hoàn chỉnh.

- Các nhóm nêu cách giải thích trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét

- HS làm việc chung cả lớp:

+ Từng HS tự đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

- 1-2 HS đọc lại toàn bài thơ.

- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mà mình yêu thích theo HD của GV.

- HS lên thi đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà mình yêu thích.

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- Lớp đọc thầm bài thơ.

- HS lắng nghe.

+ HS luân phiên nhau nói trong nhóm.

+ Các HS khác nhận xét, góp ý.

+ HS đóng vai trong nhóm để tạo ngữ cảnh thực tế: một HS hát, các HS khác nói lời ngạc nhiên.

+ VD: bất ngờ, không ngờ, ngạc nhiên, thích, thú vị,...

+ VD: hay tuyệt, tuyệt vời, như ca sĩ,...

- Một số HS trả lời.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời.

+ VD: bất ngờ, vui, thích, sung sướng...

+ VD: chiếc ba lô rất đẹp, bộ đồ chơi rất hấp dẫn,...

+ VD:Con cảm ơn mẹ ạ.

- HS đóng vai trong nhóm: một HS đóng vai bố mẹ tặng quà cho con, một HS nói câu thể hiện sự ngạc nhiên. (VD: Ôi! Bất ngờ quá, đúng đồ chơi con thích. Con cảm.

- Cặp/ nhóm:

+ Từng em trong nhóm nói câu thể hiện tình cảm với thầy cô.

+ HS trong nhóm/ cặp góp ý cho nhau.

- 2-3 HS lên nói trước lớp.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có)

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 43

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 9: Cô giáo lớp em

Tập viết : Chữ hoa D

I.MỤC TIÊU

- Biết viết chữ hoa D (cỡ vừa và nhỏ); viết câu ứng dụng Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Mẫu chữ viết hoa Ă, Â.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

15’

15’

3’

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa C

b. Viết câu ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

- GV giới thiệu bài:

- GV ghi bảng tên bài.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa C và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ D: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa D.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ D hoa (nếu có).

- GV cho HS tập viết chữ hoa D trên bảng con (hoặc nháp).

- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV cho HS nêu lại ND đã học.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS lấy vở TV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa D: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa D.

• Độ cao: 5 li. Độ rộng: 4 li.

• Chữ viết hoa D gồm 2 nét cơ bản: nét lượn hai đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu.

• Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi kéo thẳng xuống bên dưới đường kẻ ngang 2, nằm sát bên trên đường kẻ ngang 1.

• Nét 2: Chuyển hướng viết nét cong phải từ dưới đi lên, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ ngang 5

- HS tập viết chữ viết hoa D. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa D (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+ Viếtchữ viết hoa D đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa D, h, g cao 2,5 li, chữ d viết thường cao 2 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i của tiếng chơi.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu ND đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 44

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 9: Cô giáo lớp em

Kể chuyện: Cậu bé ham học

I.MỤC TIÊU

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Cậu bé ham học.

- Kể lại được 1 - 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

10’

15’

2’

3’

1. Ôn tập và khởi động

2. Nghe kể chuyện

a.Câu chuyện: Cậu bé ham học

b. Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

3. Hoạt động vận dụng:

Kể cho người thân về cậu bé Vũ Duệ trong câu chuyện Cậu bé ham học.

4. Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh, dựa vào nhan đề (tên truyện) và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để trả lời câu hỏi:

+ Mỗi bức tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về cậu bé có tên là Vũ Duệ. Vì nhà nghèo nên Vũ Duệ không được đến trường, cậu thường cõng em đứng ở ngoài lớp học của thầy để nghe thầy giảng. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để biết cậu bé Vũ Duệ đã được thầy giáo nhận vào lớp học của mình như thế nào nhé.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.

- GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi sự việc tiếp theo là gì để cho HS tập kể theo/ kể cùng GV, khích lệ các em nhớ chi tiết của câu chuyện.

- GV nêu các câu hỏi dưới mỗi tranh và mời một số em trả lời câu hỏi:

+ VÌ sao cậu bé Vũ Duệ không được đi học?

+ Buổi sáng Vũ Duệ thường cõng em đi đâu?

+ Vì sao Vũ Duệ được thầy khen?

+ Vì sao Vũ Duệ được đi học?

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; chọn 1 – 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để tập kể, không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể.

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (một em kể, một em lắng nghe để góp ý sau đó đổi vai người kể, người nghe).

Lưu ý: Với HS chưa thể kể được 2 đoạn, GV chỉ yêu cầu kể một đoạn em thích hoặc em nhớ nhất. Khích lệ những em kể được nhiều hơn 2 đoạn.

- GV mời 2 HS xung phong kể trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện).

- Các em có thể kể cho người thân nghe câu chuyện về cậu bé Vũ Duệ, (hoặc kể 1 – 2 đoạn em thích nhất trong câu chuyện).

- Có thể nêu nhận xét của em về bạn HS trong câu chuyện (VD: Vũ Duệ là một HS rất ham học, chăm chỉ,...).

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài học Cô giáo lớp em, các em đã:

+ Đọc – hiểu bài Cô giáo lớp em.

+ Viết đúng chữ viết hoa D, câu ứng dụng Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi.

+ Nghe – kể được câu chuyện Cậu bé ham học.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát các bức tranh dựa vào nhan đề (tên truyện) và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để trả lời câu hỏi

- Một số em phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe GV kể chuyện.

- HS quan sát tranh, đọc thầm lời gợi ý dưới tranh.

- HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

+ Tranh 1: Vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng.

+ Tranh 2: Buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

+ Tranh 3: …

+ Tranh 4: …..

- HS dưới lớp giao lưu cùng các bạn.

- HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; chọn 1 – 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để tập kể.

- HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (một em kể, một em lắng nghe để góp ý sau đó đổi vai người kể, người nghe).

- 2 HS xung phong kể trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện).

- Cả lớp nhận xét, GV động viên, khen ngợi.

- HS lắng nghe.

- HS vận dụng về kể lại cho người thân nghe câu chuyện.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 45 +46

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 10: Thời khóa biểu

Tập đọc: Thời khóa biểu

I. Mục tiêu

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.


II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

- Nắm được đặc điểm VB thông tin và kĩ thuật lập thời khoá biểu, thời gian biểu.

- Nắm được cách đọc VB dưới hình thức biểu bảng như thời khoá biểu, thời gian biểu.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho HS nhắc lại tên bài học trước.

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khởi động làm việc nhóm).

 - GV hướng dẫn HS (nhóm 2) trao đổi: Em đã làm thế nào để biết được các môn học trong ngày, trong tuần?

-

GV kết nối vào bài mới: Để biết được các môn học trong tuần, các em cần xem thời khoá biểu của lớp. Chúng ta cũng cần biết cách đọc thời khoá biểu cũng như các bài đọc trình bày dưới hình thức biểu bảng và cũng cần ghi nhớ các thông tin trongbiểu bảng. Qua bài đọc Thời khoá biểu, chúng ta sẽ có thêm các kĩ năng đó.

- GV ghi tên bài: Thời khóa biểu

- HS nhắc lại tên bài học trước (Cô giáo lớp em).

- HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. .

- HS trao đổi nhóm 2.

- HS nêu theo đúng suy nghĩ của mình: Em nhờ mẹ nhắc, em hỏi cô giáo…...

+ HS nêu theo cảm xúc thật của mình.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố, dặn dò

- GV hướng dẫn cả lớp:

+ GV giới thiệu: Bài đọc Thời khoá biểu giúp chúng ta biết cách đọc một loại VB gồm có các cột dọc, hàng ngang, chia thành nhiều ô và trong mỗi ô chứa một thông tin cần thiết.

Khi đọc, các em cần chú ý vừa đọc vừa quan sát, ghi nhớ nội dung trong thời khóa biểu cũng như các bài đọc có hình thức trình bày giống như bài đọc Thời khoá biểu trong SHS.

+ GV đọc mẫu toàn bài, ngắt giọng ở từng nội dung, đọc chậm, rõ để HS dễ theo dõi: đọc theo cột dọc, hàng ngang theo đúng nội dung bài đọc.

+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc thời khoá biểu (treo hoặc viết thời khoá biểu trên bảng lớp hoặc chiếu thời khoá biểu trên màn hình nếu có điều kiện. GV vừa đọc vừa lấy thước chỉ vào từng cột, từng hàng.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV.

- GV lắng nghe, uốn nắn cho HS.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt khi đọc bảng thời khoá biểu.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

+ Em hiểu thời khóa biểu là gì?

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số môn học trong thời khoá biểu.

- GV tổ chức luyện đọc đoạn trong nhóm (nhóm 2).

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- GV cho HS đọc cá nhân.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và gạch chân từ khó đọc.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

Đoạn 1: Từ đầu đến thứ - buổi - tiết - môn;

Đoạn 2: toàn bộ nội dung buổi sáng trong thời khoá biểu;

Đoạn 3: toàn bộ nội dung buổi chiều trong thời khoá biểu.

- HS thảo luận, cử đại diện.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: trình tự, học sinh,…

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện cách ngắt khi đọc bảng thời khá biểu.

VD: Thứ Hai,/ buổi sáng,/ tiết 1-/ Tiếng Việt,/ tiết 2 -/ Toán...

- HS đọc nối tiếp từng đoạn (lần 2 – 3).

- HS lắng nghe.

+ Thời khóa biểu: Bản kê thời gian lên lớp các môn học khác nhau của từng ngày trong tuần

- Một số (2 – 3) HS đọc trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- HS luyện đọc trong nhóm.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- 1-2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

2’

13’

5’

13’

2’

* Khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc thời khóa biểu ngày thứ hai.

Câu 2. . Sáng thứ Hai có mấy tiết?.

Câu 3. Thứ Năm có những môn học nào?

Câu 4. Nếu không có thời khoá biểu, em sẽ gặp khó khăn gì?

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Dựa vào thời khoá biểu ở trên, hỏi – đáp theo mẫu.

Câu 2. Nói một câu giới thiệu môn học hoặc hoạt động ở trường mà em thích.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi 1.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS trả lời.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV và HS nhận xét, khen những HS đã tích phát biểu và tìm được đáp án đúng. 

- GV tổ chức HS làm cá nhân. 

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV cho HD đọc thời khóa biểu ngày thứ năm và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả.

+ GV và HS nhận xét câu trả lời, thống nhất đáp án.

- Câu hỏi này GV cho HS tự suy luận.

+ GV và HS nhận xét câu trả lời, thống nhất đáp án.

- GV đưa ra câu hỏi mở rộng (tuỳ đối tượng HS), Hoặc cho HS phát biểu những suy nghĩ của các em sau khi đọc VB.

- GV hướng dẫn HS tự luyện đọc bài đọc.

- GV đọc mẫu toàn VB một lần.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh.

- GV chốt: GV quan sát HS trao đổi, lưu ý các em về cách hỏi đáp để các em dần nắm được quy tắc giao tiếp.

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập. Hướng dẫn HS cách nói câu giới thiệu.

- GV qua quan sát HS trao đổi nắm bắt được sở thích của các em. Từ đó có định hướng, điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. GV cũng có thể nói về cái hay của môn học mà HS chưa có đủ điều kiện khám phá.

- GV và cả lớp góp ý.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể.

- 1-2HS đọc bài Cầu thủ dự bị

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc cá nhân.

- 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, đánh giá.

+ Thứ Hai, buổi sáng, tiết 1: Hoạt động trải nghiệm; tiết 2: Toán; tiết 3, 4: Tiếng Việt; buổi chiều, tiết 1: Tiếng Anh, tiết 2: Tự học có hướng dẫn.

- 1 HS đọc câu hỏi 1.

- Từng em tự trả lời câu hỏi.

+ Sáng thứ Hai có 4 tiết.

- 1HS đọc câu hỏi 3.

- HS đọc thầm bảng TKB.

- HS trả lời.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS tự nêu ý kiến suy luận của mình.

- HS tự phát biểu suy nghĩ.

+ VD: VB đã giúp em nhận ra lí do vì sao HS cần có thời khoá biểu?

- HS lắng nghe.

- 1 - 2 HS đọc to toàn bài đọc trước lớp.

- Cả lớp đọc thầm theo. Từng HS tự luyện đọc toàn bài đọc.

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- HS (nhóm 2) làm việc nhóm. Hình thức hỏi – đáp. HS nói tự nhiên.

- HS đọc kết quả trước lớp/ nhóm.

- HS, GV nhận xét.

- HS (nhóm 2) làm việc nhóm. HS nói tự nhiên các môn học hoặc hoạt động mình thích.

- HS đọc kết quả trước lớp/ nhóm.

- HS, GV nhận xét.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 47

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 9: Thời khóa biểu

Chính tả nghe – viết: Thời khóa biểu

Phân biệt c/k; iêu/ươu; en/eng

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng chính tả bài thời khóa biểu;

- Trình bày đúng đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr; v/d

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

20’

10’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nghe - viết

* Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Dựa vào tranh, viết tên đồ vật có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.

* Hoạt động 3. Làm bài tập 3

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Thời khóa biểu cho ta biết điều gì?

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh.

.

- HS, GV nhận xét.

- GV chốt: cái kéo, thước kẻ, cặp sách.

- GV lưu ý HS hiện tượng chính tả của các chữ c/k/ q.

- GV nêu bài tập.

- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV thống nhất kết quả:

Mặt trời mọc rồi lặn

Trên đôi chân lon ton

Hai chân trời của con

Là mẹ và cô giáo.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Bảng chữ cái Tiếng Việt.

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ cuối bài thơ).

+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.

+ TKB cho biết thời gian học các môn học từng ngày.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh.

- HS làm việc cá nhân. Viết vào vở tên các sự vật trong mỗi tranh.

- HS đọc kết quả trước lớp/ nhóm

- HS viết các tên riêng đó vào vở.

- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc theo cặp.

- HS đọc thành tiếng trình bày kết quả trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 5 - Tiết: 48

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 9: Thời khóa biểu

LTVC: Từ ngữ chỉ sự vật;

Câu nêu hoạt động

i.Mục tiêu:

- Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ hoạt động;

- Đặt được câu nêu hoạt động.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

17’

12’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ hoạt động.

Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Đặt một câu nêu hoạt động với từ ngữ vừa tìm được.

Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.

- GV kết nối vào bài mới.

GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV thống nhất kết quả. VD: – Từ ngữ chỉ sự vật: bàn, ghế, cây, sách,...

- Từ ngữ chỉ hoạt động: tập thể dục, vẽ, trao đổi,...

Sau khi đã hoàn thành bài tập, GV có thể cho HS chia sẻ trải nghiệm hoặc suy nghĩ của các em về các hoạt động mà các em làm trong ngày.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV thống nhất kết quả. VD: Các bạn đọc sách./ Hai bạn đang đá cầu.

Lưu ý: GV có thể lựa chọn cách tổ chức thực hiện hoạt động linh hoạt nhằm tạo hứng thú cho HS, VD, tổ chức dưới hình thức trò chơi.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát và vận động theo bài hát: Bé tập thể dục.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- HS chia sẻ.

- HS quan sát tranh và nói tên của các hoạt động được miêu tả trong tranh.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- HS làm việc nhóm đôi để đặt câu cho tranh 2 (Hai bạn đang chơi cầu lông.), tranh 3 (Các bạn đang chơi bóng rổ.).

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 49

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 9: Thời khóa biểu

TLV: Viết đoạn văn kể về một việc thường làm ở

i.Mục tiêu:

- HS quan sát tranh, kể lại các hoạt động với thời gian tương ứng;

- Lập thời gian biểu theo mẫu..

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: máy chiếu; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

18’

12’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Quan sát tranh, kể lại các hoạt động của bạn Nam.

* Hoạt động 2.

Viết thời gian biểu của em từ 5 giờ chiều (17:00) đến lúc đi ngủ.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và kể lại.

- HS, GV nhận xét.

Lưu ý: GV có thể lựa chọn cách tổ chức thực hiện hoạt động linh hoạt nhằm tạo hứng thú cho HS. VD, tổ chức dưới hình thức trò chơi. HS nói tự nhiên. GV tổ chức HS kể (nói) tự nhiên, liên hệ với thực tế về thời gian biểu của HS.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập và phân tích mẫu giúp HS nắm được cách trình bày khi lập thời gian biểu.

– GV chốt và lưu ý HS khi lập thời gian biểu.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Dặn dò: Xem và đọc bảng tin của nhà trường, chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.

- HS đọc yêu cầu của bài tập: Kể lại các hoạt động của bạn Nam.

- HS làm việc theo nhóm 4: một HS kể – HS khác nghe (HS đổi vai cho nhau).

- Từng nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm việc cá nhân: viết bài theo yêu cầu.

- HS trình bày kết quả trước lớp. - HS, GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 50

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 9: Thời khóa biểu

Đọc mở rộng

i.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

15’

12’

3’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Đọc bảng tin của nhà trường.

* Hoạt động 2. Chia sẻ với bạn những thông tin mà em quan tâm.

* Củng cố

- GV tổ chức lớp vận động tập thể.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. (Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS đọc bảng tin của nhà trường)

- GV chiếu hình ảnh bảng tin của nhà trường cho HS quan sát.

- GV chú ý HS cách đọc bảng tin.

- GV lưu ý HS những điểm cần chú ý khi đọc bảng tin.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

GV chú ý HS cách trao đổi (nói) và thái độ khi trao đổi.

- GV lưu ý HS những điểm cần chú ý khi trao đổi cho phù hợp với quy tắc giao tiếp.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài học Thời khoá biểu, các em đã:

+ Đọc – hiểu VB Thời khoá biểu.

+ Nghe – viết đúng đoạn chính tả Thời khoá biểu; viết đúng chỉ tr; v d. Mở rộng vốn từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. Tạo lập câu nêu hoạt động.

+ Viết được thời gian biểu.

- Lớp hát và vận động theo bài hát.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc theo cặp, trao đổi về nội dung của bảng tin mà em biết.

- HS nói kết quả trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- HS làm việc theo cặp, trao đổi về những điều em đã thực hiện tốt và chưa tốt về các quy định ở nơi công cộng.

- HS nói kết quả trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Lớp: 2A...

Tuần: 6 – Tiết: 51 + 52

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 11: Cái trống trường em

Tập đọc: Cái trống trường em

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Đặc điểm VB thơ (thể thơ, ngắt nhịp trong dòng thơ, vần trong khổ thơ).

+ Nắm được cách thể hiện đặc điểm nhân vật theo lối nhân hoá để bày tỏ tình cảm nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè thân thiết của HS sau ba tháng nghỉ hè.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ các thời điểm có tiếng trống trường và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) như sau:

+ Nói thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường

+ Vào từng thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì?

+ Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó?

+ Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh hoạ, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào?

-GV nhận xét kết nối bài mới: Bài thơ Cái trống trường em là bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với cái trống trường mà cô muốn giới thệu cho các em trong tiết học TV hôm nay.

- GV ghi đề bài: Cái trống trường em.

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

Thời khóa biểu.

- 1-2 HS nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- Trao đổi theo cặp nội dung câu hỏi của GV.

+ Đầu buổi học, khi hết giờ ra chơi, khi hết giờ học.

-HS cần vào lớp để tiếp tục học tập, HS tạm dừng việc học để ra chơi.

+ vui vẻ, tiếc nuối, vội vàng,...

+ ngày khai trường.

- HS các nhóm lần lượt nêu câu trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong VB, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS để giải thích.

- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ tưng bừng.

- GV hướng dẫn HS một số cách đọc cụ thể:

• Đọc câu Buồn không hả trống với giọng thân mật, thiết thay đọc câu Nó mừng vui quá! với giọng mừng rỡ, phấn khởi.

• Ngắt nhịp câu thơ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! theo đúng nhịp trống.

- GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS nêu: có 4 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: liền, trống, trường, lặng im, ngẫm nghĩ,...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ ngẫm nghĩ: nghĩ đi, nghĩ lại kĩ càng.

+ giá (giá trống): đồ dùng bằng gỗ để đặt trống lên trên.

+ tưng bừng: quang cảnh, không khí) nhộn nhịp, vui vẻ.

- VD: Ngày Quốc khánh 2/9 ở quê em tưng bừng cờ và hoa.

- HS luyện đọc thể hiện giọng đọc theo nội dung câu thơ như HD.

- HS cùng GV nhận xét góp ý.

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ trong nhóm (như 4 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Câu 2.. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

Câu 3. Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một người bạn?

Câu 4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

4. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Chọn từ ngữ nói về trống trường như nói về con người.

Câu 2. Nói và đáp:

a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường.

b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho vận động theo bài tập thể dục buổi sáng.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV hỏi:

+ Khổ thơ nào nói đến những ngày hè?

- GV cho HS làm việc nhóm, thảo luận câu hỏi:

+ Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè đó?

- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã trao đổi tích cực để tìm được đáp án đầy đủ.

- GV và HS thống nhất đáp án. (Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh.)

- GV nêu câu hỏi 2.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV có thể mở rộng câu hỏi: Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu mang lại cảm xúc gì? (tưng bừng)

- GV mời 1 số HS trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS làm việc cá nhân và nhóm.

- GV lưu ý HS tìm từ ngữ xưng hô giữa bạn bè với nhau được xuất hiện trong khổ nào của bài thơ (từ bọn mình).

- GV và HS nhận xét.

- GV cho HS đọc câu hỏi 4.

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Bạn HS rất gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn.)

- GV cho HS phát biểu trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

- GV cho HS đọc câu hỏi 1.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm.

- GV và HS thống nhất đáp án. (ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn)

- GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu.

- GV mời 1 - 2 HS đóng vai nói trước lớp. - Cặp/ nhóm, luân phiên đóng vai nói và đáp lời tạm biệt.

+ GV bao quát lớp và hỗ trợ HS nếu có khó khăn.

- GV mở rộng, hướng dẫn HS đóng vai trống nói lời đáp. (VD: Chào bạn, mình cũng mong sẽ sớm gặp lại nhau,...)

- GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu: luân phiên nói trong nhóm.

- GV mở rộng yêu cầu: Nói và đáp lời tạm biệt thầy cô khi tan học; Nói và đáp lời tạm biệt ông bà khi ông bà về quê;...

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS vận động theo nềnnhạc bài Tập thể dục buổi sáng.

- Lớp trưởng điều hành lớp thực hiện.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- HS trả lời: Khổ thơ 1.

- Lớp đọc thầm khổ 1 của bài thơ để tìm câu trả lời.

- HS làm việc nhóm:

+ Từng HS đọc thầm lại bài thơ để trả lời câu hỏi 1 (khổ thơ 1 và 2).

+ Từng HS tìm các chi tiết kể về trống trường trong khổ thơ 1 và 2.

+ Từng HS trong nhóm nêu ý kiến, các bạn góp ý, bổ sung để có đáp án hoàn chỉnh.

- Đại diện các nhóm nêu đáp án trước lớp.

+ Cả lớp nhận xét.

- HS làm việc nhóm:

+ HS đọc lại khổ cuối để tìm ý trả lời.

+ Trao đổi trong nhóm và góp ý cho nhau.

+Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

- HS lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- HS làm việc cá nhân:

+ Đọc thầm lại cả bài thơ.

+ Trao đổi về khổ thơ đúng yêu cầu của câu hỏi. GV và HS chốt đáp án. (khổ 2)

- HS làm việc nhóm:

+ Từng HS tìm các chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm của bạn HS (cách xưng hô của bạn HS với trống, cách bạn HS coi trống như con người,...).

+ Từng HS gọi tên tình cảm của bạn HS trong bài thơ.

+ Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý.

- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi.

- 1-2 HS đọc lại toàn bài thơ.

- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mà mình yêu thích theo HD của GV.

- HS lên thi đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà mình yêu thích.

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- Lớp đọc thầm bài thơ.

- HS trao đổi trong nhóm, bổ sung cho nhau để có đáp án đúng và loại bỏ đáp án sai.

- Cả lớp:

+ Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung nếu cần thiết.

- HS luân phiên đóng vai để nói lời tạm biệt và đáp lời tạm biệt.

- Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý cho nhau.

- Làm phong phú lời tạm biệt bằng cách thêm các lời hứa hẹn về sự gặp mặt, hoặc dặn dò,... (VD: Chào trống nhé, chúng mình sẽ gặp nhau sớm thôi; Tạm biệt bạn trống, hết hè gặp lại nhé; Chào trống, nghỉ hè trống đừng buồn nhé,...)

- HS hoạt động cặp/ nhóm luân phiên thực hành nói và đáp lời tạm biệt bạn bè.

- Nhóm nhận xét, góp ý cho nhau.

- Một số HS lên đóng vai trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, góp ý.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 6 – Tiết: 53

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 11: Cái trống trường em

Tập viết : Chữ hoa Đ

I.MỤC TIÊU

- Biết viết chữ hoa Đ (cỡ vừa và nhỏ); viết câu ứng dụng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Mẫu chữ viết hoa Đ.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

15’

15’

3’

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa Đ

b. Viết câu ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

- GV giới thiệu bài:

- GV ghi bảng tên bài.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Đ và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ Đ: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa Đ.

- Cho HS so sánh chữ hoa Đ với chữ hoa D.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ D hoa (nếu có).

- GV cho HS tập viết chữ hoa Đ trên bảng con (hoặc nháp).

- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV cho HS nêu lại ND đã học.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS lấy vở TV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa Đ: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa Đ.

• Chữ viết hoa Đ giống chữ hoa Đ và có thêm nét ngang.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS tập viết chữ viết hoa Đ. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa Đ (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+ Viếtchữ viết hoa Đ đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Đ, h, g cao 2,5 li, chữ d viết thường cao 2 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i của tiếng chơi.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu ND đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 6 – Tiết: 54

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 11: Cái trống trường em

Nói và nghe: Ngôi trường của em

I.MỤC TIÊU

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa;

- Dựa vào tranh và lời gợi ý để nói cảm nhận của bản thân về trường mình.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,

cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ); phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân.

- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

10’

15’

2’

3’

1. Ôn tập và khởi động

2. Nói và nghe

a. Nói những điều em thích về trường của em.

b. Em muốn trường mình có những thay đổi gì?

.

3. Hoạt động vận dụng:

Nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi.

4. Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

- GV cho HS đọc mẫu.

- GV đưa ra yêu cầu. hướng dẫn HS trao đổi nhóm theo gợi ý trong SHS:

+ Trường em tên là gì? Ở đâu?

+ Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày?

- GV gợi ý HS, điều em thích có thể là về địa điểm (sân trường, lớp học, vườn trường, thư viện, sân thi đấu thể thao,...), đồ vật (cái trống, cái chuông điện, bàn ghế, bảng, các dụng cụ thể dục thể thao,...), hoạt động ở trường (học tập, vui chơi, ăn trưa, văn nghệ, thể thao,...).

- GV khuyến khích các em lựa chọn càng nhiều càng tốt, để gợi cho các em nói được nhiều điều mình thích ở trường học của mình.

- GVtổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về những điều trong trường mà mình muốn thay đổi.

- GV động viên và khuyến khích HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình về bất cứ điều gì trong trường mà mình muốn thay đổi. (VD: Cầu thang rộng hơn, lớp học nhiều ánh sáng hơn, sân trường có nhiều cây hơn, bữa ăn trưa nhiều rau hơn,...)

- GV và HS nhận xét.

- GV lưu ý HS phản biện các ý kiến của nhau, trong trường hợp cảm nhận của các em có sự khác biệt.

GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:

- HS có thể kể cho người thân về ngôi trường của mình.

- HS nêu ý kiến về những điều mình cảm thấy nên thay đổi và lí do mình muốn thay đổi.

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính. - Sau bài học Cái trống trường em, các em đã:

+ Đọc hiểu bài thơ Cái trống trường em.

+ Viết đúng chữ hoa Đ, câu ứng dụng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

+ Nói được điều em thích và điều em muốn thay đổi về trường học của em.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát tranh trao đổi trtong nhóm 4 về nội dung tranh.

- 1 HS đọc mẫu.

+ Từng HS trong nhóm nêu ý kiến, các bạn góp ý, bổ sung để có đáp án hoàn chỉnh.

- HS có thể tuỳ chọn bất cứ điều gì các em cảm thấy thích, và có thể chọn bao nhiêu điều tuỳ thích.

- Đại diện 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác giao lưu với nhóm trình bày để việc chia sẻ đạt hiệu quả cao hơn. (VD câu hỏi: Vì sao bạn thích những điều đó? Trong những điều đó, bạn thích điều nào nhất?...)

+ Cả lớp nhận xét.

HS trao đổi trong nhóm về những điều trong trường mà mình muốn thay đổi trong nhóm 4.

- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình về bất cứ điều gì trong trường mà mình muốn thay đổi.

- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.

- HS phản biện các ý kiến của nhau, trong trường hợp cảm nhận của các em có sự khác biệt.

- Một số em phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS kể cho người thân về ngôi trường của mình.

HS nêu ý kiến về những điều mình cảm thấy nên thay đổi và lí do mình muốn thay đổi.

- HS nêu mong muốn thay đổi điều đó như thế nào.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 6 – Tiết: 55 +56

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 12: Danh sách lớp em

Tập đọc: Danh sách lớp em

I. Mục tiêu

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái; có ý thức rèn luyện phẩm chất tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

- Đặc điểm VB thông tin (danh sách, bảng biểu có cột hàng dọc, hàng ngang, tiêu đề các cột).

- Cách đọc danh sách: đọc theo số thứ tự, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho HS nhắc lại tên bài học trước.

- Gọi 2-3 HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc cả bài thơ.

+ Những ngày hè, không có các bạn HS đến trường, trống trường như thế nào?

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khởi động làm việc nhóm).

 

- GV giới thiệu một số đặc điểm của các bản danh sách:

+ Tiêu đề (tên của bản danh sách, các cột dọc của bản danh sách gồm: Số thứ tự – Họ và tên –..., các hàng ngang.)

+ Họ và tên các HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái,...

GV kết nối vào bài mới: Tìm hiểu cách đọc văn bản thông tin về Danh sách lớp.

- GV ghi tên bài: Danh sách lớp

- HS nhắc lại tên bài học trước (Cái trống trường em).

- 2-3HS đọc thuộc đoạn hoặc cả bài thơ.

- HS quan sát một số bản danh sách GV đã chuẩn bị (VD: Danh sách học sinh đi tham quan, danh sách học sinh dự thi vẽ tranh,...), sau đó trả lời câu hỏi ở phần khởi động trong SGK.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

2’

25’

3’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Đọc danh sách lớp

* Củng cố, dặn dò

- GV hướng dẫn cả lớp:

+ GV giới thiệu: Bài đọc nói về việc lập danh sách đọc truyện tự chọn (đọc mở rộng). HS được đăng kí truyện mình thích đọc. Trong bài đọc có bản danh sách đăng kí đọc truyện của một tổ. Khi đọc bài, các em quan sát kĩ bản danh sách và cách đọc bản danh sách.

+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc bản danh sách (treo hoặc viết bản danh sách trên bảng lớp hoặc chiếu bản danh sách trên màn hình).

+ GV vừa đọc vừa lấy thước chỉ vào từng cột, từng hàng. GV đọc giọng chậm rãi để HS dễ theo dõi: đọc theo số thứ tự, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng).

+ GV (hoặc một HS) đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi phần của bài đọc.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt khi đọc danh sách lớp.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức luyện đọc trong nhóm (nhóm 2).

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, quan sát.

VD: Một (1)/ Trần Trường An / Ngày khai trường. Hoặc: Một (1)/ Trần Trường An / truyện Ngày khai trường.

- HS đọc thầm và gạch chân từ khó đọc.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: danh sách, sở thích, truyện,

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện cách ngắt khi đọc bảng thời khá biểu.

VD: Thứ Hai,/ buổi sáng,/ tiết 1-/ Tiếng Việt,/ tiết 2 -/ Toán...

- HS đọc nối tiếp từng dòng của danh sách

- HS lắng nghe.

+ sở thích: chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với ...

- đăng kí: Cùng nghĩa với ghi hay kí tên.

+ Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.

- Một số (2 – 3) HS đọc trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

- HS luyện đọc trong nhóm.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

2’

16’

5’

10’

2’

* Khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn? .

Câu 2. Bạn đứng ở vị trí số 6 đăng kí đọc truyện gì?

Câu 3. Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6?

Câu 4. Bản danh sách có tác dụng gì? 

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp như thế nào?

Câu 2. Học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi 1.

- GV nêu câu hỏi, nhắc HS nhìn vào bản danh sách để trả lời (2 – 3 HS trả lời câu hỏi). 

- GV hỏi thêm: Dựa vào đâu em biết tổ 2 có 8 bạn?

- GV nhắc HS nhìn vào cột số thứ tự sẽ biết được số HS trong danh sách.)

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV chức cho HS trả lời các câu hỏi theo cá nhân. 

- GV và HS nhận xét, khen những HS đã tích phát biểu và tìm được đáp án đúng. 

- GV cho HS đọc câu hỏi 3.

- Tố chức cho HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

  

- GV tổ chức hoạt động cả lớp.

- GV khích lệ HS trả lời theo cách hiểu của các em. Nếu HS không nêu được ý kiến, GV có thể đưa ra các phương án để các em trao đổi và lựa chọn các công dụng của bản danh sách.

- GV đọc mẫu toàn VB một lần.

- Gọi HS đọc lại bài đọc.

+ GV yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi 1.

+ GV nêu câu hỏi 1, mời 1 - 2 HS trả lời, cả lớp lắng nghe và góp ý

+ Từng em nhẩm đọc bảng chữ cái, sau đó thi đọc theo cặp: mỗi bạn đọc một lượt và góp ý cho nhau.

+ Mời 2 - 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái trước lớp.

- GV nhận xét tiết học.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể.

- 1-2HS đọc bài Danh sách lớp

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: 

- HS làm việc cá nhân.

- 2-3 HS trả lời nhiều cách như nhìn vào một số thứ tự đếm tên HS/...; 

- HS khác nhận xét, đánh giá.

- HS làm việc cá nhân và nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án. (Bạn đứng ở vị trí số 6 – bạn Lê Thị Cúc, đăng kí đọc truyện Ngày khai trường). 

+ HS trong nhóm có thể đặt thêm câu hỏi tương tự để đố nhau có câu trả lời nhanh nhất. VD: Bạn đứng ở vị trí số 4/ 3/ 2/ 1... đăng kí đọc truyện gì?

- 1HS đọc câu hỏi 3.

- HS làm việc cá nhân và nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án. (Các bạn cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc). 

+ Các nhóm trả lời nhanh có thể đặt thêm câu hỏi tương tự để đố nhau có câu trả lời nhanh nhất. 

VD: Có mấy bạn đăng kí đọc truyện Ngày khai trường?/ Có mấy bạn đọc truyện Ếch xanh đi học?/ Có mấy bạn đọc truyện Vì sao gà chẳng giỏi bơi?...

- HS trả lời.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS làm việc chung cả lớp. 

- HS tự nêu ý kiến suy luận của mình.

- HS cùng giáo viên nhận xét, góp ý.

- 1 - 2 HS đọc to toàn bài đọc trước lớp.

- Cả lớp đọc thầm theo. Từng HS tự luyện đọc toàn bài đọc.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc chung cả lớp:

- 1 - 2 HS trả lời, cả lớp lắng nghe và góp ý.

+ Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt.

- HS (nhóm 2) làm việc theo cặp: mỗi bạn đọc một lượt và góp ý cho nhau.

+ 2 - 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 6 – Tiết: 57

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 12: Danh sách lớp

Chính tả nghe – viết: Cái trống trường em

Phân biệt g/gh; s/x; hỏi/ngã

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng chính tả bài Cái trống trường em;

- Trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và các dòng thơ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k; s/x (hoặc tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã)

- Rèn kĩ năng viết chữ chuẩn mẫu, sạch sẽ.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

20’

10’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nghe - viết

* Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Dựa vào tranh, viết các từ ngữ bắt đầu bằng g/gh.

* Hoạt động 3. Làm bài tập 3

a. Chọn s hoặc x thay cho ô vuông rồi giải đố

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Tình cảm của bạn nhỏ dành cho trống như thế nào?

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV lưu ý HS viết đúng câu thể hiaên tiếng trống (Tùng! Tùng! Tùng!)

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh có chứa g/gh..

.

- HS, GV nhận xét.

- GV chốt: gà, ghim, ghế

- GV lưu ý HS hiện tượng chính tả của các chữ g/gh.

- GV nêu bài tập.

- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS quan sát tranh gợi ý, đọc nhẩm câu đố.

- GV thống nhất kết quả:

Miền bắc gọi là Quả bồng bồng.

Miền Nam gọi quả roi.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Bảng chữ cái Tiếng Việt.

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ cuối bài thơ).

+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.

+ Bạn nhỏ rất yêu quý trống, gọi trống bằng từ ngữ thân thiết như người bạn.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

VD: im lặng, trên giá, trống, đi vắng, mừng vui,...

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh.

- HS làm việc cá nhân. Viết vào vở tên các sự vật trong mỗi tranh.

- HS đọc kết quả trước lớp/ nhóm

- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc theo cặp.

- HS giải đố.

- HS lên tham gia trả lời và giao lưu với các bạn.

- HS, GV nhận xét.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 6 - Tiết: 58

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 12: Danh sách học sinh

LTVC: Luyên tập từ ngữ chỉ đặc điểm;

Câu nêu đặc điểm

i.Mục tiêu:

- Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật;

- Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố.

- Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

10’

7’

12’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật.

Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố trên.

Hoạt động 3. Làm bài tập Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.

Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.

- GV kết nối vào bài mới.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, giải các câu đố a, b, c để tìm từ ngữ chỉ đồ vật.

- GV chốt lại: tên các đồ vật các em tìm được là đồng hồ, bút chì, tẩy/ gôm. Đó là các từ chỉ đồ vật.

- GV có thể đưa thêm 1 – 2 câu đố về đồ vật khác.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.

+ Đọc yêu cầu của bài tập 2 (đọc cả yêu cầu và mẫu).

+ Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố ở bài tập 1.

- GV và HS thống nhất đáp án và tổ chức chữa bài trước lớp. (Các từ ngữ chỉ đặc điểm tìm được: a. chậm, khoan thai, dài, nhanh; b. dài; c. nhỏ, dẻo.)

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập theo mẫu.

- GV mời một số HS phát biểu,

VD:

+ Chiếc cặp mới tinh.

+ Bút chì rất nhọn.

- GV tổ chức cho HS đọc câu của mình đã đặt theo nhóm, cả nhóm góp ý.

- GV nhận xét, góp ý.

- GV nói về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn, bảo vệ các đồ vật của trường, của lớp.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát và vận động theo bài hát: Bé tập thể dục.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm việc theo cặp, giải các câu đố a, b, c để tìm từ ngữ chỉ đồ vật.

- HS cùng nhau đọc câu đố, trao đổi để đoán tên đồ vật:

+ Câu đố a: chiếc đồng hồ.

+ Câu đố b: cái bút chì.

+ Câu đố c: cục tẩy (gốm).

- HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS, GV nhận xét.

- HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu từ chỉ đặc điểm có trong câu đố trên.

- HS chia sẻ.

- HS, GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài, đọc cả mẫu.

M: Thân trống nấu bóng.

- HS suy nghĩ, mỗi em tự đặt một câu.

- Một số HS phát biểu.

- HS làm việc nhóm đôi để đặt câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trong lớp

- Đại diện một số nhóm nói câu của mình đã đặt trước cả lớp và

- HS lắng nghe.

- HS nêu nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 6 – Tiết: 59

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 12: Danh sách học sinh

TLV: Viết đoạn văn kể về một việc thường làm ở

i.Mục tiêu:

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (các đồ vật HS thường có hoặc thường thấy ở trường, lớp), đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật.

- Biết lập danh sách học sinh theo mẫu.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

13’

18’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Đọc danh sách học sinh và trả lời câu hỏi.

* Hoạt động 2.

Lập danh sách tổ em đăng kí tham gia câu lạc bộ của trường.

* Củng cố, dặn dò

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

+ GV nêu mục đích của bài tập 1: Bài tập này chủ yếu cho HS quan sát thêm một mẫu danh sách để thực hành lập danh sách ở bài tập 2.

- GV nhắc lại cách đọc danh sách đã học.

- GV mời 1 - 2 HS đọc bản danh sách trước lớp.

- GV đưu ra một bản danh sách HS khác, cho HS luyện đọc

- GV cùng HS nhận xét.

+ GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm.

Bước 1: Viết họ tên các bạn trong tổ.

Bước 2: Sắp xếp tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái.

Bước 3: Tìm hiểu nguyện vọng đăng kí tham gia câu lạc bộ của từng bạn. -

GV nhận xét kết quả làm bài của HS.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.

- Hát tập thể.

- HS đọc yêu cầu của bài tập: Kể lại các hoạt động của bạn Nam.

- HS lắng nghe..

- HS Làm việc chung cả lớp:

- Từng nhóm luyện đọc danh sách lớp.

- 1 - 2 HS đọc bản danh sách trước lớp.

- Làm việc nhóm:

+ Từng em đọc thầm bản danh sách.

+ Nêu từng câu hỏi và mời các bạn trả lời.

- Cả nhóm nhận xét.

- Làm việc chung cả lớp:

+ HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

Làm việc nhóm:

+ Nhóm trưởng phân công các thành viên thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.

+ Cả nhóm trao đổi, lập danh sách theo mẫu.

+ Đối chiếu kết quả làm việc với các nhóm khác và góp ý bài cho nhau.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 6 – Tiết: 60

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 12: Danh sách học sinh

Đọc mở rộng

i.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen | thuộc, gần gũi ở xung quanh

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

15’

12’

3’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Đọc bài thơ, câu chuyện hoặc bài báo về thầy cô

* Hoạt động 2. Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức lớp vận động tập thể.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

(Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện hoặc bài báo về thầy cô. GV có thể chuẩn bị một số VB phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.)

+ Nêu những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

- GV bao quát lớp chép bài.

- GV động viên, khuyến khích HS làm tốt, giúp đỡ HS yếu viết bài.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

GV tóm tắt những nội dung chính. Sau bài 12 – Danh sách học sinh, các em đã:

- Biết cách đọc bản danh sách, hiểu được tác dụng của việc lập danh sách.

- Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả.

- Nhận biết từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm.

- Biết lập danh sách tổ.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Lớp hát và vận động theo bài hát.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Làm việc nhóm:

+ Các thành viên nêu tên bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình đã tìm được.

+ Cả nhóm cử một bạn đọc cho cả nhóm nghe (hoặc mỗi bạn đọc thầm bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình tìm được).

- HS làm việc cá nhân: Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

- HS chép bài.

- HS, GV nhận xét.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Lớp: 2A...

Tuần: 7 – Tiết: 61 + 62

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 13: Yêu lắm trường ơi!

Tập đọc: Yêu lắm trường ơi!

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ Yêu lắm trường ơi!, ngữ điệu phù hợp với cảm

xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường.

- Hiểu được nội dung bài đọc: Từ bài thơ và tranh minh hoạ nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

* Phẩm chất, năng lực

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ); phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân, slide tranh minh họa, ...

+ Đặc điểm VB thơ (thể thơ, ngắt nhịp trong dòng thơ, vần trong khổ thơ).

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

5’

1. Ôn tập và khởi động

* Giới thiệu bài

- GV chiếu clip Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân cho HS hát theo clip.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

+ Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát? (cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở, trường,...)

+ Bài hát nói về điều gì?

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi sau đó chốt lại nội dung thảo luận.

- GV nhận xét kết nối bài mới: Có một bạn nhỏ cũng rất yêu ngôi trường của mình. Chúng ta hãy lắng nghe xem bạn nhỏ nói gì về ngôi trường đó qua bài thơ Yêu lắm trường ơi! của tác giả Nguyễn Trọng Hoàng

- GV ghi đề bài: Yêu lắm trường ơi!

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS thảo luận nhóm 2 về ND bài hát theo gợi ý.

+ Những sự vật được nhắc đến trong bài hát là: cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở, trường,... + Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho trường lớp, cô giáo, bạn bè,...

- 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.

- GV cho HS nêu nội dung tranh (nếu HS k nêu đc GV mới nêu).

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, đọc đúng, biểu cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình “em”.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.

- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ nhộn nhịp.

- GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ: giọng đọc chậm rãi, ngữ điệu nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi trường; ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi lâu sau mỗi đoạn thơ

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV đọc toàn VB Yêu lắm trường ơi!.

+ GV cho HS đọc lại toàn VB .

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi để nêu ND tranh.

+ Lớp học, có hai bạn nhỏ đang trao đổi bài. Bên ngoài lớp học, cành lá xoè rộng ngang khung cửa sổ. Có hai chú chim đang đậu trên cành. Dưới sân trường, các bạn HS đang vui chơi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS nêu: có 5 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: trang sách, lời cô, lớp, khúc khích….

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS lắng nghe.

+ khúc nhạc: một đoạn trong bài nhạc.

+ nhộn nhịp: từ gợi tả không khí đông vui, tấp nập, do có nhiều người qua lại hoặc cùng tham gia hoạt động

+ cười khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú

- VD: Ngày khai trường nhộn nhịp.

- HS luyện đọc thể hiện giọng đọc theo nội dung câu thơ như HD.

- HS cùng GV nhận xét góp ý.

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng nhóm 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ trong nhóm (như 5 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- 1-2 HS đọc

- HS đọc đồng thanh toàn VB Yêu lắm trường ơi!.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc khổ thơ tương ứng với từng bức tranh.

Câu 2. Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi.

Câu 3. Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình?

Câu 4. Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp: Cách thực hiện tương tự như những câu trên.

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Từ nào trong bài thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp?

Câu 2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho vận động theo bài hát.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV mời HS quan sát tranh (một tranh mời 1 – 2 HS) và đọc khổ thơ tương ứng.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại câu trả lời.

Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS, nếu HS chỉ nêu tên số tranh (tranh số 17 Số 2/ số 3) và đọc khổ thơ tương ứng thì GV có thể hỏi thêm câu hỏi phụ nhằm giúp HS phát triển tư duy:

+ Vì sao khổ thơ thứ 2 lại tương ứng với tranh số 1? (Vì tranh vẽ cảnh giờ ra chơi. Khổ thơ thứ 2 có câu thơ: Mỗi giờ ra chơi, Sân trường nhộn nhịp.).

- GV nêu câu hỏi 2.

- GV nhắc HS đọc khổ thơ thứ hai để tìm câu trả lời.

- GV mời 2 – 3 HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

- GV và cả lớp thống nhất câu trả lời.

- GV cho HS làm việc cá nhân và nhóm.

- GV quan sát các nhóm hoạt động.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV và cả lớp chốt câu trả lời đúng.

- GV khen tất cả các nhóm đã hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV cho HS đọc câu hỏi 4.

- GV cho HS phát biểu trước lớp.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV đọc diễn cảm cả bài thơ.

- GV có thể mời 2 - 3 HS đọc diễn cảm (bước đầu) khổ thơ thứ tư.

- GV cùng HS nhận xét.

- GVHD HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

- GV cho HS đọc câu hỏi 1.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động.

+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã trả lời đúng.

- GV thống nhất đáp án.

- GV chiếu khung chữ .

- GV tổ chức trò chơi Xây nhà như sau:

Chuẩn bị: Mỗi từ ngữ ở cột A và cột B được viết vào mỗi mảnh giấy. Cho tất cả những mảnh giấy này vào các hộp. Tuỳ theo số lượng các nhóm mà số hộp có thể là 3 – 4 hộp. Mỗi đội có một hộp.

Cách chơi: Các đội chạy thật nhanh lên bảng lấy một mảnh giấy trong hộp của đội mình rồi chạy về chỗ để các thành viên trong đội ghép các từ ngữ lấy được thành câu hoàn chỉnh. Mỗi lần chạy lên bảng chỉ được lấy một mảnh giấy. Đội chiến thắng là đội ghép đúng, nhanh.

- GV cho HS chơi theo luật.

- GV cùng HS tổng kết trò chơi.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS vận động theo nền nhạc bài Em yêu trường em.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- HS làm việc chung cả lớp.

- HS quan sát tranh (một tranh mời 1 – 2 HS) và đọc khổ thơ tương ứng.

VD: Khổ thơ thứ hai (Mỗi giờ ra chơi... cũng xinh.) tương ứng với tranh số 1. Khổ thơ thứ ba (Yêu lớp học em... gió mát vào.) tương ứng với tranh số 2. Khổ thơ thứ năm (Có đêm trong mơ...đùa vui.) tương ứng với tranh số 3.

+ Vì tranh vẽ cảnh giờ ra chơi. Khổ thơ thứ 2 có câu thơ: Mỗi giờ ra chơi, Sân trường nhộn nhịp.

- HS đọc khổ thơ thứ 2.

- HS làm việc theo nhóm 2.

+ Từng em đọc khổ thơ thứ hai, nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

- 2 – 3 HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

+ Hồng hào gương mặt/ Bạn nào cũng xinh.

- Lớp đọc thầm bài thơ để tìm câu trả lời.

- HS làm việc nhóm 4:

+ Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.

+ Các bạn góp ý, bổ sung để có đáp án hoàn chỉnh.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Bạn nhỏ yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim hót xôn xao như khúc nhạc trên vòm lá xanh, yêu khung cửa sổ có bàn tay lá quạt gió mát.

- HS làm việc nhóm 4:

+ Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.

+ Các bạn góp ý, bổ sung để có đáp án hoàn chỉnh.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Lời cô ngọt ngào/ Thấm từng trang sách.

+ Cả lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- 2 - 3 HS đọc diễn cảm (bước đầu) khổ thơ thứ tư.

- HS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kì theo gợi ý.

- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- HS làm việc nhóm.

+ Đọc thầm lại cả bài thơ.

+ Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý (yêu, nhớ, đùa vui).

+ Cả nhóm thống nhất chọn từ phù hợp nhất.

+ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ yêu, nhớ, đùa vui

- HS quan sát khung chữ và đọc các từ ngữ trong khung. Cả lớp đọc thầm.

- HS lập thành các đội chơi như GV HD.

- Các nhóm tham gia chơi.

Đáp án:

Gương mặt các bạn hồng hào.

Lời cô ngọt ngào.

Sân trường nhộn nhịp.

- 3 HS nối tiếp đọc 3 câu đáp án hoàn chỉnh.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 7 – Tiết: 63

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 13: Yêu lắm trường ơi!

Tập viết : Chữ hoa E, Ê

I.MỤC TIÊU

- Biết viết chữ viết hoa E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Mẫu chữ viết hoa Đ.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

15’

15’

3’

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa Đ

b. Viết câu ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

- GV giới thiệu bài:

- GV ghi bảng tên bài.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa E và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ E: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa E.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ E hoa (nếu có).

- Cho HS so sánh chữ hoa Ê với chữ hoa E.

- GV cho HS tập viết chữ hoa E, Ê trên bảng con (hoặc nháp).

- GV chỉnh tư thế ngồi và cách cầm bút của HS.

- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát.

- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV cho HS nêu lại ND đã học.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS lấy vở TV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa E:

• Chữ viết hoa E cao 5 li và rộng 3,5 li, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

• Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 3, lượn xuống dừng bút ở đường kẻ 2.

- Viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu.

- HS quan sát và so sánh.

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS tập viết chữ viết hoa E, Ê. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa Đ (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+ Viếtchữ viết hoa E đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái trong câu ứng dụng như các tiết trước đã làm.

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái t của tiếng mát.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu ND đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 7 – Tiết: 64

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 13: Yêu lắm trường ơi!

Nói và nghe: Kể chuyện Bữa ăn trưa

I.MỤC TIÊU

- Biết trao đổi về nội dung của VB và các chi tiết trong tranh.

- Nghe hiểu câu chuyện Bữa ăn trưa; nhận biết các sự việc trong câu chuyện Bữa ăn trưa

qua tranh minh hoạ, biết dựa vào tranh kể lại được 1 – 2 đoạn (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).

- Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

10’

15’

2’

3’

1. Ôn tập và khởi động

2. Nghe kể chuyện

a. Nói những điều em thích về trường của em.

3. Chọn kể 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

4. Vận dụng

5. Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, GV chỉ vào tranh và giới thiệu nhân vật có trong 4 tranh: Các em thấy truyện có 4 bức tranh rất thân quen với các em. Trong tranh có các nhân vật thầy hiệu trưởng, cô đầu bếp, bạn Chi và các bạn HS. Các em hãy quan sát từng tranh kết hợp với việc lắng nghe cô kể.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.

- GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi:

+ Lời nói trong tranh là của ai?

+ Thầy hiệu trưởng nói gì?

+ Trong chuyện, món ăn từ đồi núi là gì?

+ Món ăn từ biển là gì?

+ Sự việc tiếp theo là gì?

- GV hướng dẫn HS cách kể theo hai bước gợi ý.

- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nếu cần thiết.

- GV mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV động viên, khen ngợi HS.

a. Kể cho người thân nghe về giờ ăn trưa ở lớp em.

GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: - Về nhà, các em nhớ kể với người thân về bữa ăn trưa cùng các bạn trong lớp hay ngoài lớp học theo gợi ý sau:

+ Những món ăn nào em yêu thích?

+ Em ngồi ăn cạnh bạn nào?

+ Trước bữa ăn, em làm gì?

+ Sau bữa ăn em làm gì?

- Lắng nghe ý kiến của người thân về câu chuyện và cách kể chuyện của em.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài thơ Yêu lắm, trường ơi! các em đã:

+ Đọc được rõ ràng lưu loát bài thơ Yêu lắm, trường ơi!. Nhận biết được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mái trường thân yêu.

+ Viết đúng chữ E, Ê và câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát. Các em cần lưu ý về cách viết chữ E, Ê.

+ Nghe – kể được câu chuyện Bữa ăn trưa. Câu chuyện cho thấy không khí ấm áp, vui vẻ của các bạn nhỏ trong giờ ăn cơm trưa ở trường. Qua đó các em có thể hiểu thêm về việc ăn uống khoa học. Muốn cơ thể khoẻ mạnh, cần phải ăn đầy đủ cá, thịt, rau.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát tranh, lắng nghe.

- HS lắng nghe, và quan sát tranhđể nắm nội dung.

- HS lắng nghe kể chuyện và tương tác cùng GV.

+ Lời nói trong tranh là của thầy giáo hiệu trưởng.

+ Thầy hiệu trưởng nói: Các em có mang theo…?

+ Món ăn đồi núi là những món ăn được làm ra từ các sản phmẩ ở vùng đồi núi.

+….

+… Cả lớp ồ lên. Còn Chi thấy rất vui khi biết đồ ăn của mình đã thoả mãn hai yêu cầu biển và đồi núi.

- HS lắng nghe.

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh để tập kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời thoại của các nhân vật (nhắc HS không cần kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể). .

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể lại cả hai đoạn rồi góp ý cho nhau).

+ Mỗi HS chọn 1 - 2 đoạn, xem tranh và tập kể.

+ Các thành viên trong nhóm thay nhau kể 1 – 2 đoạn theo tranh.

- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, góp ý.

- HS nghe và vận dụng kể cho người thân nghe về bữa trưa của mình ở lớp.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 7 – Tiết: 65 +66

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 14: Em học vẽ

Tập đọc: Em học vẽ

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Em học vẽ; tốc độ đọc 45 – 50 tiếng/ phút.

- Hiểu được nhữnghình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc hoạ trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn.

* Phẩm chất, năng lực

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái; Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

- - Một số dải giấy trắng ghi các dòng thơ.

- Nắm được đặc điểm bình diện âm thanh của ngôn ngữ và hướng dẫn HS luyện đọc thành tiếng.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho HS nhắc lại tên bài học trước.

+ Em học được gì từ bài đọc Yêu lắm trường ơi?

- GV cho mỗi HS chuẩn bị một bức tranh mà em thích (đã được nhắc ở các tiết trước).

- Cho HS hoạt động nhóm 4.

- GV mời 1 - 2 HS giới thiệu về bức tranh của mình cho cả lớp.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài Em học vẽ.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

GV kết nối vào bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ học bài thơ Em học vẽ. Bài thơ mang đến cho chúng ta những cảnh thiên nhiên đẹp mà một bạn nhỏ đã quan sát được và vẽ lại. Qua bài thơ, chúng ta sẽ thấy được tình yêu của bạn nhỏ đối với thiên nhiên và cuộc sống

- GV ghi tên bài: Em học vẽ

- HS nhắc lại tên bài học trước (Yêu lắm trường ơi!).

- 2-3 trả lời theo cảm nhận của mình đã học được.

- HS trao đổi nhóm 4

- Các em giới thiệu cho nhau những bức tranh mà các em mang đến lớp.

- 1 - 2 HS giới thiệu về bức tranh của mình cho cả lớp.

- Các HS khác có thể đặt câu hỏi hoặc nhận xét về những bức tranh được giới thiệu.

- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.

- 1 – 2 HS tả lại những gì các em quan sát thấy trong bức tranh (cảnh sân trường, các bạn HS đứng cạnh giá vẽ trên có các bức tranh các em vẽ, cận cảnh một HS đang giới thiệu với các bạn bức tranh của mình).

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

2’

25’

3’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Đọc đoạn

c. Đọc toàn văn bản

* Củng cố, dặn dò

- GV đọc mẫu. Chú ý đọc với giọng vui vẻ, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt khi đọc thơ.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp.

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và gạch chân từ khó đọc.

- HS luyện cách ngắt khi đọc bài thơ.

- HS nêu: có 4 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: như lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS lắng nghe.

+ lung linh: từ gợi tả vẻ lay động, rung rinh của cái có thể phản chiếu ánh sáng

- cánh diều no gió: Cánh diều gặp gió được đẩy căng và bay lên cao.

+ Cánh buồm đỏ thắm: Cánh buồm mà đỏ tươi và thắm.

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng nhóm 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ trong nhóm (như 5 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- 1-2 HS đọc

- HS đọc đồng thanh toàn VB Em học vẽ.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

2’

16’

5’

10’

2’

* Khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm?

Câu 2. Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp?

Câu 3. Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh dưới đây.

Câu 4. Tìm tiếng cùng vẫn ở cuối các dòng thơ.

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ sự vật.

Câu 2. Đặt câu nêu đặc điểm với 1 trong 3 từ lung linh, nho nhỏ, râm ran.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi 1.

- GV hướng dẫn HS xem lại khổ 1 và 2 để tìm câu trả lời.

- GV bao quát nhóm hoạt động.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV hướng dẫn HS xem lại khổ 3 để tìm câu trả lời.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm.

+ GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV tổ chức cho HS làm việc chung cả lớp:

+ GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh, nhận diện những sự vật có trong tranh (lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời).

- GVHD HS tìm khổ thơ có chứa các sự vật được nói đến trong tranh.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS đọc to khổ thơ cuối trước lớp.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

.

- GV làm mẫu một lần: chỉ cho HS thấy tiếng sao ở cuối dòng thơ 4 cùng vần với tiếng cao ở cuối dòng thơ 5.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả của nhóm. GV và HS nhận xét.

- GV và HS cùng thống nhất đáp án.

* Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích.

- GV cho HS trao đổi để tìm ra 2 khổ thơ được nhiều em thích nhất.

- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc to 2 khổ thơ lớp đã chọn.

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu 2 khổ thơ đó lên.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong từng dòng thơ. Lưu ý, lần 1 xoá những từ ngữ HS dễ nhớ

- GV hướng dẫn HS sử dụng chiến lược xoá dần nếu cần.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm đọc lại khổ thơ đã thuộc lòng.

- GV và HS đọc toàn bài thơ:

+ GV đọc lại toàn bài thơ một lượt. Chú ý giọng đọc diễn cảm.

- GV khen ngợi HS đọc tốt.

- GV cho HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: cùng đọc lại từng khổ thơ để tìm từ ngữ chỉ sự vật.

- GV lấy ví dụ về từ ngữ chỉ sự vật làm mẫu cho HS ở khổ thơ 1 như giấy, bút. HS tiếp tục trao đổi trong nhóm và viết ra giấy nháp các từ ngữ chỉ sự vật tìm được.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS cùng thống nhất đáp án.

- GV giải thích cho HS những từ ngữ trên là từ ngữ chỉ sự vật.

- GV cho HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV giải thích cho HS: những từ ngữ lung linh, nho nhỏ, râm ran là những từ ngữ chỉ đặc điểm, khác với những từ ngữ chỉ sự vật ở câu 1.

- GV lưu ý HS: Câu nêu đặc điểm Bầu trời sao lung linh có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ sự vật và (2) từ ngữ chỉ đặc điểm.

- GV đưa mô hình câu mẫu lên bảng để HS quan sát: (1) từ ngữ chỉ sự vật (Bầu trời sao) + (2) từ ngữ chỉ đặc điểm (lung linh).

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS chọn 1 trong 3 từ và đặt câu; ghi lại kết quả ra giấy nháp.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét tiết học.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể.

- 1-2HS đọc bài Em học vẽ

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo.

- 1-2 đọc lại khổ thơ 1 và 2.

- Nhóm thảo luận.

- 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm.

+ Bạn nhỏ vẽ bức tranh bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ánh vàng đầy ngõ.

- Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi.

- Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo.

- 1HS đọc khổ thơ 3.

- Nhóm thảo luận.

- 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm.

+ Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng đang giương cánh buồm đỏ thắm để rẽ sóng ra khơi.

- Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi.

- HS làm việc chung cả lớp: 

- Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS quan sát bức tranh, nhận diện những sự vật có trong tranh.

- lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời.

+ Đáp án: khổ thơ cuối.

- 2 - 3 HS đọc to khổ thơ cuối trước lớp.

- Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm.

- Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác cùng đọc thầm theo

- HS lắng nghe.

+ HS trong nhóm cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ.

+ HS viết những tiếng cùng vần tìm được ra giấy nháp của nhóm.

+ sao – cao; ngõ – gió; xanh – lành; khơi – trời; đỏ – gió.)

- HS làm việc chung cả lớp:

+ HS trao đổi để tìm ra 2 khổ thơ được nhiều em thích nhất.

+ 1 – 2 HS đọc to 2 khổ thơ lớp đã chọn.

- HS học thuộc lòng 2 khổ thơ.

+ VD:Hôm nay trong....), lần 2 xoá nhiều hơn, chỉ để lại từ ngữ đầu dòng thơ (Hôm nay...) làm điểm tựa.

+ HS làm việc nhóm để cùng nhau học thuộc lòng 2 khổ thơ.

- Đại diện một số nhóm đọc lại khổ thơ đã thuộc lòng.

- HS khác nhận xét, đánh giá.

- HS đọc lại toàn bài thơ:

+ Một số HS đọc thành tiếng cả bài thơ trước lớp.

+ Từng em tự luyện đọc toàn bài thơ.

- Một HS đọc to yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm: cùng đọc lại từng khổ thơ để tìm từ ngữ chỉ sự vật.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ lớp học, giấy, bút, bầu trời, sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, biển, con thuyền, cánh buồm, mặt trời,...

- Một HS đọc to yêu cầu của bài.

- Các HS khác đọc thầm theo.

- Một HS đọc to câu mẫu: Bầu trời sao lung linh.

- HS quan sát: (1) từ ngữ chỉ sự vật (Bầu trời sao) + (2) từ ngữ chỉ đặc điểm (lung linh).

- HS làm việc nhóm: HS chọn 1 trong 3 từ và đặt câu; ghi lại kết quả ra giấy nháp.

- 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 7 – Tiết: 67

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 14: Danh sách lớp

Chính tả nghe – viết: Em học vẽ

Phân biệt ng/ngh; r/d/gi; an/ang

I. Mục tiêu:

- Nghe – viết đúng chính tả 2 khổ thơ đầu của bài Em học vẽ; trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ngh; r/d/gi, an/ang. (hoặc tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã).

- Rèn kĩ năng viết chữ chuẩn mẫu, sạch sẽ.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

20’

10’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nghe - viết

* Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông.

* Hoạt động 3. Làm bài tập 3

Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c, d hoặc gi thay cho hình.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Bạn nhỏ vẽ gì vào bầu trời đêm?

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày đáp án.

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (a. nghe b. ngày.)

- GV giải thích hoặc yêu cầu HS giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ.

- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

GV chọn bài tập a

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

- GV cho các nhsm đọc kết quả của nhóm mình. GV cùng HS còn lại Nhẫn xét đánh giá, phân dịnh thắng thua. Tuyên dương đội làm tốt, động viên các đội còn yếu hơn.

- GV và HS giải thích nghĩa của những câu này.

+ GV giải thích nghĩa của câu Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ đầu bài thơ).

+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.

+ Bạn nhỏ vẽ bầu trời sao, ông trăng, cánh diều no gió.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

VD: trăng sao, lung linh, no gió…

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- 1 - 2 HS trình bày đáp án.

+ a. nghe b. ngày.

+ Trăm nghe không bằng một thấy tận mắt chứng kiến quan trọng, ý nghĩa hơn là chỉ nghe người khác kể lại.

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim: kiên trì theo đuổi công việc thì sẽ đạt được kết quả tốt.

- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lên tham gia chơi và giao lưu với các bạn.

+ HS nhìn tranh, nói tên sự vật được vẽ trong tranh, đọc câu và tìm tiếng phù hợp.

+ Các nhóm ghi kết quả ra giấy nháp.

+ Hết thời gian các nhóm lên dán đáp án trên bảng.

Đáp án: Chậm như rùa; Nhanh như gió; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

+ Hai câu đầu (Chậm như rùa; Nhanh như gió) HS giải thích.

- Kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến trồng trọt: thời tiết nắng nhiều thích hợp cho việc trồng dưa; thời tiết mưa nhiều, đất ẩm thích hợp cho việc trồng lúa.

- HS, GV nhận xét.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 7 - Tiết: 68

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 14: Em học vẽ

LTVC: Luyện tập từ ngữ chỉ sự vật;

Dấu chấm, dấu chấm hỏi.

i.Mục tiêu:

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập), đặt câu nếu công dụng của đồ dùng học tập, đặt đúng dấu chấm hoặc chấm hỏi ở cuối câu.

- Đặt được câu nêu công dụng của đồ dùng học tập

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

10’

7’

12’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

1. Nói tên các đồ dùng có ở góc học tập.

Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Đặt một câu nêu công dụng của đồ dùng học tập.

Hoạt động 3. Làm bài tập 3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.

- GV kết nối vào bài mới.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.

- GV tổ chức chữa bài trước lớp.

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV khen ngợi các nhóm tìm được nhiều từ ngữ.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: kể tên đồ dùng học tập và đặt câu nếu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu.

- GV giải thích: Câu mẫu nêu công dụng của đồ dùng học tập Bút màu dùng để vẽ tranh gồm có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ đồ dùng học tập (bút màu) + (2) dùng để làm gì (dùng để vẽ tranh).

- GV vẽ sơ đồ cấu lên bảng để HS quan sát.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. HS và GV cùng nhận xét, góp ý.

- Nếu có đồ vật nào các em không biết công dụng, GV có thể giải thích. Đồng thời, GV có thể nói về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn đồ dùng học tập.

- GV yêu cầu 2 HS đóng vai bút chì và tẩy và đọc đoạn thoại.

- GV giải thích: Trong đoạn thoại này, những câu nào là câu hỏi thì cần chọn dấu chấm hỏi thay cho ô vuông, những câu khác không phải là câu hỏi thì chọn dấu chấm.

- GV gọi 2 - 3 HS trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án.

- GV cho 2 HS đóng vai tẩy và bút chì đọc lại đoạn thoại.

- GV lưu ý HS cách đọc ngữ điệu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu) và ngữ điệu câu khẳng định (xuống giọng ở cuối câu).

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát và vận động theo bài hát: Sách bút thân yêu.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm việc theo nhóm 4.

+ Đọc yêu cầu của bài tập 1. Nối tiếp nhau nói tên các đồ vật có ở bức tranh vẽ góc học tập

+ Viết tên gọi các đồ vật tìm được vào vở hoặc phiếu học tập của nhóm.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

+ cái bàn, cái ghế, cái đèn bàn, chiếc cặp sách, cái giá sách, cái cốc, sách, bút, kéo,...

- HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.

+ Đọc yêu cầu của bài tập 2 (đọc cả yêu cầu và mẫu).

- Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát sơ đồ.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- HS, GV nhận xét.

- Một HS đọc to yêu cầu, các HS đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm: thảo luận để làm bài tập. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- 2 - 3 HS trình bày kết quả.

+ Câu 1 và câu 2 – dấu chấm hỏi; 3 câu sau - dấu chấm.

- 2 HS đóng vai tẩy và bút chì đọc lại đoạn thoại

- HS lắng nghe.

- HS nêu nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 7 – Tiết: 69

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 14: Em học vé

TLV: Viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật

i.Mục tiêu:

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập).

- Viết được 3 – 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

13’

18’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng.

* Hoạt động 2.

2. Viết 3 – 4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ.

* Củng cố, dặn dò

- GV cho HS hát tập thể.

- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm: quan sát tranh.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV và HS nhận xét, bổ sung.

- GV và HS thống nhất đáp án.

thước kẻ để kẻ đường thẳng...)

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đó theo câu hỏi gợi ý trong SHS.

- GV giúp một số HS còn khó khăn trong viết đoạn.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp. GV và HS nhận xét.

- GV chữa nhanh một số bài. Tuyên dương một số em viết tốt. GV nhắc HS về nhà tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.

- Hát tập thể.

- Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

a. nói tên các đồ vật bạn nhỏ sử dụng để vẽ tranh.

b. nếu công dụng của các đồ vật đó.

- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm 4, viết kết quả vào vở nháp.

- 2 - 3 HS trình bày kết quả trước lớp.

+ giấy màu để vẽ, màu để tô, bút chì để viết, tẩy để xoá.

- HS lắng nghe..

- Một HS đọc to yêu cầu của bài tập. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân: chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đó theo câu hỏi gợi ý trong SHS.

- HS làm việc nhóm:

+ HS giới thiệu về một đồ vật em dùng để vẽ trong nhóm.

+ Từng HS viết lời giới thiệu vào vở.

+ Nhóm góp ý cho nhau.

- Một số HS đọc bài trước lớp.

- Từng nhóm luyện đọc danh sách lớp.

- HS tự sửa câu văn đã viết. HS đổi bài cho bạn để đọc và góp ý

- Cả nhóm nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 7 – Tiết: 70

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 14: Em học vẽ

Đọc mở rộng

i.Mục tiêu:

- Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về trường học. Chia sẻ được một số thông tin về

câu chuyện đã đọc.

- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về trường học do GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.

- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

15’

12’

3’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Tìm đọc một câu chuyện về trường học. Chia sẻ thông tin về câu chuyện dựa trên gợi ý.

* Hoạt động 2. Nói về một nhân vật em thích trong câu chuyện.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức lớp vận động tập thể.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một câu chuyện về trường học và ghi lại thông tin về câu chuyện dựa trên gợi ý của bạn chim cánh cụt như trong SHS.

- GV có thể chuẩn bị một số câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.

- GV cho HS chọn kể trong nhóm về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện đã đọc, theo các câu hỏi gợi ý: câu chuyện có mấy nhân vật:

+ Tên nhân vật em thích nhất là gì?

+ Điều gì ở nhân vật làm cho em thích nhất? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 14 các em đã:

+ Học thuộc lòng 2 khổ thơ yêu thích trong bài thơ Em học vẽ.

+ Nghe – viết 2 khổ thơ đầu và làm bài tập chính tả.

+ Mở rộng vốn từ chỉ đồ dùng học tập, biết cách đặt câu nếu công dụng của đồ dùng học tập, biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi ở cuối câu, biết viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật dùng để vẽ.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Lớp hát và vận động theo bài hát.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc nhóm 4.

+ Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý.

+ HS đọc ngay tại lớp.

+ Đổi sách cho nhâu để nhiều bạn được đọc.

- HS chọn kể trong nhóm về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện đã đọc.

- Một số (2 – 3) HS nói trước lớp về nhân vật mình thích nhất, lí do? Các HS khác nhận xét hoặc đặt trao đổi thêm.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Lớp: 2A...

Tuần: 8 – Tiết: 71 + 72

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 15: Cuốn sách mở ra

Tập đọc: Cuốn sách mở ra

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên), có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với sách, với việc đọc sách, rèn thói quen đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân, slide tranh minh họa, ...

+ Kiến thức về ngành xuất bản sách: các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, ý nghĩa của các thông tin trên bìa sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách.

+ Tranh minh hoạ trong SHS phần Khởi động khổ lớn để dán hoặc chiếu lên bảng.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

5’

1. Ôn tập và khởi động

* Giới thiệu bài

- GV tổ chức Thi đố đáp:

+ GV chiếu hoặc dán lần lượt các hình ảnh trong bài Em học vẽ (bầu trời sao, ông trăng, cánh diều, biển cả, hoa phượng).

- GV cùng HS tổng kết thi đua.

- GV cho HS quan sát bìa sách và cho biết các thông tin trên bìa sách .

- GV yêu cầu HS đọc nhan đề, quan sát bìa sách được giới thiệu trong phần minh hoạ và trả lời các câu hỏi:

+ Em nhìn thấy những gì trên bìa sách? Phần chữ có những gì? Phần hình ảnh có những gì?

- GV hướng dẫn HS đoán xem cuốn sách sẽ viết về điều gì, nhân vật chính trong cuốn sách là ai.

- GV có thể đặt thêm những câu hỏi để khơi gợi sự tò mò và kích thích khả năng sáng tạo của HS như: Cuốn sách viết về ai? Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc như thế nào?

- GV dẫn dắt vào bài: Trước khi đọc bất cứ một cuốn sách nào, nên dành thời gian để quan sát kĩ trang bìa và đưa ra những dự đoán trước khi đọc sách. Làm như vậy, em có thể tò mò và hứng thú, tập trung cao hơn khi đọc sách.

- GV ghi đề bài: Cuốn sách của em.

- HS tham gia thi.

HS đọc to câu thơ trong bài có chứa hình ảnh đó. Sau đó GV gọi một HS đọc thuộc lòng 1 – 2 khổ trong bài thơ.

HS quan sát bìa sách và cho biết các thông tin trên bìa sách.

- HS đọc nhan đề, quan sát bìa sách được giới thiệu trong phần minh hoạ

- 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- HS đoán cuốn sách sẽ viết về điều gì, nhân vật chính trong cuốn sách là ai.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia thành mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.

- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ tác giả.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV đọc toàn VB Cuốn sách của em.

+ GV cho HS đọc lại toàn VB .

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS chia theo ý hiểu.

- Bài chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến viết về điều gì.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến phía trên bìa sách

+ Đoạn 3: tiếp theo đến phía dưới bìa sách

+ Đoạn 4 từ Phần lớn các cuốn sách đến hết).

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: nhà xuất bản, mục lục, cuốn sách….

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS lắng nghe.

+ nhà xuất bản: nơi in sách, báo, tranh ảnh hoặc đưa vào các phương tiện mang tin khác để phát hành.

+ mục lục: là một danh sách ở đầu hoặc cuối quyển sách, danh sách này liệt kê các tiêu đề, nội dung chính của quyển sách kèm với số trang tương ứng.

+ cười khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú

+ Tác giả:  người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

- VD: Tô Hoài là tác giả của truyện Dế mmèn phêu lưu kí.

- HS luyện đọc câu dài.

+ Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa.

- HS đọc nối tiếp (lần 2)

- Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp 4 đọna trong nhóm (như 4 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS đọc.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Chọn từ ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B.

Câu 2. Qua tên sách, em có thể biết được điều gì?

Câu 3. Sắp xếp các thông tin theo đúng trình tự trong bài đọc.

Câu 4. Đọc mục lục

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Sắp xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp: từ ngữ chỉ người, chỉ vật và từ ngữ chỉ hoạt động.

Câu 2. Nói tiếp để hoàn thành câu.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho vận động theo bài hát.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

+ GV nêu câu hỏi, chiếu các thông tin trong cột A và cột B lên bảng, nhắc HS tìm các thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản, mục lục.

+ GV gọi một HS lên bảng, nối cột A với cột B. Các HS còn lại suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

+ GV gọi HS trình bày đáp án, so sánh với đáp án trên bảng.

- GV thống nhất đáp án đúng.

- HS làm việc chung cả lớp.

+ GV nêu câu hỏi, lưu ý HS đọc đoạn đầu của VB để tìm câu trả lời.

+ HS trả lời câu hỏi.

- GV thống nhất đáp án đúng.

- GV mở rộng bằng cách mang đến một cuốn sách mới, cho HS quan sát và nhận ra tên sách, đặt câu hỏi giúp HS dự đoán về nội dung sách:

+ Tên cuốn sách là gì?

+ Qua tên sách, em biết được điều gì?

- HS làm việc chung cả lớp.

+ GV nêu câu hỏi, viết các thông tin vào các thẻ và viết các số thứ tự 1, 2, 3, 4 lên bảng.

+ GV gọi một HS lên bảng dán các thẻ vào các số thứ tự 1, 2, 3, 4.

+ GV gọi HS trình bày đáp án của mình, nhận xét đáp án trên bảng.

- GV thống nhất đáp án đúng.

- GV mở rộng, lưu ý HS khi đọc cần đặc biệt lưu ý đến các thông tin trên bìa sách như tác giả, tên sách, nhà xuất bản, mục lục. Đó là những “biển dẫn đường” giúp chúng ta đọc sách một cách thông minh và hiệu quả.

- GV hướng dẫn HS cách đọc mục lục, làm mẫu cách tra cứu mục lục: Đầu tiên, em đọc phần chữ phía bên tay trái để biết những nội dung chính trong cuốn sách, sau đó tìm ra nội dung mình muốn đọc, rồi tìm vị trí của mục đó ở phía bên phải của mục lục.

+ GV cũng có thể làm mẫu để hướng dẫn cho HS.

+ GV nêu câu hỏi, HS làm việc theo nhóm để trả lời.

- GV thống nhất đáp án.

+ Với câu hỏi b, GV hướng dẫn HS cách tra mục lục của một cuốn sách.

- GV cho HS làm việc theo nhóm/ cặp.

+ GV nêu nhiệm vụ, phát cho HS giấy màu và yêu cầu một HS viết các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hoạt động vào tờ giấy màu vàng.

+ GV gọi 2 – 3 nhóm HS đọc to kết quả của mình.

- GV thống nhất câu trả lời và khen ngợi các nhóm có câu trả lời chính xác

- GVtổ chức cho HS làm việc theo nhóm/ cặp.

+ GV nêu nhiệm vụ và nhắc HS nhớ lại các thông tin trong bài đọc.

- GV thống nhất câu trả lời.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS vận động theo nền nhạc bài Sách bút thân yêu.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- HS làm việc chung cả lớp.

+ HS quan sát.

- HS lên bảng, nối cột A với cột B.

+ Các HS còn lại suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

+ HS trình bày đáp án, so sánh với đáp án trên bảng.

tên sách – thường chứa đựng nhiều ý nghĩa tác giả – người viết sách, báo nhà xuất bản – nơi cuốn sách ra đời mục lục - thể hiện các mục chính và vị trí của chúng

- HS làm việc chung cả lớp.

+ HS trả lời câu hỏi.

- Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.

- HS quan sát và nhận ra tên sách.

- HS đoán ND sách.

- HS làm việc chung cả lớp.

- HS quan sát, lắng nghe câu hỏi.

- HS lên bảng dán các thẻ vào các số thứ tự 1, 2, 3, 4.

+ Các HS còn lại suy nghĩ để trả lời.

- 1 – C, 2 – 2, 3 – d, 4 – b.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS làm việc nhóm/ cặp. Lắng nghe HD.

+ Phần Thế giới động vật có các mục: Khủng long, Khỉ, Voi, Cá heo, Gấu. Để đọc thông tin về gấu, cô sẽ đọc trang 22.

- HS làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.

a. Phần 2 của cuốn sách có các mục Xương rồng, Thông, Đước. b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25.

b. Tra mục lục.

- HS làm việc theo nhóm/ cặp.

+ HS viết các từ chỉ người, chỉ vật vào tờ giấy màu xanh, một HS còn lại viết từ chỉ hoạt động vào tờ giấy màu vàng,

- 2 bạn cùng kiểm tra chéo cho nhau.

+ Từ ngữ chỉ người, chỉ vật: tác giả, cuốn sách, bìa sách; từ ngữ chỉ hoạt động: đọc sách, ghi.

- HS làm việc theo nhóm/ cặp.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc theo nhóm/ cặp, nói tiếp để hoàn thành câu.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8 – Tiết: 73

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 15: Cuốn sách của em

Tập viết : Chữ hoa G

I.MỤC TIÊU

- Biết viết chữ hoa G cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Mẫu chữ viết hoa G, phần mềm hoặc video dạy viết chữ hoa.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

15’

15’

3’

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa Đ

b. Viết câu ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

- GV giới thiệu bài:

- GV ghi bảng tên bài.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa E và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ G: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa G.

- Cho HS so sánh chữ hoa G với chữ hoa C.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ G hoa (nếu có).

- GV cho HS tập viết chữ hoa G trên bảng con (hoặc nháp).

- GV chỉnh tư thế ngồi và cách cầm bút của HS.

- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

- GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Nghĩa đen: mực có màu đen, nên dễ khiến cho những vật tiếp xúc cũng bị nhuộm màu đen; ngược lại, đèn sáng nên những thứ xung quanh đèn cũng được chiếu sáng. Nghĩa bóng: nếu ở gần môi trường xấu, những người xấu (làm những việc xấu) thì ta có thể bị ảnh hưởng xấu; ngược lại, nếu ở gần những người tốt (làm những việc tốt) thì ta cũng học được những điều tốt đẹp.

- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV cho HS nêu lại ND đã học.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS lấy vở TV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa G:

- HS quan sát và so sánh.

• Chữ G: Chữ viết hoa G gồm 2 phần: nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới.

• Nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5.

• Nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6.

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS tập viết chữ viết hoa G. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa G (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+ Viết chữ viết hoa G đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái trong câu ứng dụng như các tiết trước đã làm.

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái g của tiếng sáng.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu ND đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8 – Tiết: 74

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 15: Cuốn sách của em

Nói và nghe: Kể chuyện Hạo mi, quạ và vẹt

I.MỤC TIÊU

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ

- Kể lại được câu chuyện dựa vào tranh.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong

tự nhiên), có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Bồi dưỡng tình yêu đối với sách, với việc đọc sách, rèn thói quen đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Tranh minh hoạ cho câu chuyện Hoạ mi, vẹt và quạ.

+ Sách hay, phù hợp với sở thích và trình độ đọc của HS lớp 2 (VD: Mèo Max và chim của Ed Vere, Cây táo yêu thương của Shel Silverstein, Hòn đá xanh của Jimmy Liao,...).

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

10’

15’

2’

3’

1. Ôn tập và khởi động

2. Nghe kể chuyện

a. Nói những điều em thích về trường của em.

3. Chọn kể 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

4. Vận dụng

5. Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, cho HS quan sát các bức tranh, đoán tên các loài chim trong tranh (quạ, vẹt, hoạ mi, hoàng oanh).

- GV giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể ba chú chim hoạ mi, vẹt và quạ muốn đi học hát để có giọng hát hay. Các em hãy nghe câu chuyện để biết loài chim nào chăm học để có tiếng hót hay.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.

- GV hướng dẫn HS nhắc lại câu nói của hoạ mi, vẹt, hoàng oanh và qua trong các đoạn của câu chuyện (VD:Hoạ mi nói gì với các bạn? Ý kiến của vẹt thế nào?...).

- GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi:

+ Họa mi , quạ và vẹt đến gặp chim hoàng oanh để làm gì?

+ Sự việc tiếp theo là gì?

- GV hướng dẫn HS cách kể theo hai bước gợi ý.

- GV mời 2 HS xung phong kể trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện).

- GV động viên, khen ngợi.

- GV nêu câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:

+ Trước khi kể, các em xem lại 4 tranh và đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh để nhớ nội dung câu chuyện.

+ Cố gắng kể lại toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe (hoặc kể 1- 2 đoạn em thích nhất trong câu chuyện).

+ Có thể nêu nhận xét của em về hoạ mi, vẹt, quạ và hoàng oanh.

- GV giúp HS tóm tắt những nội dung chính trong bài học và tự đánh giá những điều mình đã làm được sau bài học.

- GV phát bảng tự kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn HS tự đánh dấu vào việc mình đã làm được vào bảng kiểm tra, đánh giá theo mẫu gợi ý.

- GV khen ngợi những HS đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

* Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát tranh, lắng nghe.

- HS đoán tên các loài chim trong tranh (quạ, vẹt, hoạ mi, | hoàng oanh). Một số em phát biểu ý kiến trước lớp.

- Một số em phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe, và quan sát tranh để nắm nội dung.

+ VD:Hoạ mi nói gì với các bạn? Ý kiến của vẹt thế nào?....

- HS lắng nghe kể chuyện và tương tác cùng GV.

+ Chúng đến để nhờ hoàng oanh dạy hát.

+ Quạ đã không kiên nhẫn để học hát…?

- HS lắng nghe.

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; chọn 1 – 2 đoạn mình nhớ nhất hoặc thích nhất để tập kể, không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể (có thể kể cả câu chuyện nếu có thể).

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (một em kể, một em lắng nghe để góp ý sau đó đổi vai người kể, người nghe). Lưu ý: Với HS chưa thể kể được 2 đoạn, GV chỉ yêu cầu kể một đoạn em thích hoặc em nhở nhất.

+ Mỗi HS chọn 1 - 2 đoạn, xem tranh và tập kể.

+ Các thành viên trong nhóm thay nhau kể 1 – 2 đoạn theo tranh.

- 2 HS kể nối tiếp câu chuyện trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, góp ý.

- Một số HS trả lời.

+ Câu chuyện khuyên chúng ta: Ai chăm chỉ sẽ thành công.

- HS nghe và vận dụng kể cho người thân nghe về bữa trưa của mình ở lớp.

Bảng tự kiểm tra, đánh giá

Nội dung bài học

Tự kiểm tra

- Nhớ được các nội dung chính trong bài đọc Cuốn sách của em.

- Nhận biết được tên sách, tên tác giả, hình minh hoạ trên bìa sách.

- Biết cách đọc mục lục.

- Biết viết chữ viết hoa G. Viết đúng câu ứng dụng Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

- Nhìn tranh, kể được câu chuyện Hoạ mi, vẹt và quạ

- HS nêu ý kiến về bài học

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8– Tiết: 75 +76

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 16: Khi trang sách mở ra.

Tập đọc: Khi trang sách mở ra.

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học thông qua thông điệp: Sách mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động và hấp dẫn;

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái; Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

- Một số dải giấy trắng ghi các dòng thơ.

- Nắm được đặc điểm bình diện âm thanh của ngôn ngữ và hướng dẫn HS luyện đọc thành tiếng.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho HS nhắc lại tên bài học trước.

+ Em học được gì từ bài đọc Cuốn sách của em.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 về 2 yêu cầu:

+ Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc;

+ Giới thiệu về cuốn sách em thích nhất.

GV kết nối vào bài mới: Sách mang lại cho chúng ta rất nhiều điều thú vị. Bài thơ Khi trang sách mở ra sẽ cho chúng ta thấy điều đó.

- GV ghi tên bài: Khi trang sách mở

- HS nhắc lại tên bài học trước (Cuốn sách của em).

- 2-3 trả lời theo cảm nhận của mình đã học được

- HS trao đổi nhóm 4

- Các em giới thiệu cho nhau tên những cuốn sách mà em đã đọc; về cuốn sách em thích nhất.

- Một số HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác có thể bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

2’

23’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Đọc đoạn

c. Đọc toàn văn bản

* Củng cố, dặn dò

- GV đọc mẫu. Chú ý đọc với giọng vui vẻ, háo hức. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt khi đọc thơ.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp.

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.

+ Em hiểu xích lại là gì?

+ Em hãy nói câu có chứa từ xích lại.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và gạch chân từ khó đọc.

- HS luyện cách ngắt khi đọc bài thơ.

- HS nêu: có 4 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: trang sách, xích lại, trẻ con, ..

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS đọc chú giải trong SHS.

+ cỏ dại: cỏ mọc lên tự nhiên.

+ thứ dến: tiếp theo.

+ xích lại: Cánh buồm mà đỏ tươi và thắm.

- HS đọc nối tiếp (lần 2)

- Từng nhóm 2 HS đọc nối tiếp 4 khổ trong nhóm.

- HS góp ý cho nhau.

- Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.

- HS đọc đồng thanh toàn VB Khi trang sách mở ra.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

2’

16’

5’

10’

2’

* Khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Sắp xếp các sự vật theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu.

Câu 2. Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ thấy những gì trong trang sách?

Câu 3. Theo em, khổ thơ cuối ý nói gì?

Câu 4. Tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối mỗi dòng thơ.

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ hai hoặc thứ ba.

Câu 2. Đặt một câu về một cuốn truyện.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi 1.

- GV hướng dẫn HS xem lại khổ 1 và 2 để tìm câu trả lời.

- GV bao quát nhóm hoạt động.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nêu câu hỏi 2.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.

- GV gọi đại diện các nhóm phát biểu.

- GV và HS chốt đáp án

- GV cho HS thảo luận với các yêu cầu:

+ Đọc 3 phương án trắc nghiệm.

+ Đọc lại khổ thơ cuối.

+ Chọn phương án và trao đổi về lí do chọn. (Có thể dùng phương pháp loại trừ)

- GV gọi đại diện nhóm trả lời.

- GV và HS chốt đáp án.

- GV cho HS thảo luận nhóm với các yêu cầu:

+ Đọc lại các tiếng cuối mỗi dòng thơ.

+ Tìm các tiếng cùng vần.

+ Chọn phương án (có thể viết ra bảng con hoặc nháp).

- GV gọi đại diện nhóm trả lời (hoặc cho các nhóm cùng giơ bảng).

- GV và HS chốt đáp án: Các tiếng cùng vẫn là: lại - dại, đầu - sâu, gì - đi.

- GV và HS đọc toàn bài thơ:

+ GV đọc lại toàn bài thơ một lượt. Chú ý giọng đọc diễn cảm.

- GV khen ngợi HS đọc tốt.

- GV cho HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV tiếp tục cho HS thảo luận nhóm với các yêu cầu:

+ Đọc lại khổ thơ thứ hai hoặc khổ thơ thứ ba.

+ Tìm từ chỉ sự vật (có thể viết ra nháp hoặc bảng con).

+ Cử đại diện trả lời.

- GV và HS cùng thống nhất đáp án.

- GV giải thích cho HS những từ ngữ trên là từ ngữ chỉ sự vật.

- GV cho HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV đi tới các nhóm và lắng nghe, góp ý cho HS.

- GV gọi một số HS trả lời.

- GV sửa chữa lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa cho HS.

- GV nhận xét tiết học.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể.

- 1-2HS đọc bài Khi trang sách mở ra.

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4, đọc yêu cầu của câu hỏi.

- HS đọc lại khổ thơ đầu tiên để tìm thứ tự xuất hiện của các sự vật: Bắt đầu là cỏ dại/ Thứ đến là cánh chim...

- 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm.

+ Thứ tự đúng: cỏ dại, cánh chim, trẻ con, người lớn.

- Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi.

- Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm:

+ Cùng nhau đọc lại khổ 2 rồi đến khổ 3.

+ Trao đổi với bạn trong nhóm về đáp án.

+ Có thể nhìn tranh minh hoạ ở dưới câu hỏi (như là gợi ý câu trả lời).

- 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm.

- Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi.

+ Trong khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ thấy biển, cánh buồm, rừng, gió. Trong khổ thơ thứ 3, bạn nhỏ thấy lửa, ao, giấy.

- HS tiếp tục làm việc nhóm 4. 

- Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS quan sát, lắng nghe và làm theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trả lời.

+ (c) Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống.

- HS thảo luận nhóm:

+ HS đọc thầm các tiếng cuối mỗi dòng thơ, tìm tiếng cùng vần.

+ Lựa chọn phương án, viết ra nháp.

- Đại diện nhóm trả lời (hoặc cho các nhóm cùng giơ bảng).

Các tiếng cùng vẫn là: lại - dại, đầu - sâu, gì - đi.

- Một HS đọc lại cả bài.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- 2 - 3 HS đọc to khổ thơ 2 và 3.

- Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm.

+ Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác cùng đọc thầm theo

+ Từng HS tìm từ chỉ sự vật (có thể viết ra nháp hoặc bảng con).

- Đại diện trả lời.

+Các sự vật trong khổ thơ 2 và 3 là: trang sách, biển, cánh buồm, rừng, gió, lửa, giấy, ao.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc câu hỏi.

+ HS trong nhóm cùng trao đổi nói tên các cuốn truyện mà mình đã đọc, đã biết.

+ HS tự đặt câu và nói cho nhau nghe.

+ HS có thể đặt bất kì kiểu câu nào (câu giới thiệu, cấu nêu đặc điểm,...), miễn là có liên quan đến một cuốn truyện.

VD: Cuốn Truyện cổ tích Việt Nam là một cuốn sách hay.

- Đại diện một số HS lên trả lời.

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8 – Tiết: 77

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 16: Khi trang sách mở ra

Chính tả nghe – viết: Khi trang sách mở ra

Phân biệt l/n; ăn/ăng; ân/âng

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết 2 khổ thơ trong bài. Biết viết hoa tên người.

- Phân biệt l/n, các vần ăn/ăng, ân/âng.

- Rèn kĩ năng viết chữ chuẩn mẫu, sạch sẽ.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

20’

10’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nghe - viết

* Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.

* Hoạt động 3. Làm bài tập 3

3. Chọn a hoặc b.

a. Chọn 1 hoặc n thay cho ô vuông

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Bạn nhỏ thấy gì trong trang sách?

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- Gv lưu ý viết hoa tên riêng theo đúng quy định.

- GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày đáp án.

- GV nhận xét một số bài.

- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV chọn bài tập a

- GV cho HS làm cá nhân trong vở.

- GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày đáp án.

- GV nhận xét một số bài.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ cuối bài thơ).

+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.

+ Bạn nhỏ thấy trang sách có lử mà không cháy giấy, ….

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

VD: trang sách, sao, lửa, giấy…

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- 1 - 2 HS trình bày đáp án.

- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân, viết vào vở.

- Cả lớp đối chiếu kết quả theo hướng dẫn của GV.

+ Dao có mài mới sắc, người có học mới nên; Hay học thì sang, hay làm thì có; Lật từng trang từng trang giấy trắng sờ mát rượi/ Thơm tho mùi giấy mới/ Nắn nót bàn tay xinh.

- HS, GV nhận xét.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8 - Tiết: 88

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 16: Khi trang sách mở ra

LTVC: Từ ngữ chỉ đặc điểm;

Dấu chấm, dấu chấm hỏi

i.Mục tiêu:

- Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong tranh;

- Ghép từ để tạo câu nêu đặc điểm;

- Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi cuối câu phù hợp.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

10’

7’

12’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình.

Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

Hoạt động 3. Làm bài tập 3

Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.

- GV kết nối vào bài mới.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV tổ chức chữa bài trước lớp.

- GV chốt đáp án: thước kẻ – thẳng tắp; quyển vở – trắng tinh; đầu bút chì – nhọn hoắt; lọ mực – tím ngắt.

- GV có thể chiếu bài tập lên bảng hoặc cho HS theo dõi trong SHS; tổ chức cho HS làm việc nhóm.

- GV chốt đáp án:

+ Bàn học của Bống ngăn nắp, gọn gàng.

+ Cuốn vở thơm mùi giấy mới.

+ Cục tẩy nhỏ xíu như một viên kẹo.

- GV có thể chiếu bài tập lên bảng hoặc cho HS theo dõi trong SHS;

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ.

- GV và HS chốt đáp án:

Sách ơi thức dậy

Vở ơi học bài

Ô kìa thước kẻ

Sao cứ nằm dài

Lại còn anh bút

Trốn tít nơi đâu?

Nhanh dậy đi mau

Cùng em đến lớp.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát và vận động theo bài hát: Sách bút thân yêu.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm việc theo nhóm 4.

+ Nhìn tranh xem tranh vẽ những đồ vật gì.

+ Đọc các từ ngữ trong bài (thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt).

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- HS theo dõi BT2.

- HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.

+ Đọc các từ ngữ trong các cột.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. Giải thích lí do của việc kết hợp.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- HS theo dõi trong SHS; tổ chức cho HS làm việc nhóm với các nhiệm vụ:

+ Đọc bài thơ.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. Giải thích lí do của việc lựa chọn.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS đọc lại bài thơ và chú ý ngắt nghỉ hơi đúng.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8 – Tiết: 79

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 16: Khi trang sách mở ra

TLV: Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập

i.Mục tiêu:

- Kể tên các đồ dùng học tập

- Biết viết đoạn văn 3 - 4 câu tả đồ dùng học tập.

- Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.

- Biết viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.

- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

13’

18’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Kể tên các đồ dùng học tập của em.

* Hoạt động 2.

Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.

* Củng cố, dặn dò

- GV cho HS hát tập thể.

- GV cho HS hoạt động nhóm (nhóm 2).

- GV tổ chức báo cáo kết quả.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV nêu BT2.

- GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý:

(1) Em chọn tả đồ dùng học tập nào?

(2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao?

- GV gợi mở thêm:

+ Đồ dùng có có những bộ phận nào?

+ Đặc điểm của mỗi bộ phận như thế nào?

(3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập?

(4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó?

- GV gợi mở thêm:

+ Em có thích đồ dùng đó không?

+ Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào?

- GV lưu ý cho HS: Cần viết câu đủ hai bộ phận; viết hoa chữ cái đầu cầu; dùng dấu chấm kết thúc câu.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày bài làm trước lớp.

- GV và HS nhận xét, bổ sung.

- GV và HS thống nhất đáp án.

thước kẻ để kẻ đường thẳng...)

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.

- Hát tập thể.

- Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS trao đổi với bạn về những đồ dùng học tập mình có.

- Một số (4 – 5) HS lên bảng kể tên các đồ dùng học tập của mình.

- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.

+ bút chì, thước kẻ, lọ mực, quyển vở,...

+ hình chữ nhật, hình trụ thon dài,...; màu trắng nhạt xen những đường kẻ đỏ, màu tím, màu vàng...

+ thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng; bút chì - giúp em vẽ những thứ mình thích,...

+ Em rất thích đồ dùng đó. Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích,...

- HS hoạt động cặp đôi, cũng nói về đồ dùng học tập theo câu hỏi gợi ý trong SHS.

- Từng HS viết câu vào vở.

- Một số HS đọc bài trước lớp. VD:

+ Tả cái gọt bút chì: Em chọn tả chiếc gọt bút chì của em. Nó có hình dáng giống như một chiếc ô tô đồ chơi. Lưỡi dao sắc bén gọt chì nhẹ nhàng mà không làm gãy ruột chì. Em rất thích chiếc gọt bút chì này. Nó không chỉ giúp em gọt chì mà còn là món đồ trang trí dễ thương trên bàn học của em.

+ Tả cái bút chì: Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chì của mình.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8 – Tiết: 80

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 16: Khi trang sách mở ra

Đọc mở rộng

i.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc.

- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

16’

8’

7’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung gì.

* Hoạt động 2. Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách.

* Hoạt động 3. Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách đã đọc.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức lớp vận động tập thể.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

(Chuẩn bị: trong buổi học trước, GV giới thiệu cho HS danh mục những cuốn sách hay, phù hợp với HS lớp 2 và giao cho HS nhiệm vụ tìm đọc một cuốn sách trong đó. Nếu HS không có điều kiện để tiếp cận với sách trong thư viện hoặc ở gia đình, GV có thể mang sách đến lớp và yêu cầu các em đọc, sau đó luân phiên, trao đổi cho nhau.)

- GV gọi HS quan sát và tìm hiểu phiếu đọc sách và trả lời các câu hỏi:

+ Em thấy những thông tin gì trong phiếu đọc sách của bạn Nam?

+ Tên cuốn sách được giới thiệu trong phiếu đọc sách là gì?

+ Cuốn sách của tác giả nào? Được xuất bản ở đâu?

+ Điều gì Nam thích nhất trong cuốn sách?

+ Theo em, phiếu đọc sách dùng để làm gì?

- GV thống nhất câu trả lời đúng:

- GV nhấn mạnh tác dụng và cách dùng phiếu đọc sách.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc.

- GV mang một cuốn sách hay đến và làm mẫu cho HS quan sát cách thức giới thiệu về cuốn sách.

- GV hướng dẫn HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên.

- GV đọc nhanh và nhắc nhở HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác.

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS viết nhanh, đẹp, đầy đủ và nhắc lại tên những cuốn sách mà HS vừa giới thiệu trong phiếu đọc.

- GV nhấn mạnh tác dụng của phiếu đọc sách, khuyến khích HS thường xuyên sử dụng phiếu đọc sách sau khi đọc và tiếp tục giới thiệu thêm những cuốn sách hay, yêu

cầu HS đọc và ghi chép thông tin vào phiếu đọc sách.

- GV tổ chức cho HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, dựa trên phần ghi chép trong phiếu đọc sách. GV động viên để HS tự tin trình bày ý kiến của mình và khen ngợi những HS chăm đọc sách, đọc được sách hay.

- GV giới thiệu thêm những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi của HS.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Nội dung, ý nghĩa bài đọc: Bài thơ Khi trang sách mở ra nói về ý nghĩa, tác dụng mà sách mang lại cho con người: Sách mang đến cho ta nhiều điều mới lạ và đẹp đẽ về thế giới xung quanh. Nhờ đọc sách, chúng ta hiểu biết nhiều hơn. Do vậy, chúng ta nên đọc sách mỗi ngày.

+ Cách viết câu, đoạn miêu tả đặc điểm của đồ vật. (Lưu hình dạng, màu sắc, kích thước,... của từng bộ phận của đồ vật.)

+ Cách viết phiếu đọc sách với các thông tin cơ bản. (Lưu ý tên sách, tên tác giả và điều em thích nhất.)

- GV khuyến khích HS chăm đọc sách và tự ghi lại các thông tin vào phiếu đọc sách của mình. Có thể làm cuốn sổ tay đọc sách.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

- Lớp hát và vận động theo bài hát.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS đọc ngay tại lớp.

- Đổi sách cho nhau để nhiều bạn được đọc.

- HS làm việc nhóm 4.

+ Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý.

+ Trong phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung: ngày mượn sách, tên sách, tên tác giả, điều em thích nhất. Tên cuốn sách là Cái Tết của mèo con, tác giả là Nguyễn Đình Thi. Điều Nam thích nhất là mèo con rất dũng cảm.

+ Phiếu đọc sách giúp em ghi lại những thông tin hữu ích về cuốn sách mà mình đã đọc. Nhờ đó, em ghi nhớ thông tin tốt hơn. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách hay, em nên ghi lại những thông tin chính vào phiếu đọc sách.

- HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc dựa vào những thông tin trong phiếu đọc sách:

+ Tên cuốn sách em đã đọc là gì?

+ Tác giả của cuốn sách là ai?

+ Điều em thấy thú vị nhất trong cuốn sách là gì?

- HS quan sát và lắng nghe giới thiệu.

- HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên.

- HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác.

- HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, ghi chép trong phiếu đọc sách.

- HS trình bày ý kiến của mình.

- HS lắng nghe và ghi nhớ một số thông tin chính về cuốn sách.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Lớp: 2A...

Tuần: 9 – Tiết: 81 + 82

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA KÌ I

Tiết 1 - 2

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; slide tranh minh họa, ... Các cánh hoa ghi ND như SHS để chơi trò chơi, phiếu bài tập.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – ÔN TẬP

5’

1. Ôn tập và khởi động

* Giới thiệu bài

- GV tổ chức trò chơi: Chuyền hoa

- GV cùng HS tổng kết trò chơi.

- GV dẫn dắt vào bài: Tuần học thứ 9 này chngs ta sẽ ôn lại tất cả các bài đã học trong 8 tuần vừa qua.

- GV ghi đề bài: Ôn tập GHKI.

- HS tham chơi.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

10’

13’

5’

2’

2. Ôn đọc văn bản

a. Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của bài.

b. Chọn một bài trong cánh hoa và luyện đọc

c. Hệ thống lại tên chủ đề và các bài đọc qua 8 tuần

* Củng cố

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm.

- GV tổ chức báo cáo kết quả bằng trò chơi Hiểu ý đồng đội.

+ Mỗi nhóm cử 5 bạn chơi.

+ bạn số 1 lên chọn và gắn một cánh hoa vàng thì ngay lập tức bạn số 2 phải đọc nhanh tên bài đọc có trên cánh hoa và chọn ND tương ứng trên cánh hoa màu hồng gắn vào bên cạnh.

+ Hết thời gian, nhóm nào có đáp án đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng.

- GV cùng HS cả lớp làm trọng tài.

- Các trọng tài phân định thắng thua.

- GV cho HS lựa chọn một bài đọc trong cánh hoa mà em thích, luyện đọc trong nhóm và nêu hiểu biết của mình về bài đọc đó.

- GV quan sát các nhóm luyện đọc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trướnc lớp về những điều thú vị trong các bài đọc mà em đã lựa chọn.

- GV cho Hs thảo luận nhóm, thống kê tên các chủ điểm đã học và các bài đọc có trong từng chủ điểm đó.

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả.

- GV chiếu tên chủ đề và các bài đọc đã học cho HS đối chiếu kết quả.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS làm việc nhóm:

+ HS quan sát tranh: phần cánh hoa bên trong (màu vàng) và cánh hoa bên ngoài (màu hồng), xác định: Phần cánh hoa bên trong: tên 5 bài đọc (được chọn lọc trong các tuần từ tuần 1 đến 8). Phần cánh hoa bên ngoài: nội dung của các bài đọc.

+ HS đọc tất cả các nội dung được ghi trên bông hoa.

+ HS ghép nội dung bài với tên bài đọc. (HS có thể xem lại bài đọc nếu cần.)

+ HS thống nhất nội dung trong nhóm.

- Nhóm cử đại diện lên chơi trò chơi.

Đáp án:

(1) Tôi là học sinh lớp 2 - (c) Kể về ngày khai trường của một bạn học sinh lớp 2;

(2) Niềm vui của Bi và Bống - (a) Kể về niềm vui của hai anh em; (3) Một giờ học - (e) Kể về cậu bé Quang tự tin nói trước lớp;

(4) Cái trống trường em – (d) Nói về một đồ vật thân thuộc ở trường học;

(5) Cuốn sách của em - (b) Giới thiệu về sách.

- Các nhóm thi đua.

- HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

- HS thảo luận và chon ra một bài đọc có trong cánh hoa.

+ Từng HS luyện đọc trong nhóm cho các bạn nghe.

+ Các bạn trong nhóm góp ý.

+ Các bạn cùng nhau chia sẻ về nội dung bài đọc mà em vừa đọc. Nói cho bạn nghe mình đã học được gì qua bài đọc đó.

- Đại diện 2-3 nhóm lên chia sẻ và giao lưu cùng các bạn.

- Các bạn đưới lớp đặt câu hỏi cho các bạn trên bảng về nội dung bài đọc và những điều mà bạn đã học được qua các bài đọc.

- HS thảo luận nhóm:

+ Một bạn nói tên chủ đề, các bạn còn lại lần lượt nêu tên các bài đọc đã học trong chủ đề. Một HS ghi lại trong phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm đọc phiếu học tập của mình.

- Các nhóm đối chiếu kết quả và tự đánh giá hoạt động của nhóm mình.

- HS nêu ý kiến phản hồi.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – ÔN TẬP

3’

23’

7’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Chọn đọc một bài và trả lời câu hỏi.

4. Trò chơi

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho vận động theo bài hát.

- GV nếu BT2 trong SHS.

- GV chuẩn bị 6 lá thăm, tương ứng với 6 bài đọc;

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, đọc lại 6 VB, sau đó trả lời các câu hỏi.

- GV bao quát lớp hoạt động nhóm.

- GV cho HS lên trình bày trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Đuổi hình bắt chữ.

- GV đưa ra hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và có thể dựa vào gợi ý của GV để đoán chữ.

- GV cùng HS phân định thắng thua.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS vận động theo nền nhạc bài Niềm vui đến trường.

- HS quan sát hình và đọc nhẩm tên các bài đọc có trong hình.

- HS làm việc nhóm, đọc lại 6 VB, sau đó trả lời các câu hỏi.

+ Từng bạn trong nhóm đọc bài.

+ Các bạn trong nhóm nêu câu hỏi về nội dung bài đọc để bạn vừa đọc bài trả lời. (Lần lượt đổi vai để tất cả các thành viên trong nhóm đều được đọc.

- Đại diện các nhóm lên bốc thăm, làm theo yêu cầu trong thăm, trình bày trước lớp.

Đáp án:

+ Tôi là học sinh lớp 2: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm vì các bạn cảm thấy háo hức/ cảm thấy muốn được gặp lại thấy cô, gặp lại bạn bè,...

+ Niềm vui của Bi và Bống: Dạng câu hỏi mở. Có thể trả lời: Bị và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ tặng cho nhau vì cả hai đều luôn nghĩ đến nhau, người này muốn người kia vui.

+ Em có xinh không?: Cuối cùng, voi em nhận thấy bản thân xinh nhất khi là chính mình.

+ Cầu thủ dự bị: Theo cách hiểu của gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội.

+ Cô giáo lớp em: Dạng câu hỏi mở. Có thể trả lời, VD: Em thích khổ thơ thứ hai (Cô dạy em tập viết/ Gió đưa thoảng hương nhài/ Nắng ghé vào cửa lớp/Xem chúng em học bài) vì khổ thơ này tả một khung cảnh rất đẹp.

+ Cái trống trường em: Trong những ngày hè, trống trường buồn vì nhớ các bạn học sinh. - HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn. GV chốt đáp án đúng.

- HS tham gia chơi.

- HS làm việc theo nhóm/ cặp.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc theo nhóm/ cặp, nói tiếp để hoàn thành câu.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 8 – Tiết: 73

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 3

I.MỤC TIÊU

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.

- Củng cố và phát triển kĩ năng nghe – viết, kĩ năng viết đoạn văn (giới thiệu về một đồ chơi hoặc đồ dùng gia đình).

- Rèn kĩ năng chính tả thông qua trò chơi đoán từ (phân biệt ch/tr, an/ang).

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

20’

10’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nghe - viết

Cô giáo lớp em (2 khổ thơ đầu)

* Hoạt động 2. Trò chơi: Đoán từ

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Khi đến lớp bạn nhỏ thấy ai?

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV cho HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng con. Nhóm nào hoàn thành trước và làm đúng nhiều câu nhất sẽ thắng.

- GV hướng dẫn HS: Đọc một lượt các dòng, có thể vừa đọc vừa đoán. Sau đó ghi đáp án ra bảng con.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ đầu bài thơ).

+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.

+ Bạn thấy cô giáo đã ở đấy rồi.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

VD: trang sách, sao, lửa, giấy…

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- - HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- Nhóm nào xong trước lên trình bày trước lớp.

Đáp án: a. trống; b. chổi; c. bảng; d. bàn.

- HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 9 – Tiết: 84

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 4

I.MỤC TIÊU

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.

- Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình; phân biệt từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật.

- Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, cầu nêu đặc điểm; viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, ...

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

8’

12’

9’

2’

1. Ôn tập và khởi động

2. Hoạt động 1. Làm BT5

Viết tên đồ vật trong mỗi hình.

Hoạt động 2. Làm BT6

Hoạt động 3.

Làm BT7. Ghép các từ ngữ để tạo 4 câu nêu đặc điểm

3. Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- GV cho HS làm việc nhóm.

- GV chốt đáp án. Tên các đồ vật: cái kéo, khăn mặt, đồng hồ, cái thìa, hộp bút màu, cái đĩa.

- GV nêu BT 6.

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giáo viên gợi ý.

- GV bao quát các nhóm thảo luận.

- GV tổ chức báo cáo kết quả bằng trò chơi Hỏi nhanh-đáp đúng.

- Hai nhóm lên bảng oẳn tù tì để chọn ra đội hỏi, đội thua là đội đáp.

- Đội hỏi nhìn hình, nêu tên đồ vât, đội dáp phải nêu được công dụng của đồ vật đó. Nếu đội đáp không trả lời được thì phần trả lời dành cho các bạn dới lớp và đội đáp sẽ thua. Ngược lại đội đáp nói đúng hết se chiến thắng.

- GV chốt đáp án.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài.

- GV quan sát các nhóm làm việc, giúp đỡ nếu cần.

- GV chốt đáp án.

- GV khen ngợi những HS đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát tranh, lắng nghe HD.

- HS làm việc nhóm.

+ Quan sát các đồ vật trong tranh.

+ Nói tên đồ vật.

+ Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý cho nhau.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc theo cặp đôi, thực hiện các công việc:

+ Đọc câu mẫu trong SHS.

+ Quan sát lại các đồ vật trong tranh ở bài tập 5.

+ Hỏi và đáp về công dụng của đồ vật.

- HS nêu ý kiến về bài học

- Hai nhóm lên tham gia chơi.

- Lớp theo dõi, cổ vũ cho các bạn. - - HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm việc nhóm, hướng dẫn HS thực hiện các công việc:

+ Đọc các từ ngữ hàng trên (các từ chỉ sự vật).

+ Đọc các từ ngữ hàng dưới (các từ chỉ đặc điểm).

+ Chọn các từ ngữ hàng trên sao cho phù hợp với hàng dưới.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

- Đôi mắt của bé to tròn, đen láy;

- Những vì sao lấp lánh trong đêm;

- Cầu vồng rực rỡ sau cơn mưa; Tóc bà đã bạc.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 9– Tiết: 95 +96

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP HỌC KÌ I

Tiết 5+6

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái;

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

* Ôn tập và khởi động

- GV cho HS khởi động tập thể.

+ Em học được gì từ bài đọc Cuốn sách của em.

GV kết nối vào bài mới: Ôn tập GHKI tiếp theo

- GV ghi tên bài.

- Lớp hát tập thể.

- 2-3 trả lời theo cảm nhận của mình đã học được

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

2’

23’

5’

2’

2. Ôn tập

Hoạt động 1

Đóng vai, nói và đáp trong 4 tình huống.

Hoạt động 2.

Mỗi câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?

Củng cố, dặn dò

- GV cho HS làm việc cặp đôi.

- GV chọn một cặp đôi làm mẫu cho một trường hợp, hướng dẫn HS thực hiện các công việc.

- GV quan sát các cặp đôi hoạt động.

- Gọi các cặp đôi lên bảng sắm vai.

- GV chốt một vài đáp án.

- GV cho HS đọc đề bài, quan sát từ ngữ ở hai cột trong SHS.

- GV cho HS làm việc nhóm, hướng dẫn HS thực hiện các công việc:

+ GV gợi ý: Câu có chứa từ “là” là câu giới thiệu; câu chứa từ chỉ hoạt động (gặt) là cầu nêu hoạt động; câu chứa từ chỉ đặc điểm (chăm chỉ, cẩn thận) là cầu nêu đặc điểm.

- GV cho HS báo cáo kết quả.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV chốt đáp án.

- GV nhắc lại ND bài.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi.

- GV nhận xét tiết học.

- HS làm việc cặp đôi:

+ Đọc một lượt 4 tình huống.

+ Đọc từng tình huống và thảo luận đáp án cho mỗi tình huống.

- HS quan sát và lắng nghe.

+ Một số cặp trình bày kết quả. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

VD: a. Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bị rơi:

- Cậu nhặt giúp tớ cái bút được không?

- Cậu nhặt hộ tớ cái bút với!...

- Ừ. Đợi tớ chút. Tớ sẽ nhặt giúp cậu.

b. Khen bạn viết chữ đẹp:

Bạn viết đẹp thật đấy!

Chữ của bạn thật tuyệt!...

Thế à? Tớ tập viết thường xuyên đấy,...

- HS lớp nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS nêu đề bài, đọc từ ngữ ở cả hai cột.

- HS làm việc nhóm

+ Đọc các câu ở cột A. Đọc các kiểu câu ở cột B.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

+ Bác An là nông dân.

- Câu giới thiệu

Bác đang gặt lúa.

- Câu nêu hoạt động

+ Bác rất chăm chỉ và cẩn thận.

- Câu nêu đặc điểm.

- HS nêu cảm nhận của bản thân

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – ÔN TẬP

2’

7’

25’

2’

1. Khởi động

2. Hoạt động 1 Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông

3. Hoạt động 3

Đọc và tìm hiểu câu chuyện Vịt bơi được mà

* Củng cố, dặn dò

- GV cho HS làm việc nhóm, hướng dẫn HS thực hiện các công việc:

+ Đọc một lượt VB.

+ Đọc lại các câu cần điền dấu câu.

+ Trao đổi với các bạn để chọn dấu câu thích hợp.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

- GV chốt đáp án.

- GV nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS xem lại câu chuyện Vịt bơi được mà. Luyện đọc trong nhóm.

- GV bao quát nhóm hoạt động.

+ Người đàn ông hỏi cậu bé chăn vịt điều gì?

+ Cậu đã trả lời ra sao?

- GVHD HS đọc phân vai.

- GV nhận xét tiết học.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể.

- HS làm việc nhóm, hướng dẫn HS thực hiện các công việc:

+ Đọc một lượt VB.

+ Đọc lại các câu cần điền dấu câu.

+ Trao đổi với các bạn để chọn dấu câu thích hợp.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và đọc trong nhóm.

+ Từng em đọc.

+ Các bạS lên bảng trả lời.

- HS làm việc nhóm 4, đọc yêu cầu của câu hỏi.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- HS phân vai và đọc trong nhóm.

- Đại diện nhóm lên đọc phân vai.

- Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 9 – Tiết: 87

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIƯA HỌC KÌ I

(tiết 7)

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.

- Rèn kĩ năng kể chuyện.

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể (rèn các nghi thức lời nói: nhờ, khen, chúc mừng, an ủi); kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

15’

16’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm BT11. Nhìn tranh và nói tên câu chuyện.

* Hoạt động 2. Chọn một câu chuyện để kể trong nhóm

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm về tên các câu chuyện trong tranh.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh đã được treo hoặc chiếu lên.

- GV cho HS báo cáo kết quả bằng trò chơi: Đuổi hình bắt chữ. Gv đưa tranh , HS nói nhanh tên câu chuyên tương ứng.

- GV chốt các đáp án.

- GV cho mỗi nhóm chọn một câu chuyện để kể trong nhóm.

- Trước khi kể GV nhắc HS xem lại câu chuyện trong bài đã học trước đó.

- GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.

- HS thảo luận đưa ra tên các câu chuyện đã học.

+ HS trao đổi trong nhóm về nội dung tranh.

+ HS nói tên tranh dựa vào gợi ý của tranh.

- HS tham gia chơi.

- HS cùng GV nhận xét phần chơi của các bạn.

Tranh 1. Truyện Chú đỗ con;

Tranh 2. Truyện Cậu bé ham học;

Tranh 3. Truyện Niềm vui của Bi và Bống;

Tranh 4. Truyện Em có xinh không?

- Mỗi nhóm chọn một câu chuyện để kể trong nhóm.

- HS xem lại câu chuyện trong bài đã học trước đó rồi kể lại trong nhóm.

- Một vài nhóm kể chuyện trước lớp.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 9 - Tiết: 88

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ

Tiết 8

i.Mục tiêu:

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể (rèn các nghi thức lời nói: nhờ, khen, chúc mừng, an ủi); kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện.

Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể (rèn các nghi thức lời nói: nhờ, khen, chúc mừng, an ủi); kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện.

- Rèn kĩ năng kể chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

6’

10’

17’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 12

Cùng bạn hỏi - đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể.

Hoạt động 2. Làm bài tập trong VBTTV2/T1 tr 37+38

Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS vận động theo trò chơi Thuyền ai.

- GV kết nối vào bài mới.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV cho HS làm việc cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Một HS hỏi, một HS trả lời về câu chuyện vừa kể, sau đó đổi vai.

VD: - Truyện “Niềm vui của Bi và Bống” có mấy nhân vật?

- Có hai nhân vật, đó là Bi và Bống. - Bạn có thích câu chuyện này không? Vì sao?

- Tớ thích câu chuyện này vì nó rất có ý nghĩa.

- GV có thể chiếu bài tập lên bảng hoặc cho HS theo dõi trong SHS; tổ chức cho HS làm việc nhóm.

- GV bao quát HS làm bài, trờ giúp khi cần thiết.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS chơi trò chơi Thuyền ai.

Lớp trưởng điều khiển trò chơi

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm việc theo nhóm 2.

+ Nhìn tranh xem tranh vẽ nói về câu chuyện nào.

+ Hỏi đáp trong nhóm.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân trong VBTTV2/T1.

- HS chia sẻ bài làm của mình trước lớp.

- Các bạn nhận xét, góp ý.

- HS nêu nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 9 – Tiết: 89

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

(tiết 9)

i.Mục tiêu:

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể (rèn các nghi thức lời nói: nhờ, khen, chúc mừng, an ủi); kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện.

- Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình; phân biệt từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, cầu nêu đặc điểm; viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

13’

18’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Đọc Câu chuyện bó đũa, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

* Hoạt động 2.

Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.

* Hoạt động 3. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.

* Củng cố, dặn dò

- GV cho HS chơi trò chơi Đồng hồ

- GV cho HS hoạt động cá nhân.

HS tự đọc thầm Câu chuyện bó đũa. Sau đó làm bài ra phiếu bài tập GV in sẵn.

Đáp án:

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em thế nào? Không hoà thuận (phương án 3).

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con? Người cha thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa.

c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa? Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì họ đều cầm cả bó đũa để bẻ.

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

- GV tổ chức báo cáo kết quả.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV nêu BT14.

- GV giải nghĩa một số từ ngữ trong bài tập a).

+ hoà thuận: êm ấm, không có xích mích.

+ yêu thương: có tình cảm gắn bó tha thiết,

+ quan tâm: chăm sóc hết lòng

+ buồn phiền: buồn và lo nghĩ không yên lòng

h. Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp.

+ Từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi.

+ Từ chỉ hoạt động: gọi, đặt, bẻ, nói.

- GV và HS nhận xét, bổ sung.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.

- Lớp trưởng điều khiển trò chơi.

- HS tham gia chơi.

- Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS tự đọc thầm Câu chuyện bó đũa. Sau đó làm bài ra phiếu bài tập GV in sẵn.

+ Không hoà thuận (phương án 3).

+ Người cha thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa.

+ Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì họ đều cầm cả bó đũa để bẻ.

+ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách tách rời từng chiếc đũa và bẻ từng chiếc một. e

+ Người cha muốn khuyên các con đoàn kết. (Hoặc: ... khuyên các con phải yêu thương, gắn bó với nhau; có như vậy mới tạo ra sức mạnh).

- HS đọc yêu cầu.

- HS hỏi đáp trong nhóm 2.

- HS làm bài vào VBT.

- Đại diện lên trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 9 – Tiết: 90

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

(tiết 10)

i.Mục tiêu:

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.

- Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về trường học. Chia sẻ được một số thông tin về câu - Củng cố và phát triển kĩ năng nghe – viết, kĩ năng viết đoạn văn (giới thiệu về một đồ

chơi hoặc đồ dùng gia đình).

- Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình; phân biệt từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, cầu nêu đặc điểm; viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

16’

8’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm BT10 VBT/39

Dựa vào câu chuyện Bó đũa đánh dấu vào ô trống

* Hoạt động 2. Ghi chép các thông tin về câu chuyện mà em đã biết vào phiếu.

* Hoạt động 3. Làm BT 11VBTTV2/Tr40

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức lớp vận động tập thể.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV quan sát HS làm bài.

- GV cho HS báo cáo kết quả.

- GV phát sắn phiếu BT, cho HS nhớ lại câu chuyện mà HS đã được đọc, được nghe rồi kể cho các bạn mình nghe.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc.

- GV tổ chức báo cáo.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

- GV HD HS làm BT3 Tt 40.

- GV theo dõi ,giúp đõ nếu cần.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Lớp hát và vận động theo bài hát.

- HS mở VBTTV/T1 trang 39, đọc yêu cầu của bài tập.

- Làm bài cá nhân..

- Đổi vở để KT chéo..

- HS làm việc nhóm 4.

+ Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý.

- HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc dựa vào những thông tin trong phiếu đọc sách:

+ Tên cuốn sách em đã đọc là gì?

+ Tác giả của cuốn sách là ai?

+ Điều em thấy thú vị nhất trong cuốn sách là gì?

- HS quan sát và lắng nghe giới thiệu.

- HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên.

- HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác.

- HS dựa vào những từ ngữ đã học đề viết 3-4 câu giới thiệu về đồ chơi hoặ đồ dùng trong nhà.

- HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, ghi chép trong phiếu đọc sách.

- HS trình bày ý kiến của mình.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

- HS nêu ND.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Lớp: 2A...

Tuần: 10 – Tiết: 101 + 102

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 17: Gọi bạn

Tập đọc: Gọi bạn

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ), năng lực hợp tác nhóm.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; slide tranh minh họa, ...

+ Cách đọc hiểu thể loại VB thơ 5 chữ (thơ kể chuyện), với cách ngắt nhịp phổ biến là 2/3 hoặc 3/2. Hiểu được nghệ thuật nhân hoá.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

5’

1. Ôn tập và khởi động

* Giới thiệu bài

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung tranh.

- GV tổ chức trao đổi về người bạn cũ của em theo các gợi ý:

1. Em muốn nói về người bạn nào? Bạn tên là gì? Bạn là bạn cũ/ bạn hàng xóm/ bạn cùng lớp...?;

2. Em chơi với bạn từ bao giờ?

3. Em và bạn ấy thường làm gì? (học tập, chơi đồ chơi, nói chuyện,...);

4. Em thích nhất điều gì ở bạn ấy?;

5. Khi chơi với bạn, em cảm thấy thế nào?

– GV có thể khuyến khích HS kể những kỉ niệm khi chơi với bạn.

- Nhóm/ cặp:

- GV chốt lại và dẫn dắt vào bài : Có bạn cùng học, cùng chơi thì thật là vui phải không các em. Chúng ta hãy tìm hiểm về tình bạn thân thiết của hai bạn bê vàng và dê trắng qua bài thơ Tìm bạn.

- GV ghi đề bài: Tìm bạn.

- HS quan sát tranh, nêu nội dung: hai bạn bè vàng và dê trắng đang chơi với nhau rất vui vẻ, có vẻ như đang hát cùng nhau, trong khung cảnh rừng xanh sâu thẳm. Bức tranh thể hiện tình cảm bạn bè thân thiết.

- Từng em nói về một người bạn của mình.

- HS chia sẻ trước lớp theo ND câu hỏi gợi ý:

+ Các HS khác có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về người bạn đó.

+ Đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

ơ

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.

- GV giải thích thêm một số từ khó của bài.

- Em hiểu đi lang thang là đi đâu

không?

+ Em hãy nói câu có từ lang thang.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng của câu hỏi. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS nếu có.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV đọc toàn bài thơ.

+ GV cho HS đọc lại toàn VB .

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS chia theo ý hiểu.

- Bài thơ có 3 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: nẻo, sâu thẳm, dê trắng, lấy ….

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- 1 HS đọc chú giải SHS.

+ sâu thẳm: rất sâu

+ hạn hán: tình trạng thiếu nước do lâu ngày không có mưa gây ra

+ nẻo: lối đi, đường đi về một phía nào đó

+ thuở nào:  khoảng thời gian không xác định đã lùi xa vào quá khứ

+ lang thang: đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một chỗ nào nhất định

- VD: Cậu bé đi chơi lang thang không nhớ lời mẹ dặn..

- HS luyện đọc đúng giọng của câu hỏi.

+ Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ? lên giọng, giọng lo lắng) và lời gọi “Be! Bế!” (kéo dài, giọng tha thiết.)

- HS đọc nối tiếp (lần 2)

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS đọc bài thơ.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra khi nào? Ở đâu?

Câu 2. Chuyện gì xảy ra khiến bà vàng phải lang thang đi tìm cỏ?

Câu 3. Khi bế vàng quên đường về, dê trắng đã làm gì?

Câu 4. Nêu cảm nghĩ của em về bệ vàng và dê trắng.

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng của dê trắng khi không thấy bạn trở về.

Câu 2. Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho vận động theo bài hát.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV gọi một HS đọc to câu hỏi.

- GV và HS nhận xét.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV và HS nhận xét.

- GV nêu câu hỏi. Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động.

- GV tổ chức cho HS báo cáo.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV và HS nhận xét.

- GV cho HS đọc câu hỏi 3.

- GV HD HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm câu trả lời.

- GV bao quát lớp.

- Tổ chức báo cáo kết quả trước lớp.

+ GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV và HS nhận xét.

- GV nêu câu hỏi, HS làm việc theo nhóm để trả lời.

+ GV hướng dẫn HS chú ý chi tiết có thể khơi gợi cảm xúc của các em như bê vàng lang thang quên đường về.

+ GV hướng dẫn HS chú ý chi tiết dê trắng thương bạn, chạy khắp nơi đi tìm, gọi hoài “Bê! Bê!”.

+ Chú ý các chi tiết đôi bạn sống bên nhau, dê trắng đi tìm bạn.

- GV khuyến khích HS nêu quan điểm cá nhân, miễn là đúng với tinh thần đề cao tình bạn của bài đọc (VD: Bế vàng bị lạc đường, rất đáng thương; dê trắng rất nhớ bạn, rất thương bạn; bệ vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm, tình bạn của hai bạn rất đẹp và đáng quý,...).

- GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trả lời.

- GV và HS nhận xét.

- GV tổng kết lại những nội dung trao đổi của các nhóm.

*GVHD HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. ( bằng PP xóa dần chỉ để lại từ làm điểm tựa).

- GV ttỏ chức cho HS đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV khuyến khích HS có thể đọc thuộc lòng cả bài thơ (nếu được).

- GV thống nhất đáp án.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

- GV cho HS đọc câu hỏi 1.

- HDHS làm việc cá nhân.

- Gọi 2-3HS nêu đáp án.

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (thương bạn quá)

- GV và HS nhận xét.

- GV hướng dẫn HS các bước nên làm khi nói lời an ủi:

• Thừa nhận cảm xúc của bạn.

• Động viên người đó vượt qua cảm xúc hiện tại.

• Gợi cho người đó nghĩ đến một điều tốt đẹp sắp tới.

- GV mời 2 HS lên đóng vai dê trắng và một người bạn trong rừng để làm mẫu.

- GV bao quát lớp và hỗ trợ các HS nếu có khó khăn.

- GV và HS nhận xét.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS vận động theo nền nhạc bài Tình bạn.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- HS làm việc chung cả lớp.

+ HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm.

+ HS đọc thầm lại khổ thơ 1.

+ HS tìm các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm trong khổ thơ.

+ 2 - 3 HS nêu đáp án trước lớp.

+ Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm.

- HS làm việc nhóm.

+ HS đọc thầm khổ thơ 2.

+ Tìm các sự việc xảy ra trong khổ thơ.

+ Lựa chọn sự việc là nguyên nhân khiến bệ vàng phải tìm cỏ.

+ Trao đổi nhóm để tìm câu trả lời.

+ Các nhóm nêu câu trả lời của nhóm mình.

+ Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bể vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS làm việc nhóm:

+ HS đọc thầm khổ 3 để tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của dê trắng sau khi bê vàng đi lạc.

+ Trao đổi nhóm để tìm câu trả lời.

+ Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bể và gọi bê.

+ Các nhóm nêu câu trả lời của nhóm mình.

- HS đọc câu hỏi, thảo luận nhóm.

+ Nêu cảm nghĩ về bê vàng.

+ Nêu cảm nghĩ về dê trắng.

+ Nêu cảm nghĩ về tình bạn giữa bê vàng và dê trắng

- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời.

- HS luyện đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu của bài thơ.

- 1-2 HS lên bảng đọc thuộc lòng.

- Lớp và GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS tập đọc theo cách đọc của GV.

- 3 HS thi đọc trước lớp.

- HS cùng GV nhận xét, đánh giá cuộc thi.

- HS làm việc cá nhân.

- HS đọc thầm lại khổ thơ cuối cùng.

- HS tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng của dê trắng.

- 2 - 3 HS nêu đáp án trước lớp.

+ VD: Mình biết là dê trắng đang rất buồn và nhớ bê vàng.

+ VD: Bạn đừng buồn nữa nhé.

+ VD: Bể vàng sẽ sớm tìm được đường về thôi.

+ 2 HS lên đóng vai dê trắng và một người bạn trong rừng để làm mẫu.

+ Cả lớp lắng nghe, nhận xét và góp ý.

+ HS lần lượt đóng vai một người bạn trong rừng nói lời an ủi dê trắng (mỗi em có thể chọn một loài vật yêu thích để đóng vai, nhằm làm vai diễn sinh động hơn).

+ HS nhận xét, góp ý cho nhau.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc theo nhóm/ cặp, nói tiếp để hoàn thành câu.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 10 – Tiết: 102

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 17: Gọi bạn

Tập viết : Chữ hoa H

I.MỤC TIÊU

- Biết viết chữ hoa H cỡ vừa và nhỏ, viết câu ứng dụng Học thầy không tày học bạn

- Biết viết chữ viết hoa H cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Học thấy không tày học bạn.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Mẫu chữ viết hoa G, phần mềm hoặc video dạy viết chữ hoa.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

15’

15’

3’

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa H

b. Viết câu ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

- GV giới thiệu bài:

- GV ghi bảng tên bài.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa H và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ H: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa H.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ H hoa (nếu có).

- GV cho HS tập viết chữ hoa H trên bảng con (hoặc nháp).

- GV chỉnh tư thế ngồi và cách cầm bút của HS.

- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Học thấy không tày học bạn.

- GV giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Học thấy không tày học bạn: ngoài việc học thầy cô ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ bạn bè xung quanh.

- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV cho HS nêu lại ND đã học.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS lấy vở TV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa H:

• H cỡ vừa độ cao 5 li, độ rộng 5 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li, gồm 3 nét và quy trình viết chữ viết hoa H.

• Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái, dừng ở đường kẻ 6.

• Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút và hơi lượn xuống viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Đoạn cuối của nét này lượn lên viết nét móc phải, dừng bút ở đường kẻ 2.

• Nét 3: Lia bút lên trên vào giữa chữ và viết nét sổ thẳng đứng (nét sổ thẳng chia đôi chữ viết hoa H thành hai phần bằng nhau).

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS tập viết chữ viết hoa H. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa H (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+ Viết chữ viết hoa H đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái trong câu ứng dụng như các tiết trước đã làm.

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái n của tiếng bạn.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu ND đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 10 – Tiết: 104

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 17: Gọi bạn

Nói và nghe: Kể chuyện Gọi bạn

I.MỤC TIÊU

- Nghe hiểu câu chuyện Gọi bạn;

- Nhận biết các sự việc trong câu chuyện Bữa ăn trưa qua tranh minh họa;

- Biết dựa vào tranh kể lại được 1 - 2 đoạn

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Hoạ mi, vẹt và quạ, kể lại được câu chuyện

dựa vào tranh.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong

tự nhiên), có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Bồi dưỡng tình yêu đối với sách, với việc đọc sách, rèn thói quen đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Tranh minh hoạ cho câu chuyện Hoạ mi, vẹt và quạ.

+ Sách hay, phù hợp với sở thích và trình độ đọc của HS lớp 2 (VD: Mèo Max và chim của Ed Vere, Cây táo yêu thương của Shel Silverstein, Hòn đá xanh của Jimmy Liao,...).

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

19’

11’

2’

1. Ôn tập và khởi động

2. Nói và nghe

a. Dựa vào tranh minh hoạ câu chuyện trong bài thơ Gọi bạn và gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh.

b. Chọn kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

c. Kể tiếp đoạn kết của câu chuyện theo ý của em.

4. Vận dụng

Viết 2 – 3 câu nêu nhận xét của em về đôi bạn bê vàng và dê trắng trong câu chuyện trên.

5. Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát hoạt động của bé vàng và dê trắng trong tranh minh hoạ.

- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh

- GV đặt các câu hỏi sử dụng như thế nào: (VD: Khung cảnh xung quanh như thế nào?), câu hỏi sử dụng ai (VD: Nhân vật trong tranh là ai?) và câu hỏi sử dụng làm gì? (VD: Nhân vật đó đang làm gì?).

- GV hướng dẫn cách thực hiện theo 2 bước.

- GV hướng dẫn HS quan sát hoạt động của bê vàng và dê trắng trong tranh minh hoạ.

- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh (GV có thể đặt các câu hỏi sử dụng như thế nào (VD: Khung cảnh xung quanh như thế nào?), câu hỏi sử dụng ai (VD: Nhân vật trong tranh là ai?) và câu hỏi sử dụng làm gì? (VD: Nhân vật đó đang làm gì?).

Lưu ý: Với HS chưa thể kể được 2 đoạn, GV chỉ yêu cầu kể một đoạn em thích hoặc em nhớ nhất.

- GV mời 2 HS xung phong kể trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện).

- GV động viên, khen ngợi.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, nói về mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện.

- GV gọi một số (2 – 3) HS đại diện nhóm đôi để nói về kết thúc mà HS nghĩ đến.

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:

+ Trước khi viết, GV cho HS xem lại các tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những hành động, suy nghĩ, cảm xúc của dê trắng khi đi tìm bạn bê vàng.

+ Đoạn văn của HS cần giới thiệu tên của đôi bạn (bê vàng và dê trắng), nhận xét về tình cảm của đôi bạn khi chơi với nhau, khi bị lạc nhau.

- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài.

- GV khen ngợi những HS đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét tiết học.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát tranh, lắng nghe.

- HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh

- HS trao đổi (hỏi – đáp) trong nhóm về sự việc trong từng tranh.

- Đại diện báo cáo kết quả.

- Lớp cùng GV nhận xét.

- HS lắng nghe, và quan sát tranh để nắm nội dung. Thực hiện theo các bước HD:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc gợi ý dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; chọn.

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (một em kể, một em lắng nghe để góp ý sau đó đổi vai người kể, người nghe).

- HS nêu ý kiến về bài học

- HS quan sát hoạt động của bê vàng và dê trắng trong tranh minh hoạ.

- HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh.

- Nhóm/ cặp: HS trao đổi (hỏi – đáp) trong nhóm về sự việc trong từng tranh, 1 – 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để tập kể.

- 2 HS xung phong kể trước lớp.

- Cả lớp nhận xét.

- HS làm việc nhóm đôi, nói về mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện.

- HS đại diện nhóm đôi để nói về kết thúc mà HS nghĩ đến.

- HS xem lại các tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những hành động, suy nghĩ, cảm xúc của dê trắng khi đi tìm bạn bê vàng.

- HS nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về tình bạn giữa bê vàng và dê trắng.

- HS làm bài, đọckết quả trước lớp.

- HS cùng GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến phản hồi.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 10– Tiết: 105 +106

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 18: Tớ nhớ cậu.

Tập đọc: Tớ nhớ cậu.

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học trong việc kể về hoạt động của con người gần gũi với trải nghiệm của HS.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái; Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip bài thơ Tình bạn (tác giả Trần Thị Hương), slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

- Một số dải giấy trắng ghi các dòng thơ.

- Nắm được đặc điểm bình diện âm thanh của ngôn ngữ và hướng dẫn HS luyện đọc thành tiếng.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho HS nhắc lại tên bài học trước.

+ Em học được gì từ bài thơ Gọi bạn.

- GV có thể cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu nhi.

- GV hỏi HS:

+ Từ ngữ nào được nhắc lại nhiều nhất?

+ Các bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm theo câu hỏi gợi ý:

+ Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào?

+ Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào? (rất buồn, không muốn xa bạn, rất nhớ bạn, mong được gặp lại bạn,...)

- GV kết nối vào bài mới: Tớ nhớ cậu là câu chuyện kể về tình bạn gắn bó giữa sóc và kiến. Mặc dù hai bạn không ở gần nhau nữa nhưng hai bạn vẫn luôn nhớ đến nhau.

- GV ghi tên bài: Tớ nhớ cậu.

- HS nhắc lại tên bài học trước (Gọi bạn).

- 2-3 trả lời theo cảm nhận của mình đã học được

- HS nghe hát bài Tình bạn tuổi thơ, nhạc sĩ Kiều Hồng Phượng - Nguyễn Quốc Việt

- Từ ngữ tình bạn tuổi thơ được nhắc lại nhiều nhất.

+ Các bạn thấy rất vui khi vui chơi cùng nhau.

- HS làm việc nhóm 4, thảo luận hai câu hỏi trong SHS phần khởi động.

+ Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy rất vui, rất thích, cảm thấy thoải mái,...

+ Khi xa bạn, em cảm thấy rất buồn, không muốn xa bạn, rất nhớ bạn, mong được gặp lại bạn,...

- Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác có thể bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại và ghi tên bài vào vở.

2’

23’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Đọc đoạn

c. Đọc toàn văn bản

* Củng cố, dặn dò

- GV đọc mẫu. Chú ý đọc đúng lời người kể chuyện bằng ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và kiến gửi sóc được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

+ Đọc xong đoạn 1, GV nên dừng lại và hỏi HS: Theo em, kiến nói gì với sóc lúc chia tay? (Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.) Sóc đáp lại kiến thế nào? (Sóc gật đầu nhận lời.)

+ GV chuyển sang đọc những đoạn tiếp theo bằng lời dẫn: Chúng ta cùng xem sóc có giữ lời hứa không nhé.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia thành mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp.

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.

+ Em hãy nói câu có chứa từ nắn nót.

GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- GV cho HS đọc lại toàn văn bản.

- Với HS khá giỏi, yêu cầu các em bước đầu đọc diễn cảm.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tương tác.

- HS chia theo ý hiểu.

- Bài chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến … gật đầu nhận lời.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến thư của sóc.

+ Đoạn 3: còn lại

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: nắn nót, cặm cụi, sóc, ...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS đọc chú giải trong SHS.

+ nắn nót: viết rất cẩn thận cho đẹp.

+ cặm cụi: chăm chú, tập trung vào việc đang làm.

(VD: Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/ mình rất nhớ bạn.//

Cứ thế,/ cậu cặm cụi viết đi viết lại trong nhiều giờ liền.//

Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/ do kiến gửi đến./l,...)

- HS luyện đọc cá nhân, nhóm.

- HS đọc nối tiếp (lần 2)

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm.

- HS góp ý cho nhau.

- Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.

- HS đọc đồng thanh toàn VB.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

2’

16’

5’

10’

2’

* Khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Khi chia tay sóc, kiến cảm thấy thế nào?

Câu 2. Sóc đồng ý với kiến điều gì?

Câu 3. Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi sóc?

Câu 4. Tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối mỗi dòng thơ.

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Đóng vai sóc và kiến để nói và đáp lời chào lúc chia tay.

Câu 2. Em sẽ nói với bạn thế nào khi: Bạn chuyển đến một ngôi trường khác;

Tan học, em về trước còn bạn ở lại cho bố mẹ đón.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi 1.

+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm.

+ GV nhắc HS chú ý vào đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

- GV HS làm việc chung cả lớp.

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

- GV cho HS làm việc nhóm 2.

- GV hỏi thêm: Sóc đã làm gì để giữ lời hứa với kiến.

- GV nhắc HS đọc đoạn 3 để trả lời câu hỏi.

- GV khuyến khích các nhóm tìm nhiều câu trả lời hay và đúng với nội dung câu chuyện.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt câu trả lời.

- GV mở rộng nội dung bài, liên hệ với trải nghiệm của HS bằng câu hỏi:

+ Kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thế nào?

+ Còn các em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết?

- GV và HS nhận xét.

- GV gọi HS đọc lại VB.

- GV tổ chức cho HS đọc thi đua.

- GV nêu câu hỏi 1.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, thảo luận trong nhóm, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay theo gợi ý:

+ Thay lời sóc, nói lời chào tạm biệt kiến.

+ Thay lời kiến, đáp lời chào tạm biệt sóc.

- GV mời một số nhóm lên nói và đáp lời chào lúc chia tay trước lớp.

- GV và HS nhận xét.

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Ở tình huống thứ nhất, GV nêu câu hỏi gợi ý thảo luận: Hãy tưởng tượng em và bạn học chung một lớp. Sau đó, gia đình bạn chuyển đến nơi khác sinh sống. Trong tình huống đó, em sẽ nói gì với bạn? Nếu em là bạn, em sẽ đáp lời chào tạm biệt đó thế nào?

+ Ở tình huống thứ hai, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng gợi ý: Nếu em về trước bạn, em sẽ nói gì với bạn?

- GV gọi một số HS đại diện nhóm nói và đáp lời chào tạm biệt trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại nội dung trả lời đúng.

- GV và HS nhận xét.

- GV nhận xét tiết học.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể.

- 1-2HS đọc bài Tớ nhớ cậu.

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- HS đọc to câu hỏi 1, lớp đọc thầm.

- 1HS đọc lại đoạn 1.

- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

+ Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.

- Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm.

- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

+ Sóc thường xuyên nhớ kiến.

- HS làm việc nhóm 2, đọc yêu cầu của câu hỏi.

+ Sóc viết thư cho kiến.

- 1HS đọc đoạn 3. Lớp đọc thầm.

- HS làm việc cá nhân và nhóm để trả lời câu hỏi.

+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp.

- Một số (2 – 3) HS trả lời trước lớp.

+ Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn.

+ thân thiết, gắn bó

+ Em thường rủ bạn đi học cùng, em thường gọi điện trao đổi bài với bạn, em tặng quà cho bạn vào dịp sinh nhật, em cho bạn mượn những quyển truyện hay,...

- Một HS đọc lại cả bài.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- 3 HS đọc thi đua.

- HS cùng GV nhận xét.

- HS thảo luận nhóm, đóng vai

VD: a. Sóc: - Tạm biệt cậu nhé.

Kiến: - Tạm biệt cậu. Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.

b. Sóc: - Chào cậu nhé. Tớ mong được gặp lại cậu.

Kiến: - Tạm biệt cậu. Nhớ viết thư cho tớ nhé.

- Một số nhóm lên nói và đáp lời chào lúc chia tay trước lớp.

- Các nhóm khác quan sát và nhận xét về tư thế, tác phong, vẻ mặt cùng lời nói.

- HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm.

+ Trong mỗi nhóm, HS đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt.

VD: Chào cậu nhé. Tớ về trước đây./ Hẹn gặp cậu vào sáng mai nhé!/

Cậu ở lại sau nhé, chắc là bố mẹ cậu sắp đến đón rồi đấy./

Tạm biệt cậu nhé. À tớ có một quyển truyện tranh rất hay. Cậu có thích đọc trong lúc chờ bố mẹ đến đón không? Tớ cho cậu mượn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 10 – Tiết: 107

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 18: Tớ nhớ cậu

Chính tả nghe – viết: Tớ nhớ cậu

Phân biệt c/k; iêu/ươu; en/eng

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng chính tả bài Tớ nhớ cậu;

- Trình bày đúng đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu câu, sau dấu chấm. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k, iêu/ươu, en/eng

- Rèn kĩ năng viết chữ chuẩn mẫu, sạch sẽ.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

18’

8’

6’

1’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nghe - viết

* Hoạt động 2. Làm bài tập 2. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng choặc k gọi tên mỗi con vật trong hình.

* Hoạt động 3. Làm bài tập 3

Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Khi chia tay sóc, kiến cảm thấy như thế nào?

* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV cho HS quan sát tranh (con cua, con công, con kì đà, con kiến).

- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu dưới mỗi tranh, phát bút dạ mời 4 HS thi làm bài.

- GVvà HS nhận xét, chốt đáp án: cua, công, kì đà, kiến.

- GV nêu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV Chọn a .

a. Chọn tiếng chứa iêu hoặc đơu thay cho ô vuông.

+ GV chiếu đoạn văn cần hoàn chỉnh lên bảng và mời một HS đọc yêu cầu (đọc cả từ trong ngoặc đơn).

- GV mời 1 - 2 HS lên bảng chữa bài tập.

- GV và HS chốt đáp án: các từ điền theo thứ tự ô vuông trong đoạn văn là nhiều, hươu, khướu.

- GV nhận xét một số bài.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ cuối bài thơ).

+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.

+ Kiến cảm thấy rất buồn và nhớ sóc.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

VD: trang sách, sao, lửa, giấy…

+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS quan sát tranh (con cua, con công, con kì đà, con kiến).

- HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong tranh.

- HS làm vào Vở bài tập.

- HS làm việc theo cặp:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS thảo luận, chọn tiếng có vần iêu hoặc đơu trong ngoặc đơn thay cho ô vuông. Sau đó viết tiếng tìm được vào phiếu học tập vào vở.

+ 1 - 2 HS lên bảng chữa bài tập.

+ Cả lớp nhận xét.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 10 - Tiết: 108

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 16: Tớ nhớ cậu

LTVC: Mở rộng vốn từ về tình cảm bạn bè;

Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than

i.Mục tiêu:

- Tìm được các từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè (BT1)

- Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông để hoàn thành đoạn văn (BT2)

- Nối câu với ý tương ứng và điền dấu câu thích hợp (BT3).

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực văn học trong việc kể về hoạt động

của con người gần gũi với trải nghiệm của HS. Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

10’

7’

12’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 1

Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.

Hoạt động 2. Làm bài tập 2

Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.

Hoạt động 3. Làm bài tập 3

Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu.

* Củng cố, dặn dò

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.

- GV kết nối vào bài mới.

- GV nêu bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động.

- GV chốt: từ ngữ các em tìm được gồm thân, quý, mến, thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến, giận dỗi,... Trong những từ ngữ đó, có những từ ngữ chỉ hành động như: giúp đỡ, chia sẻ. Có những từ ngữ thể hiện tình cảm: thân, quý, mến, thân thiết, quý mến.

- GV khen ngợi các nhóm tìm được nhiều từ ngữ (tìm đúng, nhanh từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè).

+ GV chiếu từ ngữ cần chọn lên bảng. GV gọi một HS đọc yêu cầu.

+ GV chiếu đoạn văn cần hoàn thiện lên bảng. GV có thể hỏi HS: Ai biết về con nòng nọc, hãy nói cho các bạn cùng nghe?

+ GV hướng dẫn HS làm bài tập: Lần lượt chọn 3 từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. Nếu từ ngữ nào hợp lí thì đó là từ ngữ cần điền.

- GV mời đại diện một nhóm lên trước lớp trình bày kết quả thảo luận.

- GV và HS nhận xét đánh giá, thống nhất đáp án (thân thiết, nhớ, vui đùa).

- GV mời một HS đọc đoạn văn đã hoàn thiện.

+ GV mời một HS đọc yêu cầu (đọc cả nội dung trong khung).

+ GV nêu mục đích của bài tập 3 và làm mẫu một câu: Bài tập này yêu cầu HS hiểu được nội dung của mỗi câu trong cột A để nối với ý ở cột B sao cho phù hợp.

GV hỏi HS: Cho cô biết ở cột A, câu nào là câu hỏi điều chưa biết Câu này có thể nối với ô chữ nào ở cột B?

- GV chữa bài tập.

+ GV chiếu bài tập lên bảng và đánh số thứ tự 1, 2, 3 ở cột A; a, b, c ở cột B.

+ GV mời đại điện một số nhóm trình bày kết quả (nối A với B, nói tên dấu câu).

+ GV hỏi: Để hỏi điều chưa biết, cuối cầu dùng dấu câu gì?

Tương tự như vậy với câu kể và câu cảm còn lại.

- GV nhận xét một số bài.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát và vận động theo bài hát: Sách bút thân yêu.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm việc theo nhóm 4.

+ Các nhóm viết vào thẻ những từ ngữ tìm được.
+ Nối tiếp nhau tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè và viết vào thẻ từ. VD: thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến, giận dỗi,...

+ Nhóm nào tìm được nhiều, đúng và nhanh sẽ được mời lên bảng trình bày.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án.

- Đại diện các nhóm lên bảng gắn thẻ từ. GV tổ chức chữa bài trước lớp.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- HS theo dõi BT2.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- HS quan sát và phát biểu.

- HS lắng nghe HD.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện một nhóm lên trước lớp trình bày kết quả thảo luận.

- Một HS đọc đoạn văn đã hoàn thiện.

- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- Làm việc chung cả lớp:

- Từng HS làm bài tập sau đó thảo luận nhóm.

- Mời đại điện một số nhóm trình bày kết quả (nối A với B, nói tên dấu câu).

Để hỏi điều chưa biết, cuối cầu dùng dấu chấm hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 10 – Tiết: 109

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 18: Tớ nhớ cậu

TLV: Viết đoạn văn kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn

i.Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng chính tả bài Tớ nhớ cậu;

- Trình bày đúng đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu câu, sau dấu chấm. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k, iêu/ươu, en/eng

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực văn học trong việc kể về hoạt động

của con người gần gũi với trải nghiệm của HS. Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

13’

18’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Nói về việc làm của mỗi bạn trong tranh.

* Hoạt động 2.

Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.

Hoạt động 3

2. Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.

* Củng cố, dặn dò

- GV cho HS hát tập thể.

- GV cho HS hoạt động nhóm (nhóm 2).

+ GV nêu mục đích của bài tập 1: Bài tập này yêu cầu HS quan sát tranh, nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tranh để thực hành viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.

+ GV chiếu lần lượt từng tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo câu hỏi gợi ý:

+ Có những ai trong tranh?

+ Các bạn đang làm gì? Vì sao em biết?

GV và cả lớp nhận xét. GV tổng hợp ý kiến của các nhóm. (Trên con đường làng, có hai bạn học sinh đi đến trường. Các bạn vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ, vẻ mặt tươi cười. Phía sau, một em nhỏ được mẹ đưa đi học,...)

- GV khuyến khích HS mạnh dạn nói về những gì các em quan sát được trong tranh.

- GV hỏi: Có nhóm nào có ý kiến khác bạn không?/ Cô muốn nghe thêm những ý kiến khác của các nhóm.

- GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, khen các nhóm đã mạnh dạn, tự tin nói trước lớp, có trí tưởng tượng phong phú, nói lưu loát. Với những nhóm thảo luận tốt.

- GV có thể hỏi: Vì sao em nghĩ là các bạn đang đi trên con đường làng? (thấy cánh đồng lúa ven đường).

Tranh 2: Cách triển khai tương tự.

+ Có những ai trong tranh?

+ Các bạn đang làm gì?

+ Theo em, các bạn là người thế nào?

Tranh 3: Cách triển khai tương tự.

+ Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu?

+ Các bạn đang làm gì?

+ Em thấy giờ ra chơi của các bạn thế nào?

- GV khen các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ; GV khen 2 - 3 HS nói được 3 – 4 cầu về nội dung mỗi tranh.

- GV HDHS viết đoạn theo các bước

+ GV cho HS xem clip về một số hoạt động mà các em được tham gia cùng nhau để tạo tình huống cho HS thảo luận nhóm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo từng câu hỏi gợi ý:

+ Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn?

+ Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia:

+ Em và các bạn đã làm những việc gì?

+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó cùng các bạn?

- GV cho HS viết lại những điều đã nói vào vở.

- GV nêu yêu cầu viết đoạn: Đoạn văn viết về một hoạt động em tham gia cùng bạn; Đoạn văn viết từ 3 – 4 câu; Đầu câu viết hoa, cuối cầu sử dụng dấu câu phù hợp; Câu đầu tiên viết lùi vào một ô; Tư thế ngồi viết,...

- GV quan sát, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- GV phân tích bài hay.

- GV hỏi: Sau khi đọc bài của bạn, em thấy bài của bạn có gì hay?

- GV chiếu bài của HS lên bảng hoặc mời 1 - 2 HS đọc bài viết.

- GV và cả lớp nhận xét.

- GV mời 2 – 3 HS chỉ ra lỗi sai trong bài của bạn. GV sửa lỗi sai cho HS, nếu có.

- GV thu vở, đánh giá bài làm của HS.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.

- Hát tập thể.

- Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS quan sát tranh, nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tranh để thực hành viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.

Tranh 1: .

+ hai bạn học sinh; hai mẹ con; phía xa có mấy bạn nhỏ.

+ Hai bạn nhỏ đang đi học. Em nghĩ thế, vì hai bạn mặc đồng phục, trên vai khoác cặp.)

- HS làm việc nhóm:

+ Từng em quan sát tranh.

+ Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi và mời các bạn trả lời.

+ Cả nhóm nhận xét.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Vì thấy cánh đồng lúa ven đường.

+ Nội dung tranh 2: Ba bạn đang trao đổi bài. Bạn ngồi giữa đang chỉ tay vào quyển sách. Hai bạn ngồi bên chăm chú lắng nghe. Em nghĩ các bạn là những học sinh rất chăm chỉ, biết giúp đỡ nhau trong học tập.

+ Nội dung tranh 3: Tranh vẽ cảnh giờ ra chơi trên sân trường. Các bạn học sinh đang vui chơi. Có ba bạn đang chơi đá cầu. Một bạn nam đang giữ chân đá quả cầu. Hai bạn còn lại trong tư thế nhận cầu. Ở phía xa, có 2 bạn đang chơi nhảy dây. Bạn gái nhảy dây rất khéo. Vì em thấy bạn còn lại đang vỗ tay khen ngợi.

Bước 1: Thảo luận nhóm.

- Làm việc cả lớp:

+ Một HS đọc yêu cầu.

+ HS xem clip về một số hoạt động mà các em được tham gia cùng nhau

- HS thảo luận theo từng câu hỏi.

+ Em đã tham gia hoạt động học tập, vui chơi, đi dã ngoại.. cùng các bạn

+ Hoạt động đó diễn ra trên sân trường, trong lớp học, ngoài trời, câu lạc bộ, công viên, vườn trường,...

+ Em và các bạn đã chơi đá bóng, vẽ tranh, học múa, chơi trượt cỏ, biểu diễn văn nghệ, thảo luận nhóm, chăm sóc cây trong vườn trường, trồng cây trong vườn trường,...

+ Em cảm thấy vui, hứng thú, thích, thoải mái,...

- Làm việc theo cặp/ nhóm:

+ Từng cá nhân kể cho nhau nghe về hoạt động mình và các bạn cùng tham gia.

+ 1 - 2 HS đại diện nhóm nói trước lớp. GV và cả lớp nhận xét. GV khen HS đã có những hoạt động rất vui cùng bạn.

+ Bước 2: Viết 3 – 4 câu kể về hoạt động em tham gia cùng các bạn.

- HS lắng nghe.

- Một HS đọc to yêu cầu trong khi cả lớp đọc thầm.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi vở cho nhau, cùng soát lỗi.

- HS nêu.

- HS lắng nghe và quan sát.

- 2 – 3 HS chỉ ra lỗi sai trong bài của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học ................

Giáo viên: .....................

Lớp: 2A...

Tuần: 10 – Tiết: 110

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 18: Tớ nhớ cậu

Đọc mở rộng

i.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc.

- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

16’

14’

2’

* Khởi động

* Hoạt động 1. Tìm đọc một bài thơ về tình bạn

* Hoạt động 2. Nói về những điều em thích trong bài thơ đó.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức lớp vận động tập thể.

(Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ về tình bạn. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.)

- GV cho HS nghe một bài thơ viết về tình bạn, chẳng hạn bài: Tình bạn (tác giả Trần Thị Hương).

GV hỏi HS: Việc các bạn đến thăm thỏ nâu bị ốm thể hiện điều gì?

- GV giới thiệu nội dung đọc mở rộng: Có rất nhiều bài thơ viết về tình bạn. Trong tiết đọc mở rộng hôm nay, chúng ta sẽ chia sẻ với nhau những bài thơ đó.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:

+ GV chỉ vào tranh và giới thiệu với HS: Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang nói cho nhau nghe về bài thơ mình thích. Trong tranh có lời của các nhân vật. Các em quan sát tranh và cho biết các bạn nói gì?

+ GV và cả lớp chốt lại câu trả lời: Các bạn nhỏ đang nói với nhau về tên bài thơ viết về tình bạn mà mình thích. Các bạn cũng không quên nói tên tác giả bài thơ.

- GV tổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm.

+ GV gọi 3 – 4 HS giới thiệu bài thơ.

+ GV và HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:

+ Cá nhân chọn bài thơ yêu thích. GV lưu ý HS khi đọc chú ý điều sau: Em thích hình ảnh nào trong khổ thơ/ bài thơ? Khổ thơ/ bài thơ có gì hay?

+ Trao đổi với bạn điều em thích trong bài thơ/ khổ thơ; GV khuyến khích HS dùng cử chỉ, động tác, âm thanh để miêu tả lại những từ ngữ chỉ hoạt động, âm thanh, màu sắc xuất hiện trong khổ thơ/ bài thơ.

- GV tổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm:

+ GV gọi 3 – 4 HS nói về điều thú vị trong bài thơ/ khổ thơ.

+ GV và HS nhận xét góp ý.

+ GV tổng hợp lại ý kiến của HS, khen HS tìm được bài thơ hay về tình bạn, nói lưu loát, tự tin về những điều thú vị trong bài thơ.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 18 – Tớ nhớ cậu, các em đã:

+ Hiểu được tình bạn gắn bó thân thiết và cách duy trì, giữ gìn tình bạn, biết cách nói và đáp lời chào lúc chia tay.

+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả phân biệt c/ k; iêu ươu; en/ eng.

+ Nhận biết và mở rộng vốn từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè; Biết được dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi, dấu chấm đặt cuối câu kể lại sự việc và dấu chấm than đặt cuối cấu bộc lộ cảm xúc.

+ Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.

+ Chia sẻ được với bạn về một bài thơ về tình bạn mà em cho là hay, thú vị.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Lớp hát và vận động theo bài hát.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS lắng nghe.

- Đổi sách cho nhau để nhiều bạn được đọc.

+ Thể hiện tình bạn thân thiết tình cảm của các bạn trong lớp dành cho thỏ nâu/ các bạn mong thỏ nâu khỏi ốm để đi học.

+ HS đọc tại lớp.

- HS làm việc nhóm 4.

+ Bạn Dương thích bài Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ. Còn bạn Châu Anh lại thích bài Ngỗng và vịt.

- Một HS trả lời câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:

+ Cá nhân chọn đọc một bài thơ. Khi đọc chú ý đến những điều sau: Tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ viết về ai, về việc gì?

+ Viết vào giấy nháp những điều em đã tìm hiểu được về bài thơ.

+ Trao đổi với bạn về bài thơ em chọn đọc.

- 3 – 4 HS giới thiệu bài thơ.

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:

+ Cá nhân chọn bài thơ yêu thích. GV lưu ý HS khi đọc chú ý điều sau: Em thích hình ảnh nào trong khổ thơ/ bài thơ? Khổ thơ/ bài thơ có gì hay?

+ Trao đổi với bạn điều em thích trong bài thơ/ khổ thơ; GV khuyến khích HS dùng cử chỉ, động tác, âm thanh để miêu tả lại những từ ngữ chỉ hoạt động, âm thanh, màu sắc xuất hiện trong khổ thơ/ bài thơ

- 3 – 4 HS nói về điều thú vị trong bài thơ/ khổ thơ.

- HS viết một câu thơ vào sổ tay.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................