Giáo án môn hoạt động trải nghiệm lớp 2 cánh diều học kỳ 2 file word

Giáo án môn hoạt động trải nghiệm lớp 2 cánh diều học kỳ 2 file word

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn hoạt động trải nghiệm lớp 2 cánh diều học kỳ 2 file word

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 20 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HỘI DIỄN VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS được trải nghiệm về không khí mùa xuân qua hội diễn văn nghệ chủ đề Mùa xuân.
  • HS nhiệt tình tham gia và cổ vũ các bạn biểu diễn văn nghệ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia hội diễn văn nghệ về chủ đề mùa xuân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào Hội chợi xuân.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Mùa xuân:

+ Tổ chức biểu diễn đa dạng các tiết mục, hát,...về chủ đề mùa xuân đến từ HS tất cả các khối lớp trong trường.

+ Nhà trường động viên, khen ngợi các cá nhân, tập thể lớp đã tích cực tham gia hội diễn văn nghệ.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS nhiệt tình tham gia.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 20 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- MUA SẮM HÀNG HÓA

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể lại được một lần đi mua sắm hàng hóa với người thân

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của hoạt động mua sắm hàng hóa trong cuộc sống thường nhật.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số đồng tiền Việt Nam có mệnh giá 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng và 50 nghìn đồng.
  • Hai chuông bấm để bàn (để chơi Hãy chọn giá đúng).

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Các tờ giấy màu, kéo, bút chì, bút màu, băng dính.
  • Sách, vở, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài Hoạt động giáo dục theo chủ đề nghề nghiệp – Mua sắm hàng hóa

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Liên hệ và chia sẻ

a. Mục tiêu: HS kể lại được một lần tham gia mua sắm hàng hóa cùng người thân.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS.

- GV yêu cầu HS dành 5 phút nhớ lại một lần đi mua sắm hàng hóa cùng người thân (bố, mẹ, anh, chị,...)

- GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn trong nhóm theo gợi ý sau:

+ Em đi mua sắm cùng ai?

+ Em mua sắm ở đâu?

+ Em và người thân đã mua những gì? Hãy liệt kê những hàng hóa đã mua?

+ Kể lại các việc làm khi đi mua sắm (chọn mặt hàng cần mua, hỏi người bán hoặc kiểm tra giá tiền ghi trên kệ, lựa chọn số lượng cần mua,...)

(2) Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp về một lần đi mua sắm cùng người thân.

- GV khuyến khích HS bày tỏ cảm xúc khi được đi mua sắm cùng người thân.

c. Kết luận:Mua sắm là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Biết mua sắm hàng hóa giúp em tự tin hơn. Ngoài ra, em có thể phụ giúp bố mẹ trong việc lựa chọn hàng hóa khi đi mua sắm.

Hoạt động 4: Trò chơi Hãy chọn giá đúng

a. Mục tiêu:

- Làm quen và xác định được giá của một số sản phẩm gần gũi với mình. Ví dụ: sách vở, đồ dùng học tập,...

- Phát triển kĩ năng phối hợp, đoàn kết, hợp tác với các bạn trong khi tham gia hoạt động.

b. Cách tiến hành:

(1) Chuẩn bị:

- Bàn ghế trong lớp kê theo hình chữ U.

- Phía trên bục giảng kê một cái bàn để bày các sản phẩm như sách vở, đồ dùng học tập,...Các sản phẩm được lấy khăn che kín đảm bảo tính khách quan, công bằng trong trò chơi,

- Các tờ giấy có ghi các mệnh giá tiền khác nhau: 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng,....

- Hai cái chuông bấm để ở hai bàn cạnh nhau phía dưới chữ U.

- Khách mời: Đại diện cha mẹ HS của lớp.

(2) Tổ chức trò chơi

- Chọn một HS làm quản trò.

- Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội gồm 3 đến 6 thành viên. Các đội bầu chọn đội trưởng.

- Mỗi lượt chơi gồm hai đội thi đấu với nhau. Các đội còn lại làm khán giả cổ vũ.

- Quản trò mời hai đội chơi vào vị trí hai bàn phía dưới có đặt chuông bấm.

- Quản trò phổ biến luật chơi:

+ Quản trò lần lượt đưa ra từng sản phẩm. Nhiệm vụ của các đội chơi là đoán giá sản phẩm.

+ Đội nào bấm chuông trước sẽ giành được quyền trả lời trước. Nếu đội đó đoán sai thì cơ hội đoán sẽ dành cho đội còn lại.

+ Đội chơi đoán đúng giá của sản phẩm được tặng một hình dán mặt cười.

- Các thành viên trong đội trao đổi, thảo luận với nhau trước khi đưa ra giá của sản phẩm.

- Kết thúc mỗi lượt chơi, đội nào dành được nhiều hình dán mặt cười hơn sẽ thắng cuộc và nhận được quả của Ban tổ chức.

- Lượt chơi mới của hai đội sẽ tiếp diễn.

- Kết thúc trò chơi, quản trò nêu tên đội dành chiến thắng chung cuộc. Đội đó sẽ nhận được thêm một món quà đặc biệt từ ban tổ chức.

- GV tổng kết và khen ngợi sự tích cực tham gia trò chơi của cả lớp.

c. Kết luận: Trò chơi này giúp các em biết thêm về giá của một số đồ dùng học tập, sách vở,...và hiểu thêm về vai trò của đồng tiền trong trao đổi hàng hóa. Đồng thời, phát triển kĩ năng làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, hợp tác để cùng chiến thắng.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hỏi bố mẹ, người thân về giá của một số loại thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như thịt cá, gạo, rau củ, quần áo,....

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chuẩn bị.

- HS chia thành các đội chơi.

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện hoạt động tại nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 20- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ

NGHỀ NGHIỆP TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS chia sẻ được những điểu bản thân hoạc được hoặc biết được thêm từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Tự nhận xét, đánh giá về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm của bản thân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm của bản thân.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Em đã học được những điều gì từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống?

+ Hoạt động nào em thích nhất trong chủ đề? Vì sao?

(2) Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung thảo luận trên.

- GV tổng kết và nhận xét về mức độ tích cực tham gia hoạt động của HS (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành) theo các tiêu chí:

+ Nêu tên nghề nghiệp của bố mẹ và người thân.

+ Nêu đức tính liên quan đến các nghề nghiệp đó.

+ Nhận biết một số đồng tiền Việt Nam.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày.

- HS tự đánh giá kết quả học tập.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: QUÊ HƯƠNG EM

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Giới thiệu được với các bạn người thân về vẻ đẹp cảnh quan địa phương.
  • Nêu được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
  • Thực hiện được việc chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi mình sinh sống.
  • Thực hiện được một số công việc giữ gìn vệ sinh môi trường phù hợp với lứa tuổi.

TUẦN 21 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS biết và hiểu được nội dung, ý nghĩa phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan địa phương do nhà trường phát động.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa, sự quan trọng và cần thiết của những hành động bảo vệ cảnh quan địa phương.

+ Gợi ý các hình thức, việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan địa phương phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học.

+ Phổ biến hoạt động sưu tầm tranh ảnh về địa phương.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 21 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO BẢO VỆ CẢNH QUAN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giới thiệu được với thầy cô, bạn bè, người thân về vẻ đẹp cảnh quan ở địa phương.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Dần hình thành và phát triển tình yêu đối với quê hương, đất nước.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Các bài hát thiếu nhi về quê hương.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan địa phương.
  • Các đồ dùng trang trí: kéo, hồ dán, băng dính, bút màu, dây buộc, ghim bấm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS hát tập thể một bài hát về tình yêu quê hương, đất nước: Quê em của tác giả Nguyễn Văn Chung.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh quan địa phương

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu được với bạn bè, thầy cô giáo những hình ảnh đẹp vê cảnh quan địa phương mình.

- Hình thành và phát triển kĩ năng trình bày, thuyết trình trước mọi người.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm. Các nhóm tập hợp những tranh ảnh đã sưu tầm.

-GV tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về cảnh quan địa phương tại các vị trí được phân.

- GV khuyến khích những ý tưởng trưng bày sáng tạo, độc đáo.

- Các nhóm đi xem tranh ảnh của nhóm khác.

- Từng nhóm giới thiệu về ý tưởng trưng bày tranh ảnh của nhóm mình và giới thiệu cụ thể về cảnh quan địa phương trong các bức tranh ảnh đó.

- GV khuyến khích các nhóm đặt câu hỏi cho nhau về cảnh quan trong các bức tranh ảnh.

c. Kết luận: Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đều có rất nhiều cảnh quan đẹp. Môi cảnh quan có một vẻ đẹp riêng, thể hiện đặc trưng và những nét văn hoá riêng của từng vùng miền.

Hoạt động 2: Sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương em

a. Mục tiêu:

- HS biết lựa chọn, sắp xếp tạo ra được bộ sưu tập tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương.

- Hình thành và phát triên kĩ năng quan sát, lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh.

b. Cách tiến hành

(1) Làm việc nhóm:

- HS chia thành các nhóm từ 4 đến 6 người.

- GV phổ biến nhiệm vụ: các nhóm sử dụng những đồ dùng cần thiết (kéo, bút, hồ dám giấy màu,...) để tạo ra bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương.

- GV gợi ý:

+ Các nhóm thảo luận để lên ý tưởng sắp xếp tranh ảnh thành một bộ sưu tập.

+ Các nhóm lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh đã sưu tầm theo ý tưởng đã lên.

+ Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.

+ Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.

+ Các nhóm thống nhất đặt tên cho bộ sưu tập hoặc viết lời giới thiệu về bộ sưu tập tranh ảnh quê hương của nhóm mình.

- GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng trong quá trình sáng tạo bộ sưu tập.

(2) Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với nhau về bộ sưu tập tranh ảnh.

- GV và HS khen ngợi, động viên tinh thần sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương của HS.

c. Kết luận:Bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của các em. Đồng thời, nó cũng cho thấy những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của các em. Hãy phát huy những điều đó nhé!

- HS chia thành các nhóm.

- HS trưng bày tranh ảnh.

- HS giới thiệu ý tưởng trưng bày.

- HS chia nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 21- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS xây dựng được kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được quy trình, cách xây dựng kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm của bản thân.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm chuẩn bị bút và giấy.

- GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận nhóm: Xây dựng kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương:

+ Tên cảnh quan quan.

+ Công việc cụ thể sẽ làm.

+ Thời gian thực hiện.

+ Những dụng cụ cần chuẩn bị.

+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

+ Những kết quả mong muốn đạt được.

- GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về bản kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương.

- GV mời các nhóm còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến. GV góp ý và tổng kết bản kế hoạch.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS nhận xét và đóng góp ý kiến.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 22 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHIA SẺ KẾ HOẠCH BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giới thiệu được về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức và thái độ tích cực, tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động chia sẻ kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường tổ chức cho các lớp giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương:

+ GV mời đại diện một số lớp lên giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình trước toàn trường và cam kết thực hiện kế hoạch.

+ GV Tổng phụ trách Độichốt lại những nội dung cơ bản, quam trọng trong kế hoạch của mỗi lớp. Nhắc nhở, động viên các lớp hoàn thành tốt công việc và thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 22 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được những việc đã làm bảo vệ cảnh quan địa phương

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có thái độ tự giác, tích cực bảo vệ cảnh quan địa phương bằng những việc làm cụ thể.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Tranh phóng to về hai tình huống trong SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Bảo vệ cảnh quan địa phương

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Việc làm bảo vệ cảnh quan địa phương

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được với các bạn về những việc đã làm được để bảo vệ cảnh quan địa phương.

b.Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo cặp đôi về những việc đã làm và mong muốn sẽ làm để bảo vệ cảnh quan địa phương.

- GV mời một số cặp đôi lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung trên.

- GV đặt câu hỏi: Em có cảm xúc gì khi thực hiện được những việc làm để bảo vệ cảnh quan địa phương mình?

- GV khen ngợi cả lớp đã tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương bằng những việc làm cụ thể.

c. Kết luận:Bảo vệ cảnh quan địa phương là việc rất nên làm và là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Em hãy tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng, lứa tuổi.

Hoạt động 4: Thực hành bảo vệ cảnh quan địa phương

a. Mục tiêu: HS thực hành được các việc làm bảo vệ cảnh quan địa phương qua đóng vai xử lí tình huống.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-8 HS.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát một bức tranh và nêu nội dung tình huống trong tranh.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về cách xử lí tình huống trong tranh thông qua đóng vai, các nhóm sẽ xây dựngkịch bản và phân công đóng vai.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV yêu cầu các nhó đóng vai xử lí tình huống trước lớp.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi và đưa ra nhận xét về cách xử lí tình huống của nhóm đóng vai.

- GV nhận xét và rút ra kết luận.

- GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia đóng vai xử lí tình huống.

c. Kết luận: Có rất nhiều hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp cảnh quan địa phương như vứt rác bẩn, dán tờ rơi bừa bãi, vẽ bẩn lên tường,...Các em hãy tích cực thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan địa phương mình.

-HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận về cách xử lí tình huống:

+ Tranh 1: Làm sạch bức tường bị những tờ quảng cáo làm bẩn bằng cách quét sạch và dán ghi chú không được vẽ bậy lên tường.

+ Tranh 2: Thu gom rác bẩn tại công viên và để vào thùng rác.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 22- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- THỰC HIỆN BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Phát triển được kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hiện bảo vệ cảnh quan địa phương.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

(1) Chuẩn bị:

HS chuẩn bị những dụng cụ lao động cần thiết như găng tay, khẩu trang, chổi, dụng cụ hót rác,…theo kế hoạch đã phân công.

(2) GV tổ chức cho HS thực hiện kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương:

- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại việc chuẩn bị dụng cụ lao động và nhắc nhở nhau thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được phân công.

- GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện theo bản kế hoạch.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện công việc.

- Sau khi kết thúc hoạt động, GV nhắc nhở HS thu dọn đồ dùng gọn gàng và làm sạch dụng cụ lao động.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về kế hoạch đạt được.

- GV tổng kết và khen ngợi, biểu dương các cá nhân, các nhóm tích cực tham gia hoạt động.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 23 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO TRƯỜNG XANH – LỚP SẠCH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được kế hoạch, nội dung phong trào Trường xanh lớp sạch do nhà trường phát động.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Tích cực, nhiệt tình, sẵn sàng tham gia phong trào Trường xanh lớp sạch.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào Trường xanh lớp sạch.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào Trường xanh lớp sạch:

+ Mục đích phát động: Mỗi HS có những hành động đẹp và việc làm cụ thể để hưởng ứng phong trào, góp phần xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

+ Ý nghĩa phong trào: Phong trào giáo dục HS ý thức, hành vi và thói quen đúng với môi trường học đường. HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở nơi các em học tập hằng ngày.

- GV gợi ý các hoạt đông cụ thể của cá nhân và tập thể lớp để tham gia phong trào:

+ Quét dọn, vệ sinh lớp học.

+ Kê, xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp.

+ Quét dọn, vệ sinh các khu vực trong trường học như: khu vực sân chơi, khu vực hành lang, khu vực đa năng, khu hiệu bộ, khu vườn trường,...

+ Bỏ rác đúng nơi quy định.

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.

+ Tham gia thu gom rác thải bảo vệ môi trường.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 23 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH - LỚP SẠCH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tìm hiểu được về thực trạng môi trường ở nhà trường.
  • Nêu được các việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Biết và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xây dựng trường xanh – lớp sạch.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Tìm hiểu môi trường ở nhà trường

a. Mục tiêu:

- Tìm hiểu được về thực trạng môi trường ở nhà trường.

- Nêu được các việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

- Biết và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người.

- GV phổ biến nhiệm vụ:

+ Mỗi nhóm lựa chọn một số khu vực trong trường học: sân trường, lớp học, hành lang lớp học, khu vườn trường,…

+ Các nhóm quan sát, tìm hiểu thực trạng khu vực nhóm mình lựa chọn.

+ Các nhóm ghi kết quả quan sát vào Phiếu quan sát.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả quan sát của nhóm mình trước lớp.

- GV yêu cầu HS đề xuất những việc cần làm để giữ gìn trường, lớp, xanh, sạch đẹp.

- GV hướng dẫn HS đề xuất những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

c. Kết luận: Các khu vực trong trường là những nơi rất gần gũi với chúng ta hằng ngày. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. Những việc làm chúng ta nên thường xuyên thực hiện để giữ vệ sinh trường lớp là: vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác, quét dọn lớp học, quét dọn các khu vực ngoài hành lang.

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 23- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRƯỜNG XANH – LỚP SẠCH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS xây dựng được kế hoạch Trường xanh – lớp sạch.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của kế hoạch Trường xanh – lớp sạch.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hiện bảo vệ cảnh quan địa phương.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV treo bản gợi ý nội dung lập kế hoạch Trường xanh – lớp sạch lên bảng.

- GV phổ biến nhiệm vụ: Các nhóm sẽ thảo luận để xây dựng kế hoạch giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường ở trong nhà trường. GV đưa ra gợi ý:

+ Khu vực nhóm chọn để làm vệ sinh.

+ Những công việc cụ thể sẽ làm.

+ Phân công công việc cho từng thành viên.

+ Dụng cụ cần chuẩn bị.

+ Thời gian thực hiện.

+ Mong muốn kết quả đạt được.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bản kế hoạch của nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm góp ý cho nhau về nhữngnội dung cụ thể của kế hoạch.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- GV nhắc nhở cả lớp thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học sạch đẹp.

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 24 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- HÁT, MÚA VỀ CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tự tin tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Môi trường.
  • Cổ vũ, động viên các bạn tham gia biểu diễn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Tham gia nhiệt tình các hoạt động biểu diễn văn nghệ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Môi trường.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Môi trường:

+ Tổ chức biểu diễn đa dạng các tiết mục múa, hát, đóng kịch,....về chủ đề Môi trường đến từ HS tất cả các khối lớp.

+ Nhà trường động viên, khen ngợi cho các cá nhân, tập thể lớp đã tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 24 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH - LỚP SẠCH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Thực hiện được kế hoạch vệ sinh môi trường ở nhà trường.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Phát triển tình yêu trường, lớp; có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Các đồ dùng để làm vệ sinh: khẩu trang, găng tay, ủng, chổi, dụng cụ hót rác, khăn lau, xô đựng nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xây dựng trường xanh – lớp sạch.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch Trường xanh – lớp sạch.

a. Mục tiêu:

- Thực hiện được kế hoạch vệ sinh môi trường ở nhà trường.

- Phát triển tình yêu trường, lớp; có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thực hiện Kế hoạch Trường xanh- lớp sạch:

+ Các nhóm kiểm tra lại việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết và nhắc nhở nhau thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được phân công.

+ GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện theo bản kế hoạch.

+ GV hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm trong quá trình làm vệ sinh trường lớp.

- Sau khi vệ sinh xong, GV nhắc nhở HS thu dọn đồ dùng gọn gàng.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về kết quả đạt được.

- Một số bạn chia sẻ về cảm xúc của bản thân khi đã tham gia làm vệ sinh trường lớp sạch, đẹp.

- GV đánh giá kết quả đạt được và khen ngợi cả lớp.

c. Kết luận: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động học tập và vui chơi của các em. Mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường nhà trường và lớp học sạch, đẹp.

- GV nhắc nhở HS thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp hằng ngày.

- HS thực hiện.

- HS thu dọn đồ dùng.

- HS trình bày.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 24- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tự nhận xét, đánh giá bản thân về những điều đã học được chủ đề Quê hương em.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Bày tỏ được cảm xúc của bản thân sau khi thực hiện những hoạt động trong chủ đề.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề quê hương em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá bản thân về những điều đã học được chủ đề Quê hương em.

b.Cách tiến hành:

1) Làm việc nhóm:

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ trước lớp về những điều bản thân đã học được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Quê hương em.

- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi:

+ Em đã học được những điều gì từ chủ đề Quê hương em?

+ Hoạt động nào em thích nhất trong chủ đề? Vì sao?

+ Cảm xúc của em như thế nào khi thực hiện được những hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp?

(2) Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung thảo luận trên.

- GV tổng kết và nhận xét về mức độ tích cực tham gia hoạt động của HS (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành) theo các tiêu chí.

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em yêu cây xanh (tác giả Hoàng Văn Yến) để kết thúc tiết sinh hoạt lớp.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS trả lời.

- HS trình bày.

- HS tự nhận xét, đánh giá.

- HS hát, vỗ tay theo nhịp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: GIA ĐÌNH EM

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và lòng biết ơn người thân trong gia đình.
  • Trao đổi được với người thân về một số hoạt động chung trong gia đình.
  • Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

TUẦN 25 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được nội dung của hội diễn Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hào hứng, sẵn sàng tham gia hội diễn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường phát động HS toàn trường tham gia Hội diễn Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

+ Hình thức các tiết mục: múa, hát, nhảy,... có thể biểu diễn theo cá nhân hoặc theo nhóm.

+ Khuyến khích cá tiết mục mới lá, độc đáo.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 25 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể lại được những việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
  • Thể hiện được sự yêu thương người thân bằng việc làm cụ thể.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của những hành động quan tâm, chăm sóc người thân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Bút, bút màu, keo, hồ dán, băng dính, giấy màu,….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Quan tâm, chăm sóc người thân

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ

a. Mục tiêu:

- HS biết liên hệ bản thân để kể lại những việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát trong tranh SGK và thảo luận các câu hỏi sau:

+ Mô tả lại tình huống trong tranh.

+ Nêu được những việc các bạn trong tranh đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

+ Kể lại những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời các nhóm lên đóng vai thể hiện lại tình huống trong tranh.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về những việc đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

c. Kết luận: Các thành viên trong gia đình cần luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc lân nhau. Các em hãy có những việc làm cụ thể để thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng bố mẹ, ông bà, anh chị em của mình.

Hoạt động 2: Nói lời yêu thương với người thân

a. Mục tiêu: HS thể hiện được tình cảm yêu thương với người thân thông qua sản phẩm tự làm.

b. Cách tiến hành:

- GV phổ biến hoạt động: Mỗi HS hãy tự làm làm một tấm thiệp và viết vào đó những lời yêu thương dành cho người thân.

- GV đưa ra gợi ý:

+ Em muốn làm thiếp tặng cho ai trong gia đình?

+ Hãy nghĩ về điều em muốn nói với người được nhận tấm thiệp.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ về ý tưởng làm thiếp; HS dùng bút màu, kéo, hồ dán, giấy màu, băng dính để làm thiếp tặng người thân.

- GV hướng dẫn HS viết lời yêu thương dành cho người thân vào tấm thiếp vừa làm.

- GV mời HS chia sẻ với thầy cô giáo và các bạn về tấm thiếp của mình.

c. Kết luận:Có rất nhiều lời nói khác nhau thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn của em với người thân trong gia đình. Khi em dành tâm huyết và công sức để làm tấm thiệp, người thân nhận được chắc chắn sẽ rất vui và hạnh phúc. Hãy luôn nói những lời yêu thương với người thân của mình.

- GV nhắc nhở HS về nhà gửi tặng tấm thiệp đã làm cho người thân.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS đóng vai trước lớp.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tự làm thiệp cho người thân theo gợi ý.

- HS viết nội dung vào tấm thiệp.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện hoạt động tại nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 25- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- CHUẨN BỊ CHO NGÀY HỘI DIỄN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS tập luyện tiết mục văn nghệ để chuẩn bị tham gia hội diễn Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 của trường.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:HS tham gia nhiệt tình vào các tiết mục văn nghệ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Chuẩn bị cho ngày hội diễn

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia nhiệt tình vào các tiết mục văn nghệ.

b.Cách tiến hành:

- GV mời từng tổ trình bày ý tưởng tiết mục văn nghệ dự định sẽ tham gia hội diễn của trường.

- GV yêu cầu HS theo dõi, cổ vũ các bạn.

- GV và HS đóng góp ý kiến để lựa chọn tiết mục văn nghệ sẽ tham dự hội diễn của trường.

- Những HS tham gia tiết mục văn nghệ được chọn sẽ tiến hành tập luyện kĩ càng, chăm chỉ.

- GV động viên, hỗ trợ HS trong quá trình tập luyện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 26 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- HỘI DIỄN VĂN NGHỆ

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tự tin thể hiện năng khiếu, sở trường của mình qua việc biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
  • Nhiệt tình tham gia hội diễn và cổ vũ bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Tự tin thể hiện năng khiếu, sở trường của mình qua việc biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội khai mạc Hội diễn văn nghệ Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

- GV chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

- GV tổ chức cho các lớp biểu diễn các tiết mục văn nghệ. GV lưu ý sắp xếp đa dạng các tiết mục múa, hát, nhảy,....

- Sau khi tiết mục cuối cùng trình diễn xong, GV tổng kết hội diễn và trao giả cho những tiết mục xuất sắc nhất.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS tham gia các tiết mục văn nghệ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 26 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Có ý thức tự giác, tích cực tham gia những hoạt động chung trong gia đình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Bày tỏ được cảm nghĩ khi cùng tham gia hoạt động chung của gia đình.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Tranh ảnh về sự tham gia của các thành viên vào những hoạt động chung trong gia đình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Quan tâm, chăm sóc người thân

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động3: Hoạt động chung trong gia đình

a. Mục tiêu: HS kể lại được các hoạt động chung mà bản thân đã tham gia cùng gia đình và bày tỏ cảm nghĩ.

b.Cách tiến hành:

(1) Quan sát tranh:

- GV tổ chức cho HS quan sát các bức tranh mô tả các hoạt động chung trong gia đình.

- GV mời HS chia sẻ về những hoạt động chung trong gia đình mà HS quan sát được qua các bức tranh.

(2) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ với nhau theo các nội dung:

+ Em hãy nhớ lại những hoạt động chung mà em đã tham gia cùng gia đình và kể lại cho các bạn nghe.

+ Nêu cảm nghĩ của em khi cùng tham gia hoạt động chung với người thân.

+ Em thích tham gia hoạt động chung nào nhất? Vì sao?

(3) Chia sẻ với cả lớp

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung trên.

- GV khen ngợi HS đã có ý thức trách nhiệm tham gia hoạt động chung trong gia đình.

c. Kết luận:Có rất nhiều hoạt động chung mà em có thể tham gia cùng bố mẹ như dọn dẹp cùng bố mẹ sau bữa ăn tối, cùng dọn dẹp nhà cửa,….Khi tham gia các hoạt động chung, các thành viên trong gia đình sẽ gắn kết và thấu hiểu nhau hơn. Là một thành viên của gia đình, các em hãy tích cực tham gia vào những hoạt động chung đó.

Hoạt động 4: Quan tâm đến người thân trong gia đình

a. Mục tiêu: HS biết cách xử lí tình huống để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 người.

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Mỗi nhóm quan sát một bức tranh.

+ Mô tả lại tình huống trong tranh.

+ Thảo luận về cách xử lí tình huống đó.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện đóng vai xử lí tình huống trước lớp.

- GV yêu các nhóm còn lại theo dõi và đóng góp ý kiến.

- GV mời một số HS chia sẻ về điều bản thân học được qua xử lí tình huống.

- GV tổng kết và đưa ra kết luận về ý nghĩa của những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình.

c. Kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều tình huống khác nhau để các em thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân. Sự quan tâm có ý nghĩa rất lớn. Bố mẹ sẽ với bớt mệt nhọc nếu các em hỏi thăm khi bố mẹ đi làm về. Bà sẽ rất vui và hạnh phúc nếu các em làm một tấm thiệp tặng bà nhân ngày sinh nhật, hay hỏi thăm khi ông bị ốm. Các em hãy luôn quan đến người thân bằng những việc làm cụ thể nhé.

- HS quan sát tranh.

- HS chia sẻ.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm:

- Mô tả lại tình huống trong tranh:

+ Tranh 1: Sắp đến ngày sinh nhật bố.

+ Tranh 2: Lâu rồi, cả nhà mình không đi chơi cùng nhau.

- Cách xử lí tình huống:

+ Tranh 1: Ba mẹ con sẽ chuẩn bị một món quà tặng mừng sinh nhật bố hoặc một điều bất ngờ, có ý nghĩa vào dịp sinh nhật.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ sẽ đề nghị bố mẹ cho cả nhà cùng đi chơi.

- HS thực hiện đóng vai và chia sẻ điều bản thân học được qua xử lí tình huống.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 26- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- TRANG TRÍ KHUNG ẢNH GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS thể hiện tình yêu gia đình thông qua việc tự làm khung ảnh gia đình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Biết quy trì, cách làm một khung ảnh về gia đình.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Bút màu, bút dạ, bìa cứng đủ màu, giấy màu, keo hồ dán, băng dính, các đồ dùng trang trí khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Trang trí khung ảnh gia đình.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia nhiệt tình vào hoạt động

trang trí khung ảnh gia đình.

b.Cách tiến hành:

- GV phổ biến yêu cầu: HS sử dụng những đồ dùng gia đình đã chuẩn bị để làm khung ảnh gia đình.

- GV yêu cầu HS dành thời gian suy nghĩ và lên ý tưởng làm khung ảnh gia đình. GV khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, độc đáo.

- GV hướng dẫn HS thực hiện làm khung ảnh gia đình theo ý tưởng của mình.

- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu HS còn lúng túng.

- Sau khi hoàn thành, HS giới thiệu khung ảnh đã làm với các bạn và chia sẻ được ý tưởng thực hiện khung ảnh của gia đình.

- GV hướng dẫn HS đưa ảnh gia đình vào khung đã làm và đặt vào vị trí yêu thích.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lên ý tưởng làm khung ảnh.

- HS thực hiện làm khung ảnh.

- HS trình bày sản phẩm.

- HS đưa ảnh gia đình vào khung đã làm và đặt vào vị trí yêu thích.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 27 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- SỐNG GỌN GÀNG, NGĂN NẮP

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hình thành ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận ra ý nghĩa sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Tự tin thể hiện năng khiếu, sở trường của mình qua việc biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn hoạt cảnh “Đồ dùng để ở đâu?”. GV xây dựng kịch bản của hoạt cảnh.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem hoạt cảnh.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS tham gia biểu diễn.

- HS chia sẻ.


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 27 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hiểu được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
  • Sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có thái độ tích cực và chủ động trong việc sắp xếp đồ dùng cá nhân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Sách vở, đồ dùng học tập như bút, thước kẻ, tẩy, gọt bút chì, túi đựng bài kiểm tra, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Sắp xếp đồ dùng cá nhân.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Liên hệ và chia sẻ

a. Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- HS kể được những việc đã làm để đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV giao nhiệm vụ: HS chia sẻ với các bạn trong nhóm những việc bản thân đã làm để đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp. GV nhận xét và động viên, khen ngợi ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng của HS.

- GV mời các HS khác nói về điều bản thân học được từ chia sẻ của các bạn.

c. Kết luận:Thói quen gọn gàng, ngăn nắp được xem là một nếp sống đẹp mà mỗi người nên có. Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng sẽ giúp các em dễ tìm kiếm đồ đạc hơn khi cần dùng đến.

Hoạt động 2: Thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

b. Cách tiến hành:

- GV phổ biến nhiệm vụ: HS thực hành tự sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình ở lớp gọn gàng, ngăn nắp.

- GV yêu cầu HS tiến hành sắp xếp đồ dùng cá nhân sao cho gọn gàng, ngăn nắp.

- Sau khi hết thời gian sắp xếp đồ dùng của mình, HS quan sát cách sắp xếp của các bạn khác và đưa ra nhận xét.

- GV và HS cùng hỏi – đáp về những lưu ý khi sắp xếp đồ dùng cá nhân.

c. Kết luận:Các em hãy hình thành thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp từ những việc nhỏ như sắp xếp sách vở trong ngăn bàn ở lớp học, sắp xếp đồ dùng học tập để trên bàn,….Đây là một thói quen tốt mà chúng ta cần rèn luyện mỗi ngày.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày trước lớp.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ.

- HS thực hành.

- HS nhận xét.

- HS hỏi- đáp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 27- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- NGÔI NHÀ GỌN GÀNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS lên được ý tưởng cho việc sắp xếp đồ dùng ở ngôi nhà của mình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tích cực, tự giác sắp xếp đồ dùng ở ngôi nhà của mình.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Ngôi nhà gọn gàng.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS lên được ý tưởng cho việc sắp xếp đồ dùng ở ngôi nhà của mình.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc cá nhân:

- GV giao nhiệm vụ: HS dành 5 phút suy nghĩ về ý tưởng sắp xếp đồ dùng ở nhà mình và ghi lại ra giấy theo mẫu bảng trong SGK.

- GV đưa ra ví dụ về các nơi sắp xếp như góc học tập, giá để dày dép, tủ quần áo.

- GV yêu cầu HS thực hành viết thực hành dự kiến về việc sắp xếp đồ dùng ở nhà của mình.

- GV hỗ trợ, giúp đỡ những HS còn lúng túng.

(2) Làm việc nhóm:

- GV chia thành các nhóm từ 4 đến 6 người.

- GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách sắp xếp đồ dùng ở nhà của mình. Các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến cho nhau.

(3) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về dự kiến sắp xếp đồ dùng của mình.

- GV hướng dẫn HS trong lớp lắng nghe, nhận xét về cách sắp xếp của bạn và học hỏi những cách làm hay.

- HS quan sst bảng trong SGK và suy nghĩ ý tưởng sắp xếp đồ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS chia thành các nhóm.

- HS trình bày trong nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 28 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- GIAO LƯU VỚI CHA MẸ HỌC SINH

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chung trong gia đình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tích cực, tự giác làm việc nhà cùng người thân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chung trong gia đình.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường tổ chức buổi giao lưu với đại diện cha mẹ HS trong trường về chủ đề Cùng nhau làm việc nhà:

+ Buổi giao lưu diễn ra dưới hình thức trò chuyện, trao đổi giữa đại diện cha mẹ HS và HS toàn trường. HS đặt câu hỏi về chủ đề Cùng nhau làm việc nhà và lắng nghe những chia sẻ của đại diện cha mẹ HS.

+ GV nhấn mạnh ý nghĩa của việc các thành viên trong gia đình cùng làm việc nhà.

+ Kết thúc buổi giao lưu, GV cảm ơn đại diện cha mẹ HS đã dành thời gian đến tham gia buổi giao lưu.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS lắng nghe, trao đổi.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 28 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Xây dựng được thời gian biểu sắp xếp đồ dùng cá nhân tại gia đình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Sách vở, đồ dùng học tập như bút, thước kẻ, tẩy, gọt bút chì, túi đựng bài kiểm tra, bút màu,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Sắp xếp đồ dùng cá nhân.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Trò chơi Ai gọn gàng, ngăn nắp?

a. Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Tạo cảm xúc vui tươi cho HS qua việc tham gia trò chơi.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS lấy sách vở và các đồ dùng học tập của mình đặt lên bàn một cách lộn xộn.

- GV giới thiệu tên trò chơi: Ai gọn gàng, ngăn nắp?

- GV phổ biến luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, HS sẽ tiến hành sắp xếp thật nhanh và gọn gàng tất cả các đồ dùng của mình. Sau khi hết thời gian quy định, tất cả HS dừng lại và cùng quan sát cách sắp xếp đồ dùng của các bạn.

- GV và HS góp ý cho những bạn còn chưa sắp xếp được gọn gàng.

- GV yêu cầu cả lớp bình chọn cho những bạn sắp xếp nhanh chóng, gọn gàng và đẹp mắt nhất.

c. Kết luận: Hằng ngày, các em hãy có ý thức tự giác thực hiện sắp xếp đồ dùng cá nhân, bàn học, ngăn bàn gọn gàng, ngăn nắp. Điều này cũng khiến cho lớp học của chúng ta trở nên đẹp hơn nhiều.

Hoạt động 4: Thời gian biểu sắp xếp đồ dùng cá nhân tại gia đình

a. Mục tiêu: Giúp HS tự xây dựng được cho mình thời gian biểu sắp xếp đồ dùng cá nhân tại gia đình.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc cá nhân:

- GV giao nhiệm vụ cho HS xây dựng thời gian biểu sắp xếp đồ dùng cá nhân tại gia đình. Thời gian biểu bao gồm các cột: ngày thực hiện, tên đồ dùng cá nhân, nơi sắp xếp.

- GV yêu cầu HS tiến hành xây dựng thời gian biểu.

- GV hỗ trợ, giúp đỡ những HS còn lúng túng.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp về thời gian biểu sắp xếp đồ dùng cá nhân tại gia đình của mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đóng góp ý kiến.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ về những điều học hỏi được khi lắng nghe thời gian biểu của các bạn.

- GV tổng kết và nhận xét hoạt động.

- HS chuẩn bị.

- HS nghe phổ biến luật chơi và trò chơi.

- HS lắng nghe tiếp thu.

- HS bình chọn.

- HS lắng nghe tiếp thu.

- HS xây dựng thời gian biểu theo mẫu gợi ý.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, góp ý.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 28- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS tự nhận xét, đánh giá về những điều mà bản thân học được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Gia đình em.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu về những điều mà em đã học được từ chủ đề Gia đình em.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề gia đình em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu được và đánh giá về những điều đã học ở chủ đề Gia đình em.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi:

+ Kể tên những hoạt động mà em đã được tham gia trong chủ đề Gia đình em.

+ Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?

+ Chia sẻ những điều em học được từ chủ đề Gia đình em.

- GV mời một số HS chia trước lớp theo những nội dung trên.

- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá theo mức: hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.

- HS thảo luận theo cặp đôi.

- HS trình bày.

- HS tự đánh giá, nhận xét.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 8: CHIA SẺ VÀ HỢP TÁC

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Nhận diện được những việc làm thể hiện tình bạn tốt.
  • Làm quen được những người bạn trong hàng xóm.
  • Xây dựng được mối quan hệ gần gũi, thân thiện với những bạn trong cộng đồng.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được mâu thuẫn với bạn.

TUẦN 29 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

KỂ CHUYỆN VỀ ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS tham gia kể chuyện về đôi bạn cùng tiến; HS khác theo dõi, cổ vũ các bạn kể chuyện.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhiệt tình tham gia hoạt động Kể chuyện Đôi bạn cùng tiến.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động Kể chuyện về Đôi bạn cùng tiến.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS lên kể chuyện trước toàn trường về chủ đề Đôi bạn cùng tiến. Nội dung câu chuyện kể về những đôi bạn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, học tập tốt hơn.

- GV động viên, khen ngợi HS tham gia kể chuyện.

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi nghe những câu chuyện về Đôi bạn cùng tiến.

- GV bày tỏ sự khuyến khích, hi vọng sẽ có thêm nhiều đôi bạn cùng tiến trong trường.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS nghe kể chuyện, cổ vũ các bạn.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 29 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

THEO CHỦ ĐỀ - EM VÀ CÁC B ẠN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS kể được về người bạn thân của mình và bày tỏ tình cảm với bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số tình huống về việc ứng xử với bạn bè.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em và các bạn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cùng nhau chia sẻ

a. Mục tiêu: HS kể được về người bạn thân của mình và bày tỏ tình cảm của mình với bạn.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS kể về người bạn thân của mình với cả lớp. GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi:

+ Bạn thân của em tên là gì?

+ Bạn có những đặc điểm đáng yêu nào về ngoại hình?

+ Sở thích của bạn là gì?

+ Em thích đức tính nào của bạn?

+ Hãy chia sẻ về kỉ niệm em nhớ nhất với bạn?

+ Em muốn làm điều gì cho bạn mình?

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp.

c. Kết luận:Bạn thân có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ai cũng cần có bạn thân để cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn; hỗ trợnhau khi gặp khó khăn; giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện hằng ngày để cả hai cùng tiến bộ hơn.

Hoạt động 2: Quan tâm, giúp đỡ bạn

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn qua một tình huống cụ thể.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS.

- GV nêu yêu cầu: Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí tình huống. Các nhóm sẽ thể hiện cách xử lí của nhóm mình bằng hình thức đóng vai.

- GV giao cho mỗi nhóm quan sát một bức tranh.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời từng nhóm lên trước lớp đóng vai xử lí tình huống được giao.

- GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét về cách xử lí tình huống của nhóm bạn.

- GV yêu cầu HS chia sẻ điều bản thân học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

- GV tổng kết và nhận xét hoạt động đóng vai của các nhóm.

c. Kết luận:Trong cuộc sống, sẽ có những lúc bạn gặp chuyên buồn, chuyện khó khăn, hay gặp một điều không may mắn nào đó. Lúc đó, bạn rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của các em. Hãy bày tỏ sự quan tâm, giúp đỡ bạn bằng những lời nói và việc làm cụ thể.

- GV khuyến khích HS thực hiện những việc làm giúp đỡ các bạn cùng lớp.

- HS kể về người bạn thân theo gợi ý.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh, xử lí các tình huống trong tranh.

+ Tranh 1: Em sẽ động viên và ở bên bạn.

+ Tranh 2: Em sẽ cho bạn mượn hộp bút màu.

- HS trình bày trước lớp.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 29- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS biết giao lưu, chia sẻ với các đôi bạn cùng tiến lên trong lớp và học được những điều tốt từ các đôi bạn cùng tiến.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nói về những điều thú vị học được từ những đôi bạn cùng tiến.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Đôi bạn cùng tiến.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nói về những điều thú vị học được từ những đôi bạn cùng tiến.

b.Cách tiến hành:

- GV mời một số đôi bạn cùng tiến lên trước lớp để cùng trao đổi, giao lưu với các bạn về những việc đã làm để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- GV khuyến khích HS dưới lớp đặt câu hỏi cho các đôi bạn cùng tiến.

- GV yêu cầu HS nói về những điều thú vị học được từ những chia sẻ của các đôi bạn cùng tiến.

- GV khen ngợi các đôi bạn cùng tiến và bày tỏ mong muốn, hi vọng lớp sẽ có thêm nhiều đôi bạn cùng tiến.

- HS trao đổi, giao lưu trước lớp.

- HS đặt câu hỏi.

- HS trả lời.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 30 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

TIỂU PHẨM VỀ TÌNH BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS hiểu thêm về vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhiệt tình tham gia hoạt động trình diễn tiểu phẩm về tình bạn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động Tiểu phẩm về tình bạn.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho một nhóm HS trình diễn tiểu phẩm về tình bạn.

- GV sáng tạo nhiều kịch bản có nội dung về tình bạn để HS trình diễn trước toàn trường.

- GV mời HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem tiểu phẩm.

- GV tổng kết, nhấn mạnh ý nghĩa vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS tham gia trình diễn tiểu phẩm; các HS khác theo dõi, cổ vũ bạn.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 30 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

THEO CHỦ ĐỀ - EM VÀ CÁC B ẠN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giới thiệu được về một người bạn hàng xóm của mình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Thể hiện được tình cảm với người bạn hàng xóm qua món quà tự làm

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Bút, bút màu, hồ dán, băng dính, giấy màu, kéovà các đồ dùng trang trí khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em và các bạn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Người bạn hàng xóm của em

a. Mục tiêu: HS giới thiệu được về một người bạn hàng xóm của mình.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm.

- GV nêu yêu cầu: HS giới thiệu về một người bạn hàng xóm của mình với các bạn trong nhóm theo gợi ý:

+ Tên người bạn hàng xóm của em là gì?

+ Hãy kể những việc em thường làm bạn cùng bạn?

+ Em thích điều gì ở bạn?

+ Em muốn học hỏi điều gì ở bạn?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp về người bạn hàng xóm của mình.

c. Kết luận: Ngoài bạn cùng lớp, chúng ta còn có những người bạn hàng xóm rất đáng yêu. Các em hãy trân trọng tình bạn và học hỏi những điều tốt đẹp ở bạn.

Hoạt động 4: Món quà tặng bạn

a. Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ được tình cảm với người bạn hàng xóm qua món quà từ làm.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu nội dung hoạt động: HS sử dụng bút, bút màu, kéo, thước kẻ, giấy màu,…và các đồ dùng trang trí khác để làm một món quà tặng người bạn hàng xóm của mình.

- GV hướng dẫn HS suy nghĩ về ý tưởng của món quà và thực hiện làm món quà để tặng bạn.

- GV hỗ trợ, giúp đỡ nếu HS còn lúng túng.

c. Kết luận: Món quà này tuy nhỏ nhưng chứa đầy ý nghĩa của tình bạn. Người bạn hàng xóm sẽ rất vui khi nhận được mòn quà của các em. Ngoài ra, các em hãy thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bằng những lời nói và việc làm cụ thể.

- GV nhắc nhở HS:

+ Về nhà tặng bạn hàng xóm món quà mình đã làm.

+ Có sự quan tâm, giúp đỡ người bạn hàng xóm bằng những việc làm cụ thể.

- HS chia thành các nhóm.

- HS giới thiệu về bạn theo gợi ý.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chuẩn bị các đồ dùng cần thiết.

- HS thực hiện làm quà tặng bạn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện hoạt động tại nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 30- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- GÓC NHỊP CẦU TÌNH BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giúp HS phát triển khả năng sáng tạo và biết bày tỏ tình cảm với bạn bè.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Thể hiện được tình cảm của mình với bạn bè.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Giấy bìa cứng, giầy màu, bút, bút màu, thước kẻ, keo, băng dính, hồ dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Góc nhịp cầu tình bạn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thể hiện được tình cảm của mình với bạn bè.

b.Cách tiến hành:

- GV phổ biến nội dung hoạt động: HS sẽ làm góc Nhịp cầu tình bạn theo gợi ý sau:

+ Sử dụng những đồ dùng đã được chuẩn bị để cắt, dán, tạo thành hộp thư.

+ Mỗi hộp thư có thể đặt những tên gọi khác nhau.

+ Dán hộp thư và trang trí góc Nhịp cầu tình bạn.

- GV hướng dẫn mỗi HS có thể viết những lời yêu thương, nhắn gửi cho một bạn nào đó mình yêu quý, sau đó bỏ vào hộp thư.

- GV mời một số HS mở hộp thư của mình và đọc cho cả lớp nghe.

- GV hướng dẫn HS cách sử dụng góc Nhịp cầu tình bạn.

- GV khen ngợi, khuyến khích sự sáng tạo của HS.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết những lời nhắn gửi.

- HS đọc thư.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 31 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- HÁT VỀ TÌNH BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS tham gia hát những ca khúc có nội dung ca ngợi tình bạn hoặc cổ vũ các bạn biểu diễn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có thêm nhiều cảm xúc vui vẻ với các bạn; cảm thấy yêu quý, đoàn kết, gắn bó với bạn bè hơn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia hát những ca khúc có nội dung ca ngợi tình bạn hoặc cổ vũ các bạn biểu diễn.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội giới thiệu chương trình văn nghệ với chủ đề Hát về tình bạn.

- GV tổ chức cho HS biểu diễn những bài hát có nội dung ca ngợi tình bạn: Tình bạn (sáng tác Yên Lam), Tình bạn tuổi thơ (sáng tác Kiểu Hồng Phượng, Nguyễn Quốc Việt).

- HS ở dưới lắng nghe, động viên, cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS biểu diễn, các HS khác cổ vũ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 31 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ TỪ BẠN BÈ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận ra được những tình huống mâu thuẫn với bnaj mà không thể tự mình giải quyết được, cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số tình huống mâu thuẫn với bạn bè của HS lớp 2.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm kiếm sự hỗ trợ

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được các tình huống bất hòa mà tự mình không thể giải quyết, cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

+ Kể lại các tình huống bất hòa với ạn mà em không thể tự giải quyết được.

+ Khi gặp những tình huống đó, em sẽ tì kiếm sự hỗ trợ từ ai? Vì sao?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp theo các nội dung trên.

- Các HS ở dưới trao đổi, đặt thêm câu hỏi cho nhóm đang trình bày kết quả thảo luận.

- GV tổng kết và rút ra kết luận.

c. Kết luận:Khi gặp tình huống mâu thuẫn, bất hòa với bạn mà không thể tự mình giải quyết được, các em hãy tìm sự hỗ trợ từ thầy cô giáo, bố mẹ, người thân và bạn bè.

Hoạt động 2: Thực hành tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè khi không tự mình giải quyết được mâu thuẫn với bạn bè.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo yêu cầu:

+ Quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí của bạn Linh. Tình huống được đưa ra là: Linh mượn sách của Hồng và đã làm rách, Hồng rất bực bội và không nghe lời xin lỗi của Linh.

+ Các nhóm sẽ thể hiện cách xử lí tình huống của nhóm mình thông qua đóng vai.

- GV mời các nhóm lên trước lớp đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

- GV yêu cấu các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhạn xét. GV đưa ra kết luận.

- GV mời HS chia sẻ về những điều bản thân học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

c. Kết luận: Khi gặp những tình huống với bạn bè mà các em không thể tự mình giải quyết được, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ bạn bè, Bạ bè sẽ là người đứng giữa để giúp em phân tích, giải quyết bất hòa.

- GV hướng dẫn HS hòa giải với bạn khi xảy ra mâu thuẫn.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày trước lớp.

- HS trao đổi, đặt thêm câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS đóng vai trước lớp.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 31- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- XÂY DỰNG TÌNH BẠN TỐT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giúp HS bày tỏ được tình cảm dành cho bạn và hướng đến xây dựng tình bạn tốt.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Thể hiện được tình cảm của mình với bạn bè.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Xây dựng tình bạn tốt.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thể hiện được tình cảm của mình với bạn bè.

b.Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy. GV gợi ý HS có thể cắt thành hình bông hoa, trái tim,…và trang trí cho tờ giấy thật đẹp.

- GV hướng dẫn HS chọn một người bạn mình muốn viết tặng.

- HS viết những điều bản thân muốn nói với bạn vè về tình cảm dành cho bạn, những lời yêu mến gửi tới bạn.

- GV mời HS chia sẻ những điều đã viết với bạn đễ xây dựng tình bạn tốt.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết lời yêu mến gửi tới bạn.

- HS chia sẻ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 32 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- TÌNH CẢM BẠN BÈ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS hiểu về ý nghĩa của tình cảm bạn bè, có những hành động thể hiện sự quan tâm, yêu thương và giúp đỡ bạn bè.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có thêm nhiều cảm xúc vui vẻ với các bạn; cảm thấy yêu quý, đoàn kết, gắn bó với bạn bè hơn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu về ý nghĩa của tình bạn.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Đại diện nhà trường giới thiệu nội dung chủ đề trong tiết chào cờ, đó là Tình bạn.

- GV tổ chức buổi sinh hoạt theo những hoạt động:

+ Cho HS sưu tầm những bài hát về tình bạn.

+ Tổ chức cho HS tham gia các trò chơi hướng đến sự đoàn kết, hợp tác giữa các HS.

+ Tổ chức cho HS chia sẻ về việc làm thể hiện tình bạn tốt.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS lắng nghe, nhiệt tình tham gia hoạt động.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 32 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ TỪ THẦY CÔ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được những tình huống mâu thuẫn với bạn mà mình không thể tự giải quyết được, phải tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy cô.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số tình huống mâu thuẫn với bạn bè của HS lớp 2.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ về mâu thuẫn với bạn bè

a. Mục tiêu: HS kể được những tình huống mâu thuẫn với bạn mà không thể tự mình giải quyết, phải tìm đến sự hỗ trợ của thầy cô.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến nội dung thảo luận nhóm: Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về một tình huống mâu thuẫn với bạn mà mình không thể tự giải quyết được, phải tìm đến sự hỗ trợ thầy cô.

- GV mời một số HS lên chia sẽ trước cả lớp.

- HS lắng nghe và đóng góp ý kiến.

- GV tổng kết và rút ra kết luận.

c. Kết luận:Việc xảy ra mâu thuẫn với bạn là điều không thể tránh khỏi. Thầy cô luôn ở bên cạnh giúp đỡ các em hòa giải những mâu thuẫn đó.

Hoạt động 2: Thực hành tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tìm kiếm, hỗ trợ từ thầy cô trong những tình huống mâu thuẫn với bạn mà không thể tự mình giải quyết.

b.Cách tiếu hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến nhiệm vụ làm việc nhóm:

+ Quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí của bạn Tú. Tình huống trong được đưa ra là: Giờ ra chơi, Nam lấy quả bóng của Tú để chơi mà không chịu trả lại cho Tú.

+ Các nhóm sẽ thể hiện cách xử lí tình huống thông qua đóng vai.

(2) Làm việc cả lớp

- GV mời các nhóm lên trước lớp đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống,

- GV mời các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét. GV đưa ra kết luận.

- GV mời HS chia sẻ về những điều bản thân học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

c. Kết luận: Các em hãy mạnh dạn tìm đến sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi không tự giải quyết được mâu thuẫn với bạn.

- GV khuyến khích HS hãy tự thực hiện tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi không tự giải quyết được mâu thuẫn với bạn.

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia lớp thành các nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ.

- HS đóng vai.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 32- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ CHIA SẺ VÀ HỢP TÁC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giúp HS tự nhận xét, đánh giá về những điều bản thân học được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Chia sẻ và hợp tác.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của những bài học trong chủ đề Chia sẻ và hợp tác.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Chia sẻ và hợp tác.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của những bài học trong chủ đề Chia sẻ và hợp tác.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi các nội dung:

+ Kể lại những hoạt động mà em đã được tham gia trong chủ đề Chia sẻ và hợp tác.

+ Ghi lại vào tờ giấy nhỏ những hoạt động mà em yêu thích.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về một hoạt động trong chủ đề mà HS yêu thích và những điều học được khi tham gia các hoạt động trong chủ đề.

- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá sau khi học xong chủ đề Chia sẻ và hợp thác thep mẫu”

- HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày trước lớp.

- HS tự nhận xét, đánh giá.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 9: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Nêu được một số địa điểm, tình huống có thể bị lạc, bị bắt cóc.
  • Nêu được những việc cần làm để phòng trừ bị lạc, bị bắt cóc.
  • Xử lí được một số tình huống trước khi bị lạc.

TUẦN 33 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết được những tình huống có nguy cơ và cách phòng tránh bị lạc và bị bắt cóc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trò chuyện trong chủ đề an toàn trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức buổi giao lưu giữa HS toàn trường và khách mời là chú công an về chủ đề An toàn trong cuộc sống:

+ Buổi giao lưu tổ chức theo hình thức tọa đàm.

+ Chú công an sẽ nói về nguy cơ và cách phòng tránh bị lạc và bị bắt cóc.

+ HS đặt câu hỏi giao lưu với chú công an.

+ GV khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình về buổi giao lưu.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 33 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được một số tình huống có nguy cơ bị bắt cóc và cách phòng tránh trong các tình huống đó

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị bắt cóc.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • Bút, giấy A0.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị bắt cóc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 người.

- GV nêu yêu cầu: Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về những nguy cơ bị bắt cóc mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong các tình huống.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS chia sẻ về điều bản thân học được từ kết quả thảo luận.

c. Kết luận:Hiện tượng bắt cóc trẻ em xảy ra thường xuyên ở cả Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới vì rất nhiều lí do khác nhau. Các em nhỏ cần biết tự bảo vệ mình trước các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trong cuộc sống hằng ngày.

Hoạt động 2: Cách phòng tránh bị bắt cóc

a. Mục tiêu:

- HS biết cách phòng tránh bị bắt cóc.

- HS có ý thức vận dụng cách phòng tránh bị bắt cóc vào thực tế đời sống để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn bè.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những cách phòng tránh bị bắt cóc.

- HS ghi lại kết quả thảo luận nhóm ra giấy A0.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ về những lưu ý phòng tránh bị bắt cóc mà nhóm đã xây dựng.

- Các nhóm đã đóng góp ý kiến cho nhau. GV nhận xét và kết luận.

c. Kết luận:Để phòng tránh bị bắt cóc, các bạn nhỏ cần lưu ý không nhận đồ từ người lạ, không đứng quá gần người lạ, không đi theo người lạ, luôn đi cùng người thân khi ra khỏi nhà.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trưng bày và chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 33- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- THỰC HÀNH ỨNG XỬ TRONG TÌNH HUỐNG

CÓ NGUY CƠ BỊ BẮT CÓC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS được thực hành xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được trong các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, cần phải làm gì; xây dựng được tiểu phẩm về phòng tránh bị bắt cóc.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành ứng xử trong tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS được thực hành xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV phổ biến nhiệm vụ làm việc nhóm:

+ Quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí tình huống của bạn Lan. Tình huống được đưa ra là: Lam đang trên đường đi học về thì một người lạ đến gần cho quà.

+ Các nhóm thảo luận và thực hành xử lí tình huống qua hình thức đóng vai.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời các nhóm lên trước lớp đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

- Các nhóm còn lại theo dõi và đưa ra góp ý. GV nhận xét về hoạt động đóng vai xử lí tình huống của HS.

- GV mời HS chia sẻ về những điều bản thân học được qua xử lí tình huống.

- GV hướng dẫn HS cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị một tiểu phẩm về phòng tránh bị bắt cóc theo gợi ý:

+ Xây dựng tình huống mà ở đó thể hiện được nguy cơ bạn HS nào đó bị bắt cóc.

+ Xác định các nhân vật trong tiểu phẩm và mối quan hệ giữa các nhận vật.

+ Viết lời thoại cho từng nhân vật.

+ Phân vai và luyện tập.

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm.

- HS đóng vai trước lớp.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 34 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được nhưng mối nguy cơ bị bắt cóc có thể xảy đến đối với bản thân và bạn bè.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia hưởng ứng phong trào an toàn trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề Hưởng ứng phong trào An toàn trong cuộc sống:

+ Xem trình diễn tiểu phẩm về Phòng tránh bị bắt cóc.

+ GV mời một số HS nêu cảm nghĩ sau khi xem trình diễn tiểu phẩm.

+ GV nhấn mạnh HS cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những tình huống bị bắt cóc.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS quan sát, nêu cảm nghĩ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 34 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được những địa điểm có nguy cơ bị bắt cóc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị bắt cóc.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • Tranh ảnh về các địa điểm trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị bắt cóc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Những địa điểm có nguy cơ bị bắt cóc

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được những địa điểm trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến nhiệm vụ: Các nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận về những địa điểm trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc:

+ Mỗi bức tranh vẽ khung cảnh ở đâu?

+ Trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc ở đó không? Vì sao?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV tổng kết hoạt động.

c. Kết luận:Mọi nơi quanh chúng ta từ nhà ga tàu, công viên, trường học,…trẻ em đều có nguy cơ bị bắt cóc. Vì thế mỗi bạn nhỏ cần biết cách và có ý thức tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm.

Hoạt động 4: Xác định được những nơi có nguy cơ bị bắt cóc

a. Mục tiêu: HS xác định được những nơi xung quanh mình có nguy cơ bị bắt cóc, từ đó có biện pháp phòng tránh nguy hiểm với bản thân.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ các nội dung:

+ Nơi nào trên đường đi học hoặc nơi ở mà em có thể gặp nguy hiểm?

+ Những nguy hiểm em có thể gặp phải là gì?

+ Nêu cách thức để các em phòng tránh nguy hiểm ở những nơi đó.

- Các nhóm ghi lại kết quả thảo luận ra giấy.

(2) Làm việc cả lớp:

- Kết thúc thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác đóng góp ý kiến và rút ra được bài học cho bản thân.

c. Kết luận:Nguy cơ bị bắt cóc có thể xảy ra ở bất cứ địa điểm nào xung quanh em như trên đường đi học về, ở gần nhà,…Các em cần nhớ không được đi theo người lạ và kêu lên thật to khi bị người lạ tấn công.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh, thảo luận về những địa điểm trong tranh.

- HS trình bày.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS ghi lại kết quả vào giấy.

- HS trình bày trước lớp.

- HS rút ra được bài học.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 34- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- THỰC HÀNH PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS vận dụng được những kĩ năng phòng tránh bị bắt cóc để thực hành trong một số tình huống cụ thể.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được trong các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, cần phải làm gì.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành phòng tránh bị bắt cóc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS được thực hành xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV đưa ra hai bức tranh với nội dung tình huống:

+ Tình huống 1: Một người đàn ông đang kéo tay em nhỏ đi theo mình.

+ Tình huống 2: Một người phụ nữ lạ mặt tiến lại gần hai bạn nhỏ đang chơi ngoài sân để nhờ đi tìm hộ con mèo cô bị mất.

- GV giao cho mỗi nhóm một bức tranh và phổ biến nhiệm vụ:

+ Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí tình huống.

+ Các nhóm thực hành xử lí tình huống qua hình thức đóng vai.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời các nhóm lêm trước lớp đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

- GV và HS theo dõi, đưa ra nhận xét.

- GV mời HS chia sẻ về những điều bản thân học được qua cách xử lí tình huống.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh, nhớ nội dung của từng tranh.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS đóng vai.

- HS rút ra bài học.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 35 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHUẨN BỊ LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được các công việc cần chuẩn bị cho buổi Lễ tổng kết năm học.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tự giác, tích cực tham gia chuẩn bị cho buổi lễ tổng kết năm học.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia hưởng ứng phong trào an toàn trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phổ biến các công việc cần chuẩn bị cho Lễ tổng kết năm học.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS toàn trưởng lắng nghe và hưởng ứng.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 34 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- ĐỀ PHÒNG BỊ BẮT CÓC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được một số tình huống các bạn nhỏ có nguy cơ bị lạc.
  • Có kĩ năng xử lí khi bị lạc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh trước nguy cơ mất an toàn trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • Các tình huống về những nguy cơ bạn nhỏ có thể bị lạc.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đề phòng bị lạc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tình huống có nguy cơ bị lạc

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số tình huống mà các bạn nhỏ có nguy cơ bị lạc.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV yêu cầu HS quan sát hai tình huống trong SGK.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những nguy cơ bị lạc mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong mỗi tình huống.

- HS trao đổi với nhau về cách xử lí khi bị lạc.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS chia sẻ về kết quả thảo luận trước lớp.

- HS nêu cách xử lí khi bị lạc. GV khuyến khích HS nêu thành các bước cụ thể để xử lí khi bị lạc.

- GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận.

c. Kết luận: Hiện tượng trẻ em bị lạc xảy ra khá phổ biến do những phút sơ sẩy, mất tập trung. Việc trẻ em bị lạc có thể dẫn đến nhiều mối nguy hiểm đối với các em. Vì thế, mỗi bạn nhỏ cần biết phòng tránh bị lạc và biết cách xử lí bị lạc.

Hoạt động 2: Xử lí khi bị lạc

a. Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu biết cách xử lí khi bị lạc.

- HS có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế đời sống để đảm bảo an toàn cho bản thân.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến nhiệm vụ: Các nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận về cách xử lí tình huống trong mỗi bức tranh.

+ Tình huống 1: Bạn nhỏ bị lạc ở công viên.

+ Tình huống 2: Bạn nhỏ bị lạc ở bến xe.

- GV yêu cầu các nhóm thể hiện cách xử lí tình huống thông qua hình thức đóng vai.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.

- HS khác nhận xét về cách xử lí tình huống và cách thể hiên vai diễn.

- GV khuyến khích HS chia sẻ điều bản thân học được qua xử lí tình huống.

- GV tổng kết và đưa ra kết luận.

c. Kết luận: Khi bị lạc, các em cần:

+ Bình tĩnh quan sát để tìm người thân (nếu người thân đi cùng).

+ Tìm tới những người làm bảo vệ hoặc công an gần nhất.

+ Nhờ liên hệ với người thân qua điện thoại hoặc địa chỉ nhà ở.

- HS quan sát tranh.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm.

- HS đóng vai.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 35- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giúp HS tự nhận xét, đánh giá về những điều bản thân học được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề An toàn trong cuộc sống.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của những bài học trong chủ đề An toàn trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề An toàn trong cuộc sống.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của những bài học trong chủ đề An toàn trong cuộc sống.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi các nội dung:

+ Kể lại những hoạt động mà em đã được tham gia trong chủ đề An toàn trong cuộc sống.

+ Ghi lại vào tờ giấy nhỏ những hoạt động mà em yêu thích.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về một hoạt động trong chủ đề mà HS yêu thích và những điều học được khi tham gia các hoạt động trong chủ đề.

- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá sau khi học xong chủ đề An toàn trong cuộc sống.

- GV nhắc nhở HS các nội dung:

+ Thực hiện phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

+ Lưu ý vui chơi an toàn trong mùa hè.

- HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày trước lớp.

- HS tự nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, thực hiện.